Mở đầu
Nhằm vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế địa chất, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết ở trường Đại học Mỏ - Địa chất, thuộc chuyên ngành Địa chất. Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò. Khoa Địa chất. Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đồng ý quyết định cho Tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 6 tuần, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 23 tháng 2 năm 2008.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại cơ sở sản xuất thực tế, được sự đồng ý của Khoa Địa chất, Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Giáo viên hướng dẫn. Tôi đã được giao viết đồ án với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận. Thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện ”.
Nội dung đồ án gồm 2 phần, 7 chương (không kể mở đầu và kết luận).
Phần I: Đặc điểm địa chất vùng An Hải, Ninh Thuận.
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất vùng.
Chương II: Đặc điểm địa chất vùng.
Phần II: Thiết kế phương án tìm kiếm quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện
Chương III: Mục đích nhiệm vụ.
Chương IV: Đặc điểm địa chất khu Từ Thiện.
Chương V: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác.
Chương VI: Tính tài nguyên và trữ lượng.
Chương VII: Tổ chức thi công và dự toán chi phí.
Sau hơn 2 tháng làm việc khẩn trương, với sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân, đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS.Lương Quang Khang, cùng với các thầy cô trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò cũng như các phòng ban và cán bộ kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án này đáp ứng theo yêu cầu và thời gian quy định.
Do thời gian có hạn, trình độ, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bản đồ án của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy - Cô giáo và các bạn đồng ngiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy - Cô giáo trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, khoa Tại chức, các cán bộ Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, đặc biệt là sự giúp đỡ dẫn dắt tận tình của Thầy giáo TS. Lương Quang Khang để tôi hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
77 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận, thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tuyến là 100m, có kế thừa các tuyến trong giai đoạn trước. Trên tuyến được quan sát mô tả liên tục và ghi chép cẩn thận vào sổ nhật kí . Tại các điểm khảo sát tiến hành lấy mẫu theo đúng quy trình qui phạm hiện hành.
Ngoài ra còn tiến hành một số lộ trình tự do nhằm bổ sung và kiểm chứng đối với mạng lưới tuyến. Các điểm khảo sát trên tuyến lộ trình có thể thưa hơn tùy thuộc tình hình đặc điểm địa chất
Diện tích đo vẽ tỷ lệ 1:5000: 10,3 km2.
V.3.2.1-Công tác trắc địa:
A- Nhiệm vụ, yêu cầu:
Nhiệm vụ công tác trắc địa phục vụ điều tra đánh giá tiềm năng quặng titan sa khoáng khu Từ Thiện gồm: Thành lập lưới khống chế mặt phẳng, độ cao; đo đường sườn kinh vĩ; định tuyến trục, tuyến ngang phục vụ đo địa vật lý; đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000; đo công trình vào bản đồ.
Tất cả các hạng mục công việc của công tác trắc địa về yêu cầu kỹ thuật đều tuân thủ theo quy định, quy phạm hiện hành.
B- Khối lượng tiến hành:
- Thành lập lưới khống chế mặt phẳng và độ cao
+ Thành lập lưới giải tích 1: Đối với các khu có diện tích hẹp hoặc tương đối đẳng thước bố trí 2 điểm đo GPS thông nhau, các khu có dạng kéo dài, phức tạp bố trí 3 điểm. Khu Từ Thiện có dạng kéo dài nên bố trí 3 điểm.
+ Lập lưới đa giác 2: Trên diện tích khu đánh giá đã được chọn, khối lượng lưới đa giác đề nghị được thực hiện là 15 km.
+ Đo đường sườn kinh vĩ gián tiếp: đường sườn kinh vĩ có đồ hình dạng khép kín, nhằm mục đích tăng dày các điểm đứng máy để đo chi tiết địa hình, đồng thời làm cơ sở cho việc đưa công trình từ thực tế vào bản đồ và ngược lại. Khối lượng 10 km.
- Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000: Trên khu đã chọn tiến hành thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000, với khoảng cao đều là 2m. Khối lượng 10,3 km2 .
- Định tuyến tìm kiếm: Tuyến trục được xác định bằng máy toàn đạc điện tử TC.605, trên tuyến trục tại vị trí mở tuyến ngang được đổ mốc xi măng, trên mặt mốc ghi số hiệu tuyến theo quy ước. Tuyến ngang chủ yếu cắt vuông góc với tuyến trục, trong trường hợp thân quặng uốn cong có thể bố trí tuyến ngang dạng nan quạt. Khoảng cách cọc chính 40m, cọc phụ 20m.
Khối lượng: 23,6 km
- Đo tọa độ công trình: Đo công trình chủ yếu (lỗ khoan, hệ thống tuyến) ra thực địa, đo công trình chủ yếu vào bản đồ.
Lập mặt cắt địa hình tỷ lệ 1:5000: Khối lượng dự kiến19,613 km.
V.3.2.2- Công tác địa vật lý.
Nhiệm vụ: Hỗ trợ xác định diện tích phân bố tầng trầm tích chứa quặng titan sa khoáng cùng các khoáng vật có ích khác. Đồng thời xác định độ sâu tồn tại tầng lót đáy. Khoanh định các dị thường liên quan đến thân quặng. Định hướng cho việc thi công các công trình sâu, góp phần xác định ranh giới địa chất.
A- Cơ sở địa chất địa vật lý:
Chúng ta đã biết rằng các khoáng vật sa khoáng ven biển là dạng tổng hợp, ngoài khoáng vật ilmenit chủ đạo còn có một số khoáng vật khác đi kèm như zircon, monazit, rutin... Trong đó có một số khoáng vật như zircon, monazit có chứa tạp chất thay thế đồng hình thuộc nhóm đất hiếm như Haffini, TR, Th là những nguyên tố có tính phóng xạ. Ngoài ra còn một lượng U 4+ được hấp phụ trong sét (cát pha sét).
Các kết quả nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng trên các thân quặng sa khoáng (ilmenit, zircon, monazit, rutin) có lớp phủ mỏng luôn có cường độ cường độ bức xạ cao hơn xung quanh, biên độ dị thường lớn nhỏ còn phụ thuộc vào hàm lượng khoáng vật quặng. Với kết quả trên ta thấy rằng phương pháp đo xạ gamma mặt đất là một phương pháp hữu hiệu trong tìm kiếm sa khoáng biển.
Ngoài ra ta cũng biết rằng, với mỗi tầng trầm tích có thành phần thạch học, điều kiện địa chất khác nhau, luôn có giá trị trường điện trở suất khác nhau. Đây là cơ sở cho việc xác định tầng lót đáy một cách hiệu quả.
Với các cơ sở trên, tác giả dự kiến sử dụng tổ hợp một số các phương pháp địa vật lý sau:
-Phương pháp đọ xạ gamma mặt đất.
-Phương pháp đo sâu điện đối xứng.
B- Kỹ thuật và khối lượng tiến hành.
+ Phương pháp đo xạ gamma mặt đất:
Mục đích: Phát hiện và hỗ trợ khoanh định các diện tích có khả năng chứa quặng sa khoáng.
Máy móc thiết bị: Sử dụng máy đo xạ gamma tổng loại CÕP-68-01 hoặc CÕP-88-H do Liên xô cũ chế tạo.
Khối lượng dự kiến:
- Đo xạ gamma theo lộ trình địa chất, khối lượng tiến hành: Trên toàn diện tích 10,3 km2
- Đo xạ gamma mặt đất theo tuyến phát sẵn: với mạng lưới 400x10 (m), Khối lượng: 2060 điểm ( trong đó có 5% điểm kiểm tra).
Kỹ thuật tiến hành: Trước khi tiến hành công tác thực địa các máy đo phóng xạ được chuẩn tại nơi có phone tự nhiên thấp, xây dựng đường cong chuẩn máy. Dựa vào đường cong chuẩn máy này tính toán số phân khoảng (nếu máy chỉ thị kim) hoặc số đọc (nếu là máy hiển thị số) thành giá trị cường độ bức xạ mR/h.
Giai đoạn điều tra đánh giá, công tác đo xạ mặt đất được tiến hành kết hợp với lộ trình địa chất tỷ lệ 1:5.000 và theo tuyến bố trí vuông góc hoặc gần vuông góc với các đối tượng chứa sa khoáng. Khoảng cách điểm đo trên tuyến lộ trình là 10m, trong phạm vi thân quặng bước đo 5m.
