Đề tài Các giải pháp về phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010

Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, đồng thời kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm. Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá lớn, nó sẽ phải gánh vác vai trò lịch sử là thực hiện sự phân công sâu hơn và hợp tác rộng hơn, cùng với các thành phần, lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến thực phẩm, mở mang ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo một cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

doc47 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp về phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 8 20 0 65 Hà Nam 448 115 98 17 64 154 Nam Định 2449 72 70 2 10 2295 Thái Bình 646 65 45 20 6 510 Ninh Bình 3198 914 366 548 428 942 Nguồn: Báo cáo chuyên đề: Chính sách phát triển kinh tế trang trại và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kê nông nghiệp, 2002. Quỹ đất giữa các nhóm chủ trang trại có sự chênh lệch nhau đáng kể (xem biểu3). Phần lớn các trang trại chỉ có quy mô dưới 2 ha (51%). Biểu 3: Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất Đơn vị: ha Tỉnh, tp Tổng số trang trại Chia ra <2 ha 2-5 ha 5-10 ha 10-30 ha >30 ha Cả nước 96181 49051 23765 935 4498 559 ĐBSH 8511 5230 2520 517 198 46 Hà Nội 1623 1373 185 55 7 3 Hải Phòng 633 191 249 95 58 40 Hà Tây 430 238 91 101 1 Hải Dương 814 158 584 52 19 2 Hưng Yên 74 39 23 2 8 Hà Nam 135 85 34 13 3 Thái Bình 528 296 90 99 43 Ninh Bình 4274 2850 1264 100 60 Nguồn: Báo cáo “Điều tra, tổng kết thựchiệnchủ trương phát triển kinh tế trang trại”, Vụ NôNG NGHIệP-PTNT, 2000. Cơ cấu đất rất đa dạng, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất thổ cư, trong đó đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 52,3%. Phần đất lâm nghiệp chiếm 14,24% như vậy không phải là nhiều vì các trang trại lâm nghiệp thường đòi hỏi quy mô lớn. Nhìn chung các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng thường có xu hướng sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi là chính. Có thể nói, hiện trạng sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng đã gần ở mức tối đa và hướng khai thác ngày càng hợp lý hơn. Chỉ có điều, sau một thời gian dài khai thác, thâm canh không chú ý “bồi dưỡng” cho nguồn đất, mà ở nhiều nơi đất có hiện tượng bạc màu, bất lợi cho trồng trọt. Hơn nữa, nhu cầu phát triển công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng, làm nhà ở... càng ngày càng làm thu hẹp đi một phần lớn đất đai màu mỡ, làm hạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp. Cho nên khai thác theo chiều sâu sẽ là hướng chính trong những năm tới đây. 2. Lao động Theo tổng điều tra ngày 1.4.1999, dân số vùng Đồng bằng Sông Hồng là 14,8 triệu người, chiếm 19,39% số dân cả nước. Cả vùng có khoảng 8,5 triệu lao động trong độ tuổi, trong đó tới 79% là lao động nông thôn, làm việcngoài khu vựcnhà nước do địa phương quản lý. Phần lớn các trang trại sử dụng lao động của gia đình là chính, một số có thuê thêm lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiên công thoả thuận giữa hai bên. Tiền công thời vụ thường dao động từ 10-15 ngàn đồng/ngày công; còn đối với lao động thường xuyên , khoảng 300000đ/tháng (chung cho cả miền Bắc)(3) Báo cáo tóm tắt Tình hình kinh tế trang trại nước ta những năm vừa qua và tổ chức triển khai nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại”, Bộ Nng nghiệp&Phát triển nông thôn, 2000. Bình quân mỗi trang trại có khoảng 8 lao động, trong đó lao động của chủ trang trại bình quân là 2,4 người/trang trại (ĐB Sông Cửu Long là 3.1, trung bình cả nước là 2,5), lao động thuê mướn thường xuyên chiếm 29,2%. Các tỉnh có tỉ USD lệ này cao là Hải Phòng (31,9%), Vĩnh Phúc (35,6%), Hà Nam (51,4%),...; lao động thuê mướn thời vụ quy đổi chiếm 42,32%,bình quân mỗi trang trại khoảng 2,4 người. Biểu 4:Tình hình sử dụng lao động của các trang trại Đơn vị: người Tỉnh, vùng Tổng số lđ tham gia sản xuất của trang trại Số LĐ bình quân một trang trại LĐ của hộ chủ trang trại LĐ của hộ chủ bình quân 1 trang trại Cả nước 374.701 6 168.634 2.5 ĐBSH 15.210 8 4.330 2.4 Hà Nội 1.134 8 375 2.7 Hải Phòng 3.488 10 766 2.2 Vĩnh Phúc 978 8 326 2.6 Hà Tây 1.704 9 485 2.7 Bắc Ninh 249 8 84 2.5 Hải Dương 1.469 9 433 2.5 Hưng Yên 411 7 147 2.5 Hà Nam 436 11 106 2.7 Nam Định 2.170 6 752 2.2 Thái Bình 1.414 14 223 2.2 Ninh Bình 1.757 6 633 2.2 Nguồn: Biểu 5:Tình hình thuê mướn lao động của các trang trại năm 2001 Đơn vị: người Tỉnh, vùng LĐ thuê mướn thường xuyên LĐ thuê mướn thường xuyên BQ 1 TT LĐ thuê mướn thời vụ quy đổi LĐ thuê mướn thời vụ quy đổi 1TT Cả nước 60.880 1 145.187 2.4 ĐBSH 4.442 2 6.438 3.5 Hà Nội 385 3 374 2.7 Hải Phòng 1.113 3 1.609 4.7 Vĩnh Phúc 348 3 304 2.5 Hà Tây 529 3 690 3.8 Bắc Ninh 37 1 128 3.9 Hải Dương 420 2 616 3.6 Hưng Yên 140 2 124 2.1 Hà Nam 178 5 152 3.9 Nam Định 695 2 723 2.1 Thái Bình 410 4 781 7.7 Ninh Bình 187 1 937 3.2 Nguồn: Trình độ của lao động trong các trang trại nhìn chung còn thấp. Lớp học cao nhất cho 1 người ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 3,9; riêng khu vực nông thôn là 3,8 (cao nhất cả nước). Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện đại. Ngoài một số ít lao động chuyên môn làm các công việc như vận hành máy móc thiết bị, còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chỉ có khả năng đảm nhận những công việc đơn giản như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm... Về trình độ quản lý: 100% các chủ trang trại hiện nay tự quản lý trực tiếp trang trại của mình. Một vài đặc trưng: Có ý chí, quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp Có kinh nghiệm, tri thức, năng lực Có hiểu biết về loại cây, con định kinh doanh Nhanhnhạy với các thông tin và công nghệ Xuất xứ của chủ trang trại từ 7 nguồn chính: Nông dân Công chức đương nhiệm Cán bộ xã Công nhân đang làm việc Bộ đội, công an về địa phương Cán bộ, công nhân hưu trí Thành phần khác. Tuy nhiên, đại bộ phận các chủ trang trại xuất phát từ tầng lớp nông dân, mới thoát ra từ sự thụ động của cơ chế bao cấp trong các hợp tác xã kiểu cũ và bước đầu làm chủ kinh tế nông hộ là một điều còn mới mẻ, nên còn nhiều bỡ ngỡ, còn mang dấu ấn nặng nề của kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc,nghiệp vụ và bản lĩnh kinh doanh còn rất bất cập trước yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá, đặt