Đề tài Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty Cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội

+ Nhiệm vụ : Tiếp nhân, phân tích các thông tin khoa học công nghệ mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công ty xây dựng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, sát hạch để xác định trình độ tay nghề cho công nhân, quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty. - Phòng dịch vụ đời sống: Tổ chức các bữa ăn ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. - Phòng bảo vệ quân sự: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản của công ty; thường xuyên làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ việc tiêu cực có hiệu quả, hàng năm tham gia công tác huấn luyện dự bị.

doc61 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty Cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp may. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm may và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng để ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian. Nguyên vật liệu trong xí nghiệp hiện nay bao gồm: vải và các phụ kiện như cúc, chỉ...Hiện nay nguồn cung ứng nguyên vật liệu vải của xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vải ổn định, chất lượng cao trong nước. Nguyên vật liệu cũng chủ yếu phải nhập khẩu vải dệt từ nước ngoài dẫn đến tình trạng bị động trong sản xuất. Một số ít nguyên liệu vải được nhập từ trong nước như công ty dệt 8/3, công ty dệt Vĩnh phú... Hoạt động trên thị trường nguyên vật liệu. Như ta đã biết nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chất lượng nguyên vật liệu tốt hay xấu, đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Như vậy để có chất lượng sản phẩm tốt thì xí nghiệp may phải tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo về chất lượng và mẫu mã, chủng loại. Như vậy đội ngũ quản lý của công ty và xí nghiệp đã cố gắng tìm bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu với chất lượng tốt nhất, nhưng giá thành phải chấp nhận được. Hiện nay nguyên vật liệu (vải, chỉ, sợi, cúc...) của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài, một số ít nhập từ trong nước như từ công ty dệt 8/3, công ty dệt Vĩnh Phú...Các loại nguyên vật liệu chr yếu sử dụng của xí nghiệp như: - Vải lascost các màu - Vải chính mã áo jacket - Vải kaki - Vải rayon - Vải copina - Vải chính in hoa - Vải Shalife bay. - Vải 3418 blue - Vải thun +thun cá sấu - Vải phin hoa - Vải chính kate - Vải TC màu ................ Tất cả các loại nguyên vật liệu đó đều được nhập về và kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt, có như vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào mới đạt hiệu quả cao. 1.2. Công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm. Để sản phẩm làm ra thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng, khâu đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành là khâu nghiên cứu thị trường. Nhất là sản phẩm may phụ thuộc rất lớn vào sở thích nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường sẽ giải đáp cho các doanh nghiệp các câu hỏi như: Khách hàng cần gì? Khách hàng đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp tốt hay xấu? Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với đối thủ hay không? dự kiến sản phẩm bán ra là bao nhiêu, cần dùng hệ thống phân phối như thế nào? Kết quả nghiên cứu thị trường là cơ sở cho khâu thiết kế sản phẩm, Thiết kế sẽ thể hiện được ý tưởng của sản phẩm cùng mức chất lượng của nó. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, sản phẩm đó phải được thiết kế xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, từ chức năng công dụng của sản phẩm. Ngoài ra còn phải dựa vào tiêu chẩn hàng hoá hiện hành cũng như những ưu khuyết điểm của hàng hoá tương tự đang lưu hành. Mọi sai sót của thiết kế đều phải được phát hiện và sửa chữa kịp thời trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm tránh được những hậu quả tai hại về sau. Sản phẩm của thiết kế may thông thường là bản vẽ và sản phẩm mẫu dự định đưa vào sản xuất với đầy đủ các đặc trưng về hình thức, vật liệu và mức chất lượng. Vì vậy chất lượng của khâu thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may. Để đánh giá chất lượng sản phẩm may, xí nghiệp may thuộc công ty CP dệt công nghiệp HN sử dụng một số các chỉ tiêu sau: Tiêu chuẩn về quy cách, quy định các dãy số , kích thước sản phẩm, chi tiết, bộ phận nguyên vật liệu. - Tiêu chuẩn về thông số, kích thước cơ bản của đối tượng như size áo sơ mi, quần âu, size áo jacket, căn cứ vào các đặc trưng vận hành hoặc sử dụng cơ bản của đối tượng , doanh nghiệp quy định các dãy thông số, kích thước cơ bản của sản phẩm, chi tiết, bộ phận, nguyên vật liệu ... trên cơ sở đó lập lên các kiểu, loại, dạng cụ thể cho từng sản phẩm. - Chỉ tiêu về kiểu loại sản phẩm. - Chỉ tiêu về dạng quy định kiểu dáng và kích thước sản phẩm - Tiêu chuẩn về màu sắc Tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật Đó là những tiêu chuẩn quy định những yêu cầu cơ bản về vấn đề sử dụng sản phẩm thoải mái, sang trọng, lịch thiệp...và các yêu cầu đối với nguyên liệu để tạo ra sản phẩm. Tiêu chuẩn về phương pháp thử Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các đặc trưng sử dụng của sản phẩm nhằm đảm bảo sự đánh giá thống nhất và chính xác sản phẩm qua các đặc trưng của nó. Các phương pháp thử cần tiêu chuẩn các chỉ tiêu về chất lượng được quy định trong các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật hay các văn bản pháp chế kỹ thuật. những tiêu chuẩn này gồm có: -Nguyên tắc và nội dung phương pháp thử -Phương tiện và điều kiện thử -Chuẩn bị thử -Tiến hành thử -Phương pháp tính toán - Đánh giá tính toán -Biên bản thử nghiệm Tiêu chuần về bao gói, nhãn mác, vận chuyển và bảo quản. Đây là các chỉ tiêu yêu cầu về bao gói : ví dụ hộp đựng áo sơ mi, túi in tên công ty cho khách hàng, hình thức vận chuyển... Tiêu chuẩn về nguyên tắc và thủ tục Đây là những tiêu chuẩn quy định những nguyên tắc, phương pháp thủ tục, yêu cầu cần thiết về kinh tế , kỹ thuật nhằm đảm bảo cho các quá trình hoạt động được thống nhất. các loại tiêu chuẩn chủ yếu trong nhóm này là tiêu chuẩn về quy phạm, quy tắc , quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm của từng bộ phận III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY CP DỆT CÔNG NGHIỆP HN. Công tác quản lý chất lượng may tại công ty CP dệt công nghiệp HN Từ năm 2000 tới nay. Cùng với những cải thiện về mức sống của người lao động, trên thị trường các loại hàng hoá xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng , phong phú về chất lượng. Mặt hàng may mặc không phải là ngoại tệ, sau nhưng khó khăn vào đầu nhưng năm 90, may mặc đã vươn lên và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước (kim ngạch xuất khầu chủ lực, chỉ sau dầu mỏ). Không chỉ tập trung vào xuất khẩu, trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp may mặc cũng đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước, dành được sự tin tưởng của khách hàng, người tiêu dùng và đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể. Những thành tựu vừa qua là những minh chứng đáng kể và rõ nét nhất về sự cải tiến chất lượng hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty CP dệt công nghiệp nói riêng từ khâu thiết kế, chọn vải đến các khâu cắt, may và hoàn thiện . sản phẩm may của công ty CP dệt công nghiệp HN đã thoả mãn được yêu cầu của thị trường khó tính như : Nhật Bản, EU , Bắc mỹ...Sản phẩm may của công ty là các sản phẩm áo Jacket, quần áo thể thao và chủ yếu may gia công cho nước ngoài như thị trường EU, ngoài ra còn may xuất khẩu, bán trong nước. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp May: Nguyên liệu (vải) Cắt (trải vải, giác mẫu,đính số, cắt) May (may cổ, tay, thân, ghép hoàn) Kiểm tra chất lượng Kiểm, đóng gói, đóng kiện Nhập kho Như vậy nhìn vào quy trình công nghệ sản phẩm may ta thấy rằng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm được coi là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp may luôn được quan tâm hàng đầu cụ thể như sau Hệ thống chất lượng của công ty Các sản phẩm của Công ty được sản xuất dưới sự kiểm soát của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm có một số quy trình quan trọng sau: Xem xét hợp đồng Kiểm soát thiết kế Kiểm soát tài liệu và dữ liệu Mua hàng Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm Kiểm soát quá trình Kiểm tra và thử nghiệm Kiểm soát thiết bị, kiểm tra đo lường và thử nghiệm Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Hành động khắc phục và phòng ngừa Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng Kiểm soát hồ sơ chất lượng Đánh giá nội bộ hệ thống chất lượng Đào tạo Dịch vụ Kỹ thuật thống kê Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh các hướng dẫn công việc cũng như các biểu mẫu thống kê chất lượng. Hệ thống chất lượng của công ty được phổ biến tới từng cán bộ công nhân viên. Các đợt học tập hệ thống chất lượng được tiến hành định kỳ để mọi người đều hiểu rõ về hệ thống chất lượng công ty đang áp dụng. Công ty đã rất quyết tâm áp dụng và đầu tư thích đáng để áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Sổ tay chất lượng và các quy trình hướng dẫn được ghi chép đầy đủ và liên tục được bổ sung kịp thời. Việc ghi chép này không phải chỉ thực hiện cho có mà được các cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện với ý thức cao nhất, với nhận thức rõ ràng rằng nó sẽ góp phần tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết những tồn tại trong hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Hoạt động trong công ty luôn cố gắng tuân thủ các quy trình hướng dẫn đã được xây dựng. Hàng năm công ty đều tổ chức những đợt đánh giá nội bộ nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống khi thực hiện cũng như đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động khắc phục và phòng ngừa được áp dụng. Ngoài những đợt đánh giá định kỳ, công ty còn tiến hành các cuộc đánh giá đột xuất khi có yêu cầu của đại diện lãnh đạo Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trước khi đi vào sản xuất sản phẩm. Như ta đã biết chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau, có cả các nhân tố trực tiếp và cả các nhân tố gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tất cả các yếu tố được chuẩn bị một cách chu đáo, không có sai lỗi thì hoạt động sản xuất sẽ diễn ra suôn sẻ, liên tục và đạt hiệu suất cao. Hoạt động Marketing của công ty. Marketing bao gồm tất cả các ý đồ, hoạt động tính toán từ trước khi sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ, bao gồm cả hoạt động bán hàng. Về chiều dọc nó bao trùm tất cả các quá trình sản xuất, còn về chiều ngang nó không chỉ giới hạn ở lĩnh vực vật chất mà còn phát triển sản cả lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy việc quản lý và đảm bảo hoạt động marketing đạt hiệu quả chính là bước khởi đầu tốt đẹp hình thành nên chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Ban đầu hoạt động marketing của công ty còn gặp nhiều khó khăn do đây là công ty nhà nước , vốn đầu tư do nhà nước cấp và hoạt động của công ty do Nhà nước quy định, Doanh nghiệp vấn giữ thói quen trước kia của thời bao cấp, hoạt động chưa theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi thời bao cấp bị xoá bỏ và kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ với những quy luật vốn có của nó. Công ty đã có những chiến lược phát triển mới và công tác marketing và nghiên cứu thị trường đã được đầu tư thích đáng. Tuy nhiên hoạt động marketing vẫn chưa thể chuyên nghiệp công ty chưa có phòng markeing riêng mà vẫn gộp chung vào hoạt động của phòng sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động xuất khẩu, công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà nội là một trong những công ty đi đầu trong tập đoàn dệt may Việt Nam, vì vậy công ty nhận được sự ưu tiên nhất định khi phân bổ hạn ngạch xuất khẩu sang các thị trường hạn ngạch trong liên minh EU. Nhờ đó công ty đã sớm có sự hợp tác với các công ty may mặc thời trang của nước ngoài và thực hiện gia công xuất khẩu cho họ. Chính vì vậy khâu nghiên cứu thị trường của công ty còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc tìm các đối tác làm ăn để xuất khẩu, còn khâu nghiên cứu thị trường như nhu cầu của người tiêu dùng trong nước còn nhiều hạn chế. Do vậy sản phẩm may của công ty ít được người tiêu dùng trên thị trường trong nước biết đến. Các thông tin trên thị trường như kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu vải, mà sắc, công ty vẫn phải thu thập qua các trung gian là các đối tác của công