Đề tài Các loại Vitamin tan trong chất béo

MỤC LỤC A- KHÁI QUÁT VỀ VITAMIN B- VITAMIN TAN TRONG DẦU I. VITAMIN A I.1 LỊCH SỬ I.2 CẤU TẠO HÓA HỌC 1. β-Caroten 2. Vitamin A 3. Sự chuyển hóa Beta-caroten thành Vitamin A 4. Tính chất hóa học I.3 CHỨC NĂNG SINH HỌC I.4 NHU CẦU VITAMIN A TRONG CƠ THỂ I.5 NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN A II. VITAMIN D II.1 LỊCH SỬ II.2 CẤU TẠO HÓA HỌC II.3 CHỨC NĂNG SINH HỌC II.4 NHU CẦU II.5 NGUỒN III. VITAMIN E III.1 LỊCH SỬ III.2 CẤU TẠO HÓA HỌC III.3 CHỨC NĂNG SINH HỌC III.4 NHU CẦU III.5 NGUỒN III.6 CÁC TÌNH TRẠNG MÀ VITAMIN E CÓ THỂ HỖ TRỢ III.7 CHẾ PHẨM BỔ SUNG: CÁC DẠNG CÓ GIÁ TRỊ III.8 MỨC LIỀU - ĐỘC TÍNH III.9 TƯƠNG TÁC THUỐC - CHẤT DINH DƯỠNG IV. VITAMIN K III.1 LỊCH SỬ III.2 CẤU TẠO HÓA HỌC III.3 CHỨC NĂNG SINH HỌC III.4 NHU CẦU III.5 NGUỒN Tài liệu tham khảo

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các loại Vitamin tan trong chất béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.300 IU) đối với nữ giới Giới hạn trên – 3.000 microgam (10.000 IU). (Lưu ý rằng giới hạn này là dành cho dạng retinoit của vitamin A. Các dạng caroten từ các nguồn thức ăn thông thường là không độc hại.) Bảng tham khảo: Life Stage Group RDA/AI* μg/day UL μg/day Infants 0-6 months 7-12 months 400* 500* 600 600 Children 1-3 years 4-8 years 300 400 600 900 Males 9-13 years 14-18 years 19 - >70 years 600 900 900 1700 2800 3000 Females 9-13 years 14-18 years 19 - >70 years 600 700 700 1700 2800 3000 Pregnancy 50 years 750 770 2800 3000 Lactation 50 years 1200 1300 2800 3000 RDA = Recommended Dietary Allowances AI* = Adequate Intakes UL = Upper Limit Hay có một cách tính dễ nhớ hơn là: nhu cầu về Vitamin A vào khoảng 6gamma trên 1Kg thể trọng. (1gamma = 0,001mg). Nguyên nhân thiếu vitamin A Có thể lấy Vitamin A từ thức ăn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu Vitamin A chỉ xảy ra khi lượng Vitamin A ăn vào không đủ và Vitamin A dự trữ bị hết. Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A gồm: Do ăn uống thiếu Vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin A mà phải lấy từ thức ăn, do vậy, nguyên nhân chính gây thiếu Vitamin A là do chế độ ăn nghèo Vitamin A và Caroten (tiền Vitamin A). Nếu bữa ăn đủ Vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa Vitamin A. Ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, nếu trong thời kỳ này mẹ ăn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A. Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hóa Vitamin A. Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hóa Vitamin A đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng Vitamin A, ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, như vậy sẽ tạo thành một vòng lẩn quẩn làm bệnh thêm trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu Vitamin A do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều Vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ăn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu Vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu Vitamin A. Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong năm đầu, nếu ăn uống thiếu Vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu Vitamin A dẫn đến thiếu Vitamin A ở con. Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu Vitamin A càng cao. Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào? Bảo đảm ăn uống đầy đủ: Thời kỳ mang thai và cho con bú, bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ. Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ từ khi ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và Vitamin A. Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng, chế biến hấp dẫn hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tăng hấp thu. Chú ý các loại thực phẩm giàu Vitamin A và caroten như: Gan, trứng, sữa, cá, rau lá xanh thẫm, các loại quả có màu vàng, da cam. Bữa ăn cần cân đối, có đủ chất đạm và dầu mỡ giúp tăng hấp thu và chuyển hóa Vitamin A. Bổ sung Vitamin A dự phòng: Chương trình Vitamin A triển khai phân phối viên nang Vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi toàn quốc cho tất cả các đối tượng như sau: Trẻ em từ 6-36 tháng tuổi. Mỗi năm uống hai lần, mỗi lần được uống 200.000 đơn vị quốc tế (trẻ từ 6-11 tháng tuổi chỉ uống 100.000 đơn vị). Các bà mẹ trong vòng tháng đầu sau đẻ cần được uống một liều Vitamin A (200.000 đơn vị). Ngoài ra, trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng ở cộng đồng cũng như trong bệnh viện, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ cũng đều được uống một liều Vitamin A. Sử dụng các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng: Muối Iốt (Iốt được trộn vào muối ăn để phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt). Sắt được trộn vào nước mắm để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Vitamin A cũng được trộn vào một số thực phẩm như đường, mì ăn liền, bánh kẹo… để phòng chống thiếu Vitamin A. Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu đưa các vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong những năm không xa thì giải pháp này là quan trọng để giải quyết thiếu Vitamin A ở nước ta. Giáo dục dinh dưỡng: Song song với các giải pháp nói trên cần đẩy mạnh công tác giáo dục dinh dưỡng tới mọi người dân để biết cách sử dụng các nguồn thực phẩm giàu vitamin A sẵn có đưa vào bữa ăn hàng ngày của gia đình và của trẻ nhỏ. Khuyến cáo khi thừa Vitamin A: Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin B và C. Do vậy, có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A. Nó có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình. Ngộ độc cấp tính nói chung xảy ra ở liều 25.000 IU/kg, và ngộ độc kinh niên diễn ra ở 4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6-15 tháng. Tuy nhiên, ngộ độc ở gan có thể diễn ra ở các mức thấp tới 15.000 IU/ngày tới 1,4 triệu IU/ngày, với liều gây ngộ độc trung bình ngày là 120.000 IU/ngày. Ở những người có chức năng thận suy giảm thì 4.000 IU cũng có thể gây ra các tổn thương đáng kể. Việc uống nhiều rượu cũng có thể làm gia tăng độc tính. Trong các trường hợp kinh niên, rụng tóc, khô màng nhầy, sốt, mất ngủ, mệt mỏi, giảm cân, gãy xương, thiếu máu và tiêu chảy có thể là các triệu chứng hàng đầu gắn liền với ngộ độc ít nghiêm trọng. Các triệu chứng ngộ độc nói trên chỉ xảy ra với dạng tạo thành trước (retinoit) của vitamin A (chẳng hạn từ gan), còn các dạng caretonoit (như beta caroten trong cà rốt) không gây ra các triệu chứng như vậy. