Kiểm toán là đem lại thông tin tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp, gây dựng lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính thì việc lập kế hoạch kiểm toán phải thật phù hợp với những hiểu biết của kiểm toán viên về doanh nghiệp đó. Để hoàn thành tốt thì công việc đầu tiên là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.Trong điều kiện hiện nay khi việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạt động thì kiểm soát nội bộ cũng cần được tăng cường để nâng cao chất lượng quản lý,
32 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực tiễn của quá trình đổi mới ngày càng chứng minh sự cần thiết của kiểm toán, đặc biệt hoạt động kiểm toán độc lập đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Sự tồn tại của kiểm toán trên thế giới cho thấy để có một nền kinh tế năng động và phát triển toàn diện có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kiểm toán độc lập, chỉ có những thông tin được kiểm toán mới là căn cứ đáng tin cậy cho việc đề ra các quyết định kinh tế.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, việc đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng là bước công việc quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của kiểm toán viên. Nhiệm vụ của kiểm toán viên trong việc thu thập hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ là tìm ra các nguyên lý của cơ cấu kiểm soát nội bộ đó, và thấy được chúng đã được vào quá trình hoạt động và chứng minh bằng thông tin thu được theo cách thức hữu ích không? Để mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp cả ba phương pháp chứng minh bằng tài liệu sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ đó là: vẽ các Lưu đồ, lập Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lập Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ từ đó giúp cho kiểm toán viên hiểu biết tốt hơn về Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.Vì những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài:
“Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính”
Nội dung của đề án được trình bày theo bố cục:
Lời mở đầu
Phần nội dung
Phần I Cơ sở lý luận của hệ thống kiểm soát nội bộ
I. Những tìm hiểu chung về hệ thống kiểm soát nội bô
Phần II Các phương pháp mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ
I.Bảng câu hỏi về Hệ thống kiểm soát nội bộ
II.Sơ đồ về Hệ thống kiểm soát nội bộ
III.Mô tả tường thuật về Hệ thống kiểm soát nội bộ
IV.Sự kết hợp của ba phương pháp
Kết luận
Đề án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận tư duy logic kết hợp với phương pháp thống kê mô tả kết hợp với nghiên cứu các tài liệu để rút ra kết luận.
Trong giới hạn của đề án môn học, do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận của Hệ thống kiểm soát nội bộ
I.Bản chất của Hệ thống kiểm soát nội bộ
1.Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực ISA 400 của chuẩn mực kiểm toán quốc tế:
Hệ thống kiểm soát nội bộ toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập trong thời gian mong muốn những thông tin tài chính tin cậy.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 400:
Hệ thống kiểm soát nội bộ: Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Mục đích của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc quản lý:
Bảo vệ tài sản của đơn vị: Tài sản của đơn vị bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đích khác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng...
Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý. Như vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức. Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần:
Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập Báo cáo tài chính trung thực và khách quan.
Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp. Định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp được thực hiện với cơ chế giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2.ý nghĩa của hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính
Kiểm toán viên cần am hiểu sâu sắc về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để xác định mức rủi ro kiểm soát nhằm làm căn cứ cho việc lập kế hoạch, xác định nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm soát. HTKSNB được kiểm toán có ảnh hưởng lớn tới phương thức lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán của kiểm toán viên vì nó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng về các loại và khả năng rủi ro sai phạm trọng yếu có thể xảy ra trên báo cáo tài chính.
Nó là nguồn cung cấp thông tin cơ sở về quá trình, phương pháp, sổ sách và báo cáo mà đơn vị được kiểm toán sử dụng để lập các báo cáo tài chính của mình.
3.Các mục tiêu chi tiết của kiểm soát nội bộ
Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ hợp lý
Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn
Các nghiệp vụ kinh tế hiện có phải được ghi sổ
Các nghiệp vụ kinh tế phải được đánh giá đúng đắn
Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn
Các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ánh đúng lúc
Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi đúng đắn vào sổ phụ và được tổng hợp chính xác
4.Trách nhiệm của kiểm toán viên và ban quan lý đối với HTKSNB
Ban quản lý của đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thiết lập một HTKSNB, thực hiện các hoạt động kiểm soát, điều hành giám sát và duy trì các hoạt động kiểm soát nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra, ngăn chặn, phát hiện, sửa chữa các sai phạm trọng yếu.
Đối với kiểm toán viên, không có trách nhiệm thiết kế một HTKSNB hữu hiệu, không có trách nhiệm đánh giá các hoạt động kiểm soát của đơn vị được kiểm toán mà chỉ có trách nhiệm đánh giá HTKSNB để từ đó làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch kiểm toán của mình. Kiểm toán viên không kiểm soát rủi ro kiểm soát, tuy nhiên kiểm toán viên có thể đưa ra các lời khuyên hoặc các ý kiến tư vấn trong việc thiết kế một HTKSNB hữu hiệu cho đơn vị khách hàng.
5.Những hạn chế cố hữư của kiểm soát nội bộ
Một cơ cấu kiểm soát nội bộ không thể được xem là hoàn toàn hiệu quả mà không cần xét đến sự thận trọng đã được tuân thủ khi thiết kế và khi vận dụng nó. Cho dù các hệ thống do con người thiết kế ra là một hệ thống lý tưởng, tính hiệu quả của nó vẫn phụ thuộc vào khả năng và tính độc lập của người sử dụng nó.
Theo nguyên tắc thứ 6, được IAPC phê chuẩn tháng 4/1981 và ban hành tháng 6/1981:
Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp các đảm bảo hợp lý rằng mục đích của các nhà quản lý đã đạt được vì các hạn chế cố hữu của KSNB, như:
Yêu cầu thường xuyên của các nhà quản lý là các chi phí cho việc kiểm tra phải có hiệu quả tức là các chi phí cho các bước công việc kiểm tra phải mang lại các hiệu quả tương ứng do việc phát giác ra các sai phạm và gian lận làm lỗ vốn, tức là chi phí cho các việc kiểm tra phải ít hơn tổn thất do sai phạm và gian lận gây ra.
