Đề tài Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 4. Bố cục đề tài NỘI DUNG I. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ TƯ LIỆU 1.Tổng số tiếng 2. Phân loại tiếng 3. Phân loại theo phạm vi sử dụng 4. Nhận xét II. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ VỊ TRÍ ÂM ĐỆM TRONG CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT. NGUỒN GỐC CỦA ÂM ĐỆM 1. Những quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt 1.1. Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị chiết đoạn 1.2. Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn 1.3. Tiểu kết 2. Nguồn gốc của âm đệm III. KIẾN GIẢI VỀ KHẢ NĂNG TỒN TẠI CỦA ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI 1. Cơ sở cho kiến giải 1.1. Hiện trạng âm đệm của 3 vùng phương ngữ tiếng Việt 1.2. Ảnh hưởng của âm đệm đến sự tồn tại song song nhiều cách viết tương tự trong hiện trạng chính tả tiếng Việt đuểnh đoảng------------đểnh đoảng 1.3. Khó khăn trong việc dạy phát âm ở bậc tiểu học 1.4. Tính không quan yếu của âm đệm trong việc gieo vần ở thơ lục bát và sự hoà phối ngữ âm trong từ láy tiếng Việt 1.5. Âm đệm và xu hướng tiết kiệm, đơn giản, tự nhiên về cấu trúc âm tiết tiếng Việt 2. Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt hiện đại KẾT LUẬN PHỤ LỤC NHỮNG TIẾNG CHỨA ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG VIỆT Phiên âm TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt, một vấn đề hết sức cơ bản cho mọi nghiên cứu về Việt ngữ học vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ. Sự không đồng thuận này dẫn đến một thực trạng với mỗi quan điểm, cái tạm gọi là “âm đệm”, một thành phần của cấu trúc âm tiết tiếng Việt không tìm thấy một “chỗ đứng” ổn định của mình trong các mô hình kể trên. Thành phần âm đệm, có khi được xem như một đơn vị ngang hàng với âm chính, âm cuối trong vần, có khi lại được phân tách ra khỏi cấu trúc chiết đoạn của âm tiết, trở thành một đơn vị siêu đoạn với đầy đủ các tính chất của một thành tố mà phạm vi hoạt động của nó có vùng chức năng lớn hơn một chiết đoạn. Lựa chọn đề tài này, trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra kiến giải về vị trí và vai trò của âm đệm trong mô hình cấu trúc âm tiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu về âm vị học, ngữ âm học và các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học. Hiện nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt, các tiếng có chứa âm đệm không nhiều. So với vốn từ của một ngôn ngữ, con số này bước đầu cho thấy âm đệm trong tiếng Việt không có giá trị khu biệt lớn trong toàn hệ thống. Nói cách khác, so với hệ thống, các hình tiết, nhất là các hình tiết thực có chứa âm đệm chỉ là thiểu số trong đa số. Dù vậy, âm đệm với tất cả các đặc tính của mình khi biểu hiện ra trên bề mặt chữ viết lại không hề đơn giản. Sự tồn tại của nó gây rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng không chỉ với người nước ngoài mà còn với cả các trẻ em bản ngữ. Đề tài này đề cập đến vai trò của âm đệm và kiến giải về sự tồn tại của nó, theo hướng một giải pháp âm vị học có tính tiết kiệm, tự nhiên. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trong sự đa dạng của các phương ngữ. Kiến giải về âm đệm giúp chúng ta lý giải được sự khác biệt giữa các phương ngữ, cụ thể là sự vắng mặt của âm đệm trong các phương ngữ Nam so với phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và tiếng Việt toàn dân. Hơn nữa, trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình, một tập chuyên khảo nào cho riêng âm đệm nhìn từ góc độ đồng đại và cả lịch đại. Nếu có đề cập, chúng chỉ là một phần nhỏ trong khi trình bày về cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Xuất phát từ những bất cập như thế, chúng tôi chọn đề tài “Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết” với hy vọng tìm ra một giải pháp âm vị học hữu ích nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong tiếng Việt và so sánh chúng qua các thời kỳ lịch sử nhằm mục đích: - Mô tả các khả năng kết hợp của âm đệm trong âm tiết tiếng Việt. - Tìm những lý giải về nguồn gốc của âm đệm. - Đề ra một kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt. 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê tư liệu, mô tả, phân loại, so sánh . Chúng tôi tạm chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” như một khái niệm mang tính chất công cụ. Tư liệu dùng để khảo sát là tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 2002). Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số tư liệu về âm đệm được rút ra từ những công trình đã được công bố của các tác giả khác cùng những điều tra bước đầu về thực trạng phát âm âm đệm của các em học sinh tiểu học tại Hà Nội. 4. Bố cục đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm những phần sau: I. Thống kê và xử lý tư liệu. II. Các quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết âm tiết tiếng Việt. Nguồn gốc của âm đệm. III. Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm tiếng Việt.

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o việc đưa các phương ngữ xích lại gần nhau hơn. Hay nói cách khác là giúp cho việc thống nhất các vùng phương ngữ của Tiếng Việt. 1.2. Ảnh hưởng của âm đệm đến sự tồn tại song song nhiều cách viết tương tự trong hiện trạng chính tả tiếng Việt Tình hình sử dụng âm đệm ở các vùng phương ngữ trong Tiếng Việt đã phần nào cho chúng ta thấy được sự thiếu thống nhất về cả mặt chữ viết lẫn phát âm các tiếng có chứa âm đệm các vùng phương ngữ. Một phần nào đó điều này đã thể hiện hiện trạng thiếu thống nhất về mặt chính tả nói chung và chính tả của các tiếng chứa âm đệm nói riêng. Hiện nay, chúng tôi thấy có sự tồn tại song song 2 cách viết của một số lượng không nhỏ các tiếng có chứa âm đệm. Hiện tượng này không phải là mới bắt đầu gần đây mà từ những năm trước đã có hiện tượng này rồi. Theo các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trọng Báu “hiện tượng rụng âm đệm [w] còn đang tiếp diễn ở cả hình thái nói cũng như ở hình thái viết”[16,tr 49]. Và họ đưa ra một loạt các tiếng có hiện tượng rụng âm đệm : khoeo------------kheo khuỷu------------khỉu khuỵu------------khịu luẩn quẩn -------lẩn quẩn loăng quăng-----lăng quăng ngoảnh -----------ngảnh ngoẹo-------------nghẹo ngoao-------------ngáo nhụy --------------nhị nhuyễn -----------nhiễn quào---------------cào quắp ---------------cắp quàu quạu---------cau cạu Như vậy, xét về mặt thời gian hiện tượng rụgn âm đệm này không phải là mới mà nó đã diễn ra từ rất lâu. Nhưng trên thực tế, các tiếng chứa âm đệm mà bị rụng mất âm đệm không phải hoàn toàn đã biến