Trong thực tế, bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh vẫn còn cồng kềnh, rườm rà, có nhiều cán bộ, công nhân viên chức còn yếu về năng lực kém về chuyên môn. Không những vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải gánh nợ lớn. Tại phiên khai mạc kỳ họp, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nêu những con số mà tỉnh đạt được trong sáu tháng đầu năm nay như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,1%, thu ngân sách đạt 782 tỉ đồng, bằng 58% dự toán, tăng trên 28% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo thẩm tra của HĐND tỉnh, vốn thực hiện đầu tư phát triển ước đạt 2.613 tỉ đồng, bằng 40% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư địa phương quản lý chỉ đạt 2.183,5 tỉ đồng, bằng 39% kế hoạch.
Ban kinh tế và ngân sách của HĐND tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng này là do UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn dàn trải, thiếu hợp lý. Trong khi đó, nhiều dự án lớn nhưng lại bố trí vốn quá ít nên các nhà thầu không thể đẩy nhanh tiến độ. Còn nguồn nhân lực điều hành, quản lý vốn đầu tư vừa thiếu vừa yếu và đáng chú ý là tình trạng “muôn thuở” với nhiều dự án đã được cấp phép đầu tư và chứng chỉ qui hoạch từ nhiều năm, với số vốn đăng ký đầu tư rất lớn, nhưng do “năng lực đầu tư hạn chế” nên chưa triển khai được.
Cụ thể, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã có 10 nhà đầu tư được cấp chứng chỉ qui hoạch đã “quá hạn” triển khai. Cũng tại đây, có nhiều dự án lớn như sân Golf 36 lỗ đến nay gần như vẫn “dẫm chân tại chỗ”. Và ngay tại TP Huế, những cái tên dự án treo cũng được nêu ra trong kỳ họp này như: Trung tâm Thương mại Phong Phú Plaza; Khách sạn - siêu thị - cao ốc văn phòng đường Nguyyễn Tri Phương - Hà Nội - Lý Thường Kiệt.
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả tạo nên một địa điểm du lịch tuyệt vời và thú vị.
Với những thế mạnh này, trong phương hướng phát triển kinh tế tại kì họp UBND tỉnh thường niên đầu năm 2008 đã nhấn mạnh: phát triển kinh tế lấy du lịch làm trọng điểm.
Ngoài những tài sản bề nổi có thể dễ dàng nhận thấy, trong lòng đất sâu thẳm, Thừa Thiên Huế còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi, đá granít đen và xám có thể khai thác, chế biến hàng chục nghìn m3/năm, mỏ cao lanh, than bùn, bentônít, oxyttiane, nước khoáng, các tài nguyên rừng và biển.
Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70km, diện tích 22.000 ha là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Những năm vừa qua, kinh tế ở Thừa Thiên Huế tăng trưởng cao và ổn định. Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/năm, cao hơn hẳn so với mức 3,4%/năm của thời kỳ 1976 - 1989), thời kỳ 2001 - 2005 đạt bình quân 9,5%/năm. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế năm 2004 đã tăng gấp 2,5 lần so năm 1990, trong đó công nghiệp tăng 4,3 lần, dịch vụ tăng 2,5 lần, nông nghiệp tăng 1,2 lần. GDP bình quân đầu người đến năm 2004 đạt 509 USD, gấp 2,3 lần so với năm 1990. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,7% (năm 1990) lên 34,1% (năm 2004), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 43,7%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 44,2% xuống còn 22,2%.
Các thành phần kinh tế được tạo cơ hội và điều kiện phát triển. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự tăng lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 5 năm (2000-2004) cao gấp 5,6 lần so với 9 năm trước đó (1991 - 1999). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mới hình thành từ năm 1992 nhưng đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo ra 40% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp gần 10% GDP của tỉnh, 42% trong tổng thu ngân sách địa phương.
Hiện tại, cả tỉnh chỉ có 3 khu công nghiệp chính là Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền. Đây là những khu công nghiệp nhỏ, lẻ với quy mô và trình độ còn thấp.
- Khu CN Phú Bài:
Diện tích 818 ha, nằm trong thị trấn Phú Bài, cách trung tâm thành phố Huế 15km về phía Nam, nằm cạnh sân bay Nội Bài, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam. Đến nay khu công nghiệp đã có 33 dự án, với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD và tổng số vôn đăng kí là 100 triệu USD.
- Khu CN Tứ Hạ:
Diện tích 100ha, diện tích dự trữ phát triển 250 ha, nằm ngay tại thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung tâm thành phố Huế 15km về phía Bắc. Nằm cách sân bay Phú Bài 27 km, cách quốc lộ 1A 2km, và nằm ngay trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
- Khu CN Phong Điền:
Diện tích 100 ha, đất dự trữ phát triển 1000 ha. Nằm tại thị trấn Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 32 km, cách sân bay Phú Bài 44 km, cách khá xa đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam.
Với quy mô và khoảng cách như vậy, các khu CN ở Thừa Thiên Huế được đánh giá là nhỏ lẻ và rời rạc, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.
Một nguyên nhân khá quan trọng của việc tỉnh có nhiều khu CN nhỏ lẻ và rời rạc như vậy là do Thừa Thiên Huế vẫn chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư. Lượng vốn đầu tư qua các năm có tăng, nhưng tăng chậm so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng mà tỉnh có được.
Vốn đầu tư thiếu, kéo theo đó là vấn đề trang bị cơ sở vật chất hạ tầng cho kinh tế. Hiện tại, cả Công nghiệp và Nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế vấn còn khá lạc hậu, chưa được ứng dụng nhiều công nghệ kĩ thuật cao. Điều này làm cho sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn, năng suất ko cao, chất lượng lại không đảm bảo. Hiện nay, chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh về các sản phẩm ở Huế vẫn chưa thực sự tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, thị trường tiêu thụ vẫn còn nhỏ hẹp và truyền thống.
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng đang chú trọng vào xuất khẩu lao động ra thị trường nước ngoài. Dân số hiện nay của tỉnh là 1.138 nghìn người, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,46%/năm, dân số thành thị chiếm 29,5% tổng số dân. Với lực lượng lao động dồi dào, dân số trẻ, việc xuất khẩu lao động là một lựa chọn đúng đắn của lãnh đạo tỉnh. Nhưng sau một thời gian thực hiện, việc xuất khẩu lao động đang gặp phải nhiều khó khăn. Mặc dù, đạt được những bước đầu khả quan, song nhìn chung thị trường xuất khẩu lao động của Thừa Thiên - Huế hiện vẫn còn nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung vào thị trường Lào, còn ở thị trường Đài Loan và Malaysia thì hầu hết người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nước bạn, nghĩa là phần lớn lao động chưa được đào tạo nghề một cách bài bản, ngoại ngữ còn hạn chế và hầu hết chưa có tác phong công nghiệp khi làm việc. Chính do những hạn chế này nên khi sang nước bạn, người lao động bị hạn chế rất nhiều, thậm chí có người còn vi phạm luật lao động của nước sở tại, gây tổn thất cho cả hai phía. Lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà máy xí nghiệp,... trên địa bàn tỉnh cũng còn thiếu về lượng và yếu về trình độ.
