Trong khi các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, Việt nam phải làm như thế nào để có thể nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới đang ngày một sôi động. Đảng và Chính phủ nước ta đã xác định: thực hiện bước chuyển mình với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt nam phải nỗ lực cố gắng đem hết khả năng và tiềm tàng của mình để thực hiện mục tiêu đó. Hội nhập với kinh tế trong khu vực và trên thế giới là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế của từng nước cũng như toàn thế giới. Nhưng nước ta “hội nhập” trong điều kiện nền kinh tế đất nước chưa phát triển nên cần có những bước đi và chiến lược kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hơn 10 năm qua chúng ta đã thực hiện thành công các chương trình kinh tế do nhà nước đề ra. Chúng ta đã có đủ lương thực tiêu dùng và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, nhu cầu hàng tiêu dùng của nhân dân. Kim nghạch xuất khẩu cũng đã tăng đáng kể, nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát giữ ở mức thấp.
Bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá, yêu cầu phải nâng cao chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế. Một trong những mục tiêu của sự tăng trưởng là hướng mạnh vào xuất khẩu. Hơn nữa, chúng ta là nước đi sau, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng vào những điều kiện thực tế của Việt nam và hoàn cảnh quốc tế hiện nay nhằm sử dụng tốt nhất mọi cơ hội quốc tế để phát triển kinh tế đất nước theo mục tiêu đã định là cần thiết. Chúng ta hy vọng rằng Việt nam sẽ đạt được những thành tựu kinh tế lớn trong tương lai và sẽ vươn lên trở thành một con rồng Châu Á.
56 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn 1998-2000 đã được ký kết cho phép tăng thêm 30% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU so với hiệp định trước.
Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU tăng nhanh, từ 300 triệu USD năm1990 lên 2,4 tỷ USD năm 1995; 2,72 tỷ năm 1996 và 3,46 tỷ năm 1997 (Số liệu lấy từ Tạp chí Thương mại 6/1998). Hiện nay EU đã dành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc (MFN), đồng thời nhiều mặt hàng của việt nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế quan ưu đãi là 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập (GSP). Đó là những thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào EU.
Tuy Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ nhưng Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và chưa ký hiệp định thương mại với Mỹ, nên thị trường Châu Mỹ là thị trường chúng ta cần hướng tới. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, giá trị hàng xuất khẩu của nước ta sang Mỹ nửa đầu năm1997 đạt khoảng 220 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 1996. Hiện nay nước ta có 7 mặt hàng lớn bán sang Mỹ, đó là cà phê, dầu thô, giày dép, đồ da, hải sản, dệt may rau quả và gạo. Tỷ trọng của những mặt hàng này năm 1996 chiếm tới 92.84% tổng giá trị hàng Việt Nam xuất sang Mỹ. Năm 1996 mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá gần 34 triệu USD. Nhưng chỉ chiếm khoảng 0,42% giá trị thuỷ sản Mỹ nhập khẩu từ các nước (số liệu được lấy từ: Tạp chí Con số & sự kiện số 12/1997).
Cùng với những mặt hàng xuất khẩu trên, bắt đầu từ năm 1996 dầu thô và than đá của nước ta cũng được xuất sang Mỹ. Riêng dầu thô năm 1996 trị giá trên 80 triệu USD. Trong năm tập đoàn công nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới đang tham gia hợp tác thăm dò và khai thác dầu mỏ ở nước ta hiện nay có hai tập đoàn Mỹ là Mobil và Exxon. Việc xuất khẩu dầu thô và than đá đã góp phần tạo ra ngoại tệ để Việt Nam có điều kiện cân đối ngoại tệ.
Năm 1996, Mỹ đã chi gần 6 triệu USD để mua gạo Việt Nam, tăng 33% so với năm 1994. Số gạo nhập khẩu này Mỹ dùng để tái xuất sang các nước khác. Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế 0,055 USD/kg, cao hơn 2 lần mức thuế tối huệ quốc. Đó cũng chính là khó khăn của Việt Nam khi mà Việt Nam và Mỹ chưa ký kết được hiệp định thương mại chung giữa hai bên.
Một mặt hàng nữa đang có nhiều hứa hẹn trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ là rau quả. Năm 1994 giá trị mặt hàng này mới chưa đầy nửa triệu USD nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 7,6 triệu USD.
Bảng 5: Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu 2 năm 1997-1998
Đơn vị tính:triệu USD
Năm 1997(ước)
Năm 1998(dự kiến)
Xuất khẩu
nhập khẩu
Xuất khẩu
nhập khẩu
Tổng kim ngạch
Châu á-Thái Bình Dương
8700
11100
11000
13200
1.Đài loan
603
809
687
1000
2.Nhật bản
1350
850
1680
1000
3.Hàn quốc
280
1350
310
1450
4.indonexia
40
150
50
152
5.Philippin
250
30
300
70
6.Singapore
1475
1960
1800
2000
7.Thái lan
195
420
240
500
8.Malaysia
157
175
200
215
9.Hồng kông
458
700
510
750
10.Trung quốc
410
302
450
352
11.úc
105
130
125
150
12.Campuchia
96
20
100
30
Châu Âu
13.CHLB Nga
95
150
120
180
14.Anh
208
80
250
100
15.CHLB Đức
495
361
600
400
16.Hà lan
225
30
250
50
17.Italia
75
65
80
65
18.Pháp
250
450
300
550
19.Thuỵ sĩ
350
180
450
250
20.Bỉ
88
70
100
80
Châu Mỹ
21.Mỹ
470
500
800
870
Cộng 21 nước
7675
8782
9402
10214
Tỷlệ % so tổng kim ngạch
88.22
79.12
85.17
77.38
Nguồn: Bộ Kế hoạch & đầu tư.
