Đề tài Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay

Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển hiện nay. Để hoàn thành mục tiêu khá tham vọng của chúng ta là hoàn thành về cơ bản là 1 nước công nghiệp vào năm 2020 thì chúng ta cần phát triển thật tốt nền kinh tế tri thức.Xây dựng thành công nền kinh tế tri thức chúng ta sẽ có trong tay chìa khóa cho sự nhảy vọt , nhanh chóng hoàn thành công nghiệp hóa hiện đại hóa.Để được như vậy chính phủ cần đầu tư thích đáng vào các ngành quan trọng như giáo dục đào tạo và các đặc khu nghiên cứu công nghệ cao.Khắc phục tình trạng hiện nay: các nghiên cứu không được đưa vào thực tế và nền giáo dục chưa mang tính thực tiễn cao chưa đáp ứng chất lượng để có thể từng bước cơ khí hóa nền sản xuất và các chuyên gia Việt Nam có thể đảm nhiệm thay thế cho các vị trí của chuyên gia nước ngoài. Thế giới đang coi Việt Nam là một con rồng đang chuyển mình ở khu vực châu Á.Và có 1 nền kinh tế tri thức mãnh mẽ sẽ giúp cho con rồng Việt Nam vươn lên tầm thế giới trong thời gian không xa.

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A – Mở đầu Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay , do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại , đặc biệt là công nghệ thong tin , công nghệ sinh học , công nghệ vật liệu … nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc , nhanh chóng về cơ cấu , chức năng và phương thức hoạt động . Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa đặc biệt : lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức , nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đặc điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở nước ta , nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn , ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới ; công nghiệp hóa , hiện đại hóa phải gắn với kinh tế tri thức , phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức , kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại để có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay , kinh tế tri thức được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội , chính phủ Việt Nam cũng rất chú trọng vào việc phát triển nền kinh tế tri thức.Vậy nền kinh tế tri thức là gì ? Chúng ta cần làm những gì để xây dựng và phát triển được nền kinh tế tri thức ? Đó là những câu hỏi mà em sẽ trả lời trong bài viết này. Em xin cảm ơn PGS.TS Đào Phương Liên đã giúp đỡ em trong quá trình giảng dạy để em có thể hoàn thành được đề tài này. B – Nội dung I – Những khái niệm và vấn đề cơ bản. 1. Nền kinh tế tri thức là gì? Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX có một sản phẩm mới cực kỳ quan trọng , có thể nói là hết sức cơ bản , của thời đại thông tin là nền kinh tế tri thức.Nền kinh tế này đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội : đó là cơ sở hạ tầng mới của xã hội mới – xã hội thông tin , khác hẳn nền kinh tế sức người và nền kinh tế tài nguyên của các xã hội trước ( xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp).Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên công nghệ cao , đó là nét đặc trưng rất tiêu biểu của nền văn minh thông tin – sản phẩm của cách mạng thông tin , cách mạng tri thức.Nói đến tri thức – sáng tạo tri thức , phổ biến , truyền thụ tri thức , học tập và lĩnh hội tri thức , ứng dụng tri thức – không thể không nói đến khoa học , công nghệ và giáo dục – đào tạo. Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) của Liên hiệp quốc định nghĩa : “ Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra , phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế , tạo ra của cải , nâng cao chất lượng cuộc sống”. Nói đơn giản , đó là nền kinh tế dựa vào tri thức. “ Các ngành sản xuất dịch vụ mới do công nghệ cao tạo ra như các dịch vụ khoa học công nghệ , các dịch vụ tin học , các ngành công nghiệp công nghệ cao … được gọi là ngành kinh tế tri thức.Các ngành truyền thống như công nghiệp , nông nghiệp , nếu được cải tạo bằng công nghệ cao , mà giá trị do tri thức mới , công nghệ mới đem lại chiếm trên 2/3 tổng giá trị , thì những ngành ấy cũng là ngành kinh tế tri thức.Nền kinh tế gồm chủ yếu các ngành kinh tế tri thức được gọi là nền kinh tế tri thức” (Trích theo GS.VS Đặng Hữu ( chủ biên ) “ Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức”). 