MỞ ĐẦU
Trên tao đàn văn học Việt Nam ở chặng đường chuyển tiếp hai thời kì từ trung đại sang cận đại, khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến được biết đến như là bậc Thi bá, là một nhà thơ lớn giàu lòng yêu nước; đồng thời còn là bậc đại nho, một đại quan triều vua Tự Đức cuối mùa quân chủ Nho giáo Việt Nam. Ông cũng là một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của Văn học Trung đại Việt Nam chứng kiến bước thăng trầm bi thương vào loại bậc nhất của lịch sử dân tộc, tận mắt trông thấy sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn và các phong trào yêu nước trước một kẻ thù hoàn toàn xa lạ.Sống trong một thời đại khủng hoảng toàn diện, đặc biệt là sự khủng hoảng về hệ tư tưởng văn hoá, những biến loạn trong lòng dân tộc, Nguyễn Khuyến hẳn nhiên mang nặng nhiều suy tư, trăn trở, những đau đớn,day dứt nội tâm giữa một bên là sứ mệnh phò vua, làm quan thời nhiễu nhương với một bên là ủng hộ - tham gia phong trào khởi nghĩa hay xu nịnh chạy theo gót giặc? Để rồi, cuối cùng, ông chọn con đường dũng thoái, cáo bệnh từ quan về quê như rất nhiều nhà nho đương thời bấy giờ.
Tìm hiểu về Nguyễn Khuyến, ông Nghè được vua Tự Đức ban cờ biển “Tam Nguyên”, “ấn tứ vinh quy”, chúng ta trước hết trọng ông ở phẩm chất cao quí của một nhà thơ tha thiết yêu nước, thương dân, giữ gìn khí tiết mà cam chịu sống nghèo, là nhà thơ của dân tình,của làng cảnh vùng chiêm trũng châu thổ Bắc Bộ, một nhân cách thi sĩ bản lĩnh với sự kết hợp tuyệt vời, kì lạ giữa văn chương bác học với chất dân gian bình dị, nôm na, mách qué. Nhưng có một điều chúng tôi nhận thấy khi thực hiện công trình này,các bài viết, các chuyên luận,các giáo trình về tác gia Nguyễn Khuyến đã hầu như đề cập ở các mức độ khác nhau nhiều vấn đề xoay quanh cuộc đời và tác phẩm của ông như: “Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX” của cố GS.Trần Quốc Vượng in trong “Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ”; “Nguyễn Khuyến với thời gian” của Nguyễn Đình Chú (in trên Tạp chí văn học, số 4/1985), “Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến” của GS.Trần Đình Sử (in trong “Những thế giới nghệ thuật thơ”, NXB. Giáo dục, H.1995), “Đề tài thiên nhiên và quan điểm thẩm mỹ” của Đặng Thị Hảo cũng trong “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ”,vv vv.
Chính vì thế,nhận thức sâu sắc về mục đích tiến hành công trình này, chúng tôi không có tham vọng tiếp tục đi sâu tìm tòi những vấn đề các thế hệ trước đã nói quá rõ ràng; mà ở đây, đứng trên phương diện công chúng tiếp nhận hôm nay với quan điểm lịch sử nhất quán,chúng tôi thử mạnh dạn tìm hiểu một vấn đề khác bên cạnh những nội dung đã nghiên cứu như trên, đó là “Cái Tôi của Nguyễn Khuyến qua sự lựa chọn xuất xử” để mong muốn có thêm sự đánh giá nhiều chiều và thấu đáo hơn đối với sự nghiệp của một tác gia văn học lớn - một nhà thơ đặc sắc và tâm thế của một bậc đại nho trước mọi biến động dữ dội của thời đại, đồng thời có được cái nhìn so sánh đối với sự lựa chọn xuất xử của cái Tôi trữ tình Nguyễn Khuyễn bên cạnh các nhà nho trước và cùng thời.
Xu hướng văn chương ngày hôm nay đang dần chuyển mình tìm về bản ngã, quay trở về nội tại, tìm đường mở rộng chân trời và quan trọng hơn hết là phát hiện bản thân mình. Đứng từ góc độ này để đánh giá và soi chiếu con người - cái Tôi trong văn chương cổ, chúng tôi thực sự mong muốn sẽ ghi nhận trước hết cho mình cái nhìn cởi mở, thấu đáo hơn về cốt cách con người, đặc biệt là nhà Nho yêu nước, và sau đó, sẽ mang lại một số kiến giải về quan niệm, về cách hành xử của họ trong thời đại ấy, thông qua chân dung cái Tôi của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Công trình này được cấu trúc gồm 3 phần, tập hợp chủ yếu các bài viết của các cá nhân:
Phần 1: Quan niệm chung về cái Tôi trong văn học.
Phần 2: Vấn đề xuất xử trong văn học nhà nho và sự lựa chọn của Nguyễn Khuyến nhìn từ bối cảnh lịch sử - thơì đại.
Phần 3: Cái Tôi của Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn xuất xử thông qua một số sáng tác của ông.
Phần cuối cùng là Kết luận.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỘT: 4
QUAN NIỆM CHUNG VỀ CÁI TÔI TRONG VĂN HỌC 4
PHẦN HAI: 9
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - THỜI ĐẠI 9
PHẦN BA: 17
CÁI TÔI CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG SỰ LỰA CHỌN XUẤT XỬ QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA ÔNG 17
CÁI TÔI NGUYỄN KHUYẾN TRONG THƠ THIÊN NHIÊN LÀNG CẢNH 17
KẾT LUẬN 31
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3162 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cái Tôi của Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn xuất xử thông qua một số sáng tác của ông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm của ông như: “Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX” của cố GS.Trần Quốc Vượng in trong “Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ”; “Nguyễn Khuyến với thời gian” của Nguyễn Đình Chú (in trên Tạp chí văn học, số 4/1985), “Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến” của GS.Trần Đình Sử (in trong “Những thế giới nghệ thuật thơ”, NXB. Giáo dục, H.1995), “Đề tài thiên nhiên và quan điểm thẩm mỹ” của Đặng Thị Hảo cũng trong “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ”,vv..vv.
Chính vì thế,nhận thức sâu sắc về mục đích tiến hành công trình này, chúng tôi không có tham vọng tiếp tục đi sâu tìm tòi những vấn đề các thế hệ trước đã nói quá rõ ràng; mà ở đây, đứng trên phương diện công chúng tiếp nhận hôm nay với quan điểm lịch sử nhất quán,chúng tôi thử mạnh dạn tìm hiểu một vấn đề khác bên cạnh những nội dung đã nghiên cứu như trên, đó là “Cái Tôi của Nguyễn Khuyến qua sự lựa chọn xuất xử” để mong muốn có thêm sự đánh giá nhiều chiều và thấu đáo hơn đối với sự nghiệp của một tác gia văn học lớn - một nhà thơ đặc sắc và tâm thế của một bậc đại nho trước mọi biến động dữ dội của thời đại, đồng thời có được cái nhìn so sánh đối với sự lựa chọn xuất xử của cái Tôi trữ tình Nguyễn Khuyễn bên cạnh các nhà nho trước và cùng thời.
Xu hướng văn chương ngày hôm nay đang dần chuyển mình tìm về bản ngã, quay trở về nội tại, tìm đường mở rộng chân trời và quan trọng hơn hết là phát hiện bản thân mình. Đứng từ góc độ này để đánh giá và soi chiếu con người - cái Tôi trong văn chương cổ, chúng tôi thực sự mong muốn sẽ ghi nhận trước hết cho mình cái nhìn cởi mở, thấu đáo hơn về cốt cách con người, đặc biệt là nhà Nho yêu nước, và sau đó, sẽ mang lại một số kiến giải về quan niệm, về cách hành xử của họ trong thời đại ấy, thông qua chân dung cái Tôi của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Công trình này được cấu trúc gồm 3 phần, tập hợp chủ yếu các bài viết của các cá nhân:
Phần 1: Quan niệm chung về cái Tôi trong văn học.
Phần 2: Vấn đề xuất xử trong văn học nhà nho và sự lựa chọn của Nguyễn Khuyến nhìn từ bối cảnh lịch sử - thơì đại.
Phần 3: Cái Tôi của Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn xuất xử thông qua một số sáng tác của ông.
Phần cuối cùng là Kết luận.
Tiếp cận cái Tôi - một vấn đề khá phức tạp trong văn học nói chung và đặc biệt là văn học trung đại nói riêng ở một tác gia lớn như Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn xuất xử của ông giữa thời cuộc lịch sử đầy biến động dữ dội, chúng tôi coi những gì đã viết là nỗ lực thể nghiệm bước đầu của các cá nhân. Do vậy, trong quá trình thực hiện, hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn nhất định; vì thế, chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi để tiếp tục hoàn thiện đề tài.