mất. Chúng ta có thể tìm thấy trên các văn bản khác nhau sự tồn tại của 2 tiếng (chứa âm đệm và không chứa âm đệm) . Nói cách khác cả 2 cách viết này cùng tồn tại đồng thời với nhau. Điều này thể hiện tình không nhất quán về mặt chính tả. Hiện nay, hiện tượng rụng âm đệm vẫn đang tiếp tục diễn ra. Chẳng hạn như tồn tại song song các từ sau: chuệch choạc----------chệch choạc chuệch choạng---------chệch chạng chuếnh choáng---------chếnh choáng choạng vạng------------chạng vạng bầu đoàn----------------bầu đàn thỏa thuê----------------thỏa thê đuểnh đoảng------------đểnh đoảng phá hoại------------------phá hại sáng loáng---------------sáng láng chua loét-----------------chua lét hoạnh họe----------------hạnh họe loay hoay-----------------lay hoay loanh quanh--------------lanh quanh ngoắt ngoeo---------------ngoắt nghéo ngoắc ngoải---------------ngắc ngoải xúy xóa--------------------xí xóa xuề xòa--------------------xề xòa xuệch xoạc----------------xệch xạc Hiện tượng rụng âm đệm này là một hiện tượng rất phổ biến trong lớp từ vựng hiện nay. Cái bất cập là sự tồn tại cả 2 cách viết chính tả như vậy. Nhưng ngoài hiện tượng rụng âm đệm theo các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu, trong Tiếng Việt còn “có hiện tượng thêm âm đệm vào lời nói do quy luật đồng hóa chi phối”[16, tr 49]. Ví dụ: đàng hoàng à đoàng hoàng Tuy nhiên hiện tượng thêm âm đệm không nhiều, chúng ta rất ít gặp. Bởi vì theo các tác giả này “hiện tượng rụng âm đệm thì được coi là vẫn phù hợp với chuẩn mực phat âm, còn hiện tượng thêm âm đệm ấy vào thì không được coi là chuẩn mực”[16, tr50]. Điều này có nghĩa là hiện tượng rụng âm đệm là một hiện tượng bình thường nhưng hiện tượng thêm âm đệm lại là một hiện tượng bất bình thường của ngôn ngữ. Đây là một điều hiển nhiên và dễ thấy. Các tiếng rụng âm đệm nếu xét về chính tả, nhờ không có âm đệm nên giảm đi một số lượng các vần đáng kể. Còn xét về mặt phát âm, các tiếng này phát âm dễ dàng hơn nhiều so với các tiếng có chứa âm đệm. Sự biến đổi này đi theo hướng: từ phức tạp đến đơn giản. Ngược lại với hiện tượng này, hiện tượng thêm âm đệm là một sự biến đổi nghịch hướng: Từ đơn giản đến phức tạp. Đây là một sự đi ngược đối với quy luật tự nhiên nói chung và quy luật ngôn ngữ nói riêng. Qua sự phân tích trên đây có thể thấy được rằng: Vấn đề chính tả hiện nay đang còn nhiều tranh luận. Đặc biệt là sự tồn tại song song của 2 cách viết của cùng một từ. Điều này sẽ dẫn đến tính không nhất quán giữa các văn bản. Một vấn đề được đặt ra cho những nhà nghiên cứu nói chung và cho những nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng là phải làm thế nào cho Tiếng Việt có một hệ thống chính tả chuẩn. Mà trước hết xét trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu cần phải thống nhất được với nhau cách viết nào đúng và cách viết nào sai. Có nghĩa là cách viết có âm đệm là chuẩn hay cách viết không có âm đệm là chuẩn. Vấn đề này hiện nay đang còn nhiều tranh luận. Mặc dù hiện tượng rụng âm đệm và cuộc tranh luận về 2 cách viết này đã diễn ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa thống nhất được. 1.3. Khó khăn trong việc dạy phát âm ở bậc tiểu học Xét về phương diện chính tả, còn nhiều các kiến giải khác nhau về vấn đề có hay không có âm đệm. Hoặc nói chính xác hơn là việc giữ ngưyên hoặc bỏ đi âm đệm xét trên bề mặt chữ viết. Về phương diện ngữ âm, một thực tế được đặt ra là việc dạy phát âm các tiếng chứa yếu tố được gọi âm đệm cho học sinh tiểu học đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. Căn cứ trên tư liệu mà chúng tôi thu thập được về các tiếng chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2002, chúng tôi thấy : Có rất nhiều tiếng nếu trong trường hợp dạy phát âm cụ thể, chúng ta cũng rất khó đánh vần, nói gì đến việc dạy cho các cháu học sinh tiểu học. Chẳng hạn như một số từ sau: chuếnh, chuệnh duềnh, doành hoắc, hoặc, hoắm, huếch, huênh... khoăm, khoằm, khoặm, khuếch, khuơ, khuýp... loắt, lúych, luýnh... ngoai, ngoay, ngoắc, ngoăn, ngoao, ngoap, ngoeo... quặm, quạu, quẹo, quơ, quỷnh, quỵp, quýu... tuếch, tuềnh, tuýp... Việc học đã khó, dạy cho học sinh tiểu học càng khó hơn. Ngay bản thân người giáo viên nếu không có kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và ngữ âm nói riêng, cũng rất khó phát âm các tiếng nêu trên. Nhưng ngay cả khi người giáo viên biết cách phát âm cũng rất khó mà truyền đạt được lại cho những học sinh (người không có chút ít kiến thức ngôn ngữ học nào) mà đặc biệt là hoc sinh tiểu học. Người giáo viên không thể giảng giải cho hoc sinh rằng những chữ cái [o] trong “hoắc, hoắm, ngoao, ngoap” hay [u] trong “chuếnh, chuệnh, quặm,...”là những chữ biểu thị yếu tố trong ngôn ngữ học được gọi là “âm đệm”. Với vốn hiểu biết ít ỏi của học sinh tiểu học, chắc chắn các em sẽ không thể nắm bắt được lời giảng của giáo viên. Do đó các giáo viên tiểu học đã gán cho “u” và “o” một chức năng tương đương vỡi chữ cái khác có trong từ và cùng với các nguyên âm khác tạo nên các vần. Đặc biệt là chữ cái “u” khi đi với “q”đã kết hợp với nó để tạo nên một âm “qu” được đọc là /kw/. Mặc dù các giáo viên tiểu học đã gán cho “o”và “u” một chức năng mới nhưng việc dạy cho học sinh phát âm những tiếng này vẫn gặp nhiều khó khăn. Thông thường các em không biểu hiện được sự tròn môi của các yếu tố “o” và “u”chẳng hạn khi phát âm các tiếng: chuếch, duềnh các em thường chỉ phát âm được: chếnh, dềnh còn yếu tố “u” biểu thị sự tròn môi (theo quan niệm của Hoàng Cao Cương, Phan Ngọc...) thì không được phát âm kèm theo. Đặc biệt là có một số từ rất khó phát âm thì các em đã phát âm lẫn sang các âm khác. Ví dụ: quạu-----------cạu quọ-------------cọ quyp------------kịp Từ những nhận xét ban đầu, chúng tôi đã tiến hành điều tra 15 học sinh ở lớp 5B trường Tiểu học Trung Văn, kết quả thu được như sau: STT Tiếng chứa âm đệm Số học sinh điều tra Phát âm Ghi chú Đúng Sai 1 Choắt 15 15 0 2 Chuệch 15 12 3 Chệch 3 Duềnh 15 15 0 4 Đoạt 15 15 0 5 Góa 15 15 0 6 Hoạnh 15 13 2 Hạnh 7 Khuỵu 15 9 6 Khịu 8 Luýnh 15 10 5 Lính 9 Ngoáo 15 8 7 ngáo 10 Ngoáp 15 11 4 Ngáp 11 Nguậy 15 15 0 12 Nhoẻn 15 15 0 13 Oăm 15 15 0 14 Quạu 15 12 3 Cạu 15 Quọ 15 9 5 Cọ Không biết đọc (1) 16 Quỵp 15 13 2 Kịp 17 Quýu 15 12 3 Kíu 18 Soát 15 15 0 19 Suỵt 15 15 0 20 Toèn 15 15 0 21 Tuýp 15 9 6 Típ 22 Truyền 15 15 0 23 Quơ 15 13 2 Cơ 24 Xúy 15 11 4 Xí 25 Xuề 15 10 5 Xề Từ bảng số liệu thu được chúng tôi thấy rằng hiện tượng học sinh phát âm không có âm đệm không phải là không có. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao lại phát âm như vậy thì các em trả lời rằng: các em biết phát âm như vậy là sai nhưng do phát âm như vậy thì dễ hơn là phát âm những tiếng mà chúng ta gọi là tiếng có chứ yếu tố tròn môi. Hơn nữa thấy nhiều người xung quanh phát âm như vậy nên các em cũng phát âm theo. Theo chúng tôi, điều đó là không phải là không có lí. Tâm lí chung của các em là thấy người xung quanh phát âm thế nào thì bắt chước như vậy. Hơn nữa trong những tiếng đưa ra, không phải tiếng nào cũng dễ đánh vần để có thể phát âm đúng được. Thậm chí trong tiếng Việt có những tiếng có chứa âm đệm rất khó đánh vần như ngoeo, quào... Như vậy, nhìn từ thực tế dạy và học phát âm, chúng tôi thấy rằng các tiếng chứa âm đệm đã gây nhiều khó khăn cho học sinh tiểu học. Thông thường, các em phát âm những tiếng này không có yếu tố mà được các nhà nghiên cứu gọi là âm đệm. Vấn đề được đặt ra là có nên giữ lại những yếu tố âm đệm này không? 1.4. Tính không quan yếu của âm đệm trong việc gieo vần ở thơ lục bát và sự hoà phối ngữ âm trong từ láy tiếng Việt Trước hết là hiện tượng gieo vần trong thơ lục bát. Quy luật gieo vần trong thơ lục bát quy định: tiếng thứ 6 của câu sáu phải vần với tiếng thứ 6 của câu tám tiếp theo sau nó và tiếng thứ 8 của câu tám ấy lại phải vần với tiếng thứ 6 của câu sáu tiếp theo. Cứ như vậy tạo nên một sự hiệp vần liên tiếp trong cả bài thơ. Quy luật này quy định rằng những vần nằm trong những vị trí hiệp vần như vậy sẽ phải giống nhau. Nhưng trên thực tế của việc gieo vần thì không như vậy. Chúng ta sẽ thấy đặc điểm này khi khảo sát những câu thơ sau: (1) Huế mình, đẹp nhất lòng dân Mùa thu khởi nghĩa, mùa xuân dậy thành (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu) (2) Nửa đời tóc ngả màu sương Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê Đường vào như tỉnh như mê Đường ra phía trước, đường về tuổi xuân Đã đi muôn dặm xa gần Nay về Nam cũng bước chân bồi hồi (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu) (3) Xe bay, nghiêng gió dạt cành Đã quen lối tắt đường quanh hiểm nghèo (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu) (4) Diệt trừ phát xít dã man Việt Nam độc lập hoàn toàn tự do (Đói! Đói - Tố Hữu) (5) Giặc lùng giặc đốt xóm làng Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà (Vỡ bờ - Tố Hữu) Nhìn vào những vần được gạch chân trong các ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy một số điều sau: - Các tiếng được gạch chân được coi là hiệp vần với nhau nhưng các vần của chúng lại không hoàn thoàn đồng nhất, lí do là có sự tham gia của yếu tố được gọi là âm đệm. - Người đọc cũng như người viết vẫn đương nhiên công nhận đấy là những tiếng có sự hiệp vần với nhau. Nguyên nhân có thẻ là do cả người đọc và người viết đều không đề cao sự xuất hiện của yếu tố được gọi là âm đệm này. Điều này thể hiện tính không quan yếu của yếu tố được gọi là âm đệm trong cấu trúc âm tiết nói chung hay hiện tượng gieo vần nói riêng. Bên cạnh hiện tượng gieo vần trong thơ lục bát, tính không quan yếu của âm đệm tiếng Việt còn thể hiện ở sự hòa phối ngữ âm trong từ láy. Khảo sát các tư láy có chứa âm đệm trong “Từ điển từ láy tiếng Việt” (1995) của Viện Ngôn ngữ học, chúng tôi có một số nhận xét sau: _Các tiếng chứa âm đệm trong từ láy không nhiều. _Có hiện tượng tồn tại song song hai cách viết của cùng một từ láy. Điều này có nghĩa là trong một từ láy đôI có chứa các tiếng có âm đệm, chúng tôI thấy có hiện tượng song song tồn tại hai cách viết từ này: một cáchviết có âm đệm và một cách không có âm đệm trong các tiếng đó. Cụ thể như sau: STT Cách viết có âm đệm Cách viết không có âm đệm 1 Chuếnh choáng Chếnh choáng 2 Chuệnh choạng Chệnh choạng 3 Đuểnh đoảng Đểnh đoảng 4 Ngúc ngoắc Ngúc ngắc 5 Nhuần nhụy Nhuần nhị 6 Ngoắc ngoải Ngắc ngoải 7 Choạng vạng Chạng vạng 8 Đoàng hoàng Đàng hoàng 9 Hoang toàng Hoang tàng 10 Khoác loác Khoác lác 11 Loay hoay Lay hoay 12 Luýnh quýnh Lính quýnh 13 Choảnh hoảnh Chảnh hoảnh 14 Choãnh chọe Chãnh chọe 15 Tiu nguỷu Tiu nghỉu Nhìn vào bảng trên chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thiếu nhất quán trong cách viêt những từ láy này vì cách viết nào cũng đựoc coi là đúng. Diều này cho thấy rằng việc có hay không có âm đệm trong chúng đều không quan trọng. _Có những từ được coi là những từ láy vần nhưng phần vần của chúng không giống nhau.Trong một từ láy vần thì một tiếng có chứa âm đệm trong phần vần còn một tiếng không chứa. Dù vậy chúng vẫn được coi là những từ láy vần. Chẳng hạn như: STT Từ láy STT Từ láy 1 Bàng hoàng 11 Hoang mang 2 Bảng hoảng 12 Lăng quăng 3 Ba hoa 13 Lấn quấn 4 Bâng khuâng 14 Lơ quơ 5 Chành hoành 15 Líu quíu 6 Chàu quạu 16 Thoáng đãng 7 Chau quảu 17 Thoải mái 8 Chen hoẻn 18 Tán hoán 9 Chen ngoẻn 19 Tán loạn 10 Choáng váng 20 Tiu nguỷu Từ những cứ liệu này chúng tôi thấy rằng sự có mặt hay không của âm đệm trong cấu tạo của từ láy là điều không quan trọng, không cần thiết. Như vậy có thể thấy được rằng nó không phải là một yếu tố quan yếu trong cấu tạo từ láy noi chung và trong cấu tạo âm tiết nói riêng. 1.5. Âm đệm và xu hướng tiết kiệm, đơn giản, tự nhiên về cấu trúc âm tiết tiếng Việt Hơn nữa, các nhà Việt ngữ học từ trước đến nay luôn tranh luận với nhau về cương vị của âm đệm trong cấu trúc âm tiết của tiếng Việt. Có người cho nó là đơn vị đoạn tính, là một thành phần âm tiết như các thành phần khác như âm đầu, âm chính, âm cuối (Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Hữu Quỳnh, Mai Ngọc Chừ...). Thanh điệu Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Có người thì cho nó là một đơn vị siêu đoạn tính, tức là nó chỉ là một thuộc tính của âm tiết (Hoàng Cao Cương, Phạm Đức Dương-Phan Ngọc, Nguyễn Quang Hồng). Nhưng ngay cả tác giả Đoàn Thiện Thuật, đại diện tiêu biểu cho quan điểm coi âm đệm là một đơn vị đoạn tính, khi nói về bản chất của âm đệm cũng chỉ coi nó là một yếu tố tu chỉnh âm sắc của âm tiết mà thôi. Như vậy, nó cũng không phải là một yếu tố quan yếu cần có của âm tiết. Hơn nữa, cũng như các hiện tượng tự nhiên khác, ngôn ngữ cũng có xu hướng tiết kiệm và đơn giản về mặt cấu trúc. Âm tiết cũng là một đơn vị của ngôn ngữ. Do vậy mà nó cũng có xu hướng đơn giản hóa và tiết kiệm về mặt cấu trúc. Trong các thành phần của âm tiết thì âm đệm là thành phần ít quan yếu nhất. Do đó theo chúng tôi không nên coi âm đệm là một thành phần đoạn tính của âm tiết. Xét về lịch sử ngữ âm tiếng Việt, từ thời Việt- Mường chung trở về trước, tiếng Việt chưa có âm đệm. Nhưng vào thời Việt Mường chung, đặc biệt vào cuối thời kì này, do sự tiếp xúc với tiếng Hán cổ, tiếng Việt đã vay mượn yếu tố gọi là âm đệm này từ tiếng Hán cổ (trong tiếng Hán, âm đệm được gọi là giới âm). Như vậy, xét về mặt nguồn gốc, âm đệm là yếu tố gốc Hán và là một hiện tượng vay mượn có nguồn gốc xa xưa của tiếng Việt. Tiểu kết: Những phân tích trên đây đã cho chúng ta thấy được tính không quan yếu của yếu tố được gọi là âm đệm tiếng Việt. Sự tranh luận của các nhà Việt ngữ học về yếu tố này đã, đang và sẽ vẫn còn tiếp tục. Những phân tích trên đây sẽ là cơ sở cho chúng tôi đưa ra kiến giải sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. 2. Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt hiện đại Xuất phát từ những cơ sở đã nêu trên, chúng tôi tạm đề xuất một kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt hiện đại như sau: - Âm đệm trong tiếng Việt phải được đối xử như là một yếu tố siêu đoạn, cũng như yếu tố căng/lơi hay hệ thanh vị và phân biệt với các yếu tố đoạn tính khác trong cấu trúc âm tiết như âm đầu, âm chính, âm cuối. Chúng ta cần phân biệt hai loại điệu vị tác động trực tiếp đến khuôn đoạn tính C1VC2. Nếu đIệu vị căng lơI chỉ tác động lên phần VC2 thì đIệu vị tròn môI lại tác động lên toàn âm tiết. - Âm đệm tiếng Việt là một yếu tố vay mượn cho nên nó thuộc hệ thống biên chứ không nằm trong hệ thống tâm của tiếng Việt. Qua thực tế, chúng tôI thấy thực tiễn phương ngữ Nam Bộ đã từ chối đIệu vị này từ thế kỷ XIX. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy sự không quan yếu của âm đệm trong hệ thống âm tiết tiếng Việt thể hiện qua cách gieo vần và sự phối hợp ngữ âm trong từ láy cũng như những khó khăn mà người nói gặp phải khi phát âm chúng. Như vậy có thể giả định rằng âm đệm tiếng Việt sẽ tự tiêu biến trong tương lai. Tất nhiên, sự tiêu biến này phảI diễn ra trong một quãng thời gian rất dài và không phải sẽ biến mất mà không còn dấu vết gì. Cái mà chúng ta gọi là âm đệm hay đIệu vị tròn môi trong tiếng Việt hiện nay sẽ để lại dấu vết của mình trong các hiên tượng từ vựng học. Từ vựng tiếng Việt sẽ gia tăng một số lượng lớn các hiện tượng từ đồng âm có nguồn gốc từ các âm tiết có điệu vị tròn môi hiện nay. - Quá trình tiêu biến của âm đệm như chúng tôi đã giả định sẽ biểu hiện bằng sự biến mất của các chữ cái u, o (kí hiệu của âm đệm hiện nay trên bề mặt chính tả). Tuy nhiên, chữ viết có những quy luật biến đổi riêng. Lịch sử đã chứng minh tiếng Việt ngày nay có hệ thống văn tự rất khác hệ thống văn tự mà Alexandre Rhodes vào năm 1651 đã đề xướng. Điều đó có nghĩa là âm đệm tiếng Việt sẽ biểu hiện như thế nào, chúng tôi sẽ nghiên cứu ở một công trình khác về văn tự. Âm vị học mở rộng quan niệm: Một giải pháp âm vị học được gọi là tối ưu khi nó thoả mãn bốn điều kiện sau: - Nó phải có một cấu trúc lý thuyết giản dị (simplicity) - Các dẫn xuất của nó phải tự nhiên (naturalness) - Nó phải là một lý thuyết được hình thức hoá (formalness) - Nó phải có sức sản sinh cao (reproductivity) Giải pháp mà chúng tôi đề xuất ở đây thoả mãn những đIều kiện trên ở chố: Nó đưa đến cho tiếng Việt một khả năng tiết kiệm các âm vị theo hướng tự nhiên, trở lại với ngôn ngữ như những gì thuần chất, không lai tạp. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt sẽ được đơn giản hoá nhưng vẫn giữ nét tự nhiên vốn có của nó và đáp ứng các điều kiện quan trọng trên. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra được những kết luận sau: 1. Âm đệm là một yếu tố ngoại lai, có gốc Hán từ thời Việt Mường Chung. 2. Âm đệm có vai trò không quan yếu trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Do đó sự biến mất của nó là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Vậy chúng ta có thể hình dung vị trí của âm đệm - điệu vị tròn môi trong cấu trúc của âm tiết tiếng Việt như sau: Điệu vị tròn môi hay cái mà nhiều nhà nghiên cứu quen gọi là âm đệm trong tiếng Việt cho đến nay vẫn còn các ý kiến tranh luận khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nhưng như Y.R.Chao (1937) đã từng khẳng định: Miễn là các nhà âm vị học không sai phạm về các logic suy luận, còn thì các hệ thống âm vị học mà họ đã thiết lập cho một ngôn ngữ đều bình đẳng với nhau về giá trị chân lý. Việc những giải pháp này đúng hơn những giải pháp khác suy cho cùng là một sự căn cứ trên giá trị sử dụng của giải pháp đó mà thôi. Bởi vậy, giả thuyết mà chúng tôi đã đề ra trong tiểu luận này cũng có những hạt nhân chân lý và sẽ được chứng minh trong thực tiễn sinh động của ngôn ngữ. PHỤ LỤC NHỮNG TIẾNG CHỨA ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG VIỆT Stt Chính tả PLT Kết hợp PVSD Phiên âm 1 Boa I kng ([ba])([Tròn môi] [T1]) 2 Choa I ph ([ca])([Tròn môi] [T1]) 3 Choá I trh ([ca])([Tròn môi] [T5]) 4 Choạc I id ([caŋ])([Tròn môi] [T8]) 5 Choác III choang choác trh ([caŋ])([Tròn môi] [T7]) 6 Choai I trh ([caj])([Tròn môi] [T1]) 7 Choài I trh ([caj])([Tròn môi] [T2] ) 8 Choãi I trh ([caj] )( [Tròn môi] [T3] ) 9 Choái I trh ([caj] )( [Tròn môi] [T5] ) 10 Choại I ph,id ([caj] )( [Tròn môi] [T6] ) 11 Choán I trh ([can] )( [Tròn môi] [T5] ) 12 Choang I trh ([caŋ] )( [Tròn môi] [T1] ) 13 Choàng I trh ([caŋ] )( [Tròn môi] [T2] ) 14 Choảng I trh ([caŋ] )( [Tròn môi] [T4] ) 15 Choáng I trh ([caŋ] )( [Tròn môi] [T5] ) 16 Choạng I id ([caŋ] )( [Tròn môi] [T6] ) 17 Choắt I trh ([can] )( [+căng] [Tròn môi] [T7] ) 18 Choe III choe choé trh ([cồ] )( [Tròn môi] [T1] ) 19 Choé I id ([cồ] )( [Tròn môi] [T5] ) 20 Choẹ I kng,id ([cồ] )( [Tròn môi] [T6] ) 21 Choen III choen hoẻn id ([cồn] )( [Tròn môi] [T1] ) 22 Choèn III choèn choèn id ([cồn])([Tròn môi] [T2]) 23 Chuẩn I trh ([cn])([căng][Tròn môi][T4]) 24 Chuệch III chuệch choạc trh ([ceŋ])([Tròn môi] [T8]) 25 Chuếnh III chuếnh choáng trh ([ceŋ])([Tròn môi] [T5]) 26 Chuệnh III chuệnh choạng trh ([ceŋ])([Tròn môi] [T6]) 27 Chuỳ I trh ([ci])([Tròn môi] [T2]) 28 Chuyên I trh ([cien])([Tròn môi] [T1]) 29 Chuyền I trh ([cien])([Tròn môi] [T2]) 30 Chuyển I trh ([cien])([Tròn môi] [T4]) 31 Chuyến I trh ([cien])([Tròn môi] [T5]) 32 Chuyện I trh ([cien])([Tròn môi] [T6]) 33 Doa I trh ([za])([Tròn môi] [T1]) 34 Doá I ph,kng ([za])([Tròn môi] [T5]) 35 Doạ I trh ([za])([Tròn môi] [T6]) 36 Doãi I trh ([zaj])([Tròn môi] [T3]) 37 Doãng I trh ([zaŋ])([Tròn môi] [T3]) 38 Doạng I trh ([zaŋ])([Tròn môi] [T6]) 39 Doanh I cũ ([zaŋ])([căng][Tròn môi] [T1]) 40 Doành I cũ,vch ([zaŋ])([căng][Tròn môi] [T2]) 41 Duềnh I trh ([zeŋ])([Tròn môi] [T2]) 42 Duy I vch ([zi])([Tròn môi] [T1]) 44 Duyên I trh ([zien])([Tròn môi] [T1]) 45 Duyệt I trh ([zien])([Tròn môi] [T8]) 46 Đoá I trh ([da])([Tròn môi] [T5]) 47 Đoạ I id ([da])([Tròn môi] [T6]) 48 Đoác I trh ([daŋ])([Tròn môi] [T7]) 49 Đoài I cũ ([daj])([Tròn môi] [T2]) 50 Đoái I cũ,vch ([daj])([Tròn môi] [T5]) 51 Đoan I kng/cũ,id ([dan])([Tròn môi] [T1]) 52 Đoàn I trh ([dan])([Tròn môi] [T2]) 53 