Hơn nữa, nước ta là một nước có lợi thế trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cao su, cà phê. Trong 2 năm vừa qua thị trường xuất khẩu nông sản của chúng ta đã có mặt ở các thị trường Châu á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Bảng 6: Tình hình thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu 2 năm 1996-1997
(Tỷ lệ %)
Các khu vực
Gạo
cao su
cà phê
1996
1997
1996
1997
1996
1997
Tổng số
100
100
100
100
100
100
I. Châu á
47
42
69
82
42
42.8
Đài loan
1
2
10
13
9
8.9
Nhật bản
Hàn quốc
3.5
4.5
3
1.7
1.5
0.6
Inđônêxia
1
1
Malaysia
2
4
3
3
0.2
0.15
Philippin
11
9
Singapore
13.1
8
11
12
19.3
19.4
Trung đông
9.2
7
Trung quốc
3.2
0.5
37
52
1.5
1.5
Các nước khác
II.Châu âu
27
47.7
21
14
46
43.3
Hà lan
6
10
5.4
7
2
3.2
Thụy điển
1
2
1
1
0.5
0.8
Thụy sỹ
11
24
0.9
1
13
11
Pháp
0.9
1
2
1.7
4
4.2
Anh
4
2.5
0.3
0.6
4.6
10
Bỉ
0.2
0.3
2.3
1.3
Các nước khác
4.1
8.2
4.5
2.4
9.6
9.8
III.Châu Mỹ
15.7
9
1
0.5
10
12
Mỹ
11
9
10
12
Canada
0.9
Cuba
2.5
IV. Châu Phi
11
4
2
Angiêri
11
2
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thương mại
4. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời (ngày 29.12.1987), đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta mặc dù môi trường đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua chưa thật thuận lợi. Mười năm, một thời gian rất ngắn so với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (tính đến hết ngày 31.12.1997) trên địa bàn cả nước đã có 2320 dự án đã được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 31,232 tỷ USD, số vốn thực hiện là 11,878 tỷ USD đạt 37% tổng số vốn đăng ký. Ta có bảng sau:
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1988 - 1997
(Tính đến 31.12.1997)
Năm
Số dự án
Tổngsố vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện (triệu USD)
Xuất khẩu (triệu USD)
1988-1990
219
1582
399
_
1991
149
1294
221
52
1992
197
2036
398
112
1993
277
2652
1106
211
1994
367
4071
1952
352
1995
408
6616
2652
440
1996
367
8528
2371
786
1997
336
4453
2950
1500
Tổng số
2320
31232
11878
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Các dự án FDI ngày càng đóng góp vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ năm 1992 các dự án FDI chỉ đóng góp 2% GDP của Việt Nam, thì năm 1997 tỷ lệ đóng góp là 8,6% GDP. Năm 1997, xuất khẩu của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD (chưa kể dự án liên doanh dầu khí Việt -Xô).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đóng góp vai trò quan trọng vào công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá: cụ thể các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư 80% số vốn vào lĩnh vực sản xuất, nhiều ngành ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến như ngành bưu điện, viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất vi mạch điện tử...
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra trong năm 1997: 250.000 chỗ làm việc trực tiếp, ngoài ra còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn lao động gián tiếp trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất...
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt nam.
Về đối tác đầu tư nước ngoài: Nguồn FDI vào Việt Nam chủ yếu từ các nước Châu á, Nhật, NICs, các nước ASEAN (chiếm 60%), các nước Âu - Mỹ chiếm gần 25%. Ta có bảng sau:
Bảng 8: mười nước đầu tư lớn nhất vào việt nam
(Từ 1.1.1998 đến 14.12.1997)
Nước và vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư(USD)
1. Singapore
180
5.516.348.604
2. Đài Loan
298
4.127.146.036
3. Hàn Quốc
191
3.149.467.601
4. Nhật Bản
202
3.098.726.429
5. British Virgin Islands
67
2.705.457.201
6. Hồng Kông
175
2.382.686.687
7. Malaysia
62
1.337.975.075
8. Pháp
85
1.150.790.903
9. Thái Lan
75
1.043.113.060
10. Hoa Kỳ
58
982.689.490
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Bên cạnh nguồn FDI, việc thu hút vốn ODA trong thời gian qua cũng đã có nhiều tiến bộ đáng kể, các vướng mắc về thủ tục giải ngân đang được từng bước tháo gỡ, tiến độ giải ngân của một số dự án đã dược đẩy mạnh. Quý I năm 1998 đã triển khai giải ngân được 250 triệu USD, bằng 15% kế hoạch năm.
ii. Những thành tựu đạt được và những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
1. Những thành tựu.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong hai năm 1996, 1997 tăng bình quân trên 9% năm. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Cơ cấu công nghệ kỹ thuật trong các ngành kinh tế đã có những biến chuyển quan trọng. Một số công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng và triển khai như công nghệ thông tin, điện tử, tin học...
Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả... đều tăng khá. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển, sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 1,4 triệu tấn.
Một số lĩnh vực công nghiệp đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, bước đầu khắc phục được tình trạng yếu kém lạc hậu về công nghệ, đang ổn định và phát triển nhanh như công nghiệp chế biến nông , lâm, thuỷ sản, may mặc... Những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như đầu thô, than, xi măng...
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân năm 1996, 1997 vào khoảng 9%, trong đó đặc biệt là các ngành dịch vụ như thương mại, vận tải, bưu điện đã tăng khá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển.
Xuất khẩu tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, thị trường được củng cố và mở rộng, mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng được nâng cao hơn chênh lệch xuất nhập khẩu được khép lại dần.
Đầu tư phát triển 2 năm 1996-1997 trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ước thực hiện 14 -15 tỷ USD bằng 34-35% mức kế hoạch 5 năm 1996 -2000. Hướng sử dụng vốn nhìn chung phù hợp với mục tiêu, nhiều khu công nghiệp xây dựng, khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động, các tỉnh đều nhận được vốn đầu tư của nước ngoài.
Các hoạt động giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế xã hội... đều có bước tiến mới, song song với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hai năm 1996 -1997 có thêm 2,6 triệu lao động được giải quyết việc làm, đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện, số hộ nghèo giảm, nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em. Các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ thể dục thể thao có bước phát triển.
Về chính sách thị trường, ta đã chuyển từ việc phân chia thị trường thành hai khu vực XHCN và TBCN sang phân chia thị trường thế giới thành nhiều khu vực theo địa lý, theo trình độ phát triển kinh tế với các mức độ thâm nhập thị trường khác nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu. Nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp phát triển.