PHẦN MỘT:
QUAN NIỆM CHUNG VỀ CÁI TÔI TRONG VĂN HỌC
Kể từ khi văn học viết ra đời,sáng tác văn học đã trở thành hoạt động sáng tạo của cá nhân. Mỗi sản phẩm thơ ca đều là đứa con tinh thần của một chủ thể xác đinh. Nó là nơi tác giả dồn tụ tình yêu,những suy tư trăn trở,những nỗi thất vọng,những niềm hi vọng…Tìm hiểu tác phẩm chính là tìm hiểu cái Tôi tác giả được khách thể hoá.Theo công thức sáng tạo,cái Tôi là đối tượng phản ánh của hành động sáng tác.Nó là sự thể hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm,là sự diễn tả,giãi bày thế giới tư tưởng,tình cảm riêng tư thầm kín của tác giả.Nhìn từ góc độ phản ánh luận,Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng: “Cái Tôi là đối tượng phản ánh suy ngẫm của bản thân nhà thơ,là kết quả của sự tự ý thức,tự đánh giá ,tự miêu tả của nhà thơ” (Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá,NXB.Giáo dục,H.2007) và trong quan hệ với tác giả,cái Tôi trở thành đối tượng thuộc phạm trù khách quan.
Nghiên cứu văn học,cần đặt ra vấn đề cái Tôi.Nó dường như trở thành vấn đề không thể bỏ qua khi nghiên cứu một trào lưu,một thời đại văn học bởi trong việc thể hiện cái Tôi của nhà thơ có thể quan sát thấy nguyên tắc phản ảnh thực tại nói chung.Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng có những thời kì văn học không xuất hiện cái Tôi.Chỉ đến trào lưu văn học lãng mạn thế kỉ XX,cái Tôi cá nhân mới thực sự trỗi dậy trở thành đối tượng phản ánh gần như là duy nhất của văn học.Song nhìn một cách chi tiết vấn đề cái Tôi cá nhân,cái Tôi tác giả trong văn học cần phải hiểu đúng đắn hơn.Trước khi văn học viết ra đời,văn học dân gian là hình thức duy nhất.Nó là sản phẩm của cộng đồng ghi lại những kinh nghiệm sản xuất và đời sống của nhân dân.Tác giả dân gian là loại hình tác gia rộng lớn,và tác phẩm dân gian là tác phẩm mang đặc trưng chung phổ quát,loại trừ dấu ấn cá nhân.Tuy nhiên ,văn học viết ra đời đã tạo một thế giới đối cực với văn học dân gian.Thế kỉ X mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của các thể loại,là điều kiện cho những cá nhân chứng tỏ tài năng sáng tạo.Lê Đình Khiên đã viết: “Thi pháp của văn học viết là thi pháp của những văn bản đựơc sáng tác ra bởi cá nhân nhà văn .Văn bản này là kết quả của hoạt động sáng tạo bằng kĩ thuật của tác giả-cá thể bằng cách thực hiện những nguyên tắc lựa chọn và điển hình hoá nghệ thuật các hiện tượng đời sống.”Khi văn học viết được sáng tạo bởi các cá nhân thì khi đó,dù ít ,dù nhiều cái Tôi cá nhân cũng đã xuất hiện.Cái Tôi là biểu hiện của ý thức con người về cá nhân,do đó không có vấn đề là “có cái Tôi” hay “không có cái Tôi” mà chính là ở chỗ,sự tự ý thức đó được biểu hiện ở mức độ nào và mức độ đó tuỳ thuộc vào từng thời đại.Thời đại qui định con ngừơi,con người sống theo thời đại.Khi thời đại đó là thời đại của những cái Ta ,của cộng đồng thì văn học phải xây dựng mẫu hình con người lý tưởng mang dáng dấp cộng đồng,con người xã hội. Điều đó không có nghĩa con người cá nhân bị tiêu diệt,nó vẫn tồn tại ở một mức độ cần thiết phải có.
Từ khi văn học viết ra đời ,con người luôn là chủ thế sáng tạo đồng thời cũng là đối tượng nhận thức phản ánh của văn chương.Vậy thì với văn học cổ-trung đại,chúng mang thuộc tính hữu ngã hay vô ngã?Dường như đặc điểm “sùng cổ”, “phi ngã” đã trở thành đặc điểm riêng của văn học trung đại.Mỗi tác gia văn học trung đại đều là những nhà tư tưởng,nhà chính trị lớn.Lý tưởng của họ là lý tưởng về một xã hội tốt đẹp,về một mẫu hình nhà nước dưới thời vua Nghiêu-Thuấn.Nhưng ở họ vẫn tồn tại hai con ngừơi:con người xã hội-con người cá nhân.Với tư cách con người chức năng,thơ văn của họ hướng tới đề tài cao cả,sản xuất ra lối thơ giáo huấn,quan phương.Khi đó,thơ văn của họ đại diện cho tiếng nói cộng đồng. Đó là tiếng nói yêu nước,căm thù giặc trong thơ Phạm Ngũ Lão,Trần Quang Khải hay những nỗi niềm đau khổ của những mất mát lớn lao trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu.Còn khi đối diện với nỗi lòng mình, đối diện với nỗi đau thân phận và hoàn cảnh cụ thể muôn vẻ đời thường thì khi ấy,yếu tố con người cá nhân dễ được bộc lộ.Trong những trạng huống bức xúc ,những cảnh ngộ dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong tâm hồn người nghệ sĩ …sẽ là lúc bột khởi những rung động nghệ thuật đích thực từ đó khởi động những suy cảm cá nhân.Do đó,cái hữu ngã và cái vô ngã ,cái Tôi và cái Ta luôn cùng tồn tại.
Văn học chân chính thời nào cũng có cái Tôi và ở thời nào nó cũng là một hoạt động sáng tạo.Bản thân hoạt động sáng tạo đã là chống công thức và chống phi ngã.Nó có thể loại bỏ hoàn toàn cái phi ngã nếu hoạt động đó không bị chi phối bởi yếu tố qui phạm và hệ thống giá trị thời đại.Nhà nghiên cứu,GS.Nguyễn Đăng Mạnh viết rằng: “Sức sáng tạo của dân tộc kết tinh ở những cây bút lớn ở thời nào cũng có cách khẳng định tư tưởng,cá tính và tài nghệ độc đáo của mình.Tuy vậy ,chống lại mà vẫn bị ràng buộc,vẫn bị hạn chế, điều ấy cũng tất yếu khi tính ước lệ phi ngã đã trở thành hệ thống” .Các nhà nghiên cứu văn học cổ trung đại thường thống nhất nhận định về các chuẩn mực ,khuôn thước qui phạm,tính chất quan phương phong bế của tư duy và những quan niệm thô cứng về văn học dưới thời phong kiến qua các định đề “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, “thuật nhi bất tác” ưu tiên cho việc ca tụng xã tắc sơn hà,răn dạy đạo lý “quân thần phụ tử”, “trung hiếu tiết nghĩa” cho đến các thao tác nghệ thuật cũng chỉ quẩn quanh lối văn thơ cử tử,tập cổ, ước lệ ,tượng trưng với những “phong,hoa tuyết,nguyệt”, “tùng,cúc,trúc,mai”.Song những điều đó chưa phải là tất cả.Lấy cái chung làm nền cho cái riêng nổi bật,các nhà nghiên cứu thường đặt các tác gia tác phẩm trong thế đối lập với toàn bộ những chuẩn mực mang tính hạn chế chung của lịch sử thời đại văn học để phát hiện cái đẹp,cái riêng,cái độc đáo, để tìm cái Tôi cá nhân ẩn nấp trong đó. Đặc biệt với những tác gia lớn như Nguyễn Trãi,Nguyễn Du,Hồ Xuân Hương,Nguyễn Khuyễn…thao tác đối lập đó dễ được bỏ qua bởi các nhà nghiên cứu cho rằng,tự thân các tác giả đó có khả năng vượt qua mọi ngăn cách thời đại.Họ làm nên đặc trưng của thời đại chứ thời đại không chi phối họ.Chỉ cần nhắc đến Nguyễn Trãi,Xuân Diệu cho rằng: “Hồn thơ Nguyễn Trãi là một hiện tượng đặc biệt do bản tính của Nguyễn Trãi và đồng thời do tình thế ,hoàn cảnh của Nguyễn Trãi .Nguyễn Trãi là một con người tài hoa,từng trải cuộc đời với không ít thăng trầm.Vì thế thơ văn ông vừa đa dạng ,vừa có khí phách ,vừa có hào hùng,vừa có suy tư,vừa có trách oán,vừa có đau buồn,vừa có phong thái nhàn tản của một con người ung dung tự tại.Nhắc đến Hồ Xuân Hương ,người ta nhớ tới một cái Tôi tràn đầy sức sống,lạc quan và hết sức tinh nghịch không lẫn với cái Tôi ngông nghênh ,kiêu bạc có tính chất hư vô chủ nghĩa của Phạm Thái hay cái Tôi trầm ngâm lắng sâu trong suy tư của Nguyễn Du vơí cái Tôi bay bổng ngang tàng của Cao Bá Quát.