Nhìn chung, nền kinh tế của tỉnh đang còn gặp phải khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập như hiện nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Thừa Thiên Huế cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển kinh tế mới. Chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 2008, số lượng các nhà đầu tư tìm đến Huế đã tăng 1,7 lần so với cùng kì năm 2007 với tổng vốn đầu tư tăng lên đáng kể.
Đặc biệt một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họat động thu hút đầu tư của Thừa thiên Huế là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 về việc Thành lập và Ban hành quy chế họat động Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có diện tích 27.000ha, điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi, cách thành phố Huế về phía Bắc 50km, cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 35 km. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm khu cảng nước sâu Chân Mây đủ điều kiện đón các tàu có trọng tải 30.000-50.000 tấn cập bến, khu du lịch Lăng Cô-Cảnh Dương, khu đô thị quy mô đến 150.000 dân, khu kinh tế thương mại trong đó khu phi thuế quan 962 ha, khu công nghiệp tập trung 560ha, trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng, .... Việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với các cơ chế chính sách ưu đãi, thuận lợi và thông thoáng nhất hiện nay, hy vọng một tương lai không xa Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô sẽ không ngừng phát triển, là trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế của khu vực Miền trung-Tây nguyên, là cửa ngõ quan trọng ra biển đông của hành lang kinh tế Đông-Tây nối Lào, Campuchia, Myanma, Đông Bắc Thái Lan và Miền trung Việt Nam.
Cùng với khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên Huế đang đưa ra rất nhiều dự án thu hút vốn đầu tư trên nhiều lĩnh vực:
Nông lâm ngư nghiệp:
- Các dự án đầu tư quy hoạch và phát triển các vùng cây công nghiệp, đầu tư nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, các dự án đầu tư bao tiêu sản phẩm nông sản kết hợp chế biến.
Xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng:
- Các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng cụm công nghiệp - TTCN, hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng khu kinh tế của khẩu...
- Các dự án đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp, cảng container, cảng khách du lịch; các dự án đầu tư BT, BOT các trục đường giao thông đối ngoại, hạ tầng đô thị về cấp nước, xử lý nước, rác thải...
- Các dự đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu tái định cư, hạ tầng các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao.
- Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư vào các khu đất “vàng” trên địa bàn thành phố Huế (có danh mục công bố riêng).
Du lịch và dịch vụ :
- Các dự án đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao, các dự án du lịch, resort 4-5 sao.
- Các dự án đầu tư phát triển dịch vụ, văn hóa, thương mại, ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, dịch vụ vận chuyển
Một khi các dự án này được thực hiện, bộ mặt của tỉnh Thừa Thiên huế cũng như nền kinh tế sẽ phát triển về mọi mặt, tận dụng được những điểm mạnh và cơ hội đến với mình đồng thời khắc phục những điểm yếu vượt qua những thách thức để phát triển kinh tế.
Cơ hội phát triển kinh tế đến với Thừa Thiên Huế nhiều. Nhưng song song với những cơ hội đó là những thách thức khó khăn đặt ra đối với người dân Huế.
Tình hình kinh tế trên thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan ra khắp nơi trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Năm 2007, lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng với tốc độ chóng mặt, cả nền kinh tế Việt Nam oằn mình trong cơn bão giá. Là một bộ phận trong kinh tế nước nhà, Thừa Thiên Huế cũng đang đối mặt với những khó khăn về kinh tế và tài chính. Nhiệm vụ trước mắt là tỉnh phải giải quyết được những hậu quả đã xảy ra, khắc phục những khó khăn đồng thời đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp để phát triển kinh tế.
Địa hình của Thừa Thiên Huế khá dốc, phía Tây nhiều dãy núi cao chạy dọc tỉnh, phía Đông là vùng đầm phá rộng lớn nên diện tích đồng bằng ở đây rất nhỏ hẹp. Địa hình dốc làm cho đất nông nghiệp ở đây thường xuyên bị rửa trôi và xói mòn giảm đi khả năng canh tác. Tỉnh còn thường xuyên phải gánh chịu thiên tai như bão lụt, hạn hán quanh năm. Điều này làm sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, hậu quả của nhiều cơn bão đã minh chứng cho điều đó: hàng chục vạn ha hoa màu mất trắng, hang vạn ha lúa đang mùa vụ mất sạch chi trong một đêm. Một nền nông nghiệp được cơ giới hoá, được áp dụng nhiều công nghệ kĩ thuật hiện đại nhưng lại bị thiên tai hoành hành thì liệu có phát triển bền vững không? Một thách thức đặt ra với Thừa Thiên Huế đó là phải làm thế nào để khắc phục và phòng tránh thiên tai nhằm mang lại một điều kiện canh tác tốt nhất cho người dân.
Không chỉ gặp khó khăn ở nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là việc phải tạo được một cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thương giữa các khu công nghiệp cũng như giữa các khu công nghiệp và thị trường. Đó là việc phải thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Muốn vậy phải đổi mới chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư và phải nâng cao công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư để vốn đầu tư được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng, cần được quan tâm cụ thể. Ngoài việc đào tạo lao động có đủ điều kiện tay xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, tỉnh cũng phải đầu tư cho những đội ngũ lao động của mình, nâng cao tay nghề và trình độ để tham gia vào hoạt động sản xuất của tỉnh. Bên cạnh đó, hiện tượng “chảy máu chất xám” đang là một vấn đề bức xúc đối với Thừa Thiên Huế, đặc biệt là tầng lớp lao động trẻ. Xu hướng hiện nay của đội ngũ lao động trẻ có kiến thức, có tay nghề cao là muốn được làm việc ở những thành phố phát triển, có đầy đủ điều kiện lao động với mức lương cao. Hầu hết những bạn trẻ ở Huế sau khi đã được đào tạo có đủ trình độ, tay nghề đều lựa chọn những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội để lập nghiệp. Vậy vấn đề đặt ra đối với tỉnh đó là phải làm thế nào để thu hút, giữ chân thế hệ trẻ của tỉnh cũng như tỉnh khác ở lại xây dựng quê hương!
