Mục lục
Tóm tắt Trang 1
Phần mở đầu 2
Phần nội dung 8
Chương 1: Tuyển dụng và cấu trúc thông tin của thông báo tuyển dụng 9
1.1. Quản lý nguồn nhân lực và Tuyển dụng 9
1.2. Thông báo tuyển dụng và cấu trúc thông tin của thông báo tuyển dụng trên báo viết 14
Chương 2: Phân tích cấu trúc thông tin của thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên và ý nghĩa của nó trong thông báo tuyển dụng nhân lực quản lý 26
2.1. Cấu trúc thông tin của thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005 26
2.2. ý nghĩa của cấu trúc thông tin trong thông báo tuyển dụng nhân lực quản lý trên báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005 41
Kết luận 49
Phụ lục 50
Danh mục tài liệu tham khảo 68
Tóm tắt
Quản lý nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của mọi tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực gồm nhiều hoạt động thành phần khác nhau, trong đó tuyển dụng được xác định là một hoạt động có vị trí không thể thay thế và có tác động qua lại với các hoạt động khác trong quản lý nguồn nhân lực.
Để thông báo các thông tin tuyển dụng, bộ phận nhân sự có thể lựa chọn độc lập hoặc đồng thời nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc đăng thông báo tuyển dụng trên báo viết. Tuy nhiên, hiện nay các chủ thể đăng tuyển đều chủ yếu dựa vào nhu cầu của mình để chọn đăng các thông tin chứ chưa quan tâm đúng mức tới những hiệu ứng khác của các thông tin khi đăng tuyển. Điều này khiến cho các thông tin trong thông báo tuyển dụng xuất hiện rời rạc, thiếu tính toán và không thực hiện được những chức năng vốn có của nó.
Xuất phát từ mục đích xây dựng cấu trúc thông tin cho các thông báo tuyển dụng trên báo viết, trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về tuyển dụng và thông báo tuyển dụng, chương I của báo cáo đưa ra định nghĩa một số khái niệm cơ bản được sử dụng và chỉ ra cấu trúc thông tin của thông báo tuyển dụng trên báo viết gồm 03 nhóm thông tin: thông tin về chủ thể tuyển dụng, thông tin yêu cầu đối với ứng viên, thông tin về vị trí tuyển dụng và các chế độ nếu trúng tuyển. Trên cơ sở phân tích kết quả thống kê các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên số ra tháng 12 năm 2005, chương 2 của báo cáo chỉ ra 26 loại thông tin nên đăng tải theo 03 nhóm kể trên. Trong thống kê, báo cáo nhận thấy có 13/142 (chiếm 9.2%) thông báo tuyển dụng đăng tuyển vị trí quản lý. Sau khi phân tích, báo cáo đi đến kết luận dành cho sinh viên ngành quản lý về những chuẩn bị cần thiết trước khi gia nhập thị trường lao động.
Kết quả nghiên cứu thu được không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu và công tác đào tạo, mà còn mang ý nghĩa thiết thực với nhiều đối tượng khác trong thị trường lao động.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc thông tin của Thông báo Tuyển dụng trên báo viết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất
"Đạo đức nghề nghiệp", "thật thà, trung thực", "có tinh thần trách nhiệm"…
Ngoại hình
Yêu cầu ngoại hình
"Không bị dị tật", "Dễ nhìn" (TB 74)
"Ngoại hình phù hợp với nghề lái xe taxi" (TB 3)
Sức khỏe
Yêu cầu sức khỏe
"Sức khỏe tốt" (TB 3)
Hộ khẩu
Yêu cầu hộ khẩu
"Hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh" (TB 74)
Hồ sơ
Yêu càu và chỉ dẫn hồ sơ
"Tải đơn xin việc từ trang web …" (TB 115)
"Hồ sơ (không cần công chứng):
- Đơn dự tuyển (viết tay), yêu cầu nêu rõ vị trí dự tuyển, tóm tắt quá trình làm việc, kỹ năng kinh nghiệm và mức lương đề nghị…" (TB 1)
Phương tiện
Yêu cầu phương tiện
"Có xe gắn máy riêng" (TB 4)
Số lượng tuyển
Số lượng cần tuyển cho 1 vị trí đăng thông báo
"Phiên dịch tiếng Hoa: 10 người" (TB 8)
Vị trí tuyển
Tên, chức danh mà chủ thể tuyển dụng dùng.
Coi là vị trí quản lý khi: chủ thể tuyển dụng gọi là chức danh quản lý, tên các chức danh có từ "quản lý", hoặc có chứa từ chỉ chức năng của người quản lý.
"Nhân viên thiết kế mẫu" (TB 5)
"Kỹ sư xưởng" (TB 9)
"Giám sát bán hàng (Account Manager)" (TB 7)
"Giám đốc điều hành" (TB 106)
Địa điểm
Địa điểm ứng viên sẽ làm việc nếu trúng tuyển
"Bệnh viện Pháp Việt cần tuyển" (TB 27)
"Nhân viên làm việc tại Bình Dương" (TB 4)
Thời gian
Thời gian trong ngày ứng viên sẽ làm việc khi được nhận
"ca nguyên ngày", "ca nửa ngày" (TB 65)
Mô tả
Mô tả công việc của vị trí mà ứng viên phải đảm nhiệm nếu trúng tuyển
"Vẽ bản vẽ thi công (Shopdrawing) các hệ kỹ thuật cơ điện lạnh, nước, kiến trúc cho các công trình xây dựng" (TB 73)
"Lập kế hoạch thực hiện bản vẽ, triển khai cho các kỹ sư, giám sát, kiểm tra bản vẽ" (TB 72)
Lương
Đề cập lương có thể được hưởng
"Lương thoả thuận" (TB 72)
"Mức ăn chia theo ca" (TB 3)
"Lương căn bản 2,269 USD/năm" (TB 115)
Quyền lợi khác
Hứa hẹn về các quyền lợi khác khi trúng tuyển
"Được hưởng các chế độ BHYT và BHXH theo luật định; Có các chế độ phúc lợi tốt và môi trường làm việc năng động" (TB 21, 22)
"Có cơ hội phát triển nghề nghiệp tương xứng với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm"(TB 7)
"Ngoài lương hàng tháng, được hưởng thêm lương kinh doanh tuỳ theo kết quả công việc thực tế; Được đào tạo" (TB 16)
* Báo cáo chú thích các thông báo ví dụ trong phần phụ lục 5.
2.1.2. Kết quả khảo sát
Trên cơ sở cấu trúc thông tin của các thông báo tuyển dụng trên báo viết (gồm 3 nhóm thông tin) đã xây dựng ở chương 1, trong tiết này, báo cáo trình bày kết quả khảo sát các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên số ra tháng 12 năm 2005 theo 3 nhóm thông tin đó.
2.1.2.1. Nhóm thông tin về chủ thể tuyển dụng:
Thông tin về chủ thể tuyển dụng là nhóm thông tin hết sức quan trọng trong thông báo tuyển dụng. Nếu như thông báo tuyển dụng là hình ảnh đầu tiên về tổ chức đối với người đi tìm việc, thì những thông tin về chủ thể tuyển dụng chính là nét phác hoạ cơ bản và tiên quyết cho hình ảnh đầu tiên đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một độ chênh nhất định giữa những gì được viết trong hoàn cảnh giả định với những gì được thực hiện trong hoàn cảnh thực tế.
- 12,7% các chủ thể đăng tuyển không công khai tên tổ chức của mình. Có thể do chủ thể đăng tuyển không có một bộ phận chịu phụ trách công việc tuyển dụng nên phải đăng tuyển gián tiếp qua các công ty tuyển dụng trung gian; chủ thể đăng tuyển muốn giữ bí mật về sự bù đắp nhân sự đó; hoặc chủ thể đăng tuyển coi đó là thử thách đầu tiên để phân loại ứng viên.
