Đề tài Chiến lược thị trường của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2010

- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. c) Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị trường trong nước. - Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. d) Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh kết hợp, bao gồm: kết hợp phía trước, kết hợp

doc103 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược thị trường của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển đạt từ 216.000- 253.000 tỷ đồng. - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12-13%. Đến năm 2010 đạt từ 4,2- 4,7 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 11-12%, đến năm 2010 đạt 4,5- 5,0 tỷ USD, cán cân thương mại sẽ nhập siêu khoảng 0,3 tỷ USD. 2. Dự báo xu hướng một số thị trường chủ yếu của Tổng công ty thương mại Hà Nội trong giai đoạn 2005- 2010 2.1. Thị trường trong nước Trong những năm tới, thị trường trong mước của Tổng công ty sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Dự báo dân số của cả nước tăng 1,1% đến năm 2010 đạt 88-89 triệu người, còn GDP cả nước năm 2010 tăng lên gấp đôi năm 2000. Thu nhập của người dân sẽ tăng, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ sẽ ngày càng gia tăng. Thị trường nội địa của Tổng công ty vẫn tập trung chủ yếu vào thị trường trên thành phố Hà Nội. Từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Hà Nội đạt 8,5 - 9,5% ( giai đoạn 2006- 2010). Nhịp độ phát triển dân số giảm, đến năm 2010 dân số của Thủ đô Hà Nội không vượt quá 3,2 triệu người. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người khoảng 1000 USD/ người thì tới năm 2010 thu nhập sẽ tăng lên 1600 – 1800 USD/ người. Thu nhập tăng, sức mua của người tiêu dùng cũng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty có thể mở rộng thị trường tại Hà Nội thông qua cải tiến sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Khi thu nhập tăng, đời sống nhân dân được nâng cao thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với Tổng công ty cũng là một thách thức. Tổng công ty cần có các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nâng cao tính năng sử dụng của sản phẩm; nâng cấp dịch vụ hậu mãi sau bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thị trường nông thôn là thị trường mục tiêu của Tổng công ty trong thời gian tới. Hiện nay, nhiều sản phẩm của Tổng công ty không thể đáp ứng yêu cầu của nông dân do giá thành còn cao so với thu nhập của người dân. Trong những năm tới, nhà nước chủ trương xây dựng cải tạo, phát triển kinh tế của khu vực nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cuộc sống của người dân nơi đây sẽ được nâng cao. Hơn nữa, khi Cụm Công nghiệp thực phẩm Hapro đi vào hoạt động với công suất cao sẽ có thể giảm giá thành sản phẩm một số mặt hàng về lương thực, thực phẩm chế biến. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để Tổng công ty có thể phát triển thị trường hoạt động của mình tại vùng này. 2.2. Thị trường nước ngoài Trong thời kỳ 2006- 2010, Hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT/ AFTA) có hiệu lực đối với Việt Nam – nghĩa là thuế nhập khẩu của tất cả các hàng hoá chỉ còn từ 0-5%, nên sự khác biẹt giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài hầu như không đáng kể. Theo dự báo của các chuyên gia thì tốc độ phát triển kinh tế thương mại thế giới đạt 9%/năm trong giai đoạn 2006-2010, là thời kỳ có tốc độ phát triển kinh tế thương mại nhanh nhất. Việt Nam có cơ hội tăng khả năng sản xuất và xuất khẩu của mình. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty mở rộng thị trường nước ngoài. Bạn hàng truyền thống của Tổng công ty vẫn là các nước ASEAN, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam á ASEAN là một thị trường khá lớn ới khoảng 500 triệu dân, ở sát nước ta nên điều kiện giao thông hết sức thuận lợi. Tuy trước mắt gặp khó khăn tạm thời là hàng xuất khẩu của Việt Nam và ASEAN có cơ cấu tương tự song chúng ta có thể khai thác lợi thế về giá nhân công rẻ. Các nước này chiếm khoảng 1/3 kim ngạch buôn bán của nước ta. Nhưng thị trường này vẫn là thị trường trung gian nên trong thời gian tới Việt Nam sẽ giảm tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này, vươn tới thị trường tiêu thụ trực tiếp. Khi hiệp định AFTA được thực hiện, hàng Việt Nam xuất khẩu sang những nước này sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá hơn. Tổng công ty cần khai thác cơ hội này, đẩy giá trị buôn bán xuất nhập khẩu đối với thị trường ASEAN, nhất là mặt hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ. Nhật Bản là một trong ba trung tâm công nghiệp cao của thế giới. Hiện nay, Nhật Bản và Cục xúc tiến thương mại của ta đã thiết lập mối quan hệ buôn bán giữa hai bên. Tổng công ty có thể tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường này như : hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc Thị trường EU, với 15 nước thành viên, dân số 370 triệu dân. Đây là một thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, hứa hẹn co những khởi sắc về hợp tác buôn bán với Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, việc đẩy mạnh quan hệ với các nước này là rất quan trọng đối với Tổng công ty. Tìm các nahf cung cấp các thiết bị, máy móc các nước EU, có nền kinh tế phát triển là mục tiêu đối với Tổng công ty trong giai đoạn tiếp theo, khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh các bạn hàng truyền thống, Tổng công ty còn tập trung mở rộng thêm một số thị trường có nhiều tiềm năng như : Trung Quốc, Nga và các nước SNG, Đông Âu cũ, Mỹ và các nước Bắc Phi. Trung Quốc: Là một quốc gia có diện tích lớn, đông dân, đây là thị trường có khả năng tiêu thụ lớn và không đòi hỏi khắt khe, lại có thuận lợi đường biên giới chung giảm chi phí vận tải, có thể xuất khẩu bằng đường bộ, đường sắt, đường biển. Để góp phần vào thực hiện mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào thị trường này là 5 tỷ USD và tăng trưởng trong các năm tiếp theo, Tổng Công ty sẽ tập trung tìm kiếm khách hàng để phát triển thị trường này, hướng vào các ngành hàng nông sản và nông sản sơ chế với số lượng lớn. Nga và các nước SNG, Đông âu cũ: Đây là những thị trường truyền thống của Việt Nam, sau những biến động lớn về chính trị, xã hội, hàng hoá Việt nam mất dần thị phần tại khu vực này, đến nay Tổng Công ty vẫn xác định đây