Đoản I kng,id ([dan])([Tròn môi] [T4]) 54 Đoán I trh ([dan])([Tròn môi] [T5]) 55 Đoạn I trh ([dan])([Tròn môi] [T6]) 56 Đoảng I kng ([daŋ])([Tròn môi] [T4]) 57 Đoạt I trh ([dan])([Tròn môi] [T8]) 58 Goá I trh ([óa])([Tròn môi] [T5]) 59 Hoa I trh ([ha])([Tròn môi] [T1]) 60 Hoà I trh ([ha])([Tròn môi] [T2]) 61 Hoả I trh ([ha])([Tròn môi] [T4]) 62 Hoá I trh ([ha])([Tròn môi] [T5]) 63 Hoạ I trh ([ha])([Tròn môi] [T6]) 64 Hoác I kết hợp hạn chế trh ([haŋ])([Tròn môi] [T7]) 65 Hoạch II kế hoạch,... trh ([haŋ])([căng][Tròn môi] [T8]) 66 Hoai I trh ([haj])([Tròn môi] [T1]) 67 Hoài I trh ([haj])([Tròn môi] [T2]) 68 Hoại I trh ([haj])([Tròn môi] [T6]) 69 Hoan II hoan lạc,... trh ([han])([Tròn môi] [T1]) 70 Hoàn I trh ([han])([Tròn môi] [T2]) 71 Hoãn I trh ([han])([Tròn môi] [T3]) 72 Hoán II hoán dụ,... trh ([han])([Tròn môi] [T5]) 73 Hoạn I trh ([han])([Tròn môi] [T6]) 74 Hoang I trh ([haŋ])([Tròn môi] [T1]) 75 Hoàng I trh ([haŋ])([Tròn môi] [T2]) 76 Hoảng I trh ([haŋ])([Tròn môi] [T4]) 77 Hoãng I ph ([haŋ])([Tròn môi] [T3]) 78 Hoáng I ph,id ([haŋ])([Tròn môi] [T5]) 79 Hoành I trh ([haŋ])([căng][Tròn môi] [T2]) 80 Hoạnh I id ([haŋ])([căng][Tròn môi] [T6]) 81 Hoạt I id ([han])([Tròn môi] [T8]) 82 Hoay III loay hoay trh ([haj])([căng][Tròn môi] [T1]) 83 Hoáy I kết hợp hạn chế trh ([haj])([căng][Tròn môi] [T5]) 84 Hoắc II hoắc hương,... trh ([haŋ])([căng][Tròn môi] [T7]) 85 Hoặc I trh ([haŋ])([căng][[Tròn môi] [T8]) 86 Hoắm I trh ([ham])([căng][Tròn môi] [T5]) 87 Hoằn III hoạ hoằn trh ([han])([căng][Tròn môi] [T2]) 88 Hoẵng I trh ([haŋ])([căng][Tròn môi] [T3]) 89 Hoe I trh ([hồ])([Tròn môi] [T1]) 90 Hoè I trh ([hồ])([Tròn môi] [T2]) 91 Hoẹ III hoạnh hoẹ trh ([hồ])([Tròn môi] [T6]) 92 Hoen I trh ([hồn])([Tròn môi] [T1]) 93 Hoẻn III toen hoẻn trh ([hồn])([Tròn môi] [T4]) 94 Huân II huân chương,... trh ([hɤn])([căng][Tròn môi] [T1]) 95 Huấn II huăn luyện trh ([hɤn])([căng][Tròn môi] [T5]) 96 Huê I cũ/ph ([he])([Tròn môi] [T1]) 97 Huề I ph ([he])([Tròn môi] [T2]) 98 Huệ I trh ([he])([Tròn môi] [T6]) 99 Huếch III huếch hoác khg ([heŋ])([Tròn môi] [T7]) 100 Huênh III huênh hoang trh ([heŋ])([Tròn môi] [T1]) 101 Huơ I trh ([hɤ])([Tròn môi] [T1]) 102 Huy II huy động,... trh ([hi])([Tròn môi] [T1]) 103 Huỷ I trh ([hi])([Tròn môi] [T4]) 104 Huý I trh ([hi])([Tròn môi] [T5]) 105 Huých I kng ([hiŋ])([Tròn môi] [T7]) 106 Huỵch III huỳnh huỵch trh ([hiŋ])([Tròn môi] [T8]) 107 Huyên II huyên náo,... trh ([hien])([Tròn môi] [T1]) 108 Huyền I trh ([hien])([Tròn môi] [T2]) 109 Huyễn II hyễn hoặc trh ([hien])([Tròn môi] [T3]) 110 Huyện I trh ([hien])([Tròn môi] [T6]) 111 Huyết II huyết áp,... trh ([hien])([Tròn môi] [T7]) 112 Huyệt I trh ([hien])([Tròn môi] [T8]) 113 Huynh I cũ ([hiŋ])([Tròn môi] [T1]) 114 Huỳnh I cũ/vch ([hiŋ])([Tròn môi] [T2]) 115 Huýt I trh ([hin])([Tròn môi] [T7]) 116 Khoa I trh ([xa])([Tròn môi] [T1]) 117 Khoả I trh ([xa])([Tròn môi] [T4]) 118 Khoá I trh ([xa])([Tròn môi] [T5]) 119 Khoác I trh ([xaŋ])([Tròn môi] [T7]) 120 Khoai I trh ([xaj])([Tròn môi] [T1]) 121 Khoái I kng ([xaj])([Tròn môi] [T5]) 122 Khoan I trh ([xan])([Tròn môi] [T1]) 123 Khoản I trh ([xan])([Tròn môi] [T4]) 124 Khoán I trh ([xan])([Tròn môi] [T4]) 125 Khoang I trh ([xaŋ])([Tròn môi] [T1]) 126 Khoảng I trh ([xaŋ])([Tròn môi] [T4]) 127 Khoáng I trh ([xaŋ])([Tròn môi] [T5]) 128 Khoanh I trh ([xaŋ])([căng][Tròn môi] [T1]) 129 Khoảnh I trh ([xaŋ])([căng][Tròn môi] [T4]) 130 Khoát I trh ([xan])([Tròn môi] [T7]) 131 Khoáy I trh ([xaj])([Tròn môi] [T5]) 132 Khoăm I id ([xam])([căng][Tròn môi] [T1]) 133 Khoằm I trh ([xam])([căng][Tròn môi] [T2]) 134 Khoặm I id ([xam])([căng][Tròn môi] [T6]) 135 Khoắn III khoẻ khoắn trh ([xan])([căng][Tròn môi] [T5]) 136 Khoắng I trh ([xaŋ])([Tròn môi] [T5]) 137 Khoắt III khuya khoắt trh ([xat])([căng][Tròn môi] [T7]) 138 Khoe I trh ([xồ])([Tròn môi] [T1]) 139 Khoẻ I trh ([xồ])([Tròn môi] [T4]) 140 Khoé I trh ([xồ])([Tròn môi] [T5]) 141 Khoen I trh ([xồn])([Tròn môi] [T1]) 142 Khoeo I trh ([xồw])([Tròn môi] [T1]) 143 Khoèo I trh ([xồw])([Tròn môi] [T2]) 144 Khoét I trh ([xồn])([Tròn môi] [T7]) 145 Khuân I trh ([xɤn])([căng][Tròn môi] [T1]) 146 Khuẩn I trh ([xɤn])([căng][Tròn môi] [T4]) 147 Khuất I trh ([xɤn])([căng][Tròn môi] [T7]) 148 Khuây I trh ([xɤj])([căng][Tròn môi] [T1]) 149 Khuấy I trh ([xɤj])([căng][Tròn môi] [T5]) 150 Khuê II khuê phòng cũ/vch ([xe])([Tròn môi] [T1]) 151 Khuếch II khuyếch đại trh ([xeŋ])([Tròn môi] [T7]) 152 khuơ I ph ([xɤ])([Tròn môi] [T1]) 153 Khuy I trh ([xi])([Tròn môi] [T1]) 154 Khuỵ I trh ([xi])([Tròn môi] [T6]) 155 Khuya I trh ([xie])([Tròn môi] [T1]) 156 Khuyên I trh ([xien])([Tròn môi] [T1]) 157 Khuyển II khuyển mã kng,id/cũ ([xien])([Tròn môi] [T4]) 158 Khuyến II khuyến khích trh ([xien])([Tròn môi] [T5]) 159 Khuyết I trh ([xien])([Tròn môi] [T7]) 160 Khuynh I kết hợp hạn chế ([xiŋ])([Tròn môi] [T1]) 161 Khuỳnh I trh ([xiŋ])([Tròn môi] [T2]) 162 Khuỷnh I trh ([xiŋ])([Tròn môi] [T4]) 163 Khuýp I kng ([xim])([Tròn môi] [T7]) 164 Khuỷu I trh ([xiw])([Tròn môi] [T3]) 165 Khuỵu I trh ([xiw])([Tròn môi] [T6]) 166 Loa I trh ([la])([Tròn môi] [T1]) 167 Loà I trh ([la])([Tròn môi] [T2]) 168 Loã I id ([la])([Tròn môi] [T3]) 169 Loả III loả toả trh ([la])([Tròn môi] [T4]) 170 Loá I trh ([la])([Tròn môi] [T5]) 171 loạc III loạc choạc trh ([laŋ])([Tròn môi] [T8]) 172 Loài I trh ([laj])([Tròn môi] [T2]) 173 Loại I trh ([laj])([Tròn môi] [T6]) 174 Loan I cũ,vch/id ([lan])([Tròn môi] [T1]) 175 Loàn I cũ,vch ([lan])([Tròn môi] [T2]) 176 Loạn I trh ([lan])([Tròn môi] [T6]) 177 Loang I trh ([laŋ])([Tròn môi] [T1]) 178 Loàng III loàng xoàng kng ([laŋ])([Tròn môi] [T2]) 179 Loãng I trh ([laŋ])([Tròn môi] [T3]) 180 Loảng III loảng xoảng trh ([laŋ])([Tròn môi] [T4]) 181 loáng I trh ([laŋ])([Tròn môi] [T5]) 182 Loạng I trh ([laŋ])([Tròn môi] [T6]) 183 Loanh III loanh quanh trh ([laŋ])([căng][Tròn môi] [T1]) 184 Loạt I trh ([lan])([Tròn môi] [T8]) 185 Loay III loay hoay trh ([laj])([căng][Tròn môi] [T1]) 186 Loăn III loăn xoăn trh ([lan])([căng][Tròn môi] [T1]) 187 Loăng III loăng quăng trh ([laŋ])([căng][Tròn môi] [T1]) 188 Loằng III loằng ngoằng trh ([laŋ])([căng][Tròn môi] [T2]) 189 Loắt III loắt choắt trh ([lat])([căng][Tròn môi] [T7]) 190 Loe I trh ([lồ])([Tròn môi] [T1]) 191 Loè I trh ([lồ])([Tròn môi] [T2]) 192 Loé I trh ([lồ])([Tròn môi] [T5]) 193 Loét I trh ([lồn])([Tròn môi] [T7]) 194 Loẹt III loè loẹt trh ([lồn])([Tròn môi] [T8]) 195 Luân II luân canh trh ([lɤn])([căng][Tròn môi] [T1]) 196 Luẩn III luẩn quẩn trh ([lɤn])([căng][Tròn môi] [T4]) 197 Luấn III luấn quấn trh ([lɤn])([căng][Tròn môi] [T5]) 198 Luận I cũ ([lɤn])([căng][Tròn