Thực tế là, hầu hết các biện pháp kiểm tra đều có chiều hướng tập trung vào các nghiệp vụ đã thấy trước chứ không phải vào các nghiệp vụ đột xuất.
Các khả năng sai phạm của con người vì thiếu thận trọng, sao nhãng, sai lầm trong xét đoán hoặc hiểu lầm các chỉ dẫn.
Việc điều hành kiểm tra có thể bị phá vỡ do việc thông đồng với bên ngoài hoặc với nhân viên trong doanh nghiệp.
Có thể là trách nhiệm của các cá nhân trong điều hành, kiểm tra bị lạm dụng chẳng hạn các thành viên của ban lãnh đạo vi phạm các quy chế.
Các thủ tục có thể trở nên không thích hợp vì điều kiện thực tế đã thay đổi và sự tuân thủ các thủ tục có thể không được nghiêm túc.
Giả sử một thể thức kiểm kê hàng tồn kho được triển khai một cách thận trọng và quy định hai nhân viên đếm độc lập nhau. Nếu không ai trong hai người này hiểu được lệnh hoặc nếu cả hai đều bất cẩn khi đếm, thì con số đếm được của hàng tồn kho có khả năng sai. Cho dù con số đếm được là đúng Ban quản trị vẫn có thể không cần đếm xỉa đến thể thức đó và chỉ đạo cho một nhân viên tăng con số đếm được lên để nâng mức thu nhập báo cáo. Tương tự, các nhân viên có thể quyết định tăng con số đếm được lên một cách cố ý để che dấu việc ăn cắp hàng tồn kho do một hoặc cả hai người bọn họ thực hiện.
Vì những hạn chế cố hữu của những quá trình kiểm soát và vì kiểm toán viên không thể có nhiều hơn sự đảm bảo hợp lý về tính hiệu quả của các quá trình đó, nên hầu như luôn luôn có một mức độ rủi ro kiểm soát. Do đó, cả với cơ cấu kiểm soát nội bộ được thiết kế hiệu quả nhất, kiểm toán viên vẫn phải thu thập bằng chứng kiểm toán ngoài việc khảo sát các quá trình kiểm soát đối với hầu hết các mục tiêu kiểm toán của từng tài khoản trọng yếu trên báo cáo tài chính.
6.Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong giai đoạn này kiểm toán viên tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị trên hai mặt chủ yếu: Thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểm soát, hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bộ.
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong đó kiểm toán viên phải tìm hiểu về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng theo từng yếu tố cấu thành:
Đánh giá xem liệu có các Báo cáo tài chính có thể kiểm toán được hay không? Kiểm toán viên phải thu thập thông tin về tính trung thực của Ban giám đốc trong việc lập và trình bày các sổ sách kế toán để được thoả mãn là các bằng chứng thu được có thể chứng minh cho các số dư trên Báo cáo tài chính.
Nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng
Quyết định về mức đánh giá thích hợp của rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập
Có kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp
Trong bước này, kiểm toán viên thường dùng phương pháp tiếp xúc, quan sát, phỏng vấn. Tất cả các kết quả tìm hiểu sơ bộ về Hệ thống KSNB đều phải được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Cách thức mà kiểm toán viên dùng để mô tả sự hiểu biết của mình trong giai đoạn này về Hệ thống KSNB là dùng bảng tường thuật, bảng câu hỏi điểu tra và lưu đồ về Hệ thống KSNB.
Chương II: Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ
I.Bảng câu hỏi về Hệ thống kiểm soát nội bộ
1.Khái niệm
Là một hệ thống các câu hỏi điều tra được thiết kế liên quan đến các hoạt động kiểm soát nội bộ, các yếu tố thuộc Hệ thống KSNB dựa trên các câu hỏi này có thể cho phép kiểm toán viên hình dung sơ bộ về Hệ thống KSNB thuộc đơn vị khách hàng và tính hiệu lực của nó.
Trong hầu hết các trường hợp, bảng câu hỏi được thiết kế với yêu cầu trả lời “có” hoặc “không”, mà các câu hỏi “không” phản ánh nhược điểm tiềm ẩn của cơ cấu kiểm soát nội bộ.
2.Ưu điểm nhược điểm của việc sử dụng bảng câu hỏi
Ưu điểm:
Phương pháp bảng câu hỏi là sự hoàn thiện tương đối về mặt tin tức của từng lĩnh vực kiểm toán mà một phương tiện tốt có thể làm được.Hơn nữa, một bảng câu hỏi có thể được lập khá nhanh vào lúc bắt đầu hợp đồng kiểm toán và không bỏ sót những vấn đề quan trọng do có sự chuẩn bị trước của kiểm toán viên. Đặc biệt là bản câu hỏi có thể được chuẩn bị riêng cho từng phần của mỗi chu trình nghiệp vụ, nên rất thuận lợi khi phân công cho những kiểm toán viên khác nhau để hoàn thành các bảng câu hỏi này.
Nhược điểm
Những phần riêng lẻ của các hệ thống của công ty khách hàng được nghiên cứu mà không cung cấp một cái nhìn khái quát. Ngoài ra, một bảng câu hỏi chuẩn thường không khả thi cho một số công ty khách hàng được kiểm toán, nhất là những công ty nhỏ do bảng câu hỏi được thiết kế chung. Và việc chuẩn bị các câu hỏi và hoàn tất chúng thông qua phỏng vấn là công việc khó khăn, tốn khá nhiều thời gian, cũng như sự chính xác của các câu hỏi được trả lời phụ thuộc vào sự trung thực và lòng nhiệt tình của người được phỏng vấn.