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra mối tương quan giữa tỷ trọng khoáng chất thấp của xương với lượng hấp thụ vitamin A cao: Acid retinoic (một chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin A) kích thích sự hình thành và hoạt động của tế bào hủy xương (hủy cốt bào) dẫn đến tăng sự tiêu xương và hình thành xương màng (periosotal bone). Tăng sự tiêu xương dẫn đến giảm mật độ chất khoáng xương làm cho xương giòn, kém dẻo dai, sức chịu lực kém nên dễ gãy. Hình thành xương màng gây nên phì đại xương (hyperostoris). Hiện tượng này thường xảy ra ở xương đốt bàn tay, đốt bàn chân, các xương ống khác như xương trụ, xương chày, xương mác.Các nghiên cứu cho thấy những người bổ sung mỗi ngày trên 5.000 IU vitamin A có mật độ chất khoáng xương thấp hơn 10% so với người bổ sung mỗi ngày ít hơn 5.000 IU vitamin A và có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao gấp 2,1 lần người bổ sung mỗi ngày ít hơn 1.666 IU vitamin A. Thực tế cho thấy người vùng Bắc Âu bổ sung vitamin A cao gấp 6 lần người Nam Âu và tỷ lệ gãy xương đùi cũng cao hơn (Melthus,1998).Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bổ sung vitamin A mỗi ngày từ 2.000-2.800 IU thì mật độ khoáng xương đạt đến mức lý tưởng. Bổ sung cao hơn hay thấp hơn mức này đều không có lợi cho xương (nghiên cứu Rancho Bernardo, Kim B,1966) Từ đó có thể rút ra kết luận: Đối với người già hay người bị loãng xương, không nên bổ sung thường xuyên vitamin A cũng như không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin A. Ở trẻ em và người trẻ tuổi nếu thiếu vitamin A sẽ bị quáng gà, khô giác mạc, loét giác mạc, mù, tăng sừng hóa, khô da nên có thể bổ sung vitamin A hoặc dùng thực phẩm giàu vitamin A nhưng không nên lạm dụng. “Tốt nhất nên bổ sung dưới dạng tiền vitamin A (beta caroten) sẽ an toàn hơn.” Nếu cần bổ sung vitamin A (bằng ăn uống hay dùng thuốc), cần theo liều khuyến cáo mỗi ngày với nam là 3.000 IU, nữ 2.300 IU vitamin A. Nếu không có bệnh tật gì về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thì với mức ăn uống bình thường như hiện nay đã đủ hoặc ít nhất cũng đảm bảo được 50% nhu cầu vitamin A. Chỉ thiếu khi thức ăn quá nghèo hay hấp thu kém hoặc khi nhu cầu tăng (bị bệnh về mắt, bị bỏng...). Đối với trẻ đã uống vitamin A trong chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng (6 tháng một lần) thì không cần dùng thêm bất cứ loại thuốc chứa vitamin A nào nữa. NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN A: Nguồn cung cấp sinh tố A chủ yếu là thực phẩm xuất xứ từ nguồn gốc động vật như: gan, cá biển, bơ, sữa, trứng... Thành phần sinh tố A trong thực phẩm động vật có thể đảm nhiệm hoàn hảo phần lớn các chức năng liệt kê ở đoạn trên, nhưng lại không có khả năng phòng chống hiện tượng ung thư và xơ cứng tế bào, vì khả năng này không được đảm nhiệm trực tiếp bởi sinh tố A mà thông qua một tác chất tiền thân của sinh tố A: beta-caroten, còn gọi là tiền sinh tố A. Chất này lại chỉ có trong thực phẩm rau trái như: rau dền, cà rốt, cải broc-coli, bí rợ, cà chua, ớt bị, đu đủ, gấc, dưa hấu, khoai ta... Tiền sinh tố A là thành phần làm trái cây có màu vàng cam, rau cải có màu xanh thẫm. Bảng chiết tính hàm lượng sinh tố A Trọng lượng Thực phẩm Lượng sinh tố A 100g 100g 100g 100g 100g 100g 100g Gan bò Gan heo Trứng gà Rau dền Cà rốt Cà chua Cải broccoli 6mg 4mg 0,5mg 1mg 1,2mg 0,6mg 0,8mg Vitamin A và carotenoid trong thực phẩm, ảnh hưởng của các quá trình bảo quản và chế biến tới hàm lượng Vitamin A trong thực phẩm: Nhìn chung ở hạt, hàm lượng carotenoid không cao. Riêng đối với ngô, đặc biệt là ngô vàng hàm lượng carotenoid tính theo beta-caroten đạt từ 60-600 gamma trên 100g hạt, ngô trắng chỉ có khoảng 5 gamma. Trứng gà là nguồn Vitamin A và carotenoid rất quí, tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng. Chỉ cần một lượng nhỏ Lipit (của lòng đỏ) bị oxi hóa là đủ để oxi hóa hoàn toàn Vitamin A của trứng. Vì vậy nên bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp và ở các thiết bị chứa khí Nitơ. Thông thường cả Vitamin A và Carotenoid đều bền đối với nhiệt, nhưng nhiệt độ cao lại phá hủy chúng gián tiếp qua hiện tượng oxi hóa mà chúng đều rất nhạy cảm. Động vật càng béo càng chứa nhiều Vitamin A. Ở pH trung tính và kiềm, nhiệt sẽ phá hủy dễ dàng các loại vitamin trong đó có Vitamin A và Carotenoid. Vitamin A và Carotenoid không bền với nhiệt độ khi có cả oxi và ánh sáng. Thời gian gần đây để duy trì được Vitamin A trong thịt, người ta còn thêm cả Vitamin C và E là những vitamin chỉ tồn tại rất ít trong thịt. Acid Ascorbic là chất chống oxi hóa có khả năng bảo vệ được cả Vitamin A và E, do nó có thể nhường H trực tiếp cho các peroxyt. Trong quá trình này Vitamin E đóng vai trò trung gian. Khi nấu nướng thông thường, các vitamin tan trong dầu chỉ bị phá hủy ít do tác dụng của oxi không khí.Vd: sự mất Vitamin A ở gan dưới 10%. VITAMIN D LỊCH SỬ: Các công trình nghiên cứu về Vitamin D được bắt đầu từ năm 1916. Tới năm 1931 người ta đã tổng hợp thành công Vitamin D. CẤU TẠO HÓA HỌC: Vitamin D là dẫn suất của strerol. Một số sterol được gọi là tiền vitamin D, vì khi các sterol này được chiếu bằng tia tử ngoại (các tia có độ dài sóng 280 -- 310µm) thì chúng chuyển thành vitamin D. Hiện nay người ta đã biết có 6 chất vitamin D và gọi tên là D2, D3, D4, D5, D6 và D7. Tuy nhiên chỉ 2 dạng đầu, D2 và D3 là phổ biến và có ý nghĩa hơn cả. Vitamin D2 (dẫn xuất của ergosterol) Vitamin D3 (dẫn xuất của colesterol) Vitamin D2 và D3 là các tinh thể nóng chảy ở nhiệt độ 115-1160C, không màu, không hòa tan trong nước mà chỉ hòa tan trong mỡ và dung môi của mỡ như Cloroform, Benzen, Aceton, Rượu… Vitamin D dễ dàng bị phân hủy khi có mặt các chất oxi hóa và acid vô cơ. Dưới ánh sáng thì vitamin D2 và D3 được tổng hợp theo sơ đồ sau: CHỨC NĂNG SINH HỌC: Vitamin D không chỉ bảo đảm sự phát triển bình thường của bộ xương, duy trì sự cân bằng canxi nội môi, duy trì hằng định nồng độ canxi ngoài tế bào, tham gia kiểm soát nồng độ canxi trong máu cùng với hormon cận giáp trạng (PTH) và calcitonin mà còn tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào, điều hòa miễn dịch, điều hòa huyết áp... và phòng chống ung thư. Là vitamin của nắng... Ngoại trừ trẻ sơ sinh, một phần nhu cầu vitamin D của trẻ được huy động từ nguồn dự trữ từ khi còn là bào thai, vitamin D được đưa vào cơ thể qua thức ăn như gan, trứng, bơ, dầu cá thu, cá hồi, cá dầu... dưới dạng vitamin D hoặc các chất tiền vitamin D (ergosterol và 7 dehydrocholesterol), và được cơ thể tổng hợp ở da. Do vậy, vitamin D được mệnh danh là vitamin của nắng. Vitamin D từ thức ăn được cơ thể hấp thu ở phần ruột non (chủ yếu ở tá tràng), rồi theo hệ thống bạch mạch vào máu. Vì một bệnh lý nào đó gây rối loạn sự bài tiết mật, chẳng hạn bị tắc mật, xơ gan, viêm gan... thì quá trình hấp thu vitamin D sẽ bị ảnh hưởng. Và vì bất kỳ lý do gì làm trở ngại tới sự hấp thu mỡ, chẳng hạn viêm tụy, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin D. Tuy nhiên, bữa ăn hằng ngày thực sự mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vitamin D, phần còn lại là do da tổng hợp dưới tác động quang hóa của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời, biến tiền chất của vitamin D là 7 dehydrocholesterol ở lớp Malpighi của biểu bì chuyển thành tiền vitamin D3 (ergocalciferol) rồi thành vitamin D3 (cholecalciferol). Quá trình này phụ thuộc vào nhiều nhân tố: độ tuổi, tiền vitamin D3, màu da, mùa, thời gian trong ngày, vùng địa lý... Ở đây, nồng độ vitamin D, canxi, phospho và PTH trong máu là những nhân tố điều hòa sinh tổng hợp vitamin D. Khi canxi trong máu giảm sẽ kích thích bài tiết PTH để huy động canxi từ xương vào máu làm tăng canxi trong máu và giảm bài tiết canxi qua thận, đồng thời làm giảm phosphat trong máu. Khi ánh nắng mặt trời quá nhiều hay tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, tiền vitamin D sẽ được chuyển thành dạng không có hoạt tính sinh học nên không xảy ra tình trạng sản xuất thừa vitamin D, và không bị ngộ độc vitamin D. ...và là một hormon đích thực Vitamin D có đầy đủ tính chất của một hormon steroid cổ điển, do cơ quan nội tiết (ở thận) tổng hợp. Trong cơ thể, qua một quá trình biến đổi thành dạng có hoạt tính sinh học, vitamin D theo tuần hoàn máu đến các tế bào đích ở ruột và xương... Khi canxi, phospho trong máu giảm, PTH huyết thanh tăng sẽ kích thích tổng hợp vitamin D. Ngược lại, canxi máu tăng, phosphat được giữ lại ở thận, PTH huyết thanh và vitamin D giảm sẽ ức chế tổng hợp vitamin D. Tại ruột: chức năng hormon chính của vitamin D là kích thích vận chuyển canxi và phospho từ ruột vào máu, tham gia tiêu hủy xương với sự hợp lực của PTH. Quá trình hấp thu canxi xảy ra suốt chiều dài của ruột nhưng chủ yếu ở tá tràng. Khi thiếu vitamin D, quá trình này bị ngưng trệ, cơ thể trong trạng thái cân bằng canxi âm, sự khoáng hóa xương bị rối loạn. Sự hấp thu phosphat (PO3_) ở ruột cũng chịu tác động của vitamin D, song so với canxi, hoạt động này là phụ vì sự hấp thu phosphat phần lớn là thụ động. Do vậy, khi bị thiếu vitamin D hoặc suy thận gây rối loạn chuyển hóa vitamin D, sự hấp thu canxi bị ngừng lại nhưng sự hấp thu P3O4 ở ruột vẫn bình thường. Tại xương: hormon này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của xương, là thành phần không thể thiếu được cho quá trình khoáng hóa xương. Các nghiên cứu trên động vật gợi ý rằng, vitamin D tác động đến sự khoáng hóa xương thông qua sự bình thường hóa canxi, phospho huyết thanh, bằng cách kích thích quá trình hấp thu tại ruột và tăng cường tiêu xương làm tăng canxi, P3O4 trong dịch ngoại bào. Vì thế, trong trường hợp ngộ độc vitamin D kéo dài sẽ xảy ra mất khoáng lan tỏa ở xương. Như thế, vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng canxi nội môi , khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa muối khoáng và sự bài tiết PTH, thiếu hụt sự khoáng hóa trong xương. Hậu quả là, giảm trương lực cơ, đau cơ, trẻ em bị còi xương, còn người lớn bị loãng xương. Một tiềm năng đáng được quan tâm Tuy còn nhiều điều chưa rõ và phải tiếp tục nghiên cứu về cách tác động của nó, song hiện có khá nhiều bằng chứng chứng tỏ vitamin D là nhân tố giàu tiềm năng trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư: Các nghiên cứu labo và trên động vật mới đây cho thấy, vitamin D đã chặn đứng sự phát triển của các tế bào bất thường, giúp tiêu diệt các tế bào lạ và hạn chế sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng các khối u. Một số nghiên cứu cho thấy, ở các cộng đồng đông dân có nồng độ vitamin D trong máu cao hơn có tỉ lệ ung thư thấp hơn, những người béo phì có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn cũng có tỉ lệ ung thư cao hơn, những người bị bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng phát triển ung thư do chức năng thận của họ suy yếu không thể biến đổi vitamin D thành một dạng có hoạt tính sinh học được. Các nhận xét dịch tễ học cho thấy, các cư dân ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và các vùng phía Bắc bán cầu (như vùng Scandinavia) có tỉ lệ ung thư cao hơn những người sinh sống ở những vùng quanh năm nhận được ánh nắng mặt trời, hay người da đen có tỉ lệ ung thư cao hơn người da trắng do da của họ có nhiều sắc tố hơn đã ngăn cản quá trình tổng hợp vitamin D ở da; hoặc người cao tuổi có tỉ lệ ung thư cao hơn do khả năng tạo vitamin D của da ở tuổi này bị suy giảm nhiều. Các nghiên cứu độc lập mới đây cũng phát hiện thấy, vitamin D đã giúp cơ thể chống lại lymphoma và các bệnh ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư phổi và cả ung thư da. Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu do tiến sĩ Edward Giovannucci – giáo sư y học và dinh dưỡng học ở Đại học Harvard chỉ đạo cũng cho kết luận: không một nhân tố nào đem lại lợi ích chống ung thư chắc chắn như vitamin D. NHU CẦU: Thay đổi theo tuổi, giới, màu da, tình trạng dinh dưỡng... Để xác định được nhu cầu này là không dễ, bởi một phần đáng kể nhu cầu đã được đáp ứng nhờ quá trình tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, nên theo các cố vấn về dinh dưỡng của Chính phủ Hoa Kỳ thì khẩu phần thích hợp hằng ngày của những người dưới 50 tuổi là 200 UI, 50-70 tuổi: 400 UI, trên 70 tuổi: 600 UI. Có ý kiến đề nghị khẩu phần vitamin D dành cho người trưởng thành là 1.000 UI/ngày. Vì nguồn vitamin D trong thiên nhiên không nhiều, không dễ kiếm, trong khi các viên thuốc không làm tăng nồng độ vitamin D trong máu được bao nhiêu, còn các thực phẩm bổ sung hiện thời hầu hết ở dạng D2, hiệu lực kém hơn D3 nhiều, nên mọi người cần biết cách tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời, nhất là trong những ngày đông tháng giá. Theo các chuyên gia, mọi người tắm nắng 3 lần trong 1 tuần lễ (mỗi lần 15 phút) là đủ. Nhớ tắm nắng vào buổi sáng trong khoảng thời gian từ khi mặt trời mới mọc đến 9 giờ sáng, tránh phơi mình trên bãi biển dưới trời nắng. Về mùa đông, do ngày ngắn, tia nắng lại chiếu quá xiên, lượng