Đề tài Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010

Các sản phẩm du lịch tuy được cải tiến về chất lượng, đa dạng hóa về loại hình song so với các nước khác trong khu vực vẫn còn thua kém. Mặt khác, khách du lịch đến Việt Nam thường phải chịu mức giá cả đắt hơn so với tiêu dùng các dịch vụ du lịch ở các nước lân cận như: Lào, Campuchia, Thái lan.Thêm vào đó, việc kết nối tour với các nước trong khu vực chưa được phát triển. + Môi trường du lịch ở các điểm du lịch chưa thực sự lành mạnh, tình trạng chèo kéo khách, bán đắt cho khách quốc tế đã gây những ảnh hưởng xấu trong tâm lý của khách. + Kinh doanh lữ hành là một mảng quan trọng trong phát triển du lịch, do nó thực hiện chức năng kết nối giữa cung và cầu trong du lịch song kinh doanh lữ hành Việt Nam những năm qua còn nhiều tồn tại. Một thực tế là hiện nay còn thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự giảm giá các tour du lịch, bị đối tác nước ngoài ép giá. Kinh doanh lữ hành quốc tế hầu như chưa có các đại diện của Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. + Nguồn vốn đầu tư cho công tác marketing du lịch còn hạn hẹp. Hoạt động marketinh chỉ mới có kết quả ở các thị trường du lịch lận cận, chưa vươn tới được các thị trường tiềm năng khách du lịch tiêu dùng lớn. Trong tương lai, để đạt tới các mục tiêu phát triển của ngành, du lịch Việt Nam cần thực hiện những vấn đề sau: + Kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nhằm tạo sự thống nhất trong chỉ đạo phát triển du lịch ở các cấp, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch

doc29 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể là tổ chức các lớp đào tạo ngay tại các cơ quan, hoặc theo các khoá học tại chức tại các trường đại học có đào tạo về du lịch. Để đạt được yêu cầu đào tạo đội ngũ du lịch phù hợp mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài, ngành Du lịch cần thực hiện một số công việc như: xác định rõ cơ cấu nghề nghiệp trong du lịch vì theo các nhà chuyên môn “nghề chính là gốc rễ của ngành và là cái tạo ra, duy trì sự phát triển của ngành”. Nghề thể hiện sự chuyên môn hoá cũng như thể hiện kỹ năng lao động trong hoạt động của con người. Qua nghiên cứu các nước có du lịch phát triển cho thấy, chúng ta có thể phát triển nguồn nhân lực theo mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như một số các nước EU đã áp dụng cụ thể: cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh chiếm 5% lao động toàn ngành, 10% là cán bộ kỹ thuật và giám sát, còn lại 85% là các lao động theo nghề. Nếu tính tương đương, đến năm 2005, tổng số lao động trong ngành du lịch Việt Nam là 300.000 lao động trực tiếp, trong đó 18.000 người sẽ là cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, 30.000 là cán bộ kỹ thuật và giám sát, lao động theo các nghề là 252.000 người. Đội ngũ nhân lực cần phải được tiêu chuẩn hoá cụ thể theo yêu cầu của các chức năng nghề nghiệp khác nhau: Đối với cán bộ quản lý và quản trị kinh doanh: Cán bộ quản lý (quản lý điều hành vĩ mô): Cần có trình độ đại học và trên đại học. Yêu cầu cụ thể với đội ngũ lao động này là nắm vững đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, những kiến thức cơ bản về du lịch, qui hoạch, kế hoạch du lịch, luật pháp trong nước và quốc tế liên quan đến du lịch, những kiến thức quản lý Nhà nước nói chung, quản lý về du lịch nói riêng, những tác động về mối liên hệ liên ngành của du lịch trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Cán bộ quản trị kinh doanh: Họ là những người hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp du lịch nên cần có trình độ đại học, thạc sĩ và có thể là tiến sĩ. Ngoài những hiểu biết chung về đường lối chính sách phát triển kinh tế du lịch của Đảng và Nhà nước, luật pháp trong kinh doanh, họ còn cần có kiến thức cơ bản về du lịch và quản trị kinh doanh du lịch. Cán bộ kỹ thuật, điều hành trực tiếp và giám sát: Đây là lực lượng đóng vai trò khâu trung gian giữa những người quản trị chung của doanh nghiệp và những người lao động trực tiếp ở các bộ phận. Họ cần có trình độ đại học hoặc cao học. Ngoài những kiến thức chung về kinh doanh trong du lịch thì họ cần có kiến thức về quy trình công nghệ, kỹ thuật và tác nghiệp dịch vụ, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức điều hành, giám sát và đánh giá các công việc ở các bộ phận cụ thể. Lao động theo các nghề (thực hành nghề): Cần được đào tạo ở các trường nghề (riêng lễ tân, hướng dẫn viên du lịch phải có trình độ đại học). Lực lượng lao động này phải có kiến thức về nghề nghiệp của mình, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của họ đối với từng nghề, tâm lý khách hàng và nghệ thuật giao tiếp ứng xử. Việc chuẩn hoá đội ngũ lao động trong ngành không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành có đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ ngày càng cao mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế. Song song với phát triển đội ngũ lao động trong ngành, ngành cần chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Một môi trường du lịch lành mạnh, dân cư hiếu khách chính là một thuận lợi trong thu hút khách du lịch. Điều này chỉ được tạo ra khi người dân hiểu rõ, ý thức được trách nhiệm của mình, tích cực đóng góp cho việc gìn giữ cảnh quan, môi trường lành mạnh tại các điểm tham quan. Trong năm 2000, chiến lược đào tạo nhân lực đã được triển khai, năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường từng bước. Dự án đào tạo nhân lực do Luxemburg và EU tài trợ đã tạo điều kiện nâng cấp các trường trung học nghiệp vụ du lịch sẵn có và thành lập mới trường trung học nghiệp vụ du lịch Huế. Nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại chức, lớp học cho người lao động ngay tại doanh nghiệp được mở. Chương trình đào tạo về du lịch ở các trường đại học quốc gia ngày càng được cải tiến về chất lượng cho phù họp với yêu cầu của ngành. Bên cạnh đó, thông qua việc tổ chức các sự kiện du lịch trong năm, đội ngũ lao động đã trưởng thành qua thực tế. Việc khuyến khích lao động làm việc đã bước đầu được chú trọng. Hội thi hướng dẫn viên du lịch và hội thi lễ tân khách sạn toàn ngành lần I, không chỉ khuyến khích nhân viên nâng cao tay nghề mà còn tạo cơ hội để người lao động trao đổi kinh nghiệm, đồng thời hướng tới chuẩn hoá trình độ nghiệp vụ của lễ tân trong khách sạn, cũng như đội ngũ hướng dẫn viên của ngành. Mặc dù, việc phát triển nguồn nhân lực đã được nhìn nhận đúng đắn song ngành du lịch vẫn chưa tạo ra một đội ngũ lao động đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành hiện tại cũng như trong tương lai.Trong quá trình hội nhập, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Du lịch Việt Nam cần chú trọng