Đề tài Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi trong kỳ của doanh nghiệp

Việc quản lý sử dụng NVL tại các doanh nghiệp xây lắp hiện nay chỉ thông qua các hoá đơn thanh toán với các nhà cung cấp. Mặc dù việc thanh toán cho các đội theo giá trị khoán buộc các đội có ý thức hơn trong việc kiểm soát chi phí nhưng cũng dễ xảy ra tiêu cực trong việc sử dụng hoá đơn chứng từ, khai tăng chi phí về NVL. Nếu có NVL thừa phát sinh dưới các công trường thi công thì kế toán phải ghi chép nghiệp vụ thu hồi NVL thừa nhằm phản ánh trung thực chi phí thực tế phát sinh. NVL thừa có thể giải quýêt theo 2 cách: Thứ nhất, chuyển cho một công trình khác mà doanh nghiệp đang tham gia thi công. Biện pháp lưu chuyển này có tác dụng tiết kiệm chi phí. Nhưng biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu doanh nghiệp thực hiện thi công công trình của cùng một chủ đầu tư cũng như đảm bảo được tính đồng bộ chất lượng NVL đảm bảo theo yêu cầu của chủ đầu tư. Khi đó kế toán có thể ghi như sau: Nợ TK621:chi tiết cho công trình tiếp nhận NVL thừa Có TK621:chi tiết cho công trình VL thừa Thứ hai, có thể đem bán số vật liệu thừa nếu việc vận chuyển chúng đến công trình mới chịu chi phí lớn, không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Theo đó kế toán có thể ghi sổ nghiệp vụ này như sau: NợTK111,112,131:số tiền thu đựơc từ bán vật liệu thừa CóTK621: chi tiết vật liệu thừa

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi trong kỳ của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu Với xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các sản phẩm cùng loại trên thị trường là không thể tránh khỏi. Do đó, để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ và hệ thống cung cấp thông tin có hiệu quả. Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp, trong đó có kế toán vật liệu. Kế toán vật liệu luôn được xác định là một khâu trọng yếu của toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Nguyên vật liệu (NVL) là yếu tố không thể thiếu và thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh. Do đó, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Nhưng để thực hiện được điều đó các doanh nghiệp phải áp dụng một phương pháp tính giá NVL phù hợp. Nên có thể nói tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lợi nhuận - yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng,tuy không còn mới nhưng vẫn chưa được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, chúng em quyết định chọn đề tài:” Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi trong kỳ của doanh nghiệp” với mục đích tìm hiểu rõ hơn về vai trò cũng như ảnh hưởng của phương pháp tính giá NVL đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về nguyên vật liệu. phần II:Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dung và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của doanh nghiệp . phần III: phương hướng lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất dùng ở các doanh nghiệp . I.Khái quát chung về nguyên vật liệu(NVL) 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của NVL. Vật liệu là một trong những loại hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động. Vật liệu được sử dụng phục vụ cho lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá. Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn. NVL tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Do đó, để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải tiến hành dự trữ NVL. Hay vật liệu là một tài sản dự trữ của quá trình sản xuất, giá trị NVL tồn kho là giá trị vốn lưu động dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp. 2. Vai trò của NVL. Vì là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất nên trước hết nó có vai trò quyết định tới sản phẩm sản xuất ra. Trong đó, giá thành NVL ảnh hưởng đến chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm và chất lượng NVL tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Mặt khác, toàn bộ giá trị NVL được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm nên chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm chi phí NVL trong quá trình sản xuất một cách tối đa, song vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm là biện pháp giảm giá thành một cách tốt nhất, là một mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với tài sản của doanh nghiệp, NVL là thành phần quan trọng của vốn lưu động, đặc biệt vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp cần tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động doanh nghiệp. Muốn thế, đơn vị không thể tách rời việc nâng cao hiệu quả dự trữ và sử dụng NVL một cáchh hợp lý và tiết kiệm. Tóm lại, có thể nói NVL có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nên việc tổ chức quản lý NVL có hiệu quả là yêu cầu bức thiết đối với mọi doanh nghiệp. Quản lý tốt NVL sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng tốt hơn nguồn vốn của mình, tiết kiệm các khoản chi phí, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. 