Thừa Thiên Huế là một miền đất nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và mang đậm tính nhân văn. Vậy khi kinh tế phát triển mạnh, hang loạt nhà máy, toà nhà cao tầng mọc lên, liệu Huế có giữ được nét đẹp truyền thống đó hay không? Một vài năm gần đây, người dân Huế xôn xao về một loạt dự án phát triển kinh tế và thay đổi bộ mặt của thành phố Huế. Có thể kể đến một vài dự án tiêu biểu như: xây đường hầm xuyên sông Hương, san bằng đồi Vọng Cảnh - ngọn đồi có vị trí và cảnh quan đẹp nhất thành phố - để xây dựng một khu công nghiệp… Những dự án này đã gặp rất nhiều sự phản kháng của người dân Huế. Bởi lẽ khi những dự án này được thực hiện, thành phố Huế sẽ mang một bộ mặt khác, bộ mặt của một thành phố hiện đại, mất đi vẻ tự nhiên và cổ kính mà bao lâu nay người dân vẫn tự hào và gìn giữ. Và ngay sau đó, UBND tỉnh đã phải cho tạm ngừng việc thực thi dự án. Đây là một thách thức lớn đối với Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra ma trận SWOT về phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế như sau:
Điểm mạnh
Cơ hội
- Du lịch phát triển mạnh với nhiều loại hình: tour du lịch quần thể di sản thế giới, du lịch các đền chùa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch rừng quốc gia, du lịch biển…
- Vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn, là một trong những vùng đầm có điều kiện tốt nhất để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Tài nguyên khoáng sản và phong phú và đa dạng.
- Nhiều làng nghề truyền thống (làm hương, làm nón, đan lát...) vẫn tồn tại và phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế cao, ổn định.
- Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam tìm kiếm thị trường đầu tư, trong đó có T-T-Huế.
- Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với các cơ chế chính sách ưu đãi thuận lợi và thông thoáng nhất à tương lai sẽ phát triển thành trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế của khu vực miền Trung – Tây nguyên.
- Rất nhiều cụm, khu CN cũng như các khu resort, nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đã đưa vào dự án thu hút đầu tư.
- Còn nhiều khu du lịch văn hoá và thiên nhiên đang được khai thác.
Điểm yếu
Thách thức
- CN còn kém phát triển, các khu CN có quy mô nhỏ và rải rác.
- Cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển CN và NN.
- NN chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và khí hậu, thường xuyên gặp phải hạn hán, lũ lụt và mất mùa.
- Vẫn chưa thu hút được vốn đầu tư.
- Đội ngũ lao động tay nghề chưa cao.
- Đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất hạ tầng cho CN và NN.
- Đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề cao, tác phong làm việc tốt.
- Nâng cao và cải tiến công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư.
- Đối mặt với vấn đề lạm phát và giá cả tiêu dùng tăng đột biến.
- Giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, sự phát triển thiếu cân bằng…
- Đứng trước sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế và giữ gìn nét đẹp truyền thống và cổ kính.
Phần II: MÔI TRƯỜNG SỐNG
Môi trường:
a. Môi trường tự nhiên:
Địa hình:
Địa hình Thừa Thiên Huế rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, cả những dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển và thấp dần từ Tây sang Đông. Có thể chia lãnh thổ tỉnh từ Tây sang Đông thành 4 vùng: vùng núi,vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển.
Vùng núi đồi nằm ở phía Tây Nam và chiếm 70% diện tích của tỉnh. Phía Tây là một đoạn trong dãy Trường Sơn với những đỉnh núi cao từ 500- 1000m. Những đỉnh núi cao nhất không nằm trong biên giới Việt – Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ của tỉnh
Phía sườn Đông của dãy Trường Sơn địa hình chuyển khá nhanh từ vùng núi qua vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng. Từ vùng núi cao 500- 1000m ở phía Tây xuống tới vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 20m trở xuống với chiều dài không quá 50km đã tạo cho địa hình Thừa Thiên Huế có độ dốc khá lớn. Do độ dốc lớn nên phần lớn đất ở vùng núi bị xói mòn thoái hoá, rừng còn rất ít
Vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng 9,78% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bị chia cắt thành từng mảnh bởi những dãy núi nhấp nhô ra sát biển và mạng lưới dày đặc có độ dốc lớn
Điều kiện địa hình như trên là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một chế độ mưa lũ khắc nghiệt
Khí hậu:
Huế thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền bắc và miền nam nước ta.
Chế độ nhiệt: thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24-250C. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ những năm 70 đến nay hầu như không tăng, trong khi đó nhiệt độ những tháng mùa hè có xu hướng giảm rõ rệt, ngược với tình hình chung của cả nước. Nhìn chung khí hậu ở Huế khá ôn hoà mát mẻ.
Chế độ mưa: lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất chiếm tới 30% lượng mưa của cả năm. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
Gió bão: chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
Gió mùa tây nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng,bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
Gió mùa đông bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 – 10.
Thành phố Huế có hệ sinh thái đa dạng. Huế được coi là thành phố vườn, thành phố xanh nổi tiếng với hệ thống công viên, cây xanh, những rừng cây, nhà vườn, biệt thự tương đối dày đặc và phân bố khá đồng đều. Trên địa bàn thành phố hiện có 51000 cây bóng mát các loại trên 43 công viên, vườn hoa, điểm xanh với diện tích 1296161 m2. Nếu tính cả diện tích cây xanh vườn nhà dân cùng một số điểm mà lâm trường Tiền Phong quản lý thì tổng diện tích cây xanh khoảng 300ha, bình quân đầu người khoảng gần 10m2/ người. Thành phố Huế lại có sông Hương chảy ngang qua làm cho bầu không khí trong thành phố luôn mát mẻ, trong lành. Toàn tỉnh có hai nhà máy xi măng là Long Thọ và Kim Đình với quy mô vừa, các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền… quy mô chưa lớn và nằm rải rác nên lượng khí thải ra thành phố không nhiều, không gây nguy hại đến môi trường của thành phố.
b. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật:
Hệ thống cấp nước: hệ thống cấp nước hiện nay của thành phố bao gồm:
+ Nhà máy nước Dã Viên công suất 14000m3/ ngày đêm
+ Nhà máy nước Quảng Tế công suất 55000m3/ ngày đêm
+ Hệ thống đường ống dẫn chính và ống phân phối dài gần 200km, đảm bảo cung cấp bình quân khoảng gần 100 lít/ người/ ngày đêm.
