Trong bất kì hoàn cảnh sống nào, ở bất kì xã hội nào, điều kiện kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng ra sao, con người cũng luôn có nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh. Nhu cầu về thuốc là một nhu cầu tất yếu, tối cần của cuộc sống con người, không kém gì cơm ăn áo mặc. Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm tới việc bảo đảm cung cấp thuốc cho nhân dân. Trong những năm qua bình quân tiền thuốc/đầu người của Việt Nam tăng nhanh tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với thế giới và khu vực. Trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá, toàn bộ việc cung ứng thuốc do nhà nước độc quyền quản lý và phân phối thong qua hệ thống dược phẩm quốc doanh. Nhà nước hoàn toàn có thể điều phối để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cũng như công bằng trong cung ứng thuốc. Công cuộc cải cách kinh tế những năm gần đây đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội tăng lên. Mặc dù hệ thống phân phối dược phẩm quốc doanh vẫn tồn tại và phát triển nhưng nền kinh tế thị trường đã làm cho việc cung ứng thuốc cho nhân dân sống ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Lớp người có nhu cầu cao về thuốc chữa bệnh lại phải chịu thiệt thòi trong chăm sóc sức khoẻ và trong cung ứng thuốc. Bên cạnh đó còn những bất cập khác như: Không tuân theo chỉ định của thầy
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp về vấn đề cung ứng thuốc hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
CÁC GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CUNG ỨNG THUỐC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
TTY: Thuốc thiết yếu
WHO: Tổ chức y tế thế giới
OTC: Over the counter - Thuốc không cần kê đơn
ADR: Adverse drug reaction - Phản ứng bất lợi của thuốc
CSBVSKND: Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân
GDP: Gross domestic product
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và nói rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo đảm mục tiêu sức khoẻ cho mọi người. Để phát huy tối ưu tác dụng của thuốc, đảm bảo thuốc được sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất, vấn đề cung ứng thuốc có vai trò vô cùng quan trọng.Tuy nhiên vấn đề cung ứng thuốc hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, và việc cung ứng thuốc không hợp lý đã gây rất nhiều thiệt hại cho nhân dân và nhà nước: + việc lạm dụng thuốc ngày càng phổ biến và trở thành hội chứng trong các nước phát triển.
+ Chi phí cho sức khoẻ tăng nhanh và bất hợp lý do chi phí cho thuốc ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách y tế và ngay cả trong chi tiêu gia đình của người dân.
+ Thương mại hoá dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ cung ứng thuốc
+ Tiêu thụ quá mức và lãng phí thuốc
Từ những thách thức và tồn tại ở trên thì việc tìm ra các giải pháp hợp lý trong vấn đề cung ứng thuốc hiện nay là vô cùng quan trọng và thiết thực, nhằm bảo đảm cung ứng thuốc thuốc thường xuyên và đủ thuốc đặc biệt là TTY có chất lượng đẻ người dân được sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả với giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của các tầng lớp nhân dân.
* Trong khuôn khổ có hạn bài tiểu luận đề cập đến 3 mục tiêu:
1. Tiêu chuẩn của cung ứng thuốc
2. Thực trạng và thách thức trong vấn đề cung ứng thuốc hiện nay
3. Các giải pháp trong cung ứng thuốc hiện nay của nghành y tế và tính thực tiễn của các giải pháp.
PHÀN 1: TỔNG QUAN
Cung ứng thuốc là một lĩnh vực rất rộng: đó là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng. Quản lý cung ứng thuốc dựa trên 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
Lựa chọn thuốc
Mua sắm thuốc Quốc gia
Phân phối thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc.
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín. Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo.
* Cung ứng thuốc tốt cần phải quản lý nhiều lĩnh vực khác liên quan.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở như sau:
Thuận tiện
Điểm bán thuốc gần dân
Người dân đi đến điểm bán thuốc không mất nhiều thời gian, dù đi bằng phương tiện thông thường.
