JMM được thành lập tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 ở Ma-ni-la, 1987. Hội nghị liên tịch các Bộ trưởng được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các nganhf và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN . JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng kinh tế ASEAN , dưới sự đồng chủ tịch của Chủ tịch AMM và Chủ tịch AEM. JMM có thể được triệu tập theo yêu cầu của Bộ trưởng Ngoại giao hoặc của Bộ trưởng kinh tế. JMM được triệu tập lần đầu tiên tại Ku-ching (Ma-lai-xi-a) 2/1991 để trao đổi ý kiến về vai trò của ASEAN trong AP
73 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
109.7
102.3
110.2
109.6
1981
109.6
103.3
110.9
109
1982
106.9
101.1
104.7
108.8
1983
108.2
106.3
109.9
106.7
1984
108.3
103.2
110
107.4
1985
114.6
91.9
99.8
114.5
1986
102.1
87.2
98
102.1
1987
109.7
92
109.8
109.5
1988
111.3
85
113.1
109.5
1989
109.9
95.4
108.2
109
1990
109
92.4
109.4
110.3
1991
106.8
93.7
108.3
108.1
1992
106.7
95.4
106.1
106.5
1993
112.3
96.8
109.3
112.8
1994
111.4
102.3
113.2
110.8
1995
108
96.9
109.8
107.4
1996
108.1
103.8
107.3
109.2
1997
108.5
100.7
107.6
109.5
1998
99.1
93
100.4
99.5
1999
106.4
98.2
106.6
105.7
2000
109.4
95.1
110.9
107.6
2001
97.6
94.1
90.8
102.2
2002
102.2
94
104
101.5
(Nguồn : Tư liệu kinh tế bảy nước thành viền ASEAN- 2002)
Từ bảng số liệu trên cho thấy chỉ số phát triển dịch vụ luôn cao nhất so với ngành công nghiệp và nông nghiệp, thường là gần bằng chỉ số phát triển kinh tế, có năm lại cao hơn (VD như năm 1978,1982,1990,1991,2001). Điều đó khẳng định sự tăng lên mạnh mẽ của ngành dịch vụ và có tác động lớn đối với nền kinh tế quốc dân Xinhgapo.
Xây dựng mô hình
Nếu đặt:
CSPT là chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước
CSNN là chỉ số phát triển tổng sản phẩm nông nghiệp
CSCN là chỉ số phát triển tổng sản phẩm công nghiệp
CSDV là chỉ số phát triển tổng sản phẩm dịch vụ
CSTP phụ thuộc vào CSNN, CSCN, CSDV theo mô hình
CSPT= b1 +b2*CSNNi +b3*CSCNi +b4*CSDVi +Ei
Khi hồi quy CSPT theo CSNN, CSCN và CSDV bằng phương pháp OLS ta có :
CSPT = - 7.5021 – 0.049806CSNN + 0.24178CSCN + 0.87371CSDV(1)
(R2 = 0.938)
b2=-0.049806 cho biết khi CSNN tăng 1% thì CSPT sẽ giảm 0.049806%
b3=0.24178 cho biết khi CSCN tăng 1% thì CSPT tăng 0.24178%
b4=0.87371 cho biết khi CSDV tăng 1% thì CSPT tăng 0.87371%
Như vậy hệ số của CSDV là lớn nhất nên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến CSPT của nền kinh tế, với cùng một lượng tăng lên của các chỉ số thành phần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì CSPT tăng cao nhất trong trường hợp CSDV tăng lên.Do đó khi muốn tăng CSPT của nền kinh tế ta sẽ chú trọng đến tăng CSDV.
Nếu ta xây dựng mô hình CSPT phụ thuộc vào CSDV ta có:
CSPTi = a1 + a2 * CSDVi + Ei
Khi hồi quy CSPT theo CSDV bằng phương pháp OLS ta có:
CSPT = - 5.0814 + 1.0465 CSDV (2)
(R2 = 0.86866)
a2 = 1.0465 cho biết khi CSDV tăng lên 1% thì CSPT sẽ tăng lên 1.0465 %
R2 = 0.86866 cho biết mô hình(2) giải thích được 86.9% biến động của CSPT theo CSDV
Điều đó chứng tỏ hoạt động dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào GDP của Xinhgapo. Hơn nữa nó còn tạo nên sự phát triển của tổng sản phẩm trong nước. Các phương trình trên cho thấy vai trò lớn của ngành dich cụ trong nền kinh tế quốc dân của Xinhgapo. Nếu không có hoạt động dịch vụ thì nền kinh tế Xinhgapo cũng không thể có được sự phát triển như vậy. Không chỉ từ phương trình, từ chỉ số phát triển dịch vụ như bảng trên cho ta thấy giá trị sản lượng ngành dịch vụ luôn tăng đê luôn tăng một cách đều đặn qua các năm , duy chỉ có năm 1998 chỉ số này nhỏ hơn 100%.Sở dĩ có tình trạng như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997, mà dịch vụ tài chính là lọai hình dịch vụ đóng góp lớn nhất trong hoạt động dịch vụ của Xinhgapo. Tuy nhiên, ngay trong năm sau chỉ số phát triển dịch vụ lại tăng như cũ. Điều đó chứng tỏ sự điều chỉnh linh hoạt của Chính Phủ Xinhgapo, đồng thời còn thể hiện tiềm năng lớn của hoạt động dịch vụ của nước này.
2.2. Mô hình GDP của Xingapo phụ thuộc vào giá trị sản lượng dịch vụ.
Bảng3:GDP theo giá so sánh phân theo các ngành kinh tế
(triệu Đôla Xinhgapo)
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
GDP
1977
378
8405.2
13360.1
22143.3
1978
367.4
9012.3
14666.3
24046
1979
381.2
10116.6
15787.1
26284.9
1980
390.1
11133.3
17308.5
28831.9
1981
402.9
12329.4
18870.8
31603.1
1982
407.4
12914.7
20530.3
33852.4
1983
433
14190.9
21913.3
36537.2
1984
446.7
15596.9
23528.9
39572.5
1985
401.5
17613.7
34118.3
52133.5
1986
350.2
17269.1
35464.7
53084
1987
322.1
18968.9
38948.6
58239.6
1988
273.8
21445.3
43092
64811.1
1989
261.2
23198.3
47885
71344.5
1990
241.3
25376.8
52123.5
77741.6
1991
226.1
27495.6
55128.6
82850.3
1992
215.6
29099
59100.2
88414.8
1993
208.6
31890.4
66970.1
99069.1
1994
213.5
36084.6
73905.1
110203.2
1995
206.8
39603.5
79152.4
118962.7
1996
214.6
42489.9
85948.1
128652.6
1997
216.1
45708.9
93673.7
139598.7
1998
200.9
45877.8
92320.5
138399.2
1999
197.3
149870.4
98170.1
248237.8
2000
187.6
54240.8
106714.4
161142.8
2001
176.6
49240
107901.9
157318.5
2002
166
51203.4
109484
106853.4
(Nguồn : Tư liệu kinh tế bảy nước thành viền ASEAN- 2002)
Biểu đồ 2 : Sự phụ thuộc của GDP vào các ngành kinh tế
Đặt GTDV : là giá trị sản lượng của ngành dịch vụ
Nếu ta xây dựng mô hình GDP phụ thuộc vào GTDV ta có:
GDPi = c1 +c2 * GTDVi + Ei
Hồi quy GDP của Xinhgapo theo giá trị sản lượng dịch vụ của nó bằng phương pháp OLS ta được:
GDP = 3153 + 1.45233GTDV(3)
(R2 = 0.99925)
Chúng ta chưa cần nói đến ý nghĩa của các hệ số trong mô hình này, trước hết hãy nói về hệ số xác định R2, hệ số này rất cao chứng tỏ mối quan hê chặt chẽ giữa giữa GDP và giá trị sản lượng dịch vụ. Hệ số R2 cho biết biến GTDV giải thích được 99.925% sự biến động của biến GDP. Điều này cho thấy rõ hơn về sự đóng góp của hoạt động dịch vụ và sự tác động rõ rệt của dịch vụ vào GDP nước này. Các yếu tố còn lại chỉ giải thích được một phần nhỏ của GDP, còn chủ yếu GDP biến động do sự biến động của ngành dịch vụ. Hơn nữa, hệ số góc của phương trình trên a2 = 1.45233 cho thấy nếu giá trị của ngành dịch vụ tăng lên 1 triệu đôla Xinhgapo thì giá trị của GDP sẽ tăng 1.45 triệu đôla Xinhgapo. Từ đó càng thấy rõ hơn vai trò to lớn của ngành dịch vụ..
