- Xây dựng các biển quảng cáo cỡ lớn ngoài trời ở những điểm đến du lịch hay những trung tâm thành phố như biển quảng cáo điện tử cỡ lớn chiếu hình ảnh các điểm du lịch của thủ đô Hà Nội bên cạnh Hồ Gươm để chào đón sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
- Tìm kiếm những phương tiện truyền thông mới, những cách quảng cáo sáng tạo như quảng cáo trên thân máy bay. Mỗi ngày có hàng chục chuyến máy bay của VietNam Airlines bay đi các nước khác trên thế giới. Trong khi các máy bay này hầu như chỉ có mỗi một logo của VietNam Airlines, mà diện tích máy bay là rất lớn. Vậy tại sao ta không có ý tưởng là quảng cáo cho du lịch của nước mình ngay trên thân máy bay. Chỉ cần sơn lên thân máy bay các hình ảnh của các danh lam thắng cảnh, ví dụ như Hạ Long, hay thậm chí chỉ một câu slogan như: Việt Nam the hidden charm (có thể viết bằng nhiều thứ tiếng tuỳ thuộc máy bay đó bay đến quốc gia nào).
- Xây dựng các website du lịch địa phương và cả nước có sự quản lý của các ban ngành, tránh tình trạng bỏ ngỏ, thường xuyên cập nhập thông tin và hình ảnh về các tour du lịch, các địa điểm du lịch. Các website phải được thiết kế rõ ràng sao cho việc tìm kiếm thông tin được dễ dàng (có thể có thêm 1 số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như Anh, Pháp, Trung ) để phục vụ khách nước ngoài tìm kiếm thông tin về tour, về khách sạn, đặt phòng khách sạn
- Một hình thức quảng cáo khá hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí mà chúng ta có thể áp dụng đó là “quảng cáo truyền miệng”, và du học sinh chính là một kênh quảng cáo du lịch hiệu quả nhất. Một điều dễ nhận thấy là hầu như du học sinh nào về nước cũng có thể mang đến cho đát nước mình một lượng du khách (dù ít hay nhiều) với tư cách là thầy giáo, đồng nghiệp hay bạn bè. Trong các dịp sinh nhật, giáng sinh hay năm mới, một tấm bưu thiếp mang hình ảnh Việt Nam sẽ là một món quà có ý nghĩa và làm cho người nhận nhớ lâu. Hoặc một chiếc khăn quàng cổ, một bức tượng nhỏ hay cao cấp hơn là 1 tấm sơn mài, một bức tranh thêu cũng là những món quà truyền tải hình ảnh đất nước cụ thể nhất.
Tổng cục du lịch và Bộ Giáo dục Đào tạo nên phối hợp sử dụng nguồn “cộng tác viên du lịch” này một cách hiệu quả nhất. Hai cơ quan nay nên cung cấp cho du học sinh những thông tin cụ thể nhất về lịch sử, văn hoá, và các điểm du lịch như một bài trắc nghiệm bắt buộc. Sau đó, nếu có thể, nên cung cấp miễn phí cho du học sinh những hình ảnh, băng đĩa quảng bá văn hoá du lịch trước khi họ lên đường. Nếu các du học sinh nắm vững những nét tổng quan nhất về lịch sử, văn hoá Việt Nam, cộng với những phương tiện hỗ trợ như bưu thiếp, băng đĩa thì họ chắc chắn sẽ tình nguyện “làm du lịch” một cách vui vẻ. Nếu kênh quảng bá này được sử dụng một cách hiệu quả thì đây cũng là một phương tiện rẻ nhất mà rất hiệu quả để góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới và kéo bạn bè thế giới xích lại gần Việt Nam hơn nữa.
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo kinh tế Oxford (Oxford Economic Forecasting _ OEF) thì Việt Nam được xếp hàng thứ 6 trong nhóm 10 nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất giai đoạn 2007-2016, đó là một tín hiệu khẳng định tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp cho ngành trong sự hội nhập toàn cầu. Bằng chứng là gần đây nhiều hãng lữ hành lớn của quốc tế và ngành du lịch các nước, đặc biệt là trong khối APEC cũng đã có những khảo sát, quan hệ hợp tác rất tích cực. Họ coi đây là một địa chỉ du lịch an toàn cho du khách và ít rủi ro cho các nhà đầu tư. Nếu nhìn vào mối quan hệ với 1000 hãng du lịch, trong đó có những hãng rất lớn của hơn 60 nước, vùng lãnh thổ và là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, các Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, chúng ta sẽ thấy, du lịch Việt Nam đã phát triển ở một tầm mới đầy triển vọng.
Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút hơn nữa nhiều khách du lịch đến Việt Nam, ngành du lịch đã chú trọng công tác xúc tiến du lịch mang tính chuyên nghiệp. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dạy và phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền. Ngành du lịch kết hợp với các địa phương tổ chức các sự kiện như: Năm du lịch Thái Nguyên, Lễ hội du lịch-văn hoá Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Lễ hội Carnaval đường phố Hạ Long, các lễ hội kỉ niệm 100 năm Sầm Sơn, 100 năm Cửa Lò, Festival biển Nha Trang, Đà Nẵng, Lễ hội Quảng Nam-Con đường di sản, Liên hoan du lịch Bà Nà, Lễ hội trái cây đồng bằng sông Cửu Long… tổ chức các hội thảo, hội nghị về giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; cũng như tham gia các sự kiện du lịch quốc tế trong và ngoài khu vực: Diễn đàn ATF tại Singapore, Hội chợ du lịch quốc tế ITB tại Đức, Hội chợ MTTT và Intoumarket tại Nga, Hội chợ Salon Mondial tại Pháp, Hội chợ WTF tại Thượng Hải, Lễ hội tại Côn Minh (Trung Quốc)… Những sự kiện này có tác động tích cực quảng bá, tuyên truyền thu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả tăng trưởng chung của ngành.
Cũng như nhiều nước, du lịch đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, du lịch Việt Nam cũng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhìn vào giá trị GDP hàng năm của ngành du lịch mang lại ta sẽ thấy, phát triển du lịch đã có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tại các vùng trọng điểm, du lịch không ngừng thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống CT, KT-VH, XH của cộng đồng dân cư. Chẳng những thế, phát triển du lịch cũng đồng nghĩa với việc góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, việc khôi phục và phát triển các di sản văn hoá, loại hình nghệ thuật, lễ hội cùng những ngành nghề truyền thống cũng được mở rộng. Sự phát triển của du lịch còn mở mang giao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước và với các nước nhằm nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Chiến dịch quảng bá mới của du lịch Việt Nam đã được phát động. Tiêu đề và biểu tượng mới: “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đang được quảng bá rộng rãi trong toàn ngành, thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà hoạt động du lịch chuyên nghiệp và của công luận trong và ngoài nước. Bằng việc đưa ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang cố gắng để quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù. Từng địa phương cũng đã tích cực đưa ra các chủ trương, kế hoạch, nhằm xúc tiến, quảng bá điểm đến từng vùng, miền.
Bước đầu, ngành du lịch cũng đã thu được một số kết quả đáng khen ngợi. Rõ nét nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã giúp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), người nước ngoài vào tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO khiến cho các nhà đầu tư thêm tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam, hứa hẹn làn sóng đầu tư vào du lịch-dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn nhà hàng.
Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch, bởi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm và dịch vụ du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng du lịch ít được đầu tư, nâng cấp, việc kinh doanh du lịch còn manh mún, mang tính cục bộ và tính “ăn xổi ở thì”. Những thách thức trên đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần đầu tư nâng cao sức cạnh tranh. Nhưng có nhiều việc nằm ngoài tầm tay của các doanh nghiệp, cần phải có sự ra tay của Nhà nước, đó là đầu tư mạnh hơn cho phát triển hạ tầng du lịch, có các quy hoạch rõ ràng về đất đai, diện tích dành cho du lịch và có sự đầu tư nguồn nhân lực cho du lịch ở trong nước, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho du lịch phát triển.
Vậy làm sao để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, tẻ nhạt, bên cạnh việc xây dựng chiến lược marketing cụ thể, ngành du lịch Việt Nam đang mong muốn có sự góp tay của các doanh nghiệp và đặc biệt là sự ủng hộ của các ngành, các địa phương trong cả nước. Không pahir chờ đến các sự kiện du lịch, mà ở mọi lúc, mọi nơi, các doanh nghiệp, các địa phương phải chủ động, không bỏ lỡ thời cơ, có như vậy du lịch Việt Nam mới đáp ứng được tiến trình hội nhập.
2. Việt Nam -Vẻ đẹp tiềm ẩn
Nét riêng của du lịch Việt Nam là sự bí ẩn kỳ diệu. Việt Nam như viên ngọc trong đá đang chuyển mình thức dậy chứ chưa lộng lẫy toả sáng. Còn lạ lùng với thế giới, Việt Nam chưa là điểm đến quen thuộc. Việt Nam-dấu hỏi gợi sự tò mò.
Rõ ràng, Việt Nam vẫn còn là điều bí mật ẩn giấu giữa lòng châu Á. Có lẽ đó chính là sự khác biệt lớn nhất của Việt Nam so với các nước trong vùng đã từng quảng bá rất hiệu quả đất nước mình và đã đón hàng chục triệu du khách mỗi năm (Thailand, Singapore, Malaysia, HongKong…). Ẩn giấu, ít được biết đến, lại nằm ngay giữa những “đại gia” tên tuổi lừng lẫy, nhưng Việt Nam lại không hề thua kém về sức hút đến độ mê hoặc lòng người.
Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với tiêu đề và biểu tượng của du lịch Việt Nam là phải thể hiện được ý nghĩa: Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đến mê hoặc, nhưng chưa được nhiều người biết đến. Muốn vậy du lịch Việt Nam cần chuyển động theo một tiêu chí cụ thể, xuyên suốt và hiệu quả. Đó là lý do vì sao cuộc thi “Tìm kiếm slogan mới cho ngành du lịch Việt Nam” được tổ chức, chỉ trong vòng 4 tháng, cuộc thi đã thu hút được 938 người tham gia dự thi với gần 1200 tác phẩm, 814 tác phẩm tiêu đề và 380 biểu tượng. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng đã thu hút được nhiều hãng quảng cáo có thâm niên, uy tín, liên kết với các hãng chuyên nghiệp nước ngoài nổi tiếng. Cuối cùng, tiêu đề và biểu tượng “Việt Nam-the hidden charm” hay “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã được lựa chọn. Nếu như các tiêu đề “Malaysia-Truly”, “Thailand-Happiness on Earth”, “Uniquely Singapore”, “Taiwan-Touch your Heart”, “HongKong-Live it, Love it”, “Dynamic Korea”…nói đến vẻ đẹp lộng lẫy, phong phú của đất nước họ, thì “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” gợi nên vẻ đẹp quyến rũ nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Du khách đến Việt Nam tuy chưa thấy nét tráng lệ của đô thị, nhưng chỉ cần đến thăm, họ sẽ phát hiện ra những điều ẩn giấu dưới vẻ bề ngoài giản dị, đó là con người Việt Nam thân thiện, mến khách, phong cảnh Việt Nam tuyệt đẹp và ẩm thực của Việt Nam vô cùng hấp dẫn.
Song song đó, biểu tượng của du lịch Việt Nam phải thể hiện được ý nghĩa của tiêu đề. Với hình ảnh búp sen được vẽ bằng kỹ thuật thư pháp, gần gũi, nhẹ nhàng nhưng khoẻ khoắn, nằm giữa 2 chữ Việt Nam, búp sen tượng trưng cho hình ảnh đất nước như hoa sắp nở, còn e ấp, ẩn dấu những nét độc đáo. Hoa sen còn là hình ảnh tiêu biểu tuy mộc mạc nhưng thanh cao của văn hoá Việt, tượng trưng cho sự thanh tú nhưng vô cùng mãnh liệt, không ngừng vươn lên của đất nước và con người Việt Nam. Cùng với màu đỏ nhiệt huyết, với màu vàng đất hiền lành của 2 chữ “Việt Nam”, kiểu chữ là sự phối hợp các loại chữ viết khác nhau, có nét xổ của thư pháp (chữ i), có nét cong ngược của chữ Việt cổ (chữ e, a), bên cạnh những nét thẳng, đều Latinh (v, t, n, m), tất cả tượng trưng cho đặc tính của văn hoá Việt Nam, là sự hài hoà giữa những dị biệt. Sự hài hoà, chân thật, gần gũi, giản dị không kiểu cách.
Với tuyệt đại đa số du khách trên thế giới, Việt Nam còn xa lạ, ẩn kín như búp sen chưa nở, không lộng lẫy phô trương. Nhưng búp sen ấy lại đầy vẻ tinh tế và quyến rũ, kín đáo, hứa hẹn nhiều thú vị tròn đầy. Biểu tượng du lịch mới có được sự cân đối về bố cục, màu sắc hài hoà, tạo được một ấn tượng đẹp đẽ về thị giác. Câu slogan “Việt Nam-The hidden charm” khi đọc cũng tạo nên vần giúp du khách dễ nhớ hơn.
Việc cho ra đời một logo và khẩu hiệu mới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành du lịch. Logo và khẩu hiệu, ngoài chức năng quảng bá, thu hút du lịch, còn có ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hoá mang bản sắc rất riêng của một quốc gia, lãnh thổ.
Không chỉ người Việt Nam mà ngay cả các chuyên gia du lịch quốc tế cũng thừa nhận rằng: Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được biết đến và nhiều cái biết thì lại chưa được khai thác hết. Đó cũng là cái lý trả lời cho câu hỏi vì sao ngành du lịch lấy “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” là biểu tượng và tiêu đề cho Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010. Đất nước hình chữ S vẫn luôn được xem là điểm đến của du khách quốc tế bởi vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên, nền văn hoá đậm đà bản sắc và những con người thân thiện. chỉ 5 năm qua (2000-2005), với những nỗ lực đổi mới chính mình, hoạt động du lịch Việt Nam đã làm được nhiều việc để khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam. Phụ trương của nhật báo “Buổi chiều”, tờ báo lớn của Bỉ, mới đây đã dành chọn 6 trang viết nhiều bài và ảnh phản ánh cuộc sống đang thay da đổi thịt từng ngày tại Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh đến sự “cất cánh” của ngành du lịch. Đó là sự mô tả về cuộc sống sôi động và phong cảnh hữu tình tại những địa danh mà tác giả đã dừng chân dọc theo chiều dài đất nước. Một thành phố HCM nhộn nhịp giao thương trong dáng vẻ của một đô thị hiện đại, là vùng duyên hải miền Trung thơ mộng, hùng vĩ, là thủ đô Hà Nội với “ một vẻ duyên dáng, quyến rũ đến lạ thường”. Đặc biệt trong hành trình khám phá Việt Nam, tác giả khẳng định, không thấy có bất cứ sự bất ổn nào trên những con đường, điều mà không nhiều quốc gia có được.