Tuy nhiên, việc 87,3% chủ thể đăng tuyển công khai tên tổ chức của mình đã cho thấy có một sự rõ ràng, một sự tôn trọng nhất định của người tìm người đối với người tìm việc. Điều này còn đồng thời là biểu hiện của một thực tế hiện nay, đó là việc các tổ chức tự mình đăng tuyển mà ít qua trung gian (các trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp tư vấn tuyển dụng …). Chúng ta không thiếu những công ty làm công việc trung gian này, nhưng chúng ta có không nhiều những công ty làm ăn hiệu quả và minh bạch. Kiểu làm ăn chộp giật và những chiêu lừa người lao động của các công ty “ma” đã tạo nên một ấn tượng không tốt đối với người lao động và các tổ chức cần nhân lực. Tất nhiên điều này sẽ nhanh chóng có chuyển biến bởi sự xuất hiện của khá nhiều các doanh nghiệp tư vấn tuyển dụng có uy tín trong và ngoài nước một vài năm gần đây. Không chỉ những công ty thiếu minh bạch mà những công ty làm ăn kém hiệu quả sẽ sớm bị đào thải.
- 56,3% các chủ thể không đăng lôgô trong thông báo tuyển dụng của mình. Đó là do chủ thể đăng tuyển không có Lôgô, hoặc chủ thể đăng tuyển hạn chế diện tích thông báo để tiết kiệm chi phí.
- 57,7% các chủ thể tuyển dụng không tự giới thiệu trong thông báo tuyển dụng. 86,6% các thông báo tuyển dụng không sử dụng hình ảnh trong thông báo tuyển dụng. Có thể là vì chủ thể đăng tuyển coi việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng là công việc mà mọi ứng viên muốn gia nhập tổ chức đều phải tự thực hiện; hoặc chủ thể đăng tuyển hạn chế diện tích thông báo để tiết kiệm chi phí.
Như vậy, đa số các chủ thể đăng tuyển các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005 đều công khai tên tổ chức trong các thông báo tuyển dụng, tuy nhiên lại không đầu tư thích đáng cho các giới thiệu khác về tổ chức của mình.
2.1.2.2. Nhóm thông tin về yêu cầu đối với ứng viên:
Đây là nhóm thông tin quan trọng, có nhiều tác động và cần thiết phải được coi trọng trong đăng tuyển. Kết quả thống kê cũng cho thấy điều đó tuy ở những mức độ rất khác nhau.
- 55,6% các chủ thể tuyển dụng không đề cập rõ giới tính cần tuyển. Có thể do ngầm định vị trí đó dành cho cả nam và nữ. Nhưng để không tạo ra sự phân biệt, hoặc để tiết kiệm chi phí đăng tuyển, chủ thể đăng tuyển đã không đề cập chi tiết.
- 76,8% các chủ thể tuyển dụng không đề cập rõ tuổi cần tuyển. Hoặc chủ thể tuyển dụng muốn mở rộng phạm vi ứng viên để có nhiều cơ hội lựa chọn hơn; hoặc đối với nhà tuyển dụng, việc ứng viên bao nhiêu tuổi chưa phải là mối quan tâm cấp thiết.
- 74,6% các chủ thể tuyển dụng đề cập rõ chuyên ngành cần tuyển; 74,6% các chủ thể tuyển dụng đề cập rõ loại bằng (THPT, Đại học, …) cần tuyển; 2,8% các chủ thể tuyển dụng đề cập rõ xếp loại tốt nghiệp cần tuyển. Điều này cho thấy: Các chủ thể đăng tuyển rất quan tâm tới những gì ứng viên được đào tạo; đã đề cập tới chuyên ngành thì đều nêu rõ bằng cấp cần đạt của ứng viên. Tuy nhiên, xếp loại bằng tốt nghiệp của các ứng viên không phải là điều mà chủ thể tuyển dụng quan tâm tới nhất trong giai đoạn đăng tuyển.
- Ngoại ngữ và tin học thường được nhắc tới trong vai trò của những công cụ cần thiết trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, kết quả thống kê lại cho thấy chỉ có một lượng trung bình các chủ thể tuyển dụng quan tâm tới tiêu chí này: 45,1% đề cập yêu cầu ngoại ngữ; 31,0% đề cập yêu cầu trình độ tin học.
- Kinh nghiệm là mối quan tâm hàng đầu của chủ thể tuyển dụng đối với ứng viên trong giai đoạn hiện nay: 55,6% các chủ thể tuyển dụng đề cập yêu cầu kinh nghiệm ứng viên. Một điều khá thú vị là các chủ thể tuyển dụng quan tâm tới kinh nghiệm nhiều hơn là tuổi đời của ứng viên, và đa phần những thông báo đề cập tới kinh nghiệm thì lại không nói gì tới yêu cầu tuổi.
Tương quan Yêu cầu Tuổi ứng viên và Yêu cầu Kinh nghiệm (Crosstabulation)
Yêu cầu Kinh nghiệm
Tổng
Không đề cập
Có đề cập
Yêu cầu Tuổi ứng viên
Không đề cập
43
66
109
Có đề cập
20
13
33
Tổng
63
79
142
- Kỹ năng ứng viên cũng là mối quan tâm nhất định của các chủ thể tuyển dụng, nhưng phẩm chất ứng viên lại giành được ưu thế hơn: 23,2% các chủ thể tuyển dụng đề cập yêu cầu kỹ năng; 32,4% các chủ thể tuyển dụng đề cập yêu cầu phẩm chất.
- Ngoại hình chưa phải là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn đăng tuyển: 5,6% các chủ thể tuyển dụng đề cập yêu cầu ngoại hình.
- Sức khoẻ là một trong những yếu tố có tính quyết định tới khả năng làm việc và cống hiến cho tổ chức của ứng viên. Tuy nhiên, chỉ có 7,7% các chủ thể tuyển dụng có yêu cầu sức khoẻ ứng viên khi đăng tuyển. Rất có thể đây sẽ là tiêu chí sẽ được quan tâm nhiều hơn trong những giai đoạn hậu hồ sơ (giai đoạn chủ thể tuyển dụng thống kê các hồ sơ xin việc, cân nhắc và lựa ra một danh sách các ứng viên thích hợp nhất để gọi phỏng vấn và tuyển chọn).
- Hộ khẩu và phương tiện không phải là mối quan tâm cấp thiết của nhà tuyển dụng: 94,4% các chủ thể tuyển dụng không đề cập yêu cầu hộ khẩu; 98,6% các chủ thể tuyển dụng không đề cập yêu cầu phương tiện. Cá biệt có thông báo hứa hẹn có xe đưa đón nhân viên.
- Mặc dù trên thị trường hiện nay bày bán rất sẵn những bộ hồ sơ xin việc, nhưng kết quả khảo sát cho thấy có tới 30,3% các chủ thể tuyển dụng chỉ dẫn cụ thể và chi tiết về hồ sơ xin việc. Điều này cho thấy những bộ hồ sơ xin việc đang được bày bán hiện nay chưa cung cấp được đủ loại và lượng thông tin mà chủ thể tuyển dụng cần. Đây là một khoảng trống thị trường đáng được quan tâm, đồng thời là một nhắc nhở đối với người tìm việc.
2.1.2.3. Nhóm thông tin về vị trí tuyển dụng và các chế độ nếu trúng tuyển:
Như đã trình bày trong chương 1, đây là nhóm thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tuyển dụng. Nhóm thông tin này cho biết tính minh bạch, tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức, chỉ ra những đặc tính của môi trường phát triển trong tổ chức và phản ánh một phần về văn hoá tổ chức. Tuy nhiên, thực tế thì những thông tin thuộc nhóm này lại không nằm trong mối quan tâm của chủ thể đăng tuyển. Có thể do chưa có tiền lệ, cũng có thể do chủ thể đăng tuyển muốn lấy đó làm thước đo của các hoạt động hậu hồ sơ. Kết quả thống kê cũng phản ánh phần nào điều đó.