2. Một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo nên bộ mặt mới của nền kinh tế , tạo tiền đề hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, với những nét đặc trưng nổi bật là: a. Vai trò quan trọng của công nghệ cao , đặc biệt là công nghệ thông tin được áp dụng mạnh mẽ trong đó vai trò quan trọng nhất hiện nay là Internet và thương mại điện tử. - Nền kinh tế công nghiệp : dựa chủ yếu vào máy móc , tài nguyên. - Nền kinh tế tri thức : các yếu tố thông tin và tri thứ có vai trò hang đầu.Các ngành công nghệ cao ( công nghệ thông tin , công nghệ sinh hoc , công nghệ tự động hóa , công nghệ vật liệu mới ….) phát triển nhanh chóng và có giá trị gia tăng nhanh. - Nhịp độ tăng GDP trong ngành công nghệ thông tin cao hơn 3- 4 lần nhịp độ tăng tổng GDP ; tốc độ tăng việc làm do công nghệ thông tin tạo ra nhanh hơn từ 14 -16 lần so với toàn bộ các ngành kinh tế còn lại. - Phát triển kinh tế có lien quan nhiều đến sở hữu trí tuệ , sáng tạo va sử dụng thông tin, đặc biệt trong các ngành sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng cao về trí tuệ trên cơ sở đầu tư mạnh mẽ vào vốn con người. b. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Điều đầu tiên chúng ta cần khẳng định là lực lượng sản xuất có một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế tri thức. - Trong nền kinh tế tri thức , lao động sáng tạo là chủ yếu.Các doanh nhân tri thức , các khu công nghệ cao trong đó doanh nhân và nhà khoa học có thể là 1.Thời gian từ kết quả nghiên cứu khoa học đến công nghệ và đua sản phẩm ra thị trường ngày càng rút ngắn: Thế kỷ 19 : 60 – 70 năm; thế kỷ 20 : 30 năm ; riêng thập niên 90 : 3 năm -Thị trường công nghệ mới , sản phẩm mới gia tăng nhanh chóng : Để đạt mức 500 triệu người sử dụng telephone phải mất 74 năm; radio 38 năm; tivi 13 năm ; nhưng Internet chỉ có 3 năm. - Phòng thí nghiệm ,cơ quan khoa học , ngoài nghiên cứu còn mang chức năng sản xuất , kinh doanh. Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra còn nhanh hơn cả khả năng thích nghi của con người. -Phát minh khoa học ngày càng nhiều và mở ra khả năng khoa học có thể giải quyết được hầu hết những gì con người muốn làm để phục vụ cho cuộc sống của mình. - Lực lượng sản xuất tinh thần đang chiếm ưu thế và có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với lực lượng sản xuất vật chất ; tri thức trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác, vì nó tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP. c.Thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn. Nhờ cuộc cách mạng KH&CN mới , những nước nghèo có thể tìm được cơ hội để phát triển , nếu tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao , tiếp cận được trình độ KH&CN hiện đại. Ở thế kỷ 18 , một nước muốn công nghiệp hóa phải mất khoảng 100 năm; cuối thế kỷ 19 , đầu thế kỷ 20 la khoảng 50 – 60 năm; trong những thập niên 70 -80 la khoang 20 – 30 năm; đến cuối thể kỷ 20 , quãng thời gian nay có thể còn ngắn hơn nữa. Nền kinh tế tri thức nằm trong bối cảnh toàn cầu hóa nên luôn có một sự cạnh tranh quyết liệt , những quá trình hợp tác sẽ có hiệu quả và bổ sung cho nhau , không tách rời nhau. d.Nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được trí thức hóa - Con người phải làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính , càng không phải chỉ là năng lực thể chất. - Cơ cấu lao động xã hội thay đổi căn bản : nhân lực trong các ngành dịch vụ , đặc biệt là dịch vụ xử lý thông tin và dịch vụ tri thức , tăng nhanh. - Sự cách biệt giàu nghèo về thực chất là sự cách biệt về tri thức và năng lực tạo ra tri thức.Các nước đang phát triển chỉ bằng con đường phát triển KH&CN , giáo dục – đào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức , mới có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. e.Cơ cấu kinh tế , hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản. - Một