Đề tài Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng An Bình

ABBank tập trung phát triển 3 khối khách hàng: Khách hàng bán lẻ của điện lực, các nhà thầu và đối tác của EVN, bản thân EVN và các đơn vị thành viên. Tiêu biểu: Khối khách hàng cá nhân (CBNV ngành Điện) là sản phẩm thẻ, các sản phẩm tiết kiệm, đầu tư ; Đối với nhà thầu là cho vay để thực hiện các dự án điện; Đối với EVN và các đơn vị thành viên là thu xếp vốn, phát hành cổ phiểu, trái phiếu hoặc thanh toán nội địa, quốc tế Về kênh phân phối, EVN tạo lợi thế cho ABBank phát triển cả kênh phân phối truyền thống (giao dịch tại quầy) lẫn kênh phân phối phi truyền thống (sản phẩm thẻ, sử dụng công nghệ hoặc liên kết mạng lưới với EVN, ATM, hệ thống POS (thiết bị đầu cuối để thanh toán), Internet, bán chéo các sản phẩm của ABBank và EVN tại các điểm giao dịch )

doc54 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính, báo cáo thường niên củaABBank. Phòng Kế toán Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn của chi nhánh. Bảo quản hồ sơ thế chấp, tài liệu kế toán, hồ sơ chứng sổ sách, tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán công tác phí và các khoản chi khác liên quan đến người lao động tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà Hà nội. Tổng hợp và phân tích tài chính đạt được, phân tích kết quả tài chính hàng quý, năm. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Phòng Hành chính, nhân sự Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ giữa các phòng và các chi nhánh. Xây dựng các chương trình thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trực tiếp quản lý đến con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, bảo vệ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao. Trung tâm Thanh toán quốc tế Tham mưu, đề xuất cho giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác có liên quan đến ngoại tệ. Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Kế toán ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền đi và đến điện tử. Tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngoại thương, mua bán ngoại tệ và các nghiệp vụ khác có liên quan đến nhiệm vụ của phòng. Thực hiện đầy đủ các công tác thống kê, báo cáo lên các cấp lãnh đạo ABBank, Ngân hàng Nhà nước có liên quan và các cấp có liên quan theo đúng các qui định hiện hành. Theo dõi và làm thủ tục thanh toán L/C khi đến hạn, tham gia nhận hàng, giám định chất lượng cùng khách hàng trong trường hợp cần thiết và lập báo cáo tóm tắt trình Tổng giám đốc về tình hình giao nhận và lưu kho hàng hoá. Phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng Giúp giám đốc Chi nhánh thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư theo đúng quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình với mức cho vay tối đa của một khách hàng theo quy định của Tổng giám đốc. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh cho Giám đốc chi nhánh, giúp giám đốc chi nhánh định kỳ báo cáo với Tổng giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Quan hệ chặt chẽ với phòng kinh doanh của Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội về việc cung cấp thông tin và các vấn đề nghiệp vụ. Trung tâm thẻ Xây dựng, chuẩn hóa hệ thống thẻ của Ngân hàng. Xây dựng quy trình sử dụng thẻ hợp lý và hướng dẫn cho khách hàng. Tìm hiểu, thăm dò ý kiến khách hàng trong việc sử dụng các loại thẻ. Hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ. Phòng phát triển mạng lưới Xây dựng các kế hoạch phát triển mạng lưới trên toàn quốc. Thăm dò, tìm hiểu thị trường, khách hàng để mở rộng mạng lưới. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh theo nghị quyết của hội đồng quản trị, chỉ đạo của Tổng giám đốc và giám đốc chi nhánh. Giám sát việc chấp hành các qui định của Ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh. Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng qui định hiện hành. Kiểm tra, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thuộc thẩm quyền giải quyết của chi nhánh theo đúng qui định phân cấp của pháp luật. Kiểm tra sự chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân theo nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo qui định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. Có thể thấy, bộ máy quản lý của ABBank được chia thành các phòng ban và các trung tâm, sở giao dịch trực thuộc với các chức năng và nhiệm vụ rất rõ ràng. Mô hình quản lý này giúp cho việc quản lý của Ngân hàng có hiệu quả hơn, sự phân công lao động hợp lý hơn, tránh được sự chồng chéo trong quản lý. Chính vì thế công tác quản lý của Ngân hàng đã rất có hiệu quả, Ngân hàng ngày càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể đến và ngày càng được biết đến trên thị trường Ngân hàng tài chính. 1.3 Nhũng đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ABBANK 1.3.1 Danh mục sản phẩm của Ngân Hàng Những tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản sụt giảm, những biện pháp hạn chế lạm phát ... khiến ngành ngân hàng không còn có những thuận lợi như những năm trước đây (đặc biệt là trong hai năm 2006 và 2007). Để đạt được những mục tiêu, lợi nhuận đề ra, ABBANK đã chuyển hướng nhanh sang đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ. Cụ thể : 1.3.1.1 Với nhóm khách hàng cá nhân Đối với khách hàng cá nhân, ABBank cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt ( xem bảng 1.1) Bảng 1.1 Nhóm sản phẩm cho khách hàng cá nhân STT Sản phẩm tiềm gửi Sản phẩm cho vay Sản phẩm dịch vụ 1 YouLife –Tiết kiện đúng nghĩa-Bảo hiểm trọn đời YouMoney – Cho vay tiêu dùng tín chấp Dịch vụ chuyển tiền trong nước 2 You50 – Tiết kiệm với khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng 50 tuổi trở lên YouBuilding – Cho vay xây sửa nhà YouhomeTeller – dịch vụ giao nhận tiền gửi tận nơi 3 Tiết kiệm kỳ hạn 1 ngày YouSpend – Cho vay tiêu dùng có thế chấp YouAutopay – E – dịch vụ thanh toán tiền điện tự động 4 Tiền gửi thanh toán VNĐ YouShop – Cho vay sản xuất kinh doanh Dịch vụ thu tiền điện tại quầy 5 Tiền gửi thanh toán USD YouCar – Cho vay mua ô tô YouStudy – dịch vụ chứng minh tài chính du học 6 Tiết kiệm bậc thang USD YouHome-Plus – Cho vay mua nhà tặng kèm bảo hiểm Dịch vụ nhận tiền kiều hối Western Union 7 Tiết kiệm có kỳ hạn VNĐ Youstock – Cho vay mua cổ phiếu niêm yết Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài Western Union 8 Tiết kiệm không thời hạn VNĐ YouOTC – Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết 9 Tiết kiệm không thời hạn USD YouIPO – Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN 10 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt YouStudy – Cho vay du học 11 Tiết kiệm thực gửi VNĐ Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản 12 Tiết kiệm thực gửi USD YouShop-Plus – Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ 13 Tiết kiệm có kỳ hạn USD (Nguồn: Phòng Tổng hợp năm 2008) Với dòng sản phẩm You (YOUsaving – các hình thức tiết kiệm linh hoạt, hiệu quả, cho vay tiêu dùng -YOUspend, YOUmoney, cho vay mua ôtô -YOUcar, cho vay mua nhà - YOUhouse với nhiều ưu đãi như thời gian vay lên tới 20 năm,..) đây là một dòng sản phẩm “đồng bộ” thực sự đáp ứng những nhu cầu rất thực tế của nhiều người, đặc biệt với các bạn trẻ tuổi đời từ 20-40, những người có nhu cầu vươn lên trong cuộc sống mà thiếu chút vốn khởi nghiệp (ví dụ như cho vay kinh doanh, vay mua nhà hay cho vay du học). Dịch vụ thẻ được Ngân hàng quan tâm nhằm tăng nguồn thu phí dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín. Điểm nổi trội của YOUcard là hệ thống thẻ của ABBANK được kết nối với các mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam: BanknetVN, SmartLink, PayNet nên YOUcard được chấp nhận với mạng lưới rộng rãi tại tất cả các ATM, POS của các ngân hàng. Thêm vào đó, các sản phẩm về du học của các ngân hàng đưa ra trong thời gian gần đây cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng có nhu cầu “đầu tư” cho con em học hành. Theo đó, ABBANK sẵn sàng cho khách hàng vay lên 100% chi phí du học sinh trong thời gian 10 năm, chứng minh tài chính, chuyển tiền thanh toán học phí và sinh hoạt phí, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ du học kèm theo, tư vấn miễn phí về thủ tục đi du học nước ngoài thông qua sự hợp tác với các công ty tư vấn du học ... 1.3.1.2 Với nhóm khách hàng doanh nghiệp Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBank sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói (xem bảng 1.2) Nhằm mang đến các giá trị mới, khác biệt và nhân bản cho quý Khách hàng doanh nghiệp khi mở tài khoản và giao dịch thanh toán qua ABBANK, "Siêu tài khoản thanh toán" với cơ hội "Miễn phí giao dịch" qua tài khoản thanh toán và được "Bảo hiểm toàn diện" những rủi ro có thể xảy ra cũng như nhận được các tiện ích gia tăng đi kèm hiện đang là sản phẩm nổi trội nhất trong nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng TMCP An Bình. Bảng 1.2 Nhóm sản phẩm cho Khách hàng Doanh nghiệp STT 1 2 3 4 5 Sản phẩm cho vay Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ theo lãi suất USD Cho vay đồng tài trợ Cho vay đầu tư tài sản cố định đầu tư dự án Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả trước Tài trợ các DN vừa và nhỏ SMEs Sản phẩm tiền gửi Siêu TK thanh toán TK tiền gửi DN có kì hạn lĩnh lãi trước Tiền gửi ký quỹ TK tiền gửi có kỳ hạn TK tiền gửi thanh toán Sản phẩm nhà thầu điện lực Gói sản phẩm cho các nhà thầu điện lực Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh dự thầu Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ thanh toán quốc tế Sản phẩm dịch vụ Thu hộ tiền điện bằng chuyển khoản Dịch vụ chi hộ lương, hoa hồng (Nguồn: Phòng Tổng hợp năm 2008) Ngoài ra, Khi khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ABBANK không chỉ nhận được những dịch vụ thanh toán tốt nhất mà còn được ABBANK cung cấp các tiện ích gia tăng như sau: Gia tăng giá trị" tài khoản tiền gửi thanh toán: Theo đó khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất tương ứng với mức số dư tiền gửi cuối ngày theo quy tắc số dư tiền gửi cuối ngày càng nhiều thì lãi suất càng cao. Do đó, tài khoản tiền gửi thanh toán của Quý khách hàng doanh nghiệp là sự kết hợp giữa tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi đầu tư qua đêm và tiền gửi lãi suất bậc thang. Nhằm giúp Quý khách hàng doanh nghiệp tối đa hoá hiệu quả dòng tiền thanh toán của mình. Thanh toán tiền điện tự động: Theo thoả thuận, hàng tháng ABBANK sẽ tự động trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để chuyển tiền tự động thanh toán hoá đơn tiền điện cho đơn vị Điện lực và Quý khách hàng doanh nghiệp sẽ được giải phóng khỏi việc phải theo dõi thực hiện một khoản thanh toán định kỳ này. 1.3.1.3 Nhóm khách hàng đầu tư Cùng với Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS) và công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình (ABF), ABBank cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn về đầu tư tài chính và quản lý gọi chung là các sản phẩm đầu tư. Với các khách hàng đầu tư, ABBank thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBank cũng cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu. 1.3.2 Đặc điểm về lao động Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của ABBank, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là tài sản quý nhất của ngân hàng, ABBank đã có những chiến lược và quy trình chuẩn, rõ ràng trong việc tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý và nhân viên mới cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng theo từng năm. Với nhiều hoạt động để phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nhân lực của ABBank đang dần được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng ( xem bảng 1.3) Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của ABBank năm 2006 - 2008 Trình độ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng (Người) Tỉ lệ % Số lượng (Người) Tỉ lệ % Số lượng (Người) Tỉ lệ % Sau Đại học 11 3,6 20 2 28 1,49 Đại học 217 70,2 805 72 1427 75,5 Cao đẳng, trung cấp 81 26,2 188 17 245 12,96 Phổ thông 0 0 110 9 190 10,05 Tổng số 309 100 1083 100 1890 100 ( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự năm 2008) Đến thời điểm 31/12/2007 ngân hàng An Bình có 1083 nhân viên tăng 350,49% so với năm 2006. Năm 2008 số lượng nhân viên ABBank tăng vào khoảng 174,5% so với năm 2007. Ngân hàng không chỉ tuyển thêm lực lượng lao động trẻ mà cũng có những đòi hỏi về trình độ. Với việc tái cấu trúc, mở rộng và hoàn thiện bộ máy nhân sự, ABBank đã thu hút được nhiều cán bộ điều hành cấp cao và cấp trung gian được đào tạo ở nước ngoài và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Tài chính Ngân hàng. Do đó, năm 2007 và 2008 số lượng cán bộ nhân viên có trình độ Sau Đại học và Đại học tăng lên đáng kể, đặc biệt là đội ngũ nhân sự có trình độ Đại học năm 2007 có 805 người, tăng 