Có thể dựa trên các căn cứ sau:
Số dân một điểm bán thuốc phục vụ
Diện tích hoặc bán kính bình quân của một điểm bán thuốc phục vụ
Điểm bán thuốc ở trung tâm khu vực thuận tiện lối đi lại thông thường
Giờ giấc bán
Phù hợp với tập quán sinh hoạt địa phương
Cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 để phục vụ cấp cứu
Thủ tục: mua bán thuận lợi, nhất là thuốc OTC không cần đơn
Kịp thời
Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để thay thế
Có sẵn đủ các loại thuốc thiết yếu
Có đủ số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu người mua
Chất lượng thuốc đảm bảo
Thuốc đảm bảo chất lượng cần thiết
Không bán thuốc:
Chưa có số đăng kí hoặc chưa được phép nhập, sản xuất
Thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Thuốc quá hạn dùng
Giá cả hợp lý
Có niêm yết giá công khai
Giá hợp lý:
Không tăng giá khi nhu cầu tăng
Ổn định tương đối
Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Khả năng chuyên môn người bán thuốc đáp ứng trình độ chuyên môn theo quy định ( tối thiểu là dược tá )
Có đạo đức
- Tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng
- Không đơn thuần chạy theo lợi nhuận
Có trách nhiệm cao:
- Hướng dẫn tận tình cho khách hàng
- Bao gói thuốc chu đáo trước khi giao cho khách
- Ghi chép đầy đủ các nội dung, yêu cầu cần thiết trên túi giao cho khách
Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và các quy định khác:
- Không bán các thuốc phải bán theo đơn cho người mua không đơn
- Chấp hành nghiêm chỉnh cá quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện và các quy chế chuyên môn khác.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, làm nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với nhà nước.
Kinh tế
- Giá thành điều trị, giá thuốc hợp với khả năng chi trả của người bệnh đặc biệt là người nghèo
- Đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý với toàn xã hội và người bệnh
- Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể
- Thực hiện đúng, đủ các chính sách kinh tế, thuế của nhà nước đã quy định
- Đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.
*Vấn đề cung ứng thuốc ở Việt Nam chúng ta cũng là một vấn đề khá phức tạp.
Trong thời kỳ kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thuốc được cung ứng theo cơ chế với giá bao cấp của nhà nước. Hệ thống cung ứng thuốc theo cơ chế này có những ưu điểm sau:
- Bảo đảm thuốc tận tay người dung.
- Giá thuốc phù hợp với thu nhập của nhân dân.
- Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được nhà nước bao cấp hoàn toàn về thuốc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước và quản lý chất lượng thuốc.
- Mặc dù trong thời kì bao cấp mức hưởng thụ bình quân trên đầu người chỉ khoảng 0,3USD/năm nhưng đã đảm bảo nhu cầu tối cần thiết trong công tác phòng, chữa bệnh và CSBVSKND.
Tuy vậy tình hình khan hiếm thuốc là gay gắt. Đó cũng là hệ quả tất yếu bởi vì trong cơ chế bao cấp sẽ không có sự cạnh tranh thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải sáng tạo, nỗ lực trong việc phát minh và sản xuất ra những thuốc vừa chất lượng vừa phù hợp với thu nhập của người dân.
Sang cơ chế mới, nhà nước đã xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng thuốc và xoá bỏ chế độ bù lỗ. Giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc.
Trong những năm vừa qua, bộ Y tế đã đánh giá: “nghành dược đã có thành tích nổi bật là đảm bảo tốt nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây”. Theo thống kê chưa đầy đủ bình quân hưởng thụ thuốc trên đầu người năm 2007 là 12,69 USD/người/năm, tăng gấp 26 lần so với thời kì bao cấp. Chủng loại thuốc phong phú, đa dạng. Bên cạnh khoảng 5000 dược phẩm sản xuất trong nước trên cơ sở 150 nguyên liệu hoá dược, còn có 3000 dược phẩm nước ngoài trên cơ sở 550 nguyên liệu hoá dược, làm cho nguồn dược phẩm phong phú, tạo điều kiện cho người thầy thuốc có khả năng lựa chọn trong điều trị.
