Đề tài Các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định giá thành sản phẩm. Xác ssịnh các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm là rất quan trọng vì nó quyết định đến giá thành sản phẩm sẽ bằng bao nhiêu, lợi nhuận và hàng tồn kho của doanh nghiệp như thế nào. Do đó các doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất với điều kiện kinh doanh, tiềm lực tài chính, sự cần thiết và trình độ của đội ngũ kế toán của mình để khai thác tối ưu lợi thế mà các phương pháp mang lại. Trong điều kiện kinh tế phát triển và tiến trình cải cách kinh tế ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp không nên đi theo những phương pháp truyền thống mà phải có sự sàng lọc cần thiết và tiếp cận những phương pháp hiện đại. Mặc dù môi trường kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý ở nước ta hiện nay còn có sự cách biệt với các nước phát triển trên thế giới , nhưng khả năng vận dụng các phương pháp hiện đại ở các công ty có áp dụng quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất tiên tiến, nhất là các công ty liên doanh liên kết và có vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có thể. Đề tài trên của em chỉ đề cập tới các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm , để xác định giá thành sản phẩm đúng đắn các doanh nghiệp cần tìm hiểu các phương pháp tính giá thành ,tính sản phẩm dở dang để có giá thành hợp lý nhất phục vụ cho việc kinhdoanh của doanh nghiệp .

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Lời nói đầu Phần I: Các phương pháp xác định giá thành sản phẩm I.Khái niệm giá thành sản phẩm II. Các phương pháp xác định giá thành sản phẩm Phương pháp xác định giá thành sản phẩm truyền thống. a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b. Chi phí nhân công trực tiếp c. Chi phí sản xuất chung. d. Tập hợp các chi phí sản xuất. Phương pháp xác định giá thành sản phẩm ABC Các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm Mô hình phương pháp ABC So sánh hai phương pháp truyền thống và ABC Phương pháp khác III. Thực tiễn áp dụng các phương pháp Phương pháp truyền thống áp dụng trong kế toán tài chính. Phương pháp truyền thống áp dụng trong kế toán quản trị Phương pháp ABC áp dụng trong kế toán quản trị. IV. Kiến nghị Kết luận Danh mục từ viết tắt. ABC Phương pháp activity based costing BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tíêp CPSXC Chi phí sản xuất chung KPCĐ Kinh phí công đoàn SP Sản phẩm TK Tài khoản Zx Giá thành sản phẩm X Zy Giá thành sản phẩm Y DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (trang 12) Sơ đồ 2.1 : Mô hình phương pháp ABC (trang 13) LỜI NÓI ĐẦU Đối với một doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là một vấn đề sống còn đặc biệt trong thời kì kinh tê thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng đến vì lợi nhuận không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại, duy trì mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuât. Do đó các doanh nghiệp luôn phấn đấu không ngừng để tăng doanh thu và giảm giá thành sản phẩm và các chi phí thời kỳ như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhừn từ khi Việt Nam gia nhập WTO , tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến cho doanh nghiệp không thê tự quyết định giá bán sản phẩm.Gía bán sản phẩm do chính thị trường quyết định, Chính điều này làm cho vai trò giá thành sản phẩm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định giá thành sản phẩm đúng và những cách nào giúp tính toán giá thành sản phẩm nhanh chóng tiện lợi và chính xác? để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc này, Bộ tài chính đã dưa ra các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn để tạo ra một khuôn mẫu chuẩn mực về việc tính giá thành sản phẩm. Nhung bên cạnh đó cũgn có rất nhiều quan điểm khác nhau trong va ngoài nước đề cập đến vấn đề này, Do xét thấy tính thời sự nóng bỏng của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài : “ Các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm “ . Trong quá trình thực hiện, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PHẠM XUÂN KIÊN. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy đã giúp em hoàn thành đề tài này. PHẦN I: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. KHÁI NIỆM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Định nghĩa . Giáo trình kế toán tài chính trường đại học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2006 đã đưa ra khái niệm như sau: Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong phân xưởng và bộ phận sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hoàn thành hoặc các lao vụ, dịch vụ…. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở hai giai đoạn “ hao phí sản xuất “ và “kết quả sản xuất” . doanh nghiệp phải xác định tất cả các hao phí mà doanh nghiêpj bỏ ra và kết quả của nó là các thành phẩm có giá trị là bao nhiêu. Để làm được điêù đó doanh nghiệp phải hiểu rõ đối tượng tính giá thành, đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành. Đối tượng tính giá thành Trong kế toán có hai loại là đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. đối tượng hạch toán chi phí la đối tượng đựoc sử dụng để tập hợp các chi phí phát sinh tai đó ví dụ như phân xưởng , nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng… đối tương tính giá thành là đối tượng liên quan trực tiếp tởi việc quyết định giá bán của doanh nghiệp nên có thể là : Đơn đặt hàng từng loại sản phẩm hoặc sản phẩm riêng biệt bán thành phẩm từng lao vụ dịch vụ Đơn vị tính giá thành . Đơn vị tính giá thành trong kế toán bao gồm hai loại đơn vị, đơn vị giá trị và đơn vị khối lượng số lượng. Đơn vị số lượng thể hiện về mặt hiện vật có thể cân đong đo đếm được của các sản phẩm hoàn thành. Đơn vị số lượng phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm ví dụ doanh nghiệp sản xuất giầy da đơn vị sản phẩm hoàn thành là số đôi, doanh nghiệp sản xuất dầu thì đơn vị là lit hoặc tấn, thùng dầu. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là kỳ tổng hợp chi phí, tính toán chi phí, có thể trùng hoặc khác kỳ kế toán, Ví dụ như doanh nghiệp xây lắp chu kỳ sống của sản phẩm rât dài có thể là 1 năm ,2 năm hoặc lâu hơn kỳ kế toán tài chính. bởi vì các sản phẩm xây lắp là các công trình có thời gian xây dựng rất dài. Nên kỳ tính giá thành của sản phẩm xây lắp có thể dài hơn kỳ kế toán tài chính. Nhưng doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, do sản phẩm bánh kẹo được sản xuất nhanh, việc tiêu thụ hàng hoá cũng nhanh nên kỳ tính giá thành ngắn hơn có thể là tháng, quý , năm. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Một hệ thống định giá sản phẩm được xác định bởi 3 yếu tố: Các yếu tố nào cấu thành nên giá thành sản phẩm Các yếu tố đó được xác định như thế nào Các yếu tố đó được tập hợp nhu thế nào? Và sau đây, em sẽ trình bày tập trung vao các yêu tố cấu thành giá thành sản phẩm . Hiện nay có rất nhiều quan điểm đề cập tới vấn đề này như quan điểm truyền thống do bộ tài chính ban hành và GAAP quy định, hay quan điểm ABC tức là activity based costing, quan điểm variable costing… Phương pháp truyền thống ( do GAAP và bộ tài chính quy định) Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định, thì giá thành sản phẩm bao gồm 3 yếu tố : chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Ta có công thức sau: Giá thành sản phẩm = CPNVLTT+ CPNCTT+ CPSXC Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là khoản mục chi phí bao gồm chi phí vật liệu chính , vật liệu phụ liên quan trực tiếp đến chế tạo sản phẩm. nếu đối tượng hạch toán chi phí trùng đối tượng tính giá thành thì chi phí vật liệu được theo dõi và ghi trực tiếp cho từng đối tưọng tính giá thành thì phải phân bổ chi phí vật liệu cho từng đối tượng theo công thức sau: Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng các tiêu thức phân bổ cho tất cả đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ví dụ như để sản xuất xe đạp thì sắt ,cao su là vật liệu chính ,còn đinh ốc là vật liệu phụ. *Tài khoản sử dụng: 621 bên nợ TK 621 ghi : những chi phí phát sinh ve nguyên vật liệu trực tiếp bên có TK 621 ghi: -những khoản giảm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - kết chuyển sang tài khoản 154 Tài khoản này không có số dư. Khi xuất nguyên vật liệu hachj toán Nợ tk 621 Có tk 152 Khi chi bằng tiên mặt mua nguyên vật liệu xuất cho phân xưởng sản xuất luôn Nợ Tk 621 Có Tk 111 Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí bao gồm toàn bộ khoản lương phải trả cho công nhân viên tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm bao gồm lương chính lưong phụ , các khoản trả lương thêm do làm thêm ca, làm đêm, tiền ăn ca… chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật. theo luật định khoản trích theo lương bằng 25% tiền lương chính của công nhân viên trong đó