Đề tài Các thể loại Báo chí chính luận nghệ thuật – Lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC Số TT Tiêu mục Trang 1 PHẦN MỘT: Lý luận chung về môn học các thể loại báo chí chính luận 1 2 I. Thể loại và thể loại báo chí 1 3 II. Ký văn học và ký báo chí 1 4 III. Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật 2 5 A. PHÓNG SỰ 2 6 I. Khái niệm về PS 7 1. Một số quan niệm 8 2. Khái niệm 3 9 II. Đặc điểm và đặc trưng của PS 3 10 1. Đặc điểm 11 2. Đặc trưng 3 12 III. Ngôn ngữ của PS 4 13 IV. Các dạng bài PS 4 14 B. KÝ CHÂN DUNG 15 I. Khái niệm và đặc điểm của Ký chân dung 4 16 II. Kết cấu của Ký chân dung 5 17 C. KÝ CHÍNH LUẬN 6 18 1. Khái niệm 6 19 2. Đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận 20 3. Kết cấu 7 21 4. Cách viết Ký chính luận 7 22 D. GHI NHANH 8 23 I. Khái niệm và đặc điểm của Ghi nhanh 8 24 1. Khái niệm 25 2. Đặc điểm 8 26 3. Các dạng bài Ghi nhanh 9 27 4. Kết cấu Ghi nhanh 9 28 5. Vai trò của cái tôi trong Ghi nhanh 9 29 E. CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ 10 30 1. Khái niệm 10 31 2. Đặc điểm 10 32 PHẦN HAI: Sưu tầm các bài báo thuộc các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật 12 33 A. DẠNG BÀI KÝ CHÂN DUNG 12 34 1. Người linh mục chí cốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh 12 35 2. Mai Ka – Cô gái chụp ảnh 19 35 3. Trốn kiếp bị bạo hành thành gái bán thân 23 36 4. Thời gian không thể già nua 26 37 5. Gặp nữ thần sống duy nhất thế giới: Khi nữ thần sống không còn ngôi vị 31 38 6. Có một nhà thơ dưới chân chùa Phật tích 34 39 B. CÁC BÀI DẠNG KÝ CHÍNH LUẬN 37 40 1. Lời ru buồn sau đêm “ngủ thăm” 37 41 2. Những con voi đi cướp cơm người 39 42 3. Những mảnh đời lay lắt ở hành lang bệnh viện 43 43 4. Mua xe theo mệnh (P1): “Ông giời” làm khổ đại gia 46 44 C. CÁC BÀI DẠNG CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ 48 45 1. Em là Tây, em không cần biết luật Việt Nam 48 46 2. Còn gì để nói 49 47 3. Vô trách nhiệm 50 48 4. Chỉ vì cái tên 51 49 C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TIỂU PHẨM 52 50 1. Tố giác 52 51 2. Phỏng vấn nàng Bân 53 52 3. Hỏi chuyện lão Tôn 54 53 4. Nghẽn 55 54 MỤC LỤC

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2936 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các thể loại Báo chí chính luận nghệ thuật – Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị vẫn vĩnh viễn mất đi một con mắt, một chân và một cánh tay hoàn toàn bị tê liệt. Từ năm 1966, nhà văn Bùi Minh Quốc đã đến hoạt động ở vùng Điện Thọ, đã biết rất nhiều về chị, về những hành động anh dũng của chị trong những năm tháng chiến tranh. Cảm kích trước tấm lòng vì cách mạng của người con gái ở thôn Đông Hòa. Sau này, nhà văn Bùi Minh Quốc đã khắc họa lại những chiến công của chị, những  suy nghĩ của chị, những khát vọng lớn lao của chị về quê hương và Tổ quốc qua nhân vật chị Kha trong tiểu thuyết chiến tranh nổi tiếng "Hồi đó ở Sa Kỳ". Cuốn tiểu thuyết này đã được tái bản nhiều lần bởi nhiều Nhà xuất bản… Giờ đây, ở tuổi 65, với tấm thân đầy vết thương của kẻ thù trong chiến tranh để lại, chị vẫn một mình lặng lẽ sống, lặng lẽ góp sức mình thông qua công tác từ thiện xã hội. Ốm đau, thương tật là thế nhưng chị chưa hề bỏ lỡ một chuyến cứu trợ hay khám bệnh từ thiện nào đến những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng chiến khu cách mạng mà những người quen của chị tổ chức. Hôm gặp tôi, chị chỉ tay về hướng bức tường nhà đã úa màu thời gian và nói: "Em nhìn đấy, cả cuộc đời của chị chỉ còn lại những thứ này". Tôi bước lại gần để nhìn cho tường tận, một giấy chứng nhận Chiến sĩ thi đua từ năm 1966; một Huân chương Chiến công; một bằng chứng nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước phong tặng ngày 28/5/2010 cho chị với tư cách là "Nguyên Phó ban Binh vận xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" và một bức ảnh chân dung mà ngày xưa kẻ thù đã dùng để tầm nã chị.  Thanh Trúc GẶP NỮ THẦN SỐNG DUY NHẤT THẾ GIỚI: KHI NỮ THẦN SỐNG KHÔNG CÒN NGÔI VỊ (Thanh niên Online) Việc phỏng vấn Nữ thần sống (Kumari) đương nhiệm bị coi là xúc phạm nên tôi quay sang cậy cục các mối quan hệ để làm bạn với nữ sinh viên từng 10 năm sống trong đền thiêng. Đó là Chanira Bajracharya, vừa bước sang tuổi 16, người từng làm Nữ thần sống tại thành phố cổ Patan, nằm cách thủ đô Kathmandu khoảng 3 km về phía Đông Nam. Chanira được xem là quan trọng thứ hai trong ba Nữ thần sống Hoàng gia, chỉ sau Kumari sống ở thủ đô. Chanira mất ngôi vị Nữ thần sống cách đây 2 tháng khi cô bắt đầu có kinh. Người dân Nepal tin rằng một khi Kumari chảy máu, dù là do kinh nguyệt hay bị thương, Nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo sẽ rời bỏ cô. Tôi gặp Chanira tại căn phòng trong ngôi đền thiêng, nơi Chanira từng gặp gỡ thần dân đến xin ban phước lành. Tôi từng tiếp xúc với rất nhiều cô gái trẻ Nepal, nhưng trong những phút đầu gặp Chanira vẫn rất khó trò chuyện. Tôi không biết nên bắt đầu bằng chủ đề gì. Chanira là một trong những Nữ thần sống được đánh giá là cấp tiến, hiện đại nhất. Chanira cũng được xem là thần tượng tuổi teen ở Nepal khi chịu khó học tập, lo lắng cho tương lai của mình, nhưng cũng mê phim truyện trên kênh HBO (Mỹ), thích vào máy vi tính và học vẽ. Tuy nhiên, khi tôi hỏi cô có chơi môn thể thao nào không, Chanira lắc đầu. Gặp tôi, Chanira bẽn lẽn, khép mình đến mức khiến người đối diện không biết nên làm thế nào. Sau khi chào cô bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Nepal mà không được đáp trả, tôi mới được cha cô giải thích rằng cô vẫn chưa học được cách giao tiếp với người lạ và vẫn quen với qui định không được phép trò chuyện. Cha cô còn cho biết trước đây không người ngoài nào được phép nói chuyện với Chanira vì bị cho là làm ô uế sự thanh khiết của Nữ thần sống. Sau một lúc độc thoại, cuối cùng tôi cũng khiến Chanira mỉm cười và bắt đầu nói chuyện. Với mọi người dân Nepal giờ đây Chanira cười hay khóc dường như không còn là điềm báo nữa. Nữ sinh viên Nữ thần sống Chanira trở lại làm thường dân - Ảnh: Khánh Huyền Tóc búi gọn phía sau, mặc áo len và quần bò trong tiết trời se lạnh, Chanira trông khác hẳn những bức ảnh trang nghiêm trong bộ đồ lễ vẫn còn treo trong phòng. Nếu không được báo trước, chắc tôi và ngay cả những người dân Nepal khó có thể nhận ra cô từng là Nữ thần sống. Không được trang điểm như khi còn là Nữ thần sống, nhưng khuôn mặt bầu bĩnh của Chanira vẫn toát lên nét đẹp và sự quyến rũ lạ lùng. Cách nói chuyện của Chanira cũng toát lên thần khí và đặc biệt là sự thông minh như người dân Nepal vẫn lưu truyền. Dường như Chanira vẫn chưa quen được với cuộc