Do không còn thiếu thuốc gay gắt và tăng cường quản ký chất lượng, nạn thuốc giả giảm rõ rệt. Theo báo cáo của viện kiểm nghiệm và hệ thống kiểm nghiệm thuốc của địa phương năm 1990 thuốc giả xuất hiện nhiều chiếm khoảng 7% so với tổng số mẫu kiểm tra.
- Năm 1993 giảm còn 1,67%
- Năm 1994 còn 0,6%
- Năm 1995 còn 0,75%
- Năm 2004 chỉ còn 0,04%
Hệ thống doanh nghiệp nhà sản xuất và cung ứng thuốc, qua những khó khăn ban đầu, đã và đang được tổ chức lại, giải thể và sát nhập để tăng cường khả năng làm chủ trên địa bàn và giảm bớt khả năng cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với một số sản phẩm và một số đối tượng nhà nước vẫn tiếp tục chính sách hỗ trợ.Thuốc phòng chống các bệnh dịch, văc xin phục vụ tiêm chủng mở rộng, thuốc chống sốt rét, chống lao, chống phong, chống tiêu chảy…được cấp miễn phí thông qua các chương trình y tế quốc gia. Nhà nước hỗ trợ phí vận chuyển thuốc từ trung ương đến cụm xã của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chính phủ vẫn tiếp tục cấp thuốc cho đồng bào miền núi cao bao gồm các thuốc thiết yếu nhất.
* Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, cung ứng thuốc cho nhân dân phục vụ chiến lược CSBVSKND vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc:- mức độ hưởng thụ thuốc của nhân dân ta còn đang vào loại thấp nhất thế giới, so với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển( mức bình quân trên thế giới là 40 USD/người/năm, ở các nước đang phát triển là: 10 USD/người/năm ).
- Mức độ hưởng thụ quá chênh lệch giữa các vùng địa lý và giữa các tầng lớp nhân dân ( 1995: Bình quân 4 USD/người/năm, thành phố HCM 17 USD/người/năm, vùng núi vùng sâu vùng xa: 0,5-1 USD/người/năm).
- Ngân sách nhà nước dành cho y tế liên tục tăng từ 2000 đến năm 2003. Tuy nhiên vì GDP nước ta còn thấp nên ngân sách cho y tế vẫn còn được tăng lên nữa trong những năm tới thì mới đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân:
Bảng 1: Ngân sách nhà nước dành cho y tế từ 2000 đến 2003
TT
Nguồn
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
Ngân sách y tế
Tỷ VNĐ
5098,7
6189,5
7226,4
7751,4
2
tỷ lệ ngân sách y tế/GDP
%
1,15
1,28
1,36
1,28
3
Ngân sách ytế bình quân đầu người
1000 VNĐ
65,6
78,6
91,1
95,8
- Tiền thuốc bình quân đầu người/năm của nước ta vẫn thuộc vào loại thấp nhất thế giới (năm 2006 là 11 USD so với mức bình quân của thế giới là 93 USD người/năm).
Bảng 2: Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm:
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2010 (dự đoán)
Tổng giá trị thuốc sử dụng(triệu USD)
534
608
702
817
960
1,200
1,36
Tiền thuốc/ người/năm(USD)
6,7
7,6
8,3
10
11,23
12,69
12-15
- Đảm bảo chất lượng thuốc còn đang là vấn đề phải phấn đấu lâu dài. Tỷ lệ thuốc giả giảm, nhưng việc đảm bảo thuốc trên thị trường vẫn là trách nhiệm nặng nề không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước về thuốc mà còn là của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối cung ứng thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào.