doanh nghiệp phải chịu 19 % tính vào chi phí. *Tài khoản sử dụng 622: Bên nợ TK 622 ghi :những chi phí phát sinh bao gồm lương phải trả cho công nhân viên , khoản trích theo lương. Bên có Tk 622 ghi: kết chuyển vào tài khoản 154 Tài khoản không có số dư. *Hạch toán: Khi phát sinh lương phải trả cho công nhân viên ghi: Nợ TK 622 Có Tk 3441, 3448. Khi trích các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ kế toán ghi Nợ TK 622 Có Tk 3382: BHXH Có TK 3383:BHYT Có Tk 3384 :KPCĐ - Đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp thì yêu tố chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền ăn ca của công nhân viên, khoản mục này sẽ được ghi nhận vào tk 627. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí còn lại không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiêp liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh trong phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân công : là khoản lưong phải trả và các khoản trich theo lương của nhân viên phân xưởng như: quản đốc, nhân viên sủa chữa máy móc , nhân viên lau chùi vệ sinh phân xưởng, .. Chi phí vật liêu : là những chi phí liên quan đến vật liêu xuất dùng chung cho toàn phân xưởng như dầu mỡ bôi trơn máy móc, văn phòng phẩm dùng cho toàn phân xưởng… Chi phí công cụ dụng cụ : là những chi phí công cụ dụng cụ xuất dung 1 lần hoặc nhiều lần…. ví dụ như doanh nghiệp sản xuất bàn ghế cần công cụ dụng cụ là máy bào, máy đục… Chi phí khấu hao máy móc của phân xưởng dùng đẻ sản xuất sản phẩm như : nhà kho, máy ủi, dàn máy móc công nghệ cao đẻ sản xuất thiết bị sản phẩm. Chi phí dịch vụ mua ngoài:là tất cả các chi phí doanh nghiệp mua ngoài nhằm phục vụ sản xuất như điện nước, … Chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách hôi nghị, lễ tân của phân xưởng… Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành 2 loại: Chi phí sản xuất chung biến đôỉ là tất cả các chi phí sản xuất chung biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. như điện nước, doanh nghiệp sản xuất càng nhiều máy móc dùng nhiều thời gian hơn nên tiền điện tăng. Chi phí sản xuất chung cố định là các chi phí sản xuất chung không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, vi dụ như: khấu hao may móc trích mỗi tháng là cố đinh nên dù sản xuất nhiêu hay ít sản phẩm vẫn phải trả tưng đó tiền cho khâu hao. *Tài khoản sử dụng :627 Bên nợ TK 627 ghi : những chi phí phát sinh như chi phí lưong, điện nhân công, công cụ dụng cụ Bên có tk 627 ghi : - những khoản giảm trừ chi phí -kết chuyển sang tk 154 Tài khoản 627 không có số dư. *Hạch toán - khi xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ,ghi Nợ tk627 Có tk 152,153 - khi chi trực tiếp cho phân xưởng bằng tiền mặt hoặc nợ người bán ghi Nợ tk 627 Có th 111,112,331 - khi chi lương và các khoản trích theo lương ghi Nợ tk 627 Có tk 334,338 - khi trích chi phí trả trước như công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều lần ghi Nợ tk 627 Có tk 142,242 - khi trích chi phí phải trả như nhân viên có khả năng nghỉ phép trog tương lai ghi Nợ tk 627 có tk 335 * Tiến hành phân bổ chi phí sản xuât chung Theo quy định chuẩn mực số 2 của chế độ kế toán Việt Nam, theo thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC ngày 9-10-2002 của Bộ tài chính thì: - Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành , là thành phần không thể thiếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó phải tiến hành phân bổ một cách phù hợp cho từng đối tượng (sản phâm, lao vụ, đơn đặt hàng ) theo một tiêu thức phù hợp. Tiêu thức phù hợp có thể là số giờ công lao động trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí vật liệu chính... - Đối với biến phí chi phí sản xuất chung , tiến hành phân bổ hết cho tất cả đối tượng theo công thức như sau : Biến phí sản xuất chung phân bổ cho = từng đối tượng Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng × Khi đó kế toán hạch toán bình thường : Nợ TK 154 Có TK 627 - Đối với định phí sản xuất chung chia làm hai trường hợp : Nếu sản lượng sản phẩm sản xuất lớn hơn mức công suất bình thường (công suất bình thường là số sản phẩm tương ứng với điều kiện sản xuất bình thường ) thì kế toán phân bổ hết định phí sản xuất chung cố định cho tất cả các đối tượng theo công thức sau: Đinh phí sản xuất chung phân bổ cho = từng đối tượng Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng × Nếu sản lượng sản phẩm sản xuất nhỏ hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung chia làm hai phần : + Định phí tương ứng với sản phẩm sản xuất được phân bố hết cho các đối tượng. kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 627: định phí tương ứng công suât bình thường + Định phí tương ứng với mức chênh lệch giữa sản phẩm sản xuất thực tế và công suất bình thường thì hạch toán vào giá vốn hàng bán Nợ TK 632 Có TK 627: Định phí chênh lệch Đinh phí chênh lệch = Tổng định phí sản xuất chung phát sinh thực tế Định phí tỉ lệ với mức công suất bình thường - Như vậy nếu định phí sản xuất chung thực tế lớn hơn định phí dự toán hay sản lượng thực tế nhỏ hơn công suất bình thường thi hạch toán hai phần. Tập hợp chi phí sản xuất. Từ việc xác định các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm theo công thức (1) , kế toán cần tổng hợp chi phí lại và xác định tổng giá thành sản phẩm, và giá thành sản phẩm đơn vị. * Tài khoản sử dụng :154 Bên nợ tk 154 ghi : phát sinh tăng do kết chuyển tất cả các chi phí phát sinh từ tk 621,622,627. Bên có tk ghi: - giảm chi phí sản phẩm dở dang do các khoản phải thu hồi. - Kết chuyển thành phẩm. Tài khoản này có số dư bên nợ phản ánh sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành. Từ đó có công thức xác định giá thành sản phẩm như sau: Giá thành sản phẩm= Sản phẩm dở dang đầu kỳ Tồng chi phí phát sinh tăng trong kỳ + - Sản phẩm dở dang cuối kỳ Do đó muốn xác định giá thành sản phẩm cần xác định các chi phí phát sinh trong kỳ qua việc tập hợp các chi phí và xác định giá trị sản phẩm dở dang. Tuy nhiên trong đề tài này em chỉ đề cập tới vấn đề tập hợp chi phí như thế nào. Tập hợp chi phí là quá trình kết chuyển tất cả các chi phí phát sinh ở tài khoản 621,622,627 sang bên nợ tk 154. Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp : Nợ TK 154 Có TK 621 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp : Nợ TK 154 Có TK 622 Kết chuyển chi phí sản xuất chung : Nợ TK 154 Có TK 627 Khi nhập kho thành phẩm , hoặc đưa hàng đi gưỉ bán , hoặc thành phẩm được tiêu thụ luôn ghi: Nợ Tk 155, 157, 632 Có TK 154. Nếu thành phẩm được chuyển luôn sang phân xưởng khác để sản xuất hoặc phục vụ cho mục đích bán hàng , quản lý doanh nghiệp ghi: Nợ TK 621,627,642,641 Có TK 154. Sơ đồ 1.1 TK 154 Tk 621 Tk 622 Tk 627 Tk 138, 152… Tk 155, 157, 632 Kết chuyển thành phẩm Thu hồi phế liệu ,.. Kết chuyển các chi phí Trên đây là phương pháp xác định tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho các sản phẩm của quan điểm kế toán tài chính mà chế độ kế toán đã quy định. P hương pháp xác định giá thành ABC. Phương pháp ABC ( activity based costing) được giới thiệu lần đầu tiên vaò thập kỉ 80 , bởi Robert Kaplan và Robin Cooper. Phương pháp này đưa ra một cách xác định các yếu tố chi phí khác với phương pháp truyền thống dưaj trên mức độ hoạt động của chi phí. Vì thế nó có tên là kế toán chi phí dựa trên hoạt động. a.Các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm = CPNVLTT+ CPNCTT+ CPSXC Theo phương pháp ABC giá thành sản phẩm cũng gồm 3 yếu tố như phương pháp truyền thống. Còn các chi phí khác như bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp được coi như chi phí thời kỳ không phân bổ hoặc được phân bổ cho sản phẩm . Nếu phân bổ sẽ có giá thành toàn bộ. Như vậy là các yếu tố cấu thành chi phí theo quan điểm của phương pháp này cúng tương tự như phương pháp truyền thống. Tuy nhiên phương pháp này khác phương pháp truyền thống ở cách thức tiến hành phân bổ. b. Mô hình phương pháp ABC Phương pháp ABC có thể trình bày bằng sơ đồ sau Sơ đồ 2.1 Tổng chi phí phát sinh Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Sản phẩm 1 Sản phẩm 1 Các bước tiến hành theo phương pháp ABC : Bước 1 : Nghiên cứu các hoạt động tạo ra chi phí tại mỗi trung tâm chi phí , lập danh sách các hoạt động khác nhau. Sau đó chi phí tại mỗi trung tâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt động được phân bổ. Bước 2 : Trong từng hoạt động , cần xác định các tiêu chuẩn đo lường sự thay đổi của mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho mỗi loại sản phẩm , dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí khác. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp của công nhân, tiền lương công nhân trực tiếp , số đơn đặt hàng, số đơn vị vận chuyển... Bước 3: các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ được tập hợp nếu tiếp tục vào một trung tâm phân nhóm. Tuỳ theo tính chất ky thuật của sản phẩm ,dịch vụ hay đối tượng chiu chi phí mà tiếp tục phân thành các nhóm nhỏ để tính giá thành. Ví dụ minh hoạ cho phương pháp ABC : Công ty dược có hai sản phẩm X và Y , chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp phát sinh cho tứng sản phẩm trong kỳ như sau: tên sản phẩm / chỉ tiêu số lượng sp sản xuất (cái) số giờ công /sp (giờ) tổng giờ công CPNVLTT đơn vị SP (1000đ) CPNCTT đơn vị sp (1000đ) sản phẩm X 10.000 2 20.000 45 20 Sản phẩmY 5.000 2 10.000 25 20 cộng - - 30.000 - - Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ là 300.000(nghìn đồng) Theo phương pháp truyền thống thi công ty đã sử dụng tổng thời gian lao động trực tiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm . Tỉ lệ chung phân bổ của công ty như sau: tỷ lệ chung phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng số giờ công lao động trực tiếp = 300.000 30.000 = 10 Với tỷ lệ phân bổ này , chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được tính như sau: chỉ tiêu sản phẩm X Sản phẩm Y Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45 25 Chi phí nhân công trực tiếp 20 20 Chi phí sản xuất chung 20 20 cộng 85 65 Như vậy ,trong trường hợp này ,công ty chỉ xem xét đén thời gian lao động mà không xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chi phí sản xuất chung của công ty. Do vậy ,vì hai sản phẩm này có cùng lượng thời gian lao động như nhau nên chúng được phân bổ một lượng chi phí sản xuất chung bằng nhau. (=10) Giả sử công ty vận dụng phương pháp ABC và thực hiện việc phân tích các hoạt động được xác định có 2 hoạt động xem như là nhân tố nguyên nhân của sự phát sinh chi phí sản xuất chung . Các số liệu liên quan đến 2 hoạt động này được phân bổ cho các hoạt động như sau: Hoạt động Chi phí sản xuất chung phát sinh Khối lượng thực hiện hoặc công việc Sản phẩm X Sản phẩm Y Tổng số số lần kiểm tra chất lượng(lần) 240.000 10.000 5.000 15.000 giờ máy hoạt động(giờ) 60.000 6.000 14.000 20.000 Cộng 300.000 - - - Tiếp tục xác định tỷ lệ chung cho các hoạt động : Hoạt động Chi phí sản xuất chung phát sinh (1000đ) Tổng số lần thực hiện hoặc công việc Tỷ lệ cho một lần hoặc một công việc số lần kiêm tra chất lượng (lần) 240.000 15.000 16 giờ máy hoat động ( giờ) 60.000 20.000 3 Cộng 300.000 - - Xác định chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm : Hoạt động Sản phẩm X Sản phẩm Y Số lần thực hiện tổng CPSXC CPSXC đơn vị số lần thực hiện tổng CPSXC CPSXC đơn vị số lần kiểm tra chất lượng (lần) 10.000 160.000 16 5.000 80.000 16 Giờ máy hoạt động (giờ) 6.000 18.000 1,8 14.000 42.000 8,4 cộng 178.000 17,8 122.000 24,4 Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy ,nếu phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung trên 1 đơn vị sản phẩm X bằng chi phí sản xuất chung trên một đơn vị sản phẩm Y (= 20) . Nhưng theo phương pháp ABC thì chi phí sản xuất chung trên 1 đơn vị sản phẩm X = 17,8 trong khi Y là 24,4. Điều này dẫn tới giá thành sản phẩm X và Y thay đổi Theo phương pháp truyền thống thì Zx= 85 và Zy=65 Theo phương pháp ABC thì Zx= 82,8 và Zy=89,4. Như vậy nếu doanh nghiệp để giá bán X cao , giá bán Y thấp thì dẫn tới doanh nghiệp sẽ bị lỗ ở sản phẩm Y mà không biết ( vì đơn vị sản phẩm Y bị tính thấp đi ) và báo cáo lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh không chính xác nữa. c. So sánh giữa hai phương pháp truyền thống và phương pháp ABC Qua mô hình trên ta thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp là : Phương pháp truyền thống phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ ví dụ như giờ công trực tiếp . Còn phương pháp ABC thì sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ để phân bổ các nội dung chi phí khác nhau của chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tuỳ thuộc vào bản chất của đối tượng. Hay nói cách khác phương pháp ABC chi phí được phân bổ theo các phần của các nhân tố nguyên nhân được dùng cho các sản phẩm hoặc công việc đòi hỏi. về bản chất phương pháp ABC phân bổ chi tiết hơn chính xác hơn. Phương pháp này thay đổi về bản chất rất nhiều loại chi phí sản xuất chung ở chỗ là những chi phí này được xem là có bản chất gián tiếp nhưng nay được gắn liền với các hoạt động riêng biệt và do vậy được tính trực tiếp vào sản phẩm . Do cách phân bổ khác nhau dẫn đến giá thành sản phẩm khác nhau nên lợi nhuận báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh theo hai phương pháp là khác nhau. d.