Và đó chỉ là một cái nhìn trong rất nhiều cái nhìn khách quan khác về du lịch Việt Nam. Một vịnh Hạ Long xanh ngắt; một đô thị phố cổ Hội An trầm lắng; một xứ Huế mộng mơ; động Phong Nha-Kẻ Bảng lung linh, huyền ảo; hay như bãi biển Nha Trang đẹp như một bức hoạ và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên hùng tráng… của 54 dân tộc anh em. Với những nét văn hoá vô cùng đặc sắc đã tạo nên một Việt Nam với những chấm đỏ trên bản đồ di sản văn hoá thế giới. Nói như nhận xét của nhiều người nước ngoài đã nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam: “Các bạn sẽ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác ở đất nước tươi đẹp và thân thiện này”.
Tuy nhiên, cùng với việc làm gì để thu hút du khách thì vấn đề phát triển bền vững cũng được đặt ra. Bài học đặt ra với một số quốc gia chỉ chú trọng vào thu hút khách du lịch đem về một nguồn thu nhập không nhỏ mà đánh mất dần bản sắc, văn hoá, lối sống, sự phá huỷ môi trường cảnh quan đã tác động đến những người làm du lịch Việt Nam cũng như Chính phủ. Bên cạnh sự giúp đỡ của UNESCO và những nỗ lực của Chính phủ, ngành du lịch trong nhiều năm qua, các di tích văn hoá và lịch sử, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam đã và đang được giữ gìn, đầu tư và tu bổ. Chúng ta không ngạc nhiên gì khi bắt gặp các du khách nước ngoài, thậm chí là những cuộc đặt hàng khám phá Việt Nam trên những nẻo đường heo hút ở núi rừng Tây Bắc, Đông Bắc. Ngoài đi du lịch theo tour, rất nhiều du khách thích tự khám phá Việt Nam theo cách của mình. Điều đó cũng rất dễ hiểu khi, hầu như, đi đến đâu, họ đều tìm thấy những nét Việt Nam rất riêng. Các chuyên gia trong ngành du lịch và khách sạn rất có lý khi nhận định rằng, ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển bùng nổ nhờ vẫn giữ được hương vị và sắc màu riêng của Việt Nam cùng với phong cảnh núi non sông biển hấp dẫn.
Do du khách muốn đến Việt Nam không phải là những du khách đi thụ hưởng, nghỉ dưỡng hay mua sắm, mà phần lớn trong giai đoạn này là những người thích khám phá lịch sử, văn hoá và cảnh quan còn nguyên sơ của Việt Nam. “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” tiêu đề này như một sự tất yếu, Việt Nam đang làm nổi bật vẻ đẹp tiềm ẩn của cảnh quan, bản sắc Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Với khẩu hiệu “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”, các nhà quản lý du lịch Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn là làm như thế nào để khai thác những nét lôi cuốn, tiềm ẩn ấy để có thể mời gọi khách du lịch đến Việt Nam. PR và quảng cáo chính là hai công cụ hết sức cần thiết trong chiến dịch truyền thông và quảng bá của ngành du lịch Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
3. Các hoạt động quảng cáo cho chương trình
Chiến dịch quảng bá “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã được phát động và đang được thực hiện rất khẩn trương bằng những hoạt động thực tế. Mọi quốc gia, mọi Chính phủ, mọi doanh nghiệp đều quá hiểu một nguyên lý của thời đại thông tin: truyền thông chính là phương tiện tốt nhất để quảng bá thương hiệu.
Khi Hội nghị APEC sắp được tổ chức, Tổng cục du lịch Việt Nam đã sớm có đề án quảng bá du lịch tới các địa phương trong cả nước. Theo đó, Tổng cục đã đưa ra kế hoạch làm mới các biển quảng cáo tấm lớn tại các địa phương, các trục đường lớn, sân bay, cửa khẩu quốc tế…Tuy nhiên, trên thực tế, khi mà sự kiện APEC đã cận kề, người ta vẫn không thấy xuất hiện nhiều biển quảng cáo tấm lớn mang khẩu hiệu như đã định. Thậm chí, tỷ lệ các biển quảng cáo du lịch còn chiếm quá nhỏ so với các biển quảng cáo khác. Sự chậm trễ này chính là một trong những biểu hiện chứng tỏ sự yếu kém của ngành du lịch trong khâu quảng bá.
Một phương tiện có thể nói là mang tính hiệu quả nhất hiện nay đó là phương tiện điện tử. Khi thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ công nghệ thông tin thì việc quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình trong và ngoài nước, trên mạng internet… không còn là điều mới mẻ nữa.
Chuyên mục “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” xuất hiện trên kênh VTV1 với mỗi tuần 2 video clip mới, mỗi chương trình gói gọn trong 5 phút, “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” mang đến những góc nhìn mới trong rất nhiều tua du lịch trên mọi miền đất nước. Nếu bạn là một người thích khám phá những miền đất mới, đây sẽ là một kênh thông tin đa dạng để lựa chọn những chuyến đi phù hợp với sở thích của mình.
Mỗi video clip sẽ giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ du lịch (tour, điểm du lịch; ẩm thực; giải trí; mua sắm). Điều thu hút đông đảo khán giả chú ý đến chương trình là tiêu chí giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch phải bao gồm các yếu tố: mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, sống động và có tính cộng đồng. Không mang tính dàn dựng, trong các video clip mà bạ theo dõi trên truyền hình có sự hiện diện của các hướng dẫn viên và khách du lịch là hoàn toàn thực tế. Các video clip sinh động này do chính các công ty du lịch thiết kế ý tưởng và thực hiện. Qua đó, những người làm du lịch trong nước đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong việc khám phá nét mới và vẻ đẹp mới. Tới Hạ Long, du khách có thể chèo thuyền kayak đi 4-5 ngày, tham gia đua thuyền, khám phá những nơi rất xa mà thuyền lớn không vào được. Vào Đắc Lắc, du khách trải qua cảm giác đung đưa trên lưng voi vượt hồ. Đến Phú Quốc, du khách có thể tham gia môn câu cá chạy đầy thú vị. Về Ninh Bình, du khách có thể ngồi thảnh thơi trên chiếc xe bò kéo, thăm vãn cảnh làng quê êm đềm… Sự sáng tạo của các công ty du lịch mang đến những nét mới trong các tour cho du khách trong và ngoài nước. Từ phía những người làm chương trình, họ muốn qua những video clip thể hiện nét gì đó rất Việt Nam. Tham gia cùng Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn là một cơ hội để các công ty du lịch giới thiệu với khán giả truyền hình những thế mạnh của mình.
Điểm khác biệt của chương trình còn ở chỗ, đảm nhận vị trí MC hiện trường chính là các hướng dẫn viên du lịch. Sự quen thuộc trong công việc, kiến thức thông thuộc về địa lý, lịch sử, văn hoá tại điểm đến đã giúp cho các “MC hiện trường” đảm nhận khá tốt vị trí này. Mặt khác cứ đền thứ 7 hàng tuần, khán giả sẽ gặp một hình ảnh MC trong trang phục tiếp viên hàng không VietNam Airlines. Nữ tiếp viên này sẽ tư vấn cho khán giả những thông tin liên quan đến dịch vụ hàng không, để những người chưa từng đi máy bay sẽ không có cảm giác lạ lẫm trước những quy định đối với khách hàng.