3. Các câu hỏi về kiểm soát nội bộ
Bản câu hỏi về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước
Các câu hỏi về kiểm soát nội bộ
Có
Không
Không
áp dụng
1
2
3
4
Các trách nhiệm về công tác kế toán có được quy định cụ thể và dễ hiểu như những điều sau không:
Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán có được cập nhật thường xuyên không?
Các văn bản về chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp có sẵn có cho các cơ quan chuyên trách có chức năng kiểm tra không?
Các chức danh trong bộ máy kế toán có đầy đủ không?
Các nhân viên kế toán có được đào tạo chính quy không?
Các nhân viên kế toán có được gửi đi đào tạo ngoài việc đào tạo tại chỗ không?
Các chức danh kế toán có làm việc trong những ngày nghĩ không?
TK Tiền
Các bảng đối chiếu với ngân hàng có được chuẩn bị hàng tháng không?
Chúng có được cán bộ quản lý tài chính kiểm tra thường xuyên không?
Các biện pháp kiểm soát tiền mặt tại quỹ có hữu hiệu không?
Các khoản tiền thu về có được gửi vào ngân hàng một cách nhanh chóng không?
Đầu tư ngắn hạn
Các chứng khoán, trái phiếu hoặc các đầu tư tài chính khác của doanh nghiệp có được bảo quản chắc chắn không?
Có mở sổ phụ theo dõi các khoản đầu tư ngắn hạn không?
Nó có khớp với sổ cái trên cơ sở từng tháng không?
Nó có phù hợp với báo cáo của người đầu cơ trên cơ sở hàng tháng không?
Giá trị trên thị trường của từng loại đầu tư ngắn hạn có được theo dõi để đảm bảo việc đưa ra các quyết định về chúng một cách kịp thời không?
Các khoản phải thu
Hệ thống kế toán có hữu hiệu để đảm bảo cho các khoản vay của doanh nghiệp được vào sổ một cách kịp thời và chính xác không?
Những người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu có bị cấm không được đảm nhận các trách nhiệm về công tác giao, nhận hàng và thu, chi tiền không?
Các quy trình hợp lý có được áp dựng để đảm bảo cho các khoản phải thu được thu về trong một giai đoạn hợp lý không?
Có mở sổ phụ theo dõi không?
Nó có khớp với sổ cái trên cơ sở hàng tháng không?
Hàng tồn kho
Có các biện pháp kiểm soát thực tế đối với hàng tồn kho không? Đặc biệt là đối với sản phẩm tồn kho và hàng ký gửi?
Lối ra vào khu vực giao nhận hàng có bị cấm không?
Doanh nghiệp có kiểm soát việc giao chuyển giữa hàng tồn kho là nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu dở dang và hàng thành phẩm không?
Các cuộc kiểm kê thực tế có được thực hiện để xác định số lượng hàng tồn kho không?
Doanh nghiệp có duy trì các hồ sơ kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên không?
Sổ theo dõi các thay đổi thực tế có đóng vai trò quan trọng không?
Các tài sản lưu động khác
Tài khoản theo dõi các tài sản lưu động khác có được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các số dư giá trị của chúng là lớn hơn phần trừ đi từ các lợi nhuận mà người ta hy vọng chúng sẽ đem lại trong tương lai?
Tài sản cố định
Có các biện pháp kiểm soát thực tế đối với TSCĐ, đặc biệt là đối với tài sản cố định hữu hình như là các máy vi tính được sử dụng bên ngoài doanh nghiệp không?
Có mở sổ phụ theo dõi các TSCĐ không?
Sự tồn tại thực tế của từng hạng mục TSCĐ có được kiểm kê định kỳ không?
Doanh nghiệp có mua các loại hình bảo hiểm chống mất cắp hoặc do lũ lụt, hoả hoạn không?
Đầu tư dài hạn
Các chứng khoán, trái phiếu hoặc các đầu tư tài chính khác của doanh nghiệp có được bảo quản chắc chắn không?
Có mở sổ phụ theo dõi các đầu tư dài hạn không?
Đối với cổ phần trong liên doanh, doanh nghiệp có nhận được các BCTC đã kiểm toán hàng năm không? Và doanh nghiệp có theo dõi xem cổ phần của mình trong liên doanh là lãi hay lỗ không?
Các công trình xây dựng đang dở dang
Lối ra vào công trình có được kiểm soát không?
Có mở tài khoản riêng cho từng công trình không?
Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
Doanh nghiệp có theo dõi các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn để đảm bảo rằng chúng được thu hồi về sau khi đã thực hiện cam kết hoặc sau khi đến hạn không?
Nợ ngắn hạn
Những người phụ trách phần nợ ngắn hạn có bị cấm đảm nhiệm các nhiệm vụ giao nhận hàng hoá hoặc thanh toán tiền không?
Doanh nghiệp có thanh toán cho người cung cấp trên cơ sở của hoá đơn gốc không? Có đối chiếu biên bản nhận hàng với các đơn đặt hàng hợp lệ không?
Doanh nghiệp có đảm bảo rằng việc thanh toán các khoản phải trả đúng hạn để nhận chiết khấu thanh toán không?
Nợ dài hạn
Các điều khoản của nợ dài hạn có được kiểm kê định kỳ để đánh giá việc muốn tái tài trợ khoản vay hoặc trả nợ trước hạn không?
Các nghĩa vụ khác
Doanh nghiệp có duy trì các trình tự chuẩn bị BCTC thường nhật đòi hỏi phải có sự xem xét các chi phí thường xuyên để xác định xem có số tiền nào phải tính trước vào chi phí không?
Doanh nghiệp có theo dõi các khoản ký gửi, ký cược dài hạn và kiểm tra định kỳ đối với chúng để đánh giá xem chúng có được bên thứ ba nào từ bỏ do không thực hiện các cam kết không?