371% so với năm 2006, năm 2008 tăng 177,3% so với năm 2007. Đội ngũ nhân lực có trình độ sau Đại học chủ yếu phân bổ ở Hội đồng quản trị, giữ các chức vụ chủ chốt của Ngân hàng. Đội ngũ nhân lực ABBank có được sự tăng trưởng đáng khích lệ như hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là do ABBank đã có rất nhiều các hoạt động thu hút nguồn nhân lực có trình độ, tạo điều kiện và đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên của mình. Cụ thể: Với nhân viên, ABBank đã tuyển dụng một số lượng lớn nhân sự từ các trường Đại học, Cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế. Các nhân viên mới đều được tuyển dụng kỹ lưỡng theo các quy trình tuyển dụng chuẩn, sau khi tuyển dụng được tham dự các chương trình đào tạo nghiệp vụ, quy trình phục vụ khách hàng và kỹ năng giao tiếp trong thời gian thử việc. Với các cán bộ quản lý trung cấp và sơ cấp, ABBank tập trung việc tuyển dụng các ứng cử biên đã có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác và các nhân sự đã tốt nghiệp sau đại học từ nước ngoài. ABBank khuyến khích cán bộ, nhân viên của mình nâng cao trình độ nghiệp vụ để tăng tính sáng tạo và tự chủ trong công việc. Trong các năm qua, có 80% tổng số cán bộ, nhân viên của ABBank đã tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn, trung và dài hạn về các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra, ABBank còn cử một số cán bộ, nhân viên tham gia các khóa hội thảo, tập huấn tại nước ngoài nhằm cập nhật kiến thức, học tập kinh nghiệm lẫn thực tiễn. Như vậy, có thể thấy ABBank đã tạo được một điểm tựa vững chắc nhờ đội ngũ lao động trẻ, năng động và có trình độ cao cùng với các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả và chế độ đãi ngộ hợp lý. Đội ngũ lao động của ABBank không chỉ giúp ABBank tạo được vị thế trong lòng khách hàng trong nước mà còn cả những khách hàng và nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn Ngân hàng ABBank được thành lập từ năm 1993 với vốn điều lệ bạn đầu là 1 tỷ đồng. Trải qua nhiều lần tăng vốn điều lệ (vào khoảng 14 lần), tính đến thời điểm cuối năm 2008, số vốn điều lệ của ABBank vào khoảng 2.705.882 triệu đồng. Kể từ ngày được thành lập, vốn điều lệ của ABBank được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận tăng qua các thời kỳ như sau (xem bảng 1.4) Nhìn chung, nguồn vốn điều lệ của Ngân hàng tăng khá đều qua một số các năm trước, và đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây (từ 2005 – 2008). Lý do chủ yếu là do những năm gần đây, ABBank đẩy mạnh hợp tác với các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước, trong đó đặc biệt phải kể đến sự hợp tác với Maybank của Malaysia vào tháng 3.2008. Hiện nay, Maybank trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của ABBank và đang nắm giữ 15% cổ phần của ngân hàng. Bảng 1.4 Vốn điều lệ của ABBank qua từng thời kỳ (Triệu đồng) Được NHNN chấp thuận theo Ngày ban hành 1.200 Quyết định số 102/QĐ-NHNN5 21/03/1998 5.000 Quyết định số 986/NHTP.2001 12/10/2001 26.804 Quyết định số 494/NHTP.2003 05/05/2003 35.104 Quyết định số 1338/NHNN-HCM02 26/12/2003 71.544 Quyết định số 967/NHNN-HCM02 22/06/2004 165.000 Quyết định số 1513/NHNN-HCM02 13/07/2005 500.000 Quyết định số 677/NHNN-HCM02 02/6/2006 990.000 Quyết định số 1254/NHNN-HCM02 15/09/2006 1.131.951 Quyết định số 1517/NHNN-HCM02 06/11/2006 2.300.000 Quyết định số 863/NHNN-HCM02 13/06/2007 2.705.882 Quyết định số 875/NHNN-HCM02 2/6/2008 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007) Với lần tăng vốn điều lệ lên 2.705.882 triệu đồng vào quý II năm 2008, ABBank đã phát hành 40.588.235 cổ phần tương đương 15% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank. Hình 1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2006 - 2008 (Nguồn: Báo cáo thẩm định tài chính của Ban kiểm soát năm 2008) Từ năm 2005, hoạt động nguồn vốn của ABBank luôn tăng trưởng hơn 300% mỗi năm. Trong năm 2006, ABBank đã thực hiện việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo sát các biến động của lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và lãi suất dồng Việt Nam tại thị trường trong nước. Kết quả năm 2006 tổng huy động của ABBank đã tăng 288% từ 485,541 tỉ đồng lên 1.888,002 tỉ đồng. Huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 649% từ 209,317 tỉ đồng lên 567,350 tỉ đồng, chiếm 83,01% tổng huy động. Huy động từ các tổ chức tín dụng tăng 23% từ 241,224 tỉ đồng lên 297,686 tỉ đồng, chiếm 15,76% tổng huy động. Năm 2007, tổng huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư của ABBank đã tăng 350% đạt 6,981 tỷ đồng trong đó huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 72% và từ dân cư chiếm 28% . Năm 2008, tổng huy động từ các tổ chức tín dụng tăng 119,6% so với năm 2007, tiết kiệm cá nhân tăng 121,4% so với cùng kì năm 2007. Đặc biệt, hoạt động huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp là một trong các hoạt động khởi sắc nhất các năm trở lại đây. Trên cơ sở các quan hệ đã được thiết lập với các cổ đông chiến lược (EVN, PVFC, GELEX-IMCO) và các công ty thành viên của họ là các đơn vị có nguồn tiền thanh toán và tiền gửi lớn, kết quả huy động vốn từ các doanh nghiệp đạt tỷ trọng cao, tăng 851% từ 141,678 tỉ đồng lên 1.369,356 tỉ đồng chiếm 72,52% tổng huy động của ngân hàng (năm 2006), năm 2007 đạt 5.501 tỉ tăng 323% Huy động tiết kiệm từ các hộ dân cư tăng 382% từ 4,106 tỉ đồng lên 197,994 tỉ đồng chiếm 10,74% tổng huy động của toàn ngân hàng (năm 2006), năm 2007 đạt 1.480 tỉ tăng 478% Mức tăng trưởng huy động này có được là do ABBank đã mở rộng mạng lưới lên 14 điểm giao dịch trong năm 2006, và đến năm 2007 mạng lưới này đã tăng lên là 54 điểm giao dịch mới, năm 2008 là 73 điểm giao dịch mới, việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt phù hợp với các thay đổi của thị trường, và việc tăng cường các hoạt động quảng cáo, truyền thông và khuyến mại. CHƯƠNG II CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG AN BÌNH 2.1 Chiến lược và kế hoạch của ABBank Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược phát triển riêng. Để phát triển bền vững, trước hết các ngân hàng phải chọn cho mình một định vị và một hình ảnh rõ ràng. Điều này chúng ta thấy rất rõ hiện nay khi một số ngân hàng có những cuộc cách mạng thay đổi logo, thay đổi slogan, thay đổi màu sắc chủ đạo của mình,... ABBANK cũng đang xây dựng mình là một ngân hàng thân thiện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn cho khách hàng với mong muốn khách hàng có thể sử dụng các giải pháp này để tự định hướng các kế hoạch tài chính theo ý muốn. Hình ảnh này được thể hiện rõ qua câu khẩu hiệu “ABBANK - Giải pháp tài chính của bạn” và các hình ảnh cỗ máy tài chính vận hành hoàn hảo, hình ảnh chú heo đội nón bảo hiểm thể hiện sự sung túc phồn thịnh và an toàn, hình ảnh đèn xanh thể hiện sự thuận lợi và linh hoạt... Quan trọng hơn hết trong kế hoạch phát triển lâu dài là các ngân hàng TMCP phải hiểu được cái khách hàng muốn và cái khách hàng cần để phát triển và hoàn thiện các sản phẩm - dịch vụ, đảm bảo khách hàng nhận được giải pháp tài chính phù hợp. Giải pháp tài chính tối ưu là giải pháp tài chính mà đem lại cho khách hàng việc quản lý ngân sách tốt. Thêm nữa, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, không chỉ là khách hàng cá nhân mà còn là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng đầu tư. Tuy nhiên, phục vụ khách hàng không phải là “đánh nhanh, rút gọn” hay cấp hạn mức vay thật nhiều, lãi suất thật thấp, v.v...; ABBANK xác định khách hàng đến giao dịch là họ cần một giải pháp tài chính có thể giúp họ sử dụng nguồn tài chính của mình một cách an toàn và hiệu quả. Hiện nay, các ngân hàng cung ứng và phát triển rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ: từ các sản phẩm về tín dụng tiêu dùng cho khách hàng cá nhân đến những sản phẩm trọn gói cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng đầu tư. Thế nhưng, khách hàng không chỉ lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ thật sự phù hợp và đáp ứng kịp thời, đúng với nhu cầu họ đang cần, đang muốn mà còn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ để có thể chọn hướng đi và kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý, an toàn. Chính vì vậy, ABBANK sẽ hướng đến hình ảnh một ngân hàng thân thiện, đương nhiên phải hoạt động chuyên nghiệp và cung cấp cho khách hàng giải pháp tài chính linh hoạt, an toàn, hiệu quả để khách hàng quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách đạt lợi nhuận tối đa. ABBank đã xây dựng chiến lược phát triển với từng giai đoạn cụ thể. Hiện ABBank đang ở giai đoạn 1 và 2 với mục tiêu nâng cao hiệu quả và phát triển quy mô. Tầm nhìn trung và dài hạn của ABBank là sẽ trở thành một tập đoàn tài chính mạnh mẽ, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư (công ty chứng khoán), công ty quản lý quỹ và phối hợp bảo hiểm. Tuy nhiên, để cụ thể tồn tại và đứng vững trong một thị trường chật hẹp mà có tới 60 ngân hàng thì ABBank cũng như nhiều ngân hàng khác sẽ phải trải qua giai đoạn mua bán và sáp nhập. Hiện ABBank đang chuẩn bị cho giai đoạn này để làm sao 3 - 5 năm nữa đủ khả năng mua các ngân hàng khác, nếu không muốn bị mua lại và mất thương hiệu. Do đó, phát triển ngoại lực là vấn đề sống còn, là định hướng “xương sống”, là cốt lõi của bộ máy điều hành ABBank trong giai đoạn 3. Ngay từ bây giờ, ABBank đang từng bước nâng cao và chuẩn bị kỹ lưỡng 2 yếu tố quan trọng mang tính quyết định là hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động. Khi đó phát triển đến một mức độ nào đó thì giai đoạn cuối cùng sẽ chỉ là lựa chọn việc sử dụng vốn có hiệu quả nhất, là bài toán tổng hợp của ba bài toán đó làm ở trên. Từ năm 2010 là chiến đấu trên thị trường thế nào để tồn tại một ABBank lớn mạnh. 2.2 Hiệu quả kinh doanh của ABBank Năm 2008 được đánh dấu là năm khá khó khăn với toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam. Thị trường Tài chính ngân hàng cũng có không ít những biến động. Nhiều Ngân hàng có mức lợi nhuận năm 2008 giảm so với các năm trước. Thế nhưng, trước những thách thức của thị trường, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân biên trên toàn hệ thống, cũng với sự tin tưởng và ủng hộ của cổ đông Ngân hàng, ABBank vẫn đạt được kết quả đáng chú ý. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: Tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận (xem bảng 1.2) Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy, mặc dù năm 2008 được coi là năm khá khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành Ngân hàng tài chính, nhưng ABBank vẫn đạt được kết quả đáng chú ý. Mức thu nhập lãi thuần là 592.665 triệu đồng tăng 182,7% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 125,5% so với năm 2007 từ 300.938 triệu đồng lên 239.766 triệu đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2008, vốn điều lệ của ABBank đạt 2.705.882 triệu đồng, tổng tài sản đạt khoảng 103.444 tỷ đồng, tăng gần 06 lần so với năm 2007. Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 - 2008 Đơn vị : Triệu đồng Nội dung Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1. Thu nhập lãi & các khoản thu nhập tương tự 2.594.423 1.102.140 150.271 2. Chi phí lãi & các chi phí tương tự (2.001.758) (777.777) (74.669) I. Thu nhập lãi thuần 592.665 324.336 75.602 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 61.059 15.274 9.758 4. Chi phí hoạt động dịch vụ (33.689) (9.678) (4.644) II. Lãi/Lỗ từ hoạt động dịch vụ 27.370 5596 5114 III. Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (2.438) 2.515 245 IV. Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (37.615) (12.936) - V. Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 150.834 102.043 212 5. Thu nhập từ hoạt động khác 7.605 88.666 55.111 6. Chi phí từ hoạt động khác (942) (88.693) (15.637) VI. Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác 6.663 (27) 39.474 VII. Chi phí hoạt động (391.153) (146.269) (26.414) VIII. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 367.059 275.276 94.233 IX. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (66.120) (44.510) (13.473) X. Tổng lợi nhuận trước thuế 300.938 239.766 80.760 ( Nguồn: Báo cáo kết quản kinh doanh Ngân hàng An Bình năm 2008) Nguyên nhân chủ yếu là trong năm qua ABBank đã triển khai không ít những chương trình hấp dẫn khách hàng: Chương trình “Tiết kiệm tỷ phú - Vận may vạn lộc”, chương trình “Trở thành tỷ phú với 1 triệu đồng”, chương trình “Gửi tiết kiệm, lĩnh quà ngay”, “Tiết kiệm toàn phát trong ngày 08/08”, “Vốn Xuân Doanh Nghiệp” với lãi suất cho vay ưu đãi dành cho các khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm chia sẻ với các khách hàng doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn cuối năm. Song song với việc triển khai các chương trình hấp dẫn khách hàng là việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới: YOUlife – Tiết kiệm đúng nghĩa – Bảo hiểm trọn đời, Tiết kiệm với khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng tuổi 50 trở lên – YOU50, thay đổi nhận diện và phát triển tính năng thẻ - YOUcard, YOUstudy – chắp cánh giấc mơ du học Bên cạnh đó, việc thay thế và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới cũng như một số thành viên của Hội đồng quản trị của ABBank cũng đã góp phần củng cố và nâng cao khả năng quản trị và điều hành của Ngân hàng, đưa ngân hàng đến những kết quả đáng ghi nhận như trên. 2.3 Đánh giá chung 2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của ABBank Nhờ việc biết tận dụng và phát huy những thế mạnh của mình, Ngân hàng An Bình trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng khâm phục. Thứ nhất: Năm 2005 Ngân hàng đã chuyển đổi từ ngân hàng cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Đồng thời tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Theo đó, số cấp quản trị ít đi, các phòng ban được thành lập với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc nên các quyết định, chiến lược của Ngân hàng được đưa xuống, kiểm soát nhanh chóng và chặt chẽ. Thứ hai: Sự góp mặt của các cổ đông chiến lược như EVN (tỉ lệ góp vốn vào khoảng 30%), Maybank (nắm giữ 15% cổ phần của ABBank) cùng với sự hợp tác hiệu quả cũng như sự hỗ trợ của các cổ đông khác đã giúp ABBank có những bước đi đúng đắn, nâng cao khả năng cạnh tranh (hiện đang là 1 trong 10 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam), mở rộng và phát triển mạng lưới (tính đến đầu năm 2009, với việc thành lập chi nhánh ở Quảng Ninh đã nâng tổng mạng lưới của ABBank trên toàn quốc lên 70 điểm giao dịch tại 21 tỉnh thành phố trên cả nước), nâng cao vị thế của ABBank trên thị trường ngân hàng tài chính (là 1 trong những ngân hàng TMCP trẻ được đánh giá cao) Thứ ba: Hiện tại, mạng lưới giao dịch của ABBank có mặt ở 21 tỉnh thành trong cả nước với 70 điểm giao dịch và chi nhánh, tự bản thân nó đã là một ưu điểm nổi bật của ngân hàng. Thêm vào đó, các post ATM của ABBank cũng như của hệ thống liên kết với ngân hàng cũng ngày càng nhiều (Agribank, BIDV, Incombank, Saigon bank), các khách hàng sẽ được phục vụ chu đáo, ở khắp mọi miền của đất nước đều có thể rút và gửi tiền cũng như đóng tiền điện linh hoạt mà không cần phải tốn thời gian và sức lực. Mạng lưới chi nhánh được mở rộng đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, quảng bá sản phẩmcủa Ngân hàng. Thứ tư: ABBank là ngân hàng TMCP đầu tiên phát triển và đưa vào sử dụng dòng sản phẩm YOU (YOUsaving – các hình thức tiết kiệm linh hoạt, hiệu quả, cho vay tiêu dùng -YOUspend, YOUmoney, cho vay mua ôtô -YOUcar, cho vay mua nhà - YOUhouse với nhiều ưu đãi như thời gian vay lên tới 20 năm,..) giúp ABBank kinh doanh có hiệu quả vượt mức mục tiêu về lợi nhuận đề ra, đồng thời cũng có được vị thế trên thị trường (cụ thể trong 3 năm gần đây, tổng tài sản, thu nhập thuần của ABBank luôn tăng trưởng 300% mỗi năm). Do dòng sản phẩm YOU là một dòng sản phẩm “đồng bộ” thực sự đáp ứng những nhu cầu rất cần thiết và thực tế của nhiều người (đặc biệt với các bạn trẻ tuổi đời từ 20-40, những người có nhu cầu vươn lên trong cuộc sống mà thiếu chút vốn khởi nghiệp) đồng thời đi kèm với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn như: cho vay du học 100%, cho vay mua ôtô kèm theo bảo hiểm ưu đãi cho chính chiếc xe của mình và không hạn chế áp dụng mức phí bảo hiểm ưu đãi cho các chủng loại xeĐi kèm với sự thành công đó, không thể không kể đến những tác động đến từ phía ngân hàng như điều kiện thủ tục thông thoáng, trách nhiệm nhiệt tình của đội ngũ tư vấn viên. Thứ năm: Với đội ngũ nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao ngày càng tăng trong các phòng ban, chi nhánh, trụ sở của Ngân hàng đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ Đại Học và sau Đại học cũng là một điểm giúp ABBank đạt được những thành công đáng kể đến như trên. Các chiến lược, kế hoạch kinh doanh cũng như khối lượng công việc sẽ được giải quyết kịp thời, ít vướng mắc bởi những con người có đầu óc. Như vậy, với các điểm mạnh kể trên, sau hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính Ngân hàng, vị thế của ABBank không chỉ được khẳng định trên thị trường nội địa (thể hiện ở việc trở thành thành viên của mạng thanh toán Paynet, là đối tác của EVN, của Agribank) mà ở trên thị trường nước ngoài, đối tác nước ngoài cũng đánh giá khá cao về sự phát triển của ABBank (tiêu biểu là sự hợp tác với Maybank của Maylasia). 2.3.2 Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ABBank Bên cạnh những thuận lợi đã kể trên, Ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn Thứ nhất: Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ năm 2008 tiếp tục kéo dài sang năm 2009, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục gánh chịu tác động xấu từ bên ngoài. Thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu. Đặc biệt, sự có mặt của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến. Thứ hai: Miền Bắc và miền Nam vẫn là 2 địa bàn chủ yếu hấp thu tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình. Hiện tại, ở miền Trung ABBank mới có 3 chi nhánh và phòng giao dịch ở Đà Nẵng, 1 chi nhánh ở Huế. Thứ ba: Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng vẫn còn khá cao, khoảng từ 3,1% đến 4% Thứ tư: Thị phần huy động vốn của ABBank chiếm phần khá nhỏ trong hệ thống ngân hàng thương mại: 4,39% 2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm qua đối với nền kinh tế các nước trong đó có Việt Nam. Rõ nét nhất là lạm phát ở Việt Nam đã có lúc lên đến 20%, nhiều nước bị khủng hoảng thì có tốc độ tăng trưởng âm, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và bị phá sản. Do đó, việc thu hồi và mở rộng tín dụng đối với 1 số doanh nghiệp trở nên khó khăn, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó cũng tăng cao. Thêm nữa, được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều (Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Shinhan Vietnam Bank Limited - SHBVN), Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Bank Vietnam Limited - HLBVN), Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn HSBC (Việt Nam), Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) ). Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng theo đó cũng trở nên mạnh mẽ hơn, thị phần của các ngân hàng trong nước có phần giảm sút do các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được trang bị đầy đủ phương tiện vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại, cho ra những sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói và tiên tiến nhất. Nguyên nhân tiếp theo là do hệ thống pháp lý về Ngân hàng chưa thay đổi kịp so với sự hội nhập của nền kinh tế. Luật Ngân hàng nhà nước được xây dựng từ năm 1997, thời điểm khủng hoàng tài chính trong khu vực. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nên tư duy làm luật lúc đó bó lại. Trong khi đó, xu thế chung bây giờ là rộng mở. Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại đều cởi mở, nhưng luật về ngân hàng vẫn chưa đuổi kịp. 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Ngân hàng ABBank được thành lập và có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Mới đầu hoạt động của Ngân hàng chỉ bó hẹp ở phía Nam, sau đó bắt đầu chuyển dần lên phía Bắc. Riêng miền Trung, hiện nay mới chỉ có chi nhánh của ABBank ở 2 thành phố là Đà Nẵng và Huế, nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy quản lý ABBank còn chưa chú trọng vào thị trường tài chính miền Trung, đặc biệt là vùng Tây Nguyên. Vì thế, hoạt động của ABBank mới chỉ dừng lại ở 2 thành phố là Huế và Đà Nẵng, là 2 thành phố phát triển, có sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng là 2 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam. Thứ hai: Việc mở rộng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước hết là do ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng chưa tốt. “Trong khi đó, Ngân hàng lại chưa có chế tài đủ mạnh để buộc người vay phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt là trong lĩnh vực vay tiêu dùng”. Trên thực tế, mặc dù người vay đã cam kết dùng lương, thu nhập để trả nợ, nhưng khi khách hàng lẩn trốn nghĩa vụ thì các đơn vị đã xác nhận nơi công tác, mức thu nhập cho người vay không thiện chí trong việc hỗ trợ ngân hàng thu nợ. Thiếu dữ liệu thông tin người vay cũng là một khó khăn không nhỏ. Tình trạng tài chính, quan hệ gia đình, lịch sử vay nợ, ý thức về nghĩa vụ trả nợ là những thông tin quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay. Tuy nhiên, hiện ABBank chưa có một bộ phận, tổ chức riêng để cung cấp đầy đủ những dữ liệu này. Mỗi khoản cho vay, cán bộ tín dụng phải tự tìm hiểu thông tin khách hàng, nên thông tin vừa thiếu chính xác lại vừa tốn thêm chi phí. Những điều này dẫn đến, tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng vẫn ở mức khá cao vào khoảng 3,1% – 4% Thứ ba: ABBank là ngân hàng Thương Mại Cổ phần trẻ, mới được hình thành và phát triển trên thị trường Tài chính ngân hàng khoảng 15 năm trở lại đây, hoạt động của Ngân hàng mới được thực sự biết đến trong vòng 4 – 5 năm qua. Chính vì vậy, quá trình huy động vốn của ABBank những thời điểm trước thường không cao so với các ngân hàng TMCP lâu đời và có vị thế trong lòng khách hàng, đặc biệt là huy động từ các tổ chức tín dụng và tiết kiệm cá nhân. Những năm gần đây, có sự tham gia của các cổ đông chiến lược (EVN, Maybank), cũng như sự hình thành hệ thống liên ngân hàng, ABBank như được “thức tỉnh”. Quá trình huy động vốn đã diễn ra nhanh hơn và bắt đầu có tỷ trọng cao dần do ABBank đã được khách hàng biết đến và chú trọng nhiều hơn. Tuy vậy, nhưng xét tổng thể tất cả quá trình hoạt động của mình, tỷ trọng và thị phần huy động vốn của ABBank vẫn thấp hơn so với Vietcombank, HSBC Thứ tư: Nguồn lực bên trong còn hạn chế, mặc dù Ngân hàng đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần, gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu song vẫn chưa đáp ứng được tốt nhu cầu kinh doanh do quá trình huy động vốn đôi khi còn gặp khó khăn. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA ABBANK 3.1 Phương hướng phát triển của ABBank năm 2009 Những năm gần đây, đặc biệt là hai năm 2008, 2009 được đánh giá là năm đầy thách thức đối với hoạt động Ngân hàng-Tài chính. Ngành Ngân hàng-Tài chính trên thế giới trong những năm này đã đối mặt với nhiều khó khăn: Tình hình bất ổn của kinh tế Mỹ, tình hình giá dầu tăng cao, lạm phát cao ở nhiều nước kinh tế lớnTại Việt Nam lạm phát cao cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính Phủ, tình hình thị trường chứng khoán, bất động sản với những diễn biến bất thường đã có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các Ngân hàng. Ngoài ra trong năm 2008, mức độ cạnh tranh trong thị trường Tài chính ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Việc mở rộng hoạt động của các Ngân hàng hiện đang có sự tham gia của một số ngân hàng mới được thành lập, trong đó đặc biệt là Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đặt tại Việt Nam trước thách thức lớn trong việc khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Chính vì thế ABBank đưa ra những phương hướng phát triển cụ thể như sau: 3.1.1 Chỉ tiêu định lượng Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2008, ABBank đặt ra những chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2009 khá cao mặc dù bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn. Cụ thể như: Tổng thu nhập năm 2009 tăng 93% so với cùng kì năm 2008, Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 108% so với năm 2008 (xem bảng 3.1) Bảng 3.1 Bảng dự đoán chỉ tiêu tài chính năm 2009 Đơn vị: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Tăng/giảm % 1 Vốn điều lệ 2.705.882 3.531.176 30,5 2 Tổng tài sản 32.299.117 42.634.834 32 3 Cho vay 10.011.780 14.617.198 46 4 Huy động vốn 11.169.165 17.870.664 60 5 Thu nhập từ lãi 592.665 734.905 24 6 Thu nhập khác 7.605 56.737 646 7 Thu nhập từ đầu tư 385.308 1.460.317 279 8 Tổng thu nhập 985.578 1.902.165 93 9 Chi phí hoạt động 618.519 1.150.445 86 10 Lợi nhuận trước dự phòng 367.059 751.720 97 11 Dự phòng 66.120 115.048 74 12 Lợi nhuận trước thuế 300.938 636.671 102 13 Thuế TNDN 90.003 190.364 89 14 Lợi nhuận sau thuế 210.935 446.306 108 3.1.2 Chỉ tiêu định tính - Phát triển các nhóm khách hàng mới, tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu và khách hàng cá nhân. - Tiếp tự đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao. - Truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ABBank để tăng độ nhận biết và khẳng định thương hiệu ABBank như các hoạt động khuyến mại, khuếch trương các sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng; tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động bảo vệ môi trường; quảng bá hình ảnh thông qua truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp quảng bá hình ảnh cùng với các cổ đông chiến lược( EVN, Maybank) và hệ thống liên ngân hàng (Agribank, BIDV, Saigon bank) - Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, khai thác tối đa tính hiệu quả và chuyên nghiệp từ mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc về khối kinh doanh nghiệp vụ và các trung tâm hỗ trợ (Marketing, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán, phát triển mạng lưới) kết hợp với quản lý chiều ngang về phát triển khách hàng và mạng lưới theo khu vực và địa bàn. - Lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên. 3.2 Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3.2.