Trên lộ trình máy được mở liên tục, mắt quan sát sự giao động của kim (số đọc) và tai lắng nghe tiếng xung nổ nhằm phát hiện kịp thời các vị trí có dị thường, báo cáo với kỹ thuật địa chất (nhóm trưởng) đi cùng. Tại mỗi điểm đo ống thu đặt cách mặt đất 0,2m, khoảng cách điểm đo theo lộ trình 25m; tại các điểm khảo sát địa chất lấy số đọc nhiều lần sau đó lấy giá trị trung bình. Các giá trị phân khoảng (số đọc) đo tại thực địa ghi chép cẩn thận vào sổ, công tác văn phòng thực địa sẽ chuyển đổi các giá trị trên thành cường độ bức xạ mR/h.
Để đánh giá sai số đo đạc và tính ổn định của máy, tiến hành đo kiểm tra 5% tổng số điểm đã đo qua theo lộ trình hoặc theo tuyến.
- Phương pháp đo sâu điện trở.
Mục đích: Dự báo độ sâu đáy sa khoáng; xác định chiều dày của các lớp sa khoáng, hoặc ranh giới giữa tầng sa khoáng chứa nước và không chứa nước, làm cơ sở cho việc thiết kế lỗ khoan máy và công tác khai thác sau này.
Kỹ thuật tiến hành: Đo sâu điện chỉ được trong khu đánh giá có đối tượng chứa sa khoáng có chiều dày lớn, hoặc dự đoán có nhiều tầng chứa sa khoáng khác nhau, sẽ tiến hành thiết kế 6 tuyến đo, cắt vuông góc với thân quặng, tuyến đo trùng với tuyến đo xạ và khoan tay. Khoảng cách giữa các điểm đo sâu trên tuyến 40m. Khi đo sử dụng thiết bị đo sâu bốn cực đối xứng, khoảng cách cực phát ABmin= 1,0m; ABmax= 500m; khoảng cách cực thu MNmin=0,5m; MNmax= 20m. Tại mỗi điểm đo cự ly điện cực phát được mở rộng dần nhằm tăng độ sâu nghiên cứu (xem bảng V.1)
Đo sâu điện đối xứng sử dụng máy đo điện VITIGESKA của chương trình hợp tác Việt - Tiệp sản xuất, sai số điện trở suất £7%. Thiết bị đo sâu: Cực phát sử dụng cực sắt, cực thu sử dụng điện cực không phân cực.
Khối lượng dự kiến: 170 điểm.
Các cự ly thiết bị đo sâu bốn cực đối xứng
Bảng V.1
TT
AB/2 (m)
MN/2 (m)
Ghi chú
1
1
0,5
2
1,5
0,5
3
2
0,5
4
2,5
0,5
5
3
0,5
6
3
1
Đo gối
7
4,5
1
8
4,5
0,5
9
6
1
10
9
1
11
15
1
12
15
5
Đo gối
13
25
5
14
25
1
15
40
5
16
65
5
17
65
20
Đo gối
18
100
20
19
100
5
20
150
20
21
225
20
22
325
20
23
500
20
V.3.2.3- Công tác khoan
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề án đề ra, nhằm phát hiện, đánh giá quặng sa khoáng titan ven biển, xác định hàm lượng, chiều dày và tính trữ lượng tài nguyên dự báo cấp 333, căn cứ vào đặc điểm, sự phân bố của quặng và kinh nghiệm tìm kiếm loại hình này, chúng tôi chỉ áp dụng thi công công trình khoan tay và khoan máy.
- Công tác khoan tay:
Nhằm phát hiện và khống chế theo chiều sâu của tầng sản phẩm quặng.
Trong giai đoạn điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:5.000 công tác khoan tay được tiến hành theo mạng lưới 400x40 (m) trên diện tích phân bố tích tụ trầm tích biển gió Holocen giữa muộn đã được khoanh định.
Các lỗ khoan được bố trí theo khoảng cách thiết kế tại vị trí cắm cọc trên tuyến (định vị bằng máy trắc địa). Độ sâu lỗ khoan thiết kế ¸ 12m; Trung bình là 8,0m.
Khối lượng: trên diện tích 10,3 km2 được chọn để điều tra, đánh giá khoáng sản dự kiến bố trí 490 lỗ khoan, 6 lỗ khoan chùm kiểm tra, với độ sâu trung bình là [8m và tối đa là 12m, vậy khối lượng khoan tay là 3.968 m .
- Lỗ khoan cần kiểm tra
* Lỗ khoan kiểm tra
- Sơ đồ bố trí lỗ khoan chùm kiểm tra
- Khoan máy
Mục đích: Xác định chiều dày thân quặng, thành phần thạch học và sự biến đổi quặng hóa theo chiều sâu đồng thời nghiên cứu quan hệ giữa tầng quặng và tầng lót đáy.
Thiết bị sử dụng và kỹ thuật tiến hành
Khoan máy sử dụng máy khoan xoay XY.100 của Trung Quốc chế tạo. Máy tương đối gọn nhẹ, có thể tháo rời cần khoan, ống chống, tháp khoan và các chi tiết máy giúp cho việc vận chuyển bằng sức người dễ dàng trong điều kiện địa hình cát, xe cơ giới không đi được. Cần khoan bằng thép, đường kính 73 mm. Lưỡi khoan bằng hợp kim có hai loại áp dụng trong điều kiện khoan sa khoáng: lưỡi khoan múc và lưỡi khoan bi, về nguyên lý cấu tạo tương tự 2 loại lưỡi khoan tương ứng của khoan tay kiểu Australia. ống chống bằng thép hợp kim, đường kính 110 mm. Máy có thể khoan đến độ sâu tối đa 100 m.
Công tác khoan máy được tiến hành ở giai đoạn đánh giá tỷ lệ 1:10.000 sau khi đã tiến hành đo sâu điện đối xứng trên các diện tích đã xác định có các thân quặng công nghiệp, chiều dày đối tượng chứa quặng lớn, công tác khoan tay không thực hiện được. Độ sâu lỗ khoan thiết kế 100m.
Khối lượng: thực hiện 3 lỗ khoan với khối lượng 300m.
V.3.2.4- Công tác ĐCTV - ĐCCT.
Mục đích nhằm làm sáng tỏ điều kiện ĐCTV - ĐCCT trong khu vực tìm kiếm đánh giá. Đánh giá đặc điểm ĐCTV - ĐCCT liên quan đến thân quặng và mức độ ảnh hưởng đến khai thác sau này.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi dự kiến tiến hành các công tác sau:
- Lộ trình địa chất thuỷ văn - địa chất công trình; được tiến hành đồng thời vời công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:5.000.
- Quan trắc địa chất thuỷ văn trong các công trình giếng và khoan.
- Công tác lấy mẫu nước, nhằm nghiên cứu tính chất vật lý, thành phần hoá học của nước dưới đất và nước trên mặt. Khối lượng dự kiến: 5 mẫu
V.3.2.5- Công tác mẫu:
A- Lấy mẫu.
Để đánh giá đúng tiềm năng của quặng sa khoáng ven biển, công tác lấy, gia công, phân tích mẫu được đặc biệt quam tâm. Mẫu được lấy phải đảm bảo tính đại diện và đầy đủ, lựa chọn phương pháp lấy và gia công hợp lý, không để xảy ra tình trạng thất thoát khoáng vật nặng, đặc biệt là zircon và monazit trong quá trình gia công, phân tích mẫu. Mẫu phải được phân tích với độ chính xác cao
Trên toàn diện tích thiết kế đã được nghiên cứu khảo sát, lấy mẫu với tỷ lệ 1:25000, cho nên ở giai đoạn này không tiến hành lấy mẫu trọng sa trên mặt.
+ Lấy mẫu lõi khoan:
Sau mỗi hiệp khoan mẫu được rải lên tấm bạt nilon, Bạt nilon được giặt sạch sau mỗi lần chia mẫu (dùng nhiều bạt để thay đổi luân phiên), tránh sự trộn lẫn thành phần cát giữa các mẫu. Chiều dài mẫu thay đổi từ 0,5¸2m, trung bình 1,0 m/ 1mẫu. Những đoạn hàm lượng quặng biến đổi nhanh chiều dài mẫu lấy 0,5m, những đoạn tương đối ổn định lấy chiều dài mẫu 1,0m. Đối với các đối tượng có chiều dày lớn và ổn định, chiều dài mẫu có thể lấy đến 2m. Mộu lấy từ lõi khoan được cân kiểm tra định lượng để tính độ thu hồi mẫu theo hiệp khoan. Trong trường hợp trọng lượng mẫu <70% trọng lượng mẫu lấy theo lý thuyết, thì là mẫu lấy chưa đạt yêu cầu, cần phải khoan lại sang bên cạnh để lấy mẫu lại.