Mỗi một nền văn học,một thời kì văn học đều chịu sự ảnh hưởng của một nền triết học,thần học mỗi thời.Văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của văn hoá Trung Quốc.Do đó các hoạt động sáng tạo văn học Việt Nam đặc biệt là văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Tam giáo. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của sự ảnh hưởng này trong văn học trung đại là quan niệm về con người “vô ngã”.Các triết lý của Nho-Phật-Đạo đều chủ trương lý tưởng phá ngã,vô ngã,vô kỉ nhưng không hề là một sự diệt ngã tuyệt đối.Trái lại tất cả đều dựa vào phẩm chất cá nhân để giải phóng cho cái “ngã” nội tại khát khao tự do được bước sang thế giới khác,không gò bó tạm bợ.Văn học chịu ảnh hưởng của các triết lý này nhưng không đồng nhất với chúng.Trên cái nền đó,văn học thể hiện cái Tôi cá nhân theo nhiều chiều hướng,nhiều phương thức.
Lẽ đương nhiên,trong văn học trung đại đã xuất hiện vai trò của chủ thể sáng tạo ở mức độ đậm nhạt khác nhau.Vấn đề là ở chỗ,sự thể hiện cái Tôi theo phương thức nào?Với các tác giả đó đâu là phi ngã, đâu là phần sáng tạo riêng?Và cái gì là cơ sở để phân biệt một Trần Quang Khải với Nguyễn Trãi,một Lê Quí Đôn với Lê Hữu Trác,Nguyễn Du với Cao Bá Quát,Nguyễn Khuyến với Nguyễn Công Trứ? “Văn như kì nhân” (Văn như người viết ra văn) được xem như là định luận. “Văn như kì nhân” dùng để xem xét cá tính sáng tạo và diện mạo độc đáo trong sáng tác của nhà văn.Nó đánh dấu sự ý thức về con người tác giả trong văn phẩm trên phương diện phong cách và thi pháp.Cao Bá Quát khẳng định “phẩm chất của người là phẩm chất của thơ.Phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao.Xem người thì có thể biết thơ”.Không phải chỉ ở thơ cá tính sáng tạo mới được bộc lộ nhưng dường như thơ là địa hạt thuận lợi cho sự bộc lộ cái Tôi như GS.Hà Minh Đức nói “Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và cái Tôi trữ tình trong sáng tác là một hiện tượng khá phổ biến với thơ.”
Nói tóm lại, ở công trình này,chúng tôi xin được đề cập đến Cái Tôi trữ tình của Nguyễn Khuyến qua dòng tâm sự của nhà thơ khi đứng trước sự lựa chọn giữa xuất hay xử,hành hay tàng, ở hay về trong thời đại lịch sử quá nhiều biến động , đề từ đó,có thêm cái nhìn đúng đắn về thái độ hành xử của cụ Yên Đổ trong thế đối sánh với các nhà nho trước và cùng thời với ông .
PHẦN HAI:
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - THỜI ĐẠI
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO
Nguyễn Thị Kiều Hương
Sự lựa chọn xuất xử là vấn đề nảy sinh trong quá trình các nhà nho “Hiện thực hoá” những lý tưởng về mặt chính trị xã hội của hệ tư tưởng Nho giáo.Với những học thuyết này,họ luôn được giáo dục đề cao tinh thần “tự nhiệm” lấy “tu thân” làm gốc để cảm hoá lòng người (Tu kỉ trị nhân).Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực tế,trước sự phức tạp của thời đại cũng như chốn bổng lộc quan trường đầy cám dỗ “làm thế nào để trọn đạo Vua-tôi?”, “sống làm sao để giữ được chữ Tâm cho thanh sạch?” …đó là vấn đề bao thế hệ Nho gia suy tư trăn trở.Và sự lựa chọn Xuất hay Xử, Hành hay Tàng, ở hay Về trở thành dòng tâm sự đầy giằng xé của văn học nhà Nho. Chính vì vậy, để hiểu được rõ nét sự trăn trở suy tư của họ, ở bài viết này,chúng tôi muốn chỉ ra nguồn gốc,tính chất ,biểu hiện của vấn đề sự lựa chọn Xuất -xử của Nho giáo trong văn học nói chung.
Chúng ta trước hết có thể khẳng định Nho giáo là nguồn gốc sâu xa đặt ra vấn đề Xuất - xử. Hay nói cách khác, sự lựa chọn Hành hay Tàng, ở hay Về là một sự chọn lựa ứng xử của các nhà Nho khi áp dụng tư tưởng của Nho giáo vào thực tiến.Chính vì vậy, ta cần nắm vững những điều cốt lõi về lịch sử cũng như nội dung tư tưởng của hệ ý thức này.
Thứ nhất, Nho giáo là một học thuyết đạo đức-chính trị mang tính chất tôn giáo, được sáng lập bởi nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại Khổng Tử (551-479 TCN). Sau khi ra đời, Nho giáo đã nhanh chóng phát triển thành hệ tư tưởng chính thống và Nho học được xem là loại hình giáo dục phổ biến của Trung Hoa,kéo dài suốt thời trung đại (Thế kỉ II TCN đến Cách mạng Tân Hợi 1911.1913). Nhưng chưa dừng lại ở đó, học thuyết này còn gây ảnh hưởng sâu đậm khắp khu vực Đông á,trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta,Nho giáo được truyền bá rất sớm,từ thời Bắc thuộc( khoảng năm 111TCN hoặc sớm hơn) nhưng phải đến giai đoạn từ thời Trần sang thời Lê nó mới trở thành ý thức hệ chính thống.Vai trò độc tôn của Nho giáo ở Việt Nam kéo dài gần năm thế kỉ (Thế kỉ XV-Thế kỉ XIX) gây ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nước ta. Đặc biệt hơn,nó đã tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học uyên bác. Đây chính là những chủ thể thẩm mỹ trực tiếp cấu thành nên loại hình văn học nhà Nho-một bộ phận quan trọng trong nền Văn học trung đại Việt Nam.
Từ sự sơ khảo về lịch sử như trên đã chỉ rõ lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo nói chung và ở nước ta nói riêng. ở phần sau này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày làm nổi bật nội dung tư tưởng cốt lõi học thuyết đạo đức-chính trị này.Bởi đây chính là cơ sở giúp ta lí giải nguồn gốc nảy sinh vấn đề Xuất-xử trong Nho gia.
Nội dung cơ bản của Nho giáo được thể hiện tập trung trong ba học thuyết: Thuyết “Đạo đức”,Thuyết “Lễ trị” và Thuyết “Chính danh”.Trong đó,lí tưởng của học thuyết là chủ trương thiết lập lại trật tự xã hội một cách ổn định thông qua việc tu luyện đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và cảm hoá lòng người (Tu kỉ trị nhân). Chính bởi vậy các môn sinh luôn phải lấy tu thân làm gốc, lấy chữ “Nhân”, chữ “Nghĩa” làm đức mục cao nhất của quá trình tu thân.
Việc hiện thực hoá lí tưởng kiến tạo xã hội trên được Nho giáo giao phó tập trung ở một số lớp người, được xem là tinh hoa của thời đại. Đó là những nhà nho,các bậc thánh nhân quân tử,lớp người được xem là đã đạt được tính mẫu mực điển hình của con đường tu thân dưỡng đức. Bởi vậy, trong nhân cách của họ,thường trực một tinh thần “tự nhiệm”, “nhập thế” trước hiện thực đời sống.
“Vũ trụ giai ngô phận sự” (Nguyễn Công Trứ).Và để thể hiện tinh thần hữu trách-phẩm chất đặc trưng của nhà Nho,họ sẽ bứơc vào con đường “lập thân ,cứu thế” mà Nho giáo cho là “chính đạo”, đó là con đường học-thi đỗ và ra làm quan.Nho giáo quan niệm rằng nhà Nho bước vào chốn quan trường là để giúp vua giáo hoá dân chúng,ban ân huệ cho dân bằng chính đạo đức nhân cách của mình (con đường “Đức trị”, phò vua trị quốc, trị quốc cứu đời, trị đời để cứu dân). Chính vì thế con đường trước tiên, con đường chính thống nhất mà nhà Nho muốn lựa chọn bao giờ cũng là con đường “nhập thế”.
Tuy nhiên, có một nghịch lý nảy sinh là giữa lý tưởng hành đạo của nhà Nho với thực tế lại bị mâu thuẫn với nhau rất sâu sắc. Nho giáo quan niệm trọng “Đạo” khinh vật chất và chủ trương coi con đường làm quan là con đường hành đạo chân chính nhất. Thế nhưng quan trường chính là nơi trực tiếp liên quan đến đời sống chính trị, thời đại, lại là nơi có nhiều thủ đoạn trục lợi cầu danh, phức tạp nhất, khó nắm bắt nhất.Do vậy,mặc dù tu thân lập tề theo con đường “Chính đạo” nhưng các nhà nho vẫn luôn trăn trở giữ mình, giữ được chí khí của bậc quân tử “Phú quý bất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Giàu sang không cám dỗ được lòng mình, nghèo khó không làm mình nao núng,cường quyền không làm mình khuất phục). Nhưng chưa dừng ở đó, việc nhà nho có thực hiện được lí tưởng của mình hay không lại phụ thuộc vào phẩm chất của các ông vua: có được vua minh tin dùng thì họ mới có thể đem sở học của mình ra phò vua giúp nước được.Hơn nữa,thời thế luôn luôn thay đổi, lại thêm buổi loạn lạc phân li…càng đẩy các nhà nho vào bi kịch “Tài cao phận thấp chí khí uất”. Nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào, nhân cách của nhà nho cũng buộc họ phải hành xử sao cho trọn đạo.Chính vì vậy mà họ thường xuyên phải đặt ra vấn đề Xuất -Xử. Tâm lý họ luôn mong muốn “nhập thế”, “hành đạo” nhưng thời cuộc thay đổi, để bảo vệ phẩm giá của mình,họ sẵn sàng chọn con đường ẩn dật “Lánh đục về trong”.