ty, chủ yếu là dựa vào các hợp đồng gia công để tìm hiểu về xu hướng thời trang trên thị trường. Với hơn 80% sản phẩm được xuất khẩu nhưng công ty hiện chưa xây dựng được một hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài, do vậy hoạt động tìm hiểu thị trường còn nhiều hạn chế, có thể nói là vẫn theo lối mòn cũ. Về hoạt động xúc tiến sản phẩm trên thị trường, Công ty cổ phẩn dệt công nghiệp Hà Nội là một trong những công ty mũi nhọn của tập đoàn đệt may Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước vì vậy công ty đã được thừa hưởng một uy tín, danh tiếng về chất lượng sản phẩm rong nước cũng như trên thế giới. Về hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng công ty không dùng các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tv...mà chủ yếu công ty tiến hành xây dựng các đại lý nhỏ, lẻ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, công ty cũng tham gia tích cực vào các hoạt động hội trợ, triển lãm, tuần lễ thời trang tổ chức trên toàn quốc. Tuy nhiên sản phẩm của công ty chủ yếu là may gia công và xuất khẩu ra nước ngoài, còn thị trường trong nước vẫn chưa được chú trọng, đây là nhược điểm lớn cả công ty, vì ta biết nước ta dân số dồi dào, do vậy thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Để đứng vững được và cạnh tranh được trên thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp khác trong thời gian tới, công ty phải sử dụng tổng hợp các biện pháp marketing như quảng cáo rộng khắp có như vậy sản phẩm của công ty mới tiêu thụ được cả trong nước và ngoài nước. Về chính sách sản phẩm, công ty cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội chủ trương đa dạng hoá sản phẩm (áo Jacket, quần áo thể thao, áo sơ mi...) phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu kiểu dáng mới hợp thời trang. Tính đến nay công ty đã có hơn 180 mã hàng hiện diện trên thị trường. Các mặt hàng như áo Jacket, quần áo thể thao các loại cả người lớn và trẻ em được đẩy mạnh sản xuất vì đa số hàng hoá được xuất khẩu và sản phẩm có chất lượng cao do vậy sản phẩm của công ty có giá tương đối cao hơn so với các công ty may khác. Tuy nhiên sản phảm có chất lượng hàng hoá và mẫu mã hợp thời trang , do vậy vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. Hoạt động chuẩn bị sản xuất. Hoạt động chuẩn bị sản xuất chủ yếu được thực hiện tại phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật, tại phân xuởng may. Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký , đặc biệt là thời hạn giao hàng và thời gian khách hàng giao nguyên vật liệu, tính chất của từng loại hàng và năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất. phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, kiểm soát chặt chẽ tiến độ và sự đồng bộ, đầy đủ của nguyên vật liệu được cung cấp, tính toán cân đối nguyên vật liệu, năng lượng đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Hoạt động của phòng kế hoạch có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất của công ty, do vậy luôn được giám sát và liên tục rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả tốt hơn. Phòng kỹ thuật đảm bảo xây dựng các tài liệu kỹ thuật, chế tạo mẫu thử và giác sơ đồ cắt để từ đó đưa xuống các dây chuyền sản xuất. Hiện nay tại công ty phòng kỹ thuật đã được trang bị hệ thống giác sơ đồ và cắt tự động CAD/CAM do vậy chất lượng công việc đã được cải tiến rất nhiều. Sau khi phòng kỹ thuật xây dựng được mẫu thiết kế, thì tại phân xưởng sẽ tiến hành may thử một số sản phẩm sau đó đưa lên phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phòng kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ sản phẩm từ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ nếu đạt yêu cầu thì các phân xưởng sẽ tiến hành may hàng loạt. Một trong những yếu tố chuẩn bị cho quá trình sản xuất nằm trong công tác quản lý chất lượng của xí nghiệp là trình độ tay nghề của công nhân. Hàng quý xí nghiệp có tổ chức kiểm tra tay nghề của công nhân, nếu ai không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất sẽ bị loại khỏi dây chuyền sản xuất. Như vậy những người công nhân mới thật sự cố gắng nâng cao tay nghề và trình độ của mình để có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất của xí nghiệp để hoàn thành một sản phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ khâu ban đầu kiểm tra chất lượng màu sắc và chất liệu vải, nguyên phụ liệu, vật tư, cắt, may, là gấp, thêu, in, giặt, đóng gói...Quá trình sản xuất đó được diễn ra một cách liên tục, khâu nọ nối vào khâu kia, không có sự gián đoạn tạo nên sự chuyên môn hoá và hiện đại hoá cho từng công nhân.Tại xí nghiệp quá trình chuyên môn hoá đó được diễn ra liên tục, thường xuyên cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì ai cũng chuyên làm một công việc dẫn đến học quen với công việc của mình, vì vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao, vì họ quen với công việc của mình do vậy họ sẽ làm nhanh hơn, đẹp hơn và chuẩn hơn. Tại xí nghiệp may mỗi công đoạn sản xuất đó đều được quản lý rất chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất phòng kiểm tra chất lượng có vai rò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đại diện của phòng kiểm tra chất lượng sẽ đứng ra kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất sao cho khi sản phẩm xuất xưởng sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. Nếu trong quá trình kiểm tra có một khâu nào đó không đạt yêu cầu thì phòng kiểm tra chất lượng sẽ yêu cầu dừng sản xuất và bộ phận sản xuất phải tiến hành sản xuất lại công đoạn đó. Toàn xí nghiệp may tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội hiện có 9 tổ may, 2 tổ cắt, 2 tổ là, cùng các phân xưởng phụ trợ như phân xưởng bao bì, phân xưởng thêu, in...Mỗi dây chuyền sản xuất đều có một tổ trưởng và một tổ phó dây chuyền. Tổ phó có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên quá trình làm việc để kịp thời điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật. Cuối mỗi dây chuyền tổ trưởng sẽ kiểm tra mẫu. Cuối cùng phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ kiểm tra lại toàn bộ chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Mọi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng đều phải trả lại cho công nhân để sửa chữa lại. Tất cả các chỉ tiêu năng suất, tỷ lệ sai lỗi, số sản phẩm