Đề tài Chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh đô Huế từ 1802-1884

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 III. CƠ SỞ TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 NỘI DUNG 4 I. KINH ĐÔ HUẾ- VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 4 II. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN VỚI KINH ĐÔ 5 1. Chính trị 5 2. Kinh tế 11 3. Xã hội 17 4. Văn hoá 20 III. HUẾ TRONG THỜI ĐỔI MỚI 25 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn mang đặc trưng riêng trên phần lớn các di sản truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội Việt nam truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ trong tâm của giới sử học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức lại và đánh giá chính xác hơn về triều đại này. Xét trên phương diện chung, lịch sử nhìn nhận triều Nguyễn là một triều đại có nhiều sai lầm và hạn chế. Ngay từ khi thiết lập vương triều với những chính sách đi ngược lại với lợi ích nhân dân. Triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ mình tiếp tục duy trì các tư tưởng, các chính sách bảo thủ lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đặc biệt với thái độ bạc nhược, thiếu kiên quyết triều Nguyễn từng bước đầu hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập tự chủ thành một nước thuộc địa nửa phong kiến kéo dài hơn 80 năm.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh đô Huế từ 1802-1884, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG CỔ ĐẠI MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn mang đặc trưng riêng trên phần lớn các di sản truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội Việt nam truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ trong tâm của giới sử học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức lại và đánh giá chính xác hơn về triều đại này. Xét trên phương diện chung, lịch sử nhìn nhận triều Nguyễn là một triều đại có nhiều sai lầm và hạn chế. Ngay từ khi thiết lập vương triều với những chính sách đi ngược lại với lợi ích nhân dân. Triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ mình tiếp tục duy trì các tư tưởng, các chính sách bảo thủ lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đặc biệt với thái độ bạc nhược, thiếu kiên quyết triều Nguyễn từng bước đầu hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập tự chủ thành một nước thuộc địa nửa phong kiến kéo dài hơn 80 năm. Nhưng xét trên từng khía cạnh riêng, chúng ta không thể phủ nhận hết các vai trò của vương triều Nguyễn. Triều Nguyễn với tư cách là vương triều cầm quyền đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội đặc biệt là những chính sách quan tâm của triều Nguyễn với Huế với tư cách là một kinh đô.Triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc ta một kinh đô cổ kính và hoa lệ. Kinh đô Huế mà những di sản vật thể và phi vật thể đã đựơc UNESSCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới. Đó chính là kết quả của những chính phát triển có trọng tâm và có sự ưu đãi hơn so với các địa phương khác trong cả nước . Như vậy Huế không chỉ là trung tâm văn hoá, kinh tế, xã hội của Đại Nam thời Nguyễn mà còn là một thành phố có nhiều thế mạnh và vai trò quan trọng với nước ta hiện nay. Nghiên cứu tổng hợp các chính sách của kinh đô Huế, triều Nguyễn có nhiều ưu đãi quan tâm khuyến khích phát triển hơn so với các vùng khác, rút ra bài học trong chính sách phát triển thủ đô hiện nay và những kinh nghiệm cho chúng ta trong việc phát triển những di sản của cố đô Huế- một thành phố giàu tiềm năng. Chúng tôi chọn vấn đề “chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh đô Huế từ 1802-1884” làm báo cáo. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi muốn tìm hiểu nhà nước tập quyền quân chủ ở giai đoạn chuyên chế này đã quản lý kinh kỳ với những chính sách mục đích, kết quả như thế nào? Các chính sách nghiên cứu gồm: chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội và giới hạn từ 1802-1884 và cả Thừa Thiên phủ Đề tài giới hạn từ 1802-1884, đây là giai đoạn triều Nguyễn trị vì cả đất nước rộng lớn theo mô hình quân chủ tập quyền trước khi ta mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp. Chính sự ổn định tương đối trong giai đọạn đầu tạo điều kiện để nhà Nguyễn có những chính sách phát triển hợp lý với kinh đô về mội mặt, tạo điều kiện cho huế phát triển vuợt trội hơn so với các địa phương khác trong cả nước Đề tài góp phần giúp chúng ta tiếp cận với việc chỉ đạo của nhà nước phong kiến Nguyễn. Đó cũng là kinh nghiệm để chúng ta xem xét vai trò của nhà nước với thủ đô hiện nay. Đồng thời bổ sung các cứ liệu lịch sử để khôi phục tôn tạo các di tích di vật và chiến lược phát triển Huế hiện nay. III. CƠ SỞ TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn tư liệu quan trọng được lấy từ những bộ chính sử nhà Nguyễn như Đại Nam thực lục (ĐNTL) tiền biên và chính biên do Viện sử học dich và xuất bản thành 38 tập ghi lại lịch sử 1558-1888; Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) của Phan Huy Chú. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng công trình nghiên cứu của một số tác giả khác. Phương pháp nghiên cứu phổ biến là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic như mô tả lịch sử, nghiên cứu sử liệu, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp sử liệu... NỘI DUNG I. KINH ĐÔ HUẾ- VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Theo từ điển tiếng việt: kinh đô là nơi đóng đô của vua. Với một triều đại trong lịch sử việc thiết lập vương triều gắn liền với việc định đô vì nó là nơi đặt các cơ quan quản lý, bộ máy điều hành đất nước của vương triều. Đó chính là bộ mặt của Quốc gia, là nơi đầu tiên nhà nước thi hành chính sách của mình , nơi giai cấp cầm quyền cần thu phục được lòng dân, để kinh sư trở thành một trụ cột vững trắc cho sự ổn định của vương triều. Năm 1802, Nguyễn ánh sau khi lật đổ Tây Sơn xác lập sự thống nhất lãnh thổ từ Bắc vào Nam, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, thiết lập vương triều Nguyễn. Cũng giống như các vương triều khác trong lịch sử, việc đầu tiên của một vương triều khi xác lập vị trí của mình là chọn kinh đô. Nhà Nguyễn khi thành lập đã không định đô ở Thăng Long như các triều đại trước mà quyết định rời đô về Phú Xuân – Huế. Đây là sự lựa chọn duy nhất cho nhà Nguyễn bởi lẽ: Huế là đất bản hộ của dòng họ Nguyễn, là nơi đúng chân suốt mấy đờ của chúa nguyễn.