Đề tài Các khoản phải trả kế toán các khoản phải trả 25 viên chức các khoản phải nộp theo lương

- Kế toán lương không thường xuyên xuống tận các phòng để giám sát, đôn đốc việc chấm công mà chỉ dựa vào các bảng chấm công của các phòng nộp lên để tính lương. Chính vì vậy không nắm bắt được một số người đi làm thực tế từng ngày một dẫn đến thực hiện trả lương chưa thực sự chính xác cho CBNV. - Mặt khác vấn đề giờ giấc làm việc của CBGV trong đơn vị chưa được quản lý thực sự chặt chẽ, tạo điều kiện cho một số ít người thiếu tinh thần trong công việc đi làm không đúng giờ quy định hoặc dời vị trí đi làm việc cá nhân trong giờ làm việc, hiện tượng đi muộn về sớm vẫn còn tồn tại. II. Một số giải pháp chủ yếu 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện Hiện nay trong thời kỳ đổi mới Nhà nước ta đã, đang và sẽ ban hành các quy định, chế độ kế toán mới đòi hỏi người cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong quản lý và có hiểu biết sâu rộng về luật NSNN, có như vậy mới có sự hiểu biết để thực hiện đúng các nguyên tắc, chế độ, thể lệ tài chính hiện hành.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các khoản phải trả kế toán các khoản phải trả 25 viên chức các khoản phải nộp theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thái vật chất cụ thể: - Mua trong nước: NG = Giá thanh toán trên HĐ + CP thu mua CP lắp đặt - Các có VAT + - Nguồn hình thành từ đối tượng xây dựng cơ bản NG = Giá trị công trình được duyệt trong quyết toán d. Phương pháp ghi sổ chi tiết TSCĐ: Hàng ngày kế toán ghi nhận được chứng từ tăng giảm TSCĐ, biên bản giao nhận, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý nhượng bán kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết TSCĐ. Mỗi 1 TSCĐ được theo dõi 1 dòng và chi tiết riêng cho từng TSCĐ ghi theo các cột và các dòng cho phù hợp. Từ sổ chi tiết TSCĐ kế toán vào sổ chi tiết các tài khoản · Sổ chi tiết các tài khoản: sổ này dùng để theo dõi 1 loại tài sản thuộc loại thanh toán, nguồn vốn mà chưa có mẫu số riêng. Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để ghi sổ: c. Phương pháp tổng hợp tăng, giảm TSCĐ - Căn cứ vào biên bản bàn giao, biên bản thanh lý ta sẽ biết được tình hình tăng, giảm TSCĐ của từng năm. - Dựa vào chi tiết TSCĐ của năm trước cùng với tình hình phát sinh tăng, giảm TSCĐ của năm nay ta sẽ biết được số tài sản năm nay tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu. f. Phương pháp kế toán HM TSCĐ: Căn cứ tính HM ta dựa vào chi tiết từng TSCĐ năm trước để tính hao mòn cho năm nay. Hao mòn của từng loại TSCĐ được tính theo công thức: Số HM tính cho năm nay = Số HM đã tính của năm trước + Số HM tăng của năm nay - Số HM giảm của năm nay Trong đó: HM giảm cho TSCĐ đã tính đủ = Số HM của những TSCĐ tăng năm nay + Số HM của những TSCĐ giảm nay nay · Bảng tính hao mòn TSCĐ: Sổ này dùng để phản ánh số HM của từng TSCĐ và phản ánh toàn bộ HM của TSCĐ trong đơn vị. Căn cứ vào số liệu trên sổ TSCĐ để lập: Mỗi TSCĐ được tính HM được ghi trong 1 dòng: Cuối kỳ cộng sổ, số liệu này được làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng hợp TK 214. Toàn bộ công tác kế toán tổng hợp về tăng, giảm và HM TSCĐ kế toán phải sử dụng chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tổng hợp. 4. Kế toán thanh toán: (phần này sẽ được trình bày ở phần chuyên đề. 5. Kế toán các khoản chi hoạt động (chi chương trình dự án). a. Chứng từ sổ sách sử dụng: - Chứng từ sử dụng: phiếu chi TM, phụ cấp lương, phiếu xuất vật liệu, hoá đơn dịch vụ, các chứng từ khác. - Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết hoạt động, sổ tập hợp, sổ cái TK: 661 Dự toán chi Tổng hợp KP và quyết toán KP đã sử dụng Quyết toán chi Phiếu chi Sổ chi tiết hoạt động Chi tiết KP sử dụng đề nghị quyết toán Sổ cái TK 661 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính b. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. Dựa vào dự toán chi đầu năm, kế toán viết phiếu chi, phiếu xuất, sau đó vào sổ chi tiết hoạt động. Từ sổ chi tiết hoạt động kế toán đồng thời vào các sổ sách. Sổ cái TK 661 cuối quý kế toán chi tiết tình hình KP sử dụng đề nghị quyết toán, quyết toán chi, bảng cân đối số phát sinh. Cuối năm sau khi đã tổng hợp kinh phí vào các sổ, kế toán lên báo cáo tài chính. c. Công tác dự toán năm, công tác quyết toán của đơn vị Đối với mọi đơn vị hành chính sự nghiệp thì khoản thu chi đều được ngân sách cấp chính vì vậy đầu năm tất cả các đơn vị trong khối hành chính sự nghiệp đều phải lập dự toán gửi lên cấp trên duyệt. Sau đó cấp kinh phí. * Cơ sở lập dự toán: - Lập dự toán nhân lực - Dựa vào số lượng công nhân viên trong trường + Trong biên chế + Ngoài biên chế - Dựa vào số lượng giảng dạy gần đền tuổi về hưu là bao nhiêu người để có kế hoạch bổ sung nhân lực. - Số giáo viên giảng dạy bộ môn thừa hay thiếu để có kế hoạch bổ sung nhân lực. - Số giáo viên giảng dạy bộ môn thừa hay thiếu để tăng cường thêm. * Lập dự toán thu, chi: - Dự toán thu: Đầu năm kế toán phải lập dự toán thu dựa vào 2 nguồn thu chính của đơn vị, nguồn học phí hệ A là nguồn học phí hệ B để thu. Kế toán căn cứ vào tổng số học sinh để tính mức thu cho cả năm. - Dự toán chi Căn cứ vào dự toán thu để lập dự toán chi cho các khoản mục * Lập dự toán mua sắm mới: Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, kiểm tra TSCĐ nào không có dùng được và thiếu TS nào thì lập dự toán mua sắm. * Lập dự toán nâng cấp và sửa chữa Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị xem tài sản nào hư hỏng để xin kinh phí nâng cấp sửa chữa. PHẦN II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ VIÊN CHỨC CÁC KHOẢN PHẢI NỘP THEO LƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bất kỳ một đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội nào đi vào hoạt động đều phải sử dụng một lực lượng lao động nhất định tùy theo quy mô, nhiệm vụ chức năng của đơn vị mà phân công lao động. Tuy nhiên đồng nghĩa với việc sử dụng lao động là việc thực hiện tái sản xuất lao động đảm bảo hoạt động duy trì của người lao động, đây là một yếu tố quan trọng vì nó quyết định đến sự tồn tại hoạt động của đơn vị - yếu tố tiền lương. 1. Vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên bỏ ra trong quá trình lao động, công tác tiền lương của công nhân viên trong đơn vị hành chính sự nghiệp gắn liền với thời gian, chất lượng và kết quả công việc mà công nhân viên được giao. Chi về quỹ tiền lương cho cán bộ, trong toàn bộ các khoản chi tiêu, là khoản chi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số chi thường xuyên của đơn vị. Do tính chất đặc thù đó nên tiền lương là khoản chi chủ yếu bằng tiền mặt và liên quan đến nhiều chính sách chế độ. Tiền lương phải được thanh toán kịp thời, đầy đủ,chính xác theo xu hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống cán bộ công nhân viên, là động lực lớn thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong quá trình công tác, nó tạo ra sự gắn kết tập thể cán bộ công nhân viên với mục tiêu "vì lợi ích của đơn vị" và tạo ra cảm giác hăng hái, tự giác có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Huy động, sử dụng hợp lý phát huy được trình độ chuyên môn, sáng tạo của người lao động và là một trong những vấn đề cơ bản thường xuyên được quan tâm thích đáng không những trong phạm vi mà toàn cả xã hội. Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài bảo vệ sức khỏe và đáp ứng đời sống tinh thần của người lao động. Theo chế độ chính sách hiện hành còn có các khoản trích nộp theo lương sau đây: - Bảo hiểm xã hội: được trích lập để tạo ra nguồn tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong đơn vị. 2. Đặc điểm yêu cầu quản lý lao động tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp a. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp - Hiện nay tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở nước ta chủ yếu trả lương theo hình thức trả lương thời gian làm việc và thang lương của người lao động, nó phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ của người lao động trong đó ảnh hưởng lương theo lương thời gian được tính cho người lao động. - Tiền lương bậc phân phối cân bằng theo số lượng và chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên hao phí và được kế hoạch hóa từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở được quản lý. - Tiền lương là các khoản mang tính chất thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định. - Tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: + Lương biên chế + Lương hợp đồng tạm tuyển + Lương tập sự + Phụ cấp lương (phụ cấp thường xuyên và phụ cấp không thường xuyên) là BHXH, BHYT được trích nộp trên % lương được hưởng cụ thể: BHXH được trích theo lương, phụ cấp theo chế độ của Nhà nước quy định tại Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về BHXH, BHYT trích theo tỷ lệ quy định là 20% trên tổng số tiền phải trả cho cán bộ nhân viên, trong đó: + 15% trích vào cho phí hoạt động + 5% người thu nhập phải nộp + BHYT được trích 3% trên tổng số tiền lương, theo Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 12/08/1998 của Chính phủ về BHYT. Trong đó: + 2% tính vào chi phí hoạt động + 1% tính trừ vào thu nhập của người lao động b. Yêu cầu quản lý lao động tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp - Sử dụng quỹ lương ngày càng hợp lý với việc quản lý lao động để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công tác. - Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, chế độ quản lý lao động và tiền lương theo chỉ tiêu được duyệt. - Luôn thường xuyên thực hiện: + Cải tiến tổ chức bộ máy gọn nhẹ + Cải tiến lề lối làm việc, mối quan hệ giữa các bộ phận + Cải tiến theo các nghiệp vụ. Để thực hiện những yêu cầu trên, kế toán phải dựa vào những cơ sở quản lý nhất định. · Cơ sở quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương - Dựa vào tiến độ làm việc của cơ quan nói chung và nhiệm vụ, chức năng của đơn vị nói riêng. - Mối quan hệ giữa quản lý lao động và quản lý tiền lương. Từ khâu lập dự toán chấp hành dự toán và quyết toán. Thực hiện tốt mối quan hệ này sẽ phản ánh đầy đủ tình hình lao động và quỹ lương của đơn vị từng thời kỳ. · Nguyên tắc quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương. - Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp phải đảm bảo: + Quản lý được thời gian của người lao động + Trả lương: trả theo tính chất lao động và trình độ lao động + Chấp hành dự toán + Không được chi vượt quá tổng quỹ lương được duyệt + Không được tự động điều chỉnh chỉ tiêu hạn mức tiền lương. 3. Nhiệm vụ, nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp a. Nhiệm vụ, nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp - Nắm chắc tình hình lao động của đơn vị: số lao động biên chế, số lao động hợp đồng của đơn vị trên các mặt số lượng họ tên từng người, số tiền phải trả cho từng người theo định mức quy định của Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của đơn vị các khoản trích nộp theo lương. - Nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý lương khu vực hành chính sự nghiệp như: đăng ký biên chế, lập sổ lương, báo cáo quyết toán. - Thanh toán đầy đủ, kịp thời và đúng hạn mức, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự say mê công việc trong mỗi cán bộ công nhân viên. - Thực hiện đầy đủ thông báo của cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với đơn vị hành chính sự nghiệp về các khoản đóng góp BHXH, BHYT áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị: gồm phần đóng góp của cơ quan và của người lao động. - Vận dụng hình thức thanh toán liên tiếp, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời, đem lại hiệu quả công việc cao. Tránh tình trạng vi phạm chế độ, chính sách về công tác tiền lương. - Thông qua công tác kế toán mà kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc, chế độ quản lý lao động, tiền lương qua các mặt: tuyển dụng đề bạt, thuyên chuyển nhằm giảm nhẹ biên chế, nâng cao hiệu suất công tác. - Lưu giữ sổ sách thanh toán tiền lương b. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Kế toán chi tiết · Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công (Mẫu số C 01 - H) Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. của công nhân viên và là căn cứ để trả lương, BHXH hay lương cho từng CNV trong cơ quan. - Bản thanh toán tiền lương (Mẫu số C02 - H) Đây là chứng từ làm thanh toán tiền lương phụ cấp cho từng CBCNV trong cơ quan. Do đơn vị thực hiện trả lương kho bạc nên bảng thanh toán tiền lương được lập thành 2 liên. + 01 liên lưu tại phòng kế toán đơn vị để là cơ sở ghi sổ + 01 liên chuyển kho bạc (nơi chịu trách nhiệm trả lương cho đơn vị để làm cơ sở thanh toán cho từng người từng cá nhân). - Phiếu nghỉ hưởng BHXH. Xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, của người lao động làm căn cứ tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định. - Bảng thanh toán BHXH Là căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH. Bảng này được lập thành 02 liên: + 01 liên lưu tại cơ quan quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi và ghi sổ kế toán nơi cấp phát. + 01 liên được chuyển đến đơn vị được hưởng BHXH để làm cơ sở thanh toán cho từng cá nhân và ghi sổ kế toán đơn vị ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ như sau: - Phiếu báo làm thêm giờ. - Phiếu chi + Sổ kế toán chi tiết Trong công tác kế toán thanh toán tiền lương người ta sử dụng "Bảng thanh toán tiền lương" như một số kế toán chi tiết để theo dõi chi tiết từng khoản lương, phụ cấp lương "bảng thanh toán BHXH" để theo dõi khoản phải nộp cho cơ quan BHXH trên tổng số và từng công tác trong đơn vị. Bên cạnh do còn sử dụng sổ chi tiết các tài khoản. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Bảng thanh toán lương Phiếu chi Sổ chi tiết hoạt động Sổ chi tiết TK332,334 Sổ cái TK332,334 Chi tiết kinh phí đề nghị quyết toán Tổng hợp kinh phí sử dụng đề nghị quyết toán Quyết toán Bảng cân đối số phát sinh 4. Khái quát về hạch toán kế toán và yêu cầu quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa là cơ quan hành chính sự nghiệp cấp huyện, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về công tác giáo dục, chịu sự chỉ đạo quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ, biên chế quỹ lương của sở giáo dục. Để thực hiện tốt được công tác trên, việc tạo điều kiện động viên kích lệ CBCNV về mặt vật chất là điều mà hiệu trưởng - tổ chức đơn vị quan tâm, do đó việc thực hiện tốt công tác kế hoạch tiền lương và các khoản trích nộp theo lương nó có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý đơn vị. Tiền lương, phụ cấp chiếm gần 70% trên tổng các khoản chi thường xuyên của đơn vị, đây là một tỷ trọng rất cao, với mức lương hàng tháng bình quân của một CBCNV khoảng 853.345đ các khoản chi tiền lương này bao gồm: lương biên chế, lương hợp đồng và các khoản phụ cấp lương theo quy định của chế độ tài chính. Các khoản trích nộp theo lương của đơn vị nói chung cũng tương đương như các cơ quan hành chính sự nghiệp khác bao gồm: BHXH: + BHXH trả thay lương + BHXH trích theo lương, phụ cấp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước là 23%. Trong đó: tính vào chi hoạt động 17% trừ vào thu nhập người lao động 6%. BHYT: BHYT trích nộp theo lương, phụ cấp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Trong đó: Tính vào chi phí hoạt động 5% Trừ vào thu nhập của người lao động 1% Như đã nói ở trên tiền lương có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác của cán bộ viên chức trong đơn vị, nhận thức được điều này kế toán thanh toán của đơn vị đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quy định của Nhà nước về lập dự toán tiền lương và chi trả tiền lương cho CBCNV trong đơn vị. Hàng tháng kế toán nhận tiền tư kho bạc Thanh Hóa về chi trả cho cán bộ theo đúng ngày quy định, còn các khoản phụ cấp khác về nghề nghiệp được thực hiện chi trả vào cuối tháng. Qua thực tế thu nhập tìm hiểu được ở đơn vị về công tác kế toán em nhận thức được, để đi sâu vào hoạt động thì ở bất kỳ một đơn vị nào đều phải sử dụng một lực lượng lao động nhất định và để người lao động làm việc có trách nhiệm, hiệu quả. Vấn đề được đặt lên hàng đầu là yếu tố con người thì việc tái sản xuất sức lao động vấn đề tiền lương và các khoản trích nộp theo lương có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố khách quan theo sự phát triển của xã hội. Hiểu đượ vai trò quan trọng của vấn đề tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong xã hội cũng như trong cuộc sống hiện nay, cùng với kiến thức thực tế, trong quá trình thực tập tại trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa em đã đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương và đây là lý do em chọn chuyên đề cho báo cáo thực tập tốt nghiệp là: "Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa". II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO CHUYÊN ĐỀ 1. Thuận lợi Kế toán nguồn kinh phí là một nội dung rất quan trọng do vậy đơn vị cũng rất quan tâm. Khi em thực tập chuyên đề này thì các cô trong phòng kế toán tạo điều kiện cho em tìm hiểu các chứng từ, sổ sách về kế toán nguồn kinh phí và không chỉ có vậy mà còn tất cả các phần hành kế toán khác. Các cô trong phòng đã nhiệt tình chỉ bảo em cách lập sổ sách và hướng dẫn em cách viết để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp. 2. Khó khăn Trường THCS Xuân Bái trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo nên mọi công việc được tập hợp nhiều mà trường chỉ có một kế toán 1 thủ quỹ nên trong phòng luôn bận rộn. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết nguồn kinh phí Sổ cái TK 461 Số nguồn kinh phí Giấy phân phối hạn mức kinh phí Giấy rút hạn mức kinh phí Sổ theo dõi hạn mức kinh phí Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu kiểm tra Từ giấy phân phối hạn mức kinh phí và giấy rút HMKP ta vào sổ theo dõi HMKP và vào sổ theo dõi nguồn kinh phí. Tác dụng của sổ này để theo dõi từng nguồn kinh phí hiện có của đơn vị và tình hình sử dụng nguồn kinh phí đó nhằm quản lý sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý. Từ sổ nguồn kinh phí hàng tháng kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết nguồn kinh phí. Từ đây kế toán đối chiếu kiểm tra và ghi vào sổ cái TK 461. II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Lập dự toán năm Hàng năm căn cứ vào cuối tháng để đảm bảo cho các đơn vị hành chính sang năm có kinh phí để hoạt động thì đơn vị sang năm phải lập dự toán thu, chi cho năm sau được thuận lợi 1.1. Lập dự toán năm: Đơn vị lập dự toán theo mục lục ngân sách Nhà nước do bên tài chính ban hành. a. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch Tổng chi tiêu quỹ lương: là chi tiêu lớn nhất mà đơn vị được sử dụng để trả lương, trả công cho số lao động được duyệt trong chỉ tiêu kế hoạch chỉ tiêu này nhằm giúp cho đơn vị - Đơn vị không được chi vượt số tiền, nếu chi vượt ra phải lập dự toán bổ sung. - Tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện tốt các chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu tiền lương khác. - Là cơ sở để Nhà nước đánh giá tình hình thực hiện các chế độ và biện pháp quản lý lao động và quỹ tiền lương của đơn vị. b. Các chỉ tiêu căn cứ lập dự toán tiền lương - Căn cứ vào mức lương tối thiểu và hệ số lương phụ cấp lương của cán bộ. - Căn cứ vào trường hợp tanưg, giảm, nâng bậc điều chỉnh đề bạt c. Trình tự lập dự toán Bước 1 : Công tác chuẩn bị Đưa ra những nhận xét đánh giá, tình hình thực hiện quỹ lương của năm, xin ý kiến của thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ công tác của năm kế hoạch, trưng cầu ý kiến của phòng. Đánh giá tổng hợp tình hình dự toán của năm trước. Bước 2: Lập dự toán Thông qua ý kiến của đơn vị tổ trưởng đơn vị các tổ công tác phòng tiến hành lập dự toán chi lương. Là ước tính tình hình thực hiện năm trước và phân tích, đánh giá quá trình thực hiện thông thường quý 4 của năm báo cáo tiến hành lập dự toán cho năm sau. Vì vậy ta phải ước tính tình hình thực hiện quý 4 năm báo cáo. Tính và lập dự toán: căn cứ vào mức lương tối thiểu, hệ số lương và tổng quỹ lương của đơn vị. * Cách lập Dự toán kinh phí chi lương ĐVT: 1.000đ Mục Diễn giải Tổng số tiền Chia ra quý Quý I Quý II Quý III Quý IV 100 Tiền lương 589.684 147.421 147.421 147.421 147.421 1 Lương theo biên chế được duyệt 589.684 147.421 147.421 147.421 147.421 102 Phụ cấp lương 237.214 59.305,5 59.305,5 59.305,5 59.305,5 1 Phụ cấp chức vụ 9.540 2.385 2.385 2.385 2.385 4 Phụ cấp thêm giờ 21.080 5.270 5.270 5.270 5.270 8 Phụ cấp ưu đãi ngành 196.054 49.013,5 49.013,5 49.013,5 49.013,5 106 Các khoản trả theo lương 109.288 27.322 27.322 27.322 27.322 1 BHXH 86.282 21.570,5 21.570,5 21.570,5 21.570,5 2 BHYT 11.504 2.876 2.876 2.876 2.876 3 KPCĐ 11.504 2.876 2.876 2.876 2.876 Dựa vào chỉ tiêu biên chế lao động và chính sách chế độ Nhà nước quy định. Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá với thực hiện năm trước. Căn cứ vào lao động được biên chế hiện có: Mục 100: Tiền lương Dựa vào số công nhân viên chức trong biên chế của đơn vị, kế toán tính lương. · Mục 100 có tiểu mục 01 - tiền lương ngạch bậc Tiền lương ngạch bậc = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương · Mục 102: Phụ cấp lương căn cứ vào đơn vị có hệ số phụ cấp bằng nhau ở đơn vị này có phụ cấp chức vụ và phụ cấp ngành. Tiểu mục 01 - Phụ cấp chức vụ Phụ cấp chức vụ = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp chức vụ Tiểu mục 08 - Phụ cấp ngành Phụ cấp ngành = (Tiền lương theo ngạch + Phụ cấp chức vụ) x 35% Tổng lương = Tiền lương + Tiền phụ cấp chức vụ + Tiền phụ cấp ngành · Mục 106 - các khoản đóng góp BHXH = Tổng tiền lương được lĩnh x 5% BHYT = Tổng tiền lương được lĩnh x 1% 1.2. Lập dự toán quỹ Để chấp hành tốt việc thu, chi người lập dự toán phải chia nhỏ dự toán năm ra thành từng quý rồi lập chi tiết. Từ đó làm cơ sở cho thu chi hợp lý và sát với thực tế của đơn vị. Do vậy việc lập dự toán quý là rất cần thiết. * Căn cứ lập - Số lượng công nhân viên của từng quý, dựa vào dự toán năm đã được duyệt. - Dựa vào tình hình thực hiện của từng quý trước của năm trước. * Phương pháp lập Dự toán quỹ được lập cho từng tháng, sau đó tổng hợp 3 tháng lại thành dự toán quỹ. Dự toán kinh phí chi lương quý 4 năm 2006 Mục Diễn giải Tổng số tiền Chia ra tháng 100 Tiền lương 147.421 49.140 49.140 49.140 102 Phụ cấp lương 59.303,5 19.768 19.768 19.768 106 Các khoản trả theo lương 27.322 9.107 9.107 9.107 Sau khi chi hết cho 3 quý đầu, kế toán lập bảng điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2006 thông qua hiệu trưởng, trình lệ GĐ-ĐT. Sở GD - ĐT Thanh Hóa Trường THCS Xuân Bái CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc =============== ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2006 ĐVT: 1.000đ Nội dung chi KH đầu năm Đ/K năm 2004 Cấp tháng KH quý IV Lương cơ bản 589.684 655.999 491.995,5 163.998,5 Lương theo biên chế 589.684 655.999 491.995,5 163,998,5 Phụ cấp lương 236.134 276.034 207.025,5 69.008,5 Phụ cấp chức vụ 9.540 4.640 3.480 1.160 Phụ cấp thêm giờ 21.080 77.880 58.410 19.470 Phụ cấp ưu đãi ngành 196.054 204.054 193.040,5 51.013,5 Các khoản trả theo lương 109.288 149.724 112.293 57.431 BHXH 86.282 110.72 82.779 27.593 BHYT 11.504 19.676 14.757 4.919 KPCĐ 11.504 19.676 14.757 4.919 Cộng 1.860.754 2.174.044 1.630.533 543.511 Ngày 01 tháng 10 năm 2006 Điều chỉnh dự toán ngân sách được gửi lên cấp trên, cấp trên đồng ý gửi lại cho đơn vị thông báo dự toán điều chỉnh đã được duyệt. Sở GD - ĐT Thanh Hóa Mã số" 21010228 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc =============== THÔNG BÁO DUYỆT DỰ TOÁN ĐIỀU CHỈNH NGÂN SÁCH Năm 2006 Trường THCS Xuân Bái ĐVT: 1.000đ Chương Loại Khoản Mục Tên mục Kế hoạch chi 022b 14 04 100 Lương 655.994 102 Phụ cấp lương 276.034 106 Các khoản phải đóng góp 149.724 Cộng: 1.081.752 Tổng số tiền là: Một triệu không trăm tám mốt nghìn, bảy trăm năm hai. Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Phụ trách kế toán (ký, họ tên) T/L GĐ SỞ GD - ĐÀO TẠO THANH HÓA K/T Trưởng phòng KHTC Phó trưởng phòng (ký, họ tên) Đồng thời với việc gửi thông báo duyệt dự toán ngân sách năm 2006 Sở còn gửi thông báo duyệt dự toán ngân sách quý IV năm 2006. Sở GD - ĐT Thanh Hoá Mã số: 21010228 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc =============== THÔNG BÁO DUYỆT DỰ TOÁN ĐIỀU CHỈNH NGÂN SÁCH Quý IV năm 2006 Trường THCS Xuân Bái ĐVT: 1.000đ Chương Loại Khoản Mục Tên mục Kế hoạch chi 022b 14 04 100 Lương 163.999 102 Phụ cấp lương 69.008,5 106 Các khoản phải đóng góp 37.431 Cộng: 270.438,5 Tổng số tiền là: Hai trăm bảy mươi nghìn bốn trăm ba mươi tám năm trăm đồng chẵn. Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Phụ trách kế toán (ký, họ tên) T/L GĐ SỞ GD - ĐÀO TẠO THANH HOÁ K/T Trưởng phòng KHTC Phó trưởng phòng (ký, họ tên) * Các khoản chứng từ sổ sách sử dụng - Bảng thanh toán lương - Bảng thanh toán phụ cấp - Bảng kê trích BHXH - Phiếu chi - Giấy thông báo hạn mức kinh phí - Giấy rút hạnmức kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt - Sổ chi tiết hoạt động - Sổ chi tiết tài khoản - Sổ cái - Bảng cân đối * Bảng thanh toán tiền lương Tác dụng Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán lương, phụ cấp lương cho cán bộ công nhân viên, đồng thời để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Cơ sở lập: Bảng thanh toán tiền lương liên quan như bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu nghỉ BHXH Ví dụ: Tính số lương của Lê Thị Ninh - chức vụ trưởng phòng TCKT, số ngày công 22. Hệ số lương 4,12 phụ cấp chức vụ 0,15 -Tiền lương theo ngạch = 450.000 x 4,12 = 1.854.000đ - Tiền phụ cấp ngành = 1.854.000đ + 67.500 x 35% = 441.805 đ - Tổng tiền lương = 1.854.000 + 67.500 + 441.805 = 2.363.305đ - Các khoản trừ vào lương (5% BHXH , 1% BHYT) = (2.363.305 - 441.805) x 6% = 115.290đ - Còn lại được lĩnh = 2.363.305 - 115.290 = 2.248.015đ Ví dụ 2: Tính lương của Nguyễn Thị Phương chức vụ giáo viên, số ngày công là 22 ngày (đủ). Hệ số lương 2,68. Tiền lương theo ngạch = 2,68 x 450.000 = 1.206.000đ Tiền lương phụ cấp ngành = 1.206.000 x 35% = 422.100đ Tổng tiền lương = 1.206.000 + 422.100 = 1.628.100đ Các khoản giảm trừ vào lưonưg = 1.628.100 x 6% = 97.686đ Còn lại được lĩnh = 1.628.100 = 97.686 = 1.530.414 Tương tự như cách tính lương như trên của Nguyễn Thị Phương áp dụng đố với các CBCNV khác trong đơn vị theo đún chế độ. 3.2. Kế toán các khoản trích nộp theo lương 3.2.