Cạnh tranh mang tính nguyên tử (Atomistic competition)
Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay David Ricardo nhìn nhận cạnh
tranh là một quá trình thì theo trường phái kinh tế học tân cổ điển với các đại diện như
Cournot, Edgeworth, Clark, và Knight cạnh tranh được xem như một trạng thái. Thị trường
được phân tích ở trạng thái cân bằng từ giả định cạnh tranh hoàn hảo và phụ thuộc vào các
lực cầu và cấu trúc giá thành.
Cạnh tranh hoàn hảo dẫn tới hiệu quả Pareto và cân bằng tổng thể trong toàn bộ hệ thống
nền kinh tế. Các giả định cơ bản của trường phái này là:
(a) Hiệu quả kinh tế theo quy mô bị loại trừ khi sản lượng nhỏ hơn một mức nhất định (ví
dụ các doanh nghiệp hoạt động có quy mô tối thiểu hóa chi phí nhỏ đến mức không thể
tác động đến giá)
(b) Không có các tác động ngoại biên đến sản xuất hoặc tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế hiếm khi các giả định trên được đảm bảo và do đó, kết luận của
trường phái này cần phải được xem xét đánh giá lại. Chẳng hạn, theo kinh tế học trường phái
Keynes, quá trình phi cân bằng (disequilibrium process) có thể sẽ không đưa nền kinh tế tới
trạng thái cân bằng tổng thể. Từ lập luận này đã hình thành nên lý thuyết về cái tốt thứ nhì
(second best theory) theo đó nếu như trong một khu vực của nền kinh tế không có cạnh tranh
hoàn hảo thì nếu đưa một khu vực khác tới trạng thái cạnh tranh hoàn hảo cũng chưa hẳn sẽ
làm cho nền kinh tế xét ở góc độ tổng thể trở nên tốt đẹp hơn (Lipsey và Lancaster 1956).
Mục lục
Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh .4
Các cách tiếp cận về cạnh tranh .4
Chính sách cạnh tranh 6
Mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách thương
mại .10
Chính sách cạnh tranh ở các nước đang phát triển 12
Cạnh tranh và phát triển kinh tế .12
Thực trạng chính sách cạnh tranh ở các nước đang phát triển .14
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ở các nước đang phát triển .16
Các tác động của các hành vi phản cạnh tranh tới các nước đang phát triển .19
Chính sách cạnh tranh, chính sách thương mại và chính sách đầu tư ở các nước đang phát
triển 19
Quy mô thị trường và chính sách cạnh tranh .24
Lý luận về “các đầu tầu của nền kinh tế” và ngành công nghiệp non trẻ đối với các quốc
gia đang phát triển 24
Chính sách cạnh tranh ở Việt Nam 26
Cạnh tranh, cấu trúc thị trường và chính sách cạnh tranh 26
Mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp, chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh
.33
Một số hành vi phản cạnh tranh đã xuất hiện 38
Khuyến nghị và kết luận 40
Khuyến nghị chính sách .40
Kết luận 42
Phụ lục .44
Tài liệu tham khảo .49
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dệt may. Năm 2004, nhóm 3 doanh nghiệp có thị phần
lớn nhất là Tainan Knit Fabrics Ltd (Vietnam), Dệt May Phong Phú và Dệt Hà Nội (có thị
phần lần lượt là 6%, 5% và 4%). Nhưng đến năm 2006, vị trí các doanh nghiệp lớn thứ hai và
thứ ba đã bị thay thế bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm đó, 3 doanh
nghiệp dẫn đầu là Hualon Corporation Ltd., Hưng Nghiệp Formosa và Tainan Knit Fabrics
(Vietnam) chiếm tới 40% thị phần. Thị phần 60% còn lại được chia cho hơn 1.000 doanh
nghiệp còn lại trong ngành.
(iii) Ngành đó là ngành độc quyền nhà nước. Chính phủ đã kết hợp một số doanh nghiệp
nhà nước độc lập cùng hoạt động trong một ngành để lập ra một doanh nghiệp nhà nước lớn
(chẳng hạn trong ngành chế biến thuốc lá) do đó đã làm tăng đáng kể mức độ tập trung. Danh
sách 19 ngành độc quyền nhà nước này bao gồm từ các ngành sản xuất trang thiết bị quốc
phòng tới ngành xuất bản, thuốc lá, dịch vụ bưu chính,... (Xem Phụ lục 4)
Quyền sở hữu của doanh nghiệp thống lĩnh
Xét về quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp hàng đầu trong mỗi ngành, không có gì
ngạc nhiên là phần lớn nhất (trên 50%) do nhà nước kiểm soát, khối doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài chiếm vị trí thứ hai với 30-35%. Các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 20%
tổng số loại doanh nghiệp này (Hình 5). Những kết quả này là quan trọng vì cung cấp những
bằng chứng mới thể hiện sự thống lĩnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù thực tế
là các thị trường đang dần được mở cửa và các hàng rào gia được được hạ xuống đáng kể,
phần lớn trong tổng số 120,000 doanh nghiệp tư nhân vẫn thuộc diện doanh nghiệp vừa và
nhỏ - trong đó 91% có vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ và 98.77% sử dụng dưới 300 người lao
động. Trong khi đó, chỉ 76 tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã chiếm tới 40% GDP và
28,8% tổng thu ngân sách nội địa (không bao gồm dầu thô và thuế xuất nhập khẩu)8.
8 Theo Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 5 năm 2008 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 12
30
Hình 5. Quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp dẫn đầu trong tất cả các doanh nghiệp
Nguồn: TCKT và Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam (Cục QLCT)
Một kết quả đáng chú ý là, trong giai đoạn 2004 – 2005, tỷ trọng khối phi nhà nước trong
nhóm 3 doanh nghiệp tại 20 ngành có mức độ tập trung cao nhất gần như tương đương với cả
nền kinh tế. Tuy nhiên, tới hết năm 2006, toàn bộ các doanh nghiệp thuộc nhóm 3 doanh
nghiệp dẫn đầu trong 20 ngành đều là doanh nghiệp nhà nước (Hình 6). Kết quả này quan
trọng vì ngoài các chỉ số khác thể hiện sự thống lĩnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước, nó
cho thấy tác động tức thì trong sự thay đổi cấu trúc trong các ngành được chỉ định thuộc
quyền kiểm soát của các tập đoàn kinh tế theo mô hình Hàn Quốc được thành lập trong
những năm gần đây bởi các quyết định hành chính của chính phủ9.
9 Hiện tại, có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm trong các ngành chủ chốt (điện lực, bưu chính viễn thông,
cao su, dệt may, công nghiệp tàu thủy, bảo hiểm, than và khoáng sản, dầu khí, công nghiệp xây dựng, viễn thông
quân đội, hóa chất, phát triển nhà và đô thị. Các tập đoàn này nhận được nguồn đầu tư rất lớn cũng như các sự
trợ giúp khác của nhà nước. Theo một báo cáo của Bộ Tài chính, tính tới tháng 12/2007, tổng nợ của 70 tập
đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là 28 tỷ USD (tương đương với 40% GDP)
31
Hình 6. Quyền sở hữu của nhóm 3 doanh nghiệp dẫn dầu trong 20 ngành có mức độ tập
trung cao nhất
Nguồn: TCKT và Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam (Cục QLCT)
Khả năng sinh lời và mức độ tập trung
Một nghiên cứu năm 2004 của tác giả Vũ Quốc Huy đã cho thấy một kết quả đáng lưu ý:
Có một mối tương quan thuận chiều mạnh giữa khả năng sinh lời và mức độ tập trung kinh tế
- hệ số tương quan giữa các biến là 0.41. Kết quả này không quá ngạc nhiên nhưng nó đã xác
nhận rằng các hạn chế và hàng rào gia nhập thị trường là có lợi cho các doanh nghiệp hiện
đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều diễn ra như vậy.
