CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2009-2020
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước.
Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã tiến hành được 8 năm. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sựđiều chỉnh.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tạo trình độ đại học theo 2 hướng: nghiên cứu phát
triển và nghề nghiệp ứng dụng. Áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các
đại học có uy tín trên thế giới. Từ 2011 chuẩn bị để hội nhập hệ thống chuẩn đào
tạo nghề của Cộng đồng châu Âu. Đến năm 2020 các chương trình tiên tiến quốc tế
được sử dụng tại ít nhất 30% số trường đại học Việt Nam.
- Thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học các môn học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử
dụng tiếng Anh. Đảm bảo học sinh được học liên tục một ngoại ngữ, nhất là tiếng
Anh từ lớp 3 cho tới giáo dục nghề nghiệp, đại học và đạt chuẩn năng lực ngoại
ngữ quốc tế. Cùng với chương trình môn tiếng Anh với tư cách một môn ngoại
ngữ, đến năm 2010 thực hiện dạy học song ngữ ở một số môn học ở cấp trung học,
bắt đầu ở một số địa phương và cơ sở giáo dục có điều kiện với quy mô tăng dần
trong những năm tiếp theo. Đối với giáo dục đại học, thực hiện giảng dạy một số
môn học bằng tiếng Anh ở một số trường đại học từ năm 2008 với quy mô và số
môn học tăng dần trong những năm sau.
- Chuyển mạnh sang đào tạo theo học chế tín chỉ trong hệ thống đào tạo. Đến năm
2020 có 100% chương trình giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo theo học chế
tín chỉ. Từ năm 2010 các trường đại học chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học
chế tín chỉ.
- Các chương trình giáo dục thường xuyên sau xoá mù, bổ túc văn hoá trên tiểu học, các
chương trình đáp ứng yêu cầu người học, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên
được xây dựng lại, cung cấp được cho người học kiến thức và kỹ năng hiện đại.
Giải pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm
định và đánh giá các cơ sở giáo dục
- Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình
học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.
- Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học
tập cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015 có 80% giáo viên
phổ thông, 100% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông
vào dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá.
Dự thảo lần thứ mười bốn, ngày 30/12/2008
20
Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học
được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.
- Thực hiện đánh giá quốc gia về chất lượng học tập của học sinh 3 năm một lần và
công bố kết quả để toàn xã hội biết rõ chất lượng thực sự của giáo dục phổ thông.
Trước mắt, thực hiện đánh giá đối với hai môn Toán và Tiếng Việt (hoặc Ngữ Văn)
và từng bước tăng các môn cần đánh giá ở phổ thông; trong giai đoạn đầu thực hiện
đánh giá ở các lớp 5, 9 và 11, tiến tới thực hiện đánh giá ở các lớp 3, 5, 7, 9 và 11.
- Từ năm 2012 tham gia chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập của học
sinh để chất lượng giáo dục phổ thông được so sánh với các nước trên thế giới.
- Để xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng
cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, bắt đầu từ năm
2009 thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, sinh viên đánh giá giảng viên,
giáo viên và giảng viên đánh giá cán bộ quản lý nhà trường.
- Xây dựng một số trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, công nhận trình độ của người
học, tạo điều kiện cho người lao động được học tập suốt đời và di chuyển trong thị
trường việc làm.
- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai
kiểm định các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, công bố công khai kết quả
kiểm định. Đến năm 2020 tất cả số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, nghề
nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được tham gia chương trình kiểm định và tái kiểm
định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo và công bố công khai kết quả trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Giải pháp 6: Xã hội hóa giáo dục
- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình
trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục
tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
- Xây dựng cơ chế học phí mới nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước,
người học và các thành phần xã hội. Đối với giáo dục mầm non và phổ thông ở các
trường công lập, ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo chi phí
của quá trình đào tạo. Đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học ở các trường công
lập, người học có trách nhiệm chia sẻ một phần quan trọng chi phí đào tạo. Các cơ
sở giáo dục đào tạo ngoài công lập phải tuân thủ các quy định về chất lượng của
Nhà nước và tự quyết định mức học phí.
- Khen thưởng, tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã đóng góp xuất sắc cho sự
nghiệp giáo dục.
- Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
cho giáo dục. Phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập để đảm bảo tỷ lệ sinh
Dự thảo lần thứ mười bốn, ngày 30/12/2008
21
viên đại học và cao đẳng ngoài công lập là 40% năm 2020; nâng tỷ lệ học sinh học
nghề (ngắn hạn và dài hạn) ngoài công lập lên khoảng 60% vào năm 2020. Triển
khai các chính sách cụ thể của Chính phủ đã ban hành để hỗ trợ cho các cơ sở giáo
dục ngoài công lập cả ở đại học, dạy nghề và phổ thông, trước hết về đất đai, thuế
và vốn vay. Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm
chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế-xã hội
tham gia vào công tác thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc mở các trường đại học chất lượng cao,
100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.
Giải pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục
- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các
loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi
mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí
nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học, đặc biệt là đồ
chơi an toàn cho trẻ em.
- Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất cho
các trường học đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó ưu tiên
đầu tư quỹ đất để xây dựng một số khu đại học tập trung.
- Đẩy mạnh Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên,
ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn, bảo đảm đủ phòng học cho
mẫu giáo 5 tuổi, cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở học 2 buổi ngày. Đến năm
2020 không còn phòng học tạm ở tất cả các cấp học, 100% trường phổ thông được
nối mạng Internet và có thư viện.
- Xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học
trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện
đại ở các trường đại học trọng điểm.
- Xây dựng các khu ký túc xá cho sinh viên và nhà nội trú cho các trường phổ thông
có nội trú ở vùng dân tộc và nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Giải pháp 8: Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội
- Tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực
nhằm cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xây dựng chương
trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp.
- Nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp,
tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện
chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình
thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và
nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học
trong các doanh nghiệp lớn.
Dự thảo lần thứ mười bốn, ngày 30/12/2008
22
Giải pháp 9: Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên
- Hoàn thiện và thực hiện cơ chế học bổng, học phí, tín dụng cho học sinh, sinh viên
vùng miền núi và thuộc diện chính sách xã hội; cấp học bổng cho các học sinh, sinh
viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu.
- Bảo đảm đủ nhà công vụ, có chính sách thoả đáng thu hút giáo viên cho vùng núi,
vùng khó khăn.
- Có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật học tập.
- Cung cấp sách giáo khoa và học phẩm miễn phí, hoặc giảm giá bán sách giáo khoa
cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc sinh hoạt và học tập tại các vùng
cao, vùng sâu vùng xa.
- Triển khai mạnh các chương trình đào tạo nghề cho nông dân để tham gia hội nhập kinh tế.
- Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với học sinh, sinh viên
người dân tộc thiểu số.
Giải pháp 10: Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào
tạo và nghiên cứu
- Tổ chức một số trường đại học theo hướng nghiên cứu. Đến năm 2020 có khoảng
30 trường đại học theo hướng nghiên cứu cơ bản.
- Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc
hình thành các liên kết giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh
nghiệp. Nguồn thu của các trường đại học từ các hoạt động khoa học - công nghệ
sẽ chiếm giữ một tỷ lệ quan trọng trong tổng nguồn thu của một cơ sở giáo dục đại
học, đạt 20% vào năm 2020.
- Tập trung đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn. Đến năm 2020, xây dựng
10 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia trong hệ thống trường đại học trọng điểm.
Giải pháp 11: Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến
- Ở phổ thông, từ năm học 2008-2009 triển khai phong trào thi đua: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” để tạo môi trường giáo dục lành mạnh,
mang niềm vui học tập đến cho mọi trẻ em và lôi cuốn xã hội tham gia vào quá
trình giáo dục.
- Tất cả các tỉnh, thành phố phát triển các trường chuyên là môi trường bồi dưỡng
nhân tài trẻ tuổi cho các địa phương.
- Xây dựng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất lượng cao để đào tạo nhân
lực đạt chuẩn quốc tế cho một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Tập trung đầu tư nhà nước và sử dụng vốn vay ODA để xây dựng một số trường
đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế để đến năm 2020 có ít nhất 5 trường đại học
Việt Nam được xếp hạng trong số 50 đại học hàng đầu của khu vực ASEAN và 1
trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong số 200 đại học hàng đầu thế giới.
Năm 2015 sẽ hoàn thành cơ bản việc xây dựng 4 trường đại học Việt Nam đạt đẳng
cấp quốc tế.
Dự thảo lần thứ mười bốn, ngày 30/12/2008
23
VI. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược giáo dục đã đề ra, ngoài ngân
sách hàng năm cho giáo dục và chương trình kiên cố hóa trường học, sẽ dành ngân sách
để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo. Chương trình mục
tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2020 bao gồm những dự án sau:
1. Thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, duy trì kết quả xóa mù chữ và
phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, củng cố kết quả phổ cập trung học, và hỗ trợ
phát triển giáo dục thường xuyên
2. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học
3. Đổi mới đánh giá và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
5. Thu hút đội ngũ trí thức Việt kiều và nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
6. Đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng
7. Tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường
8. Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động và đào tạo theo nhu cầu
xã hội
9. Xây dựng các trường đại học và các khoa đạt trình độ quốc tế
10. Tăng cường năng lực giáo dục nghề nghiệp
11. Hỗ trợ giáo dục miền núi, học sinh dân tộc thiểu số, vùng có nhiều khó khăn
và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác
12. Tăng cường giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
13. Tăng cường cơ sở vật chất trường học
14. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông
tin trong giáo dục.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 được chia làm 3
giai đoạn:
Giai đoạn 1(2009 – 2010)
- Điều chỉnh một số chỉ tiêu và tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010.
- Tập trung vào một số trọng điểm: Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp
dạy học; chấn chỉnh nền nếp và kỉ cương trong các hoạt động giáo dục để xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, cải cách hành chính triệt để trong hệ thống quản lý
giáo dục từ trung ương đến địa phương.
Dự thảo lần thứ mười bốn, ngày 30/12/2008
24
- Thực hiện một số giải pháp bổ sung; khởi động các chương trình, dự án, đề án của
giai đoạn 2009 – 2020.
Giai đoạn 2 (2011 - 2015) tập trung vào các trọng điểm sau:
- Triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; chuẩn bị chương trình giáo dục
phổ thông mới, đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến
quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học; triển khai chương trình ngoại
ngữ mới trong toàn bộ hệ thống giáo dục.
- Tổ chức đánh giá quốc gia và tham gia chương trình đánh giá quốc tế về kết quả
học tập của học sinh
- Tiến hành đổi mới cơ cấu và quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục quốc dân
- Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo sư phạm, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục.
Giai đoạn 3 (2016 - 2020) tập trung vào các trọng điểm:
- Đẩy mạnh việc xây dựng các đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược và đánh
giá kết quả thực hiện chiến lược giáo dục
_______________________________
1
Giải trình: DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 2009 – 2020: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI
1. Việc xây dựng dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020 được tiến hành như thế nào?
Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục được khởi động từ sau khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo tiến hành tổng kết, đánh giá thực hiện giai đoạn I của Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 – 2010 (tháng 7 năm 2007). Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Báo cáo đánh giá thực hiện giai đoạn I Chiến lược giáo dục 2001 – 2010, lãnh đạo Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (nay là
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) khởi thảo đề cương xây dựng chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2008 – 2020.
Tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ra Quyết định số
4354/QĐ/BGD-ĐT thành lập Ban biên soạn chiến lược phát triển giáo dục 2008 –
2020 do Bộ trưởng làm trưởng ban và Tổ thư ký giúp việc.
Từ tháng 9/2007 đến tháng 4/2008, hàng tuần Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo và chủ
trì các buổi làm việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục với sự tham gia của lãnh
đạo Bộ, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Bộ. Trong thời gian này, Ngân hàng thế
giới đã giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo mời một chuyên gia quốc tế đến tư vấn cho Ban
soạn thảo chiến lược giáo dục.
Để có cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, Bộ trưởng đã ký
quyết định thành lập 27 nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học và chuyên gia giáo dục
trong và ngoài ngành theo 27 chuyên đề tập trung vào các vấn đề: đánh giá thực trạng
giáo dục Việt Nam; những vấn đề triết học của giáo dục; xác định các yêu cầu công
nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đối với sự phát triển nhân cách con người
Việt Nam; dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực qua đào tạo của
Việt Nam tới 2020; nghiên cứu chiến lược giáo dục của một số nước trên thế giới; dự
báo nhu cầu, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục của từng cấp
học, ngành học, v.v.
Các chuyên đề khoa học lần lượt được báo cáo, thảo luận trong Ban soạn thảo
chiến lược.
Đến tháng 4/2008, Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục (CLPTGD) được hoàn
thành và tổ chức xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính
trị, văn hoá - xã hội.
- Ngày 2/4/2008, Ban soạn thảo CLPTGD tọa đàm, xin ý kiến đóng góp của
nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và một số nhà khoa học.
2
- Ngày 7/4/2008, Ban soạn thảo tọa đàm xin ý kiến đóng góp của cố Thủ tướng
Chính phủ Võ Văn Kiệt và một số nhà khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/4/2008, xin ý kiến đóng góp cho dự thảo CLPTGD ở Hội thảo của
Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam.
- Ngày 8/5/2008, tổ chức Hội thảo về CLPTGD với sự tham gia của các nhà khoa
học, các chuyên gia giáo dục ở tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Sau mỗi hội nghị, hội thảo góp ý cho dự thảo chiến lược phát triển giáo dục, Ban
soạn thảo lại tiến hành chỉnh sửa. Đến tháng 6/2008 văn bản dự thảo CLPTGD lần thứ
8 được gửi đến 64 Sở Giáo dục và Đào tạo và 107 trường đại học, trung học chuyên
nghiệp để xin ý kiến đóng góp.