-Việc sử dụng thuốc chưa đạt yêu cầu hợp lý, an toàn và tiết kiệm
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung của đề tài chủ yếu thu thập theo phương pháp nghiên cứu tài liêụ, ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trong lĩnh vực cung ứng thuốc có rất nhiều nguồn thông tin thứ yếu để
Chúng ta có thể khai thác được như:
- Dựa vào phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật ở các cơ sở địa phương và trung ương, hoặc thông qua các đơn thuốc ta có thể đánh giá việc sử dụng thuốc đã hợp lý chưa? Thông qua các đơn thuốc được kê với từng bệnh cụ thể để biết được bệnh nhân có được sử dụng và hướng dẫn điều trị an toàn không?
- Các báo cáo của các trung tâm y tế, khoa dược, nhà thuốc, đại lý có tham gia trong chương trình chăm sóc sức khoẻ (các báo cáo chỉ đạo, đánh giá). Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của các công ty dược phẩm…
Thông qua các báo cáo đó ta có thể đánh giá được số lượng, chủng loại thuốc được dùng, cơ cấu của các thuốc, loại thuốc nào hiện tại được dùng phổ biến nhất, mức độ lạm dụng thuốc của người dân như thế nào?.
Ngoài ra còn cung cấp cho chúng ta các thông tin tương đối đầy đủ về các hoạt động vận chuyển, giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân phối. Các phương thức thanh toán tiền thuốc, kiểm nhận; ngân sách, các chương trình hỗ trợ của nhà nước, .v.v.
Ví dụ cụ thể: Các đơn thuốc được sử dụng như một chỉ số để tính toán, đo lường:
Tỉ lệ % các thuốc có chứa kháng sinh
Tỉ lệ % các đơn thuốc có chứa kháng sinh
Số thuốc trung bình cho mỗi đơn kê
Với các đơn thuốc được giữ bởi bệnh nhân, nó có thể nêu được loại thuốc nào thường được mua, cảm tưởng của người bệnh đối với phương pháp điều trị đó.
- Ưu điểm của phương pháp này là số liệu thu được tương đối chính xác, trong trường hợp tài liệu được lưu giữ cẩn thận và hệ thống thì dữ liệu thu được sẽ rất có giá trị.
- Tuy nhiên phương pháp này cũng có những khó khăn, rất khó để thu thập được các tài liệu mới nhất chưa được phát hành như các nghiên cứu cơ sở, các đánh giá…do vậy số liệu thu được không có tính cập nhật.
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ phần tổng quan chúng ta có thể hiểu phần nào về tầm quan trọng, những thách thức và tồn tại trong vấn đề cung ứng thuốc ở nước ta. Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mô hình bệnh tật của đất nước đang là mô hình đan xen giữa mô hình của bệnh nhiễm khuẩn, bệnh của các nước đang phát triển và bệnh của các nước phát triển. Một trong những thách thức của y tế nước ta là phải đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh cho nhân dân, trong điều kiện kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường còn nhiều khó khăn. Rõ ràng là một cơ chế thị trường hoàn toàn tự do không thể bảo đảm công bằng trong tiếp cận với thuốc cho đa số nhân dân, đặc biệt là các người nghèo.
Từ vấn đề bức xúc ở trên các cán bộ hàng đầu của nghành y tế nói riêng và toàn nghành y tế nói chung đã không ngừng nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phúc những khuyết điểm còn tồn tại, đảm bảo công bằng trong cung ứng thuốc cho nhân dân.
A. Sau đây là các quan điểm được xác định trong quá trình nghiên cứu tìm ra các giải pháp cho các vấn đề cung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo:
- Quan điểm về tǎng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội:
Khi nói đến cung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo tức là muốn nói phải làm sao cho những đối tượng này có thể tiếp cận và có được thuốc khi ốm đau để được hưởng sự công bằng trong chǎm sóc sức khỏe. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định tǎng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. ở nước ta trước kia, trong nền kinh tế bao cấp, không có sự chênh lệch về hưởng thụ các dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp cho các tầng lớp nhân dân. Nhưng hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có những người không đủ điều kiện chi trả cho dịch vụ chǎm sóc sức khỏe, bao gồm cả chi phí về thuốc, đặc biệt là một số người thuộc diện chính sách, những người nghèo và đồng bào ở vùng khó khǎn, xa xôi, kinh tế chậm phát triển. Vì vậy, cần phải có chính sách hỗ trợ để nhằm thực hiện được việc gắn liền phát triển kinh tế với bảo đảm sự tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu công bằng không có nghĩa là "cào bằng" mọi nhu cầu về đảm bảo thuốc và cung ứng dịch vụ y tế. Bảo đảm nhu cầu phải gắn liền với tình hình bệnh tật và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương. Rõ ràng ở một số đô thị lớn, ở các bệnh viện Trung ương và bệnh viện chuyên khoa, mức tiêu dùng thuốc phải cao hơn ở tuyến y tế cơ sở và ở cơ sở điều trị của một số vùng kinh tế - xã hội, do các trung tâm đô thị lớn là tuyến cuối cùng của hệ thống điều trị phải là nơi phải giải quyết các bệnh tật hiểm nghèo.
- Quan điểm về xã hội hóa công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (CS & BVSKND):
Sự nghiệp CS & BVSKND và bảo đảm công bằng trong CS & BVSKND không thể chỉ do ngành Y tế giải quyết mà là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Cung ứng thuốc là một trong những điều kiện để đảm bảo công tác chǎm sóc sức khỏe nhân dân vì vậy nó cũng mang tính xã hội và cách giải quyết vấn đề nảy sinh cũng phải dựa trên quan điểm xã hội hóa. Không phải chỉ có Nhà nước ban hành các chính sách và đảm bảo nguyên tắc chung để cung ứng thuốc cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo, mà cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể và chính quyền địa phương phải cùng nhau phối hợp và cùng với ngành y tế tìm ra các giải pháp thích hợp.
- Các doanh nghiệp dược Nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng mặt khác cần được nhà nước hỗ trợ khi phải đảm đương những nhiệm vụ công ích trong việc cung ứng thuốc cho vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Khi nền kinh tế của đất nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần phải chuyển hoạt động theo cơ chế kinh tế mới, chịu sự điều tiết của quy luật "cung-cầu" và phải đảm bảo hạch toán kinh doanh. Tuy nhiên, khi Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện các chức nǎng, nhiệm vụ công ích, ví dụ cần bảo đảm cung ứng thuốc cho vùng sâu, vùng xa, vùng núi. Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ như hỗ trợ phí vận chuyển, hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh và dự trữ thuốc men. Trong trường hợp này, có thể coi các doanh nghiệp quốc doanh thay mặt Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội thông qua các nhiệm vụ công ích. Vì vậy cần phải được Nhà nước hỗ trợ để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công ích và các doanh nghiệp chỉ hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường. Trên ý nghĩa đó có thể cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ cho những tầng lớp nhân dân có khó khǎn được hưởng thụ thuốc và các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe nhưng Nhà nước không bao cấp cho các doanh nghiệp.
- Quan điểm về việc giải quyết các vấn đề xã hội phải phù hợp với khả nǎng của nền kinh tế quốc gia và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguyện vọng bao cấp hoàn toàn các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe trong đó có vấn đề cấp thuốc miễn phí cho nhân dân là ước muốn cao đẹp của hầu hết các quốc gia. Nhưng nguồn lực tài chính của các quốc gia bao giờ cũng có hạn. Vì vậy, trong phạm vi nguồn lực của đất nước phải vận dụng nhiều cơ chế để giải quyết vấn đề cung ứng thuốc cho các đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo.