Hệ thống thoát nước đô thị:
Thành phố hiện đang quản lí 125834 mét dài hệ thống thoát nước, trong đó cống ngầm các loại 58254 m, hố ga 3913 cái, mương xậy đạy đan 44959 m và 18332 m mương đất, đảm bảo tiêu thoát lượng nước thải của thành phố hiện vào khoảng 45000 – 50000 m3/ ngày đêm, trong đó nước thải đô thị và sinh hoạt chiếm 80%, nước thải công nghiệp chiếm 20%. Tỉ lệ nước bẩn thu gom xử lí mới đạt 30-40%, còn lại là không thông qua hệ thống thoát nước. Hệ thống hiện có đang là hệ thống thoát nước chung vừa nước mưa vừa nước thải sinh hoạt, hầu hết các nguồn nước thải chưa được xử lí đều đổ vào hệ thống ao, hồ, song, trừ bệnh viện trung ương Huế và nhà máy bia HuDa là có hệ thống xử lí nước thải riêng. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư xây dựng và nạo vét, khơi thông các mương, cống, lòng sông trên địa bàn, nên việc thoát nước của thành phố từng bước được cải thiện. Tuy nhiên tình trạng ngập lụt vẫn chưa được giải quyết triệt để, một số điểm trong thành phố vẫn còn bị ngập khi mưa lớn kéo dài.
Vệ sinh môi trường:
Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong thành phố vào khoảng 200000m3, song mới thu gom được khoảng 85% ( trung bình mỗi ngày 500-550m3, tức là khoảng 185000m3/ năm)
Hệ thống cấp điện:
+ Lưới điện: thành phố tiếp nhận nguồn điện từ lưới điện quốc gia qua các tuyến 110 kv Đồng Hới - Huế và Đà Nẵng - Huế thông qua trạm biến áp Huế 1. Từ trạm biến áp chính có các tuyến 35 kv dẫn đến các trạm 35/6 – 15 kv của thành phố là : Ngự Bình – Long Thọ - An Hoà, Ngự Bình – Tân Mĩ, Ngự Bình – Phú Lộc.
+ Trạm biến áp: có một trạm biến áp chính 110/35/6 kv đặt tại khu vực núi Ngự Bình và 5 trạm 35/6 kv là các trạm Trung Tâm, Long Thọ, An Hoà, Trường Bia và Tân Mỹ. Hiện tại đáp ứng nhu cầu phụ tải cả thành phố.
c. Môi trường xã hội:
Sáu tháng đầu năm 2008, số lượng người nước ngoài đến Huế có 471.636 lượt, tăng 307.032 lượt so với cùng kỳ trong đó Việt kiều: 17.220 lượt, tăng 9.175 lượt. Nhìn chung hoạt động của người nước ngoài liên quan đến an ninh, trật tự chưa nổi lên vấn đề gì phức tạp.
Tình hình an ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa, thông tin, xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, không để xảy ra các đột biến xấu, bất ngờ nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc và Festival Huế 2008; tiếp tục đấu tranh có hiệu quả đối với các đối tượng lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn. Tội phạm về ma túy, tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế; tỷ lệ khám phá kết luận án và án truy xét đạt chỉ tiêu, tình hình trật tự giao thông được triển khai tích cực, trật tự đô thị cơ bản đi vào nề nếp. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh và có hiệu quả.
Trong 6 tháng đã xảy ra 146 vụ phạm pháp hình sự (tăng 22 vụ so với cùng kỳ), làm chết 02 người, 14 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 1,29 tỷ đồng. Đã kết luận 94 vụ (64,4%), bắt 137 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 358,6 triệu đồng.
Tai nạn giao thông đường bộ được ngăn chặn, không để phát sinh phức tạp. 6 tháng đầu năm đã xảy ra 19 vụ làm chết 20 người chết, 06 người bị thương (tăng 01 vụ); tai nạn giao thông ít nghiêm trọng (va chạm): 97 vụ, làm bị thương 113 người (tăng 26 vụ). Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 01vụ/01người chết. Chết nước: 04vụ/04người chết; tự tử: 08vụ/07người chết; cháy: 04 vụ thiệt hại trên 457,5 triệu đồng. Công tác đảm bảo trật tự đô thị được triển khai đồng bộ, tình hình trật tự đô thị có chuyển biến so với thời gian trước, nhất là trong thời gian diễn ra các lễ hội lớn trên địa bàn.
Công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự thường xuyên được tăng cường và tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Đã đưa Đề án đăng ký lưu trú qua mạng vào hoạt động và thực hiện mang lại có nhiều hiệu quả thiết thực.
Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra thu hồi vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ, pháo nổ và đồ chơi trẻ em nguy hiểm trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ đô thị. Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác PCCN, công tác PCCR và thực hiện Chỉ thị 12/TTg trên địa bàn Thành phố.
2. Giao thông
a. Giao thông đối ngoại:
Hệ thống giao thông đối ngoại kết nối Huế với bên ngoài( trong nước và quốc tế) khá toàn diện, bao gồm đường bộ, đường sắt,đường hang không, đường thuỷ.
+ Đường bộ: hệ thống đường quốc lộ số 1 xuyên Việt là cửa ngõ vào - ra chính của thành phố đã được cải tạo, nâng cấp với 2 tuyến riêng rẽ: tuyến qua thành phố được mở rộng, nâng cấp trong đó đọan Huế - Phú Bài dài 17km mở rộng cho 6 làn xe; tuyến đường tránh phía tây thành phố với điểm giao cắt phía bắc ở ngã ba Đồng Lâm, phía nam ở Phú Bài được xây dựng và thông xe góp phần giải toả tuyến giao thông thuộc quốc lộ 1 trước đây đi qua trung tâm thành phố. Đường Hồ Chí Minh nâng cao năng lực kết nối thành phố với các vùng trên cả nước và nước ngoài quanh năm. Từ những trục đường chính này, Huế kết nối với Lào qua các trục hành lang Đông - Tây bằng quốc lộ 49 với cửa khẩu Hồng Vân - Koutai và bằng đường 9 với cửa khẩu Lao Bảo sang Lào, Thái Lan, Mianma và Ấn Độ. Các quốc lộ và tỉnh lộ nối Huế với các huyện và tỉnh bạn được mở rộng, nâng cấp.
+ Đường sắt: Đường sắt đống vai trò quan trọng không chỉ trong vận chuyển hang hoá mà còn hành khách, đặc biệt là khách du lịch đến thành phố. tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn thành phố dài gần 20km. Ga đường sắt Huế là một trong những ga trung tâm trên tuyến đường sắt xuyên Việt hiện nay và xuyên Á sau này. Hiện nay ga Huế có 10 đường đón gửi, diện tích nhà ga 1728m2. diện tích sân ga 1084m2. Ngoài ra,còn có trạm Văn Xá và trạm An Cựu ( là những ga dọc đường)
+ đường hàng không: Sân bay Phú Bài là sân bay cấp 4E cách thành phố 17km về phía Nam với đường băng mới dài 3000m vừa được nâng cấp được coi là sân bay nội địa tốt nhất Việt Nam có thể tiếp đón các loại máy bay lớn như Boing777, boing737, 767 và Airbus, A320, A321…
+ Đường biển: từ thành phố dễ dàng tiếp cận 2 cảng biển là Cảng Thuận An và cảng Chân Mây.