- Tháng 8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp
của 180 đại biểu đại diện cho 63 Sở giáo dục- đào tạo, các trường đại học, cao đẳng
trong cả nước.
- Tháng 9/2008, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của Hội Cựu giáo chức
Việt Nam.
- Tháng 10/2008, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà hoạt động văn
hoá, xã hội.
- Trên cơ sở đóng góp ý kiến qua các hội nghị, hội thảo khoa học, Ban soạn thảo
chiến lược đã chỉnh sửa, bổ sung thành phiên bản thứ 13 của Dự thảo CLPTGD. Văn
bản này đã được thông báo và xin ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan báo chí,
thông tấn trong nước và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (Liên hiệp các Hội khoa
học kỹ thuật Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam).
Sau 2 hội nghị này dự thảo lần thứ 13 CLPTGD giai đoạn 2009 – 2020 đã được
đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để xi ý kiến đóng góp của toàn xã hội.
2. Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 có gì mới?
2.1. Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam một cách khách quan toàn diện với tinh
thần nhìn thẳng vào sự thật. Không tô đậm thành tích, nhưng cũng không phủ nhận
những thành tự to lớn của giáo dục trong những năm gần đây, đồng thời cũng chỉ ra
những yếu kém, thiếu sót cơ bản của giáo dục làm cho toàn xã hội lo lắng.
3
2.2. Quan điểm phát triển giáo dục có những điểm mới so với trước đây.
Dự thảo CLPTGD lần này đưa ra 6 quan điểm phát triển giáo dục, trong đó có
những quan điểm đã được nêu ra trong các Nghị quyết và các văn kiện khác của Đảng và
Nhà nước, nhưng được trình bày một cách cụ thể hơn, cũng có những quan điểm mới
thích ứng với bối cảnh trong nước và quốc tế, thích ứng với các xu thế của thời đại.
Các quan điểm nhấn mạnh đến đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hài hoà, nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi cá
nhân học tập, làm cho việc tới trường trở thành nhu cầu, niềm vui, hạnh phúc của tuổi
trẻ; xem cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục là một trong những động lực của sự
phát triển giáo dục; nhấn mạnh tính hiệu quả trong giáo dục: đảm bảo chất lượng
giáo dục tốt nhất trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp.
2.3. Những điểm mới trong mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục
Chiến lược giáo dục 2009 – 2020 đã:
Xác định rõ tầm nhìn giáo dục Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ tới với kỳ vọng:
xây dựng một nền giáo dục hiện đại mang bản sắc dân tộc; xây dựng xã hội học tập và
đào tạo những người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng
thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp,
có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công
dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Xác định 3 mục tiêu chiến lược:
* Mục tiêu đầu tiên đề cập đến quy mô giáo dục được phát triển hợp lý một
mặt chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hội nhập quốc tế, mặt khác tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.
* Mục tiêu thứ hai hướng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục có thể tiếp
cận với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế trong đó nhấn mạnh
giáo dục năng lực làm người ở phổ thông; năng lực nghề nghiệp ở giáo dục
nghề nghiệp, đại học và giáo dục thường xuyên.
* Mục tiêu thứ ba đề cập đến việc huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực
cho giáo dục, nhằm mục đích vừa đảm bảo đủ nguồn lực, vừa tăng cường
hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển giáo dục.
2.4. Những điểm mới về giải pháp chiến lược phát triển giáo dục
Các giải pháp chiến lược đều có những điểm mới rõ rệt so với các giải pháp của
Chiến lược 2001 – 2010, cụ thể:
4
- Lấy quản lý chất lượng làm trọng tâm, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục; thực hiện cải cách hành chính triệt để trong toàn hệ
thống; tin học hoá toàn bộ công tác quản lý.
- Tập trung vào việc tạo ra động lực dạy học và rèn luyện nâng cao năng lực
nghề nghiệp bằng cách thay đổi chính sách tuyển dụng, đánh giá, chế độ đãi ngộ,
khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh; đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên theo các chương trình tiên tiến quốc tế; thu hút các nhà khoa học trong và
ngoài nước tham gia giảng dạy ở các trường đại học.
- Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, đa dạng hoá, liên
thông, khắc phục tình trạng mất cân đối, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.
- Thay đổi cơ bản chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tích hợp, phân
hoá, tăng cường hoạt động xã hội; tăng cường áp dụng các chương trình giáo dục tiên
tiến trên thế giới đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học; tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.
- Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo sẽ được đánh giá quốc
gia và công bố kết quả trước xã hội. Trước mắt, đối với giáo dục phổ thông, thực hiện
đánh giá quốc gia 3 năm một lần, tiến tới tham gia đánh giá quốc tế về chất lượng. Hệ
thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục sẽ được thành lập để kiểm định
các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
- Thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; mở rộng các hình
thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực,
chuyển giao công nghệ; xây dựng một số trung tâm phân tích dự báo nhu cầu nhân lực
cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xây dựng chương trình, lập
kế hoạch đào tạo nghề nghiệp.
- Xây dựng các mô hình cơ sở giáo dục tiên tiến, tạo môi trường giáo dục lành
mạnh ở mọi cấp học và trình độ đào tạo.
3. Tại sao lại chọn quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục là những giải pháp mang tính đột phá?
Trong Dự thảo CLPTGD 2009 – 2020 đưa ra 11 giải pháp, trong đó có 2 giải
pháp có tính đột phá: đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục.
Đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá vì lý luận và thực tiễn cho thấy
quyết định sự vận hành của một hệ thống có đi đến mục tiêu đã định hay không là do
quản lý hệ thống. Giáo dục Việt Nam trong những năm qua còn nhiều hạn chế, thiếu
5
sót trong đó có sự yếu kém về quản lý và từ sự yếu kém này dẫn đến nhiều yếu kém
khác của hệ thống giáo dục. Do đó, trước hết phải đổi mới quản lý giáo dục để đảm
bảo cho hệ thống giáo dục vận hành theo đúng quy luật đi đến mục tiêu đã định.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu
phát triển giáo dục trong thời kì mới cũng là giải pháp đột phá vì đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục quyết định việc hiện thực hoá mọi chủ trương đường lối giáo
của của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng của
giáo dục. Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực dạy học và phấn đấu
nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, sách giáo
khoa hay, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo
được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới
phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục.
4. Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 có chú trọng tới người học không?