- 55,6% các chủ thể tuyển dụng không đề cập chính xác số lượng cần tuyển cho từng vị trí. Có thể là do: Chỉ đề cập chi tiết số lượng nếu số cần tuyển nhiều hơn 02, tức là mặc định tuyển 01 người cho 01 vị trí thì không cần chi tiết (ví dụ những thông báo tuyển Giám đốc Kinh doanh, Trưởng phòng, …); hoặc chủ thể tuyển dụng muốn bí mật số lượng cần tuyển cho vị trí đó; cũng có thể việc chốt số lượng cần cho từng vị trí còn được căn cứ trên cơ sở số lượng ứng viên nộp hồ sơ đăng tuyển. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, điều này rất có thể còn là một ngụ ý tạo động lực cho ứng viên nộp hồ sơ. Sẽ không có nhiều lựa chọn dành cho chủ thể tuyển dụng nếu có quá ít ứng viên nộp hồ sơ cho vị trí đang cần người. Mà thường thì không nhiều người lao động lãng phí thời gian, công sức và sự chờ đợi để nộp hồ sơ cho những vị trí có “tỷ lệ chọi” trực tiếp quá cao. Không đề cập chính xác số lượng của vị trí tuyển là giải pháp khá tốt làm tăng đối tượng lựa chọn cho chủ thể. Đây cũng là cách mà những người làm công việc tư vấn tuyển dụng sử dụng để vừa đảm bảo tuyển được người phù hợp nhất cho đối tác (tổ chức cần người và tuyển người qua công ty trung gian), vừa có thêm thông tin cần thiết về những người có thể “đưa vào tầm ngắm” cho những lần tuyển dụng tiếp theo.
- 3,5% các chủ thể tuyển dụng không đề cập rõ vị trí cần tuyển. Có thể do chủ thể tuyển dụng muốn bí mật vị trí cần tuyển; chủ thể đăng tuyển là các nhà tuyển dụng trung gian đang tìm kiếm các ứng viên để chủ động giới thiệu, tiếp thị cho các tổ chức; hoặc cần tuyển dụng vài vị trí khác nhau nhưng yêu cầu ứng viên của các vị trí đó lại có những nét tương đồng.
- Các chủ thể tuyển dụng khá quan tâm tới việc tường minh các thông tin về nơi làm việc của ứng viên để các ứng viên có những cân nhắc nhất định trước khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên họ lại không quan tâm lắm tới việc làm rõ thời gian làm việc của tổ chức mình: 48,6% các chủ thể tuyển dụng không đề cập chính xác địa điểm làm việc nếu trúng tuyển; 91,5% các chủ thể tuyển dụng không đề cập chính xác thời gian làm việc nếu trúng tuyển. Có thể là do muốn tiết kiệm chi phí đăng tuyển. Nhưng cũng có thể là do thời gian của họ không cố định và không dễ để trình bày trong những tiếp cận ban đầu; hoặc do họ muốn bí mật về cách thức sử dụng nhân lực của mình đối với các tổ chức khác.
- 94,4% các chủ thể tuyển dụng không đề cập mô tả công việc của vị trí cần tuyển. Đây thật sự là một sự khuyết thiếu đáng tiếc. Tất nhiên, như đã trình bày trong phần lý thuyết, bản mô tả công việc là một cơ sở quan trọng để cụ thể hoá các yêu cầu tuyển dụng đối với ứng viên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi mà tên (chức danh) mà các tổ chức khác nhau dùng để chỉ những công việc tương tự nhau ở các tổ chức khác nhau là không giống nhau; mà kể cả có giống nhau thì yêu cầu nhiệm vụ của vị trí đó tại các tổ chức khác nhau là khác nhau (tức là chỉ qua chức danh tuyển dụng không thể tự tưởng tượng về công việc phải làm), nếu có được những thông tin dù chỉ là căn bản nhất về những nhiệm vụ mà vị trí đó cần phải hoàn thành thì người đang quan tâm tới vị trí đó sẽ có được những cân nhắc cần thiết.
- Công khai đề cập tới lương và hứa hẹn về các quyền lợi khác là một trong những cách mà chủ thể tuyển dụng cho rằng có thể dùng để thu hút người lao động: 51,4 % các chủ thể tuyển dụng đề cập lương; 26,8% các chủ thể tuyển dụng đề cập những quyền lợi khi gia nhập tổ chức.
è Như vậy, có thể nhận thấy:
Các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005 không được trình bày theo một cấu trúc thông tin nhất định. Các nhóm thông tin nằm rải rác ở các thông báo khác nhau, thậm chí có những thông tin là hết sức quan trọng thì lại chỉ tồn tại cá biệt.
Các thông tin về yêu cầu đối với ứng viên được chú trọng hơn các thông tin về chủ thể tuyển dụng, về mô tả công việc và quyền lợi ứng viên.
Nguyên nhân của hiện trạng này là do hiện nay chưa có một hệ thống lý thuyết đầy đủ về hoạt động tuyển dụng và thông báo tuyển dụng trên báo viết. Điều này dẫn đến những hạn chế không thể tránh khỏi của người chịu trách nhiệm soạn thảo các thông báo tuyển dụng và những người phụ trách phần tin này của toà soạn báo. Cũng chính sự khuyết thiếu về lý thuyết đã dẫn tới quan niệm cho rằng thông báo tuyển dụng chỉ là nét phác hoạ có tính chất gợi mở, chỉ cần đăng những gì họ thấy cần để tiết kiệm chi phí đăng tuyển. Những thông tin chi tiết hơn sẽ được đưa ra ở những giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, các nhà đăng tuyển còn cho rằng việc chủ động tìm kiếm thông tin về tổ chức mà ứng viên dự định gia nhập là tiêu chí cần thiết cho vị trí mà họ cần tuyển.
Nhưng đôi khi chính nhà tuyển dụng lại không chắc chắn về những tiêu chí cần có cho vị trí cần tuyển của mình. Kết quả là vừa đăng tuyển, vừa chờ hồ sơ ứng viên và vừa xây dựng tiêu chí. Cùng với sự tham gia đăng tuyển của các trung tâm tuyển dụng chuyên nghiệp, điều này đã tạo ra lượng ứng viên "ảo" lớn hơn nhiều so với thực tế yêu cầu của vị trí mà thị trường cần tuyển.