Sau khi đánh số hiệu mẫu, mô tả sơ bộ về thành phần, đặc điểm quặng hóa bằng mắt thường và kính lúp, tiến hành đóng gói và chuyển về phòng thí nghiệm để gia công, phân tích.
Khối lượng: Dự kiến là 4268 mẫu.
+ Lấy mẫu nhóm: nhằm nghiên cứu độ hạt tinh quặng; thành phần có ích và có hại trong các lĩnh vực sử dụng của các khoáng vật quặng chủ yếu ( ilmenit, zircon ); nghiên cứu các chỉ tiêu tận thu cát chứa quặng .
Mẫu nhóm được lấy trên cơ sở gộp các phần lưu mẫu lõi khoan sau khi trộn, chia đối đỉnh và đã lấy phần mẫu đem phân tích trọng sa, theo mặt cắt qua các thân quặng có triển vọng. Mỗi thân quặng chọn từ một đến hai mặt cắt cắt qua. Mỗi mẫu nhóm có thể gộp từ 20- 30 mẫu.
Khối lượng: dự kiến 3 mẫu.
+ Lấy mẫu thể trọng nhỏ: Nhằm xác định thể trọng ướt, thể trọng khô của các đối tượng chứa quặng sa khoáng trong các thân quặng. Mẫu được lấy vào bước cuối của giai đoạn tìm kiếm đánh giá. Tại các thân quặng, đào hố độ sâu 0,5- 1,0m, tiến hành chụp hộp kim loại hình lập phương mỗi cạnh 1dm3 vào thành hoặc đáy hố sao cho mẫu bảo đảm tính nguyên dạng tương đối. Sau đó đậy kín hộp, bọc lại bằng vải phủ paraphin gửi ngay đến trung tâm phân tích.
Khối lượng: Dự kiến lấy 3 mẫu.
B- Gia công mẫu.
Quy trình gia công mẫu đơn.
Để đảm bảo tính đại diện của mẫu trọng sa, tránh tổn thất khoáng vật nặng, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình gia công mẫu như sau:
+ Gia công mẫu trọng sa cơ bản:
Nhằm xác định hàm lượng sét, hàm lượng khoáng vật nặng trong mẫu lõi khoan hoặc mẫu hố trọng sa. Quy trình gia công mẫu như sau (hình vẽ số V.2)
- Sấy khô, cân trọng lượng ký hiệu Q2.
- Ngâm nước rửa sạch sét bẩn, sấy khô cân trọng lượng ký hiệu là Q3.
- Mẫu được sàng qua cỡ rây d= 0,5 mm, lấy phần dưới rây cân lên, ghi trọng lượng vào tích kê (ký hiệu Q4).
- Chia phần dưới rây đã cân lấy các phần đối đỉnh khoảng 30- 40g (ký hiệu là Q6) để lọc brommofor; phần còn lại cân, đóng túi làm mẫu lưu ghi ký kiệu Q5.
- Lọc brommofor Q6 rửa sạch, sấy khô cân trọng lượng ghi vào tích kê, ký hiệu Q7.
- Lưu khoáng vật nặng cùng với tích kê và túi nilon để tiếp tục quy trình phân loại và phân tích trong sa.
Công thức tính toán hàm lượng sét và khoáng vật nặng theo tỷ lệ % như sau:
Hàm lượng sét (%) =
Hàm lượng KVN (%)=
Khối lượng: Dự kiến là 4268 mẫu.
+ Gia công mẫu nhóm
Đem đãi 4 lần mẫu nhóm đã được gộp ở trên để lấy khoáng vật trọng sa màu đen. Tất nhiên việc đãi phải đảm bảo tỷ lệ thất thoát các hạt khoáng vật mịn thấp nhất. Sau đó, sàng mẫu qua cỡ rây d= 0,5mm, chia lấy khoảng 50- 60g quặng trọng sa để lọc brommofor, phần còn lại đem lưu. Sau khi lọc brommofor mẫu được lấy và đem phân tích. Phần cát nhẹ được sấy, cân, chia để phân tích : độ hạt, khoáng vật, hóa (hình số V.3).
Khối lượng: dự kiến 3 mẫu.
Cân
Chia đối đỉnh
Mẫu nguyên khai
Lưu ( 1 )
Sấy
Cân
Sàng 0,5mm
Tách sét
Sấy
Cân
Chia mẫu
Lưu ( 2 )
Cân
Lọc
Brommfor
Sấy phần KVN
Cân
Lưu ( 3 )
Cân
Phân tích
30 -40g
Q6=....g
Q2=....g
300g
Q3=...g
Q4=....g
Q7=...g
Phân loại trọng sa
Khoáng vật điện từ
Khóang vật từ cảm
Khóang vật không điện từ nặng
Cân
Cân
Cân
Q8=...g
Gia công mẫu
Hình V.2- Sơ đồ gia công và phân loại mẫu trọng sa.
Mẫu ban đầu
Cân
Khoáng vật nhẹ
Phân tích độ hạt cát
Sấy
Khoáng vật nặng
Chia
Lọc Brommofor
Phân tích hoá cát
Phân tích khoáng vật cát
Lưu
Sấy
Cân
Cân
Sàng
Sấy
Cân
Phân tích độ hạt k.vật nặng
Q3=...g
d = 0,5mm
Đãi
Đãi
Q2=...g
Đãi
Q4=...g
Đãi
Q1 =5-10kg
Phân tích chọn đơn khóang Ilmenit, zircon
Hình V.3- sơ đồ gia công mẫu nhóm, phân tích độ hạt tinh quặng,
Hoá cát và độ hạt cát chứa quặng
C. Phân tích mẫu
+Phân tích mẫu trong sa cơ bản: nhằm xác định tỷ lệ % của 6 khoáng vật quặng cơ bản: ilmenit, rutin, annataz, leucocen, monazit, zircon trong mẫu lõi khoan và mẫu trọng sa hố. Công tác phân tích được tiến hành sau khi lọc brommofor và sấy khô. Mẫu được phân tích tại Xưởng Phân tích Thí nghiệm Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
Khối lượng: Dự kiến là 4268 mẫu.
+ Phân tích mẫu trọng sa toàn diện: Ngoài phân tích các chỉ tiêu như mẫu trong sa cơ bản, còn phải xác định tỷ lệ % của tất cả các khoáng vật trọng sa trong lõi khoan. Mẫu được phân tích tại Xưởng Phân tích Thí nghiệm Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
Khối lượng: tỷ lệ phân tích khoảng 1,5% tổng số mẫu trọng sa cơ bản. Tổng số mẫu phân tích là 64 mẫu.
+ Phân tích kiểm tra trọng sa cơ bản và kiểm tra trọng toàn diện
- Phân tích kiểm tra nội: nhằm đánh giá sai số ngẫu nhiên kết quả phân tích mẫu cơ bản. Mẫu kiểm tra chủ yếu lấy ở phần mẫu lưu khoáng vật nặng của các mẫu trên các đối tượng chứa sa khoáng hoặc những mẫu nghi ngờ có sự sai lệch so với mô tả ngoài trời. Mẫu được đánh số lại và gửi phân tích kiểm tra tại Xưởng Phân tích Thí nghiệm Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
Số lượng: dự kiến 30 mẫu.
- Kiểm tra ngoại trọng sa: nhằm đánh giá sai số hệ thống của công tác phân tích trọng sa cơ bản. Mẫu được lấy ở phần lưu khoáng vật nặng đã được kiểm tra nội. Nơi gửi phân tích Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản- Hà Nội.
Số lượng: dự kiến 30 mẫu.
+ Chọn đơn khoáng: nhằm cung cấp lượng khoáng vật cần thiết cho việc phân tích hóa tinh quặng, kích hoạt nơtron tinh quặng. Mẫu được lấy từ mẫu nhóm, các đơn khoáng cần được chọn là: ilmenit, zircon. Mỗi loại trọng lượng mẫu cần đạt là 5- 10g.
Số lượng: dự kiến là 3 mẫu.
G/ Phân tích kích hoạt nortron zircon (Hf, Ce, Y, Nb, Ta, Th, U, Be): Nhằm xác định các nguyên tố đất hiếm và nguyên tố phóng xạ có trong khoáng vật zircon thuộc các thân quặng chính. Khoáng vật zircon thường chứa các nguyên tố Hf, Ce, Y, Nb, Ta, Th, U, Be. Mẫu được ký hiệu: vùng/T.../MN..../zir/Ntr
Số lượng dự kiến: 3 mẫu.