số cơ cấu tổ chức cũ theo kiểu kim tự tháp biến thành cơ cấu mạng lưới. - Mọi hoạt động chỉ đạo , điều hành của hệ thống tài chính , của các cơ quan xí nghiệp đều thông qua mạng máy tính ( Chính phủ điện tử; thương mại điện tử).Xuất hiện công ty ảo , trường học ảo… - Trò chơi kinh tế “ tổng không” ( thắng - thua) được thay bằng mô hình “ hai bên cùng thắng” thể hiện trong cạnh tranh và hợp tác; chuyển giao công nghệ… - Năng lực kinh doanh và phát hiện , chiếm lĩnh thị trường trong nhiều trường hợp còn quan trọng hơn năng lực sản xuất. f.Sự thách thức về văn hóa Trong nền kinh tế tri thức – xã hội thông tin , văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.Do thông tin , tri thức bùng nổ , trình độ nền văn hóa nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng , nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân nâng cao.Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời , đặc biệt là Internet , giao lưu văn hóa hết sức thuận lợi , tạo điều kiện cho các nền văn hóa có thể tiếp thu tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hóa của mình. g.Xã hội hóa thông tin thúc đẩy sự dân chủ - Thông tin đến với mọi người và họ đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết .Do đó đặt ra vấn đề là phải dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội. - Các tổ chức quản lý cũng thay đổi nhiều.Trong thời đại thông tin , mô hình chỉ huy tập chung , có đẳng cấp là không , mà phải theo mô hình phi đẳng cấp , phi tập trung , mô hình mạng , trong đó tận dụng các quan hệ ngang , thông tin được đến một cách thuận lợi , nhanh chóng đến tất cả mọi nơi , không đi qua các nút sử lý trung gian. II – Chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay. 1.Những thời cơ và thách thức. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra chiến lược : “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa , xây dựng nền tảng để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp”.Nhưng chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hóa mà các nước đi trước đã làm , chúng ta cần hiểu công nghiệp hóa là sự chuyển từ nền kinh tế lạc hậu , năng suất , chất lượng , hiệu quả thấp , dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp , lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất , chất lượng , hiệu quả cao , theo phương pháp công nghiệp , dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất , vì vậy mà công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa.Như vậy kinh tế tri thức chính là vận hội ngàn vàng để chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hóa , hiện đại hóa.Chúng ta phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cực kỳ lớn lao : Chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Việt Nam vừa mới trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng đặt cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức: - Chúng ta được tiếp xúc nhiều hơn với nền kinh tế thế giới , có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm của các nền kinh tế mạnh trên thế giới. - Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn tồn tại.Đây cũng sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp của ta đổi mới. - Tri thức Việt Nam qua thực tế sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm mới.Đây là một điều quan trọng để rút ngắn khoảng cách của tri thức nước ta với tri thức các nước phát triển. - Người lao động Việt Nam muốn đáp ứng nhu cầu mới thì phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phải có vốn ngoại ngữ tốt để phục vụ cho công việc. - Nhiều nhân tài của đất nước ta cũng sẽ dễ mất đi hơn ( chảy máu chất xám) nếu như nước ta không có các chính sách đãi ngộ phù hợp. Chúng ta có thế mạnh về tiềm năng con người , chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2005 xếp thứ 108/177 nước.Thực tế chứng minh người Việt Nam có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới và công nghệ hiện đại.Nhiều ngành mới xây dựng nhờ sử dụng công nghệ mới đã theo kịp trình độ các nước trong khu vực ( bưu chính viễn thông , năng