Với mục đích nâng cao hiệu quả đăng tuyển, trên cơ sở thống kê các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005, báo cáo kết luận về các thông tin cụ thể theo 3 nhóm thông tin cơ bản đề nghị được sử dụng khi đăng tải, gồm:
thông tin
giải nghĩa
Nhóm thông tin về chủ thể tuyển dụng
Tên chủ thể
Trình bày tên chủ thể trong thông báo
Lôgô
In Lôgô của chủ thể tuyển dụng trong thông báo
Giới thiệu về chủ thể tuyển dụng
Giới thiệu vài nét về chủ thể tuyển dụng
Hình ảnh kèm theo
Minh hoạ bằng hình ảnh trong thông báo
Nhóm thông tin yêu cầu đối với ứng viên
Yêu cầu giới ứng viên
Giới tính cần cho vị trí tương ứng
Yêu cầu tuổi ứng viên
Tuổi cần tuyển cho vị trí tương ứng
Chuyên ngành ứng viên
Chuyên ngành cần tuyển cho vị trí tương ứng
Bằng cấp ứng viên
Trình độ của ứng viên
Loại bằng
Yêu cầu xếp loại tốt nghiệp
Ngoại ngữ
Yêu cầu trình độ ngoại ngữ
Tin học
Yêu cầu trình độ tin học
Kinh nghiệm
Yêu cầu kinh ngiệm
Kỹ năng
Yêu cầu kỹ năng
Phẩm chất
Yêu cầu phẩm chất
Ngoại hình
Yêu cầu ngoại hình
Sức khỏe
Yêu cầu sức khỏe
Hộ khẩu
Yêu cầu hộ khẩu
Phương tiện
Yêu cầu phương tiện
Hồ sơ
Yêu cầu và chỉ dẫn hồ sơ
Nhóm thông tin về vị trí tuyển dụng và các chế độ nếu trúng tuyển
Số lượng tuyển
Số lượng cần tuyển cho 1 vị trí đăng thông báo
Vị trí tuyển dụng
Tên, chức danh mà chủ thể tuyển dụng dùng
Địa điểm
Địa điểm ứng viên sẽ làm việc khi được nhận
Thời gian
Thời gian trong ngày ứng viên sẽ làm việc khi được nhận
Mô tả
Mô tả công việc của vị trí mà ứng viên phải đảm nhiệm nếu trúng tuyển
Lương
Đề cập lương có thể được hưởng
Quyền lợi khác
Hứa hẹn về các quyền lợi khác khi trúng tuyển
Nhóm các thông tin về chủ thể tuyển dụng (Loại hình tổ chức, Lôgô, Giới thiệu, Hính ảnh)
Nhóm các thông tin về yêu cầu đối với ứng viên (Giới, Tuổi, Bằng cấp, Ngành, Kinh nghiệm, Sức khoẻ, Ngoại hình, Phẩm chất, Năng lực)
Nhóm các thông tin về vị trí tuyển dụng và hậu tuyển dụng (Vị trí tuyển, Số lượng, Mô tả công việc, Lương, Các chế độ nếu trúng tuyển )
Điều này hoàn toàn không có nghĩa mọi nhà đăng tuyển phải cho đăng đầy đủ tất cả các mục trên đây. Ví như không đề cập giới thì không có nghĩa là thiếu rõ ràng, mà có thể đơn giản bởi vị trí đó tuyển cả nam và nữ. Thêm một dòng không những thừa, mà còn lại tốn thêm phí đăng tuyển do diện tích thông báo tăng lên. Không có lôgô (các cơ quan hành chính nhà nước, các cửa hàng nhỏ, …) thì không thể cứng nhắc bắt phải in đủ mục lôgô. Cũng không thể đòi hỏi hình ảnh nếu đó là những tổ chức đặc thù, những sở, cửa hàng tư nhân nhỏ.
Vấn đề mà báo cáo muốn nhấn mạnh ở đây là tính hợp lý trong việc sử dụng các thông tin đăng tuyển. Hợp lý tức là vừa phù hợp với chủ thể đăng tuyển, vừa thích ứng với đối tượng chủ yếu mà công việc đó hướng tới. Hoàn toàn không có sự cứng nhắc và rập khuôn trong việc đăng thông báo tuyển lao động phổ thông đơn thuần và những lao động đặc thù khác (lao động nghệ thuật, lao động quản lý…). Đây chính là tính mở của vấn đề, là điều kiện để phát huy sáng tạo và tăng cường hiệu quả hoạt động cho tổ chức.
Tất nhiên quyết định lựa chọn đăng những thông tin nào sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tiềm lực và chiến lược phát triển của tổ chức. Nhưng sự tôn trọng đối với người lao động là yếu tố luôn luôn nên được tính tới trong quá trình soạn tin đăng tuyển. Chỉ thêm một vài câu lệnh, rất đơn giản để nhà tuyển dụng đưa ra dòng tin: "Chỉ phỏng vấn những hồ sơ đạt yêu cầu", "Không hoàn trả hồ sơ", … Nhưng với người lao động đi tìm việc, hoàn thiện được đầy đủ hồ sơ cũng là cả một quá trình. Họ đang hành động theo đúng nghĩa "xin" trong từ "xin việc".
Xét từ góc độ của chủ thể tuyển dụng, có rất nhiều những thủ thuật để đăng tuyển được ứng viên như ý. Bản thân việc bớt đi một vài tiêu chí trong thông báo tuyển dụng cũng sẽ làm số lượng các hồ sơ dự tuyển tăng lên đáng kể, tức là có thêm sự lựa chọn. Đây là việc làm thường xuyên đối với các công ty chuyên về tuyển dụng và tư vấn tuyển dụng nhằm có những thay thế khi cần thiết. Nhưng nếu không phải là bộ phận chuyên trách về tuyển dụng và đào tạo nhân lực thì việc làm đó chỉ khiến chủ thể tốn thời gian vô ích.
Từ phân tích cho thấy, nếu đăng tuyển trực tiếp, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể làm đẹp hơn hình ảnh của một tổ chức luôn chú trọng tới quyền lợi của nhân viên bằng việc đăng tin một cách tôn trọng. Thông báo tuyển dụng là hình ảnh đầu tiên của tổ chức đối với người lao động. Qua thông báo tuyển dụng, người lao động có thể hình dung phần nào cơ cấu cũng như văn hoá của tổ chức. Con người đã và vẫn sẽ là động lực chủ yếu của sự phát triển. Nhưng trong xu thế vận động của xã hội hiện nay, trình độ nhận thức và những đòi hỏi về tâm lý của con người sẽ ngày càng phức tạp hơn. Cơ chế "xin - cho" sẽ không còn cơ hội tồn tại lâu dài. Khi ấy, sự tôn trọng ngay từ những giao tiếp đầu tiên giữa tổ chức với người đang lựa chọn tổ chức gia nhập, sẽ là một phương án hữu hiệu để thu hút nhân lực, tạo tiền lệ tốt cho những ứng xử trong tổ chức, từ đó góp phần nâng cao văn hoá của tổ chức.
Tóm lại trong tương lai, các thông báo tuyển dụng trên báo viết cần được trình bày theo một cấu trúc thông tin nhất định theo hướng:
- Có lợi cho hình ảnh của nhà tuyển dụng
- Thuận lợi cho sự lựa chọn của người lao động
- Có giá trị định hướng đối với người lao động đang ở dạng tiềm năng.
Dưới đây, báo cáo trích dẫn một thông báo tuyển dụng thể hiện tương đối rõ những định hướng đã phân tích. Đây là thông báo mang mã số 7 (TB 7) trong thống kê này, và mang mã số 2 (TB 2) trong thống kê các thông báo tuyển dụng nhân lực quản lý được trình bày ở tiết 2.2. Thông báo này được đăng trên trang VIII báo Thanh niên số 337 (3633) ra Thứ bảy 3.12.2005.
Kết luận
Như vậy, trên cơ sở nhận thức, phân tích thực tế và khảo sát các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên số ra tháng 12 năm 2005, báo cáo đã xây dựng được cấu trúc thông tin cho các thông báo tuyển dụng trên báo viết. Tuy nhiên, đây không phải là cấu trúc cứng nhắc, bất biến, được khuyên sử dụng nguyên mẫu với mọi thông báo. Tuỳ vào yêu cầu công việc và linh hoạt theo đối tượng mà thông báo hướng tới, chủ thể đăng tuyển sẽ chọn đăng những thông tin khác nhau cho thông báo tuyển dụng của mình. Việc xem xét chức năng của các thông tin trước khi đăng sẽ giúp các chủ thể thu được hiệu quả cao nhất trong đăng tuyển.
Báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ chứng minh giả thuyết đã đưa ra trong phần mở đầu, đó là khẳng định cấu trúc thông tin của các thông báo tuyển dụng trên báo viết gồm 03 nhóm thông tin: thông tin về chủ thể tuyển dụng, thông tin về yêu cầu đối với ứng viên, thông tin về vị trí tuyển dụng và các chế độ nếu trúng tuyển. Việc sắp xếp 26 thông tin chi tiết vào 03 nhóm kể trên (qua khảo sát các thông báo tuyển dụng trên báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005) là căn cứ quan trọng cho việc phân tích chức năng và hiệu quả thông tin khi đăng tuyển.