Về cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã chuyển từ quản lý theo mô hình nhà nước độc quyền cao độ về ngoại thương, quản lý bằng các biện pháp hành chính mệnh lệnh tập trung sang cơ chế Nhà nước thống nhất, quản lý bằng pháp luật kế hoạch thông qua sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế. Từng bước chuyển sang tự do hoá thương mại trong nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì họ đóng góp rất có hiệu quả vào quá trình công nghiệp hoá và mở rộng xuất khẩu, họ tạo ra giá trị gia tăng trong ngành chế biến, tạo ra nhiều việc làm hơn so với công nghiệp quy mô lớn đầu tư nhiều vốn, giúp đẩy nhanh các chương trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, tận dụng nhiếu hơn các loại nguyên liệu tại chỗ tạo cơ hội cải tiến công tác quản lý.
Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và hoàn thiện, vai trò vị trí của Việt nam đang được nâng nên trong vùng Châu á - Thái Bình Dương và hiện nay đang thu hút dược sự chú ý của nhiều người trong giới lãnh đạo và kinh doanh trên thế giới.
2. Những vấn đề còn tồn tại.
Trong quá trình phát triển bao giờ cũng nẩy sinh những vấn đề mới, những mâu thuẫn mới cần xử lý. Đó là quy luật của sự vận động. Nền kinh tế Việt nam không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật đó. Trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, nền kinh tế đã đạt tới trình độ cao hơn, lẽ tất yếu phát sinh những vấn đề và những mâu thuẫn mới, thậm chí cả những yếu tố kìm hãm tăng trưởng. Đó là những hạn chế sau đây:
Hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, khẳ năng cạnh tranh kém, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có tăng trưởng nhưng hiệu quả và chất lượng phát triển không cao.
Năng lực sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, chưa đủ sức tự đầu tư phát triển. Cơ cấu công nghiệp chuyển biến chậm, đóng góp cho tăng trưởng những năm qua chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, sơ chế, chưa đủ sức cạnh tranh cả chất lượng cũng như giá cả sản phẩm cùng loại do nước ngoài sản xuất.
Chiến lược hướng về xuất khẩu đã dẫn đến khuynh hướng tập chung quá mức các nguồn lực bên trong và bên ngoài vào những ngành sản xuất để xuất khẩu. Do đó, kỹ thuật công nghệ tiên tiến chỉ đạt được ở những ngành sản xuất hàng xuất khẩu, còn các ngành khác sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng trong nước thì vẫn ở trong tình trạng kĩ thuật công nghệ lạc hậu kéo dài. Chính việc hướng sự phát triển quá mức vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng toàn bộ nền kinh tế quốc dân lệ thuộc vào sự biến động của những ngành ấy, nói rộng ra là lệ thuộc vào sự biến động của thị trường thế giới.
Việc xuất khẩu vào thị trường truyền thống gặp nhiều trắc trở, trong khi đó thâm nhập vào thị trường mới còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ta chưa có chiến lược nhập khẩu rõ ràng, chưa nhập được những công nghệ cần thiết để đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu. Chiến lược thị trường chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chưa tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu trong nước dựa trên lợi thế so sánh của nước ta về lao động.
Bộ máy tổ chức hoạt động công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu còn cồng kềnh, kém hiệu lực. còn thiếu những cán bộ vừa có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ, pháp luật, kiến thức khoa học, công nghệ, vừa có phẩm chất tinh thần trách nhiệm để giải quyết những thủ tục hành chính nhanh nhạy, kịp thời. Những tệ nạn về thủ tục hành chính, bệnh quan liêu, giấy tờ gây phiền hà chậm trễ trong việc cấp giấy phép đầu tư... đang là vấn đề nổi cộm gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển.
Chính sách công nghiệp - thương mại của nhà nước cũng như trên thực tế vẫn còn mang dấu ấn của việc thay thế nhập khẩu, chưa thực sự hướng ngoại. Điều này thể hiện khá rõ qua một số biện pháp với ý định bảo vệ nền công nghiệp non trẻ trong nước.
Trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng như xác định rõ vai trò và chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề đầu tư nước ngoài, quy trình xúc tiến đầu tư, quy trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư, quy trình quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường tài chính tiền tệ là vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế vì chưa hoàn chỉnh. Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý xuất nhập khẩu nói riêng còn kém, thay đổi thường xuyên làm cho doanh nghiệp không kịp xoay xở, bị động, lúng túng trong hoạt động kinh tế. Một số doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
Chưa hoạch định được chương trình tài trợ cho xuất khẩu, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều thiếu vốn phải vay vốn ngân hàng, nhưng việc vay vốn cũng rất hạn chế chủ yếu là vốn lưu động ngắn hạn (3 - 6 tháng) với lãi suất khá cao. Chưa thiết lập được quy chế xây dựng và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu một cách có hiệu quả, mà mới chỉ tổ chức quỹ bình ổn giá nhằm hỗ trợ để bình ổn giá cả trên thị trường trong nước cho những mặt hàng quan trọng và trong những trường hợp cần thiết thì dùng cho hỗ trợ xuất khẩu. Phương thức buôn bán còn đơn giản, chưa sử dụng được hệ thống tín dụng quốc tế cho hoạt động thương mại. Buôn bán còn qua nhiều khâu trung gian. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Vấn đề cấp bách hiện nay là thông tin thương mại phục vụ cho xuất khẩu hàng hoá còn nhiều hạn chế. Từ nhiều năm nay thông tin thương mại của ta thường rất chậm, không đầy đủ thiếu chính xác nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong khi đó nhiều đối tác của doanh nghiệp Việt nam lại hiểu rất rõ tình hình xuất khẩu của ta. Nhưng chúng ta nắm được rất ít thông tin về bạn hàng. Hiện nay, có quá nhiều doanh nghiệp của Trung ương và địa phương của nhiều ngành quản lý trên một vùng lãnh thổ cùng tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu một ngành hàng và mặt hàng. Đa số các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Do sự thiếu hướng dẫn điều hành, phân công phối hợp hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, phân tán cục bộ, tranh mua, tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau... Hậu quả xảy ra là giá mua hàng xuất khẩu ở trong nước bị đẩy lên cao và giá bán ở thị trường nước ngoài bị ép giảm xuống.
