Giải pháp về tài chính phục vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện):
- Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế để đầu tư, nâng cấp, phát triển các hệ thống thanh toán cũng như phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
- Nguồn vay ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển nhà nước để đầu tư máy móc kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
48 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tránh được sai sót cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện. Hệ thống được thiết kế và sử dụng các giải pháp bảo mật chuẩn và tiện lợi cho người sử dụng đảm bảo an toàn trong thanh toán cho cả ngân hàng và khách hàng.
B. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Đông Á
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Với phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hóa công nghệ ngân hàng”, Đông Á đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.Qua hơn 15 năm hoạt động, DongA Bank đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày.Trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật đặc biệt :
Máy ATM Thế kỷ 21 do DongA Bank chế tạo được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” có chức năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM lần đầu tiên tại Việt Nam.
Giải thưởng "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm” năm 2006.
Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng.
Và sáng ngày 27/02/08, Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) đã nhận chứng nhận thanh toán quốc tế xuất sắc - “Recognition Of Achieving A High Straignt – Through Rate For Payment Processing at Wachovia Bank, NA New York The Year 2007” do ngân hàng Wachovia Bank trao tặng, công nhận về chất lượng cao trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Vốn điều lệ ( tính đến tháng 6/2007 là 1.400 tỷ đồng, và đến 25/12/2007 là 1.600 tỷ đồng )
Tóm tắt chung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay ngân hàng Đông Á đang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là :
Séc thanh toán bao gồm : séc lĩnh tiền mặt , séc thanh toán và séc bảo chi
Uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
Thẻ thanh toán
Thư tín dụng nội điạ
Hình thức thanh toán dùng thẻ thanh toán
Trong nội dung của bài thảo luận này, chúng em xin trình bày về một hình thức thanh toán mà theo chúng em có nhiều nét đặc thù so với các ngân hàng khác. Đó là thanh toán dùng thẻ thanh toán .
Theo số liệu của ngân hàng Nhà Nước công bố vừa qua: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đông Á là ngân hàng đứng đầu trong khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần về năng lực cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản cao nhất và nằm trong danh sách Top 10 NHTM đứng đầu về Thẻ dựa trên số lượng máy ATM đã được lắp đặt trên toàn quốc ( với 595 máy ATM ). Mặc dù Ngân hàng Đông Á mới chỉ triển khai dịch vụ thẻ thanh toán từ tháng 7/2002 nhưng tới năm 2003 số lượng thẻ phát hành là : 11.851 thẻ, năm 2004 là: 69.312 thẻ, năm 2005 là 322.063 thẻ; cùng với số lượng thẻ phát hành tăng nhanh chóng qua các năm thì số lượng máy ATM lắp đặt qua các năm như sau: năm 2004 là 221 điểm thanh toán, năm 2005 là 170 máy ATM và 328 máy POS. Hiện tại, DongA Bank đã phát hành hơn 1,8 triệu thẻ, với hơn 900 máy ATM và hơn 1.500 điểm thanh toán trên toàn quốc.
Không những thế, hiện nay, ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) là một trong những Ngân hàng dẫn đầu về công nghệ thẻ với loại Thẻ ATM hiện đại nhất hiện nay, đặc biệt là các dịch vụ như gửi tiền vào tài khoản Thẻ trực tiếp qua máy ATM với thời gian gửi thuận tiện (không phụ thuộc giờ hành chính), số tiền gửi bất kỳ mà không e ngại vì gửi khoản tiền nhỏ. Do vậy, thẻ ATM của ngân hàng Đông Á đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tuổi teen vì những lí do ưu việt của nó. Đó là đa phần teen nhà mình vốn lười, ngại đi vào quầy giao dịch để ngồi viết viết ký ký, xong rồi lại còn phải chờ mấy chị giao dịch viên đóng dấu xác nhận, bây giờ thì chỉ cần gửi tiền vào phong bì đặc chủng, rồi đưa nhẹ vào khe gửi tiền thế là xong. Rất nhanh chóng và tiện lợi. Có khác nào cho lợn đất ăn đâu nhỉ?
Hơn nữa, qua máy ATM, khách hàng còn có thể mua thẻ cào, chuyển tiền nhanh chóng cho người khác có sử dụng Thẻ… Đặc biệt khi tài khoản Thẻ hết tiền vẫn có thể rút tiền chi tiêu nhờ tiện ích “thấu chi” (sử dụng trước, hoàn trả sau – áp dụng cho khách hàng đủ điều kiện).
Hiện nay, ngân hàng Đông Á đang phát hành bốn loại thẻ nợ hướng đến các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau :
Thẻ Đa Năng Đông Á
Thẻ Đa Năng Richland Hill
Thẻ liên kết sinh viên
Thẻ Đa năng CK Card
Thẻ Đa Năng Đông Á :
Đây là hình thức thẻ chủ yếu của ngân hàng Đông Á phục vụ một số lượng lớn khách hàng và là công cụ để Quý khách hàng thực hiện nhiều giao dịch qua Ngân hàng tiện lợi và an toàn với các tính năng như sau :
Chi tiêu, rút tiền mặt bằng số tiền có trong tài khoản.