Hy vọng những kết luận thu được từ nghiên cứu này sẽ có giá trị nhận thức đối với các chủ thể có quan tâm và giá trị thực tiễn đối với bất kỳ ai cần những số liệu khảo sát phục vụ cho nhận thức và nghiên cứu.
Tuy nhiên, do việc lựa chọn khách thể nghiên cứu quy định, báo cáo chưa thể đưa ra những kết luận ở quy mô lớn hơn, cũng chưa khái quát được những yêu cầu của thị trường lao động hiện nay đối với nhân lực quản lý. Để có thể đưa ra nhiều hơn những kết luận có ý nghĩa thiết thân với các đối tượng liên quan, hy vọng có dịp trở lại với vấn đề này với một lượng mẫu lớn hơn, mang tính đại diện hơn, có khảo sát và phỏng vấn sâu chủ thể tuyển dụng, người trực tiếp thể hiện các thông tin đăng tuyển cũng như người được tuyển để làm rõ hơn những kết quả mang tính sơ khởi này.
Phụ lụcPhụ lục 1
17,3% thanh niờn Việt Nam từng sử dụng Internet
23:42' 26/08/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Đó là thông tin vừa được công bố từ kết quả Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Theo đó, tính đến tháng 1/2004, tỷ lệ thanh niên đô thị sử dụng Internet đạt 50,2%, ở nông thôn chỉ có 12,8% thanh niên sử dụng. Trung bỡnh, 17,3% thanh niờn Việt Nam từng sử dụng Internet.
Biểu đồ về tỡnh hỡnh sử dụng cỏc phương tiện thông tin đại chúng trong thanh niên VN
Báo cáo điều tra cho biết: Thanh thiếu niên (trong độ tuổi từ 14 - 25 tuổi) được hỏi về tần suất xem tivi, nghe đài và đọc báo. Kết quả cho thấy tivi vẫn là nguồn thông tin quan trọng nhất. Ở khu vực thành thị, việc sử dụng tivi, sách báo và Internet nhiều hơn hẳn so với nông thôn. Tuy nhiên nghe đài thỡ theo chiều ngược lại. Điều này có thể giải thích do điều kiện kinh tế, Internet là tốn kém nhất, sách báo, tạp chí phải mua từng số và tivi thỡ khụng phải nhà nào cũng cú.
Thanh thiếu niên phần lớn đều biết Internet là một nguồn thông tin và giải trí. 90,3% thanh thiếu niên ở thành thị và 65,6% ở nông thôn đó nghe núi về Internet, tuy nhiờn tỷ lệ đó sử dụng cũn thấp. Chỉ cú 17,3% trờn tổng số đó từng dựng Internet, trong đó thanh niên nông thôn sử dụng ít hơn thanh thiếu niên thành thị tới 4 lần (12,8% và 50,2%).
Kết quả điều tra cũng cho biết: Thanh thiếu niên sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn để tỡm kiếm thụng tin. Phần đông (68,7%) có sử dụng Internet để tán gẫu và 61,4% sử dụng máy tính/ Internet để chơi games.
Tỡnh hỡnh sử dụng Internet trong thành thiếu niờn được đưa ra phần thông tin về việc tiếp cận thông tin đại chúng.
Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) có sự tham gia của 7.484 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 đến 25 (đó lập gia đỡnh và chưa lập gia đỡnh) từ cỏc vựng thành thị, nụng thụn kể cả vựng dõn tộc thiểu số thuộc 42 tỉnh, thành. Quỏ trỡnh thu thập thụng tin tại cỏc địa bàn diễn ra từ tháng 10/2003 đến tháng 01/2004. Tuy nhiên, theo nhận định khách quanh, từ đầu năm 2004 đến nay (khoảng 18 tháng), đó cú sự thay đổi khá lớn về số thanh niên sử dụng Internet, cũng như mức độ phổ cập của Internet về các vùng nông thôn.
Cuộc điều tra quy mô lớn, toàn diện về thanh thiếu niên này do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp thực hiện.
13,34% người VN sử dụng Internet:Hiệu quả chưa cao là lóng phớ
20/3/2006 9h:12
Với sự bùng nổ Internet thời gian qua, con số 13,34% dân số VN online thường xuyên đó núi lờn mức độ tiếp cận nguồn tri thức và khả năng thông tin vô tận từ Internet ở nước ta.
Nhưng bên cạnh chỉ số đáng phấn khởi trên không phải không cũn tõm lý cản trở sự phỏt triển Internet ở VN cũng như những chỉ số cần thực tâm đối diện, suy ngẫm. TTCN trao đổi với TS Đỗ Xuân Thọ, chủ tịch Hội Tin học VN, về tốc độ phát triển Internet và khả năng quản lý của nhà nước cho phù hợp với sự phát triển đó. TS Thọ nói:
TS Đỗ Xuân Thọ
Chủ tịch Hội Tin học VN
- Dù làm trong lĩnh vực ứng dụng máy tính ngay từ những năm 1970 nhưng tôi cũng không ngờ tốc độ phát triển Internet ở VN lại nhanh đến thế. Chỉ cách đây mấy năm, Bộ Bưu chính viễn thông đưa ra mục tiêu thấp hơn con số 13,34% nhiều mà mọi người vẫn nghĩ là khó.
Bởi vỡ muốn đạt con số đó phải có nền kinh tế thế nào và số máy tính phải lên tới cả chục triệu. Nên khi nghe công bố khoảng gần 12 triệu người Việt đang dùng Internet, ban đầu tôi chưa thật sự tin. Nhưng cũng phải nói vừa qua Internet ở VN đó phỏt triển rất ấn tượng.
Chỉ số chủ yếu và thứ yếu
* 13,34% đúng là con số đáng để tuyên truyền. Nhưng theo ông, sự phát triển Internet thời gian qua ở VN chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước hay do người dân tự vận động?
- Ở đây có nhiều yếu tố. Trước hết là chính sách cởi mở. Khi mới cho Internet vào VN tôi thấy có phương châm “quản đến đâu, mở đến đó”, nhưng bây giờ thỡ phương châm đó đảo ngược: “quản lý phải theo kịp thực tiễn”. Nhờ đó, Internet mới phát triển nhanh vậy.
Cỏc bộ, ngành cũng cú vai trũ khi lập dự ỏn đưa Internet xuống tận trường học. Đối với xó hội thỡ đúng là sự tự thân vận động của người dân vẫn mạnh mẽ nhất và quyết định tất cả. Kinh tế đi lên, người ta có tiền thuê bao, mua máy. Việc hội nhập và cơ hội làm ăn tạo điều kiện cho việc ứng dụng Internet được mở rộng.
* Nhưng cũn một vài chỉ số quan trọng hơn lại không được nhắc tới, như chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử của VN?
- Thật ra số người sử dụng Internet chỉ là một trong những con số để người ta định ra chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness Index). Bản thân tôi cũng không ngạc nhiên về vị trí của VN ở chỉ số thứ hai này. Theo công bố của các tổ chức quốc tế vẫn xếp hạng các quốc gia theo nhiều tiêu chí liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông công bố tháng 4-2005, chỉ số E-Readiness Index của VN đứng thứ 61/65 quốc gia.
Một chỉ số quan trọng khác là mức độ xây dựng xó hội thông tin của chúng ta cuối năm 2004 cũng đứng thứ 52/53 quốc gia. Nhỡn nhận cho đúng thỡ đến nay, ngoài một số lĩnh vực phát triển rất nhanh như truyền thông, cũn một trong những lĩnh vực ta chưa theo kịp là ứng dụng CNTT.
Các nước khác họ ứng dụng nhanh vỡ cú nền sản xuất phỏt triển. VN từ nền sản xuất nhỏ đi lên, đặc tính làm ăn nhỏ hằn sâu vào cả suy nghĩ lẫn lề lối làm việc. Mà ứng dụng CNTT gắn liền với cải cách hành chính, nó là cuộc cách mạng về lề lối làm việc. Nên việc xây dựng xó hội điện tử không đơn thuần là tăng số người sử dụng Internet mà vấn đề cơ bản là đấu tranh với suy nghĩ cũ, cách làm cũ.