sống của người phàm trần và việc cô trở lại ngôi đền như để vơi đi sự tiếc nuối và nỗi nhớ về nơi đã gắn bó suốt thời niên thiếu, từ lúc mới 5 tuổi. Chanira cho biết trong một thập kỷ làm Nữ thần sống, cô không có bất kỳ người bạn nào, nhưng có thể trò chuyện và chơi với hai người anh em trai của mình. Cựu Nữ thần sống cũng cho biết cô không cảm thấy buồn vì điều đó. Trong suốt gần 10 năm làm Nữ thần sống, Chanira hầu như chỉ gặp dân chúng đến làm lễ, nhất cử nhất động đều được quan sát và xem như là điềm báo. Chanira thậm chí phải kiềm chế để không cười to thành tiếng vì đó được xem là điềm báo về bệnh tật nặng hoặc cái chết. Chanira cho biết mỗi năm khi còn ở ngôi vị Nữ thần sống, cô chỉ rời khỏi ngôi đền gần 20 lần để tham dự các buổi lễ quan trọng. Chanira nói tiếng Anh khá dở do không được thực hành nên tôi phải nhờ anh bạn người Nepal đi cùng làm phiên dịch. Chanira vào học đại học ngành tài chính đã được một tháng sau khi tốt nghiệp phổ thông đúng như ước nguyện khi còn ở trong đền thiêng. Ít tháng trước, Chanira khiến dư luận quốc tế xôn xao khi là Nữ thần sống đương nhiệm đầu tiên của Nepal vượt qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông được tổ chức ngay trong ngôi đền. Hụt hẫng Chanira nói thực sự cô có cảm giác hụt hẫng khi không còn là Nữ thần sống nữa. Trước đây, cô không được phép ra ngoài, nhưng cảm thấy vui mỗi lần làm lễ với dân chúng và đặc biệt là gặp gỡ các bạn học sinh. Bây giờ, cô không biết sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình thế nào. Cô đang dần làm quen với bạn cùng lớp đại học, nhưng việc kết bạn không dễ. Cô cũng không quen đường sá trong thành phố do ở trong ngôi đền quá lâu. Giờ đây mỗi lần ra ngoài, Chanira đều phải nhờ người thân đi kèm. Trước đây bố mẹ không được phép quát mắng, chỉ dạy Chanira, nhưng từ nay chắc mọi việc sẽ khác. Sau khi đã quen nhau, tôi đề nghị dẫn Chanira đi chơi, thăm thú thành phố để làm quen với cuộc sống đời thường, cô vui vẻ gật đầu và hẹn tôi đến nhà đón. Tôi hào hứng kể và muốn dẫn Chanira đến thưởng thức món Pizza cực ngon và cả những món ăn thời thượng khác mà giới trẻ Nepal yêu thích. Tuy nhiên, Chanira bẽn lẽn nói rằng cô không được phép ăn uống ngoài phố. Dường như Chanira quên rằng mình đã không còn là Nữ thần sống nên hoàn toàn có thể ăn ở nhà hàng, đi học, làm việc, yêu và kết hôn như những cô gái trẻ khác ở Nepal. Từ một cô bé bình thường trở thành Nữ thần sống đã khó, nhưng từ thánh nữ trở lại làm người thường, hoà nhập với thế tục còn khó hơn. Khi còn là nữ thần, Chanira và cả gia đình cô được tôn thờ, chiều chuộng, nhiều mong muốn của họ đều được nhà nước đáp ứng. Khi ngôi vị linh thiêng đó không còn nữa, Chanira lo lắng mình và gia đình cũng sẽ bị lãng quên dần như những Nữ thần sống khác. Hiện cựu Nữ thần sống Chanira sống nhờ vào gia đình cùng khoản trợ cấp mang tính tượng trưng (khoảng 800.000 VND/tháng) dù Toà án Tối cao Nepal đã lệnh cho Chính phủ nước này phải đảm bảo đời sống và giáo dục cơ bản cho các cựu Nữ thần sống. Từ người thường thành Nữ thần Sau đi vượt qua vòng kiểm tra ngoại hình khắt khe gồm 32 điểm cái tường, ứng cử viên Nữ thần sống phải trải qua những bài kiểm tra nghiêm khắc hơn nữa để đảm bảo rằng bé gái đó sở hữu những đức tính của Nữ thần Durga bao gồm sự thanh thản và dũng cảm. Một trong những bài kiểm tra đó là bé gái phải ngủ một mình trong phòng tối với đầu súc vật xếp xung quanh mà không được thể hiện sự sợ hãi. Sau khi đã hội tụ tất cả những điều kiện đó, ứng cử viên phải lựa chọn chính xác vật dụng của Nữ thần sống tiền nhiệm trong một loạt những vật dụng được đưa ra. Bé gái được chọn sau đó sẽ được làm lễ chuẩn bị cho Nữ thần nhập vào. Kể từ đó, toàn bộ cơ thể của Nữ thần sống được coi là linh thiêng, không được phép chạm đất trừ khi nền được trải thảm đỏ. CÓ MỘT NHÀ THƠ DƯỚI CHÂN CHÙA PHẬT TÍCH (VOV new) (VOV) - Một bà lão 70 vẫn hàng ngày tưới cây, trồng rau, nuôi gà… trong “trại dưỡng lão”. Nhưng ít người biết rằng, bà xuất thân từ một gia đình “danh gia vọng tộc” và là đồng tác giả của một bài hát nổi tiếng. Cuộc hội ngộ giữa nhà thơ và nhạc sỹ Một ngày giáp Tết Tân Mão, dưới cái rét như cắt da cắt thịt, đoàn công tác của Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Trung tâm Bản quyền Tác giả cùng một số nhạc sỹ, nghệ sỹ, biên tập viên của Đài TNVN chúng tôi đã đến thăm và chúc Tết nhà thơ Nguyễn Phương Thúy, tác giả phần lời bài hát Người con gái sông La, do nhạc sỹ Doãn Nho phổ nhạc. Cuộc hội ngộ đặc biệt trong một hoàn cảnh đặc biệt: Đó là những người đã làm nên tác phẩm Người con gái sông La được đông đảo công chúng biết đến và yêu mến qua làn sóng Đài TNVN. Còn tác giả phần lời bài hát, khi đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, đã dọn về sống tại Trung tâm dưỡng lão và hướng nghiệp, phát triển tài năng trẻ Phật Tích, nói như dân gian là “trại dưỡng lão”, nằm dưới chân chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Có lẽ ít người biết rằng, bà chính là con gái của nhà phê bình văn học nổi tiếng – Hoài Chân; cháu gái của nhà thơ Thúy Bắc – tác giả phần lời bài hát “Sợi nhớ sợi thương”. Số phận bà cũng trắc trở bởi đã qua mấy lần đò nhưng chẳng thể cập bến… Được anh thường trực nhắn có khách tới thăm, nhà thơ Phương Thúy rời luống rau đang nhổ cỏ, dáng nhỏ nhắn, lập cập chạy vào phòng khách rồi òa lên sung sướng khiến cả “chủ” lẫn “khách” không khỏi xúc động. Câu chuyện về hoàn cảnh ra đời và sức sống của bài hát Người con gái sông La đã được bà cùng nhạc sỹ Doãn Nho bồi hồi ôn lại. (Chương trình được phát trên hệ Âm nhạc, Thông tin, Giải trí-VOV3 và Hệ Phát thanh có hình-VOVTV của Đài TNVN). Bài hát ra đời đã 40 năm, song trong tâm trí của những người “đồng tác giả”, ký ức về “đứa con chung” vẫn tươi mới xen lẫn xúc động, tự hào.“A…ơi… Trời mô xanh bằng trời Can Lộc/ Nước mô xanh bằng dòng nước sông La/ Ai về Hà Tĩnh mà quê ta/ Nhớ chăng, nhớ chăng đôi mắt người con gái sông La kiên cường…”. Cất lên những khúc hát mở đầu, nhà thơ Phương Thúy rưng rưng, kiêu hãnh. Bà như được sống lại ở cái tuổi 20. Đó là những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi cuộc chiến chống Mỹ xâm lược đang ở thời kỳ vô cùng khốc liệt. Cô giáo trẻ bộ môn đàn tam thập lục tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia)- Nguyễn Phương Thúy – lần đầu tiên được xem bức ảnh anh hùng La Thị Tám, của tác giả Văn Bảo đăng trên báo Nhân Dân, cùng bài viết ca ngợi chiến công hiển hách của những con người nơi đây. “Tôi ấn tượng nhất là đôi mắt chị Tám, thật tuyệt vời và đẹp đến lạ thường”, nhà thơ chia sẻ.   