Cảng Thuận An cách thành phố 13km về phía đông( có thể tiếp nhận tàu trọng tải 5000 tấn, với năng lực hang hoá thong qua năm lên đến 300000 tấn/năm)
Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố 70km về phía nam là điểm đến của các tàu du lịch quốc tế lớn.
b. Giao thông nội bộ:
+ Đường bộ: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 232 tuyến đường nội thị vói 89 cầu chiều dài2487,65m trong đó có: 53 cầu bê tong dài 927m, 15 cầu dầm Y mặt bê tong dài 385m, 2 cầu dầm thép mặt bê tong dài 197m,17 cầu vòm gạch dài 831m, …
Các tuyến đường nối thành phố với các di tích và điểm du lịch đã và đang được cải tạo, mở rộng.
Phương tiện giao thông chủ yếu trong thành phố là xe máy, xe đạp cá nhân. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt mới bước đầu phát triển với 4 tuyến: Huế- Phú Bài, Huế - Văn Xá, Huế - Tuần, Huế -Thuận An. Vận tải taxi phát triển với 7 hãng và 207 đầu phương tiện góp phần vận chuyển khách du lịch và nhân dân thành phố an toàn, thuận tiện.
+ Đường thuỷ: Tuyến đường thuỷ chính của thành phố là sông Hương phục vụ vận chuyển hàng hoá, khách giữa thành phố, các huyện và phục vụ du lịch. Tàu thuyền trọng tải 50-60 tấn có thể đi lại quanh năm. Trên địa bàn thành phố có các cảng song và bến thuyền song Hương sau: Cảng Bãi Dâu, bến Phú Cát, bến Thiên Mụ, bến Toà Khâm, bến số 5 Lê Lợi, bến Long Thọ, bến Đò ngang Đông Ba.
3. Giá cả:
Giá cả sinh hoạt ở Huế nhìn chung là thấp hơn mặt bằng chung của cả nước, phù hợp với mức thu nhập của người dân. Đặc biệt Huế là một thành phố du lịch nhưng giá các dich vụ lại không cao.
4. Nhà ở:
Thành phố hiện đang có 110 cơ sở lưu trú với 2965 phòng, trong đó 32 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Ngoài ra còn có 40 nhà nghỉ tư nhân và trên 400 nhà dân đủ điều kiện đón khách lưu trú trong những dịp lễ hội lớn.
Từ những phân tích trên về môi trường sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhóm 3 đưa ra những kết luận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Điểm mạnh
Cơ hội
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành và thoáng đãng, mức độ ô nhiễm và khói bụi trong không khí thấp.
- Nước sinh hoạt luôn được cung cấp kịp thời và đầy đủ với hai nguồn cung cấp chính là sông Hương và sông Bồ.
- An ninh trật tự tốt, ít xảy ra nạn mất cắp, cướp của.
- Giá cả sinh hoạt trung bình phù hợp với mức sống của người dân.
- Giao thông: mạng lưới giao thông đa dạng và hoàn chỉnh, hệ thống đường giao thông nội bộ chất lượng tốt, thông thoáng, hiếm khi xảy ra tắc đường, đáp ứng nhu cầu đi lại sinh hoạt, sản xuất của người dân và của du khách đến tham quan thành phố.
- Địa hình đa dạng
- Kinh tế phát triển sẽ nâng cao mức sống của người dân.
Điểm yếu
Thách thức
- Thoát nước đô thị: tỷ lệ nước bẩn được thu gom xử lý mới đạt 30 – 40%, còn lại không qua hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước hiện có vừa là nước mưa vừa là nước thải sinh hoạt, hầu hết nước thải chưa được xứ lí đều đổ ra các ao, hồ, sông,
- Mức sống của người dân còn chưa cao, vẫn còn nhiều xã đói nghèo ở vùng núi, vùng sâu vùng xa.
- Địa hình phức tạp, đồi núi chiểm 70% diện tích, núi cao và dốc, đất bị xói mòn thoái hoá, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt
- Mưa lũ, bão lụt thường xuyên diễn ra từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
- Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục được đầu tư, trong tương lai sẽ mở rộng về quy mô sản xuất đặt ra cho thành phố Huế một thách thức lớn đối với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên đẹp và bầu không khí trong lành như hiện nay.
Phần III: VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VÀ Y TẾ
Nói đến Huế là người ta nói đến một địa điểm thu hút bởi những nét đặc trưng mà chỉ có Huế mới có. Huế được biết đến như một nơi hội tụ và giao thoa các yếu tố văn hoá phương Đông và sau này là phương Tây. Do đó, “Vùng văn hoá Huế” đã xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra một nét độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Mặt khác, Cố đô Huế là nơi lưu giữ một kho tàng di tích, cổ vật, trong đó quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO xếp hạng Di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Huế còn là kho tàng văn hoá phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội văn hoá các dân tộc ít người… Đặc biệt, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản kiệt tác văn hoá truyền khẩu của nhân loại. Huế còn là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, nơi lưu giữ nhiều di tích cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do vậy đây có thể coi như một điểm mạnh của vấn đề xã hội ở Huế.
Mặc dù có được những ưu đãi từ thự nhiên và lịch sử như thế này nhưng có lẽ yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế. Nếu như Hà Nội là thủ phủ của vùng bắc bộ ,Tp HCM là trung tâm của nam bộ thì Huế cũng đựoc xem như một trong những thành phố lớn nhất của khu vực trung bộ. Huế được biết tới như một trung tâm giáo dục và nghiên cứu hàng đầu trong cả nước. Thừa Thiên Huế là một trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước. Đại học Huế hình thành từ trường Quốc Tử Giám cách đây gần 180 nǎm, được tái lập vào nǎm 1957, không ngừng được xây dựng, trở thành một đại học đa ngành. Hiện Đại học Huế có 6 trường đại học và các trung tâm chuyên sâu với 1.000 cán bộ giảng dạy, 150 tiến sĩ, phó tiến sĩ và hơn 23.000 sinh viên, là nơi đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho các tỉnh, thành phố trong khu vực. Huế có trường Quốc học là một trong những trường phổ thông quốc gia đầu tiên của Việt Nam - được hình thành từ cách đây hơn 100 nǎm - Trường từng là nơi học tập, rèn luyện của nhiều lãnh tụ cánh mạng Việt Nam như Hồ Chí Minh, Phạm Vǎn Đồng, Võ Nguyên Giáp... và nay là một trong ba trường phổ thông chất lượng cao của cả nước và là trường phổ thông chất lượng cao duy nhất ở miền Trung Việt Nam. Bệnh viện trung ương Huế là bệnh viện lớn thứ ba của cả nước, là trung tâm y tế chất lượng cao của miền Trung Việt Nam.