mình trong cơ chế thị trường, trong nhiều trường hợp vẫn chưa quen hẳn với phương thức sản xuất và quản lý hiện đại. Theo điều tra, chỉ có 31,8% số chủ trang trại được đào tạo từ sơ cấp trở lên, số có trình độ đại học chỉ chiếm 5,6%. Điều này không những hạn chế sự sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại. 3. Vốn Vốn bình quân một trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng khá cao, chủ yếu là vốn tự có. Lượng vốn đầu tư bình quân cho một trang trại năm 2001 là 190,2 triệu đồng, bằng 1,39 lần mức trung bình chung của cả nước, cao thứ hai so chỉ sau miền Đông Nam Bộ vốn là vùng có các trang trại quy mô lớn hơn nhiều. Các tỉnh có vốn trung bình một trang trại cao là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, là những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tổng vốn sản xuất các trang trại tính đến 2001 là 347.923 triệu đồng, trong đó 74% là vốn của chủ trang trại. Lượng vốnvay còn nhỏ, bao gồm vốn vay trực tiếp của ngân hàng (19,3%) và vay của bạn bè, người thân, hoặc vốn dự án, vốn đầu tư ứng trước, v.v.... Thực trạng này do các nguyên nhân: thứ nhất, người dân vẫn quen với tư duy sản xuất cũ, chỉ dựa trên những gì mình có mà ít khi mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất; thứ hai, hầu hết các chủ trang trại không đủ để đáp ứng những điều kiện vay vốn của ngân hàng do đó gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn từ nguồn này. Tỉ lệ vốn vay còn nhỏ phản ánh sức huy động vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn yếu, đồng thời cũng cho thấy khả năng làm giàu còn hạn chế của một bppj phận đông đảo nông dân. Nếu như làm kinh tế trang trại chỉ có thể là những người có sẵn tiền trong tay thì sẽ có hai hậu quả: một là gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong các ngân hàng nông nghiệp, hai là chưa có được điều kiện thuận lợi để nâng cao nhanh mức sống cho đại bộ phận nông dân nghèo. Biểu 6: Vốn sản xuất của trang trại năm 2001 Đơn vị: triệu đồng Tỉnh, vùng Tổng vốn đầu tư của TT Tổng vốn đầu tư bình quân 1 TT Vốn của chủ TT Vốn của hộ chủ bình quân 1TT Vốn vay ngân hàng Vốn vay ngân hàng bình quân 1 TT Cả nước 8.294.723 136.5 7.020.950 115.6 1.096.892 18.1 ĐBSH 347.923 190.2 257.512 140.8 67.230 36.8 Hà Nội 29.889 215.0 20.521 147.6 6.823 49.1 Hải Phòng 105.575 306.9 72.336 210.0 22.496 65.4 Vĩnh Phúc 12.864 103.7 9.309 75.1 2.668 21.5 Hà Tây 30.443 168.2 22.383 123.7 6.529 36.1 Bắc Ninh 6.795 205.9 4.197 127.2 2.310 70.0 Hải Dương 23.886 139.7 19.146 112.0 3.691 21.6 Hưng Yên 15.888 269.3 12.601 213.6 2.888 48.9 Hà Nam 3.111 79.8 2.406 61.7 686 17.6 Nam Định 65.250 189.7 51.673 150.2 10.534 30.6 Thái Bình 31.504 311.9 24.082 238.4 6.921 68.5 Ninh Bình 22.718 77.3 18.858 64.1 1.684 5.7 Đông Bắc 240.746 80.6 198.639 66.5 31.384 10.5 Tây Bắc 15.852 114.0 12.752 91.7 2.320 16.7 Bắc Trung Bộ 269.930 89.2 194.522 64.3 64.680 21.4 Duyên hải NTB 407.346 140.0 362.320 124.6 36.321 12.5 Tây Nguyên 1.155.694 191.7 975.625 161.8 172.209 28.6 Đông Nam Bộ 3.151.005 248.1 2.805.399 220.8 291.234 22.9 ĐB SCL 2.706.227 86.9 2.214181 71.1 431.514 13.9 Nguồn: 4. Công nghệ kĩ thuật Cũng như tình trạng chung của toàn ngành nông nghiệp, trình độ khoa học công nghệ của các trang trại còn thấp, thậm chí rất thấp so với các nước trên thế giới và trong khi vực, vốn đã hoàn thành cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá,... từ lâu. Cho đến nay, sản xuất của các trang trại, dù là đã tiến bộ hơn sản xuất của hộ gia đình phân tán, nhưng vẫn mang nặng tính thủ công lạc hậu và bất hợp lí. Lao động chủ yếu bằng tay chân và còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tỉ lệ bình quân trang trại bị máy móc cho một ha gieo trồng còn rất thấp, dươí 5cv/ha, tỉ lệ cơ giới hoá làm đất mới chỉ đạt 21% (Công nghiệp Việt Nam, 5/2001), mức độ hoá nhiều khâu như gieo cấy, gặt đập... còn hạn chế. Công việc sấy lúa và hoa màu sau thu hoạch chủ yếu bằng năng lượng mặt trời, thiếu những hệ thống sấy hiện đại, quy mô lớn. Tuy vây, cũng có những dấu hiệu đáng mừng cho thấy khoa học công nghệ, từng bước đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của trang trại. Các giống nông sản trong trang trại hầu hết đều là thành quả của các công trình nghiên cứ khoa học, là sản phẩm của công nghệ sinh học... cho năng suất cao, chất lượng tôt, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tiếc rằng vùng còn hạnchế ở khả năng chế biến nông sản, trình độ ché biến không cao nên sản phẩm bán ra thị trường nhiều khi phải chịu thiệt thòi. Tóm lại, kinh tế trang trại Đồng bằng Sông Hồng trong những năm qua mới gây ấn tượng mạnh ở tính quy mô của nó, còn tình hình sử dụng các yếu tố nguồn lực (đất đai, vốn sản xuất, lao động, khoa học công nghệ) thì chưa thật hợp lý và chắc chắn, để có thể được coi là một nền nông nghiệp phát triển thì trong các trang trại, các yếi tố nguồn lực phải được sử dụng một cách hợp lý hơn, hiệu quả hơn. III Những hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế 1.1. Kinh tế trang trại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng Mặc dù sự hình thành và phát triển của các trang trại đã nhanh chóng đưa được một diện tích lớn đất hoang hoá, đất chưa sử dụng và quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận và hình thành một môi trường sinh thái bền vững nhưng thực tế, vũng vẫn còn những diện tích đất chưa sử dụng hết, hoặc sử dụng nhưng hiệu quả không cao, việc khai thác các yếu tố nguồn lực chưa triệt để và không đồng đều. 1.2. Cơ cấu sản xuất chưa phù hợp, tình trạng độc canh còn phổ biến, mặc dù phần lớn các trang trại kinh doanh tổng hợp nhưng thực chất đó mới chỉ là một hình thức tận dụng năng lực sẵn có một cách thụ động chứ chưa chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo các tín hiệu của thị trường. Nhiều trang trại còn chưa mạnh dạn đầu tư nên không cải tạo được giống cây, con vốn đã suy giảm về cả khả năng cho sản lượng và cả chất lượng. Ngoài ra, còn rất nhiều thế mạnh của vùng chưa được tận dụng hết. 1.3. Lãng phí vốn, trình độ sản xuất lạc hậu Sự lãng phí vốn ở đây thể hiện ở chỗ: do không tận dụng hết khả năng sản xuất, hạn chế về năng lực kinh doanh, hoặc do cơ chế, chính sách, mà kết quả kinh doanh của trang trại thu được chưa tương xứng với đồng vốn bỏ ra. Thậm chí có những trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi đã đầu tư vài trăm triệu đồng nhưng lại