Phương Thúy chưa một lần được gặp người trong ảnh, cũng chưa từng đặt chân lên mảnh đất Can Lộc đau thương mà anh dũng, đang phải oằn mình chống chọi với bom đạn kẻ thù, nơi 10 nữ anh hùng tuổi thanh xuân đã anh dũng hy sinh. Trong tâm khảm của Phương Thúy, La Thị Tám là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Đẹp đến rạng ngời và anh dũng đến kiên cường. La Thị Tám là đại diện của người phụ nữ Việt Nam trẻ trung, yêu nước và giàu nhiệt huyết cách mạng. Sau đó, chỉ trong một đêm, dòng sông La với đôi mắt người con gái xanh như trời, như nước của miền quê ấy đã tuôn chảy trong tâm hồn thi sỹ Phương Thúy, thành những vần thơ mượt mà, giàu cảm xúc và nhịp điệu: “Người con gái quê ta/ Đôi mắt trong tựa ngọc/ Đôi giọt nước sông La/ Thương như trời quê ta…”. Còn nhạc sỹ Doãn Nho tâm sự: Có đến Can Lộc ban ngày những ngày đó mới thấy mức độ khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người dân đem cả hoành phi, câu đối ra để lát đường cho những chuyến xe vào tuyến lửa. Hình ảnh anh hùng La Thị Tám nhỏ bé đếm bom để cắm cờ tiêu đã gây xúc động mạnh trong ông. Chị hiên ngang như tượng đài bất tử giữa muôn ngàn bom rơi đạn nổ. Và khi bắt gặp bài thơ “đẫm chất nhạc” của Phương Thúy, chỉ sau hai tiếng đồng hồ, ông đã hoàn thành xong bài hát Người con gái sông La đượm chất dân ca xứ Nghệ, mượt Giao lưu với các thính giả Đài TNVN mà và sâu lắng. Ông cũng “bật mí”: Phương Thúy ngày ấy cũng đâu có “kém cạnh” La Thị Tám, cũng đẹp rạng ngời, lại rất đỗi tài hoa. Phải chăng đó cũng là một tác nhân “nối dài nốt nhạc” cho nhạc sỹ? Năm 1970, bài hát chính thức được lên sóng Đài TNVN qua giọng hát trong vắt của NSND Tường Vy, rồi sau đó là NSND Lê Dung và nhanh chóng chiếm được được cảm tình của đông đảo thính giả cả nước, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Gần đây, giọng ca của ca sỹ Anh Thơ cũng thể hiện rất thành công bài hát này. Các “Sao Mai” Phương Thảo, Tân Nhàn cũng chọn Người con gái sông La làm bài “tủ” của mình để đi thi và biểu diễn. Song, với nhà thơ Phương Thúy và nhạc sỹ của Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Chiếc khăn piêu…, phần thưởng lớn nhất là tình cảm yêu mến của khán, thính giả dành cho tác phẩm. Trả lời câu hỏi của một thính giả nghe đài rằng, giữa nhà thơ và nhạc sỹ, ai là người “quan trọng” hơn đối với tác phẩm? Nhạc sỹ Doãn Nho xúc động: Không có bài thơ của Phương Thúy, chắc sẽ không có Người con gái sông La được thính giả Đài TNVN yêu mến suốt 40 năm qua!. Thay lời kết Chia tay chúng tôi dưới cái nắng nhạt của ngày đông buốt giá, nhà thơ Phương Thúy nắm chặt tay từng người: Những nghệ sỹ, bạn bè và cả học trò của bà trong đoàn công tác như NSƯT Xuân Ba, vợ chồng nhạc sỹ Doãn Nho, nhạc sỹ Lê Mây, Lương Nguyên, Ngọc Hưng, Mai Trung Kiên, NSƯT Ngọc Khôi, NSƯT Tố Lan, Hồng Phúc... Đôi mắt mờ đục vì bệnh đục thủy tinh thể của bà chợt ngân ngấn nước.    Bà tâm sự: “Mặc dù gửi gắm tuổi già tại Trung tâm dưới chân núi Phật Tích, nhưng tôi vẫn muốn dành chút sức lực còn lại dạy đàn cho các em nhỏ không may mắn tại đây và mong muốn một ngày được về Hà Nội mổ mắt”. Rồi bà đọc mấy câu thơ của nhà thơ Hoàng Minh Khanh: “Ơi dòng sông La/ Ơi niềm thương nỗi nhớ/ Em biết từ lâu quê anh nơi đó/ Em ước mơ hoài mà chưa được đi qua” như bày tỏ mong ước được gặp anh hùng Lê Thị Tám, nguyên mẫu đã làm nên một tác phẩm âm nhạc bất hủ, cũng như tri ân mảnh đất nơi bà đã được sinh ra nhưng chưa có dịp trở về. Nhạc sỹ Lương Nguyên nói rằng, nghệ sỹ là những người nghèo về vật chất; tài sản lớn nhất chính là những tác phẩm để đời cùng với sự yêu mến của khán, thính giả, bạn bè bằng hữu dành cho họ. Chuyến đi cuối năm về Phật Tích này với mong muốn chia sẻ tình cảm với những nghệ sỹ thiệt thòi như nhà thơ Phương Thúy./. Lại Thìn B. CÁC BÀI DẠNG KÝ CHÍNH LUẬN LỜI RU BUỒN SAU ĐÊM “NGỦ THĂM” (Báo PL&ĐS) Ngủ thăm vốn là một truyền thống tốt đẹp và lâu đời của người dân tộc Thái ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, phong tục ấy đang bị một số đối tượng lợi dụng khiến phát sinh nhiều tiêu cực... ở Mường Lát, một số cô gái phải ôm hận sau đêm ngủ thăm biến tướng với những gã bạn trai họ Sở... Vừa ngủ vừa... xin đồ! Đối với người Thái ở Mường Lát, Thanh Hóa, ngủ thăm là phong tục thể hiện khát vọng tự do yêu đương, được tự do lựa chọn người bạn đời của mình. Khi trai gái đến tuổi trưởng thành, người con trai thường đến nhà người con gái để xin phép gia đình "tìm hiểu" người con gái mình đem lòng yêu. Sau quá trình tiếp xúc, nếu cả hai nảy sinh tình cảm, người con trai sẽ xin phép gia đình người con gái được ngủ thăm. Tục ngủ thăm cũng quy định nghiêm ngặt: Hai người tuyệt đối không được quan hệ tình dục trước hôn nhân, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt nặng, đuổi ra khỏi làng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, một vài năm gần đây, nét đẹp truyền thống của tục ngủ thăm đã bị biến tướng. Đêm xuống nhanh, cảnh rừng tĩnh mịch nhưng trên những con đường đất, đá, đoạn qua trung tâm xã Mường Lý, từng nhóm thanh niên ăn mặc bảnh bao ngồi đốt thuốc tán gẫu. Trong các căn nhà sàn, mấy cô thiếu nữ trong trang phục truyền thống có, âu phục có ngấp nghé bên cửa nhà, buông những câu đùa với đám thanh niên. Họ nhanh chóng làm quen, đùa giỡn với nhau rủ nhau đi chơi hoặc mời người con trai vào nhà trò chuyện. Nhà thiếu nữ tên V. nằm trên một sườn đồi chênh vênh. Khi chúng tôi đến, V đang xem phim cùng cả gia đình. Cô có làn da trắng, môi đỏ, tóc dài, nói chuyện có duyên trông rất ưa nhìn, vừa học xong lớp 12, không thi đại học vì nhà nghèo. Cuộc nói chuyện của chúng tôi đầu tiên còn dè dặt, đến10h đêm thì người thanh niên đi cùng chúng tôi đã "xiêu xiêu" nên nhấm nháy với V xin được ở lại và cô gái này nhanh chóng gật đầu đồng ý. Tôi trở về nhà trọ, đang say giấc nồng thì anh đã đập cửa thình thịch. Anh kể hổn hển: "Khiếp thật. Đầu tiên cô ấy ngủ bên trong, tôi ngủ ngoài nhà. Nhưng được một lúc, cố ấy mò ra "gợi tình", không những thế còn hỏi xin điện thoại, đồng hồ, dây chuyền... Tôi hoảng quá nên quyết bỏ về đấy". Lời ru buồn dưới chân núi Sài Khao Ông Vi Đình Thướng, Bí thư xã Mường Lý cho biết: "Tôi cũng là một người Thái, tôi lấy được vợ là nhờ ngủ thăm. Trước kia ngủ thăm mang một nét văn hóa đặc trưng, rất tốt đẹp, nhưng bây giờ giới trẻ ngủ thăm kiểu khác. Chẳng thế, nhiều cô gái mới chớm độ xuân thì đã không thể cầm lòng, sẵn sàng hiến dâng đời con gái cho bạn trai để ôm nỗi uất hận trong lòng..." Trường hợp Hà Thị S  ở bản Nàng là một ví dụ. S sinh năm 1987, cũng như bao cô con gái khác, khi đến tuổi xuân thì, vì niềm khát khao có một người bạn tình lý tưởng, S. đã nhận lời yêu và ngủ thăm với một người con trai ở cùng huyện. Hàng đêm, sau cả ngày đi làm nương, làm rẫy về, chị lại được nằm bên cạnh người yêu để tâm sự. Thời gian đầu, gia đình còn theo dõi việc con gái ngủ thăm, về sau vì thân thiết với người con trai kia nên gia đình cũng lơ là đi. Sau một lần không cầm lòng, cô đã dâng hiến cho người yêu. Nhưng khi biết bạn gái đã có thai, người đàn ông phụ bạc kia không những không cưới cô làm vợ mà còn chửi bới, sỉ nhục: "Cô ngủ thăm được với tôi thì cũng ngủ được với thằng khác". Cô sinh con một mình trong tủi nhục rồi bỏ làng, gửi lại con cho mẹ đẻ để xuống TP Thanh Hóa phục vụ cho quán cơm phở. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông Đinh Công Đại, Chủ tịch xã Mường Lý đã nhận đứa con của cô về nuôi nấng. ông Đại bảo: "Đến nay bé được hơn 3 tuổi rồi. Thỉnh thoảng mẹ nó có về thăm con một lúc rồi lại đi ngay". Ông Lương Văn Bường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: "Những năm gần đây, do ảnh hưởng của những luồng văn hoá từ bên ngoài nên tục ngủ thăm của người Thái ở Mường Lát đã bị biến tướng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nạn tảo hôn, sinh con trước tuổi, ly hôn và nghèo đói. Vì vậy, sắp tới, ngoài những biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều biện pháp cứng rắn hơn để dần xoá bỏ thực trạng đau lòng này". Mạnh Tuấn NHỮNG CON VOI ĐI CƯỚP CƠM NGƯỜI (Báo SGTT) “Cả tháng nay đêm nào các ông cũng về quần nát hơn bảy sào lúa của nhà tôi. Lo nhất là tính mạng mấy đứa trẻ vì nếu các ông vào phá nhà thì không biết chúng sẽ chạy thế nào?”– đó là lời than vãn của anh Lê Đình Tam, một người dân làm rẫy thuộc ấp 7, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. “Các ông” chính là những con voi không còn đất sống phải ra khu dân cư tìm thức ăn. Giáp mặt voi rừng Cơn mưa chiều cuối mùa nặng hạt phủ trắng cả bầu trời cùng cánh rừng thường xanh khu vực Bàu Điền thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Trong căn nhà lá đơn sơ của gia đình anh Tam, bữa tối đạm bạc được dọn ra. Anh Tam hồ hởi nói về cây súng bắn đất đèn mà anh vừa chế tạo để đuổi voi. Bên cạnh súng nổ đất đèn là chiếc máy cưa anh Tam đã tháo ống giảm thanh từ chiều và đổ đầy xăng. Tiếng nổ của chiếc cưa máy rít lên từng hồi cũng là phương tiện khá hiệu quả đuổi voi mấy tháng nay mỗi khi chúng liều mình vào ăn xoài hay xuống ruộng phá lúa. Chưa ăn xong chén cơm, bỗng có ba tiếng nổ khá to có lẽ cách xa vài cây số. Chị Tam rành rẽ thông báo với mọi người là lũ voi đang có mặt ở ruộng lúa nhà ông Điền cách đó khoảng 2km. Bỏ vội chén cơm, anh Tam cùng tôi vác các dụng cụ đuổi voi ra lều thật khẩn trương vì nếu không đến kịp, lũ voi có thể phá nát mất phần lúa còn lại mà cả gia đình anh trông đợi để có miếng ăn từ nay đến vụ lúa sang năm. Lũ voi hốt hoảng chạy vào rừng khi có tiếng nổ và tiếng máy cưa, phèng la. Ảnh: Phạm Đình Dũng Ra đến lều đuổi voi canh lúa thì hầu hết đàn ông trong xóm đã có mặt đầy đủ. Từng ánh đèn pin cực mạnh quét qua quét lại phía bìa rừng gần sát ruộng lúa nơi lũ voi thường chui ra từ khu vực rậm rạp này. Ai nấy mỗi người một việc tay cầm thau chậu làm phèng la và sáu cây súng bắn đất đèn hướng về phía bìa rừng. Tôi rút chiếc ống nhòm trong túi ra và đội lên đầu chiếc đèn đi rừng như thường lệ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời nghiên cứu, tôi có dịp được tiếp cận lũ voi trong điều kiện khó khăn và đông người đến thế. “Có lẽ tại hôm nay có khách lạ nên lũ voi không muốn cho người lạ xem mặt”, sau một thời gian dài hồi hộp chờ đợi, anh Hợp – một cư dân địa phương bắt đầu câu chuyện đùa với tôi và mọi người cùng cười vui vẻ. Tôi đưa ống nhòm về phía góc bìa rừng thì bỗng thấy một chiếc vòi thò ra sau bụi rậm. Con voi ngà lệch đầu đàn lù lù kéo ra bờ ruộng và đàn voi cái, voi con gần chục mạng ùa theo. Anh Tam vừa quát lên “lũ voi đến kìa” thì những tiếng nổ đất đèn vang lên đùng đùng, tiếng cưa máy rít lên, tiếng gõ thau chậu, phèng la tứ phía làm náo loạn cả một góc rừng. Những chiếc đèn bình mở hết công suất chiếu thẳng vào lũ voi háu đói. Vài con voi con sợ hãi quay đầu vào rừng, lũ voi cái cố gắng dùng vòi quơ lấy những bông lúa ăn càng nhanh càng tốt trước khi chạy trốn. Riêng con voi đực ngà lệch hình như quá quen với âm thanh này nên cứ lừng lững tiến vào đám ruộng và cúi xuống vơ lúa cho vào miệng nhai ngon lành như chẳng có chuyện gì xảy ra! Anh Tam cầm cây súng đất đèn hồi chiều, bỏ hai cục đất đèn thật lớn và đổ nước vào rồi vác ra gần con voi ngà lệch, châm lửa đốt. Một tiếng nổ rất to vang khắp cả khu rừng khiến con voi ngà lệch hoảng hốt hú lên một tiếng dài chạy thẳng vào rừng. “Mỗi một đêm tiền đất đèn, tiền xăng khoảng 50.000đ để đuổi lũ voi được chia đều cho gia đình có rẫy chưa kể chi phí đầu tư cho 1ha lúa khoảng 20 triệu đồng. Nhưng nếu chỉ lơ là một đêm thì lũ voi có thể biến cả cánh đồng lúa thành con số không”, anh Hợp chia sẻ. “Mặc dù lũ voi tàn phá khiến rất nhiều gia đình trắng tay nhưng chúng tôi chỉ dám xua đuổi vì nếu đụng đến chúng pháp luật sẽ xử phạt rất nặng, do vậy chúng tôi là những người chịu thiệt thòi nhất vì sự tàn phá của lũ voi rừng. Hiện nay, điều mong muốn nhất của chúng tôi là được các cấp chính quyền trợ giúp một phần mất mát do voi tàn phá để ổn định cuộc sống”, anh Tam nói với giọng mệt mỏi vì suốt mấy tháng nay hầu như đêm nào anh cũng phải thức trắng để xua đuổi lũ “voi tặc”. Cuộc rượt đuổi lũ voi háu đói trong đêm lại tiếp tục ba lần nữa thì trời sáng. Cuộc đấu tranh để tồn tại giữa voi và người Cả làng tập trung đuổi voi suốt đêm. Ảnh: Phùng Mỹ Trung Tại sao loài voi về phá nương rẫy, nhà cửa của con người? Tại sao chúng không tự kiếm ăn trong rừng mà phải liều mình ra tàn phá hoa màu của người dân? Đó chính là một mảng tối của bức tranh sinh học, đấu tranh sinh tồn của con người sống gần các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và các loài động vật được bảo tồn trong khu vực. Trong thiên nhiên hoang dã, việc tấn công kẻ thù để tranh giành thức ăn và lãnh địa sống là tập tính có ở hầu hết các loài động vật hoang dã: kẻ nào mạnh nhất sẽ chiếm lĩnh nơi ở tốt nhất, nguồn thức ăn tốt nhất. Cuộc chiến sinh tồn này không chỉ giữa các loài động vật hoang dã với nhau mà còn với con người đang sinh nhai gần các khu vực sinh sống của chúng. Dễ dàng lý giải cho cuộc xung đột này là chính chúng ta đã tàn phá môi trường sống của các loài động vật hoang dã để lấy đất phát triển nông nghiệp. Việc thu hẹp đất sống của chúng dẫn đến biến mất nhiều nguồn thức ăn trong tự nhiên. Chính con người đẩy các loài động vật hoang dã đến con đường cướp phá thức ăn, đến bờ vực của sự tuyệt chủng. Hơn nữa nguồn thức ăn là cây trồng như