Đề tài Chính sách giá trong điều kiện nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả với tư cách là tín hiệu của thị trường, là bàn tay vô hình điều tiết nền sản xuất xã hội, tác động một cách nhanh nhậy, trực tiếp và gián tiếp tới nền kinh tế, tới sự phát triển và tồn tại của từng doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế một đất nước.
Thực tiễn qua hơn 10 năm đổi mới chứng tỏ rằng, giá là lĩnh vực tác động hết sức nhanh nhậy và lớn lao tới nền kinh tế xã hội của đất nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn vấn đề này, thực hiện nhiều công cuộc cải cách trong lĩnh vực giá nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với giá cả.
Tuy nhiên trên lĩnh vực này do tác động của nền kinh tế thị trường nên nó vẫn chứa đựng và nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
36 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách giá trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền của mỗi hãng sẽ giảm đi khi khối lượng các hãng tăng lên. Vì càng ngày càng có nhiều hãng cạnh tranh mỗi hãng sẽ càng khó khăn hơn khi nâng giá mà không bị giảm thị phần.
Tất nhiên không thuần tuý chỉ là tổng số lượng các hãng mà là số các hãng chính (tức là các hãng chiếm thị phần lớn trên thị trường) . Ví dụ nếu chỉ có hai hãng lớn chiếm 90% lượng bán ra trên thị trường và 20 hãng khác chiếm khoảng 10%thị phần còn lại thì hai hãng lớn có thể có sức mạnh độc quyền đáng kể. Khi chỉ có một số ít các hãng chiếm phần lớn hơn thị phần thị trường là tập trung cao.
Sự gia tăng số lượng các hãng chỉ có thể giảm sức mạnh độc quyền của mỗi hãng đang tồn tại. Một khía cạnh quan trọng của cạnh tranh là tìm được cách tạo hàng rào thâm nhập thị trường-các điều kiện cản trở thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
Đôi khi có các cản trở tự nhiên đối với việc thâm nhập. Ví dụ một hãng có bản quyền phát minh về công nghệ cần thiết để sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Điều đó làm cho các hàng khác không thể thâm nhập được vào thị trường ít nhất cho tới khi bản quyền phát minh hết hạn. Các quyền khác do pháp luật tạo ra cũng có tác dụng tương tự-luật bản quyền có thể hạn chế việc bán sách âm nhạc hay các chương trình máy tính cho mỗi công ty riêng lẻ, và sự cần thiết phải có giấy phép kinh doanh sẽ làm cản trở các hãng mới thâm nhập vào thị trường dịch vụ điện thoại, truyền hình hay xe vận tải liên các bang. Cuối cùng, tính kinh tế theo quy mô có thể tạo ra chi phí cao hơn nếu nhiều hãng cung ứng cho thị trường. Trong một vài trường hợp, tính kinh tế theo quy mô có thể lớn tới mức là hiệu quả nhất chỉ nêu có một hãng-độc quyền tự nhiên-cung ứng cho toàn bộ thị trường.
3.1.3. Sự tương tác giữa các hãng
Các hãng cạnh tranh tương tác với nhau như thế nào là một điều quan trọng và đôi khi là quan trọng nhất trong việc xác định sức mạnh độc quyền. Giả sử chỉ có 4 hãng trên thị trường. Chúng có thể cạnh tranh quyết liệt, thay nhau cắt giảm giá để chiếm được nhiều thị phần thị trường. Điều này có khả năng làm giá giảm xuống tới mức giá cạnh tranh. Mỗi hãng sẽ rất ngại tăng giá của mình vì sợ bị cắt giảm và mất thị phần của mình và do vậy có ít hoặc không có sức mạnh độc quyền.
Mặt khác các hãng có thể cạnh tranh không mạnh. Họ có thể liên kết (vi phạm luật chống độc quyền) nhất chí giảm sản lượng và tăng giá. Cùng nhau tăng giá, sẽ có lợi nếu từng hãng tăng riêng rẽ và do vậy sự cấu kết có thể tạo ra sức mạnh độc quyền cao. Với các điều kiện khác như nhau, sức mạnh độc quyền sẽ nhỏ hơn khi các hãng cạnh tranh quyết liệt và lớn hơn khi các hãng hợp tác.
Sức mạnh độc quyền của hãng thường thay đổi theo thời gian vì các điều kiện hoạt động của hãng (nhu cầu thị trường và chi phí) hành vi của hãng và hành vi của các đối thủ cạnh tranh thay đổi. Sức mạnh độc quyền cần phải được xem xét trong bối cảnh động. Ví dụ: đường cầu thị trường có thể ít co dãn trong ngắn hạn những có dãn hơn trongdài hạn. (đó là trường hợp dầu mỏ, điều mà tại sao OPEC có một sức mạnh độc quyền đáng kể trong ngắn hạn những kém hơn trong dài hạn) . Hơn nữa sức mạnh độc quyền trong thực tế hay tiềm tàng trong ngắn hạn có thể làm cho ngành cạnh tranh nhiều hơn trong dài hạn. Lợi nhuận cao trong ngắn hạn có thể hấp dẫn các hãng mới thâm nhập ngành như thế sẽ giảm sức mạnh độc quyền trong dài hạn.
3.2. Nguồn gốc của sức mạnh độc quyền mua
Điều gì sẽ quyết định sức mạnh độc quyền mua trên thị trường? Một lần nữa chúng ta có thể đưa ra sự giống nhau với độc quyền bán và sức mạnh độc quyền. Chúng ta thấy rằng sức mạnh độc quyền bán tuỳ thuộc vào ba yếu tố: độ co giãn cầu của thị trường, số lượng người bán trên thị trường và cách tác động lẫn nhau của những người bán hàng ấy. Sức mạnh độc quyền mua cũn tuỳ thuộc vào ba yếu tố tương tự độ co giãn cung trên thị trường, số lượng người mua trên thị trường và cách tác động lẫn nhau của những người mua ấy.
3.2.1. Độ co dãn cung của thị trường
Một người độc quyền mua được lợi bởi vì người đó đứng trước một đường cầu đang nghiêng lên phía trên khiến cho số chi tiêu lề cao hơn số chi tiêu trung bình. Đường cung càng co dãn ít hơn thì số chênh lệch giữa số chi tiêu lề và số chi tiêu trung bình càng lớn hơn và sức mạnh độc quyền mua mà người mua có được càng nhiều hơn nếu chi có một người mua trên thị trường -một người mua độc quyền mua thuần tuý-sức mạnh độc quyền mua của người đó được hoàn toàn quy định bởi độ co dãn cung của thị trường nếu cung co dãn cao sức mạnh độc quyền mua sẽ nhỏ và ít có lợi khi chỉ là một người mua duy nhất.
3.2.2. Số lượng người mua
Đây là yếu tố quan trọng quy định sức mạnh độc quyền mua khi số lượng người mua là rất lớn, không một người mua đơn lẻ nào có thể nhiều ảnh hưởng đối với giá cả. Vì vậy mỗi người mua đều dừng trước mọt đường cầu cực kì co dãnvà thị trường hầu như hoàn toàn có sức cạnh tranh tiềm năng của thế lực độc quyền mua tăng khi số lượng người mua bị hạn chế.
3.2.3. Tác động qua lại giữa những người mua với nhau
Giả sử có 3 hay 4 người mua trên thị trường. Nếu những người mua ấy cạnh tranh quyết liệt với nhau họ sẽ đẩy giá gần tới giá trị biên của sản phẩm họ mua và như vậy họ có sức mạnh độc quyền mua. Mặt khác nếu những người mua này cạnh tranh ít quyết liệt hơn hoặc là liên minh với nhau thì giá sẽ không tăng lên nhiều và mức độ độc quyền mua của người mua có thể cao như khi chỉ có một người mua trên thị trường.
