Đề tài Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng ở Việt Nam

Đổi mới tư duy kinh tế, trau rồi chủ nghĩa Mỏc-Lờnin ,tư tưởng Hồ Chớ Minh là vấn đề quan trọng.Bài học kinh nghiệm sương mỏu của việc tiến hành “cụng nghiệp hoỏ xó hội chủ nghĩa” trong nhiều năm trước cho ta thấy rừ điều đú Việc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trước hết xuất phát từ mục tiêu, con đường đi tới chủ nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn. Việc thiết kế thi công và thực hiện thành công mô hình chủ nghĩa xã hội ở VN là một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ nhưng nhất định phải làm. Nó đòi hỏi toàn đảng toàn dân ta đồng tâm hiệp lực, có đường đi nước bước rõ ràng, có ý chí và bản lĩnh vững vàng để sẵng sàng tạo lập, nắm bắt và vận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước vượt lên “sánh vaivới các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã nói “công nghiệp hoá hiện đại hoá là mơ ước ngàn đời của ông cha ta, là sự giao phó của lịch sử VN hàng ngàn năm văn hiến và hiển hách chiến công cho thế hệ hôm nay tiếp nối thực hiện bằng được”, đây cũng là khát vọng của nhân dân ta hiện nay, mong muốn đất nước ta có tiềm lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc,tự do cho toàn dân, xã hội công bằng văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc , hội nhập với cộng đồng quốc tế Thành công trong quá trình đổi mới ở VN những năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của những bước đầu tiên và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho phát triển. Tuy nhiên, vì là một nước có điểm xuất phát thấp, vẫn còn là nước nghèo và môi trường sinh thái cũng ở ngưỡng suy thoái, VN nhất thiết phải theo đuổi chiến lược : tăng trưởng nhanh về kinh tế kết hợp với bền vững xã hội, bảo vệ môi sinh, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc , Đảng ta đã khẳng định “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.Do vậy những chính sách , giải pháp đúng trong giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong thời đại ngày nay .Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài ham học hỏi , thông minh sáng tạo , làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc , được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá , được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp , năng lực quản lý sản xuất kinh doanh ,điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội , có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới . Tiếp đến là văn hoá ,ngày nay văn hoá được coi là một yếu tố nội sinh , không phải chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của sự phát triển .Phát triển kinh tế xã hội phải đặt nền tảng văn hoá mang bản sắc dân tộc , đồng thời tiếp thu các giá trị tinh hoa của loài người .Văn hoá phải kết hợp thành trí tuệ của cả dân tộc, được kế thừa và phát triển qua nhiêù thế hệ , tạo ra sức mạnh vật chất , tinh thần to lớn của toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khoa học và công nghệ ngày nay có vai trò quyết định lợi thế cạng tranh và tốc độ phát triển của các quốc gia .Do vậy , chính sách khoa học và công nghệ giờ đây không chỉ giới hạn ở việc xử lý các vấn đề công nghệ và kỹ thuật trong quá trình phát triển công ngiệp .Công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đòi hỏi chúng ta phải quan tâm xây dựng và phát huy tốt lực lượng nghiêm cứu khoa học xã hội và nhân văn , khoa học tư nhiên và khoa học kỹ thuật , kết hợp có hiệu quả thành tựu của nhiều bộ môn khoa học vào việc giải quyết các vấn đề được đặt ra. Muốn cho khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển thì phải tìm ra động lực cho sự phát triển của bản thân khoa học và công nghệ. Động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiêm cứu , phát minh và ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ , bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần , lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế-xã hội .Sản phẩm trí tuệ trước hết phải là sở hữu của người trực tiếp làm ra chúng, được coi như những hàng hoá đặc biệt , được trả giá tương xứng với giá trị của chúng . Gắn hoạt động ngiêm cứu và công nghệ với thực tiễn , với nhu cầu xã hội,thiết lập các quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với cơ quan và người làm công tác nghiêm cứu , phát minh, sáng chế trên cơ sở bạn hàng cùng có lợi , trả công thoả đáng , tương xứng với hiệu quả kinh tế xã hội của việc áp dụng các kết quả nghiêm cứu khoa học và công nghệ nhằm khuyến khích các nhà khoa học hăng hái miệt mài sáng tạo để có cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn bằng trí tuệ của mình .Đó là một trong những phương hướng quan trọng nhất tạo nên động lực bền vững cho sự phát triển khoa học và công nghệ.Về phần mình các nhà khoa học phải nâng cao lòng yêu nước , xây dựng hoài bão lớn , cống hiến quên mình cho sự nghiệp nghiêm cứu , phát minh, đóng góp tích cực và có hiệu quả cho xã hội , cho công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá, đáp ứng sự tin cậy của đảng , nhà nước và nhân dân. *)Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta chính là tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế (TPKT)đều phát triển , từ đó phát huy tốt nhất vị trí vai trò của mỗi TPKT đối với đất nước và xử lý hài hoà mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các TPKT , từng bước phát huy vai trò chủ đạo của TPKT nhà nước. Phương hướng cơ bản đó đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phải theo các quan điểm chỉ đạo sau đây : Thứ nhất xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN phải làm cho quan hệ sản xuất phù hợp hơn với sức sản xuất trong các TPKT , đồng thời đẩy mạnh cải cách môi trường thể chế nhằm thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH đất nước . Thực chất đổi mới kinh tế ở nước ta trong hơn 10 năm qua là sự điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ sản xuất bao gồm cả về mặt quan hệ sở hữu , quan hệ quản lý và quan hệ phân phối . Đó là bước khới đầu của cách mạng về các quan hệ sản xuất , xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình xã hội hoá sản xuất : CNH, HĐH đất nước ,phát triển kinh tế thị trường của nước ta .Nhờ bước đầu “cởi trói” cho một loạt các quan hệ sản xuất , các TPKTđang phát huy tác dụng , chứng tỏ sức sống và các vị trí quan hệ của nó trong cuộc sống xây dựng nền kinh tế mới . Tuy nhiên , cho đến nay kinh tế thị trường của ta còn sơ khai . ở các vùng nông thôn ,miền núi còn mang nặng dấu ấn kinh tế tự nhiên . Với đặc trưng là tự cung tự cấp .