xoài, mít, mía, lúa gạo có nhiều nguồn dinh dưỡng sẽ hấp dẫn các loài hoang dã hơn so với hoa quả cây cỏ trong rừng hiện nay. Và khi đã được thưởng thức nguồn thức ăn này một cách dễ dàng thì khả năng săn mồi và bản năng tìm kiếm thức ăn của chúng dần dần bị mất đi, khiến cho chúng chỉ biết quanh quẩn đâu đó nghỉ ngơi trong rừng và tàn phá mùa màng kiếm ăn khi có cơ hội. Mỗi loài sinh ra đều có quyền tồn tại. Con người hoàn toàn không có quyền tiêu diệt các loài khác mà ngược lại, phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế tối đa sự tuyệt chủng của chúng. T. Lập NHỮNG MẢNH ĐỜI LAY LẮT Ở HÀNH LANG BỆNH VIỆN (Báo PL&ĐS) Đêm, hành lang bệnh viện quạnh quẽ đến lạnh người. Đi dọc hành lang bệnh viện thấy lòng mình nao nao. Nỗi buồn vô cớ. Bất chợt, nhìn qua song cửa, đâu đó dưới gốc cây những người nằm co ro đợi trời sáng để được thay ca vào trông người nhà nằm viện. Ánh đèn le lói hắt, một người đàn bà ngồi co giữa đêm không ngủ... Thân phận bà cụ 98 tuổi Những khi trời mưa bà tá túc ở hành lang bệnh viện. Đã 20 ngày rồi, bên vỉa hè (cổng số 4) bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, có cụ bà ngồi cả ngày lẫn đêm trên manh chiếu nhỏ. Sau mỗi bước chân đi qua là những ánh mắt tò mò gieo xuống, nhưng người đàn bà này chẳng quan tâm. Mới đầu, ai cũng tưởng người đàn bà tìm ra đây ngồi để chạy trốn sự ngột ngạt của phòng bệnh. Tôi cũng từng nghĩ vậy... Sau nhiều ngày chăm người nhà nằm viện, tôi mới biết cụ bà này đang sống nhờ nơi vỉa hè bệnh viện mong nhận được sự giúp đỡ của những người qua lại để chữa bệnh. Hoàn cảnh của bà cũng đầy éo le. Tuy đã gần 100 tuổi nhưng trông bà vẫn minh mẫn lắm! Khi tôi hỏi, bà nói rành mạch họ tên, địa chỉ: "Nguyễn Thị Hoà, 98 tuổi, quê ở Vĩnh Phú". Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, cụ bà bảo rằng: "Vĩnh Phú hay Vĩnh Phúc thì cũng vậy, tôi ở thôn Khả Do, xã Cao Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc".Bà Hoà kể rằng: "Từ khi mới sinh ra, bố mẹ tôi đã cho tôi vào chiếc thúng gánh ra chợ vứt. Một người thợ cắt tóc trong chợ đã nhặt tôi về cho gia đình cụ Bất- Oanh làm con nuôi. Từ đó tôi sống ở thôn Khả Do với bố mẹ nuôi. Bố mẹ nuôi sinh được 4 người con. Giờ họ mất hết rồi, chỉ còn lại con cháu họ thôi". Tôi hỏi: "Sao bà không ở quê, nhờ cậy vào sự giúp đỡ của họ hàng?". Bà Hoà sụt sùi: "Còn ai để mà trông cậy. Những người cũ đã đi rồi, còn lại bọn trẻ biết tôi là ai. Tôi già rồi, không thể làm ruộng nữa. Chỉ có nếp nhà tranh trống hoác. Lấy chồng nhưng không có con, bây giờ bệnh tật chẳng có ai để nương tựa, tủi lắm cô ạ". Nói đến đây, bà Hoà lảng sang chuyện khác. Bà bảo: "Tôi bị bệnh tiểu đường, hai chân teo lại, đi lại rất khó khăn. 5 năm rồi, tôi vẫn lân la tại các bệnh viện". Vừa nói bà vừa khẽ vén ống quần lên, để lộ đôi chân bé tẹo, bà Hoà bảo: "Teo cơ tiểu đường đấy". Tôi gặng hỏi: "Bà bị bệnh sao không nhập viện điều trị?". Bà Hoà ấp úng: "Có tiền thì nói làm gì. Vì cảnh nghèo không có tiền nhập viện nên tôi mới phải tìm đến vỉa hè bệnh viện để có cảm giác như được đến viện chữa bệnh". Bà Hoà kể tiếp: "Lâu nay tôi vẫn sống như thế này. Tôi đi lang thang các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Việt Đức, viện Bà mẹ và trẻ em, viện Nhiệt đới và viện Bạch Mai... Mỗi bệnh viện, tôi ở lại dăm mười ngày, bệnh viện nào ở lâu chừng 1- 2 tháng. "Cảnh màn trời chiếu đất", tủi lắm. Ngày nào trật tự cũng đuổi, đuổi chỗ này tôi lại chạy sang chỗ khác. Nhiều khi họ "chán không muốn đuổi" nữa vì biết rằng tôi chẳng thể đi đâu được. Đêm cũng như ngày tôi đều tá túc ở vỉa hè bệnh viện, những khi mưa, tôi mới dám xin đội trật tự cho ngủ nhờ nơi hành lang bệnh viện". Trong vòng tay ấm ám của cộng đồng Nhiều ngày ở viện, tôi dõi theo những bước chân của bà. Hàng ngày, người nhà bệnh nhân đi qua, thương cảm họ biếu bà đồng quà, tấm bánh. Bà Hoà tâm sự: "Nhiều khi đói không có gì ăn bà lại nằm ngủ để quên đi cái đói". Bà khoe: "4 ngày rồi có một chú béo (một người nhà bệnh nhân), chiều nào cũng mua cho tôi hộp cơm. Chú béo còn biếu tôi tiền để mua dầu gió xoa lúc tôi đau yếu. Nay sống, mai chết, tôi vẫn tin vào sự tử tế. Vẫn sẽ có những người thương cảm cho hoàn cảnh của tôi, miễn là tôi không làm gì xấu, không trộm cắp". Nói rồi bà quay sang hỏi: “Ngồi đây ăn xin có phải là xấu không cô? Bây giờ trong người tôi chỉ có hơn một chục thôi". Đã hơn 1 lần tôi được chứng kiến bà cụ ngồi co ro một mình trong đêm giữa khoảng không vỉa hè bệnh viện. Cảm giác màn đêm đang "nuốt chửng" người đàn bà tiều tụy, già nua. Muỗi vo ve như tên lửa. Vậy mà, cụ bà vẫn ngồi không động tĩnh. Ngồi nói chuyện với bà, tôi không ngừng cầm chiếc quạt giấy phe phẩy. Bà Hoà nói nhỏ: "Muỗi nhiều lắm. Đốt đau, buốt lắm. May mà người nhà bệnh nhân ra viện đã cho một chiếc chăn bông ủ ấm qua ngày. Sống lay lắt nơi vỉa hè bệnh viện, 4-5 ngày tôi mới dám vào khu vệ sinh của nhà bếp thay nhờ bộ quần áo. Giặt xong lại tìm cành cây để phơi. Gọi là có 2 bộ quần áo thay đổi". Với dáng người tiều tụy, người đàn bà này suốt ngày bên hành lang bệnh viện mong có tiền để được nhập viện. Hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày mắc bệnh tiểu đường, chân bà teo tóp đi nhưng vẫn phải gượng dậy, lê bước chân bên hành lang bệnh viện để mong nhận được sự giúp đỡ. Đang tiếp chuyện với tôi, cơn đau chân lại hành hạ bà làm cho bà thất thần... Những người cùng cảnh ngộ Trong câu chuyện, bà Hoà chỉ tay về phía gốc cây- nơi có 5, 6 người lố nhố ngồi, bà bảo tôi rằng: "Họ cũng cực lắm!". Lân la tôi làm quen. Toàn là những cảnh người nghèo đến bệnh viện liều nhắm mắt đưa chân. Không tiền thuê trọ, hành lang là nơi tá túc, bám víu qua ngày... 21h, anh Hải (quê ở Thạch Kim, Hà Tĩnh) đang thu dọn chỗ nằm dưới gốc cây. Người đàn ông chừng 40 tuổi ấy lẳng lặng đặt chiếu xuống rồi dựa gốc cây thở dài: "Con trai tôi bị suy thận mãn. Mỗi bệnh nhân chỉ được một người ở buồng bệnh chăm sóc. Hai vợ chồng tôi phải thay phiên nhau chăm sóc. Nội quy không cho người nhà bệnh nhân nằm ở hành lang, tôi đành phải tá túc ở đây". Để có chỗ ngủ, ngày nào người đàn ông này cũng phải ngồi giữ chỗ từ xế trưa. Khi có người nhà xuống "canh chỗ", anh Hải mới dám lên thăm con. Khi tôi hỏi về tình cảnh của cháu bé, anh Hải ngậm ngùi: "Bác sĩ bảo bệnh cháu nặng lắm. Đợt vừa rồi nó ốm nặng, nằm liệt giường, tôi cứ ngỡ không qua khỏi". Anh Hải vừa gạt nước mắt vừa kể: "Cách đây 3 năm, cháu tự dưng thấy mệt mỏi, kém ăn, sút cân gia đình đưa cháu đi khám bệnh nhiều nơi và cuối cùng phát hiện ra cháu bị bệnh thận. Nhưng vì gia đình khó khăn, không có tiền mua thuốc nên bệnh của Hoàng ngày càng nặng thêm". Anh Hải bảo rằng: “Mỗi tuần vợ chồng tôi phải nộp 1 triệu đồng tiền viện phí cho con. Bao nhiêu tiền dồn để chữa trị cho con, tôi đành sống cảnh "màn trời chiếu đất". Về nhà bây giờ thì nó chết mất" - anh Hải rầu rĩ. Không chỉ riêng anh Hải mà còn nhiều gia đình bệnh nhân nghèo đang từng ngày gắng gượng chống chọi với bệnh tật, với cảnh "màn trời, chiếu đất"... Những người như bà Hòa, anh Hải đang rất cần sự giang tay giúp đỡ của cộng đồng.  