tia tử ngoại không đủ để da tạo vitamin D nên cần bổ sung vitamin D3. Những người có lớp da sẫm màu, cũng cần bổ sung vitamin D. Vấn đề là bổ sung khi nào và bổ sung bao nhiêu thì không thể tự ý sử dụng mà phải do các bác sĩ chỉ định, bởi nếu quá liều sẽ gây tích lũy canxi trong cơ thể. Vậy những biểu hiện nào cho biết tình trạng cơ thể đang bị thiếu vitamin D? Một số hiện tượng như trẻ có hiện tượng co giật, hay trẻ đã được 15 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi. Trẻ thường bị mệt mỏi, đau khi chạy, đau ở xương, chân vòng kiềng. Còn với người lớn thường biểu hiện mỏi cơ bắp, xương đau dẫn đến đi lại khó khăn. Chân vòng kiềng là biểu hiện của trẻ thiếu Vitamin D. Biện pháp phòng ngừa thiếu vitamin D tốt nhất là hàng ngày đi bộ đều đặn từ 20 – 30 phút dưới ánh nắng ban mai. Thay đổi khẩu phần ăn theo thực đơn giàu canxi và vitamin D, hoặc có thể bổ sung thuốc polyvitamin, trong đó có vitamin D. Cần thận trọng khi sử dụng vitamin D, vì lạm dụng loại thuốc này sẽ làm tăng canxi trong máu gây nên sự lắng đọng canxi không bình thường tại thận, hay ở động mạch và cơ vân. Có khi còn làm tăng canxi ở nước tiểu dẫn đến thành mạch bị đọng vôi khiến tăng huyết áp. Khi sử dụng liều cao vitamin D có thể gây ngộ độc mà biểu hiện lâm sàng là chán ăn, nôn, mất nước, khát, tăng huyết áp, giảm cân, yếu thận, yếu cơ, đau khớp xương... Trong thời gian mang thai nếu sử dụng quá liều vitamin D có thể dẫn đến rối loạn tăng trưởng, dị dạng bào thai. Không sử dụng vitamin D cho người mắc bệnh lao phổi đang thời kỳ tiến triển hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh ở ruột và dạ dày, bệnh cấp và mạn ở gan và thận, bệnh tăng canxi trong máu và suy tim. “Vì những lý do nêu trên mà việc sử dụng vitamin D cần có sự chỉ định của thầy thuốc, chứ không thể uống đại trà, tùy tiện, theo sự mách bảo và lạm dụng.” NGUỒN: Có hai nguồn chủ yếu cung cấp vitamin D cho cơ thể: - Ngoại sinh (đưa từ bên ngoài vào): ăn các loại thức ăn giàu vitamin D như gan động vật, sữa, dầu cá... Nguồn vitamin D này được hấp thu ở hỗng tràng và hồi tràng nhờ có vai trò của mật. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D bằng thuốc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm có chứa vitamin D (dạng viên, dạng hòa tan trong dầu) song khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bảng tham khảo: Trọng lượng Thực phẩm Lượng sinh tố D 100g 100g 100g 100g Cá thu Gan bò Trứng gà Nấm rơm 15 microgram 1 microgram 2 microgram 2 microgram Chú ý: Khi chế biến Vitamin D có thể chịu được nhiệt độ thông thường.(VD: trứng đun sôi 20 phút vẫn giữ nguyên vẹn được Vitamin D) - Nội sinh (cơ thể tự tổng hợp vitamin D): đây là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Vitamin D được tổng hợp từ chất 7-Dehydrocholesteron ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol (vitamin D3). Vì vậy nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách thích hợp. Riêng với trẻ em, cần cho trẻ chơi ngoài trời với thời gian thích hợp, cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, ngồi chỗ có ánh nắng mặt trời, không có gió lùa, bỏ bớt quần áo và tã lót và cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng ngay từ tháng đầu sau đẻ để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D. VITAMIN E LỊCH SỬ: Từ năm 1922-1923 Evans và Bishop đã chứng minh rằng trong thực phẩm có chứa một loại Vitamin cần thiết đối với quá trình sinh sản ở chuột. Loại Vitamin này không có trong mỡ cá, nước cam và có nhiều trong bơ, trong rau xà lách hoặc các loại dầu thực vật khác. Đến năm 1936 người ta đã tách được từ dầu mầm lúa mì và dầu bông 3 loại dẫn xuất của Benzopiran và đặt tên là nhóm Vitamin E. Khi Vitamin E được công nhận như là một hợp chất có tác dụng phục hồi khả năng sinh sản, các nhà khoa học đặt cho nó tên hóa học là tocopherol, từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “sinh con”. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG Vitamin E là một Vitamin tan trong dầu, trong thiên nhiên gồm 8 dạng khác nhau của 2 hợp chất: tocopherol và tocotrienol. Trong thực vật, tocopherol được phân phối rộng rãi nhất, có cấu trúc vòng với một chuỗi dài bão hòa bên cạnh. Tocopherol gồm 4 dạng: alpha-, beta-, gamma-, và delta-, chúng được phân biệt bằng số và vị trí nhóm methyl trên vòng. Alpha tocopherol là thành phần có hoạt tính sinh học nhiều nhất của Vitamin E. Tocotrienol cũng có 4 dạng, alpha-, beta-, gamma-, và delta-, được phân biệt với tocopherol nhờ chuỗi bên cạnh bất bão hòa. Cũng còn được gọi dưới tên isoprenoid, các tocotrienol ít được phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.  Cấu tạo hóa học của α-tocopherol như sau: β- tocopherol khác α-tocopherol ở vị trí 7 không chứa nhóm Metyl, còn nhóm γ- tocopherol lại không chứa nhóm Metyl ở vị trí thứ năm. Các loại tocopherol mới phát hiên gần đây là có sự khác nhau về số lượng của nhóm Metyl ở vị trí 5,7,8. Trong số 7 loại tocopherol đã biết thì chỉ có dạng α, β, γ có hoạt tính cao, còn bốn loại khác lại có hoạt lực rất thấp. Tính chất vật lý: Tocopherol là chất lỏng không màu, hòa tan rất tốt trong dầu thực vật, trong rượu Etylic, Ete Etylic và Ete dầu hỏa. α-tocopherol thiên nhiên có thể kết tinh chậm trong rượu Metylic ở nhiệt độ thấp -350C. Khi đó thu được tinh thể hình kim có nhiệt độ nóng chảy 2,5-3,50C. Tocopherol khá bền với nhiệt, nó có thể chịu nhiệt tới 1700C ở trong không khí. Tính chất hóa học quan trọng nhất của Tocopherol là khả năng bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa khác nhau như FeCl3 hoặc Acid Nitric, khi đó nó tạo nên các sản phẩm oxi hóa khác nhau. Một sản phẩm oxi hóa quan trọng được tạo thành là α-tocopherylquinon (HÌNH). Dạng thiên nhiên của Vitamin E, dưới tên gọi RRR-alpha-tocopherol (trước đây được gọi là d-alpha-tocopherol) được tìm thấy từ dầu thực vật và là một đồng phân lập thể đơn lẻ. Dạng có nguồn gốc tổng hợp của Vitamin E chính là tất cả các racemic-alpha-tocopherol, là một hỗn hợp gồm 8 đồng phân quang học. Cả hai dạng tự nhiên lẫn dạng tổng hợp của Vitamin E đều có cùng một công thức phân tử, nhưng khác nhau về cấu trúc trong không gian 3 chiều. Các cơ quan và các mô trong cơ thể, bao gồm phổi, gan, tế bào hồng cầu, huyết tương và não ưu tiên thu nhận Vitamin E nguồn gốc tự nhiên hơn so với Vitamin E nguồn gốc tổng hợp.  Vitamin E được đo bằng đương lượng RRR-alpha-tocopherol (a, TE). Một a, TE là hoạt tính của 1mg RRR-alpha-tocopherol. 