Tài khoản hết tiền vẫn có thể tiếp tục sử dụng, nhờ tiện ích Thấu chi.
Thanh toán tự động các khoản chi định kỳ như tiền điện, tiền nước, cước điện thoại, phí bảo hiểm,...
Có thể làm gì với Thẻ Đa Năng Đông Á?
Rút tiền mặt trên 930 Máy ATM (hệ thống VNBC), hơn 100 Điểm ứng tiền.
Gửi tiền qua ATM 24/24.
Chuyển khoản qua ATM/SMS Banking/Internet Banking.
Thanh toán mua hàng trực tuyến tại các Siêu thị online: www.golmart.vn ;
Hưởng lãi trên số tiền trong tài khoản.
Thanh toán tiền mua hàng tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng: Co-op Mart, MaxiMark, Metro, PNJ, Kinh Đô...
Thanh toán tự động tiền điện, nước, điện thoại, internet, bảo hiểm, taxi, trả nợ vay.
Xem và in sao kê trên ATM.
Mua thẻ cào (điện thoại, internet,... trả trước) qua ATM hoặc ngân hàng điện tử.
Nhận lương qua thẻ.
Giao dịch qua kênh "Ngân hàng Đông Á Điện tử": chuyển khoản, thanh toán qua mạng, mua thẻ cào, nạp Vcoin, nhận thông tin tự động khi có biến động số dư, kiểm tra số dư, liệt kê giao dịch...
Đặc biệt
Khi nhận lương qua Thẻ hoặc có giao dịch thường xuyên qua Thẻ, khách hàng có thể được xét hạn mức thấu chi (tài khoản hết tiền vẫn có thể rút tiền hoặc thanh toán, hoàn trả sau).
Ngân hàng Đông Á thường xuyên có nhiều chương trình quà tặng và giảm giá.
Thẻ Đa năng CK Card
Có thể nói ngân hàng Đông Á là một ngân hàng rất chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ thanh toán hướng đến các đối tượng khách hành khác nhau. Điều này có thể thấy rất rõ qua việc phát hành “Thẻ Đa năng CK Card” .
Theo quyết định số 27/2007 QĐ-BTC ngày 24-4-2007 của Bộ Tài chính, từ tháng 3 năm 2008, nhà đầu tư khi mua bán các loại chứng khoán niêm yết phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng (NH). Công ty chứng khoán (CTCK) không còn chức năng giữ tiền như trước đây. Điều này đưa đến sự thay đổi lớn trong hoạt động của nhiều CTCK. Để nhanh chân hơn trong việc thu hút tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư (NĐT) kể từ ngày 1/3/2008, các ngân hàng đang ra sức tung dịch vụ, tăng tiện ích và thêm nhiều ưu đãi để mời gọi khối CTCK tham gia liên kết.
Mặt khác, đây là 3 giải pháp để thực hiện việc quản lý tiền của NĐT thông qua ngân hàng.
Thứ nhất, ngân hàng trực tiếp mở quầy giao dịch tại các CTCK.
Thứ hai, kết nối từ CTCK đến ngân hàng, nhưng được thực hiện theo phương án bán thủ công. Theo đó, việc kiểm tra số dư tài khoản của NĐT tại ngân hàng được CTCK thực hiện định kỳ trong ngày.
Phương án cuối cùng là kết nối tự động hoàn toàn giữa ngân hàng với NĐT và CTCK. Theo đó, khi có biến động trong tài khoản của NĐT tại ngân hàng, phía CTCK sẽ cập nhập kịp thời.
Nhìn qua cũng thấy trong 3 phương án trên, phương án thứ 3 là hiệu quả và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, việc kết nối hoàn toàn online không phải dễ thực hiện và đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng - CTCK phải được đầu tư một cách hoàn chỉnh. Và DongA Bank đã cung cấp một giải pháp tự động hoàn toàn, giúp CTCK có thể thực thi được tất cả mọi giao dịch chứng khoán trên hệ thống core banking (hệ thống ngân hàng cốt lõi của DongA Bank với thời gian thực hiện một giao dịch chỉ từ 1-2 giây, giúp tiết kiệm thời gian cho công ty chứng khoán. Giải pháp này cũng có thể đáp ứng được yêu cầu khớp lệnh liên tục với khối lượng 1 triệu giao dịch/ngày. Đồng thời DongA Bank có sản phẩm “Thẻ CK Card” nằm trong gói sản phẩm “QUICK CASH CK”, được dành riêng cho các NĐT chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn nhanh chóng của nhà đầu tư chứng khoán và chính thức được cung ứng từ đầu năm 2008.