2.3. Mô hình sự phụ thuộc của giá trị dịch vụ theo số lao động ở ngành dịch vụ
Lượng lao động trong ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số lực lượng lao động của Xinhgapo, gần như chủ đạo . Phân tích bảng số liệu dưới đây ta sẽ thấy rõ điều đó :
Bảng4: Lao động đang làm phân theo ngành kinh tế(nghìn người)
Năm
Tổng
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tỷ trọng lao động dịch vụ(%)
1978
959
18
272
669
69.8
1979
1021
15
297
709
69.4
1980
1077
17
325
735
68.2
1981
1154
13
351
790
68.5
1982
1221
12
363
846
69.3
1983
1251
13
351
887
70.9
1984
1270
10
350
910
71.7
1985
1235
9
317
909
73.6
1986
1212
10
308
897
74.0
1987
1267
11
340
916
72.3
1988
1333
6
380
947
71.0
1989
1394
6
405
983
70.5
1990
1539
6
446
1087
70.6
1991
1521
4
430
1090
71.7
1992
1576
5
434
1137
72.1
1993
1592
4
429
1159
72.8
1994
1649
5
423
1221
74.0
1995
1703
3
405
1295
76.0
1996
1748
4
406
1338
76.5
1997
1830
5
415
1410
77.0
1998
1869
3
406
1460
78.1
1999
1886
4
397
1485
78.7
2000
2095
4
436
1655
79.0
2001
2047
5
385
1657
80.9
2002
2018
5
369
1644
81.5
(Nguồn : Tư liệu kinh tế bảy nước thành viền ASEAN- 2002)
Theo bảng số liệu này, chúng ta có thể thấy dịch vụ không chỉ có đóng góp lớn vào nền kinh tế của Xinhgapo mà nó còn giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động nước này, số lao động trong ngành dịch vụ của Xinhgapo ở tất cả các năm đều chiếm khoảng ¾ tổng lực lượng lao động., tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm:. Đặc biệt cao trong các năm 2000 (79%) , 2001 (81%), 2002(82%).Đó quả là những con số đáng kinh ngạc .
Vậy câu hỏi dặt ra là “nếu không có ngành dịch vụ thì lao động nước này sẽ ra sao ? Liệu có thể chuyển lực luợng đó sang ngành khác đươc không?” Trước hết, số lao động đó không thể chuyển sang ngành nông nghiệp do hạn chế lớn về đất đai của Xinhgapo. Hơn nữa, sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm cho lao động của ngành này liên tục giảm. Số lao động này cũng có thể chuyển sang ngành công nghiệp nhưng chỉ có thể chuyển một số ít bởi khoa học công nghệ phát triển.?Bảng số liệu cũng cho thấy số lao động trong ngành công nghiệp không có xu hướng tăng . Vì vậy, có thể nói nếu không có các hoạt động dịch vụ thì số lao động trong ngành này
Hơn nữa nếu hồi quy giá trị sản lượng ngành dịch vụ theo số lao động trong ngành này bằng mô hình kinh tế lượng thì ta có : GTDVi = d1 + d2 * LĐ DVi + Ei
GTDV = -58830.1 + 103.809LĐDV (4)
Con số 103.809 cho thấy nếu tăng thêm 1000 lao động trong ngành dịch vụ thì giá trị sản lượng của nó sẽ tăng lên khoảng 103,809 triệu Đôla Xinhgapo. Tức là một lao động tăng thêm sẽ tạo ra khoảng 103.8 nghìn Đôla Xinhgapo. Con số này còn cao hơn GDP bình quân đầu người của nước này. Vì vậy trong tương lai dịch vụ sẽ là một ngành có thể thu hút thêm nhiều lao động. Do đó nó sẽ có đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế của nước này. Mặc dầu tỷ trọng của ngành này gần đây không tăng, nhưng nếu xét về mặt tuyệt đối thì nó đã tăng lên rất nhanh, nhanh hơn cả sản luợng của ngành công nghiệp.
2.4.Những tác động khác của dịch vụ đối với nền kinh tế:
Thứ nhất, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển vền vững tổ chức ở Johannesbug năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Như ta đã biết Xinhgapo là một nước sạch nhất thế giới, các hoạt động dịch vụ về môi trường được nước này thực hiện rất nghiêm ngặt – đây cũng là một tiền đề để giúp Xinhgapo đạt được sự phát triển bền vững.
Thứ hai, dịch vụ tài chính của Xinhgapo rất phát triển giúp cho nước này được biết đến là một trung tâm tài chính lớn nhất Châu Á. Do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển ngành dịch vụ quốc tế, Xinh gapo đã trở thành một trong những nước có vốn đầu tư từ nước ngoài vào rất mạnh mẽ.Hoạt động đầu tư của nước ngoài tại Xinhgapo ngay cả trong thời gian khủng hoảng tài chính khu vực ( 1997-1999) cũng không hề bị suy giảm : năm 1997 Xinhgapo thu hút được 9.7 tỷ USD, sang năm 1998 con số đó tuy đã giảm xuống nhưng vẫn đạt ở mức cao là 7.2 tỷ USD. Từ đầu năm 2000 trở đi hoạt động đầu tư nước ngoài ở Xinhgapo lại trở nên sôi động chỉ trong 3 tháng đầu năm 2000 Xinhgapo đã thu hút gần 1.2 tỷ USD và cả năm 2000 đạt 8.5 USD. Phần lớn nguồn đầu tư này từ Nhật Bản, Châu Âu và đặc biệt từ các công ty ở Mỹ.Những năm đầu thế kỷ 21, trên toàn cầu có khoảng 3500 công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Xinhgapo, trong đó có trên 200 công ty thiết lập công ty mạng điều hành kinh doanh khu vục ở Xinhgapo.