Có thể nói người học là tâm điểm của Chiến lược phát triển giáo dục 2009 –
2020. Điều này được thể hiện trong quản điểm đầu tiên khẳng định mục tiêu đào tạo
của giáo dục Việt Nam là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện...". Sự chú
trọng vào người học còn được thể hiện ở quan điểm thứ ba khi khẳng định rằng "giáo
dục một mặt vừa đáp ứng yêu cầu xã hội nhưng mặt khác vừa thoả mãn nhu cầu phát
triển của mỗi cá nhân người học, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người". Với
những quan điểm như vậy, Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 đã đề cập tới
nhiều giải pháp hướng vào người học, từ việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện
ở mỗi nhà trường, ở đó người học được cảm thông, được chia sẻ, được bày tỏ ý kiến
riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu của mỗi người học đến các giải
pháp đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học nhằm tạo cơ hội cho mỗi
người học được học những gì gắn với chuẩn mực chung nhưng phù hợp với nhu cầu,
nguyện vọng và điều kiện học tập của mình, nhằm phát triển và hoàn thiện tố chất cá
nhân. Chiến lược cũng đề cập đến các giải pháp hỗ trợ những đối tượng học sinh được
ưu tiên, thông qua việc thực hiện các cơ chế học bổng học phí, tín dụng cho học sinh,
sinh viên dân tộc, miền núi, vùng có khó khăn và các học sinh, sinh viên thuộc diện
chính sách xã hội với phương châm không để học sinh nào nghèo mà không được học.
1
PHỤ LỤC
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2009-2020
2
Bảng 1.a. SỐ TRƯỜNG Ở CÁC CẤP HỌC GIAI ĐOẠN 2000-2008
Đơn vị: Trường
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Tăng, giảm
so với năm
học 2000-
2001
(+; -)
Tổng số trường 35.059 29.027 35.973 37.509 38.331 38.801 40.556 41.123 6.064
1. Mầm non 9641 9.528 9.715 10.104 10.453 11.009 11.509 11.629 1.988
- Nhà trẻ 735 251 157 129 67 82 65 58 -677
- Trường mẫu giáo 3.512 3.165 3.117 2.872 2.738 2.845 2.890 2.839 -673
- Trường Mầm non 5.394 6.112 6.441 7.103 7.648 8.082 8.554 8.732 3.338
2. Trường phổ thông 24.675 19.056 25.811 26.359 26.817 27.231 27.595 27.900 3.225
- Trường Tiểu học 13.738 13.897 14.163 14.346 14.518 14.688 14.839 14.939 1.201
- Trường PTCS 1.304 1.270 1.197 1.139 1.034 889 744 717 -587
- Trường THCS 7.733 8.092 8.396 8.734 9.041 9.386 9.657 9.768 2.035
- Trường TH cấp 2-3 649 570 523 455 396 315 281 309 -340
- Trường THPT 1.251 1.397 1.532 1.685 1.828 1.953 2.074 2.167 916
3. Dạy nghề 312 546 546 861 950 638
- Trường Dạy nghề 164 127 173 226 233 262 -164
- Trung tâm Dạy nghề 148 320 404 599 -148
4. Trường TCCN 253 252 245 286 285 284 269 275 22
5. Trường CĐ và ĐH
(*)
178 191 202 214 230 277 322 369
191
- ĐH, trường ĐH,
học viện
74 77 81 87 93 123 139 160
86
- Trường CĐ 104 114 121 127 137 154 183 209 105
Nguồn : Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ GD&ĐT. Tổng cục Dạy nghề
Ghi chú : (*) Không kể trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng
3
Bảng 1.b. SỐ LƯỢNG HỌC SINH, SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2000-2008
Đơn vị : Người
Năm học Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT TCCN Dạy nghề CĐ, ĐH Sau ĐH
2000-2001 366.698 2.113.574 9.751.431 5.918.153 2.199.814 255.323 792.000 875.592 2.481 NCS
14.817 hvch
2001-2002 367.410 2.120.345 9.336.913 6.254.254 2.328.965 271.175 1.051.500 923.176 2.798 NCS
18.616 hvch
2002-2003 403.549 2.143.881 8.841.004 6.497.548 2.452.891 309.807 1.074.100 960.692 3.313 NCS
23.841 hvch
2003-2004 413.784 2.172.899 8.350.191 6.612.099 2.616.207 360.392 1.145.100 1.032.440 4.061 NCS
28.970 hvch
2004-2005 421.436 2.332.658 7.773.484 6.670.714 2.802.101 466.504 1.207.000 1.319.754
4.070 NCS
34.200 hvch
2005-2006
513.423 2.511.239 7.321.739 6.458.518 2.976.872 500.252 1.322.000 1.522.000 4.460 NCS
34.600 hvch
2006-2007
530.085 2.617.167 7.041.312 6.128.457 3.111.280 515.670 1.340.000 1.540.201 4.518 NCS
38.461 hvch
2007-2008
508.694 2.687.037 6.871.795 5.858.484 3.070.023 614.516 1.696.500 1.603.484 43.000 NCS
và hvch
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục. Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD&ĐT; Tổng cục Dạy nghề – Bộ LĐ, TB&XH
Bảng 1.c. TỶ LỆ SINH VIÊN TRÊN 1 VẠN DÂN
2000-01 2001-02 2002-03 2003-04 2004 -05 2005-06 2006-07
Tỷ lệ SV/1vạn dân 118 124 128 140 161 167 179
Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD&ĐT
4
Quy mô giáo dục mầm non và phổ thông qua các năm
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
12,000,000
S
ố
H
S
Nhà trẻ 366,698 367,410 403,549 413,784 421,436 513,423 530,085 508,694
Mẫu giáo 2,113,574 2,120,345 2,143,881 2,172,899 2,332,658 2,511,239 2,617,167 2,687,037
Tiểu học 9,751,431 9,336,913 8,841,004 8,350,191 7,773,484 7,321,739 7,041,312 6,871,795
THCS 5,918,153 6,254,254 6,497,548 6,612,099 6,670,714 6,458,518 6,128,457 5,858,484
THPT 2,199,814 2,328,965 2,452,891 2,616,207 2,802,101 2,976,872 3,111,280 3,070,023
2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008