3. Phân loại NVL. NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng và tính năng lý hoá khác nhau. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại NVL để thống nhất đối tượng quản lý, đối tượng hạch toán trong quá trình cung cấp, sử dụng và dự trữ ,tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL. Chính vì NVL phong phú, đa dạng lại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất nên có nhiều cách phân loại NVL. Nhưng nhìn chung, NVL được phân loại theo ba tiêu thức cơ bản: theo vai trò và công dụng của NVL, theo chức năng của NVL đối với quá trình sản xuất và theo nguồn hình thành NVL. * Căn cứ theo vai trò và công dụng của NVL trong quá trình sản xuất. Đây là căn cứ để phân loại NVL thông dụng nhất. Theo phương pháp này NVL được chia thành các loại sau: NVL chính NVL phụ Nhiên liệu Phụ tùng thay thế Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản Vật liệu khác * Căn cứ vào mục đích sử dụng của NVL đối với quá trình sản xuất: Theo cách chia này, NVL được chia thành ba loại: Vật liệu dùng cho sản xuất Vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng Vật liệu dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Cách phân loại này giúp doanh nghiệp quản lý , kiểm tra chi phí vật liệu của từng hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó ban lãnh đạo đưa ra quyết định dùng cho quản lý và kinh doanh. * Căn cứ vào nguồn hình thành của vật liệu: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có hai nguồn hình thành vật liệu, vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. -Đối với vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chia vật liệu thành: vật liệu mua ngoài, vật liệu tự sản xuất, vật liệu nhận vốn góp liên doanh, biếu tặng, cấp phát, phế liệu thu hồi. -Vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp là vật liệu do doanh nghiệp khác gửi nhờ, vật liệu thừa không rõ nguyên nhân. Trên cơ sở phân loại vật liệu, kế toán có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp những thông tin tổng quát về mặt giá trị tình hình biến động vật liệu một cách liên tục chính xác. 4. Tính giá thực tế vật liệu nhập kho: Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ từng nguồn nhập. - Với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế =Giá mua ghi + chi phí thu mua trong NVL trên hoá đơn quá trình thu mua Trong đó, giá trên hoá đơn là giá mua không có thuế giá trị gia tăng(GTGT) đối với doanh nghiệp tính giá theo phương pháp khấu trừ, và là giá bao gồm thuế GTGT đối với doanh nghiệp tính giá theo phương pháp trực tiếp. Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản từ nơi mua đến kho của doanh nghiệp, chi phí thuê kho bãi trung gian, công tác phí của cán bộ thu mua, các khoản thuế, lệ phí phải nộp phát sinh trong quá trình thu mua và hao hụt trong định mức được phép tính vào giá vật liệu.( Cũng được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp chọn.) - Với vật liệu tự chế: Giá thực tế = Trị giá thực tế + Chi phí gia công VL VL xuất kho chế biến Chi phí chế biến bao gồm các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để chế biến vật liệu. - Với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu xuất thuê ngoài gia công cộng với chi phí bốc dỡ, vận chuyển đến nơi thuê gia công và từ nơi đó về doanh nghiệp, cộng tiền thuê ngoài gia công. - Với vật liệu được góp vốn liên doanh : Giá thực tế của NVL là giá trị NVL được các bên tham gia góp vốn thừa nhân. - Với vật liệu vay mượn tạm thời của đơn vị khác thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó. - Với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường. II. Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. 1. Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng: Để xác định giá thực tế ghi sổ của vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp nhập trước - xuất trước(FIFO) Phương pháp nhập sau -xuất trước(LIFO). Phương pháp giá bình quân. Phương pháp giá hạch toán. 1.1 Phương pháp giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, vật liệu xuất kho sẽ được sử dụng giá nhập để xác định ( nhập giá nào xuất theo giá đó). Vật liệu sẽ được quản lý riêng cả về hiện vật và giá trị theo từng lô, từng lần nhập. Xuất vật tư của lô nào sẽ tính theo giá thực tế của lô đó. Phương pháp giá thực tế đích danh thường sử dụng trong các doanh nghiệp có ít loại vật liệu hoặc vật liệu ổn định, có tính tách biệt và nhận diện được. Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL với số lượng lớn thì không thể áp dụng phương pháp này. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho. 1.2.Phương pháp nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết đợt nhập trước mới đến đợt nhập sau theo giá thực tế của từng đợt hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm và giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho trước sẽ được sử dụng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm xuất trước. Và do vậy, giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm,hàng hoá nhập kho sau cùng. Ví dụ: tại 1 doanh nghiệp có tài liệu sau về vật liệu A(đơn vị:1000 đồng) Tình hình đầu kỳ: tồn kho 1000m vật liệu A, đơn giá 25. Trong tháng 2/N có các nghiệp vụ sau phát sinh: Ngày 3: xuất 600 m để sản xuất sản phẩm ngày 7:thu mua nhập kho 1600 m, giá mua ghi trên hoá đơn là 44.000( trong đó thuế GTGT là 4.000). Ngày 15: xuất 500 m để tiếp tục chế tạo sản phẩm. Ngày 24: xuất 1.100 m cho sản xuất sản phẩm. Ngày 28: thu mua nhập kho 400 m, giá mua đơn vị chưa có thuế GTGT là 25, thuế suất thuế GTGT 10%. Với ví dụ trên, theo phương pháp nhập trước, xuất trước giá thực tế của vật liệu A xuất dùng trong kỳ được xác định như sau: Ngày tháng Nội dùng Số lượng (m) Đơn giá Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất tồn 1/2 tồn - - 1,000 25 - - 25,000 3/2 xuất - 600 400 25 - 15,000 10,000 7/2 nhập 1,600 - 2,000 25.225 40,360 - 50,360 15/2 xuất - - 400 100 1,600 1,500 25 25.225 - - 10,000 2,522.5 40,360 37,837.5 24/2 xuất - 1,100 400 25.225 - 27,747.5 10,090 28/2 nhập 400 - 800 25 10,000 - 20,090 cộng 2,000 2,200 - - 50,360 55,270 - Phương pháp này có ưu điểm là nó gần đúng với luồng nhập - xuất NVL trong thực tế. Không kể trường hợp đặc biệt, việc nhập - xuất NVL trong thực tế gần như là nhập trước - xuất trước. Hơn thế nữa, trong trường hợp NVL được quản lý theo đúng hình thức nhập trước - xuất trước, phương pháp này sẽ gần với phương pháp giá thực tế đích danh, do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị NVL tồn kho và xuất kho. Một ưu điểm khác của phương pháp nhập trước - xuất trước là cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời và giá trị NVL sẽ được phản ánh gần sát với giá trị thị trường của nó. Bởi vì theo phương pháp nhập trước - xuất trước, giá trị NVL tồn kho sẽ bao gồm giá trị của NVL được mua ở những lần mua sau cùng. Nhược điểm của phương pháp nhập trước - xuất trước là phải tính giá theo từng danh điểm NVL và phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. Phương pháp nhập trước - xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. 1.3.Phương pháp nhập sau, xuất trước. Phương pháp này giả định rằng vật liệu, công cụ nào nhập sau sẽ được xuất trước, xuất hết đợt nhập sau mới sử dụng đến đợt nhập trước đó. Xuất của đợt nhập nào thì lấy theo giá nhập của đợt nhập đó. Với ví dụ trên, khi sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước sẽ có kết quả là: Ngày tháng Nội dùng Số lượng (m) Đơn giá Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn 1/2 Tồn - - 1,000 25 - - 25,000 3/2 Xuất - 600 400 25 - 15,000 10,000 7/2 Nhập 1,600 - 2000 25.225 40,360 - 50,360 15/2 Xuất - 500 1,500 25.225 - 12,612.5 37,747.5 24/2 Xuất - 1,100 400 25.225 - 27,747.5 10,000 28/2 Nhập 400 - 800 25 10,000 - 20,000 Cộng 2,000 2,200 - 50,360 55,360 Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp nhập sau - xuất trước cũng giống như phương pháp nhập trước - xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập sau - xuất trước giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. Phương pháp nhập sau - xuất trước có thể làm cho chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp cao vì doanh nghiệp thường xuyên mua thêm vật tư nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phi mới nhất với giá cao. Điều này trái ngược với xu hướng quản lý hàng tồn kho một cách có hiệu quả, giảm tối thiểu lượng hàng tồn kho nhằm cắt giảm chi phí quản lý hàng tồn kho. 1.4.Phương pháp giá bình quân. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL, căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. Giá thực tế = Số lượng VL x Đơn giá của vật liệu xuất kho xuất kho bình quân Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau: *Theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Giá thực tế của VL tồn kho đầu kỳ Và nhập trong kỳ Đơn giá bq = cả kỳ dự trữ Số lượng VL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập,xuất của mỗi danh điểm nhiều. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL so với phương pháp nhập trước - xuất trước và nhập sau - xuất trước, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL. Nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL. Theo ví dụ trên: 25,000 + 40,000 + 360 +10,000 Giá đơn vị bq = cả kỳ dự trữ 1,000 + 1,600 + 400 Giá vật liệu xuất dung trong tháng 2/N: Ngày 3 : 600 x 25.12 = 15,072 Ngày 15: 500 x 25.12 = 12,560 Ngày 24: 1,100 x 25.12 = 27,632 Tổng giá trị xuất dung trong kỳ: 55,264 *Theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: Giá thực tế của VL Giá thực tế của tồn kho trước + VL nhập kho thuộc đợt nhập đó đợt nhập đó Đơn giá bq Sau mỗi = lần nhập Số lượng VL Số lượng VL nhập tồn kho trước + kho thuộc đợt đợt nhập đó nhập đó Trong phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm NVL. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho. Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. Ngày tháng Nội dung số lượng(m) Đơn giá Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn 1/2 Tồn - - 1,000 25 - - 25,000 3/2 Xuất - 600 400 25 - 15,000 10,000 7/2 Nhập 1,600 - 2,000 25.225 40,360 - 50,360 15/2 Xuất - 500 1,500 25.18 - 12,590 37,770 24/2 Xuất - 1,100 400 25.18 - 27,698 10,072 28/2 Nhập 400 - 800 25 10,000 - 20,072 Cộng 2,000 2,200 - - 50,360 55,288 - * Theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Giá thực tế VL tồn kho cuối kỳ trước Đơn giá bq = cuối kỳ trước số lượng VL tồn kho cuối kỳ trước. Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng NVL xuất kho trong kỳ để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho theo từng danh điểm. Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL, trường hợp giá cả thị trường NVL có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý( tồn kho âm ). Với ví dụ trên ta có: 25,000 Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước= = 25 1,000 Ngày 3: 600 x 25 = 15,000 Ngày 15: 500 x 25 = 12,500 Ngày 24: 1,100 x 25 = 27,500 Tổng giá trị xuất dùng trong kỳ = 55,000. 1.5 Phương pháp giá hạch toán. Ngoài các phương pháp cơ bản trên, trong thực tế công tác kế toán, để giảm nhẹ việc ghi chép cũng như để bảo đảm tính kịp thời của thông tin kế toán, để tính giá thực tế của vật liệu xuất dùng, kế toán còn sử dụng phương pháp giá hạch toán. Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán ( giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức: Giá thực tế VL = Giá hạch toán x hệ số giá VL Xuất kho VL xuất kho Trong đó: Giá thực tế của VL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá = của vật liệu Giá hạch toán của VL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu,giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập-xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó, việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua vật liệu ở một thời điểm nào đó hay giá vật liệu bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập, xuất vật liệu hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán. Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm NVL, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít. Cũng ví dụ trên, giả sử đơn giá hạch toán của vật liệu là 25, ta có: Chỉ tiêu Giá hạch toán Giá thực tế 1.Tồn đầu kỳ 25,000 25,000 2.Nhập trong kỳ 50,000 50,360 3.Cộng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. 75,000 75,360 4.Hệ số giá - 1.0048 5.Xuất trong kỳ. 55,000 55,264 6.Tồn cuối kỳ 20,000 20,096 Trên thế giới, theo chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho, tính giá vật liệu xuất kho, kế toán có thể áp dụng theo các công thức sau: Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp nhập sau xuất trước. Phương pháp giá bình quân. Tuy nhiên, theo chuẩn mực quốc tế số 2, do nhược điểm cơ bản của phương pháp nhập sau xuất trước là cung cấp những thông tin không hợp lý, lạc hậu về giá trị hang tồn kho của doanh nghiệp nên nó không được khuyến khích áp dụng.Muốn áp dụng công thức này, doanh nghiệp phải công bố trên báo cáo tài chính khoản chênh lệch giữa giá trị tồn kho trên báo cáo tài sản và giá trị thấp nhất giữa giá trị tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước hoặc bình quân gia quyền và giá trị thực hiện ròng( là giá ước tính có thể bán được trong điều kiện bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí khác để bán hàng sau nay) hoặc giá trị thấp nhất giữa giá phí hiện tại trong ngày kế toán và giá thực hiện ròng. Phương pháp này bị cấm sử dụng ở một số nước như: Úc, Hồng Kông, Anh nhưng lại được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ. 