Đề tài Chiến lược và chính sách kinh doanh tại Công ty cơ khí hà nội

MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KINH DOANH 1 I. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1 1. Tổng quan về kinh tế thị trường 1 2. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5 3. Các giai đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty 7 II. Chiến lược và chính sách kinh doanh 9 1. Chiến lược là gì? 9 2. Chính sách kinh doanh 10 3. Các nguồn phát sinh chiến lược và chính sách kinh doanh 11 III. Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của Công ty 13 1. Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu là nền tảng cho công tác hạch định chiến lược 13 2. Xác định nhiệm vụ chiến lược của Công ty 15 3. Xác định ngànnh kinh doanh 16 4. Mục tiêu của Công ty 18 IV. Phân tích môi trường của doanh nghiệp 20 1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 20 2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 30 V. Các chiến lược kinh doanh 31 1. Chiến lược tổng thể 31 2. Chiến lược cạnh tranh cấp kinh doanh 37 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 40 A. Môi trường bên trong Công ty 40 I. Tình hình chung của Công ty 40 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty 40 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 43 II. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 49 1. Các hoạt động đầu vào 49 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 53 3. Phân tích tình hình tiêu thụ một số máy công cụ 62 4. Marketing và các hoạt động bán hàng 63 III. Phân tích các hoạt động bổ trợ bên trong doanh nghiệp 67 1. Phân tích nguồn nhân lực 67 2. Nghiên cứu và phát triển 74 3. Tài chính kế toán 75 4. Nền nếp văn hoá tổ chức của Công ty 78 5. Hệ thống thông tin 78 B. Phân tích môi trường ngoài Công ty 79 I. Môi trường vĩ mô 79 1. Môi trường kinh tế 79 2. Môi trường chính trị pháp luật 81 3. Môi trường dân số và văn hoá địa lý 83 4. Môi trường công nghệ 84 II. Môi trờng vi mô 84 1. Các đối thủ tiềm năng và các đối thủ đang hoạt động 84 2. Nhà cung cấp 86 3. Phân tích nhu cầu thị trường (khách hàng) 86 Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty cơ khí hà nội đến năm 2010 89 I. Chiến lược tổng thể 89 II. Chiến lược cấp kinh doanh 95 1. Chiến lược sản phẩm 95 2. Chiến lược đầu tư 95 3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển ( R&D) 96 4. Chiến lược Marketing 96 5. Chiến lược thông tin 98 6. Chiến lược nhân sự 98

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược và chính sách kinh doanh tại Công ty cơ khí hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày công làm việc vắng mặt và ngừng việc 11.610 30.582 15.435 3 Tổng số ngày công làm thêm 4.856 11.050 7.856 4 Tổng số ngày công làm việc thực tế theo chế độ 375.390 286.408 236.685 5 Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung 380.246 297.658 244.541 6 Tổng số lao động 929 953 957 7 độ dài bình quân kỳ công tác trong chế độ 291 262,76 255,88 8 Độ dài bình quân kỳ công tác nói chung 294,76 273,08 264,37 9 Hệ số làm thêm ca 1,013 1,039 1,033 10 Hệ sô sử dụng ngày công lao động 0,97 0,897 0,94 Như vậy tình hình sử dụng lao động ở Công ty tương đối tốt nhưng qua số liệu chúng ta vẫn thấy còn một số hạn chế sau: số ngày vắng theo luật lao động quy định ốm đau, con ốm, đẻ...chiếm 20 – 25% tổng số ngày vắng mặt và ngừng việc. Tỷ lệ ngày vắng mặt và ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu, mất điện...hạn chế đến mức tối đa và có thể làm bù. Phần chủ yếu của tổng số ngày công ngừng việc gần bằng 72% là do thiếu việc, nhu cầu thị trường không ổn định nên hợp đồng lúc nhiều lúc ít dẫn đến biến động về nhu cầu lao động. Bên cạnh đó còn do hệ thống máy móc thiết bị của Công ty hiện nay còn lạc hậu, cũ kỹ do đó việc tận dụng thời gian và công suất của máy không đạt đến mức tối đa. Đặc điểm của Công ty cơ khí Hà Nội là sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy giá trị tổng sản lượng đồng nghĩa với doanh thu do đó ta có công thức: W = Q/T Trong đó: W: doanh thu đem lại của một lao dộng hay năng suất lao động (NSLĐ) của lao động trong năm sản xuất. Q: Tổng doanh thu T: Tổng số lao động. STT Chỉ tiêu Đ.vị 2000 2001 2002 1 Doanh thu Tr.đồng 48.048 63.413 74.625 2 Lao động bình quân Người 929 953 957 3 Tổng số ngày công làm việc thực tế Ng. công 297.658 244.541 256.783 4 NSLĐ bình quân ngày Tr.đồng 0,161 0,259 0,291 5 NSLĐ bình quân năm Tr.đồng 51,72 66,54 77,98 6 Thu nhập bình quân (người/tháng) đ/tháng 721.000 940.500 1.060.000 Qua bảng trên ta thấy năng suất lao động của một lao động đóng góp tương đối cao, doanh thu tăng đều theo các năm do đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, điều này có được là do năng suất lao động bình quân tăng lên. Trong năm 2001 và 2002 Công ty phải thực hiện cải tạo nâng cấp các trang thiết bị nên công nhân phải nghỉ việc và như vậy tổng số ngày làm việc thực tế của công nhân giảm xuống. Nhưng nhờ máy móc thiết bị được đổi mới nên năng suất lao động vẫn tăng. 2. Nghiên cứu và phát triển. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Nếu công ty nào thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tốt sẽ chiếm được ưu thế trên thị trường. Hiện nay ở Công ty cơ khí Hà Nội chưa có phòng nghiên cứu và phát triển mà chỉ có phòng kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ tổ chức điều tra nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm và nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới. Tuy chưa được quy mô nhưng phòng kỹ thuật cũng đã nghiên cứu và triển khai một số sản phẩm mới và được đánh giá cao. Đề tài cấp nhà nước về máy phay P12 CNC, đề tài máy tiện phay phục vụ dạy học các đề tài nghiên cứu phối hợp như: đúc gang cầu, máy ép thuỷ lực 400 tấn và tời neo cáp 15 nghìn tấn, máy sấn tôn, máy cắt ôxy – gas – Plasma CNC, máy phay 200 CNC, máy tiện băng nghiêng 2200 CNC. 3. Tài chính kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập hợp, ghi chép và được phản ánh tại phòng kế toán thống kê tài chính của Công ty. Để đảm nhiệm được chức năng nhiệm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh phòng được biên chế 15 cán bộ công nhân viên thực hiện những công việc kế toán khác nhau. + Trưởng phòng kế toán: Là người điều hành cao nhất giúp giám đốc công ty giải quyết mọi nghiệp vụ về thống kê, kế toán và quản lý tài chính của công ty, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm trước giám đốc về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo. + Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp là người trợ giúp trưởng phòng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cuối tháng tập hợp số liệu và sổ chi tiết của các kế toán khác để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ và sổ cái, tính toán lãi lỗ của toàn công ty, tính toán các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính. + Kế toán ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về thu chi hàng ngày qua tài khoản ngân hàng, báo cáo uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, theo dõi tình hình vay ngắn hạn, dài hạn, tính toán tiền lãi ngân hàng. Phụ trách TK112, 341,311. + Kế toán thanh toán thu chi và quản lý tiền mặt: làm nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi, hạch toán theo nội dung, chứng từ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc lập báo cáo quỹ. Phụ trách TK111, 141, 138, 338. + Kế toán tiêu thụ kiêm công nợ và thuế theo dõi hợp đồng, đơn đặt hàng, lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Viết hoá đơn bán hàng, mở sổ theo dõi tình hình doanh thu của công ty hàng ngày, ghi sổ chi tiết và tổng hợp chi tiết các khoản nợ của khách hàng, theo dõi việc thanh toán với người bán về cung cấp vật tư, sản phẩm, dịch vụ. Phụ trách TK155, 157, 511, 331, 131. + Kế toán vật tư theo giõi quản lý tình hình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ hàng ngày cả về chủng loại, giá cả và số lượng, hướng dẫn các kho mở thẻ kho, hàng tháng theo dõi trên sổ xuất, nhập, tồn vật tư. Phụ trách TK152 và mở các tiểu tài khoản để phân loại nhóm vật tư TK1521, 1522, 1523. + Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản theo dõi nguyên giá, khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định. Theo dõi và phân bổ chi phí khấu hao, chi phí xây dựng cơ bản theo đúng đối tượng chi phí. Phụ trách TK211, 214, 2412, 2413. + Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tính tiền lương thời gian, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp tính theo lương. Các khoản trích BHXH, BHYT và các khoản ngoài lương phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên. Phụ trách TK334, 338. + Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, có nhiệm vụ tập hợp, theo dõi hàng tháng các khoản chi phí phát sinh, tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí từ đó tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã hoàn thành nhập kho. Phụ trách TK155, 154.. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty. Để phù hợp với đặc điểm với sản xuất kinh doanh Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, hình thức này là phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty với khối lượng công tác kế toán lớn, trình độ kế toán ngày càng tiến bộ sẽ kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên qua tất cả các khâu đảm bảo số liệu chính xác kịp thời phục vụ cho yêu cầu sản xuất. Hiện nay phòng kế toán được trang bị 4 máy vi tính, mọi chứng từ đều được đưa vào máy sau đó xử lý trên phần mềm kế toán AC Soft và kế toán trên EXCELL. Vì vậy khối lượng công tác kế toán cũng giảm đi rất nhiều, giúp cho việc đưa ra các bảng kê, báo cáo kế toán được nhanh chóng và chính xác. Số lượng lao động kế toán nhờ đó cũng giảm xuấng, tiết kiệm chi phí cho công ty. Tại các phân xưởng không có kế toán riêng thì bố trí nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát ghi chép ban đầu lập bảng thanh toán lương về góc độ quản lý nhân sự cùng với quản đốc phân xưởng theo dõi từng tháng rồi gửi lên phòng kế toán. Chứng từ Sổ nhật ký chứng từ Các sổ thẻ kế toán Bảng kê Báo cáo kế toán Sổ cái KT Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu 4. Nền nếp văn hoá tổ chức của Công ty. Với tiêu chí người cơ khí Hà Nội “Đoàn kết – kỷ cương – cần cù sáng tạo – văn minh kiên cường” Đảng Uỷ và giám đốc Công ty luôn biết gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với các phong trào trong tập thể CBCNV, tạo bầu không khí thoải mái trong công việc, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất mà ban lãnh đạo đã đề ra. Để người lao động yên tâm sản xuất Công ty đã thành lập nhà trẻ Hoa Sen để CBCNV nếu có con nhỏ thì gửi vào đó nhà trẻ có một đội ngũ cô nuôi dạy trẻ nhiệt tình biết chăm sóc và nuôi dạy đúng phương pháp. - Công ty còn tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao nhân các ngày lễ trong năm, cho công nhân tham gia viết bài dự thi do công đoàn ngành phát động, phối hợp với chuyên môn thực hiện an toàn lao động, an ninh trật tự xã hội, tổ chức huấn luyện tự vệ cho CBCNV. Tổ chức tốt nhà ăn ca, tổ chức bữa ăn bồi dưỡng độc hại, có chế độ an dưỡng, nghỉ dưỡng cho CBCNV, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ. Phát hành tờ tin cơ khí Hà Nội với nội dung gắn với tổ chức công tác sản xuất kinh doanh, giới thiệu các văn bản mới trong và ngoài Công ty, nêu gương người tốt việc tốt và các đơn vị điển hình, Thực hiện tốt việc xét thưởng các sáng kiến đề nghị nhưng đồng thời xử lý nghiêm các vụ vi phạm quy chế mà ban lãnh đạo đã đề ra, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong toàn Công ty. Giới thiệu, bồi dưỡng và kết nạp Đảng cho CBCNV có thành tích tốt, tham gia đầy đủ các công tác xã hội. Công ty nhận phụng dưỡng hai bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hệ thống thông tin. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu Tôi thấy hệ thống thông tin của Công ty vẫn còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin, hiện nay mạng lưới công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam phát triển với tốc độ rất cao và đang nổi lên là hệ thống truyền dữ liệu tốc độ cao ADSL và VDSL. Bên ngoài thì sôi động nhưng đối với Công ty cơ khí Hà Nội thì điều này còn quá chậm chân. Công ty chỉ mới trang bị một số máy tính cho một số phòng ban chức năng như phòng kế toán, phòng tổ chức, phòng giao dịch thương mại, tuy có nhưng Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng mà chúng chỉ được dùng để thực hiện một số chức năng cơ bản như: lưu trữ, đánh máy, tính toán đơn giản. Xét theo tiến trình phát triển của hệ thống thông tin quản trị MIS (Managerment information system) là tập hợp các quy tắc, kỹ năng và phương pháp được mô tả rõ ràng qua đó con người và thiết bị thực hiện việc thu thập, phân tích và xử lý các dữ liệu nhằm tạo ra các thông tin cần thiết giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả. Nó có 4 phân hệ chính, nếu xét theo phân hệ này thì hiện nay hệ thống thông tin của Công ty cơ khí Hà Nội mới đang ở hệ thứ nhất tức là xử lý giữ liệu tập trung trong khi hiện nay mạng thông tin ở các doanh nghiệp lớn và các công ty có uy tín thì họ đã phát triển đến giai đoạn thứ 4 tức là mạng tương tác. Mạng này kết hợp điện thoại với Fax, kèm theo các kỹ thuật nối mạng từ nội bộ công ty đến thị trường và người sử dụng cuối cùng. Trong nội bộ Công ty cơ khí Hà Nội, từng đơn vị thực hiện việc xử lý thông tin của mình sau đó mang sang các phòng ban chức năng chứ chưa liên kết được với nhau thông qua mạng nội bộ nên việc xử lý thông tin rất mất thời gian làm gián đoạn quá trình sản xuất và mất đi cơ hội. Do chưa kết nối được nên Công ty ít có mối liên hệ thông tin cập nhật giữa doanh nghiệp, thị trường và người sử dụng cuối cùng. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGOÀI CÔNG TY. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ. Môi trường kinh tế. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế với định hướng phát triển là đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, do đó chính phủ rất quan tâm đến việc đấy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Với tiến trình hội nhập này chúng ta đã trở thành thành viên của hiệp hội ASEAN năm 1995, trở thành thành viên của APEC năm 1999 và đang trong tiến trình đàm phán để gia nhập khu vực mậu dịch tự do thế giới WTO vào năm 2005. Để hoà nhập với nền kinh tế thế giới chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để kích thích nền kinh tế, mở rộng các thể chế pháp lý tạo điều kiện cho mọi thành phần tham gia hoạt động kinh tế nên hiện nay nền kinh tế nước ta được đánh giá là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7% - 7,4% (năm 2002 – 2003 ) chỉ đứng sau tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Tình hình thế giới hiện nay rất bất ổn với nhiều nguy cơ tiền tàng đặc biệt nổi lên là tình hình khủng bố với sự kiện 11- 9 – 2001 được gọi là ngày đen tối của nước Mỹ làm thị trường tài chính phố Wall ngừng hoạt động trong 1 tuần đồng thời các chỉ số cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng làm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới bị sụt giảm. Trước đó phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam á sau đó lan rộng ra châu á và các khu vực khác. Những tưởng thế kỷ 21 là thế kỷ của hoà bình và phát triển thì siêu cường Mỹ đã thực hiện hai cuộc chiến tranh với hai quốc gia là Afganistan và Iraq đồng thời lôi kéo các quốc gia khác vào vòng xoáy này. Còn một số nước như Siry, iran, Triều Tiên được Mỹ xếp vào trục liên minh ma quỷ nên cũng không thể yên ổn phát triển được, xung đột sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo và sự tranh chấp giữa các quốc gia dẫn đến sự chạy đua ngầm về việc trang bị hiện đại hoá các trang thiết bị quân sự dẫn đến chi phí về quốc phòng gia tăng và việc cắt giảm chi phí cho phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội khác là không thể tránh khỏi. Trong tình hình thế giới lộn xộn đó thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn và thân thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, lạng phát dưới một con số, tình hình chính trị ổn định. Do đó các tập đoàn kinh tế bắt đầu chú ý đến Việt Nam và ngày càng mở rộng việc đầu tư. Không kể đến những liên doanh 100% vốn nước ngoài, với bộ luật doanh nghiệp ra đời cũng là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Các địa phương cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc phát triển kinh tế ở địa phương mình nên đi đâu ta cũng thấy xuất hiện các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất với các khung pháp lý đơn giản và thuận tiện. Điều này dẫn đến một nhu cầu rất lớn về các trang thiết bị máy móc làm cơ sở hạ tầng cho việc phát triển sản xuất. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với ngành cơ khí nói chung và Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng. Với chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế lấy xuất khẩu làm mục tiêu nên nhà nước duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ mạnh sao cho có lợi đối và nhà xuất khẩu đồng thời lãi suất ngân hàng cũng được giảm xuống. Với đặc thù của ngành cơ khí là doanh thu thấp, tích luỹ không nhiều nhưng để đầu tư phát triển thì cần một nguồn vốn rất lớn và thời gian thu hồi vốn chậm nên việc huy động vốn từ bên ngoài đặc biệt là từ ngân hàng là điều rất quan trọng. Với việc giảm lãi suất từ 9,72% xuống còn 5% và mới đây là 3% làm doanh nghiệp yên tâm cho việc đầu tư chiều sâu cũng như cho đầu tư cho việc sản xuât kinh doanh. Ngoài vốn của Nhà nước đầu tư và một phần vốn tự có Công ty cơ khí Hà Nội cũng phải đi vay từ các ngân hàng, trong năm 2002 số dư tiền vay ngắn hạn của ngân hàng nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh là 34.458 Tr.VNĐ giảm 2.555 Tr.VNĐ so với cùng kỳ năm 2001. Tháng 10/2002 Công ty đã bị hạ mức tín dụng xuống 35 tỷ đồng đến tháng 12/2002 ngân hàng Công Thương Đống Đa đã cho phép tăng lên 46 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2003 tăng lên 50 tỷ đồng. Môi trường chính trị pháp luật. Với chiến lược phát triển kinh tế hướng vào công nghiệp ngoài việc khuyến khích đầu tư phát triển Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản quy định để các doanh nghiệp phải hoạt động trong một khuân khổ nhất định. Với quan điểm là “ Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” nên chính phủ Việt Nam đã ký kết đặt quan hệ làm ăn đối tác với trên 90 nước và thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 100 nước. Với mong muốn trở thành một phần của nền kinh tế thế giới, chính phủ đẩy mạnh việc cải cách môi trường chính trị pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế và giảm thiểu các hàng rào thuế quan nên ngày 1/7/2002 Việt Nam đã thực hiện việc cắt giảm thuế quan từng phần trong lộ trình cắt giảm thuế CEPT/ AFTA (CEPT: common effective preferential tariff, AFTA: asean free trade area), ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng thực hiện việc cắt giảm thuế quan từng phần một số mặt hàng. Trong tương lai không xa để là thành viên của WTO thì việc cắt giảm thuế toàn bộ là điều không thể tránh khỏi, điều này mở rộng sân chơi cho các doanh nghiệp và thị trường được mở rộng nhưng khó khăn cũng sẽ rất lớn. ở trong nước với chính sách phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển ngành cơ khí thì theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra đối với ngành cơ khí Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Căn cứ yêu cầu và mục tiêu đó, ngày 26/12/2002 chính phủ đã ban hành quyết định số 186/2002/QĐ - TTg, phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020 Nhà nước đã xác định mục tiêu phát triển một số chuyên ngành và 8 nhóm sản phẩm trọng điểm đáp ứng về cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân và xây dựng nền tảng công nghiệp trong thời kỳ tới. Từ định hướng đó, Chính Phủ chỉ đạo tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp Nhà nước đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt là chủ lực của ngành. Trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định với chủ trương nội địa hoá trang thiết bị cho đâù tư phát triển, các nguồn lực trong nước được huy động trong đó có ngành cơ khí. Theo chủ trương này các doanh nghiệp sản xuất trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư các trang thiết bị phải ưu tiên mua các trang thiết bị mà các đơn vị trong nước đã sản xuất được với các tính năng kỹ thuật tương ứng, chỉ được mua các trang thiết bị từ nước ngoài nếu các trang thiết bị đó trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết và các trang thiết bị mà doanh nghiệp phải thực hiện nội địa hoá chiếm ít nhất 20%. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cơ khí nói chung và Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng bởi Công ty cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất các máy móc công cụ phục vụ sản xuất. Đây có thể coi là một chính sách bảo hộ và không công bằng trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhưng điều này có thể chấp nhận được bởi năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm mà doanh nghiệp ta sản xuất còn yếu kém. Ngay như các nước lớn có trình độ kinh tế phát triển việc bảo hộ của họ cũng vẫn còn tồn tại và có chiều hướng gia tăng đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, điển hình đối với Việt Nam là vụ kiện cá Basa với Mỹ. Môi trường dân số văn hoá và địa lý. Yếu tố nhân khẩu là rất quan trọng trong quá trình phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vì thị trường là do con người hợp thành. Dân số tăng kéo theo nhu cầu gia tăng điều này có nghĩa là thị trường tăng cùng với sức mua khá lớn. Đối với Công ty cơ khí Hà Nội thị trường gồm các doanh nghiệp quốc doanh, các nhà máy đường, nhà mày xi măng, nhà mày điện, nhóm khách hàng thuộc khu vực tư nhân và cá nhân người tiêu dùng. Với tính chất là sản phẩm máy công cụ là chủ yếu nên yếu tố văn hoá ít có tác động đến sản phẩm của Công ty. Còn yếu tố địa lý là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Công ty, hiện nay Công ty chỉ mới có một cơ sở sản xuất ở Hà Nội mà xu thế phát triển của các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở miền Trung và miền Nam dẫn đến việc tăng chi phí khi phải chuyên chở các sản phẩm nặng và cồng kềnh. Do sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu sản phẩm của Công ty mới chỉ đáp ứng được một phần của nhu cầu thị trường trong nước chưa vươn ra được thị trường quốc tế trong khi xu thế hội nhập đang đến gần và hiện tại là thị trường ASEAN và Trung Quốc. Các nước ASEAN đã thống nhất với nhau về việc hợp tác xây dựng tuyến đường nối liền các nước bao gồm cả đường sắt và đường bộ. Tuyến đường sắt dài 8.135 Km với tuyến I đi từ Singgapore – Bangkok – Phnompenh – Lộc Ninh – TPHCM – Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu – Côn Minh với tuyến đường nhánh nối từ Viên Chăn – Thà Khẹt – Tân ấp (cảng Vũng áng của Việt Nam) tuyến đường này dài 5.382 Km. Tuyến đường II từ Bangkok – Yangon dài 2.753 Km. Phát triển mạng lưới đường bộ dài 3.157 Km chạy qua Thái Lan – Cam Pu Chia – Lào – Malaysia – Việt Nam, mục đích xây dựng dự án trên nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường thương mại, dịch vụ giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước bên ngoài. Mới đây ấn Độ cũng tuyến bố sẽ thiết lập một tuyến đường sắt nối từ Niuđêli – Hà Nội (trích báo kinh tế đô thị số 117 ngày 29/9/2003). Như vậy trong tương lai việc chuyên chở sẽ rất thuận tiện làm chi phí sản phẩm giảm xuống nhưng đồng thời cũng dẫn đến việc cạnh tranh hàng hoá giữa các nước với nhau. Môi trường công nghệ. Môi trường công nghệ có ảnh hưởng đến một phần đến hoạt động sản xuất của Công ty. Với đặc thù là sản xuất máy công cụ nên cấu tạo của một máy về cơ bản là không thay đổi nhưng thêm vào đó là các bộ phận điều khiển tự động với các phần mềm xử lý đến từng chi tiết nhỏ thay vì phải điều khiển bằng tay. Hiện nay Công ty đang từng bước thực hiện việc tự động hoá trong quy trình sản xuất để giảm bớt nhân lực và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. MÔI TRƯỜNG VI MÔ. Các đối thủ tiềm tàng và các đối thủ đang hoạt động. Công ty cơ khí Hà Nội trực thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, có trụ sở tại số 2 Triệu Quốc Đạt – Quận Hoàn Kiếm và 72A Hồ Văn Huê - TPHCM. Tổng công ty là một doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ liên quan đến máy móc và thiết bị tổ hợp dùng trong xây dựng, đồ kim loại tiêu dùng trên phạm vi cả nước. Trực thuộc Tổng công ty còn có các thành viên: + Công ty cơ khí Duyên Hải. Đc/14 Trần Quang Khải – Quần Hồng Bàng –TP. Hải Phòng. + Công ty cơ khí Quang trung: Km 6 đường Giải Phóng – Hà Nội + Công ty chế tạo bơm Hải Dương: 37 đường Hồ Chí Minh - TP.Hải Dương chuyên sản xuất các loại máy bơm, van, quạt công nghiệp, tuốc bin nước phục vụ nông nghiệp, thay thế sản phẩm nhập ngoại ở các ngành sản xuất như: công nghệ khai thác mỏ, tàu biển, dầu khí, ngành đường, ngành giấy, giao thông vận tải, cấp nước sinh hoạt. Công ty đã đầu tư cải tạo nhà máy, trang thiết bị mới hiện đại và đang hợp tác với các tập đoàn tiên tiến trên thế giới như: EBARA của Nhật Bản để sản xuất bơm cỡ lớn 36.000 m3/h, Thompson Kelly & Lewis (Austraylia) để sản xuất máy bơm công nghiệp và hợp tác với AVK của Đan Mạch để sản xuất van nước áp lực cao. + Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu: 229 Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội sản xuất các loại dụng cụ cơ khí, các bộ dụng cụ và phụ tùng xe máy, đồ gia dụng, các máy chuyên dùng. Phương hướng sản xuất của Công ty trong những năm tới là gia công nhiệt luyện sản phẩm, công nghệ gia công áp lực, công nghệ xử lý bề mặt. + Công ty dụng cụ cắt gọt và đo lường cơ khí: 26 Nguyễn Trãi – Hà Nội. Tuy là cùng thành viên trong hiệp hội nhưng việc cạnh tranh cũng diễn ra rất gay gắt vẫn mạnh ai người ấy làm, chưa liên kết được với nhau để tạo sức mạnh tổng thể đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập thì việc liên kết thành một tập đoàn là rất cần thiết. Không những thế Công ty cơ khí Hà Nội còn phải cạnh tranh với các công ty thuộc Tổng công ty máy động lực và máy công nghiệp như: + Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo: 114 Mai Hắc Đế, 6 Thái Phiên – Hà Nội. Với kinh nghiệm gần 40 năm chuyên chế tạo các loại động cơ Diezel, chuyên chế tạo lắp ráp kinh doanh các sản phẩm động lực nhỏ từ 6 – 22 mã lực và các dịch vụ cơ khí khác phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp. Các sản phẩm được ưa chuộng hiện nay là động cơ D12, D15 (CD165, CD165RL) với công suất mạnh tiêu hao nhiên liệu ít tính kinh tế cao. + Công ty cơ khí trung tâm cẩm phả: 486 đường Trần Phú – TX.Cẩm Phả. Gia công chế tạo 6.000 tấn thiết bị phụ tùng mỗi năm từ tạo phôi đến gia công cơ khí, nhiệt luyện, hoàn chỉnh sản phẩm chi tiết dạng đĩa có đường kính 5.000mm, dạng trục có chiều dài 6.000 mm, bánh răng thẳng, nghiêng, côn, côn