Đối tượng xem chương trình là người Việt Nam sống ở trong nước và nước ngoài, du khách quốc tế có nhu cầu tham quan, tìm hiểu Việt Nam. Khi xem “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” khán giả sẽ viết cảm nhận, những phát hiện của mình về điểm đến và gửi cho chương trình, hàng tuần chương trình sẽ trao giải thưởng cho những khám phá có giá trị nhất. Phần thi này nhằm hướng khán giả chủ động tìm tòi, sáng tạo trong việc góp phần phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn.
Chỉ quảng cáo ở trong nước thôi thì không đủ mà quan trọng là phải hướng ra thị trường du lịch quốc tế, đây là điều kiện sống còn đối với ngành du lịch. Nhưng do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên việc quảng bá Việt Nam trên các tờ báo nổi tiếng như NewYork Times, hay những kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, Discovery… có thể là quá xa vời. Nhưng có lẽ ai cũng muốn quảng bá thương hiệu Việt Nam dựa trên sức mạnh lan toả kỳ diệu của truyền thông thế giới. Ở những nước lớn, truyền thông là công cụ để mở rộng ảnh hưởng, với những nước khác, đó là cách thức dễ dàng để quảng bá hình ảnh của đất nước mình, mở đường cho những cuộc xâm nhập thị trường mới.
Việc xúc tiến quảng bá về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, một đất nước có bề dày lịch sử và văn hoá, cũng như nhiều phong cảnh thiên nhiên hết sức đẹp, người dân thân thiện, mến khách, là thức sự cần thiết để làm cho thương hiệu du lịch Việt Nam có vị trí trong khối các nước ASEAN và trên thế giới. Chính vì vậy, ngày 6/9/2006, Chính phủ đã duyệt đề án đồng ý cho Bộ Văn hoá, Thông tin và Du lịch thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN với tổng ngân sách gần 300.000 USD.
Chương trình quảng cáo do toàn bộ êkíp của kênh CNN thực hiện, họ đều là những người dạn dày kinh nghiệm làm quảng cáo cho kênh truyền hình Mỹ này. Những cảnh quay đầu tiên là: biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam ở 16 Lê Thái Tổ, múa màn Chăm “Khúc biến tấu pho tượng cổ”, màn độc tấu đàn k’ní và đàn t’rưng, màn múa “Những cô gái Việt Nam”, tiếp theo là múa rối Thăng Long. Đoàn làm phim cũng đã phải ghi hình ở rất nhiều nơi ở thủ đô Hà Nội như: lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và nơi ở của Người, Phủ Chủ Tịch, Chùa Một Cột, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương… và quay các cảnh đẹp ở vịnh Hạ Long. Video clip với thời lượng 30s đã thể hiện một cách sinh động những nét đặc sắc của vẻ đẹp Việt Nam về phong cảnh thiên nhiên ba miền Bắc, Trung, Nam, đặc biệt đậm nét là vịnh Hạ Long. Việt Nam được thể hiện là một đất nước của văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, được phát triển qua nhiều thế kỷ; là nghệ thuật, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực tuyệt vời; là tà áo dài thanh lịch, nụ cười thân thiện và những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống lao động của con người Việt Nam. Toàn bộ chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên CNN được phát sóng liên tục 13 tuần, mỗi ngày 2 lần vào giờ cao điểm với tổng số lần phát sóng là 182. Sau khi phát sóng, hình ảnh Việt Nam trung thực (True VietNam) mang bản sắc của con người và cảnh vật Việt Nam đã thực sự đến với thế giới (mặc dù mới dừng lại ở châu Á).
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp du lịch cho rằng các chương trình quảng cáo du lịch Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là chương trình trên CNN không có kết quả như mong đợi. Theo cac doanh nghiệp này, Tổng cục du lịch phải có những cuộc khảo sát do những chuyên gia thực hiện để tìm đúng thị trường và sản phẩm du lịch mà ngành cần quảng cáo. Một minh chứng rõ ràng là đoạn phim trên CNN chỉ giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam với thị trường châu Á. Thế nhưng, những du khách tiềm năng của Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lại không coi kênh truyền hình tiếng Anh này là một nguồn thông tin ưu tiên khi tìm kiếm thông tin du lịch trong khu vực. Trong khi đó, khách du lịch châu Âu cũng không thể tiếp cận những thông điệp bằng tiếng Anh của du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình dành cho châu Á.
Điều này càng thể hiện quảng bá là khâu yếu kém của du lịch Việt Nam, không hẳn là do thiếu kinh phí mà còn do thiếu tầm nhìn.
Việc quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc tế như CNN là điều rất tốt song lại quá đắt so với kinh phí hạn hẹp của Việt Nam (23tỷ trong năm 2007). Vậy làm sao để có thể quảng bá hình ảnh miễn phí? Đó là điều mà các đoàn làm phim nước ngoài tới Việt Nam đang thực hiện cho chúng ta.
Năm 2007, các hình ảnh về phong cảnh và ẩm thực Việt Nam có thể nói đã xuất hiện khá nhiều trên các đài truyền hình Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Áo, Thụy Sĩ, Australia…
Tháng 1/2007, êkíp làm phim về ẩm thực của hãng truyền hình Chukyo (Nhật bản) tới Tp HCM để khởi quay phóng sự với chủ đề “Bất ngờ ẩm thực Việt”. Phóng sự xoay quay việc những vị khách Nhật sang Việt Nam tìm kiếm những mosn ăn Việt phù hợp với bữa cơm của người Nhật. Trong đó có những cảnh quay đề cập những nét độc đáo và thú vị qua từng món ăn của người Việt: Thịt nướng, bún bò, phở, rượu cần… Phóng sự được thực hiện trong 85 phút và được phát sóng trên toàn nước Nhật.
Tháng 3/2007, đầu bếp nổi tiếng Wini Bruger-Chủ nhà hàng “Indochine 21” của Áo-đã tham gia nấu món Việt đặc sắc tại gian bếp của một khách sạn 5 sao tại Hà Nội và Tp HCM. Đó là một phần của bộ phim tài liệu quảng bá cho cuốn sách sắp xuất bản của ông về những món ăn Việt Nam. Cuốn phim tài liệu nay đã được phát sóng trên truyền hình Áo, Đức và Thụy Sĩ. Bên cạnh ẩm thực Việt Nam, cuốn phim tài liệu của Wini Bruger cũng đề cập đến những nét đẹp cổ xưa của thủ đô Hà Nội.
Tháng 7/2007, Robert Tate và Tom Vitale, hai nhà sản xuất mục văn hoá và ẩm thực thế giới “Gourmet’s Diary of a Foodie” trên kênh PBS (Public Broadoasting Service) của Mỹ đã tới Việt Nam quay những thước phim về ẩm thực và phát sóng vào mùa thu năm nay trên PBS, chiếu cả ở Mỹ và Việt Nam cũng như kênh National Geopraphic. Các phóng viên cho biết, họ rất quan tâm đến du lịch sinh thái miệt vườn ở Việt Nam, điển hình là Bến Tre. Quy trình sản xuất kẹo dừa là đề tài thu hút nhiều thời gian của đoàn làm phim.