môi] [T6]) 199 Luật I trh ([lɤn])([căng][Tròn môi] [T8]) 200 Luỹ I trh ([li])([Tròn môi] [T3]) 201 Luỵ I trh ([li])([Tròn môi] [T6]) 202 Luých I kng ([liŋ])([Tròn môi] [T7]) 203 luyên III luyên thuyên id ([lien])([Tròn môi] [T1]) 204 luyến I trh ([lien])([Tròn môi] [T5]) 205 Luyện I trh ([lien])([Tròn môi] [T6]) 206 Luýnh III luýnh quýnh trh ([liŋ])([Tròn môi] [T5]) 207 Moay III moay ơ trh ([maj])([căng][Tròn môi] [T1]) 208 Noãn I trh ([nan])([Tròn môi] [T3]) 209 Nuy I kng ([ni])([Tròn môi] [T1]) 210 Ngoa I trh ([ŋa])([Tròn môi] [T1]) 211 Ngoã II thợ ngoã trh ([ŋa])([Tròn môi] [T3]) 212 Ngoác I kng ([ŋaŋ])([Tròn môi] [T7]) 213 Ngoạc I kng ([ŋaŋ])([Tròn môi] [T8]) 214 Ngoai III nguôi ngoai trh ([ŋaj])([Tròn môi] [T1]) 215 Ngoài I trh ([ŋaj])([Tròn môi] [T2]) 216 Ngoải I ph,kng ([ŋaj])([Tròn môi] [T4]) 217 Ngoái I trh ([ŋaj])([Tròn môi] [T5]) 218 Ngoại I trh ([ŋaj])([Tròn môi] [T6]) 219 Ngoạm I trh ([ŋam])([Tròn môi] [T6]) 220 Ngoan I trh ([ŋan])([Tròn môi] [T1]) 221 Ngoãn III ngoan ngoãn trh ([ŋan])([Tròn môi] [T3]) 222 Ngoạn II ngoạn mục,... trh ([ŋan])([Tròn môi] [T6]) 223 Ngoảnh I trh ([ŋaŋ])([Tròn môi] [T4]) 224 Ngoao I trh ([ŋaw])([Tròn môi] [T1]) 225 Ngoáo I kng ([ŋaw])([Tròn môi] [T5]) 226 Ngoáp I id ([ŋam])([Tròn môi] [T7]) 227 Ngoay III ngoay ngoảy trh ([ŋaj])([căng][Tròn môi] [T1]) 228 Ngoảy I cũ/ph ([ŋaj])([căng][Tròn môi] [T4]) 229 Ngoáy I trh ([ŋaj])([Tròn môi] [T5]) 230 Ngoạy III ngọ ngoạy trh ([ŋaj])([Tròn môi] [T6]) 231 Ngoắc I kng ([ŋaŋ])([căng][Tròn môi] [T7]) 232 Ngoặc I trh ([ŋaŋ])([căng][Tròn môi] [T8]) 234 Ngoằn III ngoằn ngoèo trh ([ŋaŋ])([căng][Tròn môi] [T2]) 235 Ngoắt I trh ([ŋan])([căng][Tròn môi] [T7]) 236 Ngoặt I trh ([ŋan])([căng][Tròn môi] [T8]) 237 Ngoèo III ngoằn ngoèo trh ([ŋồw])([Tròn môi] [T2]) 238 Ngoéo III ngoắt ngoéo trh ([ŋồw])([Tròn môi] [T5]) 239 Ngoẹo III ngoặt ngoẹo trh ([ŋồw])([Tròn môi] [T6]) 240 Nguây III nguây nguẩy trh ([ŋɤj])([căng][Tròn môi] [T1]) 241 Nguẩy I trh ([ŋɤj])([căng][Tròn môi] [T4]) 242 Nguậy III ngọ nguậy trh ([ŋɤj])([căng][Tròn môi] [T6]) 243 Nguếch III nguếch ngoác trh ([ŋeŋ])([căng][Tròn môi] [T7]) 244 Nguệch III nguyệch ngoạc trh ([ŋeŋ])([căng][Tròn môi] [T8]) 245 Nguy I trh ([ŋi])([Tròn môi] [T1]) 246 Nguỵ I trh ([ŋi])([Tròn môi] [T6]) 247 Nguyên I trh ([ŋien])([Tròn môi] [T1]) 248 Nguyền I vch ([ŋien])([Tròn môi] [T2]) 249 Nguyện I trh ([ŋien])([Tròn môi] [T6]) 250 Nguyệt II nguyệt quế trh/cũ ([ŋien])([Tròn môi] [T8]) 251 Nguýt I trh ([ŋin])([Tròn môi] [T7]) 252 Nhoà I trh ([na])([Tròn môi] [T2]) 253 Nhoai I trh ([naj])([Tròn môi] [T1]) 254 Nhoài I trh ([naj])([Tròn môi] [T2]) 255 Nhoàng III nhoáng nhoàng trh ([naŋ])([Tròn môi] [T]) 256 Nhoáng I trh ([naŋ])([Tròn môi] [T]) 257 Nhoay III nhoay nhoáy trh ([naj])([Tròn môi] [T1]) 258 Nhoáy I/III kng ([naj])([Tròn môi] [T5]) 259 Nhoe III nhoe nhoét trh ([nồ])([Tròn môi] [T1]) 260 Nhoè I trh ([nồ])([Tròn môi] [T2]) 261 Nhoen III nhoen nhoẻn kng ([nồn])([Tròn môi] [T1]) 262 Nhoèn I trh ([nồn])([Tròn môi] [T2]) 263 Nhoẻn I trh ([nồn])([Tròn môi] [T4]) 264 Nhoét I trh ([nồn])([Tròn môi] [T7]) 265 Nhoẹt I id ([nồn])([Tròn môi] [T8]) 266 Nhuần I trh ([nɤn])([Tròn môi] [T2]) 267 Nhuận I trh ([nɤn])([Tròn môi] [T6]) 268 Nhuệ II nhuệ khí trh ([ne])([Tròn môi] [T6]) 269 Nhuỵ I trh ([ni])([Tròn môi] [T6]) 270 Nhuyễn I trh ([nien])([Tròn môi] [T3]) 271 Oa II/III oa trữ/ oa oa trh ([ʔa])([Tròn môi] [T1]) 272 Oà I trh ([ʔa])([Tròn môi] [T2]) 273 Oách I kng ([ʔồŋ])([căng] [Tròn môi] [T7]) 274 Oạch I trh ([ʔồŋ])([căng] [Tròn môi] [T8]) 275 Oai I trh ([ʔaj])([Tròn môi] [T1]) 276 Oài III oằn oài id ([ʔaj])([Tròn môi] [T2]) 277 Oải I trh ([ʔaj])([Tròn môi] [T4]) 278 Oái I trh ([ʔaj])([Tròn môi] [T5]) 279 Oại III oằn oại trh ([ʔaj])([Tròn môi] [T6]) 280 Oan I trh ([ʔan])([Tròn môi] [T1]) 281 Oản I trh ([ʔan])([Tròn môi] [T4]) 282 Oán I trh ([ʔan])([Tròn môi] [T5]) 283 Oang I trh ([ʔaŋ])([Tròn môi] [T1]) 284 Oanh I vch ([ʔồŋ])([căng] [Tròn môi] [T1]) 285 Oành III oành oạch trh ([ʔồŋ])([Tròn môi] [T2]) 286 Oạch III oành oạch trh ([ʔaŋ])([căng] [Tròn môi] [T8]) 287 Oát III trh ([ʔan])([Tròn môi] [T7]) 288 Oăm III oái oăm trh ([ʔam])([căng] [Tròn môi] [T1]) 289 Oằn I trh ([ʔan])([căng] [Tròn môi] [T2]) 290 Oắt I trh ([ʔan])([căng] [Tròn môi] [T7]) 291 Oặt I trh ([ʔan])([căng] [Tròn môi] [T8]) 292 Oe I trh ([ʔồ])([Tròn môi] [T1]) 293 Oẻ I trh ([ʔồ])([Tròn môi] [T4]) 294 Oẹ I trh ([ʔồ])([Tròn môi] [T6]) 295 Qua I trh ([ka])([Tròn môi] [T1]) 296 Quà I trh ([ka])([Tròn môi] [T2]) 297 Quả I trh ([ka])([Tròn môi] [T4]) 298 Quá I trh ([ka])([Tròn môi] [T5]) 299 Quạ I trh ([ka])([Tròn môi] [T6]) 300 Quác I/III quang quác trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T7]) 301 Quạc I/III quàng quạc trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T8]) 302 Quách I trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T7]) 303 Quạch I trh ([kồŋ])([căng] [Tròn môi] [T6]) 304 Quai I trh ([kaj])([Tròn môi] [T1]) 305 Quài I trh ([kaj])([Tròn môi] [T2]) 306 Quải I ph ([kaj])([Tròn môi] [T4]) 307 Quái I kng/id ([kaj])([Tròn môi] [T5]) 308 Quại I thgt ([kaj])([Tròn môi] [T6]) 309 Quan I trh ([kan])([Tròn môi] [T1]) 310 Quàn I trh ([kan])([Tròn môi] [T2]) 311 Quản I trh ([kan])([Tròn môi] [T4]) 312 Quán I trh ([kan])([Tròn môi] [T5]) 313 Quang I trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T1]) 314 Quàng I trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T2]) 315 Quảng II quảng bá trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T4]) 316 Quãng I trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T3]) 317 Quáng I trh ([kaŋ])([Tròn môi] [T5]) 318 Quanh I trh ([kồŋ])([căng] [Tròn môi] [T1]) 319 Quánh I trh ([kồŋ])([Tròn môi] [T5]) 320 Quạnh I trh ([kồŋ])([Tròn môi] [T6]) 321 Quào I trh ([kaw])([Tròn môi] [T2]) 322 Quát I trh ([kan])([Tròn môi] [T7]) 323 Quạt I trh ([kan])([Tròn môi] [T8]) 324 Quàu III quàu quạu ph ([kaw])([căng] [Tròn môi] [T2]) 325 Quạu I ph ([kaw])([căng] [Tròn môi] [T6]) 326 Quay I trh ([kaj])([căng] [Tròn môi] [T1]) 327 Quày I ph ([kaj])([căng] [Tròn môi] [T2]) 328 Quảy I trh ([kaj])([căng] [Tròn môi] [T4]) 329 Quạy III quày quạy id ([kaj])([căng] [Tròn môi] [T6]) 330 Quắc I trh ([kaŋ])([căng] [Tròn môi] [T7]) 331 Quặc I kng ([kaŋ])([căng] [Tròn môi] [T8]) 332 Quăm III quăm quắm trh ([kam])([căng] [Tròn môi] [T1]) 333 Quằm III quằm quặm trh ([kam])([căng] [Tròn môi] [T2]) 334 Quắm I trh ([kam])([căng] [Tròn môi] [T5]) 335 Quặm I trh ([kam])([căng] [Tròn môi] [T6]) 336 Quăn I trh ([kan])([căng] [Tròn môi] [T1]) 337 Quằn I trh ([kan])([căng] [Tròn môi] [T2]) 338 Quắn I kng,thgt ([kan])([căng] [Tròn môi] [T5]) 