Là một quốc gia nằm trong khu vực khủng hoảng, trong bối cảnh quốc tế hoá cao như hiện nay, rõ ràng Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp, gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tốt và xấu của nó đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Với thời gian và sự lan rộng của khủng hoảng, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN và Châu á nói riêng và ra thị trường thế giới nói chung sẽ chịu tổn thất cả về sự sụt giảm khối lượng lẫn giá cả hàng hoá xuất khẩu vì sự thu hẹp sức mua của các thị trường xuất khẩu (do khủng hoảng, do giảm tỷ lệ tăng trưởng, do quan hệ cung - cầu) và vì sức ép tạo nên bởi sự phá giá các đồng tiền khu vực với tốc độ cao hơn VND, nên hàng xuất khẩu của ta bị đắt lên tương đối so với hàng của các nước cạnh tranh.
Tác động tiêu cực còn ở chỗ: trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt nam, tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 10 % mà tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức tăng chung. Việc các nhà đầu tư lớn như các NICs châu á cũng đang gặp khó khăn ở chính quốc gia họ nên sẽ làm giảm sự đóng góp, sự đầu tư của các doanh nghiệp này vào Việt nam.
Chương IV
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt nam chỉ rõ:
“... Từ nay đến năm 2000, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
Lực lượng sản xuất đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong toàn quốc, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay. GDP tăng từ 8-10 lần so với năm 1990. Trong cơ cấu kinh tế tuy nông nghiệp phát triển mạnh song công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội ...”
“... Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước quan trọng của thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN...”
Chiến lược hướng về xuất khẩu là một định hướng lớn của Đảng và nhà nước ta.
I. Định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 1996 - 2000 của Việt nam.
1. Định hướng kim ngạch xuất khẩu từ nay đến năm 2000.
Dự kiến mức tăng trưởng GDP hàng năm đạt 9 - 10%. Mức GDP trên đầu người 500 - 600 USD vào năm 2000. GDP cả nước đạt khoảng 48 tỷ USD. Với chủ trương Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tránh tụt hậu, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, dự báo trong thời kỳ này tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm tăng từ 28 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này đạt khoảng 45 tỷ USD.
Đến năm 2000 với dân số khoảng 80 triệu người, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD, bình quân xuất khẩu trên một đầu người đạt khoảng 170 USD.
Trong thời kỳ này Việt nam cần chú trọng khai thác các tiềm năng để xuất khẩu các ngành hàng, mặt hàng theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Hàng công nghiệp chế biến sâu như là: hàng dệt hàng may mặc hàng giầy dép, hàng điện tử, ô tô, xe máy...
Hàng Nông - Lâm - Thuỷ sản chế biến như gạo, cà phê, cao su, chè, lạc nhân, hạt điều, rau quả, thuỷ sản, lâm sản...
Hàng khoáng sản như: dầu thô, than đá, thiếc...
Dịch vụ ngoại tệ như dịch vụ phần mềm, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm...
2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, ngành hàng.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ nhanh, thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế cần có một tư duy mới về cơ cấu hàng hoá thể hiện ở ba mặt chủ yếu sau:
Một là, chuyển hoàn toàn và chuyển nhanh, mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp nhất hàng sơ chế nghĩa là chuyển hẳn từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên sang xuất khẩu giá trị thặng dư.
Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Một mặt chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng chế biến đối với hàng đã có, mặt khác cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có, nhưng có tiềm năng và có triển vọng, phù hợp với xu hướng quốc tế. Đó là các mặt hàng, sản phẩm kỹ thuật: điện, điện tử, dịch vụ (du lịch vận tải, sửa chữa tầu thuỷ, phục vụ hàng không)... và các sản phẩm trí tuệ. Trong các sản phẩm trí tuệ, xử lý dữ liệu và soạn thảo các chương trình phần mềm ứng dụng trên máy tính điện tử là các lĩnh vực thích hợp với người Việt nam.
Ba là, muốn chuyển sang xuất khẩu hàng chế biến và mở ra các mặt hàng xuất khẩu mới - dạng chế biến sâu và tinh khó có thể thực hiện được bằng tự lực cánh sinh, vì công nghệ lạc hậu và chưa có thị trường ổn định, mà điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài đặc biệt là các nước có công nghệ nguồn tiên tiến.
Dự kiến 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn đến năm 2000 là: dầu thô, hàng dệt may, hàng thuỷ sản, gạo, cà phê, than đá, cao su, điện tử viễn thông tin học, hàng da và giầy dép, tơ tằm.
3. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu Việt nam theo thị trường.
Trong những năm tới thị trường xuất khẩu của việt nam sẽ được phát triển theo hướng sau:
Đa dạng hoá, đa phương hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thị trường trong nước nhiều thành phần, thực hiện thị trường mở, tự do hoá thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
Thực hiện nguyên tắc “Có đi, có lại” trong kinh doanh thương mại tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu.
Thực hiện chiến lược “Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu” để tạo ra nhiều hàng hoá đạt chất lượng quốc tế có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Bảng 9: Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam
theo thị trường
Đơn vị tính:(%)
Thời kỳ 1991 - 1995
Năm 2000
Châu á - Thái Bình Dương
80
50
Châu Âu
15
25
Châu Mỹ
2
20
Châu Phi
3
5
Nguồn số liệu Bộ thương mại
Dự báo một số nước mà Việt nam xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, EU, Mỹ
II. Những biện pháp đẩy mạnh và hỗ trợ xuất khẩu.
Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu thực sự trở thành một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội cũng như chỉ tiêu xuất khẩu mà đại hội Đảng VIII đề ra. Nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý điều hành xuất khẩu cần có các giải pháp, chính sách kịp thời phù hợp với từng giai đoạn hoạt động. Việc đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành quan trọng.
1. Nhà nước phải xây dựng hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Mặc dù nhà nước đã có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu song việc xác định các mặt hàng chủ lực là việc rất quan trọng vì hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu, đồng thời phát huy được lợi thế, nguồn lực trong nước. Muốn vậy phải:
Xây dựng chiến lược phát triển hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với tiềm năng của các địa phương và vùng lãnh thổ, chiến lược mặt hàng xuất khẩu của các ngành, của địa phương phải được xây dựng tổng hợp trên các căn cứ về thị trường quốc tế, các điều kiện tự nhiên, hiệu quả. Chiến lược đó phải được thực hiện nhất quán, không vì lợi ích trước mắt mà thay đổi mục tiêu.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỉ trọng các sản phẩm chế biến ngày càng sâu và tinh trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Nhằm ngày càng có nhiều giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất và coi đó là giải pháp cần thiết để có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng và hình thức sản phẩm xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu Việt nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang nhãn hiệu và tín nhiệm Việt nam. Sản phẩm xuất khẩu có mẫu mã, bao bì chất lượng tốt chúng ta phải luôn luôn áp dụng công nghệ mới vào việc sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.