Đó chính là chỗ dựa tinh thần cho vua Gia Long khi chọn nơi này là nơi khởi nghệp đế vương cho triều đại mình. Mặt khác Huế nằm ở trung tâm nước Việt Nam thủa ấy, có một vị trí vô cùng quan trọng. Theo ĐNNTC : “ kinh sư là nơi miền núi miền biển đều họp về, đứng giữa miền nam miền bắc đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn ải Hải Vân chặn ngăn, sông lớn giăng phía trước núi cao giữ phía sau, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chắc thật là thượng đô của nhà vua”. Không những thế, nhà nguyễn còn nhận thấy tầm quan trọng của nhân dân nơi đây. Theo ĐNTL, kinh sư là nơi mà “...dân phong thuần hậu chất phác quen cần cù chịu khó các hạt khác không sánh kịp. Các liệt thánh triều ta đóng đô ở đấy thực ra là nghĩ kế lâu dài. Ôi! dựng nước cốt lấy đức làm gốc rồi chọn chỗ hiểm để giữ lấy. (ĐNTL tập 11 tr 23) Trước khi trở thành kinh đô của triều Nguyễn, Huế đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Theo ĐNNTC: “ Hai xứ Thuận Quảng đời Hán là huyện Tượng Lâm, đời Tấn, Đường là nước Lâm ấp, đời Tống là nước Chiêm Thành…” Năm 1069, Lý Thánh Tông chiếm được vùng đất này. Năm 1103, bị Chiêm Thành chiếm lại. Năm 1306 qua cuộc hôn nhân giữa vua Chiêm Thành và công chúa Huyền Trân, chúa Chiêm dâng khu vực này cho nhà Lý. Từ đó về sau, Thuận Hoá trở thành một phần của đất Việt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thanh Hoá. Năm 1774 chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm đô thành. Năm 1801 Nguyễn Anh lại lấy Phú Xuân từ Tây Sơn và đóng đô ở đó.Phú Xuân là đất kinh đô và trở thành Huế bây giờ. Với vị trí quan trọng là của một nước thống nhất nhà Nguyễn có những chính sách quan tâm đặc biệt ở Huế hơn so với các vùng khác để tạo nên diện mạo của một của một quốc gia. II. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN VỚI KINH ĐÔ Chính sách phát triển kinh đô được nhà Nguyễn thực hiện một cách toàn diện trên tất cả các mặt làm cho Huế có sự phát triển đồng bộ, hệ thống “ xứng đáng là kinh đô của bậc đế vương muôn đời”. 1. Chính trị a. Tổ chức chính quyền Chính trị là thủ đoạn cai trị của giai cấp thống trị. Nhà Nguyễn đã thiết lập một hệ thống chính trị trên toàn quốc để phục vụ cho quyền lợi của gia tộc mình đặc biệt ở kinh đô Huế. Ngay từ khi lên ngôi, Minh Mạng đã ban hành một quy chế riêng cho kinh đô. Ông cho tách kinh đô Huế ra khỏi đất kinh kỳ vốn gồm 4 dinh: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức và Quảng Nam. Từ năm 1822, Minh Mạng cho đổi Quảng Đức dinh làm Thừa Thiên phủ giao cho một viên kinh thành đề đốc trông coi mọi việc quân dân, có một phủ doãn và một phủ Thừa Thiên giúp việc. Tại phủ Thừa Thiên chia làm 2 ty: Tả thừa và Hữu thừa. Đứng đầu mỗi cơ quan này thông phán, kinh lịch, mỗi chức một viên. Thuộc viên gồm có chánh bát, cửu phẩm, vị nhập lưu thư lại tất cả 33 viên. Trong khi đó ở các tỉnh khác đứng đầu là một tuần phủ, đứng đầu 2,3 tỉnh là tổng đốc , giúp việc có 2 ty: bố chánh sứ ty và án sát tứ ty.Trực thuộc Thừa Thiên phủ có 6 huyện gọi là kinh huyện (tại mỗi kinh huyện có một tri huyện chịu trách nhiệm). Tính tới năm 1822 trừ Thừa Thiên phủ thì cả nước lúc đó chia làm 26 trấn, còn Thừa Thiên phủ là một phủ đặc biệt trực thuộc trung ương b. Quân đội Quân sự là một vấn đề trọng yếu mang tính chất sống còn của một quốc gia, quyết định vận mạng của dân tộc. Chính vì vậy, đồng thời với việc thiết lập vương triều các vị vua không quên tăng cường khả năng phòng thủ để đối phó với nguy cơ giặc trong và ngoài nước chống phá, đặc biệt với triều Nguyễn. Bởi lẽ nhà Nguyễn ra đời trong bối cảnh bất ổn, với sự đe doạ của phong trào nông dân ngay từ khi thành lập vương triều và sự dòm ngó của tư bản phương Tây bên ngoài. Cùng với việc chọn Huế làm kinh đô nhà Nguyễn đã nhân ra vị trí chiến lược hàng đầu về quân sự của Huế. Trước hết, nhà Nguyễn đã xây dựng Huế ngoài vai trò là kinh đô đô thị thì kinh thanh Huế còn là kinh đô phòng thủ nổi tiếng như UNESSCO ghi nhận: “một ví dụ điển hình về đô thị hoá và kiến trúc của một kinh đô phóng phú, thể hiện quyền lực của một quốc vương phong kiến cổ ở Việt Nam trong thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XIX”. Với việc bố trí hệ thống phòng thủ tại kinh thành, ở chỗ :bên ngoài kinh thành có các trịa lính, đồn luỹ, xưởng quân giới, dinh thuỷ, dịch thuỷ sư và các công trình phục vụ cho nhu cầu ngoại giao như Thương bạc viện. Ngoài ra để bảo vệ kinh thành triều Nguyễn cũng bố trí hệ thống phòng thủ chiến lược ở những nơi trọng yếu “Vua cho rằng tỉnh Quảng Nam là tỉnh quan trọng ở gần kinh đô, hai nơi đầu nguồn chiêu đàn, hữu bang địa thế dài và rộng đều là nơi địa đầu quan yếu, bèn dụ, quan tỉnh cắt thêm biền binh đến đó hợp với những biền binh đó phái đến trứơc chia đóng để giữu yên nơi đó” (ĐNTL tập 24 tr 44).Xét về mặt vị trí địa lý, Huế được bao bọc hai đầu Nam - Bắc là hai bức tường thành đồ sộ cảu dãy Hoàng sơn và Hải Vân sơn chắn giữ vùng phía đông là cửa biển Thuận An. Vì vậy triều đình chú trọng xây dựng hai khu phòng thủ chiến lược ở đèo Hải Vân và cửa biển Thuận An. Thứ nhất là hệ thóng phòng thủ ở cửa biển Thuận An, đây là cửa biển quan trọng thông với biển Đông, là nơi hiểm yếu cử đợt tấn công vào kinh tahnhf bằng đường thuỷ.Sau khi thiết lập đế quyền và đóng đô tại Huế, vua Gia Long cho triển khai ngay công cuộc bố phòng cửa biển Thuận An. Kể từ ngày 18/3 việc phòng giữ cửa biển Thuận An được tổ chức chặt chẽ hơn với sự ra đời của một công trình kiến trúc quân sự kiên cố bằng dạng gạch hình tròn, gốm một cửa ra vào nằm ở hướng nội địa. Công trình này gọi là đài ( thành) Trấn Hải. Thứ hai là khu vực Hải Vân sơn - đây là ví trí chiến lược quan trọng phòng vệ kinh đô Huế.Đầu thời Nguyễn, Hải Vân sơn là vùng ranh giới giữa phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam, là một nhánh núi nằm ở điểm tận cùng của dãy Trường Sơn bắc lan ra tận biển Đông. Đây là nơi núi cao vực sâu sát ngay bờ biển việc đi lại chỉ dựac vào con đường đèo biển hết sức cheo leo hiểm trở ơe sườn Tây Nam Hải Vân sơn.Thêm vào đó các dãy núi lan ra ngoài biển nên thềm lục địa ở đây co hẹp lại, bờ biển có nhiều đá ngầm đường giao thông trên biển ở đoạn này buộc phải chạy sát vào chân núi cạnh con đường đèo. Những đặc điểm tự nhiên đó khiến cho Hải Vân sơn trở thành một ví trí quan trọng trong việc bảo vệ kinh đô Huế ở mạn Nam. Do tính chất quan trọng của Hải Vân sơn với kinh đô Huế , năm 1826 Minh Mạng cho xây dựng cửa Hải Vân ở Hải Vân sơn.Hải Vân sơn do quân đội chủ lực của triều đình trực tiếp đóng giữ dưới sự quản lý hoặc giám sát của đê đốc kinh thành hoặc phủ doãn Thừa Thiên.Tháng 7/1826 cho xây dựng kho dữ tiền gạo, thực phẩm, trang bị súng cối, đạn pháo. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống phòng thủ thì triều Nguyễn cũng có những chính sách phát triển quân sự đặc biệt ở đây. Thứ nhất là chính sách chiêu binh.: Huế là đất bản hộ của nhà Nguyễn dân cư thuần phác, nhà Nguyễn rất tin tưởng khi sử dụng quân binh ở đây, do đó luôn chú trọng chiêu mộ binh lính ở kinh đô hơn các địa phương khác, lính thường được sử dụng làm vệ binh , cấm binh trong kinh thành. Thứ hai: để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội, nhà Nguyễn không ngừng công tác huấn luyện, luyện tập cho binh lính như đánh trận sử dụng vũ khí và công tác sửa sang bảo quản các thiết bị quân sự cho bền chặt vững vàng. “Vua bảo bộ binh rằng: ở kinh các quan văn võ trong triều, có ai muốn diễn tập súng điểu sang đã chuẩn cho chiểu lính súng công rồi. Nay lại lên phát ra 14 khẩu súng ngoại quốc. Phàm thuộc viên ở các bộ, viện ai diễn tập đựơc,cũng chuẩn cấp cho” (ĐNTL tập 24 tr 410). Ra lệnh trong kinh và ngoài các tỉnh tập luyện thuỷ quân. Dụ rằng “nước ở về phía nam, đất nhiều phần biển thuỷ quân rất quan trọng. Chính nên huấn luyện khiến cho thông thuộc biết rõ đường biển thì lúc có việc mới mong đắc lực. Nay ở kinh, thuỷ quân đã đặt thêm mà các địa phương ven biển cũng đều có thuỷ quân. Vậy chuẩn cho những viên trưởng, cai quản ở kinh, các đốc phủ, bố, án và lãnh binh ở các tỉnh đều chiếu theo thuỷ binh của mình, chẳng hạn như thuyền bè, buồm, chèo, cột buồm, dây nẻo, người lái thuyền các thuỷ thủ, trước pahỉ ra lệnh cho luyện tập kỹ càng thành thục, lại phải tập tành cho biết số đường sông, đương biển, chỗ sâu chỗ nông, chỗ khó chỗ dễ và đâu có cù lao, hòn đảo, đá ngầm, ghềnh thác phải nên kiêng tránh.Rồi dạy tập bắn súng để phòng khi cần thiết. Và những khi bình thường vô sự phàm thuyền bè nhà xưởng và những vật liệu phụ tùng vào thuyền phải nên thương xuyên kiểm đếm, sửa sang cốt phải bền chặt vững vàng. Lại nghiêm cấm những thứ bắt lửa để phòng sự không ngờ. Các ngươi nên chính mình trông nom, mười phần chu đáo ổn thoả. Nếư chẳng chịu cố gắng dốc sức để đến nỗi biền binh không đựoc huấn luyện sẵn sàng, kỹ thuật không tinh thục canh phòng có chút sơ hở thì tất bị trị tội thêm bậc nữa”. (ĐNTL tập 17 tr 37-38). Thứ 3: chính sách ưu đãi, an binh, khuyến khích tinh thần chiến đấu của binh lính bằng cách cấp tiền tuất, thưởng thêm tiền cho binh sĩ “các hạng biền binh chính ngạch hiện taị ứng đóng taị kinh, chuẩn cho chiểu thực sổ đều thưởng tiền 1 quan 2 tiền, còn các hạng biền binh tạp ngạch theo lẹ có ứng điểm cho thưởng tiền la 7 tiền”. (ĐNTL tập 34 tr 194). Mặc dù triều Nguyễn có những chính sách quan tâm đúng đắn đến quân sự đặc biệt ở kinh thành nhưng vẫn còn có những hạn chế do sự lạc hậu về kỹ thuật, kinh tế nên khó có thể đối phó với một lực lượng quân đội hùng mạnh cử tư bản phương Tây khi chúng sang xâm lược.Các công trình phòng thủ chủ yếu là làm bằng gạch, đất, ít đá, quy mô nhỏ bé, tất cả đều lộ thiên không thể chống cự được với sức công phá của đại bác.Nhưng quan trọng vẫn là thái độ của Triều Nguyễn, tình hình chính trị bất ổn khiến cho triều đình không tiếp tục đề ra những chính sách thích hợp. c. Pháp luật Ngay từ khi thiết lập vương triều, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến xây dựng pháp luật.Năm 1815 bộ luật Gia Long đựoc công bố gọi là Hoàng Việt luật lệ nhưng cũng như mọi lĩnh vực khác nhà nước cũng có những quy định riêng về luật pháp để phù hợp với từng vùng trong đó có vùng đặc biệt là kinh đô. Do tính chất phức tạp của tình hình xã hội cũng như tính chất quan trọng cảu kinh đô mà triều đình có sự nghiêm khắc cao trong pháp luật đối với Huế. Trong các tệ nạn xã hội (trộm cắp…) đều được triều đình hết sức ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hơn các địa phương khác. Trong khi đó vẫn có sự công bằng giữa những người phạm tội ở kinh thành và ở các địa phương khác. Tuy nhiên luật pháp triều Nguyễn vẫn còn nhiều hạn chế, bộ luật này sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh vốn đã lỗi thời và phản động mang tính áp chế cao d. Giáo dục Như mọi triều đại thì giáo dục cũng được triều Nguyễn hết sức quan trọng vì đây là con đườn để tuyển chọn quan lại “ Con đường tìm người tài giỏi trước hết là khoa mục. Phàm muốn thu hút những người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình thì người làm vua một nước không thể không có khoa cử”. Nhiệm vụ này đặc biệt chú ý ở kinh đô: kinh đô được coi là trung tâm của giáo dục ở chỗ, Huế bao gồm hệ thống trường học có quy mô, tổ chức thành hệ thống, có sự điều hành quản lý và quan tâm đúng mực của nhà nước ví dụ Quốc Tử Giám được xây dựng 1821, Tập Thiện Đường năm 1817, Tôn Học Đường năm 1850, trong khi đó các địa phương khác trường lớp nhỏ lẻ và không thành hệ thống, thường lấy những nơi sinh hoạt cộng đồng (đình, chùa…), nhà dân làm nơi dạy học. Ơ Huế là nơi diễn ra các kỳ thi quan trọng, mang tính chất quốc gia như thi hội, thi đình để chọn lọc và phân loại tiến sĩ. Còn ở các địa phương chỉ tổ chức các kì thi sát hạch (thi hưong). Nhà nước có những chính sách ưu đãi cho con em trong kinh thành. Trong kỳ thi hương ở Thừa Thiên, Nghệ An, Gia Định, hai điểm thi ở Thừa Thiên, Nghệ An lấy đỗ 51 người thì Nghệ An lấy 13 người còn Thừa Thiên lấy 38 người. (ĐNTL tập 22 trang 171). Lại sai quan kinh dạy bảo con em học tập. Vua ra dụ: “ cho giám sinh Quốc Tử Giám mỗi người 10 quan tiền, Hộ bộ Nguyễn Hữu Thận nói thế là quá hậu. Vua bảo rằng: cho con hát, đàn bà hầu hạ thì không nên hậu chứ học trò là của báu của nhà nước, ngày nay nuôi để ngày khác dùng, há chẳng nên hậu hay sao”. (ĐNTL tập 7 tr 108) Những người đỗ đạt đều được nước nhà trọng dụng. Các vua đã ra điều kiện bắt buộc đội ngũ quan lại từ cấp huyện trở lên đều phải qua một thời gian đào tạo, tức là phải đi học và phải thi đỗ để tạo ra một đội ngũ những người nắm giữ cương vị chủ chốt thuộc ngạch quan chức của triều đình.Năm 1820,Minh Mạng xuống chiếu nói rõ : người hiền tài là của quý của nhà nước cho nên ngoài khoa mục ra, phải mời đến cống cử để muốn trong triều có nhiều kẻ sĩ tốt lành thôn quê không bỏ xót người hiền để phò vua rạng rỡ, cai trị giáo hoá thành thục…Ơ kinh thì văn từ tham tri 6 bộ trở lên và từ phó đô thống trở nên, ở ngoài thì tất cả quan các