Thứ ba, dịch vụ về giáo dục cũng như chăm sóc sức khoẻ ở Xinhgapo rất tốt là một yếu tố quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cả về mặt trí lực và thể lực. Xinhgapo nằm trong nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao HDI= 0.876 (>0,8) đứng thứ 26 trong số 162nước trên thế giới năm 1999
Bảng 5 : Chỉ số phát triển con người của các nướcASEAN
Xếp hạng HDI thế giới
Nước
Tuổi thọ bình quân 2002 (năm)
Tỷ lệ người lớn biết chữ 2002
(%)
Tỷ lệ đi học các cấp
GDP đầu người 2002
(USD-PPP)
Chỉ số tuổi thọ
chỉ số tri thức
Chỉ số thu nhập
HDI
Xếp hạng GDP
25
Xingapo
78.0
92.5
87.0
24040
0.88
0.95
0.87
0.902
30
59
Malaixa
73.0
88.7
70.0
9120
0.80
0.83
075
0.793
57
76
Thái Lan
69.1
92.5
73.0
7010
0.74
0.86
0.71
0738
67
83
Philippin
69.8
92.6
81.0
4170
0.75
0.89
0.62
0753
105
111
Inđônêxia
66.6
87.9
65.0
3230
0.69
0.80
0.58
0.692
113
112
Việt Nam
69.0
90.3
64.0
2300
0.73
0.82
0.52
0.691
114
(Nguồn : World Bank(2004), World Devlopment Indicatiors)
3.Những điều kiện để phát triển hoạt động dịch vụ ở Xinhgapo.
Trong phần trên, chúng ta đã thấy rõ sự đóng góp của ngành dịch vụ vào nền kinh tế Xinhgapo và vai trò của nó. Vậy những nguyên nhân gì khiến cho ngành dịch vụ lại phát triển và được ưu tiên như vậy? Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân khách quan:
Xinhgapo có vị trí địa lý thuận lợi: Xinhgapo nằm cuối eo biển Malăca- điểm trọng yếu chiến lược nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông- Nam Á hải đảo. Xinhgapo đã sớm trở thành điểm hội tụ, buôn bán bằng đường biển của các nhà buôn từ Ấn Độ, Trung Quốc và Ả Rập
Khi người Anh ra đi, họ đã để lại cho Xinhgapo một mối quan hệ quốc tế nhiều chiều, điều này có tác động lớn đến dịch vụ của Xinhgapo. Vì vậy nên Xinhgapo có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh tế đặc biệt là dịch vụ.
Xinhgapo là một nước nhỏ, địa hình chủ yếu là bình nguyên nên đi lại dễ dàng, tiết kiệm chi phí
Chính vì đất đai ít, Xinhgapo khó có thể phát triển nông nghiệp nên nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ mà đặc biệt là ưu tiên cho dịch vụ.
Xinhgapo là một quốc gia hải đảo, đất chật người đông, thậm chí phải nhập cả nước ngọt nên Xinhgapo không còn con đường nào khác là phải khai thác triệt để vị trí địa lý của mình để phát triển dịch vụ.
Nguyên nhân chủ quan:
Sau khi trở thành thuộc địa của Anh, ở Xinhgapo đã diễn ra cuộc cách mạng giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng được đầu tư, hiện nay Xinhgapo đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng rất hiện đại. Hệ thống giao thông bưu điện rất phát triển. Đường bộ có tổng chiều dài 2840km, trong đó có108km đường cao tốc và 539 km đường sắt chất lượng cao. Từ 1983 đã xây dựng đường sắt tốc hành. Xinhgapo cũng có 4 sân bay lớn và hiện đại, có 6 cảng lớn. Năng lực bốc dỡ hàng hóa cảng biển Xinhgapo tăng nhanh và cho đến nay xếp thứ 2 trên thế giới.
Bản thân Xinhgapo đã rất năng động trong việc hoạch định và triển khai chiến lược phát triển kinh tế của mình trên cơ sở khắc phục sự nghèo nàn về đất đai, tài nguyên, phát huy tốt ưu thế về địa lý và tranh thủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật.
4. Một số loại hình dịch vụ cơ bản của Xinhgapo
4.1. Ngoại thương:
Xinhgapo có nền ngoại thương đạt được trình độ cao. Trong thời kỳ đầu cứ khoảng 4 năm kim ngạch xuất khẩu lại tăng 2 lần. Cụ thể 1968 là 1.3 tỷ USD va 1972 là 2.2 tỷ USD; năm 1974 là 5.8 tỷ USD và cho đến năm 1978 là 10.1 tỷ USD và 21 tỷ USD vào năm 1981.
Trongthời gian gần đây do quy mô tăng,nên thời gian gấp đôi có kéo dai nhưng cũng chỉ khoảng 7 năm đến 1993 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 14.1 tỷ USD, gấp 13.8 lần năm 1980.
Cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu của Xinhgapo cũng có nhiều thay đổi. Nhiên liệu thô xuất khẩu giảm, từ mức 16.4% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1976 giảm xuống còn 11.3% năm 1980; 5.4% năm 1985 và đến 1991 giảm chỉ còn 2.5 %. Tỷ trọng thiết bị máy móc và phương tiện vận tải dần lên. Từ mức chiếm 25.2% kim ngạch xuất khẩu năm 1976 lên 50.6% năm 1981. Công nghiệp khai khoáng và nhiên liệu tuy có giảm nhưng vẫn đứng thứ 2 sau công nghiệp thiết bị máy móc.
Hàng hóa tái xuất thường chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.Vì vậy Xinhgapo thường có mức nhập siêu mặc dù xuất khẩu là rất lớn. Xinhgapo cũng nhập khẩu một số mặt hàng có từ Châu Âu, vải lụa từ Ấn Độ hoặc từ Trung Quốc với xuât khẩu đi khắp các nứơc mà không cần qua giai đoạn chế biến nào.Vì vậy người ta ví Xinhgapo là “ chiếc bàn quay giữa phương Tây và viễn Đông”.
Những bạn hàng chủ yếu của Xinhgapo là Mỹ, Malaixia, Nhật Bản và Tây Âu. Xinhgapo luôn nhập siêu từ các nứơc Châu Á và Trung Đông nhưng xuất siêu đối với thị trường Mỹ và Tây Âu. Xinhgapo nhập khẩu một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng nguyên vật liệu.
4.2 .Tài chính ngân hàng
Xinhgapo đã sớm chú ý đến thị trường tài chính, năm 1968 thiết lập thị trường ngoại hối.Trong đó đồng đô la Mỹ chiếm khoảng 90% còn lại là đồng Mác của Đức, đồng Phrăng của Thuỵ Sỹ, đồng Yên của Nhật. Chính phủ Xinhgapo cũng có nhiều chính sách để khuyến khích giao dịch ngoại tệ. Xinhgapo còn có nhiều ưu đãi trong việc đầu tư vào trong nước. Cụ thể, Xinhgapo cho phép bất cứ người nước ngoài nào cũng có thể chuyển vốn nhàn rỗi đến gửi lấy lãi ở Xinhgapo hoặc thông qua các ngân hàng đầu tư vào Xinhgapo, cho phép các ngân hàng nhận tiền ký gửi hoặc cấp phát tín dụng bằng ngoại tệ cho những khách hàng cư trú ở Xinhgapo cũng như cho phép cấp tín dụng bằng ngoại tệ cho các nhà xuất khẩu Xinhgapo...
Thị trường vàng bạc được thiết lập ở Xinhgapo từ năm 1969 ở đó có khoảng 10 hãng buôn vàng lớn hoạt động. Những ngân hàng này có thể được mua bán vàng tự do mà không bị đánh thuế.
Thị trường được thiết lập vào năm 1971. Đến năm 1976 khối lượng giao dịch chứng khoán đã đạt trị giá 1.926 tỷ USD , đầu những năm 1980 có tới 271 công ty tham gia hoạt động tại sở giao dịch chứng khoán Xinhgapo.