H/ Phân tích hóa 14 chỉ tiêu tinh quặng zircon: nhằm xác định các chất có ích và các chất có hại trong các lĩnh vực công nghiệp của tinh quặng zircon thuộc các thân quặng chính. Chỉ tiêu phân tích bao gồm: zro2, tio2, Al2O3, sio2, feo, Fe2O3, mno, bao, Na2O, K2O, cao, mgo, SO3, P2O5. Mẫu phân tích được ký hiệu MN..../zir/H14
Số lượng: dự kiến là 3 mẫu.
I/ Phân tích hóa 11 chỉ tiêu tinh quặng ilmenit: nhằm xác định các chất có ích và các chất có hại trong các lĩnh vực công nghiệp của tinh quặng ilmenit thuộc các thân quặng chính. Chỉ tiêu phân tích bao gồm: tio2, sio2, feo, Fe2O3, mno, Al2O3, cao, mgo, SO3, V2O5, P2O5.
Số lượng: dự kiến là 3 mẫu.
K/ Phân tích hóa 3 chỉ tiêu (sio2, feo, Fe2O3) cát chứa quặng: xác định hàm lượng chất có lợi và chất có hại trong cát chứa quặng nhằm tân thu trong quá trình khai thác. Mẫu được lấy từ phần thải khi đãi trọng sa mẫu nhóm. Nơi phân tích Trung tâm Phân tích Thí nghiệm, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Số lượng: mẫu phân tích: 3 mẫu.
L/ Phân tích thành phần khoáng vật cát chứa quặng: xác định thành phần khoáng vật của cát chứa sa khoáng. Mẫu được lấy từ phần thải khi đãi trọng sa mẫu nhóm. Nơi phân tích Xưởng Phân tích Thí nghiệm, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
Số lượng: dự kiến phân tích 3 mẫu.
M/ Phân tích độ hạt cát chứa quặng: xác định kích cỡ, độ hạt của cát chứa quặng, phục vụ luận giải về nguồn gốc và điều kiện trầm tích của cát. Mẫu được lấy từ phần thải khi đãi trọng sa mẫu nhóm. Nơi phân tích Xưởng Phân tích Thí nghiệm, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
Số lượng: dự kiến là 3 mẫu.
N/ Phân tích độ hạt khoáng vật nặng: xác định tỷ lệ % độ hạt của khóang vật quặng nhằm sơ bộ định hướng cho công nghệ khai thác. Mẫu được phân tích từ khâu gia công mẫu nhóm, trước khi phân tích chọn đơn khoáng ( Hình V.3 ). Nơi phân tích Xưởng Phân tích Thí nghiệm, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
Số lượng: dự kiến phân tích 3 mẫu.
O/ Phân tích thể trọng nhỏ: xác định khối lượng riêng của trầm tích chứa quặng ở trạng thái tự nhiên và trạng thái khô. Nơi phân tích : Trung tâm Phân tích Thí nghiệm, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.
Số lượng: dự kiến phân tích: 3 mẫu.
-Phân tích mẫu tham số xạ: Mẫu được gửi đi phân tích tại Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất. Nhằm xác định sự có mặt các nguyên tố hiếm trong các khoáng vật trọng sa như zircon, monazit. Khối lượng: 13 mẫu.
V.3.2.6- Công tác kiểm tra chất lượng phân tích mẫu.
a- Kiểm tra phương pháp lấy mẫu.
Được áp dung với loại mẫu phân tích hoá, mẫu kiểm tra được lấy theo những khoảng cách nhất định trong công trình khai đào.
Mẫu kiểm tra được gia công trong điều kiện giống như mẫu cơ bản, so sánh kết quả lấy mẫu, cho phép ta phát hiện những sai số lấy mẫu và đánh giá được ảnh hưởng của chúng.
b- Kiểm tra gia công mẫu.
Kiểm tra gia công mẫu bằng cách lấy ở phần thải trong khâu rút gọn khi gia công mẫu. Mẫu kiểm tra và mẫu cở bản cung gửi đi phân tích cùng một nơi, so sánh kết quả có thể phát hiện sai số trong khâu gia công mẫu.
c- Kiểm tra gia công mẫu.
- Kiểm tra nội trọng sa:
Để xác định sai số ngẫu nhiên, số lượng mẫu kiểm tra nội bằng 3#5% số loợng mẫu phân tích cơ bản, trong thời gian một đợt gửi phân tích mẫu cơ bản. Nếu mẫu cơ bản ít thì phải đảm bảo 25 - 30 mẫu kiểm tra, mẫu lấy ở phần mẫu lưu. Dự kiến 30 mẫu.
Sau khi có kết quả kiểm tra, áp dụng theo phương pháp do Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản đề xuất năm 1987. Cụ thể như sau:
Tính sai số trung phương theo công thức:
Trong đó:
Xi : Hàm lượng phân tích trong mẫu cơ bản thứ i
Yi : Hàm lượng phân tích trong mẫu kiểm tra thứ i
m: Số lượng mẫu kiểm tra.
Tính sai số trung phương tương đối (D tđ) theo công thức:
P x 100
c
D tđ = Với =
C - Hàm lượng trung bình tất cả các mẫu
So sánh D tđ với D cf nếu:
D tđ < D cf thì tập mẫu đạt yêu cầu.
D tđ > D cf thì tập mẫu vi phạm sai số ngẫu nhiên.
-Kiểm tra ngoại trọng sa:
Nhằm phát hiện sai số hệ thống, tức là kiểm tra độ tin cậy của việc phân tích cơ bản, tiến hành kiểm tra bằng 3¸5% tổng số mẫu phân tích cơ bản. Mẫu kiếm tra ngoại được gửi đi phân tích ở cơ sở phân tích khác có điều kiện cho phép, số hiệu mẫu ghi teo mã số do đơn vị gửi mẫu qui định. Khối lượng dự kiến phân tích: 30 mẫu.
Nội dung của phương pháp như sau:
Tính sai số trung bình của toàn mẫu:
S Di
m
m
i=1
D =
Di là độ sai lệch giữa kết quả phân tích cơ bản và phân tích kiểm tra
Di = (Xi - Yi)
Trong đó:
Xi : Hàm lượng phân tích trong mẫu cơ bản thứ i
Yi : Hàm lượng phân tích trong mẫu kiểm tra thứ i
M: Số lượng mẫu kiểm tra.
d Öm
r
Xác định giá trị thực nghiệm
Tm =
S (di - d)2
m - 1
m
I =1
r- là sai số trung phương, tính theo công thức:
r =
Sau đó so sánh tm với tlt, nếu:
Tm [ tlt , tập mẫu đạt yêu cầu.
Tm /tlt , tập mẫu vi phạm sai số hệ thống.
V.3.2.7- Các công tác khác.
Các công tác khác bao gồm:
Làm lán trại: Trong quá trình thi công phương án, để đạt được hiệu quả cao cần bám sát hiện trường và bảo đảm đời sông vật chất tinh thần cho người lao động. Vì vậy chúng tôi dự kiến làm nhà ở và nhà để mẫu và vật tư thiết bị trên diện tích khoảng 300 m2.
Công tác vận chuyển: Do điều kiện thicoong phương án ở xa nên công tác vận chuyển vật tư trang thiết bi, con ngưới là vấn đề cần quan tâm. Để phục vụ tốt và hiệu quả cho phương án chúng tôi dự kiến bố trí một se con cho ban điếu hành và một xe tải.
V.4- QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
V.4.1- Tác động của các hoạt động địa chất đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Các hoạt động điều tra địa chất nói chung ít nhiều đều có ảnh hưởng đến môi trường (tự nhiên và xã hội) ở một mức độ nhất định nào đó. Có thể làm tổn hại đến thảm thực vật, gây bụi bặm ô nhiễm không khí. Để tiến hành khoan máy phải làm đường, làm nền, phải có dung dịch khoan, dầu máy, quá trình khoan gây ra tiếng ồn... Các yếu tố đó có thể gây ảnh hưởng đến động thực vật, con người xung quanh và môi trường sinh thái nói chung. Quá trình gia công và phân tích mẫu sử dụng sử dụng hóa chất có thể gây ô nhiễm nguồn nước dân sinh và môi trường.
Khai thác khoáng sản nói chung, khai thác sa khoáng nói riêng đã và đang đem lại nguồn lợi lớn cho con người và là hoạt động sản xuất không thể thiếu trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là góp phần phát triển kinh tế cho xã hội thì hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và sa khoáng nói riêng có những tác động tiêu cực đến môi trường ở một mức độ nhất định.
Trong quá trình khai thác sa khoáng hoạt động của các loại máy móc: máy xúc, máy gạt, máy ủi, máy bơm nước, máy điện, vít tuyển...thường xuyên gây nên tiếng ồn và bụi bặm tại khai trường.