Do vậy khi có sức mạnh thị trường khó có thể dự đoán mức độ sức mạnh độc quyền mua mà người mua có trên thị trường chúng ta có thể đếm được só lượng người mùa mà người tiêu dùng va chúng thường ước tính độ co dãn của cung nhưng điều đó là chưa đủ. Sức mạnh độc quyền mua còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa những người mua mà điều này rất khó dự đoán.
ii. Chính sách giá của doanh nghiệp khi có sức mạnh thị trường
1. Nguyên tắc xác định giá khi có sức mạnh thị trường
1.1. Quy tắc định giá đơn giá
Để làm được điều này trước hết chúng ta phải viết lại biểu thức của doanh thu biên.
Để tối đa hoá lợi nhuận thì nhà độc quyền phải đặt chi phí lề bằng doanh thu lề do đó để vận dụng dễ dàng trong thực tiễn ta chuyển điều kiện MR = MC thành quy tắc về dấu hiệu:
MR = =
Do hãng đứng trước đường cầu nghiêng xuống dưới cho nên việc sản xuất và bán một đơn vị thêm có thể làm cho giá cả sụt xuống . Do đó làm giảm thu nhập từ tất cả những đơn vị đã bán đi cho nên:
MR = P + Q . = P + P . .
MR = P + P .
Vì mục tiêu trên của hãng la tối đa hoá lợi nhuận nên chúng ta đặt thu nhập lề bằng chi phí lề:
P + P . = MC ị =
Công thức trên cho thấy là dấu hiệu vượt quá chi phí lề trên tư cách là tỉ lệ phần trăm của giá cả. Quan hệ này nói rằng dấu hiệu ấy bằng số nghịch đảo âm của độ co dãn của cầu. Chúng ta có thể sắp xếp lại phương trình này để biểu thị giá cả một cách trực tiếp như thế nào là dấu hiệu vượt quá chi phí lề.
P =
P* - MC
P*
D
MR
MC
Q
P
Hình 1: Co giãn của cầu và phần
cộng thêm vào giá
Nếu độ co giãn của cầu đối với hãng là lớn thì mức cộng thêm sẽ nhỏ và có thể nói rằng hãng có sức mạnh độc quyền nhỏ, dẫn đến càng ít có lợi cho nhà độc quyền.
P* - MC
P*
D
MR
MC
Q
P
Hình 2: Co giãn của cầu và phần
cộng thêm vào giá
Nếu độ co giãn của cầu đối với hãng là nhỏ thì mức cộng thêm sẽ lớn và có thể nói rằng hãng có sức mạnh độc quyền đáng kể, nhà độc quyền càng có lợi.
1.2. Quyết giá trong lý thuyết
P1
D
MR
MC
Q
P
AC
P*
P2
Q1
Q*
Q2
Hình 3: Quyết định sản xuất của nhà độc quyền
Ta xét trong độc quyền bán: Đối với nhà độc quyền bán để tối đa hoá lợi nhuận một hãng phải đặt cho doanh thu biên bằng chi phí biên.
Doanh thu biên và chi phí biên bằng nhau tại điểm Q. Từ đó chúng ta ra mức giá P* ứng với sản lượng Q*. Nếu sản xuất mức sản lượng Q1tổng lợi nhuận nhà độc quyền bán sẽ nhỏ hơn mức cực đại 1 khoảng bằng phần gạch chéo dưới đường MR và trên đường MC giữa Q1 và Q2. Tương tự sản lượng lớn hơn Q2 chẳng hạn cũng không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ở sản lượng Q2 này chi phí cận biên MC cao hơn doanh thu cận biên MR do đó nếu nhà độc quyền sản xuất ít đi một ít thì lợi nhuận thu được sẽ tăng thêm
(MC-MR). Nhà độc quyền có thể làm cho lợi nhuận tăng thêm bằng việc giảm bớt phần sản lượng phía sau Q* phần lợi nhuận tăng thêm do sản xuất Q* chứ không phải Q2 là phần diện tích gạch chéo nằm dưới đường MC và trên đường MR giữa Q* và Q2.
2. Chính sách phân biệt giá
2.1. Phân biệt giá cấp một
Trong trường hợp lý tưởng một hãng có thể định các giá khác nhau cho mỗi khách hàng của minh. Nếu có thể hãng sẽ định cho mỗi khách hàng một mức giá cao nhất mà khách hàng đó sẵn sàng trả để mua mỗi đơn vị sản phẩm. Chúng ta gọi mức giá tối đa này là giá sẵn sàng trả của khách hàng. Việc định cho mỗi khách hàng một mức giá bằng giá sẵn sàng trả được gọi là phân biệt giá hoàn hảo cấp 1. Hãy xem xét điều này ảnh hưởng tới mức lợi nhuận của hãng như thế nào.
D
MR
MC
Q
P
P0
P*
Q0
Q*
Hình 4: Lợi nhuận tăng thêm khi có phân biệt giá cấp I
Thặng dư tiêu dùng quy định một giá duy nhất
Lợi nhuận quy định một giá duy nhất P*
Lợi nhuận tăng thêm khi phân biệt giá hoàn hảo
Bây giờ điều gì sẽ xảy ra nếu hãng có thể phân biệt giá một cách hoàn hảo?Vì mỗi khách hàng phải trả chính xác những gì họ sẵn sàng trả đường doanh thu biên không còn có ích cho quyết định sản lượng của hãng. Thay vào đó doanh thu tăng lên từ mỗi đơn vị hàng hoá bán thêm đơn giản là giá cả cho đơn vị đó và do đó được cho bởi đường cầu.
Vì phân biệt giá cả không ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí của hãng, chi phí của mỗi đơn vị tăng thêm một lần nữa được cho trước bởi đường chi phí biên của hãng. Do đó lợi nhuận từ việc sản xuất và bán 1 đơn vị tăng thêm bây giờ là sự khác nhau giữa cầu và chi phí biên. Khi cần vượt quá chi phí biên hãng có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách mở rộng sản xuất và nó sẽ làm như vậy cho đến khi đạt mức tổng sản lượng Q*. Tại Q* cầu bằng chi phí biên và sản xuất thêm sẽ làm giảm lợi nhuận.
Tổng lợi nhuận bây giờ là vùng giữa đường cầu và đường chi phí biên. Hình 4 cho thấy tổng lợi nhuận tăng lên rất nhiều (lợi nhuận tăng thêm do phân biệt giá được biểu thị bởi diện tích có gạch chéo). Lưu ý rằng vì mỗi khách hàng trả một mức giá cao nhất mà họ sẵn sàng trả toàn bộ thặng dư tiêu dùng thuộc về hãng
2.2. Phân biệt gia cấp hai
P1
D
MR
MC
Q
P
AC
P2
P3
Q1
Q0
Q2
Hình 5: Giá cả phân biệt cấp II
P0
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Q3
Trong một số thị trường mỗi người tiêu dùng có thể mua nhiều sản phẩm cùng loại trong một khoảng thời gian nào đó, và cầu của họ giảm xuống khi số lượng tăng. Chẳng hạn như nước, nhiên liệu sưởi ấm và điện mỗi người có thể mua vài trăm kw giờ điện một tháng, nhưng mức giá sẵn sàng trả giảm khi mức tiêu dùng tăng (một trăm kw giờ đầu tiên có thể rất giá trị đối với người tiêu dùng-chạy tủ lạnh và đảm bảo ánh sáng tối thiểu. Các đơn vị tăng thêm sau đó có thể có ý nghĩa hơn và có thể tiết kiệm nếu giá cao. Trong tình huống này hãng có thể phân biệt giá theo số lượng tiêu dùng. Cách này được gọi là phân biệt giá cấp hai, và được thực hiện bằng cách định giá khác nhau cho những khối lượng tiêu dùng khác nhau.