Nhờ đó, chỉ trong vòng 10 năm, đến 1975 Xinhgapo đã trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ của khu vực, tập trung nhiều chi nhánh và ngân hàng quốc tế, cũng như có một khối lượng giao dịch tiền tệ quan trọng. Năm 1975, Xinhgapo đã có 70 ngân hàng nước ngoài và 36 đại diện của nhiều công ty tài chính quốc tế. Tổng giao dịch ngoại tệ phát triển nhanh : 1965 là 100 triệu USD và đến 1980 là 54 tỷ USD có 192 ngân hàng , 34 công ty tài chính và 24 công ty bảo hiểm . Ngành tài chính có một tỷ trọng cao nhất trong ngành dịch vụ và đóng góp một phần lớn và GDP của Xinhgapo.
4.3 . Du lịch
Xinhgapo đã sớm tận dụng tiềm năng đất nước để phát triển du lịch . Du lịch cũng trở thành nguồn thu ngoại tệ của Xinhgapo. Đầu những năm 80 số khách nước ngoài đến Xinhgapo đạt con số 2.5 đến 3 triệu lượt người mỗi năm. Những năm cuối thập kỷ 80 đạt khoảng 5 triệu và những năm gần đây đạt khoảng 6 triệu lượt khách.
Trong số khách đến du lịch ở Xinhgapo, khoảng 2/3 là khách ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ; 20% Châu Âu, 6% Châu Mỹ. Số tiền thu được từ khách du lịch nước ngoài tăng từ 1.4 tỷ USD năm 1980 lên 4.7 tỷ USD năm 1990 và 5.7 tỷ USD năm 1993. Kinh tế phát triển, người Xinhgapo cũng đi du lịch ra nước ngoài đông hơn.
4.4.Dịch vụ về thông tin – liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu điện viễn thông của Xinhgapo rất phát triển, hiện đại vào bậc nhất thế giới. Thêm vào đó, giá cước dịch vụ lại rẻ và nhanh. Xinhgapo là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á có trạm vệ tinh hàng hải mặt đất, có thể liên lạc với tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế Immarsast. Trong thời gian gần đây, Xinhgapo đang bước vào kỷ nguyên tin học.Năm 1990 đã có hơn 80% các doanh nghiệp sử dụng máy điện toán và có gần 20000 km đường dây quang học được đưa vào hoạt động. Và sang đầu thế kỷ XXI, Xinhgapo đã trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới có nền văn minh điện toán.
4.5. Dịch vụ về giáo dục:
Đầu tư vào nguồn nhân lực cũng chính là sự tận dụgn tốt nhất năng lực nội sinh trong phát triển kinh tế. Trong khi một số nước ASEAN như Inđônêxia vẫn luẩn quẩn trong việc phổ cập giáo dục phổ thông và bỏ bễ đào tạo giáo dục đại học và trên đại học, có nghĩa là chất lượng giáo dục đầu ra rất kém hiệu quả, thì chiến lước giáo dục của Xinhgapo luôn được chính phủ chú trọng và ngày càng phát huy tác dụng của nó đối với nền kinh tế. Chính phủ Xinhgapo đã coi giáo dục con người là nguồn tài nguyên vô giá nhất, là nguồn lợi thế so sánh quan trọng nhất của đất nước và là điều kiện để đẹt được tăng trưởng bền vững nhất.
II.KINH TẾ MALAYSIA
1.Kết quả sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế
1.1. GDP và GDP bình quân đầu người
Tăng trưởng kinh tế có sự cải thiện liên tục từ 1957 đến nay. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn từ 1970 - 1996 liên tục tăng và ở mức cao, bình quân 6,7%/năm. Sau khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, Malaixia đã có những biện pháp đúng đắn nhằm khắc phục khủng hoảng (trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn), từ năm 1999 đến nay nền kinh tế Malaixia đã phục hồi khá nhanh.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997-2006 (%)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ, ngoại trừ năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế Malaixia có tăng trưởng âm (-7,6%), còn lại, các năm tiếp sau đều có sự tăng trưởng khá cao và ổn định. Từ năm 1999 đến nay nền kinh tế Malaixia đã phục hồi khá nhanh. Tăng trưởng GDP năm 1999 đạt 6,1%; năm 2000 đạt 8,3%. Trong năm 2001, do tình hình kinh tế toàn cầu giảm sút tăng trưởng chỉ đạt 2,4%. Tuy nhiên, sang năm 2002, kinh tế Malaixia đã hồi phục và đạt mức tăng trưởng 4,1% và năm 2003 đạt 5,6%, sang năm 2004 đạt mức cao 7,1% và năm 2005 đạt 5,1%, ước đạt 5,3% trong năm 2006. Điều này cho thấy những chính sách kinh tế - xã hội được Chính phủ Malaixia áp dụng để hồi phục nền kinh tế đã có hiệu quả cao, trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn. Tốc độ hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế rõ ràng là một chỉ số đặc biệt quan trọng nói lên tính bền vững của quá trình tăng trưởng ở Malaixia.
1. 2. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ sở chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững dài hạn cũng như chất lượng tăng trưởng của Malaixia còn thể hiện rõ ở quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đã diễn ra rất nhanh, từ nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp ngày càng gia tăng.
Tỷ trọng của công nghiệp trong GDP bắt đầu vượt qua nông nghiệp từ giữa những năm 1970 và sau đó tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm nhanh chóng, từ 22% năm 1980 xuống còn 12% năm 1998 và còn 9,7% năm 2003. Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực công nghiệp đã tăng nhanh trong cùng thời kỳ, từ 38% năm 1980 lên 48% năm 1998 và đạt mức 48,5% vào năm 2003.
Chất lượng của quá trình tăng trưởng sản xuất cũng được phản ánh qua sự phát triển mạnh mẽ của khu khu vực công nghiệp chế tạo. Khu vực này đã lớn mạnh liên tục và đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh và chiếm 35% GDP vào năm 1997. Thực tế, khu vực này cũng đã tạo ra nhiều việc làm chất lượng cao cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp không chỉ hướng tới xuất khẩu mà còn đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm công nghiệp gia dụng như đồ điện, điện tử, may mặc đã hướng vào mục tiêu phát triển thị trường trong nước đã góp phần giảm nhập khẩu và tiến mạnh vào xuất khẩu.
Ngành dịch vụ cũng là một ngành được ưu tiên phát triển ngay từ khi tiến hành phát triển kinh tế. Trong suốt những năm vừa qua, ngành dịch vụ đã đạt được nhiều kết quả khá vững chắc. Chính phủ Malaixia rất chú trọng tới việc cải cách khu vực này theo hướng ngày càng tốt hơn, để các sản phẩm truyền thống của Malaixia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đưa Malaixia trở thành một trung tâm gia công hàng đầu trong khu vực. Những ngành dịch vụ hiện đại như tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghệ cao không ngừng phát triển. Những nỗ lực của Chính phủ Malaixia đã đạt được kết quả rất khả quan, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Du lịch là lĩnh vực mang lại thu nhập lớn thứ hai cho Malaixia, sau ngành công nghiệp chế tạo. Các dịch vụ bổ trợ như dịch vụ hàng không, cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị hiện đại, khu vui chơi giải trí liên tục được xây mới theo hướng hiện đại đáp ứng những nhu cầu cao nhất của người tiêu dùng đã góp phần vào sự thành công trong chính sách phát triển du lịch.