Một số ngành, cho dù đã được bảo hộ, nhưng vẫn có kết quả hoạt động kinh doanh rất kém
xét theo tiêu chí lợi nhuận.
Các chỉ số kết quả tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước được tóm lược trong
Bảng 10. Nghiên cứu không thể rút ra một kết luận có tính chắc chắn cao về tính hiệu quả của
các doanh nghiệp nhà nước trong so sánh với các doanh nghiệp ngoài quốc gia trong cùng
ngành kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ và cạnh tranh tương đối gắn với các ngành khác
nhau nhìn chung có thể được sang tỏ phần nào từ các số liệu này. Chẳng hạn, ngành xi măng,
trong đó Tổng Công ty Xi măng Việt Nam kiểm soát khoảng một nửa tổng sản lượng – có
mức lợi nhuận biên cao hơn mức trung bình rất nhiều, thể hiện mức độ cạnh tranh bị giới hạn,
sự khó khăn trong việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường, cũng như sự kiểm soát giá chặt chẽ
trong ngành. Không chỉ có một hệ thống các nhà phân phối và thành viên riêng tại các thành
phố lớn, mối quan hệ đặc biệt với Bộ Xây dựng cũng tạo nhiều thuận lợi để Tổng Công ty Xi
măng có nhiều lợi thế mà không một đối thủ cạnh tranh nào có thể có được. Trong khi đó,
32
ngành mía đường đang gặp nhiều khó khăn đã chứng kiến các chỉ số thu nhập trên tài sản
(ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) âm mặc dù cũng được hoạt động trong cùng cơ chế
kiểm soát giá cả và quản lý tương tự. Các ngành thủy sản và dệt may đều có mức độ mở cửa
thị trường rất cao (tỷ lệ giữa xuất khẩu trên tổng sản lượng) và phải đối mặt với mức độ cạnh
tranh gay gắt trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Mặc dù hầu như không nhận được
ưu đãi, hỗ trợ hoặc can thiệp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những
ngành này vẫn chứng tỏ rằng họ có thể đạt được tính cạnh tranh cao, ngay cả khi cạnh tranh
với đối thủ nước ngoài trên thị trường thế giới.
Bảng 10. Kết quả tài chính của một số tổng công ty nhà nước (%)
Ngành Lợi nhuận biên thuần ROA ROE
Giấy 13.2 1.8 3.5
Thép 7.1 3.1 6.0
Xi măng 27.4 13.9 22.5
Thức ăn chăn nuôi 11.3 4.0 14.3
Cao su 29 8.3 9.9
Đường 1.5 -2.6 -17.5
Hải sản 3.4 1.4 7.4
Dệt may 10.3 4.0 5.7
Dịch vụ cảng biển 23.2 4.3 5.8
Nguồn: Packard (2004)
Các rào cản cạnh tranh
Các rào cản cạnh tranh tại Việt Nam có thể được phân chia thành 2 loại như sau:
(i) Các rào cản thể chế đối cạnh tranh: Bao gồm các rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị
trường, các thị trường yếu tố (lao động, tài chính, đất đai,...), thương mại quốc tế, điều chỉnh
giá, hoạt động nghiên cứu và phát triển được coi là các rào cản đáng chú ý nhất ở Việt Nam
(CUTS 2004).
(ii) Các rào cản cá biệt đối với cạnh tranh: Một doanh nghiệp hoạt động trên một thị
trường nhất định sẽ phải đối với các hành vi phản cạnh tranh, bao gồm hiện tượng độc quyền,
lạm dụng vị trí thống lĩnh, các thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường và từ chối giao
dịch. Các rào cản về cạnh tranh này được thảo luận chi tiết hơn trong phần sau. Phần này chỉ
phân tích một số rào cản thể thể quan trọng nhất đối với cạnh tranh thường xuất hiện ở Việt
Nam.
33
Mặc dù cơ chế kinh tế chỉ huy tập trung đã được bãi bỏ cách đây 2 thập niên, các quy định
kiểm soát của chính phủ và quyết định hành chính vẫn phổ biến và được coi là có những tác
động không tốt đối với cạnh tranh trên thị trường. Chi phí của hoạt động kinh doanh tại Việt
nam cao hơn so với nhiều nước láng giềng từ lâu đã được nhìn nhận là một trong những trở
ngại cho tăng trưởng và phát triển. Các nhân tố như hệ thống thuế và lệ phí không phù hợp,
chi phí vận tải bất hợp lý và tình trạng không nhất quán của các cơ quan thuế và hải quan
cũng là những nhân tố cần tính tới của doanh nghiệp trước khi quyết định gia nhập vào thị
trường mới.
Một rào cảo có tầm quan trọng đáng kể là hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ và chồng chéo
điều tiết các hoạt động kinh tế. Sự yếu kém của hạ tầng pháp luật kết hợp với một hệ thống
hành chính phức tạp nhiều thủ tục. Nhiều ý kiến đánh giá rằng, các văn bản dưới luật do các
bộ ngành và địa phương ban hành có ý nghĩa trong thi hành hơn cả các văn bản luật. Thông
thường thì các văn bản này đưa ra các hạn chế và/hoặc các yêu cầu nhiều hơn đối với hoạt
động kinh doanh.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động và cạnh
tranh bình đẳng đó là sự đối xử phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Chẳng hạn, theo Luật Tài nguyên khoáng sản thì giấy phép tiếp cận
các mỏ khoáng sản chỉ được cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Nếu không có các hợp
đồng với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thể kinh
doanh trong các ngành bị hạn chế như vậy. Hệ quả là, mặc dù hoạt động kém hiệu quả, các
doanh nghiệp nhà nước vẫn thu được sức mạnh thị trường gần như độc quyền trong một số
đáng kể các ngành quan trọng. Chẳng hạn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm tới 94% tổng
sản lượng điện, Tập đoàn Than Khoáng sản kiểm soát 97% sản lượng than, Tổng công ty
Thuốc lá cung cấp 63% nguồn cung thuốc lá, Tổng công ty Giấy chiếm 50% sản lượng giấy
và Tập đoàn Dầu khí thống lĩnh hoạt động khai thác dầu thô. Trong những năm gần đây,
thậm chí vị trí thống lĩnh của các tập đoàn kinh tế còn được củng cố hơn, đặc biệt là kể từ khi
có các diễn biến bất lợi trên thị trường toàn cầu sau khủng hoảng 2008 – 2009.
Mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp, chính sách thương mại và chính sách
cạnh tranh
Khi bàn đến vấn đề thiết lập ưu tiên chính sách ở Việt Nam, có ít nhất hai dòng quan điểm
khác nhau. Quan điểm thứ nhất được chia sẻ tại nhiều cơ quan chính phủ và được cộng đồng
doanh nghiệp trong nước ủng hộ mạnh mẽ, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang phải
34
đối mặt với cạnh tranh không công bằng trên chính sân nhà với các tập đoàn đa quốc gia lớn.
Do đó, việc thiết kế một khuôn khổ khả thi để có thể giúp giải quyết vấn đề này là yếu tố then
chốt. Một chính sách công nghiệp theo kiểu Hàn Quốc, có mục tiêu tạo ra các “đầu tầu kinh
tế” có khả năng cạnh tranh quốc tế được nhiều cơ quan chính phủ cũng như lãnh đạo khối
doanh nghiệp nhà nước ủng hộ. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng nguyên nhân chính của môi
trường cạnh tranh hạn chế ở Việt Nam là bắt nguồn từ vị trí thống lĩnh của khu vực nhà nước.