H5 minh hoạ sự phân biệt giá cả cấp hai đối với một hãng có chi phí biên và chi phí trung bình giảm dần. Nếu chỉ có 1 mức giá được ấn định nó sẽ là Povà sản lượng được sản xuất là Qo. Thay vào đó 3 mức giá khác nhau được đưa ra dựa trên khối lượng mua. Khối ban đầu được bán với giá P1, khối 2 với giáP2 khối 3 với giáP3
2.3. Phân biệt gía cấp 3.
Hình thức phân biệt giá cấp 3 này chia khách hàng ra thành hai hoặc nhiều nhóm với các đường cầu riêng biệt. Đây là hình thức phổ biến nhất của sự phân biệt giá với các ví dụ điển hình như phân biệt giá giữa giá vé máy bay thông thường với giá vé "đặc biệt" nhãn mác nổi tiếng với nhãn mác không nỏi tiếng của rượu thực phẩm đóng hộp là rau ướp lạnh: Giá hạ cho sinh viên và người già.
Nếu sự phân biệt giá cấp ba là khả thi, làm thế nào để công ty có quyết định giá bán cho mỗi nhóm người tiêu dùng? Hãy xem xét chiều này theo hai bước. Thứ nhất chúng ta biết rằng mặc dù nhiều sản phẩm được tạo ra, tổng sản lượng cần được phân chia giữa các nhóm khách hàng sao cho doanh thu biên đối với mỗi nhóm là như nhau. Nếu không hãng sẽ không thể tối đa hoá lợi nhuận.
Thứ hai chúng ta biết rằng tổng sản lượng phải ở mức sao cho doanh thu biên đối với mỗi nhóm khách hàng bằng chi phí sản xuất biên. Một lần nữa nếu điều đó không xảy ra hãng có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách tăng hoặc giảm sản lượng (và do đó giảm hoặc tăng giá với cả 2 nhóm)
Hãy xem xét bằng phương pháp đại số. Cho P1 là giá bán cho nhóm khách hàng thứ nhất P2 là giá cho nhóm thứ hai và C (Qt) là tổng chi phí để sản xuất sản lượng Qt=Q1+Q2 khi đó tổng lợi nhuận được xác định bởi:
p = P1.Q1 + P2.Q2 - C (QT)
Hãng cầu phải tăng doanh số bán ra cho mỗi nhóm khách hàng Q1 và Q2 cho đến khi lợi nhuận gia tăng từ đơn vị sản phẩm cuối cùng được bán bằng không. Trước hết chúng ta đặt lợi nhuận gia tăng từ việc bán hàng cho nhóm khách hàng thứ nhất bằng không:
= - = 0
ở đây là doanh thu gia tăng từ một đơn vị bán thêm cho nhóm khách hàng thứ nhất (MR1) hạng tử tiếp theo là số chi phí gia tăng thêm để sản xuất đơn vị sản phẩm đó tức là chi phí biên MC. Do vậy chúng ta có:
MR1 = MC.
Tương tự đối với nhóm khách hàng thứ hai chúng ta cũng có:
MR2=MC.
Từ đó chúng ta suy ra giá và sản lượng cần phải ấn định sao cho:
MR1 = MR2 = MC
Một lần nữa MR phải bằng nhau giữa các nhóm khách hàng và bằng chi phí biên.
Các nhà quản lý có thể thấy dễ dàng hơn khi xem xét dưới dạng giá tương đối mà mỗi nhóm khách hàng phải trả và liên kết giá này với độ co dãn của cầu. Hãy nhớ rằng chúng ta có thể viết lại doanh thu biên theo sự co dãn của cầu như sau:
MR =
Khi đó MR1 = và MR2 = trong đó E1 và E2 là độ co dãn của cầu đối với lượng bán ra của hãng ở thị trường và thị trường hai. Bây giờ cho MR1 bằng MR2 ta được mối quan hệ giữa các mức giá như sau:
= (1 + ) (1 + )
Ta có thể thấy sẽ bán với giá cao hơn cho khách hàng với độ co dãn của cầu thấp hơn:
D2
D1
MC
Q
P
P2
PT
Q2
QT
Hình 6: Phân biệt giá cấp III
Q1
P1
MRT
MR2
MR1
H6 minh hoạ sự phân biệt giá cấp ba biết rằng đường cầu D1 cho nhóm khách hàng thứ nhất là ít co dãn hơn đường cầu cho nhóm thứ 2 và do đó mức giá bán cho nhóm thứ nhất phải cao hơn tổng sản lượng sản xuất QT=Q1+Q2 được xác định bằng cách đầu tiên lấy tổng theo chiều ngang của các đường doanh thu biên MRT và MR2 để có được đường doanh thu biên MRT rồi sau đó tìm giao điểm của nó với đường chi phí biên vì MC phải bằng MR1 và bằng MR2 ta có thể vẽ đường thẳng nằm ngang xuất phát từ điểm cắt sang trái để tìm sản lượng Q1và Q2 .
2.4. Định giá hai phần
Định giá hai phần liên quan đến sự phân biệt giá ba cung cấp một công cụ để chiếm thặng dư tiêu dùng. Nó yêu cầu khách hàng phải trả một khoản lệ phí để có quyền mua sản phẩm. Sau đó khách hàng phải trả thêm một khoản lệ phí bổ sung cho mỗi đơn vị sản phẩm mà họ sử dụng
Định giá hai phần được áp dụng trong nhiều trường hợp các câu lạc bộ tennis và đánh golf (bạn phải trả hội phí viên cộng với số tiền mỗi lần chơi thuê một máy tính chủ lớn bạn phải trả tiền thuê bao hàng tháng và tiền cho mỗi đơn vị trong thời gian sử dụng) dịch vụ điện thoại (bạn phải trả tiền thuê bao hàng tháng cộng với tiền cho mỗi lần đàm thoại)
2.5. Đặt giá cao điểm:
Xảy ra khi cầu về hàng hoá dịch vụ tăng nhanh trong những khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc trong năm. Đặt giá P2 ở thời kì cao điểm là có lợi hơn cho doanh nghiệp so với việc chỉ đặt một giá trong suốt các thời kỳ. Đây là 1 việc làm hiệu quả vì MR cao hơn trong thời kỳ cao điểm.
D2
MR1
MC
Q
P
P1
Q
Hình 7: Đặt giá cao điểm
Q1
D1
MR2
3. Ưu và nhược điểm khi có chính sách phân biệt giá
3.1. Ưu điểm
Chính sách phân biệt giá của doanh nghiệp đã tạo ra cho mình những lượng khách hàng đông hơn bởi vì khách hàng có thể mua được hàng hoá mà mình ưa thích phù hợp với khả năng chi trả của mình
Tạo ra cho các doanh nghiệp sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kĩ thuật, giảm chi phí biên từ đó có thể thu được lợi nhuận cao hơn
3.2. Nhược điểm
So với kết quả của sự cạnh tranh, độc quyền bao hàm một sự chuyển giao từ người tiêu dùng sang người cung cấp. Cũng có một sự mất hiệu quả ở chỗ một phần thặng dư của người tiêu dùng và ngoài ra độc quyền còn gây nên một sự mất hiệu quả do khối lượng sản xuất và trao đổi bị giảm
Thị trường độc quyền tao ra phúc lợi ít hơn một phần thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do chỉ sản xuất ở 1 mức sản lượng nhất định. Phần phúc lợi bị mất gọi là mất không
II. Biện pháp điều tiết giá cả của Chính phủ
1. Giá trần
Giá trần làm cho người bán về mặt pháp lý không được phép đòi cao hơn một giá trị tối đa nhất định và thường được đưa ra khi nhiều hàng hoá để hạn chế không cho giá tăng lên một mức đáng kể. Các mức giá cao là công cụ để thị trường tự do hạn chế mua bán hàng hoá khi cung ở trạng thái khan hiếm. Mặc dầu các mức giá cao là một phương pháp đã giải quyết vấn đề phân bố đảm bảo một lượng cầu nhỏ về hàng hiếm nhưng chúng có thể đưa đến giải pháp mà xã hội cho làkhông công bằng là một ý kiến chuẩn tắc. Ví dụ giá lương thực và thực phẩm cao có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trong cả nước chính phủ có thể đặt ra trần giá đối với lương thực để người nghèo vẫn có thể mua được đủ một lượng lương thực.