Tăng trưởng nhanh và ổn định ở Malaixia đạt được là do một số nhân tố sau:
Thứ nhất là độ mở cửa rộng của nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Thương mại của Malaixia đã tăng mạnh trong suốt thập kỷ 1980 và 1990. Xuất khẩu đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của Malaixia. Xuất khẩu trong giai đoạn này tăng 10,6%/năm và 6,5% trong thời kỳ 1990 - 1996. Năm 2004, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 14,6%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2003 đạt 118,577 tỷ USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng đã tăng với tốc độ tương ứng là 11,3% và 6,5% trong cùng thời kỳ. Nhờ vậy, tỷ trọng thương mại so với GDP của Malaixia đã tăng mạnh và đạt mức cao hơn so với các nước trong khu vực. Tỷ trọng thương mại trên GDP của Malaixia tăng từ 176,7% năm 1987 lên 271% năm 1997 và đạt mức cao hơn so với con số 75,9% của Inđônêxia và 153% của Thái Lan trong cùng năm đó.
Thứ hai là sự phát triển lành mạnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Tốc độ tiêu dùng tư nhân đã gia tăng mạnh mẽ trong suốt thập kỷ 1980 và 1990, với tốc độ tăng trung bình là 3,7%/năm trong toàn thời kỳ và 6,8% trong thời kỳ 1990 – 1997.
Thứ ba, Malaixia thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hóa dẫn đến nhanh chóng thay đổi các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn đầu phát triển, do xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu nên Nhà nước chủ động đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Nhưng từ năm 1983, Malaixia thực hiện chính sách tự do hóa kinh tế, nới lỏng luật lệ, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế, chủ trương tư nhân hóa các hoạt động kinh doanh và các công ty quốc doanh. Kết quả là đến cuối thập kỷ 1980, khu vực kinh tế tư nhân đã nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng loạt các doanh nghiệp mới ra đời tham gia vào mọi hoạt động của nền kinh tế và họat động của các doanh nghiệp này là rất có hiệu quả.
2. Đánh giá kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu
Đi liền với quá trình chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa của Malaixia là sự gia tăng năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động tăng lên đáng kể đóng góp trực tiếp vào tăng GDP của nền kinh tế, giá trị gia tăng cho một công nhân đã tăng từ 10.160 Ringgit năm 1985 lên 10.867 năm 1988, tức mức tăng 2,2% một năm. Trong những khu vực tiên phong của nền kinh tế như khu vực công nghiệp chế tạo, năng suất tăng nhanh gần gấp 3 lần so với năng suất toàn bộ nền kinh tế, tức khoảng 6,5% một năm (thời kỳ 1985 – 1988). Trong khu vực nông nghiệp, năng suất lao động cũng tăng ở mức 2,5% một năm trong cùng thời kỳ và giải phóng được đáng kể lực lượng lao động cho công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế còn đạt mức cao hơn trong thời kỳ trước khủng hoảng, từ 1991 - 1995. Tính cho cả nền kinh tế, năng suất lao động đo bằng GDP trên một công nhân theo giá cố định của năm 1978, đã tăng với tốc độ 5,1% một năm. Đến năm 2004, năng suất lao động xã hội của Malaixia đạt 11.276,2 USD cao gấp 2,5 lần mức năng suất của Thái Lan.
Quá trình tăng trưởng của Malaixia đồng thời gắn liền với sự nâng cao năng lực cạnh tranh. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Malaixia liên tục nâng cao vị trí. Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng năm 2003 ở vị trí thứ 29/102 nước, đến năm 2004 tụt xuống 3 bậc lên vị trí 31/104 nước (4,88 điểm), nhưng năm 2005 tiến lên 7 bậc lên vị trí 24/117 nước (4,9 điểm). Trong năm 2005, vị trí xếp hạng của Malaixia cho các chỉ số thành phần đều có sự tiến bộ và ở vị trí cao như: Chỉ số công nghệ tăng lên 2 bậc từ vị trí 27/104 nước lên vị trí 25/117 với 4,22 điểm, chỉ số thể chế công tăng 9 bậc từ vị trí 38/104 lên 29/117 với 5,36 điểm và chỉ số môi trường vĩ mô cũng tăng 1 bậc từ 20 lên 19. Năng lực cạnh tranh kinh doanh của Malaixia cũng được đánh giá ở vị trí cao và ngày càng được tăng cường. Năm 2004 và 2005, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh doanh đều ở vị trí thứ 23.
Tuy nhiên, nền kinh tế Malaixia cũng như nhiều nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á đã tăng trưởng dựa chủ yếu vào tích luỹ vốn vật chất, còn sự đóng góp của yếu tố năng suất toàn bộ (TFP) trong tăng trưởng là không đáng kể.
Bảng 2: Vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế của Malaixia (%)
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng TFP
Đóng góp của TFP trong việc tăng GDP
1970 - 1980
1980 - 1990
1990 - 1994
1995 - 1999
1980 - 2000
7,6
5,8
9,31
5,12
6,48
2,5
0,7
3,36
0,32
1,29
32,9
12,1
36,09
6,25
19,90
Nguồn: ASEAN Development Outlook 2005.
Yếu tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng sản lượng của một công nhân trong nền kinh tế Malaixia giai đoạn 1960 - 1994 là vốn vật chất, trong khi đó đóng góp của TFP chỉ hơn một phần ba của vốn vật chất. Thời kỳ 1960 – 1994, đóng góp vào tăng trưởng của yếu tố vốn là 60,8%, của TFP chỉ là 24,2%. Thời kỳ 1990 – 1994, tỷ trọng TFP ở mức khá cao (36,09%), nhưng thời kỳ 1995 – 1999 lại giảm mạnh chỉ còn 6,25% do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Mặc dù yếu tố năng suất lao động có sự gia tăng trong quá trình tăng trưởng, nhưng chỉ số TFP của Malaixia vẫn rất hạn chế, liên quan đến yếu tố khoa học - công nghệ và hiệu quả đầu tư. Tuy chính sách khoa học và công nghệ của Maiaixia đóng góp khá lớn cho sự tăng trưởng GDP, số việc làm cũng như thúc đẩy nhanh xuất khẩu hàng hoá chế tạo của đất nước, nhưng thành công trong ngành công nghiệp của Malaixia lại chỉ phụ thuộc vào một nhóm nhỏ ngành, như ngành công nghiệp điện tử. Sự chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia tới các công ty bản xứ vẫn còn bị hạn chế. Chi cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của Malaixia còn thấp ( thời kỳ 1987 – 1997 là 0,3% GDP). Về vấn đề hiệu quả đầu tư, chỉ số ICOR của Malaixia khá cao. Năm 1999, chỉ số ICOR của nước này là 4, đến năm 2004, đã tăng lên 4,6. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đây chính là một trong những yếu tố có thể gây tổn hại đến chất lượng tăng trưởng của Malaixia trong tương lai.
Có một đặc điểm tương đối khác so với các nước trong khu vực là cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao thì tỷ lệ lạm phát ở Malaixia có phần khá ổn định. Thực tế là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì lạm phát cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, ở đây, Chính phủ Malaixia đã tỏ ra khá thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Trung ương Malaixia đã và đang nâng mức lãi suất ngắn hạn để phù hợp với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của nền kinh tế từ 3,25% lên 3,5%. Mặc dù vậy, khi mà mức lạm phát tăng từ 1,4% năm 2004 lên 3% trong năm 2005 và dự báo sẽ còn tăng trong năm 2006 cũng gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung. Cần phải tính đến việc khi lạm phát tăng, các nhà đầu tư có thể cảm thấy không an toàn trong đầu tư và việc tăng mức lãi suất xảy ra đồng thời với việc các nhà đầu tư quyết định ngừng đầu tư cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, quá trình tăng kinh tế ở Malaixia trong những thập niên qua đã thực sự là quá trình tăng trưởng có nền móng vững chắc và tác động tích cực vào các đối tượng lao động trực tiếp tạo ra quá trình tăng trưởng đó, năng suất lao động được cải thiện, tăng trưởng kinh tế nhanh theo hướng phát triển bền vững.