Đây là loại thẻ tích hợp các tính năng của thẻ Đa Năng Đông Á và các tính năng liên quan đến giao dịch chứng khoán .Sử dụng Thẻ CK Card, NĐT có thể giao dịch được bất cứ địa điểm nào trên 94 chi nhánh, phòng giao dịch của DongA Bank. Theo đó, NĐT sẽ giao dịch với trên 1000 máy ATM trong hệ thống VNBC, gởi tiền trực tiếp trên 300 máy ATM của ngân hàng và được miễn phí mở thẻ cũng như các dịch vụ gia tăng tại quầy ngân hàng ở CTCK có liên kết với DongA Bank. Khi có kết quả khớp lệnh bán chứng khoán, tiền sẽ được chuyển ngay trực tiếp vào tài khoản của nhà đầu tư gần như tức thời sau khi giao dịch bán thành công mà không phải đợi đến 3 ngày sau mới nhận được tiền. Đồng thời nhà đầu tư có thể sử dụng thẻ CK Card để có thể ứng trước tiền bán chứng khoán tại 1000 máy ATM trong hệ thống VNBC. Sau 3 ngày khớp lệnh bán ,hệ thống tự động của ngân hàng sẽ thu hồi số tiền ứng trước và ghi có số tiền còn lại vào tài khoản đồng thời hệ thống DongA Bank sẽ tự động lãi vay (theo số ngày vay thực tế) qua tài khoản mở tại DongA Bank.
Sau đây là một số tiện ích cụ thể :
Miễn phí dịch vụ thanh toán tiền mua/ bán /đặt cọc/nhận cổ tức,… chứng khoán.
Miễn phí dịch vụ xem hoặc in sao kê tại quầy giao dịch DAB đặt tại các Công ty Chứng khoán.
Được sử dụng sản phẩm “Bán chứng khoán – Lấy tiền ngay” giữa DAB phối hợp triển khai với các Công ty Chứng khoán.
Được thực hiện các giao dịch chứng khoán online: như mua bán chứng khoán, đặt cọc, chi trả cổ tức,… (của các Công ty Chứng khoán liên kết với DAB).
Được sử dụng các tiện ích và tính năng của Thẻ như Thẻ Đa năng Đông Á.
Các lợi ích cộng thêm trên Thẻ (nếu có) sẽ được công bố sau khi có sự thống nhất giữa Ngân hàng Đông Á và các Công ty Chứng khoán.
Thẻ Đa Năng Richland Hill
Đối với khách đầu tư bất động sản, kể từ ngày 24/12/ 2007, DNTN Thương Mại & Dịch Vụ Hào Quang làm chủ đầu tư & công ty Cổ Phần Vốn Thái Thịnh – đơn vị độc quyền phát triển dự án đã phối hợp với Ngân hàng Đông Á (Là ngân hàng tài trợ chính cho dự án Richland Hill, hỗ trợ cho vay trả chậm cho khách hàng mua căn hộ tại khu phức hợp Richland Hill với thời gian lên tới 30 năm) chính thức tung ra sản phẩm mới: thẻ Đa Năng Richland Hill, dành cho khách hàng tham gia mua căn hộ thuộc dự án Khu phức hợp Richland Hill. DongA Bank hiện được đánh giá là ngân hàng đi đầu về việc phát triển các dịch vụ tiện ích của thẻ, phục vụ thiết thực cho nhu cầu của khách hàng. Việc ký kết phát hành thẻ đa năng Richland Hill cho thấy tầm nhìn và chiến lược kinh doanh giữa DongA Bank và công ty độc quyền phát triển dự án Thái Thịnh Capital cùng chủ đầu tư cùng mong muốn đem lại một sản phẩm thực sự cao cấp cho khách hàng. Hoạt động này cũng thể hiện cam kết của DongA Bank trong việc tài trợ cho dự án khu phức hợp Richland Hill.
Đây còn có thể được coi là một làn gió mới về phong cách tiếp thị và bán hàng chuyên nghiệp trên thị trường bất động sản của Việt Nam. Việc phát hành thẻ liên kết nhằm mong muốn sản phẩm đến tay người tiêu dùng có nhu cầu thực sự, đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm thời gian để tìm hiểu và suy nghĩ kỹ trước khi mua căn hộ vì mua nhà là một trong những quyết định quan trọng nhất của một đời người.
Với việc sở hữu thẻ đa năng Richland Hill, các khách hàng mua căn hộ tại khu phức hợp Richland Hill sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi như:
Có quyền đăng ký đặt chỗ và được ưu tiên mời rút thăm mua căn hộ.
Có cơ hội đặt chỗ và rút thăm mua căn hộ trong khu phức hợp Richland HillĐược cập nhật thông tin về dự án Richland Hill và thông tin các dự án khác của Công ty Vốn Thái Thịnh.
Được sử dụng các tiện ích và tính năng của thẻ như Thẻ Đa năng Đông Á.
Các lợi ích cộng thêm trên Thẻ (công bố sau).