1mg Vitamin E dạng tự nhiên tương đương với 1,49 IU và 1mg dạng tổng hợp tương đương với 1 IU.  Các nghiên cứu đã khẳng định ở người dạng tự nhiên của Vitamin E có hoạt tính sinh học lớn hơn dạng tổng hợp. Trong 2 nghiên cứu độc lập ở người, nghiên cứu thứ nhất trên những người lớn khỏe mạnh và 22 bệnh nhân phẫu thuật chọn lọc và nghiên cứu thứ hai trên phụ nữ mang thai, cho thấy dạng tự nhiên của Vitamin E được lưu giữ lại tốt hơn 2 đến 3 lần so với dạng tổng hợp. Chức năng chính của Vitamin E trong cơ thể là tác động như là chất chống oxy hóa - nó được xem là hàng phòng thủ trước tiên chống lại quá trình peroxyd hóa lipid. Vitamin E tác động ở mức độ tế bào để bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do làm tổn hại đến màng tế bào – nó thực sự hội nhập vào lớp Lipide kép xung quanh tế bào. Như là một chất thu dọn gốc tự do, Vitamin E bảo vệ các acid béo không bão hòa (PUFA) và cholesterol trong màng tế bào. Các tế bào hồng cầu (RBCs) đặt biệt có hàm lượng PUFA cao và Vitamin E có nhiệm vụ bảo vệ RBCs khỏi bị tán huyết. Như là một chất chống oxy hóa nội tế bào, Vitamin E tiết kiệm selenium, chất này chứa trong enzym glutathion peroxydase. Đây là thành phần khác của hệ thống ngòng thủ chống oxy hóa của cơ thể và bảo vệ những chất tương tự chất béo khác như Vitamin A khỏi bị phân hủy. Thêm vào tác động oxy hóa quan trọng của nó, Vitamin E còn điều hòa sự ngưng tập tiểu cầu bằng tác động ức chế hoạt động của cyclooxygenase và làm giảm sự sinh tổng hợp prostaglandin (thromboxan). Vitamin E cũng có những tác động khác trong cơ thể bao gồm sự chuyển hóa nucleic và protein, chức năng phân bào và sản xuất hormon. Như thuật ngữ “Vitamin sinh sản” được các nhà nghiên cứu trước đây đặt ra, Vitamin E cũng cần thiết cho sự sinh sản bình thường. SỰ HẤP THU-SỰ THIẾU HỤT Vitamin E, giống như những Vitamin tan trong dầu khác, được hấp thu cùng với các acid béo và triglicerides và tùy thuộc vào sự hiện diện của dầu mỡ trong chế độ ăn uống cũng như tác động của acid mật. Từ ruột non, Vitamin E được kết thành các chylomicron để vận chuyển qua hệ bạch huyết, tại đó nó được cho là để “tẩy sạch” trên các tế bào như tế bào hồng cầu. Cùng với vết còn lại của chylomicron, Vitamin E được qua gan và sau đó phân phối vào mô của cơ thể thông qua lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDLs), lipprotein tỷ trọng thấp (LDLs) và lipprotein tỷ trọng cao (HDLs). Vitamin E được phân phối đồng đều hơn các Vitamin tan trong dầu khác trong mô cơ thể, với nồng độ cao tìm thấy trong huyết tương, gan, não và mô ưa mỡ (đặc biệt mỡ nâu).  Sự thiếu hụt Vitamin E lâm sàng thì hiếm, và liên quan đến sự kém hấp thu và tính bất thường trong vận chuyển lipid. Những người có chứng kém hấp thu chất béo như bệnh tiêu chảy mỡ, chứng xơ hóa nang và hội chứng sau khi cắt bỏ dạ dày có thể có sự thiếu hụt Vitamin E mãn tính và trầm trọng. Những trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc trẻ có trọng lượng khi sinh ra rất thấp với dự trữ của cơ thể thấp và suy kém hấp thu tại ruột non cũng như tốc độ phát triển gia tăng cũng có nguy cơ thiếu hụt Vitamin E. Người với những rối loạn tế bào hồng cầu di truyền, ví dụ bệnh hồng cầu liềm và những bệnh nhân bị bệnh tán huyết, cũng có thể bị thiếu hụt Vitamin E. Ở người lớn, triệu chứng và những dấu hiệu thiếu hụt bao gồm sự thoái hóa cơ, vỡ tế bào hồng cầu (dẫn đến thiếu máu tán huyết) và vô sinh. Các triệu chứng đi kèm với hội chứng thần kinh tiến triển từ việc thiếu hụt Vitamin E, bao gồm bệnh học thần kinh tiến triển với sự vắng mặt hay biến đổi các phản xạ, sự mất điều hòa, yếu chi và sự mất cảm giác ở cánh tay và chân. NGUỒN - NHU CẦU Nguồn Vitamin E từ chế độ ăn uống bao gồm dầu thực vật, quả hạch và hạt hướng dương, mầm lúa mì và hạt ngũ cốc nói chung. Hàm lượng alpha-tocopherol, chất có hoạt tính sinh học cao nhất trong 4 tocopherol, thay đổi ở các nguồn thực phẩm. Sự chế biến thực phẩm làm giảm lượng tocopherol trong thực phẩm sau khi chế biến, ví dụ 2/3 Vitamin E có thể bị mất đi trong quá trình sản xuất dầu thực vật thương mại. Trong quá trình xay bột thông thường, mầm lúa mì chứa nhiều Vitamin E nhất, bị loại bỏ. Quá trình tẩy trắng bột loại đi hầu hết những gì còn lại của vitamin nầy. Thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, mỡ động vật cũng như hầu hết trái cây và rau quả là những nguồn nghèo Vitamin E. Tuy vậy, rau lá xanh bao gồm rau bina và cải xoăn có những lượng Vitamin E đáng kể. Trọng lượng Thực phẩm Lượng sinh tố E 100g 100g 100g 100g 100g 100g 100g 100g 100g 100g Cá thu Thịt gà Dầu phộng Dầu đậu nành Dầu hướng dương Măng tây Đậu xanh Hột điều Trái bơ Khoai lang ta 1,2mg 2mg 150mg 15mg 50mg 2mg 3mg 20mg 3mg 15mg Nhu cầu lý tưởng của sinh tố E là 12mg mỗi ngày. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, chỉ tiêu này có thể được đáp ứng dễ dàng với chế độ dinh dưỡng có trọng điểm là nguồn thực phẩm rau cải, khoai lang ta và dầu thực vật. Nhu cầu về sinh tố E gia tăng trong trường hợp có thai, trên đối tượng đang cho con bú, với người đang trong tình trạng căng thẳng thần kinh, người không quen dùng dầu ăn thực vật. Nhu cầu Vitamin E gia tăng khi PUFA ăn vào gia tăng và có thể thay đổi gấp 4 lần, từ 5mg/ngày đến hơn 20mg/ngày. RDA đối với Vitamin E dựa trên lượng đầy đủ thu nhận vào của Vitamin này trong chế độ ăn uống cân bằng là 10mg/d đối với nam giới và 8mg/d đối với phụ nữ. Lượng Vitamin thu nhận cao hơn được đề nghị khi Vitamin này được dùng như chất dinh dưỡng hỗ trợ cho việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, ung thư và đái tháo đường. Với liều sinh tố E tối thiểu 800mg mỗi ngày và trong nhiều tháng liên tục thì Vitamin E sẽ trở thành tác nhân đầu độc cơ thể. (Nhưng đây là điều kiện hầu như không có trong thực tế trừ khi đối tượng có đủ điều kiện cung cấp và cố tình tự đầu độc mình). CÁC TÌNH TRẠNG MÀ VITAMIN E CÓ THỂ HỖ TRỢ Nghiên cứu về tác động bảo vệ của Vitamin E chống lại các bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim, tiểu đường và ung thư đã tập trung vào hoạt tính chống oxy hóa mạnh của Vitamin E để bảo vệ màng tế bào. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy công hiệu của Vitamin E trong việc gia tăng đáp ứng miễn dịch ở người lớn tuổi. Sử dụng Vitamin E cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Tương tự, Vitamin này cũng cho thấy nó là một chất bổ sung quan trọng đối với phụ nữ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Vitamin E có thể điều chỉnh các triệu chứng bốc hỏa và các phiền toái do mãn kinh khác. Bệnh tim Một cơ chế liên quan đến bệnh tim là sự phát triển và tiến triển của chứng xơ vữa động mạch. Sự hẹp vách động mạch đi kèm với sự tạo vữa mạch gây ra cho sự oxy hóa các lipprotein tỉ trọng thấp. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, nó ức chế sự oxy hóa các LDL, và vì vậy có thể có vai trò đáng kể trong việc ngăn cản bệnh tim.  Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vai trò của Vitamin E trong bệnh tim, giả thiết cho rằng liều cao Vitamin E có thể làm giảm nguy cơ bệnh này. Trong 2 nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn, một bao gồm gần 40.000 người đàn ông làm việc trong ngành y tế và một bao gồm gần 90.000 nữ y tá được chẩn đoán không mắc bệnh tim hoặc cao cholesterol trước đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng dùng Vitamin E từ các chế phẩm bổ sung thì giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.  Trong nghiên cứu trên, những người đàn ông làm việc trong ngành y tế kéo dài 4 năm, những người này được cho dùng nhiều hơn 100-249IU Vitamin hàng ngày trong ít nhất 2 năm có một nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn 37%. Tương tự trong nghiên cứu trên các nữ y tá trong 8 năm, bổ sung hằng ngày ít nhất 100IU Vitamin E, đã giảm khoảng 40% nguy cơ mắc bệnh tim ở những người này.  Mặc dù 2 nghiên cứu này là nghiên cứu dựa vào quan sát, nhưng một thử nghiệm lâm sàng sau đó đã khẳng định lợi điểm của Vitamin E trong việc chống lại bệnh tim.  Trong một nghiên cứu mù đôi, đối chứng với giả dược, 2.000 bệnh nhân được khẳng định có bệnh tim trước được cho dùng giả dược hoặc chế phẩm bổ sung với liều hoặc 800IU hoặc 400IU hàng ngày. Chỉ sau một năm trị liệu, bệnh nhân ở nhóm dùng chế phẩm bổ sung có tỉ lệ nhồi máu cơ tim không tử vong giảm 77%.  Ung thư Các gốc tự do có vai trò trong khởi phát và phát triển ung thư. Như là một chất thu dọn gốc tự do, Vitamin E trung hòa chúng và có thể có vai trò trong việc phòng ngừa ung thư. Vitamin E dường như làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, các ung thư ở miệng và ung thư ruột kết. Một nghiên cứu trên 29.000 người đàn ông Phần Lan tuổi từ 50-69 dùng bổ sung hàng ngày 50mg Vitamin E trong 5 đến 8 năm tỉ lệ ung thư tiền liệt tuyến thấp hơn 32% và nguy cơ tử vong vì bệnh này thấp hơn 41%. Lý thuyết về tác động bảo vệ của Vitamin E theo các nhà nghiên cứu này bao gồm: Bảo vệ chống lại sự tổn hại do các gốc tự do bằng tác động chống oxy hóa. Tác động tăng cường hệ miễn dịch. Làm chậm lại hệ enzym liên quan đến việc làm tăng tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Đái tháo đường Stress oxy hóa liên quan đến sự tạo thành gốc tự do và sự peroxy hóa của màng tế bào làm ảnh hưởng đến tính lưu động của màng. Tính lưu động của màng bị biến đổi có thể dẫn đến việc chuyển vận glucose kém, một yếu tố trong nguyên nhân gây đái tháo đường. Vitamin E dường như cải thiện tác động của insulin ở người bị đái tháo đường. Như là tác động của một chất chống oxy hóa, nó có thể bảo vệ cấu trúc màng tế bào lỏng lẻo khỏi sự gia tăng peroxy hóa lipide và ngăn cản sự hư hỏng chức năng của các tác nhân vận chuyển glucose. Các công trình nghiên cứu về tác động của Vitamin E trên bệnh nhân đái tháo đường đã sử dụng khoảng liều từ 100 IU đến 900 IU. Trong một thử nghiệm lâm sàng, nhóm người đái tháo đường đã điều trị nhận 100 IU Vitamin E, và những bệnh nhân này cho thấy giảm 10% lượng hemoglobin nhiễm glucose và giảm 24% nồng độ glucose. Khả năng miễn dịch Người ta thấy rằng Vitamin E làm gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch có thể do 2 cơ chế: (1) giảm sự tổng hợp prostaglandin và (2) giảm sự tạo thành gốc tự do. Sự gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch có thể ngăn cản các tình trạng thoái hóa đi kèm với tuổi già. Trong một nghiên cứu cho thấy dùng liều cao hàng ngày Vitamin E làm tăng đáp ứng của hệ miễn dịch ở 88 người lớn khỏe mạnh trên 65 tuổi. Nhóm người lớn tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên này được cho dùng hoặc các liều bổ sung Vitamin E 60, 200 hoặc 800mg hoặc giả dược. Những người trong nhóm nhận 200mg cho thấy chức năng của tế bào T được gia tăng là tối ưu. Bệnh Alzheimer Các nhà khoa học đang nghiên cứu vai trò của Vitamin E trong việc làm chậm tiến triển của bệnh Alzheimer; về mặt lý thuyết, bệnh này có lẽ được gây bởi sự tổn thương oxy hóa các tế bào thần kinh. Trong một nghiên cứu, người ta thử nghiệm tác động của Vitamin E, selegiline, giả dược, hoặc sự kết hợp Vitamin E và dược phẩm trên những bệnh nhân Alzheimer và tìm thấy rằng Vitamin E làm giảm số người cần nhập viện, mặc dù tử vong không giảm ở nhóm điều trị bằng Vitamin. Triệu chứng mãn kinh Cơn bốc hỏa là triệu chứng khó chịu và phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Các nghiên cứu trong những năm 1940 nhận thấy rằng Vitamin E có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng vận mạch đi kèm lúc mãn kinh, nhưng không có những nghiên cứu lâm sàng nào gần đây khẳng định điều này. Tuy vậy, nhiều phụ nữ thấy rằng các triệu chứng đỏ bừng và bốc hỏa có giảm khi dùng bổ sung Vitamin E với liều 400-800IU mỗi ngày. Vitamin E cũng có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng tiền kinh, đặc biệt trong bệnh xơ nang tuyến vú (FBD). Hiện tượng u vú lành tính này là một tình trạng mang tính chu kỳ, chúng thường xảy ra trước khi hành kinh và có thể được làm giảm với các liều Vitamin E 600IU/ ngày. CHẾ PHẨM BỔ SUNG: CÁC DẠNG CÓ GIÁ TRỊ Một liều Vitamin E điều trị hàng ngày 100IU hoặc nhiều hơn thì khó có được chỉ từ nguồn thực phẩm, ví dụ, 100 IU Vitamin E từ thức ăn sẽ bằng 7 tách đậu phộng và 400IU Vitamin E sẽ tương đương với 2qt dầu bắp. Vì vậy các nghiên cứu phải sử dụng Vitamin E ở dạng chế phẩm bổ sung. Theo các nghiên cứu, dạng tự nhiên của Vitamin E điều trị, d-alpha-tocopherol là dạng có hoạt tính sinh học nhiều hơn và là dạng được cơ thể hấp thu tốt nhất. Tuy vậy một báo cáo nghiên cứu khác lại cho rằng dạng gamma-tocopherol của Vitamin E có lẽ là dạng hiệu quả hơn trong việc làm hạn chế những tổn hại đối với chất béo. Các nghiên cứu lâm sàng đã không khẳng định những hệ quả từ điều này trong nghiên cứu invitro. Các chế phẩm bổ sung Vitamin E được liệt kê như tocopherol hoặc tocopheryl. Dạng tocopheryl có thể có hạn dùng nhiều hơn, và dạng tocopherol được hấp thụ tốt hơn, nhưng những sự khác nhau này thì không có ý nghĩa. Cả 2 dạng tocopherol và tocopheryl đều có hoạt tính khi dùng uống, nhưng chỉ có tocopherol được hấp thu khi sử dụng tại chỗ. D-alpha tocopherol acetate là dầu Vitamin E, thường được sử dụng dưới dạng nang gelatin. Cả 2 dạng đều được hấp thu như nhau. Cả 2 dạng Vitamin E tan trong nước và tan trong dầu đều có giá trị. Dạng tan trong nước đắt hơn đáng kể, nhưng các nghiên cứu đã không chứng minh được rằng nó được hấp thu tốt hơn dạng tan trong dầu. Trong các nghiên cứu trên bệnh nhân bị u xơ tạo nang – những người này có các vấn đề về kém hấp thu chất béo do sự yếu kém của tuyến tụy và cần phải có sự bổ sung Vitamin E – người ta không thấy có lợi điểm đáng kể khi những người này được cho dùng dạng chế phẩm bổ sung Vitamin E tan trong nước.   