Đề tài Chiến lược định giá sản phẩm thẻ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hóa

Lời mở đầu Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Việt Nam trong ngôi nhà chung WTO ngày 07/11/2006 đến nay các NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, áp dụng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp Do nền kinh tế mở cửa, áp lực cạnh tranh đã khiến các NHTM phải thực hiện chuyển đổi trong cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Trước đây, các ngân hàng thường ít quan tâm tới công tác marketing để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Tuy nhiên, gần đây, số lượng các NHTM tăng lên nhanh chóng, các chiến lược thu hút khách hàng về với mình được các ngân hàng không ngừng tung ra. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hóa cũng không nằm ngòai chủ trương và xu thế đó. NHTMCP ACB chi nhánh Thanh Hóa dù đã có những lợi thế trong cạnh tranh so với các NHTM khác. Thế nhưng, NHTMCP ACB chi nhánh Thanh Hóa cũng còn tồn tại không ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức phía trước. Để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xác định những điểm yếu, lợi dụng cơ hội mà WTO mang lại để vượt qua những thách thức. Em đã chọn đề tài “Chiến lược định giá sản phẩm thẻ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hóa ” để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về chiến lược định giá thẻ ngân hàng tại ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Hóa. MỞ ĐẦU I. Xác đinh mục tiêu 1. Các dịch vụ chính của ngân hàng hiện nay. 2. Dịch vụ thẻ ngân hàng và vai trò của nó đối với ngân hàng 3. Đặc điểm và phân loại thẻ thanh toán: 3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: 3.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ 3.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: 3.4. Phân loại theo chủ thể phát hành: II. Đánh giá cầu III. XÁC ĐỊNH GIÁ. IV. Định hướng phát triển thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới. 1. Phát triển thẻ thanh toán nội địa 2. Tăng kênh tiêu thụ, phát triển thương hiệu. KẾT LUẬN

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược định giá sản phẩm thẻ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Việt Nam trong ngôi nhà chung WTO ngày 07/11/2006 đến nay các NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, áp dụng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp.... Do nền kinh tế mở cửa, áp lực cạnh tranh đã khiến các NHTM phải thực hiện chuyển đổi trong cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Trước đây, các ngân hàng thường ít quan tâm tới công tác marketing để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Tuy nhiên, gần đây, số lượng các NHTM tăng lên nhanh chóng, các chiến lược thu hút khách hàng về với mình được các ngân hàng không ngừng tung ra. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hóa cũng không nằm ngòai chủ trương và xu thế đó. NHTMCP ACB chi nhánh Thanh Hóa dù đã có những lợi thế trong cạnh tranh so với các NHTM khác. Thế nhưng, NHTMCP ACB chi nhánh Thanh Hóa cũng còn tồn tại không ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức phía trước. Để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xác định những điểm yếu, lợi dụng cơ hội mà WTO mang lại để vượt qua những thách thức. Em đã chọn đề tài “Chiến lược định giá sản phẩm thẻ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hóa ” để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về chiến lược định giá thẻ ngân hàng tại ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Hóa. Xác đinh mục tiêu Các dịch vụ chính của ngân hàng hiện nay. Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm VND và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu VND và ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ. Chuyển tiền trong và ngoài nước. Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C - D/A - D/P ). Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. Bảo lãnh và tái bảo lãnh. Bao thanh toán Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn... Phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc Thực hiện chuyển tiền, thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram ... Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính. Dịch vụ SMS -banking, E-banking, Home Banking. 2. Dịch vụ thẻ ngân hàng và vai trò của nó đối với ngân hàng Thẻ ngân hàng được coi là một trong những dịch vụ ngân hàng hiện đại và càng ngày càng phát triển, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Khi phân loại thẻ ngân hàng thì có khá nhiều tiêu chí để phân chia. Nếu phân loại theo chủ thể phát hành thì có thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành. Phân theo phạm vi sử dụng có thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Phân chia theo công nghệ làm thẻ thì có: thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ, thẻ thông minh. Nếu theo nội dung kinh tế gồm: thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card), thẻ rút tiền mặt tự động (ATM card). Còn theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán thì có thẻ cá nhân, thẻ cá nhân do công ty ủy quyền sử dụng. Do vậy, ta có bản vận dụng khái niệm sản phẩm vào riêng với dịch vụ thẻ ngân hàng theo nội dung kinh tế như sau: STT SP cơ bản SP thực SP gia tăng Dịch vụ tăng thêm như vấn tin tài khoản, in sao kê nhanh chóng SP kỳ vọng SP tiềm năng 1 Rút tiền, chuyên khoản Thẻ rút tiền, máy ATM ATM hoạt động tốt, thuận tiện giao dịch, tăng thêm tiện ích thanh toán hoá đơn,.. Ví tiền điện tử, thanh toán từ xa. 2 Khác hàng thanh toán hoá đơn từ tài khoản của mình Thẻ ghi nợ, Máy quẹt thẻ Thanh toán tiền hàng nhanh, không cần mang tiền mặt, vấn tin, in sao kê tài khoản An toàn khi thanh toán, không phải mang nhiều tiền mặt, dễ dàng kiểm soát tiền tại tài khoản ngay Tiền điện tử, Mobilebanking, sử dụng dịch vụ mà không phải tới ngân hàng 3 Vay vốn từ ngân hàng. Thẻ tín dụng (cho phép thấu chi mức nhất định) Nếu khách hàng trả trước tiền trong một thời gian nhất định thì sẽ không bị tính phí Khách hàng luôn được chi tiêu nhiều hơn một mức nhất định số tiền thực có trong tài khoản của mình Được mở rộng mức thấu chi, được mở rộng phạm vi thanh toán, được chấp nhận thanh toán trước qua Internet, dùng Mobilebanking Có thể nói dịch vụ thẻ ngân hàng là một trong những sản phẩm hiện đại, phổ biến trên thế giới và ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Dưới góc độ của các ngân hàng thì dịch vụ thẻ trước hết mang lại nguồn vốn huy động rẻ. Ngân hàng luôn có một nguồn tiền gửi rất lớn từ tài khoản giao dịch của khách hàng mà phải trả lãi rất thấp. Tài khoản giao dịch phát triển cho phép mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và là điều kiện để tạo ra tiền ghi sổ, chức năng tạo tiền của ngân hàng được thực hiện. Cũng qua tài khoản này, ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức thấu chi dựa trên cầm cố tài sản, thế chấp hoặc tín chấp. Những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng theo đó khách hàng được chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ trong hạn mức tín dụng được cấp. Hạn mức tín dụng là hạn mức tuần hoàn do đó khi khách hàng đã thanh toán thì hạn mức sẽ tự động tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng được ngân hàng cấp một khoản