thành, doanh trấn đều cử người văn học hiền lành ngay thẳng, không cứ nhà hèn hay họ sang lấy được thực tài do bộ Lại chịu trách nhiệm tâu nên chờ chỉ để cho triệu tuỳ tài mà bổ dụng. Thời Tự Đức (1854-1858) để khuyến khích các quan lại ở kinh làm việc tốt, Tự Đức đã dùng phương pháp tăng ân bổng hàng năm cho các quan ở kinh. Triều đình ngoài việc ưu tiên lương bổng, tiền xuân phục, tiền dưỡng liêm quan lại còn được hưởng chế độ ưu đãi về quân cấp ruộng đất và định lệ cấp phương tiện đi lại, thời gian cử tang. Định lệ này được ghi lại khá cụ thể: cấp ngựa trạm cho quan viên ở kinh. Nhưng xét trên bình diện khách quan chính sách giáo dục của nhà Nguyễn phần lớn lạc hậu thủ cực không phù hợp với sự phát triển của lịch sử nữa. 2. Kinh tế a. nông nghiệp Năm 1802 triều Nguyễn được thành lập trong bối cảnh hết sức phức tạp, tinh trạng bao chiếm ruộng đất có chiều hướng gia tăng, nông nghiệp không có sự phát triển. Tuy nhiên ở Thừa Thiên Huế do đặc điểm lịch sử xã hội và với vị trí là kinh đô được nhà nước quan tâm phát triển cho nông nghiệp có những khác biệt nhất định so với các vùng khác. * Ruộng đất Vào nửa đầu thế kỷ XIX trong cả nước ruộng đất bị thu hẹp nghiêm trọng, Nguyễn Công Tiệp trong “Sĩ quan tu tri lục” nêu: “Tổng diện tích thực canh cả nước là 3.396.584 mẫu, ruộng công chiếm 580.863 mẫu, tỷ lệ 17,08%, ruộng tự nhiên chiếm 2.814.221 mẫu, tỷ lệ 82,92%” trong khi đó ở Huế cho đến thời Tự Đức ruộng đất công chiếm ưu thế. Thương thư bộ Hộ Hà Duy Phiên tâu lên vua: “ Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng đất công nhiều hơn ruộng đất tư. Quảng Bình công tư bằng nhau còn các hạt khác ruộng tư nhiều ruộng công ít, tỉnh Bình Định lại càng ít hơn”.( ĐNTL tập 27 tr 330).Thời Gia Long, Minh Mạng tổng diện tích toàn tỉnh là 85.037 mẫu 8 xào 13 thước 6 tấc 9 phân trong đó ruộng công là 83,1%, ruộng tư la 16,9%, ruông công ở đây phát triển do nó gắn liền với quá trình khai hoang lập làng. Bên cạnh đó do yếu tố chính trị cũng góp phần duy trì ruộng đất công ở đây. Ngoài ra nhà Nguyễn còn đề ra nhiều biện pháp nhằm củng cố công điền. Như vậy Thừa Thiên Huế nơi có kinh đô Phú Xuân nhà nước tỏ ra ưu đãi hơn các địa phương khác mà cũng là nơi mọi chính sách của triều đình được áp dụng triệt để và có tính hiệu lực cao hơn. * các chính sách trọng nông Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương “dĩ nông vi bản” đặc biệt coi trong sự phát triển của nông nghiệp, nhiều chính sách được thực hiện một cách toàn diện ở cả Bắc thành, Gia Định và miền Trung. Nhưng với vị thế là kinh sư, Thừa Thiên phủ được nhà nước có chính sách quan tâm đặc biệt. Kinh đô Huế là nơi được chọn làm nơi cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm của nhà vua, biểu tượng của một năm mới làm ăn phát đạt.Năm 1828, Nguyễn Công Trứ đề xuất hình thức khai hoang mới là doanh điền. Vua Nguyễn quan tâm đến vấn đề này ở Huế, đã từng nói rằng: “Trấn Tây là đất màu mỡ bỏ hoang còn nhiều, chính phải nên chiêu mộ dân kinh, đi theo khai khẩn cày cấy và cư trú” (ĐNTL tập 17 tr 27). Các vua Nguyễn rất lo lắng mỗi khi ở Thừa Thiên có dịch hại mùa mạng, thiên tai khi đó nhà vua đều sai cận thần hoặc tự mình lập lễ cầu đảo ở các đền thiêng để mong mưa thuận gió hoà. Nếu như ở các tỉnh khác lễ cầu đảo dao các quan thực hiện nhu một nhiệm vụ của họ thì ở Huế tự vua thực hiện. “ Minh Mạng năm 1840 đã sai khơi vét dòng nước các sông trong hạt để làm lợi cho nông nghiệp” (ĐNTL tập 22 tr 128). Bên cạnh đó nhà nước còn đặc biệt coi trọng việc đốc thúc nhân dân lầm ưn cày cấy, đến sự phát triển của một nền kinh tế nông nghiêp ở kinh thành. Nhờ đó mà ở Huế có những phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. b. Thủ công nghiệp Bên cạnh những chính sách phát triển cho nông nghiệp, triều Nguyễn cũng đặc biệt chú trọng đến phát triển thủ công nghiệp bởi nó chịu trách nhiệm sản xuất mọi vật dụng cho bộ máy vua quan trong hoàng gia và nhân dân cả nước. Cho đến trước khi Pháp xâm lược, thủ công nghiệp vẫn tồn tại dưới 2 bọ phận: thủ công nghiệp dân gian và thủ công nghiệp nhà nước. Trong khi ở kinh đô Huế phát triển cả 2 loại hình (dân gian và nhà nước) thì thủ công nghiệp nhà nước vẫn chiếm đa số còn ở các địa phương khác chỉ chủ yếu phát triển thủ công nghiệp dân gian. * Thủ công nghiệp nhà nước Ngay từ thời Lý, thủ công nghiệp nhà nước đã phát triển thành một bộ phận quan trọng trong kinh tế thủ công nghiệp. Đến thời Nguyễn lọi hinh kinh tế này tiếp tục được phát triển. Ơ Huế tập trung hầu hết mọi hoạt động của thủ công nghiệp nhà nước với một hệ thống quan xưởng có ý nghĩa quan trọng (xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí,đóng tàu….). Trong đó nhà nước đều có chính sách nhằm phát triển hệ thống quan xưởng, ở đây nổi bật là chính sách công tượng: chính là việc trưng tuyển thợ thủ công giỏi trong các nghành nghề ở nhiều địa phương về kinh đô làm việc, tập trung trên quy mô lên do trình độ tay nghề của thợ, sản phẩm làm ra đều có chất lượng cao. Hình thức trung tuyển thợ và cách thức tổ chức công tượng dưới thời Nguyễn phong phú, chặt chẽ hơn so với các thời đại trước. Triều Nguyễn đồng thời sử dụng ba hình thức trưng tuyển thợ thủ công về kinh. Thứ nhất là theo ngạch với qui chế bắt buộc ở từng địa phương (tháng chạp mỗi năm). Thứ hai là tuyển mộ theo chế độ tự nguyện. Năm 1826 vua Minh Mạng ra chỉ dụ nêu rõ : Các loại thợ cục ở các dinh chấn, ai lành nghề muốn tình nguyện về kinh dịch tuyển thì chuẩn cấp lương ăn đường cho họ về kinh để Vũ Khố thí nghiệm (Đại Nam Thực lục tập 15 trang 403). Thứ ba là thuê mướn nhân công. Những lúc công việc nhiều, các xưởng cần tăng cường lao động. Vì vậy Bộ Công “Tư cho các địa phương thuê mợ những người nghề giỏi làm khéo và giỏi một nghề cho dẫn về kinh, đến sở thợ làm việc” (ĐNTL tập 21 trang 16). Khi công việc cần kíp Nhà nước trực tiếp lệnh cho các làng có thợ thủ công phải điều người đến công xưởng theo số lượng và ngạch thợ cần có. Chẳng hặn khi xây dựng kinh thành Phú Xuân chỉ trong vòng một tháng (từ 20 tháng 1 đến 20 tháng 2 năm Gia Long thứ 1802-1805) riêng số dân đinh làm gạch ngói của 4 dinh từ Quảng Bình đến Quảng Nam ở Kinh đô cũng lên tới 1.500 người. Việc đắp kinh thành tháng 3 năm Gia Long thứ tư 1805 đã từng bắt 23.116 quân dân các hạt từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (trừ Quảng Đức) và tháng 2 năm sau lại điều hơn 5.500 quân Bắc thành về kinh làm việc (mục lục châu bản triều Nguyễn tập 1 trang 58, 