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự lan truyền khủng hoảng tài chính - tiền tệ sang Malaixia chính là do chính sách tài chính - tiền tệ và chính sách tỷ giá không hợp lý
Duy trì tỷ giá hối đoái cứng nhắc:
Việc duy trì tỷ giá hối đoái cứng nhắc mà không tính đến giá trị thực tế của đồng nội tệ, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Mục đích của việc Chính phủ ấn định tỷ giá để bảo hộ nhập khẩu, đồng thời khuyến khích xuất khẩu, đã phát huy được tác dụng trong thời gian dài là ổn định giá trị đồng Ringgit, tạo điều kiện thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự neo giá quá lâu vào đồng USD, trong khi đồng USD lên giá liên tục đã tạo nên sự leo thang giả tạo của đồng Ringgit. Những ước tính về tỷ giá so sánh sức mua cho thấy, đồng Ringgit đã thực sự giảm giá khoảng 36% kể từ cuối năm 1995. Sự lên giá giả tạo của đồng Ringgit đã làm xói mòn sức cạnh trạnh của hàng xuất khẩu, đưa cán cân thương mại vào tình hình tồi tệ, chính là nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng tài chính ở Malaixia.
Tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng:
Ngân hàng Trung ương (NHTW) Negara đóng vai trò then chốt trong việc phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng Malaixia. Từ truớc thời điểm khủng hoảng, NHTW thường để các lực lượng thị trường tự quyết định tỷ giá hối đoái của đồng Ringgít, nhằm tạo sức bật cho nền kinh tế. Cách thức huy đồng vốn của NHTW chủ yếu thông quá nguồn vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường cổ phiếu. Với lãi suất cho vay liên ngân hàng cao ổn định, luồng vốn ngắn hạn nước ngoài đã tăng lên rất nhanh do đầu cơ vào đồng Ringgit thông qua thị trường tiền tệ và chứng khoán. Tăng trưởng tín dụng luôn đạt mức 25%/năm, tỷ lệ vay nợ tín dụng trong GDP tăng lên 120% năm 1994, trên 160% vào thời điểm trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng. Tính chung cho những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khả năng huy động vốn của thị trường chứng khoán Kuala Lumpur là 200 tỷ USD, thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế, bởi thâm hụt tài khoản vãng lai chiếm 6,3% vào năm 1996, vượt quá mức cho phép 5% của một nền kinh tế lành mạnh. Tốc độ cung ứng tiền tệ tăng mạnh, trong khi chất lượng tín dụng rất thấp do tập trung nhiều vào cổ phiếu và bất động sản, làm cho các khoản nợ khó đòi của NHTM tăng lên quá mức cho phép. Vào cuối tháng 10/1997, số nợ khó đòi của các ngân hàng đã lên tới 6% tổng số nợ, tức 393 tỷ Ringgit. Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng, tài chính phát triển quá nhanh với 39 công ty tài chính và 37 ngân hàng thương mại, các ngân hàng cạnh tranh nhau trong kinh doanh và thiếu đi sự phối hợp giữa hệ thống liên ngân hàng. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường tài chính bắt đầu mở cửa, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu bùng nổ.
Những phản ứng trước tác động của khủng hoảng
Chiến lược ngân sách năm 1999 được Chính phủ Malaixia ban hành nhằm mục tiêu phục hồi kinh tế, sắp xếp lại khu vực tài chính, cải tiến quản lý ở cả khu vực tư nhân và công cộng, tăng cường cán cân thanh toán, kích thích cạnh tranh của nền kinh tế. Tổng só tiền cho chiến lược ngân sách năm 1999 sẽ là 65,095 tỷ RM (RM - Ringgit Malaixia), trong đó 47,042 tỷ RM được dùng cho chi tiêu hoạt động và 18,053 tỷ RM cho chi tiêu phát triển. Chính phủ sẽ khống chế thâm hụt tài chính kiềm chế lạm phát và kiểm soát nguồn vốn ngắn hạn. Sự từ chối tiếp nhận các khoản vay từ IMF để giải quyết khủng hoảng tiền tệ và sự nỗ lực cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng của Chính phủ Malaixia nhằm ổn định và phục hồi nền kinh tế theo cách đi riêng của họ…
Để tăng cường sức mạnh của đồng Ringgit, Chính phủ thực hiện các biện pháp sau:
Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp trong phạm vi rổ tiền tệ.
Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong hoạt động thương mại của Malaixia với các nước khác, nhanh chóng thực hiện các cơ chế thanh toán thương mại đa phương và song phương trong các nước ASEAN.
Tăng dự trữ ngoại tệ ít nhất đủ chi trả cho 5 tháng nhập khẩu, bằng cách giữ vững sự cân bằng cán cân thành toán và tài khoản hiện hành. Các biện pháp khác nhằm tăng dự trữ ngoại tệ là khuyến khích các cá nhân và công ty mua bán rẻ các tài sản của họ ở nước ngoài; giảm hoặc bồi thường các tài sản đầu tư dự trữ, sử dụng các khoản vay hoặc trái phiếu phát hành để tăng thêm dự trữ.
Thực hiện chính sách lãi suất hợp lý. Lãi suất cao là điều nguy hiểm cho kinh doanh và làm giảm đáng kể sự tăng trưởng tín dụng. Để đảm bảo các hoạt động kinh tế có đủ tài chính, chính phủ đã tiến hành biện pháp giảm lãi suất để thúc đẩy thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất này cần cao hơn mức lạm phát.
Để ổn định thị trường tài chính, Chính phủ đã ban hành các biện pháp sau:
Duy trì tính trong sáng của hệ thống ngân hàng bằng cách giám sát chặt chẽ hơn các ngân hàng và cải thiện các khoản vay nợ không chính thức.
Tái huy động vốn ngành ngân hàng. Ước tính tổng vay nợ không chính thức của hệ thống ngân hàng sẽ đạt 74 tỷ RM (15,7% tổng vay nợ ngân hàng) vào cuối năm 1998 và là 100 tỷ RM (19,7%) vào cuối năm 1999. Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu dài hạn trị giá 20 tỷ RM.
Kiểm soát sự mở rộng tín dụng và thị trường trái phiếu theo xu hướng ưu tiên cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Cải thiện thị trường vốn bằng cách tăng cường hệ thống giám sát và công bố những yếu kém của những người tham gia thị trường vốn.
Phát triển thị trường chứng khoán nợ tư nhân (PDS).