Trong tháng 11 và 12/2007, nhiều hãng phim nước ngoài quay phim về vịnh Hạ Long và phát trên đài của họ nhân dịp vịnh Hạ Long của Việt Nam được đề cử là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Đó là hãng truyền hình KBS (Hàn Quốc), SBS (Australia)…
Vào những ngày đầu tiên năm 2008, lại có thêm 1 dự án làm phim khá hấp dẫn của đoàn làm phim nước ngoài tới thực hiện tại Việt Nam. Đó là bộ phim truyện du lịch “Việt Nam-Con tàu mơ ước” của hãng Pollyfilm thuộc đài truyền hình ZDF của Đức. Đây là một bộ phim quảng bá hình ảnh Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện trên truyền hình Đức và châu Âu một cách bài bản và đậm nét. Bối cảnh được lấy là hang Sửng Sốt, đảo Tiốp ở vịnh Hạ Long, Hội An và chở nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tại Hội nghị Du lịch tàu biển quốc tế lần 1, ông Uzi Garty-Phó chủ tịch tập đoàn Fashion TV (Pháp) cho biết: Đầu quý I/2008 sẽ chính thức phát sóng giới thiệu du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình Fashion TV. Nội dung quảng bá du lịch Việt Nam mang điểm nhấn là du lịch biển, vịnh Hạ Long với độ dài phim khoảng 15s chiếu liên tục 6 lần/ngày trong 2 tuần liên tiếp.
Thông qua những phóng sự, những bọ phim truyền hình, các đạo diễn nước ngoài đã khắc hoạ hình ảnh Việt Nam một cách chân thực: những con người thân thiện, những cảnh đẹp khó quên, một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, một cuộc sống yên bình nhưng cũng khá sôi động… đến với bạn bè trên khắp thế giới, gián tiếp giúp chúng ta quảng bá hình ảnh của đất nước ra nước ngoài và những yếu tố đó cũng đã làm nên thành công cho bộ phim của họ.
Ngày nay, khi mạng internet đã phát triển một cách rộng khắp thì việc cập nhập thông tin du lịch qua cac website đã trở nên phổ biến đối với khách du lịch, đặc biệt là những người có ý định tổ chức những chuyến đi xa. Với du khách quốc tế, thông tin qua các website du lịch càng quan trọng, nhất là thông tin về dịch vụ. Nhưng hình thức giới thiệu kinh tế và hiệu quả nhất này lại bị chúng ta bỏ quên. Các website du lịch của các địa phương quá nghèo nàn về thông tin, lạc hậu khi không được cập nhập.
Lấy Lâm Đồng, một địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, làm ví dụ: Chỉ khi truy cập địa chỉ www.dulichlamdong.com, nhiều người mới phát hiện ra rằng địa chỉ này đã mất tên miền. Một trang chủ khác của du lịch Đà Lạt, thiên đường trăng mật, là www.dalatnews.net thì bị lỗi cơ sở dữ liệu, www.prenn.com, website của một trong những điểm đến tương đối hấp dẫn ở khu vực Tây Nguyên này tuy không đến mức như 2 trang chủ trên song cũng khá nghèo nàn về thông tin. Sau hơn 2 năm hoạt động, tổng cộng chỉ có chừng 700 lượt truy cập.
Không chỉ lạc hậu, nghèo nàn thông tin, việc có quá nhiều website du lịch trong cùng một địa phương cũng khiến nhiều người không biết đằng nào mà chọn. Ngoài ba website nêu trên, ngành du lịch Lâm Đồng còn có thêm “cổng du lịch” ở một vài địa chỉ khác, chẳng hạn như www.lamdongt-i.gor... Thông thường, nếu nhận thức cũng như quản lý tốt, cơ quan chủ quản du lịch địa phương chỉ cần gom chung vào một trang chủ và có những phần giới thiệu cụ thể cho từng địa điểm, dịch vụ. Các công ty du lịch chưa thật chú trọng đến việc quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch cho website trong khi lẽ ra phải xem các website như một dòng tài nguyên của ngành du lịch. Đây cũng chính là một hình thức quảng bá hiệu quả, kinh tế nhất trong điều kiện đầu tư cho quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng. Những dịch vụ như đặt vé, tour, khách sạn…thực sự có quá ít thông.
Trước khi móc tiền túi ra để đi du lịch, khách hàng cần biết những thông tin về điểm đến, trước hết qua các website quảng cáo. Song website nhiều người truy cập nhất lại là của cơ quan quản lý cao nhất của ngành du lịch (Tổng cục du lịch). Còn website của những nơi kinh doanh du lịch lại lèo tèo, sau vài năm hoạt động mà chỉ có vài trăm đến vài nghìn lượt truy cập.
Website www.nhatrangtravel.com.vn hiện được đánh giá là một trong những cổng thông tin du lịch điển tử hoàn thiện nhất hiện nay do Hội Tin học Khánh Hoà, Sở Thương Mại du lịch tỉnh phối hợp thành lập. Đây được xem như là sàn giao dịch theo mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp-khách hàng đầu tiên trong ngành du lịch Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dịch vụ du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin cho du khách đến thành phố biển Nha Trang.
Website www.nhatrang.com.vn được thiết kế động, gồm 5 mục: thông tin (giới thiệu tổng quan về Khánh Hoà, các danh lam thắng cảnh, điểm đến tiêu biểu, văn hoá dân tộc). Người truy cập có thể dễ dàng lựa chọn các tour qua danh sách tại trang giới thiệu địa danh và tiêu điểm du lịch; tin tức (gồm thông tin hoạt động du lịch, khuyến mại của doanh nghiệp); khám phá Khánh Hoà (thông tin và hình ảnh giới thiệu các tour, công cụ đặt tour kèm theo, các món ăn đặc sản, các điểm mua sắm của Khánh Hoà); ẩm thực (giới thiệu danh sách các nhà hàng với các thực đơn và món ăn đặc sản); nhà hàng,khách sạn (giới thiệu hệ thống khách sạn, tiêu chuẩn sao, giá cả, địa chỉ và website để liên hệ đặt tour, phòng).
Sắp tới, website này sẽ có thêm phiên bản tiếng Anh và được đầu tư hệ thống tích hợp với các hệ thông quản lý phòng khách sạn. Khách hàng có thể xem hình ảnh phòng, đặt phòng trực tiếp và biết ngay kết quả đặt phòng. Tour mà không cần chờ phản hồi…
Tuy nhiên những showroom du lịch trực tuyến dạng như trên không có nhiều, một vài địa phương có tiềm năng du lịch khác như Quảng Ninh, Thanh Hoá cũng thiết lập một vài trang chủ được coi là tàm tạm, chẳng hạn như: halong.vnn.vn, thanhhoatourism.com.vn…
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, trong điều kiện kinh phí đầu tư cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch còn quá thiếu và yếu, các doanh nghiệp buộc phải chung tay. Nếu không, Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn vẫn mãi là tiềm ẩn và Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn vẫn chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu. Website của Tổng cục du lịch, đầu mối thông tin của du lịch quốc gia, cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin một cách chung chung, các hoạt động đầu tư du lịch mà vẫn chưa trở thành một sàn du lịch điện tử thực thụ (do quá bất cập thông tin về du lịch của từng điểm đến). Nhiều doanh nghiệp du lịch hi vọng vào một cổng thông tin du lịch chung song đến giờ mới chỉ có một trang chủ là www.hotels.vn tạm được coi là đáp ứng yêu cầu này. Nhưng nó lại do một nhà đầu tư nước ngoài lập và cũng chưa thực sự đầy đủ.
Vậy tại sao trong khi các tỉnh, thành phố nào cũng tự giới thiệu là có nhiều tiềm năng du lịch mà lại bỏ qua hình thức xúc tiến, quảng bá này? Du khách, nhất là du khách quốc tế sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn, chọn Việt Nam làm điểm đến nhiều hơn, nếu như họ biết nhiều về Việt Nam. Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến - vẫn còn là một bài toán còn bỏ ngỏ cho ngành du lịch Việt Nam.