xoắn có đường kính 5.000mm và môđun đến M45, mài tròn chi tiết có đường kính 800mm dài 4.000mm, mài trục cơ các loại có chiều dài đến 4.000mm. Các lò nấu công suất 3 tấn/mẻ, 6.000 tấn/năm, hệ thống làm khuân bằng máy, đúc được các loại thép hợp kim chịu bền, chịu nhiệt, chịu mài mòn, chịu va đập. Ngoài ra còn có các công ty thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA: chuyên sản xuất các thiết bị phục vụ ngành xây dựng, dàn không gian, khung nhôm định hình. Trong thời gian tới Công ty chú trọng đầu tư vào lĩnh vực gia công chế tạo cơ khí, đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vự gia công chế tạo kết cấu thép phi tiêu chuẩn. Mới xem xét qua ta đã thấy cuộc cạnh tranh diễn ra rất gay gắt để dành dật thị trường ngay tại các Công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước chưa kể đến các công ty tư nhân. Chúng ta còn phải kể đến các doanh nghiệp nước ngoài trong khu vực Đông Nam á, Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốc với trình độ sản xuất ngành cơ khí đặc biệt phát triển với nhiều đổi mới và sáng tạo điều naỳ càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là Công ty cơ khí Hà Nội, có thể còn bị lấn sân ngay tại thị trường nhà chứ chưa nói đến sản phẩm của mình có thể vươn ra và chiếm lĩnh thị trường các nước. Nhà cung cấp. Với đặc tính là sản xuất các sản phẩm cơ khí nên nguyên liệu chủ yếu là sắt thép và một số sản phẩm phụ trợ yêu cầu về tinh năng kỹ thuật đòi hỏi chất lượng cao nên công ty phải nhập ngoại các nguyên vật liệu này. Do đó khi sản phẩm đem ra tiêu thụ Công ty rất khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự mà các nước có nguyên liệu xuất cho Công ty bởi lợi thế về chi phí nguyên vật liệu, đồng thời nếu có sự cố gì xảy ra thì Công ty sẽ bị gián đoạn về nhập khẩu nguyên vật liệu làm giảm tiến độ sản xuất. Phân tích nhu cầu thị trường (khách hàng). Theo số liệu của viện Thông tin kinh tế bộ công nghiệp, trong thời kỳ bao cấp ngành cơ khí Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 40 – 50% nhu cầu trong nước. Hiện nay con số này chỉ còn 8 – 9% theo dự báo của bộ kế hoạch và đầu tư về nhu cầu trang thiết bị cơ khí cho ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác là: Nhu cầu máy công cụ: Theo số liệu của ban cơ khí chính phủ, cả nước hiện có khoảng 50.000 máy công cụ trong đó có khoảng 40.000 máy đang hoạt động và phần lớn số máy này đã bị cũ, thời gian hoạt động đã trên 20 năm. Hiện nay số máy này đang hoạt động tại 460 xí nghiệp cơ khí quốc doanh, 929 cơ sở tập thể, 42 xí nghiệp tư nhân, 28.464 hộ cá thể. Ngoài các xí nghiệp và cơ sở trên còn có hàng loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp đã và đang được quy hoạch xây dựng sẽ là đối tượng sử dụng máy công cụ của Công ty cơ khí Hà Nội sau này. Theo đề án: “Quy hoạch tổng thể của ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010” thì nhu cầu về máy công cụ của Việt Nam vào năm 2005 khoảng 160 triệu USD. Theo mặt bằng giá thế giới hiện nay nhu cầu về máy công cụ vào năm 2005 vào khoảng 10.000 – 12.000 máy/năm. Nhu cầu cung cấp thiết bị phụ tùng thay thế cho các ngành kinh tế quốc dân: + Nhu cầu thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất xi măng. Danh mục ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000-2005 Sản lượng xi măng Tr.Tấn 7,2 9,2 12,2 15,1 50 Nhu cầu tấm lót 1000.T 1,8 2,3 3 3,8 5 Nhu cầu phụ tùng khác 1000.T 1,4 1,8 2,5 3,2 4 Các doanh nghiệp Việt Nam với đáp ứng được gần 40% nhu cầu phụ tùng còn lại là nhập khẩu. Để đáp ứng được mục tiêu sản xuất 50 triệu tấn xi măng vào năm 2005 Nhà nước đã và đang cải tạo các nhà máy xi măng cỡ lớn và sẽ xây dựng mới nhiều nhà máy xi măng hiện đại bổ sung khoảng 16 triệu tấn/năm. Số thiết bị cần để xây dựng vào các nhà máy đó vào khoảng 60 nghìn tấn. Đây chính là đối tượng mà Công ty cần quan tâm. + Nhu cầu về thiết bị phụ tùng cho ngành mía đường. Với mục tiêu 2 triệu tấn đường vào năm 2005 Nhà nước dự kiến xây dựng nhiều nhà máy với số thiết bị cần để xây dựng là rất lớn. Hiện nay ngành mía đường là bạn hàng lớn và tương đối ổn định của Công ty cơ khí Hà Nội. Công ty nên duy trì mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng ngành đường bằng cách phục vụ ngày một tốt hơn các thiết bị phụ tùng đáp ứng yêu cầu sản xuất đường hiện nay. + Nhu cầu thiết bị phụ tùng cho ngành cơ khí nông nghiệp. Sản xuất máy kéo nhỏ và máy kéo 4 bánh cỡ 50 – 80CV nhằm cơ giới hoá khâu làm đất đạt tỷ lệ 40 – 50% vào năm 2005 và 80% vào năm 2010. Để thực hiện mục tiêu nói trên, ngành cơ khí (trong đó đứng đầu là cơ khí Hà Nội) phải cung ứng cho sản xuất hàng năm 400 – 500 máy keo cỡ 50 – 80CV, 800 – 1000 máy kéo cỡ 13 – 35CV và 2000 – 3000 máy kéo cỡ 12CV. Hàng năm cần 15.000 – 20.000 máy làm đất (cày trụ, cày chảo, bánh lồng, phay đất...) và khoảng 25.000 máy chế biến nhỏ các loại (xay xát, tuốt lúa, nghiền thức ăn gia súc, chế biến tinh bột) đồng thời đảm bảo cung cấp 90% thiết bị cho toàn bộ nhà máy xay xát gạo công suất từ 2,5 – 3 triệu tấn/năm. Chế tạo thiết bị chế biến chè, cà phê, cao su, tơ tằm, rau quả. Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới 25 cơ sở chế biến trong đó ngành cơ khí nội địa nhận chế tạo 80% thiết bị còn lại là nhập ngoại. Đặc biệt cải tạo 4 nhà máy chế biến cao su và xây dựng mới 25 – 30 dây chuyền loại 6 nghìn tấn/năm (chế tạo trong nước 70%). Trang thiết bị xát vỏ cà phê cho hộ gia đình, xây dựng thêm hai cơ sở chế biến cà phê với công suất 50.000 – 100.000 tấn/năm, chế tạo trong nước 60% thiết bị, chế tạo các dây chuyền chế biến rau quả, đồ hộp. + Nhu cầu gang đúc và thép đúc bán thẳng đến năm 2010 là từ 4 – 5 triệu tấn. + Với chiến lược phát triển ngành điện cung cấp khoảng 60 tỷ KW/h vào năm 2010 Nhà nước sẽ xây dựng nhiều nhà máy điện nên cần rất nhiều trang thiết bị. Đây là một thị trường rất lớn Công ty cần chú trọng khai thác. CHƯƠNG III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 I. CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ. Để xác định chiến lược tổng thể ta hãy đi phân tích ma trận SWOT/TOWS gồm bốn loại yếu tố chính. + Những điểm mạnh (S = Strengths) còn gọi là những ưu điểm, sở trường của doanh nghiệp. + Những điểm yếu (W = Weaknesses) + Những cơ hội (O = Opportunities) còn gọi là những cơ may hay thời cơ của doanh nghiệp. + Những đe doạ (T = Threats) còn gọi là những rủi ro hay nguy cơ của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay đối với những doanh nghiệp có tầm nhìn thì kỹ thuật phân tích TOWS là hợp lý nhất tức là phân tích ngoại vi trước (TO) rồi đến nội vi sau (WS). T O W S Ngoại vi doanh nghiệp Nội vi doanh nghiệp Bất lợi Lợi Với các yếu tố ở môi trường ngoài doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp như đã