Hình 8: Tác dụng của trần giá
D
Q
P
P1
Q0
Q1
D1
S
A
E
B
D
S
P0
H8 trình bày thị trường lương thực có thể chiến tranh đã làm gián đoạn việc nhập khẩu lương thực. Đường cung dịch về trần rất nhiều và giá cân bằng bằng Po của thị trường tự do rất cao. Chính phủ đặt trần giá P1 để thay cho giá cân bằng ở điểm E. Lương thực bán ra là Q1 và lượng dư cầu được biểu diễn bằng đoạn AB. Vì giữ giá thấp hơn giá cân bằng trần giá đã tạo ra một mức thiếu hụt về cung so với cầu trần giá P1 tạo điều kiện cho một số người nghèo có thể mua được lương thực nếu không họ không thể mua được
2. Giá sàn
Trong khi mục tiêu trên định trần giá là giảm giá cho người tiêu dùng thì mục tiêu đặt giá sàn là tăng giá tiền công tối thiểu tính theo giờ trong cả nước. Nó tăng tiền công cho người lao động. Hình 9 trình bày đường cung và đường cầu đối với lao động. ở nước. ở các mức tiền công cao những người thuê lao động (các hãng) cần ít lao động nhưng những người cung ứng lao động (các hệ gia đình) lại muốn bán nhiều lao động thị trường tự do cân bằng tại điểm E với tiền W0. Một mức tiền công tối thiểu thấp hơn W0 sẽ không thích hợp vì vậy có thể đạt được điều đó của thị trường tự do. Giả sử với 1 nỗ lực để giúp đỡ công nhân chính phủ áp đặt 1 tiền công tối thiểu W1. Các công ty chỉ có một mức cầu Q1và sẽ có lương dư cung AB những người công nhân may mắn được làm việc thì cảm thấy khá giả hơn nhưng một số công nhân có thể rơi vào tình trạng khó khăn hơn vì tổng số giờ làm việc đã giảm từ Q0 đến Q1 .
D
Q
W
W0
Q0
Hình 9: Tác dụng của mức tiền công tối thiểu
Q1
S
B
D
S
W1
E
A
3. Chính sách thuế
Đòn giáng của thuế do gánh nặng cuối cùng của thuế đè lên những người khác nhau sau khi chúng ta đã tính đến các tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của thuế. Tác động cuối cùng của thuế có thể rất khác với tác động biểu kiến của nó. Do vậy để thực sự hiểu rõ mức độ mà thuế khoá làm thay đổi mức chi tiêu và phúc lợi của mọi người, chúng ta cần xem xét vấn đề đòn giáng của thuế một cách chi tiết hơn.
L
W
W
L
Hình 10: Chính sách thuế
L'
D1
SS
B
DD
SS'
W'
E
E'
W''
Lãng phí
Thuế
Thu nhập thuế
H12 cho thấy thị trường sức lao động D D là đường cầu về sức lao động mà chúng ta giả thiết là dốc lên. Do vậy mức lương cao hơn làm tăng việc cung ứng giờ làm việc. Khi chưa có thuế thu nhập thị trường lao động sẽ ở mức cân bằng tại điểm E. Bây giờ hãy giả sử chính phủ đặt ra thuế thu nhập. Nếu chúng ta đo tổng mức lương trên trục tung thì đường cầu D D là bất biến bởi vì chính sự so sánh tổng mức lương với sản phẩm giá trị biên của sức lao động quyết định lượng cầu về lao động của các hãng. ý thức hay thái độ của công nhân cũng không thay đổi nhưng chính mức lương chưa nộp thuế là thứ mà công nhân so sánh với giá trị biên của sự giải trí của họ khi quyết định cần cung ứng bao nhiêu sức lao động. Do vậy mặc dù so sánh tiếp tục cho thấy đường cung về sức lao động quy về mức lương sau khi nộp thuế chúng ta phải vẽ vào đó đường so sánh cao hơn để cho thấy mức cung ứng về lao động quy về tổng lương hay lương trước khi nộp thuế. Khoảng cách theo chiều dọc. So sánh và so sánh do lượng thuế phải nộp về khoản thu nhập kiếm được từ công việc của giờ cuối cùng. Vì bây giờ D D và so sánh cho thấy hành vi của các hãng và công nhân ở tổng một mức lương bất kì nào đó nên điểm đó các hãng yêu cầu một lượng giờ là L'. So sánh với mức lương cân bằng ban đầu là W việc đánh thuế vào lương sau khi nộp thuế xuống W". Việc này đã làm tăng mức lương mà các hãng phải trả nhưng làm giảm mức lương cầm về nhà của công nhân. Đòn giáng của thuế đã tác động lên cả các hãng lẫn công nhân.
Gánh nặng của một loại thuế không thể xác định được chỉ bằng cách nhìn xem ai thực tế trao tiền cho chính phủ thuế khoá thường làm thay đổi giá cân bằng và lương cân bằng và những tác động bất đắc dĩ này cũng phải được tính đến. Tuy nhiên chúng ta có thể rút ra một kết luận rất tổng quát. Đường cung càng kém co dãn và đường cầu càng co dãn thì đòn giáng cuối cùng của thuế cũng sẽ rơi lên đầu người bán sức lao động.
4. Trợ giá
Để những nhà sản xuất nhận được những thu nhập cao hơn một phương cách để làm việc đó là đề cho chính phủ ấn định một giá trợ cấp là Ps và rồi mua bất kỳ một đầu ra nào là cần thiết để giữ giá thị trường ở mức ấy.
ở giá Ps nhu cầu của người tiêu dùng giảm còn Q1 nhưng số cung tăng tới Q2. Để giữ giá ấy và tránh cho những người sản xuất khỏi phải tồn kho quá nhiều. Chính phủ phải mua một số lượng QG=Q2-Q1 thế là chính phủ bổ sung nhu cầu QG của mình vào nhu cầu của những người tiêu dùng và những người sản xuất có thể bán toàn bộ số họ muốn bán với giá PS. Những những người nào mua sản vật ấy phải trả giá Ps cao hơn thay vì giá P0 và do đó họ phải chịu một số mất trong thặng dư của người tiêu dùng số mất này được biểu thị bằng hình A. Những người tiêu dùng khác không mua sản vật ấy nữa hoặc mua ít đi và số mất trong thặng dư của họ được biểu thị bằng hình B.
Q
P
PS
Q2
Hình 11: Trợ giá
Q1
D
S
D+QS
P0
QS
A
B
D'
Q0
Tổng số mất của những người tiêu dùng trong trường hợp này là:
DCS = - A - B
Mặt khác những người sản xuất được, tổng thặng dư của người sản xuất tăng thêm:
DP.S = A + B + D
Nhưng ở đây cũng có các giá trị chính phủ phải trả giá cái giá mà chính phủ phải trả là (Q2-Q1) PS tức là số tiền mà chính phủ phải trả cho số đầu ra mà chính phủ mua. Trong hình trên là hình chữ nhật lớn chấm chấm.