Lựa chọn con đường ẩn dật đồng nghĩa với việc các nhà nho bước ra ngoài chốn quan trường chính sự để về với cuộc sống “an bần lạc đạo” hưởng thú thanh nhàn nơi cảnh quê yên tĩnh. Nhưng trong thực tế,họ chỉ nhàn “thân” mà không nhàn “tâm”;họ trốn vào thiên nhiên cảnh vật đấy mà lòng vẫn đau đáu sự đời:
“Bui có một lòng trung với hiếu
Mài chăng khuyết ,nhuộm chăng đen”
(Thuật hứng 24-Nguyễn Trãi)
Chính sự day dứt này đã trở thành nguồn xúc cảm để các nhà nho tự bạch lòng mình,làm nên một bộ phận đặc sắc trong văn học-Văn chương nhà Nho ẩn dật. Độc giả hẳn không thể quên dòng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi,Nguyễn Công Trứ,Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Khuyến…Họ cũng chọn lựa con đường “Lánh đục về trong” để bảo toàn phẩm giá trước những đổi thay của thời cuộc. Tuy nhiên, sự lựa chọn Xuất-Xử của họ lại đựơc thể hiện theo những phương thức xúc cảm riêng. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đi đến việc tìm tìm hiểu “Cái Tôi của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn Xuất-xử”.
Tóm lại, những việc trình bày như trên cho ta thấy rằng Nho giáo là một học thuyết chính trị-đạo đức giàu tính thực tiễn và có ý nghĩa tích cực. Trong đó nó chủ trương hứơng tới việc tạo dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Đồng thời đề cao tinh thần hữu trách tự nhiệm của nhà nho trước hiện thực cũng như coi trọng phẩm cách của họ trước cuộc đời. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh mối trăn trở mà nhà nho luôn băn khoăn,day dứt,suy tư: đó là vấn đề về sự lựa chọn xuất-xử.Trước mỗi bậc chính nhân luôn có hai con đường:gặp thời ra sức làm quan phò vua giúp nước;bất phùng thời sẵn sàng từ chức về an trù tại quê hương.Chính vì vậy mà việc bỏ Hành về Tàng vẫn được xem là con đường “dũng thoái”.Nó vừa thể hiện thái độ phản ánh của nhà nho trước thực tại vừa góp phần giữ gìn tâm hồn trong sạch của bản thân.
SỰ LỰA CHỌN XUẤT-XỬ CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI
Nguyễn Thị Thu Duyên.
Theo những tài liệu về Nguyễn Khuyến được biết ông sinh năm ất Mùi 1835 ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên chủ yếu ở quê cha là làng Yên Đổ,huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Tên lúc đầu là Thắng, về sau mới đổi là Khuyến để chỉ rõ quyết tâm học tập của mình.
Nguyễn Khuyến được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ bé đã nổi tiếng học giỏi. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến đã phải vất vả mấy lần thi hỏng sau đó mới lần lượt đỗ Hội nguyên, rồi Đình nguyên, được vua Tự Đức ban cờ biển và viết cho ông hai chữ “Tam nguyên”. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến ra làm quan, ông đựơc giữ chức vụ khá nhàn nhã,không phải lo lắng những vấn đề gay go của đất nước.Thế nhưng chỉ sau mười một năm ra làm quan dưới triều Nguyễn, đến năm 1883, Nguyễn Khuyến đã xin từ quan về ở ẩn (với danh nghĩa về hưu non do bị đau mắt) không màng chính sự khi ông mới 49 tuổi. Tại sao lại có sự “nghỉ hưu non” này?
Như trên đã nói, ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng học giỏi khắp vùng; gia đình ông lại là dòng dõi Nho gia.Vì thế mà tương lai của ông được vạch ra theo thứ tự: học-thi đỗ-làm quan. Và sau nhiều năm dùi mài kinh sử,cận kề đèn sách,Nguyễn Khuyến đã đậu được đến Tam Nguyên. Tuy nhiên, đường quan trường của ông không có gì nổi trội,hiển hách là mấy.Có lẽ,vì trong khoảng mười hai năm làm quan thì có đến sáu năm (một nửa đời làm quan của ông) là làm ở sử quán, một công việc rất nhàn nhã,không phải lo lắng cho quốc sự nhiều.Năm 1858, thực dân Pháp chính thức đem quân sang xâm lược nước ta , chúng chiếm lấy Bắc Bộ rồi chiếm luôn cả kinh thành, vua Tự Đức chết khiến cho cả triều đình hỗn loạn như rắn mất đầu. Các quan lại hoang mang lo lắng,tình hình vô cùng rối ren.Bản thân Nguyễn Khuyến là một nhà nho theo đạo Thánh hiền, lấy chữ Trung làm trọng,vì thế mà ông quan niệm phải trung với vua,thờ vua giúp nước.Hơn nữa,qua ba lần thi Hương,thi Hội,thi Đình ông đều đạt giải nguyên,lại được vua tự tay khen thưởng, “cái ơn huệ” đối với ông có nghĩa là trách nhiệm (Theo “Nguyễn Khuyến-một phong cách lớn”, Nguyễn Lộc). Có lẽ do vậy mà sau khi thi đậu, mặc dù lúc đó nước ta đã bị thực dân Pháp xâm lược, tình hình hết sức rối ren, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn quyết định ra làm quan,vì ông nghĩ rằng đó là con đường duy nhất để một nhà nho có thể thực hiện được lý tưởng “trí quân trạch dân” của mình:
“Mười mấy năm qua ấn với thao
Thân này mong được đức vua yêu”
Tuy nhiên khi giặc Pháp nổ súng và xâm lược,Nguyễn Khuyến đã không có dũng khí lấy cái chết để đền nợ nước như Trần Bích San,hay Phan Thanh Giản, ông cũng không đủ tự tin và can đảm để theo tướng tài chiêu mộ binh sĩ chờ thời cơ khởi nghĩa như tổng đốc Sơn Tây Nguyễn Đình Nhuận hay nho sĩ Nguyễn Quang Bích.Nhưng ông cũng chẳng làm quan cho giặc như Nguyễn Hữu Độ mà chọn con đường từ quan về nhà để khỏi mang tiếng xấu đến muôn đời.
Trứơc lẽ xuất xử,Nguyễn Khuyến đã băn khoăn, chết thì:
Nhược vi thảng thốt lâm nghi dị
Đáo đắc thoan tuần biện diệc nan
(Nếu như thảng thốt mà xông vào chỗ chết thì còn dễ, nhưng dùng dằng mà quyết chết được thực là khó)
( Xuân dạ liên nga)
Nếu theo Nguyễn Quang Bích thì ông tự nhận thấy mình không đủ tài cán:
Vô tài cự khả khinh đầu bút
Hữu dục an năng bất sĩ bào
(Bất tài há dám xem nhẹ việc bứt bút theo quân
Còn ham muốn sao cho khỏi thẹn với tấm áo)
Có thể thấy một điều là ở vào thời điểm đó, đối với ông giải pháp nào cũng là gượng gạo và miễn cưỡng. Đó là giai đoạn khủng hoảng và bế tắc buộc Nguyễn Khuyến phải lựa chọn Xuất hay Xử.Tuy vậy,vấn đề xuất xử đặt ra đối với ông không đến mức nôn nóng, ồn ào như Nguyễn Công Trứ hay mang nhiều day dứt như Nguyễn Trãi. Ông đã so sánh giữa tình thế và sức lực của mình với kẻ khác ,giữa bản thân với gia đình để cuối cùng lựa chọn con đường cáo quan về quê:
Việc nhiều,hay ốm, đành hưu vậy
Ngày một lần ăn chưa nỗi nào
Giúp nước bạn bè còn lại đó
Về nhà con cháu chắc hiền đâu?