Ưu nhựơc điểm của từng phương pháp *1) phương pháp truyền thống - Ưu điểm : Phương pháp nay thực hiện đơn giản hơn do chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ. - Nhược điểm : +Sử dụng một tiêu thức phân bổ trong khi các yếu tố khoản mục chi phí có nội dung bản chất khác nhau. Ví dụ như sử dụng tiêu thức phân bổ là số giờ công lao động trực tiếp, nhưng chi phí khấu hao không có quan hệ tỉ lệ thuận làm số giở công. Như vậy áp dụng một tiêu thức phân bổ cố định cho tất cả các chi phí chung khiến giá thành sản phẩm bị phản ánh sai lêch. Giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán , lợi nhuận báo cáo , hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. + Trong nền kinh tế chưa phát triển , cạnh tranh chưa gay gắt, các doanh nghiệp (đặc biệt các doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù ) có thể chủ động trong việc xác định giá bán cao hơn nhiều so với giá thành. Mức lợi nhuận cao đo khiến cho thiệt hại do những quyết định kinh doanh không tối ưu trở nên khó nhận biết hơn. Tuy nhiên mức lỗ do định giá sai đó có thể sẽ được bù đắp bởi mức lãi cao của các sản phẩm khác. *2) phương pháp ABC - Ưu điểm : +sử dụng các tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sơ phân tích mối quan hệ nhân quả giữa chi phí sử dụng cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ đó phản ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản phẩm. Phương pháp ABC giúp các nhà quản lý tránh được quyết định sai lầm do sử dụng thông tin không chính xác về giá thành sản phẩm đồng thời còn cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm giúp cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoách ngân sach cũng như điều chỉnh các ngân sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường biến động, + Do phản ánh chính xác giá trị thành phẩm nên thông tin trên báo cáo tài chính chính xác hơn, hữu hiệu hơn. - nhựợc điểm: phương pháp này khá phức tạp , tốn kém chi phí thiết lập hệ thống tiêu thức phân bổ hiệu quả nên không phải đối tưọng nào cũng áp dụng được 3. Các phương pháp khác Bên cạnh các quan điểm trên. Còn có một số quan điểm về các yếu tố giá thành sản phẩm như quan điểm variable costing, phương pháp Kaizen... - Theo phương pháp variable costing , giá thành sản phẩm cũng bao gồm 3 yếu tố : chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên theo quan điểm này thì chỉ có biến phí sản xuất chung được tính vaog giá thành sản phẩm, định phí sản xuất chung được xét là chi phí thời kỳ và do đó được hạch toán ghi giảm lợi nhuận trong kỳ. bởi vì dù sản xuất ít hay nhiều sản phẩm thì đinh phí này vẫn phải chi ra trong kỳ và được ghi nhận trong kỳ. Quan điểm này khác quan điểm truyền thống ở chỗ định phí có tham gia vao giá thành sản phẩm không và do đó định phí sản xuất chung sẽ được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh ngay lập tức hay đi vao hàng tồn kho. - Bên cạnh đó có rất nhiều quan điểm của kế toán quản trị cho rằng trong chi phí nguyên vật liệu trực tiêp không nên có chi phí vật liệu phụ. Phần chi phí vật liệu phụ sẽ được theo dõi bên khoản mục chi phí sản xuất chung. Theo quan điểm này thì việc phân loại các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm dựa trên mối quan hệ trực tiếp và khả năng theo dõi chi phí cho từng đơn vị sản phẩm . Ví dụ như với sản phẩm xe đạp thì sắt cao su sẽ được theo dõi một cách dễ dàng cho từng chiếc xe đạp , trong khi việc theo dõi số đinh ốc cho từng chiếc xe đạp là khá khó khăn nên sẽ được xét vào chi phí sản xuất chung khác với kế toán theo phương pháp truyền thống. Trên đây là các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược riêng. Theo bản thân em thì phương pháp ABC có nhiều thuận lợi hơn cả không chỉ cung cấp thông tin chính xác cho quản trị mà cũng có tác dụng rất lớn cho kế toán tài chính. III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1. Phương pháp kế toán truyền thống áp dụng trong kế toán tài chính. Theo GAAP và chế độ kế toán Việt Nam quy định tại chuẩn mực số 2 Hàng tồn kho ,thì các doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp truyền thống đã giới thiệu ở trên để trình bày thông tin về hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và để tính toán giá vốn hàng bán,tính toán ra lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đó là quy định bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tuân theo. Chính vì vậy nên phương pháp kế toán truyền thống được sử dụng hầu hết để trình bày trên báo cáo tài chính ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. 