không duy trì được sản xuất cho đến lúc thu hồi vốn, đó là một sự lãng phí nhân lực, vật lực, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Không chỉ thế, phần lớn các trang trại mới chỉ áp dụng kĩ thuật truyền thống mà chưa quan tâm nhiều đến việcáp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, như về giống, kĩ thuật tưới nước, cơ giới hoá, kĩ thuật bảo quản, chế biến... làm giảm giá trị sản phẩm hàng hoá cuả trang trại. 2. Nguyên nhân 2.1. Nhận thức và tiêu chí nhận dạng trang trại mới được thống nhất, còn nhiều bàn cãi về vai trò của kinh tế trang trại, thậm chí cho đến nay một số cán bộ, chuyên gia còn băn khoăn có nên phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hay không? Liệu có chệch hướng sang phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa hay không? Mấy năm trước đây khi phát triển mô hình này trở thành một nhu cầu, thì nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể để hướng dẫn và hỗ trợ, cho nên kinh tế trang trại dù đã tăng trưởng đáng kể song vẫn mang tính tự phát, phân tán, manh mún, chưa thật gắn với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên môn hoá và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 2.2. Quỹ đất của các trang trại còn hạn chế. Quỹ đất chung dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp cho nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá của đất nước. Những khoảnh đất, vùng đất nông nghiệp chuyển sang làm mặt bằng cho các nhà máy công nghiệp, cho hoạt động thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, phát triển nhà ở... lại thường cũng là những mảnh đất màu mỡ. Đây là một vấn đề nan giải của vùng Đồng bằng Sông Hồng. Trong khi đó, lại có nhiều phần đất chưa được giao, nhất là đất nhậ thầu của nông, lâm trường và chủ dự án... đang làm cho các chủ trang trại chưa thật yên tâm bỏ thêm vốn đầu tư để khaithác hiệu quả quỹ đất này. 2.3. Trình độ sản xuất yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, giá cả thiếu ổn định, rủi ro cao, mặcdù vấn đề được đề cập nhiều nhưng còn mang tính cục bộ. Nguyên nhân thì có nhiều: chất lượng nông sản thấp, trình độ chế biến, bảo quản yếu kém, chủ trang trại thiếu nghiệp vụ thị trường, sản xuất không theo quy hoạch các vùng chuyên môn hoá gắn với các cơ sở chế biến rau quả, thuỷ sản... Vài ba năm tới, hầu hết các trang trại đưa diện tích cây lâu năm, cây công nghiệp, rừng nguyên liệu vào khai thác cho sản phẩm đồng loạt thì vấn đề chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm sẽ đặt ra hết sức gay gắt, không chú ý giải quyết ngay từ bầy giờ chắc chắn sẽ gây ra tổn thất lớn cho các trang trại và cho nền kinh tế quốc dân. 2.4. Công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng , không đáp ứng được nhu cầu sơ chế, chế biến các sản phẩm của trang trại. Hiện nay công nghiệp chế biến mới chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất của vùng. Công nghiệp chế biến nông,lâm, thuỷ sản không cao, hầu hết các dây chuyền chế biến được trang bị cách đây khoảng 30 năm. Hiện trạng thiết bị mất cân đối và xuống cấp nghiêm trọng, nên tổn thất sau thu hoạchlớn, khoảng 8-10%, chất lượng sản phẩm không cao, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài 4 nhà máy chế biến rau quả lớn, vùng còn cómột số xí nghiệp nhỏ thủ công nhưng lượng quả tươi mới chế bién được khoảng 6-7% sản lượng hàng năm. Chế biến thịt- sữa chủ yếu mới phục vụ nhu cầu nội tiêu, hầu hết các nhà máy mới đạt 15-20% công suất. Công nghiệp chế biến thức ăn gia sức trực tiếp phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn của vùng. Với 18 cơ sở (chỉ có một cơ sở có sản lượng đạt trên 50.000 tấn/năm), sản lượng thức ăn gia súc có thể đáp ứng nhu cầu trong vùng nhưng nguồn nguyên liệu nội vùng cung cấp cho các cơ sở chế biến không nhiều, chỉ đáp ứng khoảng 40%, phần nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu, rất bất cập. Qua một số nguyên nhân trên có thể thấy rằng, để kinh tế trang trại thật sự phát triển và đóng vai trò đột phá, là động lực trong quá trình chuyển một bước sang sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, thì chúng ta còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải cómột sự nỗ lực rất lớn trong việc đưa ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu, điều mà cho đến nay nhà nước vẫn chưa làm được. Chương III: Phương hướng phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 I. Bối cảnh trong nước và quốc tế 1. Bối cảnh trong nước Trong thời gian tới, sự phát triển của kinh tế trang trại sẽ diễn ra trong bối cảnh như sau: *Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn đang diễn ra trên diện rộng. Quá trình công nghiệp hoá này vẫn đang trong giai đoạn đầu và đến nay vẫn chưa có bước đột phá lớn, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu. Tuy nhiên, nó vẫn đang dần lan rộng trên khắp các vùng, các miền và các ngành, tiểu ngành sản xuất nông nghiệp. Vùng Đồng bằng Sông Hồng là vùng hoàn thành điện khí hoá nông thôn sớm nhất trong số 8 vùng sinh thái. Trong tương lai, công nghiệp hoá nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồngsẽ diễn ra theo chiều sâu, tức là đẩy mạnh hơn nữa việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, đặc biệt là những tiến bộ của công nghệ sinh học, những loại máy móc hiện đại, cải thiện cơ sở hạ tầng... sẽ là điều kiện hỗ trợ cho kinh tế trang trại tăng trưởng mạnh. *Chủ trương chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Nhà nước, hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tức là sản xuất cái mà thị trường cần, cụ thể như “tiếp tục phát triển thế mạnh của vụ đông, phát triển cây thực phẩm và chăn nuôi gắn với chế biến nhiều trình độ công nghệ; hình thành các vùng chuyên canh rau, thịt, trái cây, hoa... phục vụ cho đô thị, cho du lịch và xuất khẩu”. Là một thực thể kinh tế sẽ đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc chuyển đổi ấy, định hướng sản xuất của các trang trại sẽ là định hướng sản xuất của nông nghiệp cả vùng. *Phát triển kinh tế trang trại đang được nhà nước khuyến khích mạnh mẽ, nhưng thực tế hiện nay Đồng bằng Sông Hồng không còn nhiều khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp nên kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển theo chiều sâu, chú trọng các loại cây con đặc sản để sản xuất sang các vùng khác. 2. Bối cảnh quốc tế *Xu hướng hội nhập mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu đặt ra nhiều khó khăn nhưng cũng đem lại không its cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp. Với các mục tiêu hội nhập AFTA năm 2006, rồi tiến tới gia nhập WTO, và các tổ chức kinh tế quốc tế khác, kinh tế Việt Nam buộc phải thay đổi lối sản xuất, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong bối cảnh này, nhất là khi tiến trình cắt giảm thuế quan của AFTA của các nước trong khối ASEAN đã cơ bản hoàn thành và tiến trình của Việt Nam cũng đang ở giai đoạn gấp rút, thì nông sản Việt Nam vốn đã có nhiều hạn chế về chất lượng, về kĩ thuật chế biến, về hình thức sản phẩm... phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ nước ngoài mà trước hết là từ phía các nước ASEAN.Thế nhưng cơ hội cũng nhiều. Chưa bao giờ chúng ta có được một thị trường tiềm năng lớn đến thế. Một thị trường ASEAN với hơn 500 triệu dân và các thị trường truyền thống (Mĩ, Tây Âu), thị trường Châu Phi rộng lớn đang mở ra những cơ hội mới để Việt Nam và vùng Đồng bằng Sông Hồng phát triển những nông phẩm hàng hoá là thế mạnh của mình. *Sựtiến bộ của khoa học kĩ thuật vẫn đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và ngày càng khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng không nằm ngoài vùng xoáy ấy. Ngày càng có nhiều giống nông sản mới được tạo ra với năng suất cao, chất lượng tốt, tính thích nghi cao, đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Đồng thời các loại máymóc, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, kĩ thuật cấy ghép... cũng không ngừng được cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất lên nhiều lần. Những tiến bộ ấy, một mặt, hỗ trợ mạnh mẽ cho kinh tế trang trại phát triển quy mô của mình theo đúng hướng sản xuất hàng hoá, mặt khác tạo ra nguy cơ lạc hậu về khoa học kĩ thuật của Việt Nam so với thế giới, bởi xuất phát điểm của chúng ta quá thấp. Dù sao, những thời cơ, cơ hội mà chúng đem lại cho một nước có lợi thế đi sau như Việt Nam cũng thật là quý báu. *Quan hệ chính trị thương mại với một số thị trường có chiều hướng bất lợi, đặc biệt là thị trường Mĩ trong khoảng vài ba năm trở lại đây. Điều này làm giảm khả năng xuất khẩu nông sản sang các thị trường này. Cũng có nghĩa là phải xem xét khả năng tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới, hoặc thay đổi cơ cấu sản xuất của mình, tìm hướng kinh doanh khác. Nhìn chung, những thách thức thời cuộc đối với kinh tế nông nghiệp dù gay gắt nhưng đồng thời nó cũng ngầm tạo ra những thời cơ và dộnglực cho sự phát triển của ngành. Còn riêng đối với kinh tế trang trại, có thể nói, chưa bao giờ hoàn cảnh, điều kiện trong nước và quốc tế lại thuận lợi như ngày nay, nhất là khi kinh tế trang trại đã trở thành một chủ trương lớn, được nhà nước khuyến khích mạnh. II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 1. Quan điểm phát triển *Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác , sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.. Tiếp tục phát triển trên diện rộng không chỉ ở những vùng có nhiều đất, nhất là đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hoá mà còn ở ngay trên những vùng đất ít (là phần lớn) bằng thâm dụng lao động, tăng cường đầu tư vốn và thâm dụng kĩ thuật, gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. *Coi trọng hiệu quả kinh tế của các trang trại, khuyến khích làm giàu hợp pháp. Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận một thực tế là, đại bộ phận nông dân rất kém linh hoạt thiếu nhạy bén trong cơ chế thị trường, vì thế thu nhập và đời sống nông thôn chậm được cải thiện. Do vậy trước mắt những người có vốn, có kinh nghiệm và có năng lực, bất kể thuộc thành phần xã hội nào, thành phần kinh tế nào, nếu có mong muốn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, đều được khuyến khích làm kinh tế trang trại, chấp nhận giải quyết một lượng lao động thấp hơn nhưng đem lại hiệu quả cao, chấp nhận có một bộ phận nông dân giàu hơn hẳn để làm đầu tàu, tạo ra động lực kích thích sản xuất, kích thích động cơ làm giàu của bộ phận nông dân còn lại. *Tôn trọng nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền vững: quá trình canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của trang trại không vì lợi nhuận trước mắt mà khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên, sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước...không chú trọng cải tạo hay chú ý đến lợi ích lâu dài, để chục năm sau, đất đai bạc màu, o nhiễm hoá học khiến cho đất không thể tái sản xuất được nữa. Không những thế, trang trại cũng phải được chú ý để tạo nên một vùng sinh thái hợp lý góp phần cân bằng môi trường sống của dân cư. Yếu tố an toàn lương thực phải được coi trọng. III. Các giải pháp cụ thể 1. Các giải pháp về phía nhà nước Nhà nước đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho trang trại cả trong khâu hỗ trợ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Những sự hỗ trợ ấy sẽ tác động thông qua các giải pháp về các vấn đề sau đây: 1.1. Các giải pháp về đất đai *Nhà nước cần nhanh chóng giao quyền sử dụng đất lâu dài. -Đối với những diện tích đất trang trại đã được giao và sử dụng hợp pháp: có thể cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng. Khuyến khích bằng cách giảm thuế, gia hạn hợp đồng thuê đất, sử dụng đất v.v... cho những chủ trang trại biết đầu tư khoa học kĩ thuật và tái đầu tư mở rộng vào khai thác hiệu quả cao nhất diện tích đang được giao quản lý sử dụng. -Đối với những diện tích đất chưa được giao: +Đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trang trại sử dụnghợp pháp để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Các địa phương rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất theo chính sách đất đai như trong Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng cục địa chính. Những hộ gia đình cá nhân đã sử dụng đất phát triển trang trại mà chưa được giao, chưa được thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận trước khi ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, sử dụng đúng mục đích và không có tranh chấp thì được xét giao, cho thuê, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại. -Đối với những phần đất đai vượt mức hạn điền: Mức hạn điền quy định cần phải phù hợp với đặc trưng của cơ cấu sản xuất của từng loại trang trại và phù hợp với hiện trạng đất đai chật hẹp của vùng, đảm bảo người sản xuất có đất, đồng thời khuyến