Thẻ liên kết sinh viên
Đây có thể coi là một điểm cực kỳ thú vị nữa trong các dịch vụ thẻ của ngân hàng phục vụ một nhóm khách hàng là sinh viên.
Từ tháng 1/2008 , ngân hàng Đông Á đã phối hợp với một số trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc như trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh , đại học Đà Nẵng, …để đưa ra hình thức thẻ liên kết sinh viên dưới hình thức thẻ thanh toán đa năng Đông Á kết hợp với thẻ sinh viên. Thật thú vị? Bạn hãy thử tưởng tượng xem một chiếc thẻ ATM có in ảnh của bạn với tên, tuổi, trường, lớp. Không một thẻ nào giống thẻ nào.
Đây có thể coi là một trong những bước đột phá của Đông Á trong thị trường thẻ Việt Nam và mang ý nghĩa thực tiễn rất cao. Loại thẻ này tích hợp đầy đủ của một thẻ đa năng và đồng thời kết hợp với công nghệ thẻ từ vào quản lý sinh viên như : quản lý ra vào thư viện, ra vào phòng máy vi tính, thanh toán học bổng, thanh toán học phí của sinh viên qua thẻ,… và một số ứng dụng khác phù hợp với tính năng ưu việt nhất của công nghệ thẻ hiện nay.
Sau đây là một số các tiện ích cụ thể :
Rút tiền mặt tại trên 930 máy ATM (thuộc hệ thống VNBC ) và hơn 100 điểm ứng tiền.
Gửi tiền qua ATM 24/24
chuyển khoản qua ATM/SMS Banking /Internet Banking
Thanh toán mua hàng trực tuyến tại các siêu thị online (với một số trang Web như : .vn ; …)
Hưởng lãi trên số tiền trong tài khoản
Thanh toán tiền mua hang tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng : Co-op Mart, MaxiMart, Metro, Kinh Đô,..
Xem và in sao kê trên ATM
Mua thẻ cào (điện thoại, internet, bảo hiểm, taxi,..) qua ATM hoặc ngân hàng Đông Á điện tử.
Giao dịch qua ngân hàng kênh "Ngân hàng Đông Á Điện tử": chuyển khoản, thanh toán qua mạng, mua thẻ cào, nạp Vcoin, nhận thông tin tự động khi có biến động số dư, kiểm tra số dư, liệt kê giao dịch.
e ) Các tiện ích khác qua thẻ thanh toán
Nạp Vcoin trực tiếp vào tài khoản Vcoin mở tại VTC Intecom
Mua thẻ trả trước [MỚI]: các loại thẻ điện thoại di động, thẻ Internet, thẻ điện thoại trả trước, thẻ Internet và điện thoại…Khách hàng cũng có thể xem lại các giao dịch mua thẻ kèm theo các thông số của thẻ đã mua.
Thanh toán trực tuyến mua hàng qua mạng [MỚI] tại
Và nhiều dịch vụ tiện ích khác, chỉ có ở Ngân Hàng Đông Á Điện tử.
Mobile Banking: Giới thiệu, ứng dụng, cài đặt, đăng ký mới
Internet Banking: Giao dịch qua Internet,
SMS Banking: Giao dịch bằng tin nhắn SMS. Tổng đài 1900 545464
III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam
1. Kinh nghiệm nước ngoài:
- Tại Đức
Việc cải tạo, xoá bỏ tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng
Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được khách hàng sử dụng phổ biến nhất so với các phương tiện khác. Luật Séc được xây dựng trên cơ sở Công ước Thế giới về Séc ban hành năm 1933
Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức các Trung tâm xử lý và thanh toán séc.
Hiện nay Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức thanh toán séc bằng điện tử, rất nhanh chóng, chính xác.
Tại Hàn Quốc
+ Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, thanh toán KDTM chiếm 80%.
+ Vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán.
+ Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên tại Seoul, do cơ quan Thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tiếp vận hành, đến năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc.
+ Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán được ngân hàng Trung ương rất quan tâm
Tạihái Lan
+ Thẻ ngân hàng được phát triển mạnh và sử dụng phổ biến trong những năm gần đây (có khoảng trên 10 triệu chủ thẻ).
+ Việc sử dụng thẻ được phát triển mạnh là do các Ngân hàng thương mại đã trang bị một hệ thống với gần 10.000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước, được liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia
+ Quản lý và vận hành Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia là do công ty Processing Center Co.Ltd đảm nhiệm.
+ Ngân hàng Trung ương Thái Lan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán nói chung, hệ thống ATM nói riêng.
2. Giải pháp chung đối với Việt Nam
Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và CNTT.
Ngân hàng Trung ương đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Hoàn thiện các thủ tục dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới cho vay với lãi suất thấp. Hoàn thiện và ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định về séc.
Hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm bù trừ séc tại một số thành phố lớn
Thứ hai, cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT.
Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Phấn đấu đến cuối năm 2010, tại khu vực doanh nghiệp, có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng và đến năm 2020 đạt 95%.