Kinh phí từ ngân sách Nhà nước
Có biện pháp kiểm soát để đảm bảo rằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục đích nhưng không vượt quá hạn mức không?
Các chi phí từ nguồn kinh phí Nhà nước có được báo cáo một cách đầy đủ và kịp thời không?
Các chi phí từ kinh phí của năm trước có được phê duyệt không?
Doanh thu
Có chữ ký của khách hàng trong các hoá đơn giao hàng không?
Các liên của hoá đơn giao hàng có được theo dõi để đảm bảo việc giao hàng đã được thực hiện chính xác và kịp thời không? Các hoá đơn phản ánh các lần giao hàng có đúng với thực tế không?
Các hoá đơn theo số thứ tự có được kiểm tra định kỳ không?
Các chức năng giao nhận hàng và viết hoá đơn có được tách riêng biệt không?
Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại có được người phụ trách phê duyệt không?
Giá trị hàng bán
Doanh nghiệp có duy trì việc kiểm kê định kỳ hoặc thường xuyên không?
Doanh nghiệp có kiểm soát chặt chẽ mức lãi gộp đối với từng dây chuyền sản xuất và kiểm tra các thay đổi bất thường kịp thời không?
Các biên bản kiểm kê có được kiểm kê thực tế định kỳ hoặc thường xuyên không?
Các điều chỉnh kiểm kê thực tế so với sổ sách có đóng vai trò quan trọng không?
Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Các chi phí này có được sự đồng ý của lãnh đạo trước khi thực hiện không?
Các loại phí hoặc hoa hồng đã trả để đảm bảo cho việc bán hàng, có được kiểm tra cụ thể để đảm bảo chúng là hợp lệ vầ tuân thủ các quy định và chế độ không?
Các tài khoản theo dõi công tác phí, quảng cáo, tiếp thị và các chi phí khác có được kiểm tra để đảm bảo các chi phí này được chi cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chi này là hợp lý không?
Các vật tư, tài sản, văn phòng phẩm cung cấp cho bộ máy quản lý, xe cộ, máy vi tính, điện thoại... và các tài sản khác của doanh nghiệp có được kiểm soát để đảm bảo rằng chúng chỉ được dùng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp không?
Câu hỏi về kiểm soát nội bộ (yếu tố môi trường kiểm soát)
Câu hỏi
Có, không, không áp dụng
Nhận xét
Tính chính trực và giá trị đạo đức
1. Nhà quản lý có đặt nhiệm vụ chung lên hàng đầu bằng cách thực thi tính chính trực và đạo đức trong cả lời nói và việc làm không?
Có
Nhà quản lý có ý thức gương mẫu. Đơn vị không có điều lệ đạo đức chính thức
2. Có thiết lập và phổ biến các chính sách thích hợp về các thông lệ kinh doanh được cho phép, xử lý các mâu thuẫn quyền lợi cũng như các quy chế đạo đức
Có
Những điều Ban giám đốc mong muốn nhân viên thực hiện được, đưa vào một cẩm nang phát cho tất cả nhân viên
3. Có biện pháp để hạn chế hay loại bỏ những động cơ hay cám dỗ nhân viên có những hành vi trái đạo đức
Có
Kế hoạch phân phối lợi nhuận được Uỷ ban kiểm toán giám sát
Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán
1. Hội đồng quản trị có họp thường xuyên và các biên bản có được lập kịp thời không?
Có
Hội đồng quản trị gồm 9 thành viên trong nội bộ, trong đó có 3 thành viên làm việc trong uỷ ban kiểm toán. Hiện đang xem xét bổ sung 3 thành viên bên ngoài vào Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán
2. Các thành viên Hội đồng quản trị có đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian phục vụ hữu hiệu không?
Có
3. Trong Uỷ ban kiểm toán có các thành viên ở bên ngoài không?
Không
Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
1. Có nghiên cứu cẩn thận các rủi ro kinh doanh và giám sát một cách thoả đáng không?
Có
Nhà quản lý dè dặt về các rủi ro trong kinh doanh
2. Các nhà quản lý khi lựa chọn nguyên tắc kế toán và đưa ra các ước tính kế toán có nhằm để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý không?
Có
3. Nhà quản lý có vui lòng điều chỉnh các báo cáo tài chính khi có các sai sót trọng yếu không
Có
Nhà quản lý sẳn sàng chấp nhận tất cả các điều chỉnh đã được nghị trong các cuộc kiểm toán trước
Chính sách nhân sự
1. Có các chính sách nhân sự và thủ tục liên quan để có thể tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực và trung thực để phục vụ hữu hiệu cho đơn vị?
Có
Tất cả các công việc đều có một bản mô tả công việc thay đổi nhân viên ở mức độ bình thường
Kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ (yếu tố môi trường kiểm soát), qua đó kiểm toán viên có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ. Với những câu hỏi chính xác trong phần này sẽ chỉ ra hiện tượng của rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát nội bộ từ có thể trả lời thêm những câu hỏi bổ sung. Những nhược điểm trong công tác quản lý kinh tế được kiểm toán viên phát hiện khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát, những quy định về quyền hạn và trách nhiệm giữa các đơn vị với nhau phần nào còn thiếu rõ ràng
Bản câu hỏi về cơ cấu kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ tiêu thụ và thu tiền sau đây được thiết kế cho việc sử dụng kết hợp với bảy mục tiêu của kiểm soát nội bộ: Doanh số ghi sổ là của hàng hoá gửi cho khách hàng có thật; Các nghiệp vụ tiêu thụ được phê chuẩn đúng đắn; Các nghiệp vụ tiêu thụ hiện có đều được vào sổ; Doanh số ghi sổ là của hàng hoá được đặt mua, được tính tiền và ghi sổ chính xác; Các nghiệp vụ tiêu thụ được phân loại đúng đắn; Doanh số ghi sổ căn cứ theo thời gian; Các nghiệp vụ tiêu thụ được ghi đúng đắn vào các sổ phụ và được tổng hợp chính xác.