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu nghỉ BHXH (Mẫu C03 - H) - Bảng thanh toán BHXH (Mẫu C04 - H) 3.2.2. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ cái TK 332 Với cách tính lương và các khoản trích nộp theo lương như trên cùng với bảng chấm công ta có bảng thanh toán tiền lương tháng IV năm 2006 của CBCNV trong trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân như sau: Căn cứ vào bảng tính tiền lương, các khoản trích theo lương ghi các bút toán liên quan đến việc tính các khoản tiền. Nợ TK 661 Có TK 334 Có TK 332 Nợ TK 334 Có TK 332 Trường THCS Xuân Bái BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 10 NĂM 2006 Stt Họ và tên HS lương HS PCKV Tiền lương theo ngạch Phụ cấp chức vụ Phụ cấp ngành Tổng tiền lương Các khoản khấu trừ Thực lĩnh BHXH BHYT Cộng A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Phạm Thị Yến 4,17 0,5 1.876.500 225.000 735.525 2.837.025 141.851,25 28.370,25 170.221,5 2.666.803,5 2 Nguyễn Thị Linh 4,12 0,15 1.854.000 67.500 672.525 2.594.025 129.701,25 25.940,25 132.313,5 2.438.383,5 3 Lê Bá Hiền 3,28 0,35 1.476.000 157.500 571.725 2.205.225 110.261,25 22.052,25 97.686 2.072.583,5 4 Nguyễn Thị Phương 2,68 1.206.000 422.100 1.628.100 81.405 16.281 151.956 1.530.414 5 Lê Xuân Thành 4,17 1.876.000 656.600 2.53.600 126.630 25.326 2.380.64 9 Lê Thị Thảo 2,5 1.125.000 393.750 1.518.750 75.937,5 15.187,5 91.125 1.427.623 Cộng 107,8 1,25 48.510.000 562.500 16.978.500 66.051.000 3.302.500 660.510 3.963.060 62.087.940 * Bảng thanh toán phụ cấp kiêm nhiệm, bảng này do kế toán lập và được hiệu trưởng duyệt chi. Kế toán tổ chức thủ quỹ kiêm thư viện, ké toán và thủ quỹ thưởng theo chế độ làm thêm giờ ngày công = 1/3 tháng Ta có phụ cấp kiêm nhiệm = HSLCB x 450.000 x 150% x 1/3 Trường THCS Xuân Bái BẢNG THANH TOÁN PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM Tháng 10 năm 2006 Stt Họ và tên HSL Số tiền lĩnh Ký nhận 1 Lê Thị Hồng 2.5 562.500 2 Nguyễn Thị Hằng 2.18 490.500 Cộng: 1.053.000 Tổng số tiền là: Một triệu không trăm năm ba nghìn đồng chẵn. Ngày 6 tháng 10 năm 2006 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT (ký, họ tên) * Bảng thanh toán phụ cấp chức vụ: Bảng này được lập cho chủ tịch và cố vấn đoàn thanh niên nằm trong bản ngoài chi học phí, không nằm trong quỹ lương, phụ cấp được duyệt Số tiền lĩnh = Mức lương tối thiểu x HSL Trường THCS Xuân Bái BẢNG THANH TOÁN PHỤ CẤP CHỨC VỤ Tháng 10 năm 2006 Stt Họ và tên HSL Số tiền lĩnh Ký nhận 1 Phạm Thị Hoa 0,3 135.000 2 Lê Công Cường 0,3 135.000 Cộng: 270.000 Tổng số tiền là: Hai trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn Ngày 6 tháng 10 năm 2006 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT (ký, họ tên) * Bảng thanh toán phụ cấp ưu đãi. Bảng này do kế toán lập các nhân viên tổ hành chính. Bao gồm các nhân viên ở phòng kế toán, phòng bảo vệ, phòng văn thư, phòng tạp vụ. Số tiền lĩnh = HSLCB x 30% x 450.000 Trường THCS Xuân Bái BẢNG THANH TOÁN PHỤ CẤP ƯU ĐÃI Tháng 10 năm 2006 Stt Họ và tên HSL Số tiền lĩnh Ký nhận Ghi chú 1 Lê Thị Tùng 3.32 448.200 2 Phạm Quốc Cường 2.3 310.500 3 Lê Văn Thái 1.71 230.850 Cộng: 989.550 Tổng số tiền: Chín trăm tám chín nghìn, năm trăm năm mươi đồng chẵn. Ngày 06 tháng 10 năm 2006 Người lập biểu (ký, họ tên) * Bảng kê trích nộp BHYT Được lập dựa trên bảng thanh toán lương nhằm theo dõi tình hình trích nộp BHXH, BHYT của cán bộ nhân viên trong trường: Cách tính: Mức lương BHXH, BHYT = Tổng tiền lương x tỷ lệ trích hàng tháng từ cách tính trên ta có bảng kê trích BHXH, BHYT sau: Trường THCS Xuân Bái BẢNG KÊ TRÍCH NỘP BHXH, BHYT Tháng 10 năm 2006 Stt Họ và tên Tổng số BHXH BHYT Tổng số 15% 5% Tổng số 2% 1% A B C 1 2 3 4 5 6 1 Phạm Thị Yến 2.837.025 425.553,75 141.851,25 567.405 56.740,5 28.370,25 85.110,55 2 Nguyễn Thị Linh 2.594.025 389.103,75 129.701,25 518.805 51.880,5 25.940,25 77.820,75 3 Lê Bá Hiền 2.205.225 330.783,75 110.261,25 441.045 44.104,5 22.052,25 66.156,75 4 Nguyễn Thị Phương 1.628.100 244.215 81.405 325.620 32.562 16.281 48.843 5 Lê Xuân Thành 2.532.600 379.890 126.630 506.520 50.652 25.326 75.978 39 Lê Thị Thảo 1.518.750 227.812,5 75.937,5 303.750 30.375 15.187,5 45.562,5 Cộng: 66.051.000 9.907.650 3.302.550 13.210.200 1.321.020 660.510 1.981.530 Sau khi hạch toán lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong trường kế toán viết phiếu chi: Sang tháng 11 và tháng 12 không có gì thay đổi do vậy bảng thanh toán lương, bảng kê trích nộp BHXH, BHYT cũng không có gì thay đổi so với tháng 1. KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG QUÝ IV NĂM 2006 ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Chia ra tháng Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1. Lao động Người 39 biên chế, 1 hợp đồng 2. Lương BQ (1ng/tháng) đồng 2987 995,667 995.667 995.667 3. Tổng quỹ lương - Lương chính - Lương phụ 1.000đ 116.503,5 81.999,25 34.504,25 38.834,5 27.333,083 11.501,417 38.834,5 27.333,083 11.501,417 38.834,5 27.333,083 11.501,417 Xác nhận của cấp trên Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) UBND huyện Thọ Xuân Phòng TC-vật tư CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc =============== THÔNG BÁO HẠN MỨC KINH PHÍ Số: 260 Gửi kho bạc Nhà nước Thọ Xuân Phòng TC vật giá Thọ Xuân duyệt hạn mức kinh phí tháng 10/Quý IV/năm 2006 của trường THCS Xuân Bái Số hiệu TK. ĐVT: 1.000đ Chương Loại Khoản Mục Tên mục Kế hoạch chi 022 14 04 100 Tiền lương 62.087.940 102 Phụ cấp lương 989.550 106 Các khoản phải đóng góp 13.210.200 Cộng: 76.287.690 Thọ Xuân, tháng 10 năm 2006 Ấn định số hạn mức kinh phí được duyệt là: Kế toán trưởng (ký, họ tên) GĐ kho bạc Thọ Xuân (ký, họ tên) Sau khi nhận được thông báo hạn mức kinh phí kế toán đơn vị lấy giấy rút hạn mức kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt gửi lên kho bạc. GIẤY RÚT HMKP NGÂN SÁCH Không ghi vào khu vực này KIÊM LĨNH TIỀN MẶT Đơn vị lĩnh tiền trường THCS Xuân Bái Số TK:.. Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân Họ và tên người lĩnh tiền: Giấy CMND:.. Nơi cấp công an Thanh Hoá Nội dung thanh toán C L K M TM Số tiền Thanh toán lương CNV tháng 10 002 14 02 100 62.087.940 Phụ cấp tháng 10 102 989.550 Cộng: 63.077.490 Ngàythángnăm 2006 Đơn vị tính tiền Kế toán trưởng chủ TK Đã nhận đủ số tiền (Ký, ghi rõ họ tên) KBNN ghi sổ và trả tiền Ngày.. Thủ quỹ Kế toán KSTQ Kế toán trưởng GĐ KBNN Đồng thời với việc lập giấy rút HMKP kiêm lĩnh tiền mặt. Kế toán viết giấy HMKP kiêm chuyển khoản. GIẤY RÚT HMKP NGÂN SÁCH Không ghi vào khu vực này KIÊM CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN THƯ ĐIỆN SÉC, BÁO CHÍ Lập ngày.tháng 10 năm 2006 Tạm ứng Thực chi Đơn vị trả tiền: BHXH Thành phố Thanh Hoá Tại KBNN, Ngân hàng, KBNN Thành phố Thanh Hoá Nội dung thanh toán C L K TM Số tiền Chuyển 15% BHXH tháng 10 002 14 02 106 9.907.650 5% BHXH tháng 10 3.302.550 Cộng: 13.210.200 Ngày tháng. năm 2006 Đơn vị trả tiền Kế toán trưởng Chủ TK KBNN ghi sổ ngày Kế toán KT trưởng GĐ NHNN, KBNN ghi sổ ngày Kế toán KT trưởng GĐ Đơn vị: Trường THCS Xuân Bái PHIẾU CHI Số: 260 Ngày 06/10/2006 Ghi có: 111 Họ và tên người nhận: Địa chỉ:... Về khoản TK Nợ Số tiền Chi lương và phụ cấp tháng 10 334 73.519.015 Cộng: 73.519.015 Kèm theo 4 chứng từ gốc: Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Kế toán (ký, họ tên) Người lập biểu (ký, họ tên) SỔ CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG Quý IV năm 2006 MCT Ngày Số Diễn giải TKĐƯ Số tiền 100 102 106 113 1.CPH12 6/1/2006 19 Lương phải trả tháng 1 3341 62.087.940 62.087.940 2.CPH12 6/1/2006 19 Phụ cấp lương phải trả tháng 1 3342 11431.075 11.431.075 3.CPH12 6/1/2006 20 Thanh toán từ công tác phí 3341 1.000.000 1.000.000 26.CPH12 10/2/2006 22 Lương phải trả tháng 2 312 62.087.940 62.087.940 27.CPH12 10/2/2006 22 Phụ cấp lương phải trả tháng 2 3341 11.431.075 11.431.075 28.CPH12 10/2/2006 272 Thanh toán từ công tác phí 3341 500.000 500.000 42.CPH12 01/3/2006 28 Lương phải trả tháng 3 111 62.087.940 62.087.940 43.CPH12 01/3/2006 28 Phụ cấp lương phải trả tháng 3 3341 11.431.075 11.431.075 46.CPH12 01/3/2006 28 BHXH phải trả quý 1 3321 25.615.845 80.TMA12 31/3/2006 421 Chi phí phụ cấp quý 1 1111 1.000.000 Cộng 222.057.045 156.263.820 34.293.225 2.500.000 SỔ CHI TIẾT TK 334 Quý 4 năm 2006 Số CT Ngày Mã chứng từ Nội dung TKĐƯ Số tiền Nợ Có 11 31/10/06 TMAT2 Chi lương phụ cấp tháng 10 1111 73.519.015 14 30/11/06 TMAT2 Chi lương tháng 11 1111 62.087.940 15 30/11/06 TMAT2 Chi phụ cấp chức vụ tháng 11 1111 270.000 16 30/11/06 TMAT2 Chi phụ cấp ưu đãi tháng 11 1111 637.710 17 30/11/06 TMAT2 Chi phụ cấp kiêm nhiệm tháng 11 1111 1.053.000 18 31/10/06 TMAT2 Trực đêm thêm giờ bảo vệ tháng 10 1111 1.551.500 43 30/11/06 TMAT2 Trực đêm thêm giờ bảo vệ tháng 11 1111 938.500 44 30/12/06 TMAT2 Chi lương phụ cấp tháng 12 1111 73.519.015 67 30/12/06 TMAT2 Trực đêm thêm giờ bảo vệ tháng 12 1111 801.500 Cộng 1111 của 3341 214.373.180 1 30/12/06 TMAT2 BHXH trừ qua lương quý 4/2006 3321 25.615.845 Cộng 3321 của 3341 25.615.845 Cộng 3323 của 3341 1 30/12/06 KHAC1 Công đoàn phí trừ qua lương quý 4/06 3323 1.280.793 1 31/12/06 CPH12 Lương tháng 10/06 phải trả 66121 62.087.940 62.087.940 1 31/12/06 CPH12 PC lương tháng 10/06 kiêm nhiệm phải trả 66121 1.053.000 1.053.000 1 31/12/06 CPH12 Phụ cấp lương chức vụ tháng 10/06 66121 270.000 270.000 Phụ cấp lương chức vụ tháng 10/06 66121 637.710 637.710 2 30/12/06 CPH12 Lương phải trả tháng 11 66121 62.087.940 62.087.940 2 30/12/06 CPH12 Phụ cấp lương phải trả tháng 11 66121 270.000 270.000 2 30/12/06 CPH12 Phụ cấp lương phải trả tháng 11 66121 1.053.000 1.053.000 2 30/12/06 CPH12 Phụ cấp lương phải trả tháng 11 66121 637.710 637.710 2 30/12/06 CPH12 Truy lĩnh phụ cấp lương do tăng lương 2006 66121 1.254.535 1.254.535 3 30/12/06 CPH12 Lương tháng 12 phải trả 66121 62.087.940 62.087.940 3 30/12/06 CPH12 Phụ cấp lương tháng 12 phải trả 66121 1.053.000 1.053.000 3 30/12/06 CPH12 Phụ cấp lương tháng 12 phải trả 66121 270.000 270.000 3 30/12/06 CPH12 Phụ cấp lương tháng 12 phải trả 66121 1.973.716 1.973.716 Cộng 66131 của 3341 194.736.491 194.736.491 SỔ CHI TIẾT TK 332 Quý 4 năm 2006 Số CT Ngày Mã chứng từ Nội dung TKĐƯ Số tiền Nợ Có 64 22/12/06 TMAT2 Chi tiền nghỉ dưỡng sức năm 2006 1111 2.292.567 Cộng 111 của 3321 2.292.567 1 26/12/06 TGNG1 Kinh phí nghỉ dưỡng sức năm 2006 cấp 1121 2.292.567 Cộng 1121 của 3321 2.292.567 2 5/12/06 KHAC1 BHXH trừ qua lương quý 4/2006 3341 Cộng 3341 của 3321 2 15/12/06 KHAC1 Chuyển BHXH quý 4/2006 46121 6.105.631 2 15/12/06 KHAC1 Chuyển BHXH quý 4/2006 46121 15.810.810 Cộng 462121 của 3321 6.105.631 5 5/12/06 CPH12 BHXH hpải trả quý 4 66121 15.810.810 Cộng 66121 của 3321 15.810.810 Cộng phát sinh 3321 24.209.009 24.209.009 47 05/12/06 TMAT2 Nộp công đoàn phí trừ qua lương quý 4/2006 1111 1.071.162 Cộng 111 của 3321 1.071.162 Cộng phát sinh 332 1.071.162 Tổng cộng 25.226.171 25.226.171 CHI TIẾT KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN QUÝ 4 NĂM 2006 Mục Tiểu mục Chỉ tiêu Kinh phí được sử dụng Số KP phải quyết toán chuyển sang kỳ sau Kỳ trước chuyển sang Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm Tổng số được sử dụng kỳ này Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm A B C 1 2 3 4 = 1 + 2 5 6 7 = 4-5 100 01 Tiền lương 59.072 76.545.405 318.476.417 76.604.478 76.604.478 318.476.417 0 Tiền lương 76.545.405 318.476.417 76.604.478 76.604.478 -241.871.939 76.604.478 318.476.417 -918.476.471 01 Phụ cấp 283.564 32.675.675 128.172.973 32.959.239 32.959.239 128.172.973 0 102 Phụ cấp 283.564 32.675.675 128.172.973 128.172.973 128.172.973 Chức vụ -4.265.756 18.327.364 6.098.493 -22.593.120 04 Làm thêm, thêm giờ -15.976.012 4.811.794 2.078.874 -20.787.806 08 Phụ cấp ĐB ngành -74.971.963 26.314.708 101.286.672 -101.286.671 Các khoản đóng góp 13.597.297 57.355.297 13.597.297 13.597.297 57.355.297 0 106 01 Các khoản đóng góp 13.597.297 57.355.297 57.355.297 57.355.297 BHXH -454.824 13.597.297 57.355.297 -14.052.121 TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN Mục Tiểu mục Chỉ tiêu Tổng số Chia ra theo nguồn Ngân sách cấp Viện trợ, tài trợ Nguồn khác Chi hoạt động thường xuyên 294.570.039 154.178.819 140.391.228 100 Tiền lương 85.294.536 76.604.478 9.320.058 01 Lương theo ngạch bậc 85.294.536 76.604.478 9.320.058 102 Phụ cấp 101.451.431 32.959.240 68.492.191 01 Chức vụ 2.017.723 1.832.736 184.986 04 Làm đêm thêm giờ 70.255.112 4.811.795 64.443.317 08 Phụ cấp đặc biệt ngành 29.178.596 26.314.708 2.863.887 106 Các khoản đóng góp 21.766.216 13.597.297 7.641.892 01 BHXH 21.766.216 13.597.297 7.641.892 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH QUÝ IV NĂM 2006 Tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế đầu năm Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 332 21.239.189 21.239.189 67.329.283 67.329.283 3321 - BHXH 21.239.189 21.239.189 64.997.189 64.997.189 3322 - BHXH 2.332.094 2.332.094 334 133.458.899 133.458.899 532.737.840 532.737.840 3341 - Phải trả viên chức nhà nước 133.458.899 133.458.899 532.737.840 532.737.840 TRƯỜNG THCS XUÂN BÁI THANH HOÁ SỔ CÁI TK 332 các khoản phải nộp theo lương Thời gian: Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số N/T Nợ Có Số dư đầu kỳ 232.120 1 611 Rút HMKT về nhập quỹ tiền mặt 111 43.693.075 43.693.075 3 611 Tính lương, PC, nâng bậc 661 43.693.075 43.693.075 8 611 Chi lương, PC, nâng bậc 334 42.693.075 42.693.075 8 611 Tính 6% phải nộp BHXH, BHYT 334 2.561.585 2.561.585 10 611 Nộp 6% BHXH, BHYT 332 2.561.585 2.561.585 13 611 Tính 17% BHXH 661 7.257.822,75 7.257.822,7 13 611 Nộp 17% BHXH 332 7.257.822,75 7.257.822,7 17 611 Chi thực hành sinh khối 7 661 1.000.000 1.000.000 Cộng: 150.718.040,5 150.718.04 Số phát sinh kỳ này 51.053.350 Luỹ kế phát sinh từ đầu năm 51.053.350 Số dư cuối kỳ 6.760.054 Ngày 6 tháng 10 năm 2006 Lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị TRƯỜNG THCS XUÂN BÁI THANH HOÁ SỔ CÁI TK 334 Phải trả viên chức Thời gian: Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ngày SH Nợ Có Số dư đầu kỳ 6/1/06 2 Tính lương phải trả cho CBCNV tháng 10/2006 661 42.693.075 6/1/06 3 Tính lương, PC lương cho CBCNV 334 40.131.490 6/1/06 3 Khấu trừ các khoản vào lương tháng 10.2006 332 2.561.585 Cộng: 42.693.075 42.693.075 Ngày 6 tháng 10 năm 2006 Lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị Hàng năm trong trường có cán bộ nghỉ hưởng BHXH, căn cứ vào danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH và các chứng từ gốc có liên quan, kế toán lần lượt "Bảng chứng từ gốc cùng loại". Xin trích dẫn một số bảng sau: A. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG THCHS XUÂN BÁI, THỌ XUÂN, THANH HÓA. 1. Tình hình chấp hành kế hoạch thu - chi quý, năm Đầu năm căn cứ vào chỉ tiêu chuyên môn xây dựng kế hoạch dự toán + Kế hoạch thu: Phần thu do NS Phần thu tại đơn vị + Kế hoạch chi: Nhóm chi phục vụ bộ máy Nhóm chi phụ vụ công việc - Căn cứ dự toán đầu năm và chi tiêu chuyên môn để xây dựng kế hoạch thu, chi quý (phần đề nghị ngân sách cấp), từ đó điều hành thu chi hợp lý, đồng thời, bám sát chế độ Nhà nước quy định đáp ứng kịp thời kinh phí điều hành tốt các hoạt động trong trường. 2. Kết quả tăng cường quản lý các mặt - Quản lý về lao động: Theo dõi và quản lý trên cơ sở bảng chấm công để tính công, theo dõi giờ công, quản lý lao động là rất quan trọng để đáp ứng kịp thời về chế độ công bằng cho người lao động. - Quản lý tiền vốn Quản lý trên các mặt chặt chẽ, chủ động điều hành giám sát các khoản chi bằng tiền, chuyển khoản trên cơ sở thủ tục chứng từ kế toán hợp lệ, đảm bảo đúng chế độ bảo quản quỹ tiền mặt chặt chẽ an toàn hiệu quả kinh phí tại đơn vị chủ yếu là nguồn vốn ngân sách cấp hệ thống thủ tục chi được giám sát qua kho bạc Nhà nước và hàng năm được phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định do vậy việc quản lý vốn đạt hiệu suất an toàn cao và có hiệu quả, luôn đạt và vượt kế hoạch được giao. 3. Thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chuẩn định mức chi tiêu - Chế độ tiền lương phụ cấp cho người lao động: Quản lý qua hệ thống ngạch bậc và ngày công hàng tháng chỉ đúng tháng chi đúng chi đủ và kịp thời cho người lao động. Mức sống ngày cao nhưng tiền lương của một số cán bộ trong đơn vị còn thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của họ nên rất dễ dẫn đến tiêu cực trong công việc. Vì vậy tiền lương chưa thực sự là đòn bẩy kinh tế. BHXH, BHYT được các cán bộ trong đơn vị nộp đầy đủ. Nhưng các khoản thanh toán BHXH cho CNV chưa kịp thời. - Định mức chi tiêu:Xây dựng định mức cụ thể về chế độ mua sắm vật tư văn phòng và các chi tiêu kinh phí phục vụ hoạt động của bộ máy hành chính nên thường xuyên đáp ứng kịp thời và có hiệu quả cao. 4. Tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy của trường THCS Xuân Bái đơn vị do hiệu trưởng lãnh đạo và các hiệu phó giúp việc cho thủ trưởng đơn vị. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Sở Giáo dục về toàn bộ hoạt động của đơn vị, có các hiệu phó chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Bộ máy giúp việc Hiệu trưởng. Tổ chức bộ máy của đơn vị sẽ giúp UBND huyện thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về các công tác giáo dục trên địa bàn. 5. Chế độ sổ sách báo cáo Với bộ máy kế toán tập trung đồng thời áp dụng kế toán máy cho nên bộ máy kế toán của đơn vị gọn nhẹ đồng thời việc lập các báo cáo tài chính luôn đảm bảo kịp thời và có độ chính xác cao. B. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC "KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG" TẠI TRƯỜNG THCS XUÂN BÁI I. Nhận xét về công tác kế toán tại Trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa 1. Những ưu điểm - Trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa là một tổ chức tài chính có hệ thống mang tính chất pháp lý cao. Bố trí các khâu trong từng công việc cụ thể đến từng chức danh, từng cán bộ, giáo viên trong đơn vị tạo công việc hợp lý. - Các bộ phận và các CNV trong phòng kế toán tài chính luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toán, luôn thực hiện đúng theo chính sách, chế độ về nguyên tắc cũng như yêu cầu quản lý. Thực hiện tiết kiệm, chống lãnh phí, thất thoát tài sản của Nhà nước, làm tăng tích lũy. Luôn kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu kinh phí tại đơn vị theo đúng chế độ Nhà nước và của ngành giáo dục. - Kế toán đã áp dụng đúng chính sách, chế độ Nhà