Mở moong múc đất khai thác làm biến dạng bề mặt địa hình tự nhiên, phá hủy thảm thực vật trên diện tích khai thác. Để khai thác sa khoáng lượng cát phải lấy ở moong hàng ngày rất lớn điều đó đồng nghĩa với việc có một lượng cát tương tự thải ra và lượng nước thải ra môi trường về khối lượng lớn gấp vài lần.
Quá trình vận chuyển quặng thô từ mỏ đến xưởng tuyển tinh nếu không đóng gói cẩn thận có thể gây bụi cho môi trường. Mặt khác trong quặng sa khoáng có chứa một lượng chất phóng xạ nhất định (Th, U), thân quặng ở trạng thái tự nhiên, các chất phóng xạ tồn tại phân tán nên bức xạ của chúng ra môi trường không lớn. Khi đãi tuyển tách cát, quặng tập trung với số lượng lớn cường độ phóng xạ rất cao, trên các đống tinh quặng có thể cao đến vài ngàn mR/h vượt qua ngưỡng an toàn bức xạ cho phép hàng chục lần đến hàng trăm lần, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất.
Tóm lại hoạt động khai khoáng nói chung và khai thác sa khoáng nói riêng luôn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở một mức độ nhất định. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động này cần thường xuyên có các biện pháp cụ thể và hữu hiệu.
V.4.2- Các biện pháp bảo vệ môi trường
Để bảo vệ môi trường, đề án cần thực thi các biện pháp cụ thể sau:
Trước khi thi công đề án tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập, nắm vững các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản. Tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân trong vùng công tác tham gia bảo vệ môi trường.
Trước khi đào hố lấy mẫu trọng sa chú ý tránh thiệt hại cây trồng, lấy mẫu xong kịp thời san lấp, trả lại trạng thái ban đầu. Mẫu trọng sa đãi tại thực địa phải tìm vị trí nước cách xa khu dân cư, tránh ô nhiễm nguồn nước dân sinh.
Công tác khoan máy cần khảo sát trước khi làm đường, làm nền khoan hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường mà vẫn đem lại hiệu quả công việc. Trong quá trình khoan tránh để nước thải, dầu máy làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
Quá trình phát tuyến cố gắng hạn chế thiệt hại về cây trồng cũng như thực vật tự nhiên.
Quá trình công tác thực địa phải ở các lán, trại tạm thời. Vì vậy, phải coi trọng việc vệ sinh môi trường xuynh quanh: không thải rác tùy tiện, rác thải phải đào hố chôn cẩn thận. Phải làm nhà vệ sinh, thiết kế hợp lý, chi phí ít.
V.4.3- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Trong quá trình thi công các công trình hố trọng sa, khoan máy, sau khi kết thúc phải lấp ngay theo đúng quy cách. Các tài liệu địa chất phải bảo vệ cẩn mật, không tiết lộ thông tin về quặng hóa, về mỏ. Ngay khi thi công đề án các thành viên phải được học tập các quy định về giữ bí mật tài liệu, nếu thành viên nào vi phạm phải có hình thức kỷ luật thích đáng.
Khi khảo sát thực địa nếu thấy cá nhân, tổ chức nào khai thác khoáng sản trái pháp luật phải thông báo cho cơ quan chức năng nơi gần nhất. Đối với các doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản khi cần thiết có thể tư vấn cho họ về các phương pháp khai thác tránh tổn thất tài nguyên. Nếu việc khai thác của họ làm thất thoát tài nguyên phải báo cho cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.
V.5- CÔNG TÁC TỔNG KẾT LẬP BÁO CÁO
Công tác này gồm các công tác kiểm tra tài liệu tổng kết lập báo cáo, can in nộp lưu trữ.
Trong thời gian thi công ngoài thực địa, phải bố trí thời gian để hoàn chỉnh những tài liệu nguyên thuỷ đã thu thập được, gồm các dạng sau:
- Chỉnh lý nhật kí.
- Lập sơ đồ tài liệu thực tế hằng ngày.
- Vẽ các thiết đồ nguyên thuỷ như: Vết lộ, hố,thiết đồ khoan.
- Lập sổ đăng kí công trình.
- Lập sổ đăng kí các loại mẫu.
V.5.1- Công tác văn phòng tổng kết.
Công tác này bắt đầu được tiến hành sau khi kết thúc các giai đoạn thi công thưc địa về từ 5 ¸ 7 ngày.
Nội dung của công tác này bao gồm: Hoàn chỉnh các loại tài liệu thực tế từ nguyên thủy đến tổng hợp, để trình Hội đồng nghiệm thu, cụ thể như sau:
-Thành lập các loại bản vẽ theo tỷ lệ khảo sát
-Vào kết quả mẫu.
-Tính toàn các loại sai số kiểm tra nội, ngoại.
-Thành lập các loại mặt cát.
-Tính tài nguyên, trữ lượng.
-Tổng hợp các tài liệu thu thập được lên bản vẽ.
-Lập báo cáo tổng kết.
Tất cả các mục nêu trên phải tuân thủ theo đúng qui trình, qui phạm hiện hành của Cục Địa chất và Khoáng sản Vệt Nam.
Sau khi hoàn thành, báo cáo được tình duyệt qua Hội đồng nghiệm thu của Liên đoàn và của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
V.5.2- Công tác tin học.
Đây là công tác nhằm sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng vào xử lý các thông tin Địa chất như: Xử lý các kết quả phân tích mẫu, các thông số chiều dày, hàm lượng, xử lí sai số Trắc địa, vẽ các biểu đồ địa vật lý... Đồng thời hỗ trợ quản lí các loại thông tin về Địa chất, bản đồ cũng như thuyết minh đề án trước khi can in nộp lưu trữ.
V.5.3- Công tác can in nộp lưu trữ.
Sau khi ngiệm thu tài liệu thực địa, báo cáo được sửa chữa, bổ sung các thông tin còn thiếu sót và được Hội đòng nngjiệm thu các cấp có thẩm quyền phê duyệt thi sẽ tiến hành can in nộp lưu trữ theo đúng qui chế của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ban hành.
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÁC DẠNG CÔNG TÁC
Số TT
Dạng công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
A
Công tác địa chất
1
Đo vẽ bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:5.000
Km2
10,3
B
Công tác trắc địa
1
Lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Km2
10,3
2
Lập lưới giải tích I
Điểm
3
3
Lập lưới đa giác II
Km
15
4
Đo đưòng sườn kinh vĩ
Km
10
5
Định tuyến tìm kiếm
Km
23,6
6
Đo thu công trình
Công trình
488
7
Lập mặt cắt địa hình
Km
23,623
C
Công tác địa vật lý
1
Đo xạ gamma đường bộ
Điểm
2060
2
Đo sâu điện trở đối xứng
Điểm
170
D
Công tác khoan
1
Công tác khoan tay
m
3968
2
Công tác khoan máy
m
300
C
Công tác mẫu
I
Lấy mẫu
I.1
Lấy mẫu trọng sa cơ bản.
Mẫu
4268
I.2
Lấy mẫu nhóm
Mẫu
3
I.3
Lấy mẫu thể trọng nhỏ
Mẫu
3
I.4
Lấy mẫu tham số xạ
Mẫu
13
I.5
Gia công mẫu
II
Phân loại trọng sa cơ bản
Mẫu
4268
II.1
Phân loại trọng sa mẫu nhóm
Mẫu
3
II.2
Gia công hóa (0,4-1kg)
Mẫu
3
II.3
Phân tích mẫu
II.4
Phân tích mẫu trọng sa cơ bản (6-15kv)
Mẫu
4268
III
Phân tích trọng sa toàn diện (>15kv) (5%)
Mẫu
64
III.1
Phân tích quang phổ plasma (ICP) đồng thời 36 chỉ tiêu
Mẫu
3
III.2
Phân tích hóa tinh quặng ilmenit
Mẫu
3
III.3
Phân tích hóa tinh quặng zircon
Mẫu
3
III.4
Phân tích độ hạt cát quặng
Mẫu
3
III.5
Phân tích mẫu thể trọng
Mẫu
3
III.6
Kiểm tra nội trọng sa cơ bản
Mẫu
30
III.7
Kiểm tra ngoại trọng sa cơ bản:
Mẫu
30
III.8
Phân tích mẫu tham số xạ:
Mẫu
13
III.9
Phân tích mẫu nước
Mẫu
5
III.10
Công tác tin học
III.11
Số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
D
Số hoá bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
1
Số hoá bản đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
2
Số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
3
Số hoá thiết đồ khoan tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
399
4
Số hoá bình đồ tính trữ lượng tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
5
Số hoá mặt cắt tính trữ lượng
Mảnh
1
6
Đánh máy bản lời
Bản
1
.