2 Ảnh hưởng của các phương pháp tính giá NVL xuất dùng đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của doanh nghiệp: 2.1 Ảnh hưởng: Vì NVL xuất dùng được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm, dùng cho sản xuất chung(Tk621,Tk627) do đó, giá trị NVL xuất dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và giá vốn hàng bán. Vì vậy, các phương pháp ước tính giá trị NVL khác nhau sẽ cho các giá trị khác nhau đối với việc đưa vật liệu vào quá trình sản xuất. Kết quả là khi sản phẩm được bán ra, các phương pháp tính giá NVL xuất dùng sẽ có tác động khác nhau tới giá vốn hàng bán, giá trị tồn kho. NVL còn được xuất dùng cho các bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, vì vậy các phương pháp tính giá NVL khác nhau sẽ cho các giá trị khác nhau về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua đó, giá trị NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (tuỳ vào từng phương pháp ước tính NVL mà số lợi nhuận thu được là khác nhau). Từ đó, các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục trên báo cáo tài chính và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Nguyên nhân của sự khác biệt. Nguyên nhân của sự khác biệt về chi phí và lợi nhuận tính theo các phương pháp tính giá NVL xuất dùng khác nhau là do sự thay đổi về giá mua và đơn giá. Nếu giá mua hoàn toàn không đổi và ổn định thì mọi phương pháp ước tính giá sẽ cho cùng một giá trị về chi phí và lợi nhuận. Để làm rõ điều này, chúng ta hãy xét ví dụ: Giả thiết giá mua vật liệu của một công ty như sau:( đơn vị: 1.000 đồng) Ngày mua số lượng (chiếc) Đơn giá(giá ổn định) Đơn giá(giá tăng lên) Đơn giá(giá giảm xuống) 1/1 15/1 31/1 2 4 3 50 50 50 50 52 55 50 47 44 Nếu số tồn kho ở ngày 31/1 gồm 2 chiếc thì giá trị NVL xuất dùng, giá trị tồn kho của mỗi phương pháp( giả sử không có tồn kho đầu kỳ) được thể hiện như sau: FIFO Bình quân LIFO Mức giá ổn định. Vật liệu đưa vào SX tồn cuối kỳ. 350 100 350 100 350 100 Mức giá tăng lên. Vật liệu đưa vào SX Tồn kho cuối kỳ. 363 110 368 105 373 100 Mức giá hạ xuống. Vật liệu đưa vào SX tồn kho cuối kỳ. 332 88 326.7 93.3 320 100 Từ kết quả ở bảng trên ta thấy: Khi giá ổn định, mọi phương pháp ước giá NVL đều cho cùng một kết quả về giá trị NVL xuất dùng, giá trị tồn kho. Khi giá tăng lên, theo phương pháp nhập trước - xuất trước, giá trị NVL xuất dùng lớn nhất, giá trị tồn kho là bé nhất. Và khi sản phẩm được bán, so với các phương pháp khác, giá vốn hàng bán sẽ cao hơn, làm giảm lợi nhuận của đơn vị kinh doanh. Từ đó, phương pháp nhập sau - xuất trước sẽ giúp cho đơn vị kinh doanh giảm đi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Ngược lại, khi giá có xu hướng tăng lên thì việc áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước sẽ làm cho doanh nghiệp có số lãi nhiều hơn so với khi sử dụng các phương pháp khác, do khi áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước giá vốn hàng bán bao gồm giá trị của những vật liệu mua vào từ trước với giá thấp hơn. Ngược lại, khi giá giảm xuống, so với các phương pháp khác, phương pháp nhập sau - xuất trước cho giá trị NVL thấp nhất và giá trị tồn kho cao nhất, làm giảm giá vốn hàng bán, từ đó làm cho số lãi của doanh nghiệp nhiều hơn. Còn tác động của phương pháp nhập trước - xuất trước thì ngược lại. Từ đó, việc áp dụng các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục trên báo cáo tài chính và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Phương pháp nhập trước - xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước có những tác động trái ngược nhau tới kết quả tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp nhập trước - xuất trước cung cấp những thông tin hợp lý, đúng đắn về giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán nhưng lại làm cho doanh thu không phù hợp với chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại, phương pháp nhập sau - xuất trước làm cho doanh thu và chi phí phù hợp nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh nhưng