Tổng giá phúc lợi phải trả vì chính sách ấy là tổng số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng với số thay đổi trong thặng dư của người sản xuất rồi trừ đi cái giá mà chính phủ phải trả cái giá chính phủ trả:
DC.S + DP.S - Cái giá Chính phủ phải trả = D' - (Q2-Q1)P.S
Nhưng phần đáng tiếc nhất của chính sách này là việc có nhiều phương cách hữu hiệu hơn (tức kém tốn phí hơn cho xã hội) để làm cho các nhà sản xuất sung túc hơn. Nếu mục tiêu là làm cho các điền chủ có thu nhập thêm bằng A+B+C thì phương cách rất ít tốn kém cho xã hội là cho họ một số tiền ấy một cách trực tiếp thông qua trợ giá. Vì đằng nào thì những người sản xuất cũng mất A+B do trợ giá bằng cách trực tiếp cho các điền chủ số tiền ấy xã hội tiết kiệm được các hình chữ nhật lớn chấm trừ bớt hình D. Có lẽ bởi vì trợ cấp giá là một cách cho không lộ liễu bằng và do đó hấp dẫn hơn về mặt chính trị.
Qua đây ta thấy sức mạnh độc quyền bán và độc quyền mua là hai dạng của sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị trường là khả năng tác động của người bán hoặc người mua vào giá của hàng hoá.
Sức mạnh độc quyền mua và độc quyền bán được xác định bằng chỉ số Lerner được nhà kinh tế Abba Lerner đưa ra:
L =
Khi xét về nguồn gốc của sức mạnh thị trường chúng ta xét sự ra đời của độc quyền bán và độc quyền mua. Đối với độc quyền bán thứ nhất là độ co dãn của cầu sức mạnh của nhà độc quyền phụ thuộc vào đường cầu. Thứ hai là số lượng các hãng càng nhiều hãng càng không có sức mạnh thị trường và ngược lại. Thứ ba là sự tác động qua lại giữa các hãng: càng cạnh tranh quyết liệt thì càng không có sức mạnh thị trường và sức mạnh thị trường lớn hơn khi họ hợp tác.
Tương tự như vậy nguồn gốc của độc quyền mua cũng bởi 3 yếu tố là độ co dãn của chúng, số lượng người mua và sự tác động qua lại của những người mua với quy luật giống của độc quyền bán.
Trong thị trường vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là chính sách giá. Các doanh nghiệp sử dụng công thức P = để xác định giá. Nếu cầu ít co dãn thì MC<P càng có lợi cho nhà độc quyền và nếu cầu co giãn nhiều P càng gần với MC càng có lưọi cho nhà độc quyền. Các nhà độc quyền sử dụng chính sách phân biệt giá để thu hút khách hàng bằng cách phân thành giá cấp 1, cấp 2, cấp 3 và định giá hai phần. Điều này làm cho khách hàng có thể mua được sản phẩm mình thích với các mức giá khác nhau ngược lại nó cũng làm chuyển thặng dư của người tiêu dùng tới người sản xuất.
Trong điều kiện có sức mạnh thị trường không thể không có sự điều tiết giá cả của chính phủ. Chính phủ đưa ra các chính sách giá trần, giá sàn, thuế, trợ cấp. Những chính sách này đã tác động rất lớn đến thị trường cả về tích cực và tiêu cực.
Chương ii
Chính sách giá trong điều kiện có sức mạnh
thị trường ở nước ta
i. Chính sách giá của doanh nghiệp
Trong điều kiện có sức mạnh thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chính sách đúng đắn và phù hợp với điều kiện hiện tại.
1. Chính sách giá chung của doanh nghiệp
Khi nói đến chính sách gía cả của doanh nghiệp người ra quyết định thường đứng trước những lựa chọn rất phức tạp. Để cắt nghĩa sự phức tạp ấy nhiều nhà kinh tế và kinh doanh đi tìm những cách tiếp cận khác nhau bằng cách đặt chính sách giá vào các công cụ khác nhau trong chiến lược kinh doanh tổng thể
1.1. Khi xây dựng các chính sách giá cần cân nhắc tới nhiều nhân tố như các điều kiện chung về chính sách chính trị và kinh tế của nhà nước (như các quyết định cấm, hạn chế, mở rộng trong xuất nhập khẩu, sử dụng tài nguyên, khung giá) . Tình hình tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư. Tình trạng cạnh tranh (số lượng và quan hệ trong cạnh tranh) khả năng tiếp nhận của thị trường người mua (thị trường mới mẻ hay đã bão hoà) sự hình dung về giá cả của người mua. Sự co giãn giá cả của cùng loại hàng hoá, các nhân tố chủ quan thể hiện mục tiêu của doanh nghiệp
1.2. Kinh doanh trong cơ chế thị trường mức giá của một loại hàng hoá cần được xác định linh hoạt vào từng hoàn cảnh, thị trường kinh doanh cụ thể
1.2.3. Xác định giá cả từ chi phí: Đây là cách mà các doanh nghiệp của chúng ta vẫn quen làm do quá khứ để lại. Có thể nói cách này dễ làm nhưng cũng chính là điểm hạn chế sự sáng tạo của cách xác định giá
1.2.2. Xác định giá định hướng vào cấu trúc giá còn được gọi là cách làm giá từ người mua
1.2.3. Xác định giá định hướng cạnh tranh: cách làm giá này dựa chủ yếu vào phân tích mức giá mà các nhà cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp phải tìm được đối thủ chi phối giá trên thị trường từ đó tuỳ vào vị thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh mà xác định mức giá
1.2.4. Xác định giá phân biệt: Tuỳ thuộc vào hàng hoá dịch vụ và hoàn cảnh kinh doanh mà doanh nghiệp cần lưu ý giá phân biệt có tính chất thời vụ giá phân biệt theo khu vực địa lí của thị trường và giá cả phân biệt theo các nhóm khách hàng khác nhau
1.3. Giảm giá là một chính sách phức tạp trong chính sách giá tổng thể của doanh nghiệp. Có 6 hình thức giảm giá đang được vận dụng khá phổ biến trong kinh doanh hiện đại
_Giảm giá cơ sở
_Giảm giá theo thời gian
_Giảm giá theo khối lượng tiêu thụ
_Giảm giá theo doanh số tổng hợp cộng dồn
_Giảm giá theo điều kiện thanh toán
_Giảm giá từ thoả thuận bảo hành
2. ứng dụng chính sách giá của doanh nghiệp trong thực tế
Với chính sách giá chung của doanh nghiệp được nêu ra ở trên thì trong thực tế từng doanh nghiệp một đã có một chiến lược giá cho riêng mình. Mỗi một cách xác định giá được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đồng thời mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách xác định giá khác nhau
2.1. Đối với ngành dịch vụ bưu chính viễn thông
Trong ngành bưu điện người tiêu dùng muốn sử dụng điện thoại thì phải mất một khoản tiền ban đầu để mua máy lắp đường dây và trả tiền thuê bao hàng tháng rồi sau đó phải trả lệ phí cho mỗi lần nói chuyện. Hiện này ở nước ta ngành bưu điện cũng áp dụng chính sách phân biệt giá cả cấp 2. Nếu tính từ Hà Nội gọi đi các tỉnh khác trong cả nước với tính là đồng/1 phút:
Tên tỉnh
1 phút đầu
3 phút sau
An Giang
5.300
13.110
Bắc Giang
1.200
2.760
Hà Tĩnh
1.500
5.700
TP. HCM
4.410
10.920
Nếu như gọi điện từ Hà Nội đến An Giang thì ở phút đầu tiên phải trả5. 300đ/phút nhưng nếu gọi trong 3 phút đầu thì chỉ mất 13. 110đ. Điều này có nghĩa là ở những phút sau giá phải trả là ít hơn. Nếu như không có sự phân biệt giá thì sau 3 phút đầu người gọi điện phải trả 15. 900đ. Với việc phân biệt giá như vậy thì ngay phút đầu tiên ngành bưu điện dã chiếm được thặng dư của người gọi điện là lớn nhất vì ngay ở phút đầu tiên thì lợi ích của nó mang lại cho người gọi điện là lớn nhất người gọi sẽ được cung cấp những thông tin cần thết do đó mà họ sẵn sàng trả giá cao hơn ở phút đầu. Tuy nhiên ở những phút tiếp theo giá phải trả lại thấp hơn bởi ngành điện muốn người gọi điện trong thời gian nhiều hơn nữa còn đối với người gọi điện thì giá của những phút sau ít hơn sẽ khiến họ có thể gọi nhiều hơn. Nhìn chung cước điện thoại Bưu điện cũng tính giá theo chi phí đường dài càng gọi điện đến những nơi xa thì càng mất nhiều
Hiện nay ngành bưu điện còn đặt giá cao điểm thực hiện trong một tuần thì ngày chủ nhật giá điện thoại sẽ giảm xuống thấp hơn. Đây là một cách để thu được số lượng khách hàng nhiều hơn
Cước một số dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước quy định chưa phản ánh đúng giá thành phần và dịch vụ. Một số cước dịch vụ quy định cao hơn nhiều với giá thành và so với các nước trong khu vực như cước điện thoại di động cước viễn thông quốc tế (cước điện thoại, Fax) một số cước dịch vụ cơ bản (tem, thư điện bao, điện thoại nội hại) lại được quy định thấp hơn so với các nước.