vào các điểm sau: + Nâng cao hiểu biết của đội ngũ cán bộ nhân viên về ngành nghề của mình, từ đó họ sẽ có ý thức trách nhiệm với nghề và lòng say mê công việc, tất yếu hiệu quả công việc sẽ tăng lên. + Nâng cao trình độ ngoại ngữ và vi tính cho đội ngũ lao động.Vì trong xu thế hội nhập quốc tế, đây là những công cụ không thể thiếu cho ngành du lịch phát triển. + Đội ngũ lao động phải được đào tạo theo đúng nghề, bố trí đúng công việc. Đặc biệt đội ngũ thực hành nghề trực tiếp phục vụ khách cần được đào tạo cơ bản về thái độ cũng như phong cách phục vụ trong quá trình phục vụ khách, kĩ thuật phục vụ nhằm tạo ra chất lượng phục vụ tốt, tạo sự hài lòng cho khách.Về nội dung đào tạo, cần học hỏi các nước có ngành du lịch phát triển. + Trong xu thế tình hình thế giới có nhiều biến động, đội ngũ lao động trong ngành cần được giáo dục về đường lối chính sách của Đảng, nắm vững Chiến lược Phát triển du lịch của ngành, từ đó có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của ngành. + Trong xu thế hội nhập quốc tế, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam phải nhằm vào việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, quản lí doanh nghiêp quyết đoán trong suy nghĩ và hành động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, nhìn nhận đúng các cơ hội, vạch ra chiến lược phù hợp cho du lịch phát triển trong từng thời gian cụ thể. Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn cao thành thạo trong sử dụng ít nhất là một ngoại ngữ (khuyến khích có từ hai ngoại ngữ trở lên), thành thạo trong sử dụng vi tính, nắm rõ các kiến thức có liên quan trong du lịch. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực là tạo ra đội ngũ lao động có trình độ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng tối đa cho khách. Tạo ra đội ngũ nhân viên tươi cười, lịch sự, mau lẹ và chân thành là mục tiêu cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010. Trong thế kỷ 21, đội ngũ này kết hợp với sự hiếu khách của cả cộng đồng sẽ là lợi thế xoá đi khoảng cách về công nghệ với các nước khác, tạo thuận lợi cho du lịch Việt Nam cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới . * Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch : Mặc dù con số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam và khách du lịch nội địa có tăng, nhưng có thể thấy trên thực tế là tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu du lịch tăng chưa tương xứng. Một điều mà rất nhiều khách quốc tế cũng như các chuyên gia về du lịch nhận xét là du lịch Việt Nam còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí có khả năng lôi cuốn khách tiêu dùng. Do đó bình quân tiêu dùng một khách du lịch ở Việt Nam mới là 50 SD/ngày.Trong khi ở các quốc gia phát triển về du lịch con số này có thể lên tới 100 USD/ngày. Vậy ngành du lịch cần phải làm gì và làm như thế nào để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch và khuyến khích khách tiêu dùng. Câu trả lời nằm ở chiến lược phát triển sản phẩm của du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010. Vấn đề đầu tiên đặt ra là ngành du lịch Việt Nam cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho phù hợp với thị trường mục tiêu. Có nghĩa là kinh doanh lữ hành cần tạo ra các tour, chuyến du lịch thực sự phong phú, hấp dẫn khách, điều này đi đôi với việc cung cấp dịch vụ hướng dẫn đạt chất lượng cao. Các tour du lịch phải được xây dựng trên cơ sở xem xét, phân tích kĩ tâm lí của khách ở mỗi quốc gia khác nhau và khả năng thanh toán của khách. Việc đa dạng hoá sản phẩm thể hiện ở sự đa dạng hoá các loại hình du lịch. Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống như du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ biển, cần có các loại hình du lịch khác như du lịch hang động, du lịch chơi golf, thể thao, câu cá sông nước hay du lịch cho những người say mê một lĩnh vực nào đó như tham quan các làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, du lịch lễ hội, các sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc, hoặc loại hình du lịch hội nghị, festival, trong đó cần chú trọng phát triển du lịch văn hoá và sinh thái. Điều cơ bản là các sản phẩm du lịch được tạo ra phải độc đáo, đặc trưng, giàu bản sắc dân tộc, nhấn mạnh vào các sản phẩm du lịch mảng truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam …để tạo ưu thế cạnh tranh, thu hút khách nhằm chiếm lĩnh mở rộng thị trường. Song song với xu hướng trên, cần tạo ra các khu vui chơi giải trí có qui mô để thu hút khách tiêu dùng các dịch vụ nhằm tăng doanh thu song cũng tạo ra sự thoải mái hơn cho khách trong những ngày lưu lại Việt Nam. Để phát huy sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm du lịch, ngoài tính năng đặc thù, các sản phẩm du lịch còn phải phù hợp với việc kết nối tour với các quốc gia lân cận có đường biên giới chung.Trong tương lai không xa, khi việc nối tour du lịch đường bộ Malaysia, Singgapore và Myanma với tuyến du lịch Đông Dương thành hiện thực, sẽ là cơ hội cho chúng ta khai thác và phát triển du lịch với các hình thức hấp dẫn theo phong cách truyền thống Việt Nam. Ngoài ra, các dự án hợp tác du lịch tiểu vùng Sông Mêkông mở rộng, chương trình hợp tác du lịch hành lang Đông Tây, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng, cùng Lào và Thái Lan khai thác tuyến du lịch đường bộ liên hoàn ba nước cũng là cơ hội cho việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch ở Việt Nam. Trong năm 2000, bên cạnh việc khai thác các tour du lịch truyền thống như Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Huế – Nha Trang - Đà Nẵng, Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long …đã có nhịều loại hình du lịch mới xuất hiện, như du lịch mạo hiểm , du lịch sinh thái …các điểm du lịch mới được đưa vào khai thác đã bước đầu hấp dẫn du khách. Như du lịch mạo hiểm, thám hiểm Fansipang (Hà Nội toserco ), chương trình du lịch mạo hiểm ở các tỉnh Tây bắc, chương trình du lịch mạo hiểm các tỉnh Đông Bắc (Hà Nội - Cao Bằng – Ba bể – Hà Nội ); du lịch văn hoá có tuyến du lịch các làng nghề và các chùa ở lân cận Hà Nội như thăm làng gốm Bát tràng, thăm làng lụa Vạn phúc, tuyến du khảo đồng quê (Hải phòng), tuyến du lịch mới Đồ Sơn – Cát Bà -Hạ Long – Móng Cái ; du lịch sinh thái được phát triển ở Quảng Ninh, việc khánh thành bảo tàng sinh thái học Hạ Long với phương pháp luận “đưa con người hoà nhập với môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá ” nhằm tạo ra một lối sống mới thân thiện hơn, có trách nhiệm hơn với môi trường. Chúng ta có thể tin tưởng rằng đây sẽ là bước cơ sở để giáo dục toàn dân về bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, tạo cơ hội cho hình thức du lịch sinh thái phát