Chương 6
TÍNH TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
VI.1- Chỉ tiêu tính tài nguyên.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, trữ lượng quặng titan sa khoáng, áp dụng qui chế ban hành năm 2001 của cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Căn cứ vào thực tế khai thác của các doanh nghiệp hiện đang khai thác sa khoáng ven biển: Lidisaco (Bình Thuận), Biman (Bình Định); Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.v.v.; Chúng tôi dự kiến sử dụng các chỉ tiêu tính tài nguyên trữ lượng cho quặng titan sa khoáng như sau :
VI.1.1- Chỉ tiêu chất lượng quặng
Quặng sa khoáng có ích chủ yếu gồm các khoáng vật theo thứ tự giảm dần về hàm lượng là: ilmenit, zircon, rutil, anatas, leucoxen; brookit và monazit từ ít đến rất ít trong các mẫu phân tích.
- Hàm lượng biên theo mẫu đơn: 0,3% = 4,8 Kg/m3.
- Hàm lượng công nghiệp trung bình theo khối: 0,6% = 9,6 Kg/m3.
VI.1.2- Chỉ tiêu về điều kiện khai thác
- Chiều dày công nghiệp tối thiểu 0,5m.
- Chiều dày lớp kẹp tối đa 1,0m (lớp kẹp là lớp không đạt chỉ tiêu được gộp vào thân quặng)
VI.2- NGUYÊN TẮC KHOANH VẼ THÂN QUẶNG
Việc xác định ranh giới thân quặng và tính tài nguyên được thực hiện theo phương pháp nội, ngoại suy tuyến tính.
- Trên tuyến, giữa hai công trình đạt chỉ tiêu và không đạt chỉ tiêu, đường ranh giới thân quặng đi vào giữa. Phần đầu tuyến và cuối tuyến, khoảng khoanh nối được ngoại suy bằng một nửa khoảng cách giữa các công trình trên tuyến. Tuy nhiên trong trường hợp cá biệt sẽ xem xét tình hình thực tế về đặc điểm địa chất, địa mạo mà ranh giới có thể chỉ đi qua công trình đạt chỉ tiêu.
- Giữa hai tuyến công trình gặp quặng và không gặp quặng, ranh giới thân quặng được nội suy bằng một nửa khoảng cách giữa hai tuyến.
- Giữa tuyến công trình gặp quặng và tuyến chỉ ít công trình gặp quặng, ranh giới thân quặng được nội suy kéo dài tới một nửa khoảng cách giữa hai tuyến, đồng thời thêm phần vát nhọn tính từ khoảng giữa về phía tuyến ít công trình gặp quặng.
- Ngoài ra, khi khoanh vẽ thân quặng phải xem xét ranh giới ở phần ven rìa và khoanh theo địa mạo, loại bỏ những địa hình lõm không chứa quặng.
VI.3- PHƯƠNG PHÁP TÍNH TÀI NGUYÊN
VI.3.1- Phương pháp tính tài nguyên
Do thân quặng có dạng nằm ngang hoặc gần như ngang với chiều dày, hình dạng phụ thuộc vào địa hình; nên sử dụng phương pháp khối địa chất để tính toán là tối ưu. Tài nguyên của các khối được tính theo phương pháp trung bình số học. Cụ thể như sau :
trong đó: x x x
Trong đó:
: Diện tích khối tài nguyên được tính bằng máy đo planimet hoặc phần mềm mapinfo trên bình đồ, tính bằng (m2)
: Chiều dày trung bình cộng khối tính bằng m.
: Hàm lượng sa khoáng trung bình gia quyền theo mi, tính theo Kg/m3
: Thể trọng khô trung bình cộng của khối (tấn/m3)
n: Số khối tham gia tính tài nguyên.
Giai đoạn điều tra, đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1:5.000, công tác thi công khoan tay được bố trí với mạng lưới (400x40)m đối với cấp tài nguyên 333. Để việc tính tài nguyên đảm bảo độ tin cậy nhất định, các thân quặng được phân thành các khối tài nguyên dựa theo các nguyên tắc sau đây:
- Cùng một khối tài nguyên có ít nhất 2 tuyến công trình khoan tay cắt qua. Khoảng cách các lỗ khoan trên các tuyến như nhau.
- Khối tài nguyên là thể gần đồng nhất về thành phần, độ hạt, hàm lượng quặng.
- Cùng đặc điểm địa mạo
- Trong khối, quặng có chiều dày tương đương nhau.
VI.3.2- Kết quả tính tài nguyên và tài nguyên dự báo sa khoáng
- Kết quả dự tính tài nguyên cấp 333 .
Số hiệu khối
Diện tích
(m2)
Chiều dày TB
(m)
Hàm lượng TB
(Kg/m3)
Tài nguyên dự báo
(Tấn)
K1
934122
6,95
12,42
80607
K2
924104
6,73
12,38
77019
K3
554880
5,79
12,61
40506
K4
719150
6,04
12,26
53236
K5
907395
5,56
14,57
73538
K6
609478
7,5
13,2
60338
K7
888205
5,75
12,35
63084
K8
735032
7,64
14,4
80864
K9
1263463
5,8
11,82
86647
Tổng
615.864
Chương 7
TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ
Căn cứ vào những phương pháp kỹ thuật, khối lượng và đặc điểm khu tìm kiếm, công tác tổ chức thi công gồm những nội dung sau:
VII.1- Tổ chức thi công.
Sau khi đề án được phê chuẩn, để hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện, An Hải, Ninh Thuận có hiệu quả, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ tổ chức thành lập một đội tìm kiếm gồm người dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Kỹ thuật Liên đoàn. Dự kiến kế hoạch và tổ chức thi công các dạng công tác sau:
VII.1.1- Cơ cấu tổ chức đội tìm kiếm.
Ban chỉ đạo thhi công phương án gồm 2 người:
Đội trưởng: Kỹ sư địa chất, chủ biên phương án.
Đội phó: Kỹ sư địa chất, trực tiếp chỉ đạo thi công, tổng hợp tài liệu và kiểm tra.
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT TRUNG TRUNG BỘ
Đội tìm kiếm, đánh giá quặng titan khu Từ Thiện
Tổ ĐCTVĐCCT
Tổ Địa Vật Lý
Tổ Trắc địa
Tổ Địa chất
Tổ Khoan
Tổ phục vụ
Nhóm đo vẽ địa chất
Nhóm theo dõi công trình
Ban chỉ huy phương án trực tiếp chỉ đạo các tổ, nhóm thực địa theo sơ đồ tổ chức như sau:
- Tổ kỹ thuật Địa Chất gồm 6 người làm nhiệm vụ đo vẽ,lập sơ đồ địa chất tỷ lệ 1:5.000, theo dõi thu thập tài liệu khoan và lấy mẫu.
- Tổ Kỹ thuật Trắc Địa gồm 4 người làm nhiệm vụ đo vẽ mặt cắt, lập sơ đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000, câu nối công trình, phát tuyến và đổ mốc trắc địa.
- Tổ Địa Vật Lý gồm 8 người làm nhiệm vụ đo đạc, thu thập tài liệu thực địa và xử lý tổng hợp tài liệu trong phòng.
- Tổ khoan gồm 10 người chia làm 2 nhóm, tiến hành thi công khoan tay và khoan máy toàn bộ khối lượng mét khoan theo thiết kế.
- Tổ phục vụ gồm 2 người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ huy phương án làm công tác phục vụ và phụ trợ.
Tổ ĐCTV - ĐCCT gồm 3 người làm công tác đo vẽ, lập sơ đồ ĐCTV - ĐCCT, quan trắc, lấy mẫu nước, múc nước thí nghiệm.
BẢNG DỰ TRÙ NHÂN LỰC TOÀN PHƯƠNG ÁN
TT
Hạng mục công việc
Nhân lực
Tổng cộng
Kỹ sư
Trung cấp
Công nhân
1
Ban chỉ huy đội
2
2
2
Đo vẽ địa chất
2
2
2
6
3
Công tác trắc địa
1
1
2
4
4
Công tác địa vật lý
1
3
4
8
5
Công tác khoan
1
2
7
10
6
ĐCTV - ĐCCT
1
1
1
3
7
Phục vụ
2
2
Tổng cộng
35
VII.1.2- Tiến độ thi công.
Với mục tiêu và nhiệm vụ đề án đã đặt ra, đế thi công phương án có hiệu quả, cần thực hiện theo các bước sau:
+ Bước I: - Khảo sát lập phương án gồm: Khảo sát thực địa, lưa chọn diện tích tìm kiếm, đánh giá.