Hệ thống kế toán/ Bản câu hỏi kiểm soát nội bộ
1. Sau đây mô tả nào là tốt nhất về hệ thống kế toán?
Thủ công Tự động hoá Kết hợp thủ công với tự động hoá
(Nếu tổ chức đang sử dụng kế toán thương mại, xin vui lòng gửi cho chúng tôi một bản copy của tài liệu được thực hiện thủ công)
2. ở đó có những sơ đồ kế toán không?
Có Không
(Nếu có, xin vui lòng cung cấp cho chúng tôi một bản copy về các sơ đồ kế toán đó)
Sau đây là hệ thống sổ sách được sử dụng
Có
Không
Sổ cái
Sổ cái chi phí dự án
Nhật ký các khoản thu tiền mặt
Nhật ký các khoản chi tiền mặt
Nhật ký bảng lương
Sổ cái TK nợ phải thu
Sổ cái Tk nợ phải trả
Nhật ký bán hàng
Nhật ký mua hàng
4. Hệ thống kế toán có xác định đầy đủ các khoản thu và khoản chi cho một hợp đồng hay sự trợ cấp hay không?
Có Không
5.Hệ thống kế toán có cung cấp những phí tổn được ghi chép cho mỗi chương trình bởi các phạm trù chi phí của ngân quỹ không?
Có Không
(Nếu có xin vui lòng cung cấp cho chúng tôi một bản copy về chi phí hoạt động/báo cáo chi phí dự án của hệ thống kế toán của tổ chức có thể phát sinh)
6.Bảng chấm công có được thiết kế một cách khoa học để theo dõi thời gian làm việc của các nhân viên không?
Có Không
(Xin vui lòng cung cấp cho chúng tôi một mẫu bảng chấm công giờ làm thực tế của các nhân viên.)
7. Có sự phân cách trách nhiệm giữa kế toán mua hàng và kế toán thanh toán không?
Có Không
8. Tất cả chứng từ về các khoản thanh toán có vào sổ kịp thời không? Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản lý kinh doanh.
Có Không
9. Các kiểm soát ngân sách trên thực tế đã loại trừ ảnh hưởng bất thường vượt quá giới hạn ngân sách cấp phát không?
Có Không
10. Các kiểm soát ngân sách trên thực tế đã loại trừ ảnh hưởng bất thường vượt quá phạm trù chi phí ngân quỹ không?
Có Không
Những bình luận/Những nhận xét:
Mục đích của một hệ thống kế toán ở một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế của tổ chức đó, và duy trì khả năng thanh toán đối với các tài sản liên quan và các mục tiêu đạt được qua các câu hỏi trong bản câu hỏi kiểm soát nội bộ về hệ thống kế toán để xét xem hệ thống kế toán của tổ chức đó là có hiệu quả không.
Mục tiêu kiểm soát nội bộ chi tiết đó là: Xét xem các nghiệp kinh tế ghi sổ có tính căn cứ hợp lý, phê duyệt đúng đắn, có được ghi sổ đầy đủ, có được đánh giá đúng đắn, có được phân loại đúng đắn, có được phản ánh đúng lúc, và có được ghi chép chính xác không?
II.Sơ đồ
1.Khái niệm
Sơ đồ kiểm soát nội bộ là sự trình bày các tài liệu và sự vận động liên tiếp của chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ. Các kiểm toán viên có thể sử dụng một số ký hiệu chuẩn để mô tả công việc theo từng chức năng một cách đơn giản, rõ ràng đối với từng loại nghiệp vụ, đối với trình tự luân chuyển của chứng từ cũng như các thủ tục kiểm soát ... Kiểm toán viên nên trình bày sơ đồ theo hướng tổng quát là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và trình bày theo các cột để diễn tả những công việc diễn ra ở từng bộ phận chức năng, từng nhân viên.
2.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp sơ đồ
Ưu điểm
Phương pháp sơ đồ có thể cung cấp một cái nhìn khái quát và xúc tích về hệ thống của khách hàng, nó rất có ích đối với kiểm toán viên và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá. Một sơ đồ được lập tốt giúp cho việc nhận diện những thiếu sót qua việc làm dễ dàng hiểu rõ về các hệ thống vận hành.
Nhược điểm
Việc mô tả bằng sơ đồ thường mất nhiều thời gian hay có khi không cho phép nhận diện được các yếu điểm của kiểm soát nội bộ
3.Các kỹ thuật đối với việc lập một sơ đồ
Các ký hiệu vẽ sơ đồ cơ bản
+ Các ký hiệu thông thường của đầu ra và đầu vào
Tài liệu hoặc báo cáo: Mọi tài liệu, giấy tờ như séc, hoá đơn bán hàng...
Các ký hiệu chung cho đầu ra và đầu vào: Được dùng để chỉ các thông tin nhập hoặc xuất ra khỏi hệ thống
Đầu vào được thực hiện bằng phương pháp thủ công
+ Các ký hiệu thông thường của quy trình
Thao tác máy tính: Mọi chức năng hoạt động, xác định hoạt động gây ra biến động về giá trị, hình thức hoặc vị trí của thông tin
Thao tác thủ công: Mọi hoạt động bằng thủ công như chuẩn bị hoá đơn bán hàng, hay chỉnh hợp bảng sao kê ngân hàng
Phân loại
+ Các ký hiệu khác
Điểm nối trên cùng trang: Thoát ra hay nối vào một bộ phận khác của lưu đồ. Dùng để tránh trường hợp quá nhiều lưu đồ chuyển cắt nhau, và được đánh dấu bằng chữ cái hoặc số
Điểm nối trên những trang khác nhau: Chỉ ra nguồn hoặc đích của các khoản thoát ra, hoặc đi vào lưu đồ.