Khu vực tư nhân mới được hình thành đã cho thấy ngay cả nếu không có sự hỗ trợ của nhà
nước, dù trực tiếp hay gián tiếp, hoạt động của họ có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà
nước. Do vậy, tổng thể nền kinh tế sẽ có lợi nếu độc quyền nhà nước được bãi bỏ và một sân
chơi bình đẳng được thúc đẩy thông qua chính sách cạnh tranh. Các quan sát của chúng tôi từ
kinh nghiệm lịch sử các nền kinh tế phát triển dường như có phần ủng hộ lập luận rằng trên
thực tế độ ưu tiên cao hơn cần đặt về phía chính sách công nghiệp trong giai đoạn đầu của
tiến trình phát triển, như các văn bản chính thức đã nêu rõ.
Điều quan trọng là cần xem xét bản chất của các nhóm chính sách kinh tế khác nhau, đặc
biệt là chính sách công nghiệp và chính sách cạnh tranh (và một chính sách khác có liên quan
chặt chẽ là chính sách thương mại), là rằng có một sự xung đột tiềm ẩn giữa một bên là chính
sách cạnh tranh hướng tới ngăn chặn hoặc điều tiết sức mạnh thị trường và bên kia là chính
sách công nghiệp hướng tới tạo lập sức mạnh thị trường cho các doanh nghiệp nhà nước
trong một số ngành nhất định.
Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đại hội Đảng thông qua, một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của Chính phủ là đưa đất nước “về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp và hiện đại vào năm 2020”. Hướng tới mục tiêu đó, một số biện pháp đặc thù đã được
áp dụng, bao gồm sự trợ giúp đối với khu vực nhà nước để xây dựng các ngành công nghiệp
thay thế nhập khẩu. Chiến lược tập trung vào “phát triển nhanh các ngành tận dụng tốt nhất
lợi thế cạnh tranh của đất nước, kiểm soát thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu”,
cùng với việc “xây dựng một cách chọn lọc một số đơn vị sản xuất công nghiệp nặng”. Bằng
việc thành lập các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, Chính phủ kỳ vọng rằng các tập
đoàn này có thể lặp lại thành công của các nước Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc, để trở thành
các đầu tầu kinh tế của đất nước và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Về lý thuyết, các công cụ chính được các nước đang phát triển áp dụng để đạt được các
mục tiêu chính sách công nghiệp là sự can thiệp của nhà nước và các thị trường bên ngoài, thị
trường sản xuất và thị trường các yếu tố sản xuất (Pangestu 2002). Tất cả các biện pháp đó
đều được thực hiện mạnh ở Việt Nam.
35
Can thiệp vào thị trường bên ngoài
Một biện pháp thường xuyên được áp dụng để can thiệp vào thị trường các hàng hóa nhập
khẩu không sản xuất ở Việt Nam là thông qua kiểm soát giá cả và số lượng. Tới năm 2003 chỉ
còn 2 ngành là xăng dầu và đường thuộc diện quản lý về số lượng. Đây là con số thay đổi
đáng kể từ một danh sách của hơn một chục hàng hóa bị áp dụng cách đó 5 năm. Và tới thời
điểm hiện tại thì danh sách này đã được bãi bỏ (Xem Phụ lục 3).
Như thảo luận ở phần trên, tác động của bảo hộ đối với cạnh tranh là rõ ràng: sự tạo lập
các rào cản gia nhập là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới mức độ tập trung kinh tế cao
trong ngành đó. Nhìn chung, ở các ngành được bảo hộ, mức giá cả trong nước cao hơn tương
đối nhiều so với giá thế giới. Mặc dù thu được lợi nhuận lớn hơn mức trung bình, tính cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong các ngành được bảo hộ không được chứng minh một cách
thuyết phục. Các ngành được bảo hộ mạnh nhất, như ngành ô tô và xi măng, được coi là
những ngành kém sức cạnh tranh nhất và đã không đạt được hầu như mọi mục tiêu được đặt
ra trong giai đoạn đầu của bảo hộ (như tỷ lệ nội địa hóa, xuất khẩu...).
Hầu hết các ngành được xếp vào nhóm bảo hộ đều là các ngành đòi hỏi nhiều vốn: ô tô,
trang thiết bị công nghiệp, thép,v.v... Một tỷ lệ lớn nguồn lực đầu tư của quốc gia, bao gồm cả
đầu tư nước ngoài đã được rót vào các ngành công nghiệp này. Các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan là những biện pháp đáng chú ý, nhưng không phải là duy nhất, được thiết kế nhằm
bao bọc các doanh nghiệp nhà nước và các liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khỏi các lực lượng thị trường cạnh tranh.
Các tác động của thuế quan ở Việt Nam là đáng kể xét theo nghĩa rằng mặc dù có điều hòa
mức thuế suất trung bình nhưng sự phân tán giữa các ngành và khu vực vẫn còn ở mức cao.
Từ năm 1997 đến năm 2003, hầu như không có sự thay đổi nào trong mức thuế suất trung
bình theo tỷ trọng nhập khẩu (từ 21% xuống 20.3%). Tuy nhiên, hệ số biến thiên đã tăng tới
mức 130.7% trong năm 2003 thể hiện mức độ phân tán cao. Khu vực sản xuất là khu vực
được bảo hộ nhiều nhất, mặc dù tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (effective protection rate) đã giảm một
cách đáng kể từ mức 121% vào năm 1997 xuống còn 46% vào năm 2003 (Athukorala 2004).
36
Bảng 11. Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa và hữu hiệu ở Việt Nam, 1997 và 2003 (%)
1997 2003
Danh nghĩa Thực tế Danh nghĩa Thực tế
Bình quân gia quyền
Nông nghiệp 8.1 7.7 12.7 14.7
Khai thác khoáng sản 9.4 6.1 3.6 0
Công nghiệp chế tạo 30.6 121.5 30.3 46.3
Toàn bộ hàng hóa ngoại thương 21 72.2 19.6 27.1
Trung bình giản đơn 23.3 59.5 20.3 26.4
Hệ số biến thiên 133.8 156 102.5 130.7
Nguồn: Athukorala (2004)
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ đã ban hành các biện pháp hỗ trợ bằng các hình thức
miễn giảm thuế và lệ phí, hoàn thuế, tín dụng ưu đãi và cơ chế thưởng xuất khẩu. Các biện
pháp này đã giúp Việt Nam có được thành tựu xuất khẩu nổi bật (tỷ lệ ngoại thương/GDP trên
100%, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 20% trong thập niên vừa qua) trong khi đó
vẫn duy trì một thị trường được bảo hộ ở mức cao.
Can thiệp vào thị trường nhân tố sản xuất
Trong khi chính sách đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên cởi mở và tự do thì các hạn chế
đối với hoạt động đầu tư vẫn còn hiện hữu và ngăn cản đáng kể cạnh tranh. Các hạn chế này
có thể được tóm lược như sau:
(i) Các khu vực và hình thức hoạt động bị hạn chế
Trong một số ngành nhất định, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được
phép hoạt động hoặc bị hạn chế chặt chẽ. Họ không thể hoạt động nếu không thành lập các
liên doanh với các đối tác trong nước trong các ngành chiến lược, bao gồm dầu khí, vận tải
hàng không, trồng rừng và kinh doanh du lịch, v.v...
(ii) Yêu cầu dựa trên kết quả hoạt động
Các yêu cầu này thuộc các hình thức như tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu và yêu cầu về
vốn pháp định. Trường hợp đáng chú ý nhất là ngành công nghiệp ô tô, trong đó tỷ lệ nội địa
hóa được kỳ vọng sẽ không thấp hơn 5-10% sau năm thứ hai khi doanh nghiệp đi vào hoạt
động, và 50% trong 5-6 năm. Đổi lại, ngành này được hưởng các rào cản bảo hộ rất cao. Tuy
nhiên, sau hơn 10 năm, ngành này trở nên vô cùng kém cạnh tranh và người tiêu dùng trong
nước phải trả một cái giá thuộc loại cao nhất thế giới để đổi lấy những chiếc xe chất lượng
không thể nói là cao.