phải sửa chữa, chi tiết sửa chữa đều phải ghi chép đầy đủ cẩn thận, nhằm tìm ra nguyên nhân của sự sai hỏng đó để rút kinh nghiệm. Đối với các sản phẩm làm theo đơn đạt hàng gia công cho khách hàng, các chỉ tiêu kỹ thuật được xác định trong đơn đạt hàng, những chỉ tiêu kỹ thuật này đều được phòng kỹ thuật xem xét, cụ thể hoá rồi đưa vào kế hoạch sản xuất và tài liệu kỹ thuật. Công nhân sẽ căn cứ vào hướng dẫn của tài liệu này để kiểm tra chất lượng công việc của họ. Và trong quá trình sản xuất gia công đó, họ cũng được sự giám sát chặt chẽ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong quá trình snả xuất, mỗi công nhân đều phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Họ phải tự tiến hành kiểm tra xem sản phẩm của họ có đạt yêu cầu chất lượng theo tiê chuẩn đặt ra hay không. Nếu không đạt yêu cầu họ phải tự sửa chữa lại rồi mới chuyển sang công đoạn khác. Đa số các công nhân trong xí nghiệp đều qua đào tạo về trình độ tay nghề, họ cũng được giáo dục về ý thức trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Do vậy nhũng sai sót đó hầu như đều được xử lý kịp thời. Như vậy quá trình sản xuất của xí nghiệp từ khâu ban đầu thiết kế, cắt-may-là-đóng gói đều được kiểm soát kỹ lưỡng với mục tiêu không để lọt những sản phẩm sai lỗi. Tuy nhiên xí nghiệpluôn đặt ra mục tiêu phòng ngừa không để xảy ra sai lỗi là trên hết. Việc kiểm soát được tiến hành rất chặt chẽ, bởi vì chỉ cần một sản phẩm sai hỏng đến tay người tiêu dùng thì hậu quả của nó thật khôn lường. Vì trong kinh doanh người ta cho rằng: nếu một người tiêu dùng hài lòng với các sản phẩm của mình thì họ sẽ kéo theo một khách hàng khác mua sản phẩm của mình. Nhưng nếu một người tiêu dùng không hài lòng với sản phẩm của mình thì họ sẽ kéo theo mười người khác không mua sản phẩm đó nữa. Trong quá trình lưu thông hàng hoá. Sau khi sản phẩm đã trải qua tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Sản phẩm được hoàn thiện, được đóng gói vào thùng cattông để vận chuyển. Vì sản phẩm là hàng may mặc do vậy không chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường, song để đảm bảo chất lượng, quá trình vận chuyển và lưu giữ hàng hoá phải được tiến hành theo đúng quy trình đề ra. Những phàn nàn, khiếu nại, về chất lượng sản phẩm đều được xí nghiệp tiếp thu, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Sản phẩm may của xí nghiệp chủ yếu là áo jacket, quần áo thể thao, quần sooc...và nhận may gia công xuất khẩu. Như vậy sang thị trường nước ngoài, để có thể cạnh tranh với những sản phẩm may mặc hàng đầu khác trên thế giới, thì vấn đề chất lượng và chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Hoạt động quản lý chất lượng trong công ty được đánh giá nội bộ, định kỳ bởi các chuyên gia đánh giá được đào tạo, độc lập với những hoạt động được đánh giá. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đuợc ghi chép và lưu giữ một cách hệ thống theo các biểu mẫu, sổ quản lý theo từng bộ phận chức năng tạo điều kiện cho công tác phân tích thống kê được tiến hành chính xác, làm cho mọi thành viên trong công ty nắm rõ chất lượng công việc của mình cũng như của mọi người. Điều này đã tạo ra không khí cạnh tranh làm việc lành mạnh giữa các tổ sản xuất với nhau. Ở xí nghiệp may, công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới việc thực hành sản xuất được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống các xí nghiệp rồi xuống tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải hướng dẫn và quy định cụ thể về quy cách và thông số của từng sản phẩm. Việc giám sát và chỉ đạo kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng như phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào? để kịp thời điều chỉnh đảm bảo cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao. Hàng năm công ty đều tổ chức những đợt đánh giá nội bộ nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống khi thực hiện cũng như đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động khắc phục và phòng ngừa được áp dụng. Ngoài những đợt đánh giá định kỳ, công ty còn tiến hành những cuộc đánh giá đột xuất khi có yêu cầu của đại diện lãnh đạo. Tóm lại phương pháp quản lý chất lượng theo quá trình áp dụng tại xí nghiệp may thuộc công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội đã và đang là một phương pháp quản lý hiện đại, có nhiều ưu điểm . Nhờ đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Hoạt động quản lý chất lượng được thể hiện chi tiết trong hệ thống chất lượng của công ty. Hệ thống chất lượng này nhằm đạt tới mục tiêu là sản phẩm của công ty phải đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng đặt ra, không để những sản phẩm sai lỗi đến tay người tiêu dùng. Còn mục tiêu lâu dài của xí nghiệp là sản xuất ra nhiều sản phẩm đạt tới chất lượng ngày càng cao hơn nữa, đảm bảo chất lượng thoả mãn nhu cầu của nguời tiêu dùng và của khách hàng. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT CÔNG NGHIỆP HN. Những kết quả đạt được. Trong những năm qua xí nghiệp may thuộc công ty cổ phẩn dệt công nghiệp Hà Nội mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về chính sách phát triển, công nghệ, vốn đầu tư nhưng tất cả cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp đề có rất nhiều cố gắng về mọi mặt. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự sống còn của xí nghiệp. Do vậy trong thời gian qua với sự kiên trì thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp kể trên, nhờ đó công tác chất lượng sản phẩm của công ty đã được cải thiện đáng kể. Năng suất lao động của người lao động được cải thiện, định mức thời gian cho các khâu giác mẫu, chế tạo ngày càng được rút ngắn. Vì vậy tất cả các đơn đạt hàng gia công trong nước và ngoài nước đều được thực hiện đúng thời hạn ghi trong hợp đồng. Các biện pháp tiết kiệm đã giúp công ty giảm được đáng kể các chi phí lãng phí cũng như góp phần giảm tiêu hao nguyên vật liệu. Hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thể hiện qua bảng sau: Bảng : Hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 - Thời gian giác mẫu Sau 20 tiếng khi có hợp đồng Sau 16 tiếng khi có hợp đồng Sau 14 tiếng khi có hợp đồng - Năng suất lao động bình quân 2,3áo jacket/người/ngày 2,7áo jacket/người/ngày 3,1áo jacket/người/ngày - Nguyên vật liệu tiết kiệm được( m vải) 236.532 249.520 