Một hình thức thanh toán cũng được NHNN nhắc tới đó là sử dụng thẻ thương mại. Về bản chất nó giống như thẻ thanh toán ngân hàng nhưng sử dụng cho các tổ chức. Các thẻ thanh toán kiểu này đã được Visa, MasterCard phát triển trên thế giới, cho phép những người có thẩm quyền sử dụng ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp để chi trả thay tiền mặt khi thanh toán tiền xăng, tiền mua văn phòng phẩm, công tác phí... Tiền sẽ được tự động trích từ tài khoản của tổ chức, doanh nghiệp đến nhà cung cấp.
Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM. Thúc đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm chuyển mạch kết nối máy ATM
Thứ ba, cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thống, phát triển phương tiện thanh toán hiện đại.
Chúng ta cũng cần đầu tư và tổ chức được hệ thống kế toán thanh toán theo mô hình tập trung hóa tài khoản.
Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM.
Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Tăng cường các dịch vụ mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán qua ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
Bốn là, Nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế.
Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân, thanh toán dưới 5 triệu đồng, đối với tổ chức dưới 10 triệu đồng được sử dụng tiền mặt, trên mức đó phải thanh toán KDTM. Đồng thời phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Thứ năm, yếu tố về con người.
Chúng ta cần tăng cường đào tạo nhân lực, cụ thể là đội ngũ cán bộ ngân hàng chuyên nghiệp và có trình độ trong việc ứng dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Cũng như khuyến khích và phổ biến tới người dân cách thức và thói quen thanh toán với thẻ, sec...
3. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010)
Trang bị kiến thức, thông tin cho doanh nghiệp về những đặc điểm, tiện ích, rủi ro của từng loại phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó các doanh nghiệp lựa chọn các đối tượng, phạm vi và chủng loại của sản phẩn dịch vụ thanh toán phù hợp với nhu cầu của mình; Ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tạo thuân lợi trong việc mở tài khoản, tạo ra sự gắn kết giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với các chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói, phát triển các loại hình thanh toán điện tử như B2B, B2C v.v...;
Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi, đối tượng nhất định; có chính sách cụ thể đối với chủ thể kinh doanh để khuyến khích thanh toán qua ngân hàng;
Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử.
Nghiên cứu xác định nhu cầu và khả năng thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp, trước mắt tập trung vào các tập đoàn và các Tổng công ty lớn và tiến hành trên 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề ra biện pháp thích hợp (2007);
Nghiên cứu để ban hành quy định về việc các giao dịch thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp phải thực hiện qua ngân hàng trên phạm vi toàn quốc; hầu hết các trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn ở thành thị đều phải có thiết bị chấp nhận thẻ; phát triển thanh toán điện tử phù hợp với kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ (2008 - 2010).
4. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010).
a) Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập:
- Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại theo hướng tăng số lượng, chất lượng và chủng loại của các sản phẩm dịch vụ thanh toán với độ tin cậy cao và với giá cả phù hợp; nghiên cứu và tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin; xây dựng quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán; ứng dụng các phần mềm chuẩn mua của nước ngoài, xúc tiến xây dựng các phần mềm trong nước có tính mở và dễ sử dụng; tạo lập và phát triển các chuẩn mực chung phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Cải thiện các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống như séc, lệnh chi, nhờ thu theo hướng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đơn giản hóa thủ tục sử dụng, bảo đảm tính an toàn và bảo mật trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong khâu xử lý giao dịch;
- Thực hiện các biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán, đặc biệt là các phương tiện thanh toán điện tử hiện đại như thẻ thanh toán, như yêu cầu áp dụng các chuẩn mực kỹ thuật có độ an toàn cao đối với các nhà cung ứng dịch vụ thanh toán, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan theo hướng rõ ràng, minh bạch về quyền và trách nhiệm của các bên, đề xuất xây dựng các tổ chức chuyên trách tập hợp và cung cấp thông tin liên quan đến các phương tiện thanh toán bị mất cắp, bị gian lận...; tăng cường vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán;
- Tạo lập được sự hiểu biết và cung cấp thông tin cơ bản và đầy đủ về những lợi ích, chi phí cũng như rủi ro gắn với mỗi loại phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán nào đó, theo đó khách hàng tự do tiếp cận và lựa chọn sản phẩm dịch vụ và phương tiện thanh toán phù hợp với nhu cầu của mình;
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua internet, mobile. Tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại trên thế giới theo cách thức “đi tắt, đón đầu”. Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại cần gắn với công nghệ, chuẩn mực và các quy định có tính nguyên tắc phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
- Gia tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, dần thay thế dịch vụ đơn mục đích bằng những dịch vụ đa mục đích (như sử dụng thẻ cho nhiều mục đích như thanh toán, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt...thay cho việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt).
b) Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt:
- Tăng cường việc chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng việc tăng cường mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo tiến trình phát triển của hệ thống thương mại dịch vụ để hỗ trợ các giao dịch thanh toán mặt đối mặt, cũng như giao dịch thanh toán từ xa trong thương mại điện tử phục vụ cho các giao dịch thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ không mang tính định kỳ tại khách sạn, nhà hàng, siêu thị... Phát triển mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại điểm bán: Tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCN) ở hệ thống phân phối hàng hoá bán lẻ hiện đại (bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn v.v...), ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, hàng không. Đến năm 2010, 70% trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn và 60% nhà hàng, khách sạn lớn tại các tỉnh, thành phố trọng điểm sẽ trở thành ĐVCN thẻ và các phương tiện thanh toán hiện đại. Từ năm 2011 đến năm 2020 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc;
- Phát triển các thỏa thuận thanh toán cho các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, phí dịch vụ công cộng, bảo hiểm... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp cận trực tiếp tới các cơ quan chủ quản các ngành nêu trên để phát triển thanh toán bằng ủy nhiệm thu.
5. Phát triển các hệ thống thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):
a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện:
- Thiết kế mở rộng phạm vi triển khai giai đoạn 2 Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ và phát triển các hệ thống thanh toán quan trọng có tính hệ thống theo các chuẩn mực quốc tế được Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống, tăng cường hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Các hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán quan trọng khác phải được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc nguồn vay ODA, do Ngân hàng Nhà nước vận hành, quản lý và giám sát. Các hệ thống thanh toán nội bộ của từng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần được đầu tư và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường dịch vụ thanh toán.
- Tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động, ...
- Phát triển hệ thống ngân hàng cốt lõi (core banking) của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các module ứng dụng nhiều tiện ích, trước mắt tập trung vào module kế toán tập trung để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống TTLNH.
- Hệ thống TTLNH có giao diện với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối khi những hệ thống này sẵn sàng, thực hiện quyết toán tổng tức thời (RTGS) và quyết toán ròng trong ngày cũng như quyết toán DVP (chuyển giao kèm theo thanh toán).
- Hệ thống thanh toán điện tử Kho bạc Nhà nước cần được kết nối với hệ thống TTLNH để tăng tính hiệu quả và thuận tiện cho quan hệ thanh toán giữa hệ thống kho bạc và ngân hàng.
- Hệ thống thanh toán của các tổ chức tín dụng cần được kết nối với hệ thống TTLNH qua cổng giao diện.
- Nâng cấp liên tục hệ thống TTLNH (cả phần cứng và phần mềm ứng dụng) để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế từ nay đến năm 2020, thực hiện đánh giá hệ thống TTLNH theo định kỳ để có giải pháp nâng cấp và mở rộng hệ thống. Có thể được thực hiện dưới hình thức huy động vốn ODA và đề nghị Chính phủ đưa vào danh mục các dự án huy động vốn ODA.
b) Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện):
- Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ, trung tâm thanh toán bù trừ bán lẻ trên cơ sở khuyến khích sự tham gia góp vốn và vận hành của khu vực tư nhân trên cơ sở đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống và đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của hệ thống tài chính. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc quản lý và giám sát các hệ thống này;
- Thiết lập Trung tâm Thanh toán bù trừ tự động Quốc gia (TTBTQG) tại Hà Nội thực hiện xử lý bù trừ hối phiếu/séc, vận hành hệ thống Bank Giro và giao diện với trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Trung tâm TTBTQG sẽ kết nối trực tiếp và có giao diện với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vận hành. Trung tâm TTBTQG đóng vai trò là trung tâm xử lý thông tin thanh toán bù trừ và gửi lệnh TTBT về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước thực hiện quyết toán giao dịch cho các ngân hàng thông qua tài khoản của các ngân hàng mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua hệ thống TTLNH.
Đối với các hoạt động cụ thể của Trung tâm TTBTQG, định hướng chung là phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại (điện tử) trong xử lý thanh toán bù trừ các công cụ thanh toán. Các hoạt động của Trung tâm TTBTQG bao gồm: (1) vận hành hệ thống bù trừ séc/hối phiếu; (2) vận hành hệ thống Giro (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu cho việc thanh toán định kỳ các khoản tiền như điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng v.v...), (3) có thể vận hành hệ thống chuyển mạch thẻ ngân hàng, (4) vận hành hệ thống thanh toán thương mại điện tử (B2C, B2B...) và (5) vận hành các hệ thống thanh toán bù trừ khác. Lộ trình triển khai cụ thể như sau:
+ Thuê chuyên gia tư vấn hoặc đề nghị hỗ trợ kỹ thuật để lập dự án thành lập trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH.
+ Thành lập Ban trù bị xây dựng Dự án thành lập Trung tâm TTBTQG và xúc tiến các thủ tục cần thiết để thành lập Trung tâm, đồng thời xây dựng các quy định về hoạt động của các tổ chức thanh toán bù trừ ở Việt Nam.