triển . Năm 2000, các hình thức du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hoá cũng được triển khai, với 21 lễ hội được chọn làm địa điểm tổ chức trong khắp cả nước. Như vậy, có thể nhận thấy rõ những nét chuyển biến tích cực của sản phẩm du lịch của Việt Nam trong năm qua. Trong tương lai, hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nưã, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn thực sự với khách du lịch trong và ngoài nước. Các hướng chính nên khai thác là: + Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cho hai đầu mối du lịch quan trọng cuả cả nước là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, cùng với việc hoàn thành việc xây dựng tôn tạo nhà Thái Học, cần chú trọng công tác tu bổ và tôn tạo các điểm di tích Bắc Môn, Đoan Môn và Hậu Lâu trong khu thành cổ Hà Nội. Các khu quanh Hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố quan trọng nên được lắp thêm đèn, trồng thêm hoa, cây cảnh. Có thể phát triển các loại hình du lịch ban đêm lành mạnh như thăm quan thành phố, dạo chợ đêm …đây là một mảng tiềm năng quan trọng chưa được khai thác. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xúc tiến việc thực hiện du lịch đi bộ trong khu phố cổ, nâng cấp các phố Tống Duy Tân thành phố ẩm thực, chú trọng việc kết nối tour du lịch với các tỉnh lân cận để tạo ra các tour du lịch có chất lượng cao bởi lợi thế cạnh tranh của các điểm du lịch độc đáo của mỗi vùng để tạo ra sức hấp dẫn mới đối với khách. Trong qui hoạch của mình, Hà Nội cũng đầu tư nâng cấp xây dựng một số khu vui chơi giải trí lớn dựa trên các khu công viên sẵn có. Bên cạnh đó, Hà nội dự kiến sẽ xây dựng khu công viên với vườn thú hoang Mễ Trì.Tin chắc rằng, sau khi hoàn thành các dự án trên, Hà nội sẽ là một điểm du lịch lớn của cả nước, xứng đáng với bề dày 990 năm Thăng Long - Hà Nội và có sức hấp dẫn với khách du lịch. Đối với du lịch thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng về khai thác du lịch sinh thái, thực hiện tuần lễ du lịch sinh thái Cần Giờ, phát triển du lịch sinh thái vườn, nâng cấp khu Củ Chi, công viên văn hóa, lịch sử dân tộc tháp truyền hình. Bên cạnh việc đầu tư cho các khu du lịch, du lịch Việt Nam nên có kế hoạch phát triển du lịch biển vì các bãi biển Việt Nam còn khá hoang sơ và đây chính là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn với du khách nước ngoài. Cần tạo ra các khu bảo tồn biển được hình thành cùng với sự đa dạng sinh học biển. Phấn đấu đạt mục tiêu phát triển phong phú về sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Song sản phẩm du lịch vẫn phải đảm bảo định hướng chính là du lịch cảnh quan, văn hóa và sinh thái trên cơ sở khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên về du lịch và phải đảm bảo mục tiêu an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây chính là nét đặc sắc của du lịch Việt Nam trong thế kỉ 21. * Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch : Trong chiến lược phát triển của ngành, du lịch Việt Nam đề rõ mục tiêu là: Phát triển nhanh và bền vững du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch là một điều kiện tiên quyết cho giữ vững định hướng chiến lược của ngành. Bởi vì, dù chúng ta có tốn bao nhiêu nguồn lực để quảng bá thu hút khách đến thăm nhưng khi du khách đến Việt Nam lại được phục vụ bởi chất lượng phục vụ kém thì hậu quả sẽ là sự tổn thất gấp bội. Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ là một yếu tố trợ giúp tích cực cho sự phát triển bền vững của ngành bởi khách du lịch sẽ chỉ quay trở lại một quốc gia khi chất lượng phục vụ ở đó là hoàn hảo đối với cảm nhận của họ. Chất lượng dịch vụ du lịch được đề cập trên cả ba góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hóa dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ đón tiếp khách. Xét ở khía cạnh thái độ phục vụ, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch. Trong kinh doanh dịch vụ nhà hàng cần tạo uy tín và nét đặc trưng trong phong cách phục vụ của khách sạn Việt Nam. Nên tăng cường yếu tố bản sắc văn hóa, văn minh dân tộc trong quá trình phục vụ khách. Muốn đạt yêu cầu đó, ngành du lịch cần đào tạo một đội ngũ phục vụ tận tình, chu đáo, ân cần, văn minh, lịch sự nhằm gây ấn tượng tốt cho khách về ngành và đất nước, con người Việt Nam. Trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển và hướng dẫn cũng cần có yêu cầu tương tự đối với nhân viên. Thêm vào đó, hướng dẫn viên cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thông thoại về ngoại ngữ. Về tính tiện nghi và đa dạng của hàng hóa dịch vụ, cần chú trọng phát triển thêm nhiều loại hình lưu trú mới bao gồm: khu du lịch, làng du lịch, căn hộ cho khách thuê… Ngoài việc mở rộng loại hình lưu trú, cần tăng cường tính tiện nghi trong khách sạn. Trong tương lai, các cơ sở lưu trú này không chỉ cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của khách mà phải vươn tới các dịch vụ cao cấp như cung cấp dịch vụ về mạng internet phục vụ cho đối tượng khách thương gia, dịch vụ gửi fax , tìm tin… Đa dạng hóa các chương trình du lịch cũng là một trọng tâm trong quá trình nâng cao chât lượng phục vụ bởi tour du lịch chính là sản phẩm dịch vụ cơ bản của ngành. Trong các năm vừa qua, tình trạng các hãng lữ hành cắt xén bớt chương trình tour tùy tiện, đã tạo ấn tượng không tốt với khách. Nhược điểm này nhất định cần được khắc phục trong tương lai gần. Cần thường xuyên đưa vào khai thác các tuyến điểm mới, hoàn thiện các tuyến điểm truyền thống, có thể tổ chức các chương trình giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm cung cấp cho khách du lịch, để giới thiệu những nét đặc sắc trong cuộc sống của con người Việt Nam. Cuối cùng là việc nâng cao khả năng sẵn sàng phục vụ đón tiếp khách. Công tác chuẩn bị đón tiếp có liên quan đến nhiều cấp , nhiều ngành , nhiều địa phương. Nó chịu tác động của các chính sách của Nhà nước ở cấp vĩ mô, đồng thời phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch. ở tầm vĩ mô, cần đơn giản hóa các thủ tục cho khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với các thị trường khách du lịch trọng điểm nên được miễn visa. Mặt khác, các ngành có liên quan như hàng không, văn hóa, giao thông vận tải …cần hợp tác cùng du lịch phát triển. ở tầm vi mô, các đơn vị cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch phải luôn luôn ở trong tình thế chủ động khi đón tiếp khách. Với khách sạn là sự vệ sinh phòng khách đã đăng kí, trong kinh doanh nhà hàng là sự bảo đảm chỗ cho khách đã đặt trước cũng như khách mới tới. Khả năng sẵn sàng đón tiếp khách còn thể hiện thông qua sự phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ phục vụ, không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách, mà