282.420 Như vậy qua bảng trên ta thấy cả 3 chỉ tiêu trên qua 3 năm đều có sự chuyển biến đáng kể. Thời gian giác mẫu khi có hợp đồng đã được xí nghiệp đẩy nhanh hơn từ sau 20 tiếng khi có hợp đồng (2005) xuống còn sau 16 tiếng khi có hợp đồng (2006) và chỉ tiêu này còn được đẩy nhanh hơn nữa chỉ còn 14 tiếng năm 2007. Nhờ có sự chuyên môn hoá và quản lý chặt chẽ từ cấp trên xuống mà năng suất lao động đã ngày một nâng cao, từ bình quân một công nhân may được 2,3 áo jacket một ngày đã được đẩy cao hơn 2,7 áo jacket một ngày (2006) và còn được đẩy cao hơn nữa là 3,1 áo jacket một ngày (2007), và chắc chắn rằng kết quả đó sẽ không dùng lại ở đấy mà sẽ được tiến xa hơn nữa. Như chúng ta đã biết trong kinh doanh khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triền khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng những nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Chất lượng sản phẩm được định nghĩa là sự thoả mãn và sự mong đợi của khách hàng. Vì vậy nếu sản phẩm bán ra được khách hàng chấp nhận thì cũng có thể khẳng định được chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp đã được nâng cao. Điều đó được khẳng định trong những năm qua, nhu cầ sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng. Trong khi các yếu tố khác như định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm giảm và các yếu tố khác không thay đổi thì chắc chắn rằng sản lượng hàng hoá sản xuất ra và bán ra trên thị truờng tăng lên. Bảng 9: Tình hình sử dụng tổng số lượng nguyên vật liệu cho sản phẩm may qua 3 năm. STT Chỉ tiêu ĐV 2005 2006 2007 1 Vải chính in hoa m 9.95.000 10.050.000 15.600.000 2 Vải chính các màu yến 131.734.500 162.749.000 212.550.000 3 Vải lưới P18 Kg 111.500 156.000 190.500 4 Vải pê cô trắng m 383.000 480.000 580.000 5. Vải mành m 560.000 650.000 950.000 90 Vải 2400-118 M 4.850.500 5.650.500 6.589.500 Để đánh giá được công tác quản lý chất lượng tại xí nghiệp qua các năm ta xem xét doanh thu của xí nghiệp may qua các năm so với tổng doanh thu của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội. Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy : So với các xí nghiệp khác mặc dù xí nghiệp may không phải là xí nghiệp chủ đạo của công ty, doanh thu không phải là lớn nhất so với các xí nghiệp. Tuy nhiên xí nghiệp may cũng đóng góp đáng kể vào sự thành công trong tổng doanh thu của công ty. Qua số liệu qua 2 năm cho thấy doanh thu và sản lượng sản phẩm bán ra của sản phẩm may ngày càng tăng, tăng cả may gia công xuất khẩu, tăng cả trong may bán nội địa và may bán ra nước ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng sản phẩm may của xí nghiệp đã được khách hàng trong và ngoài nước chấp nhận. Điều đó càng khẳng định hơn cho sự thành công trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp may nói riêng. Bảng 11: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của xí nghiệp may năm 2006 STT Diễn giải Sản lượng Trị giá TT(USD) Trị giá FOB(USD) I Thị trường có hạn ngạch 386.399 490.875 3.214.270 1 Áo jacket các loại -Mỹ - Đan mạch+EU 130.900 101.903 28.997 237.275 151.964 85.293 1.415.122 978.447 436.675 2 Quần CL -Mỹ 217.880 217.880 224.864 224.864 1.542.800 1.542.800 3 Áo Jilê+Sơ mi -Mỹ 9.121 9.121 5.921 5.921 60.816 60.816 4 Bộ thể thao Đức+EU 1.744 1.744 3.488 3.488 22.672 22.672 5 Váy CL -Mỹ 26.754 26.754 19.345 19.345 172.860 172.860 6 Quần áo trẻ em - - - II Thị trường không hạn ngạch 10.833 13.896 111.427 1 Áo jacket các loại Đài Loan 7.844 7.844 11.804 11.804 90.504 90.504 2 Quần các loại 2.989 2.092 20.923 3 Áo Jilê+sơ mi - - - 4 Bộ Thể Thao - - - 5 Váy CL - - - III Tổng 615.845 3.436.771 Như vậy qua bảng trên ta thấy thị trường xuất khẩu của xí nghiệp khá đa dạng như Mỹ, Đài Loan, Đức, EU....Như vậy cũng là một thành công của công tác quản lý chất lượng bởi vì sản phẩm của xí nghiệp cũng đã được chấp nhận và tin dùng, đáp ứng được cả các yêu cầu của những thị trường khó tính như Mỹ, Đức... Một trong những biện pháp quản lý chất lượng của doanh nghiệp là nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, những người trực tiếp tác động vào nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm. Chất lượng lao động được nâng cao đã giúp công ty đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng. Đa số các đơn đạt hàng thực hiện đều được khách hàng chấp nhận. Số lần khiếu nại và yêu cầu tái chế cũng giảm xuống. Theo điều tra thống kê thì sản phẩm của xí nghiệp đã thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Bảng 12: Số lần sai sót trong sản xuất STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Số biên bản vi phạm 510 402 287 2 Số lần tái chế 62 48 42 3 Số lần khách hàng khiếu nại 13 10 5 Như vậy các biện pháp quản lý chất lượng của xí nghiệp may thuộc công ty CP dệt công nghiệp HN áp dụng đã đem lại những hiệu quả nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh . những biện pháp này có thể không mới mẻ nhưng do được thực hiện một cách đồng bộ và với quyết tâm cao nhất từ phía đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra từ thành công của xí nghiệp là luôn cọi trọng nguồn lực con người khi mà nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng do có nhiều công ty tư nhân được hình thành, sản phẩm may mặc từ Trung Quốc tràn sang, mẫu mã đẹp mà giá thành lại hạ . chính vị vậy muốn đứng vững trên thị trường, xí nghiệp ngày càng cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được từ công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp còn có những tồn tại sau : Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp Khâu thu mua nguyên vật liệu Như chúng ta đã biết nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và là yếu tố chính cấu thành nên thực thể sản phẩm . Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. tuy nhiên sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường nguyên vật liệu trong nước ( vải) chưa thật sự phong phú và đa dạng do vậy hầu hết nguyên vật liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì nhập khẩu từ nước ngoài do vậy giá cả không thuận lợi, mặt khác nhiều khi xảy ra tình trạng nguyên vật liệu không về kịp theo tiến độ sản xuất, do vậy nhiều đơn đặt hàng bị ứ đọng và không đúng thời hạn . Nhiều trường hợp nguyên vật liệu không về kịp dẫn đến phải thay thế nguyên vật liệu khác chất lượng kém hơn. Vì vậy chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Các kho tàng dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp chưa đồng bộ và chưa đầy đủ các phương tiện bảo quản. Vì vậy một số trường hợp nguyên vật liệu bị ố, bị ẩm gây lãng phí trong sản xuất và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm hàng hoá. Khâu sản xuất Tại xí nghiệp công tác chuẩn bị sản xuất còn để xảy ra tình trạng thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dẫn đến tình trạng chờ đợi trong các dây chuyền ví dụ cắt-may... Sản phẩm may là sản phẩm luôn thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, sản lượng đơn đặt hàng lớn, tiến độ giao hàng gấp, phải dàn trải ra nhiều dây chuyền làm năng suất lao động giảm, việc cung cấp nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật thiếu đồng bộ. Do vậy gây ách tắc trong quá trình sản xuất. Công tác kế hoạch còn bị động, điều độ kế hoạch trong sản xuất còn thiếu tính khoa học, vì vậy lúc công nhân rỗi, lúc lại phải làm thêm giờ gây lãng phí thời gian của người lao động. Công tác kỹ thuật còn xảy ra sai xót khâu kiểm tra tài liệu kỹ thuật trước khi triển khai sản xuất còn hạn chế, công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu vẫn làm thủ công bằng cách tháo dời các chi tiết sản phẩm hàng hoá. Vì vậy nhiều khi không chính xác, gây lãng phí nguồn lực. Nhiều máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu so với thời đại do vậy ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tuy rằng xí nghiệp đã xây dựng được một quy trình sản xuất, tuy nhiên công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sản xuất chưa được thực hiện thuờng xuyên và nghiêm túc, cán bộ quản lý tổ sản xuất đôi khi thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện quy trình tiêu chuẩn, việc phổ biến hướng dẫn quy trình cho người lao động có lúc còn bị xem nhẹ, hoặc làm qua quýt, một số công nhân còn tuỳ tiện trong việc thực hiện quy trình kỹ thuật. Việc kỷ luật còn bị xem nhẹ, do vậy chất lượng sản phẩm chưa thật ổn định, đặc biệt là các lô hàng kinh doanh thương mại FOB và các đơn hàng gia công cho khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy đây là vấn đề doanh nghiệp cần xem xét và quan tâm đúng mức trong quá trình sản xuất. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá Vì đa số hàng hoá tại xí nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài, tuy nhiên nghiệp vụ kinh doanh thương mại xuất khẩu còn yếu, cán bộ còn non kém về kinh nghiệm, thiếu thông tin về thị trường nguyên vật liệu và hàng hoá. Công tác khai thác thị trường tìm bạn hàng trong nước còn yếu kém, chủ yếu vẫn quan hệ với các bạn hàng truyền thống, chưa mở rộng được thị trường, vịêc quản lý mạng lưới tiêu thụ nội địa chưa chặt chẽ, nhận thức của cán bộ nhân viên bán hàng còn non kém. Do vậy vẫn xảy ra tình trạng đưa hàng ngoài luồng vào bán kèm, giảm uy tín của hàng hoá trong công ty. Thông tin thị trường còn yếu và không cập nhật thường xuyên do vậy kiểu dáng, màu sắc hàng hoá nhiều khi còn bị lỗi thời, lạc hậu, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của máy mcó thiết bị của xí nghiệp, do công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị làm chưa tốt, chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tuổi thọ của máy móc thiết bị bị giảm sút. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên còn dàn trải và bị động, chưa tập trung. Việc sắp xếp cán bộ và công nhân vào dây truyền sản xuất còn chưa hợp lý, không phù hợp với trình độ và tay nghề của họ, dẫn đến năng suất lao động bị giảm sút. Nguyên nhân của những tồn tại trên Về thị trường nguyên vật liệu Sở dĩ có những tồn tại trên một phần do quy luật vận động của nền kinh tế thị trường chi phối sự khan hiếm. Mặt khác do công tác thu mua chưa làm tốt. Như vậy nguyên nhân chủ yếu nằm ở đội ngũ cán bộ thu mua, nghiên cứu thị trường. Họ chưa thật sự chủ động và nhanh nhạy có thể do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế. Mặt khác như chúng ta đã biết nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và giá cả được tính bằng USD, tỷ giá USD so với đồng Vịêt Nam tăng lên dẫn đến giá cả nguyên vật liệu tăng vì vậy việc giao dịch, đàm phán với nhà cung ứng cũng gặp phải nhiều khó khăn. Trong khâu sản xuất. Sai sót trong khâu sản xuất chủ yếu do cán bộ quản lý chưa sát sao với quá trình sản xuất, việc quản lý chất lượng cong lơi lỏng dẫn đến công nhân chưa thật sự chú ý vì vậy mắc những sai sót ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy nguyên nhân chủ quan thuộc về cán bộ quản lý chưa nhiệt tình và năng động, quản lý còn hạn chế. Đội ngũ công nhân lao động trong xí nghiệp tuy có trình độ văn hoá và trình độ tay nghề thuộc loại khá và có khả năng làm được những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao nhưng vẫn còn chưa theo kịp những yêu cầu đa dạng từ phía khách hàng . bên cạnh đó dù đã được tổ chức học tập về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 áp dụng trong công ty song nhận thức của họ về chất lượng cũng có những bất cập tồn tại, suy nghĩ việc học tập chỉ mang tính đối phó với những đợt kiểm tra tay nghề, chứ họ chưa ý thức được vấn đề chất lượng và trách nhiệm cá nhân. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng xuê xoa, không tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình sản xuất, đội ngũ kiểm tra chất lượng khi phát hiện không phù hợp cũng bỏ qua, không tìm biện pháp khắc phục hậu quả và chưa xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Một trong những nguyên nhân nữa của những tồn tại trên là hệ thống máy móc thiết bị còn có những dây chuyền quá cũ và lạc hậu đươc đầu tư tư nhưng năm70 , do vậy không còn đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Như đã nói ở phần trên, yếu kém trong khâu lưu thông hàng hoá là tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu nhu cầu của thị trường. như vây nguyên nhân của những tồn tại trên một phần do trình độ, nhận thức từ phía cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường, do công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng mà vẫn gộp chung vào phòng kinh doanh. Mà số lượng nhân viên của phòng kinh doanh lại quá ít so với một công ty có quy mô lớn như hiện nay. Phòng kinh doanh hoạt động chung cho cả 3 xí nghiệp : xí nghiệp may, xí nghiệp mành, xí nghiệp vải không dệt với số công nhân tới vài nghìn người. Mặt khác do sản phẩm may chủ yếu được xuất khẩu do vậy việc thành lập văn phòng đại diện hoặc cử cán bộ đi tìm hiểu thị trường ở nước ngoài lại quá tốn kém. Trong khi công ty lại chưa chủ động trong việc tận dụng những thông tin từ các văn phòng đại diện của tập đoàn dệt may Việt Nam, từ các trung tâm xúc tiến thương mại ở các thị trường đó, chưa chủ động và trang bị đầy đủ mạng internet để cập nhật những thông tin kịp thời về xu hướng, mẫu mã, kiểu dáng mới trên thị trường quốc tế. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN. Như Bộ Công nghiệp Việt Nam đã rút ra được một nhận định đúng đắn: “Nâng cao chất lượng là một trong ba xu thế của thập kỷ này (chất lượng hàng hoá, đa cực nền kinh tế và quốc tế hoá đời sống xã hội). Coi nhiệm vụ cơ bản của quản lý đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường và tối thiểu chi phí thoả mãn nhu cầu. Để thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi phải có nguồn lực về vật chất và con người, có căn cứ về tính hợp lý của việc áp dụng các biện pháp quản lý đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm”. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, ngành dệt may nói chung và mỗi doanh nghiệp may mặc nói riêng sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Dệt may Việt Nam phải duy trì và không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất cho đến phân phối. Chỉ có thể có chất lượng sản phẩm khi mỗi khâu đều được thực hiện một cách có chất lượng. Để nâng cao chất lượng mặt hàng may mặc, tôi xin đề nghị một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, cũng tức là nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc tại công ty trong thời gian tới. Đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề của cán bộ công nhân viên. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy yếu tố con người là tài sản quý giá nhất. Máy móc thiết bị, công nghệ chỉ có thể phát huy được hiẹu quả nếu có những người lao động có trình độ và tay nghề của công nhân có tính quyết định. Bố trí lao động vào thực hiện một số công việc cụ thể chưa hẳn đã đảm bảo hoàn thành tốt công việc. những người lao động mới thường không cảm thấy vững tâm về vai trò và trách nhiệm của họ khi làm một công việc nào đó. Để hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi người lao động cần phải có sự tương đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu về thực thi công việc đó. Vì vậy không chỉ đối với những nhân viên mới được thu nhận vào làm việc mà cả đối với những nhân viên cũ đều phải không ngừng được đào tạo để đảm bào yêu cầu tương đồng đó và đảm bảo trách nhiệm những nhiệm vụ đây khó khăn và thử thách. Xí nghiệp nên thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của công nhân. Tổ chức các tổ kỹ thuật hướng dẫn cho công nhân xử lý các sự cố nhỏ có thể xảy ra. Công nhân phải sử dụng tinh thông các trang thiết bị máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất, thao tác mang tính tối ưu, có khả năng tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình từ đó có thể tìm ra nguyên nhân gây ra sai sót để khắc phục kịp thời. Lập ra các quỹ khen thưởng, khuyến khích cho các cá nhân có sáng kiến cải tiến chất lượng sản phẩm. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, tổ chức sắp xếp điều động cán bộ một cách hợp lý. Trên đây là các biện pháp tác động vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Đó mới chỉ là một vế của một vấn đề, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm toàn diện cần bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên về chất lượng. Mọi cá nhân trong doanh nghiệp từ người lãnh đạo, công nhân trực tiếp sản xuất đến các bộ phận hành chính sự nghiệp phải được học tập để thấu hiểu chính sách chất lượng của doanh nghiệp cũng như nắm rõ trách nhiệm cá nhân trong công việc có tác động như thế nào đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Để làm được điều này xí nghiệp cần tổ chức cho các bộ công nhân viên học tập, nghiên cứu và đóng góp vào chính sách chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Việc học tập đóng góp này phải trên cơ sở tự giác, tự nguyện trên cơ sở mọi người đã hiểu được chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp, và từ đó nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chính họ. Doanh nghiệp cần gắn chất lượng sản phẩm với đời sống công nhân viên sẽ ràng buộc mật thiết trách nhiệm của họ đến việc xây dựng và bảo đảm chất lượng của doanh nghiệp. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị hiện có. Máy móc thiết bị và công nghệ là phương tiện để người công nhân làm ra sản phẩm, do đó nó là điều kiện cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện các biện pháp sau; Trong đầu tư doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn đúng công nghệ và hình thức đầu tư phù hợp với tiềm lực tài chính, chiến lược sản xuất kinh doanh (sản phẩm, sản lượng, chất lượng và giá cả..) và trình độ của người lao động. Xí nghiệp nên chú trọng đầu tư theo chiếu sâu vì hàng may mặc có vòng đời ngắn, thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Vì vậy công nghệ cũng phải đổi mới nhanh chónh mới theo kịp yêu cầu của thị trường. Trong quá trình đầu tư ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ để nâng cao hiệu suất lao động. Ví dụ nên đầu tư cho cả hệ thống giác sơ đồ cắt tự động CAD/CAM chứ không nên chỉ đầu tư từng bộ phận. Hệ thống thiết kế và cắt tự động này có tính chính xác rất cao, giảm thiểu tối đa dung sai ở khâu cắt và tránh được sai hỏng, mặt khác hệ thống này còn có tính năng tự động loại trừ khả năng sai hỏng hàng loạt. Hệ thống này sẽ tạo điều kiện để lập một phân xưởng cắt riêng biệt cung cấp bán thành phẩm cho cả xí nghiệp thay vì mỗi tổ cắt riêng bịêt như hiện nay. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu suất lao động, cần chú ý đầu tư đồng bộ hoá cả các thiết bị phụ và thiết bị hoàn thiện. *)Để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị doanh nghiệp cần: Bố trí công nhân trong dây chuyền phải phù hợp với trình độ tay nghề cũng như khả năng của họ. Tận dụng hết công suất cho phép của máy móc thiết bị trong dây chuyền do vậy nên đầu tư vào các thiết bị công nghiệp phụ trợ như băng tải, máy đếm để giảm thời gian, chi phí vận chuyển từ máy này sang máy khác, góp phần nâng cao năng suất lao động. Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao để tiết kiệm chi phí, khi giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì vậy phải quản lý tốt việc sử dụng điện của xí nghiệp bằng cách giáo dục ý thức trách nhiệm của những người lao động và cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tiết kệm điện. Xí nghiệp cần nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, như vậy chi phí sẽ giảm. Để nâng cao năng suất lao động cần có những biện pháp khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Đầu tư hơn nữa cho công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi chất lượng sản phẩm tở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định sự mua hàng của khách hàng thì việc xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng các nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Như vậy nhiệm vụ đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp là xác định rõ khách hàng của doanh nghiệp là ai, từ đó doanh nghiệp mới biết được cần cung cấp cái gì và làm như thế nào để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Như vậy để có thể đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Để có định hướng chính sách sản phẩm đúng đắn các doanh nghiệp may mặc cần đầu tư thích đáng cho khâu nghiên cứu thị trường. Khi xu hướng giảm tỷ lệ gia công, tăng doanh thu xuất khẩu trực tiếp đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc nghiên cứu thị trường càng trở nên quan trọng. Nếu như mở văn phòng đại diện hoặc cử người đi tìm hiểu thị trường ở nước ngoài là quá tốn kém thì doanh nghiệp phải biết tận dụng thông tin trên mạng internet hoặc qua văn phòng đại diện của tập đoàn dệt may Việt Nam. Ngoài việc nắm bắt các thông tin thời trang, nghiên cứu thị trường còn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp với từng thị trường riêng biệt. Ví dụ; Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc thường ưa chuộng các loại quần áo theo kiểu truyền thống, thị trường Mỹ thích các loại quần áo "bụi", mầu đỏ là màu yêu thích của Trung Quốc nhưng tại một số nước Châu Phi mầu đỏ lại là mầu của sự chết chóc. Nếu doanh nghiệp nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt ngay từ đầu việc thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy từ việc xác định nhu cầu một cách chính xác đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được các mẫu thiết kế sản phẩm, kiểu dáng, mầu sắc, chất lượng được khách hàng tin dùng. Đó là một trong những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, đề cao công tác tiết kiệm chi phí. Công tác tổ chức sản xuất cử xí nghiệp đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số nhược điểm. Để đạt được điểm chất lượng cao nhất xí nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: Công ty cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện các định mức lao động, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và định mức thời gian chế tạo. Các định mức này sẽ là cơ sở để công ty lập kế hoạch chi phí và tìm những giải pháp để giảm thiểu những chi phí không chất lượng trong sản xuất. Điện năng tiêu thụ là một trong nhuẽng yếu tố tính vào chi phí sản xuất. Như vậy để tiết kiệm chi phí điện năng xí nghiệp cần chú ý xây dựng định mức điện năng chuẩn trong sản xuất, đồng thời phải tuyên truyền cho công nhân lao động có ý thức tiết kiệm điện. Công ty cần tổ chức nghiên cứu tài liệu để đưa ra quy trình vận hành, sử dụng thiết bị một cách hợp lý nhất, đòng thời bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ và người sử dụng thiết bị hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng điện. Xí nghiệp cần xây dựng định mức tiêu thụ điện năng cho một áo sơ mi chuẩn, một áo jacket chuẩn...và từ đó có biện pháp khoán điện cho các tổ đội sản xuất. Bên cạnh đó xí nghiệp cần áp dụng các hình thức thưởng cho các cá nhân, các đơn vị có thành tích tốt trong công tác tiết kiệm, có như vậy công tác sản xuất và thực hành tiết kiệm mới thực sự đem lại hiệu quả mong muốn. Trên đây là một số biện pháp mang tính cá nhân nằm nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội. Hy vọng rằng nó sẽ phần nào đóng góp được cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm của xí nghiệp may và công ty. KẾT LUẬN Một trong những đặc điểm của chất lượng là chất lượng không tự nhiên sinh ra, chất lượng không phải là thứ cho không, vì nó là kết quả của sự tác động hàng loạt các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hịên nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững được thì không còn con đường nào khác là phải tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm là một bài toán khó và luôn làm đau đầu các nhà quản lý. Muốn làm tốt được điều này thì toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty phải đồng lòng, cùng chung sức và cố gắng hết mình, có như vậy mới mong muốn có được lời giải đáp tốt nhất cho bài toán đó. Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp may tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội, trên cơ sở nghiên cứu thực tế có kết hợp với lý luận em đã hoàn thành chuyên đề và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may của công ty trong thời gian tới. Mặc dù đã hết sức cố gắng tuy nhiên do trình độ, năng lực và kiến thức còn hạn chế vì vậy bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.s Trần Thị Thạch Liên cùng các cô chú cán bộ trong công ty nói chung và trong xí nghiệp may nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ (Trần Sửu- Nguyễn Chí Tụng) (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật) Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO 9000 (PGS.TS. Nguyễn Quốc Cừ) (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật 2000) Quản lý chất lượng (Nguyễn Quang Toản) (Nhà xuất bản Trẻ 1991) Chất lượng là thứ cho không (Phillip Crosby) (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật 1989) Marketing (Giáo trình trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1998) Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (số 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9 năm 2002) Các báo cáo tài chính, số liệu thống kê, sổ tay chất lượng của công ty May 10 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7773.doc
Tài liệu liên quan