+ Tổ chức triển khai thành lập Trung tâm TTBTQG (xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, giải pháp phần mềm, nguồn nhân lực, v.v...).
c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện):
Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, với một thương hiệu thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn cụ thể như sau:
- Năm 2006 - 2007, phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có trên cơ sở bảo đảm tính tích hợp, tính mở của hệ thống về mặt kỹ thuật để bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc kết nối thống nhất.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng của tất cả các trung tâm chuyển mạch thẻ đã có và đang có kế hoạch đi vào hoạt động về các khía cạnh: mức độ hiệu quả, rủi ro, tính tích hợp, tính mở của hệ thống về khía cạnh kỹ thuật... để đề xuất giải pháp lựa chọn; tập trung đầu tư, phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất nhằm giải quyết tình trạng phân tán trong các hệ thống thanh toán thẻ hiện nay (2007).
- Củng cố về tổ chức và hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các liên minh thẻ hiện hành để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng thẻ, cũng như các yêu cầu về chuẩn mực kỹ thuật và khả năng tích hợp với hệ thống của Trung tâm TTBT QG khi Trung tâm này đi vào hoạt động.
- Kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia với Trung tâm TTBT QG (2008 - 2009).
d) Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện):
- Hoàn thiện cơ chế thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán theo hướng kết nối giữa hệ thống quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia, nhằm bảo đảm cơ chế chuyển giao gắn với thanh toán (DVP), giảm rủi ro trong quyết toán các giao dịch trên thị trường chứng khoán khi mà các giao dịch này phát triển với quy mô lớn trong tương lai, đồng thời bảo đảm hiệu quả cho hoạt động thị trường mở, cũng như các giao dịch tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện kết nối giữa hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia với hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán, tạo mối liên kết trực tiếp giữa Sở Giao dịch với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhằm bảo đảm sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả trong hoạt động cho vay tái cấp vốn (bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu và lưu ký giấy tờ có giá) của Ngân hàng Nhà nước, góp phần tăng hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở thúc đẩy tính khả dụng và tốc độ luân chuyển của các giấy tờ có giá được cầm cố cho hoạt động tái cấp vốn.
- Hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán (bao tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu được niêm yết...) theo những khuyến nghị của Ủy ban các Hệ thống Thanh toán và Quyết toán (CPSS) thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), xét về dài hạn, khi thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển thì việc chỉ định một ngân hàng thanh toán (hiện nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) sẽ có những rủi ro nhất định về khả năng thanh toán do khối lượng giao dịch tăng cao vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng, gây rủi ro hệ thống, đồng thời cũng tạo ra sự bất bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, cụ thể là các NHTM khác. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thực hiện kết nối hệ thống thanh toán liên ngân hàng với hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho việc bù trừ và quyết toán chứng khoán theo phương thức chuyển giao chứng khoán kèm thanh toán. Việc chuyển giao chứng khoán để lưu ký được thực hiện thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán việc thanh toán tiền được thực hiện qua tài khoản tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của các ngân hàng thương mại nơi công ty chứng khoán mở tài khoản.
6. Giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
a) Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010)
Tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp. Các hình thức tuyên truyền cụ thể như sau:
- Tuyên truyền trên báo chí: thông qua những tờ báo mà số lượng độc giả đông đảo để đăng tải các nội dung cần tuyên truyền.
- Tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình: lựa chọn chương trình và thời gian thích hợp để thông tin tuyền truyền tới nhiều người nhất.
- Tuyên truyền trên mạng internet: ở Việt Nam tốc độ người sử dụng internet gia tăng nhanh ở các thành phố và thị xã, vì vậy đây cũng là một kênh tuyên truyền rất hiệu quả, nội dung tuyên truyền cần đăng tải trên những website có số lượng người truy cập nhiều nhất và thường xuyên nhất.
- Các hình thức tuyên truyền khác.
b) Thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009):
- Giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua chính sách thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực tiếp hình thành nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán, cụ thể: Xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu để giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán. Phương án miễn giảm thuế xuất nhập khẩu chỉ có tính chất ngắn hạn, thực hiện tối đa không quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên tương đối phổ biến.
c) Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009)
- Tạo dựng thói quen giao dịch qua ngân hàng của các khách hàng tiềm năng, với sự khuyến khích ban đầu bằng lợi ích kinh tế từ việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó tạo dựng thói quen giao dịch qua ngân hàng.
- Phương án miễn giảm thuế giá trị gia tăng chỉ có tính chất ngắn hạn, thực hiện tối đa không quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên tương đối phổ biến.
d) Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008)
Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý, xác định mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng, trên cơ sở đó tác động tới toàn bộ cơ cấu tính phí của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhằm tạo lập ra một mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ cuối cùng, từng bước tạo lập thói quen giao dịch qua ngân hàng thông qua chính sách về phí dịch vụ thanh toán hợp lý, bao gồm:
- Nghiên cứu xây dựng chương trình tính phí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bảo đảm mức thu phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng hợp lý, khoa học để làm cơ sở cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng mức phí cho mình.