còn có khả năng phục vụ ngay khi nhận biết nhu cầu của khách, nếu điều này được thực hiện, chắc chắn chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam sẽ tạo được uy tín với khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2000, nhằm thực thi chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, Tổng cục du lịch đã tổ chức bình chọn top ten trong kinh doanh khách sạn, lữ hành nhằm khuyến khích phong trào nâng cao chất lượng dịch vụ ở các lĩnh vực này.Thêm vào đó, việc ban hành qui định tiêu chuẩn xếp hạng các khách sạn của Tổng cục Du lịch đã tạo điều kiện cho sự chuẩn hóa chất lượng các dịch cung cấp tại các cơ sở. Tổng cục cũng tổ chức hai hội thi tay nghề trên phạm vi toàn ngành cho huớng dẫn viên và lễ tân khách sạn. Đây chính là một biện pháp khuyến khích có hiệu quả sự trau dồi về trình độ chuyên môn, kĩ năng thực sự hành nghề cho lao động trong ngành. Đặc biệt, Nghị định 39/2000/NĐ - CP do Thủ tướng Chính phủ ký về cơ sở lưu trú dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú, đồng thời là cơ sở pháp lý nhằm chuẩn hóa chất lượng dịch vụ du lịch được cung cấp. Mặc dù, trên thực tiễn chất lượng các dịch vụ du lịch đã có nhiều hướng chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua nhưng để thực sự nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành tương xứng với vai trò, vị trí của ngành đã được xác định trong giai đoạn 2000 - 2010. Phát triển chất lượng dịch vụ du lịch cần chú trọng các công tác sau: Hoàn thiện công tác xếp hạng các khách sạn ở Việt Nam. Tiến hành thẩm định lại các khách sạn đã được xếp hạng nhằm bảo đảm giữ vững uy tín của hệ thống khách sạn Việt Nam. Thực thi thí điểm các tiêu chuẩn ISO-9000 về hệ thống chất lượng dịch vụ cho các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch. Tổng cục du lịch nên tiếp tục việc tổ chức các hội thi tay nghề, bầu chọn top ten trong kinh doanh khách sạn, lữ hành để khuyến khích phong trào nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp ở từng người lao động cũng như các doanh nghiệp du lịch. Mặt khác, cần xúc tiến công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và phạt, xử lý với các đơn vị kinh doanh vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng được đề ra. Cuối cùng, song lại hết sức cần thiết, Tổng cục Du lịch phải mở các lớp bồi dưỡng kiến thức một cách thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên cho đội ngũ lao động của mình, cuối khóa học có thể thi tổ chức kiểm tra chất lượng nếu thấy cần thiết. Công việc này giúp bảo đảm một đội ngũ lao động có đủ trình độ về năng lực chuyên môn, kỹ thuật phục vụ khách, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành. Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang cạnh tranh gay gắt với nhau về các sản phẩm du lịch được chào bán trên thị trường. Cùng với xu hướng của quốc tế hóa trong kinh doanh du lịch, việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch là cơ sở tạo lòng tin với khách du lịch về uy tín, chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, đây cũng là nền tảng cho phát triển du lịch một cách bền vững. * Chiến lược về giữ gìn, tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch: Môi trường: Việt Nam hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực. Nằm ở trung tâm vùng Đông Nam á rộng lớn, giàu có Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch cả về tài nguyên thiên nhiên và giá trị nhân văn của nên văn hoá. Việt Nam cũng là đất nước có truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời rất đặc sắc. Trên phạm vi cả nước, số các di tích được xếp hạng di tích lịch sử, di tích văn hoá khá lớn. Đặc biệt Việt Nam là quốc gia có số lượng các di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hoá, tự nhiên thế giới nhiều trong khu vực (một di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ long; ba di sản văn hoá: Cố đô Huế, Phố cổ Hội an, Thánh địa Mỹ sơn). Với đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước các di tích văn hoá, lịch sử trong cả nước đã được lựa chọn đưa vào khai thác có hiệu quả. Song, việc phát triển du lịch nhanh, bền vững không có nghĩa là phát triển du lịch bằng mọi giá. Mà song song với viẹc khai thác cần giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường. Có như vậy, du lịch mới phát triển được một cách bền vững và có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nước nhà. Trong thời gian vừa qua, tại một số các địa bàn có di tích việc phát triển du lịch thiếu sự chú trọng đến việc bảo tàng, bảo tồn đã dẫn đến nhiều công trình kiến trúc có giá trị lịch sử bị xuống cấp nghiêm trọng. Thêm vào đó, nhiều công trình đang đứng trước mối đe doạ bị thời gian và thiên tai làm ảnh hưởng. Thực hiện đường lối phát triển du lịch mới của Đảng và Nhà nước, phát triển du lịch nhanh và bền vững thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch đã được chú trọng. Các dự án đầu tư du lịch đều phải tính tới việc nâng cấp di sản văn hóa, lịch sử, bảo vệ cảnh quan môi trường. Tổng cục Du lịch đã tiến hành thống kê, đánh giá hoạt động tại các điểm du lịch, đồng thời phối hợp với Bộ Văn hoá nhằm lựa chọn, đề xuất tu bổ một số di tích lịch sử, văn hoá tại các điểm du lịch được lựa chọn. Các phương án tôn tạo, tu bổ các di tích và các biện pháp huy động tài chính để thực hiện công việc này đã được triển khai. Đặc biệt là việc tôn tạo di sản văn hoá Huế đã được thực thi. Bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch là cần thiết nhằm duy trì giá trị của tài nguyên, cũng như duy trì sự hấp dẫn của điểm du lịch với khách. Đi đôi với việc bảo vệ các tài nguyên, phát triển du lịch cũng cần chú trọng việc bảo vệ môi trường, cảnh quan các điểm du lịch. Môi trường tại các điểm du lịch bao gồm: Môi trường xã hội, an ninh, an toàn tại các khu du lịch. Trong giai đoạn 2000 – 2010, để giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh tại các điểm du lịch, phương hướng được Tổng cục Du lịch đề ra là: + Thu thập các quy chế quản lý khu du lịch do địa phương ban hành, nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý các khu du lịch của các địa phương. Trên cơ sở đó lựa chọn những vấn đề cấp bách, cần giải quyết như ăn mày, ăn xin chèo kéo khách...