phân tích ở chương II ta có thể tổng kết lại trong ma trận TOWS để có được một cái nhìn tổng thể. T: Công ty cơ khí Hà Nội với chức năng chính là sản xuất các máy công cụ, ngoài ra còn sản xuất các sản phẩm như thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc, rèn, thép cán, sản xuất tôn định hình, mạ màu, mạ kẽm, máy bơm nước, các thiết bị áp lực... do được xây dựng từ những năm 1955 nên các thiết bị phục vụ cho sản xuất đến nay đã cũ và lạc hậu về mặt kỹ thuật, mất cân đối giữa khâu tạo phôi và gia công cơ khí. Hiện nay Công ty đã đầu tư thiết bị mới nhưng tất cả đều chưa đồng bộ nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa tạo được thị trường ổn định, hoạt động sản xuất của Công ty phụ thuộc nhiều vào việc ký kết các hợp đồng lớn. Do sức cạnh tranh kém nên chưa có thị trường xuất khẩu, đội ngũ lao động được đào tạo trong thời kỳ bao cấp chậm đổi mới để thay đổi thích nghi với cơ chế thị trường còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của Công ty. Trong khi các Công ty cơ khí khác như những công ty thuộc Tổng công ty máy động lực và máy công nghiệp, các công ty thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng cũng đang đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và với phương hướng phát triển đa dạng hoá sản phẩm nên đã từng bước lấn sân sang các sản phẩm trong lĩnh vực của Công ty cơ khí Hà Nội và ngay các công ty trong Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp cũng cạnh tranh nhau gay gắt. Khi hội nhập với nền kinh tế thế giới Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh ác liệt hơn bởi nền kinh tế của các nước này hơn hẳn về trình độ công nghệ và vốn. Với đặc thù của ngành cơ khí là cần vốn lớn, lao động nhiều có trình độ tay nghề cao, Công ty đã phải có thâm niên trong lĩnh vực hoạt động của mình nên rào cản thâm nhập ngành là tương đối cao. Các sản phẩm cơ khí của Công ty còn kém về mẫu mã, kiểu dáng và đặc biệt là vấn đề áp dụng công nghệ tự động hoá vào máy móc còn thấp trong khi thế kỷ 21 là thế kỷ của tự động hoá. Với tiến trình tự do thương mại toàn cầu, thì việc cắt giảm thuế là không tránh khỏi ( trước đây thuế được coi là hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước) thì cạnh tranh khu vự tăng lên rất lớn. Với đà tăng trưởng như hiện nay của đất nước thì ưu thế về nhân công rẻ sẽ dần mất đi và chi phí cho lao động tăng cao dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Với tính chất của sản phẩm máy công cụ là sản xuất đơn chiếcnên không có nhiều lợi thế về giảm phí theo quy mô. O: Công ty luôn được sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan cấp trên, đặc biệt là sự chỉ đạo, hỗ trợ của Bộ công nghiệp, Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp. Việc Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển ngành cơ khí và tăng cường nội địa hoá và chế tạo sản phẩm, đã tạo đầu ra rất lớn cho ngành chế tạo cơ khí nói chung và đặc biệt đối với Công ty cơ khí Hà Nội. Trong năm 2001 – 2002 đã hình thành xu hướng liên doanh giữa các Tổng công ty và các công ty lớn trong nước hợp sức về năng lực thiết kế, chế tạo, lắp đặt để tham gia đấu thầu các công trình có vốn đầu tư rất lớn như nhà máy giấy, nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã ký kết và việc Việt Nam hội nhập AFTA và tiến tới là WTO với việc cắt giảm thuế quan tạo cho Công ty cơ hội phát triển ra thị trường nước ngoài cũng như chế tạo các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ. Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp đang cao với việc hình thành nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất nên nhu cầu về thiết bị là rất lớn. W: Các tuyến sản phẩm của Công ty chưa có nhiều cải tiến kỹ thuật, mẫu mã đặc biệt là trong lĩnh vực áp dụng công nghệ tự động hoá vào trong sản phẩm. Việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới có chi phí tăng cao và không xác định được các khoản phát sinh. Chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào. Hệ thống thông tin MIS còn rất yếu kém. Kế hoạch Marketing chưa được chú trọng. Với tính chất là một doanh nghiệp Nhà nước nên việc tuyển dụng và bố trí nhân sự chưa được tốt. Hao phí nguyên vật liệu còn cao vẫn có sản phẩm hỏng và lỗi. Tiến độ thực hiện hợp đồng còn chậm. Lực lượng lao động gián tiếp còn lớn. R & D còn yếu kém chưa được chú trọng đầu tư. Cơ cấu tổ chức chưa phù hợp với sự thay đổi của chiến lược kinh doanh. Kỹ năng phân tích thị trường còn yếu. Chưa huy động được nguồn vốn ngoài Công ty để phát triển. S: Do sự đổi mới và đầu tư chiều sâu kịp thời nên hiện nay Công ty được đánh giá là có ưu thế về năng lực thiết bị và uy tín đối với ngành chế tạo cơ khí trong nước, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm. Cơ sở hạ tầng tốt có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, môi trường văn hoá trong Công ty rất vững mạnh. Đội ngũ lãnh đạo năng động sáng tạo và quyết đoán. Do có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên giảm được chi phí. Công ty thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm tốt được AJA và QUACERT cấp chứng chỉ ISO 9002 vào tháng 3/2000. Đội ngũ công nhân kỹ thuật hàng năm được bổ sung từ trường trung học công nhân chế tạo máy. Qua ma trận phân tích TOWS và trên cơ sở quyết định số 186/2002/ QĐ - TTg của chính phủ phê duyệt phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Định hướng phát triển của Công ty cơ khí Hà Nội là trở thành một trung tâm chế tạo máy hàng đầu của Việt Nam, sản phẩm của Công ty vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu với tỷ trọng ngày càng cao và với tiêu chí là: Đúc hiện đại – cơ khí chính xác – tự động hoá - đào tạo nên chiến lược tổng thể của Công ty là: Đầu tư quy mô lớn để đổi mới công nghệ thiết bị và sản xuất, lấy xuất khẩu làm phương hướng phát triển lâu dài. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cùng nhiều loại hình kinh doanh, sản xuất máy công cụ phổ thông với tỷ lệ tự động hoá cao, sản xuất thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cấp thiết bị toàn bộ dười hình thức BOT (Xây dựng – vận hành – chuyển giao) hoặc BT, sản xuấ thiết bị phụ tùng, sản xuất sản phẩm đúc. Với chiến lược đa dạng hoá Công ty cơ khí Hà Nội nên thực hiện chiến lược danh mục vốn đầu tư và với hình thức là đa dạng hoá có tương quan tức là sản xuất kinh doanh các thiết bị cơ khí trên cơ sở công nghệ sẵn có. Để thực hiện việc phân tích danh mục vốn đầu tư ta hãy sử dụng ma trận BCG (là ma trận của nhóm tư vấn Boston) để phân tích các ngành nghề kinh doanh từ đó có chiến lược đầu tư thích hợp. Ma trận BCG ó Ngôi sao ? Dấu hỏi Bò sinh lợi Chú chó Thép cán: Về mặt hàng thép cán tuy là mặt hàng Công ty mới sản xuất dựa trên các công nghệ sẵn có của Công ty và có doanh thu cao nhưng sức cạnh tranh của ngành này rất lớn bởi có rất nhiều công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này. Theo số liệu mới đây thì sản lượng thép cán đang có dấu hiệu dư thừa. Với kỹ thuật hiện nay thì sức cạnh tranh về sản phẩm này của Công ty là không cao nếu muốn phát triển thì cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn -> sản phẩm thép cán đang ở vị trí dấu hỏi. Thiết bị phụ tùng ngành công nghiệp: Sản phẩm này hiện nay mang lại cho Công ty nguồn doanh thu rất lớn chiếm 69,7% trong tổng doanh thu sản xuất công nghiệp. Hiện nay nhu cầu về sản phẩm thiếte bị phụ tùng ngành công nghiệp đang tăng mạnh bởi nước ta đang trong qua trình công nghiệp hoá. Sức cạnh tranh về sản phẩm này của Công ty cơ khí Hà Nội là tương đối cao, nếu Công ty tiếp tục đầu tư tăng chất lượng sản phẩm và từng bước hoàn thành các thiết bị đồng bộ cung cấp cho các nhà máy thì lợi nhuận còn tăng cao nữa -> sản phẩm đang ở vị trí ngôi sao. Chế tạo thiết bị chế biến sản phẩm nông nghịêp sau thu hoạch. Việt Nam hiện nay có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, các sản phẩm chế biến mới chỉ ở dạng sơ chế chưa có nhiều quy trình chế biến. Năng lực sản xuất các thiết bị chế biến sản phẩm sau thu hoạch của các công ty khác chưa phát triển cao, sản phẩm không có nhiề cải tiến. Hiện nay Công ty cơ khí Hà Nội mới chỉ sản xuất một số thiết bị nhỏ, sản phẩm chưa đồng bộ nếu đầu tư tốt thì đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng -> sản phẩm này cũng nằm ở vị trí ngôi sao. Sản phẩm máy công cụ: Do là sản phẩm truyền thống nên dây là mặt hàng thế mạnh của Công ty với tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu Công ty tiếp tục đầu tư nghiên cứu áp dụng công nghệ tự động hoá vào sản phẩm thì nhu cầu về sản phẩm này sẽ tăng lên đáng kể -> Sản phẩm máy Công cụ đang nằm ở vị trí bò sữa. Sản xuất máy bơm các loại. Nhu cầu về sản phẩm này trong những năm gần đây có phần giảm xuống, việc tiêu thụ sản phẩm này mang lại rất ít doanh thu cho Công ty. Sản phẩm của Công ty khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Công ty chế tạo bơm Hải Dương khi mà Công ty này đã thực hiện việc liên kết với các công ty nước ngoài để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm -> ngành này đang ở vị trí chú chó (vị trí yếu kém) CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH. Sau khi đã thực hiện việc nghiên cứu ma trận BCG, ma trận SWOT/TOWS thì Công ty nên thực hiện chiến lược cấp kinh doanh với chiến lược chuyên môn hoá thị trường. M1 M2 M3 P1 P2 P3 Để thực hiện chiến lược này Công ty phải thực hiện một số cấp chiến lược cấp chức năng sau. Chiến lược sản phẩm. Chiến lược sản phẩm của Công ty tập trung vào sản xuất máy công cụ có tính năng tự động hoá cao, sản xuất các thiết bị phụ tùng cung cấp cho các nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy điện tiến tới việc đấu thầu thực hiện các dự án lớn cung cấp thiết bị toàn bộ máy móc thiết bị theo hình thức BOT, BT. Chiến lược đầu tư. Chính sách đầu tư trong thời gian tới nhằm mục tiêu thực hiện các chương trình sản xuất mà hướng chính là sản xuất ra các loại máy và thiết bị có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Chỉ nhập những máy móc thiết bị trong nước không thể sản xuất được hoặc chỉ mua thiết kế để tự sản xuất tại Công ty. Thiết bị nhập vừa hiện đại vừa thích hợp với trình độ công nghệ của Việt Nam, ưu tiên nhập các thiết bị mới và có lợi cho các công nghệ khác. Nâng cấp hiện đại các thiết bị hiện có của Công ty, đổi mới kỹ thuật thông qua liên doanh và hợp tác kinh doanh. Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R & D ). Cần phải thành lập phòng nghiên cứu và phát triển thay cho phòng kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá vào các sản phẩm của Công ty nhưng trước tiên là nghiên cứu các quy trình tự động hoá của các máy móc trong Công ty để phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng và giảm thiểu số lao động tại Công ty. Nghiên cứu chương trình các thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ có tính năng tương tự như đã nhập để tự trang bị mở rộng và cung cấp cho nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu lại những sản phẩm đó. Nghiên cứu chế biến các dây chuyền chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, nghiên cứu phát triển các dây chuyền sản xuất của các Công ty ngành may mặc, da giày trên cơ sở các dây chuyền sẵn có. Chiến lược Marketing. Hiện nay toàn Công ty mới chỉ có hai đại lý chính đặt ở hai thành phố Hà Nội và TPHCM, còn lại là những đại lý nhỏ năm rải rác ở một số tỉnh như: Bắc Giang, Hải Dương, Thanh Hoá... phân bố không đều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong thời gian tới với sự ra đới hàng loạt các khu công nghiệp, các khu chế xuất được tập trung chủ yếu ở khu vực miền trung. Vì vậy Công ty nên tiến hành ngay việc mở thêm các đại lý ở Miền trung, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ngãi...nhằm đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đối với mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty cần phải tổ chức dày đặc hơn và có quy mô hơn. Công ty nên mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, trước đây Công ty chỉ sử dụng hai kênh phân phối trực tiếp ngắn và trực tiếp dài thì nay nên kết hợp sử dụng cả hai kênh phân phối trên với kênh phân phối gián tiếp. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm Công ty Tổng Đại lý Đại lý Người sử dụng Người môi giới Việc hình thành các tôngt đại lý sẽ dễ dàng giúp cho Công ty điều tiết được lượng hàng hoá, giá cả mỗi khi thị trường biến động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà sản phẩm cơ khí tràn ngập thị trường, cạnh tranh nhau gay gắt thì người môi giới thực sự là một trong những mắt xích quan trọng thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm giúp Công ty. Họ là cầu nối khá hiệu quả giữa Công ty và người tiêu dùng. Song song với việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ Công ty cũng cần xây dựng cho mình một lực lượng hùng mạnh, có kiến thức am hiểu về sản phẩm của Công ty để khi cần có thể hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng sản phẩm tính năng công dụng của sản phẩm. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Công ty cần đưa ra phương châm tiếp thị chủ đạo và các phương pháp tiếp thị cụ thể phù hợp với từng loại sản phẩm, tuỳ thuộc vào vị thế sản phẩm của Công ty trên thị trường mà lựa chọn phương thức hỗ trợ bán hàng, dịch vụ cung ứng và khuyến mại đảm bảo phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh. Quảng cáo sản phẩm bằng cách phát hành các tài liệu liên quan đến kỹ thuật, chức năng của sản phẩm. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hết tính năng, tác dụng, cách sử dụng sản phẩm để tránh cho họ những rủi ro, tiết kiệm được chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Tài liệu phát hành phục vụ việc tiêu thụ sản phẩm trên các nhãn mác, tờ giới thiệu sản phẩm, trên các báo chuyên ngành công nghiệp. Dành chi phí thoả đáng cho công tác quảng cáo tạo ra bước cạnh tranh hoàn toàn mới cho Công ty (trước đây chi phí quảng cáo cho sản phẩm Công ty còn tương đối thấp). Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, trong hội nghị phải tạo ra bầu không khí thân mật cởi mở để khách hàng có thể nói rõ về những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong quan hệ mua bán, những thiếu sót phiền hà của Công ty cũng như những yêu cầu của họ đối với sản phẩm và nhu cầu trong tương lai. Trong hội nghị Công ty cũng cần công bố cho khách hàng biết các dự án và chính sách phát triển sản phẩm của mình, thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng Công ty sẽ duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách và mở rộng quan hệ với khách hàng mới, tăng uy tín của Công ty trên thị trường. Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, lập một trang Web riêng của Công ty để giới thiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Chiến lược thông tin. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin khoa học công nghệ với các nội dung: + Tổng kết biên soạn quản lý thông tin về tính năng kỹ thuật thiết bị, bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ mẫu, làm tư liệu sử dụng hàng ngày của Công ty. + Tổ chức thu thập nghiên cứu thẩm định, lưu trữ các thông tin, văn bản pháp quy phục vụ cho phương hướng phát triển khoa học công nghệ của Công ty. + Xây dựng thư viện khoa học kỹ thuật trên cơ sở kết hợp việc nối mạng thông tin để hình thành hệ thống lưu trữ và quản lý tài liệu gốc, tài liệu có giá rị sử dụng cao, sử dụng lâu dài. + Quản lý sáng chế, phát minh, sáng kiến nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền và các chế độ về chính sách về khoa học công nghệ của Nhà nước. + Áp dụng rộng rãi CNTT và quản lý sản xuất, xây dựng hệ thống CNTT thống nhất tiến tới nối mạng quốc gia và nối mạng Internet. + Ban hành các quy định về khai thác sử dụng thông tin nhằm chuyển hoá giá trị thực hành các dự án và chương trình đầu tư có lợi cho sản xuất kinh doanh. Chiến lược nhân sự. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty phải đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ. Do đó đòi hỏi trình độ tổ chức quản lý kinh tế, kỹ thuật của cán bộ quản lý, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng phải được nâng cao. - Với xu hướng hiện nay là thay đổi cung cách quản lý cho phù hợp, tinh giảm bộ máy quản lý buộc các nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật phải kiêm nhiệm có nghĩa là phải biết nhiều nghề. Do đó vấn đề đào tạo cần được đưa ra với phương châm: “giỏi một nghề, biết nhiều nghề”. - Phòng tổ chức cán bộ phải chủ động quan hệ với các trường đại học và trường công nhân kỹ thuật để tuyển dụng và gửi người đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho công ty, không thụ động như hiện nay. - Nghiên cứu cơ chế đào tạo cho các kỹ sư trẻ, coi đây là sự đầu tư cơ bản cho Công ty. - Đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo để tránh lãng phí về thời gian và chi phí. - Cần chế định, chiến lược và chính sách phát trriển lực lượng nhân tài quản lý để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành cơ khí, dành lực lượng tài chính và vật chất tương ứng cho chiến lược phát triển đó * Trong thời gian tới để tăng cường sức mạnh về tài chính và theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ban hành ngày 11/4/2002, dựa vào các nghị định số 58, 64, 69 Công ty cơ khí Hà Nội nên chuển đổi thành Công ty TNHH một thành viên nhằm thu hút vốn đầ tư từ bên ngoài và đặc là huy động vốn từ CBCNV tạo cho họ có trách nhiệm hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau khi thực hiện các chiến lược trên thế mạnh của Công ty sẽ tăng cao, nhưng để đứng vững được trong thời kỳ hội nhập toàn cầu thì Công ty cần phải tiến hành liên kết liên doanh với các nhà cung cấp để chủ động nguyên liệu đầu vào đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm (hội nhập ngược). MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KINH DOANH 1 I. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1 1. Tổng quan về kinh tế thị trường 1 2. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5 3. Các giai đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty 7 II. Chiến lược và chính sách kinh doanh 9 1. Chiến lược là gì? 9 2. Chính sách kinh doanh 10 3. Các nguồn phát sinh chiến lược và chính sách kinh doanh 11 III. Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của Công ty 13 1. Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu là nền tảng cho công tác hạch định chiến lược 13 2. Xác định nhiệm vụ chiến lược của Công ty 15 3. Xác định ngànnh kinh doanh 16 4. Mục tiêu của Công ty 18 IV. Phân tích môi trường của doanh nghiệp 20 1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 20 2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 30 V. Các chiến lược kinh doanh 31 1. Chiến lược tổng thể 31 2. Chiến lược cạnh tranh cấp kinh doanh 37 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 40 A. Môi trường bên trong Công ty 40 I. Tình hình chung của Công ty 40 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty 40 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 43 II. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 49 1. Các hoạt động đầu vào 49 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 53 3. Phân tích tình hình tiêu thụ một số máy công cụ 62 4. Marketing và các hoạt động bán hàng 63 III. Phân tích các hoạt động bổ trợ bên trong doanh nghiệp 67 1. Phân tích nguồn nhân lực 67 2. Nghiên cứu và phát triển 74 3. Tài chính kế toán 75 4. Nền nếp văn hoá tổ chức của Công ty 78 5. Hệ thống thông tin 78 B. Phân tích môi trường ngoài Công ty 79 I. Môi trường vĩ mô 79 1. Môi trường kinh tế 79 2. Môi trường chính trị pháp luật 81 3. Môi trường dân số và văn hoá địa lý 83 4. Môi trường công nghệ 84 II. Môi trờng vi mô 84 1. Các đối thủ tiềm năng và các đối thủ đang hoạt động 84 2. Nhà cung cấp 86 3. Phân tích nhu cầu thị trường (khách hàng) 86 Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty cơ khí hà nội đến năm 2010 89 I. Chiến lược tổng thể 89 II. Chiến lược cấp kinh doanh 95 1. Chiến lược sản phẩm 95 2. Chiến lược đầu tư 95 3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển ( R&D) 96 4. Chiến lược Marketing 96 5. Chiến lược thông tin 98 6. Chiến lược nhân sự 98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1185.doc
Tài liệu liên quan