vay mới. Phương thức này vừa đơn giản vừa an toàn, giúp ngân hàng mở rộng tín dụng, mở rộng thị trường. Bằng việc gia tăng các tiện ích của thẻ nói riêng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng nói chung, ngân hàng không chỉ duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Thu nhập có được từ việc cung cấp các dịch vụ hiện tại chưa chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập song trong tương lai đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể của ngân hàng. Hơn nữa, phát triển loại hình dịch vụ này còn tạo cơ hội để ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải thiện vị thế của ngân hàng trên thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và kinh tế chính trị xã hội thế giới còn nhiều bất ổn như hiện nay. 3. Đặc điểm và phân loại thẻ thanh toán: Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ... 3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại: a. Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo. b. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin... c. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính. 3.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả. b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: - Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. - Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Thẻ rút tiền mặt có hai loại: Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành. Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ. 3.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: - Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. - Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. 3.4. Phân loại theo chủ thể phát hành: - Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng. - Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex... Đánh giá cầu. * Số lượng thẻ thanh thanh toán qua các năm Đơn vị tính: thẻ Đồ thị 1: Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua các năm Số lượng thẻ phát hành qua các năm đều tăng, năm 2009 số lượng thẻ phát hành tăng 42.343 thẻ tức tăng khoảng 26% so với năm 2008 đạt 57.610 thẻ và năm 2010 tăng thẻ tức tăng 31.503 gần 55% đạt 89.113 thẻ. Trong đó thẻ quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 chiếm 88% so với tổng số thẻ phát hành, năm 2010 chiếm 89% so với tổng số thẻ phát hành. *Sự gia tăng số lượng thẻ chủ yếu là do: Để tăng số lượng chủ thẻ ACB chi nhánh Thanh Hóa đã mở rộng nguồn khách hàng cá nhân cũng như khách hàng công ty thông qua việc kết hợp với các đối tác tên tuổi và đa dạng hóa các dịch vụ kèm theo để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Năm 2008 NH ACB chi nhánh Thanh Hóa đã triển khai thêm nhiều dịch vụ nhằm tăng cường tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ như dịch vụ thanh toán hoá đơn điện nước, dịch vụ đăng ký làm thẻ ghi nợ qua Tổng đài 247, đăng ký thẻ ghi nợ trên Intemet, dịch vụ xem số dư thẻ qua mobile phone banking, dịch vụ bảo hiểm y tế toàn cầu SOS... Đặc biệt, NH ACB chi nhánh Thanh Hóa tổ chức cho nhân viên giao thẻ tận nhà ngoài giờ đối với khách hàng VIP hoặc khách hàng bận công việc không đến nhận thẻ được. Ngoài ra trung tâm thẻ còn gia tăng tiện ích và ưu đãi cho khách hàng đăng ký làm thẻ và đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về thẻ trong giới sinh viên Hệ thống máy ATM của NH ACB chi nhánh Thanh Hóa có các tính năng: hướng dẫn giao dịch bằng giọng nói tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển khoản, xem số dư, thanh toán, rút tiền, mua thẻ điện thoại di động trả trước và có thể chấp nhận tất cả các loại thẻ của NH ACB chi nhánh Thanh Hóa và các NH khác. Đặc biệt, buồng máy ATM thiết kế hiện đại, tiện lợi giúp khách hàng thoải mái khi giao dịch.  