để môi trường văn hoá được đảm bảo tại các điểm du lịch. + Tiến hành nghiên cứu dự án về an ninh, an toàn du lịch do WTO soạn thảo, xác lập các tiêu chí về an ninh, an toàn du lịch trong điều kiện Việt Nam. + Xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng bảo tồn các phong tục, tập quán, lối sống của một số địa phương. + Tiến tới việc ban hành các văn bản pháp lý về quản lý, khai thác các điểm du lịch nhằm tiến tới thống nhất trong cả nước về quản lý các điểm du lịch. Trong tương lai, để công tác giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch cũng như môi trường có hiệu quả, ngành du lịch cần thực hiện những việc sau: + Chú trọng giáo dục toàn dân về tầm quan trọng của các di tích lịch sử, văn hoá đối với cả dân tộc nói chung và phát triển du lịch nói riêng, để cư dân địa phương tham gia tích cực trong công tác bảo tồn, bảo tàng và giữ gìn môi trường. Bản thân những người làm trong ngành phải nắm rõ và luôn cân nhắc giữa phát triển du lích với bảo vệ môi trường, trùng tu các di tích. Nên tránh tình trạng chỉ biết khai thác tài nguyên, làm phá hỏng môi trường. + Tại các điểm du lịch cần có nội quy rõ ràng để khách du lịch biết và thực hiện. + Đây là công việc liên quan đến nhiều ngành như: Công an, Bộ Văn hoá - thông tin, Cục môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ – Môi trường..., do đó ngành du lịch cần phối hợp tích cực với các ngành này để triển khai chiến lược một cách có hiệu quả. Nên trích lập quỹ dùng cho việc tu bổ, tôn tạo một cách thường xuyên các di tích, thu hút nguồn vốn nước ngoài trong công tác tu bổ. Phát triển nhanh du lịch đi đôi với công tác giữ gìn bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường là hướng đúng đắn cho du lịch Việt Nam. Sản phẩm du lịch Việt Nam chủ yếu là du lịch văn hoá, sinh thái do đó tài nguyên du lịch, môi trường đóng một vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, khai thác đi đôi với bảo vệ là tiền đề để phát triển du lịch bền vững lâu dài, nhằm giữ vững định hướng phát triển du lịch đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc truyền thống dân tộc, phẩm chất con người Việt Nam. * Chiến lược đầu tư: Định hướng phát triển nhanh và bền vững du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong có cấu nền kinh tế quốc dân đã tạo ra bước ngoặt cho ngành trong việc thu hút đầu tư cho sự phát triển của ngành. Có thể nói, trong kinh doanh du lịch, nếu không có đầu tư cho thì cũng sẽ không có khách du lịch ,bởi không có sản phẩm mới, không có sự cải tiến, nhất là trong xu thế cạnh tranh đa dạng hóa sản phẩm diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia phát triển du lịch. Qua thực tế phát triển du lịch Việt Nam trong hai năm qua (1999-2000) cho thấy ngành du lịch được Chính phủ cấp Ngân sách 27 tỷ đồng cho Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, kết quả là đã làm tăng thêm 600.000 lượt khách quốc tế tạo tăng thu gần 300.000 tr USD . Rõ ràng đầu tư cho du lịch là một hình thức đầu tư có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, cần được phát huy trong tương lai. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển du lịch ỏ Việt Nam phần lớn dựa vào kinh phí Nhà nước cấp, bản thân nguồn vốn tự có của Tổng cục Du lịch không có khả năng đáp ứng cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch. Trong bối cảnh nguồn kinh phí còn hạn hẹp, Chiến lược đầu tư cho Việt Nam là đẩy mạnh việc thu hút và đa dạng hóa các nguồn vốn cho sự phát triển.Cần huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn như các hình thức vay, cổ phần hóa, hoặc cho phép tư nhân xây dựng mới và tôn tạo nâng cấp các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, cơ sở vui chơi giải trí, khách sạn. Song song với việc thu hút vốn, cần có hình thức sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả. Nên có sự lựa chọn với đối tác nước ngoài sao cho hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tránh tình trạng bị xử ép. Đặc biệt, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các chương trình du lịch có quy mô lớn như các làng du lịch, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nên khuyến khích các hình thức đồng sở hữu, huy động vốn bằng cách hình thành các công ty cổ phần ở các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận chuyển với hình thức sở hữu đan xen và các mô hình quản lý mới năng động và có hiệu quả . Đặc biệt cần chú trọng đầu tư theo chiều sâu cho các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển bởi lữ hành chính là cầu nối cho cung, cầu gặp nhau trong du lịch Đầu tư cho lữ hành thực chất bao gồm 2 khía cạnh: đầu tư cho các văn phòng đại diện, chi nhánh ở các thị trường trọng điểm như: Trung quốc, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ và đầu tư cho đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp lữ hành. Trong khi nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, đầu tư cho du lịch chỉ nên thực hiện trên cơ sở xem xét kĩ lượng các định hướng, quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch và đầu tư một cách có trọng điểm tại các địa bàn quan trọng nhằm tạo các dự án có khả năng thu hút vốn nước ngoài. Quán triệt tư tưởng này, Tổng cục du lịch đã tiến hành phân nước ta thành 3 vùng du lịch trọng điểm để tiện việc xem xét đâù tư phát triển của từng vùng. Vùng I, Vùng du lịch Bắc bộ gồm 23 tỉnh từ Hà giang đến Hà tĩnh, thủ đô Hà nội là trọng tâm với tam giác động lực tăng trưởng du lịch là Hà nội – Hải phòng – Hạ long. Vùng II, Vùng du lịch Bắc trung bộ gồm 5 tỉnh từ Quảng bình đến Quảng ngãi, với Huế và Đà nẵng là trung tâm đồng vị của vùng và trục phát triển du lịch: Huế - Đà nẵng – Lao bảo. Vùng III, Vùng du lịch Nam trung bộ và Nam bộ gồm 25 tỉnh từ Kontum đến Cà Mau với 2 á vùng du lịch là Nam trung bộ (9 tỉnh) và Nam bộ (16 tỉnh) trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh, ở vùng có các tam giác tăng trưởng du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh – Nha trang - Đà lạt; Thành phố Hồ Chí Minh – Cần thơ - Kiên giang và tam giác tăng trưởng kinh tế – du lịch TP. Hồ Chí Minh – Biên hoà - Vũng tàu.Trên cơ sở phân vùng du lịch, việc xác định các trọng điểm đầu tư đã được xác định rõ. Xét trên các lĩnh vực cần đầu tư cho phát triển du lịch cần tập trung các vấn đề sau: Thứ nhất đầu tư khách sạn, chuyển tiếp phục vụ du lịch theo tuyến năm 2010 cần thiết 51.200 buồng; vùng II cần thêm 10.700 buồng; vùng III cần thêm 20.300 buồng, với tổng số vốn cần đầu tư là 3.039 triệu USD. Thứ hai, tập trung xây dựng các trung tâm du lịch ở các địa bàn lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, việc đầu tư tôn tạo, giữ gìn danh lam thắng cảnh và giữ gìn di tích, môi trường di tích là cần thiết. Nên ưu tiên những dự án đầu tư cho các khu du lịch tổng hợp như dự án Non nước (Đà nẵng), Thuận an (Huế), Hạ long (Quảng ninh)...Các khu du lịch này khi đi vào hoạt động với sản phẩm chất lượng cao gắn với cảnh quan di tích lịch sử văn hoá của ta sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Ngoài 4 khu du lịch được ưu tiên hàng đầu là Hà nội, Hải phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Hạ long. Cần tập trung đầu tư cho 7 khu du lịch được