- Nghiên cứu xem xét xây dựng mức thu phí đối với hình thức thanh toán bằng tiền mặt với mục đích khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đề xuất một phương thức tính phí hợp lý có tính chiến lược và theo thông lệ quốc tế, tương xứng với chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng để tổ chức này thể hiện được vai trò của mình trong việc xây dựng các quy định chung về việc chia sẻ phí dịch vụ thanh toán giữa các tổ chức cung ứng cho việc quy định đối tượng thu và trả phí cũng như việc chia sẻ phí giữa các ngân hàng, đảm bảo công bằng cho các ngân hàng và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
- Xây dựng quy định cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được trích lại một phần khoản thu từ phí dịch vụ thanh toán để đầu tư nâng cấp hệ thống thanh toán nội bộ của mình.
- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét giảm mức thuế VAT đối với các khoản thu từ phí dịch vụ thanh toán, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng nguồn đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán.
- Chỉnh sửa giảm mức thu phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Quyết định số 449/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng) theo mức phù hợp dung lượng của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Xây dựng phí thường niên và phí gia nhập đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia hệ thống TTĐTLNH do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, trong đó quy định rõ mục đích sử dụng, nội dung sử dụng của các khoản phí này trong quá trình phát triển hệ thống thanh toán.
- Nghiên cứu chỉnh sửa Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cho phù hợp tình hình thực tế; nghiên cứu xây dựng mức thu phí đối với thanh toán bằng tiền mặt.
- Điều chỉnh lại mức thu phí dịch vụ thanh toán liên Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế dựa trên nguyên tắc đủ bù đắp chi phí.
- Xây dựng chương trình tính phí dịch vụ thanh toán để có thể xác định mức thu phí dịch vụ thanh toán theo từng năm.
đ) Tăng cường nguồn nhân lực để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010):
- Tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách nhiệm lập chính sách và đề xuất chiến lược, định hướng phát triển hoạt động thanh toán của nền kinh tế, về số lượng và chất lượng.
- Có chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, nhằm tạo ra các chuyên gia trên lĩnh vực thanh toán. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành ngay trong nước; tuy nhiên với những kiến thức chuyên sâu cần tổ chức đào tạo ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm.
- Đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và công nghệ ứng dụng trong thanh toán nói riêng cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực thanh toán.
- Phối hợp với với các tổ chức quốc tế, mời chuyên gia giảng dạy và đào tạo kiến thưc về từng lĩnh vực của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trang bị thiết bị tin học cho phép truy cập internet cho các đội ngũ cán bộ chuyên trách trong bộ máy quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin, trên cơ sở đó nắm bắt được xu thế phát triển của hoạt động thanh toán trên thế giới phục vụ cho việc lập chiến lược, chính sách phát triển thanh toán.
- Tập trung đào tạo cơ bản về thanh toán và công nghệ thông tin cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán; đồng thời, tập trung đào tạo chuyên gia về lĩnh vực thanh toán theo các chương trình đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài trước mắt để nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Giai đoạn 2008 - 2010, tiếp tục các chương trình đào tạo mở rộng đến khu vực doanh nghiệp với mục tiêu triển khai thực hiện Đề án đến các chủ thể trong nền kinh tế.
e) Giải pháp về tài chính phục vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện):
- Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế để đầu tư, nâng cấp, phát triển các hệ thống thanh toán cũng như phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
- Nguồn vay ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển nhà nước để đầu tư máy móc kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006
của Thủ tướng Chính phủ)
2. Bài viết, thông tin từ các trang Web
Webketoan.com
www.doanhnghiep24g.com.vn
www.vntrades.com/taichinhnganhang.php
www.vnec onomy.com.vn
www.dongabank.com.vn
www.tapchiketoan.com.vn
ebanking.dongabank.com.vn
tintuc.timnhanh.com/kinh_te/chung_khoan
Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997.
Quyết định 371/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.
Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định 235/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 01/04/2002 về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu thanh toán.
Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng dịch vụ Séc có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2004.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 291/2006/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 29 tháng 12 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010
và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại tờ trình số 7604/TTr-NHNN ngày 05 tháng 09 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần sau:
1. Đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010);
2. Nhóm đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, bao gồm các đề án thành phần:
a) Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
b) Trả lương qua tài khoản (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản trong năm 2007, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
c) Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010).
3. Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
4. Nhóm đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư, bao gồm các Đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):
a) Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập;
b) Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
5. Nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh toán, bao gồm các đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):
a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng;
b) Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ;
c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất;
d) Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
6. Đề án hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các đề án thành phần:
a) Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
b) Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);
c) Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);
d) Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008).
Điều 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, địa phương liên quan và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện các đề án thành phần để thực hiện các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam mà Đề án đã đề cập; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện và triển khai theo định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện vào cuối năm 2008 và tổng kết vào cuối năm 2010.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32896.doc