4. Thực tế việc thực hiện các hoạt động PR
Bên cạnh các chương trình quảng cáo được diễn ra khã rầm rộ thì các hoạt động PR cũng được tiến hành song song nhằm góp phần quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Sau khi phát động chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 với tiêu đề “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”, Tổng cục du lịch đã tổ chức khá nhiều các sự kiện lớn trong và ngoài nước nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Mở đầu là việc tổ chức Hội nghị các Bộ trưởng APEC diễn ra vào thang 10/2006. Du lịch Việt Nam đón 21 vị lãnh đạo các nền kinh tế dự Hội nghị APEC và đị tour du lịch khám phá Việt Nam. 21 du khách này đã mang đến cho Việt Nam một diện mạo mới: Việt Nam đang được biết đến như một điểm đến an toàn và hấp dẫn nhất hiện nay. Những điểm đến được nhiều vị khách lựa chọn nhất trong hành trình tour là phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long, thủ đô Hà Nội, Tp HCM. Sau sự kiện Hội nghị APEC, du lịch Việt Nam ồ ạt đón những đoàn khách quốc tế lớn. Trong năm 2006, Việt Nam thu hút hơn 3.6 triệu lượt khách quốc tế. Hội nghị APEC là cơ hội quảng bá tốt nhất,qua đó giới thiệu hình ảnh đất nước, những sản phẩm du lịch, ấn tượng đẹp đẽ nhất của Việt Nam hiện nay.
Tiếp đó là việc đăng cai Phiên họp lần thứ 1 các quan chức du lịch cao cấp giữa Campuchia, Lào, Việt Nam trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế TP HCM điẽn ra từ ngày 4 đến 6/10/2007. Qua đó đã thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác du lịch với Lào và Campuchia, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hợp tác du lịch 3 nước lên tầm cao mới, tương xứng với tầm cao sẵn có. Đây là hoạt động cụ thể nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ 3 nước về hợp tác đưa các quốc gia thành một điểm đến chung hấp dẫn du khách. Tại Hội nghị này, Bộ trưởng 3 nước đã ký kết tuyên bố chung hợp tác du lịch 3 quốc gia một điểm đến trên cơ sở thống nhất tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quảng bá xúc tiến như xây dựng logo chung, liên kết khai thác sản phẩm du lịch thể mạnh của mỗi nước, chú trọng các giá trị văn hóa, thiên nhiên nhằm tạo ra bản sắc riêng của 3 nước Đông Dương. Đây sẽ là định hướng, cơ sở cho sự phát triển du lịch của 3 nước nói riêng và chương trình hợp tác “Ba quốc gia một điểm đến”, tạo điểm nhấn cho du lịch trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị quốc tế về du lịch tàu biển lần thứ 1 được tổ chức ngày 10/12 tại Hạ Long (Quảng Ninh) với sự tham gia của cơ quan quản lý du lịch Việt Nam, các địa phương có tiềm năng về du lịch biển của Việt Nam, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, các hãng lữ hành và tàu biển quốc tế. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam đặc biệt là du lịch tàu biển. Hội nghị là một diễn đàn mang tầm vóc quốc tê, nơi để các đại biểu tham dự cùng nhau trao đổi và tìm ra những hướng đi trong việc hợp tác và khai thác hiệu quả thị trường tàu biển, đem lại lợi ích lâu dài cho Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Hiện nay, dòng khách du lịch tàu biển đến Việt Nam du lịch ngày càng đông. Con số này vượt ngưỡng 208,000 khách năm 2006 và dự báo sẽ lên đến 300,000 lượt khách trong năm 2007. Các cảng biển lớn Tp HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long… liên tục đón những đoàn khách lớn từ 500-1000 khách.
Bên cạnh việc tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo thì việc tổ chức các sự kiện văn hoá nghệ thuật cũng đã thu hút được đông đảo các du khách đến với Việt Nam.
Với chủ đề “Về thủ đô gió ngàn-Chiến khu Việt Bắc”, năm du lịch Quốc gia 2007 được tổ chức tại Thai Nguyên đã thành công rực rỡ. Thông qua các hoạt đông du lịch về nguồn, đã có tác dụng giáo dục truyền thống mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân trong cả nước và nhân dân trong tỉnh. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỏng tỉnh về vai trò và vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, khẳng định rõ nét tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh.
Nhiều sự kiện văn hoá, du lịch, thương mại được tổ chức đã thu hút được nhiều khách du lịch đến Thái Nguyên như: Lễ hội văn hoá trà; lễ hội văn hoá dân gian; Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ, TW Đảng, Chính phủ về ATK Thái Nguyên lãnh đạo cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp; Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh, liệt sĩ… Tính đến tháng 9/2007, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt 1,007,000 lượt, tăng 41.5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 118.5% kế hoạch năm du lịch quốc gia đề ra. Khách quốc tế là 20,230 lượt, tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Năm du lịchquốc gia 2007 là cơ hội để Thái Nguyên và cả vùng Việt Bắc khơi đạy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái-văn hoá-lịch sử, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của Việt Bắc. Việc tổ chức Festival hoa Đà Lạt cũng là 1 sự kiện văn hoá có ý nghĩa to lớn. Với chủ đề “Hoa Đà Lạt, tôi yêu bạn”, festival lần này có mười lăm hoạt động chính, trong đó có một số chương trình đáng chú ý như: hội chợ triển lãm hoa quốc tế, đám cưới hoa với 114 cặp tượng trưng cho 114 năm hình thành Đà Lạt, đêm hội rượu vang cho du khách uống miễn phí năm nghìn lít rượu vang các loại…. Festival hoa là đặc sản góp phần làm nên danh tiếng du lịch Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung, tạo nên một nét rất riêng của hình ảnh đất nước Việt Nam trong tâm trí du khách đến tham dự. Festival hoa năm 2005, Đà Lạt đã đón 50000 lượt khách, nâng số lượng khách trong năm của thành phố lên 1,8 triệu lượt. Với việc tổ chức festival hoa Đà Lạt năm 2007, Đà Lạt đã chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để dự kiến đón 80000 lượt khách trong năm nay.
Mốt sự kiện được cho là có ý nghĩa vô cùng quan trọng của ngành du lịch đó là việc tổ chức bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vịnh Hạ Long của VN (hai lần được tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc – UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới) được ban tổ chức đưa vào danh sách đề cử bình chọn. Việc nhận được đề cử của ban tổ chức, một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long - vẻ đẹp được đánh giá là chưa từng thấy trên thế giới. Đây là cơ hội hiếm có để nước ta quảng bá hình ảnh đất nước tươi đẹp, mến khách và giàu tiềm năng du lịch cũng như để người dân trong nước, người Việt sống ở nước ngoài, du khách bốn phương và bạn bè trên khắp hành tinh bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Một chiến dịch bầu chọn đề cử Vịnh Hạ Long là “di sản thiên nhiên thế giới’ đã được tổ chức và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân trong cả nước. Bộ Văn hoá thể thao và du lịch nói chung, Tổng cục du lịch nói riêng đã gắn hầu hết các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước với nội dung bầu chọn cho Hạ Long. Tính đến 17h ngày 19/12/2007 theo công bố chính thức của tổ chức Newopenworld, Vịnh Hạ Long đang xếp thứ chín trong danh sách 77 danh thắng được giới thiệu bầu chọn. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 8/8/2008.