lượng , dầu khí , cầu đường …).Cho nên chúng phải thực hiện chính sách bằng và dựa vào con người , khoa học công nghệ như nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ ra: “ Chiến lược phát triển đất nước ta là chiến lược dựa vào tri thức và thông tin , chiến lược đi tắt , đón đầu với mũi nhọn là công nghệ thông tin”.Vì vậy Việt Nam cần tập trung phát triển công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển và hiện đại hóa các ngành , các lĩnh vực sản xuất dịch vụ , nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý , đồng thời để phát triển các ngành công nghiệp thông tin là những ngành có giá trị gia tăng cao nhất , những ngành trụ cột trong xã hội tương lai.Chúng ta cần tập trung phát triển và đào tạo thế hệ trẻ , đồng thời tìm cách lôi kéo lực lượng người Việt Nam có tri thức , trình độ cao trở về nước công tác. Nền kinh tế của nước ta phải phát triển theo mô hình hai tốc độ : một mặt phải lo phát triển nông nghiệp , nâng cao năng lực sản xuất những ngành công nghiệp cơ bản , lo giải quyết những nhu cầu cơ bản và bức xúc của người dân.Mặt khác đồng thời phải phát triển nhanh những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao , nhất là công nghệ thông tin để hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế , tạo ngành nghề mới , việc làm mới , đạt tốc độ tăng trưởng cao. 2.Những thành công và thất bại trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta. a.Thành công. Ngày càng nhiều ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao phát triển , cùng với đó là các tập đoàn lớn trong lĩnh vực này xuất hiện.Tiêu biểu nhất chúng ta phải kể đến tập đoàn FPT – tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam.Ngành công nghệ thông tin ngày càng đóng góp nhiều hơn vào ngân sách chung của cả nước. Công nghệ thông tin cũng đã được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất , dịch vụ.Chúng ta cũng đã có các dịch vụ bán hàng qua mạng , tìm kiếm việc trên mạng … Ngoài ra , Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã có trang web riêng có đầy đủ các tin tức về Đảng , các Nghị quyết , chính sách , các bộ luật hiện hành.Ngoài ra việc tham khảo, mọi người còn có thể đóng góp ý kiến của mình thông qua mạng. Người Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội học tập mọi lúc , mọi nơi . Số lượng sinh viên du học ngày càng tăng , đây là lực lượng rất quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước sau này.Chúng ta cũng có nhiều nhân tài công nghệ thông tin đang theo học nước ngoài.Đáng kể chúng ta phải nhắc đến Vũ Duy Thức , người đạt giải nhì cuộc thi tin học Mỹ năm 2000 và giải nhất năm 2001.Do vậy đã có tới 7 trường đại học đồng ý cấp học bổng tiến sĩ cho anh sinh viên mới có 22 tuổi này : MIT , Stanford , Carnege Mellon , Berkeley , USC , Washington , Massachusetts Amherst.Ngoài ra , lực lượng học sinh của ta tham gia các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế luôn đạt thành tích rất cao. Trình độ lao động của ta ngày càng tăng , nhiều vị trí người lao động của ta đã có thể đảm nhận thay cho việc thuê lao động nước ngoài trước đây.Nhiều Việt kiều đang có xu hướng về nước để phát triển sự nghiệp của mình .Họ là lực lượng rất hùng hậu , họ đã làm việc và tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại , phong cách chuyên nghiệp , có các mối quan hệ tốt. Việc nâng cao dân trí cho người dân nông thôn được thực hiện rất tốt: -Gần 100% tổng số xã đã có điện thoại và điểm bưu điện văn hóa xã.Người dân được sử dụng các dịch vụ bưu chính , viễn thông , được đọc các loại sách , báo , tạp chí về pháp luật, kinh tế , chính trị , văn hóa , khoa học kỹ thuật… -Nhiều người nông dân tiên tiến đã biết sử dụng khoa học công nghệ , internet để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Viễn thông của ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể: -Internet có mặt ở Việt Nam từ năm 1997 , đến nay đã đạt khoảng 2 triệu thuê bao ( đạt mật độ 1,6%).Internet chính là một công cụ quan trọng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. -Số lượng người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam ngày càng tăng , đi kèm với đó là các dịch vụ truyền hình di động và internet tốc độ cao cung cấp cho điện thoại di động. -Chúng ta đã lắp đặt được các tuyến cáp quang nội địa và quốc tế đạt tốc độ 240 Gb/s sử dụng công nghệ ghép song WMA , có thể tải được 240000 cuộc điện thoại cùng một lúc.