5
Quy mô đào tạo qua các năm
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
1,800,000
Số
H
S,
S
V
TCCN 255,323 271,175 309,807 360,392 466,504 500,252 515,670 614,516
Dạy nghề 792,000 1,051,500 1,074,100 1,145,100 1,207,000 1,322,000 1,340,000 1,696,500
CĐ, ĐH 875,592 923,176 960,692 1,032,440 1,319,754 1,522,000 1,415,563 1,603,484
Sau ĐH 17,298 21,414 27,154 33,031 38,270 39,060 42,979 43,000
2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008
6
Bảng 2.a. KẾT QUẢ THI OLYMPIC QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2001 – 2007
(Số huy chương/số dự thi)
Môn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Toán 6/6 6/6 6/6 6/6 6/6 6/6 6/6
Lý 5/5 ¾ 5/5 4/4 4/5 4/5 5/5
Hóa 4/4 4/4 4/4 4/4 4/4 ¾ 4/4
Sinh 2/4 4/4 4/4 4/4 2/4 ¾
Tin 3/4 4/4
Nguồn: Thống kê giáo dục. Bộ GD&ĐT
Số huy chương qua các kỳ thi Olympic quốc tế
0
1
2
3
4
5
6
7
Toán 6 6 6 6 6 6 6
Vật lý 5 3 5 4 4 4 5
Hóa học 4 4 4 4 4 3 4
Sịnh học 2 4 4 4 2 3
Tin học 3 4
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
7
Bảng 2.b. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN NGƯỜI (HDI) CỦA VIỆT NAM
Năm HDI Thứ hạng HDI trong bảng
xếp hạng thế giới
1993 0,539 120/174 nước
1994 0,540 121/174 nước
1995 0,557 121/175 nước
1996 0,560 122/174 nước
1997 0,644 110/174 nước
1998 0,671 108/174 nước
1999 0,682 101/162 nước
2000 0,688 109/173 nước
2001 0,688 109/174 nước
2003 0,691 112/177 nước
2005 0,733 105/177 nước
8
Bảng 3. TỶ LỆ ĐI HỌC ĐÚNG TUỔI Ở GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG
Đơn vị: %
Cấp học 2000 2002 2004 2005 2006
Mẫu giáo 47,59 48,82 57,27 59,18 65,05
Tiểu học 94,49 93,37 94,61 95,04 97,39
THCS 70,08 76,29 79,33 80,83 81,05
THPT 33,17 34,22 42,77 46,39 46,99
Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
năm học
%
Mẫu giáo 47.59 48.82 57.27 59.18 65.05
Tiểu học 94.49 93.37 94.61 95.04 97.39
THCS 70.08 76.29 79.33 80.83 81.05
THPT 33.17 34.22 42.77 46.39 46.99
2000 2002 2004 2005 2006
9
Bảng 4. TỶ LỆ HỌC SINH, SINH VIÊN NGOÀI CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2001 – 2007
Đơn vị:%
Cấp học, trình độ
đào tạo
2000-01 2001-02 2002-03 2003-04 2004-05 2005-06 2006-07
1. Mầm non:
- Nhà trẻ 66,7 74,4 75,9 76,6 74,9 76,04 74,97
- Mẫu giáo 50,5 59,9 59,6 58,4 55,2 54,68 83,69
2. Phổ thông:
- Tiểu học 0,28 0,34 0,34 0,35 0,37 0,45 0,54
- THCS 3,15 2,70 2,48 2,10 1,80 1,80 1,41
- THPT 34,34 33,54 32,60 31,82 30,14 30,46 30,60
3. Dạy nghề: 25,0
- Dài hạn 3,0 4,2
- Ngắn hạn 29,0 40,0
4. TCCN 2,9 … 8,12 9,4 15,69 15,51 18,22
5. CĐ, ĐH 9,5 9,8 10,96 12,5 10,44 11,57 13,0
- CĐ 7,93 8,7 9,6 11,0 9,08 7,39 9,89
- ĐH 12,23 10,8 11,32 13,9 10,79 12,71 13,82
Nguồn: Số liệu Thống kê giáo dục , Bộ GD&ĐT
Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45%
Tiểu học 0.28 0.34 0.34 0.35 0.37 0.45 0.54
THCS 3.15 2.7 2.48 2.1 1.8 1.8 1.41
THPT 34.34 33.54 32.6 31.82 30.14 30.46 30.6
DN dài hạn 3 4.2
DN ngắn hạn 29 40
TCCN 2.9 8.12 9.4 15.69 15.51 18.22
CĐ, ĐH 9.5 9.8 10.96 12.5 10.44 11.57 13
2000-01 2001-02 2002-03 2003-04 2004-05 2005-06 2006-07
10
Bảng 5. T×nh h×nh ph¸t triÓn tr-êng phæ th«ng d©n téc néi tró
Lo¹i
h×nh
2001-
02
2002-
03
2003-
04
2004-
05
2006-
07
2007-
08
B¸n tró
côm x·
104 392 519 680
PTDTNT
huyÖn
190 205 218 266 225 226
PTDTNT
tØnh
43 44 45 48 47 47
PTDTNT
TW
10 10 11 11 7 7
Tæng 347 651 793 1.005
Trẻ em khuyết tật được đi học
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
Trẻ em khuyết tật được đi học 42000 268938
1996 2005
11
Bảng 6.a. TỶ LỆ ĐẠT CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ
PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2007
Đơn vị:%
Cấp, bậc học 2000-01 2001-02 2002-03 2003-04 2004-05 2005-06 2006-07
1. Mầm non: 51.53 48.82 54.88 58.20 69,55 78,415 82,3
- Nhà trẻ 27.49 34.46 41,98 … 59,73 70,25 74,27
- Mẫu giáo 55.56 63.18 70.49 74.60 83,16 86,58 90,33
2. Phổ thông:
- Tiểu học 85.31 87.57 88.42 91.2 93,37 95,86 97,04
- THCS 89.53 91.05 91.16 92.8 94,95 96,19 96,84
- THPT 95.32 95.35 95.40 97.0 97.05 97,13 97,63
Nguồn: Phụ lục Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Bảng 6.b. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP
Đơn vị:%
2000 2002 2004 2005 2006
Tổng số giáo viên 100% 100% 100% 100% 100%
Trong đó:
Tiến sỹ 0,33 0,52 1,33 2,04 1,51
Thạc sỹ 5,39 7,09 12,71 14,71 13,16
ĐH, CĐ 78,63 81,35 77,88 75,03 77,98
Trung cấp 11,33 7,62 5,52 5,40 5,07
Trình độ khác 4,32 3,42 2,55 2,83 2,28
Nguồn: Số liệu Thống kê giáo dục, Bộ GD&ĐT
Bảng 6.c. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Đơn vị:%
2000 2002 2004 2005 2006
Tổng số giảng viên 100% 100% 100% 100% 100%
Trong đó:
Giáo sư 0,98 0,84 0,88 0,91 0,87
Phó giáo sư 3,54 3,44 3,93 4,35 4,61
Chia theo trình độ chuyên môn
Tiến sỹ 14,17 14,18 13,06 12,43 10,99
Thạc sỹ 25,04 27,45 30,51 32,26 34,14
ĐH, CĐ 59,32 56,65 54,82 54,24 53,70
Trình độ khác 1,47 1,71 1,60 1,07 1,17
Nguồn: Số liệu Thống kê giáo dục, Bộ GD&ĐT
12
Bảng 7.a. TÌNH HÌNH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
Năm