37
(iii) Các quy định điều tiết các thị trường tài chính và đất đai
Các doanh nghiệp nước ngoài có một số lợi thế trên các thị trường tài chính quốc tế và
ngay cả trong nước; tuy nhiên, họ không có quyền sở hữu đất đai và phải đối mặt với các quy
định hạn chế việc tiếp cận đối với đất đai.
Sự thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước mạnh nhất là các tổng công ty đã tồn tại từ nhiều năm và các
tập đoàn kinh tế mới thành lập. Nhóm DNNN này chỉ chiếm 27% tổng số DNNN nhưng lại
nắm tới 77% tổng tài sản của các DNNN. Họ có thể tái phân bổ hoặc điều chỉnh các nguồn
lực để đảm bảo rằng cả tập đoàn được vận hành một cách ổn thỏa. Trên thực tế, các tổng công
ty được coi là có thể quyết định việc phân chia thị trường giữa các thành viên tổng công ty và
có ảnh hưởng trong việc áp đặt chung các mức giá trần đối với hàng nhập khẩu và giá sàn đối
với hàng xuất khẩu cho tất cả các thành viên. Việc thỏa thuận phân chia thị trường trong nội
bộ này thực tế làm hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp không phải là thành viên của tổng
công ty.
Từ khi thành lập cách đây 10 năm, kết quả hoạt động kinh doanh của các tổng công ty là
khác nhau, cũng như sự khác biệt trong các hàm ý về cạnh tranh. Một số tổng công ty như
Vietnam Airlines và VNPT chiếm vị trí thống lĩnh trong các ngành mà họ tham gia. Xét theo
các tiêu chí dựa trên lợi nhuận (như tỷ lệ lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu, hoặc
lợi nhuận bình quân của mỗi người lao động) các tổng công ty này hoạt động tương đối tốt.
Chẳng hạn, ngành viễn thông đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao một cách đặc biệt và đã
trong quá trình hiện đại hóa nhanh trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 1995 – 2002,
ngành này đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á (Lê Đăng Doanh 2004). Tỷ lệ lợi nhuận
ròng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn 2002 – 2003 cao tới 40% (Vinh
2004). Bảo hộ và vị thế mang tính độc quyền mà các doanh nghiệp này được hưởng trên thị
trường nội địa là các nguyên nhân chính để đạt được kết quả vượt trội.
Tuy nhiên, một số tổng công ty lại đạt được kết quả tốt mà không có sự hỗ trợ trực tiếp và
bảo hộ từ chính phủ. Tập đoàn Dệt may (Vinatex) là một ví dụ. Mặc dù lợi nhuận biên của
ngành là tương đối thấp, Vinatex đã có được kết quả tuyển dụng lao động và xuất khẩu khá
ấn tượng.
Nhìn chung, khó có thể tổng quát hóa rằng liệu chính sách công nghiệp có dẫn tới cạnh
tranh nhiều hơn hay ít hơn do sự biến thiên trong các phép đo cũng như đặc điểm của từng
ngành/khu vực kinh tế cụ thể. Cả quyền sở hữu và độ mở của thị trường cũng đóng vai trò
nhất định trong việc xác định thực trạng cạnh tranh của một khu vực nào đó, nhưng kết quả
38
cuối cùng dường như lại cũng phụ thuộc vào cả các yếu tố khác nữa. Đáng kể là, do việc thực
thi không tốt và thiếu vắng các thể chế phù hợp để trợ giúp việc thực thi có hiệu quả và suôn
sẻ, nhiều hiệu ứng được mong muốn của các biện pháp chính sách công nghiệp đã không bao
giờ trở thành hiện thực.
Một số hành vi phản cạnh tranh đã xuất hiện
Các hành vi phản cạnh tranh tương đối phổ biến ở Việt Nam. Ngay kể cả sau khi Luật
cạnh tranh có hiệu lực vào năm 2004, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thực hiện các hành vi này
và chúng vẫn có tác hại đối với xã hội và nền kinh tế. Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định
một số lượng lớn các hành vi phản cạnh tranh, từ các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị
trí thống lĩnh, tập trung kinh tế cho tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo Chỉ số
Luật Chống độc quyền của Nicholson như đã bàn ở chương 2, đây là chỉ số đánh giá phạm vi
của các thể chế cạnh tranh trên thế giới, Luật Cạnh tranh Việt Nam xếp thứ 6/82 và là thứ
hạng cao hơn nhiều nước phát triển có các hệ thống luật pháp tiên tiến như Vương quốc Anh,
Pháp, Italia, Canada,... Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều hành vi phản cạnh tranh mà có thể bị
phạt rất nặng trong các hệ thống luật pháp khác, nhưng vẫn chưa được chính thức điều tra và
phán quyết. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:
Từ chối giao dịch
Vụ việc VINAPCO: Đây là vụ hạn chế cạnh tranh đầu tiên được điều tra và xử lý. Vinapco,
một công ty con của Vietnam Airlines – công ty có vị trí thống lĩnh trên thị trường vận tải
hành khách bằng đường hàng không trong nước (kiểm soát trên 85% thị phần các tuyến bay
nội địa) – là nhà độc quyền cung cấp xăng dầu hàng không, đã từ chối cung cấp nhiên liệu
cho JetStar Pacific (hãng hàng không nội địa lớn thứ hai sau Vietnam Airlines) vào tháng
4/2008. Hệ quả là một số chuyến bay của hang này đã bị ngưng trệ. Sau một cuộc điều tra do
Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành, Vinapco đã bị phạt 3 tỷ VNĐ và được yêu cầu độc lập khỏi
sự kiểm soát của Vietnam Airlines.
Thỏa thuận hạn chế sản lượng
Năm 2003, Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) (kiểm soát 60% thị phần) đã quyết định
tiêu hủy hơn 1 triệu m2 kính thành phẩm trong khi cả nước đang thiếu hụt sản phẩm kính xây
dựng. Hành vi này có thể bị coi là hành vi hạn chế sản lượng.
Cùng trong năm đó, 8 nhà sản xuất đường thành phẩm đã tạm dừng cung cấp đường ra thị
39
trường kể từ ngày 1/6/2003. Hệ quả tức thì là, giá đường đã tăng đáng kể chỉ sau đó một vài
ngày.
Thông đồng trong đấu thầu
Có thể nhận xét rằng hành vi thông đồng trong đấu thầu không phải là ít gặp trong các dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đối với các hợp đồng sử dụng ngân sách nhà nước hoặc
dùng vốn ODA.
Thỏa thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường
Laser Beer, nhãn hiệu bia tươi đóng chai đầu tiên của Việt Nam, không thể tiếp cận mạng
lưới phân phối bị ảnh hưởng bởi các nhà sản xuất bia nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường.
Các liên doanh sản xuất các loại bia với thương hiệu Heineken, Tiger,... bị khiếu nại hành vi
gây sức ép tới các cửa hàng bán lẻ và quán bia để ký các hợp đồng độc quyền với các điều
khoản ngăn cản các đối thủ cạnh tranh được bán và tiếp thị sản phẩm ở những địa điểm tiêu
dùng bia chính.
Ấn định giá bán lại
Mặc dù việc áp đặt giá sàn và giá trần được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam, dạng hành
vi phản cạnh tranh này không bị điều chỉnh rõ ràng bởi bất kỳ luật nào, kể cả trong Luật Cạnh
tranh 200410.
Bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Năm 1998, các nhà máy liên doanh Coca-Cola Việt Nam và Công ty Nước giải khát quốc
tế (IBC), với thị phần kết hợp trên thị trường nước giải khát chiếm trên 75%, đã cùng cắt
giảm mạnh giá bán sản phẩm của mình(khoảng 40%) để loại bỏ các nhà sản xuất nước giải
khát trong nước. Sau khi các đối thủ cạnh tranh rút lui khỏi thị trường, không ngạc nhiên khi
các công ty lớn này đã tăng giá bán các sản phẩm nổi tiếng của mình lên mức cao hơn đáng
kể trước thời điểm diễn ra cuộc chiến giá cả (Thuy 2004).
Các trường hợp được thảo luận ở trên đây hàm ý rằng hầu như tất cả các dạng hành vi
phản cạnh tranh điều được thực hiện ở Việt Nam và có thể nói rằng các hành vi đó không
đóng góp gì cho việc thực thi chính sách công nghiệp hướng tới mục tiêu xây dựng các doanh
nghiệp vững mạnh và có sức cạnh tranh cao. Ngược lại, các hành vi đó chỉ đem lại lợi ích của
các doanh nghiệp thực hiện và xã hội nói chung, cụ thể hơn là người tiêu dùng phải chịu thiệt
10 Trong sáu nhóm hành vi lạm dụng thị trường bị cấm quy định tại Điều 13 LCT 2004, hành vi ấn định giá bán
lại tối đa không được đề cập đến. Điều 13 có quy định hai nhóm hành vi trực tiếp liên quan đến giá, gồm (i) bán
giá thấp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh (khoản 1), và (ii) áp đặt giá bất hợp lý hay ấn định giá bán lại tối thiểu
gây thiệt hại cho khách hàng (khoản 2).
40
hại khi phải trả các mức giá cao hơn do sự thiếu vắng cạnh tranh công bằng.
Khuyến nghị và kết luận
Khuyến nghị chính sách
Cần thiết phải rà soát lại những điểm chưa thống nhất giữa chính sách cạnh tranh và các
chính sách có liên quan chặt chẽ như chính sách công nghiệp, chính sách thương mại. Từ
kinh nghiệm quốc tế, cần có thời gian để phát triển một môi trường cạnh tranh trong giai
đoạn đầu phát triển của một quốc gia. Trong một số giai đoạn, cả lý luận và thực tế đã chứng
minh rằng nhà nước có thể đặt ưu tiên cho chính sách công nghiệp lên trước chính sách cạnh
tranh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các điểm mấu chốt sau: (i) các ngành và lĩnh vực nào
xứng đáng nhận được trợ giúp từ nguồn lực hạn hẹp của nhà nước để có thể đóng góp tốt nhất
cho sự tăng trưởng và phát triển tổng thể của đất nước? (ii) chính sách bảo hộ không nên kéo
dài quá lâu; nếu không, các ngành được bảo hộ có thể sẽ trở nên kém sức cạnh tranh và năng
suất thấp. Nhà nước nên có một kế hoạch rõ ràng và có thể dự đoán được để từng bước mở
cửa để các ngành được bảo hộ đó đối mặt với cạnh tranh.
Là một thành viên của WTO và các hiệp định thương mại khu vực, Việt Nam nên đánh giá
sự cân bằng giữa các chi phí và lợi ích tiềm tàng khi áp dụng các rào cản hạn chế cạnh tranh
để bảo vệ các ngành trong nước. Trong bối cảnh chưa có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn
đề này thì các nhân tố sau đáng để xem xét trong các nghiên cứu sâu rộng hơn:
Các lợi ích tiềm năng:
- Sự tích tụ tập trung trong sản xuất có thể dẫn tới tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, đặc
biệt là trong các ngành cần vốn đầu tư lớn;
- Phân bổ thích hợp và tối ưu hóa các nguồn lực;
- Cải thiện chung việc đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D);
- Thành lập một cách có hiệu quả các đầu tầu kinh tế trong các ngành công nghiệp chiến
lược để cạnh tranh trên thị trường quốc tế;
- Giảm chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp là
thành viên của tập đoàn kinh tế;
Các chi phí tiềm tàng:
- Giảm động lực gia nhập thị trường của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước
41
ngoài do các đặc lợi dành cho các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành chiến lược
và do đó làm giảm sút cạnh tranh giữa các đối thủ. Điều này có thể dẫn đến vấn đề ràng
buộc ngân sách mềm mà Việt Nam cũng như các quốc gia có khu vực kinh tế nhà nước
lớn từng nhiều lần trải qua;
- Vấn đề rủi ro đạo đức hay vô trách nhiệm (moral hazard) cho cách suy nghĩ quá lớn
không thể sụp đổ (too-big-to-fail), đặc biệt là trong các giai đoạn điều kiện kinh tế thế
giới và trong nước gặp khó khăn hay khủng hoảng;
- Khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Nhà nước cần cân nhắc một
cách thấu đáo lập luận rằng nhà nước không nên và không đủ nguồn lực và thông tin
trong việc quyết định rằng ngành nào là có tính cạnh tranh và có tiềm năng để đóng vai
trò quan trọng trên thế giới và do vậy, tốt nhất là nên để thị trường tự quyết định;
- Khả năng các tập đoàn kinh tế mới được thành lập, không chỉ làm giảm sút cạnh tranh
và còn có thể gây ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế của chính phủ do có mối quan
hệ mật thiết với các bộ ngành chủ quản;
- Khả năng các đối tác nước ngoài có thể sử dụng các biện pháp trả đũa nếu Việt Nam
không đối xử bình đẳng đối với tất cả các thành viên trên thị trường theo cam kết với
WTO;
Chính sách cạnh tranh nên tính tới môi trường thể chế của đất nước đang tiến triển nhanh
chóng. Chính sách này cần phục vụ cho các mục tiêu phát triển dài hạn của đất nước, đảm
bảo cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ quyền lợi đất nước. Hệ thống pháp luật cần nắm bắt được
tất cả tính năng động của các hoạt động kinh doanh đang từng bước xuất hiện, đặc biệt là đối
với các ngành tài chính và dịch vụ. Vì vậy, kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, ban
hành và thực thi luật cạnh tranh là nguồn tham khảo rất hữu ích đối với Việt Nam. Khi thực
thi các cam kết WTO, BTA và các cam kết quốc tế, khu vực khác, Việt Nam có thể sẽ đối mặt
với các vấn đề tương tự như các nước hiện đã phát triển từng xử lý một cách thành công cũng
như không thành công.
Không có một gói chính sách nào được coi là viên thuốc vạn năng áp dụng được cho tất
các các quốc gia. Điều này khác với quan điểm của những người ủng hộ Đồng thuận
Washington thường đề xuất các quốc gia đang phát triển nên đi theo để đạt được một nền
kinh tế có hiệu quả, phát triển nhanh và tận dụng tốt nhất các nguồn lực. Thay vì thế, chúng
tôi khuyến nghị các nhà làm chính sách Việt Nam cần phân tích một cách thấu đáo các kinh
nghiệm của các nước phát triển trong các giai đoạn trước của phát triển khi họ phải “đấu
42
tranh” để đuổi kịp các nước phát triển hơn. Một chính sách cạnh tranh tốt dường như không
chỉ được đánh giá bằng phạm vi và số lượng các hành vi phản cạnh tranh được quy định
trong hệ thống pháp luật, cũng như không phải bằng sự thúc đẩy một nền kinh tế thị trường tự
do tuyệt đối (laissez-faire) nơi các doanh nghiệp phải cạnh tranh hoàn toàn tự do. Đúng hơn
thì chính sách cạnh tranh cần được đánh giá bằng các tiêu chí của một cơ chế cạnh tranh khả
thi (workable competition paradigm), trong đó số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên một
thị trường nhất định không phải là tối đa, mà là tối ưu, tùy thuộc vào quy mô thị trường và
khả năng tăng trưởng. Trong một số giai đoạn đặc biệt nhất định, chẳng hạn suy thoái kinh tế
trong nước và thế giới, việc áp dụng một số biện pháp phi truyền thống, mà trong những thời
điểm nền kinh tế vận hành bình thường có thể bị coi là các hành vi phản cạnh tranh, có thể
được áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý là các biện pháp này, chẳng hạn như cho phép các định
chế tài chính lớn được sáp nhập hoặc mua lại để tránh sự sụp đổ hệ thống của ngành ngân
hàng và ổn định thị trường tài chính, cần được xem là tạm thời và sách lược. Khi nền kinh tế
phục hồi trạng thái bình thường, các biện pháp này cần được thay thế bằng một chính sách
cạnh tranh mang tính truyền thống hơn.