339 Quặn I trh ([kan])([căng] [Tròn môi] [T6]) 340 Quăng I trh ([kaŋ])([căng] [Tròn môi] [T1]) 341 Quẳng I trh ([kaŋ])([căng] [Tròn môi] [T4]) 342 Quặng I trh ([kaŋ])([căng] [Tròn môi] [T6]) 343 Quắp I trh ([kam])([căng] [Tròn môi] [T7]) 344 Quặp I trh ([kam])([căng] [Tròn môi] [T8]) 345 Quắt I trh ([kan])([căng] [Tròn môi] [T7]) 346 Quặt I trh ([kan])([căng] [Tròn môi] [T8]) 347 Quấc I cũ ([kɤŋ])([căng] [Tròn môi] [T7]) 348 Quân I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T1]) 349 Quần I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T2]) 350 Quẫn I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T3]) 351 Quẩn I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T4]) 352 Quấn I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T5]) 353 Quận I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T6]) 354 Quầng I trh ([kɤŋ])([căng] [Tròn môi] [T2]) 355 Quẩng I trh ([kɤŋ])([căng] [Tròn môi] [T4]) 356 Quất I trh ([kɤn])([căng] [Tròn môi] [T7]) 357 Quật I trh ([kɤ n])([căng] [Tròn môi] [T8]) 358 Quây I trh ([kɤj])([căng] [Tròn môi] [T1]) 359 Quầy I trh ([kɤj])([căng] [Tròn môi] [T2]) 360 Quẩy I trh ([kɤj])([căng] [Tròn môi] [T4]) 361 Quẫy I trh ([kɤj])([căng] [Tròn môi] [T3]) 362 Quấy I trh ([kɤj])([căng] [Tròn môi] [T5]) 363 Quậy I ph,kng ([k ɤj])([căng] [Tròn môi] [T6]) 364 Que I trh ([kồ])([Tròn môi] [T]) 365 Què I trh ([kồ])([Tròn môi] [T2]) 366 Quẽ III quạnh quẽ trh ([kồ])([Tròn môi] [T3]) 367 Quẻ I trh ([kồ])([Tròn môi] [T4]) 368 Quen I trh ([kồn])([Tròn môi] [T1]) 369 Quèn I trh ([kồn])([Tròn môi] [T2]) 370 Queo I trh ([kồw])([Tròn môi] [T1]) 371 Quèo I trh ([kồw])([Tròn môi] [T2]) 372 Quẹo I trh ([kồw])([Tròn môi] [T6]) 373 Quéo I trh ([kồw])([Tròn môi] [T5]) 374 Quét I trh ([kồn])([Tròn môi] [T7]) 375 Quẹt I trh ([kồn])([Tròn môi] [T8]) 376 Quê I trh ([ke])([Tròn môi] [T1]) 377 Quế I trh ([ke])([Tròn môi] [T5]) 378 Quệch III quệch quạc id ([keŋ])([Tròn môi] [T8]) 379 Quên I trh ([ken])([Tròn môi] [T1]) 380 Quện I ph ([ken])([Tròn môi] [T6]) 381 Quềnh III quyềnh quàng trh ([keŋ])([Tròn môi] [T2]) 382 Quết I trh ([ken])([Tròn môi] [T7]) 383 Quệt I trh ([ken])([Tròn môi] [T8]) 384 quều III quều quào trh ([kew])([Tròn môi] [T2]) 385 Qui I trh ([ki])([Tròn môi] [T]) 386 Quì I trh ([ki])([Tròn môi] [T2]) 387 Quĩ I trh ([ki])([Tròn môi] [T3]) 388 Quỉ I trh ([ki])([Tròn môi] [T4]) 389 Quí I trh ([ki])([Tròn môi] [T5]) 390 Quị I trh ([ki])([Tròn môi] [T6]) 391 Quít I trh ([kin])([Tròn môi] [T7]) 392 Quịt I trh ([kin])([Tròn môi] [T8]) 393 Quọ III quạu quọ trh ([kƆ])([Tròn môi] [T6]) 394 Quơ I trh ([kƆ])([Tròn môi] [T1]) 395 Quờ I trh ([kƆ])([Tròn môi] [T2]) 396 Quở I trh ([kɤ])([Tròn môi] [T4]) 397 Quớ I id ([kɤ])([Tròn môi] [T5]) 398 Quy I trh ([ki])([Tròn môi] [T1]) 399 Quỳ I trh ([ki])([Tròn môi] [T2]) 400 Quỹ I trh ([ki])([Tròn môi] [T3]) 401 Quỷ I trh ([ki])([Tròn môi] [T4]) 402 Quý I trh ([ki])([Tròn môi] [T5]) 403 Quỵ I trh ([ki])([Tròn môi] [T6]) 404 Quých I thgt ([kiŋ])([Tròn môi] [T7]) 405 Quyên I trh ([kien])([Tròn môi] [T1]) 406 Quyền I trh ([kien])([Tròn môi] [T2]) 407 Quyển I trh ([kien])([Tròn môi] [T4]) 408 Quyến I trh ([kien])([Tròn môi] [T5]) 409 Quyện I trh ([kien])([Tròn môi] [T6]) 410 Quyết I trh ([kien])([Tròn môi] [T7]) 411 Quyệt I id ([kien])([Tròn môi] [T8]) 412 Quỳnh I trh ([kiŋ])([Tròn môi] [T1]) 413 Quỷnh I thgt ([kiŋ])([Tròn môi] [T4]) 414 Quýnh I trh ([kiŋ])([Tròn môi] [T5]) 415 Quỵp I ph ([kim])([Tròn môi] [T8]) 416 Quýt I trh ([kin])([Tròn môi] [T7]) 417 Quỵt I trh ([kin])([Tròn môi] [T8]) 418 Quýu III quýnh quýu trh ([kiw])([Tròn môi] [T5]) 419 Soái II nguyên soái cũ ([şaj])([Tròn môi] [T5]) 420 Soàn III soàn soạt trh ([şan])([Tròn môi] [T2]) 421 Soán II soán đoạt id ([şan])([Tròn môi] [T5]) 422 Soạn I trh ([şan])([Tròn môi] [T6]) 423 Soát I trh ([şan])([Tròn môi] [T7]) 424 Soạt I trh ([şan)([Tròn môi] [T8]) 425 Suất I trh ([şɤ n])([căng] [Tròn môi] [T7]) 426 Suy I trh ([şi])([Tròn môi] [T1]) 427 Suý I cũ ([şi])([Tròn môi] [T5]) 428 Suyễn I kng ([şien])([Tròn môi] [T3]) 429 Suyển II suy suyển trh ([şien])([Tròn môi] [T4]) 430 Suýt I trh ([şin])([Tròn môi] [T7]) 431 Suỵt I trh ([şin])([Tròn môi] [T8]) 432 Thoa I cũ/ph ([t’a])([Tròn môi] [T1]) 433 Thoả I trh ([t’a])([Tròn môi] [T4]) 434 Thoá II thoá mạ trh ([t’a])([Tròn môi] [T5]) 435 Thoai III thoai thoải trh ([t’aj])([Tròn môi] [T1]) 436 Thoải I trh ([t’aj])([Tròn môi] [T4]) 4437 Thoái I trh ([t’aj])([Tròn môi] [T5]) 438 Thoại I trh ([t’aj])([Tròn môi] [T6]) 439 Thoán II thoán đoạt cũ ([t’an])([Tròn môi] [T5]) 440 Thoang III thoang thoảng trh ([t’aŋ])([Tròn môi] [T1]) 441 Thoảng I trh ([t’aŋ])([Tròn môi] [T4]) 442 Thoáng I trh ([t’aŋ])([Tròn môi] [T5]) 443 Thoát I trh ([t’an])([Tròn môi] [T8]) 444 Thoạt I trh ([t’an])([Tròn môi] [T8]) 445 Thoăn III thoăn thoắt trh ([t’aŋ])([căng] [Tròn môi] [T1]) 446 Thoắng I id ([t’aŋ])([căng] [Tròn môi] [T5]) 447 Thoắt I trh ([t’an])([Tròn môi] [T7]) 448 Thuần I trh ([t’ɤn])([căng] [Tròn môi] [T2]) 449 Thuẫn I trh ([t’ɤn])([căng] [Tròn môi] [T3]) 450 Thuận I trh ([t’ɤn])([căng] [Tròn môi] [T6]) 451 Thuật I trh ([t’ɤn])([căng] [Tròn môi] [T8]) 452 Thuê I trh ([t’e])([Tròn môi] [T1]) 456 Thuế I trh ([t’e])([Tròn môi] [T5]) 454 Thuở I trh ([t’ɤ])([Tròn môi] [T4]) 455 Thuỳ I trh ([t’i])([Tròn môi] [T2]) 456 Thuỷ II tàu thuỷ trh ([t’i])([Tròn môi] [T4]) 457 Thuý I kết hợp hạn chế cũ,vch ([t’i])([Tròn môi] [T5]) 458 Thuỵ I trh ([t’i])([Tròn môi] [T6]) 459 Thuyên I id ([t’ien])([Tròn môi] [T1]) 460 Thuyền I trh ([t’ien])([Tròn môi] [T2]) 461 Thuyết I trh ([t’ien])([Tròn môi] [T7]) 462 Toa I trh ([ta])([Tròn môi] [T1]) 463 Toà I trh ([ta])([Tròn môi] [T2]) 464 Toả I trh ([ta])([Tròn môi] [T4]) 465 Toá I id ([ta])([Tròn môi] [T5]) 466 Toạ II toạ đàm trh ([ta])([Tròn môi] [T6]) 467 Toác I trh ([taŋ])([Tròn môi] [T7]) 468 Toạc I trh ([taŋ])([Tròn môi] [T8]) 469 Toài I trh ([taj])([Tròn môi] [T2]) 470 Toái II phiền toái trh ([taj])([Tròn môi] [T5]) 471 Toại I trh ([taj])([Tròn môi] [T6]) 472 Toan I trh ([tan])([Tròn môi] [T1]) 473 Toàn I trh ([tan])([Tròn môi] [T2]) 474 Toán I trh ([tan])([Tròn môi] [T5]) 475 Toang I trh ([taŋ])([Tròn môi] [T1]) 476 Toàng III tuyềnh toàng trh ([taŋ])([Tròn môi] [T2]) 477 Toáng I trh ([taŋ])([Tròn môi] [T5]) 478 Toát I trh ([tan])([Tròn môi] [T7]) 479 Toáy I kng ([taj])([căng] [Tròn môi] [T5]) 480 Toe I trh ([tồ])([Tròn môi] [T1]) 481 Toè I trh ([tồ])([Tròn môi] [T2]) 482 Toẽ I trh ([tồ])([Tròn môi] [T3]) 483 Toẻ I trh ([tồ])([Tròn môi] [T4]) 484 Toé I trh ([tồ])([Tròn môi] [T5]) 485 Toen III toen nhoẻn kng ([tồn])([Tròn môi] [T1]) 486 Toèn III toèn toẹt trh ([tồn])([Tròn môi] [T2]) 