2. Gia công xuất khẩu.
Thông qua gia công xuất khẩu, không những chúng ta có điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân mà còn góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước, nhanh chóng thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới. Tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước, khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Tranh thủ được vốn và kỹ thuật của nước ngoài.
Để gia công xuất khẩu có hiệu qủa các cơ quan chức năng quản lý như Bộ thương mại, Bộ tài chính, Tổng cục hải quan cần có quy định thống nhất bảo đảm cho các doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài, mặt khác có quản lý chặt chẽ về các nội dung định mức sử dụng nguyên phụ liệu, thanh lý các điều khoản hợp đồng, xử lý nguyên liệu thừa sau thanh lý.
Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan thương mại ở nước ngoài, các cơ quan quản lý liên quan có trao đổi, thông tin về khách hàng và thị trường để đảm bảo ổn định các điều kiện gia công, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh tạo cơ hội cho khách hàng ép giá gia công đối với các doanh nghiệp nhận hàng gia công.
Khuyến khích các doanh nghiệp gia công hàng dệt may, giày thể thao, lắp ráp hàng cơ khí, điện tử, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em. Đặc biệt chú trọng đến gia công hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao.
Mở rộng tham gia gia công xuất khẩu ra các địa phương xa, các thành phố lớn, thông qua việc hợp tác giúp đỡ về vốn, thị trường kỹ thuật ...của các doanh nghiệp lớn đã nhiều năm làm gia công hàng xuất khẩu.
Khuyến khích các trường hợp gia công theo phương thức “mua đứt bán đoạn” coi đây là hình thức đầu tư chế biến hàng xuất khẩu.
Chú ý đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, cho người lao động.
3. Lập các khu chế xuất (KCX).
Hiện nay theo quan niệm của chúng ta khu chế xuất là khu vực công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, những nước đang phát triển chuyển hướng mạnh mẽ nền kinh tế của mình bằng cách mở rộng cửa và đón nhận đầu tư nước ngoài. Từ đó ra đời các khu chế xuất - được coi là biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà nước ta khuyến khích việc thành lập công ty liên doanh giữa bên nước ngoài và bên việt nam để xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu chế xuất.
KCX mang lại các lợi ích đó là thu hút được vốn và công nghệ tăng cường khả năng xuất khẩu tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần làm cho nền kinh tế nước chủ nhà hoà nhập với nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực.
Để phát huy được các lợi ích của khu chế xuất chúng ta phải cung cấp cơ sở hạ tầng thông qua cho thuê hoặc bán các thành phẩm như cung cấp điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác... Tổ chức các trung tâm giao dịch thương mại, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, tổ chức hoạt động quảng cáo, tổ chức và cung ứng tốt các dịch vụ như khách sạn, đi lại, du lịch giải trí... cho người nước ngoài tại KCX.
4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy những hiểu biết kém cỏi và thiếu thông tin về thị trường thế giới là những trở ngại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt nam.
Để thực hiện được công tác Marketing tốt chúng ta cần phải tiếp tục mở và tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế tăng cường tiếp xúc giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng quảng cáo. Muốn công tác tiếp thị trong hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện tốt thì trước hết chúng ta phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu đồng thời phải có những thông tin nhạy bén và kịp thời đối với các hàng xuất khẩu.
Đối với mặt hàng xuất khẩu thì chất lượng và mẫu mã là vấn đề quan trọng. Có thể nói chất lượng hàng xuất khẩu hiện nay ở nước ta còn thấp và thấp xa so với yêu cầu của khách hàng. Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ công nghệ và trình độ lao động thấp. Trong khi đó nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng “khó tính” và đòi hỏi cao - Mặt khác bao bì và kiểu dáng các mặt hàng xuất khẩu của nước ta còn rất lạc hậu do thiếu khoa học tiếp thị. Trên thực tế muốn bán hàng nhanh với khối lượng lớn thì bao bì chất lượng kiểu dáng phải đẹp, văn minh, lịch sự. Bởi vì bao bì đẹp sẽ kích thích tính sẵn sàng mua của người tiêu dùng. Đồng thời đóng gói hợp lý về kích thước, khối lượng sẽ tạo ra sự tiện lợi và dễ dàng vận chuyển do đó hàng sẽ bán được nhanh và nhiều. trong bối cảnh thị trường sôi động như hiện nay hàng hoá của các bạn hàng (ví dụ như Trung Quốc) có mặt rất nhiều trên thị trường nước ta. Thực tế bản thân người Việt nam cũng rất sùng bái hàng ngoại (bởi mẫu mã, bao bì...) ngay cả khi chất lượng và giá cả hàng nội cũng không thua kém gì hàng ngoại. Nhưng hàng ngoại do mẫu mã hình thức hào nhoáng rất rễ đánh lừa người tiêu dùng trình độ thấp. Do vậy để cạnh tranh được với hàng hoá trên thị trường, bắt buộc các doạnh nghiệp, đặc biệt là những người làm công tác Marketing phải cố gắng. Với quy cách bền hơn, đẹp hơn, dễ hơn, rẻ hơn tới mức người tiêu dùng không phải phân vân trong việc lựa chọn. Có như vậy hàng hoá việt nam mới cạnh tranh được trên thị trường.
5. Đầu tư cho xuất khẩu.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sản xuất nhỏ còn là phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu rồi rào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta phải xây dựng thêm nhiều các cơ sở sản xuất mới. Muốn vậy phải đầu tư. Đầu tư là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu.
Chúng ta phải coi trọng hiệu quả vốn đầu tư. Để đầu tư vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu có hiệu quả trước khi quyết định đầu tư phải phân tích để thấy được sự cần thiết và mức độ cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư hiệu quả đầu tư.