Quyết định: Chỉ ra các tình huống xử lý khác nhau tuỳ theo việc một điều kiện có được thoả mãn hay không.
Trống hay đĩa Băng từ
Đường vận động định hướng
Băng đục lỗ Thẻ đục lỗ
Lưu trữ dây chuyền Lời chú thích
Các loại sơ đồ thông dụng
+ Sơ đồ hệ thống
Khái niệm: Sơ đồ hệ thống thường là quá trình trình bày đơn giản sự vận động của chứng từ và sổ sách trong tổ chức.
+ Sơ đồ kiểm soát nội bộ
Khái niệm: Sơ đồ kiểm soát nội bộ trình bày chi tiết hơn so với sơ đồ hệ thống về sự vận động của chứng từ và sổ sách trong tổ chức, trình bày sự chia tách trách nhiệm và các quyền kiểm soát khác trong hệ thống.
+ Sơ đồ chương trình
Khái niệm: Sơ đồ chương trình chi tiết hơn nữa so với hai loại sơ đồ trên nhưng chúng chỉ liên quan với những chương trình máy tính đặc thù (minh hoạ hình vẽ trang bên)
Sau đây là danh sách những ký hiệu vẽ biểu đồ luồng cơ bản:
Tài liệu
Máy tính xử lý
Sổ cái hoặc sổ đăng ký
Đầu ra đầu vào
Bàn phím
In tài liệu
Kho đĩa
C
A
D
3
2
Nguồn gửi
Điểm bắt đầu
Các công việc:
C: Kiểm tra
S: Ký duyệt
A: Thêm vào
Bộ hiển thị
Lưu tạm thời
Luồng di chuyển
Lưu cố định
Luồng thông tin
Phân nhánh Đầu nối trang
bên ngoài
Chú thích
Kết thúc luồng
Mục tiêu kiểm soát nội bộ sơ đồ hệ thống thu quỹ
- Các nghiệp vụ ghi giảm nợ khách hàng, các khoản phải thu được ghi sổ phải có tính căn cứ hợp lý
- Các nghiệp vụ kinh tế hiện có trong quá trình thu quỹ phải được ghi sổ
- Các thư gửi đến phải được phân loại đúng đắn
- Các séc, phiếu ký thác Ngân hàng phải được phê chuẩn đúng đắn
- Các nghiệp vụ thu quỹ phải được ghi đúng đắn vào sổ phụ và được tổng hợp chính xác
- Các nghiệp vụ thu quỹ hiện có phải được ghi sổ
- Các séc, phiếu ký thác Ngân hàng được ghi sổ căn cứ theo thời gian
Mẫu sơ đồ về kiểm soát nội bộ
Benington Co.Inc
Sơ đồ hệ thống thu quỹ
Thủ quỹ: L.Martin
Kế toán: H.Ellis
Quản lý: W. Dale
Bắt đầu
Thư gửi đến
Nhận thư ở bưu điện
Séc
2
Phiếu ký thác 1
1
Ghi nhật ký thu quỹ
Nhật ký thu quỹ
Ghi giảm nợ KH
Sổ cái phụ khoản phải thu
Định kỳ kiểm tra chiếy khấu bán hàng
Sổ nhật ký thu quỹ
Mở thư chọn lọc và phân phối
Lập phiếu ký thác NH
Phiếu ký thác
Séc NSF
Séc
Theo dõi và tái ký thác của séc NSF
Séc
2
Phiếu ký thác 1
Ngân hàng
Kết thúc
Ngân hàng
Lưu hồ sơ theo thứ tự
Đã được ngân hàng xác nhận
Mục tiêu kiểm soát nội bộ của chu trình tiền lương và nhân sự
Các nghiệp vụ tiền lương hiện có đều được ghi sổ
Các nghiệp vụ tiền lương ghi sổ là của các số giờ thực tế làm việc tính theo mức lương; các khoản trích được tính toán đúng đắn
Các nghiệp vụ tiền lương được phân loại đúng đắn
Các nghiệp vụ tiền lương được vào sổ đúng lúc
Các nghiệp vụ tiền lương được ghi đúng đắn vào sổ thu nhập của nhân viên; chúng cũng được tổng hợp đúng đắn
Thuê mướn
nhân viên
Theo dõi thời gian và lập bảng lương
Thanh toán lương
Lập các bảng khai thuế lương và nộp thuế
Sổ sách nhân viên được ghi nhận
Chuẩn bị các thẻ thời gian
Sổ lương
Sổ thu nhập
của nhân viên
Chuyển ghi vào sổ thu nhập của nhân viên và sổ lương
Thẻ thời gian
Mẫu phê chuẩn mức lương và khoản khấu trừ
Chuẩn bị
chi phiếu
Chi phiếu
Gửi cho nhân viên
Chuẩn bị các mẫu khai thuế
Chi phiếu
Mẫu khai thuế
Gửi cho cơ quan Nhà nước
Mẫu phê chuẩn mức lương và khoản khấu trừ
Sổ sách
nhân viên
III.Mô tả tường thuật
1.Khái niệm
Bản tường thuật là một bản mô tả bằng văn bản về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng
2.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
Việc sử dụng bản tường thuật rất thông dụng đối với các cơ cấu kiểm soát nội bộ đơn giản và dễ mô tả
Nhược điểm
Phương pháp này khó mô tả các chi tiết của cơ cấu kiểm soát nội bộ bằng các chứng từ rõ và đơn giản để làm cho nó dễ hiểu mà vẫn cung cấp đủ thông tin cho quá trình phân tích có hiệu quả các quá trình kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát.