487 Toét I trh ([tồn])([Tròn môi] [T5]) 488 Toẹt I trh ([tồn])([Tròn môi] [T8]) 489 Truân II truân chiên trh ([ʈɤn])([căng] [Tròn môi] [T1]) 490 Truất I trh ([ʈɤn])([căng] [Tròn môi] [T7]) 491 Truy I trh ([ʈi])([Tròn môi] [T1]) 492 Truỵ II truỵ lạc trh ([ʈi])([Tròn môi] [T6]) 493 Truyền I trh ([ʈien])([Tròn môi] [T2]) 494 Truyện I trh ([ʈien])([Tròn môi] [T6]) 495 Tuân I trh ([tɤn])([căng] [Tròn môi] [T1]) 496 Tuần I trh ([tɤn])( [căng] [Tròn môi] [T2]) 497 Tuẫn II tuẫn tiết cũ ([tɤn])( [căng] [Tròn môi] [T3]) 498 Tuấn II tuấn kiệt cũ ([tɤn])([căng] [Tròn môi] [T5]) 499 Tuất I trh ([tɤn])( [căng] [Tròn môi] [T7]) 500 Tuế II tuế nguyệt cũ ([te])([Tròn môi] [T5]) 501 Tuệ II trí tuệ trh ([te])([Tròn môi] [T6]) 502 Tuếch III tuếch toác kng,id ([tồŋ])([Tròn môi] [T7]) 503 Tuệch III tuệch toạc kng ([tồŋ])([Tròn môi] [T8]) 504 Tuềnh III tuyềnh toàng trh ([tồŋ])([Tròn môi] [T2]) 505 Tuy I trh ([ti])([Tròn môi] [T1]) 506 Tuỳ I trh ([ti])([Tròn môi] [T2]) 507 Tuỷ I trh ([ti])([Tròn môi] [T4]) 508 Tuý III tuý luý trh ([ti])([Tròn môi] [T5]) 509 Tuỵ I trh ([ti])([Tròn môi] [T6]) 510 Tuyên I ([tien])([Tròn môi] [T1]) 511 Tuyền I trh ([tien])([Tròn môi] [T2]) 512 Tuyển I trh ([tien])([Tròn môi] [T4]) 513 Tuyến I trh ([tien])([Tròn môi] [T5]) 514 Tuyết I trh ([ʈien])([Tròn môi] [T7]) 515 Tuyệt I trh ([tien])([Tròn môi] [T8]) 516 Tuyn I trh ([tin])([Tròn môi] [T1]) 517 Tuýp I kng ([tim])([Tròn môi] [T7]) 518 Tuýt III tuýt xo vm ([tin])([Tròn môi] [T7]) 519 Uẩn II uẩn khúc trh ([ʔɤn])([căng] [Tròn môi] [T4]) 520 Uất I trh ([ʔɤn])([căng] [Tròn môi] [T7]) 521 Uể III uể oải trh ([ʔe])([Tròn môi] [T4]) 522 Uế II uế khí trh ([ʔe])([Tròn môi] [T5]) 523 Uy I ([ʔi])([Tròn môi] [T1]) 524 Uỷ I ([ʔi])([Tròn môi] [T4]) 525 Uý II trh ([ʔi])([Tròn môi] [T5]) 526 uỵch I trh ([ʔiŋ])([Tròn môi] [T8]) 527 Uyên I ([ʔien])([Tròn môi] [T1]) 528 Uyển III uyển chuyển trh ([ʔien])([Tròn môi] [T4]) 529 Uỳnh III uỳnh uỵch trh ([ʔiŋ])([Tròn môi] [T2]) 530 Voan I vm ([van])([Tròn môi] [T1]) 531 Xoa I trh ([sa])([Tròn môi] [T1]) 532 Xoà I trh ([sa])([Tròn môi] [T2]) 533 Xoã I trh ([sa])([Tròn môi] [T3]) 534 Xoả III xoay xoả trh ([sa])([Tròn môi] [T4]) 535 Xoá I trh ([sa])([Tròn môi] [T5]) 536 Xoác I ph ([saŋ])([Tròn môi] [T7]) 537 Xoạc I trh ([saŋ])([Tròn môi] [T8]) 538 Xoạch III xoành xoạch trh ([saŋ])( [căng] [Tròn môi] [T8]) 539 Xoai III xoai xoải trh ([saj])([Tròn môi] [T1]) 540 Xoài I trh ([saj])([Tròn môi] [T2]) 541 Xoải I trh ([saj])([Tròn môi] [T4]) 542 Xoan I trh ([san])([Tròn môi] [T1]) 543 Xoàn I ph ([san])([Tròn môi] [T2]) 544 Xoang I trh ([saŋ])([Tròn môi] [T1]) 545 Xoàng I kng ([saŋ])([Tròn môi] [T2]) 546 Xoảng III xủng xoảng trh ([saŋ])([Tròn môi] [T4]) 547 Xoạng I trh ([saŋ])([Tròn môi] [T6]) 548 Xoành III xoành xoạch trh ([saŋ])( [căng] [Tròn môi] [T1]) 549 Xoát III xuýt xoát trh ([san])([Tròn môi] [T7]) 550 Xoay I trh ([saj])([căng] [Tròn môi] [T1]) 551 Xoáy I trh ([saj])([căng] [Tròn môi] [T5]) 552 Xoăn I trh ([san])([căng] [Tròn môi] [T1]) 553 Xoẳn I ph,kng ([san])([căng] [Tròn môi] [T4]) 554 Xoắn I trh ([san])( [căng] [Tròn môi] [T5]) 555 Xoe I id ([sồ])([Tròn môi] [T1]) 556 Xoè I trh ([sồ])([Tròn môi] [T2]) 557 Xoen III xoen xoét trh ([sồn])([Tròn môi] [T1]) 558 Xoèn III xoèn xoẹt trh ([sồn])([Tròn môi] [T2]) 559 Xoét I id ([sồn])([Tròn môi] [T7]) 560 Xoẹt I trh ([sồn])([Tròn môi] [T8]) 561 Xuân I trh ([sɤ n])([căng] [Tròn môi] [T1]) 562 Xuẩn I kng ([sɤn])([căng] [Tròn môi] [T4]) 563 Xuất I trh ([sɤn])([căng] [Tròn môi] [T7]) 564 Xuê I ph,cũ ([se])([Tròn môi] [T1]) 565 Xuề III xuề xoà trh ([se])([Tròn môi] [T2]) 566 Xuể I kng ([se])([Tròn môi] [T4]) 567 Xuệch III xuệch xoạc ph,id ([seŋ])([Tròn môi] [T8]) 568 Xuyềnh III xuyềnh xoàng trh ([sieŋ])([Tròn môi] [T2]) 569 Xuỳ I id,thgt ([si])([Tròn môi] [T2]) 570 Xuý III xuý xoá id ([si])([Tròn môi] [T5]) 571 Xuya I kng ([sie])([Tròn môi] [T1]) 572 Xuyên I trh ([sien])([Tròn môi] [T1]) 573 Xuyến I trh ([sien])([Tròn môi] [T5]) 574 Xuýt I id ([sun])([Tròn môi] [T7]) 575 Xuỵt I id ([sun])([Tròn môi] [T8]) ( Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê( cb),....,H. 2002) Chú thích: PLT: phân loại tiếng PVSD: phạm vi sử dụng Phiên âm theo quan điểm của TS. Hoàng Cao Cương trh: trung hoà kng: khẩu ngữ; ph: phương ngữ id: ít dùng; vch: văn chương vm: vay mượn; thgt: thông tục TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Phan Cảnh, Bản chất của cấu trúc âm tiết tính của ngôn ngữ: dẫn luận vào một mô tả không phân lập đối với âm vị học Việt Nam, Tạp chí ngôn ngữ, số 2, 1978. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, H., 1997. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng. Từ ghép. Đoản ngữ, NXB Đại học Quốc gia, H., 1999. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Đại học Quốc gia, 2000. Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước. Phương ngữ học, NXB Khoa học xã hội, H., 1989. Mai Ngọc Chừ-Vũ Đức Nghiệu-Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2001. Hoàng Cao Cương, “Điệu tính và phi điệu tính trong thanh điệu tiếng Việt”, Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Viện Ngôn ngữ học, H., 1986. Hữu Đạt - Đào Thanh Lan - Trần Trí Dõi, Cơ sở tiếng Việt, 1998. Hà Minh Đức (giới thiệu), Tố Hữu: tác phẩm – thơ, NXB Văn học,1979. Hoàng Văn Hành (chủ biên) - Hà Quang Năng – Nguyễn Văn Khang – Phạm Hùng Việt – Nguyễn Côn Đức, Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1995. Nguyễn Quang Hồng, Âm tiết và loại hình Ngôn ngữ, NXB Khoa học xã hội, H., 1994. Vương Lộc-Nguyễn Hữu Quỳnh, Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, H., 1978. Phan Ngọc - Phạm Đức Dương, Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam á, Viện Đông Nam á xuất bản, 1983. Nguyễn Hữu Quỳnh, Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ đIển bách khoa Việt Nam, H, 1994 Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB Đại học Sư phạm, 2003. Nguyễn Kim Thản - Nguyễn Trọng Báu - Nguyễn Văn Tu, Tiếng Việt trên đường phát triển, NXB Khoa học xã hội, 2002. Lý Toàn Thắng, Mấy vấn đề ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội, 2002. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2003. Cù Đình Tú-Hoàng Văn Thung-Nguyễn Nguyên Trứ, Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, 1978. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, Giáo trình về Việt ngữ, t. I,II, NXB Giáo dục, H.,1961. Uỷ ban khoa học xã hội, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1983. Nguyễn Như ý (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, H., 2002. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN41.doc
Tài liệu liên quan