Điều đó cũng đã tạo điều kiện cho nhiều loại hình dịch vụ thông tin như :fax , truyền số liệu , truyền hình di động , đặc biệt tạo môi trường lý tưởng cho internet tốc độ cao. -Đặc biệt chúng ta vừa phóng thành công vệ tinh đầu tiên VINASAT 1.Đây là 1 bước ngoặt cho sự phát triển của nền công nghệ thông tin va truyền thông của ta. -Ngoài ra về tài chính , chúng ta đã có thị trường chứng khoán tuy mới vài năm tuổi còn rất non trẻ xong nó bước đầu khẳng định hướng đi cũng như khả năng hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa , nước ta ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia trên thế giới theo tiêu chí : “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.Việc gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14 (năm 2006) càng chứng tỏ được vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy tiếp xúc với các nền văn hóa mới trên thế giới nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn luôn được các nước trên thế giới coi là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. b.Thất bại. Việc tuyên truyền và giáo dục cho mọi người hiểu về kinh tế tri thức ở nước ta vẫn còn hạn chế.Rất nhiều người thậm chí còn chưa hề nghe thấy tên “kinh tế tri thức”. Tuy tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn ở mức cao nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta vẫn còn chậm.Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn.Đây là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế nước ta vẫn còn thiên về đầu tư hữu hình theo kiểu toàn dân, trong khi đó đầu tư vô hình , vốn trí tuệ chưa được quan tâm xây dựng và phát huy đúng mức; một số cơ chế chính sách của ta vẫn còn mang đậm tàn dư của nền kinh tế hoạch hóa tập trung bao cấp. Khả năng giải quyết việc làm của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế: mỗi năm nước ta có them khoảng 1,3 triệu lao động mới nhưng chỉ có 1,1 triệu trong số này có được việc làm.Vì vậy , tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đang có xu hướng tăng lên. Nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng nhất cho nước ta tiến vào kinh tế tri thức tuy đã được cải thiện những vẫn còn nhiều điều đáng nói: -Hiện nay , Việt Nam có trên 43 triệu lao động nhưng 74,7% chưa được qua đào tạo , số còn lại thì không thật giỏi nghề.Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 5,5%. - Những công việc đòi hỏi trình độ cao cấp thì hầu hết chúng ta vẫn phải thuê lao động , chuyên gia nước ngoài. -Xuất khẩu lao động là giải pháp giải quyết việc làm rất có hiệu quả , nhưng nhiều người lao động ở nước ngoài tự ý phá hợp đồng , điều này tạo ra ấn tượng không tốt , làm mất danh tiếng của người lao động Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. - Khả năng làm việc theo nhóm của lao động nước ta là rất kém , những việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người thì hiệu quả thường không bằng được công việc cần 1 hoặc 2 người.Điều này được phản ánh qua câu nói: “1 người Việt Nam hơn 1 người Nhật nhưng 2 người Việt Nam thua 2 người Nhật”. -Nhiều người có được việc làm là nhờ quan hệ , tiền bạc mà không hề có trình độ , tài năng.Nếu những người này được nắm các vị trí quan trọng thì không biết sẽ gây ra những hậu quả gì? Việc đào tạo nguồn nhân lực của ta vẫn còn yếu kém: -Chỉ có 15-20% sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.Nhận xét chung của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên hiện nay là: “ Thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, ứng xử vụng về , mơ hồ về nghề nghiệp, đặc biệt vốn ngoại ngữ thì rất ít người đáp ứng được nhu cầu”.Thậm chí nhiều sinh viên tuy đã học năm thứ 3 ở đại học nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp tương lai của mình thì vẫn còn mơ hồ.