* Miễn phí: Với một số đối tượng đặc biệt như những người thuộc diện chính sách hoặc một bộ phận nhân dân quá nghèo cần cung cấp thuốc và các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe miễn phí hoàn toàn. Khó khǎn ở đây là làm thế nào để xác định ai là đối tượng được miễn phí. Để giải quyết vấn đề này không chỉ ngành y tế quyết định mà cần sự hợp tác của các Bộ, ngành có liên quan và các đoàn thể xã hội. Sau khi xác định đối tượng được ưu tiên thì cách thức tốt nhất là Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng này.
* Hỗ trợ một phần: Với một số đối tượng ít khó khǎn hơn, Nhà nước không đủ ngân sách để miễn phí hoàn toàn, vì vậy cần xây dựng chính sách hỗ trợ một phần như:
- Hỗ trợ phí vận chuyển: Để đảm bảo đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cũng được mua thuốc cùng với giá cả không chênh lệch nhiều so với đồng bằng hay đô thị, Nhà nước hỗ trợ phí vận chuyển cho các doanh nghiệp được cung ứng thuốc cho các địa bàn nói trên.
- Cơ chế cùng chi trả: Đối với một số dịch vụ y tế và một số thuốc và vắc-xin (không thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng), Nhà nước có thể hỗ trợ một phần, một phần giá trị người sử dụng phải góp phần chi trả.
- Xây dựng quỹ thuốc cho người nghèo: Tại các trạm y tế, Nhà nước và cộng đồng có thể tạo nguồn kinh phí để xây dựng một tủ thuốc. Khi người nghèo đến khám, chữa bệnh có thể được cấp thuốc miễn phí hoặc người dân phải hoàn trả một phần tiền thuốc.
- Trong điều kiện Nhà nước và cộng đồng chưa đủ khả nǎng chi trả mọi chi phí về thuốc cho các đối tượng được ưu tiên hay những người nghèo, vùng nghèo, trước hết nên tập trung vào việc cung cấp thuốc thiết yếu ở tuyến cơ sở và thuốc điều trị ở bệnh viện cho bệnh nhân nội trú.
B. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
*Cơ chế chính sách:
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những người trong diện chính sách.
Về cơ bản vấn đề này đã và đang được giải quyết trong quá trình thực hiện pháp lệnh ưu đãi đối với người có công.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những người nghèo nhất (4 - 5% dân số).
Việc này cũng đã được thực hiện ở một số địa phương, thẻ bảo hiểm y tế được phát cho các hộ nghèo nhất. Nguồn tài chính để mua thẻ bảo hiểm y tế cho những người nghèo nhất cần được huy động từ nhiều nguồn (quỹ xóa đói giảm nghèo ngân sách khám chữa bệnh, quỹ từ thiện).
- Hỗ trợ cho người nghèo, vùng nghèo:
Có thể hỗ trợ cho vùng nghèo bằng cách tạo một số vốn khoảng 2- 5 triệu đồng để xây dựng tủ thuốc cho mỗi trạm y tế hoạt động. Một phần tỷ lệ hoa hồng từ bán thuốc tại trạm y tế được sử dụng để cấp miễn phí thuốc chữa bệnh cho người nghèo.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp dược Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích nhằm tạo điều kiện cho miền núi, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với thuốc và có thuốc với giá cả chấp nhận được, không quá chênh lệch so với đồng bằng và thành phố.
- Hỗ trợ về vốn để doanh nghiệp có khả nǎng dự trữ thuốc cho miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Thuế: Thuốc là một loại hàng hoá nên cũng phải chịu thuế như các loại hàng hoá khác. Tuy nhiên, cần có chính sách thuế thích hợp đối với các doanh nghiệp dược, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và các mặt hàng thuốc thiết yếu.
Nên coi các doanh nghiệp dược ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là những doanh nghiệp bán công ích và có chính sách thích hợp để doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hỗ trợ phí vận chuyển thuốc đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi để đảm bảo giá thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu không quá chênh lệch so với đồng bằng.