Mạng lưới y tế của Thừa Thiên Huế được đầu tư lớn và trở thành một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Nếu năm 1975, toàn tỉnh mới chỉ có 43 cơ sở y tế với 258 giường bệnh, thì đến nay đã phát triển lên 203 cơ sở y tế với 3.290 giường bệnh, bao gồm các tuyến từ cấp xã tới tỉnh. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm từ cơ sở. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 98%, tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai đạt trên 97%. Bên cạnh đó, giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học ở các cấp. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập phổ thông trung học. Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao, hình thức đào tạo nghề ngày càng được nhân rộng với nhiều hình thức đa dạng. Thừa Thiên Huế đang tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của khu vực và cả nước. Cũng như con nguời và văn hoá đặc trưng của mình, ẩm thực của Huế cũng mang những nét rất riêng của mình, nó cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh của vùng đất mộng mơ,một lần đến là nhớ mãi.Âm thực Huế đã theo chân con người đi khắp mọi nơi trong và ngoài nước tạo nên những cái rất giêng mà chỉ có Huế mới có.
Khi phân tích về một tỉnh thành nào đó dưới cái nhìn tổng thể ngưòi ta không chỉ nhìn nhận nó ở những điểm mạnh mà còn chỉ ra những hạn chế hay điểm yếu của nó.Huế cũng không nằm ngoài logic phân tích đó, bên cạnh các điểm mạnh đã được kể ở trên, còn bộc lộ những điểm cần khắc phục như: chưa có sự phát triển đồng đều và thống nhất giữa thành phố và tuyến dưới như huyện xã, đây cũng là tình trạng chung trong quá trình phát triển của Việt Nam. Nhu cầu thì luôn phát triển trong khi đó khả năng đáp ứng thì hạn chế, người dân Huế chưa thực sự được đáp ứng hay thoã mãn những nhu cầu về dịch vụ xã hội. Ví dụ như tuy Huế có bệnh viện trung tâm lớn nhưng các bệnh viện tuyến huyện thì vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Một nền tảng văn hoá khá đặc trưng và có nhiều điểm thú vị lôi cuốn nhưng hình ảnh về Huế chưa được quảng bá rộng rãi và gây được ấn tượng mạnh và hiêụ quả trên thế giới như nó đáng được thế.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh như Thừa Thiên Huế song song với điểm mạnh và điểm yếu người ta luôn đề cập đến những cơ hội và thách thức mà môi trưòng bên ngoài đưa đến.Trước hết ta nói về những cơ hội mà Huế có được trong quá trình phát triển văn hoá xã hội của mình. Nằm trong đất nước Việt Nam, do đó những thay đổi lớn của đất nước sẽ ảnh hưởng đến Huế là điều tât nhiên. Việc Việt Nam ra nhập WTO không chỉ là bước đệm đưa kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới mà còn là cơ hội để quáng bá hình ảnh về đất nước, con người và văn hoá việt nam đến các nơi trên thế giới, dĩ nhiên với những thế mạnh của mình Huế sẽ là nơi được thế giới biết đến và đó sẽ là con đường để Huế phát triển hơn nữa. Xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới và cả của Việt Nam là DV-CN-NN, đây là một xu hướng rất phù hợp cho sự phát triển kinh tế Huế,dĩ nhiên sự phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển hơn nữa của xã hội . Đặc biệt với việc được lựa chọn là một trong những tp đầu tiên tổ chức festsival của cả nước, Huế đã có được cơ hội thực sự để đưa hình ảnh của mình đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Festival Huế - một lễ hội văn hoá lớn của quốc gia và có tầm quốc tế đã thể hiện được những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam và các quốc gia tham gia lễ hội, cùng với việc xây dựng Huế là "thành phố Festival" thực sự trở thành một sự kiện văn hoá quan trọng thu hút du khách trong và ngoài nước. Cơ hội đến với Huế trong dòng chảy chung của sự phát triển kinh tế nhanh chóng, kinh tế đi lên đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về văn hoá, xã hội, về thu nhập của người dân cũng như đảm bảo về các vấn đề dịch vụ xã hội. Có kinh tế người ta có điều kiện để phát triển cả y tế và giáo dục tốt hơn cho cộng đồng dân chúng.
Cơ hội đến với Thừa Thiên Huế rất rõ ràng nhưng bên cạnh đó là những thách thức phải vượt qua mà nếu không vượt qua được Huế sẽ đánh mất đi nhiều thứ trong quá trình hội nhập lâu dài và bền vững .Trước hết là sự cạnh tranh từ chính những vùng miền khác trong cả nước, các tỉnh thành khác trong cả nước cũng đang ráo riết tìm kiếm những thế mạnh của mình để tiến hành một festsival cho riêng mình, điển hình có thể kể tên như: Festival hoa Đà Lạt, Festival võ Bình Định,....Thực ra đây là xu hướng tất yếu trong môi trường gấp gáp như ngày nay. Do đó bản thân Huế phải luôn đón đầu các thách thức và có phương án tốt nhất để phát triển văn hoá xã hội của mình. Mặt trái của sự hội nhập luôn luôn tồn tại, như khẩu hiệu của chúng ta dương cao khi mở cửa là" hoà nhập chứ không hoà tan",chúng ta quyết tam giữ gìn bản sắc riêng của chúng ta dù luôn sẵn sàng đón nhận những tinh hoa mới của thế giới. Vì vậy thách thức đối với Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển là mối đe doạ xâm nhập từ rất nhiều luồng văn hoá khác nhau xâm nhập. Thách thức nữa với quá trình phát triển văn hoá xã hội của mình ở Huế là sự lạm phát kinh tế kéo theo sự khó khăn trong đời sống của người dân cũng như việc phát triển các dịch vụ văn hoá xã hôi.
Trên đây là những phân tích khái quát nhất về những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với vấn đề văn hoá xã hội.Từ đây ta có thể đưa ra một ma trận SWOT nhỏ cho vấn đề dịch vụ xã hội của Thừa Thiên Huế như sau:
Điểm mạnh
Cơ hội
- Là nơi hội tụ và giao lưu văn hoá phương Đông và phương Tây. Là nơi lưu giữ một kho tàng di tích, cổ vật, quần thể di tích vật thể và phi vật thể đồ sộ và nổi tiếng.