* Một thống kờ cho thấy việc phỏt triển Internet ở VN phần khụng nhỏ là phục vụ... giải trớ. 13,34% thật sự chỉ là một con số phụ bởi sử dụng Internet quan trọng nhất là hiệu quả?
- Đúng như vậy. Cũng như anh dùng điện thoại di động, nếu chủ yếu chỉ để tán gẫu với bạn bè thỡ khụng cú tỏc dụng dự trong tỳi anh cú 3-4 cỏi điện thoại đời mới nhất. Nên một mặt ta tăng số người sử dụng, nhưng nếu không quan tâm đến vấn đề hiệu quả thỡ sử dụng nhiều Internet là lóng phớ chứ khụng tớch cực.
* Để tăng hiệu quả sử dụng Internet dứt khoát phải nói đến vai trũ của Chớnh phủ. Nhưng thật không đáng phấn khởi khi chỉ số chính phủ điện tử của VN năm 2004 tụt 15 bậc (xuống thứ 112) - trựng hợp với nghị quyết 112 về tin học húa quản lý hành chớnh nhà nước?
- Chính phủ điện tử là để thuận tiện hóa quan hệ giữa cơ quan nhà nước - công dân, doanh nghiệp; giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Nhưng chúng ta đừng mong rằng khi mối quan hệ giữa các chủ thể trên ở phương diện thủ công chưa tốt thỡ điện tử hóa nó sẽ tốt hơn.
Gặp trực tiếp cũn khú nữa là gửi qua mạng. Muốn đưa CNTT vào phải giải quyết tốt các mối quan hệ xó hội trước. Từ những cơ chế rừ ràng mới thỏo gỡ được những khúc mắc, tiêu cực. Thời gian qua việc xây dựng chính phủ điện tử ở VN chậm bởi cải cách hành chính chậm.
* Bờn cạnh lý do như ông nói, một lý do khiến xếp hạng chính phủ điện tử của VN thấp, người ta giải thích rừ rằng: “Nhiều dự ỏn CNTT ở VN đó triển khai nhưng khi kiểm tra thỡ khụng thấy đâu”.
- Vẫn là hiệu quả đầu tư. Tôi cũng là người triển khai nhiều dự án CNTT. Để một dự án có hiệu quả đũi hỏi phải giải quyết được ba việc. Thứ nhất là có văn bản qui phạm định hướng. Thứ hai mới đến phần cứng rồi mua phần mềm. Nhưng nhiều dự án của chúng ta làm ngược, quá chú trọng vào việc mua máy, mua phần mềm đắt tiền.
Sau đó, do chưa có qui phạm định hướng nên khả năng ứng dụng bị hạn chế, người không có hoặc không làm được việc. Nên triển khai thỡ rầm rộ, sau lụi dần, thiết bị phải trùm mền hoặc bị đem đi làm việc khác. Bây giờ ngoài công nghiệp phần cứng, phần mềm, thế giới người ta đó núi đến khái niệm “công nghiệp nội dung”. Đảm bảo nội dung rồi mới triển khai sẽ tránh được lóng phớ. Chứ cỏi mỏy cú tốt mấy, web đẹp mấy mà không có nội dung thỡ cũng vụ nghĩa.
Quản lý phải theo kịp thực tiễn
* Khi khả năng ứng dụng của các cơ quan nhà nước yếu kém thỡ sự nhanh nhạy của người dân là một điểm sáng. Phương châm hiện nay là quản lý phải theo kịp thực tế. Nhưng nhỡn lại, ụng cũn thấy văn bản nào vẫn cố cản trở sự phát triển Internet ở VN không?
- Khi Internet mới vào VN đó cú nhiều luồng ý kiến khỏc nhau. Và khi thấy cú vấn đề tiêu cực, người ta hay nghĩ ngay ra các biện pháp về hành chính, kỹ thuật. Nhà nước đó ban hành một số văn bản thông thoáng. Bộ Văn hóa thông tin đang xây dựng văn bản pháp qui về quản lý Internet nên chưa biết nó sẽ thế nào. Nhưng theo tôi, về cơ bản, chính sách đó thụng thoỏng. Nhưng phải cân nhắc ban hành văn bản là một chuyện, làm sao để thực hiện đầy đủ văn bản ấy lại là một chuyện.
* Văn bản là một chuyện, thực hiện đúng là một chuyện khác. Khi trên nói phải tăng người sử dụng Internet thỡ mới đây ở TP.HCM lại có qui hoạch cấm mở thêm đại lý Internet cụng cộng vỡ đó cú 2.500 đại lý rồi. Chưa nói văn bản trên chống lại chủ trương mà nó cũn vi hiến?
- Theo tụi, cỏc nhà quản lý mang tõm lý chung là thấy cỏi gỡ khú thỡ hay nghĩ đến việc cấm cho nhàn. Chưa nói đến căn cứ vào đâu để nói 2.500 đại lý đủ cho hơn 5 triệu dân, mà phải nhận thức muốn giải quyết vấn đề cần có giải pháp đồng bộ.
Với môi trường xó hội ngày càng cởi mở như hiện nay thỡ giải phỏp cấm phải được hạn chế. Bởi cấm là biện pháp hành chính cuối cùng, nó mang tính đơn phương và bản thân nó không giải quyết được triệt để mọi vấn đề, chưa nói đến nó lại trái với các văn bản qui phạm pháp luật cao hơn.
* Biện pháp cấm trong bối cảnh hiện nay vừa cản trở sự phát triển vừa thể hiện sự bất lực, yếu kém của các cơ quan quản lý?
- Như chuyện đăng ký xe mỏy chẳng hạn, khi mỡnh nghĩ đơn giản cấm là hạn chế được ách tắc, tai nạn nhưng thực tế anh cấm kiểu này, người ta làm kiểu khác. Một số cơ quan không nghĩ ra được chiến lược tổng thể nên dùng biện pháp cấm. Đề xuất ra biện pháp cực đoan chứng tỏ năng lực của anh chưa theo kịp sự phát triển của xó hội. Và cuối cựng những việc cấm đoán đó chỉ để lại dấu ấn trong sự chê trách của người dân. Vấn đề Internet cũng thế thôi.
* Nghĩa là điều quan trọng nhất đối với các cơ quan nhà nước bây giờ là làm sao cho năng lực của mỡnh khỏ lờn chứ khụng phải suốt ngày soi, họp, thở dài rồi cấm?
- Trong chiến lược phát triển CNTT đến 2010 mà Chính phủ mới phê duyệt, các chỉ tiêu như số người sử dụng Internet hay các chỉ số khác đều gần như tăng gấp đôi hiện nay. Như vậy rừ ràng là khụng thể hạn chế. Quản lý như vậy sẽ khó khăn nhưng logic đúng là anh phải cố lên.
* Chỳng ta nhỡn khớa cạnh khỏc của vấn đề. Thời gian qua sự bùng nổ Internet đó đem lại lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp nhưng nó lại bỏ qua lợi ích của các nhà quản lý. Phải cấm để cũn cú “cửa” khi người dân “chạy”; 20-30 triệu đồng/giấy phép/ đại lý chẳng hạn?
- Thủ tướng Phan Văn Khải đó núi trong buổi gặp gỡ với doanh nghiệp gần đây rằng nhiều cơ quan nhà nước vẫn nghĩ phải làm sao quản lý cho chặt trong khi đúng ra phải tạo điều kiện, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Chính những quan điểm không rừ ràng, khụng phự hợp tạo ra kẽ hở để gây tiêu cực. Nghĩa là phải thay đổi cách nghĩ, cách làm chứ cấm rồi để tiêu cực thỡ tự nú sẽ hạn chế hiệu quả và vụ hiệu húa dần chớnh sỏch.
