Đề tài Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

PHẦN MỞ ĐẦU Phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường, mở cửa vàtham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới trong tiến trình thựchiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đã, đang và sẽ đặt nềnkinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những tháchthức trước cạnh tranh khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng vàmở rộng thị phần ngay cả trên phạm vi không gian của thị trường nội địa cũngnhư ở thị trường thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, hệ thống phân phốihàng hoá (HTPPHH) với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, cótác động trực tiếp đến lợi nhuận và giá cả cuối cùng, cũng như đến một loạt cáclợi ích khác cho người tiêu dùng để có khả năng lựa chọn những sản phẩm chấtlượng cao, giá rẻ và phù hợp nhu cầu . nên đang ngày càng trở thành phươngtiện cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp. Cùng với tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực phânphối cũng sẽ mất đi hàng rào bảo hộ để đương đầu cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài không chỉ có tiềm lực mạnh về các hệ thống phân phối hàng hoámà còn dày dạn các kinh nghiệm và thủ pháp cạnh tranh phân phối. Mặt khác,thông qua HTPPHH mà quá trình chuyển dịch hàng hoá gắn liền với nhu cầu thực tếcủa thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tảinhững những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho người sản xuất đểđiều chỉnh theo những điều kiện của thị trường. Vì thế bằng việc định hình vàtăng cường hiệu quả cho các hoạt động chức năng của hệ thống phân phối hàng hoáViệt Nam mà nhà nước tạo lập nên những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất địnhhướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy thương mại hoá và phát triển thị trườngcho các ngành kinh tế sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêuthụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước. Trên khung cảnh của thị trường nội địa, nhữngnăm qua các hệ thống phân phối hàng hoá đã phát triển một cách tự phát cả về sốlượng và quy mô mở rộng, bước đầu thoả mãn nhu cầu đa dạng về hàng hoá tiêudùng cho cả sản xuất và dân cư, tác động đến sự phát triển sản xuất trong quátrình chuyển đổi theo hướng nền kinh tế thị trường. Đã xuất hiện một số hệthống phân phối hàng hoá có hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Petrolimex, Co-op mart ., cần có sự tổng kết kinh nghiệm để nhân rộngnhững mô hình này. Tuy vậy, đến nay HTPPHH của các doanh nghiệpViệt Nam hầu hết chưa được định hình và kiến tạo, hoạt động tiêu thụ sản phẩm còn kém hiệu quả,với chi phí cao và nhiều khâu nấc. Thực tế, người tiêu dùng còn chưa có đượcnhiều cơ hội và điều kiện thoả đáng lựa chọn mua sản phẩm rẻ, chất lượng tốt;người sản xuất còn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là sảnphẩm nông nghiệp. Trên thị trường thế giới, do không thiết lập được hệ thốngphân phối hàng hoá trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, nên các doanhnghiệp xuất khẩu Việt nam gặp nhiều rủi ro, thiệt hại, làm giảm hiệu quả xuấtkhẩu. Việc thiếu hụt các HTPPHH trên thị trường đang trở thành một trong nhữngnhân tố làm cho nền kinh tế Việt Nam kém sức cạnh tranh bởi hiệu quả thấp. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên bắt nguồn từ cả trên phương diện quản lý vĩ mô và vi mô đều chưa nhận thức đầy đủvà chưa có đủ những điều kiện, kỹ năng thích ứng với yêu cầu quản lý HTPPHHtheo các chiến lược cạnh tranh dài hạn. Các nhà quản trị doanh nghiệp chưa cóđược cách nhìn đúng đắn và toàn diện về HTPPHH cũng như phương thức quản trịđẩm bảo lợi thế cạnh tranh nhờ HTPPHH hữu hiệu với tính liên kết và sự hợp tácdài hạn của các thành viên cùng hướng tới thị trường mục tiêu. Các nhà quản lývĩ mô chưa định hình và kiến tạo các điều kiện hỗ trợ người sản xuất định hướngtheo nhu cầu thị trường và đảm bảo các yếu tố để tối đa hoá những thuận lợi chocác dòng vận động hàng hoá vật chất và dịch vụ của nền kinh tế từ sản xuất đếntiêu dùng. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt của tự do hoáthương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu nâng cao năng lựccạnh tranh về HTPPHH cho các doanh nghiệp của Việt Nam , qua đó phát huy vaitrò thương mại đủ năng lực hướng dẫn sản xuất định hướng theo nhu cầu thịtrường và tạo ra các tiền đề cho phát triển sản xuất trong nước, được đặt ranhư một yêu cầu bức xúc của thực tế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay. Những yêu cầu này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết của Đảng và là một nội dungtrọng yếu trong triển khai đề án tổ chức lại thị trường trong nước của Chínhphủ, đồng thời cũng là một trong những giải pháp lớn mà doanh nghiệp Việt Namđang đòi hỏi Chính phủ hỗ trợ để chuẩn bị cho hội nhập thành công vào nền kinhtế quốc tế. Vì lý do trên, đề tài: " Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" đã được nghiên cứu. * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: -Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý HTPPHH; - Đánh giá thực trạng và chỉ ra các nguyên nhâncản trở việc phát triển HTPPHH của các doanh nghiệp ở Việt Nam; - Đề xuất các định hướng tổ chức và hệ thốngcác giải pháp nhằm phát triển HTPPHH của các doanh nghiệpViệt nam trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạtđộng quản lý vĩ mô và vi mô đối với HTPPHH của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng các dịch vụ đi theo ở thị trường trong nước; - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là HTPPHH tổnghợp có lựa chọn theo mục đích tiêu dùng cho đời sống và cho sản xuất ở thịtrường trong nước. Các tổng kết thực trạng từ năm 1996 đến nay và các đề xuấttừ nay đến năm 2010. *Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau: - Khảo sát điển hình; - Phương pháp chuyên gia; - Tổng hợp và phân tích. *Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lýluận về phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Chương 2: Thựctrạng phát triển các hệ thống phân phối hàng hoá ở Việt Nam Chương 3: Các giảipháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt nam đến năm 2010

pdf123 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46900.pdf
Tài liệu liên quan