lại phản ánh giá trị hàng tồn kho lạc hậu so với giá thị trường của nó trên bảng cân đối kế toán. Khi giá cả có xu hướng tăng lên, giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. Bởi vì theo phương pháp nhập sau - xuất trước, giá trị hàng tồn kho sẽ bao gồm giá trị của những vật tư được nhập vào đầu tiên với giá thấp hơn giá hiện thời. Do giá trị được phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế, vốn lưu động của đơn vị kinh doanh cũng được phản ánh ở mức thấp hơn so với thực tế. Điều này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị nhìn nhận là kém hơn so với khả năng thực tế của nó. III. Phương hướng lựa chọn phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng ở các doanh nghiệp: 1. Cơ sở lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp,quy mô,mục tiêu của doanh nghiệp, đặc điểm của NVL, giá thị trường của NVL, tần suất nhập xuất NVL và trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho… Phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp lý tưởng nhất, vì nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của vật tư xuất dùng cho sản xuất phù hợp với giá trị của thành phẩm mà nó tạo ra; và giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Phương pháp giá thực tế đích danh phản ánh đúng đắn nhất giá tồn kho, và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó rất khó áp dụng trong thực tiễn, nó chỉ thích hợp với một số ít loại hình kinh doanh, thí dụ như các cửa hàng bán lẻ đồ trang sức, đồ đạc nội thất hoặc các nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi không thể áp dụng được phương pháp giá thực tế đích danh, dựa trên những giả định cơ bản về luồng chi phí vật tư nhập, xuất kho kế toán có thể áp dụng các phương pháp nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước và phương pháp giá bình quân. Nếu như phương pháp giá thực tế đích danh phản ánh chính xác nhất giá trị xuất và tồn của NVL nhưng khó áp dụng, thì phương pháp giá bình quân là phương pháp khách quan nhất và dễ áp dụng trong thực tiễn. Trong thực tế môi trường kinh doanh hiện nay, khi giá cả luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian, phương pháp nhập sau - xuất trước dường như sẽ được các đơn vị kinh doanh ưa thích hơn vì nó giúp cho họ có được một lượng tiền nhiều hơn do phải nộp thuế ít hơn cho Nhà nước so với khi sử dụng các phương pháp khác. Còn khi sử dụng phương pháp nhập trước - xuất trước, báo cáo số lãi từ hoạt động kinh doanh nhiều hơn, nên mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ cao hơn. Xuất phát từ yêu cầu của công tác kế toán là cần phải phản ánh đúng đắn hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và dựa trên những quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán hàng tồn kho của Việt Nam, có thể khái quát hướng lựa chọn phương pháp xác định giá trị NVL ở các doanh nghiệp như sau: Trong bất cứ trường hợp nào, phương pháp giá thực tế đích danh phải được ưu tiên lựa chọn đầu tiên nếu doanh nghiệp có thể áp dụng được. Nếu có bằng chứng xác nhận thực tế luồng nhập, xuất vật tư của doanh nghiệp là nhập sau - xuất trước thì doanh nghiệp được phép áp dụng phương pháp nhập sau - xuất trước để xác định giá trị hàng tồn kho. Khi không thể áp dụng được phương pháp giá thực tế đích danh và thực tế luồng nhập xuất vật tư của doanh nghiệp không phải là nhập sau - xuất trước, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa phương pháp giá bình quân và phương pháp nhập trước - xuất trước. Điều này vừa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.Lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho trong một số loại hình doanh nghiệp cụ thể. 2.1.Doanh nghiệp sản xuất: Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí cấu thành sản phẩm, nên việc áp dụng một phương pháp tính giá NVL ổn định và thích hợp là rất quan trọng. Nhưng tuỳ theo đặc điểm của NVL, khối lượng và số lần nhập xuất, giá cả của thị trường sẽ có các phương pháp tính giá khác nhau. Cụ thể như sau: Các doanh nghiệp sản xuất vàng bạc, đá quý, kim khí quý, đặc điểm của vật liệu la khối lượng nhập xuất nhỏ nhưng giá trị lớn nên NVL được xuất theo giá mua vào hay theo phương pháp giá thực tế đích danh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất mà NVL dễ hư hỏng, có điều kiện bảo quản khắt khe, không để được lâu nên phải sử dụng ngay trong một thời gian ngắn. ví dụ cho các doanh nghiệp này là doanh nghiệp sản xuất xà phòng, sản xuất hoá chất,chế biến thuỷ sản…Phương pháp xác định giá trị NVL phù