Để có sức thuyết phục về sự cần thiết và mức độ cần thiết đối với khoản vốn đầu tư cần xác định cụ thể các chỉ tiêu như nhu cầu của thị trường hiện tại, dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai, khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc phân tích thị trường nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin và do trình độ học vấn. Do vậy trước khi quyết định một dự án đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, ta cần tổ chức các cuộc tham quan tìm hiều khảo sát thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, tổ chức đối thoại đàm phán trực tiếp với các nhà kinh doanh ngoại quốc.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, vốn đầu tư chưa nhiều ta cần lưu ý tới các cơ sở sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, hiệu suất đầu tư tương đối cao, thời gian xây dựng, mở rộng cơ sở sản xuất và thu hồi vốn tương đối nhanh.
Để đảm bảo được hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần:
Đầu tư đồng bộ để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh như trong nông nghiệp chú trọng các khâu sản xuất, vận chuyển chế biến, bảo quản, bao bì ...Trong công nghiệp cần chú trọng cả khâu sản xuất chính và khâu phụ trợ.
Đầu tư vào sản xuất các sản phẩm có dung lượng thị trường lớn, ổn định nhằm thu hút được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Chúng ta cần đầu tư vào các mặt hàng chủ lực như: gạo, rau quả, thịt chế biến, thuỷ sản, dâu tằm tơ, cao su, cà phê, chè, chế biến dầu khí, may mặc, da giầy hàng điện tử...
Để thu hút được vốn đầu tư cho phát triển cũng như đầu tư cho xuất khẩu, việc huy động trước hết phải tập trung khai thác tối đa nguồn vốn trong nước, huy động tiền nhàn rỗi của dân cư vào các hoạt động đầu tư bằng việc tạo lập thị trường vốn, thị trường chứng khoán, lập các công ty cổ phần, khuyến khích gửi tiết kiệm... Đồng thời phải coi trọng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp FDI và hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn FDI, đòi hỏi chúng ta phải khắc phục không ít những vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư.
Thứ nhất, phải tiếp tục giảm thiểu những thủ tục phiền hà và đưa ra được một quy hoạch cụ thể rõ ràng cùng với một danh mục ưu tiên gọi vốn đầu tư, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, ưu tiên cho các ngành hàng xuất khẩu.
Thứ hai, bổ xung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục nhược điểm của sự thiếu nhất quán và không đồng bộ làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
Thứ ba, tập chung vốn đầu tư của Nhà nước và vốn ODA vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như : đường, trường, sân bay, bến cảng, điện...
Thứ tư, kết hợp vốn trong nước với vốn nước ngoài trong một thể thống nhất, đồng thời để tăng cường khả năng tiếp nhận vốn FDI cũng như vốn ODA phục vụ cho Công nghiệp hoá cũng như cho chiến lược hướng về xuất khẩu, ta cần phải tạo đủ nguồn vốn đối ứng trong nước.
6. Các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh sản xuất.
Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm mở rộng xuất khẩu. Biện pháp chủ yếu là:
6.1. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu.
Nhà nước có thể trực tiếp cho nước ngoài vay tiền hoặc nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi xuất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu, giải quyết được tình trạng dư thừa hàng hoá ở trong nước. Nhà nước ta hiện nay chưa có vốn để cho nước ngoài vay với khối lượng lớn. tuy nhiên khi chúng ta có điều kiện chúng ta sẽ thực hiện hình thức cấp tín dụng này một cách rộng rãi hơn.
Nhà nước có thể cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của Chính phủ theo những điều kiện ưu đãi. Các ngân hàng thường hỗ trợ cho chương trình xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng.
Nhà nước khi cấp lãi suất tín dụng xuất khẩu nên cấp theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại để người xuất khẩu có thể bán được giá thấp có sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Lãi suất càng thấp thì chi phí xuất khẩu càng giảm và khả năng cạnh tranh của hàng hoá càng mạnh.
6.2. Chính sách tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu ta biết rằng tỷ giá hối đoái chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những người cạnh tranh với hàng nhập khẩu là có được hay không một tỷ giá hối đoái chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ.
Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá này cho phép các nhà xuất khẩu cạnh tranh một cách thành công. Dùng công thức sau để tính tỷ giá hối đoái thực tế.
Tỷ giá hối đoái chính thức ì chỉ số giá cả trong nước
Tỷ giá hối đoái thực tế
=
Chỉ số giá cả nước ngoài
Nếu tỷ giá hối đoái chính thức cố định, chỉ số giá cả trong nước tăng nên nhiều hơn so với chỉ số giá cả nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng lên.
Kết quả chung của tỷ giá hối đoái thực tế quá cao là nhập khẩu tăng lên và xuất khẩt giảm đi. Nếu kinh tế phải giảm mức dự trữ ngoại hối xuống hoặc phải vay mượn nước ngoài để trang trải tài chính. Đối với các nước đang phát triển việc giảm mức ngoại hối và vay mượn nước ngoài không phải là giải pháp tốt, lâu dài.
Biện pháp xử lý đối với sự không ổn định của tỷ giá hối đoái chính thức là tăng cường kiểm soát nhập khẩu. Song việc kiểm soát nhập khẩu thường dẫn đến nạn tham nhũng hối lộ.
Biện pháp tốt hơn là phá giá (điều chỉnh) tỷ giá hối đoái thực tế. Giảm tỷ lệ lạm phát trong nước đến mức nào đó và trong một khoảng thời gian dài để phục hồi được tỷ giá hối đoái thực tế.
Nhưng khi phá giá (điều chỉnh) tỷ giá hối đoái thực tế thì sẽ làm tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu. Điều này làm tăng giá sản phẩm sản xuất trong nước. Nó cũng tạo ra sức ép đẻ tăng tiền công. Toàn bộ những yếu tố đó sẽ làm tăng lạm phát trong nước. Lúc này chúng ta phải thực hiện các chính sách hỗ trợ như rút bớt các khoản chi tiêu của nhà nước, đánh thuế, hạn chế tiền công, và hạn chế cho vay ngân hàng. Bên cạnh đó tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu quá cao cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu. Lúc này Chính phủ cũng phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ như trong trường hợp phá giá tỷ giá hối đoái thực tế trên.
Hơn nữa khi nước ta thành lập thị trường chứng khán tập chung mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán tiền tệ, gọi là thị trường hối đoái rất phức tạp, đa dạng. Do vậy để tránh rủi do biến động tiền tệ trong kinh doanh xuất nhập khẩu, người ta thường dùng ngoại tệ thời hạn trên thị trường hối đoái để đảm bảo cho việc thanh toán ngoại tệ trên thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá.