ở đây kinh tế hàng hoá chưa phát triển , công nghệ sản xuất còn lạc hậu thô sơ . Kinh tế hàng hoá nhỏ của nông dân thợ thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn và chưa được quản lý , tổ chức tốt . Kinh tế tư bản tư nhân chưa được chú ý phát triển đúng mức, phần lớn là quy mô nhỏ và kinh donh chủ yếu trong lĩnh vực lưu thông .Kinh tế tư bản nhà nước được từng bước hình thành và phát triển nhưng chưa được huy động hết tiềm năng vốn có của nó . Kinh tế nhà nước đang trong quá trình đổi mới , tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với lực lượng sản xuất và với việc quản lý theo kinh tế thị trường . Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước gắn liền với sự thay đổi một cách sâu sắc cơ chế quản lý điều hành của bộ máy nhà nước . Về nguên tắc nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất và kinh doanh . Nhiêm vụ quan trọng của nhà nước là tác động vào thị trường , tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trên cơ sở định hướng chính sách và môi trường pháp lý văn minh .Định hướng chiến lược đúng đắn có vai trò quan trọng mang tính chất kiên quyết đối với sự phát triển kinh tế cuả mỗi nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở , hàng hoá sản xuất trong nước có thể không cạnh tranh được với hàng nước ngoài do đó nếu không có chiến lược đúng đắn để nền kinh tế phát triển thì kinh tế sẽ lệ thuộc vào nước khác . Chủ trương của nhà nước VN được khẳng định trong các văn bản gần đây của các cơ quan lãnh đạo cao nhất là : Trên cơ sở tiếp tục cải cách kinh tế , ta cần phải xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng XHCN .Tư tưởng cơ cấu của chủ trương này là kết hợp tất cả các ưu thế mà những yếu tố khác nhau mang lại , cụ thể là tính năng động của cơ chế thị trường , ý tưởng XHCN về nâng cao phúc lợi xã hội và phân phối công bằng thu nhập của các nhóm xã hội. Biểu thị chung vai trò của nhà nước ta đề cập khái niệm “sự tác động của nhà nước đối với nền kinh tế”. Nhà nước kiểm soát , hổ trợ phát triển các bản thân nền kinh tế , điều chỉnh kinh tế và thúc đẩy các tiến bộ xã hội . Đánh giá tác động của nhà nước đối với nền kinh tế sẽ không chỉ dựa vào các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà còn dựa vào kết quả về mặt xã hội.Cơ chế tác dộng của nhà nước ta vào nền kinh tế trước hết: * Với tư cách là người lập kế hoạch nhà nước tác động trực tiếp vào phương hướng đầu tư và phát triển kinh tế .Nhà nước đề ra mục tiêu rõ ràng cho chính sách .Phát hiện ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục , những mối tương quan cần giải quyết một cách đồng bộ .Định hướng hoạt động cho mọi thành phần kinh tế xã hội , trước hết cho các doanh nghiệp . *Với tư cách là người điều chỉnh nhà nước tác động vào cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội .Trong kinh tế nhà nước tạo môi trường chứa đựng các mục tiêu nhà nước muốn đạt tới , thị trường trở thành hệ thống trao đổi mà các doanh nghiệp cạnh tranh đồnh thời hợp tác với nhau nhằm thực hiện lợi ích của chúng trong bối cảnh chung lợi ích xã hội . Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi cùng thực hiện một số hình thức hỗ trợ cho các lĩnh vực mà nhà nước muốn ưu tiên phát triển . *Với tư cách là người đầu tư kinh doanh , nhà nước trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh trong một số lĩnh vực . Nhà nước phải nắm “các đỉnh cao chỉ huy” , phải khai phá các ngành mới và tạo điều kiện lan truyền cho kinh tế tư nhân.Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta , nhà nước phải phát hiện ra những khuyết tật của kinh tế thị trường tư bản.... phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Kinh tế nhà nước đang trong quá trình đổi mới , tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và thích nghi với việc quản lý theo kinh tế thị trường , tuy nhiên nền sản xuất mặc dù đan xen những yếu tố hiện đại , song kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc còn chiếm tỷ lệ lớn .Trong chính sách NEP của Lê nin , điều đầu tiên ông nhắc tới trong nội dung đó chính là sự cải tạo nền nông nghiệp . muốn đưa nền nông nghiệp từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp , sử dung lao động thủ công là chính , sang một hệ thống có năng suất cao , hiệu quả dựa trên những phương pháp công nghệ tiên tiến của CNH, HĐH cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lựơng KHCN cao , giá trị gia tăng nhanh. Muốn đạt mục tiêu này phải phát triển công nghiệp , nhưng quan trọng hơn là đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế, phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu KHCN của thế giới. Là một nước đi sau về phát triển kinh tế ,VN nhất thiết phải tận dụng quá trình chuyển giao công nghệ , tiếp thu , làm chủ được các loại hình công nghệ hiện đại để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thông qua một quá trình đổi mới công nghệ rộng khắp từ sản xuất kinh doanh đến dịch vụ , quản lý.Nền kinh tế VN hiện nay cũng như nhiều nước đang phát triển khác , được đặc trưng bằng sự chiếm ưu thế của sản phẩm nông nghiệp và lao động nông thôn, dù công nghiệp hoá đã bắt đầu .Muốn phát triển phải cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế , tạo sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh CNH,HĐH , nền kinh tế từ nặng về nông nghiệp sẽ chuyển dần về phía công nghiệp và dịch vụ , trong đó quan trọng là công nghiệp chế biến và các dịch vụ xã hội , dịch vụ kinh tế, dịch vụ trí tuệ. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành theo hướng trên sẽ vấp phải một trở lực hết sức lớn nếu không thu hút được số lao động dư dôi ra trong nông nghiệp . Khắc phục trở ngại này đòi hỏi phải đầu tư để tạo thêm chỗ làm việc trong nền kinh tế ở khu vực đô thị và nhất là ở nông thôn . Vì vậy phát triển công nghiệp nông thôn, tăng đầu tư vào nông thôn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH,HĐH. Chỉ có CNH,HĐH mới đưa được nước ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu CacMác cho rằng , những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì , mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào , với nhửng tư liệu lao động nào.Nền kinh tế nước ta hiện nay về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ , trình độ lao động còn thấp kémm lạc hậu ,lao động thủ công là chính , năng suất thấp.Lao động nông nghiệp nước ta vẫn chiếm khoảng 70%tổng số lao động ,địa bàn nông thôn chiếm gần 80%dân số cả nước và là nơi tập chung đại bộ phận người nghèo trong xã hội.Số liệu điều tra gần đây cho thấy có tới 29,5%tổng số hộ dân có mức thu nhập dưới 20Kggạo 1người/1tháng;5,6%hộ thu nhập chỉ đạt dưới 8Kg gạo 1người/1tháng ;khoảng 20%hộ thiếu và đói. Như chúng ta đã biết , vào năm 1950, khu vực Đông nam á còn rất lạc hậu .Trên 50%lao động ở Nhật bản thuộc khu vực nông nghiệp ,năng suất công nghiệp của NHật bản chỉ bằng 15% năng suất công nghiệp của Mỹ,Hàn quốc, còn nghèo hơn cả Xuđăng( châu phi) .Ngày nay Nhật bản đã trở thành một siêu cường kinh tế thế giới , là thành viên của nhóm 7nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ( Mỹ, Nhật Bản,đức, Pháp ,Canada, Anh, Italya ) và có giá trị GDPđầu người cao nhất thế giới.Bốn lãnh thổ và các nước CNH mới (NICs) : Hàn quốc ,Đài loan, Singapo, Hồng kông đã tạo nên những nền công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng chưa từng thấy.Qúa trình CNHở những lãnh thổ và quốc gia này chỉ cần khoảng 30 năm.Các nước NICs này đã từng xuất phát từ xã hội truyền thống, với nền nông nghiệp chiếm tới 75%lao động và trên 30%GDP,sau đó họ đã đào tạo tiền đề CNHdựa trên những đột phá công nghệ trong công nghiệp, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất các sản phẩm chế tạo hướng về xuất khẩu ,thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư....Giai đoạn CNH được tăng tốc thông qua những yếu tố nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế(giảm mạnh tỷ lệ nông nghiệp trong GDP) ,về khả năng duy trì mức tăng trưởng kinh tế ở mức cao,về một chính sách thuận lợi cho phát triển các công nghệ hiện đại , về một nền giáo dục-đào tạo vững vàng , tạo năng lực nội sinh của quốc gia,bảo đảm cho giai đoạn trưởng thành , gắn liền CNH với HĐH, phấn đấu trở thành một quốc gia phát triển. Như vậy , chỉ trong vài ba thập kỷ , họ đã sử dụng những cơ hội tốt để “đi tắt” “nhẩy cóc”, thông qua tiếp cận công nghệ , tiến thẳng vào công nghệ hiện đại , từ giai đoạn cuối của nền văn minh nông nghiệp , tiến hành CNHnhanh chóng và hướng vào xã hội thông tin . Nước ta có những thuận lợi là đang nằm trong bối cảnh của cuộc cách mạng KHKT, nhưng cũng phải đối mặt với những điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn so với giai đoạn thập niên 1960-1970.Các đối thủ cạnh tranh với VNcó nhiều lợi thế hơn về trình độ công nghệ kinh nghệm buôn bán quốc tế....Tuy vậy, chúng ta cũng có những lợi thế của người đi sau , từ một xuất phát đúng đắn , khôn ngoan ,VN có thể bỏ qua các thế hệ , công nghệ trung gian để đi ngay vào các công nghệ tiên tiến ở những lĩnh vực quan trọng , nhằm tăng tốc nền kinh tế , nhằm bắt kịp với nền kinh tế chung của thế giới .Với quan điểm như vậy , VN cần phải chuyển mình từ một nền kinh tế còn nặng về nông nghiệp , rút ngắn giai đoạn của xã hội công nghiệp truyền thống để hướng tới một xã hội thông tin , tức là phải “đi tắt ,đón đầu”. Khi phân tích những nguồn lực có thể huy động cho cuộc phát triển đất nước , ta có thể đánh giá như sau : tài nguyên thiên nhiên nước ta tuy phong phú , đa dạng nhưng không được xếp vào loại giầu nếu xét theo bình quân đầu người .Với khả năng hiện có của tài nguyên thiên nhiên nước ta có thể phát triển một nền kinh tế đa dạng , tạo thuận lợi cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển .Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên của VN không thể được coi là nguồn lực chủ chốt cho quá trình CNH-HĐH đất nước . Ngoài ra do công nghệ khai thác lạc hậu , quy hoạch chưa hợp lý nên hiện tượng lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường đã trở thành căng thẳng ở nhiều vùng .VN khởi động quá trình CNH-HĐH trong điều kiện dự trữ tài nguyên thiên nhiên tính theo đầu người là thấp , mà môi trường sinh thái đã xuống cấp tới mức báo động .Vì vậy , chúng ta không thể vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường sinh thái, không thể vì lợi ích trước mắt mà để lại gánh nặng môi trường cho các thế hệ mai sau Với số dân đông, rõ ràng tương lai phát triển của nước ta gắn liền với biển .Biển VN nằm ở tây thái bình dương , một vùng phát triển kinh tế năng động, nơi cửa ngõ giao lưu quốc tế, có thể phát triển các loại hình vận tải quá cảnh, cận dương viễn dương, dịch vụ hàng hải viễn thông quốc tế...Tuy nhiên biển đông và các hải đảo trên biển đông cũng là nơi diễn ra những tranh chấp phức tạp và ngày càng quýêt liệt về chủ quyền trên biển Thực tế cho thấy, những nước biết tận dụng và khai thác lợi thế , tiềm năng mọi mặt của biển đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế rất cao. Những con rồng châu á đều là những quốc gia lãnh thổ hải đảo, hoặc bán đảo với các ngành kinh tế biển luôn đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển. Về tài nguyên con người xét về nhiều mặt, cả trước mắt và lâu dài , đây là nguồn lực quan trọng nhất, là “điểm tựa” cho quá trình phát triển.VN có tỷ trọng tương đối cao về lao động trẻ, phầm lớn có học vấn phổ thông ngay cả ở nông thôn . Đây là một tiền đề quan trọng, tạo điều kiện tiếp thu các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kể cả những ngành nghề mới .Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo tương đối lớn (so với các nước có thu nhập như nước ta ). Hiện tại nước ta có 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ , trên 800000 người có trình độ đại học, cao đẳng, trên 2 triệu công nhân kỹ thuật .Đây là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển khoa học, tiếp thu, làm chủ thích nghi các công nghệ nhập từ nước ngoài kể cả những công nghệ cao .Với mội hệ thống trường phổ thông rộng khắp trên địa bàn toàn quốc, gần 100 trường đại học và cao đẳng, hàng trăm trường trung cấp kỹ thuật dậy nghề ....nếu được đầu tư đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện làm việc, thì đây là mội cơ sở hạ tầng rất quan trọng ,đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá , hiên đại hoá đất nước.Chúng ta có một lực lượng tương đối lớn người Việt sống ở nước ngoầi, tập chung chủ yếu ở Châu âu, mỹ, úc, trong đó tỷ lệ người có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ là đáng kể .Đây là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối giữa VN và thế giới về mặt chuyển giao tri thức , công nghệ và các quan hệ quốc tế. Với những tiềm năng trên đây , nếu chúng ta tạo lập được một năng lực tiếp thu tốt, một môi trường thuận lợi cho đầu tư, thì vấn đề thiếu vốn , thiếu công nghệ sẽ không phải là trở ngại lớn cho phát triển.Đương nhiên phải xây dựng được năng lực nội sinh , nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển. Thứ hai , xây dựng và hoàn thiện QHSX đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực điều tiết của nhà nước , thực hiện phân phối theo nguyên tắc kinh tế thị trường đẩy mạnh phúc lợi xã hội . Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa hình thức sở hữu đang làm nẩy sinh những quan điểm mới về quan hệ phân phối.Quan hệ phân phối trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải kết hợp phân phối theo lao động và hưởng lợi theo sản phẩm.Phấn đấu và tạo điều kiện để mỗi người lao động đều có một phần tài sản, vốn liếng đóng góp cổ phần phát huy vai trò của họ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội .Mục tiêu là phải đảm bảo đời sống của người lao động từng bước được nâng cao góp phần xoá đói giảm nghèo .Chấp nhận sự phân hoá giầu nghèo trong các tầng lớp dân cư và giữa các vùng nhưng có giới hạn .Khuyến khích động viên mọi người từ quần chúng đến đảng viên , tạo nhiều việc làm và làm giầu chính đáng .Nghiêm cấm những hành vi làm giầu bất chính , bòn rút của công ,hà hiếp quần chúng lao động lầm giảm sút lòng tin của nhân dân và triệt tiêu động lực của người lao động . Phân phối dựa trên nguyên tắc thị trường không tránh khỏi sự bất bình đẳng trong thu nhập , mà hậu quả của nó là sự mất ổn định trong kinh tế, chính trị xã hội như nhiều nước phát triển theo con đường kinh tế thị trường đã trải qua. Vì vậy phải có sự điều tiết trong phân phối,ở đây sự điều tiết của nhà nước là hết sức quan trọng thông qua thuế thu nhập và phúc lợi xã hội .Vì vậy đi liền với cải cách chế độ phân phối , cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính theo hướng tăng cường sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm điều hoà thu nhập , đảm bảo phúc lợi giữa các tầng lớp dân cư. Điều quan trọng nhất của phân phối là phân phối phải đạt được công bằng xã hội .Với đường lối mới , xã hội VN đang mở ra những khả năng ngày càng rộng lớn cho các cá nhân , các tầng lớp xã hội khác nhau phát huy những năng lực và nguồn lực vốn có và có thể có để vừa mưu cầu lợi ích của mình, vừa tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng (dân giầu nước mạnh) đưa đất nước từng bước tiến tới trình độ hiện đại ( văn minh ) Tiêu chí hàng đầu của công bằng xã hội ở nước ta hiện nay là xem nó có lợi hay có hại cho sự phát triển đất nước .Đây là bài toán cực khó , mà loài người ít ra trong một thế kỷ qua đã cố đi tìm những lời giải tối ưu, nhưng chưa tìm thấy.Kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ :Đặt công bằng xã hội lên hàng đầu lại dẫn tới khoét sâu những ngăn cách xã hội và nhất là dồn một số người không nhỏ vào tình trạng nghèo khổ và bế tắc , cuối cùng tạo ra những trở ngại lớn cho hiệu quả phát triển kinh tế , những nguy cơ bùng nổ xã hội .Phải tìm một cơ chế mới , trong đó không để công bằng xã hội và phát triển kinh tế đối kháng nhau ,loại bỏ nhau(còn nhưng mâu thuẫn của hai mặt đó là không thể tránh) , phải làm sao cho hai mặt đó trở thành tiền đề của nhau , hơn nữa để cho mặt này bao hàm mặt kia ở một mức độ hợp lý nhất. Điều đó càng cần thiết , vì ngày nay mọi lý luận về sự phát triển đều bác bỏ cách hiểu phiến diện: phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế , đều nhấn mạnh nội dung cơ bản và mục tiêu cao nhất của sự phát triển là phát triển con người với tư cách cá nhân trongmột cộng đồng đầy nhân tính .Sự kết hợp phát triển kinh tế , theo những truyền thống đạo đức, văn hoá , những lối sống và tâm lý dân tộc, ở đây tuyệt đối không thể có mô hình sẵn. Thứ ba , xây dựng và hoàn thiện QHSX,một mặt phải tạo điêù kiện để thành phần kinh tế nhà nước vươn lên nắm vai trò chủ đạo , mặt khác phải đảm bảo tính bình dẳng giữa các thành phần kinh tế . Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất tiêu biểu cho chế độ kinh tế xã hội đương thời , giữ vị trí thống trị chi phối , còn các PTSXtàn dư ,PTSXmầm mống của hình thái xã hội tương lai , ở vào địa vị lệ thuộc bị chi phối .Các PTSX trong một hình thái kinh tế xã hội được biểu hiện thành các TPKT.Trong giai đoạn quá độ , chưa có thành phần kinh tế nào đủ sức giữ vai trò thống trị và chi phối các TPKTkhác .V.I.Lê nin đã chỉ ra , các TPKTchỉ là những mảnh , những bộ phân hợp thành kết cấu kinh tế xã hội , vừa có tính độc lập tương đối , vừa tác động lẫn nhau. Kinh nghiệm của tiến trình lịch sử cho thấy , vai trò chủ đạo của một TPKT nào đó không phải ở chỗ quy mô của nó to hay nhỏ ,lực lượng của nó nhiều hay ít, mà là ở chỗ nó có ảnh hưởng chi phối được các TPKT khác hay không , có làm cho các mối quan hệ kinh tế diễn ra theo tính chất của phương thức sản xuất thống trị hay không. Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần , đang trong quá trình chuyển đổi .Các thành phần kinh tế này đan xen lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau , luôn vận động và có sự chuyển hoá trong quá trình phát triển .Định hướng XHCN là phải tạo điều kiện cho các TPKT nhà nước vươn lên nắm vai trò chủ đạo .Thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta chưa đáp ứng được vai trò này kể cả về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về trình độ tổ chức quản lý và phương thức phân phối. Vì vậy , muốn thực hiện được vai trò chủ đạo , các doanh nghiệp nhà nước cần phải tiếp tục xắp xếp lại , phát triển doang nghiệp nhà nước một mặt phải đặt trong mối tương quan với nguồn lực nhà nước , mặt khác phải đặt trong mối quan hệ với các TPKT khác. Về tổ chức quản lý phải chặt chẽ hơn , phải có chế độ phân phối hợp lý để nâng cao mức sống của người lao động , vừa bảo đảm tái sản xuất của các doanh nghiệp , phải củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cũng có nghĩa là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Chính điều đó có nghĩa là củng cố tính chất XHCN trong TPKTmà trên tất cả các mặt của QHXH để tạo điều kiện cho nó nhanh chóng giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta . Đồng thời với việc thiết lập vai trò chủ đạo cho các TPKTnhà nước , hoàn thiện các QHSX phải bảo đảm tính dân chủ và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Dân chủ giữa các TPKTđược biểu hiện ở các mối quan hệ giữa lợi ích và nghĩa vụ của các thành phần với nhau và với nhà nước. ở đây không đề cập tới dân chủ về mặt chính trị , mà chỉ giới hạn trong kinh tế .Dân chủ trong kinh tế đó là quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng góp với nhà nước .Dân chủ không thể thực hiện được bằng mệnh lệnh mà phải đảm bảo tính tập trung .Trong nền kinh tế nhiều thành phần , việc ưu tiên ưu đãi không áp dụng theo thành phần kinh tế mà theo mục tiêu , theo lĩnh vực theo ngành. Nhà nước cần có chính sách bảo trợ cho một số lĩnh vực , mặt hàng sản phẩm khuyến khích hoặc đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội .Việc tài trợ này không phân biệt TPKT, thành phần nào làm được thì hưởng ưu đãi . Đồng thời với việc bảo đảm tính dân chủ , phải bảo đảm tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế , tạo điều kiện phát huy đầy đủ mọi năng lực và vị trí của mỗi TPKT, hình thành một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Trong điều kiện nước ta hiện nay nền kinh tế chỉ có thể phát triển bền vững nếu các doanh nghiệp thuộc mọi TPKT hoạt động một cách bình đẳng ,có hiệu quả , có sức phát triển cạnh tranh cao . Điều này cần được thể hiện trong việc hoạch định chính sách của nhà nước phải được đảm bảo theo nguyên tắc hai mặt : đối xử giống nhau đối với mọi thành phần để đảm bảo công bằng theo chiều ngang và đối xử khác nhau đối với các thành phần để đảm bảo công bằng theo chiều dọc . Cần nhấn mạnh , trong nền kinh tế thị trường khi chính quỳên trong tay nhân dân do đảng cộng sản lãnh đạo , thì vai trò của nhà nước , bộ phận của kiến trúc thượng tầng , có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tác động chi phối tới các TPKT khác.Thông qua luật pháp và các công cụ chính sách mang tính điều tiết của nhà nước có thể hướng hoạt động cho các TPKT khác đi theo quỹ đạo của mình .Do đó ngoài việc xắp xếp củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước thì việc cải cách bộ máy nhà nước , hoàn thiện môi trường luật pháp cho kinh doanh , tạo nhưng điều kiện cần thiết cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp ....là các công việc có ý nghĩa quýêt định . Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện QHSX phải tính tới yếu tố thời đại mà đặc trưng cơ bản của nó là quá trình mở cửa , hội nhập với quốc tế và khu vực .Công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải được tiến hành theo mô hình nền kinh tế mở cả trong nước và ngoài nước.Phát huy hơn nữa quyền tự chủ , tính năng động sáng tạo , tăng cường liên doanh liên kết hợp tác cùng có lợi giữa các ngành , các dịa phương và cơ sở để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả .Khuyến khích các hình thức đa dạng và các giải pháp cụ thể , thi đua đuổi kịp và vượt các đơn vị , địa phương khác nhưng phải chống cục bộ , bản vị vô tổ chức , vi phạm kỷ luật kỷ cương xã hội , phương hại đến lợi ích chung.Nhà nước cũng như doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng và khai thác tốt những thuận lợi và xu thế quốc tế hoá sản xuất và đời sống hiểu rõ đối tác có sách lược và chiến lược khôn ngoan để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế ngày nay , sự hạn chế về quỹ đất và phần lớn các loại tài nguyên , sự dồi dào về nguồn nhân lực , lợi thế về giá nhân công rẻ , vị trí địa lý thuận lợi , đòi hỏi và cho phép chúng ta lựa chọn chiến lược CNH hướng về xuất khẩu là chính để phát triển nhanh , đồng thời thay thế nhập khẩu những hành hoá dịch vụ trong nước tự cung ứng có hiệu quả hơn.Hướng về xuất khẩu là cách thức tận dụng những lợi thế so sánh , tranh thủ sức mua lớn trên thị trường thế giới để tích tụ vốn nhằm nhanh chóng mở rộng quy mô và nâng cao trình độ sản xuất trong nước , tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập , tăng khả năng nhập vật tư , thiết bị để tạo ra những hàng hoá , dịch vụ có giá trị gia tăng lớn , chất lượng cao , có sức cạnh tranh mạnh cả trên thị trường nội địa và trên thị trường thế giới , đáp ứng nhu cầu sản xuát của nhân dân. Để thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất khẩu , phải tạo được sự tin cậy trong quan hệ quốc tế