Nguyễn Khuyến nghĩ rằng bạn bè ông ở lại giúp nước còn ông đã già lại đau ốm không đủ tài đủ sức để chống giặc mà cứ bám lấy một chức quan là tham lam.Suy nghĩ của ông về lẽ xuất xử chỉ đơn giản là thời thế loạn lạc, không hành được thì tàng chứ chẳng phải là do thiếu ơn tri ngộ hay do gặp hôn quân gian thần. Ông chọn cách ẩn dật để mong chút tự do,thoải mái cho riêng mình. Có những lúc ông đã ao ước giá mình là một hòn đá vô tri vô giác vì ông sợ lương tâm còn thì hẳn còn khiến ông suy nghĩ và khổ sở.Kiểu ẩn dật mà Nguyễn Khuyến lựa chọn cũng như nhiều nho sĩ khác, đó là cách lựa chọn thái độ sống của nhà nho.Tuy nhiên,lựa chọn theo cách đó phải có tiền đề là một thể chế chính trị xã hội cho phép con người quan niệm mình không có trách nhiệm với xã hội ,hoặc trách nhiệm đó thuộc về vua hoặc cá nhân là cứu cánh -đồng thời có hoàn cảnh kinh tế tự túc, có thể sống biệt lập ,có ít liên quan với kẻ khác.Nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho Nguyễn Khuyến sống biệt lập như các ẩn sĩ đời xưa; vì thế mà ông luôn phải suy nghĩ và khổ sở bởi điều ấy.
Theo ông Nguyễn Lộc, Nguyễn Khuyến cáo quan lui về vườn Bùi chốn cũ là do sự chi phối của một tâm lý bất lực thất bại chủ nghĩa. Ông nhìn thấy nước không còn nữa nên đành quay về ở ẩn:
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Thực ra,sự lựa chọn của Nguyễn Khuyến đã bao phen làm ông suy đi nghĩ lại bởi lịch sử bấy giờ chưa thể có câu trả lời chính xác,người nho sĩ bị dồn vào thế bí .Nguyễn Khuyến bị bao mối ràng buộc:
Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất,ngửa lên thẹn trời
Nhưng nếu làm quan lại để tiếng xấu cho đời sau.Cho nên ,sự lựa chọn xuất xử của Nguyễn Khuyến không được rõ ràng ,vì ông từ quan với danh nghĩa là về hưu non, ông lại không tham gia chống Pháp và vẫn giao thiệp tốt với những bạn quan cũ,bởi vậy mà lẽ xuất xử của ông không minh bạch, “vẫn có chỗ để nghi ngờ,chê cười”(theo GS.Trần Đình Hượu). Điều này khiến nhà thơ hết sức khổ tâm; đó cũng là lúc con người cá nhân của ông được bộc lộ:một con người khát khao được thờ vua giúp nước nhưng gặp thời buổi nhiễu nhương đành bất lực làm một ông già vườn Bùi trốn thân vào cảnh vật. Đó là một kẻ sĩ bụng đầy chữ mà không được đem hết ra để trả nợ tang bồng cho vẹn chí nam nhi.Nỗi niềm thương cho dân tình thế thái của Nguyễn Khuyến chẳng lúc nào nguôi ngoai cả khi ông từ quan về ở ẩn. Sự lựa chọn xuất xử của ông trong thời buổi ấy có lẽ chỉ có thể như thế nhưng những khổ tâm, dằn vặt của ông về quyết định lựa chọn của mình đã được ông giải toả qua những vần thơ mà từ đó,ta hiểu hơn con người Tam nguyên Yên Đổ, một nhân cách lớn.
PHẦN BA:
CÁI TÔI CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG SỰ LỰA CHỌN XUẤT XỬ QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA ÔNG
CÁI TÔI NGUYỄN KHUYẾN TRONG THƠ THIÊN NHIÊN LÀNG CẢNH
Lê Thị Thu Hảo
Lui về ở ẩn là một sự lựa chọn thường thấy ở rất nhiều nhà nho trong văn học Trung đại, đặc biệt là sự ở ẩn tìm về với thiên nhiên làng cảnh. A.X.Martynov đã từng nhận xét: “Trong quan hệ với nhân cách nhà nho,thiên nhiên thực hiện một chức năng hai mặt:Thiên nhiên chỉ ra nó như một nhân cách ,một “tài năng” và thiên nhiên đóng vai trò làm khuôn mẫu trong quá trình biến nhân cách này thành nhân cách nhà nho;vì thế toàn bộ truyền thống tinh thần Nho giáo hướng đến thiên nhiên như hướng đến một mẫu mực chủ yếu và hoàn chỉnh nhất.”Trong thời kì Trung đại,quan niệm thẩm mỹ của nhà nho là coi thiên nhiên như nguồn gốc sinh ra nhân cách cao quí nên theo quan niệm Nho gia,thiên nhiên là mẫu mực,là lý tưởng,là cái đẹp,cái hoàn mỹ,chỉ có những con người cao quí mới xứng đáng sánh cùng thiên nhiên, đối diện với thiên nhiên;còn những kẻ độc ác xấu xa vĩnh viễn bị cầm tù,lưu đầy trong phạm vi cuộc sống xã hội,trong cái hàng ngày,trần trụi,bụi bặm đáng ghét( Do đó trong văn học trung đại,thiên nhiên được sử dụng làm thước đo chuẩn mực cho con người và hình ảnh của các nhân vật chính diện luôn gắn liền với hình ảnh của thiên nhiên ước lệ,tượng trưng).Bởi vậy,các nhà nho theo quan niệm xuất xử của Nho giáo -gặp thời thịnh thì ra làm quan,phò vua giúp nước;gặp thời loạn thì cáo quan lui về ở ẩn,lấy thiên nhiên để di dưỡng tính tình.Với nhà nho,thiên nhiên là cội nguồn của nhân cách cao quí,mang phẩm chất tốt đẹp của con người:cây tùng là hình ảnh đại trượng phu,cây trúc là hình ảnh người sĩ quân tử,cúc mai là biểu hiện của sự trắng trong…Từ lâu,nhà nho ẩn dật chủ trương sống một cuộc sống giữa thiên nhiên để di dưỡng tính tình,bảo toàn phẩm giá trong sạch, để tỏ thái độ khinh thường danh lợi,coi nhẹ cuộc ganh đua chốn thị thành vì miếng mồi tiền tài danh vị.Trước Nguyễn Khuyến đã có nhiều nhà nho chọn lối xuất xử lui về ẩn mình với thiên nhiên như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bình Khiêm,Lê Hữu Trác…Họ cũng bộc lộ Caí Tôi trong môi trường thiên nhiên,bỏ chốn thị thành để lánh đục về trong,miêu tả thiên nhiên như là mảnh đất lý tưởng của mình mà lựơc bỏ qua các quan hệ dân sự.Tuy nhiên,với cùng một lối xuất xử này,Nguyễn Khuyến lại bộc lộ một cái Tôi riêng,rất khác với các nhà thơ trước đó.
Các nhà nho ẩn dật trước Nguyễn Khuyến tìm đến với thiên nhiên,hoà mình với thiên nhiên để quên đi cảnh đời, đóng lòng mình trước mọi sự đời,con người.Họ độc lập cao độ đối với xã hội và đặt mình hoàn toàn vào thiên nhiên,chỉ có thiên nhiên thôi.Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn đã chọn Côn Sơn để đắm mình vào rừng cây suối nước,Cái Tôi cuả nhà nho ẩn dật sống giữa môi trường thiên nhiên thuần khiết ,chỉ có quan hệ với núi sông cỏ cây,trăng nước,chim thú mà không có quan hệ với xã hội loài người.Mối tình gắn bó,sự gắn bó giao hoà giữa cái Tôi trong thơ Nguyễn Trãi với thiên nhiên được diễn tả hết sức sâu sắc:
Cò nằm hạc lẩn nên bầu bạn
ủ ấp cùng ta làm cái con
Hay Vén trúc bước qua lòng suối
Thương mai về đạp bóng trăng
ở đây tịnh không hề có một dấu vết nào của cuộc sống xã hội,của sinh hoạt nhân sự trong môi trường hoạt động của Cái Tôi nhà thơ.Thiên nhiên không thuần tuý là môi trường hờ hững ,vô tình nữa mà là những người bạn,những người thân thiết nhà thơ phải nâng niu trân trọng.Bên cạnh đó,Nguyễn Trãi khi về ở ẩn trong môi trường thiên nhiên,hoàn toàn không giao tiếp với thế giới bên ngoài,với xã hội-con người:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
(Mộ xuân tức sự)
Có thể nói các nhà nho trước Nguyễn Khuyến khi chọn lối xuất xử ẩn dật đều tách mình ta khỏi cuộc sống xã hội để trốn hoàn toàn vào cảnh vật thiên nhiên. ở đó cái Tôi của họ thực sự xác lập được một mối quan hệ thân thiết rất mực cảm động với thiên nhiên chứ không thuần tuý chỉ mượn cuộc sống thiên nhiên để nói lên thái độ quay lưng với thành thị,tức là danh lợi,họ thực sự đã nhập được cái Tâm đó vào cảnh sắc thiên nhiên.