Các doanh nghiệp xuất khẩu phải luôn quan tâm đến vấn đề kinh doanh ngoại tệ chủ động kinh doanh xuất nhập khẩu phải theo dõi thường xuyên tỷ giá hối đoái, tiền tệ biến động như thế nào, lãi xuất trong nước và quốc tế ra sao.
6.3. Trợ cấp xuất khẩu.
Là những ưu đãi tài chính mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Nhà nước có thể trợ cấp trực tiếp hoặc trợ cấp gián tiếp.
Trợ cấp trực tiếp như nhà nước áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nhà xuất khẩu. Nhà nước cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu.
Trợ cấp gián tiếp như nhà nước tài trợ cho các dịch vụ quảng cáo, triển lãm, hội trợ, đào tạo các chuyên gia về xuất khẩu.
6.4. Miễn thuế, giảm thuế và hoàn lại thuế.
Để khuyến khích xuất khẩu, nhà nước quy định việc miễn giảm và hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước quy định việc miễn giảm và hoàn lại thuế cho các doamh nghiệp xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu. Theo luật thuế của nhà nước ta, các hàng hoá sau đây được miễn giảm, hoàn lại thuế.
Hàng xuất khẩu được miễn thuế: hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Hàng xuất khẩu, nhập khẩu được xét miễn thuế để khuyến khích xuất khẩu gồm: Hàng là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu theo các hợp đồng gia công cho nước ngoài. Hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh.
Hàng được xét hoàn thuế gồm: hàng đã kê khai và nộp thuế nhưng thực tế không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn. Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Hàng nhập khẩu để tái xuất, tạm xuất để tái nhập để dự hội trợ triển lãm.
7. Biện pháp về thể chế tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu.
Nhà nước đóng vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Muốn thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Nhà nước phải chủ động trong định hướng,tạo môi trường hành chính pháp lý, kinh tế sử dụng hiệu quả các biện pháp, công cụ hành chính cũng như những biện pháp công cụ kinh tế.
Phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước về thương mại, nhất là quản lý xuất nhập khẩu. Các ngành, các cơ sơ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu phải đổi mới công nghệ, tiếp thu kỹ thuật mới, phát huy lợi thế của nước đi sau. Nhà nước, đặc biệt là Bộ thương mại, Tổng cục hải quan phải chủ động phát hiện và xử lý những mâu thuẫn nẩy sinh trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, kịp thời điều chỉnh những bất cập về chính sách về thể chế thương mại.
Nhà nước lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu. Đào tạo cán bộ chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu lập các cơ quan nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường hàng hoá, thương nhân và chính sách của Chính phủ nước sở tại. Phải đào tạo cán bộ, trình độ người lao động vì chiến lược con người là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nói riêng.
Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác kỹ thuật, vay nợ, viện trợ. Nhà nước chủ động huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước để đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu có lợi.
III. MộT Số ý KIếN Đề XUấT.
1. Nhà nước nên ổn định chích sách xuất nhập khẩu trong lâu dài.
Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mang nhiều nét đặc biệt về không gian, thời gian, về giá cả, cũng như các phương thức thanh toán. Những đặc điểm này đòi hỏi chính sách xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia phải ổn định trong thời gian nhất định. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu mới yên tâm và có điều kiện tìm nguồn hàng, bạn hàng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh.
2. Giảm bớt các cơ quan trung gian trong quản lý xuất nhập khẩu.
Hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu từ trung ương đến địa phương còn phức tạp, chồng chất. Nhiều khi đã buộc các doanh nghiệp phải tuân theo những quy định mà nhiều khi bị chồng chéo. Do vậy, Chính phủ nên giảm bớt các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Ví dụ như hiện nay, thủ tục kiểm tra hồ sơ tính thuế của hải quan theo quy định là 2 ngày nhưng thực tế phải làm mất 4 - 5 ngày.
Đối với mặt hàng tiêu dùng thực phẩm cần giảm bớt trung gian. Cho phép các doanh nghiệp sản xuất được giao dịch trực tiếp với các mạng lưới siêu thị nước ngoài để sản xuất theo đơn đặt hàng phù hợp với mẫu mã thị trường yêu cầu.
Từng bước tiến tới bãi bỏ dần cơ quan chủ quản, chế độ cơ quan chủ quản mang tính chất hành chính bao cấp cũ không đáp ứng được đòi hỏi của phát triển xuất khẩu trong giai đoạn mới. Các doanh nghiệp sẽ là các thực thể trong xã hội, họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và làm nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước.
Huỷ bỏ chế độ chuyên ngành. Mỗi doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu đều có quyền kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu miễn là họ thực hiện đúng theo pháp luật và những quy định của nhà nước (trừ những mặt hàng cấm nhập, cấm xuất).
3. Quy định điều luật chống phá giá.
Việt nam đang trên đà phát triển, có rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân được thành lập với số vốn 100% của nước ngoài hoặc sự xuất hiện của các văn phòng đại diện của các tập đoàn kinh tế. Vì vậy, cạnh tranh là yếu tố tất nhiên nhưng để cạnh tranh lành mạnh, để bảo trợ nền sản xuất trong nước. Chính phủ nên quy định mức giá tối thiểu nhằm ngăn chặn tình trạng phá giá khi thông tin trên thị trường không được cập nhật đầy đủ.
4. Thành lập trung tâm thông tin pháp luật quốc tế.
Trung tâm này giúp cho các doanh nghiệp nắm vững luật thương mại quốc tế hiện hành nhanh chóng, nắm bắt được những thay đổi của những bộ luật đó. Đầu tư cơ sở vật chất, cải cách phương thức hoạt động của phòng thông tin thương mại,của Bộ thương mại để từ đó có thể cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp những thông tin mới nhất về tình hình và sự biến động của giá cả hàng hoá.
5. Nhà nước nên thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt nam.
Để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá hương về xuất khẩu thì ngoài việc có chiến lược xuất khẩu, có chính sách trợ giá, tạo lợi nhuận khuyến khích các nhà sản xuất có sự “đầu cơ”, bảo trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần có một đường lối chính sách đúng đắn về ngân hàng sao cho các ngân hàng Việt nam phát huy được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế. Hiện nay chúng ta đã có Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu EXIMBANK, song các ngân hàng này còn bị hạn chế về vốn, trình độ công nghệ, nghiệp vụ, chưa phục vụ đắc lực được cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam.