2. Phương pháp truyền thống áp dụng trong kế toán quản trị. Phương pháp kế toán truyền thống cũng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kế toán quản tri từ rất lâu. Và điều đó vô hình chung đã tạo thành một truyền thống chính vì vậy nên phương pháp có tên là phương pháp truyền thống. Sau đây là những nguyên nhân khiến cho phương pháp truyền thống được sử dụng rộng rãi không chỉ trong kế toán tài chính mà còn trong lĩnh vực kế toán quản trị : Phương pháp này là yêu cầu bắt buộc trong kế toán tài chính nên được sử dụng rộng rãi. Để tiết kiệm chi phí về công tác kế toán xác định giá thành sản phẩm và trình độ kế toán còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng ngay cả trong kế toán quản trị. Đặc biệt ở Việt Nam và một số nước đang phát triển trên thế giới, các ngành dich vụ và sử dụng công nghệ cao chưa phát triển nên chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao trong khi đó chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ thấp nên việc phân bổ không chính xác không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó ở Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ,quy mô chi phí phát sinh nhỏ, nên lượng chi phí sản xuất chung phát sinh không nhiều, kết quả của việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng là không sai lệch đáng kể. Do đó nếu sử dụng để ra quyết định quản trị và kết hợp với một số phương pháp khác nữa thì quyết định quản trị vẫn có giá trị đem lại hiệu quả. Cạnh tranh ở Việt Nam chưa gay gắt như đã nói ở phần nhược điểm của phương pháp truyền thống là một lý do kế toán quản trị chưa phát triển. Phương pháp ABC và các phương pháp kế toán quản trị hiện đại khác chưa được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến nhiều, chưa có thông tư hướng dẫn và nhiều tài liệu tham khảo nên các doanh nghiệp chưa dám, chưa đủ tự tin, chưa đủ kinh nghiệm áp dụng. 3.Phương pháp ABC trong kế toán quản trị. Ở trên thế giới, các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ ...phương pháp kế toán ABC được sử dụng khá phổ biến đặc biệt trong các doanh nghiệp quy mô lớn ở các lĩnh vực nước giải khát, dược,dịch vụ . Bởi vì phương pháp này đã đáp ứng được nhũng nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực quản trị. Những nguyên nhân cụ thể là : Tình hình cạnh tranh ở các nước này rất gay gắt và khốc liệt. Giá thành sản phẩm do thị trường quyết định ( loại trừ các doanh nghiệp độc quyền ) do đó nễu không xác định chính xác giá thành sản phẩm để giảm các chi phí thì sẽ không cạnh tranh nổi với tình hình đó và doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Khi cạnh tranh gay gắt, công nghệ công ty mình có thì đối thủ cũng có, mẫu mã được ưa chuộng ngang nhau, trong khi khó có thể phát triển ngay dòng sản phẩm mới hay nghiên cứu ngay ra công nghệ mới nên công ty buộc phải chạy đua bằng các chính sách maketing liên quan đến khâu tiêu thụ và chiến lược cạnh tranh về giá. Trong đó việc tiêu thụ hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng nên doanh nghiệp nằm ở thế bị động hơn. Vì lẽ đó chiến lựoc cạnh tranh về giá là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp do doanh nghiệp nắm được quyền kiểm soát với những chi phí phát sinh. Và do đó việc tính giá thành sản phẩm chính xác hợp lí mang tính sống còn đối với doanh nghiệp . Ở các nước phát triển ,với mức độ ứng dụng cao của khoa học công nghệ, nên chi phí gián tiếp đóng một vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm ,ví dụ như chi phí khấu hao máy móc , chi phí sửa chữa máy móc. Do mức độ trọng yếu của chi phí này nên việc phân bổ hợp lí hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá thành sản phẩm . Mặc dù phương pháp ABC trong thực tế khá phức tạp và tốn kém nhưng với hệ thống công nghệ hiện nay đã và sẽ giúp các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thuận lợi và hữu ích hơn. Bên cạnh đó các phương pháp khác về xác định giá thành sản phẩm cũng được sử dụng nhiều và kết hợp linh hoạt với nhau để có thể ra quyết định quản trị nhanh nhất và hiệu quả nhất. IV. KIẾN NGHỊ Yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp. Vì thế , các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các chuẩn mực,thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp áp dụng vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, em xin có một số kiến nghị sau: 1. Phương pháp ABC có rất nhiều ưu điểm giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá thành sản phẩm .Do đó, để doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng phương pháp đó phù hợp với hoàn cảnh điều kiện doanh nghiệp , thiết nghĩ nên có thông tư hoặc văn bản chỉ đạo hướng dẫn doanh nghiệp cụ thể chi tiết. Để doanh nghiệp có thể tiếp cận phương pháp xác định giá thành hiện đại như ABC, chi phí mục tiêu... thì cần tổ chức đào tạo,tập huấn nâng cao trình độ cho kế toán viên 2. Trong thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9-10-2002 , Bộ tài chính hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất chung cố định khi sản phẩm sản xuất nhỏ hơn công suất bình thường. ( như đã nêu cụ thể ở phần II-1c) Tuy nhiên thông tư vẫn còn một số hạn chế như: Thời điểm tính và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào cuối kỳ , như vậy đến cuối kỳ mới có giá thành sản phẩm , vẫn chưa đáp ứng được thông tin giá thành cần thiết cho nhà quản lý tại bất cứ thời điểm nào trong kỳ sản xuất kinh doanh. Thông tư không phân biệt mức chênh lệch là lớn hay nhỏ để xử lý. Doanh nghiệp nên xử lý như thế nào cho phù họp với chi phí trong kỳ và sản phẩm thành phẩm được tạo ra và lợi nhuận trong kỳ? Nếu như hạch toán hết đinh phí chênh lệch tương ứng với sản phẩm chênh lệch giữa sản phẩm sản xuất và công suất bình thường vào tk 632 thì sẽ khiến lợi nhuận kỳ này của doanh nghiệp giảm mạnh gây ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Điều đó vừa khiến báo cáo tài chính không được đẹp và ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng thông tin báo cáo tài chính như nhà đầu tư, ngân hàng... Từ kiến nghị trên , em xin đề xuất một số cách xử lý sau: - Nếu chi phí cố định sản xuất chung mà lớn thì chi phí cố định chênh lệch sẽ được phân bổ vào giá vốn hàng bán tk 632, sản phẩm dở dang tk154, thành phẩm tk 155. Hạch toán như sau: Nợ tk 632 Nợ tk 155 Nợ th 154 Có tk 627 Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp , kế toán trưởng xem xét tính giá trị định phí chênh lệch là lớn hay nhỏ để hạch toán cho phù hợp vào tk 632,154,155 thì tỷ lệ phù hợp. V. KẾT LUẬN Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định giá thành sản phẩm. Xác ssịnh các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm là rất quan trọng vì nó quyết định đến giá thành sản phẩm sẽ bằng bao nhiêu, lợi nhuận và hàng tồn kho của doanh nghiệp như thế nào. Do đó các doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất với điều kiện kinh doanh, tiềm lực tài chính, sự cần thiết và trình độ của đội ngũ kế toán của mình để khai thác tối ưu lợi thế mà các phương pháp mang lại. Trong điều kiện kinh tế phát triển và tiến trình cải cách kinh tế ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp không nên đi theo những phương pháp truyền thống mà phải có sự sàng lọc cần thiết và tiếp cận những phương pháp hiện đại. Mặc dù môi trường kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý ở nước ta hiện nay còn có sự cách biệt với các nước phát triển trên thế giới , nhưng khả năng vận dụng các phương pháp hiện đại ở các công ty có áp dụng quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất tiên tiến, nhất là các công ty liên doanh liên kết và có vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có thể. Đề tài trên của em chỉ đề cập tới các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm , để xác định giá thành sản phẩm đúng đắn các doanh nghiệp cần tìm hiểu các phương pháp tính giá thành ,tính sản phẩm dở dang để có giá thành hợp lý nhất phục vụ cho việc kinhdoanh của doanh nghiệp . Ký tên Nguyễn Thị Bích Liên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho ( chế độ kế toán Việt Nam ) Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp ( trường đại học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2006) Thông tư 89/2002/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 9-10-2002. Bài báo “bàn thêm về các phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động” của tác giả Trần Đức Nam , đại học University ò Oregon, USA) Bài báo “ Kế toán chi phí dựa trên hoạt động ) của tác giả Phạm Rin Bài báo “Chi phí sản xuất chung cố định theo dự toán “ trên tạp chí kế toán ,11-08-2008. website : www.tapchiketoan.com website : www.Webketoan.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24895.doc