Ngoài việc tổ chức các sự kiện trong nước, Tổng cục du lịch cũng đã tiến hành nhiều hoạt động PR ở nước ngoài thông qua việc tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các tuần lễ văn hoá, các cuộc triển lãm…
Ngày 6/1/2006, Hội chợ du lịch quốc tế “World Trade Market 2006” (WTM), một trong những hội chợ du lịch quốc tế lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm đã khai mạc ở trung tâm triển lãm Excel London với sự tham gia của các công ty du lịch đến từ 202 quốc gia và vùng lãnh thổ. Gian hàng VN do Tổng cục du lịch và Hiệp hội du lịch Vn tổ chức gồm 11 công ty du lịch và hãng hàng không quốc gia VN. Trên diện tích triển lãm rộng 80m2, gian hàng VN đã thể hiện một cách sinh động khung cảnh làng quê thanh bình với khóm tre, nón lá, hoa sen và những bức ảnh mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân ở các vùng miền trên cả nước. Khách tham quan gian hàng thực sự ấn tượng trước những gì đoàn VN mang đến hội chợ lần này. Ở đây, người ta có thể bắt gặp một VN chứa đựng những vẻ đẹp tiềm ẩn chưa được khám phá.
Tuần lễ văn hoá “VN - vẻ đẹp tiềm ẩn tại Seoul” lại mang đến cho công chúng Hàn Quốc những cái nhìn mới mẻ về một nền văn hoá VN lâu đời với các loại hình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Bên cạnh chương trình biểu diễn nghệ thuật, còn diễn ra cuộc triển lãm hình ảnh cuộc sống, con người, văn hóa truyền thống của VN. Trong số hơn 40 bức ảnh lớn trưng bày, giới thiệu, có nhiều bức ảnh về danh lam thắng cảnh và di sản văn hoá thế giới như Vịnh Hạ Long, cồng chiêng Tây Nguyên, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bảng, phố cổ Hội An…
Tất cả các hoạt động nói trên đều nhằm một mục đích ghi dấu hình ảnh của VN vào tâm trí du khách quốc tế, quảng bá những nét đẹp vẫn còn tiềm ẩn của VN ra với thế giới để vẻ đẹp của VN không còn tiềm ẩn mà được toả sáng góp phần xây dựng thương hiệu đất nước VN bền vững và phát triển.
4. Hiệu quả của các hoạt động PR và quảng cáo
Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch với tiêu đề “VN - vẻ đẹp tiềm ẩn” dù mới triển khai được 2 năm, mặc dù còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề tài chính nhưng cũng đã thu được nhiều thành công to lớn. Việc quảng bá hình ảnh của VN bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Bằng chứng là trong năm 2006, Hà Nội đã được xếp thứ 6 trong tốp 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á do tạp chí du lịch có uy tín Travel & Leisure (Mỹ) thực hiện. “World best cities 2006” là cuộc bình chọn thường niên lần thứ 11 của Travel & Leisure dựa trên ý kiến của độc giả nhằm đưa ra 500 địa chỉ du lịch tốt nhất trên thế giới và tại các châu lục. Những tiêu chí được đưa ra để đánh giá chất lượng, so sánh giữa các thành phố hoàn toàn dựa trên yếu tố cảnh quan, văn hoá nghệ thuật, ẩm thực, con người, du lịch mua sắm và một số giá trị khác. Đến năm 2007, VN đã lọt vào top 20 điểm du lịch được ưa thích nhất. Đó là kết quả bình chọn của tạp chí du lịch Conde Nast Traveller - một trong những tạp chí nổi tiếng dành cho giới thượng lưu trên thế giới. Lần đầu tiên, VN lọt vào danh sách này với thứ hạng 18/20. Cuộc khảo sát thực hiện với 30000 độc giả, đánh giá các điểm đến dựa trên 10 tiêu chí khác nhau, trong đó có sự phong phú về văn hoá, sự đa dạng về các điểm du lịch, tính thân thiện với môi trường.
Vị thế của VN ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế và nước ta trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới. Theo Tổng cục du lịch, năm 2007 đã có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1.8 tỉ USD, tăng xấp xỉ 200% so với nưm 2006. Phần lớn là đầu tư vào các dự án khách sạn, resort, khu du lịch năm sao. Nhiều dự án có vốn rất lớn như : tập đoàn KOK (Mỹ) đầu tư 200 triệu USD xây dựng resort cao cấp tại Đà Nẵng; liên doanh ba công ty Bear Corp, ESACO,Tropicana đầu tư 68 triệu USD xây dựng khu nghỉ dưỡng tại huyện đảo Phú Quốc; dự án 1 tỉ USD xây dựng khu du lịch sinh thái Chân Mây – Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế của tập đoàn Banyantree (Singapore).
Bên cạnh đó, sự kiện VN gia nhập WTO cộng với sự kiện Hiệp định miễn trừ Visa trên toàn khối ASEAN được thông qua đã khiến năm 2006 trở thành năm bùng nổ hàng không quốc tế vào VN. Chỉ trong 7 tháng cuối năm 2006, đã có đến 6 hãng hàng không mở đường bay đến VN. Hai hãng hàng không xuất hiện trong tháng 5/2006 là Brunei Royal Airlines, và Hongkong Express Airwas. Tháng 8 năm 2006, Shengzeng Airline bay chuyến bay đầu tiên nối Thâm Quyến (Trung Quốc) đến TPHCM. Trong quý 4/2006 liên tiếp 3 hãng hàng không giá rẻ là AirAsia, Jestar, Madarin Airlines mở đường bay đến VN. Nhờ vậy, dòng khách quốc tế đến VN ngày càng nhộn nhịp.
Năm 2006 cũng là năm thành công lớn của hình thức du lịch MICE ( du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị). Trong số 3.6 triệu lượt khách quốc tế đến VN năm 2006, ước tính là có đến 20% là khách du lịch MICE. Khách quốc tế vào VN theo tour MICE phát triển mạnh, nhưng thị trường MICE trong nước còn tăng mạnh hơn. Tại Saigontourist, có đến 43084 khách đi tour MICE trong năm 2006, du lịch MICE xuất hiện nhiều đoàn khách lớn ( có đoàn lên tới 2000 khách). Nhiều công ty trong nước đua nhau mở tour MICE mở hội nghị khách hàng ở nước ngoài, nhiều nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông. Tour MICE trong nước bán chạy nhất là tại các thành phố biển: Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc…
Sau 2 năm triển khai chương trình, khách quốc tế đến Việt Nam vượt qua ngưỡng 4 triệu. Tổng số du khách đến Việt Nam trong năm 2007 đạt 4.2 triệu khách, tăng 17.2 % so với năm 2006. Khách du lịch nội địa cũng đạt 19.2 triệu khách, tăng 9.7% so với năm 2006. Thu nhập xã hội ước đạt 56 ngàn tỷ đồng. Việt Nam đang đặt mục tiêu năm 2008 sẽ đón 4.8-5 triệu lượt khách quốc tế, và đặt kế hoạch đón 6-6.5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010.
Với những hiệu quả đã đạt được, ngành du lịch Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước tiến xa hơn nữa nếu được đầu tư đúng mức trong khâu quảng bá truyền thông. Tuy mới đạt được những hiệu quả nhất định và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất là trong việc quản lý, nhưng nếu chúng ta biết cách điều chỉnh dần dần thì trong tương lai ngành du lịch sẽ còn thu được nhiều kết quả to lớn hơn nữa, xứng tầm với tiềm năng của đất nước.
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”.
Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 chủ yếu tập trung cho xúc tiến, quảng bá du lịch. Tuy nhiên hiệu quả đạt được là chưa cao do thiếu tính đồng bộ, thiếu ngân sách, thiếu nguồn lực, chưa có một chiến lược marketing cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Để hoạt động marketing mang tính hiệu quả cao, du lịch Việt Nam cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất là quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới bằng các phương thức quảng bá và cung cấp thông tin qua cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên trách, thuê công ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt Nam.