NSNN chi
cho GDĐT
trong GDP
(%)
NSNN chi cho
GDĐT
(% so với tổng
chi NSNN)
Trong đó:
Chi thường
xuyên
(% so với tổng
chi về GDĐT)
Chi Chương
trình MTQG
(% so với
tổng chi về
GDĐT)
Chi đầu tư
(% so với
tổng chi về
GDĐT)
2000 3.0 15,0 71,6 4,8 23,5
2001 4,1 15,3 73,0 4,0 22,3
2002 4,2 15,6 71,0 4,0 24,9
2003 4,7 16,4 81,7 4,3 14,0
2004 4.9 17,1 79,0 4,3 16,7
2005 5,1 18,1 79,8 4,3 15,9
2006 5,6 18,4 82,5 5,4 17,5
2007 5,6 18,1 77,6 5,1 17,2
2008 5,9 18,2* 73,9 8,9 17,2
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục. Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD&ĐT
Ghi chú: (*) Tỷ lệ này sẽ là 19,7% nếu tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ chi cho chương trình kiên
cố hóa trường học
Tỷ lệ chi NSSN cho GD-ĐT qua các năm
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
%
NSNN chi cho GDĐT trong GDP (%) 3 4.1 4.2 4.7 4.9 5.1 5.6 5.6 5.9
NSNN so với tổng chi NSNN (%) 15 15.3 15.6 16.4 17.1 18.1 18.4 18.1 18.2
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
13
Bảng 7.b. CƠ CẤU CHI NSNN THEO CẤP HỌC VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Cấp học,
trình độ đào tạo
2001 2002 2004 2006
Cơ cấu
(%)
Chi
NSNN
(tỷ đồng)
Cơ cấu
(%)
Chi
NSNN
(tỷ đồng)
Cơ cấu
(%)
Chi
NSNN
(tỷ đồng)
Cơ cấu
(%)
Chi NSNN
(tỷ đồng)
Tổng chi NSNN cho
GD-ĐT
100 19.505 100 22.601 100 34.872 100 54.798
Trong đó:
- Mầm non 6,97 1.359 6,92 1.563 7,52 2.550 7,47 4.096
- Tiểu học 32,71 6.380 31,23 7.057 29,73 10.081 31,21 17.105
- THCS 20,31 3.962 21,11 4.770 21,32 7.230 21,59 11.833
- Trung học phổ thông 11,02 2.149 10,48 2.367 9,35 3.170 10,33 5.663
- Dạy nghề 3,29 641 3,23 729 3,41 1.258 3,43 1.879
- Trung cấp chuyên
nghiệp
3,21 627 2,88 651 2,22 752 2,62 1.434
- Cao đẳng, đại học 9,22 1.798 8,97 2.026 9,71 3.294 8,91 4.881
- Chi đào tạo khác 13,27 2.587 15,19 3.433 16,75 5.670 14,43 7.907
Nguồn: Vụ KH-TC, Bộ GD&ĐT
Ghi chú : Chi giáo dục, đào tạo khác bao gồm : Chi giáo dục thường xuyên ; chi đào tạo học sinh
Lào, Campuchia ; Chi hỗ trợ đào tạo các Tổng công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ; Chi đào tạo
khối An ninh, Quốc phòng
Bảng 7.c. ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CỦA NGƯỜI DÂN CHO GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2000 –
2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2000 2002 2004 2006
GDP 441.646 535.762 715.307 973.791
Chi NSNN cho giáo dục 18.386 22.601 34.872 54.798
Tỷ trọng trong GDP (%) 4,2 4,2 4,9 5,6
Chi của người dân cho giáo dục 7.315 10.602 14.555 18.388
Tỷ trọng trong GDP (%) 1,7 2,0 2,0 1,9
Chi của Nhà nước và người dân cho giáo
dục
25.701 33.203 49.727 73.186
Tỷ trọng trong GDP (%) 5,8 6,2 6,9 7,5
Tỷ trọng chi của dân/tổng chi cho giáo dục
(%)
28,4 31,9 29,2 24,9
Nguồn: - Niên giám thống kê 2006;
- Kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004, 2006
- Chi của người dân cho GD-ĐT bao gồm: học phí, đóng góp xây dựng trường, sách giáo
khoa, dụng cụ học tập, học thêm, học trái tuyến
14
Bảng 8. DỰ BÁO QUY MÔ HỌC SINH, SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2008-2020
2007 (thực
hiện) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Qui mô học sinh, sinh viên 23,114,551 23,994,668 24,890,232 25,820,813 26,572,139 27,400,401 28,240,102 29,239,044 30,183,498 31,226,410 32,111,758 33,047,675 33,995,048 34,865,418
I- Khối Giáo dục 19,214,212 19,575,768 20,027,432 20,424,793 20,844,339 21,339,401 21,764,567 22,192,357 22,623,777 23,064,787 23,379,665 23,697,017 24,075,737 24,457,549
1. Học sinh mầm non 3,322,826 3,388,232 3,485,751 3,596,254 3,695,536 3,795,722 3,977,925 4,201,927 4,427,967 4,532,754 4,638,385 4,744,861 4,852,188 4,960,366
- Công lập 1,412,252 1,442,247 1,471,499 1,496,214 1,581,499 1,697,850 1,735,680 1,795,975 1,855,920 1,878,062 1,899,904 1,921,440 1,942,666 1,981,239
- Ngoài công lập 1,910,574 1,945,984 2,014,251 2,100,040 2,114,038 2,097,872 2,242,245 2,405,952 2,572,047 2,654,693 2,738,481 2,823,421 2,909,522 2,979,127
Tỷ lệ% ngoài công lập 57.5 57.4 57.8 58.4 57.2 55.3 56.4 57.3 58.1 58.6 59 59.5 60 60.1
Tỷ lệ huy động 40 40 43.3 44.5 45.5 46.5 48.5 50.9 53.4 54.4 55.4 56.4 57.4 58.4
Số trẻ em thuộc diện chính
sách ( 28% học sinh ) 930,391 948,705 976,010 1,006,951 1,034,750 1,062,802 1,113,819 1,176,539 1,239,831 1,269,171 1,298,748 1,328,561 1,358,613 1,388,903
Dân số ( 1- 5 tuổi ) 7,977,915 8,017,700 8,057,789 8,089,685 8,130,133 8,170,784 8,210,217 8,250,583 8,291,048 8,331,612 8,372,275 8,413,038 8,453,902 8,494,867
1.1 Nhà trẻ 611,659 653,137 695,015 776,100 818,979 862,268 945,360 1,068,847 1,193,546 1,239,498 1,285,879 1,332,693 1,379,943 1,427,632
- Công lập 152,915 156,753 159,853 170,742 171,986 172,454 189,072 213,769 238,709 247,900 257,176 266,539 275,989 285,526
- Ngoài công lập 458,744 496,384 535,161 605,358 646,994 689,815 756,288 855,078 954,837 991,598 1,028,703 1,066,154 1,103,954 1,142,106
Tỷ lệ% ngoài công lập 75 76 77 78 79 80 80 80 80 80 80 80 80 80
Tỷ lệ huy động 16 17 18 20 21 22 24 27 30 31 32 33 34 35