Năm 2010 ACB chi nhánh Thanh Hóa đã giới thiệu với thị trường Thanh Hóa thẻ ATM2+, kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gởi thanh toán, là sản phẩm thẻ kết hợp với thương hiệu VISA. Bên cạnh tiện ích được chấp nhận thanh toán tại hàng ngàn đại lý chấp nhận thanh toán thẻ VISA, chủ thẻ còn có thể dùng thẻ ATM2+ rút tiền tại tất cả các máy ATM của ACB và các máy ATM mang thương hiệu VISA tại Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Dịch vụ này thích hợp cho khách hàng có tài khoản tiền gởi thanh toán và các doanh nghiệp có nhu cầu chi trả lương qua tài khoản tiền gởi thanh toán tại ACB chi nhánh Thanh Hóa, các cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ cho các hoạt động chuyển khoản, thanh toán, rút tiền. * Doanh số sử dụng thẻ qua 3 năm tại ACB chi nhánh Thanh Hóa Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 22008 N2009 Năm 22010 2009/2008 2010/2008 Triệu Đồng % Triệu đồng % Doanh số sử dụng thẻ 346.000 681.000 1.124.000 335.000 24.59 443.000 65.05 (Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008, 2009, 2010) Doanh số sử dụng thẻ không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2009 doanh số sử dụng thẻ đạt 618 tỷ đồng, tăng 335 tỷ tương đương gần 25% so với năm 2008. Đặc biệt năm 2010 tăng 443 tỷ tức là tăng hơn 65% so với năm 2009, điều này chứng tỏ thị trường thẻ của ACB chi nhánh Thanh Hóa không những phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng Số lượng máy ATM hiện nay của ngân hàng là 155 máy đặt ở khắp các huyện và thị trấn, số lượng này còn quá khiêm tốn so với các ngân hàng khác, cụ thể là ngân hàng Vietcombank với 890 máy ATM đang là ngân hàng dẫn đầu về số lượng máy, ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Hóa đứng thứ 9 về số lượng máy ATM so với các ngân hàng khác. Lợi nhuận thu được qua hoạt động phát hành thanh toán thẻ Bảng 13: Lợi nhuận kinh doanh thẻ của ACB 2009-2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Lợi nhuận (USD) 100.000 74.000 50.000 Lợi nhuận (tỷ VND) 5,8 4,03 3,1 %so với tổng lợi nhuận 8,5% 7,5% 6,2% . *Nguồn: Phòng Quản lý thẻ ACB Năm 2008, lợi nhuận kinh doanh thẻ của Ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Hóa chỉ đạt 100.000 USD. Năm 2009, do phát hành thẻ Visa tại Vietcombank làm cho lợi nhuận kinh doanh thẻ của ACB tăng lên rõ rệt. So với năm 2008, năm 2009 lợi nhuận từ kinh doanh thẻ tăng thêm 25%, chiếm 8,5% lợi nhuận ngân hàng. Năm 2010, do một số trục trặc về kỹ thuật (máy in thẻ) cộng với áp lực cạnh tranh gay gắt làm cho lợi nhuận giảm đáng kể (giảm 11,5%). Năm 2010, lợi nhuận giảm 6,5% so với năm 2009, chỉ còn 910.000 USD, chiếm 6,2% tổng lợi nhuận kinh doanh của toàn Ngân hàng ACB Việt Nam. Nguyên do là trong năm 2008 Ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Hóa có chủ trương giảm mức phí đối với các CSCNT nhằm thu hút thêm khách hàng và mở rộng mạng lưới CSCNT của Vietcombank nên đã chấp nhận một sự giảm sút nhất định về lợi nhuận để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Thực tế đã chứng tỏ sự đúng đắn của chính sách này: năm 2008, số CSCNT của ACB tiếp tục tăng lên – ACB vẫn giữ vững vị trí một ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt trong thanh toán thẻ tại Việt Nam. XÁC ĐỊNH GIÁ. Đối tượng. + Công dân Việt Nam. + Người nước ngoài làm việc hoặc định cư tại Việt Nam Thủ tục: + Phải có "Tài khoản tiền gửi thanh toán" tại ACB (Đối với khách hàng chưa có tài khoản, có thể mở ngay khi đến làm thẻ). + Người Việt Nam: Bản sao CMND hoặc hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao có công chứng). + Người nước ngoài: Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú và hộ chiếu, thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (bản chính). + 01 tấm hình 4x6 cm. + Điền vào "Phiếu đăng ký thẻ ATM2+" (theo mẫu ACB). Phí. - Phí gia nhập: 100.000VND/thẻ - Phí thường niên: miễn phí - Phí rút tiền mặt: + Thuộc đại lý ACB: Tại ATM(miễn phí); tại Đại lý được phép ứng tiền mặt(Phụ phí tại quầy 1% trên tổng số tiền giao dịch - tối thiểu 20.000 VND; hoặc 1,5% số tiền rút - tối thiểu 30.000 VND - Phí chuyển khoản qua ATM trong hệ thống ACB: miễn phí - Phí cấp lại PIN:10.000 VND - Phí thay thế thẻ:50.000 VND - Phí mất thẻ: 50.000 VND - Phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch: + Thuộc Đại lý ACB chi nhánh Thanh Hóa: 10.000VND + Không thuộc Đại lý ACB chi nhánh Thanh Hóa: 50.000VND -Phí khiếu nại: (được tính khi Chủ thể khiếu nại không đúng hay không chính xác các giao dịch) + Thuộc Đại lý ACB chi nhánh Thanh Hóa: 10.000VND. + Không thuộc Đại lý chi nhánh Thanh Hóa: 50.000VND. Giá (Price). Thẻ cũng là một mảng trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và do vậy nó cũng được tính giá như các sản phẩm dịch vụ khác. Về giá của dịch vụ này thường biểu hiện qua các loại sau: + Phí phát hành thẻ: Ngay khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ sẽ phải nộp phí này. Tuy nhiên tùy từng thời gian, chiến lược của ngân hàng muốn mở rộng thị phần thẻ có thể áp dụng các khuyến mại như miễn phí phát hành thẻ. + Số dư tối thiểu: Yêu cầu bắt buộc khách hàng phải để một số dư tối thiểu trong tài khoản cũng có thể tính vào giá mà khách hàng phải trả cho việc được sử dụng dịch vụ thẻ. Với mỗi thẻ phát hành, ngân hàng sẽ luôn huy động được số vốn ít nhất bằng số dư tối thiểu mà mỗi khách hàng dùng thẻ được yêu cầu giữ trong tài khoản của mình và ngân hàng hoàn toàn không phải mất chi phí cho nó. Cũng tuỳ giai đoạn, tuỳ chiến lược các ngân hàng mà khách hàng được yêu cầu số dư tối thiểu ở mức bao nhiêu. + Phí duy trì thẻ hay có khi gọi là phí thường niên(hoặc phí hàng tháng): Khách hàng sẽ định kỳ phải mất số tiền để trả cho việc duy trì tài khoản thẻ của mình ngoài số dư tối thiểu phải để trong tài khoản. + Phí giao dịch: Được tính căn cứ vào các giao dịch của khách hàng, như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, in sao kê, … + Phí đổi thẻ: Khi muốn thay thẻ mới, đổi thẻ, phát hành thêm thẻ phụ, làm thẻ mới khi bị mất thẻ cũ thì khách hàng phải nộp khoản tiền này để được ngân hàng cấp thẻ theo yêu cầu. + Lãi suất thấu chi: Với các khách hàng được thấu chi (tức là được cấp tín dụng thông qua thẻ) sẽ phải chịu mức lãi suất cho số tiền họ chi vượt quá số dư tài khoản theo các điều kiện của ngân hàng. + Ngoài ra, còn có thể có thêm các khoản phí khác mà ngân hàng có thể đưa ra căn cứ vào các giá trị gia tăng mà sản phẩm thẻ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tổng hợp tất cả các chi phí kể trên có thể được coi là mức giá của dịch vụ thẻ ngân hàng mà khách hàng phải trả. Tuỳ theo các chiến lược mà những mức phí trên thay đổi tăng hoặc giảm. Định giá rất quan trọng, nếu giá cả quá cao, ngân hàng sẽ mất vị trí trên thị trường, nhưng nếu nó quá thấp, thì sẽ không đủ khả năng để phát triển kinh doanh. Định hướng phát triển thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới. Phát triển thẻ thanh toán nội địa Thẻ tín dụng nội địa cung cấp phương tiện thanh toán hiện đại, an toàn cho người tiêu dùng do không phải mang theo một lượng lớn tiền mặt khi đi muasắm, giải trí, du lịch, công tác... và đối phó với rủi ro bị mất tiền. Khi mất thẻ thì vẫn giữ được tiền nếu thông báo kịp thời cho Trung