Tuy nhiên,Nguyễn Khuyến mặc dù cũng chọn lối hành-tàng ấy,tìm đến thiên nhiên để ẩn mình nhưng thiên nhiên trong thơ ở ẩn của ông vẫn mang đậm tâm trạng thế sự.Năm 1884,Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ,tư tưởng của ông từ đó khá phức tạp,có nhiều biến động mạnh mẽ,tạo nên những nét mới mẻ , đột xuất so với truyền thống trong sáng tác văn học của ông.Thơ thiên nhiên ẩn dật của Nguyễn Khuyến bộc lộ một cái Tôi mới mà ở đó luôn day dứt nỗi buồn triền miên,trở đi trở lại.Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm,Lê Hữu Trác..khi ở ẩn cũng không tránh được tâm trạng đau buồn và cô độc,song họ không bao giờ hoang mang dao động.Với Nguyễn Khuyến,về ở ẩn mà mọi sự đời,mọi âm thanh của cuộc sống thế tục hàng ngày vẫn vang dội vào thơ ông. Đọc thơ ông tả thiên nhiên mà vẫn thấy thấp thoáng sự đời,nỗi đau đời:
Độc dương hàn tuế thuỳ vi ngẫu
Bắt lạc phương tâm chân khả ai
(Chọi rét một thân ai là bạn
Chẳng lạt lòng son thật đáng thương)
(Vịnh cúc)
Đây là bài thơ “Vịnh cúc” nhưng hình ảnh thiên nhiên ấy chỉ là cái vỏ chứa đựng nỗi buồn vì cảnh “độc hành kì đạo, độc thiện kì nhân” của một người đi ngược dòng.Nguyễn Khuyến không hoàn toàn hoà mình vào môi trường thiên nhiên để hưởng cái thanh tịnh của tâm hồn mà chỉ mượn hình ảnh thiên nhiên để nói sự đời,bộc lộ cái dao động của tâm hồn người.Thiên nhiên trong thơ ông không đơn thuần là thiên nhiên mà còn là cảnh đời:
Tháng tư chơm chớm đã oi nồng
Chim hót lùm xanh tiếng lảnh trong
Con gái chăn tằm lo gió máy
Người già phơi thóc chạy cơn giông
Ruộng lầy tham buổi người về muộn
Vầng nhật rèm mây ánh vẫn hồng
(Hạ nhật vãn điếu)
Đây là cảnh đặc trưng của tháng tư.Là thơ viết về thiên nhiên ,những chuyển biến của thiên nhiên theo qui luật thời gian (tháng tư) nhưng xen vào đó có cảnh sinh hoạt của con người .Trong sự ẩn dật của mình,Nguyễn Khuyến đã nối một sợi dây giữa thiên nhiên và cuộc sống -một cách đặc sắc so với thiên nhiên của các nhà nho ẩn dật trước kia.Thậm chí ,thơ thiên nhiên của Nguyễn Khuyến khi ở ẩn chấp nhận cả những nỗi lo rất đời:
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ
ấy hồn Thục đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó
Giọng khách giang hồ dạ ngẩn ngơ…
(Cuốc kêu cảm hứng)
Sống giữa thiên nhiên mà Nguyễn Khuyến vẫn không đạt đến được cái tâm thanh thản,tiếng cuốc kêu cũng gợi cho ông tâm sự thế tục,lo nước lo đời.Thơ thiên nhiên của Nguyễn Khuyến không hoàn toàn mang tâm thế ẩn dật còn ở chỗ,nó có khi không phải là cảnh đẹp,cảnh thiên nhiên thanh tĩnh mà là cảnh của những âu lo khi chứng kiến:
Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà
Hay: Tiếng sao vo ve chiều nước vọng
Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi
Những câu thơ đã thoát khỏi cái vỏ thiên nhiên bề ngoài của nó để đến gần với cuộc đời thực,bộc lộ cái nỗi lo của cuộc sống con người.Có thể thấy,việc ở ẩn của Nguyễn Khuyến không đơn thuần là lánh đời mà có lẽ đúng hơn, đó là lánh cuộc sống chốn quan trường ,chốn thành thị để về với cuộc sống nông thôn bình dị.Chính sự lựa chọn xuất xử của Nguyễn Khuyến đã giúp ông trở thành “ Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Đồng thời sự lựa chọn đó cũng đem lại trong thơ thiên nhiên của ông một cái Tôi khác lạ.Thiên nhiên ở đó không còn là không gian thanh tĩnh ,xa lánh vật dục,xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi như không gian trong thơ nhà nho truyền thống nữa.Không đứng ở bên ngoài hay bên trên,cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là người có mặt thật sự hiện diện thường trực trong cuộc sống hàng ngày ấy, đắm mình trong không khí ấy. Đó là một sự hoán chuyển ngấm ngầm mối quan hệ chủ thể và khách thể,có tác dụng bổ sung hoặc hoàn chỉnh quan niệm thẩm mỹ của tác giả-một cái Tôi mới mẻ.Sự khác biệt này của Nguyễn Khuyến có lẽ là do hoàn cảnh riêng của ông.Rút về ở ẩn,nếu chỉ riêng có một việc giữ gìn nhân cách,phẩm giá nhà nho( “độc hành kì đạo”, “độc thiên kì thân”) thì ông có quyền yên lành với khí tiết của mình.Nhưng kẻ thù xâm lược còn đó ,non sông đất nước bị giày xéo còn đó thì lời kêu gọi của phận sự nhà nho hữu trách không ngớt dằn vặt lương tâm ông.
Khi lựa chọn lối xuất xử về ở ẩn,Nguyễn Khuyến không chỉ về với thiên nhiên( mặc dù cái Tâm không thực sự hoà vào thiên nhiên)mà còn về với nông thôn,với cuộc sống bình dị của người nông dân.Các nhà nho ở ẩn đã từng sống khá lâu ở nông thôn lại không quan tâm đến mảng đề tài về cuộc sống văn hoá đời thường của quê nghèo.Từ Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm tới Nguyễn Du,Nguyễn Công Trứ,Cao Bá Quát đều không bắt gặp mảng để tài này.Trái lại, đến Nguyễn Khuyến,lần đầu tiên trong lịch sử Nho giáo Việt Nam,việc ẩn dật không còn thuần tuý là cách bảo vệ lý tưởng ,cách hành đạo nữa .Với Nguyễn Khuyến , ở ẩn là từ bỏ tư thế của nhà nho để làm người dân thường.Việc làm này đã đem đến sắc thái mới mẻ cho thơ ông.Trong thơ Nguyễn Khuyến khi đã lui về Yên Đổ ,ta bắt gặp những cảnh sinh hoạt rất đời thường ở miền quê Việt Nam: Đó là cảnh đầm ấm khi nhà thơ tới thăm gian nhà lá mới dựng của ông hương sinh họ Nguyễn:
Cháu trai đứng sán lấy ông
Xóm giềng thấy khách, cửa thông sang chào
(Hạ nhật thư hương sinh Nguyễn Thị Trang)
Cảnh sống ở đồng quê bình dị mà đầm ấm ,vui vẻ-cái cuộc đời ấy đi vào thơ Nguyễn Khuyến thực mà vô cùng sinh động:
ình ịch đêm qua trống cái làng
Ai ai mà chẳng rước xuân sang
Ngoài lũ nhấp nhô còn cụ Tổng
Cánh áo lẹt đẹt pháo thầy Nhang
Đó là cảnh Tết rất nông thôn mà cũng rất Việt Nam, hiếm thấy trong thơ nhà nho ẩn dật trung đại. Đặc biệt,trong thơ ẩn dật của Nguyễn Khuyến,mùa hè xuất hiện với một tần số đáng kể,không kém gì mùa thu. Đó là một biểu hiện cho thấy Nguyễn Khuyến đã phần nào thoát đựơc áp lực của cảm thức thụ cảm thế giới của nhà nho để hướng tới cái thực tại của thế giới quanh mình. Đặc biệt,những vần thơ mùa hè của Nguyễn Khuyến cũng rất đặc biệt:
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người
Đây là cảnh một mùa hè rất sinh động ,rất thực và mang đậm chất thôn quê. Không chỉ miêu tả rất đúng cái khung cảnh cuộc sống ở thôn quê mà Nguyễn Khuyến còn thực sự hoà mình vào cuộc sống ấy. Đây là cảnh ông cùng các bạn đồng tuế lên lão năm mươi:
Anh em làng xóm xin mời cả
Giò bánh trâu heo cũng gọi là
Chú Đào bên làng lên với tớ
Ông Từ ngõ chợ lại cùng ta
(Lên lão)
ở ẩn với Nguyễn Khuyến không chỉ còn là sống với thiên nhiên,tách mình ra khỏi đời sống con người nữa mà nó chỉ là tránh chốn quan trường để hoà mình vào cuộc sống dân dã nhất nơi thôn quê. Ông vui vẻ tặng thơ cho ông lão hàng thịt nhân dịp ông lão thọ bảy mươi. Ông viết thơ về những cảnh đời thường,thậm chí tầm thường như cảnh bà chửi tục,nỗi lòng bác trai goá vợ:
Lưng trời gió vút diều ngân vẳng
Khắp trốn cành cao chim ríu ran
ấm xóm,gái già văng chửi tục
Rộn lòng,trai goá ngủ không an.
(Sơ hạ)
Sống với người dân, Nguyễn Khuyến chia sẻ với họ cả những lo toan khốn khó và cùng họ ước mơ một cách giản dị:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm,mùa mất mùa
Phần thuế quan thu phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thui bò
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trâù cau chẳng dám mua
Tằn tiện thế mà không khá nhỉ?
Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho
ở đây cũng có một cảnh đời với bữa ăn đạm bạc nhưng không phải là bữa ăn: “Thanh bần lạc đạo” của các nhà nho ẩn dật thời xưa.Bởi nó chứa đựng cả nỗi lo buồn về cái nghèo và cả ước ao thoát nghèo giản dị: “Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho”Nguyễn Khuyến có khi bộc lộ trực tiếp cả nỗi lo cuộc sống rất thật,như không phải là lời của một ông quan đại thần danh tiếng:
Quai Mễ, Thanh Liêm đã vỡ rồi
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
ẩn dật mà không quên sự đời, tìm cái bình yên riêng cho mình-đó là cái Tôi rất riêng của Nguyễn Khuyến trong lối xuất xử: “ẩn” mà rất “đời”.
CÁI TÔI TỰ TRÀO NGUYỄN KHUYẾN KHI ÔNG VỀ VƯỜN BÙI CHỐN CŨ
Nguyễn Thị Mơ
Nói đến Cái Tôi Nguyễn Khuyến,chúng ta không thể bỏ qua mảng thơ văn trào phúng mà đặc biệt là tự trào .Nguyễn Khuyến cười người: cười bọn quan lại theo Tây,mụ Hậu Cẩm ,cô Tư Hồng , ông đốc học Hà Nam, cười bọn giặc cướp nước… rồi cười đời: cười thời thế đảo điên, "cóc nhái nhảy lên làm người" đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến cười mình và cười nhiều về mình lại là một hiện tượng đặc biệt trong văn học trung đại. Chính điều này đã góp phần làm nên cái "tôi" Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn (1884), tư tưởng của ông khá phức tạp, có nhiều biến động mạnh mẽ. Nhưng có lẽ giai đoạn sau khi ông về Yên Đổ, các sáng tác của ông mới có nhiều nét mới mẻ hơn giai đoạn trước. Và các sáng tác tự trào của ông hầu hết ra đời ở giai đoạn này. Hoạn lộ của Nguyễn Khuyến nhìn chung ít sóng gió hơn Nguyễn Công Trứ. Đậu Tam Nguyên, xuất chính ở tuổi tráng niên, làm quan ở Huế, rồi Nam Trung Bộ. ý thức được đất nước đang lâm vào tình cảnh "nội hạ ngoại di", và sự bất lực của bản thân, Nguyễn Khuyến đã từ quan lui về vườn Bùi chốn cũ. Nhưng hình như ông không cho rằng đó là quyết định đúngđắn nhất:
"Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
Quy lai vị tất tử tôn hiền"
(Bô nước mà đi, phải đâu hết bạn bè ở đó
Về nhà ở ẩn chắc gì con cháu đã coi thế là hay)
Tinh thần hữu trách, tự nhiệm là một phẩm chất đặc trưng c ủa nhà nho. Nguyễn Công Trứ từng cho rằng: "Vũ trụ giai phi phận sự" (Mọi việc trong trời đất đều là của ta". Nhà nho tin vào sứ mệnh truyền Đạo, hành Đạo của mình. Nhưng với Nguyễn Khuyến, khi mà tất cả đã đổi thay, ngay cả vị trí độc tôn của Nho giáo cũng không còn như trước đây nữa, những kẻ làm quan như ông, đọc sách Thánh hiền cũng chẳng thể làm được gì thì tinh thần hữu trách, tự nhiệm lại trở thành nỗi hổ thẹn.
"Sách vở ích gì cho buổi ấy,
áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già".
(Ngày xuân dặn các con)
"Cá ch vô thực học tì suy thế
Thặng hữu hư danh quán đại đình".
(Đã không có cái học thực dụng để giúp đời đang suy
Lại còn mang cái hư danh đỗ đầu thi đình)
(Cận Thuật)
Nguyễn Khuyến lui về với tình thế "tâm bất tại" đầy dùng dằng, ân hận vì thế mà tâm trạng buồn triền miên, day dứt cứ trở đi trở lai trong thơ ông. Đó là tâm sự yêu nước đầy bi kịch. ở hay về? hành hay tàng? Luôn là những mâu thuẫn trong Nguyễn Khuyến. Và mặc dù, cuối cùng khi đã quyết định rút lui, cho đó mới là "dũng thoái" thì ông vẫn có những dằn vặt, xót xa. Căn nguyên của cảm hứng tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến là sự tự ý thức cao độ về tính chất vô dụng của Nho học trong thời loạn, trước những nhiệm vụ lịch sự cấp thiết, vì thế ông đã nhìn lại mình, tự xét bản thân. Đó là tiền đề xã hội và tâm lí của cái "tôi" tự trào Nguyễn Khuyến. Ông đã bày tỏ sự ý thức về thời cuộc của mình trong bài "Xuân Nguyên hữu cảm":
Không có lịch, biết đâu mà ghi được Giáp Tý
Kẻ thù còn đó, chưa dám đọc kinh Xuân thu.
Như trên đã nói Nguyễn Khuyến tự trào là một hiện tượng đặc biệt, một cái "tôi" độc đáo trong thơ ca trung đại. Trước Nguyễn Khuyến, hầu như chưa thấy điều này. Bởi lẽ, nhà Nho thấm nhuần tư tưởng Nho gia: "Thiên sinh đức ư dư" (trời sinh đức ở ta), họ tự cho mình là kẻ có Đạo, vì thế về mặt nhân cách miễn bàn nói chi đến việc xem xét lại nhân cách của mình để cười? Hơn nữa, nếu Nguyễn Khuyến cười sự bất lực của bản thân cười những cái xấu, cái dở của chính mình thì đây là điều khônh tưởng với các nhà nho trước ông. Vì thế, cái "tôi" tự trào của Nguyễn Khuyến lại càng độc đáo. Mặc dù nó giúp ta hình dung rõ cái "tôi" đầy giằng xé, bi kịch, xót xa.
Suốt một thời gian dài, Nho giáo chiêếmvị trí dộc đáo. Nhưng đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đội lốt khai hoá văn minh qua hai cuộc khai thác thuộc địa rồi tiến hành âm mưu xâm lược nước ta thì lúc này, Nho học đã tự bộc lộ nhưữnghạn chế của mình trước nền Tây học với khoa học, kĩ thuật phát triển. Rút về ở ẩn, Nguyễn Khuyến cười mình vô dụng, bất lực. Ông tự trào một cách hả hê, sảng khoái. Nhưng có lẽ, chớ nên lầm lẫn, bởi ông đang "khóc hổ người, cười ra nước mắt":
"Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng
Cờ đang dở cuộc, không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Mở miệng nói ra gàn bát sách
Mềm môi chén mãi tót cung thang
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng"
(Tự trào)
Cả bài thơ là nỗi đau đớn, xót xa của kẻ "lực bất tòng tâm", là lời đay nghiến chính bản thân mình. ở bốn câu thơ đầu, ta thấy xuất hiện nhiều từ phủ dịnh: từ "chẳng" - bốn lần, "không", "chửa"… đã tạo nên sắc thái phủ định kiên quyết. Đâu phải là phủ định về kinh tế, về ngoại hình mà đó còn là khẳng định sự bé nhỏ, tầm thường của nhà thưo giữa thời thế hay là ự hạ mình của một ông Tam nguyên. Mượn hình ảnh thế cờ bí, canh bạc sắp tàn, Nguyễn Khuyến đã gợi ra được cả thời cuộc hỗn loạn bấy giờ, làm nền cho hành động "chạy làng". Nguyễn Khuyến cũng đã từng dự cảm về chuyện khoa cử và làm quan của con trai như canh bạc tổ tôm sắp tàn:
"Lãng chú kim ngân nang dĩ khách,
Bất tri hà đổ cục tương tàn"
(Dốc bừa tiền bạc ra, túi đã rỗng tuếch,
Không biết rằng canh bạc tổ tôm đã sắp tàn)
(Thị Tử Hoan)
ý thức sâu sắc về thời tàn, Nguyễn Khuếyn đã "chạy làng", rút lui về ở ẩn. Mặc dù đã từng cho đó là "dũng thoái" nhưng cũng chỉ là tự an ủi bản thân mà thôi, ta bắt gặp không ít chữ "thẹn" khi ông đã từ quan: "Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào", "Aó xiêm nghĩ lại thẹn thân già", "Cúi trông hổ đất, ngửa leê thẹn trời". Sao Nguyễn Khuyến đã dứt áo từ quan mà còn "thẹn" nhiều đến thế? "Tâm của ông đâu có được nhàn. Và ở đây, hành động "chạy làng" cũng nhuốm nỗi thẹn ấy. Nguyễn Khuyến cười sự bất lực, cười sự gàn dở suốt ngày say xỉn của mình. Ông đã nói nhiều đến rượu, dùng rượu như để giải sầu, để quên đời nhưng dường như: "Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm" (Lý Bạch) và ở đây cái việc "Mềm môi chén mãi tít cung thang" cũng là uống để quên đời. Nó gần như:
"Có rượu Trung Sơn cho lũ tớ
Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa?"