- Thu thập tổng hợp tài liệu.
- Trình duyệt, can in.
- Thời gian từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008.
+ Bước II: Thi công phương án.
Nội dung công việc: Thi công toàn bộ khối lượng địa chất, trắc địa, địa vật lý, khoan, lấy các loại mẫu.
Thời gian thi công từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. Cụ thể từng dạng công việc như sau:
+ Công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:5.000: Công tác này dự kiến thiến hành trong thời gian 4 tháng kể từ tháng 10/2008 đến tháng 1/2009.
+ Theo dõi khoan được bố trí phù hợp với tiến độ thi công.
+ Công tác trắc địa: được tiến hành theo hai giai đoạn:
Trong thời gian đo vẽ địa chất tiến hành đo, định tuyến, đổ mốc.
Tháng 7/2009 tiến hành đo câu toàn bộ các công trình.
+ Công tác địa vật lý:
- Công tác đo xạ gamma đường bộ: Được tiến hành đồng thời với quá trình đo vẽ địa chất.
- Công tác đo sâu điện: Tiến hành sau khi đã có hệ thống tuyến. Dự kiến thời gian từ tháng 1 ¸2/2009.
- Công tác khoan: Dự kiến tiến hành thời gian 5 tháng bắt đầu từ tháng 1/2009 ¸ tháng 6/2009.
- Công tác lấy, gia công, phân tích mẫu: Được tiến hành thường xuyên suốt trong thời gian thi công thực địa.
+ Bước III: Lập báo cáo tổng kết.
- Tổng hợp tài liệu địa chất đã thu thập được trong thời gian thực địa.
- Thành lập các loại bản vẽ, thiết đồ, viết báo cáo thuyết minh và các phụ bản kèm theo.
- Trình duyệt báo cáo lên Hội đồng nghiệm thu các cấp có thẩm quyền, sau đó tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh.
- Can in, nộp lưu trữ.
Thời gian dự kiến từ tháng 8/2009 ¸ tháng 11/2009.
LỊCH THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC
STT
Loại công việc
Thời gian thi công
Năm 2008
Năm 2009
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Khảo sát lập phương án
Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:5000
Công tác trắc địa
Công tác địa vật lý
Công tác khoan
Lấy, gia công, phân tích mẫu
Tổng kết, báo cáo, can in, nộp lưu trữ
Ghi chú: Thời gian thực hiện liên tục
Thời gian thực hiện không liên tục
VII.2- DỰ TOÁN CHI PHÍ.
VII.2.1- Cơ sở dự toán.
Căn cứ vào phương pháp kỹ thuật, thiết kế thi công trình bày trong phương án, phần dự toán được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy sau:
Quyết định số 204/1998/QĐ-ttg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế tạm thời về lập dự toán, cấp phát, quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế, đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản” và thông tư liên tịch số 36/1999/TTLT - BTC - BCN ngày 02 tháng 04 năm 1999 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện quyết định nói trên.
Quyết định số 56/QĐ - BCN ngày 21/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành “Quy chế lập dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế, đối với đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản”.
Quyết định số 1634/QĐ-CNCL ngày 3/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành “Định mức tổng hợp trong công tác điều tra địa chất và khoáng sản”.
Quyết định số 18/2005/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành “Bộ đơn giá dự toán các công trình địa chất”.
Quyết định số 29/1999/QĐ-BCN ngày 02/06/1999 của Bộ trưỏng Bộ Công nghiệp về việc ban hành các “Hệ số chi phí phục vụ, tỷ lệ chi phí gián tiếp để xây dựng dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế, cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên và khoáng sản”.
VII.2.2- Các hệ số sử dụng và cách tính toán.
Tiền lương: Được tính theo mức lương nhân với hệ số và cộng thêm phụ cấp (nếu có).
Chi phí tiền lương bằng 36% đơn giá các hoạt động khác.
+Các khoản chi phí khác: (tính theo giá trị tiền lương).
Bảo hiểm xã hội + bảo hiểm y tê + Phí Công đoàn: 19%
Chi phí gián tiếp: 21%
Chi phí phục vụ: 39%
Vật liệu: 25%
+Vật tư hao mòn, khấu hao: (Theo đơn giá chất).
Hao mòn dụng cụ: 1,5%
Khấu hao tài sản cố định: 1%
+ Dự toán một số hạng mục chưa có trong định mức: (Theo giá trị toàn phương án)
Lợi nhuận định mức: 15%
Duyệt báo cáo: 1,5%
Chi phí lán trại: 2%
Thu dọn phương án: 1,5%
Chi phí dự phòng: 1%
+ Dự toán vật tư, thiết bị thi công phương án:
Dự trù vật tư cho công tác địa vật lý + trắc địa + địa chất:
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Công tác địa vật lý
1
Máy thăm dò điện GESKA
Cái
1
2
Máy đo xạ đường bộ CPP - 88H
Cái
2
3
Bộ cực thu - phát
Bộ
2
4
Dây điện
mét
3000
5
Tời cuốn dây
Cái
6
6
Máy phát điện
Cái
1
7
Pin nguồn
Đôi
200
8
Búa đóng cực
Cái
6
9
Thước dây cuộn 20m
Cái
2
Công tác trắc địa
10
Máy kinh vĩ
Cái
1
11
Mia nhôm + gương
Cái
2
12
Xi măng
Kg
100
13
Cọc gỗ
Cọc
1000
Công tác địa chất
14
Địa bàn địa chất
Cái
6
15
Búa địa chất
Cái
6
16
Thước dây
Cuộn
4
17
Thước kẻ
Cái
4
18
Hộp bút can
Hộp
4
19
Bút chì
Cây
8
20
Tẩy chì
Cục
8
21
Giáy can
Cuộn
8
22
Giấy A0
Cuộn
8
23
Giấy gói mẫu
Tờ
600
24
Nhật ký địa chất
Quyển
80
25
Bàn làm việc
Cái
8
+ Dự trù trang bị bảo hộ lao động:
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
1
Quần áo BHLĐ
Bộ
70
2
Giầy vải
Đôi
70
3
áo bạt
Bộ
35
4
Mũ lao động
Cái
35
5
Găng tay
Đội
100
6
Giường xếp
Cái
35
7
Thùng đựng nước
Cái
10
8
Xoong nhôm
Cái
5
9
Chảo gang
Cái
3
10
Chậu giặt
Cái
10
11
Bát đĩa
Cái
60
12
Xà phòng
Kg
100
+ Dự trù kinh tế:
Tiền lương 1 tháng/ tổ thành lập phương án.
Đơn vị tính: 1000đ
Danh mục
Số người
Hệ số
Mức lương
PC trách nhiệm
PC khu vực(%)
Tổng
KS địa chất - Chủ nhiệm phương án
1
4,65
2.511
1,05
70
3.603,3
KS địa vật lý
0.5
3,99
1.077,3
70
1.831,4
KS trắc địa
0.5
3,99
1.077,3
70
1.831.4
Trung cấp địa chất
1
2,48
1.339,2
70
2.276,6
Trung cấp vi tính
1
2,48
1.339,2
70
2.276,6
Chuyên viên kinh tế
0.5
3,91
1.055,7
70
1.794,7
Tổng cộng
13.614
+ Chi phí cho 1 tháng tổ thành lập phương án.
Khoản mục chi phí
Đơn vị tính
Thành tiền
Lương chính và phụ
1.000đ
13.614
BHXH+BHYT+Phí Công đoàn =19%
“
2.586,7
Vật liệu = 25%
“
3.403,5
Hao mòn dụng cụ 1,5%
“
202,2
Khấu hao tài sản cố định 1%
“
136,14
Chi phí phục vụ 39%
“
5.309,46
Chi phí gián tiếp 21%
“
2.858,94
Tổng cộng
28.110,94
Tổng dự toán kinh phí toàn phương án
STT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối
lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
(đồng)
A. Chi phí cơ bản điều tra địa chất
I. Công tác lập phơng án
31.766.100,00
1
Khảo sát thu thập tài liệu
Tháng/tổ
3
8.110.940,00
24.332.820,00
2
Trình duyệt phơng án
1
4.216.640,00
4.216.640,00
3
Can in
1
3.216.640,00
3.216.640,00
II. Công tác địa chất
Đo vẽ địa chất 1:5000
Km2
10,3
81.970.243,21
4
Ngoài trời
Km2
10,3
4.532.255,58
46.682.232,47
5
Trong phòng
Km2
10,3
3.426.020,46
35.288.010,74
III. Công tác lấy mẫu
446.001,44
6
Lấy mẫu trọng sa cơ bản.