Dân số (0- 2 tuổi ) 3,822,869 3,841,984 3,861,194 3,880,499 3,899,902 3,919,401 3,938,998 3,958,693 3,978,487 3,998,379 4,018,371 4,038,463 4,058,655 4,078,949
1.2 Mẫu giáo 3-5 tuổi 2,711,167 2,735,094 2,790,736 2,820,154 2,876,557 2,933,454 3,032,565 3,133,079 3,234,421 3,293,257 3,352,506 3,412,169 3,472,245 3,532,734
- Công lập 1,259,337 1,285,494 1,311,646 1,325,472 1,409,513 1,525,396 1,546,608 1,582,205 1,617,210 1,630,162 1,642,728 1,654,902 1,666,677 1,695,712
- Ngoài công lập 1,451,830 1,449,600 1,479,090 1,494,682 1,467,044 1,408,058 1,485,957 1,550,874 1,617,210 1,663,095 1,709,778 1,757,267 1,805,567 1,837,022
Tỷ lệ% ngoài công lập 53.6 53 53 53 51 48 49 49.5 50 50.5 51 51.5 52 52
Tỷ lệ huy động 65.3 65.5 66.5 67 68 69 71 73 75 76 77 78 79 80
Dân số (3- 5 tuổi ) 4,155,045 4,175,717 4,196,595 4,209,185 4,230,231 4,251,382 4,271,218 4,291,890 4,312,561 4,333,232 4,353,904 4,374,575 4,395,247 4,415,918
Trong đó mẫu giáo 5 tuổi 1.208.605
1.234.254 1.253.446 1.272.898 1.327.550 1.383.167 1.396.999 1.410.969 1.439.620 1.454.016 1.468.557 1.483.242 1.498.075 1.513.055
- Công lập 568.044 617.127 689.395 763.739 796.53 829.9 838.199 846.581 863.772 872.41 881.134 889.945 898.845 907.833
- Ngoài công lập 640.56 617.127 564.051 509.159 531.02 553.267 558.8 564.388 575.848 581.607 587.423 593.297 599.23 605.222
Tỷ lệ% ngoài công lập 53,0 50,0 45,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0
Tỷ lệ huy động 90,0 91% 92% 92% 95% 98% 98% 98% 99% 99% 99% 99% 99% 99%
Dân số 5 tuổi 1.342.894 1.356.323 1.369.886 1.383.585 1.397.421 1.411.395 1.425.509 1.439.764 1.454.162 1.468.703 1.483.390 1.498.224 1.513.207 1.528.339
2- Học sinh phổ thông 15,891,386 16,187,536 16,541,681 16,828,539 17,148,803 17,543,679 17,786,642 17,990,430 18,195,810 18,532,033 18,741,280 18,952,156 19,223,549 19,497,183
- Công lập 14,827,653 15,174,966 15,594,702 15,901,580 16,111,835 16,454,923 16,614,781 16,776,671 16,882,174 17,016,829 17,081,583 17,166,823 17,240,343 17,309,220
- Ngoài công lập 1,043,849 1,208,611 1,342,981 1,495,505 1,611,200 1,668,730 1,738,103 1,808,563 1,938,570 2,053,508 2,169,503 2,267,077 2,378,456 2,496,592
2.1- Học sinh tiểu học 6,685,586 6,753,648 6,822,224 6,849,513 6,883,760 6,988,773 7,023,717 7,058,835 7,094,129 7,129,600 7,165,248 7,201,074 7,237,080 7,273,265
- Công lập 6,648,816 6,716,503 6,784,702 6,811,840 6,845,900 6,950,334 6,978,062 7,005,894 7,023,188 7,040,480 7,057,769 7,089,458 7,110,431 7,127,800
15
2007 (thực
hiện) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
- Ngoài công lập 36,771 37,145 37,522 37,672 37,861 38,438 45,654 52,941 70,941 89,120 107,479 111,617 126,649 145,465
Tỷ lệ% ngoài công lập 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.7 0.8 1 1.3 1.5 1.6 1.8 2
Tỷ lệ huy động 97 97.5 98 98 98 99 99 99 99 99 99 99 99 99
Miễn giảm 100%
Dân số ( 6- 10 tuổi ) 6,892,357 6,926,819 6,961,453 6,989,299 7,024,245 7,059,366 7,094,663 7,130,137 7,165,787 7,201,616 7,237,624 7,273,812 7,310,181 7,346,732
2.2- HS THCS 6,135,777 6,269,230 6,438,294 6,567,748 6,704,807 6,843,072 6,877,287 6,911,674 6,946,232 7,052,197 7,087,458 7,122,896 7,158,510 7,194,303
- Công lập 6,043,740 6,156,384 6,309,528 6,423,258 6,537,187 6,671,995 6,698,478 6,725,058 6,751,737 6,847,684 6,874,835 6,909,209 6,943,755 6,978,474
- Ngoài công lập 92,037 112,846 128,766 144,490 167,620 171,077 178,809 186,615 194,494 204,514 212,624 213,687 214,755 215,829
Tỷ lệ% ngoài công lập 1.5 1.8 2 2.2 2.5 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3 3 3
Tỷ lệ huy động 90 91.5 93.5 95 96.5 98 98 98 98 99 99 99 99 99
Số học sinh thuộc diện
chính sách ( 28% học sinh) 1,718,018 1,755,384 1,802,722 1,838,970 1,877,346 1,916,060 1,925,640 1,935,269 1,944,945 1,974,615 1,984,488 1,994,411 2,004,383 2,014,405
Dân số ( 11- 14 tuổi ) 6,817,530 6,851,618 6,885,876 6,913,419 6,947,986 6,982,726 7,017,640 7,052,728 7,087,992 7,123,432 7,159,049 7,194,844 7,230,818 7,266,972
- Dân tộc nội trú cấp 2 44,800 45,000 48,000 50,000 52,000 54,000 56,000 58,250 60,500 62,500 65,000 67,000 69,000 70,000
2.3- HS THPT 3,070,023 3,164,658 3,281,163 3,411,278 3,560,236 3,711,834 3,885,638 4,019,921 4,155,449 4,350,236 4,488,574 4,628,186 4,827,959 5,029,615
- Công lập 2,238,141 2,167,791 2,231,191 2,285,556 2,349,756 2,449,810 2,564,521 2,653,148 2,701,042 2,784,151 2,827,802 2,869,475 2,945,055 3,017,769
- Ngoài công lập 831,882 996,867 1,049,972 1,125,722 1,210,480 1,262,024 1,321,117 1,366,773 1,454,407 1,566,085 1,660,772 1,758,711 1,882,904 2,011,846
Tỷ lệ% ngoài công lập 27% 31% 32% 33% 34% 34% 34% 34% 35% 36% 37% 38% 39% 40%
Tỷ lệ huy động 55% 56% 58% 60% 62% 64% 66% 68% 70% 72% 74% 75% 78% 80%
Số học sinh thuộc diện
chính sách ( 28% học sinh
công lập ) 597,827 644,582 700,132 746,615 764,050 793,126 822,708 852,801 870,030 876,026 881,714 887,084 892,124 896,825