* Khi Chính phủ đó cú chủ trương khuyến khích mà địa phương cứ cấm nghĩa là chống lệnh? Phải chăng sự trả giá của các cơ quan quản lý trước những hành vi sai luật ở ta cũn quỏ ớt, cần phải cú chế tài mạnh hơn?
- Trong quỏ trỡnh đi lên bao giờ cũng diễn ra sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Có lúc cái mới cũng bị hạn chế do người ta chưa hiểu nhưng rồi bao giờ cái tiến bộ cũng thắng. Vừa qua, Bộ Tư pháp đó bói bỏ nhiều văn bản trái luật. Đấy là nét mới đáng mừng của xó hội chỳng ta.
Muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thỡ tất cả cỏc cơ quan, tổ chức cũng phải tuân theo pháp luật. Mà chúng ta cũng đó cú qui định, việc làm sai của các cơ quan gây thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp thỡ phải bồi thường. Ta đang trong quá trỡnh thực hiện cỏi đó. Cũn khi đó triệt để rồi, mọi người đều quen rồi, đều kiên quyết bảo vệ cái đúng rồi thỡ tụi chắc sẽ khụng ai dỏm làm sai nữa.
CẦM VĂN KèNH www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=1&news_id=20266 - 55k
THỐNG Kấ INTERNET
Tính đến tháng 1/2006 số người sử dụng internet tại Việt Nam đó tăng đến mức kỷ lục 10710980 người nâng tỷ lệ dân số sử dụng lên 12.90 % dõn số.
Đó cú 13295 tờn miền Việt Nam được đăng ký. Tổng băng thông kờnh kết nối quốc tế của Việt Nam là 3615 Mbps và đó cung cấp 755200 địa chỉ IP.
(Theo nguồn thống kờ từ VNNIC)
Phụ lục 2
Biểu đồ về dân số và số người sử dụng Internet
của một số quốc gia trong khu vực
Bộ bưu chính, Viễn thông
Trung tõm Internet VN (VNNIC)
Phụ lục 3
Kết quả thống kê các thông báo tuyển dụng trên Báo Thanh niên số ra tháng 12 năm 2005
Ten Chu the tuyen dung
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
18
12.7
12.7
12.7
Co de cap
124
87.3
87.3
100.0
Total
142
100.0
100.0
Logo
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
80
56.3
56.3
56.3
Co de cap
62
43.7
43.7
100.0
Total
142
100.0
100.0
Gioi thieu ve chu the tuyen dung
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
82
57.7
57.7
57.7
Co de cap
60
42.3
42.3
100.0
Total
142
100.0
100.0
Hinh anh kem theo
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
123
86.6
86.6
86.6
Co de cap
19
13.4
13.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Gioi ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
79
55.6
55.6
55.6
Co de cap
63
44.4
44.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Tuoi ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
109
76.8
76.8
76.8
Co de cap
33
23.2
23.2
100.0
Total
142
100.0
100.0
Chuyen nganh ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
36
25.4
27.9
27.9
Co de cap
93
65.5
72.1
100.0
Total
129
90.8
100.0
Missing
System
13
9.2
Total
142
100.0
Bang cap ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
36
25.4
25.4
25.4
Co de cap
106
74.6
74.6
100.0
Total
142
100.0
100.0
Xep loai Tot nghiep
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
138
97.2
97.2
97.2
Co de cap
4
2.8
2.8
100.0
Total
142
100.0
100.0
Ngoai ngu ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
78
54.9
54.9
54.9
Co de cap
64
45.1
45.1
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Trinh do tin hoc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
98
69.0
69.0
69.0
Co de cap
44
31.0
31.0
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Kinh nghiem
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
63
44.4
44.4
44.4
Co de cap
79
55.6
55.6
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Ky nang
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
109
76.8
76.8
76.8
Co de cap
33
23.2
23.2
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Pham chat
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
96
67.6
67.6
67.6
Co de cap
46
32.4
32.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Ngoai hinh
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
134
94.4
94.4
94.4
Co de cap
8
5.6
5.6
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Suc khoe
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
131
92.3
92.3
92.3
Co de cap
11
7.7
7.7
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Ho khau
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
134
94.4
94.4
94.4
Co de cap
8
5.6
5.6
100.0
Total
142
100.0
100.0
Yeu cau Phuong tien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
140
98.6
98.6
98.6
Co de cap
2
1.4
1.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
So luong tuyen
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
79
55.6
55.6
55.6
Co de cap
63
44.4
44.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
Vi tri tuyen dung
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
5
3.5
3.5
3.5
Co de cap
124
87.3
87.3
90.8
Quan ly
13
9.2
9.2
100.0
Total
142
100.0
100.0
Dia diem lam viec
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
69
48.6
48.6
48.6
Co de cap
73
51.4
51.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
Thoi gian lam viec
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
130
91.5
91.5
91.5
Co de cap
12
8.5
8.5
100.0
Total
142
100.0
100.0
Mo ta cong viec
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
134
94.4
94.4
94.4
Co de cap
8
5.6
5.6
100.0
Total
142
100.0
100.0
De cap luong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
69
48.6
48.6
48.6
Co de cap
73
51.4
51.4
100.0
Total
142
100.0
100.0
Chi dan Ho so
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
99
69.7
69.7
69.7
Co de cap
43
30.3
30.3
100.0
Total
142
100.0
100.0
Nhung quyen loi khac
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
104
73.2
73.2
73.2
Co de cap
38
26.8
26.8
100.0
Total
142
100.0
100.0
Phụ lục 4
Thông tin trên các thông báo tuyển dụng nhân lực quản lý
Báo Thanh niên số ra tháng 12 năm 2005
Loai hinh to chuc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
1
7.7
7.7
7.7
100% von nuoc ngoai
1
7.7
7.7
15.4
Ngoai quoc doanh
3
23.1
23.1
38.5
Lien doanh
4
30.8
30.8
69.2
Khong ro
4
30.8
30.8
100.0
Total
13
100.0
100.0
Yeu cau Gioi ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
10
76.9
76.9
76.9
Nam
3
23.1
23.1
100.0
Total
13
100.0
100.0
Yeu cau Tuoi ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
10
76.9
76.9
76.9
Co de cap
3
23.1
23.1
100.0
Total
13
100.0
100.0
Chuyen nganh ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
3
23.1
23.1
23.1
Ngoai KHXH & NV
7
53.8
53.8
76.9
KHXH & NV
2
15.4
15.4
92.3
Khong ro
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Bang cap ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
4
30.8
30.8
30.8
Dai hoc
5
38.5
38.5
69.2
Dai hoc chinh quy
1
7.7
7.7
76.9
Sau dai hoc
3
23.1
23.1
100.0
Total
13
100.0
100.0
Xep loai Tot nghiep
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
13
100.0
100.0
100.0
Ngoai ngu ung vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
3
23.1
23.1
23.1
Co de cap nhung khong ro
2
15.4
15.4
38.5
Luu loat, thanh thao
8
61.5
61.5
100.0
Total
13
100.0
100.0
Yeu cau Trinh do tin hoc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
6
46.2
46.2
46.2
Tin hoc Van phong
4
30.8
30.8
76.9
Yeu cau khac
3
23.1
23.1
100.0
Total
13
100.0
100.0
Kinh nghiem ve linh vuc Quan ly
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
9
69.2
69.2
69.2
Co de cap
4
30.8
30.8
100.0
Total
13
100.0
100.0
Kinh nghiem ve cac linh vuc khac
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
2
15.4
15.4
15.4
Co de cap
11
84.6
84.6
100.0
Total
13
100.0
100.0
Ky nang lam viec doc lap