2.2. Chính sách giá trong ngành điện
Hiện nay ở nước ta công ty điện lực Việt Nam đang nắm độc quyền về ngành điện. Tính đến ngày 31/5/2001 công ty điện lực Việt Nam dã cung cấp đã áp dụng những chính sách về giá để đưa điện tới người tiêu dùng với các mức giá khác nhau. Ví dụ:
Đối với giá bán lẻ điện năng tiêu dùng sinh hoạt theo hệ thống bậc thang áp dụng cho các hộ gia đình có đặt công tơ riêng và ký hợp đồng trực tiếp với ngành điện quy định:
Giá điện cho 100kwh đầu tiên 500đồng/kwh
Giá điện từ kwh thứ 101 đến kwh thứ 150: 704đồng/kwh
Giá điện từ kwh thứ 151 đến kwh thứ 200: 957đồng/kwh
Giá điện từ kwh thứ 201 đến kwh thứ 300: 1. 166đồng/kwh
Giá điện từ kwh thứ 301 trở lên 1. 397 đồng/kwh
Đối với bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo và trường học phổ thông
Cấp điện áp từ 6kv trở lên: 770đồng/kwh
Cấp điện áp dưới 6kv : 810đồng/kwh
Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp
Cấp điện áp từ 6kv trở lên: 869đồng/kwh
Cấp điện áp dưới 6kv : 902đồng/kwh
Đối với sản xuất vào giờ bình thường
Cấp điện áp từ 110kv trở lên 770đồng/kwh
Cấp điện áp từ 22kv đến dưới 110kv 803đồng/kwh
Cấp điện áp từ 6kv đến dưới 22kv 847đồng/kwh
Cấp điện áp dưới 6kv 880đồng/kwh
Đối với điện cho bơm nước tưới tiêu lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh
Cấp điện áp từ 6kv trở lên
Vào giờ bình thường 630đồng/kwh
Vào giờ thấp điểm 250đồng/kwh
Vào giờ cao điểm 990đồng/kwh
Cấp điện áp dưới 6kv
Vào giờ bình thường 660đồng/kwh
Vào giờ thấp điểm 200đồng/kwh
Vào giờ cao điểm 1. 045đồng/kwh
Nhìn vào ví dụ trên ta thấy ngành điện đã phân ra đối với từng người tiêu dùng từng mục đích tiêu dùng với các mức giá khác nhau. Đối với những hộ gia đình thì giá điện cho 100kwh đầu tiên là 500đồng/kwh nhưng mức giá này áp dụng cho 100kwh đầu tiên còn nếu dùng tiếp thì giá sẽ tăng lên theo từng mức nhưng trái ngược với hộ tiêu dùng phải trả tiền điện tăng theo số điện bắt đầu từ 100kwh đầu tiên thì đối với các ngành khác như bệnh viện, nhà trẻ, trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp, các ngành nghề sản xuất thì ngành điện lại dựa vào cấp điện áp để phân giá như nếu dùng điện áp từ 6kv là 810đồng/kwh đối với bệnh viện, nhà trẻ, trường học. Như vậy nhìn vào ví dụ trên ta thấy ngành điện lực đã thực hiện chính sách định giá hai phần đối với từng loại khách hàng. Tuy nhiên đối với nông thôn do nhiều yếu tố nên giá điện vẫn còn cao hơn so với các hộ gia đình ở các tỉnh, thành phố có những nơi còn lớn hơn 900đồng/kwh và có số xã có giá lớn hơn 700đồng/kwh.
2.3. Đối với ngành hàng không
Ngành hàng không đã sử dụng chính sách phân biệt cấp 3, sử dụng nhiều loại vế cho một chuyến bay có giá vé hạng nhất, giá vé thông thường giá vé hạng du lịch. Với mỗi hạng vé có sự phục vụ khác nhau vé hạng nhất sẽ được phục vụ tốt hơn đầy đủ hơn so với vé hạng bình thường. Vậy tại sao ngành hàng không lại định ra các giá như vậy lý do là những loại vé ấy là một hình thức quan trọng và rất có lợi để các hãng hàng không phân biệt giá cả, các giá vé khác nhau để áp dụng cho các khách hàng khác nhau
ii. Chính sách giá của chính phủ
Trong kinh tế thị trường không thể thiếu được sự can thiệp của Chính phủ để ổn định thị trường do đó đòi hỏi Chính phủ phải có chính sách đối với thị trường.
1. Chính sách giá chung của chính phủ
Từ thực tiễn công tác quản lý gía của nước ta cho thấy nếu tổ chức thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước về giá sẽ có tác dụng tích cực góp phần giải quýêt khó khăn cho ngân sách và lành mạnh hoá các quan hệ tài chính-tiền tệ.
Một là bình ổn được giá cả thị trường sẽ góp phần ổn định nguồn thu chi ngân sách.
Thực hiện quyết định số 137/11DBT của hội đồng Bộ trưởng về quản lí giá trong những năm qua ngành gía đã phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi báo cáo kịp thời thủ tướng chính phủ tình hình biến động giá cả thị trường trong nước và thế giới đề xuất các giải pháp điều hành mặt bằng giá góp phần bình ổn giá cả thị trường đưa chỉ số tăng giá tiêu dùng từ 67, 5% năm 1991 xuống còn 12, 7% năm1995, những năm gần đây giá cả thị trường đặc biệt là giá nông sản giảm đã kiến nghị thủ tướng chính phủ những biện pháp kích cầu nhằm giữ cho giá cả thị trường không xuống quá thấp ảnh hưởng đến sản xuất, đầu tư.
Hai là tăng cường quản lý giá bằng các hình thức thích hợp như: thực hiện quy chế thẩm định gía và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách mua sắm các thiết bị vật tư tài sản sẽ góp phần làm giảm chi phí ngân sách nâng cao hiệu quả đầu tư vốn.
Ba là phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng quản lý giá cả nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra nhà nước áp dụng nhiều hình thức và biện pháp quản lý giá khác nhau.
Hình thức thứ nhất thể hiẹn đậm nét sự can thiệp của nhà nước vào giá những sản phẩm độc quyền đó là sự can thiệp trực tiếp bằng giá chuẩn. Hình thức này hiện nay được áp dụng chủ yếu với các hàng hoá như: giá điện, gía cước bưu điện.