Uống rượu muốn say để lúc tỉnh mong thiên hạ thái bình. Vì lực nên chẳng thể làm gì khác. Ông Tam Nguyên ấy có lúc đã tự nhận mình "say nhè", nhưng thực ra ông đã say đâu và có khi nào say để mà quên được, bởi khi say ai còn biết được: "Độ dăm ba chén đã say nhè" (Thu ẩm). Và hai câu cuối "nghĩ mìnhlại gớm cho mình nhỉ/ thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng" là sự chế giễu trực tiếp những tước vị không thể giúp đời mà chính ông đã đạt được. Tiếng cười toát ra từ bài thơ ngập tràn cay đắng, xót xa và thấm đầy nước mắt.
ý thức về sự vô dụng của bản thân, Nguyễn Khuyến đã cười chính tuổi già của mình. Trước Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi đã từng than thở vì già nhanh quá mà không giúp được vua:
"Hai mắt đã hoa đầu đã bạc,
Lấy gì báo đáp đấng quân vương"
hay có nhà nho đã cố gắng dạy đạo cho người láng giềng dù đã già quá:
"Vừa sáu mươi dư tám chín thu
Lưng gầy da nẻ tướng lù khù…
Tơ hào chẳng có đền ơn chúa,
Dạy láng giềng mấy sĩ nho".
Nguyễn Trãi hay nhà nho trên nói đến tuổi già nhưng không phải chế nhạo mình mà chỉ nhằm bộc lộ niềm tiếc nuối vì quỹ thời gian không còn là bao để hành đạo, giúp vua. Còn Nguyễn Khuyến, ông "than già" để mà chế giễu mình.
"Đời người thấm thoắt tựa chim bay
Ông nghĩ mình ông nghĩ cũng hay
Mái tóc phần xanh phâần lốm đốm,
Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay
Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ,
Khấp khểnh ba chân giở tỉnh say
Còn một nỗi này thêm chán ngắt,
Đi đâu giở những cối cùng chày".
Nguyễn Khuyến nói đến tuổi già bằng giọng điệu đầy hóm hỉnh. Tuổi già đến từ mái tóc, chiếc răng, đến đôi mắt "nhập nhèm" phải đeo kính, đôi chân đi lại cần gậy chống. ông già hiện lên có phần lẩm cẩm, vô dụng. Đi đến đâu cũng mang theo cối chày để giã trầu, sống vô tích sự. Cả bài thơ là sự liệt kê, phóng đại sự già yếu của bản thân Nguyễn Khuyến. Không có ý vị sâu cay, nhưng đó là cái cười chế giễu bản thân vô tích sự.
Trước "đời loạn đi về như hạc độc", Nguyễn Khuyến càng thêm buồn vì không thể giúp đời. Cười mình già yếu, bất lực, có lúc ông muốn được làm "anh giả điếc".
" Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học".
Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để chế bạn là ông đồ Cự Lộc nên xưng là "em". Ông đồ này là bạn của Nguyễn Khuyến quê ở Nam Định, đỗ cử nhân thời Tự Đức nhưng giả vờ điếc không ra làm quan. Nguyễn Khuyến muốn mình cũng có thể "giả điếc", "giả ngây" trước cuộc đời nhưng không được. Ông không thể "sáng tai họ, điếc tai cày" mà tai ông vẫn sáng lắm! cũng có lúc Nguyễn Khuyến muốn mình là "ông phỗng đá".
"Người đâu tên họ là gì?
Khéo thay chích chích chi chi vực cười".
Và rồi, dù có được là "ông phỗng đá" đi chăng nữa thì Nguyễn Khuyến cũng không thể có cái "tâm" nhàn:
"Dang tay ngửa mặt lên trời
Hay còn lo tính sự đời chi đây?"
Sự đời vẫn còn phải lo tính. Có về ở ẩn thì tấm lòng ưu thời mẫn thế cũng không cho phép ông lánh tục, gạt bỏ bụi trần. Cái "tôi" ấy vẫn còn nặng lòng với đất nước. Có lúc, ta bắt gặp cái "tôi" Nguyễn Khuyến ở hình ảnh mẹ Mốc:
"So danh giá ai bằng mẹ Mốc?
Ngoài hình hài gấm vóc chẳng thêm ra
Tấm hồng nhan đem bôi lấm loà xoà,
Làm thế để cho qua mắt tục
(….)
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ
Rằng khôn cũng kệ rằng khờ cũng thây
Khôn kia dễ bán dại này"
Hình bóng của ông Tam nguyên ở đây hiện lên không còn già, lẩm cẩm, giả điếc, giả ngây nữa mà đó là hình anh một con người trung trinh. Chớ có cười mẹ Mốc là "bôi lấm loà xoà", là dại bởi "làm thế để cho qua mắt tục".Một mẹ Mốc "ngoảnh mặt làm ngơ",thây kệ mọi lời đàm tiếu ,cũng là cái dại mà khôn kia dễ bán bởi chính "mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ".Nguyễn Khuyến cười mẹ Mốc loà xoà", "làm ngơ" trước thời cuộc mà cũng là cười chính mình. Cười cũng là để khẳng định tấm lòng trung trinh của ông trước thời buổi nhiễu nhương. Theo bài này, xem ra Nguyễn Khuyến đang giải trình cho chính mình, cho hành động về ở ẩn nhưng đồng thời đó cũng là bản kiểm điểm chân thành mà sâu sắc của tác khi có lúc làm bù nhìn, làm ngơ trước xã hội.
Cái "tôi" của Nguyễn Khuyến khi đã cáo quan về ở ẩn hiện lên rõ nét qua một mảng thơ văn trào phúng. Đó là cái "tôi" tự trào. Một cái "tôi" bất lực trước thực tại với những giằng xé nội tâm sâu sắc và chua chát. Có thể nói, trước Nguyễn Khuyến ta chưa hề thấy cái "tôi" của nhà nho nào lại phong phú và mới mẻ hơn. Tự trào cũng chính là sự dũng cảm ở một nhà nho chính thống. Cái "tôi" tự trào ấy được khơi nguồn từ bối cảnh xã hội nhiễu nhương và sự tự ý thức sâu sắc sự bất lực hoá tác dụng của Nho học bởi thời cuộc.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề “cái Tôi của Nguyễn Khuyễn trong sự lựa chọn xuất xử”, một lần nữa chúng tôi có dịp đánh giá và nhìn nhận một cách thấu đáo hơn toàn bộ những quan điểm thái độ ứng xử trước thời cuộc của một bậc đại nho trong khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX; để từ đó vẫn theo đuổi mục đích như ban đầu.chúng tôi mong muốn đi tìm lẽ kiến giải và thấy được cái nhìn trong tư thế đối sánh giữa lẽ xuất xử, hành-tàng của nhà nho Nguyễn Khuyến với thái độ lựa chọn ẩn dật của bậc nho sĩ khác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Công Trứ để qua đó có thể dừng lại ở một số kết luận như sau:
Cái Tôi của Nguyễn Khuyến với tư cách là một bậc đại nho trong thời buổi loạn lạc đã dũng thoái về quê là sự lựa chọn chung, thường thấy ở nhiều người nhưng cụ Tam Nguyên Yên Đổ mãi mãi là một chân dung khác lạ bởi chọn cách sống ẩn dật nhưng ông không lánh đời,ông tìm về với thiên nhiên,với đồng chiêm ao cá, là để thanh tịnh cõi lòng mà gần gũi bầu bạn với thiên nhiên,vui vầy quay quần với làng trên xóm dưới .
Cái Tôi của Nguyễn Khuyến dù đã lui về ở ẩn nhưng tư tưởng của ông vẫn là tư tưởng nhập thế, ông vẫn một lòng yêu nước sâu nặng và thương dân tha thiết. Tất cả dòng suy tư trăn trở ấy được ông biểu lộ, khi là một cái Tôi trữ tình kín đáo, lúc lại là một cái Tôi tự trào hóm hỉnh nhưng trên hết vẫn bộc lộ tư cách một bậc đại nho vững vàng khí tiết và tâm hồn cao đẹp, đặc biệt là qua các sáng tác của ông.
Cái Tôi của Nguyễn Khuyến trong lẽ xuất xử, hành tang vừa là thái độ lựa chọn chung nhưng cũng mang nhiều nét riêng khác lạ. Tất cả những cứ liệu mà chúng tôi đã phân tích ở trên đã khẳng định điều đó, trên hết Nguyễn Khuyến –Tam Nguyên Yên Đổ vẫn mãi là một cốt cách đáng trọng cho tấm gương con người thời đại đau đáu hết mình cho vận nước và nhân dân.
Chúng tôi vẫn xin được nhắc lại toàn bộ những nội dung đã triển khai trình bày ở trên trong công trình này là những thể nghiệp, những cố gắng bước đầu trên hành trình gian lao, khó khăn của nghiên cứu văn học. Do vậy, những sai sót không đáng có chúng tôi xem là bài học để hoàn thiện trong thời gian sau.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc11.doc