72-117). Nhà nước có chính sách ưu đãi cho thợ thủ công làm việc trong các công xưởng ở kinh đô. So với thủ công nghiệp ngoài kinh “ các hạng thợ ở kinh đều thưởng thêm cho tiền lương nửa tháng” (ĐNTL tập 29 tr 6). Bất kỳ triều đại nào sản xuất và quản lý tiền tệ là công việc hết sức quan trọng không chỉ vì ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị lớn lao sau khi lên ngôi, thiết lập vương triều Nguyễn (1802) Gia Long đã khẩn trương lập lại cục đúc tiền mới nhằm khẳng định quyền lực của vương triều của mình. Nhà nước giữ độc quyền sản xuất tiền. Việc tổ chức quản lý ngày càng được củng cố chặt chẽ. Tại Kinh đô Huế, nhà Nguyễn cho mở cục đúc tiền chính thức vào năm 1820 lấy tên gọi là Bảo hoá kinh cục. Tại đây nhà nước áp dụng chế độ công tượng, không có chế độ kiểu gia công thu thuế hay thuê thợ làm theo khoán sản phẩm như cục Bảo Tuyền (Hà Nội). Cùng với việc sản xuất và quản lý tiền tệ thì nhu cầu xây dựng cơ sở quốc phòng trang bị cho quân đội ngày càng lớn, vương triều Nguyễn trị vì đất nước trong bối cảnh trong nước và thế giới không mấy thuận lợi. Chiến tranh nông dân diễn ra triền miên và rầm rộ. Các thế lực ngoại xâm nhất là Tư bản phương Tây tăng cường dòm ngó, tìm cách xâm lược. Sự tồn vong của vương triều và nền độc lập quốc gia luôn bị đe doạ. Do đó các xưởng chế tạo vũ khí được thiết lập tập trung với quy mô lớn, khối lượng lớn lao động làm việc trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực kinh đô Huế. John crawfurd đến Huế những năm đầu Gia Long, Minh Mạng nhận xét: “ xưởng đúc súng là một nơi được tổ chức trật tự và hoàn hảo nhất”.Phát triển cùng với các công xưởng đúc tiền và công xưởng chế tạo vũ khí thì các công xưởng đóng tàu cũng là những công xưởng được nhà nước đầu tư vốn, trưng tập đông thợ hoạt động thường xuyên và tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của triều đình.Nhà nước tập trung đóng nhiều thuyền ở kinh đô hơn các địa phương khác với nhiều chủng loại thuyền và số lượng rất lớn đặc biệt dưới thời Minh Mạng. Nhà nước định nghạch ra các loịa thuyền, quy định về số lượng vàq uy cách chế tạo, tu sửa chặt chẽ nằhm quản lý tàu thuyền một cách quy củ và tập trung. Theo đó ở kinh, 1828 được định nghạch la 348 chiếc các hạng, mỗi tỉnh có hang chục chiếc, ngoài ra còn thuyền ngoại ngạch( dự trữ) ở kinh la 35 chiếc (ĐNTL tập 9 tr 151-152). Căn cứ vào đó, nhà nước lệnh cho kinh đô và một số tỉnh lớn đóng thêm cho đủ. Cùng với các công xưởng nêu trên để phục vụ cho việc kiến thiết kinh thành,tại kinh đô triều Nguyễn cho thiết lập một số xưởng khác như xưởng sản xuất gạch ngói, xưởng dệt may các đồ phục sức của vua quan hoàng tộc và binh lính .. * Thủ công nghiệp dân gian Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp dân gian trong cả nước, thủ công nghiệp dân gian ở Huế cũng được phát triển một cách đa dang nhiều nghành nghề (gốm, dệt vải, luyện kim, đan lát…).Nhưng do đặc điểm của thủ công nghiệp ở Huế chiếm ưu thế là thử công nghiệp nhà nước nên thủ công nghiệp dân gian phần nào bị hạn chế, tập trung trong các làng nghề ven đô, xung quanh kinh thành. Vì vậy khác với Thăng Long- Hà Nội, Huế không có các phưòng thủ công dân gian phát triển mạnh ngay trong thành phố.Phường đúc ra đời và phát triển từ thời các cháu Nguyễn duy trì dến thế kỷ XIX nhưng nó hoàn toàn là thu công nghiệp nhà nước. Khi Huế không còn ưu thế kinh đô các công xưởng nhà nước giai thể phần nhiều lính thợ được trả về bản quán. Một số lính thợ ở lại hành nghề sinh sống mới hình thành phường đúc của thợ thủ công dân gian. Một nét đáng chú ý trong thủ công nghiệp dân gian ở Huế đó là phương thức hoạt động “hàng kỉnh” của thợ thủ công ngành luyện kim, rèn của làng Hiền Lương (Phong Điền).Đây là tổ chức của những người thợ rèn đi làm ăn xa ngoài địa bàn làng gốc. Thợ rèn làng này sau khi học hành nghề phần lớn đều đi đến các làng quê, các thị xã, thị trấn...những nơi có nhu cầu về sản phẩm của mình để hành nghề. Như vậy so với các tổ chức phường thợ ở Phú Bài, ở Nho Lâm (Nghệ An), hình thức “ làm đám” ở Vân Chàng (Hà Nam), hình thưc hàng kỉnh phát triển hơn,nó không bó hẹp trong phạm vi làng xã có xu hướng tách khỏi nông nghiệp. Như vậy trên một địa bàn không rộng là kinh thành Huế và vùng ngoại vi, nhà Nguyễn đã thiết lập một khối lượng lớn công xưởng phục vụ cho nhu cầu tài chính, quân sự, vận chuyển,sinh hoạt cung đình và xây dựng kinh đô của nhà nước. Cùng với sự phát triển của các công xưởng thủ công, thủcông nghiệp dân giân cũng có những bước phát triển, tuy nhiên hầu hết vẫn chưa thoát khỏi phạm vi làng còn gắn chặt với nông nghiệp, chưa hình thành các phường thủ công lớn như ở Bắc thành ( Hà Nội) c. Thương nghiệp: Huế – với một vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm đất nước, tập trung nhiều đầu mối với tuyến đường giao thông thuỷ bộ từ bắc vào nam, các cảng biển thuận lợi cho việc trao đổi giao lưu giữa các vùng trong cả nước và với bên ngoài. Về nội thương: một hoạt động nội thương nổi bật là việc nhà nước đứng ra thu mua hàng năm các sản vật, hàng hoá thông qua chính sách thuế biệt nạp (thuế thổ sản) ở các địa phương về kinh. Theo đó nhà nước độc quyền các mặt hàng đặc biệt là kim loại (như vàng, bạc đồng, chì,…) ở kinh nhà nước cấm cửa kinh thành giờ mở đóng đều theo lệ hoàng thành năm Gia Long, đêm tối có cờ bài vương mệnh, bông bài hiệu cửa thì mới được mở ra vào; nếu có việc quan khẩn cần tâu thì người giữ cửa kinh thành báo cho người giữ cửa hoàng thành chuyển đạt, nếu lên báo mà không báo, cũng không nên báo mà bày đặt làm trấn động thì có tội. (ĐNTL tập 7 trang 69). Việc quy định đóng mở cửa thành nhằm ổn định trật tự trong kinh đề phòng sự nhòm ngó, phá hoại của các thế lực ở bên ngoài thành. Đối các cai thuyền ở nơi khác đến buôn ở Thừa Thiên Huế do chính sách thuế khoá và thể lệ kiểm soát nghiệm ngặt, phức tạp của nhà nước nên có phần hạn chế. Riêng đối với mặt hàng gạo, do ở kinh giá gạo cao nên nhà nước có chính sách giảm và miễn thuế đối với mặt hàng này “…miễn các thuế cho các cai thuyền ở nơi khác đến buôn thóc gạo ở Thừa Thiên Huế” (ĐNTL tập 36 trang 101) Về ngoại thương: Hoạt động ngoại thương chủ yếu diễn ra với các nhà buôn Trung Hoa. Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt đối với nhà buôn Trung Hoa “có lái buôn người nhà Thanh, thuyền trưởng Ngô Hội Hưng, thuyền bộ Vương Phục Hưng đem dâng lễ phẩm do phủ Thừa Thiên tiến lên, vua sai chọn lấy một vài thứ đồ cổ rồi cấp cho 500 quan tiền, ngoài ra trâu, ngọc, gấm vóc đều giả lại tất cả. Còn thuế thuyền đều được miễn” (ĐNTL tập 26 trang 59). Thương nhân người Hoa có thể ghé vào bất kỳ hải cảng nào trên đất nước ta để trao đổi hàng hoá miễn là nộp đủ thuế cảng và thuế hoá hạ mà nhân viên kiểm kê sở tại đã dánh giá và không mang đồ quốc cấm. Không những vậy nhà nước còn tạo điều kiện cho Hoa thương ở lại nước ta cư trú lập phố, mở cửa hàng cửa hiệu. Chế độ hàng bang là một sáng kiến của triều Nguyễn. Bang Phúc Kiến ở Huế lập vào năm 1857 mà hội quán có ở chợ Dinh là thể nghiệm đầu tiên về tổ chức hàng bang cho Hoa Kiều ở Việt Nam. Trong khi có những chính sách ưu đãi thương nhân Trung Hoa thì hoạt động ngoại thương giữa triều Nguyễn và các nước phương Tây có phần dè dặt hạn chế. Dưới thời Gia Long, các tàu thuyền phương Tây được phép đến kinh đô Huế để làm thủ tục buôn bán. Năm 1805, tại Huế thành lập toà lãnh sự Pháp đến năm 1830 thì đóng cửa. Từ thơi Minh Mạng tàu thuyền phương Tây chỉ được phép đến giao thương ở cảng Đà Nẵng. Đầ Nẵng một cửa khẩu từng làm tiền cảng cho Hội An trong các thế kỷ thịnh vượng ngoại thương giờ trở thành cảng quốc tế của triều Nguyễn vì nó không quá gần như Thuận An làm cho nguời nước ngoài nhòm ngó đến kinh đô để đe doạ, cũng không quá xa trung ương như Quy Nhơn, Gia Định làm triều đình Huế không có khả năng kiểm soát và thu lợi. 3. Xã hội Nhà Nguyễn đặc biệt coi trọng đến vấn đề xã hội ở kinh đô, những chính sách ấy đã có tác dụng to lớn trong việc giữ gìn ổn định xã hội, nhà Nguyễn quan tâm đến xã hộ ở Huế là do sự lên ngôi của nhà nguyễn sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn – triều đại đang lên và tiến bộ, lai do bản chất ích kỷ, lo sợ quyền lợi giai cấp bị tước đoạt, nhà Nguyễn cần phải có những chính sách để thu phục lòng dân ở nơi kinh đô, nơi mà triều Nguyễn đặt cả vận mệnh của mình vào đó. Huế là đất bản hộ, lại là kinh sư của triều đình do vậy nơi đây tập trung đông dân cư với nhiều ngành nghề kinh tế…Đòi hỏi nhà Nguyễn phải có biện pháp điều hành cho sự ổn định của kinh sư. Bên cạnh sự ưu tiên phát triển về kinh tế, văn hoá, chính trị nhà nước cần có sự phát triển xã hội ở đây để tạo ra sự cân bằng về mọi mặt của đát nước. “ Thừa Thiên là nơi kinh sư, các vị vua luôn ban ơn vỗ về, yên ủi, đức hoá, thấm nhuần rộng khắp, dân ngày càng đông đúc thái bình. Vì vậy các vị vua sau cần mở rộng ân trạch như những thời kỳ trước, ban bố ân huệ, thường thường hơn các nơi khác theo ý nghĩa lấy kinh sư làm trước tiên”. Nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích nhân dân chăm lo làm ăn như : giảm sưu thuế, cứu đói, cho vay phát triển. Chính sách thuế được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 1827 nhà nước tha thuế ruộng cho 2 huyện Hương Trà, Phú Vang bị lụt, giảm 3/10 thuế thân cho Thừa Thiên. Năm 1844 Thiệu Trị “ chuẩn cho 6 huyện phủ Thừa Thiên tô ruộng nộp thay bằng tô tiền” bởi vì ở đây bị lụt, vua đã nói “một hạt Thừa Thiên ở kinh thành từ truớc tới nay, dạy nuôi yên rỗi được thấm ơn trước tiên” (ĐNTL tập 22 trang 122). Khi Thừa Thiên gạo kém giá đắt, các vua cũng sai mở kho bán giảm giá cho dân vua nghĩ “thợ ở các địa phương đến làm việc ở kinh hoặc có thiếu vốn sai bộ hộ xét các địa phương xa gần, công việc nhiều ít, phát tiền kho theo bậc cấp cho” (ĐNTL tập 7 trang 15) bởi vì nhà vua nghĩ rằng “ chu cấp không sót dẫu đến hàng nghìn, hàng vạn cũng không tiếc” (ĐNTL tập 7 trang 37). Nhà Nguyễn cũng có những chính sách để bảo vệ an ninh trật tự xã hội.Ngoài bộ luật Gia Long áp dụng chung cho cả nước, ở kinh đô cũng có những chính sách riêng. Vua cho rằng “Kinh thành là chỗ quân dân tụ họp đông đảo” nên rất quan tâm đến trật an ninh xẫ hội xuất hiện nhiều trộm cắp, vua đã nghiêm sức cho các quân canh phòng cẩn mật thường xuyên tuần tiễn quyết bắt kẻ trộm. Lại sai viên kinh doãn nghiêm sức cho các phường kiểm tra trong sổ dân xem có bọn vô lại trú ngụ không. Nhà Nguyễn còn thi hành nhiều chính sách an dân như: hàng năm thường mời những ngưòi già trên 70 tuổi ở kinh cho ăn cỗ 3 ngày trong khi ở tỉnh ngoài là 1 ngày (ĐNTL tập 26 tr 68). Với những nhà dân bị cháy, cho tièn gạo để cứu giúp “ đối với những nhà dân bị thất hoả, cửa nhà mỗi gian cấp cho 2 quan bất kì đàn ông, đàn bà, người lớn, người bé, mỗi người cấp cho một phương gạo. Duy nhà bắt đầu đánh cháy thì không cho gì cả” (ĐNTL tập 29 tr 130). Nhà vua vẫn thường xuyên ân xá cho những phạm nhân trong ngày khánh tiết hoặc trong dịp lễ “ vua dụ bộ Hình rằng: đương buổi xuân hoà cỏ cây và các loài vật nhờ đó mà nảy nở, huống chi năm mới tiến phúc. Trẫm tuổi tới tứ tuần làm việc mừng ban ơn. Thực nên khiến cho người ta biết sửa đổi. Các tù phạm bị tù đầy trong quân, bị tội đồ làm nô, bị tội khổ sai hiện đang phải giam, ở kinh là 115 người, nên hội đồng các quan ở kinh hiển thị rõ ràng tha cho về thăm nhà, hẹn cho 15 ngày phải đến” (ĐNTL tập 26 tr 23) Trong ĐNTL (tập 24 tr 197) có viết : “…vua sai xem sổ tổng,thống kê số tù giam thấy nhà ngục tỉnh Thừa Thiên nhiều đến trên 150 tù. Sai xét kỹ về tội trạng, liệu định phân biệt từng tội tên nào thuộc tội nhẹ thì được giảm bậc phát vãng đi để khỏi đọng trong ngục”. Nhà vua cũng rất quan tâm đến đời sống của các binh lính “ cấp thêm áo quần cho kinh binh đi thú. Dụ rằng: trước khi kinh binh đi thú ở các hạt Bắc thành, Thanh Nghệ, ngày đến chỗ thú đã cấp tiền áo quần nhưng còn nghĩ đến mùa đông giá rét, những người đi thú xa lấy gì chống rét, nên sai may quần áo phát thêm cho, từ đấy làm lệ mãi mãi” (ĐNTL tập 17 tr 149). Nếu như những tinh binh này chẳng may bỏ mạng, chết vì dịch cấp tiền tuất cho các hạng lính với các thứ bậc khác nhau: lính cẩm y mỗi người 5 quan còn các lính thợ đều mỗi người 3 quan và vải trắng mỗi người một tấm. Với những chính sách đó thì kinh đô Huế đã thực sự phát huy được vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá số 1 của đất nước, dân số ngày càng tăng, đời sống ngày càng phát triển. Năm 1819 riêng số dân đinh ở Thừa Thiên Huế đã là 50.300 người, chỉ đến 1853 đã tăng lên 68.540 người (xem Nguyễn Văn Đăng “dân số Thừa Thiên Huế xưa và nay” trong tạp chí Huế xưa và nay). 