ưu tiên phát triển theo xu hướng chính sau: Đầu tư cho thủ đô Hà nội và phụ cận: Bắc ninh, Hà tây, Ninh bình... nhằm tạo ra các khu du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần của thủ đô Hà nội. Đầu tư cho Hải phòng, Quảng ninh tại các khu Hạ long – Bái tử long, Cát bà, Đồ sơn... Cần tập trung vào hải đảo Cát bà và không gian trên biển của Vịnh Hạ long và Bái tử long nhằm tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trong vùng. Đầu tư cho Huế - Đà nẵng – Lao bảo: Các dự án đầu tư tập trung, bảo tồn khai thác các di sản văn hoá kiến trúc (Huế), cách mạng (Quảng trị) và các di sản tự nhiên ở trục Huế – Lăng cô - Hải vân – Sơn trà; Đà nẵng, dải ven vịnh Nam trung bộ đến đô thị phố cổ Hội an, động Phong Nha (Quảng bình). Chú ý đến các dự án về kết cấu hạ tầng trong việc phát triển đường sắt và đường bộ với Lào – Thái lan qua đường xuyên đến Myanma, Malaysia và Singapore trong tương lai. Nha trang – Ninh chữ - Đà lạt: Các dự án kết hợp giữa khu du lịch biển lớn ở Việt Nam cho những năm sau năm 2000 ở vùng biển Đại lãnh, Vịnh Văn phong, Nha trang (Khánh hoà). Xây dựng tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà lạt – Nha trang. Vùng tàu – Long hải - Côn đảo: Đầu tư phát triển du lịch nghỉ cuối tuần trên khu vực bãi biển Long hải – Phước hải. Có dự án riêng đối với Côn đảo, quy hoạch khu du lịch ở bãi trước và bãi sau thành phố Vũng tàu. Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận: Tận dụng thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác tuyến du lịch trên sông Sài gòn đến các vùng sông nước của đồng bằng châu thổ sông Cửu long và các dự án phát triển du lịch trên sông Mêkông đến Phnômpênh (Căm pu chia) với Lào và Thái lan. Dự án làng văn hoá các dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh. Một khu vực vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Hà tiên – Phú quốc (Kiên giang), cần có một định chế riêng cho việc đầu tư đảo Phú quốc. Dự án đầu tư Phú quốc phải là một dự án đầu tư toàn diện và đồng bộ, một chiến lược phát triển lâu dài trong đó phát triển du lịch sinh thái là một hướng ưu tiên; Trong năm qua, các dự án đầu tư cho quy hoạch xây dựng các cơ sở du lịch, khu du lịch đã được triển khai. Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc dành Ngân sách đầu tư cho 4 khu vực du lịch quốc gia tổng hợp tại các vùng trọng điểm. Tại Hà nội, có 4 dự án đầu tư lớn vừa được quyết định giao cho các chủ đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2010 là: Dự án tuyến du lịch sông Hồng cho Công ty Du lịch Hà nội, khu nghỉ cuối tuần đường cao tốc Hà nội – Hoà lạc do Công ty Du lịch và thương mại Hà nội thực hiện, khu vui chơi giải trí Sóc sơn cho Công ty Dịch vụ Hà nội, khu vui chơi giải trí Đông anh do Công ty thương mại Cổ loa. Đây là những dự án nằm trong chương trình phát triển du lịch thủ đô từ nay đến năm 2010. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, đến cuối năm 2000, miền Trung, Tây nguyên đã thu hút được 3 dự án đầu tư vào du lịch với số vốn đầu tư 1.262,43 triệu USD, tập trung vào 6/7 tỉnh đó là: Lâm đồng, Đà nẵng, Khánh hoà, Bình thuận, Thừa thiên Huế, Quảng nam trong đó vốn đầu tư xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch chiếm hàng đầu (12 dự án), tiếp theo là xây dựng khu du lịch (7dự án), xây dựng khu vui chơi giải trí (2 dự án), chưa có dự án xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, lữ hành, vận chuyển khách cũng như các lĩnh vực du lịch. Vai trò quan trọng của miền Trung và Tây nguyên như một trọng điểm của du lịch cả nước với các trục du lịch tổng hợp: Cảnh dương – Lăng cô - Hải vân – Non nước – Hội an; Văn phong - Đại lãnh - Đan kim – Suối vàng. Tại khu vực bãi trên (Vĩnh hải, Nha trang), dự án “Nàng tiên cá”, một khu nghỉ mát cấp cao và một dự án khả thi do Công ty Rvs Guester đang xúc tiến với tổng kinh phí 15.000 .0000 USD dưới hình thức 100% vốn nước ngoài khi khu du lịch này hoàn thành chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách tới Nha trang. Trong tương lai, để việc đầu tư phát triển du lịch đạt hiệu quả, các dự án cần thực hiện đúng quy định về quản lý đầu tư, xây dựng, quy hoạch và huy động và sử dụng vốn. Các biện pháp để sử dụng thu hút vốn đầu tư cho du lịch Việt Nam cần được quan tâm là: Với nguồn vốn trong nước: - Huy động nguồn vốn tư nhân bỏ vốn nhận thầu các tuyến điểm du lịch thắng cảnh. - Khuyến khích các công ty du lịch, các doanh nghiệp và các địa phương liên kết bỏ vốn, nhận thầu để xây dựng hình thành các tuyến điểm tham quan mới. - Thành lập các công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ lữ hành vận chuyển du lịch, lưu trú, khu vui chơi giải trí. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá với các đơn vị kinh doanh các lĩnh vực thuộc ngành du lịch nhằm huy động các nguồn vốn khác nhau. Với nguồn vốn nước ngoài: - Xây dựng chiến lược phát triển quốc gia, chào mời các dự án du lịch tại các địa phương trong cả nước. - Cho phép các doanh nghiệp du lịch bán cổ phần cho người nước ngoài. - Khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ du lịch 100% vốn nước ngoài. - Khai thác các dự án bỏ vốn dưới hình thức BOT phù hợp với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. - Chú trọng đến nguồn tài trợ và chất xám của Việt kiều trên khắp thế giới tạo điều kiện thuận để họ đem vốn liếng về đầu tư tại địa phương quê quán ở Việt Nam. - Tổng cục Du lịch mạnh dạn hỗ trợ việc thuê các chuyên gia nước ngoài quản lý, xây dựng các dự án, hoạch tư vấn kinh doanh du lịch. - Nhà nước bỏ vốn đầu tư các phương tiện thông tin tuyên truyền, phương tiện tìm hiểu về Việt Nam tại các đại sứ quán Việt Nam. Kết luận, đầu tư có trọng điểm nâng cấp các khu tuyến điểm du lịch, xây dựng các khách sạn, trung tâm lữ hành, đào tạo đội ngũ lao động, các khu vui chơi giải trí nhằm tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch Việt Nam là phương hướng cho đầu tư phát triển du lịch nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010. * Chiến lược phát triển thị trường: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, sản phẩm của nước mang tính đặc thù. Sản phẩm du lịch không thể di chuyển mà người tiêu dùng nó phải tìm đến với sản phẩm du lịch ngay tại nơi có tài nguyên du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch chỉ có thể khẳng định khi khách hàng đã tiêu dùng nó. Do đặc thù đó trong chiến lược phát triển du lịch, chiến lược phát triển marketing đóng vai trò quan trọng, việc xác định thị trường mục tiêu, đánh giá tiềm năng, xây dựng chiến lược và kế hoạch mở rộng thị trường luôn là điều kiện tiên quyết để thành công trong cạnh tranh du lịch. Theo số liệu thống kê về khách du lịch đến Việt Nam vào năm 2000, một số thị