Sự thành công của bất kỳ một chính sách cạnh tranh nào cũng đều phụ thuộc căn bản vào
tính hiệu lực và độ tin cậy của quá trình thực thi. Một cơ quan thi hành có năng lực cao và đủ
quyền hạn là điều kiện tiên quyết. Vấn đề điều tra các hành vi phản cạnh tranh, đặc biệt là đối
với các vụ việc có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia, được thực tế chứng minh là rất
phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Hai cơ quan thực thi và ra quyết định tại Việt Nam (Cục
Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh) cần có một bộ máy nhân lực đủ khả năng và làm
việc tận tâm cũng như cần được bảo vệ khỏi sự can thiệp và gây ảnh hưởng của các nhóm lợi
ích ngành.
Do trước đây chưa từng có một cơ chế cạnh tranh hoặc truyền thống khuyến khích cạnh
tranh, Việt Nam cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên phạm vi rộng, đặc biệt là trong
giai đoạn đầu khi thực thi luật cạnh tranh. Một trong những biện pháp làm cho cộng đồng
doanh nghiệp và xã hội chú ý đến pháp luật cạnh tranh và các cơ quan thực thi một cách hiệu
quả nhất là tiến hành điều tra và xử lý các vụ việc cụ thể.
Kết luận
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm cạnh tranh cũng như chính sách cạnh tranh
theo từng cách tiếp cận đó. Các lý thuyết dựa trên các giả định đáng tin cậy có xét đến mức
43
độ phát triển và các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng một quốc gia đang phát triển nên
hướng nền kinh tế theo quan điểm cạnh tranh hiệu quả (hoặc tối ưu) hơn là theo đuổi cạnh
tranh tối đa. Một chính sách cạnh tranh tốt luôn cần được thiết kế và thực thi một cách hài
hóa và thống nhất với các chính sách công nghiệp và thương mại, và mối quan hệ tương hỗ
này nhằm mục tiêu đạt được tăng trưởng cao một cách bền vững và nền kinh tế trở nên cạnh
tranh. Các hàm ý chính sách này được kỳ vọng áp dụng trong 2 trường hợp: (i) Một quốc gia
đang phát triển phải “đấu tranh” trên trường quốc tế để trở thành một nước phát triển, để
người dân có được mức thu nhập và điều kiện sống tương đối cao. (ii) Ngay kể cả đối với
một nước đã phát triển cũng cần xem xét kỹ lưỡng cách tiếp cận này trong những giai đoạn
đặc biệt khi các biện pháp phi chính thống (unorthodox measures) trong mọi chính sách kinh
tế, dù là tài khóa, tiền tệ, công nghiệp, thương mại hay cạnh tranh, đều không còn được coi là
các lựa chọn chính sách không được chấp nhận.
44
Phụ lục
Phụ lục 1
Danh sách các tiêu chí của Chỉ số Luật Chống Độc quyền
Nhóm chung về chính sách
chống độc quyền đối với các tiêu
chí đưa ra
Các tiêu chí được đưa vào luật
quốc gia Điểm số nếu có tiêu chí
Phạm vi Xuyên lãnh thổ 1
Phạt tiền 1
Phạt tù 1 Biện pháp khắc phục
Buộc chia tách 1
Tiến hành do bên thứ ba 1
Biện pháp khắc phục đối với
bên thứ ba 1 Thực thi có bên thứ ba
Quyền của bên thứ ba trong giai
đoạn tố tụng 1
Tự nguyện 1
Bắt buộc 1
Tiền sáp nhập 2
Thông báo tập trung kinh tế
Hậu sáp nhập 1
Vị trí thống lĩnh 1
Hạn chế cạnh tranh 1
Lợi ích công 1
Khác 1
Đánh giá vụ việc sáp nhập
Tính hiệu quả 1
Hạn chế tiếp cận 1
Các hành vi lạm dụng vị trí 1
Áp đặt giá 1
Định giá phân biệt 1
Duy trì giá bán lại 1
Các trở ngại gia nhập thị trường 1
Vị trí thống lĩnh
Bảo vệ tính hiệu quả 1
Ấn định giá 1
Bán kèm 1
Phân chia thị trường 1
Hạn chế sản lượng 1
Phân chia thị phần 1
Loại bỏ đối thủ cạnh tranh 1
Thông đầu trong đấu thầu 1
Các hành vi hạn chế thương mại
Từ chối cung cấp 1
Tổng 32
Nguồn: Nicholson (2004)
45
Phụ lục 2
Chỉ số Luật Chống độc quyền và Chỉ số cải cách ủng hộ cạnh tranh
Thứ
hạng
Quốc
gia/Lãnh
thổ
Chỉ số
Luật
Chống
độc quyền
Chỉ số cải cách
ủng hộ cạnh
tranh
Thứ
hạng
Quốc gia/Lãnh
thổ
Chỉ số
Luật
Chống
độc
quyền
Chỉ số cải cách
ủng hộ cạnh
tranh
1 United States 21 0.242 42 Thailand 13 0.531
2 Ukraine 20 0.651 43 Belarus 13 0.766
3 India 20 0.664 44 Zimbabwe 13 0.901
4 Switzerland 20 0.348 45 Denmark 12 0.245
5 Turkey 19 0.486 46 Cote d'Ivoire 12 0.608
6 Belgium 18 0.243 47 Brazil 11 0.669
7 Latvia 18 0.330 48 Costa Rica 11 0.529
8 Poland 18 0.455 49 Finland 11 0.265
9 Romania 18 0.531 50 Norway 11 0.302
10 Austria 18 0.303 51 Colombia 11 0.599
11 Cameroon 18 0.691 52 Germany 10 0.232
12 Hungary 18 0.445 53 Jamaica 10 0.369
13 Vietnam 18 0.741 54 New Zealand 10 0.165
14 Argentina 17 0.566 55 Panama 10 0.473
15 Lithuania 17 0.286 56 Sri Lanka 10 0.492
16 South Africa 17 0.421 57 Tunisia 10 0.656
17 Algeria 17 0.729 58 Japan 9 0.338
18 Pakistan 17 0.71 59 United Kingdom 9 0.234
19 France 16 0.384 60 Bolivia 9 0.565
20 Ireland 16 0.204 61 Ethiopia 9 0.776
21 Kenya 16 0.65 62 Senegal 9 0.556
22 Slovakia 16 0.392 63 Serbia 8 0.751
23 Sweden 16 0.212 64 Georgia 8 0.71
24 Croatia 15 0.639 65 Netherlands 7 0.268
25 Estonia 15 0.191 66 China 6 0.667
26 Italy 15 0.405 67 Uruguay 5 0.402
27 Tanzania 15 0.819 68 Chile 4 0.338
28 Taiwan 14 0.375 69 Philippines 3 0.573
29 Czech Rep. 14 0.404 70 Bangladesh 0 0.743
30 Israel 14 0.284 71 Egypt 0 0.663
31 Korea, Rep. 14 0.381 72 Ghana 0 0.66
32 Slovenia 14 0.404 73 Hong Kong 0 0.186
33 Venezuela 14 0.829 74 Jordan 0 0.584
34 Zambia 14 0.633 75 Madagascar 0 0.58
35 Australia 13 0.297 76 Malaysia 0 0.492
46
36 Canada 13 0.282 77 Mauritius 0 0.567
37 Indonesia 13 0.605 78 Morocco 0 0.602
38 Macedonia 13 0.591 79 Nigeria 0 0.811
39 Mexico 13 0.468 80 Paraguay 0 0.599
40 Peru 13 0.498 81 Singapore 0 0.150
41 Spain 13 0.305 82 Uganda 0 0.687
Nguồn: Nicholson (2004) và Miroudot et al. (2007)
Các nước đang phát triển11 được in nghiêng. Tỷ trọng của các chỉ số cấu thành như sau
(ma trân hệ số tương quan điểm thành phần)
Can thiệp của chính phủ 0.062
Kiểm soát giá 0.154
Luật cạnh tranh 0.032
Giấy phép 0.120
Cạnh tranh
Cản trở mang tính hành chính 0.172
Chính sách đầu tư 0.184
Đầu tư
Bảo hộ đầu tư 0.118
Chính sách thương mại 0.179
Thời gian xuất khẩu 0.193 Thương mại