là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Chính vì vậy Tổng Công ty đã có kế hoạch đầu tư và tiếp tục đầu tư để phát triển thị trường này bằng việc mở văn phòng đại diện tại Moscow, văn phòng là cầu nối quan trọng giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Trong giai đoạn tới cần tìm kiếm đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, may mặc, thủ công mỹ nghệ  Mỹ: Ngay sau khi bình thường hoá quan hệ Mỹ – Việt nam và đặc biệt sau Hiệp định Thương mại Việt Mỹ được ký kết, Tổng Công ty đã rất quan tâm xây dựng và từng bước phát triển vững chắc thị trường này. Đây là thị trường có rất nhiều cơ hội và thách thức đối với hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng của Tổng Công ty nói riêng, thị trường rất rộng lớn, nhu cầu rất đa dạng, song lại rất khắt khe về chất lượng phải tuân thủ theo nhiều Luật khác nhau và luôn có nhu cầu với số lượng lớn mà sản xuất nhỏ lẻ và thủ công của Việt Nam khó bề đáp ứng. Nay Tổng Công ty đã có đại diện tại Mỹ và cũng đã xây dựng được một số bạn hàng truyền thống, nhưng trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển công tác xúc tiến thương mại để đưa các mặt hàng may mặc, hàng tre cuốn, hàng gỗ, gốm sứ, rượu, nông sản vào thị trường này. Các nước Bắc phi: Các nước Bắc Phi là các nước còn nghèo và lạc hậu, đang trong giai đoạn phát triển, là cửa ngõ cho hàng hoá xâm nhập vào thị trường châu Phi, đây là thị trường đầy tiềm năng và không quá khó tính cho hàng hoá của Việt Nam. Nếu Tổng Công ty ta không nhanh chóng xâm nhập và chiếm một phần thị phần của thị trường này thì các đối thủ cạnh tranh với hàng hoá của Việt nam như Thái Lan, Trung Quốc, sẽ chiếm lĩnh. Khi đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này sẽ có được bước đột phá để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty. 3. Khả năng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp của nhà nước và Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng, Tổng công ty thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ 29/9/2004. Tổng công ty là một trong số 15 doanh nghiệp thương mại lớn nhất cả nước. Là doanh nghiệp cổ phần, trong đó chủ yếu là vốn của nhà nước. Chính vì thế, Tổng công ty luôn có được sự hỗ trợ của nhà nước trong vấn đề huy động vốn. Trong thời gian tới, Tổng công ty tiếp tục đổi mới, thu hút các doanh nghiệp thương mại. Đến năm 2010, ngoài 23 thành iên hiện nay, sẽ đưa thêm các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế thuộc các Bộ, Ngành, Địa phương làm thành viên. Qui mô và vị thế của Tổng công ty sẽ ngày được nâng cao. Các sản phẩm của Tổng công ty ngày càng được người tiêu dùng biết đến và ưu dùng, đáp ứng yêucầu về chất lượng, giá cả cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong năm 2003, hệ thống quản lý chiến lược của Tổng công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9000-2000 và Tổng công ty đang chuẩn bị điều kiện để đánh giá nhận HACCP. Trên thực tế, trong những năm qua, doanh thu của Tổng công ty tăng nhanh. Tổng nguồn vốn lớn, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn. Tổng công ty đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện Cụm Công nghiệp thực phẩm Hapro, đầu tư nâng cấp, cải tao mạng lưới phân phối với tổng dự tính vốn đầu tư lên tới 122,16 triệu USD. Thị trường hoạt động của Tổng công ty trong những năm qua cũng không ngừng tăng. Khả năng phát triển thị trường trong nước cũng như nước ngoài được đánh giá là rất cao. Với tiềm lực và vị thế của mình trong thời gian tới Tổng công ty thương mại Hà Nội sẽ trở thành doanh nghiệp thương mại lớn nhất Hà Nội và có khả năng dẫn đầu cả nước. III. Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược thị trường của tổng công ty thương mại Hà Nội 1. Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Căn cứ vào thị trường, doanh nghiệp xác định tổng cầu của xã hội và quyết định đầu tư quy mô và lĩnh vực đầu tư của mình. Từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế, hoạt động thương mại được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp tham gia ngành thương mại ngày càng tăng Trong những năm vừa qua, thị trường của Tổng công ty thương mại ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, ở các thị trường này Tổng công ty chỉ chiếm một phần nhỏ với tiềm lực và khả năng của mình Tổng công ty có thể phát triển hơn nữa thị trường hoạt động của mình. Để có thể thực hiện tốt chiến lược phát triển, Tổng công ty và chiến lược thị trường, thì công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường là quan trọng nhất. Tổng công ty cần tập trung nghiên cứu, thu thập thông tin của thị trường luôn chú ý tới sự vận động của thị trường cũng như biến động của nó trong tương lai. Nghiên cứu thị trường để thấy được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng ra sao, điều gì khiến khách hàng quan tâm nhất đối với sản phẩm của Tổng công ty: chất lượng, giá cả, mẫu mã hay những nhân tố khác. Trong khâu nghiên cứu thị trường, việc lựa chọn thị trường là công việc đầu tiên mà Tổng công ty cần biết. Tổng công ty phải xác định đâu là thị trường hiện tại của Tổng công ty? Khả năng phát triển của thị trường này ra sao? Thị trường tiềm năng nhất đối với Tổng công ty là thị trường nào? Có thể sử dụng biện pháp cạnh tranh nào để thâm nhập vào thị trường này? Trong chiến lược phát triển của mình Tổng công ty đã xác định rõ thị trường nội địa hiện tại của Tổng công ty chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và thị trường này có khả năng phát triển hơn nữa trong tương lai, còn đối với thị trường xuất nhập khẩu thì thị trường truyền thống của Tổng công ty là ASEAN, Nam á, EU Bên cạnh đó thị trường nông thôn, thị trường các nước Bắc Phi, Trung Quốc, Singapore và Đông Âu là những thị trường mục tiêu trong tương lai của Tổng công ty. Sau khi xác định được khách hàng, thị trường của mình Tổng công ty cũng cần nghiên cứu về môi trường kinh doanh mà mình đang và sắp hoạt động để từ đó có thể thấy rõ được cơ hội cũng như thách thức đối với mình trong việc ổn định và mở rộng thị trường. Tiếp đến cần thu thập thông tin, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thấy được điểm mạnh điểm yếu của họ để từ đó có thể phát huy được tiềm năng của Tổng công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình, khẳng định vị thế, nắm bắt cơ hội chiếm lĩnh thị trường. a) Đối với thị trường hiện tại của mình, Tổng công ty