Vũ Đình Ngọc MUA XE THEO MỆNH (P1): “ÔNG GIỜI” LÀM KHỔ ĐẠI GIA (PLXH) Không phải ai cũng có tiền để mua ô tô theo ý mình, nhưng có người có hàng trăm tỷ đồng cũng không dám chọn xế hộp như ý chỉ vì “thầy” phán “không hợp mệnh”. Đó là câu chuyện có thật và người ta nói những đại gia này bị trời hành... Mớ kiến thức hổ lốn... Xe biển đẹp Dũng “tổng” vẫn dính vòng lao lý Khoảng 7g, theo chân một anh bạn được gọi là “đại gia” tên Hưng, chúng tôi có mặt tại nhà “thầy” D. ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh để xem sắm xe nào, BKS số nào thì hợp mệnh, làm ăn phát đạt. Đến sớm mà nhà “thầy” đã có ba bốn người chờ xem. Trong lúc đứng chờ, tôi “hóng hớt” với một người đàn ông có dáng vẻ đạo mạo. Anh tên Hùng, ở tận Phú Thọ. Tối qua, anh ở nhà người thân tại Hà Nội, sợ tắc đường nên 4g sáng đã khởi hành, về đến ngõ nhà “thầy” trời mới tang tảng sáng. Tôi dò hỏi: “Nhiều tiền thế, mua xe loại gì chẳng được, làm sao phải xem, không hợp thì lại đổi?” Anh Hùng nói ngay: “Không được! Tôi phải xem mệnh mình hợp với màu gì rồi mới quyết định mua loại xe nào. Nếu mệnh mình hợp với xe màu tím, màu xanh lá mạ thì… coi như “đứt” vì chẳng có dòng xe “xịn” nào có những màu lạ lẫm đó cả, trừ phi mình phải đặt ở tận hãng”. Một vị khách khác tên Tiến, đã đứng tuổi, kể cho mấy người đứng cạnh nghe câu chuyện của bạn ông. Ông Tiến nói: “Bạn tôi cũng là đại gia nhưng “thầy” bảo mệnh khắc, mạng xung quá nhiều nên suốt đời phải đi dòng xe “cỏ”, dạng như xe Matiz, loại xe rẻ tiền. Vì thế nên ông bạn chọn cách giữ nguyên vỏ xe nhưng lắp máy xịn. Nhưng đi con xe “cỏ” ấy cũng sướng lắm, vì nó được nâng cấp đến cả gần tỷ đồng”. Nói xong, ông Tiến lại chép miệng mà rằng: “Mà 1 tỷ chứ 4 tỷ thì vẫn là xe “cỏ”, vẫn không thể sang trọng được bằng dòng xe xịn, trong kinh doanh thì con gà tức nhau tiếng gáy. Đi ký hợp đồng lớn bằng xe ấy thì bị đuổi ngay từ vòng gửi xe rồi, rõ khổ. Đúng là tại số”!? Từ điện thờ của “thầy” bước ra, anh Hùng hớn hở nói: “Thầy bảo, Ngũ Hành bản mệnh tôi thiếu hành Hoả. Mua xe màu đỏ, hồng, đỏ sậm, nâu sậm tất vượng cả làm ăn lẫn gia đình”. Hùng nói đầy hàm ý: “Đúng là người giàu cũng khóc, đại gia nhiều tiền cũng phải “bó tay”, thừa tiền cũng không dám chơi xe đẹp nếu thầy nói không. Thằng bạn tôi đấy, ông thầy phán, nếu đi xe từ 200 triệu trở lên thì không lao xuống sông cũng đâm vào cột điện nên toàn đi xe cũ rích. Ai hỏi thì nói xe có lộc”. Tôi hỏi: “Anh đặt lên ban thờ bao nhiêu?” “Một tờ xanh to” (tức tờ 500.000 đồng – PV), anh Hùng cho biết. 500.000 đồng để nghe “thầy” phán vài câu, trong vài phút, thù lao của thầy gấp nhiều lần thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư đi giảng bài. So sánh như thế thật khập khiễng nhưng nó đều bởi có chữ “thầy”. Rất tự nhiên, trong suy nghĩ của tôi có quá nhiều cảm xúc khó tả. Tôi chợt nghĩ đến những người thầy tóc bạc trên bục giảng, đến cái danh từ đại gia, đến những trò phù phiếm và đến cả cái người mà từ thầy cho vào ngoặc kép đang ngồi trong điện kia mà xót xa, chua chát… Tôi không thể đi xe xịn Có bao nhiêu đại gia “hớn hở” như vừa ký được một hợp đồng lớn thì có bấy nhiêu đại gia khuôn mặt ủ ê, buồn bã, lặng lẽ ra về. Tôi hỏi: “Anh hợp với nhiều màu thế cơ mà, không có màu này đã có màu khác”. Ông Tiến buồn rầu kể: “Anh thấy đấy, tôi ngồi trong đó với “thầy” lâu nhất từ sáng đến giờ. Bình thường “thầy” chỉ nói nhiều nhất là 7 phút, còn tôi, “thầy” cúng, tìm, giải đến hơn 30 phút và phải chi đến 2 triệu đồng thầy vẫn bảo chỉ hợp với màu hoa “oải hương”. “Thầy” bảo, tôi sở hữu xe màu này, phát vô cùng, phát cả về đường làm ăn, gia đình lẫn tình cảm ngoài vợ chồng nhưng gia đình vẫn yên ấm. Tôi thất vọng quá vì Luxus, Audi, “mẹc”… lấy đâu ra cái màu của sự mộng mơ, dịu dàng ấy cơ chứ.” Thấy ông Tiến có vẻ căng thẳng, tôi an ủi: “Anh vẫn có thể chọn màu bạc, vàng nhạt cơ mà”. Ông Tiến giải thích: “Tôi cũng mong như thế, nhờ “thầy” giải cho mãi nhưng không được”. Tôi hỏi: ‘Vậy anh định giải quyết với lời phán của “thầy” như thế nào?”. Ông Tiến thẫn thờ nói: “Phải nhờ giới “thạo xe” đặt giúp tận hãng thôi. Thêm cả đống tiền đấy. Đúng là giời hành”. Tới gần trưa, anh bạn tôi mới từ điện của “thầy” bước ra với vẻ mặt khá tươi tắn. Hưng giải thích cho tôi: “Mình thuộc mệnh Kim. Mệnh Kim được tạo hoá ban tặng cho sự an nhàn về vật chất…”. Tôi sốt ruột: “Tóm lại ông có mua được Audi màu nâu đồng như sở thích không?” Hiệp bảo: Mua được, vì cung mệnh của tôi phù hợp với bất kỳ màu sắc nào. Thế nhưng, trên xe phải luôn để một vật bằng đồng hoặc một mảng đồng để làm phép, nếu không xe phải lên nhà máy gang thép Thái nguyên ngay”. Trang Thu C. CÁC BÀI DẠNG CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ EM LÀ TÂY, EM KHÔNG CẦN BIẾT LUẬT VIỆT NAM (Giao thông vận tải online) 4h30 chiều, nút giao thông Cửa Nam (Hà Nội) đông chặt xe cộ. Chen chúc trong đám xe máy đang phun khói phì phì đợi đèn đỏ, hai vợ chồng tôi đột nhiên nhìn thấy một cậu chàng đang chở bạn gái bằng xe máy mà không hề đội mũ bảo hiểm. Mắc kẹt trong đám xe giữa nút giao thông có mấy anh công an thế kia thì bị bắt và phạt là chắc, tôi tự nhủ. Y như rằng, chưa đầy 5 giây, một anh cảnh sát giao thông xịch tới trước đầu xe, chào hỏi đúng thủ tục rồi yêu cầu dắt xe vào vỉa hè, kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe. Cô gái đằng sau giải thích câu gì đó và rất nhanh anh cảnh sát cho đôi kia đi tiếp. Tôi băn khoăn hỏi chồng: “Anh này, sao công an lại cho đi thế nhỉ?”. Chồng tôi vốn thính tai nên trả lời: “Ơ thế em không nghe thấy đứa con gái bảo bạn em là Tây à?”. Ôi, rõ ràng anh chàng này mặt mũi trắng trẻo nhưng trông giống người Việt Nam lắm mà. Thế chắc là Tây khu vực rồi. “Tây thì cũng phải kiểm tra giấy phép lái xe chứ, tại sao lại cho đi như thế được?”, tôi vặn vẹo. Chồng tôi từ tốn nói: “Này em, bây giờ yêu cầu kiểm tra giấy tờ, giấy phép nhưng họ cứ chối phăng đi là không hiểu gì, không biết tiếng Việt, không biết tiếng Anh thì sao. Công an của mình có biết tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật hay thậm chí là tiếng Lào, Campuchia để đôi co không?”