4. Văn hoá Văn hoá là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để phục vụ cho cuộc sống con người. Với vị thế là kinh đô của triều Nguyễn, Huế có một nền văn hoá mang đậm dấu ấn của vương triều cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Huế là một khu vực giàu truyền thống lịch sử và và văn hoá. Huế nằm trong vùng tiếp giáp giữa văn hoá Việt và văn hoá Chăm, ở phía nam nhất của vùng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ân độ qua người Chăm, phía bắc nhất của vùng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Văn hoá Huế đã được bắt nguồn từ vùng có nhiều dân nhất ở đây là Thanh Hoá, Nghệ An và đã được bổ sung bằng các yếu tố địa phương. a.Tôn giáo,tín ngưỡng Huế có ảnh hưởng của cả 3 tôn giáo: Nho, Phật,Đạo. Nhà nước cố gắng duy trì ở đây bởi Nho giáo như một mạch sống của chính quyền phong kiến trung ương.Nho giáo đã có tác dụng nhất định đối với Huế.Năm 1821, cho xây dựng ở Huế Quốc Tử Giám để dạy học,văn miếu võ miếu để thờ cúng. Ngay từ sớm người phương Tây đã đến đây để buôn bán và truyền đạo nhưng do những chính sách cấm đạo của triều đình đã hạn chế dần sự phát triển của Thiên chúa giáo ở đây. Đạo phật và tín ngưỡng dân gian vẫn còn phát triển. Vua mặc du theo nho giáo nhưng cũng là người mộ đạo ttong việc cầu đảo lập đàn cúng tế ở đền miếu, chùa chiền. “ Tháng 3 ở kinh kỳ được mưa bấy giờ đại hạn lâu. Vua mật đảo ở cung cấm, lại sai đình thần lập đàn Tam thần ở trước cửa Ngọ môn cùng lòng thành thay nhau cầu đảo, ngay hôm ấy được trận mưa to 3 ngày liền. Vua tự nghĩ bài văn Tế tạ và thưởng cho các quan tự viện cầu đảo, các quan xin từ thì không được”. Nhà vua cung rất quan tâm đến xây dựng chàu chiền: “ đạo phật lấy tế độ làm trọng có lẽ giúp cho âm phúc được, nhờ vậy sai bộ lễ sắm vật liệu trước đến ngày trung nguyên (15/7 âm lịch) truyền cho các sư tập hơp ở chàu Thiên Mụ lập đàn tràng thuỷ lục 21 ngày để siêu độ vong hồn những quan quân ta đã chết về việc nước. Phật giáo tuy huyền vi nhưng chưa chắc đã hiển ứng, rõ rệt như lòng ta nhớ nghĩ đến các tướng sĩ không lúc nào quên. Việc lập đàn chay nào cũng là một cách ngụ ý thương xót chứ chẳng dốc lòng mê tín phật đâu. Liền truyền sai triệu tập những nhà sư ở chùa các địa hạt, người nào tinh tiến giữ giới đến kinh cấp cho giới đạo độ điệp (văn bằng do nhà nước cấp cho những nhà sư xứng đáng tỏ ý công nhận được vào đạo phật)” ( ĐNTL tập 31 tr 34). b. Văn học nghệ thuật Văn học nghệ thuật ở kinh đô tiếp tục phát triển theo hai dòng chính : văn học chính thông và văn học dân gian. Ơ Huế tập trung nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với các thể loại văn học chữ Hán và chũ Nôm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật và nội dung. Văn học dân gian tiếp tục phát triển nhiều thể loại khác nhau như tục ngữ, ca dao,vè , hát giặm…ca ngợi những nét đẹp truyền thống của dân tộc và đặc là vẻ đẹp của xứ Huế. Nghệ thuật của xứ Huế đặc sắc nhất là dòng nghệ thuật cung đình: nhã nhạc Huế thường được biểu diễn phục vụ vua quan hoàng tộc hay trong những buổi lễ lớn, tiệc tùng, giải trí của hoàng gia. Với những giá trị của nó UNESSCO đã công nhận nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Bên cạnh đó rất chú trọng nghệ thuật sân khấu ( tuông, chèo ), xiếc phục vụ cho chính vua quan nha Nguyễn cùng đông đảo nhân dân trong thành. Nhà Nguyễn cũng xây dựng nhà hát có chỗ diễn chỗ ngồi cho khán giả ở kinh đô. Lễ hội ở kinh đô vô cùng phong phú mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình có lễ tế giao, lễ xã tắc, lễ nguyên đán…Mỗi một lễ hội đều có các bước nghi thức mà phần hồn của nó chính là âm nhạc lễ nghi cung đình; dân gian có lễ hội đua ghe, tế đình tế chùa với hình thức dân gian muôn màu muôn vẻ. c. Văn hoá vật thể Dưới triều Nguyễn, kiến trúc được phát triển theo 2 hướng chính: cung đình và dân gian, đặc biệt ở Huế có sự kết hợp cả hai yếu tố trong đó kiến trúc cung đình giữ vai trò chủ đạo.Nhà nước có sự đầu tư quy mô lớn để xây dựng một hệ thống từ kinh thành, hoàng thành đến đền đài, lăng tẩm theo lối kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Trước hết nằm trong hệ thống thành quách Huế nổi lên là kinh thành, hoàng thành và tử cấm thành. Việc xây dựng kinh thành Huế, nhiều học giả cho rằng: nó được xây dựng trên cơ sở dịch lý và thuật phong thuỷ của phương Đông kết hợp với kỹ thuật xây đắp thành trì của phương Tây. Kinh thành Huế cụ thể đựoc xây dựng theo kiến trúc Vaunban để che chắn, bảo vệ cho một hệ thống cung điên, công thự, nha viện là nơi hoạt động, ăn ở, vui chơi của triều đình, hoàng gia, giới quý tộc và quan lại lúc bấy giờ.Trong quần thể kiến trúc kinh thành không thể không nhắc đến hệ thống lăng mộ, hình thành phong cách xây dựng lăng tẩm độc đáo với bốn khu lăng mộ tiểu biểu của các vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.Các lăng tẩm này là điển hình cho phong cách kiến trúc lăng tẩm Huế-“cảnh vật hoá”. Đó là một sự kết hợp giữa nhưng ý niệm giàu tính triết học, bởi sự chi phối của thuật phong thuỷ - địa lý với tính cách riêng biệt của từng ông vua dựa trên sự vận dụng phong cách cung đình và lối kiến trúc nhà vườn sứ huế được sắp đặt một cách hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. Lăng Minh Mạng nằm trên đồi thông mặt quay ra biển lưng tực núi, lăng Minh Mạng được xây dụng hết sức chỉnh chu, hoàn thiện nghiêm trang, cân đối, hài hoà. Lăng Tự Đức như một bài thơ kiến trúc, yêu cầu về một sự giải thoát, trở thành một khu lăng - công viên thơ mộng trữ tình. Lăng Khải Định được xây trên một ngọn đồi cao. Trong lăng có các pho tượng, đặc biệt là tượng Khải Định được tạc một cách chuẩn xác và cân đối, trên tường là những bức tranh ghép mảnh độc đáo. Hầu hết các sơn lăng đều có sự giao thoa về kiến trúc giữa đông và tây. Về vật liệu xây dựng lăng chủ yếu là gạch vữa ngoài ra còn sử dụng chất liệu mới là xi măng cốt thép. Tất cả tạo nên những nét đẹp riêng biệt và quyến rũ khiến chốn mộ địa này trở thành chốn “hoàng cung thứ 2” là “những khu vườn của thế giới bên kia”, là nơi “tang tóc mỉm cười, vui chơi thổn thức” như nhiều người ca ngợi. Việc xây dựng kinh đô là công việc không hề quan trọng với y’ nghĩa quan trọng hàng đầu của kinh sư “bộ mặt của đất nước” vì vậy chính các vị vua triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng cũng chủ trương xây dựng kiến thiết lâu dài kinh đô tạo nên sự hoàn chỉnh, đặc sắc. Thời Gia Long là thời kỳ bắt đầu khởi công xây dựng kinh thành Huế, xây nền móng của một công trình để đến thời sau: Minh Mạng tiếp tục hoàn thiện hay có những chính sách tu bổ, bảo dưỡng hợp lý cho kinh thành. Theo ĐNTL “kinh thành là nơi tôn nghiêm quan trọng, người ngoài trông vào mà trên thì miếu điện, dưới thì kho tàng dinh thự, nhiều chỗ hư hỏng, trông không hoà nhã lắm, chính là việc hiện nay