khích tích tụ đất theo hướng quy mô lớn ở những nơi có điều kiện. Cụ thể: +Người nào có khả năng sản xuất tới đâu thì giao đất tới đó. +Đối với đất trồng cây dài ngày hay để chăn nuôi đại gia sức, ở những nơi có nhiều ruộng đất cần nghiên cứu quy định cho thuê lâu dài phần diệntích vượt mức hạn điền trên nguyên tắc khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa việc kiếm lời bằng mua bán đất đai. +Đối với gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất hoặc đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt mức hạn điền trước ngày 02/2/2000 thì tiếp tục sử dụng và chuyển sang cho thuê đất với thời gian sử dụng bằng thời gian đất được giao. +Hộ nông dân không có đất sản xuất ở địa phương phải được ưu tiên giao đất. Cho phép các hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng lập trang trại được thuê đất; hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư được thuê đất để lập trang trại. *Tiếp tục khai hoang Tiếp tục khai thác những vùng đất hoang hoá ở các vùng đồi núi trọc rải rác trong vùng, các bãi bồi ven sông, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn chưa sử dụng. Những vùng có nhiều khó khăn trong khai thác và sản xuất thì có thể cho giao với mức thuế thấp, hoặc miễn hẳn. Cho thuê hoặc khoán theo luật định. *Có chính sách đồn điền để lập các trang trại lớn -Là loại hàng hoá đặc biệt, nên thị trường đất đai cần sự hướng dẫn, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ hơn của Nhà nước bằng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, chặt chẽ, để sự tích tụ đất đai cho việc hình thành kinh tế trang trại một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy luật, có hiệu quả nhất, tuân theo quy hoạch của nhà nước và tránh những hậu quả khác ở nông thôn. Cho phép các trang trại có thể nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc cho thuê đất đai, để tích tụ đất ở những nơi có điều kiện. -Có chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế phụ thu để khuyến khích các chủ trang trại mạnh dạn mở rộng quy mô của mình. *Cần sớm có quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội, quy hoạch đất đai ở cấp huyện. Huyện là cấp hành chính trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở các định hướng phát triển đã được xác định, đất đai của huyện được chia thành các tiểu vùng kinh tế- sinh thái- xã hội. Từ đó bố trí sản xuất trên toàn bộ địa bàn của huyện và tính toán tốc độ phát triển của từng ngành. Các tiểu vùng dự định phát triển kinh tế trang trại cần được quy định rõ trong quy hoạch của huyện theo từng bước phát triển, từ đó đi sâu vào quy hoạch cụ thể và thiết kế các tiểu vùng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. *Nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng cho các tiểu vùng kinh tế trang trại Trước hết cần tiếp tục cải thiện hệ thống đường sá, giao thông đi lại cho thuận tiện. Nâng cấp những tuyến đường đã hư hỏng làm cản trở giao thông trong vùng. Tìm nguồn nước, xây dựng các hồ chứa nước, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng và phục vụ nhu cầu tưới tiêu , nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của trang trại. 1.2. Các chính sách về vốn -Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho các trang trại theo hai hướng: tăng vốn vay cao hơn cho kinh tế hộ, đồng thời tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn; không phân biệt vốn vay giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đơn giản hoá thủ tục, giảm lãi suất... coi như đó là một phần gián tiếp nhà nước đầu tư cho nông nghiệp. Ngày 22.9.2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 423/2000/NĐ-NHNN về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. Theo đó quy định: thời gian cho vay phù hợp với thời gian sinh trưởng, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm của cây trồng, vật nuôi, thời gian khấu hao tài sản cố định, thời gian thuê và khả năng của chủ trang trại. Mức ngắn hạn là 12 tháng, trung hạn 12- 16 tháng và dài hạn theo dự án đầu tư là trên 60 tháng. Nếu vay từ 20 đến dưới 50 triệu thì không phải thế chấp tài sản, nhưng phải có phương án kinh doanh hiệu quả và phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường là đất đang sử dụng không có tranh chấp. -Đa dạng hoá các hình thức cho vay và huy động vốn. Các ngân hàng huy động vốn từ tiết kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu...; vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và cả vốn ODA, vốn vay thương mại; ngoài ra hàngnăm cũng nên dành một phần ngân sách để chuyển sang các tổ chức tín dụng cho vay theo chương trình, dự án. -ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo một môi trường tài chính- tiền tệ lành mạnh, trong đó giữ vững ổn định tương đối giá trị đồng tiền Việt Nam để tạo điều kiện khuyến khích viẹc huy động vốn dài hạn phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần tiến tới việc xoá bỏ quy định về lãi suất trần để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, thúc đẩy dòng luân chuyển được nhanh hơn. -Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ phù hợp với đặc điểm của từng loại hình kinh tế trang trại. Đổi mới thủ tục cho vay, thu lãi sao cho đơn giản, thuận tiện hơn. -Cần có cơ chế cho phép ngân hàng thương mại thực hiện cho vaytheo dự án đầu tư trọn gói (bao gồm cả chiphí trả lãi ngân hang) đố với kinh tế trang trại. 1.3. Các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Đây là vấn đề sống còn không chỉ riêng với kinh tế trang trại mà còn đối với cả nền nông nghiệp nước ta. Cần tập trung vào các mặt sau đây: -Về thông tin thị trường: Việc người sản xuất nắm bắt thông tin thị trường là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá. Nhà nước cần làm tốt công tác thông tin kinh tế, đưa những thông tin này đến người sản xuất thông qua nhiều hệ thống kênh trong đó có thông qua hệ thống khuyến nông để tăng khả năng tiếp thị của người sản xuất, để chủ trang trại có điều kiện phân tích cung cầu trên thị trường. Chẳng hạn, hình thành các kênh thông tin để doanh nghiệp và các chủ trang trại tiếp cận thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài vào Việt Nam đặt hàng, thương nhân Việt Nam ra nước ngoài chào hàng; triển khai các hội chợ hàng nông sản, hội thảo hàng nông sản, dần dần tổ chức thành các thị trường mua bán kì hạn như ở các nước. Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố tổ chức tốt việc cung cấp thông tin, giá cả, khuyến cáo khoa học giúp trang trại định hướng kinh doanh phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước cần làm tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước để giúp các trang trại có hướng sản xuất thích hợp. -Về lưu thông hàng hoá Đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa thương nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế,giữa các viện nghiên cứu với các cơ sở sản xuất và các địa phương, gắn việc kí kết hợp đồng cung ứng vật tư với bao tiêu sản phẩm nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế. Hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc các bên cùng có lợi giữa các trang trại và dân cư nông thôn gắn với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá và nơi cung cấp các mặt hàng công nghiệp thực phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nông dân và nông thôn. Khuyến khích phát triển hệ thống chợ nông thôn và các trung tâm giao dịch mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp ở các thị trấn, thị tứ nhất là các địa bàn tập trung phát triển kinh tế trang trại. KHắc phục tình trạng thả nổi thị trường nông thôn tạo điều kiện cho các chủ trang trại không chỉ xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình mà nếu có điều kiện còn có thể thu gom của các chủ trang trại khác, hay khuyến khích làm đại lý vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó cần củng cố hệ thống các doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ xuất khẩu cho các trang trại ở các vùng chuyên canh. Qua hệ thống này có thể vừa không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, vừa có thể kiểm soát cácquan hệ kinh tế theo hướng bảo đảm lợi ích hợp lý cho cả phía trang trại lẫn doanh nghiệp thương mại phi nhà nước. Đồng thời phải thắt chặt sự kiểm soát đối với hàng hoá nông sản giá rẻ, chất lượng kém của nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước thông qua con đường phi mậu dịch ở các vùng biên giới. -Về xuất khẩu nông sản: một mặt nhà nước tiếp tục duy trì quan hệ với các thị trường truyền thống như Đông Âu, Trung Quốc, Cu ba... mặt khác tích cực tìm kiếm các thị trường mới. Đẩy mạnh việckhuyến khích các chủ trang trại có điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật và có thị trường tham gia xuất khẩu trực tiếp những nông sản hàng hoá đã qua chế biến. Khắc phục tình trạng quá nhiều đầu mối xuất khẩu không có tổ chức dẫn đến tranh chấp, ép giá. Hoàn chỉnh chính sách tiêu thụ ổn định lâu dài và trực tiếp cho những mặt hàng nông sản quan trọng như gạo, thịt, rau quả cao cấp, nông đặc sản... Thoát dần tình trạng xuất khẩu nhỏ từng chuyến qua các khâu trung gian, khuyến khích các đơn vị trực tiếp giao dịch với đối tác nước ngoài, tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 1.4. Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ ở các trang trại -Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động khoa học công nghệ từ nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động các tiềm năng của các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào KH&CN nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu. -Ngoài chính sách chung về KH&CN nông nghiệp, cần có chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ KH&CN đối với kinh tế trang trại là lực lượng, là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều nhu cầu và khả năng nhất trong việc ứng dụng KH&CN nông nghiệp vào sản xuất. Đó chính là công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Nâng cao, hướng dẫn cho các trang trại áp dụng các mô hình canh tác tổng hợp có hiệu quả, ứng dụng các biệnpháp kĩ thuật, quy trình kĩ thuật canh tác tiến bộ nhất là sử dụngcác loại giống mới, có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, khuyến khích hỗ trợ các trang trại có điều kiện về đất đai, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật tham gia sản xuất và cung ứng giống. Tiếp tụcphát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạtđộng khuyến nông của mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và phương châm tất cả mọi hoạt động khuyến nông đều tác động đến người lao động, đem lại hiệu quả cao nhất. Cần có chính sách mạnh mẽ để tập hợp được nhiều cán bộ khuyến nông, chuyên môn giỏi, nhiều cán bộ quản lý kĩ thuật, kinh tế và xã hội, những nông dân giỏi trong sản xuất và có kinh nghiệm làm giàu. Đảm bảo công tác khuyến nông đạt chất lượng cao nhưng phù hợp với ngân sách của địa phương. Trước mắt cần tuyển những cán bộ nông nghiệp có năng lực chuyên môn và giỏi thực hành biết làm công tác tuyên truyền và vận động quần chúng đưa về từng xã, trả lương ngân sách. Nhiệm vụ của số cán bộ này là tuyên truyền và phổ biến, hướng dẫn tập huấn các chủ trang trại và người lao động có đủ khả năng ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ sử dụng các trang trại thiết bị cơ giới phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước... Bên cạnh ngân sách của nhà nước đầu tư cho khuyến nông, cần xây dựng các chính sách thu hút vốn của các ngành hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, và nguồn tài trợ quốc tế tham gia công tác này. Hiện nay ngành nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho cả nông dân giàu lẫn nghèo. Đã đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân- trang trại sản xuất hàng hoá. Hình thành và mở rộng các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo các ngành sản xuất, đi vào những chuyên đề thiết thực. Mục tiêu của công tác là hướng dẫn các trang trại sử dụng các giống cây, con mới; áp dụng các tiến bộ kĩ thuật về bảo quản sản phẩm, nhất là bảo quản rau quả nhằm kéo dài thời gian tiêu thụ; áp dụng công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản tiên tiến; phân loại và đóng gói sảnphẩm tiêu thụ; sử dụngmáy móc phù hợp để làm đất, vận chuyển và bơm nước tưới tiêu... -Chính sách khoa học công nghệ của nhà nước phải kết hợp những kinh nghiệm, tinh hoa cổ truyền với hiện đại hoá theo hướng cơ giới hoá, tin học hoá, thuỷ lợi hóa, đặc biệt là ứng dụngnhững thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học trong nước và quốc tế. -Nhà nước cũng nên quản lý và kiểm tra chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giống nhập từ các nước, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, giống chất lượng xấu thậm chí có nguy cơ gây hại cho cả ngành sản xuất chung