- Người dân văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Trong mỗi con người Huế đều chứa nét đặc thù sâu sắc của văn hoá Huế.
- Huế là trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước.
- Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chính của miền Trung.
- Bệnh viện Trung Ương Huế là một trong ba bệnh viện lớn nhất đồng thời là một trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.
- Có một nền ẩm thực lâu đời, truyền thống và mang nặng bản sắc dân tộc.
- Phấn đấu trở thành thành phố Festival của Việt Nam, bên cạnh đó là sự đầu tư quảng bá của nhà nước về hình ảnh của những nơi có tiềm năng thu hút khách du lịch nói chung.
- Việc Việt Nam gia nhập WTO giúp đẩy mạnh việc đưa Việt Nam đến vơí thế giới không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn cả cảnh quan, con người và xã hội.
- Xu hướng chung của kinh tế thế giới phát triển theo hương DV – CN – NN đồng thời, sự đầu tư vào đời sống xã hội rất phù hợp với sự phát triển chung của Huế.
Điểm yếu
Thách thức
- Chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ để phát triển và quảng bá hình ảnh của mình đến với thế giới.
- Người dân Huế chưa thực sự được tiếp xúc với nền giáo dục và y tế hiện đại đáp ứng đủ mong muốn và nhu cầu.
- Các bệnh viện tuyến huyện chưa phục vụ đủ nhu cầu khám chữa bệnh.
- Các tỉnh thành khác cũng đang tìm kiếm các thế mạnh của tỉnh mình, tố chức Festival để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh về việc quảng bá hình ảnh đẹp của mình từ các quốc gia khác.
- Sự lạm phát kinh tế trong nước, cũng như sự khó khăn kinh tế của thế giới nói chung gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và việc phát triển du lịch văn hoá.
- Sự đe doạ của các luồng văn hoá khác nhau trong xu thế hội nhập.
Phần IV: QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH
Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các Ban, ngành Đoàn thể luôn quan tâm đến vấn đề về Quản lý Nhà Nước và Tài Chính.
I. Vấn đề tham nhũng:
Trong năm 2006-2007 và đầu năm 2008, BCĐ phòng chống tham nhũng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp nhằm tuyên truyền sâu rộng các qui định cụ thể, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, các kinh nghiệm hay điển hình tốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi tham nhũng ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, các địa phương; tăng cường công tác giáo dục chính, tư tưởng, đạo đức, tác phong cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, tiếp tục thực hiên hoàn thiện cơ chế “ một cửa “ và một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí…và giúp cho vấn đề tham nhũng được triển khai một các đồng bộ từ trên xuống dưới.
Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình tham nhũng trong thời gian qua cho thấy mặc dù tình hình tham nhũng trên địa bàn tỉnh tuy không nóng bỏng, phức tạp và nhức nhối như một số nơi khác, song diễn biến vẫn phức tạp. Sai phạm tập trung chủ yếu ở công tác quản lý tài chính, nguồn vốn. Tham nhũng, lãng phí xảy ra trên một số lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài nguyên...Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 34 vụ có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí gây thiệt hại 22 tỉ đồng, đã khởi tố 9 vụ với 15 bị can. Nổi cộm trong các vụ tham nhũng được các ngành hữu quan phát hiện là vụ tham ô tài sản và cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chợ Mai làm thiệt hại hơn 9 tỉ đồng; vụ cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, gây thiệt hại 903 tỉ đồng và không nộp vào ngân sách 2,7 tỉ đồng; vụ cố ý làm trái các qui định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ gây thiệt hại gần 2,9 tỉ đồng và lãng phí hơn 1,9 tỉ đồng...Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng tham nhũng nói trên là việc quản lý tài chính, nguồn vốn còn buông lỏng; các cơ quan để xảy ra các vụ việc vi phạm nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính gây thiệt hại trên 18,2 tỉ đồng, trong đó phần lớn là do tham nhũng. Thậm chí cơ quan hữu quan còn phát hiện tại năm xã, thị trấn của huyện Phú Lộc sử dụng tiền bán đấu giá đất và tiền đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đưa vào chi thường xuyên của địa phương làm thất thoát 476 triệu đồng...
II. Vấn đề hành chính và cơ chế chính sách:
Để không ngừng nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lánh đạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tạo sự chủ động trong xây dựng chương trình công tác triển khai thực hiện ở các Sở, Ban , ngành, UBND các huyện, thành phố Huế, các đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) trong phạm vi trách nhiệm của mình, chú trọng bảo đảm việc thực hiện đồng bộ các nội dung CCHC, làm tốt công tác rà soát văn bản pháp luật, đổi mới phương thức làm việc, thực hiện cơ chế một cửa gắn với việc thực hiện hiện đại hoá hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Một số công tác chủ yếu về CCHC trong năm 2007 đó là triển khai thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã phân công triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính (theo kế hoạch số 36/KH-UBN, ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010”), trực tiếp chỉ đạo các Sở, Ban, ngành UBND các huyện, thành phố Huế. Đã tiến hành xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính theo quyết định số 22/2006/QĐ-TTg, ngày 24/01/2006 của Thủ tướng chính phủ. Đã tiếp nhận thụ lý giải quyết 222/229 kiến nghi vướng mắc. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông; triển khai thí điểm hề thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 : 2000; thực hiện giao quyền tự chủ tài chính theo Nghi định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo kế hoạch năm 2007 và đưa ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 là cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cà CCHC là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của người dân và Doanh ngiệp, nên các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Huế triển khai phải đảm bảo mục tiêu: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế xã hội, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố Huế, đơn giản hoá thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cơ chế một cửa liên thông, tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy công quyền”.
Trong thực tế, bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh vẫn còn cồng kềnh, rườm rà, có nhiều cán bộ, công nhân viên chức còn yếu về năng lực kém về chuyên môn. Không những vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải gánh nợ lớn. Tại phiên khai mạc kỳ họp, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nêu những con số mà tỉnh đạt được trong sáu tháng đầu năm nay như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,1%, thu ngân sách đạt 782 tỉ đồng, bằng 58% dự toán, tăng trên 28% so với cùng kỳ...
Theo báo cáo thẩm tra của HĐND tỉnh, vốn thực hiện đầu tư phát triển ước đạt 2.613 tỉ đồng, bằng 40% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư địa phương quản lý chỉ đạt 2.183,5 tỉ đồng, bằng 39% kế hoạch...