Mẫu
4,268
15.580,00
66.495,44
7
Lấy mẫu nhóm
Mẫu
6
14.596,00
87.576,00
8
Lấy mẫu thể trọng nhỏ
Mẫu
6
15.830,00
94.980,00
9
Lấy mẫu tham số xạ
Mẫu
13
15.150,00
196.950,00
IV. Công tác trắc địa
361.664.687,00
10
Lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Km2
6,9
36.292.100,00
250.415.490,00
11
Lập lới giải tích I
Điểm
3
3.931.080,00
11.793.240,00
12
Lập lới đa giác II
Km
15
1.022.490,00
15.337.350,00
13
Đo đòng sờn kinh vĩ
Km
10
372.700,00
3.727.000,00
14
Định tuyến tìm kiếm
Km
21,7
360.210,00
7.816.557,00
15
Đo thu công trình
C. Trình
488
144.770,00
70.647.760,00
16
Lập mặt cắt địa hình tỷ lệ 1:5000
Km
11,337
170.000,00
1.927.290,00
V. Công tác địa vật lý
100.475.000,00
17
Đo xạ gamma đờng bộ
Điểm
8450
5.500,00
46.475.000,00
18
Đo sâu đối xứng điện trở (AB=500m; d=40m)
Điểm
216
250.000,00
54.000.000,00
VI. Công tác khoan
787.312.096,00
19
Công tác khoan tay
M
3968
133.622,00
530.212.096,00
20
Công tác khoan máy
M
300
857.000,00
257.100.000,00
VII. Gia công mẫu
44.361.443,00
21
Phân loại trọng sa cơ bản
4268
10.336,00
44.114.048,00
22
Phân loại trọng sa mẫu nhóm
Mẫu
3
51.585,00
154.755,00
23
Gia công hóa (0,4-1kg)
Mẫu
3
30.880,00
92.640,00
VIII. Phân tích mẫu
655.219.906,00
24
Phân tích mẫu trọng sa cơ bản (6-15kv)
Mẫu
4268
139.719,00
596.320.692,00
25
Phân tích trọng sa toàn phần (>15kv)
Mẫu
64
136.510,00
8.736.640,00
26
Phân tích quang phổ plasma (ICP) đồng thời 36 chỉ tiêu
Mẫu
3
118.002,00
354.006,00
27
Phân tích hóa tinh quặng ilmenit
Mẫu
3
534.008,00
1.602.024,00
28
Phân tích hóa tinh quặng zircon
Mẫu
3
546.353,00
1.639.059,00
29
Phân tích hóa 3 chỉ tiêu
Mẫu
3
546.353,00
1.639.059,00
30
Phân tích độ hạt cát quặng
Mẫu
3
156.052,00
468.156,00
31
Phân tích mẫu thể trọng
Mẫu
3
136.940,00
410.820,00
32
Kiểm tra nội trọng sa cơ bản
Mẫu
200
158.519,00
31.703.800,00
33
Kiểm tra ngoại trọng sa cơ bản:
Mẫu
70
161.390,00
11.297.300,00
34
Phân tích mẫu nớc
Mẫu
5
209.670,00
1.048.350,00
IX. Công tác tin học
8.893.472,00
35
Số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
508.750,00
508.750,00
36
Số hoá bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
427.200,00
427.200,00
37
Số hoá bản đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
432.500,00
432.500,00
38
Số hoá thiết đồ khoan tỷ lệ 1:50
Mảnh
499
13.978,00
6.975.022,00
39
Số hoá bình đồ tính trữ lợng tỷ lệ 1:5.000
Mảnh
1
132.500,00
132.500,00
40
Số hoá mặt cắt tính trữ lợng
Mảnh
1
132.500,00
132.500,00
41
Đánh máy bản lời
Trang
95
3.000,00
285.000,00
X. Công tác tổng kết
130.000.000,00
42
Tổng kết báo cáo
Báo cáo
1
100.000.000,00
100.000.000,00
43
Can in, nộp lu trữ
Bộ
6
5.000.000,00
30.000.000,00
Giá trị dự toán (A)
2.202.108.948,65
B. Các chi phí khác
407.152.102,35
44
Lán trại (2%)
44.004.726,35
45
Thẩm định duyệt báo cáo (1,5%)
33.031.034,00
46
Lợi nhuận định mức (15%)
330.116.342,00
Tổng cộng dự toán toàn phơng án (A+B)
2.609.261.051,00
( Hai tỷ, sáu trăm lẻ chín triệu, hai trăm sáu mươi mốt nghìn, không trăm năm mươi mốt đồng ).
KẾT LUẬN
Sau hơn hai tháng làm việc khẩn trương, đến nay bản đồ án tốt nghiệp đã cơ bản hoàn thành với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận. Thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện ”
Vùng nghiên cứu có diện tích khoảng 139 Km2 thuộc địa phận các xã An Hải, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Tham gia vào cấu trúc địa chất vùng có các thành tạo trầm tích từ Mezozoi đến Kainozoi, cùng các thành tạo xâm nhập và các trầm tích bở rời hiện đại.
Dưới tác động của các hoạt động kiến tạo làm cho cấu trúc ban đầu, các bề mặt san bằng bị thay đổi mạnh mẽ. Đây là điều kiện thuận lợi cho tích tụ trầm tích sa khoáng. Liên quan đến quặng titan sa khoáng ven biển là các tích tụ trầm tích hỗn hợp biển-gió tuổi Holocen giữa -muộn (mvQ22-3). Với sự hoạt động thường xuyên và mạnh mẽ của dòng chảy trong các con sông, các dòng hải lưu kết hợp với chế độ khí hậu gió mùa, là tiền đề cho các tích tụ sa khoáng titan ven biển.
Phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển nhằm mục đích làm sáng tỏ triển vọng công nghiệp quặng titan sa khoáng khu Từ Thiện. Để đạt đựoc mục đích trên, phương án đã dự kiến tiến hành các công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:5000, đo địa vật lý, khảo sát ĐCTV- ĐCCT, công tác trắc địa, thi công các công trình khoan. Với kết quả dự tính triển vọng công nghiệp và tài nguyên dự báo tổng cộng là 615.864 tấn quặng tổng hợp, với tổng chi phí là 2.609.261.051 Đồng.
Thời gian lập đề án, thi công, báo cáo tổng kết phương án được dự kiến tiến hành trong thời gian 18 tháng với số nhân lực là 35 người, gồm các tổ địa chất, địa vật lý, trắc địa, khoan, ĐCCT-ĐCTV và tổ phục vụ.
Được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS. Lương Quang Khang, các thầy cô trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, cùng với sự tạo điều kiện của các cán bộ kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản đồ án này. Tuy nhiên vì trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn, cho nên bản đồ án không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong sự góp ý chân tình của các Thầy - Cô giáo, và các bạn đồng nghiệp. Tôi vô cùng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Cảnh Nho
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nguyễn Kim Hoàn và n.n.k, 1985; Báo cáo đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản titan sa khoáng ven biển Việt Nam;
2 - Đặng Đức Long, 1997; Báo cáo kết quả lập bản đồ ĐCTV và bản đồ ĐCCT vùng Nha Trang - Cam Ranh; Lưu trữ địa chất, Liên đoàn Địa chất Thủy văn- Địa chất Công trình Miền Trung, Nha Trang - Khánh Hòa.
3- Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và n.n.k, 1985; báo cáo địa chất và khoáng sản Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000;
4 - Hoàng Trọng Trọng, 1986; Báo cáo thăm dò sơ bộ mỏ titan sa khoáng Đề Di-Bình Định; Lưu trữ địa chất, Liên đoàn Địa chất 5, Quy Nhơn-Bình Định.
5-Năm 1991 Hồ Trọng Ký đoàn địa chất Việt Tiệp đã có báo cáo đo vẽ thành lập bản đồ địa chất khoáng sản nhóm tờ Cam Ranh - Phan Rang
6- Trần Văn Thảo 2007; Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hoà đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
CÁC BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO
1- Sơ đồ địa chất và khoáng sản vùng An Hải - Ninh Thuận, tỷ lệ 1:25000
2- Sơ đồ địa chất và bố trí công trình tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng khu Từ Thiện. Tỷ lệ 1:5000.
3- Bình đồ phân khối tài nguyên quặng titan sa khoáng khu Từ Thiện. Tỉ lệ 1:5000
4- Mặt cắt địa chất các tuyến T.9; T.13; T.17; T.21 khu Từ Thiện. Tỉ lệ 1:5000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_tot_nghiep_5714.doc