MỨC LIỀU - ĐỘC TÍNH Độc tính của Vitamin E thì hiếm: 50%-70% liều hàng ngày được thải ra phân. Liều hàng ngày ở người lớn 600-800 IU alpha-tocopherol cho thấy không có những hậu quả về sức khỏe ngắn hạn hoặc dài hạn.        Mức liều Vitamin E cần để bảo vệ PUFAs (các acid béo không bão hòa) chống lại tổn thương do oxy hóa ít nhất là từ 0,4-0,8mg Vitamin E/ mỗi g PUFA. Những lượng lớn hơn Vitamin E cũng có thể được yêu cầu (1,5mg/g) trong các chế độ ăn uống có nồng độ PUFAs trung bình cao hơn. Các nhà nghiên cứu sự dinh dưỡng ở người định mức nhu cầu Vitamin E căn cứ vào việc ngăn ngừa bệnh mãn tính, đề nghị lượng Vitamin E đưa vào cơ thể hàng ngày là 135-150 IU. Hoạt động chống oxy hóa của Vitamin E thể hiện ở 40 IU/ngày, với một tác động phụ thuộc liều được ghi nhận ở liều lên đến 800IU/ngày. Vitamin E 200-400 IU/ngày làm giảm sự kết dính tiểu cầu ở thành mạch.   TƯƠNG TÁC THUỐC - CHẤT DINH DƯỠNG Vitamin E có thể gia tăng tác động của thuốc chống đông, Coumadin® hoặc các chất pha loãng máu loại indandione. Vitamin E cũng có thể hỗ trợ cho tác động ức chế sự kết tập tiểu cầu của asprin.  Sắt vô cơ (sulfat sắt) tiêu hủy Vitamin E, nhưng các phức sắt hữu cơ (ví dụ sắt gluconate, peptonate, citrate hay fumarate) không có bất cứ tác động nào trên Vitamin E. Ở người thiếu máu thiếu sắt, Vitamin E làm giảm tác động của sự bổ sung sắt. Cholestyramine, colestipol và sucrafate có thể làm giảm sự hấp thu Vitamin E . Dầu khoáng cũng có thể làm giảm sự hấp thu Vitamin E.  Các đối tượng có nguy cơ thiếu hụt Vitamin E   Người mắc bệnh kém hấp thu chất béo. Bệnh tiêu chảy mỡ. Xơ hóa tạo nang. Rối loạn tụy tạng. Trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh trọng lượng lúc sinh thấp. Bệnh nhân thẩm phân phúc mạc. Bệnh nhân bệnh về máu di truyền (ví dụ bệnh thiếu máu hồng cầu liềm). VITAMIN K LỊCH SỬ: Từ năm 1929 Dam đã đưa ra nhận xét rằng ở gà con nuôi bằng thức ăn tổng hợp có chịu chứng chảy máu ở ống tiêu hóa và ở cơ. Sau đó năm 1934 Dam đã chứng minh rằng yếu tố hoạt động bảo vệ gà con khỏi các chịu chứng nói trên có tính chất hòa tan trong chất béo và dung môi của chất béo. Yếu tố chống chảy máu đó được gọi là Vitamin K (Koagulation Vitamin). CẤU TRÚC HÓA HỌC: Có 3 hình thức của Vitamin K: Vitamin K1, Vitamin K2 và Vitamin K3. Chúng là dẫn xuất của Naphtoquinon. Vitamin K1(Philoquinone) Vitamin K2(Menaquinone) Vitamin K3(Menadione) Vitamin K1 chỉ chứa 20 nguyên tử Cacbon ở nhánh bên. Chất dầu vàng nhạt, kết tinh ở nhiệt độ -200C. Không tan trong nước, chỉ tan trong chất béo và các dung môi như ete, rượu Etylic, benzen, aceton. Hình thành chủ yếu trong thực vật. Vitamin K2 chứa từ 30 tới 45 nguyên tử Cacbon ở nhánh bên. Tinh thể vàng, nóng chảy ở 520C. Không tan trong nước, chỉ tan trong chất béo và các dung môi như ete, rượu Etylic, benzen, aceton. Là sản phẩm của các vi khuẩn gây thối. Hoạt tính thấp hơn hẳn so với Vitamin K1(bằng 60%) 2-metyl-1,4-naphtoquinone Tinh thể vàng. Hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ, không hòa tan trong nước. Có hoạt tính tương đương với Vitamin K1. Vitamin K2 có 3 dạng đồng phân. Menaquinone-4 Trọng lượng phân tử: 444.65 Công thức hóa học: C31H40O2 Tên theo hệ thống CAS: (E,E,E)-2-Methyl-3-(3,7,11,15-tetramethyl-2,6,10,14-hexadecatetraenyl)-1,4-naphthalenedione Tên gọi khác: menatetrenone Menaquinone-6 Trọng lượng phân tử: 580.88 Công thức hóa học: C41H56O2 Tên theo hệ thống CAS: (all-E)-2-(3,7,11,15,19,23-Hexamethyl-2,6,10,14,18,22-tetracosahexaenyl)-3-methyl-1,4-naphthalenedione Tên gọi khác: 2-difarnesyl-3-methyl-1,4-naphthoquinone Menaquinone-6 Trọng lượng phân tử: 580.88 Công thức hóa học: C41H56O2 Tên theo hệ thống CAS: (all-E)-2-(3,7,11,15,19,23-Hexamethyl-2,6,10,14,18,22-tetracosahexaenyl)-3-methyl-1,4-naphthalenedione Tên gọi khác: 2-difarnesyl-3-methyl-1,4-naphthoquinone Các Vitamin nhóm K đều có tính chất oxi hóa-khử: Chúng bị khử thành các dẫn xuất Hydroquinone và khi oxi hóa trở lại sẽ chuyển thành dạng Quinone. Vitamin K bị phân hủy nhanh dưới tác dụng của tia tử ngoại vì khi đó cấu trúc quinone của nó bị biến đổi. Khi đun trong dung dịch nước thường Vitamin K khá bền, nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm vitamin K bị phá hủy nhanh chóng. Tổng hợp Vitamin K: Vitamin K3: là chất 2-metyl-1,4-naphtoquinone đã được Sah (1950) tổng hợp bằng cách metyl hóa α-naphtylamin và sau đó oxi hóa chất 2-metyl- α-naphtylamin thu được bằng Acid Cromic. Vitamin K1: để tổng hợp Vitamin K1 có thể tiến hành phản ứng ngưng tụ của rượu Phytol với dẫn xuất 2-metyl-1,4-naphtohydroquinone nhờ các chất xúc tác như Acid Oxalic hoặc tốt hơn dùng Kali acid sulfat. Vitamin K2: khi cấy Bact.coli trên môi trường thạch có chứa Amon Lactat sẽ tạo được một lượng lớn Vitamin K2 – phương pháp sản xuất Vitamin K2 trong kĩ nghệ. CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA VITAMIN K: Có lẽ rằng Vitamin K tham gia vào thành phần coenzim của các enzim xúc tác quá trình tạo nên Protrombin là một loại hợp chất protein có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Thực vậy, sự đông máu xảy ra theo 3 pha như sau: protrombin + protrombokinaza à trombokinaza trombikinaza + canxi + protrombin à trombin trombin + fibrinogen à fibrin Sự chuyển fibrinogen thành fibrin là quá trình làm cho máu đông. Có thể hình dung vai trò của Vitamin K trong quá trình đông máu như sau: Ngoài ra, chức năng của gan cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng vì Vitamin K sẽ không có tác dụng làm tăng vận tốc đông máu nếu chức năng gan bị hỗn loạn do những bệnh lý nào đó. Vitamin K cũng giúp cho canxi hấp thụ dễ dàng, đồng thời nó còn có chức năng liên kết canxi với các khoáng chất khác cho xương chắc khỏe. Thiếu vitamin k có thể gây ra bệnh loãng xương.  