trong ba mặt :thanh toán bằng ngoại tệ , tromg việc thực hiện các hợp đồng buôn bán , trong việc đảm bảo phẩm chất của hàng hoá. Đặc biệt chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hướng về xuất khẩu phải đi đôi với khuyến khích phát triển mạnh và bảo hộ đúng mức sản xuất nội địa , không để hàng ngoại nhập lậu tràn lan, bóp chết hàng nội , khiến sản xuất trong nước bị giảm sút , hoặc đình đốn , người lao động mất hết công ăn việc làm và thu nhập Đối với những nước nghèo như nứơc ta , việc mở cửa để thu hút nguồn lực về vốn , công nghệ , kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài lại càng có ý nghĩa quan trọng .Những nguồn lực huy động từ bên ngoài sẽ góp phần tạo ra lực lượng sản xuất mới , năng suất lao động cao hơn đảm bảo cho sự phát triển thắng lợi của đất nước .Về mặt QHSX, điều đó có nghĩa là rút ngắn sự phát triển có tính chất tuần tự theo tiến trình lịch sử. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nền kinh tế theo định hướng XHCN.Do vậy cần phải có chính sách thông thoáng để thu hút các nguồn lực đó, và biến chúng thành nhân tố tích cực , góp phần thúc đẩy năng lực và phát triển kinh tế đất nước. Việc mở cửa hội nhập với bên ngoài theo phương châm đa dạng hoá , đa phương hoá các hình thức và quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi phải đáp ứng các nhu cầu lợi ích của các bên đối tác , phù hợp với thông lệ quốc tế , mặt khác đòi hỏi phải đảm bảo phục vụ cho nhu cầu lợi ích quốc gia , dân tộc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.Trong quá trình hội nhập mở cửa phải tăng cường nâng cao năng lực quản lý, công tác kiểm tra giám sát của nhà nước nhằm khắc phục những mặt tiêu cực do mở cửa gây ra, cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp để khai thác tối ưu các nguồn lực bên ngoài và phát huy có hiệu quả nguồn lực bên trong, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. *)Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại . Lịch sử đã khẳng dịnh không một nước nào khép kín nền kinh tế của nước mình. Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế và phát triển của khoa học kỹ thuật , mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về trình độ công nghệ , cơ cấu ngành và sản phẩm, mở rộng phân công lao động quốc tế , tăng cường liên doanh liên kết , hợp tác , là cơ sở để kích thích sản xuất trong nước vươn lên kịp trình độ thế giới, đảm bảo hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế , tăng cường tính độc lập và phụ thuộc lẫn nhau , trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi . Trong quan hệ đối ngoại phải đa dạng hoá các lĩnh vực , các ngành , các bên và các hình thức .Yêu cầu đó đòi hỏi bức thiết phải có sự ổn định và nhất quán luật pháp, sự ổn định kinh tế chính trị , xã hội dặc biệt nâng cao vai trò của tài chính , ngân hàng cơ sở hạ tầng và dịch vụ ,cũng như kiến thức cho cán bộ về quan hệ kinh tế quốc tế . *)Không ngừng nâng cao đời sống vật chất ,văn hoá tinh thần của nhân dân. Đây là nhiệm vụ phản ánh mục đích cuối cùng của sự phát triển kinh tế . Phát triển và tăng cường kinh tế gắn hữu cơ với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm làm cho mỗi thành viên trong xã hội thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất và văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người. ii.Thực trạng của vấn đề và giải phỏp Mặc dù có nhiều cố gắng trong đổi mới ,nhưng nước ta vẫn không thể không mắc những thiếu sót sai lầm mang tính cơ bản , do vậy chúng ta cần phải đề ra những giải pháp đúng đắn nhằm khắc phục những sai lầm trên, đưa kinh tế nước ta tiến kịp với thế giới. 1-Về nông nghiệp. Kết quả nghiêm cứu , triển khai và đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất không tương ứng với tiềm năng và rất khác biệt ở hai miền Nam, Bắc. Tuy chỉ chiếm 1/4 về số lượng và gần 1/3 về lực lượng lao động so với miền bắc , song các cơ quan nghiêm cứu giống lúa ở nam bộ ,từ năm 1991-1995, đã tạo ra 70% số giống lúa được công nhận mở rộng trong sản xuất và gần 80% số giống lúa được phép khu vực hoá. Như vậy vấn đề nổi cộm rút ra từ thực trạng trên là hệ thống nghiêm cứu ứng dụng vào sản xuất ở các địa phương. Tiếp theo là về lực lương cán bộ khoa học công nghệ .Khoa học công nghệ không tự nó trở thành hiện thực .Vai trò động lực của nó chỉ được phát huy khi có những điều kiện nhất định , trong đó trước hết phải kể đến yếu tố con người . Khi đề cập đến khoa học kỹ thuật với tính cách là một phương tiện quan trọng để phát triển kinh tế xã hội , F.ănghen đã nhấn mạnh tính thiết yếu của sự phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó .Năng lực đó không chỉ là sự sáng tạo ra sức mạnh của khoa học công nghệ , mà còn là khả năng sử dụng và chuyển hoá nó thành động lực của sự phát triển Nếu khoa học công nghệ đóng vai trò động lực , là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ chính là lực lượng vận hành nguồn động lực đó.Sự lớn mạnh của lực lượng này đặc biệt quan trọng trong bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, hơn nữa trong quá trình tiếp cận và bắt nhịp với nền kinh tế tri thức đang gần Thực tế cho thấy , hầu hết các vùng nông thôn , nhất là miền núi, đang rất thiếu cán bộ khoa học công gnhệ, người ta tính rằng để vùng đồng bằng sông cửu long đạt được con số lý tưởng về mật độ kỹ sư trên diện tích canh tác như nông trường sông hậu (1kỹ sư/40ha và 1thạc sỹ/1100ha) thì trường đại học Cần Thơ (mỗi năm đào tạo 640 sinh viên) phải mất 141 niên khoá .Còn nếu ở mức 1 kỹ sư /xã thì trường này cũng mất ít nhất hai niên khoá để đào tạo mới lấp được khoảng trống mênh mông đó . Rõ ràng tình trạng mỏng về lực lượng , thiếu hụt về đội ngũ kế cận, không có cơ chế hợp lý để sử dụng cán bộ khoa học công nghệ đặt ra bức xúc trong khu vực nông nghiệp , nông thôn.