để hạn chế rủi ro cho các trang trại và cho toàn ngành nông nghiệp. -Phát huy vai trò của các trung tâm, các Viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các địa phương. Các cơ quan này cần theo dõi sát sao nhu cầu của các trang trại, liên kết với các trang trại để xác định các mô hình chuyển giao kĩ thuật mới cho nông dân trong vùng. Đầu tư xây dựng các vườn ươm nhân giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn phát triển trang trại, thậm chí khuyến khích loại hình trang trại kinh doanh hình thức này để đảm bảo cung cấp đủ giống tốt tại chỗ cho các trang trại. -Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng. Khuyến khích cá nhân, tập thể mở rộng trao đổi, hợp tác với nước ngoài, có chính sách đãi ngộ thoả đáng với những sáng tạo công nghệ và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất. -Đối với công nghiệp chế biến, trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung, sắp xếp lại hệthống các cơ sở chế biến công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến với các trình độ sản xuất khác nhau để tăng lượng nông sản qua chế biến, phục vụ nhu cầu đa dạng không chỉ của trong vùng mà còn của các vùng khác. Đối với các loại nông sản xuất khẩu thì phải đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.5. Các giải pháp về lao động trang trại -Số lượng lao động trong các trang trại ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Thị trừơng lao động đang hình thành và phát triển theo quy luật cung cầu nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền các cấp. Vì vậy chính quyền và các cấp có chức năng cần có chủ trương thống nhất để quản lý việc thuê trang trại đảm bảo lợi ích của cả hai phía trang trại và người lao động theo đúng luậtlao động hiện hành. -Đặc điểm của lao động trang trại là vừa là lao động trí tuệ, vừa là lao động cơ bắp, vừa là lao động quản lý lại vừa là lao động trực tiếp. Công tác khuyến nông cũng như công tác thông tin thị trường cần phải tạo được mối quan hệ gắn bó với các chủ trang trại, hỗ trợ họ có điều kiện nâng cao trình độ quản lý và trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ chuyên môn thông qua các khoá huấn luyên, đào tạo nghiệp vụ được tổ chức thường xuyên ở ngay địa phương. Về lâu dài, giao cho các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ cho các chủ trang trại. Chương trình đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, dựa vào các mô hình trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao sẵn có ở mỗi vùng. -Đối với lao đông trực tiếp của trang trại, đây là nhóm lao động nhìn chung không có trình độ chuyên môn và chưa quen với sản xuất hiện đại, cần phải được bổ sung hiểu biết về đối tượng sản xuất và khoa học công nghệ. Đối với nhóm lao động kĩ thuật, phải chú ý đào tạo trong tất cả các lĩnh vực: tạo giống, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, các nghiệp vụ phòng và trị bệnh, kĩ năng vận dụng và sử dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị nông nghiệp v.v... Các trường dạy nghề phối hợp với các tổ chức khuyến nông, các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp,... hỗ trợ các trang trại đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện nay mới chỉ có hơn 12% lao động trang trại được bồi dưỡng tay nghề. -Các địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động ở các tra. Các chủ lao động được thuê lao động không hạn chế về số lượng nhưng phải thực hiện tốt việc trang trại bị dụng cụ theo từng loại nghề cho người lao động; có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian hợp đồng. Khuyến khích chủ trang trại ưu tiên thuê lao động của những hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm, giúp những hộ này có thu nhập cải thiện cuộc sống. Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, các chủ trang trại đươc vayvốn thuộc các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp v.v... để mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động nghèo trong vùng. -Để tránh tình trạng bóc lột lao động làm thuê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Lao động và chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các quy chế sử dụng lao động trong các trang trại, xây dựng quy chế hợp đồng lao động mang tính pháp lý giữa chủ trang trại và người làm thuê để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên. 1.6. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng -Trước hết cần hoàn thiện và nâng cấp hệthống đường giao thông trong vùng, nhất là đường giao thông nông thôn. Hệ thống đường bộ quốc gia đã có thể đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư và nông sản trong phạm vi toàn vùng. Vấn đề là nâng cấp chất lượng đường giao thông liên huyện, liên xã phù hợp với yêu cầu phát triển của nông nghiệp hàng hoá và kinh tế nông thôn cũng như kinh tế trang trại. Giải pháp nâng cấp đường giao thông hiệnnay phải coi trọng chất lượng hơn số lượng. -Hoàn thiện hệ thống điện nông thôn. Hiện nay điện nông thôn ở vùng Đồng bằng Sông Hồng đã về 100% số xã nên giải pháp hoàn thiện hệthống điện là ổn định nguồn điện bằng các biện pháp kĩ thuật và quản lý. Nên chăng giảm giá điện sản xuất cho các trang trại nhỏ. Giảm giá bán điện cho nông nghiệp nói chung. -Nâng cấp các công trình thuỷ lợi trong vùng. Hệ thống thuỷ lợi hiện nay chưa đáp ứng được yêucầu thâm canh caohơn và đối phó với những biến độngthất thường của thời tiết. Yêu cầu tưới tiêuchủ động, tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu của sinh trưởng và phát triển của cây trồng đang đặt ra hàng loạt vấn đề kinh tế và kĩ thuật đối với các công trình thuỷ lợi trong vùng, do đó cần phải nâng cấp các công trình hiện có để tăng công suất tưới tiêu và cải tiến phương pháp tưới tiêu. Sắp tới vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhấn mạnh vào việc kiên cố hoá kênh mương, gắn kết việc xây dựng kênh mương với hệ thống giao thông nội đồng. -Đầu tư nâng cấp hệ thống trạm nghiên cứu khoa học, chuyển giaovà ứng dụng kĩ thuật mới trong nông nghiệp: hệ thống các trạm kĩ thuật cần được ưu tiên đầu tư vốn, khoa học công nghệ. -Tổ chức các hệ thống dịch vụ, sản xuất, kinh doanh đồng bộ liên hoàn từ các khâu đầu vào cho đến các khâu đầu ra của sản xuất. Hình thành hệ thông cung ứng vật tư, kĩ thuật, dịch vụ tư vấn, thông tin... 1.7. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố thựchiện chức năng quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại, chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phối hợp các biện pháp hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển. Nhanh chóng ổn định việc quy hoạch phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi với khối lượng và chất lượng nông sản hàng hoá lớn. Tại những vùng này, nhà nước cùng các chủ trang trại đầu tư các hệ thống bảo vệ thực vật, thu mua và chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, đồng thời có chiến lược dự trữ các mặt hàng nông sản chủ yếu để sẵn sàng can thiệp và điều tiết giá cả thị trường khi cần thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục Thống kê và các cơ quan có liên quan hướng dẫn tiêu chí về xác định trang trại để phân biệt với các loại hình tổ chức sản xuất khác.Tiêu chí cơ bản là giá trị sản xuất hàng hoá. Các tiêu chí phụ khác được sử dụng để phản ánh quy mô, trình độ, hiệu quả sản xuất hàng hoá của trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, gồm: quy mô diện tích đất đai, diện tích cây trồng chính, số đầu com gia súc, tỷ trọng hàng hóa, tỉ suất lợi nhuận, số lượng nhân công làm thuê... Việc xác định trang trại để cấp giấy chứngnhận trang trại là điều kiện để các trang trại nhận được sự ưu đãi về vốn và tiêu thụ sản phẩm của nhà nước. Các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, kiển tra, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kĩ thuật canh tác và làm giàu đất, bảo vệ môi trường. Thống kê trang trại hàng năm. Tổ chức tổng kết đúc rút kinh nghiệm các mô hình trang trại tiên tiến, để tuyên truyền phổ biến, tham quan học tập lẫn nhau. Khen thưởng kịp thời các trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, tạo được nhiều việc làm, hỗ trợ nhiều hộ nghèo đói khó khăn vươn lên sản xuất, ổn định cuộc sống. Trong bối cảnh nước ta đã tham gia vào ASEAN, APEC và đang chuẩn bịgia nhập AFTA, WTO thì sự cạnhtranh trên thị trường lại càng khốc liệt. Theo đó vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nông thôn và các chủ trang trại là hết sức quan trọng, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại phải định hướng cho các chủ trang trại bảo đảm lợi ích lâu dài và ổn định. 2. Đối với bản thân các chủ trang trại -Về công tác thị trường, các chủ trang trại nói riêng, người sản xuất nông sản nói chung phải chủ động tìm kiếm thông tin chỉ dẫn cẫn sản xuất cái gì, số lượng baonhiêu, các cơ quan của nhà nước chỉ có thể cung cấp một hệ thống các kênhthông tin đa chiều chứ không thể canthiệp trực tiếp vào định hướng kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của trang trại được. -Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ để có thể kinh doanh hiệu quả. Nhanh chóng tham gia các khoá đào tạo về các lĩnh vực: +kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi các loại cây con dự định phát triển +Công nghệ lập quy hoạch cụ thể sửdụng đất đai của trang trại +Các vấn đề kinh tế và quản lý trang trại +Các vấn đề giữ đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường. +... -Chủ động đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. -Về cơ cấu sản xuất của trang trại: chú ý phát triển các loại nông sản thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại có khả năng xuất khẩu, các loại nông sản đặc sản... -Có thể kết hợp nhiều hình thức: trồng trọt với chăn nuôi, chăn nuôi với nuôi trồng thuỷ sản... để trước mắt khai thác hết các thế mạnh của mình trong điều kiện chưa thể chuyên môn hoá sản xuất theo vùng lớn. -Nếu những điều kiện về cơ sở hạ tầng nông thôn của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất thì phải chủ động xây dựng hệ thống riêng trong điều kiện cho phép. Kết luận và kiến nghị Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta đang đòi hỏi gay gắt phải có sự chuyển biến mạnh mẽ cho thích hợp với lối sản xuất hàng hoá và đem lại thu nhập cao cho người nông dân, kinh tế trang trại kịp xuất hiện như một tất yếu khách quan, và nhanh chóng chứng tỏ là một trong những loại hình tổ chức sản xuất quan trọng, có vai trò và vị trí tiên phong trong tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước. Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, đồng thời kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm. Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá lớn, nó sẽ phải gánh vác vai trò lịch sử là thực hiện sự phân công sâu hơn và hợp tác rộng hơn, cùng với các thành phần, lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến thực phẩm, mở mang ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo một cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. So với các vùng sinh thái khác trong cả nước, vùng Đồng bằng Sông Hồng dường như ít có điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Song thực tế những năm qua đã cho thấy kinh tế trang trại thực sự là đầu tàu trong việc đổi mới nền nông nghiệp của vùng, là cách tôt nhất để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và trong tương lai nó còn có nhiều triển vọng, hứa hẹn đem lại một khối lượng lớn giá trị hàng hoá, nâng trình độ sản xuất nông nghiệp của vùng lên một bước mới. Với hệ thống các biện pháp đã đưa ra, để kinh tế trang trại phát triển đúng với tiềm năng, đem lại nguồn thu lớn cho sản xuất nông nghiệp, xin có một số kiến nghị như sau: -Sau khi có quy hoạch đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch các vùng chuyên canh của vùng, các Sở Nông nghiệp nên dựa vào đó và căn cứ những thế mạnh của địa phương để hướng dẫn các hộ gia đình có điều kiện kinh doanh trang trại, lựa chọn một cơ cấu sản xuất thích hợp. -Không chỉ khuyến khích các trang trại đưa tiến bộkhoa họckĩ thuật vào sản xuất, mà với các hội gia đình sản xuất nhỏ cũng nên có biện pháp hỗ trợ tương tự để họ mở rộng dần quy mô, bước đầu tạo tiền đề đi lên làm kinh tế trang trại. -Cho đến nay các trang trại vẫn hoạt động độc lập, thiếu sự phối kết hợp với nhau và với các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế. Có lẽ nên nghiên cứu xem xét việc thành lập Hiệp hội các trang trại của vùng hoặc của cả nước để các trang trại có điều kiện thuận lợi hơn trong việc cha sẻ kinh nghiệm, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng tốt cho chủ trương hình thành các vùng chuyên canh lớn của Nhà nước nhờ sự thoả thuận phân công giữa các trang trại trong hiệp hội với nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0006.doc
Tài liệu liên quan