. Đến lúc đó đầu óc tôi mới "vỡ” ra hóa ra Luật Giao thông đường bộ Việt Nam chỉ áp dụng với người Việt Nam thôi, còn Tây khu vực hay Tây thật thì cứ “vô tư" vi phạm. Chả thế mà cả tháng sau ngày Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn dân phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, cơ quan tôi có dịp đi chơi ở ngoại thành, vẫn thấy hẳn 2 cậu Tây thật, tóc vàng mắt xanh đi xe máy cũng chẳng thèm đội mũ bảo hiểm. Tưởng chỉ là chuyện ở vùng ngoại ô hóa ra thành phố văn minh cũng có cảnh tượng đó. Thôi thì âu cũng là mẹo hay, từ nay vi phạm Luật Giao thông thì chỉ cần “Dạ, em là Tây ạ” là chả công an nào dám phạt cả. Đ.H CÒN GÌ ĐỂ NÓI (GTVT Online) Đang ngồi sau xe máy người bạn, tôi bỗng giật nảy mình vì tiếng còi xe “toe toe” đột ngột phía bên phải. Quay nhìn, hóa ra một chiếc Nouvo đang cố lách lên giữa xe tôi và cái vỉa hè. Thấy cậu thanh niên trên chiếc Nouvo đi trái luật, lại còn ngang ngược đòi vượt, chị bạn tôi bèn nói: - Này, anh đi kiểu gì đấy hả? Muốn nhanh thì vượt ra ngoài chứ! Ngay lập tức, cậu thanh niên trẻ “bật” lại: - Tôi vượt kiểu gì kệ tôi. Việc quái gì đến bà. - Thế anh chưa học Luật Giao thông à, mà dám cầm tay lái? - Chị bạn tôi nói tiếp. - Đã vậy, cho biết tay. Cậu thanh niên hỗn xược trả lời. Rồi, cậu ta vừa liên tục bấm còi, vừa cố lách qua khe hẹp, giữa xe tôi và hè đường. Thấy quá nguy hiểm, tôi bấm vào hông của bà bạn, nhắc khẽ: Thôi, nhường anh ta đi. Nghe tôi nói, bà bạn tôi lượn tay lái sang trái, đi gần ra phía tim đường, cho cậu ta vượt lên. Khi qua được rồi, cậu thanh niên ngoái đầu lại, mắt gườm gườm, miệng lẩm bẩm. - Kỳ lạ thật - Chị bạn tôi bực tức nói. - Trông người ngợm đâu đến nỗi. Quần áo tinh tươm. Mặt mũi cũng khá sáng sủa. Vậy mà, đã đi sai luật lại còn ăn nói lỗ mãng, bậy bạ quá! Tôi an ủi chị: Quả có thế thật! Nhưng thôi, ra đường giờ gặp những kẻ ngang ngược như vậy, mình nhún một tí, kẻo tai bay vạ gió. Nghe tôi nói vậy, chị lắc đầu và buột miệng, không còn gì để nói! Trí Trung VÔ TRÁCH NHIỆM (Báo Đại đoàn kết) Tại Hội nghị tổng kết công tác một Hội cấp Trung ương, ở bàn đón tiếp đại biểu, có vị khách trông khá bệ vệ tiến vào, tự giới thiệu: -  Tôi là Chủ tịch Hội tỉnh X. - Dạ, anh đi một mình hay có cả lái xe ạ? - Tôi đi cùng lái xe.  Và ông Chủ tịch kia ký lĩnh chế độ cho 2 người. Cô lễ tân quay sang hỏi đồng nghiệp “Tỉnh X có được khen thưởng không để em gửi tiền thưởng luôn”? Đồng nghiệp xua tay “Không có đâu. Đến cả báo cáo công tác Hội cuối năm tỉnh X cũng chẳng gửi nữa là…”. Vị Chủ tịch Hội tỉnh X cười rất “vô tư”: Thì có hoạt động gì đâu mà báo cáo? Vô tình chứng kiến đoạn hội thoại trên, bỗng dưng tôi thấy thật buồn. Chẳng hoạt động gì nhưng cũng có xe riêng. Chẳng hoạt động gì mà người ta có thể công khai trước bàn dân thiên hạ như một chuyện đương nhiên. Chẳng hoạt động gì mà vẫn tới dự hội nghị tổng kết cấp Trung ương với xe đưa, xe đón như vậy sao? Bỗng thấy ngậm ngùi cho các hội viên hội này ở tỉnh X. Người ta vào Hội để mong có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, để được Hội quan tâm, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, đằng này, Hội không hoạt động, có nghĩa là hội viên ở đó đã bị “bỏ rơi”? Không biết chứng kiến sự nỗ lực, cố gắng của các tập thể, cá nhân được tuyên dương tại các địa phương khác trong hội nghị này, vị Chủ tịch Hội tỉnh X có áy náy gì không, nhưng tôi cho rằng, cán bộ phong trào mà như vị kia thì không nên ở vị trí ấy nữa, bởi hoạt động phong trào không có chỗ cho những người thiếu lòng nhiệt huyết và vô trách nhiệm. Cán bộ Mặt trận CHỈ VÌ CÁI TÊN (Sau luỹ tre làng – Báo Tiền phong) TP - Mai 24 tuổi, làm kế toán cho một công ty tư nhân trên thành phố. Bằng ấy tuổi đầu mà Mai chưa hề có một mảnh tình. Thật ra thì, Mai có rất nhiều chàng đến tìm hiểu nhưng các chàng đều lần lượt dội ngược vì cô khó tính, lại hay chê bai, bình phẩm người khác. Mai vẫn mơ về một Bạch Mã Hoàng Tử, mạnh mẽ, thành đạt, ga lăng, tế nhị, tốt bụng, bảnh trai, ăn mặc đúng mốt… Nhưng mãi mà vẫn chưa thấy chàng xuất hiện. Thấy con gái bằng ấy tuổi đầu vẫn chưa có người yêu, trong khi bạn bè bằng tuổi ở làng lấy vợ, chồng hết cả, mẹ Mai sốt ruột giục phải nhanh chóng tìm lấy tấm chồng kẻo “già kén kẹn hom’. Thế rồi, Mai làm quen qua mạng với một chàng tên Huy Hoàng. Hoàng đang làm cho một công ty truyền thông ở thành phố. Sau nhiều lần gặp mặt, tình yêu đến với hai người từ lúc nào không biết. Một ngày đẹp trời, Mai đưa Hoàng về giới thiệu, ba mẹ Mai đều khen “con nhỏ lù khù vậy mà vác được thằng coi được quá”. Mẹ Mai còn đi xem bói và bảo thầy phán ghép tên hai đứa vào là Hoàng Mai, tên rất đẹp, đại ý là hai đứa rất hợp nhau, bởi cái tên nói lên điều đó. Mai mừng hết chỗ nói. Nhưng vui chưa được bao lâu thì một hôm, Mai tình cờ phát hiện người yêu của mình còn có một tên khác là Giang chứ không chỉ là Hoàng như anh giới thiệu. Điều đó cũng có nghĩa là, khi ghép hai tên lại sẽ thành “Giang Mai”. Nghĩ tới lời mẹ nói khi đi xem bói về, Mai hốt hoảng: “Ôi! Sao nghe bệnh hoạn quá vậy”. Mai vội về nói chuyện với mẹ. Mẹ Mai liền nói: “ Dẹp ngay cuộc tình bệnh hoạn của chúng bay lại, vậy là có điểm chẳng hay ho gì! Từ nay, mày không được qua lại với nó nữa. Lấy nó, mày cũng bị bệnh hoạn thôi con ạ”. Thế là, dù cho Giang có giải thích, xin lỗi thế nào cũng không được gia đình Mai chấp nhận. Còn Mai, dù vẫn còn rất yêu Giang, nhưng vì sức ép gia đình mà đành ngậm ngùi chia tay. Thân Thị Ngọc D. MỘT SỐ BÀI DẠNG TIỂU PHẨM TỐ GIÁC (Tiền phong Online) TP - Thời tiết hanh khô, dân tình chống rét, sơ sẩy một chút là bà hỏa viếng thăm. -Đâu chỉ riêng chuyện đốt lửa chống rét là gây hỏa hoạn, còn bao nhiêu nguyên do cắc cớ khác như chập điện, nổ bình ga…cũng đều rước họa. -Nhưng cậu có tin không, tớ thấy người ta phóng hỏa đốt luôn ngôi nhà 5 tầng bên trong đầy đủ tiện nghi sa-lon, tủ lạnh, ti vi, máy giặt cùng chó mèo và cả…người giúp việc. -Hắn ta tâm thần à? -Chưa hết đâu! Sau khi thiêu rụi xong căn nhà ấy thì đến lượt hai chiếc ô-tô hạng sang hiệu Râu-roy và Mẹc cũng phát hỏa. -Chao! Điên đến thế là cùng. Nhưng sau đó rồi sao, chính quyền, công an chắc là vào cuộc. Vụ lớn thế kia mà? -Chưa dừng lại ở đó, một đống tiền, vàng, từng thỏi, từng thỏi cùng chung số phận ngùn ngụt cháy. -Cậu bịa chứ gì? Vàng thỏi thì ngùn ngụt cháy thế nào được? -Thế mà vẫn cháy mới tài. Xong, tất cả thành tro và hiện trường là khói bụi tan vào không khí. Phi tang! -Này, vụ phóng hỏa đó nghiêm trọng đấy. Cậu kể cho tớ, có nghĩa là cậu biết, cậu chứng kiến. Cơ quan chức năng chưa biết thì cậu cũng nên tố giác. Nếu không cậu sẽ bị quy vào tội che giấu tội phạm, nặng đấy! -Nhà tớ ở gần nghĩa trang, ngày nào mà chẳng thấy những vụ thiêu hàng mã tương tự. Nói với cậu bức xúc của mình như là một cách