cần nghiên cứu các khả năng cạnh tranh để có thể mở rộng thị trường. Có thể là việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện tại để tăng tính năng sử dụng của sản phẩm. Thị trường nội địa hiện nay: nhất là thị trường Hà Nội yêu cầu về tính năng sử dụng và các dịch vụ hậu mãi ngày càng cao. Thu nhập của người dân tăng, nhu cầu về mua các sản phẩm cao cấp như: Thủ công mỹ nghệ tăng. Tuy nhiên, ngoài nhu cầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã ngày nay người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng nhằm tăng giá trị của bản thân. Tổng công ty cần chú ý, nghiên cứu, khai thác để đáp ứng yêu cầu của những khách hàng nhằm mở rộng thị trường. Thị trường xuất nhập khẩu, hiện tại ngoài phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp Tổng công ty còn thực hiện phương thức xuất nhập khẩu uỷ thác. Phát triển phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp, tạo nguồn hàng ổn định đảm bảo chất lượng dịch vụ để nâng cao uy tín, vị thế của Tổng công ty với bạn hàng quốc tế. Một vấn đề cũng cần phải giải quyết đó là hiện nay một số thị trường nhập khẩu sản phẩm của Tổng công ty là thị trường trung gian như: ASEAN, hoặc nhập khẩu sản phẩm rồi tiếp tục chế biến lấy thương hiệu của họ.Sắp tới Tổng công ty vẫn tăng cường nghiên cứu tìm ra các giải pháp thích hợp để có thể xuất khẩu trực tiếp tới tay người tiêu dùng. b) Đối với thị trường tiềm năng Thị trường nông thôn trong thời gian tới là một thị trường đầy tiềm năng của Tổng công ty. Tuy nhiên khi phát triển thị trường tại khu vực này Tổng công ty cần lưu ý tới hiệu quả hoạt động. Mạng lưới phân phối phải được bố trí tại những nơi đông dân cư, thuận lợi về giao thông. Tổng công ty cần nghiên cứu thị trường hoạt động của khu vực sắp đặt địa điểm kinh doanh. Hiện nay, đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty tại các thành phố lớn rất nhiều xong 90% tập trung tại Hà Nội. Trong thời gian sắp tới nhằm đẩy mạnh hoạt động trên thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thì Tổng công ty cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Mở rộng thêm các địa điểm phân phối tại các thành phố lớn nhất các khu vực phía Nam. Thị trường xuất nhập khẩu có những đòi hỏi và yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Khi muốn thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu thì Tổng công ty cần có đợt khảo sát trực tiếp thị trường các nước này Nghiên cứu thị trường nắm rõ các đặc điểm về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của khách hàng, các nét đặc trưng về văn hoá, xã hội, phong tục tập quán. Đặc biệt là về chính sách, pháp luật của những nước đó. Tổng công ty hướng tới việc đặt các văn phòng đại diện tại tất cả các nước có khả năng phát triển thị trường của Tổng công ty và những nước có tổng giá trị buôn bán lớn nhằm tạo cơ sở tin tưởng hơn cho bạn hàng, thực hiện giao dịch nhanh hơn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường đối với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngay từ ngày đầu mới thành lập, Tổng công ty đã hình thành trung tâm nghiên cứu, phát triển thị trường. Tuy nhiên, phân công chức năng giữa trung tâm và phòng kinh doanh đôi khi chưa rõ ràng. Để tập trung nghiên cứu phát triển thị trường thực hiện tốt chức năng; nghiên cứu thu thập thông tin; phương thức tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường thì Tổng công ty trước tiên phải phân định rõ chức năng của các phòng ban. Tạo điều kiện cho trung tâm có thể chuyên sâu vào công việc của mình. Đầu tư, tìm kiếm những cán bộ có đủ năng lực và trình độ, vững vàng kiến thức và chuyên môn thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Cử các cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, đi khảo sát thực tế thị trường để đảm bảo các thông tin chính xác. Để từ đó Tổng công ty có thể lựa chọn thị trường và có những bước đi đúng đắn trong hoạt động của mình. 2. Xây dựng, thực hiện và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm đối với hoạt động thương mại dịch vụ của Tổng công ty rất đa dạng. Đối với các sản phẩm nông sản, lương thực và thực phẩm chế biến thì chất lượng sản phẩm thể hiện ở việc đảm bảo vệ sinh an toàn thành phẩm. Còn đối với các hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng hàng hoá thể hiện ở độ bền chắc, sự tinh vi: khéo léo, mỹ thuật của sản phẩm. Mỗi sản phẩm, dịch vụ khác nhau thì có những tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng khác nhau. Xong nhìn chung, chất lượng sản phẩm dịch vụ có thể hiểu là tổng thể các chỉ tiêu, đặc tính của sản phẩm có thể hiểu là tổng thể các chỉ tiêu, đặc tính của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một trong những tiêu chí, đánh giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm tốt khả năng thu hút khách hàng nhiều, doanh nghiệp có thể đạt được doanh thu lớn và được người tiêu dùng biết đến. Trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra khốc liệt. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải có khả năng cạnh tranh cao. Một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng, đó là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong những năm qua, chất lượng sản phẩm luôn được Tổng công ty quan tâm, đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Với tôn chỉ hành động "đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu đã cam kết với khách hàng, Tổng công ty liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, xứng đáng là người bạn đáng tin cậy và đồng hàng chung thuỷ của khách hàng. Do vậy, Tổng công ty đã có các qui định chặt chẽ trong việc quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Năm 2003, Tổng công ty đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Tổng công ty có ban chỉ đạo riêng để quản lý hệ thống chất lượng, theo đó nghiên cứu áp dụng việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống. Cuối năm 2004, Công ty mẹ - Hapro vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng, đã được BVQI đánh giá chứng nhận và chuẩn bị điều kiện để đánh giá chứng nhận HACCP cho các sản phẩm truyền thống Sản phẩm mang thương hiệu của đơn vị thành viên của Tổng công ty, khi đưa ra lưu thông, thị trường bắt buộc phải đáp ứng đầu tư yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng và phải được kiểm soát bởi đơn vị quản lý chất lượng của Tổng công ty và của các cơ quan quản lý Nhà nước. Phương