Ngoài ra, vitamin K có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Do chế độ ăn của mình, những người ăn chay là những người hấp thu một lượng lớn vitamin K nên họ không mắc loại bệnh này.  Vitamin K còn được dùng để điều trị vết thương ngoài da. Vitamin K bảo vệ người cao tuổi khỏi xơ hóa động mạch: Xơ hóa động mạch, một bệnh lý nguy hiểm dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ. Động mạch bình thường mềm mại, gấp lại dễ dàng như ống nhựa mềm. Trong thành động mạch có lớp cơ trơn, khi co lại có tác dụng co bóp làm máu lưu thông. Một động mạch bị xơ cứng thì không thể co bóp được. Tuổi cao là một nguyên nhân chính của xơ cứng động mạch. Khi sinh thiết tử thi ở một bệnh viện công lập vào đầu những năm 1900, nhà giải phẫu bệnh học người Đức Monckeberg nhận thấy lớp giữa thành động mạch bị vôi hóa, chính là cơ sở của xơ hóa động mạch, không nhìn thấy được. Xơ hóa động mạch xảy ra do tuổi cao, chứ không liên quan gì đến cholesterol cả. Trong khi đó xơ vữa động mạch lại xảy ra bên trong thành mạch, có thể nhìn thấy đuợc. Vitamin K2 đặc biệt giữ không cho canxi và phospho lắng đọng vào động mạch chủ và làm đảo nghịch hiệu quả của thức ăn không tốt cho tim. Vitamin K dường như dừng quá trình vôi hóa và cứng thành mạch máu. Vitamin K bảo vệ tim mạch ở những người trẻ tuổi: Đột tử do cơn đau tim kết hợp với canxi hóa động mạch xảy ra chủ yếu ở người trẻ. Trong nghiên cứu tim mạch mang tên Fragmingham, một nam giới 35 tuổi bị vôi hóa động mạch chủ có nguy cơ tử vong do cơn đau tim cấp tăng gấp 7 lần bình thường. Những người dưới 65 tuổi có nguy cơ tử vong do cơn đau tim gấp 2 lần nếu bị vôi hóa thành động mạch chủ. Trong một thí nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sử dụng chế độ đặc biệt trong 3 tuần để gây nên xơ vữa động mạch, rồi tính lượng canxi lắng đọng trong thành động mạch. Một số động vật được cho ăn thêm 100mg/kg cân nặng vitamin K. Những con vật không dùng vitamin K thì nồng độ canxi khoảng 17,5mcg/mg, còn vitamin K giảm trung bình 1mcg/kg. Các tổn thương van tim bị thoái lui nhanh chóng bởi dùng vitamin K. Ngoài các chức năng trên Vitamin K cũng có tác dụng đối với chất protein co cơ miozin và ảnh hưởng lên tính chất co giãn cũng như tính chất enzim của miozin, nó còn làm tăng tính chất co bóp của dạ dày và ruột. Vitamin K còn đảm bảo việc vận chuyển electron trong quá trình quang hợp ở thực vật và quá trình phosphoryl hóa oxi hóa ở ti thể của động vật. Vòng Vitamin K thể hiện vai trò của Vitamin K trong tế bào: NHU CẦU VITAMIN K: Các chuyên gia khuyên rằng các nam thanh niên ở độ tuổi từ 14 đến 18 cần 75 microgram/ngày và đối với những người trên 19 cần 120 microgram/ngày.  Những người bị chứng kém hấp thụ dễ có nguy cơ bị thiếu hụt nguồn vitamin hoặc mắc các chứng bệnh liên quan đến tuyến tụy, mật và bệnh Celiac (hiện tượng cơ thể không hấp thụ được chất gluten trong ngũ cốc). Thêm vào đó, các loại thuốc khác cũng có thể tương tác với vitamin K như các loại thuốc bổ sung vitamin A, vitamin E, thuốc chống đông máu. Vì vậy nếu muốn bổ sung vitamin K khi đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc trên, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ một cách cẩn thận.  Trên thị trường hiện nay có 2 loại thuốc bổ sung vitamin K khá phổ biến là vitamin K1 và vitamin K2 tổng hợp. Ngoài ra còn có vitamin K3, loại viatmin này có tác dụng làm đông máu hiệu quả gấp 2 lần vitamin K tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên loại thuốc này vẫn chưa được Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận vì nó có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Thật ra chúng ta có thể dễ dàng hấp thu vitamin K tự nhiên thông qua các bữa ăn hàng ngày nếu chúng ta ăn nhiều rau xanh. Vì vậy, việc bổ sung thêm vitamin này là không cần thiết. Ví dụ, một cốc măng tây sẽ cung cấp cho bạn 114,8% lượng vitamin cần thiết mỗi ngày. Cải xoăn, một nguồn cung cấp vitamin K tốt hơn, sẽ cung cấp cho bạn 1.327,6% lượng vitamin cần thiết. Điều này không có nghĩa là hấp thụ liều lượng vitamin K cao sẽ không có những phản ứng tiêu cực như đã đề cập ở trên. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc hấp thu  vitamin K, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết, đặc biệt trong trường hợp bạn đang dùng vitamin K theo dạng bổ sung. “Hãy ăn nhiều rau xanh để bổ sung nguồn vitamin K” Nguyên nhân gây thiếu vitamin K: Do cơ thể không được cung cấp đầy đủ: hay gặp ở trẻ sơ sinh, vào ngày thứ 2 hoặc 3. Thiếu vitamin K là do sữa mẹ nghèo vitamin K và vi khuẩn đường ruột chưa phát triển để tạo ra vitamin K. Vì vậy những trẻ này rất dễ bị chảy máu ở cuống rốn, xuất huyết não, màng não, tiêu hoá. Giảm hấp thu vitamin K : như ở các bệnh nhân bị đi ngoài lỏng kéo dài, cắt đoạn dạ dày, ruột, điều trị kéo dài bằng thuốc kháng sinh, các bệnh gây tắc mật như sỏi mật, viêm đường mật, tắc mật.. Thiếu vitamin K do vận chuyển: Bình thường vitamin K được hấp thu từ ruột, qua hệ thống tĩnh mạch cửa để vào gan tham gia quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu nêu trên. Nếu có nguyên nhân nào đó cản trở hệ thống tĩnh mạch cửa thì có thể gây giảm vitamin K. Thiếu vitamin K do sử dụng các thuốc đối kháng với vitamin K như Dicoumaron, Sintrom, Wafarin... Để điều trị và dự phòng tình trạng xuất huyết do thiếu vitamin K người bệnh cần được bổ sung vitamin K bằng đường uống hoặc tiêm, kết hợp điều trị các nguyên nhân gây bệnh. “Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Cơ thể có khả năng dự trữ vitamin K rất hữu hiệu, nhưng nếu sử dụng vitamin K quá nhiều, nó có thể trở thành một độc chất với cơ thể. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến lượng vitamin K mà mình bổ sung cho cơ thể.” NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN K: Nguồn tự nhiên: Vitamin K xuất hiện chủ yếu trong các loại rau có nhiều lá xanh chẳng hạn như rau cải xoăn, rau dền, cải bruxen, súp lơ xanh, súp lơ trắng, ngò tây (mùi tàu) và xà lách Romaine. Ngoài ra, các loại quả cũng chứa nhiều Vitamin K như kiwi hay bơ. Và Vitamin K còn có trong gan bò. Trọng lượng Thực phẩm Lượng sinh tố K 100g 100g 100g 100g 100g 100g 100g Thịt bò Giá đậu nành Đậu xanh Rau dền Bông cải Cải broccoli Cà chua 110 microgram 180 microgram 300 microgram 250 microgram 2600 microgram 800 microgram 700 microgram Các sản phẩm đã qua chế biến: vitamin K2 có rất nhiều trong phô mát lên men, các sản phẩm làm từ đỗ tương, các chế phẩm bổ sung…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVITAMIN TAN TRONG CHAT BEO.doc
  • pptVitamin tan trong beo.ppt
Tài liệu liên quan