2. Chính sách giá của chính phủ ở một số ngành
2.1. Chính sách giá của Chính phủ ở ngành điện
Theo quy định của quyết định 22/1999/QD-TTG. Đối với vùng ii vàiii các tỉnh và biên giới hải đảo, những nơi xa lưới điện quốc gia và đối với các hộ gia đình thuộc diện chính sách đặc biệt khó khăn, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng đường dây trục hạ thế và đường dây hạ thế đến nhà dân.
Một số sản phẩm sử dụng nhiều điện có cơ cấu tiền điện lớn trong chi phí sản xuất chịu tác động lớn như luyện thép, luyện fero, luyện chudon, xút, phân đạm, oxy y tếđược xử lý trước bằng cách áp dụng biểu giá điện ưu đãi có tốc độ tăng gía thấp hơn các sản phẩm khác.
Những nơi chưa có lưới điện nay được tổng công ty điện lực Việt Nam đầu tư theo quy chế của chính phủ đưa điện về thôn, xã và do điện lực tỉnh thành phố thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với hộ dân nông thôn là 700đồng/kwh .
Đối với những hộ dân nông thôn đã ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với ngành điện theo biểu giá quy định của nhà nước khi có văn bản số 1303/CP-KTTH ngày 03/11/1998 của chính phủ thì vẫn thực hiện theo mức giá đang bán.
Theo quy định của chính phủ tại văn bản 1303/CP-KTTH về giá bán điện đến hộ nông dân giao trách nhiệm cho uỷ ban nhân dân địa phương chủ trì, phối hợp với ngành điện lực áp dụng các biện pháp đưa giá kiện ngang với giá trần 700đồng/kwh.
Chính phủ còn quy định giá bán điện phục vụ cho các mục đích hoạt động khác:
Đối với lưới điện do điện lực tỉnh thành phố thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam quản lý bán điện phục vụ các mục đích khác nên tiêu theo mức giá quy định tại biểu giá của nhà nước trong từng thời kỳ.
Đối với lưới điện do tổ chức quản lý điện nông thôn bán điện phục vụ sinh hoạt đến hộ dân nông thôn với mức giá thấp hơn hoặc bằng 700đồng/kwh thì cũng áp dụng giá bán điện cho các mục đích khác theo mức giá quy định tại biểu giá của nhà nước trong từng thời kỳ.
2.2. Chính sách của chính phủ trong ngành bưu chính viễn thông
Cũng như đối với điện, giá cước bưu điện cũng được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Quyết định số 11/VGCP ngày 30/4/1993 của ban vật giá chính phủ và quyết định 365 VP của tổng cục bưu điện. Theo tinh thần những văn bản đó. Ban vật giá chính phủ quy định mức giá chuẩn đối với 4 loại dịch vụ cơ bản là: cước thư thường cước điện báo thường cước máy điện thoại thuê bao và cước đàm thoại đường dài.
Nhà nước quy định về chính sách giá cước internet ưu đãi đặc bịêt đối với các cơ quan Đảng, nhà nước và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, tại quyết định số 81/2001/QD-TTG ngày 24/5/2001. Hiện nay ngành bưu điện đã thực hiện chính sách một giá không phân biệt đối tượng khách hàng.
Theo chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ chính trị là trong năm 2001 cước viễn thông và cước internet của Việt Nam phải thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực.
2.3. Ưu và nhược điểm của chính sách giá của chính phủ
2.3.1. Ưu điểm
Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường thông qua các chính sách giá cả đã góp phần làm bình ổn thị trường, giá cả, những chính sách này trong thời gian qua đã góp phần giải quyết một phần khó khăn cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra nhờ những chính sách này đã làm tăng lượng người tiêu dùng đối với các hàng hoá dịch vụ trên thị trường.
2.3.2. Nhược điểm
Việc áp dụng những chính sách giá của chính phủ đôi khi cũng gây ra những khó khăn như việc áp dụng chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ chính trị trong năm 2001 về cước viễn thông và cước internet của Việt Nam phải thấp hơn hoặc tương đương với các nước khu vực sẽ giảm thu về cước viễn thông quốc tế khoảng trên 700 tỷ đồng. Hoặc xét trong ngành điện trước đây mỗi lần điều chỉnh giá điện sau khi cân nhắc xem xét kỹ tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động nên giá điện cho sinh hoạt luôn khẳng định trước phần còn lại dồn vào giá điện đối với sản xuất, kinh doanh vì thế giá điện sinh hoạt luôn tăng ở mức thấp thậm chí có mức giá điện hiện đang có sự bù chéo quá lớn giữa giá điện. Đối với sản xuất kinh doanh và giá điện cho tiêu dùng sinh hoạt. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là khả năng cạnh tranh. Nếu giá điện cho sản xuất kinh doanh cứ tiếp tục tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân để bù cho sinh hoạt như những lần điều chỉnh trước đây thì các doanh nghiệp khó có thể chịu đựng được.
Tóm lại mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chính sách giá cả đúng đắn trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải cân nhắc tới các nhân tố khác. Doanh nghiệp khi xác định giá thì xác định giá cả từ chi phí, xác định giá định hướng vào cấu trúc giá, xác định giá định hướng vào cạnh tranh để tạo ra cho mình chính sách giá thích hợp để thu hút được lượng khách hàng lớn thu được lợi nhuận cao. Nhưng trong thị trường luôn cần có sự tham gia của chính phủ thông qua các chính sách giá của mình để góp phần ổn định thị trường bình ổn giá cả.
Chương III
Phương hướng hoàn thiện và những kiến nghị
I. Phương hướng chung
1. Trong môi trường vĩ mô
Trong nền kinh tế thị trường việc hình thành của độc quyền là điều khó tránh khỏi. Độc quyền có những ảnh hưởng bất lợi đến giá, sản lượng, tiến bộ kỹ thuật và phân phối. Nhìn chung độc quyền có một số ảnh hưởng không tốt đến kinh tế thị trường do đó cần có sự can thiệp của Nhà nước đối với độc quyền, từ đó ban hành các chính sách chống độc quyền. Các chính sách này nhằm hạn chế sức mạnh độc quyền - cho dù người bán hay người mua đều không có lợi cho những khách hàng tiềm tàng - người có thể mua với giá cạnh tranh và dẫn đến khoản thiệt hại. Chính phủ cần phải ngăn cản ngay từ đầu các hãng trong việc giành được sức mạnh thị trường quá mức. Do đó Chính phủ cần có những chính sách phù hợp để chống độc quyền đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Nhà nước còn ban hành các đạo luật chống đầu cơ, tích trữ, tránh tình trạng tạo ra cầu giả để làm giảm giá cả của thị trường gây nên ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế.
Tóm lại Chính phủ cần có những chính sách phù hợp trong nền kinh tế có sức mạnh thị trường này nhằm chống độc quyền và đầu cơ tích trữ để ổn định thị trường.
2. Trong môi trường vi mô
a. Đối với các ngành kinh tế
Đối với các ngành kinh tế cũng đòi hỏi những chính sách giá hợp lý. Hiện nay các ngành kinh tế đang có xu hướng điều chỉnh để áp dụng mức giá cho phù hợp với từng nhóm khách hàng tránh những chênh lệch về giá của nhóm khách hàng này. Lấy ví dụ trong ngành đường sắt hiện nay sự chênh lệch giá cước vận tải hành khách đường sắt giữa hành khách là người nước ngoài và người trong nước khoảng 40% - 60% tuỳ theo từng loại tầu. Để khép lại sự chênh lệch này, phương hướng chung của ngành đường sắt sẽ là áp dụng một biểu giá chung cho hành khách đi tầu là người nước ngoài theo hướng hạ giá vé tầu bán cho người nước ngoài xuống bằng giá bán vé tầu cho người trong nước. Chính sách này sẽ tạo cho ngành một lượng khách nước ngoài đông hơn do sự chênh lệch về giá tầu giảm xuống.
b. Đối với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Sự phát triển của các doanh nghiệp có tác động rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế, là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những biến chuyển tích cực, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước ta hiện nay. Điều đó có được cũng là nhờ có được những chính sách đúng đắn của Chính phủ đối với doanh nghiệp đó là:
Đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, Chính phủ áp dụng những chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu các mặt hàng của mình ra thị trường thế giới được thuận lợi.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ cho đời sống xã hội thì Chính phủ sẽ giảm thuế đánh vào các doanh nghiệp để từ đó các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất phục vụ tốt cho xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng giá trần, giá sàn đối với các doanh nghiệp vừa để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, vừa bảo vệ người tiêu dùng.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thế giới Nhà nước sẽ có những chính sách, biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp: Nghiên cứu tiến tới áp dụng thống nhất cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có chính sách thuế ưu đãi, có thời hạn không bao cấp đối với các ngành nghề cần khuyến khích.