Những chính sách vĩ mô linh hoạt đã giúp Malaixia nhanh chóng vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, mạnh về bền vững trong giai đoạn sau này. Hiện nay, Malaixia vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ làm đòn bẩy phát triển kinh tế trong nước, nhằm tăng chi tiêu tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu, trong khi lãi suất có thể vẫn được giữ nguyên. Điều đáng chú ý, trong khi những năm trước Malaixia duy trì được đà tăng trưởng khá cao một phần nhờ đẩy mạnh chi tiêu ngân sách thì giai đoạn gần đây Chính phủ chủ trương xiết chặt chi tiêu để cải thiện ngân sách thu chi nhà nước. Cụ thể, cuối năm 2003, Chính phủ Malaixia quyết định đình chỉ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tốn kém, trong đó có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt trị giá 14,5 tỷ USD mà Chính phủ tiền nhiệm dự định thực hiện. Song mức tăng trưởng kinh tế vẫn không vì thế mà suy giảm. Năm 2004 kinh tế Malaixia vẫn tăng trưởng 7,1%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2000; năm 2005 tăng trưởng giảm 5,3% (nguyên nhân chính do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và khả năng giá cả hàng hóa biến động trên thị trường toàn cầu). Đóng góp một phần không nhỏ trong thành công này, đó chính là hiệu quả của chính sách tài chính – tiền tệ đã được áp dụng ở Malaixia trong giai đoạn này.
Chính sách tỷ giá:
Từ năm 1998, Chính phủ Malaixia áp dụng chính sách ấn định tỷ giá hối đoái ở mức 1 USD = 3,78 Ringgit cùng với nhiều biện pháp kiểm soát tiền vốn, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả, do đó tránh được sự trượt dốc của nền kinh tế, ngăn chặn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, tạo môi trường tài chính - tiền tệ ổn định và thuận lợi để phục hồi nền kinh tế. Cho đến nay, chính sách ấn định tỷ giá vẫn đang là giải pháp tốt nhất mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Malaixia nhờ tạo nên sự ổn định trong buôn bán quốc tế. Mặc dù hiện nay đồng Ringgit đã tăng giá trị thực tế so với đồng USD và chịu tác động từ một số nhân tố, chẳng hạn như Hồng Công nới lỏng chính sách ấn định tỷ giá đã áp dụng trong 22 năm qua, Trung Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ, thay đổi tỷ giá..., nhưng các nhà hoạch định chính sách của Malaixia cho rằng những tác động trên vẫn trong phạm vi có thể kiểm soát và Malaixia chưa có ý định thay đổi chính sách tiền tệ. Chính phủ sẽ chỉ xem xét lại chính sách gắn kết đồng Ringgit với đồng USD, trừ khi đồng nội tệ dao động khoảng 20% so với các đồng tiền khác trong khu vực. Tuy nhiên, chính sách ấn định tỷ giá thấp hơn giá trị thực tế cũng gây nhưng tác động tiêu cực đến nền kinh tế Malaixia, như hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ… Các nhà kinh tế vẫn hy vọng Chính phủ Malaixia sẽ xem xét lại tỷ giá hối đoái trên trong thời gian tới và tiến hành định giá lại đồng Ringgit với những đồng tiền khác.
Đến tháng 7/2005, ngay sau khi Trung Quốc thông báo quyết định tăng 2,1% giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD, trong cùng ngày 21/7 Malaixia cũng bãi bỏ chính sách cố định tỷ giá được áp dụng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, thay vào đó đồng Ringgit lên giá dần dần theo chủ trương "thả nối có quản lý". Tỷ giá của đồng Ringgit được giao dịch từ 3,78 Ringgit/USD lên 3,7655 Ringgit/USD, tăng lên 3,5 Ringgit/USD vào cuối năm 2005. Ngân hàng Trung ương Malaixia (BN) thực hiện biện pháp bảo đảm cho đồng Ringgit của Malaixia lên giá từ từ để không tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
TĂNG TRƯỞNG GẮN VỚI PHÚC LỢI, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Phúc lợi xã hội
Theo Báo cáo phát triển con người năm 2005 thì năm 2003 chỉ số HDI của Malaixia là 0,796, xếp thứ 61 trong 177 nước có số liệu so sánh. Đó là thành quả của tăng trưởng kinh tế và sự quan tâm của Chính phủ Malaixia tới các vấn đề an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân.
Những chính sách đầu tư thích đáng cho giáo dục đã thu được những kết quả tích cực. Tỷ lệ dân số biết biết chữ năm 1970 ở Malaixia mới đạt 58%, thì đến năm 2002, tỷ lệ này đã tăng lên 94%. Đặc biệt, năm 1997, tỷ lệ học sinh tiểu học của Malaixia đạt 100% nhóm tuổi, điều đó chứng tỏ những trẻ em thiệt thòi ở vùng sâu, vùng xa và thiểu năng tàn tật cũng đã có cơ hội tới trường. Tuy chi phí của Nhà nước cho giáo dục năm 1997 có thấp hơn so với năm 1980, song điều đó lại không đồng nghĩa với chi tiêu cho giáo dục bị thu hẹp. Trong trường hợp của Malaixia, điều đó đã chứng tỏ tính xã hội hóa cao của giáo dục trong thời hiện đại. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục chỉ là một bộ phần cấu thành trong nguồn tài chính dành cho giáo dục, vì vậy khi có sự đóng góp tích cực của xã hội dân sự, thì Chính phủ có thể giảm bớt phần chi phí của mình mà vẫn đạt được tiến bộ trong giáo dục.
Trong lĩnh vực y tế, Malaixia cũng đã tăng mức chi tiêu công cộng chiếm tới 1,3% GDP giai đoạn 1992 - 1998. Theo thống kê, nếu như năm 1980, 40% dân số của Malaixia không được tiếp cận các dịch vụ y tế thì đến năm 1993, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 12%. Và kết quả là; tỷ lệ trẻ em bị chết dưới 5 tuổi đã giảm mạnh trong thời kỳ 1980 - 1998, từ 42‰ xuống còn 12‰ và 8‰ năm 2005; tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh là 17,7‰ năm 2005 và tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng từ 65 tuổi vào năm 1970 lên 73 tuổi năm 2002.
Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn ở Malaixia ngày càng tăng, đã tăng từ 71% thời kỳ 1982 - 1985 lên 89% thời kỳ 1990 - 1996, trong đó năm 1996 có 100% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 86% cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ dân số được cung cấp các dịch vụ vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn ở Malaixia cũng đã tăng mạnh giữa hai thời kỳ nói trên, từ 75% thời kỳ 1982 - 1985 đến 94% thời kỳ 1990 - 1996, trong đó 100% các cư dân thành thị được hưởng dịch vụ này.
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, người dân Malaixia đã có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ công. Với mục đích theo đuổi một quá trình tăng trưởng và công bằng, Chính phủ và xã hội dân sự Malaixia đã đầu tư và quan tâm mạnh mẽ tới tăng cơ hội tiếp cận cho người dân tới các dịch vụ công. Chi tiêu công cộng cho phát triển xã hội đã tăng từ 17% trong thời kỳ 1971 - 1975 lên 25% trong thời kỳ 1990 – 1995. Nhờ đó, người dân Malaixia được đi học và được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
2. Công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo
Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội, nhiều quỹ và các chương trình được thành lập và hoạt động nhằm phục vụ cho sự an toàn cuộc sống cho người dân. Quỹ bảo vệ người lao động được thành lập năm 1951 và sửa đổi năm 1991. Quỹ này hoạt động dựa trên nguyên tắc đóng góp từ phía người sử dụng lao động và người lao động cùng với lãi suất thu được để cung cấp các khoản tiền trợ cấp hưu trí, bệnh tật vĩnh viễn, chết hoặc di cư ra khỏi Malaixia. Quỹ hưu trí cũng được thành lập từ năm 1952. Điều luật an sinh xã hội cho người lao động được thành lập năm 1969 và sửa đổi năm 1992. Sự hoạt động của điều luật này nhằm tạo ra sự an sinh xã hội cho người lao động và những người ăn theo trong gia đình thuộc các nhóm thu nhập thấp trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động. Với sự phát triển đầy đủ các chương trình phúc lợi thành một hệ thống, người dân Malaixia, đặc biệt những người trong đối tượng khó khăn đã được hưởng nhiều sự trợ cấp để đảm bảo cuộc sống tối thiểu, cũng như các cơ hội tiếp cận dịch vụ công cộng khác, chất lượng cuộc sống được nâng cao, theo đó công bằng xã hội được cải thiện, tỷ lệ người nghèo giảm đáng kể.