Điều này chứng tỏ khoảng cách giữa giảng đường và thực tế vẫn còn rất xa xôi và rất khó để thu hẹp khoảng cách này. - Kém ngoại ngữ có lẽ là điều khó chấp nhận nhất đối với sinh viên Việt Nam trong xu thế toàn cầu hiện nay.Kém ngoại ngữ chứng tỏ sinh viên nước ta vẫn còn tụt hậu so với các sinh viên nước khác.Phó giám đốc phụ trách nhân sự tập đoàn FPT đã phải nói : “ Chúng tôi thà tuyển một người giỏi tiếng anh rồi đào tạo chuyên ngành còn hơn phải tuyển một người giỏi chuyên ngành nhưng lại kém tiếng anh”. Nền giáo dục của nước ta trong những năm gần đây còn nặng về bệnh thành tích và gian lận trong thi cử: -Chúng ta thực hiện phổ cập trung học nên số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở luôn đạt gần 100% , nhưng rất nhiều học sinh yếu kém vẫn được tốt nghiệp. -Trong tất cả các cuộc thi ( trừ thi đại học) thì tình trạng gian lận vẫn còn diễn ra rất phổ biến. *Thực trạng trên đã làm giảm đi động lực học tập , sáng tạo của những người có tài thực sự và cũng tạo ra thái độ học tập lười biếng của các học sinh ngay từ lúc còn nhỏ. Tình trạng “ chảy máu chất xám” vẫn diễn ra đối với nước ta hiện nay do nhà nước ta vẫn chưa có các chính sách thỏa đáng đối với các nhân tài.Tình trạng này đã lấy đi rất nhiều nhân tài của đất nước ta. Chúng ta chưa có nhiều sản phẩm chất lượng tốt được cả thế giới công nhận như cà phê G7 của Trung Nguyên.Ngoài ra , chúng ta còn để ăn cắp bản quyền thương hiệu như thương hiệu thuốc lá Vinataba bị Indonesia sử dụng ở 10 nước , chúng ta chỉ mới đòi lại được thương hiệu ở 2 nước là Lào và Campuchia. III.Giải pháp chủ yếu cho nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay. 1.Phải có chủ trương, chính sách phát triển hợp lý. Đứng trên quan điểm tích cực chuẩn bị , và ở nơi nào có thể thì thực hiện ngay kinh tế tri thức , tức là một quan điểm mới hơn và rõ hơn hiện nay – tiến hành soát xét lại toàn bộ các chủ trương đổi mới và phát triển đất nước trong 10 năm từ 2001 đến 2010 , từ đó bổ sung và điều chỉnh những điều cần thiết, đặc biệt là 7 mặt thường được coi trọng trong chiến lược quốc gia thực hiện nền kinh tế tri thức của nhiều nước đã phát triển và đang phát triển, như sau: - Chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa - Mở mang nền kinh tế thị trường văn minh - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - Phát triển khoa học và công nghệ , nhất là công nghệ tin học viễn thông và công nghệ sinh học, cố gắng phấn đấu gắn liền chứ không tách rời hai công nghệ này. - Giáo dục và đào tạo - Văn hóa và xã hội - Đổi mới thể chế quản lý và cải cách hành chính. Sắp xếp 7 điểm như thế này là theo trình tự cổ điển của chúng ta trong các chiến lược và kế hoạch.Trong đó , chúng ta nên đặt giáo dục và khoa học công nghệ lên hàng đầu. Có lẽ sự bổ sung và điều chỉnh chủ yếu không phải là đặt ra những việc mới , hiện nay chúng ta chưa hề tính toán ( số việc hoàn toàn mới cần đặt ra , nếu có , cũng không nhiều) mà chủ yếu là xử lý theo một nội dung mới hơn và một cách thức mới hơn những việc đã được nghiên cứu và nêu lên trong chiến lược. Đồng thời , điều có ý nghĩa quyết định là bổ sung và điều chỉnh chủ trương đến đâu thì ráo riết chuẩn bị và phần nào có thể thì bắt tay thực hiện ngay đến đó. 2.Bồi dưỡng, đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí trong chiến lược con người. Nền kinh tế ở nước ta hiện nay vẫn là nền kinh tế sức người với một số yếu tố của nền kinh tế tri thức.Nhưng trong tương lai không xa chắc chắn sẽ tham gia vao nền kinh tế này có thể qua thị trường lao động hay thương mại quốc tế,….Chiến lược giao dục – đào tạo phát triển con người của chúng ta phải đáp ứng yêu cầu của cả 3 nền kinh tế: kinh tế lao động , kinh tế tài nguyên và kinh tế tri thức.Chúng ta phát triển giáo dục nhằm phát triển con người để áp sát phục vụ các mục tiêu phát triển xã hội – kinh tế. Để chủ động đi vào nền kinh tế tri thức, vấn đề cần phải đặt ra hàng đầu là phải khai thác triệt để nguồn nhân lực dồi dào , thông minh và giàu tính sáng tạo của nước ta.Quán triệt đầy đủ tư tưởng của Đảng ta về giáo dục ngay từ bây giờ cần hoàn chỉnh , bổ xung và thực thi một cách chiến lược tăng cường đầu tư một cách thích đáng cho tri thức , nâng cao dân trí , bồi dưỡng nhân tài , đào tạo nguồn nhân lực đủ sức lắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức.Đào tạo nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức trở thành một nội dung then chốt trong chiến lược phát triển con người ở nước ta trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ mới. 3.Phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia , thực hiện tốt các chính sách, chủ trương về khoa học , công nghệ , mà nhất là: - Phát hiện , bồi dưỡng , trọng dụng nhân tài. - Phát huy sức sáng tạo trong khoa học : các chính sách đãi ngộ , tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu , ứng dụng khoa học công nghệ , mở rộng dân chủ trong khoa hoc. - Các chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, cơ chế quản lý kinh tế phải buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh bình đẳng , phải lấy hiệu quả làm đầu , đồng thời có chính sách khuyến khích thích đáng các doanh nghiệp trong các ngành công nghệ cao. - Tăng đầu tư cho KHCN ( nhà nước và doanh nghiệp) đạt 2% GDP, tăng đầu tư mạo hiểm - Phát triển nhanh các khu công nghệ , tổ chức lại chương trình kỹ thuật , đặc biệt là cần có tổ chức có hiệu lực chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin. 4.Một nền văn hóa thích hợp với kinh tế tri thức. Nền văn hóa thích hợp với kinh tế tri thức cần phải có 4 nét đặc trưng lớn: -Thứ nhất là chủ nghĩa nhân văn. -Thứ hai là trình độ học vấn hiện đại tương ứng với từng cấp , từ tiểu học đến sau đại học, mỗi cấp ấy có sự hiện đại của nó.Cộng với trình độ học vấn hiện đại ấy là một kỹ năng đa diện , chứ không phải đơn tuyến chỉ chuyên sâu. -Thứ ba là khát vọng và khả năng đổi mới , sáng tạo.Có nhiều người cho rằng đây là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa thích hợp với kinh tế tri thức. -Thứ tư là khả năng thiết lập và duy trì những mối quan hệ đối tác qua nối mạng thông tin ở quy mô quốc gia và toàn cầu.Khả năng thiết lập và duy trì những quan hệ tham tác quốc gia và toàn cầu qua nối mạng thông tin này được một số nhà nghiên cứu phân tích là gồm 6 nhân tố: *Sự tôn trọng người khác *Khả năng hiểu biết , thông cảm với người khác *Tư duy và ứng xử dân chủ *Khoan dung và độ lượng *Thẳng thắn và thủy chung trong quan hệ *Bình đẳng và công lý trong quan hệ. C.Kết Luận Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển hiện nay. Để hoàn thành mục tiêu khá tham vọng của chúng ta là hoàn thành về cơ bản là 1 nước công nghiệp vào năm 2020 thì chúng ta cần phát triển thật tốt nền kinh tế tri thức.Xây dựng thành công nền kinh tế tri thức chúng ta sẽ có trong tay chìa khóa cho sự nhảy vọt , nhanh chóng hoàn thành công nghiệp hóa hiện đại hóa.Để được như vậy chính phủ cần đầu tư thích đáng vào các ngành quan trọng như giáo dục đào tạo và các đặc khu nghiên cứu công nghệ cao.Khắc phục tình trạng hiện nay: các nghiên cứu không được đưa vào thực tế và nền giáo dục chưa mang tính thực tiễn cao chưa đáp ứng chất lượng để có thể từng bước cơ khí hóa nền sản xuất và các chuyên gia Việt Nam có thể đảm nhiệm thay thế cho các vị trí của chuyên gia nước ngoài. Thế giới đang coi Việt Nam là một con rồng đang chuyển mình ở khu vực châu Á.Và có 1 nền kinh tế tri thức mãnh mẽ sẽ giúp cho con rồng Việt Nam vươn lên tầm thế giới trong thời gian không xa. Tài Liệu Tham Khảo “Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam”.GS.VS.Đặng Hữu , Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam , 6-2000. “Kinh tế tri thức – xu hướng mới của xã hội thế kỷ XXI”.GS.TS.Ngô Quý Tùng.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,Hà Nội năm 2000. “Dự báo phát triển khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI”.Trung tâm thông tin Bộ khoa học ,Công nghệ và Môi trường , 1-2000. “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.Hà Nội – 2001. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin.Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10884.doc
Tài liệu liên quan