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng: Đây là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và cũng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, phản ánh đặc trưng của ngân hàng là cho vay. Vì thế, để đạt được những chỉ tiêu như trên đề ra trong năm 2009 Ngân Hàng An Bình cần tập trung vào các hoạt động sau: - Tập trung đẩy mạnh tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có tài sản đảm bảo đồng thời mở rộng có chọn lọc danh mục chấp nhận cầm cố các khoản phải thu từ các bên mua hàng có uy tín để tăng cường khả năng cạnh tranh của ABBANK trong thị phần này. - Tiếp tục đẩy mạnh tài trợ nhà thầu điện lực, tăng cường tiếp thị gói sản phẩm ưu đãi dành cho nhà thầu điện lực, chú trọng cung cấp các bảo lãnh thầu, tăng khả năng thu phí bảo lãnh ngân hàng. - Xây dựng, chuẩn hóa và đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm mới: tài trợ cầm cố hàng tại kho thứ ba (như sắt thép, hạt nhựa nhập khẩu, nông sản hàng hóa xuất khẩu), thấu chi cho doanh nghiệp và cá nhân, cho vay du học, thẻ tín dụng. - Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo tài trợ/sản phẩm, tham gia triển lãm, hiệp hội nhằm quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tốt. Tổ chức đội ngũ Marketing tại Hội sở chuyên tiếp thị các doanh nghiệp xuất khẩu tại các khu công nghiệp, khu tứ giác kinh tế miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thâm nhập vào các doanh nghiệp FDI . 3.2.2 Hoạt động huy động vốn : Bất cứ một ngân hàng nào để thực hiện mục tiêu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thì phải thực hiện hoạt động huy động vốn. Bởi lẽ nhu cầu vốn trên thị trường rất lớn trong khi vốn tự có của các ngân hàng thường chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ bé. Ngân hàng thường huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: + Nguồn vốn tự có và nguồn bổ sung trong quá trình hoạt động + Nguồn vốn từ huy động tiền gửi + Nguồn đi vay Với mục tiêu trong năm 2009, hoạt động huy động vốn tăng 60% so với cùng kỳ năm 2008, ABBank cần tiếp tục các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn như: - Xây dựng các sản phẩm tài khoản giàu tính công nghệ nhằm tiếp thị tài khoản và tiển gởi thanh toán của doanh nghiệp: tài khoản đầu tư qua đêm, tài khoản tập trung,.. - Xây dựng và tiếp thị các dòng dịch vụ thanh toán mới: dịch vụ thu tiền điện tự động từ tài khoản thanh toán của khách hàng, quản lý và thanh toán vốn xây dựng cơ bản của các Điện lực tỉnh,  - Xây dựng và đa dạng hóa các sản phẩm huy động dân cư nhằm gia tăng nguồn tiền nhàn rỗi từ khu vực dân cư, sử dụng công cụ lãi suất cao, kết hợp với các chương trình khuyến mãi lớn, nâng cao chất lượng phục vụ chuyên nghiệp. - Đẩy mạnh các hoạt động thu hút nhận chuyển tiền kiều hối qua hệ thống WU tại các đơn vị kinh doanh toàn hệ thống. Triển khai mạnh các chương trình tiếp thị tài khoản thanh toán lương nhân viên qua ABBANK. - Mở rộng các dịch vụ, sản phẩm tài khoản, lấy tài khoản thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân làm trung tâm. - Xây dựng toàn bộ các chi nhánh/ PGD trong hệ thống trở thành các điểm thu tiền điện đối với khách hàng cá nhân. Tận dụng tất cả các kênh văn phòng của EVN để bán sản phẩm đã chuẩn hóa của ABBANK (thẻ). 3.2.3 Quản lý rủi ro: Với mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2%, ABBank cần tiếp tục thiết lập, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro theo đúng tiêu chuẩn. - Về tổ chức: Ngân hàng An Bình sẽ thiết lập mới và hoàn thiện hoạt động của các Ban/Hội đồng có chức năng quản trị rủi ro, xây dựng qui trình quản lý rủi ro hiệu quả : + Hội đồng tín dụng: Hội đồng tín dụng tiếp tục hoàn thiện và xây dựng các chính sách về thủ tục cấp tín dụng, hạn mức phê duyệt tín dụng, xem xét cấp các khoản vay và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. + Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) : ALCO hiện đã được thành lập và chịu trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường, chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và hạn mức phê duyệt  về cấu trúc bảng cân đối kế toán, nhu cầu thanh khoản, các giao dịch kinh doanh và các hoạt động đầu tư. Trong năm 2008 , trên cơ sở hoàn thiện hệ thống công nghệ, ALCO sẽ cụ thể hóa các hạn mức, kế hoạch cân đối thanh khoản, cân đối lãi suất, cân đối kỳ hạn đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả. + Ban quản lý hoạt động và công nghệ thông tin: Ban quản lý hoạt động và công nghệ thông tin được thành lập để thực hiện chức năng kiểm soát các rủi ro hoạt động. Ban này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và đề xuất các chính sách giảm thiểu rủi ro hoạt động và rủi ro trong công nghệ thông tin. + Ban Kiểm toán nội bộ: có trách nhiệm báo cáo Ban Kiểm soát và Ban Điều hành, có nghĩa vụ hỗ trợ Ban Điều hành trong công tác đánh giá và báo cáo các rủi ro kinh doanh cũng như trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thông qua việc tăng số đợt kiểm tra và tăng số lượng chuyên viên kiểm soát nội bộ. Hình thành về tổ chức và nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập ở tất cả các khu vực.  - Về quy trình quản lý rủi ro: ABBank cần tập trung củng cố hoàn thiện các quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng chuẩn hoá, tăng tính độc lập và bám sát các diễn biến của thị trường. Cụ thể:  -  Quản lý rủi ro tín dụng: + Xây dựng qui trình cấp tín dụng và quản lý tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan. + Hoàn thiện chính sách , qui trình nhận và quản lý tài sản đảm bảo, trong đó bao gồm đánh giá lại tài sản đảm bảo định kỳ và đột xuất khi thị trường biến động. + Xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với ABBank. - Quản lý rủi ro thị trường: + Quản lý rủi ro lãi suất : Khối nguồn vốn triển khai từng bước các nghiệp vụ phái sinh để điều chỉnh danh mục rủi ro của ngân hàng. * ALCO chịu trách nhiệm định kỳ hàng quý lập chính sách , kế hoạch điều hành lãi suất nội bộ, điều chỉnh cấu trúc rủi ro lãi suất bằng cách thay đổi các chiến lược đầu tư, cho vay, huy động vốn và  định giá khoản vay cùng với việc quản lý kỳ đáo hạn và định giá lại các danh mục này để đạt được danh mục rủi mong muốn.  + Quản lý rủi ro giá chứng khoán: Hội đồng đầu tư ban hành qui trình đầu tư chứng khoán, quy chế dự phòng giảm gía chứng khoán nhằm giảm thiếu và bù đắp rủi ro giảm giá chứng khoán trên thị trường. - Quản lý rủi ro hoạt động: Ở một mức độ nhất định, ABBANK xem xét áp dụng các phương pháp khuyến nghị của Basel II để xây dựng và duy trì một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. - Quản lý rủi ro thanh khoản: ALCO xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro thanh khoản chặt chẽ bao gồm các kỹ thuật phân tích như độ chênh lệch thanh khoản, độ cân bằng về thời gian đáo hạn để quản lý rủi ro thanh khoản một cách hữu hiệu. 3.2.4 Công nghệ và quản trị: 3.2.4.1 Công nghệ Năm 2009 Ngân hàng An Bình tiếp tục chú trọng đầu tư vào công nghệ thông tin, đảm bảo phát huy hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quản trị Ngân hàng, phát triển các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin đảm bảo yếu tố an toàn, bảo mật cao. Cụ thể, tập trung vào một số định hướng lớn như sau: - Đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng. - Chuẩn hoá việc quản lý và sử dụng thông tin trong hệ thống ngân hàng. - Tăng cường hệ thống bảo mật, quản trị máy chủ. - Triển khai các dự án hỗ trợ dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ trực tuyến. - Nhanh chóng vận hành hiệu quả hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking). 3.2.4.2 Quản trị Năm 2009 được ABBank xác định là năm tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ do ABBank cung cấp thông qua việc xây dựng và áp dụng các chuẩn đối với sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác đào tạoVì thế, ABBank sẽ xây dựng tiêu chuẩn ISO cho các dịch vụ, xây dựng văn hóa An Bình, văn hóa “bán hàng và phục vụ khách hàng” trên toàn hệ thống. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, có tác động không tốt đến nền kinh tế các nước. Thêm vào đó, mức độ cạnh tranh trong thị trường Tài chính Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Việc mở rộng hoạt động của các ngân hàng hiện có, thành lập các ngân hàng mới đặc biệt là ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đặt các Ngân hàng Việt Nam trước thách thức lớn. Trước nhứng thách thức đặt ra cho thị trường Ngân hàng tài chính nói chung và ABBank nói riêng, Ngân hàng An Bình đã có những kế hoạch và chiến lược phát triển để có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này như tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành kiểm sóat và kiểm tóan nội bộ theo hướng lành mạnh hóa và kiểm sóat tốt rủi ro. Đồng thời Cải tổ hệ thống cơ cấu tiền lương, xây dựng quy chế trả lương, thưởng trong tòan hệ thống gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng được chính sách thu hút nhân tài đảm bảo hiệu quả kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của Ngân hàng. Chính vì thế, mặc dù thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam kém sôi động như những năm trước, nhưng ABBank vẫn đạt được những thành tích đáng kể. Hoạt động của Ngân hàng ngày được mở rộng với nhiều điểm giao dịch và chi nhánh, phục vụ số lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, ngân hàng vẫn tiếp tục từng bước nỗ lực phấn đấu để đạt được các mục tiêu đề ra, phát triển theo phương hướng đã định trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Hường cùng các anh chị trong Trung tâm Thanh toán quốc tế ABBank đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành báo cáo này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tài chính của Ngân hàng năm 2006 Báo cáo tài chính của Ngân hàng năm 2007 Báo cáo tài chính của Ngân hàng năm 2008 web: www.abbank.vn DỰ KIẾN TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài 1 Phát triển Dịch vụ Ngân hàng cho khối khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh ABBAnk Hà Nội. Đề tài 2 Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng Tài chính của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh ABBank Hà Nội NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ AN BÌNH BANK 3 1.1. qUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG AN BÌNH 3 1.1.1 Quá trình hình thành của ngân hàng An Bình 3 1.1.2 Quá trình phát triển của ngân hàng An Bình 4 1.2. mÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA abbank 9 1.2.1 Sơ đồ tổ chức của ABBank 9 1.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh ABBank Hà Nội 12 1.3. nHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA ABBANK 18 1.3.1 Danh mục sản phẩm của Ngân Hàng 18 1.3.1.1 Với nhóm khách hàng cá nhân 18 1.3.1.2 Với nhóm khách hàng doanh nghiệp 20 1.3.1.3 Nhóm khách hàng đầu tư 22 1.3.2 Đặc điểm về lao động 23 1.3.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 25 CHƯƠNG II: CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG AN BÌNH 29 2.1. CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH CỦA ABBANK 29 2.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA ABBANK 31 2.3 Đánh giá chung 33 2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của ABBank 33 2.3.2 Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ABBank 36 2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại 36 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 36 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 37 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA ABBANK 40 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ABBANK 2009 40 3.1.1 Chỉ tiêu định lượng 40 3.1.2 Chỉ tiêu định tính 42 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 42 3.2.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng: 42 3.2.2 Hoạt động huy động vốn : 43 3.2.3 Quản lý rủi ro: 45 3.2.4 Công nghệ và quản trị: 47 3.2.4.1 Công nghệ 47 3.2.4.2 Quản trị 47 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 DỰ KIẾN TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5907.doc
Tài liệu liên quan