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Loai ky nang trinh bay, giao tiep, thuyet phuc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
11
84.6
84.6
84.6
Co de cap
2
15.4
15.4
100.0
Total
13
100.0
100.0
Ky nang xay dung va to chuc thu hien ke hoach
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Nang luc lanh dao, kha nang quan ly
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
11
84.6
84.6
84.6
Co de cap
2
15.4
15.4
100.0
Total
13
100.0
100.0
Tam nhin chien luoc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Dao duc nghe nghiep
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
10
76.9
76.9
76.9
Co de cap
3
23.1
23.1
100.0
Total
13
100.0
100.0
Tinh than trach nhiem
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
10
76.9
76.9
76.9
Co de cap
3
23.1
23.1
100.0
Total
13
100.0
100.0
Chiu duoc ap luc cong viec cao
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
9
69.2
69.2
69.2
Co de cap
4
30.8
30.8
100.0
Total
13
100.0
100.0
Nhanh nhen
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Nang dong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
11
84.6
84.6
84.6
Co de cap
2
15.4
15.4
100.0
Total
13
100.0
100.0
Chung chac
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Chu dao
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Nhiet tinh
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Yeu cau Ngoai hinh
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
13
100.0
100.0
100.0
Yeu cau Suc khoe
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
13
100.0
100.0
100.0
Vi tri tuyen dung
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
2
15.4
15.4
15.4
Truong/Pho phong
4
30.8
30.8
46.2
Giam doc/Pho giam doc
3
23.1
23.1
69.2
Chuc danh khac
4
30.8
30.8
100.0
Total
13
100.0
100.0
Mo ta cong viec
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
12
92.3
92.3
92.3
Co de cap
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
De cap luong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
4
30.8
30.8
30.8
Co de cap nhung khong ro
5
38.5
38.5
69.2
3<Luong<7 trieu VND
3
23.1
23.1
92.3
Tu 7 trieu VND tro len
1
7.7
7.7
100.0
Total
13
100.0
100.0
Dia diem lam viec
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
4
30.8
30.8
30.8
Co de cap nhung khong ro
9
69.2
69.2
100.0
Total
13
100.0
100.0
Chi dan Ho so
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Khong de cap
3
23.1
23.1
23.1
Co de cap
10
76.9
76.9
100.0
Total
13
100.0
100.0
Phụ lục 5
Chú thích các thông báo dùng làm ví dụ trong tiết 2.1 của chương 2
Mã số TB
Trang
Đăng trên số báo
Ra ngày
Chủ thể đăng tuyển
3
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Công ty cổ phần Taxi Sasco
4, 5
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Công ty TNHH tin học Việt Nam
7
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Shell Việt Nam
8, 9
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Công ty TNHH Ritek VN
11
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Công ty TNHH XD & ĐT Đại Bàng
16
X
341 (3637)
Thứ tư 7.12.2005
VP Banhk
21, 22
IX
341 (3637)
Thứ tư 7.12.2005
Công ty xi măng Phúc Sơn
27
XVI
349 (3645)
Thứ năm 15.12.2005
Bệnh viện FV
53
XIV
349 (3645)
Thứ năm 15.12.2005
Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
59
XIV
349 (3645)
Thứ năm 15.12.2005
UNICEF
65
XIII
350 (3646)
Thứ sáu 16.12.2005
Nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn (Công ty TNHH Quốc Vinh)
70, 71, 72, 73
XVIII
350 (3646)
Thứ sáu 16.12.2005
Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật cơ điện lạnh R.E.E
74
XVIII
350 (3646)
Thứ sáu 16.12.2005
Tổng công ty hàng không Việt Nam Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASSCO)
106
XIII
357 (3653)
Thứ sáu 23.12.2005
Nhà hàng ẩm thực – tiệc cưới tại Thành phố Hồ Chí Minh
115
XI
358 (3654)
Thứ bảy 24.12.2005
Tổng lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 6
Chú thích các thông báo dùng làm ví dụ trong tiết 2.2 của chương 2
Mã số TB
Trang
Đăng trên số báo
Ra ngày
Chủ thể đăng tuyển
1
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Không đề cập
2
VIII
337 (3633)
Thứ bảy 3.12.2005
Shell Việt Nam
3, 4, 5
X
341 (3637)
Thứ tư 7.12.2005
VP Banhk
6
IX
341 (3637)
Thứ tư 7.12.2005
Công ty xi măng Phúc Sơn
7
XIV
349 (3645)
Thứ năm 15.12.2005
adPub advertising company
8
XIII
349 (3645)
Thứ năm 15.12.2005
Công ty TNHH SX ánh Bình
9
XIII
350 (3646)
Thứ sáu 16.12.2005
Nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn (Công ty TNHH Quốc Vinh)
10
XIII
350 (3646)
Thứ sáu 16.12.2005
Không đề cập
11
XIII
353 (3649)
Thứ hai 19.12.2005
Công ty Viet Lotus
12
XIII
357 (3653)
Thứ sáu 23.12.2005
Nhà hàng ẩm thực – tiệc cưới tại Thành phố Hồ Chí Minh
Danh mục tài liệu tham khảo
Michael Amstrong: Thực tiễn quản lý nguồn nhân lực (tài liệu tham khảo được Học viện Hành chính Quốc gia, Viện nghiên cứu hành chính - Ban hợp tác quốc tế dịch từ tiếng Anh), Hà Nội, 2001.
Business Edge: Bản chất quản trị nguồn nhân lực - Gây dựng "Đội quân tinh nhuệ", Bộ sách Quản trị nguồn nhân lực, NXB Trẻ, 2005.
Business Edge: Tuyển dụng đúng người - "Dụng nhân" đúng ngay từ khâu tuyển dụng!, Bộ sách Quản trị nguồn nhân lực, NXB Trẻ, 2005.
GS Phạm Tất Dong - TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên): Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Peter F. Drucker: Những thách thức của Quản lý trong thế kỷ XXI (bản dịch của Vũ Tiến Phúc), NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh - Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, 2003.
Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005 (xuất bản lần thứ 12).
Th.S Nguyễn Vân Điềm, PGS TS Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, 2004.
TS Nguyễn Trọng Điều (chủ biên): Quản trị nguồn nhân lực - Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
TS Vũ Quang Hà: Các lý thuyết Xã hội học - Tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Martin Hilb: Quản trị nhân sự tổng thể, Mục tiêu - Chiến lược - Công cụ, NXB Thống kê, 2003.
TS Lê Ngọc Hùng: Lịch sử và Lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Th.S Trần Văn Kham: Xã hội học của Robert K Merton trong tiến trình phát triển chức năng luận, Tiểu luận lịch sử xã hội học (do tác giả cung cấp).
Harold Koontz, Cyril O'Donniell, Heinz Weihrich: Những vấn đề cốt yếu của Quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
TS Hoàng Văn Luân: Đề cương môn Quản lý nhân lực (tài liệu lưu hành nội bộ).
Hoàng Phê (chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học - NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 1997, in lần thứ 5 (đợt 3).
CN Nguyễn Anh Thư: Đề cương bài giảng môn Khoa học Quản lý đại cương, Bài học Thông tin trong Quản lý, Hà Nội, tháng 12 năm 2005 (tài liệu lưu hành nội bộ).
TS Phan Văn Tú: Đại cương về Khoa học Quản lý, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1999.
Các Website:
Đại học Quốc gia hà nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
--------- o0o ---------
Công trình dự thi
Giải thưởng "sinh viên nghiên cứu khoa học"
Năm 2006
Tên công trình:
Cấu trúc thông tin của
Thông báo Tuyển dụng trên báo viết
(Qua khảo sát các thông báo tuyển dụng trên Báo Thanh niên các số ra tháng 12 năm 2005)
Thuộc nhóm ngành: XH2b
Họ và tên sinh viên: Tạ Thị Bích Ngọc
Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: K49B
Năm thứ: 2/ 4
Khoa: Bộ môn Khoa học Quản lý
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đinh Việt Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGHIEN CUU KHOA HOC CUA NGOC KHQL.doc