Dân số ( 15- 17 tuổi ) 5,545,708 5,601,165 5,657,177 5,685,463 5,742,317 5,799,740 5,857,738 5,916,315 5,975,478 6,035,233 6,095,585 6,156,541 6,218,107 6,280,288
Dân tộc nội trú cấp 3 21,409 22,500 24,000 25,000 26,000 27,000 28,000 29,000 30,000 31,000 32,000 33,000 34,000 35,000
II- Học sinh viên khối
Đào tạo 3,900,339 4,418,900 4,862,800 5,396,020 5,727,800 6,061,000 6,475,535 7,046,687 7,559,721 8,161,623 8,732,093 9,350,658 9,919,311 10,407,869
3. Số học sinh học nghề 1,656,439 2,016,200 2,278,200 2,640,800 2,806,200 2,926,700 3,073,035 3,226,687 3,388,021 3,557,423 3,735,293 3,922,058 4,118,161 4,324,069
3.1 Dạy nghề dài hạn 499.639 616.5 712.2 870.8 1.022.600 1.141.000 1.198.051 1.257.952 1.320.851 1.386.893 1.456.238 1.529.049 1.605.501 1.685.776
- Công lập 477.139 577.358 661.02 804.3 931.6 1.023.600 1.066.265 1.106.998 1.149.140 1.192.728 1.237.802 1.299.692 1.364.676 1.432.910
- Ngoài công lập 22.5 39.142 51.18 66.5 91 117400 131.786 150.954 171.711 194.165 218.436 229.357 240.825 252.866
- Tỷ lệ % ngoài công lập 4,5% 6,3% 7,2% 7,6% 8,9% 10,3% 11,0% 12,0% 13,0% 14,0% 15,0% 15,0% 15,0% 15,0%
Số học sinh thuộc diện
chính sách ( 24% HS dài
hạn) 1.596.346 1.399.700 1.566.000 1.770.000 1.783.600 1.785.700 1.874.985 1.968.734 2.067.171 2.170.529 2.279.056 2.393.009 2.512.659 2.638.292
3.2 Dạy nghề ngắn hạn 1.156.762 699.85 783 885 891.8 892.85 656.245 590.62 516.793 542.632 569.764 598.252 628.165 659.573
- Công lập 439.584 699.85 783 885 891.8 892.85 1.218.740 1.378.114 1.550.378 1.627.897 1.709.292 1.794.757 1.884.494 1.978.719
- Ngoài công lập 27,5% 50,0% 50,0% 50,0% 50,0% 50,0% 65,0% 70,0% 75,0% 75,0% 75,0% 75,0% 75,0% 75,0%
- Tỷ lệ % ngoài công lập 1.656.439 2.016.200 2.278.200 2.640.800 2.806.200 2.926.700 3.073.035 3.226.687 3.388.021 3.557.423 3.735.293 3.922.058 4.118.161 4.324.069
16
2007 (thực
hiện) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
4. Trung cấp chuyên
nghiệp 624,900 709,900 820,000 900,000 931,900 950,000 975,000 1,000,000 1,100,000 1,200,000 1,300,000 1,400,000 1,450,000 1,500,000
- Công lập 493,700 536,400 590,400 630,000 643,000 646,000 653,250 660,000 715,000 768,000 819,000 868,000 884,500 646,000
- Ngoài công lập 131,200 173,500 229,600 270,000 288,900 304,000 321,750 340,000 385,000 432,000 481,000 532,000 565,500 304,000
- Tỷ lệ % ngoài công lập 21 24.4 28 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Số học sinh thuộc diện
chính sách ( 24% học sinh) 118,488 128,736 196,800 216,000 223,656 228,000 234,000 240,000 264,000 288,000 312,000 336,000 348,000 360,000
5. Đại học Cao Đẳng 1,574,900 1,646,900 1,714,200 1,799,920 1,930,000 2,119,900 2,360,000 2,750,000 3,000,000 3,330,000 3,620,000 3,950,000 4,270,000 4,500,000
- Công lập 1,320,700 1,358,396 1,396,486 1,447,934 1,533,100 1,662,520 1,803,400 2,046,000 2,154,000 2,306,400 2,414,600 2,534,000 2,629,700 2,695,000
- Ngoài công lập 254,200 288,504 317,714 351,986 396,900 457,380 556,600 704,000 846,000 1,023,600 1,205,400 1,416,000 1,640,300 1,805,000
- Tỷ lệ % ngoài công lập 16 18 19 20 21 22 24 26 28 31 33 36 38 40
5.1 Cao đẳng 374,900 396,900 399,200 399,920 420,000 449,900 490,000 550,000 600,000 700,000 770,000 850,000 920,000 1,000,000
- Công lập 324,700 333,396 331,336 327,934 340,200 359,920 382,200 418,000 450,000 518,000 562,100 612,000 653,200 700,000
- Ngoài công lập 50,200 63,504 67,864 71,986 79,800 89,980 107,800 132,000 150,000 182,000 207,900 238,000 266,800 300,000
- Tỷ lệ % ngoài công lập 13 16 17 18 19 20 22 24 25 26 27 28 29 30
Số học sinh thuộc diện
chính sách ( 23% học sinh) 86,227 91,287 91,816 91,982 96,600 103,477 112,700 126,500 138,000 161,000 177,100 195,500 211,600 230,000
5.2 Đại học 1,200,000 1,250,000 1,315,000 1,400,000 1,510,000 1,670,000 1,870,000 2,200,000 2,400,000 2,630,000 2,850,000 3,100,000 3,350,000 3,500,000
- Công lập 996,000 1,025,000 1,065,150 1,120,000 1,192,900 1,302,600 1,421,200 1,628,000 1,704,000 1,788,400 1,852,500 1,922,000 1,976,500 1,995,000
- Ngoài công lập 204,000 225,000 249,850 280,000 317,100 367,400 448,800 572,000 696,000 841,600 997,500 1,178,000 1,373,500 1,505,000
- Tỷ lệ % ngoài công lập 17 18 19 20 21 22 24 26 29 32 35 38 41 43
Số học sinh thuộc diện
chính sách ( 23% học sinh) 229,080 235,750 244,985 322,000 347,300 384,100 430,100 506,000 552,000 604,900 655,500 713,000 770,500 805,000
6. Sau Đại học 44,100 45,900 50,400 55,300 59,700 64,400 67,500 70,000 71,700 74,200 76,800 78,600 81,150 83,800
- Thạc sỹ 38,900 40,000 43,600 47,400 50,600 54,000 56,700 58,800 60,100 62,200 64,300 65,600 67,600 69,700
- Nghiên cứu sinh 5,200 5,900 6,800 7,900 9,100 10,400 10,800 11,200 11,600 12,000 12,500 13,000 13,550 14,100
Dân số trung bình 85,070,072 86,195,192 87,292,016 89,823,112 89,910,750 92,199,256 95,239,568 97,652,152 99,996,384 99,056,688 99,424,728 99,896,384 100,003,976 100,110,920
Tỷ lệ SVĐHCĐ/vạn dân 185 191 196 200 215 230 248 282 300 336 364 395 427 450
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Viet_Nam_Education_ strategy_2009-2020_viet.pdf