Nhà nước giảm dần định giá trực tiếp để mở rộng quyền tự định giá của doanh nghiệp, thực hiện "tự do hoá giá cả" gắn với khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Chính phủ định giá các nguyên tắc hình thành giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để từ đó các doanh nghiệp phải quán triệt các nguyên tắc này.
II. Những phương hướng cụ thể và kiến nghị
Giá cả là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong nền sản xuất hàng hoá, giá cả có vai trò quan trọng kích thích phát triển sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá. Tuy nhiên hiện nay chính sách giá ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế chưa thích ứng với sự biến động của thị trường như: Luôn luôn có tổn thất xã hội, tiềm ẩn sự thâm hụt tài chính đôi khi có những chính sách giá mà làm cho ngân sách mất đi những nguồn thu nhập đáng kể. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp và Chính phủ phải đưa ra những phương hướng cụ thể để hoàn thiện chính sách giá cả của mình một cách chung nhất cũng như riêng nhất đối với từng ngành nghề.
1. Định giá từ chi phí
Đây là phương pháp định giá truyền thống và ngày nay cũng được sử dụng khá phổ biến. Để sử dụng phương pháp này, cần xác định chi phí bình quân mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất và bán ra, giá bán được căn cứ vào tỷ lệ gia tăng giá mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Tỷ lệ gia tăng giá không chỉ sử dụng để tính giá của người sản xuất mà còn dùng để tính giá cho các ngành giao dịch giữa người bán buôn - bán lẻ, giữa người bán lẻ với khách hàng cuối cùng. Tỷ lệ gia tăng giá có thể khác nhau giữa các hàng hoá. Doanh nghiệp có thể dự kiến tỷ lệ này trên chi phí bình quân hoặc chi phí biến đổi bình quân. Tỷ lệ đó cũng có thể căn cứ vào tỷ lệ bình quân của các hàng hoá trên thị trường trong các thời kỳ trước đây.
2. Định giá từ cơ cấu thị trường
Các phương pháp này có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với các phương pháp định giá từ chi phí. Vận dụng các phương pháp này cần căn cứ vào:
- Độ co giãn của cầu theo giá.
- Co giãn của cầu theo giá các hàng hoá có liên quan.
- Nhận thức của khách hàng đối với giá cả.
- Tác động tâm lý của giá đối với khách hàng.
Một trong các phương pháp định giá từ cầu là phương pháp định giá ở thị trường độc quyền với: P = với: Ed: độ co giãn của cầu theo giá; MC: Chi phí cận biên.
3. Các kiến nghị
Các chính sách giá của Nhà nước ngoài mục tiêu kinh tế còn nhằm thoả mãn lợi ích của người tiêu dùng hàng hoá. Tuy nhiên ở một số ngành cần phải có điều chỉnh về giá cả.
3.1. Ngành điện
Giá bán điện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài phụ thuộc vào lộ trình chung của việc điều chỉnh giá điện, tiến tới thực hiện một chính sách giá chung xoá bỏ việc phân biệt giá bán điện cho người nước ngoài cao hơn giá bán điện cho người trong nước.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn các Ngân hàng phục vụ người nghèo ở các tỉnh cho các hộ gia đình vay ưu đãi làm nhánh rẽ đưa điện vào nhà. Để tạo điều kiện cho ngành điện thực hiện tốt và khẩn trương công việc này đề nghị các cơ quan hữu quan sớm cho phép các khoản chi phí hỗ trợ điện về nông thôn.
Hiện nay nhiều thôn xã dùng điện sau các trạm biến áp của nông trường, các hộ nông dân phải chịu giá cao khi phải dùng nhờ qua các trạm biến áp của nông trường có giá đến 2.500đồng/kwh. Đề nghị ngành điện cho các nông dân được áp dụng mức giá 360đ/kwh cho phần ASSH nông thôn.
Cần phải giảm giá điện ở nông thôn ngang với giá trần là 700đ/kwh.
3.2. Ngành hàng không
Đề nghị áp dụng một biểu giá chung không phân biệt giữa người trong nước và người nước ngoài, hạ giá đối với người nước ngoài.
áp dụng cụ thể các mức giá cho từng đối tượng và mức giá trên các tuyến đường bay nội địa đảm bảo mối tương quan hợp lý với mức giá tối đa đã quy định.
3.3. Ngành bưu chính
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách cơ chế quản lý giá cước bưu chính viễn thông và Internet nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động sắp xếp lại sản xuất, tìm biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.
Đề nghị Tổng cục Bưu điện sớm ban hành cơ chế quản lý đối với hình thức bán lại dịch vụ và giá dịch vụ bán lại đảm bảo khuyến khích người sử dụng. Vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp bình đẳng trong kinh doanh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới phát triển, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.
Về chính sách giá cước Internet ưu đãi đặc biệt đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các lĩnh vực giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học. Do hiện nay ngành bưu điện đã thực hiện chính sách một giá không phân biệt đối tượng khách hàng. Vì vậy không nên quy định mức cước ưu đãi áp dụng cho các đối tượng trên và xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế hỗ trợ tài chính cho các đơn vị trên.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả với tư cách là tín hiệu của thị trường, là bàn tay vô hình điều tiết nền sản xuất xã hội, tác động một cách nhanh nhậy, trực tiếp và gián tiếp tới nền kinh tế, tới sự phát triển và tồn tại của từng doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế một đất nước.
Thực tiễn qua hơn 10 năm đổi mới chứng tỏ rằng, giá là lĩnh vực tác động hết sức nhanh nhậy và lớn lao tới nền kinh tế xã hội của đất nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn vấn đề này, thực hiện nhiều công cuộc cải cách trong lĩnh vực giá nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với giá cả.
Tuy nhiên trên lĩnh vực này do tác động của nền kinh tế thị trường nên nó vẫn chứa đựng và nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
Từ những vấn đề đó Nhà nước đã đề ra những phương hướng nhằm hoàn thiện chính sách giá theo quy luật thị trường trong cả môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Những chính sách này đã tác động tích cực tới kinh tế thị trường đặc biệt là trong điều kiện có sức mạnh thị trường. Để hoàn thiện và vận hành tốt được những chính sách giá phù hợp với xu thế phát triển hiện nay đòi hỏi Nhà nước, các ngành, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc những quy định về giá và tôn trọng lẫn nhau hay cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Kinh tế học vi mô - David Begg
2. Kinh tế học vi mô - Robert Spindich
3. Kinh tế học vi mô - Bộ Giáo dục & Đào tạo
4. Kinh tế học vi mô - Trường ĐH Tài chính - Kế toán
5. Tạp chí thị trường và giá cả - số 3, 8, 9, 10 năm 2001.
6. Pháp luật về quản lý điện, nước, bưu chính viễn thông, năm 2001.
7. Lý thuyết giá cả và sự vận dụng.
8. Thời báo kinh tế.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0250.doc