Với mục đích hỗ trợ nguồn vốn cho xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia tài trợ xuất khẩu hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan tài trợ và bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu dưới hình thức ngân hàng như ngân hàng xuất nhập khẩu EXIMBANK. Ngân hàng XNK Trung Quốc (CHINA EXIMBANK). Ngân hàng XNK Nhật Bản, ngân hàng XNK Triều Tiên... Các tổ chức này đều có chung mục đích là thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá cho quốc gia dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh và thâm nhập thêm thị trường mới.
Không nằm ngoài mục đích trên, Việt nam chúng ta cũng nên thành lập một ngân hàng chuyên doanh lấy tên là ngân hàng XNK Việt Nam. Có như vậy, chúng ta mới đi được trên đôi chân của mình, thực hiện được sự bảo hộ cho các ngân hàng nội địa, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu phát huy được lợi thế so sánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
6. Thực hiện chính sách đa lãi suất.
Để khuyến khích xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập khẩu những mặt hàng chưa thiết yếu, có thể áp dụng lãi suất đối với vốn vay cho xuất khẩu bằng 50% mức lãi suất vốn vay cho nhập khẩu (việc này ngay cả Hàn Quốc và Đài Loan đều đã làm trong thời kỳ đầu phát triển).
7. Nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
Bằng cách kiểm tra bắt buộc về chất lượng của một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Các công ty không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép xuất khẩu. Các công ty có số điểm trên điểm tiêu chuẩn được chia thành ba loại. Loại nhất được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra hàng hoá, chỉ bị thanh tra hệ thống chất lượng một năm một lần. Loại hai bị thanh tra một năm hai lần và có thể bị kiểm tra đột xuất một lần trong 30 chuyến hàng. Loại ba phải thanh tra chất lượng 4 - 5 lần trong một năm và cứ 15 chuyến hàng bị kiểm tra một lần .
Khuyến khích các cơ sơ sản xuất hàng xuất khẩu đăng ký áp dụng ISO 9000 (International Standard Organization).
8. Tổ chức bình chọn, khen thưởng đối với những mặt hàng chất lượng cao.
Hàng năm nhà nước tổ chức tổng kết hoặc tổ chức những ngày hội để biểu dương, khen thưởng những điển hình, những ngành, doanh nghiệp xuất khẩu giỏi. Nhà nước cấp bằng khen, thưởng vật chất, đưa vào danh sách TOPTEN hàng năm. Từ đó có chính sách ưu tiên về nhập khẩu đối với doanh nghiệp làm tốt việc xuất khẩu.
9. Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Theo hướng thành lập các tổng công ty, các tập đoàn mạnh, thực hiện cổ phần hoá, từng bước tạo tên tuổi trên thị trường thế giới, tiến tới những nhãn mác hàng hoá của Việt nam được thế giới biết đến và thừa nhận. Các công ty mạnh phải được mở chi nhánh ở nước ngoài để phục vụ công tác Marketing.
10. Tăng cường hoạt động của cơ quan thường vụ ở nước ngoài.
Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh cho ngành ngoại thương.
Kết Luận
Trong khi các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, Việt nam phải làm như thế nào để có thể nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới đang ngày một sôi động. Đảng và Chính phủ nước ta đã xác định: thực hiện bước chuyển mình với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt nam phải nỗ lực cố gắng đem hết khả năng và tiềm tàng của mình để thực hiện mục tiêu đó. Hội nhập với kinh tế trong khu vực và trên thế giới là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế của từng nước cũng như toàn thế giới. Nhưng nước ta “hội nhập” trong điều kiện nền kinh tế đất nước chưa phát triển nên cần có những bước đi và chiến lược kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hơn 10 năm qua chúng ta đã thực hiện thành công các chương trình kinh tế do nhà nước đề ra. Chúng ta đã có đủ lương thực tiêu dùng và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, nhu cầu hàng tiêu dùng của nhân dân. Kim nghạch xuất khẩu cũng đã tăng đáng kể, nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát giữ ở mức thấp.
Bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá, yêu cầu phải nâng cao chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế. Một trong những mục tiêu của sự tăng trưởng là hướng mạnh vào xuất khẩu. Hơn nữa, chúng ta là nước đi sau, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng vào những điều kiện thực tế của Việt nam và hoàn cảnh quốc tế hiện nay nhằm sử dụng tốt nhất mọi cơ hội quốc tế để phát triển kinh tế đất nước theo mục tiêu đã định là cần thiết. Chúng ta hy vọng rằng Việt nam sẽ đạt được những thành tựu kinh tế lớn trong tương lai và sẽ vươn lên trở thành một con rồng Châu á.
Hà nội - 1998
Tài liệu tham khảo
* Sách:
Bộ kế hoạch và đầu tư - viện chiến lược phát triển: “ Công nghiệp hoá và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu” - NXB Chính trị quốc gia 1997.
Bùi xuân Lưu: “ giáo trình kinh tế ngoại thương “ NXB giáo dục Trường Đại học ngoại thương - 1995.
Đinh xuân Trình và Nguyễn Duy Bột: “ Thương mại quốc tế ” NXB thống kê Hà nội - 1993.
Lê xuân Trinh: “ kinh tế xã hội việt nam 2000 mục tiêu phương hướng và giải pháp”.
Lê minh Tâm: “ Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu từ năm 1996 -2000 “ - Vụ kế hoạch và đầu tư. Trung tâm thông tin - 7-1996.
Võ thanh Thu: “ kinh tế đối ngoại “ NXB thống kê 1994.
Vũ ngọc Thanh: “ Chính sách thuế trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 “ - Bộ kế hoạch và đầu tư - Trung tâm thông tin Hà nội -5 -1996.
Văn kiện đại hội VIII - Nghị quyết TW 4 khoá VIII.
* Tạp chí (các số có liên quan):
Thương mại
Con số và sự kiện
Thời báo kinh tế Việt Nam
Kinh tế và phát triển
Nghiên cứu kinh tế
Phát triển kinh tế ...
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV166.doc