tâm thẻ ACB. Ngoài ra, trên thẻ còn có ảnh và chữ ký của chủ thẻ đề phòng khi mất thẻ người khác cũng không sử dụng được. Đồng thời đây cũng thực sự là phương tiện thanh toán đem lại hiệu quả kinh tế nhất định cho người tiêu dùng, do ngân hàng sẽ chi trả thay chủ thẻ ngay khi thực hiện giao dịch thanh toán tại các đạị lý bán hàng hóa, dịch vụ, sau đó hằng tháng chủ thẻ mới thanh toán lại cho ngân hàng các khoản chi tiêu của mình, như vậy mặc nhiên người sử dụng thẻ đã được ngân hàng cho vay miễn lãi một thời gian nhất định khoảng từ 16 đến 45 ngày tùy thời điểm thanh toán. Nếu đến hạn thanh toán, chủ thẻ vẫn chưa có điều kiện và nhu cầu thanh toán cho ngân hàng, các khoản chi tiêu đó sẽ chuyển thành khoản tín dụng với mức lãi suất 0,04%/ngày. Dự kiến trong đợt phát hành thẻ đầu tiên, Trung tâm thẻ sẽ phát hành khoảng 1.000 thẻ, chủ yếu là cho các chủ thẻ quốc tế hiện tại của Trung tâm thẻ và một số đối tượng khác. Sau đó, chơng trình sẽ được quảng bá rộng rãi đến các đối tượng được cấp thẻ tín chấp (miễn ký quỹ). Đó là các đối tượng: Lãnh đạo các cơ quan, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, các bác sĩ, giáo sư đại học, giáo viên cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, có tài khoản lương tại ACB chi nhánh Thanh Hóa, các cá nhân đang có quan hệ tín dụng với ACB chi nhánh Thanh Hóa, có tài sản đảm bảo, các đối tượng đang được cho vay tín chấp theo chương trình cho vay tiêu dùng 10 triệu đồng tại ACB chi nhánh Thanh Hóa... Còn các đối tượng khác nếu có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nội địa có thể mở sổ tiết kiệm hoặc tài khoản. Trong thời gian sử dụng thẻ, số dư sổ tiết kiệm hoặc tài khoản vẫn được hưởng lãi bình thường. Tăng kênh tiêu thụ, phát triển thương hiệu. Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB) chi nhánh Thanh Hóa và Công ty Đông Hưng chi nhánh Thanh Hóa đã công bố chương trình hợp tác phát hành thẻ Visa Electron. Chương trình hợp tác này không chỉ mang lợi ích cho người sử dụng thẻ mua hàng, mà còn tạo ra hiệu quả kinh tế cho tổ chức tín dụng ACB chi nhánh Thanh Hóa và hệ thống bán lẻ Citimart của Công ty Đông Hưng. Với thẻ Visa Electron, người tiêu dùng mua hàng tại các siêu thị của Citimart sẽ được ACB thanh toán hộ (tất nhiên, người tiêu dùng phải đóng tiền trước để được cấp thẻ). Cái lợi của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ này là mua hàng không cần mang theo tiền, thêm vào đó họ được giảm 3% trên tổng giá trị hóa đơn mua hàng. Còn đối với ACB và Citimart, thông qua chương trình hợp tác cùng nhau bán hàng, họ có thêm nhiều khách hàng mới. KẾT LUẬN Ba năm liên tiếp được công nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, cùng với mục đích duy trì lợi thế cạnh tranh này, ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Hóa đã và đang không ngừng cải thiện hệ thống về chiến lược giá, trong đó được chú trọng nhất vẫn là phương pháp xác định giá trên cơ sở quan hệ với khách hàng. Hướng đến mục đích tối đa hóa tiện ích sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và tối đa hóa doanh thu, ACB chi nhánh Thanh Hóa đã đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2011 đạt được 380 phòng giao dịch và chi nhánh trên toàn tỉnh. Điều này cho thấy ACB chi nhánh Thanh Hóa đang chú trọng phát triển hệ thống định giá trên cơ sở quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khi việc mở rộng thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn vị trí thì việc phát triển chiến lược định giá là vô cùng quan trọng đặc biệt là trong vấn đề phát hành thẻ hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docacb_3124.doc
Tài liệu liên quan