Trước mắt việc thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài rao hàng giúp chúng ta sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi mình quảng cảo sản phẩm cho người nước ngoài thì cũng cần được nhìn qua con mắt của người nước ngoài, hơn nữa họ cũng chuyện nghiệp và giỏi hơn ta nhiều trong lĩnh vực này. Việt Nam cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch.
Theo đó, một chiến lược quảng bá tổng thể, dìa hơn tại các thị trường khách trọng điểm, thông tin phải được đưa đến cho du khách một cách đầy đủ, thường xuyên, và mọi lúc mọi nơi.
Thứ hai là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính. Quảng bá qua website, email nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hoá du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang web nổi tiếng như Google, MSN, Infoseek… để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.
Thứ ba là giải pháp quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoại nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC…)
Thứ tư là việc xây dựng thương hiệu Việt Nam qua đó tạo điều kiện quảng bá du lịch. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh về đất nước Việt Nam.
Sau đây là một số giải pháp cụ thể như:
- Xây dựng các biển quảng cáo cỡ lớn ngoài trời ở những điểm đến du lịch hay những trung tâm thành phố như biển quảng cáo điện tử cỡ lớn chiếu hình ảnh các điểm du lịch của thủ đô Hà Nội bên cạnh Hồ Gươm để chào đón sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
- Tìm kiếm những phương tiện truyền thông mới, những cách quảng cáo sáng tạo như quảng cáo trên thân máy bay. Mỗi ngày có hàng chục chuyến máy bay của VietNam Airlines bay đi các nước khác trên thế giới. Trong khi các máy bay này hầu như chỉ có mỗi một logo của VietNam Airlines, mà diện tích máy bay là rất lớn. Vậy tại sao ta không có ý tưởng là quảng cáo cho du lịch của nước mình ngay trên thân máy bay. Chỉ cần sơn lên thân máy bay các hình ảnh của các danh lam thắng cảnh, ví dụ như Hạ Long, hay thậm chí chỉ một câu slogan như: Việt Nam the hidden charm (có thể viết bằng nhiều thứ tiếng tuỳ thuộc máy bay đó bay đến quốc gia nào).
- Xây dựng các website du lịch địa phương và cả nước có sự quản lý của các ban ngành, tránh tình trạng bỏ ngỏ, thường xuyên cập nhập thông tin và hình ảnh về các tour du lịch, các địa điểm du lịch. Các website phải được thiết kế rõ ràng sao cho việc tìm kiếm thông tin được dễ dàng (có thể có thêm 1 số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như Anh, Pháp, Trung…) để phục vụ khách nước ngoài tìm kiếm thông tin về tour, về khách sạn, đặt phòng khách sạn…
- Một hình thức quảng cáo khá hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí mà chúng ta có thể áp dụng đó là “quảng cáo truyền miệng”, và du học sinh chính là một kênh quảng cáo du lịch hiệu quả nhất. Một điều dễ nhận thấy là hầu như du học sinh nào về nước cũng có thể mang đến cho đát nước mình một lượng du khách (dù ít hay nhiều) với tư cách là thầy giáo, đồng nghiệp hay bạn bè. Trong các dịp sinh nhật, giáng sinh hay năm mới, một tấm bưu thiếp mang hình ảnh Việt Nam sẽ là một món quà có ý nghĩa và làm cho người nhận nhớ lâu. Hoặc một chiếc khăn quàng cổ, một bức tượng nhỏ hay cao cấp hơn là 1 tấm sơn mài, một bức tranh thêu cũng là những món quà truyền tải hình ảnh đất nước cụ thể nhất.
Tổng cục du lịch và Bộ Giáo dục Đào tạo nên phối hợp sử dụng nguồn “cộng tác viên du lịch” này một cách hiệu quả nhất. Hai cơ quan nay nên cung cấp cho du học sinh những thông tin cụ thể nhất về lịch sử, văn hoá, và các điểm du lịch như một bài trắc nghiệm bắt buộc. Sau đó, nếu có thể, nên cung cấp miễn phí cho du học sinh những hình ảnh, băng đĩa quảng bá văn hoá du lịch trước khi họ lên đường. Nếu các du học sinh nắm vững những nét tổng quan nhất về lịch sử, văn hoá Việt Nam, cộng với những phương tiện hỗ trợ như bưu thiếp, băng đĩa thì họ chắc chắn sẽ tình nguyện “làm du lịch” một cách vui vẻ. Nếu kênh quảng bá này được sử dụng một cách hiệu quả thì đây cũng là một phương tiện rẻ nhất mà rất hiệu quả để góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới và kéo bạn bè thế giới xích lại gần Việt Nam hơn nữa.
KẾT LUẬN
Với những gì đã làm được, mục tiêu mà ngành du lịch đưa ra trong năm 2008 là phấn đấu đón 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.Theo Tổng cục du lịch năm 2008, ngành du lịch Việt Nam sẽ đón từ 25.5-26.2 triệu lượt khách du lịch, trong đó 4.8-5 triệu lượt khách quốc tế (phát triển từ 16.7-19% so với năm 2007), từ 20.5-21.2 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Liệu đó có phải là điều khó đạt được? Với tiềm năng hiện nay của du lịch nước ta thì đó không phải là vấn đề, thậm chí là một mục tiêu quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp. còn nhiều vấn đề tồn tại trong khâu quản lý, hoạch định du lịch, sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch chưa được khai thác dẫn đến việc chúng ta chỉ dám đặt mục tiêu là 1 con số quá khiêm tốn. Trong năm 2008, tất cả các sự kiện được tổ chức như: năm du lịch miệt vườn Mekong Delta, chương trình du lịch về cội nguồn năm 2008, Festival Huế 2008, tiếp tục bầu chọn để vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới, tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, thi hoa hậu du lịch Việt Nam 2008, tổ chức hoa hậu hoàn vũ 2008, Diễn đàn du lịch ASEAN và Travex 2009, đặc biệt là việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam ở trong và ngoài nước với các nội dung chủ yếu:
Phối hợp tất cả các cơ quan thông tấn, báo đài trong cả nước tiếp tuc quảng bá những tiềm năng du lịch.
Sử dụng những hình thức thích hợp để quảng bá du lịch Việt Nam -Vẻ đẹp tiềm ẩn đến thị trường du lịch các nước.Mở rộng thị trường thông qua quan hệ với báo chí quóc tế, tổ chức các đoàn famtrip và presship nước ngoài quảng bá du lịch Việt Nam.
Tiếp tục mở rộng thông tin tại thị trường truyền thống thông qua việc duy trì sự tham gia một cách chuyên nghiệp và hiệu quả của du lịch Việt Nam tại các triển lãm, hội chợ du lịch quốc tế truyền thống.
Phối hợp tốt với các bộ, ngành địa phương trong việc tham gia hoặc cung cấp ấn phẩm quảng bá du lịch Việt Nam.
“ Khi mỗi công dân Việt Nam đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch ” thì chúng ta sẽ không chỉ dám mơ ước sánh vai với các nước phát triển du lịch hàng đầu trong khu vực mà thậm chí còn có thể là một vị trí ngang với các nước trên thế giới. Muốn thế thì PR và quảng cáo vẫn là những công cụ truyền bá hữu hiệu nhất cho ngành du lịch, để VIệt Nam thực sự toả sáng, để nụ sen trong biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam thực sự nở tung ra khoe sắc với thế giới chứ không còn e ấp, tiềm ẩn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36135.doc