3.Các đặc điểm của bản tường thuật đúng cách của hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát có liên quan
Gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống. Ví dụ, bản mô tả phải nói rõ đơn đặt hàng của khách hàng đến từ đâu và các hoá đơn bán hàng phát sinh như thế nào.
Tất cả các quá trình đã xảy ra. Ví dụ, nếu số tiền bán hàng được xác định theo một chương tình vi tính là nhân lượng hàng gửi đi với giá tiêu chuẩn của hàng tồn kho thì điều này phải được mô tả.
Sự chuyển giao của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống. Ví dụ, việc lưu trữ chứng từ, gửi chúng cho khách, huỷ bỏ chúng phải được trình bày.
Dấu hiệu chỉ rõ các thủ tục kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát. Các thủ tục này phải cách ly về trách nhiệm ví dụ như cách ly việc ghi sổ tiền mặt với việc giữ tiền mặt; phê chuẩn và tán thành ví dụ như tán thành tín dụng và kiểm tra nội bộ ví dụ như so sánh đơn giá bán với các hợp đồng tiêu thụ.
Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ
Bennington Co.Inc.
Thủ tục thu quỹ
Tất cả các khoản thu quỹ đều được nhận qua bưu điện dưới dạng séc. Mỗi sáng, thủ quỹ Lorraine Martin lấy từ bưu điện và giao cho Helen Ellis, phụ trách sổ sách kế toán, dưới dạng chưa mở.
Người phụ trách sổ sách kế toán mở thư và phân phát các séc của khách hàng để giao cho cho thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ ghi chép các khoản tiền đó vào nhật ký thu quỹ, chuẩn bị hai liên phiếu ký thác và gửi các khoản thu trong ngày cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ gửi lại phiếu ký thác đã nhận qua bưu điện, và người phụ trách sổ sách kế toán sẽ lưu hồ sơ theo thứ tự thời gian, và chuyển từ nhật ký thu quỹ sang sổ cái phụ khoản phải thu hàng ngày.
Những séc của khách hàng bị Ngân hàng gửi lại vì không có khả năng thanh toán sẽ được người phụ trách sổ sách kế toán giao cho nhà quản lý là William Dale. Ông này sẽ theo dõi và tái ký thác. Người phụ trách sổ sách kế toán đồng thời chuyển những bản sao kê hàng tháng của Ngân hàng dưới dạng chưa mở cho nhà quản lý, Mr.Dale chỉnh hợp bản sao kê hàng tháng của Ngân hàng với số liệu đơn vị, so sánh ngày tháng và số tiền ký thác với các bút toán trong sổ nhật ký thu quỹ, kiểm tra sự đúng đắn của các khoản chiết khấu bán hàng được ghi trong sổ nhật ký thu quỹ.
Các thành viên trên đều được bảo hiểm
Kết luận: Kiểm soát nội bộ đối với thu quỹ là yếu kém do không có sự phân chia giữa chức năng giữ tiền và chức năng ghi chép sổ sách.
A.B.C
Ngày 7 tháng 7 năm 199xx
Bảng tường thuật kiểm soát nội bộ(phần hiểu biết về môi trường kiểm soát)
Đây là công ty sản xuất phao nhựa đánh bắt cá tại một địa phương và được quản lý bởi chủ nhân là John Smith. Ông này nắm toàn bộ công việc quản lý công ty, bao gồm mua bán hàng và thuê mướn nhân công và phê chuẩn các nghiệp vụ chủ yếu.Ông am hiểu về công việc kinh doanh và ngành nghề hoạt động của công ty mình. John cho rằng việc tuyển dụng nhân viên giàu kinh nghiệm là thật sự quan trọng bởi vì trong đơn vị không có nhân viên chuyên trách giám sát. Do đó, việc phân chia trách nhiệm bị hạn chế và dẫn đến thiếu chức năng kiểm tra độc lập về công việc của các nhân viên. John có thái độ hơi thận trọng đối với các rủi ro trong kinh doanh. Tình hình kinh doanh cho thấy một khả năng sinh lợi ổn định và John coi việc tối thiểu hoá số thuế phải nộp cũng quan trọng như kết quả tài chính của công ty, và ông thường khá bảo thủ trong việc ước tính kế toán.
John và P, người giữ sổ kế toán, thường được hãng chúng tôi tư vấn về những vấn đề kế toán phát sinh hàng ngày, bao gồm cả việc xác định các ước tính kế toán. Hãng chúng tôi cũng giúp đỡ công ty trong việc tập hợp số liệu báo cáo tài chính.
Hội đồng quản trị của công ty là các thành viên trong gia đình. Không thể trông đợi về sự giám sát của họ đối với công việc kinh doanh hoặc các hoạt động của người chủ kiêm quản lý này.
Hầu hết các công việc kế toán quan trọng do Williss, người giữ sổ kế toán thực hiện và thư ký của John là Chris Ross. Willis được tuyển dụng vào công ty từ năm 1999, có hiểu biết căn bản về kế toán, và chúng tôi không có lý do gì để chất vấn về năng lực của cô. Wiliss thường xuyên trao đổi với hãng chúng tôi về các nghiệp vụ bất thường, và qua những việc trong quá khứ đã cho thấy ít có điều chỉnh cho những sai sót xảy ra trong quá trình xử lý nghiệp cụ hàng ngày.
John quyết định mua một máy vi tính có cả phần mềm kế toán để sử dụng. Mật mã gốc không thể dùng được trong phần mềm này. Chỉ có P, C và John mới được quyền tiếp cận máy vi tính và các tập tin trong máy.
Người chủ quản lý đã xem xét lại cẩn thận các báo cáo do máy vi tính lập, như báo cáo về tuổi nợ của các khoản nợ phải thu, và so sánh doanh thu và chi phí thực hiện năm nay với số năm trước. Ông cũng giám sát việc thực thi các điều khoản của hợp đồng vay nợ dài hạn có yêu cầu phải đảm bảo các tỷ suất cố định và việc duy trì những số dư tiền gửi để đảm bảo hoàn trả nợ.