Thời gian nhập khẩu 0.198
11 Phân loại theo World Bank tính tới tháng 4/2009
47
Phụ lục 3
Các mặt hàng thuộc diện kiểm soát số lượng tại Việt Nam giai đoạn 1999–2003
1999 2000 2001 2002 2003
Xăng dầu Xăng dầu Xăng dầu Xăng dầu Xăng dầu
Đường Đường Đường Đường Đường
Phân bón Thép Thép Xi măng
Thép
Xi
măng/Clinker
Xi
măng/Clinker Xe máy
Xi
măng/Clinker Thủy tinh Xe máy
Thủy tinh Xe máy Ô tô
Xe máy Ô tô Dầu thực vật
Ô tô Giấy
Giấy Dầu thực vật
Quạt điện
Gạch ceramic
Gốm xây dựng
Kiềm
Xe đạp
Dầu thực vật
Nhựa
Bao bì nhựa
Nguồn: Athukorola (2004)
48
Phụ lục 4
Các ngành độc quyền nhà nước tại Việt Nam, 2007
1 Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ
2 Sản xuất, cung ứng hóa chất độc
3 Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ
4
Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an
ninh; trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng
kỹ thuật nghiệp vụ mật mã;
5
Truyền tải hệ thống điện quốc gia; sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
6
Quản lý, khai thác đường sắt quốc gia, đô thị; các cảng hàng không; cảng biển
có quy mô lớn
7 Sản xuất thuốc lá điếu
8 Điều hành bay; điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đô thị
9 Bảo đảm an toàn hàng hải
10 In, đúc tiền
11 Xổ số kiến thiết
12 Phát thanh, truyền hình
13 Bưu chính công ích
14 Xuất bản, báo chí
15
Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện,
kè đá lấn biển
16 Quản lý, duy tu công trình đê điều, phân lũ và phòng chống thiên tai
17 Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
18
Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt
và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng, vùng sâu, vùng
xa kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
19 Tín dụng chính sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn: Quyết định 38/2007/QĐ-TTg
49
Tài liệu tham khảo
Tiếng Anh
Aaronovitch, S. (1977), “The Firm and Concentration”, in F. Green and P. Nore (eds.),
Economics: An Anti-Text, Macmillan.
Adam, M. and Alder, S. (2008), “Abuse of Dominance and its Effects on Economic
Development”, in: Qaqaya, H. and G. Lipimile (eds), The effects of anti-competitive
business practices on developing countries and their development prospects, UNCTAD
New York.
Aghion, P. and Schankerman, M. (2004), “On the welfare effects and political economy of
competition-enhancing policies”, The Economic Journal, 114 (October), 800-824.
Alvarez, A. M., Evenett, S. and Wilse-Samson, L. (2007), “Anti-Competitive Practices and
the Attainment of the Millennium Development Goals: Implications for Competition Law
Enforcement and Inter-Agency Cooperation”, in: Alvarez A.M. and Wilse-Samson L.H.
(eds.), Implementing Competition Related Provisions in Regional Trade Agreements: is it
possible to obtain development gains? United Nations: New York and Geneva
Amsden, A. H. (1989), Asia's next giant: South Korea and late industrialization, New York
and Oxford: Oxford University Press.
Arestis, P. and Sawyer, M. (1999), “The macroeconomics of industrial strategy”, in: K.
Cowling (ed.), Industrial policy in Europe: Theoretical perspectives and practical
proposals, London: Routledge.
Asian Development Bank (2005), Asian Development Outlook 2005, ADB: Hong Kong,
China.
Athukorala, P. (2004), Trade policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam, paper
prepared for the Asian Development Bank and the Vietnamese Government.
Bardhan, P. (1971), “On the optimum subsidy to a learning industry: An aspect of the theory
of infant-industry protection”, International Economic Review, 12, 54-70.
Caves, R.E. (1987), “Industrial policy and trade policy: the connections”, in: H. Kierzkowski
(ed.), Protection and competition in international trade. Essays in honor of W.M. Corden,
Oxford: Basil Blackwell.
Chamberlin, E. H. (1933), Theory of Monopolistic Competition, Cambridge, MA: Harvard
University Press.
Chang, H.J. (2002), Kicking Away the Ladder – Development Strategy in Historical
Perspective, Anthem Press.
Clark, J. (1915), “A contribution to the theory of competitive price”, Quarterly Journal of
Economics, 28, 747-71.
Clark, J. B. (1940) “Towards a Concept of Workable Competition”, American Economic
Review, volume 30, 380-423.
Cook, P. (2002), “Competition and its regulation: Key Issues”, Annals of Public and
Cooperative Economics, 73:4, 541-558.
50
Cournot, A. (1838), Recherches sur les principes mathématiques de la théorie des
richesses (Researches into the Mathematical Principles of the Theory of Wealth), English
translation by Nathaniel J. Bacon, New York: Macmillan, 1897.
Crew, M.A. and Rowley, C.K. (1970), “Anti-trust policy: Economics versus Management
Science”, Moorgate and Wall Street, Autumn.
Consumer Union Trust Society – CUTS (2003), Pulling Up. Our Socks: A Study of
Competition Regimes of Seven Developing Countries of Africa and Asia: The 7-UP
project, Rajasthan, India.
Consumer Union Trust Society – CUTS (2006), Competition Law and Policy: Vietnam
Country Report, Rajasthan, India.
Day, A. (2004), Legal Reform and Economic Development in Vietnam and China: A
Comparative Analysis, MA in Law and Diplomacy thesis, Medford MA: Fletcher School,
Tufts University.
de Soto, H. (1989), The Other Path: The Invisible Revolution in the Third World, Harper and
Row, New York.
Delrahim, M. (2005), “The Long and Winding Road: Convergence in the Application of
Antitrust to Intellectual Property”, 13 George Mason Law Review 259.
Doanh, L.D. (2004), “Enterprise Law”, paper presented at the Conference on Transitional
Economies, Ha Noi, June.
Dutz, M. A. and Hayri, A. (2000), “Does More Intense Competition Lead to Higher
Growth?”, Policy Research Working Paper Series 2320, April, Washington, D.C.: The
World Bank.