trường khách trọng điểm được xác định là: Thị trường Âu – Mỹ (chiếm 26,87%, chủ yếu là khách du lịch từ Pháp, Mỹ), thị trường khách Trung quốc (chiếm 29,27%), thị trường Nhật bản (7,137%), khách thuộc các nước ASEAN (29,27%). Đây đồng thời là những thị trường khách chiếm tỷ trọng lớn trong ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy rõ là số lượng các nước có mức độ tiêu dùng cao về du lịch như Mỹ, Pháp, Anh, Đức còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cá biệt như Anh chỉ chiếm 7%, Đức chiếm 1%. Những con số này cho thấy các hoạt động marketing chưa thực sự thành công. Số lượng khách du lịch mới chỉ tập trung ở một số quốc gia lân cận như Trung quốc, các nước ASEAN, Nhật bản. Với thị trường khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Trong giai đoạn 2000 – 2010, để đạt mục tiêu chiến lược về thị trường, giai đoạn đầu tập trung vào các nước Đông Nam á, các nước Thái bình dương (Nhật bản và các nước Bắc á, Trung quốc), sau đó là vươn tới các thị trường khách du lịch có tiềm năng lớn Tây Âu – Bắc Mỹ (Anh, Pháp, Mỹ, Canađa,...) Triển khai chương trình “Hành động quốc gia về du lịch”, trong công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch, Tổng cục Du lịch đã triển khai công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam tại một số thị trường khách trọng điểm như : Nhật, Trung quốc, Đức, Hàn quốc... và bước đầu đã đem lại một số thành tựu nhất định: Tại Nhật, đã tổ chức hoạt động tuyên truyền quảng bá dưới tiêu đề “Tuần Việt Nam” tại Đại học Chiêu hoà trong thời gian từ 12 –15/10/2000. Ngoài việc tổ chức gian hàng trưng bày các sản phẩm du lịch, tập gấp, tranh ảnh tài liệu, quà tặng, đồ thủ công mỹ nghệ, tổ chức biểu diễn văn nghệ dân tộc thường xuyên tại các gian hàng, Tổng cục Du lịch và Đại sứ quán Việt Nam đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp Nhật bản về tình hình phát triển du lịch Việt Nam, chương trình Hành động quốc gia về du lịch. Cũng thời gian này có gian hàng giới thiệu về Hội an tại trường Đại học Chiêu hoà thu hút đông đảo nhiều quan chức cũng như người dân Nhật bản đến thăm quan. Theo nhận định của Nhật, trong thời gian gần đây đã xuất hiện xu hướng đi Việt Nam, đặc biệt trong giới thanh niên Nhật bản. Với việc Việt Nam Airlines và Japan Airlines đã mở đường bay thẳng 2 chuyến 1 tuần từ Tôkyô tới Thành phố Hồ Chí Minh là điều thuận lợi cho khách du lịch Nhật chọn Việt Nam là điểm đến du lịch của họ. Tại thị trường Trung quốc: Nằm trong công tác quảng bá du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch và hãng Hàng không quốc gia Việt Nam đã triển khai chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung quốc từ 12 –18/12/2000 tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung quốc. 25 doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có buổi tiếp xúc , tự giới thiệu với các đơn vị du lịch Trung quốc. Sau chương trình ở Bắc kinh, đoàn đã giới thiệu tại Thượng hải, Quảng châu. Phía Trung quốc đã công nhận: “Việt Nam là điểm du lịch của công dân Trung quốc”. Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai ngành du lịch Việt Nam – Trung quốc nhằm thực hiện việc tổ chức cho công dân Trung quốc đi du lịch Việt Nam bằng hộ chiếu được ký kết sẽ mở ra tiềm năng phát triển du lịch cho cả hai nước. Tại Đức, Tổng cục Du lịch tổ chức chương trình giới thiệu về du lịch Việt Nam tại Berlin và Frankfurt, từ 21 –29/9/2001, với sự tham gia của nhiều công ty lữ hành quốc tếa nhằm thúc đẩy để kinh doanh du lịch Đức trở thành 1 trong 5 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam. Tại thị trường Hàn quốc, đoàn du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự hội chợ “BUTTUR – 2001” tại thành phố Busan, Hàn quốc, từ 6 –9/9/2001. Hàn quốc là một thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Bên cạnh công tác triển khai quảng bá cho du lịch Việt Nam ở các thị trường trọng điểm, các chương trình hợp tác cũng được ký kết với các nước lân cận như: Thái lan, Lào... tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam. ở trong nước, công tác tuyên truyền quảng bá cho du lịch Việt Nam cũng được tổ chức rộng khắp trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các khu du lịch trọng điểm với một số sự kiện nổi bật là: Hội chợ Xuân du lịch – văn hoá Việt Nam 2000, được tổ chức từ 26/1 đến 2/2, tại Hà nội. Đây là sự kiện mở đầu cho việc triển khai thực hiện nội dung tuyên truyền quảng bá du lịch và gắn hoạt động du lịch với các lễ hội văn hoá dân tộc. Tại đây tính phong phú đa dạng của nền văn hoá truyền thống Việt Nam đã được thể hiện bằng nhiều hình thức, thể loại mang đậm màu sắc đặc trưng của các dân tộc, các địa phương, đồng thời khẳng định đó là tiềm năng đặc trưng của du lịch Việt Nam. Festival Huế 2000, tổ chức từ ngày 8/4 đến 19/4, đã thu hút hàng chục ngàn khách du lịch trong nước và quốc tế. Đây không chỉ là cuộc trình diễn trên quy mô lớn về nét đặc trưng văn hoá của Huế mà còn là cuộc biểu dương tinh hoa văn hoá dân tộc, một lễ hội văn hoá, du lịch mang tầm cỡ quốc tế. Festival Huế đồng thời là cơ hội tuyên truyền quảng bá của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa thiên Huế nói riêng. Thực hiện hướng mới trong công tác quảng bá, nhằm khuyến khích khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam, ngày 8/12 tại cửa khẩu sân bay Nội bài, Tổng cục Du lịch và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức lễ hội đón khách du lịch thứ 2.000.000 đến Việt Nam năm 2000. Với những thành tựu trong công tác tuyên truyền, quảng bá, nhận thức của toàn dân, các ngành, các cấp đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Trong tương lai nhằm hướng tới cái đích 6 –7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 25 triệu lượt khách du lịch nội địa, công tác quảng bá, tuyên truyền du lịch Việt Nam cần chú trọng việc tiếp tục thực hiện các chương trình hành động quốc gia về du lịch và dựa trên các đề xuất như : việc đổi mới tư duy và cung cách tiếp thị, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam không phải là nhiệm vụ của riêng ngành du lịch mà là trách nhiệm của mọi ngành, mọi người dân, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Mặt khác, công tác quảng bá, tiếp thị cần phải được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức hấp dẫn, mới lạ và sáng tạo với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Để công tác quảng cáo thu được thành công cần chú trọng vào việc xác định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng. + Cần khẩn trương đặt đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. Du lịch Việt Nam cần có các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quảng bá tiếp thị cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại các thị trường tiềm năng để thu hút khách, cung cấp thông tin cần thiết cho khách và cho ngành trong quá trình hội nhập phát triển. + Tham gia một cách thường xuyên và chủ động vào các diễn đàn, hội nghị, hội chợ du lịch và hội chợ thương mại quốc tế, trước mắt là ở các thị trường trọng điểm Đông á và ASEAN, sau đó là Tây âu – Bắc mỹ để giới thiệu du lịch Việt Nam. + Phối hợp với hãng Hàng không Việt Nam để quảng bá giới thiệu về Việt Nam, đồng thời tăng cường chuyến bay đến các quốc gia có thị trường khách tiềm năng to lớn như: Mỹ, Canađa, úc, Đức, Anh, Pháp, ý, Tây ban nha, Hà lan, Thuỵ sỹ, áo, Bỉ, Nhật, Hàn quốc, Trung quốc, Đài loan... để tạo sự dễ dàng cho khách. + Thường xuyên tổ chức các chuyến đi tour làm quen, tour khảo sát du lịch Việt Nam, cho các hãng du lịch nước ngoài biết tường tận về các sản phẩm du lịch của ta. + Đưa thông tin về du lịch Việt Nam lên Internet qua những trang Web hấp dẫn, minh hoạ những chương trình du lịch bằng những hình ảnh sống động trên mạng theo từng chủ đề riêng. III. Một số nhận xét, đánh giá của bản thân: “Chương trình hành động quốc gia về du lịch năm 2000” được thông qua và triển khai đã đem đến những chuyển biến tích cực cho ngành du lịch Việt Nam. Số khách du lịch đạt vượt mức kế hoạch 2 triệu lượt khách trong năm 2000. Hoạt động du lịch đã thu hút được sự chú ý của toàn dân và xã hội. Trên trường quốc tế, hình ảnh về du lịch Việt Nam đã trở nên rõ nét hơn. Song bên cạnh những thành tựu du lịch Việt Nam đã đạt được, còn có những tồn tại cần khắc phục để có thể thực hiện tốt chiến lược phát triển của ngành, giai đoạn 2000 –2010: + Trong công tác quản lý về du lịch ở các cấp còn có những bất cập, tình trạng chồng chéo về quản lý, sự không thống nhất giữa những văn bản quản lý về du lịch ở các địa phương với Tổng cục Du lịch, đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp du lịch. + Ngành du lịch còn thiếu nhiều nhân viên giỏi về chuyên môn, thạo ngoại ngữ, hiểu biết lịch sử, văn hoá dân tộc, biết cách quản lý kinh doanh, đặc biệt là đội ngũ kinh doanh lữ hành giỏi. + Các sản phẩm du lịch tuy được cải tiến về chất lượng, đa dạng hóa về loại hình song so với các nước khác trong khu vực vẫn còn thua kém. Mặt khác, khách du lịch đến Việt Nam thường phải chịu mức giá cả đắt hơn so với tiêu dùng các dịch vụ du lịch ở các nước lân cận như: Lào, Campuchia, Thái lan...Thêm vào đó, việc kết nối tour với các nước trong khu vực chưa được phát triển. + Môi trường du lịch ở các điểm du lịch chưa thực sự lành mạnh, tình trạng chèo kéo khách, bán đắt cho khách quốc tế đã gây những ảnh hưởng xấu trong tâm lý của khách. + Kinh doanh lữ hành là một mảng quan trọng trong phát triển du lịch, do nó thực hiện chức năng kết nối giữa cung và cầu trong du lịch song kinh doanh lữ hành Việt Nam những năm qua còn nhiều tồn tại. Một thực tế là hiện nay còn thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự giảm giá các tour du lịch, bị đối tác nước ngoài ép giá. Kinh doanh lữ hành quốc tế hầu như chưa có các đại diện của Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. + Nguồn vốn đầu tư cho công tác marketing du lịch còn hạn hẹp. Hoạt động marketinh chỉ mới có kết quả ở các thị trường du lịch lận cận, chưa vươn tới được các thị trường tiềm năng khách du lịch tiêu dùng lớn. Trong tương lai, để đạt tới các mục tiêu phát triển của ngành, du lịch Việt Nam cần thực hiện những vấn đề sau: + Kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nhằm tạo sự thống nhất trong chỉ đạo phát triển du lịch ở các cấp, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch. + Ngành cần có kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành ở mỗi giai đoạn. Nên có sự hợp tác với nước ngoài trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. + Nên có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoạt động kinh doanh. Tổng cục Du lịch nên tổ chức quảng bá ở các thị trường trọng điểm, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thu hút khách. Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải nỗ lực trong công tác hợp tác quốc tế về nhận, gửi khách, nhằm tạo ra các mối quan hệ song phương với các đối tác, tạo những ưu tiên cho khách du lịch 2 nước, để có thể giảm giá các tour du lịch, khuyến khích khách tới Việt Nam. + Cần nhanh chóng giải quyết các nạn chèo kéo, khách ở các điểm du lịch, thực hiện các quy định về an ninh, an toàn tại các điểm du lịch nhằm tạo môi trường lành mạnh tại các điểm du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường cần giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch nhằm duy trì giá trị điểm đến, tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch về du lịch Việt Nam nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung. +Trong những năm tới, công tác marketing cần được chú trọng hơn, đội ngũ lao động trong lĩnh vực này cần am hiểu chuyên môn và nhạy bén với những thay đổi của thị trường, đưa ra các giải pháp marketinh phù hợp để tận dụng có hiệu quả các cơ hội marketing của ngành. Mặt khác, Tổng cục Du lịch cần có kế hoạch để thống nhất các chiến lược marketing lớn nhằm đạt hiệu quả khi triển khai ở các doanh nghiệp. Bên cạnh những giải pháp trên, ngành du lịch cần chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Ngày nay, công nghệ thông tin đang trở thành một yếu tố không thể thiếu ở các quốc gia phát triển du lịch. Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của các nước này và áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Mặt khác, hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch cũng là một biện pháp để du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực. Việt Nam có thể thu hút vốn nước ngoài đầu tư về đào tạo nhân lực, đầu tư các dự án xây dựng các khu du lịch trọng điểm. Tổng cục có thể mời các chuyên gia về du lịch ở các nước du lịch phát triển như Pháp, Mỹ...đóng góp ý kiến cho quá trình khảo sát, xây dựng chiến lược, cũng như triển khai thực tế nhằm đạt hiệu quả cao trong việc khai thác các tour, du lịch cụ thể, việc triển khai các chương trình marketing, tổ chức các hội chợ du lịch... Như vậy, phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 cần giữ vững định hướng cơ bản của ngành trong thế kỷ mới là: phát triển du lịch theo hướng văn hoá - lịch sử, sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Những định hướng cơ bản này cần được cụ thể hoá trong từng dự án, từng mục tiêu cụ thể của kế hoạch hoạt động, tạo ra sự riêng biệt hấp dẫn cho sản phẩm du lịch Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam vững bước tiến vào thế kỷ mới, tự tin hội nhập cùng thế giới, với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0109.doc
Tài liệu liên quan