* Tổ chức :
Tổ chức luôn luôn là một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách. Một hệ thống tổ chức thích hợp có vai trò quyết định trong việc đưa chính sách vào cuộc sống thực tiễn.
Củng cố trạm y tế xã:
Trong thời kỳ bao cấp, chúng ta đã có một mạng lưới các trạm y tế xã hoạt động rất tốt góp phần xứng đáng vào việc chǎm sóc sức khỏe cho người dân ở cộng đồng, làm cho Việt Nam, mặc dù là nước có thu nhập thấp nhưng lại có những chỉ số về sức khỏe khá tốt so với các quốc gia có cùng mức thu nhập. Việc áp dụng cơ chế kinh tế mới, đặc biệt trong nông nghiệp đã ảnh hưởng rất mạnh đến sự xuống cấp của các trạm y tế xã. Với Quyết định 58/TTg, những hoạt động của trạm y tế xã đã được phục hồi nhưng đến nay tủ thuốc của trạm y tế xã vẫn chưa có dược tá. Y học cổ truyền chưa khôi phục lại được vị trí của mình tại tuyến y tế cơ sở. Cần phải có chính sách để củng cố trạm y tế xã, khôi phục hoạt động của tủ thuốc xã và hoạt động y học cổ truyền ở cộng đồng, phát triển nuôi trồng cây con làm thuốc tại tuyến y tế cơ sở, sử dụng thuốc Nam chǎm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị một số chứng bệnh thông thường.
- Củng cố và phát triển mạng lưới doanh nghiệp dược Nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ cung ứng thuốc cho nhân dân:
Doanh nghiệp dược Nhà nước phải là một hệ thống, một mạng lưới từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã...) Hiện nay bên cạnh hệ thống doanh nghiệp dược Nhà nước, còn có các nhà thuốc tư, các doanh nghiệp tư nhân nhưng hệ thống doanh nghiệp dược Nhà nước vẫn phải đảm bảo vai trò chủ đạo bằng cách:
+ Phát triển mạng lưới hiệu thuốc phục vụ đến huyện, cụm xã và mạng lưới đại lý.
+ Đảm bảo danh mục thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu.
+ Phấn đấu để chiếm thị phần ưu thế trên thị trường thuốc, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.
+ Đảm bảo chất lượng thuốc.
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế và đạo đức hành nghề.
- Tǎng cường công tác quản lý nhà nước:
Công tác quản lý Nhà nước cần phải được tǎng cường để thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
+ Bảo đảm thuốc cung ứng cho miền núi, vùng sâu vùng xa và cho y tế cơ sở có chất lượng cao. Kiên quyết đấu tranh chống nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
+ Về chuyên môn kỹ thuật cần bảo đảm việc sử dụng thuốc thiết yếu, an toàn, hợp lý, có hiệu quả và bảo đảm áp dụng nghiêm túc phác đồ điều trị ở tuyến cơ sở, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Chống sử dụng thuốc sai, lạm dụng thuốc.
+ Về kinh tế tài chính, cần tǎng cường kiểm tra, giám sát để thuốc được cung ứng đúng đối tượng, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến được với người nghèo, đối tượng chính sách. Chống lợi dụng, tham ô, sử dụng sai mục đích, lãng phí.
+ Cần có cơ chế thích hợp (đấu thầu, chọn thầu...) để sử dụng tiết kiệm ngân sách dùng cho việc mua thuốc, có nghĩa là với một nguồn tiền nhất định, vẫn có thể tạo điều kiện cho nhiều người được hưởng thụ thuốc men từ sự hỗ trợ của Nhà nước.