nước quy định về việc thanh toán tiền lương - BHXH cho từng CNV. Đồng thời khi hạch toán đã hạch toán đúng theo tài khoản quy định. Việc tổ chức hạch toán ban đầu được cán bộ kế toán tiến hành kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu một cách cẩn thận, đảm bảo được tính trung thực từ chứng từ gốc. - Song song với mọi công tác kế toán, ở trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa có một đội ngũ kế toán trẻ, khỏe, năng động hăng say học tập, học hỏi kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác luôn tìm tòi, sáng tạo trong nghề nghiệp tạo ra một tổ chức bộ máy kế toán hoạt động rõ ràng, đạt hiệu quả cao. - Chứng từ ghi sổ đơn giản gọn nhẹ, chính xác, phương pháp quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy mà đơn vị đã giảm đi một phần không cần thiết tiện lợi cho việc kiểm tra, rà soát, cũng chính vì vậy mà đơn vị đã chống được lãng phí và thất thoát tài sản của Nhà nước. 2. Một số hạn chế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại đơn vị Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số nhược điểm cần phải khắc phục: - Kế toán lương không thường xuyên xuống tận các phòng để giám sát, đôn đốc việc chấm công mà chỉ dựa vào các bảng chấm công của các phòng nộp lên để tính lương. Chính vì vậy không nắm bắt được một số người đi làm thực tế từng ngày một dẫn đến thực hiện trả lương chưa thực sự chính xác cho CBNV. - Mặt khác vấn đề giờ giấc làm việc của CBGV trong đơn vị chưa được quản lý thực sự chặt chẽ, tạo điều kiện cho một số ít người thiếu tinh thần trong công việc đi làm không đúng giờ quy định hoặc dời vị trí đi làm việc cá nhân trong giờ làm việc, hiện tượng đi muộn về sớm vẫn còn tồn tại. II. Một số giải pháp chủ yếu 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện Hiện nay trong thời kỳ đổi mới Nhà nước ta đã, đang và sẽ ban hành các quy định, chế độ kế toán mới đòi hỏi người cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong quản lý và có hiểu biết sâu rộng về luật NSNN, có như vậy mới có sự hiểu biết để thực hiện đúng các nguyên tắc, chế độ, thể lệ tài chính hiện hành. Máy vi tính là một công cụ làm việc rất cần thiết giúp cho kế toán làm việc nhanh gọn, chính xác và có hiệu quả lại không phải lưu nhiều sổ sách, chứng từ phức tạp, hạn chế được các khoản chi mua giấy, bút, máy tính tay, nhà kho lưu giữ chứng từ Mức sống của toàn xã hội ngày càng tăng lên trong khi lương của các cán bộ không có sự thay đổi làm cho đời sống vật chất của họ có phần giảm sút. Một khi nhu cầu cuộc sống của họ không được đảm bảo họ sẽ tìm kiếm thêm để đáp ứng công việc của bản thân và gia đình. Như vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong công việc. 2. Một số ý kiến đóng góp cải tiến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương ở trường THCS Xuân Bái Thọ Xuân, Thanh Hóa. - Đơn vị cần đào tạo tập huấn định kỳ công tác quản lý tài chính đối với cán bộ tài chính kế toán nhằm đáp ứng các nhu cầu đổi mới tài chính kế toán hiện nay. Đồng thời mở các lớp huấn luyện về quản lý tài chính đối với cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo để họ hiểu thêm về chế độ kế toán. - Hiện nay số lượng máy vi tính ở đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính vì vậy phải trang bị thêm máy vi tính để kế toán làm việc có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó phải chú ý đào tạo trình độ vi tính, tiếng anh, cho nhân viên kế toán trong đơn vị, khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc. - Ban lãnh đạo của đơn vị cần quan tâm hơn đến quyền lợi của cán bộ trong cơ quan, đặc biệt là vấn đề tiền lương để giúp họ yên tâm công tác. - Cần phải giám sát đôn đốc việc chấm công tại các phòng, tránh tình trạng nghỉ làm vô lý do, tình trạng đi muộn về sớm của một số ít cán bộ thiết tinh thần trách nhiệm trong công việc. KẾT LUẬN Qua 8 tuần thực tập, nghiên cứu về các phần hành kế toán nói chung và kế toán thanh toán lương và các khoản trích nộp theo lương nói riêng tại trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng TCKT, phòng TCHCTH, đặc biệt cô giáo Phạm Thị Thu - Hướng dẫn trực tiếp và sự cố gắng học hỏi không ngừng của bản thân em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích sau: Đối với người cán bộ kế toán đức tính "thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và khoa học" là những đức tính không thể thiếu được. Một tinh thần hăng say với công việc, kiên trì tìm tòi để tìm ra những sáng kiến cải tiến công tác kế toán. Tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại sẽ giúp việc hạch toán kế toán đạt hiệu quả. Toàn bộ bản báo cáo trên đây là những gì mà trong thời gian thực tập tại trường THCS Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hóa em đã nắm được trong quá trình nghiên cứu tìm tòi và học hỏi. Hy vọng rằng những kiến thức ban đầu này sẽ là cơ sở vững chắc, là nền tảng cho em khi bắt đầu trở thành người cán bộ kế toán trong tương lai. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu, thời gian và khả năng còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, ban lãnh đạo, phòng TCKT và phòng TCHCTH của đơn vị để sau này làm thực tế được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 31 tháng 5 năm 2007 Sinh viên Đỗ Thế Anh LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại trường THCS Xuân Bái với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường. cô Phạm Thị Thau phòng kế toán cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo. Bản thân em đã tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế công tác hạch toán nói chung và đi sâu vào công tác kế toán chi hoạt động hành chính sự nghiệp ở trường THCS Xuân Bái. Trong thời gian thực tập đã giúp em củng cố và hoàn thiện thêm những kiến thức lí luận đã tiếp thu trong nhà trường. Hoàn thành chuyên đề này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, cô giáo Lê Thị Ngân người đã trực tiếp hướng dẫn em chuyên đề này. Các thầy cô giáo bộ môn kế toán trường trung học BC Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời em xin chân thành cảm ớn cô Phạm Thị Thu kế toán trưởng trường THCS Xuân Bái cùng ban lãnh đạo nhà trường đã hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập, thực tập và hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 31 tháng 05 năm 2007 Sinh viên Đỗ Thế Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3318.doc
Tài liệu liên quan