Edgeworth, F. Y. (1881), Mathematical psychics: An essay on the application of mathematics
to the moral sciences, London, U.K.: Kegan Paul; reprinted, New York: M. Kelly, 1967.
Evenett, S.J. (2003), Links between Development and Competition Law in Developing
Countries, Department for International Development, United Kingdom
Evenett, S.J. (2003), “Can Developing Economies Benefit from WTO Negotiations on
Binding Disciplines for Hard Core Cartels?”, UNCTAD Series on Issues in Competition
Law and Policy, United Nations, Geneva.
Forslid, R., Hackner, J., and Muren, A. (2005), “When do Countries Introduce Competition
Policy?” C.E.P.R. Discussion Papers, CEPR Discussion Papers: 5162.
Gal, M. (2003), Competition Policy for Small Market Economies, Cambridge: Harvard
University Press.
Geroski, P. (2005), “Competition Policy and National Champions,” speech presented at
WIFO Vienna March, 2005.
Glen, J., Lee, K. and Singh, A. (2003), "Corporate Profitability and the Dynamics of
Competition in Emerging Markets: A Time Series Analysis," The Economic Journal, 113:
465-484.
Glen, J., K. Lee, and A. Singh. 2001. "Persistence of profitability and competition in
emerging markets", Economics Letters, 72:247-253.
Grabowski, R. (1994), Import Substitution, Export Promotion, and the State in Economic
Development, The Journal of Developing Areas, 28 (4), 4/94, 535-554.
51
Gual, J. (1995), “The three common policies: an economic analysis”, in: P. Buigues, A.
Jacquemin and A. Sapir (eds.), European policies on competition, trade and industry.
Conflict and complementarities, Surrey: Edward Elgar.
Haller, S.A. (2009) ‘The impact of multinational entry on domestic market structure and
investment’, International Review of Economics and Finance, 18: 52-62.
Hamilton A. (1791), Reports of the Secretary of the Treasury on the Subject of Manufactures,
Philadelphia, William Brown (1827).
Huan, D.V. (2001), “Relationships between Competition Law and Other Specific Laws in
Legal Regulations in Viet Nam,” Journal of Democracy and Law, 8: 13–17.
Huy, V. Q. (2004), Competition Policy in Vietnam, in: Brooks, D.H. and Evenett, S.J. (eds.),
Competition Policy and Development in Asia, London: Palgrave Macmillan.
Hylton, K.N. and Deng, F. (2007), “Antitrust Around the World: An Empirical Analysis of the
Scope of Competition Law and their Effects,” Antitrust Law Journal, 74:271.
International Institute for Management Development (2000), World Competitiveness
Yearbook, IMD, Switzerland.
Jenny, F. (2004), Anti-Competitive Agreements: Meaning and Examples, Caribbean
Dialogue, July–September.
Jenny, F. (2006), "Cartels and Collusion in Developing Countries: Lessons from Empirical
Evidence", World Competition Law and Economics Review, Vol. 29, Issue 1.
Knight, F. (1946), “Immutable law in economics: its reality and limitations”, American
Economic Review, XXXVI, 93-111.
Kornai, J. (1980), Economics of shortage, Vol. A-B, Amsterdam, New York, Oxford: North-
Holland.
Kronthaler, F. (2007), Effectiveness of Competition Law: A Panel Data Analysis, Institut für
Wirstchaftsforschung Halle, Halle (Saale).
Lee, C. (2007), “Legal Traditions and Competition Policy”, in Cook, Fabella, and Lee (eds.),
Competitive Advantage And Competition Policy in developing countries, Edward Elgar,
Cheltenham.
Lipsey, R.G. and Lancaster, R.K. (1956), “The General Theory of the Second Best”, Review
of Economic Studies, vol. 25.
List, F. (1885), “The National System of Political Economy,” London: Longmans, Green, and
Company.
Machovec, F. (1995), “Perfect competition and the transformation of economics,” London:
Routledge.
Mehta P. and Nanda M. (2003), “Competition Policy, Growth and Poverty Reduction in
Developing Countries,” United Kingdom Competition Commission.
Miroudot, S., Pinali, E. and Sauter, N. (2007), “The Impact of Pro-Competitive Reforms on
Trade in Developing Countries”, OECD, Paris.
Nicholson, M. W. (2004), Quantifying Antitrust Regimes, FTC Bureau of Economics Working
Papers No. 267, Federal Trade Commission.
Nickell, S. 1996. "Competition and Corporate Performance", Journal of Political Economy,
104:724-746.
52
Pangetsu, M. (2002), “Industrial policy and developing countries”, in B. Hoekman, A. Matoo,
and P. English (eds), Development, Trade and the WTO: A Handbook, Washington DC:
World Bank.
Qiao, H. (2008), Vietnam: The Next Asian Tiger in The Making, Goldman Sachs Global
Economics Paper No. 165, April
Reekie, W.D. (1979), Industry, Prices and Markets, Philip Allan, Deddington.
Robinson, J.V. (1933), The Economics of Imperfect Competition, London: Macmillan. 2nd
ed., 1969.
Rodrik, D. (1994). "King Kong Meets Godzilla: The World Bank and The East Asian
Miracle," CEPR Discussion Papers 944, London, CEPR.
Sawyer, M. (1985), The Economics of Firms and Industries: Theories, Evidence and Policy,
Second Edition, Rutledge, London.
Scherer, F. M. (1994), Competition Policies for an Integrated World Economy, Washington,
DC: Brookings Institution.
Schumpeter, J. (1954), History of Economic Analysis (ed. by Elizabeth Boody. Schumpeter),
New York, Oxford University Press.
Shepherd, W. (1997), The Economics of Industrial Organisation, 4th Ed., Prentice Hall,
Upper Saddle River, New Jersey.
Singh, A. (1995), How Did East Asia Grow So Fast? Slow Progress Towards an Analytical
Consensus, Discussion Papers 97, Geneva, UNCTAD.
Singh, A. (2002), Competition and Competition Policy in Emerging Markets: International
and Developmental Dimensions, G-24 Discussion Papers 18, United Nations Conference
on Trade and Development.
Singh, A. and Dhumale, R. (2001), "Competition Policy, Development and Developing
Countries", in: Arestis, P.; M. Baddeley and J. McCombie (eds.), What Global Economic
Crisis? pp. 122-145. Palgrave.
Singleton, R. C. (1997), Competition Policy for Developing Countries: A Long-Run, Entry-
Based Approach, Contemporary Economic Policy, Vol. 15 (2), 1-11.
Sowell, T. (1974), Classical Economics Reconsidered, Princeton NJ: Princeton University
Press.
Stewart T. (2004), “Is Flexibility Needed When Designing Competition Law for Small Open
Economies? A View from the Caribbean,” Journal of World Trade, 725.
Stewart, Clarke and Joekes (2007), Competition Law in Action: Experiences from developing
countries, Canada’s International Development Research Centre.
Thuy, T. (2004), Scientific Background for Determining the Degree of Competitive Restrictive
Agreements and Exemption Criteria in the Competition Law, Conference Report, MOT,
Research Project 2003-78-009.
Tichy, G. (2001), "What do we know about success and failure of mergers?", Journal of
Industry, Competition and Trade, Volume 1, Number 4, 347-394(48).
Tybout, J. 2000. "Manufacturing Firms in Developing Countries: How Well Do They Do, and
Why?", Journal of Economic Literature, vol.XXXVIII, March, pp.11-44.
UNCTAD (2009), FDI Statistic Data, 15 July,
53
[15 July 2009].
Tiếng Việt
Số liệu của Tổng Cục Thống Kê
Các báo cáo của Chính phủ
Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo, Cục QLCT (2009)
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NC18.pdf