cần phải chấn chỉnh tính làm trước nhất” (trang 93 tập 31). Ngoài ra để thúc đẩy công việc xây dựng, tu bổ các công trình kiến trúc tại kinh thành, có thể hoàn thành sớm, đạt chất lượng cao hoàn hảo… nhà nước còn đưa ra các chính sách ưu đãi với lực lượng lính, thợ xây dựng, tạo những điều kiện tốt nhất cho họ làm việc có hiệu quả cao: “vua thấy cuối xuân nắng nóng, bèn xuống dụ sai đổi giờ làm cho những người xây dựng điện Thái Hoà, cửa Đại Cung, cửa Ngọ Môn, mỗi ngày cứ sáng sớm thì làm giữa giờ tị thì nghỉ ngơi, giữa giờ mùi lại làm, chập tối thì nghỉ. Nhân lúc đó vua bảo viên đổng lý Lê Văn Đức rằng: ta thương yêu quân sĩ muốn giữ được sức khoẻ cho họ khiến ai đều vui vẻ như con đến làm cho cha, cần gì phải quá thúc giục. Lại nói: các thánh triều ta truyền nối đã lâu nhưng lúc mới khai sáng chưa kịp làm thành trì cung huyết. Hoàng thảo ta trung hưng, mới bắt đầu xây dựng kinh thành. Ta nối chí noi việc lại sửa sang thêm để làm lợi cho muôn đời cho nên không tránh khỏi một phen phải chịu khó nhọc. Liền sai thưởng cho những biền binh làm việc xây dựng đó một nửa tháng tiền lương” ( ĐNTL tập 12 trang 57) Mặc dù dưới triều Nguyễn ở kinh đô kiến trúc dân gian không có sự ưu tiên phát triển như kiến trúc cung đình nhưng ở Huế vẫn có sự phát triển dựa trên cơ sở kế tục truyền thống văn hoá lâu đời. Nhà tre, nhà vườn cùng với sự gắn bó với thiên nhiên là đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc dân gian sứ Huế. Kinh đô Huế còn là thành phố tổng hợp bởi các khu vườn và nhiều ngôi nhà rường đẹp. Nhà và vườn là một trình thể được sắp xếp dựa trên các yếu tố tâm lý, sinh lý, điều kiện địa hình và trình độ thẩm mĩ. Ngoài ra, các chùa quán, đền miếu cũng là nét kiến thức độc đáo được nhà nước trùng tu và tôn tạo. Về điêu khắc, do xây dựng nhiều công trình công điện, đền miếu mà nghệ thuật điêu khắc, trang trí rất đặc sắc. Những hình tượng điệu khắc như động vật, hoa cỏ, chim muông, con người…Trong đó, tiêu biểu là hình tượng con rồng – biểu tượng cho quyền y của vương triều. Nó thường xuất hiện trên các đền đài cung điện, miếu vũ đình chùa và trong ngoài hoàng cung Huế thậm chí có ở bờ nóc, bờ quyết, bình phong, bậc cấp, khung cửa nghi môn… của các công trình kiến trúc. Tiểu kết:Với tính chất quan trọng về tất cả các mặt của Huế từ chính trị , kinh tế, quốc phòng đến văn hoá xã hội, chính vì thế các quy định khi thực thi vào Huế có tính nghiêm minh cao vì Huế chính là nơi thử nghiệm cho mọi chính sách của triều đình, Huế là bộ mặt diện mạo của cả quốc gia dân tộc, trong ngài trông voà kinh đô có nghiêm mới ổn định đựơc các địa phương khác trong cả nứơc. Cũng vì là môt ví trí địa lý quan trọng hiểm yếu tập trung nhiều thành phần dân cư di tán, quần tu nhiều kẻ thù nhòm ngó. Vì thế chính sách đảm bảo an ninh, quân sự đất nước luôn được nhà Nguyễn chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên. luật pháp triều Nguyễn còn nhièu hạn chế, trước hết bộ luật này gần như sao chép nguyên vẹn bộ luật Nhà Thanh đang được thi hành vốn đã lỗi thời và phản động mang tính cưỡng chế áp chế cao. III. HUẾ TRONG THỜI ĐỔI MỚI Ngày nay Huế vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Huế là một thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Thừa Thiên Huế cũng là trung tâm thương mại dịch vụ, giao dịch quốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền trung, Tây Nguyên và cả nước. Đó là nguyên nhân khách quan hiện tại, do vị trí địa lý đem lại, để Đảng và nhà nước có chiến lước phát triển lâu dài cho Huế. Xét về góc độ lịch sử đó còn là do những chính sách của nhà Nguyễn với kinh đô Huế đã để lại cho vùng đất này những điều kiện thuận lợi, một cơ sở tiền đề sẵn có để nhà nước sau đó có những chính sách của mình phát triển nó lên, đưa Huế xứng đáng trở thành một niềm tự hoà dân tộc. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 15%, du lịch hơn 30%, dịch vụ 15%, công nghiệp 20%. Chiến lược phát triển Huế trong năm 2006-2010 là chú trọng phát triển vùng kinh tế trọng điểm: Chân Mây-Lăng Cô và khu vực thành phố Huế- một đề án xây dựng thành phố festival đang được hoàn thành theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục trùng tu những di sản văn hoá lịch sử, di sản văn hoá thế giới.Phát triẻn , mở rộng các khu đô thị theo hướng hiện đại gắn với bảo tồn khu phố cổ, bảo vệ môi trường Tuy nhiên, Huế vẫn còn một số khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Mặc dù vậy với những chính sách như trên Huế sẽ nhanh chóng phát triển xứng đáng là cố đô của Việt Nam, là di sản văn hoá thế giới. Thông qua những chính sách của nhà Nguyễn với kinh đô Huế, ngày nay với tư cách là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị ,xã hội cảu cả nước- thủ đô Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm phát trểin ưu đãi của Đảng và nhà nước trên tất cả các mặt nhằm phát triển Hà Nội trên mọi cách toàn diện, hệ thống, quy mô nâng cao địa thế của thủ đô Hà Nội sánh ngang tầm với các thủ đô của các nước tiên tiến trên thế giới. So lại với kinh đô Huế, triều đình nhà Nguyễn khi xây dựng kinh đô đã có tư tưởng quy hoạch đô thị vừa mang tính nhân văn, vừa được người xưa tính toán đến vấn đề xây dựng như thời tiết, bất trắc bất ngờ để tạo nên một công trình hoàn thiện gồm thành quách, cung điện, cầu cống, nhà vườn...Vì vậy công việc xây dựng kéo dài hơn 30 năm và nhiều lần bổ sung tu bổ về sau vẫn không chông chéo mà còn hoàn hảo. Trở lại Hà Nội ngày nay, tốc độ đô thị hoá ở thủ đô ngày một tăn, nàh nước cần phải có sự quy hoạch theo hệ thống, càng về sau càng tu bổ hoàn thiện chứ không phải sự chắp vá hoặc đào phá đi xây mới lại. Hà Nội là thành phố đông dân tập trung mật độ dân số cao, nơi đây thu hút rất nhiều thành phần xã hội với nhiều nghề khác nhau đến làm ăn, sinh sống. Vì vậy nhà nước phải có những chính sách xã hội, biện pháp đảm bảo an ninh đô thị trong không gian phức tạp như vậy.Chính từ cơ sở là một nền tảng xã hội với tình hình chính trị ổn định là điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Nhìn về những chính sách thời xưa của nhà Nguyễn với kinh đô Huế để thấy được nhiệm vụ trong ngày nay ưu tiên phát triển thủ đô, cố đô đều là những thành phố giàu tiềm năng trên con đường hát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới chính là mục tiêu mà những người làm đề tài như chúng em hướng đến tuy rằng còn ở một chừng mực nhất định. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (76).doc
Tài liệu liên quan