Đề tài Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới

Nghị định thư Montreal: Ngày 16/09/1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn được ký kết. Nghị định thư được xây dựng một cách rất linh hoạt trong đó có quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nhóm nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu cuối cùng của Nghị định thư là xoá bỏ các chất gây suy giảm tầng ôzôn (ODS).

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Các loại văn bản về môi trường hiện hành ở Việt Nam Cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi trường. Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trương Việt Nam với các quy định trong công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đa ký trước các quy định của Pháp luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. 1. Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT – BCA - BTNMT Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường 6/2/2009: Hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 8/12/2008: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 3. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT - BTC Bộ Tài nguyên và Môi trường 29/4/2008: Hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. 4. Nghị định số 21/2008/NĐ - CP Chính phủ 28/2/2008: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 5. Thông tư số 10/2007/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 22/10/2007: Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. 6. Nghị định số 81/2007/NĐ - CP Chính phủ 23/5/2007: Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước 7. Quyết định số 13/2007/QĐ - BXD Bộ Xây dựng 23/4/2007: Về việc ban hành "Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị". 8. Nghị định số 31/2007/NĐ - CP Chính phủ 2/3/2007: Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm. 9. Quyết định số 18/2007/QĐ - TTg Chính phủ 5/2/2007: Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 10. Nghị định số 04/2007/NĐ - CP Chính phủ 8/1/2007: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ - CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 11. Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 26/12/2006: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. 12. Thông tư số 12/2006/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 26/12/2006: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. 13. Thông tư số 08/2006/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 8/9/2006: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 14. Nghị định số 80/2006/NĐ - CP Chính phủ 9/8/2006: Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 15. Nghị định số 81/2006/NĐ - CP Chính phủ 9/8/2006: Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 16. Luật Bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. 17. Luật Bảo vệ môi trường 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2004. 18. Quyết định 845 – TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “ Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam. 19. Quyết định 07 – TTg ngày 01/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban điều hành quốc gia về quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam. 20. Chỉ thị 389 – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc các biện pháp để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. 21. Chỉ thị 487 – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/07/1996 về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước. 22. Thông tư 1420/MTg ngày 26/11/1994 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động. 23. Thông tư 715/MTg ngày 03/04/1995 về hướng dẫn và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. 24. Thông tư 2262 – TT – MTg ngày 29/12/1995 của Bộ KH, CN & MT, hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu. 2. Trên thế giới a. Các Hiệp định quốc tế về môi trường Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 Hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế. Các biện pháp môi trường trong các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối với việc vận chuyển buôn bán, trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như chất thải độc hại, động vật hoang dã, các nguồn gen thực động vật, các chất phá huỷ tầng ô zôn… Những Hiệp định môi trường quốc tế có thể được phân thành 3 nhóm chính: - Các Hiệp định kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới hoặc để bảo vệ môi toàn cầu. Ví dụ như: Công ước Viên bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất huỷ hoại tầng ôzôn thực hiện Công ước trên và Hiệp định về thay đổi môi trường. - Các Hiệp định bảo vệ các chủng loại bị đe doạ, các loài chim di trú, và các loại cá và động vật biển. Ví dụ như: Hiệp định về thương mại quốc tế đối với những loài có nguy cơ bị diệt chủng (CITES), Hiệp định Quốc tế về gỗ nhiệt đới; Hiệp định Liên Hiệp quốc về cá biển và Công ước quốc tế quy định về săn bắt cá voi. Trong số các điều khoản của các Hiệp định này là các hướng dẫn về cách thức bắt và giết các loại động vật hoang dã và cá. - Các Hiệp định về quản lý việc sản xuất và thương mại các sản phẩm và các chất nguy hiểm Ví dụ: Hiệp định Basel về Quản lý di chuyển và thải các chất thải nguy hiểm xuyên biên giới, Hướng dẫn Luân Đôn về việc trao đổi thông tin về các chất hoá học trong thương mại quốc tế. b. Một số Công ước - Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES); - Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm; - Công ước đa dạng hoá sinh học (CBD); - Công ước An toàn sinh học; - Công ước Quốc tế về Bảo vệ thực vật; - Công ước Quốc tế về bảo tồn cá hồi Đại Tây Dương; - Công ước về Bảo tồn các nguồn tài nguyên biển Nam Cực; - Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu; - Công ước Rotterdam về Thủ tục đồng thuận thông báo trước đối với các hoá chất độc hại và thuốc diệt côn trùng trong thương mại quốc tế; - Công ước Stokhom về các chất ô nhiễm hữu cơ. - Công ước về bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghiệp (1902) , Hiệp ước về giữ gìn và bảo vệ loài hải cẩu có lông(1991). - Công ước Luân đôn (1933) về giữ gìn hệ thống thực vật trong hệ trạng thái tự nhiên của chúng, Công ước Washington 1940 và bảo vệ tự nhiên và đời sống sa mạc ở Tây Bán cầu. - Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Ramsar (1971). Việt Nam phê chuẩn công ước này vào ngày 20/09/1998 và lấy vùng đất ngập nước Xuân Thủy, Nam Định là khu vực Ramsar cần được bảo vệ. - Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 1972, Việt Nam phê chuẩn 19/10/1987. - Công ước về buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng – CITES, 1973. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/01/1994. - Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển – MARPOL, 1973, Việt Nam phê chuẩn ngày 29/08/1991. - Công ước cuả Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường, 1977, Việt Nam phê chuẩn 26/08/1980. - Công ước về bảo tầng Ozon, 1985, Việt Nam phê chuẩn ngày 26/04/1994. - Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, 1986, Việt Nam phê chuẩn ngày 29/09/1987. - Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, 1982, Việt Nam phê chuẩn ngày 25/07/1994. - Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, Việt Nam phê chuẩn ngày 29/09/1987. - Công ước BASEL về kiểm soát và vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc lại bỏ chúng, 1989, Việt Nam phê chuẩn ngày 13/05/1995. - Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992, Việt Nam phê chuẩn ngày 16/11/1994. - Công ước về đa dạng sinh học, 1992, Việt Nam ký năm 1993 và phê chuẩn ngày 16/11/1994. Cụ thể: * Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) Công ước CITES ra đời nhằm đảm bảo rằng việc buôn bán các loài động thực vật này không đe doạ sự tồn tại của chúng. Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang nói đến rất nhiều nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật như hổ, voi … do đó nhu cầu về một công ước quốc tế giải quyết vấn đề thương mại đối với những loài động thực vật này trở nên rõ ràng. Tuy vậy, vào những năm 1960, khi ý tưởng về CITES được đưa ra thì vấn đề còn hết sức mới mẻ. Hàng năm, thương mại quốc tế về những loài động thực vật hoang dã ước tính lên đến hàng tỷ đôla kể cả động thực vật sống và các sản phẩm từ động thực vật hoang dã như thức ăn, da, nhạc cụ bằng gỗ, đồ lưu niệm, dược phẩm… Với mức độ khai thác sử dụng vào mục đích thương mại cao như hiện nay, cùng với nhiều nhân tố khác, nhiều loài động thực vật bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Thậm chí, đối với những loài chưa bị đẩy đến nguy cơ tuyệt chủng, sự tồn tại của một công ước như thế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại, bảo vệ nguồn tài nguyên cho tương lai là rất quan trọng. Ngày 3 tháng 3 năm 1973, đại diện của 80 nước gặp nhau tại Washington (Hoa Kỳ) để ký kết CITES. Ngày 1 tháng 7 năm 1975, CITES chính thức có hiệu lực. CITES được coi là một trong những Hiệp định đa phương về môi trường ra đời sớm nhất. CITES ràng buộc trách nhiệm của các nước thành viên tham gia. CITES đưa ra một khuôn khổ mà các nước thành viên phải tuân thủ thông qua hệ thống luật pháp quốc gia của mình. CITES yêu cầu các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất khẩu (xuất khẩu các loài đã được nhập khẩu) các loài chịu sự điều chỉnh của Công ước đều phải được thực hiện thông qua hệ thống cấp phép, hạn ngạch và nhãn mác xuất xứ. * Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm. Vào cuối những năm 1980, những quy định chặt chẽ về môi trường tại các nước công nghiệp phát triển dẫn đến chi phí xử lý rác thải nguy hiểm tăng đột biến. Để tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, các nhà kinh doanh của các nước này đã vận chuyển rác thải nguy hiểm sang các nước đang phát triển và các nước Đông Âu. Khi các hoạt động này bị tiết lộ và ngày càng trở nên nghiêm trọng, Công ước Basel ra đời vào năm 1989 tại Basel, Thuỵ Sỹ trước sự lên tiếng của các nước đang phát triển trước tình hình bị các nước phát triển biến thành bãi rác thải độc hại.Năm 1992, Công ước Basel chính thức có hiệu lực. Năm 1995, bổ sung danh mục cấm xuất khẩu các chất thải độc hại vì bất kỳ lý do nào từ các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU), OECD, Liechtenstein tới tất cả các thành viên khác của Công ước. Cho đến nay, Công ước này đã có 152 thành viên. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước từ ngày 13 tháng 3 năm 1995. Có 22 nước thành viên của WTO, trong đó có Hoa Kỳ chưa tham gia vào Công ước này. * Công ước Đa dạng Sinh học Công ước Đa dạng Sinh học được ký kết tại Hội nghị Rio de Janero năm 1992. Mục tiêu của Công ước là bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng lâu dài các cấu thành của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng và tương thích các lợi ích xuất phát từ việc sử dụng các nguồn gen. Công ước này có 135 thành viên. Có 12 nước đã ký kết nhưng chưa thông qua Công ước . c. Các hội nghị và Nghị định thư - Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển năm 1992 tại Reo de Jannero (Brazil). Với sự tham gia của 187 quốc gia, 118 nguyên thủ quốc gia, hội nghị đã đưa vấn đề ô nhiễm mô trường thành một vấn đề pháp lý trong quan hệ quốc tế. - Hội nghị Rio de Janneiro 92 + 5 họp tại Mỹ năm 1997 nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện Reo de Janneio 92. - Hội nghị về biến đổi khí hâu tai Kyoto 1997. - Hội nghị Jonhannesberg 2002 - Hội nghị về biến đổi khí hâu tai Kopenhagen ngày 07/12/2009. - Nghị định thư Motreal về các chất làm tầng Ozon, 1987, Việt Nam phê chuẩn ngày 26/01/1994. - Nghị định thư Kyoto được đưa ra ký ngày 11/12/1997 tại Kyoto, có hiệu lực ngày 16/02/2005. * Nghị định thư Montreal: Ngày 16/09/1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn được ký kết. Nghị định thư được xây dựng một cách rất linh hoạt trong đó có quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nhóm nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu cuối cùng của Nghị định thư là xoá bỏ các chất gây suy giảm tầng ôzôn (ODS).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHAY_LOI.doc
Tài liệu liên quan