hợp với đặc điểm này là phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Tuy nhiên khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế có lạm phát thì giá NVL xuất dùng phải theo kịp giá thị trưòng đang tăng nên phải chọn phương pháp nhập sau - xuất trước 2.2.Doanh nghiệp cơ khí: Đây là những doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao như máy công cụ, máy nông nghiệp và thiết bị điện… Đặc điểm của sản phẩm này là cấu thành từ rất nhiều chi tiết khác nhau nên công ty phải sử dụng một khối lượng vật liệu tương đối lớn, chủng loại đa dạng, phong phú như sắt, thép, đồng, chì, nhôm, kẽm, vòng bi, dao điện, mũi khoan… Cũng chính vì thế chi phí NVL chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Chỉ một biến động nhỏ trong NVL sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Do đó công tác quản lý, hạch toán kế toán NVL được các công ty cơ khí rất quan tâm. Bên cạnh đó, do NVL của doanh nghiệp cơ khí phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao của quá trình công nghệ sản xuất nên công ty rất coi trọng giá trị NVL. Mỗi NVL nhập kho đều được kiểm tra rất nghiêm ngặt. Do đó chi phí nhiên liệu máy, chi phí nhân công kiểm tra máy… thường xuyên chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá nhập vật liệu, làm tăng chi phí vật liệu. Có thể khẳng định rằng những đặc điểm cơ bản trên là điểm xuất phát cho kế toán của công ty xác định phương pháp tính giá phù hợp nhất. Tính giá vật liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý vật liệu. Thông qua hoạt động tính giá, kế toán theo dõi, phản ánh tình hình biến động vật liệu một cách tổng hợp, tính toán và xác định toàn bộ chi phí NVL đã bỏ ra trong kỳ có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo từng loại sản phẩm. Dựa vào quy định về tính giá hiện hành, đặc điểm của vật liệu, đặc thù quản lý của công ty, kế toán tính giá như sau: -Tính giá NVL nhập kho: Vật liệu mua ngoài được xác định như sau Giá thực tế NVL = gía mua ghi + CF thu mua mua trong nước trên hoá đơn ( nếu có) giá vật liệu =giá mua ghi + thuế + CF thu mua nhập ngoại trên hoá đơn NK ( nếu có) vật liệu tự chế được xác định như sau giá vật liệu = giá trị NVL + chi phí nhập kho xuất chế biến chế biến - Tính giá NVL xuất kho: Mặc dù số lượng vật liệu của công ty rất đa dạng nhưng do số lần nhập ít phòng kế toán có sự hỗ trợ của máy tính nên công ty lựa chọn phương pháp giá thực tế bình quân để tính giá vật liệu xuất kho. Sau mỗi lần nhập vật liệu máy tính sẽ tính lại đơn giá xuất kho Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất kho giưã hai lần nhập kế tiếp, kế toán xác định giá thực tế xuất kho . việc tính giá theo phương pháp này cho phép kế toán tính giá xuất kịp thời, thông tin phản ánh chính xác giá trị NVL xuất kho. 2.3.Doanh nghhiệp xây dựng cơ bản(XDCB): XDCB là ngành sản xuất vật chất cơ bản mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Nói một cách cụ thể hơn sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động: xây dựng mới, mở rộng khôi phục cải tạo lại hay hiện đại hoá các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất vật chất khác ngành xây dựng có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán. Trong tổng giá trị công trình XDCB NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình. Những NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất để cấu thành nên thực thể của công trình như: gạch, cát, vôi, xi măng, sắt thép… Hiện nay tại hầu hết các doanh nghiệp xây lắp việc giao khoán cho các đội thi công chủ động mua và tập kết NVL trực tiếp, tạo điều kiện hạch toán kinh tế ngay từ cơ sở, nâng cao tính độc lập và ý thức tiết kiệm. Mặc dù các đội mua vật tư theo định mức nhưng đến cuối kỳ khi phát sinh NVL thừa thì việc ghi chép các NVL thừa lại không được tiến hành. Vì vậy đã đẩy giá trị NVL tăng so với thực tế và chi phí của toàn bộ công trình bị tăng lên là tất yếu. Hiện nay các doanh nghiệp xây lắp thực hiện quản lý đối với các đội xây dựng dựa trên các hoá đơn chứng từ là chủ yếu. Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp ít có sự kiểm soát đối với việc sử sung vật liệu tại công trình. Vì giá NVL xây dựng trong năm có sự biến động nên doanh nghiệp có thể quy định các mức trần và mức sàn sử dụng vật liệu trong thi công. Việc quản lý sử dụng NVL tại các doanh nghiệp xây lắp hiện nay chỉ thông qua các hoá đơn thanh toán với các nhà cung cấp. Mặc dù việc thanh toán cho các đội theo giá trị khoán buộc các đội có ý thức hơn trong việc kiểm soát chi phí nhưng cũng dễ xảy ra tiêu cực trong việc sử dụng hoá đơn chứng từ, khai tăng chi phí về NVL. Nếu có NVL thừa phát sinh dưới các công trường thi công thì kế toán phải ghi chép nghiệp vụ thu hồi NVL thừa nhằm phản ánh trung thực chi phí thực tế phát sinh. NVL thừa có thể giải quýêt theo 2 cách: Thứ nhất, chuyển cho một công trình khác mà doanh nghiệp đang tham gia thi công. Biện pháp lưu chuyển này có tác dụng tiết kiệm chi phí. Nhưng biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu doanh nghiệp thực hiện thi công công trình của cùng một chủ đầu tư cũng như đảm bảo được tính đồng bộ chất lượng NVL đảm bảo theo yêu cầu của chủ đầu tư. Khi đó kế toán có thể ghi như sau: Nợ TK621:chi tiết cho công trình tiếp nhận NVL thừa Có TK621:chi tiết cho công trình VL thừa Thứ hai, có thể đem bán số vật liệu thừa nếu việc vận chuyển chúng đến công trình mới chịu chi phí lớn, không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Theo đó kế toán có thể ghi sổ nghiệp vụ này như sau: NợTK111,112,131:số tiền thu đựơc từ bán vật liệu thừa CóTK621: chi tiết vật liệu thừa 2.4.Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ. Trong các doanh nghiệp này NVL thường chiếm tỷ trọng không lớn và thưòng sử dụng đến đâu mua đến đó, hoặc nếu có tồn kho thì thời gian lưu trữ rất ngắn. Do vậy giá trị vật liệu dùng là giá mua thực tế trên hoá đơn. Vì vậy phương pháp tính giá NVL xuất dùng là phương pháp giá thực tế đích danh. 2.5.Doanh nghiệp thương mại Doanh nghiệp thương mại có đặc trưng là khối lượng tồn kho hàng hoá lớn. Vì thế mỗi phương pháp xác định giá trị hang tồn kho khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hang bán, lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho để đạt được những mục tiêu cụ thể. Ví dụ như tối đa hoá lợi nhuận thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải cao để giá vốn hàng bán nhỏ, doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp nhập trước - xuất trước.Ngược lại với mục đích nộp thuế thu nhập ít thì phương pháp nhập sau - xuất trước phải dược sử dụng để giá vốn hàng bán cao, lợi nhuận trước thuế thấp, từ đó thuế thu nhập phải nộp ít hơn. Như vậy mỗi loại hình doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính giá NVL phù hợp trên cơ sở những điều kiện cụ thể của mình. Chính các phương pháp dược lựa chọn lại ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. kết luận. Qua nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và những ảnh hưởng của nó, có thể thấy được vai trò quan trọng của NVL trong quá trình SXKD và mỗi phương pháp tính giá trị NVL xuất dùng khác nhau không chỉ khác nhau về phương pháp tính mà nó còn có ảnh hưởng khác nhau tới CPSX và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, lựa chọn phương pháp tính giá NVL cũng là biện pháp giúp doanh nghiệp có thể đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm của mình, có phương pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp nhất. Để có sự lựa chọn đúng đắn, ngoài các đặc điểm vốn có của NVL, các doanh nghiệp còn phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể của mình. Đứng trước tình hình nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và xu hướng tự do cạnh tranh ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể để tận dụng cơ hội, giải quyết khó khăn nhằm không chỉ tồn tại mà còn ngày càng phát triển hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, hệ thống các phương pháp tính giá NVL cần phải được các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn nữa. Hy vọng rằng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, vấn đề này cũng sẽ được các nhà chuyên môn nhìn nhận và quan tâm đúng mức, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Đinh Quốc Khánh H:Tài chính 2004 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán mới và kiểm toán Việt Nam Nguyễn Quang Huy-H:Thống kê,2002 Tìm hiểu hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam . Huỳnh Văn Hoài –H:Thống kê,2003 Vận dụng chuẩn mực kế toán mới vào các phần hành kế toán doanh nghiệp Nguyễn Văn Công-H: Tài chính ,2004 Kế toán chi phí (theo hệ thống kế toán Mỹ) N.S Slavin. Đặng Kim Cương dịch H: Thống kê,1994 6.Kế toán quản trị giá thành Trần Hoài Nam – H:Thống kê,1995 7.Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Võ Văn Nhị, Phạm Thanh Liêm,Lý Kim Huệ-H:Thống kê,1999. 8.Tạp chí kế toán 9.Tạp chí kinh tế và phát triển 10. www.http//webketoan.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28067.doc
Tài liệu liên quan