+ Cần nghiên cứu chính sách và cơ chế đối với giá thuốc để một mặt bảo đảm doanh nghiệp dược có thể hạch toán kinh doanh và hoạt động có hiệu quả, mặt khác có thể bảo đảm khắc phục tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giá thuốc, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đặc biệt của những người thuộc diện chính sách và người nghèo.
* Giáo dục - truyền thông kiến thức về thuốc
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế về kiến thức dùng thuốc. Dược phẩm mới ra đời ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, cần thường xuyên cập nhật các kiến thức mới cho cán bộ y tế đặc biệt ở tuyến cơ sở, trước hết là kiến thức về sử dụng thuốc thiết yếu.
1. Công tác tuyên truyền giáo dục hiểu biết về thuốc cho nhân dân, đặc biệt là những tầng lớp khó khǎn trong cộng đồng là một công việc khó khǎn nhưng hết sức cần thiết. Hình thức tuyên truyền giáo dục phải phù hợp với trình độ dân trí và thông qua nhiều kênh trong đó sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản và Hội nông dân...) là hết sức quan trọng.
III. BÀN LUẬN
Chúng ta tin rằng với sự cố gắng của Ngành Y tế trong đó có sự cố gắng của lĩnh vực Dược, với sự phối hợp hành động của các Bộ, Ban, Ngành và các đoàn thể, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các vấn đề nêu trên có thể được thể chế hóa và triển khai trong cuộc sống để đảm bảo cho đối tượng chính sách, người nghèo, vùng nghèo có thể được cung ứng tốt hơn thuốc thiết yếu và thuốc phòng, chừa bệnh, bảo đảm được hưởng thụ công bằng trong chǎm sóc, bảo vệ sức khỏe.
IV. KẾT LUẬN
Trong bất kì hoàn cảnh sống nào, ở bất kì xã hội nào, điều kiện kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng ra sao, con người cũng luôn có nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh. Nhu cầu về thuốc là một nhu cầu tất yếu, tối cần của cuộc sống con người, không kém gì cơm ăn áo mặc. Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm tới việc bảo đảm cung cấp thuốc cho nhân dân. Trong những năm qua bình quân tiền thuốc/đầu người của Việt Nam tăng nhanh tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với thế giới và khu vực. Trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá, toàn bộ việc cung ứng thuốc do nhà nước độc quyền quản lý và phân phối thong qua hệ thống dược phẩm quốc doanh. Nhà nước hoàn toàn có thể điều phối để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cũng như công bằng trong cung ứng thuốc. Công cuộc cải cách kinh tế những năm gần đây đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội tăng lên. Mặc dù hệ thống phân phối dược phẩm quốc doanh vẫn tồn tại và phát triển nhưng nền kinh tế thị trường đã làm cho việc cung ứng thuốc cho nhân dân sống ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Lớp người có nhu cầu cao về thuốc chữa bệnh lại phải chịu thiệt thòi trong chăm sóc sức khoẻ và trong cung ứng thuốc. Bên cạnh đó còn những bất cập khác như: Không tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tự điều trị những thuốc cần phải kê đơn, sử dụng kháng sinh không đúng, lạm dụng các loại thuốc tiêm và thuốc được coi là an toàn hoặc là việc sử dụng những thuốc không cần thiết…Tất cả những điều đó đều làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc, ảnh hưởng đến vấn đề CSBVSKND.Từ thực trạng đó Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách và đường lối để điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng, tuy nhiên để thực thi những giải pháp đó còn là vấn đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ riêng nghành y tế mà cần sự hỗ trợ nhiệt tình của tất cả các cấp các nghành khác.
VII. Tài liệu tham khảo:
1. Dược xã hội học, ĐH Dược Hà Nội, tr. 85-89
2. Dịch tễ dược học, ĐH Dược Hà Nội, tr. 86-88
3. Kinh tế dược, ĐH Dược Hà Nội, tr. 127-133
4. Trang web: http:// www.cimsi. rg.vn/chínhsach/yttdm/phan3bai3.htm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25106.doc