Ban kinh tế và ngân sách của HĐND tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng này là do UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn dàn trải, thiếu hợp lý. Trong khi đó, nhiều dự án lớn nhưng lại bố trí vốn quá ít nên các nhà thầu không thể đẩy nhanh tiến độ. Còn nguồn nhân lực điều hành, quản lý vốn đầu tư vừa thiếu vừa yếu và đáng chú ý là tình trạng “muôn thuở” với nhiều dự án đã được cấp phép đầu tư và chứng chỉ qui hoạch từ nhiều năm, với số vốn đăng ký đầu tư rất lớn, nhưng do “năng lực đầu tư hạn chế” nên chưa triển khai được...
Cụ thể, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã có 10 nhà đầu tư được cấp chứng chỉ qui hoạch đã “quá hạn” triển khai. Cũng tại đây, có nhiều dự án lớn như sân Golf 36 lỗ đến nay gần như vẫn “dẫm chân tại chỗ”... Và ngay tại TP Huế, những cái tên dự án treo cũng được nêu ra trong kỳ họp này như: Trung tâm Thương mại Phong Phú Plaza; Khách sạn - siêu thị - cao ốc văn phòng đường Nguyyễn Tri Phương - Hà Nội - Lý Thường Kiệt...
Trưởng ban Kinh tế và ngân sách Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh việc bố trí vốn dàn trải đã làm cho rất nhiều công trình không hoàn thành kịp thời hạn quy định và chậm đưa vào khai thác, sử dụng, gây lãng phí, nhiều công trình xuống cấp và hư hỏng. “Theo kế hoạch có 21 dự án phải hoàn thành trong năm 2005 và 2006, cần bố trí tiếp hơn 110 tỉ đồng và 46 dự án phải kế thúc trong năm 2007 với số vốn cần tăng thêm hơn 231 tỉ đồng. Tính chung nhu cầu vốn cho các dự án đã khởi công lên tới 1.553 tỉ đồng, có khả năng làm cho số nợ xây dựng cơ bản của tỉnh lớn hơn nhiều trong một vài năm tới” - Trưởng ban Kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Văn Cường nói.
Qua đây, chúng ta thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức đối với tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó cần có những biện pháp, chính sách, chiến lược cụ thể để đẩy mạnh sự phát triển của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của cả Việt Nam.
Điểm mạnh
Cơ hội
-Vấn đề chống tham nhũng đã được thực hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới.
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú ý nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức cũng như trình độ chuyên môn của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức.
- Đưa ra KH triển khai đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010
- Áp dụng CNTT trong quản lý
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,các cấp,các ngành về vấn đề tham nhũng, CCHC và công tác quản lý
- Có nguồn ngân sách hỗ trợ từ trung ương,các nguồn vốn ODA, FDI...
- Được sự ủng hộ nhiệt tỉnh của quần chúng nhân dân về vấn đề phòng chống tham nhũng cũng như đổi mới công tác quản lý, CCHC...
Điểm yếu
Thách thức
- Tình hình diễn biến về vấn đề tham nhũng còn phức tạp, tập trung ở một số lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai,TN...
- Công tác quản lý tài chính và nguồn vốn chưa hiệu quả dẫn đến vấn đề tham nhũng dễ phát sinh.
- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh,rườm rà, vẫn còn tồn tại những cán bộ, công nhân viên chức phẩm chất, đạo đức chưa tốt, ko đủ năng lực và trình độ chuyên môn.
- Vẫn còn nhiều những kiến nghị cũng như thắc mắc của các cá nhân cũng như DN
- Tỉnh đang gánh một khoản nợ lớn, vốn đầu tư dàn trải, giải ngân chậm
- VN hội nhập nền kinh tế thế giới nên tình hình kinh tế khó kiểm soát hơn, dễ gây ra hiện tượng tham nhũng
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, khi mà nhiều dự án lớn đang được đầu tư vào Huế.
- Có tới 24 dân tộc sinh sống nên gặp khó khăn trong vấn đề quản lý, thủ tục hành chính..khó khăn trong việc triển khai các chính sách, công tác CCHC...- Vấn đề tham nhũng luôn diễn biến gay gắt và phức tạp,khó kiểm soát vì nó thuộc về nhận thức của mỗi cá nhân.
- Vấn đề cải cách hành chính cũng rất phức tạp và cũng dễ nhầm lẫn...
Phần V: SWOT TỔNG THỂ
Trên đây là bài phân tích và nghiên cứu về các điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội và thách thức trên các lĩnh vực đối với Thừa Thiên Huế. Trong quá trình trình bày, được sự giúp đỡ, chấm điểm của các thành viên trong lớp, nhóm 3 đã rút ra ma trận phân tích SWOT tổng thể của tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Điểm mạnh
Cơ hội
- Du lịch phát triển mạnh với nhiều loại hình: du lịch quần thể di tích triều Nguyễn, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch biển…
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, mức độ ô nhiễm thấp.
- Là nơi hội tụ và giao thoa các yếu tố văn hoá phương đông và phương Tây. Là nơi lưu giữ một kho tang di tích, cổ vật, quần thể di tích vật thể và phi vật thể đồ sộ.
- Đưa ra KH triển khai đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010.
- Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với các cơ chế chính sách ưu đãi thuận lợi nhất, tương lai sẽ phát triển thành trung tâm kinh tế và giao lưu quốc tế của miền Trung và Tây Nguyên.
- Trở thành thành phố Festival của Việt Nam, bên cạnh đó là sự đầu tư quảng bá của nhà nước về hình ảnh và những nơi có tiềm năng thu thú khách du lịch.
- Kinh tế phát triển sẽ nâng cao mức sống của người dân.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,các cấp,các ngành về vấn đề tham nhũng, CCHC và công tác quản lý.
Điểm yếu
Thách thức
- Công nghiệp kém phát triển, các khu công nghiệp có quy mô nhỏ và rải rác.
- Địa hình phức tạp, đồi núi chiếm 40% diện tích, núi cao và dốc, đất bị xói mòn thoái hoá, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt.
- Người dân Huế chưa thực sự được tiếp xúc với nền giáo dục và y tế hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu và mong muốn phát triển.
- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, rườm rà, vẫn còn tồn tại những cán bộ, công nhân viên chức phẩm chất, đạo đức chưa tốt, ko đủ năng lực và trình độ chuyên môn.
- Đứng trước sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế và giữ gìn nét đẹp cổ kính.
- Khắc phục, phòng chống hiện tượng lốc, mưa bão, lũ diễn ra hang năm.
- Sự đe doạ của các luồng văn hoá khác nhau trong xu thế hội nhập.
- Có tới 24 dân tộc sinh sống nên gặp khó khăn trong vấn đề quản lý, thủ tục hành chính..khó khăn trong việc triển khai các chính sách, công tác CCHC...
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24666.doc