Đặc biệt, trong chính sách phát triển mới của Chính phủ Malaixia, chiến lược xóa đói giảm nghèo sẽ được tiếp tục thực hiện, chú trọng cải thiện phân phối thu nhập giúp người nghèo được hưởng lợi ích từ tăng trưởng. Chính sách này cũng quan tâm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của những khu vực và các bang chậm phát triển để họ có khả năng tiếp cận lớn hơn đối với các dịch vụ cơ bản được cải thiện. Kết quả là, từ một đất nước có trên 50% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào đầu thập kỷ 1970, đến năm 2002, số người nghèo đói ở Malaixia chỉ còn dưới 1%. Ngoài ra, sự chênh lệch về thu nhập ở Malaixia cũng ngày càng được thu hẹp giữa các nhóm ngành nghề và các nhóm dân cư thông qua các chính sách của Chính phủ đối với những tầng lớp có thu nhập thấp. Từ đó, cuộc sống của nhóm người nghèo đã được cải thiện nhiều và họ đã có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào quá trình phát triển đất nước.
Nhờ thành quả của tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như các chương trình phúc lợi và định hướng tập trung vào các nhóm bị thiệt thòi, Malaixia đã trở thành một trong những nước có thành tựu xóa đói đói giảm nghèo đáng khâm phục. Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội được tăng lên đáng kể và chất lượng các dịch vụ này được cải thiện rất nhiều, công bằng xã hội được đề cao và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương phần nào được bù đắp.
Kinh tế Việt Nam – Malayxia
Việt Nam và Malaixia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 3/1973. Đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN.
Tháng 2/1994, Hội hữu nghị Việt Nam-Malaixia và Hội hữu nghị Malaixia-Việt Nam được thành lập ở mỗi nước. Tháng 9/1995, hai nước lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Malaixia. Bên cạnh đó hai nước cũng đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, cũng như ở cấp địa phương và cấp ngành.
Cùng với sự phát triển trong quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế cũng không ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực.
Kể từ khi Việt Nam có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 đến nay, Malaixia có 241dự án với tổng số vốn lên đến gần 1,9 tỷ USD tại Việt Nam, đứng thứ 10 trong số 78 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Kim ngạch ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-Malaixia tăng từ 160 triệu USD năm 1992 lên đến 2,2 tỷ USD năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2007, giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Malaixia đạt trên 614 triệu USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Malaixia đạt 820 triệu USD.
Hợp tác lao động là một lĩnh vực hợp tác mới và đầy tiềm năng giữa hai nước. Từ tháng 4/2002 đến nay, Việt Nam đã đưa được tổng số hơn 130.000 lao động sang làm việc tại Malaixia. Ngày 1/12/2003, hai nước ký Bản ghi nhớ cấp chính phủ về hợp tác lao động để triển khai cụ thể lĩnh vực hợp tác này.
Đến nay, Việt Nam và Malaixia đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, hàng không, đầu tư, bưu điện và viễn thông, ngân hàng, du lịch, thanh niên, thể thao và nhiều Bản ghi nhớ hợp tác khác. Trong chuyến thăm chính thức Malaixia của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4/2004, hai nước đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21"./.
Chương III
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC ASEAN
3.1. Thúc đẩy thực hiện "Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN"
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 23 đến 25 tháng 7 năm 2001 đã thông qua "Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN" cam kết dành nguồn lực đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển của Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam. Sự trợ giúp ưu tiên vào 3 lĩnh vực: phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông. Đẩy nhanh sự phát triển của các lĩnh vực này không những gắn kết Việt Nam và các nước với nhau một cách chặt chẽ hơn thông qua hệ thống giao thông xuyên Á mà còn nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ và xây dựng nền kinh tế tri thức. Đây là một cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực.
3.2 Hợp tác với các nước ASEAN trong nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và thành đạt của con người. Để có thể nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước nói riêng cũng như nền kinh tế của toàn bộ ASEAN nói chung cần phải có sự phối hợp giữa các nước trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh sự giúp đỡ của một số nước thành viên cũ như Thái Lan, Singapore trên cơ sở hợp tác song phương, Việt Nam cũng cần tham gia vào hợp tác khu vực nhằm: hợp tác thiết lập hệ thống các trường đại học Đông Nam Á, thiết lập hệ thống giáo trình chung; hợp tác trong đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; Xây dựng quỹ tài trợ cấp học bổng để hỗ trợ nghiên cứu sinh trong khu vực; Cùng nghiên cứu các dự án khoa học giữa các nhà khoa học trong khu vực, tăng cường sự trao đổi tài liệu khoa học và các nhà khoa học trong khu vực, gắn việc nghiên cứu quốc gia, khu vực thế giới.
3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học - viễn thông tạo điều kiện cho xây dựng các tiểu vùng kinh tế
Phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tới tập trung vào 3 mảng lớn. Đó là:
- Tập trung nâng cấp và hoàn thiện bước cơ bản các trục đường giao thông trên tuyến Bắc - Nam, các tuyến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng. Phát triển con đường xuyên Á nối liền Việt Nam với các trung tâm kinh tế trong khu vực, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước. Phát triển các tuyến giao thông nối Việt Nam với các nước còn lại trong Tiểu vùng MêKông (Thái Lan, Lào, Campuchia). Tiến tới hợp tác với các nước ASEAN triển khai nhanh mạng lưới năng lượng xuyên ASEAN gồm mạng lưới điện và khí đốt. Trong tương lai có thể hình thành tam giác tăng trưởng có sự tham gia của một số tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam , các tỉnh duyển hải phía năm Campuchia và một số tỉnh phía đông Thái Lan.
- Hoàn thành các dự án cải tạo và nâng cấp hạ tầng đô thị ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng… như cấp thoát nước, xử lý chất thải, nâng cao năng lực giao thông đô thị…
- Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia và đặc biệt là hợp tác xây dựng hệ thống thông tin giữa các nước trong khối ASEAN hiện đại, dung lượng lớn, chất lượng cao. Phối hợp thiết lập hệ thống phát thanh, truyền hình của các nước trong khu vực. Thiết lập mạng lưới báo chí, thông tin Đông Nam Á. Hợp tác trong đào tạo các kỹ thuật viên ngành thông tin, phát thanh viên, biên tập viên của đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và phóng viên báo chí. Đầu tư để nâng dần tỷ lệ nội địa hoá trong việc sản xuất, lắp ráp thiết bị thông tin liên lạc.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn với công nghệ hiện đại và sự quy hoạch tổng thể tầm cỡ quốc gia mà không một cá nhân nào có thể thực hiện nổi mà phải có sự tham gia và phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành. Cần phải cân nhắc tíh toán hiệu quả kinh tế - xã hội của những dự án xây dựng trong thời gian tới, xây dựng các dự án khả thi và tính toán cụ thể để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hịên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1871.doc