IV.Sự kết hợp của ba phương pháp trên
Mục đích của việc kết hợp:
Ưu điểm của bảng câu hỏi là nhờ sự chuẩn bị sẵn nên kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng nhưng nó có nhược điểm là do được thiết kế chung nên có thể không phù hợp với các nét đặc thù hay của quy mô của đơn vị
Kỹ thuật
Thuận lợi
Hạn chế
1. Bản câu hỏi
Hoàn thành dễ dàng
Bao hàm toàn diện
Quan sát được các điểm yếu
Có thể được bổ sung mà không suy nghĩ
Bản câu hỏi được tiêu chuẩn hoá
2 . Sơ đồ
Tốt cho hệ thống
Dễ theo dõi
Bao hàm toàn diện một cách rõ ràng
Việc xem xét những yếu điểm trong thời đó không rõ ràng
3. Bản tường thuật
Sự phân tích chi tiết
Như trên
Sử dụng phối hợp bảng câu hỏi và sơ đồ thì chúng sẽ bổ sung cho nhau để cung cấp tối ưu về hình ảnh của HTKSNB. Các sơ đồ cung cấp một cái nhìn khái quát về hệ thống đó còn các bảng câu hỏi là những bảng kiểm tra hữu ích để nhắc nhở kiểm toán viên về nhiều loại kiểm soát khác nhau có thể tồn tại. Nhờ biểu hiện bằng hình vẽ nên sơ đồ giúp kiểm toán viên hình dung rõ ràng về toàn hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa chứng từ và sổ sách...kiểm toán viên nên trình bày sơ đồ theo hướng tổng quát là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và trình bày theo các cột để diễn tả những công việc diễn ra ở từng bộ phận chức năng, từng nhân viên. Kiểm toán viên thường vẽ các sơ đồ về hệ thống kế toán của khách hàng như một phần nội dung nghiên cứu cơ cấu kiểm soát nội bộ, các sơ đồ kiểm soát nội bộ trình bày sự chia tách trách nhiệm và các quyền kiểm soát khác hiện có trong hệ thống. Nhờ bảng câu hỏi kiểm toán viên có thể nhận dạng các yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và sơ đồ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về quá trình vận động của hệ thống và phục vụ cho mục đích của mình. Sự kết hợp hai hình thức vật chất này sẽ đem lại cho kiểm toán viên sự nhận xét đúng đắn hơn khi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Dòng vận động chứng từ thu tiền mặt cuả Công ty ABC
Nhập quỹ tiền mặt
Người có nhu cầu nộp tiền
Ngiệp vụ thu tiền
Lập chứng từ thu
Ghi sổ
tiền mặt
Ký
chứng từ
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt
Thủ quỹ
Kế toán quỹ, kế toán phần hành
Lưu trữ
Quyết định nên sử dụng loại nào hoặc kết hợp cả hai phụ thuộc vào hai yếu tố: sự thoải mái tương đối với việc hiểu biết của các kiểm toán viên năm hiện hành cùng các năm sau và chi phí tương đối của quá trình chuẩn bị.
Kết luận
Kiểm toán là đem lại thông tin tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp, gây dựng lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính thì việc lập kế hoạch kiểm toán phải thật phù hợp với những hiểu biết của kiểm toán viên về doanh nghiệp đó. Để hoàn thành tốt thì công việc đầu tiên là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.Trong điều kiện hiện nay khi việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạt động thì kiểm soát nội bộ cũng cần được tăng cường để nâng cao chất lượng quản lý, do đó kiểm toán viên nên sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp ba phương pháp chứng minh bằng tài liệu sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ: vẽ các Lưu đồ, lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lập Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bài viết đã đề cập đến những lý luận cơ bản về các phương pháp mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ trong báo cáo kiểm toán tài chính.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo.
Ngày 4 tháng 12 năm 2003
Tài liệu tham khảo
1. Auditing: An integrated approach. A.Arens & J.K.Loebbecke
Kim Cương và Phạm Văn Dược dịch
Kiểm toán - Nhà xuất bản thống kê 1995
2. Kiểm toán báo cáo tài chính - Trường đại học kinh tế quốc dân
Chủ biên: Gs.Ts. Nguyễn Quang Quynh
3. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
4. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế - Vaco Tuyển tập 1998
5. Các tài liệu tạp chí khác về kiểm toán
Mục lục
Lời nói đầu
Phần nội dung
Chương I : Cơ sở lý luận của hệ thống kiểm soát nội bộ
I.Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
ý nghĩa của hệ thống kiểm soát nội bộ
Các mục tiêu chi tiết của kiểm soát nội bộ
Tránh nhiệm của Kiểm toán viên và Ban quản lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
5. Những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ
6. Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương II: Các phương pháp mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ
I.Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ
Khái niệm về bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng bảng câu hỏi
Các câu hỏi về kiểm soát nội bộ
II. Sơ đồ về hệ thống kiểm soát nội bộ
Khái niệm về sơ đồ hệ thống kiểm soát nội bộ
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng sơ đồ
Các kỹ thuật đối với việc lập một sơ đồ
III.Mô tả tường thuật
Khái niệm về mô tả tường thuật hệ thống kiểm soát nội bộ
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng bảng tường thuật
Các đặc điểm của bảng tường thuật đúng cách của hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát có liên quan
Minh hoạ cụ thể
IV. Sự kết hợp của ba phương pháp trên
Mục đích của việc kết hợp
Phần kết luận
Trang
2
3
3
3
4
4
5
5
7
7
8
8
8
8
8
17
18
18
18
18
20
21
21
21
21
22
27
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1289.doc