tố giác đó thôi! Kẹo Cu Đơ PHỎNG VẤN NÀNG BÂN (Tiền phong Online) TP - Ối giời ơi là giời! Sống đến cả ngàn tuổi mà sao cụ, ấy quên, chị vẫn cứ trẻ hoài thế kia? -Nỡm ạ! Không biết hay giả bộ lơ ngơ. Mình là con nhà giời. Đã là con nhà giời thì không có tuổi. Mình mãi mãi là Nàng Bân thuở nào ấy thôi! -Thế thì hỏi chị Bân, dạo này trình độ nữ công gia chánh của chị có tiến bộ lên được tý nào không, hay vẫn cứ Nàng Bân may áo cho chồng/May ba tháng ròng mới trọn cổ tay? -Thời nào rồi mà còn hỏi câu đó. Giờ mà ngồi bên ô cửa sổ đan áo cho chồng có mà…hơi bị thần kinh. Mình đến tháng ba mới xong áo, thế là còn khéo tay đấy! Chứ còn các tiểu thư bây giờ có khi đến tháng 7. Tháng 7 lại còn rét nữa thì họa lên Bắc cực mà ở. Thế nên giải pháp bây giờ là chạy ào ra chợ là có cả mươi chiếc áo len. -Nhưng đâu phải ai cũng như con giời sẵn kim ngân muốn mua là mua đâu? -Ừ nhỉ! Thế hạ giới các người giải quyết chuyện này ra sao? -Tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân, truyền hơi ấm cho nhau bằng chia sẻ chăn ấm, áo dày. -Hay nhỉ! Sao thời của ta không có chuyện ấy? -Chị Bân ơi là chị Bân, thời của chị mà được như thế này thì hạ giới chúng tôi đã không phải Rét tháng ba bà già chết cóng… Giật mình tỉnh giấc, hóa ra đó chỉ là một giấc mơ. Kẹo Cu Đơ HỎI CHUYỆN LÃO TÔN (CAND) Kính Lão! Danh tính của ngài nổi như cồn từ ngày có chuyến Tây Du thỉnh kinh cùng Tam Tạng cho đến giờ, không biết dạo này sức khoẻ của ngài còn sung như thuở nào? -Mỗi ngày mỗi sung! Ta đắc đạo thành Phật, cùng với 72 phép thần thông biến hoá, ngày nào cũng kinh ôn võ luyện thì yếu làm sao được. Xưa nay có ai bàn đến sức khoẻ của ta đâu, bởi ta luôn khoẻ đã là điều tất nhiên, đương nhiên, dĩ nhiên rồi. Thế sao lúc này ngươi cắc cớ hỏi chuyện sức khoẻ của ta? Hầu diện của ta có điều chi bất ổn à? -Ấy không, hầu diện của ngài vẫn vượng nhưng vẫn phảng phất đâu đó ẩn chứa lo âu! -Ngươi học thiên lý nhãn nhìn thấu tâm can ta từ bao giờ vậy? Quả thực là ta đang lo, đang rất lo. Ta sợ đến một ngày nào đó, chỉ còn ta, ta là một là riêng là thứ nhất… -Sao bỗng dưng ngài lại bi quan thế! Diệt dục vô ưu như ngài còn vương những lo lắng phàm tục e rằng không phải? -Chính cái sự phàm tục của các người khiến cho ta lo đến phát ốm lên đây! Quan niệm xả xui, lấy hên cuối năm đầu tết cái khỉ khô gì (ấy chết, cái cóc khô gì-xin lỗi, lộn) khiến cho hậu duệ nhà ta bị ép khô nấu cao, bị kề dao trên thớt. Mặt trắng, mặt vàng, tam sắc, ngũ sắc gì các ngươi cũng đông lạnh cả là cớ làm sao? -Có sự hiểu nhầm chăng? Làm gì có chuyện đó, bởi đã là hậu duệ của Lão Tôn thì dẫu không đạt 72 phép thần thông thì cũng thủ cho mình đôi chiêu thủ thế. Chúng sinh người trần mắt thịt đâu dễ bắt nạt… - Ngươi trách ta ích kỷ không truyền võ nghệ tinh thông cho cháu con đấy phỏng? Cũng phải! Đằng đẵng ngần ấy năm, ta cứ nghĩ Phật pháp vô biên đã cải hoá sự mông muội của các ngươi. Đâu ngờ, vẫn còn những kẻ lấy sát sinh để kinh doanh đen đỏ. Thiện tai! Thiện tai! Xa sư đệ NGHẼN (Tiền phong Online) TP - Cứ vào dịp lễ tết là giao thông lại tắc nghẽn. Mỗi lần ra đuờng lại phải tính toán vận trù học, cứ như đánh trận ấy cậu nhỉ? - Chia sẻ với khó khăn chung thôi. Cậu không thấy những người có trách nhiệm đang cố gắng giải bài toán hóc búa này hay sao? Nào là dự án tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, cầu vượt, phân luồng, phân tuyến… - Thì tớ có nói là không chia sẻ đâu, nhưng tính tớ cứ chờ lâu thường hay sốt ruột. - Thế theo cậu muốn nhanh thì phải làm sao? - Phận tớ sao lại hỏi chuyện lớn thế? Tớ chỉ biết giao thông mà tắc, lưu thông mà nghẽn thì không hợp quy luật lắm. Thấy đường mà không thể đi, thấy sông mà không thể vượt, thấy trời mà không thể bay, thấy đường ray mà hết vé. Mà có thấy vé thì không thể lấy tiền để mua nên đành quay lại…tắc. Thế nên, cốt lõi của vấn đề là phải tìm xem vấn đề cốt lõi nó nằm ở đâu? - Cậu học cái kiểu lý luận cối xay đó đâu ra vậy? Mà này, đang bàn chuyện giao thông bỗng dưng nhảy sang chuyện có tiền mà không thể tiêu vì tắc là nghĩa làm sao? - Đang là chuyện thời sự đấy cậu ơi! Lương thưởng tết đều được trả qua tài khoản, tài khoản lại nằm trong thẻ ATM. Hơn 21 triệu người có thẻ, nhưng chỉ có gần 11.000 cột ATM thôi. Thế nên có tiền trong tài khoản nhưng rút được nó để tiêu cũng chẳng dễ dàng gì vì nghẽn cột. - Tết nhất đến nơi mà tắc cái đầu tiên thì cũng gay cậu nhỉ. Có cách nào để thông? - Tớ chẳng dám đâu. Bao vụ thông cột rút tiền đang bóc lịch trong trại. Tớ chả dại. Kẹo Cu Đơ MỤC LỤC Số TT Tiêu mục Trang 1 PHẦN MỘT: Lý luận chung về môn học các thể loại báo chí chính luận 1 2 I. Thể loại và thể loại báo chí 1 3 II. Ký văn học và ký báo chí 1 4 III. Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật 2 5 A. PHÓNG SỰ 2 6 I. Khái niệm về PS 7 1. Một số quan niệm 8 2. Khái niệm 3 9 II. Đặc điểm và đặc trưng của PS 3 10 1. Đặc điểm 11 2. Đặc trưng 3 12 III. Ngôn ngữ của PS 4 13 IV. Các dạng bài PS 4 14 B. KÝ CHÂN DUNG 15 I. Khái niệm và đặc điểm của Ký chân dung 4 16 II. Kết cấu của Ký chân dung 5 17 C. KÝ CHÍNH LUẬN 6 18 1. Khái niệm 6 19 2. Đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận 20 3. Kết cấu 7 21 4. Cách viết Ký chính luận 7 22 D. GHI NHANH 8 23 I. Khái niệm và đặc điểm của Ghi nhanh 8 24 1. Khái niệm 25 2. Đặc điểm 8 26 3. Các dạng bài Ghi nhanh 9 27 4. Kết cấu Ghi nhanh 9 28 5. Vai trò của cái tôi trong Ghi nhanh 9 29 E. CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ 10 30 1. Khái niệm 10 31 2. Đặc điểm 10 32 PHẦN HAI: Sưu tầm các bài báo thuộc các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật 12 33 A. DẠNG BÀI KÝ CHÂN DUNG 12 34 1. Người linh mục chí cốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh 12 35 2. Mai Ka – Cô gái chụp ảnh 19 35 3. Trốn kiếp bị bạo hành thành gái bán thân 23 36 4. Thời gian không thể già nua 26 37 5. Gặp nữ thần sống duy nhất thế giới: Khi nữ thần sống không còn ngôi vị 31 38 6. Có một nhà thơ dưới chân chùa Phật tích 34 39 B. CÁC BÀI DẠNG KÝ CHÍNH LUẬN 37 40 1. Lời ru buồn sau đêm “ngủ thăm” 37 41 2. Những con voi đi cướp cơm người 39 42 3. Những mảnh đời lay lắt ở hành lang bệnh viện 43 43 4. Mua xe theo mệnh (P1): “Ông giời” làm khổ đại gia 46 44 C. CÁC BÀI DẠNG CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ 48 45 1. Em là Tây, em không cần biết luật Việt Nam 48 46 2. Còn gì để nói 49 47 3. Vô trách nhiệm 50 48 4. Chỉ vì cái tên 51 49 C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TIỂU PHẨM 52 50 1. Tố giác 52 51 2. Phỏng vấn nàng Bân 53 52 3. Hỏi chuyện lão Tôn 54 53 4. Nghẽn 55 54 MỤC LỤC 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChinh luan.doc