thức quản lý đối với chất lượng sản phẩm của Tổng Công ty cũng được thực hiện rất nghiêm túc. Tổng công ty có ban thanh tra quản lý chất lượng. Theo đó, chất lượng của sản phẩm được quản lý chặt chẽ theo hệ thống từ nguyên vật liệu đầu vào - gia công chế biến - đóng gói – lưu thông, ngăn chặn và loại bỏ nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định thì việc tiếp tục duy trì, thực hiện và nâng cao hệ thống chất lượng sản phẩm của Tổng công ty là hết sức cần thiết. Để hệ thống chất lượng càng được nâng cao, cải tiến thì Tổng công ty cần phải: - Tăng cường đầu tư hệ thống máy móc thiết bị sản xuất để có một dây chuyền sản xuất đồng bộ, hiện đại có khả năng sản phẩm những sản phẩm chất lượng tốt. - Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm hoá đảm bảo các khâu của quá trình sản xuất đạt đủ tiêu chuẩn. Các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng, về cả nội dung (chất lượng sản phẩm) và hình thức (bao bì, nhãn hiệu) thông báo để số mã vạch do Tổng công ty cung cấp và quản lý nhất là các sản phẩm xuất khẩu. - Đối với các tổ chức sản xuất hoặc liên kết thực hiện sản xuất với Tổng công ty thì cũng cần phải tuân theo các quy định về chất lượng sản phẩm do Tổng công ty đề ra. - Thu thập thông tin, số liệu đẩy đủ, cập nhật các công nghệ mới về quản lý nhằm nâng cao hệ thống quản lý chất lượng. Tổng công ty tuân thủ các quyết định về chất lượng của các tổ chức quốc tế. 3. Xây dựng mặt hàng chiến lược của Tổng công ty Khi đã có thị trường đủ mạnh thì việc tạo chân hàng ổn định để phát triển mạnh các mặt hàng định hướng là công việc vô cùng quan trọng, việc phát triển mặt hàng ổn định vừa là đầu vào mà cũng là đầu ra của việc phát triển thị trường, do đó muốn xây dựng được thị trường thì bắt buộc phải có những mặt hàng chiến lược. Trong giai đoạn 2005-2010, Tổng Công ty tập trung vào các nhóm hàng sau: nông sản, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, may mặc. Những mặt hàng nông sản thô và sơ chế như lạc, chè, tiêu, cà phê, gạo, tinh bột sắn, dừa sấy là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt nam so với các nước khác trên thế giới. Số lượng và chất lượng mặt hàng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết khí hậu, thời vụ và vùng nguyên liệu, tuy nhiên giá cả lại không những phụ thuộc vào chất lượng, số lượng mà còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của các thị trường cạnh tranh. Do đó cần thiết phải có đánh giá và nhận định đúng về nhu cầu của thị trường. Hàng thủ công mỹ nghệ và gốm sứ là những mặt hàng chủ lực của Tổng Công ty trong giai đoạn vừa qua và tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc. Để đặt được mục tiêu trên Tổng Công ty cần chú trọng đến 2 vấn đề mẫu mã và nguyên liệu mới; nâng cao giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ Việt nam. Trong thời gian tới cần đa dạng hoá mặt hàng, đầu tư chiều sâu vào việc nghiên cứu thiết kế mẫu mã mới theo nhu cầu thị hiếu từng khu vực thị trường. Đồng thời luôn tìm kiếm và tạo ra các loại nguyên liệu mới hoặc kết hợp các loại nguyên liệu khách nhau trên cùng một sản phẩm. Để nâng cao giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần nghiên cứu đưa máy móc ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất. Trong những năm tới tre cuốn, lục bình, bán sứ kết hợp các nguyên liệu khác sẽ là những mặt hàng khách có yêu cầu lớn về số lượng. Để đáp ứng được yêu cầu này Tổng Công ty có kế hoạch liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất lớn và đầu tư xây dựng Xí nghiệp sản xuất và hoàn thiện khâu cuối. Thực phẩm chế biến và đồ uống (rượu Vodka, rượu vang,) trong thời gian qua đã có sự phát triển có tên tuổi trên thị trường song đây chỉ là một số sản phẩm mang thương hiệu của Tổng Công ty, để có doanh thu lớn của các mặt hàng này thì nhất thiết cần phải đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở các thị trường định hướng cho các hàng này. Với mặt hàng rượu Vodka nay đã có tín hiệu tốt trên thị trường thì cần phải cho ra hàng loạt các sản phẩm rượu để kịp thời tung ra thị trường. Các mặt hàng thực phẩm chế biến đã trải qua giai đoạn thử nghiệm, đã có phản hồi của thị trường cũng cần nhanh chóng cải tiến mẫu mã, gia vị hợp khẩu vị từng khu vực thị trường khác nhau đáp ứng nhu cầu khách hàng. 4.Hoàn thiện chính sách quảng cáo, khuyếch trương, phân phối sản phẩm Trên thị trường, khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp cùng một mặt hàng thì sản phẩm càng dồi dào, phong phú, nghĩa là khách hàng có khả năng lựa chọn trước nhiều sản phẩm cạnh tranh với nhau hoặc thay thế nhau. Để sản phẩm của mình có thể tiêu thụ, đưa tới tay khách hàng thì hoạt động quảng cáo, phân phối sản phẩm phải năng động có hiệu quả. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, làm ra một sản phẩm tốt, định đúng giá sản phẩm và đưa chúng vào những nơi phân phối thuận tiện vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là phải khiến cho khách hàng biết tới sản phẩm, yêu thích và sẵn sàng mua chúng. Hoạt động quảng cáo - phân phối sản phẩm giúp giải quyết vấn đề này. Là một doanh nghiệp nhà nước, trong những năm qua, các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhất là tại thị trường trong nước. Các đơn vị thành viên chỉ chủ yếu buôn bán với các khách hàng truyền thống. Trong giai đoạn tới, Tổng công ty cần có các chương trình cụ thể về xúc tiến thương mại. 4.1. Về quảng cáo Quảng cáo là hình thức nhằm đưa thông tin của sản phẩm tới khách hàng một cách tốt nhất, để hướng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm dành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, Tổng công ty thương mại Hà Nội cần có một cách quảng cáo riêng để thu hút khách hàng. Trong thời gian qua, Tổng công ty cũng sử dụng một số hình thức quảng cáo như: lập trang web giới thiệu về Tổng công ty và các sản phẩm của Tổng công ty, cung cấp thông tin từng mặt hàng. Một số doanh nghiệp thành viên đã đăng ký thương hiệu và xây dựng biếu tượng riêng cho mình. Tuy nhiên, để quảng cáo thật sự đạt hiệu quả cao, Tổng công ty cần : - Thống nhất xây dựng một thương hiệu riêng của Tổng công ty, rồi đăng ký trên thị trường. - Tiếp tục duy trì hoạt động của trang web điện tử. Đưa thêm thông tin về mặt hàng của Tổng công ty, cập nhật số liệu hàng ngày. - Nghiên cứu thị hiếu, phong tục tập quán từng thị trường để quảng cáo cho phù hợp, tránh hiện tượng vì quảng cáo mà sản phẩm bị tẩy chay ra khỏi thị trường. - Thăm dò dư luận để đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo. Từ đó tìm cách thay đổi phương thức quảng cáo để đạt hiệu quả cao nhất. - Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp hoặc có thể thuê các công ty quảng cáo có uy tín để hợp tác đưa ra các phương thức quảng cáo hay nhất. 4.2. Xúc tiến thương mại Tổng công ty luôn chú trọng tới công tác xúc tiến thương mại. Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo khai thác mọi hình thức xúc tiến thương mại, từ hội chợ triển lãm đến tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường, từ việc xúc tiến trực tiếp với khách hàng tới việc sử dụng các phương tiện thông tin điện tử. Tổng công ty cần có một số biện pháp để duy trì và nâng cao công tác xúc tiến thương mại như: - Tiếp tục duy trì và phát huy tác dụng của hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc đưa các sản phẩm mang nhẵn hiệu của Tổng công ty tới các hội chợ tiêu dùng trong và ngoài nước. - Tích cực tham gia, tổ chức các chương trình, hội thảo nhằm giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty. - Tổ chức các đợt, các chương trình khuyến mại, giảm giá nhất là đối với các thị trường mới thâm nhập. - Tìm hiểu rõ đặc điểm của từng thị trường để đưa sản phẩm, dịch vụ phù hợp tới tận tay khách hàng. Ngoài ra, Tổng công ty cũng có thể thông qua các tour du lịch để giới thiệu sản phẩm của mình. Tổ chức hội nghị khách hàng lớn hàng năm, giới thiệu sản phẩm mới cho các khách hàng này. Hội nghị tổ chức cần có sự chuẩn bị kỹ từ trước, vì tại đây có thể khách hàng sẽ ký hợp đồng, đặt hàng. 4.3. Xây dựng mạng lưới phân phối. Xây dựng mạng lưới cung cấp và phân phối hàng hoá có sự liên kết móc xích lẫn nhau để giúp quá trình lưuthông hàng hoá an toàn và hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng kênh phân phối hợp lý cho riêng mình. Sơ đồ 3.1. Mô hình kênh phân phối hàng hoá lựa chọn của Tổng công ty thương mại Hà Nội. Các nhà sản xuất Tổng công ty TM Hà Nội Cơ sở sản xuất chế biến Trung tâm dự trữ phân phối Xuất khẩu Chuỗi siêu thị và TTTM Chuỗi cửa hàng tự chọn Người tiêu thụ Hàng nhập khẩu Thời gian qua, các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty đã xây dựng được mạng lước phân phối riêng cho mình. Tuy nhiên, hệ thông phân phối nhiều năm chưa được đầu tư đổi mới hiện đại hoá, hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối còn yếu, chưa theo kịp lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kênh phân phối lựa chọn của Tổng công ty có sự phân cấp rõ ràng, nhất là sự ra đời của trung tâm dự trũ phân phối chung của Tổng công ty. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc giảm chi phí lao động, quản lý, chi phí đầu vào. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ khai thác và bảo đảm nguồn hàng ổn định về chất lượng và danh mục hàng hoá có sự đa dạng, phong phú; tạo tâm lý yên tâm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên, để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh theo mô hình này, Tổng công ty cần đầu tư đúng mức, đảm bảo kênh phân phối thực sự hoạt động mang lại hiệu quả cho Tổng công ty. 5. Xây dựng nguồn hàng ổn định Kinh doanh thương mại không chỉ chú trọng đến khai thác nhu cầu và thị trường mà còn phải đặc biệt chú trọng đến tạo nguồn hàng. Để đạt được mục tiêu là nhà phân phối lớn của Thủ đô và khu vực, cùng với hệ thống các kênh phân phối văn minh hiện đại, Tổng công ty cần phải có lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng, ổn định, chất lượng cao và gắn thương hiệu trên sản phẩm. Hiện nay, Hà Nội chưa thiết lập được kênh hàng hoá để trở thành một trung tâm bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá. Hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công, thu gom, chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp, công nghiệp chế biến chưa phát triển, nhất là chế biến nông sản, thuỷ hải sản nên hầu như chưa tập trung được các nguồn cung cấp hàng có chất lượng cao. Hiện tượng tranh mua tranh bán trong thu mua hàng xuất khẩu còn diễn ra khá phổ biến. Hàng nhập khẩu không ổn định về số lượng và giá cả, Doanh nghiệp có thể chọn được mặt hàng nào đó làm chủ lực để nhập khẩu nhưng nhập không có kế hoạch lâu dài, ổn định. Cơ cấu tạo nguồn hàng trong các năm tới : - Nguồn hàng do Tổng công ty và các Công ty thành viên tự sản xuất chiếm tỷ trọng 20% tổng doanh thu. - Nguồn hàng khai thác từ các bạn hàng sản xuất chiếm 80% tổng doanh thu. Theo đó, Tổng công ty cần thực hiện một số hoạt động sau: * Xây dựng và phát triển các vùng cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, rau quả sạch tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung, Vùng Tây Nguyên. Đây cũng là thị trường tiêu thụ khối lượng lớn hàng công nghiệp tiêu dùng của Thành phố Hà Nội : Rượu, Bia, nước giải khát, thuốc lá, xà phòng, mỹ phẩm, hàng dệt may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình, hàng điện tử – tin học, cơ khí * Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các nhà máy, xí nghiệp của Tổng công ty và các Công ty thành viên : - Xí nghiệp giết mổ lợn với thiết bị hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Lệ Chi – Gia Lâm, Lương yên, Hải Bối Đông Anh. - Xí nghiệp sản xuất rượu - Xí nghiệp chế biến thịt nguội, thực phẩm truyền thống, Xí nghiệp mỳ phở, Xí nghiệp đồ hộp rau quả. - Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi với các nhà sản xuất. Chủ động đầu tư cùng nhà sản xuất và phát triển không ngừng nguồn hàng, ổn định cho kinh doanh. Các kênh phân phối hiện đại của Tổng công ty Thương mại Hà Nội sẽ là một sân chơi lành mạnh và bình đẳng cho các đối tác triển khai giới thiệu, quảng bá bày bán và phân phối các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý, có hiệu quả. Tạo điều kiện và chia sẻ với các nhà sản xuất các thông tin về tình hình thị trường, sản phẩm, tâm lý người tiêu dùng, thị hiếu và các phản ánh của khách hàng trên cơ sở đó cùng nhau xây dựng các chiến lược hợp tác phát triển và phân phối sản phẩm. Ưu tiên hợp tác với các nhà sản xuất đạt các tiêu chuẩn cao về chất lượng và dịch vụ, đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO, hàng Việt Nam chất lượng cao. Ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất trong nước, các thương hiệu mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. * Nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, linh kiện điện tử, một số mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, người tiêu dùng và khách du lịch. * Đầu tư và trang bị hệ thống kho hiện đại để dự trữ hàng hoá đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng đồng thời sơ chế, chế biến, đóng gói nâng cao giá trị sản phẩm. 6. Phát triển thương hiệu Trong thời gian qua, một số thương hiệu của các Công ty thành viên và Tổng công ty đã bắt đầu khẳng định được vị thế như : Hapro, Hafasco, Artex, Vang Thăng Long, Thuỷ Tạ, Thực phẩm Hà Nội, Unimex Hà Nội. Các sản phẩm nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thời trang mang thương hiệu Hapro, Artex, Unimex, Hafasco xuất khẩu đã được khách hàng nước ngoài tin tưởng, tín nhiệm. Các mặt hàng rượu vang Thăng Long, thực phẩm chế biến, thực phẩm truyền thống của Thực phẩm Hà Nội, Hapro, kem và bánh ngọt Thuỷ Tạ đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, xét về mặt khó khăn và phức tạp thì việc cho ra đời một biểu tượng thương hiệu đơn giản hơn nhiều so với việc chiếm lĩnh, giữ gìn và tăng cường độ tín nhiệm ( đến mức yêu thích ) của người tiêu dùng đối với sản phẩm mang thương hiệu đó. Để trở thành nhà phân phối lớn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội rất cần chiếm lĩnh, giữ gìn và tăng cường độ tín nhiệm các thương hiệu của mình. Muốn vậy, Tổng công ty cần: - Làm thật tốt công tác quy hoạch mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, đầu tư xây dựng nhanh các Trung tâm dự trữ phân phối, Trung tâm thương mại, siêu thị lớn đạt tiêu chuẩn hiện đại, văn minh mang thương hiệu Tổng công ty, thể hiện được các đặc trưng riêng của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (biểu tượng, màu sắc ) thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Các Công ty thành viên phải xác định ngành hàng, mặt hàng chuyên doanh, đầu tư nâng cao sản phẩm hàng hoá cả về chất lượng, hình thức gắn với thương hiệu, nhãn hiệu bao bì sản phẩm, có hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng mặt hàng mình kinh doanh, có bộ phận nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để phát triển mặt hàng, thị trường đồng thời tạo sự khác biệt của sản phẩm. - Xác định giá bán phù hợp với sản phẩm và người tiêu dùng, nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cùng loại trên thị trường để có mức giá tối ưu và có sức cạnh tranh nhất. Bỏ cách định giá theo cách giá thành cộng lợi nhuận truyền thống, thay vào đó đảo ngược cách tính bằng cách định giá bán đảm bảo lợi nhuận và chi phí, đáp ứng được giá bán mục tiêu. - Tăng cường dịch vụ chăm sóc sau bán hàng để giữ chữ tín : Lòng trung thành của khách hàng là thước đo tốt nhất cho một thương hiệu thành công. - Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuyếch trương trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có sự tham gia hiệu quả từ Tổng công ty đến các Công ty thành viên, có mối quan hệ gắn kết trong nội bộ Tổng công ty để cùng phát triển. 7. Tăng cường vốn đầu tư cơ sở, hạ tầng thương mại Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng công ty cần có sự đầu tư thích đáng để có một cơ sở thật vững cho quá trình hoạt động của mình. Cần đầu tư cơ sở vật chất như : Trang bị hệ thống máy móc đóng gói, bảo quản bốc dỡ hàng hoá cho các kho dự trữ, Trung tâm thương mại và Siêu thị, các phương tiện mạng máy vi tính và phần mềm kế toán, thanh toán bán hàng, mạng lưới thông tin liên lạc, giao dịch xúc tiến thương mại, các trang Web, các địa chỉ email, các phương tiện vận tải và các điều kiện vật chất khác theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Quy hoạch hợp lý phương án xây dựng hệ thống kho tàng, Trung tâm thương mại, Siêu thị nhằm giảm chi phí vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hoá, thuận tiện cho việc mua bán, đi lại của khách hàng. Trong giai đoạn 2006 – 2010 sẽ tăng cường cải tạo nâng cấp các cửa hàng tự chọn chất lượng cao bám theo địa bàn đông dân cư, các khu chung cư : Giảng võ, Thành Công, Kim Liên, Thanh Xuân, Long Biên, Định Công, Lạc Long Quân. - ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử trong kinh doanh thương mại và quản lý thương mại – thương mại điện tử hiện nay đã được sử dụng rộng rãi, phố biến trong các lĩnh vực giao dịch, mua bán hàng hoá, mã số mã vạch, sản xuất, dịch vụ tài chính – Ngân hàng, hải quan, thuế Thương mại văn minh hiện đại đòi hỏi xúc tiến xây dựng mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử ( marter, visa, jcb) xây dựng các trang web, sàn giao dịch trực tuyến, mạng internet, áp dụng hệ thống quản lý mã số mã vạch cho sản phẩm . - Hoàn thiện và phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có, cùng với việc đầu tư xây dựng Trung tâm dự trữ, Trung tâm thương mại, Siêu thị quy mô lớn . 8. Chính sách về tổ chức và nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ lao động Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp có tốt, doanh nghiệp mới có khả năng phát triển nhanh và bền vững. Năm 2006, Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoàn thiện xong công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động theo mô hình tổ chức Công ty mẹ – Công ty con.Trong đó, công ty mẹ chiếm một vị trí rất quan trọng. Do vậy, để bộ máy tổ chức của Tổng công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất thì Tổng công ty cần: - Củng cố phát triển Công ty mẹ có đầy đủ tiềm lực về tài chính và hệ thống kênh phân phối để giúp đỡ, thu hút các Công ty con và các Công ty liên kết phát triển chung theo định hướng của Tổng công ty, cung cấp thông tin và điều phối thị trường nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong quá trình các Công ty tham gia vào thị trường mua bán sản phẩm hàng hoá. - Đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhanh chóng hình thành một lớp cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh trực tiếp có nghiệp vụ kinh doanh hiện đại, có khả năng tiếp thu và vận dụng các hình thức kinh doanh và quản lý tiên tiến. Tập trung đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ marketing, mua bán hàng hoá, kế hoạch, tài chính, quản trị kinh doanh.. tinh thông về kỹ thuật và nghiệp vụ hàng hoá, sử dụng thành thạo các phương tiện và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động thương mại. - Cử các cán bộ có trình độ quản lý, năng lực kinh doanh làm đại diện quản lý phần vốn Nhà nước tại các Công ty thành viên. 9. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp quyết định qui mô hoạt động của doanh nghiệp đó. Biết huy động và sử dụng nguồn vốn tốt sẽ giúp doanh nghiệp ổn địng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có khả năng phát triển qui mô hoạt động, sản xuất. Trong giai đoạn tới, Tổng công ty cần thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo có thể huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. - Sử dụng tập trung và có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước sau Cổ phần hoá các Công ty thành viên và bán đấu giá các địa điểm nhỏ lẻ kinh doanh không đúng mục đích, không có hiệu quả để đầu tư xây dựng các Dự án Trung tâm dự trữ phân phối và Trung tâm thương mại. - Sử dụng vốn vay và vốn huy động của các thành phần kinh tế khác để đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở kinh doanh thương mại hiện có trên địa bàn Hà Nội có quy mô thích hợp, bám theo địa bàn dân cư thành các Cửa hàng tự chọn có trình độ văn minh thương mại và chất lượng phục vụ. - Tập trung tiềm lực tài chính của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để đầu tư vào các Dự án chế biến nông sản, thực phẩm đảm bảo chất lượng cao và chủ động một phần nguồn hàng cho các Siêu thị, Trung tâm thương mại, Cửa hàng tự chọn trong kênh phân phối cũng như để xuất khẩu. - Khuyến khích kêu gọi đầu tư trong nước đi đôi với việc gọivốn đầu tư nước ngoài xây dựng một số Trung tâm thương mại, Siêu thị đạt tiêu chuẩn. Sự có mặt của các Doanh nghiệp nước ngoài là phù hợp với xu hướng hội nhập đồng thời thông qua đó Tổng công ty có thể tiếp thu được những kinh nghiệm của nước ngoài trong kinh doanh Siêu thị. IV. Một số kiến nghị đối với nhà nước 1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại Môi trường kinh doanh là toàn bộ các điều kiện trong đó diễn ra các hoạt động kinh doanh như: thị trường, hạ tầng cở, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách của nhà nước và các yếu tố tổ chứcảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại mặc dù đã chuyển sang môi trường kinh doanh theo cơ thế thị trường, nhưng do thị trường và các yếu tố của môi trường kinh doanh hình thành chưa đồng bộ, kém phát triển và còn bị ảnh hưởng môi trường cũ khá nặng nề. Vì vậy chưa tạo điều kiện bình đẳng trong kinh doanh, hạn chế sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Do đó việc hình thành môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Để hoàn thiện môi trường kinh doanh cần giải quyết một số vấn đề: - Phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thương mại, lao động nhằm từng bước tạo lập một thị trường thống nhất và hoàn chỉnh. - Củng cố và hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. - Đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Hệ thống hạ tầng nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư. 2. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác dự báo thị trường và mạng lưới thông tin. Hoạt động quản lý và kinh doanh của ngành thương mại không chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm và cần phải nắm chắc phương hướng vận động và phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Muốn tham gia thâm nhập và phát triển thị trường thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, dự báo được khuynh hướng và sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, công tác dự báo này sẽ mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp và đôi khi doanh nghiệp không có đủ năng lực để thực hiện. Do đó doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ hơn thông tin về thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Trong công tác dự báo thị trường hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước nên tập trung dự báo một số thị trường trọng điểm, đối với các doanh nghiệp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc cung cấp các thông tin kinh tế thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp thương mại. Hiện nay trong công tác cung cấp thị trường đã có: Trung tâm thông tin thương mại (thuộc Bộ thương mại) Phòng thương mại và công nghiệp Việt NamTuy nhiên, các tổ chức này cần phải nối kết lại thành một mạng lưới hoàn chỉnh thông qua mạng Internet. Có vậy, doanh nghiệp hoạt động thương mại mới dễ dàng cập nhập thông tin nhanh và chính xác. 3. Đổi mới cơ chế chính sách thương mại đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Cơ chế và hệ thống chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Một cơ chế và hệ thống chính sách phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình CNH –HĐH và hộ nhập kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp thương mại có cơ hội phát triển, tăng cường giao lưu thương mại và mở rộng thị trường. Hiện nay, Hà Nội cần phải luôn quan tâm tới một số chính sách như: chính sách đầu tư, chính sách xuất khẩu, chính sách đối với các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, chính sách thị trường. Đặc biệt trong chính sách thị trường thì Nhà nước cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như: đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường đã có, kết hợp mở rộng thêm mới cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển đồng bộ các loại thị trường: điều tiết kịp thời thị trường ngăn chặn có hướng kịp thời nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. 4. Tạo môi trường pháp lý huy động vốn đầu tư Một trong những khó khăn, trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành thương mại, thủ đô Hà Nội là tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp thương mại và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại. Mặt khác, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng thiếu. Do đó, huy động nguồn vốn đối với ngành thương mại vừa có tính chất bức xúc, vừa là điều kiện cơ bản để thực hiện phát triển ngành. Vì vậy, Nhà nước cần phải huy động vốn từ tất cả các nguồn (nguồn ngân sách, vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ODA và viện trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn vậy của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp và trong dân cư cho ngành. Vốn huy động nhằm đầu tư vào việc cải tạo và xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại, chợ, siêu thị, các liên hiệp khu công nghiệp chế biến thành phẩm, kho thông dụng đầu mối, cửa hàng miễn thuế. Muốn vậy, Hà Nội cần cải thiện môi trường cho các nhà đầu tư như: - Tăng cường sự ổn định chính sách, mở rộng các khu vực và các lĩnh vực đầu tư. - Thông qua các công ty quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài. - Khuyến khích các công ty đa quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài. - Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các công ty xuất nhập khẩu thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển, đặc biệt là thị trường chứng khoán. 5. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thương mại Để có được đội ngũ lao động trong ngành thương mại có đủ khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu về phát triển thương mại trong điều kiện mở của hội nhập quốc tế. Nhà nước cần có các chính sách và giải quyết về đào tạo và phát triển nhân lực cụ thể để bổ sung cho lực lượng hiện có. - Tiêu chuẩn hoá cán bộ trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, nghiệp vụ, có năng lực kinh doanh đặc biệt là đội ngũ lao động và quản lý. - Có chính sách khuyến khích cho các cán bộ trẻ có nguồn lực và đã qua công tác thực tế đi đào tạo tại nước ngoài để sau này trở về phục vụ cho việc nâng cao công nghệ trong ngành thương mại. 6. Một số giải pháp khác Một là: Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực của hoạt động thương mại, việc tạo nguồn hàng xuất khẩu ở trong nước có chất lượng cao là yêu cầu hết sức cần thiết để giúp các doanh nghiệp thương mại hoạt động và phát triển. Nhà nước cần có các chương trình, kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp này nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của ngành thương mại, tạo thế vững cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hai là: Cải cách quản lý hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại phục vụ khách hàng với thời gian nhanh nhất và giảm chi phí tại một số khâu. Kết luận Ngày nay, khi xây dựng chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, các ngành và các doanh nghiệp đều phải tính đến những tác động thuận nghịch của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tới tất cả các ngành và các lĩnh vực kinh tế. Ngành thương mại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành thương mại nói riêng đều cần tính đến tác động này, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường mới. Duy trì và mở rộng thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng để có thể đưa ngành thương mại cũng như nền kinh tế của đất nước phát triển. Bên cạnh việc ổn định thị trường và sức mua của người tiêu dùng trong nước cũng cần phải có những chiến lược, chương trình cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng giao lưu thương mại quốc tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương, các cuộc đàm phán đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành thương mại trong việc nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Ngay từ khi mới thành lập, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng cho mình một chiến lược phát triến phù hợp. Chiến lược phát triển và chiến lược thị trường của Tổng công ty được xây dựng căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường thương mại và dựa trên cơ sở năng lực hiện tại của Tổng công ty. Để có thể thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra, trong thời gian tới Tổng công ty cần phải tiếp tục tự hoàn thiện mình, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác hoạch định chiến lược. Xây dựng chiến lược thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước, ngày càng mở rộng thị trường nước ngoài, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Do trình độ còn hạn chế nên qua đề tài em chỉ đưa ra một số giải pháp có tính chung nhất nhằm góp phần xây dựng và thực hiện chiến lược thị trường của Tổng công ty và tất nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô và các anh chị. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ trong Tổng công ty, những người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình: Chiến lược kinh doanh (1999)- Vũ Ngọc Phùng- ĐH KTQD- Nhà xuất bản Thống Kê. 2.Giáo trình: Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp (2002) - Nguyễn Thành Độ- ĐH KTQD- Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội. 3. Giáo trình: Chiến lược và kế hoạch doanh nghiệp (1996) -Nhà xuất bản Giáo Dục. 4. Chiến lược và sách lược kinh doanh (1996)- Nguyễn Tấn Phước- Nhà xuất bảnThống Kê- TP Hồ Chí Minh. 5. Chiến lược kinh doanh (1999)- Ray mond Alain- Nhà xuất bản Thanh Niên Hà Nội. 6. Những tư duy mới về thị trường ( 1997) - Hoàng Thế Thụ- Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội. 7. Kinh tế thương mại dịch vụ (2003)- Đặng Đình Đào- Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội. 8. Kinh tế và quản lý ngành thương mại dịch vụ (2004)- Đặng Đình Đào- Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội. 9. Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - Trung Tâm Pháp Việt- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 10. Hướng dẫn nghiên cứu thị trường (2004)- Cục xúc tiến thương mại. 11.Thương mại trong nền kinh tế thị trường (2002) - Vương Liêm- Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triểnthương mại nước ta đến năm 2010 (2003) - Nguyễn Duy Bột- Nhà xuất bản Thống Kê. 13. Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng công ty thương mại Hà Nội . 14. Tạp chí kinh tế phát triển - số 51- 9/2001, chuyên đề 11/2001. Phụ lục 1 Các chỉ tiêu phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2010 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I Tổng Dthu Tỷ đồng 5.350 6.960 9.070 12.040 15.000 II KNXNK Tr USD 187 211 240 276 300 KNXK Tr USD 68 80 96 118 130 KNNK Tr USD 119 131 144 158 170 III Lợi nhuận Tỷ đồng 19 21 24 26 30 IV Nộp NSNN Tỷ đồng 251 276 304 334 368 V Tổng số LĐ Người 6.391 6.647 6.913 7.190 7.477 VI Thu nhập BQ 1000d 1.538 1.846 2.215 2.658 3.189 Phụ lục 2 Mục tiêu kim ngạch XNK phấn đấu đến năm 2010 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I Kim ngạch XK 68 80 96 118 103 1 Thủ công mỹ nghệ 14 16 18 21 23 2 Nông sản 34 37 40 45 48 3 T.Phẩm chế biến 6 9 14 20 22 4 Các mặt hàng khác 8 10 12 15 19 II Kim ngạch NK 120 130 145 156 170 1 Vật tư cho SX 60 70 80 90 100 2 Vật tư xây dựng 13 15 17 18 20 3 Hàng tiêu dùng 25 20 20 23 23 4 Các mặt hàng khác 27 25 25 25 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3064.doc
Tài liệu liên quan