Đó thực sự là một thách thức , bởi vì không thể nói đến công gnhiệp hoá , hiện đại hoá đất nước trong thời đại văn minh trí tuệ , thời đại sinh thái hoá mà thiếu đội ngũ cán bộ khoa học giỏi Tiếp đến là vấn đề về thị trường khoa học , công nghệ ở nông thôn . Trong bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá nhu cầu về khoa học công nghệ ở khu vực này trong thời gian gần đây là một đề tài khá lớn. Để phát triển sản xuất trong điều kiện nền kinh tế thị trường , người lao động không những bước đầu tự giác chấp nhận mà còn chủ động đòi hỏi tiến bộ khoa học công nghệ. 2-Về chính trị . Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của đảng ta trong thời kỳ này là xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi thành phần mọi tầng lớp nhân dân trong nước và người VN sinh sống ở nước ngoài đồng tâm nhất trí,nỗ lực phấn đấu góp phần đẩy tới một bước CNH-HĐH đất nước. Muốn vậy phải xây dựng đảng thật trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị thật vững vàng , tầm nhìn sâu rộng ,tổ chức chặt chẽ , nghiêm minh, năng lực lãnh đạo giỏi, đề ra và thực hiện những đường lối, chính sáchđúng đắn, giữ vững ổn định chính trị xã hội, tranh thủ thời cơ đẩy mạnh phát triển kinh tế , đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thử thách , trở thành một nước công nghiệp tromg vòng ba thập kỷ tới.Cán bộ đảng viên phải có giác ngộ sâu sắc về lý tưởng, vừa có kiến thức và năng lực chuyên môn, gương mẫu, sáng tạo, cần kiệm trong lao động , sản xuất và trong sinh hoạt, biết tổ chức và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Cần tập trung nghiêm cứu xác định đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong cơ chế mới. Trên cơ sở đó chấn chỉnh, đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy gọn nhẹ, trong sạch, cán bộ tinh thông nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc, làm việc có hiệu lực và hiệu quả. Kiên quýêt bài trừ nạn tham nhũng, thói xa hoá , lãng phí tệ quan liêu, ức hiếp dân, tình trạng thiết lập kỷ luật , kỷ cương đang gây ra thất thoát nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin nhân dân, làm suy yếu khối thống nhất ý chí và hành động của nhân dân . Phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác công đoàn là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn đảng toàn dân trong thời kỳ phát triển mới,bởi vì chỉ với một giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị , có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, mới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân trí thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành công của sự nghiệp CNH-HĐH. 3-Về công nghệ khoa học. Hiện đại hoá đất nước theo định hướng trên đây về thực chất là quá trình đầu tư theo chiều sâu để phát triển công nghệ nhằm làm thay đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế. Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá, phải coi nguồn nhân lực là yếu tố quýêt định. Phải coi con người là mục đích chứ không phải là phương tiện, không hy sinh con người cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước , trong các khấu hao phải tính đến khấu hao con người. Theo tinh thần đó, giáo dục khoa học và công nghệ có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng. Sự xuống cấp của hệ thống giáo dục trong thời gian qua kể từ khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trườngthể hiện sự hiểu biết kém cỏi của chúng ta về những thách thức của thời đại, nếu không có những biện pháp đặc biệt để khắc phục thì nó sẽ trở thành hiểm hoạ thật sự đối với tương lai của đất nước, tiền đồ của dân tộc. Cùng với giáo dục, khoa học cũng là động lực của quá trình hiện đại hoá đất nước, không chỉ tạo ra tri thức mới để thúc đẩy sự phát triển mà còn có nhiệm vụ đặt nóvào vị trí nền tảng của những giá trị văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Công nghệ gắn bó hữu cơ với giáo dục và khoa học, là đòn mẩy mạnh mẽ nhất đưa các thành tựu khoa học và giáo dục vào cuộc sống. Từ lâu công nghệ đã được công nhận là yếu tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng tiềm lực kinh tế và thúc đẩy sự tăng trưởng, là cơ sở để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của quốc gia, góp phần chủ yếu tạo nên năng xuất lao động cao. Vì nhiều nguyên nhân, VN đã tụt hậu so với các nước trong khu vực trên nhiều phương diện kinh tế, mà thực chất là tụt hậu về khoảng cách công nghệ.Do năng lực đổi mới công nghệ của đất nước còn nhiều hạn chế, để phát huy lợi thế của đất nước đi sau trong một thế giới mà tốc độ phát triển công nghệ mới ngày càng gia tăng, con đường tối ưu để hiện đại hoá đất nước là chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ. Kế hoạch của nước ta đến năm 2000 là phải tập trung mọi nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ bên ngoài vào thông qua các luồng chủ yếu như : đầu tư trực tiếp với 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh , đặc biệt chú ý đến đội ngũ chuyên gia công nghệ VN ở nước ngoài. Quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa, cụ thể và thiết thực hơn, bởi công nghệ nói chung là sản phẩm thương mại ,một loại hàng hoá đặc biệt nhiều khi có tiền vị tất đã mua được. Cho nên không thể hy vọng tìm kiếm các công nghệ cần thiết để hiện đại hoá đất nước theo lối tự phát mà phải tính toán chu đáo công nghệ gì cần mua, cái gì có thể tự làm lấy và phải có đầu tư vốn, có chính sách tương ứng để tạo ra năng lực công nghệ môi sinh theo 4 cấp độ : khả năng thực hành, khả năng lĩnh hội, khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo. Trong hơn hai năm qua, kể từ khi luật đầu tư và pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào VN được ban hành, quá trình chuyển giao công nghệ theo một nghĩa nào đó cũng diễn ra ở nước ta nhưng hầu hết các luồng chuyển giao công nghệ mới chỉ dừng ở mức chuyển dịch kỹ thuật và có rất ít trương hợp quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra đúng nghĩa với khái niệm này.Có nhiều nguyên nhân song theo em, trở ngại chính trên con đường chuyển giao công nghệ nước ngoài vào nước ta là môi trường thể chế còn tù mù giữa cũ và mới. Trong môi trường thể chế như vậy, lợi nhuận không sinh ra từ năng suất, chất lượng nhờ đổi mới công nghệ và cải tiến quản lý, mà chủ yếu từ mua rẻ, bán đắt , trốn lậu thuế, lừa đảo. Môi trường đó xô đẩy con người chạy theo lợi ích trước mắt và lối sống tiêu xài lãng phí, không khuyến khích đầu tư dài hạn và do đó không thể khuyến khích chuyển giao công nghệ. 4-Về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Nước ta chậm đề ra chiến lược năng lượng toàn diện và lâu dài, phù hợp với đặc điểm của VN. Thực tế cho thấy, chúng ta chỉ mới tập trung đầu tư cho thuỷ điện lớn và dầu khí, than coi nhẹ các dạng năng lượng khác. Thuỷ điện lớn cần nhiều vốn , thi công lâu và khó khăn về kỹ thuật, trong khi thuỷ điện vừa và nhỏ vốn đầu tư ít, thi công nhanh, kỹ thuật không phức tạp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như thiết bị ta đều có trong nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, ta có hơn 400 vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thuỷ điện với công suất 100kđến 20000k. Nếu tính đến việc xây dựng cả những trạm thuỷ điện công suất dưới 100k , số lượng sẽ cao lên gấp nhiều. Các trạm thuỷ điện này rất cần cho việc chạy máy bơm nước, máy xay xát, chế biến nông sản thực phẩm và thắp sáng ở nông thôn và miền núi. Khai thác than và dầu khí là cần thiết, ta có thể khai thác trong quy mô lớn và sử dụng trực tiếp dễ dàng,nhưng nó đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và chúng không thể tái tạo được , mà tiềm năng của ta về than và dầu mỏ cũng rất hạn chế, điều kiện khai thác ở VN lại có nhiều khó khăn, nơi khai thác lại ở rất xa nơi tiêu thụ, than và dầu mỏ lại gây ô nhiễm môi trường nặng , không những thế trình độ khoa học công nghệ của nước ta lại rất lạc hậu gây khó khăn rất lớn cho việc khai thác. Do vậy, nên ta không thể coi nhẹ việc khai thác và tận dụng các dạng năng lượng khác như: ánh sáng mặt trời, địa nhiệt khí sinh học, gió,biển....được tái tạo thường xuyên và được sử dụng ở nhiều nơi, không gây ô nhiễm môi trường và rất thích hợp với việc sản xuất phân tán, quy mô nhỏ ở VN. Tổn thất và lãng phí trong khai thác và sử dụng năng lượng còn rất phổ biến và nghiêm trọng như tình trạng khai thác than bất hợp pháp và bừa bãi của một số “cai đầu dài” và một số tư nhân, một số ngành địa phương đã gây lang phí lớn về tài nguyên và gây khó khăn cho việc khai thác mỏ sau này. Công tác vận hành lưới điện truyền tải chưa tốt, hiện tượng cháy biến thế, đứt dây vỡ sứ....xảy ra còn nhiều, gây mất điện ở nhiều khu vực.Tổn thất điện năng lớn, có nơi lên đến 40%-50%, đặc biệt là nạn ăn cắp điện xảy ra khá phổ biếnvà nghiêm trọng, chỉ mới được khắc phục rất ít. Nói chung vấn đề tiết kiệm năng lượng chưa trở thành một vấn đề quốc sách nên đã để xẩy ra lãng phí lớn về điện, xăng dầu, than....Việc bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều thiếu sót.Những quy định trong pháp lệnh và nghị định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng chưa được chấp hành nghiêm chỉnh, Luật bảo vệ môi trường vừa được ban hành cũng chưa đi vào cuộc sống.Tình hình trên đây là đáng lo ngại , cần có những giảy pháp kịp thời và có hiệu quả để đảm bảo vững chắc và ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp CNH-HĐH trước mắt cũng như trong tương lai Thực hiện những mục tiêu trên đây trên cơ sở từng bước hiện đại hoá ngành năng lượng, và bằng các giải pháp chủ yếu sau đây: Trước hết ta cần xây dựng chiến lược năng lượng toàn diện và lâu dài, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Hai là, xây dựng qui hoạch dài hạn và kế hoạch trung hạn, ngắn hạn để thực hiện chiến lược năng lượng. Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc thăm dò, khai thác, chế biến các tài nguyên năng lượng. Bốn là, nghiên cứu để có chính sách mềm dẻo về nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ, than, khí đốt. Việc tiếp tục xuất khẩu dầu thô, than (và sau này, cả khí đốt) là cần thiết nhưng cần nâng cao chất lượng than xuất khẩu và nhanh chóng xây dựng nhà máy lọc dầu và hoá dầu để không phải xuất dầu thô, mà xuất dầu đã lọc và các sản phẩm đi theo chúng nếu trong nước dùng không hết. Năm là, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngang tầm nhiệm vụ, duy trì và phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật năng lượng giỏi tay nghề, có sức khoẻ và đời sống ngày càng được cải thiện. Có kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo các kỹ sư địa chất, mỏ, dầu khí, điện...., đẩy mạnh công tác sau đại học để nhanh chóng hình thành một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý tíên kịp trình độ thế giới, một đội ngũ chuyên gia đủ sức giải quyết các vấn đề phức tạp về khoa học kỹ thuật và quản lý trong ngành năng lượng. Sáu là, phát động một phong trào quần chúng sâu rộng lôi cuốn tất cả các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế và toàn dân, toàn quân tham gia thực hiện chiến lược và quy hoạch, kế hoạch về năng lượng, đóng góp trí tuệ, công sức và tiền vốn nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra cho từng thời kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền, nhằm khai thác toàn diện và có hiệu quả mọi dạng năng lượng, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường: 5-Về môi trường. Trong quá trình tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài, cần chú ý khía cạnh nhân văn kèm theo xã hội, khuyến khích công nghệ không ô nhiễm, tạo việc làm mà không hại sức khoẻ con người, quan tâm đến điều kiện lao động của phụ nữ, trẻ em, chú ý chia sẻ thành quả của quá trình phát triển cho nông thôn miền núi. Chính sách tiết kiệm tài nguyên bảo vệ môi trường phải được quán triệt trong việc lựa chọn cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, nhằm giảm thiểu chi phí năng lượng, chi phí vật liệu trên một đơn vị thu nhập quốc dân. Các ngành công nghệ cao cùng cần được áp dụng để điều tra thăm dò phát hiện các nguồn tài nguyên mới, khôi phục các môi trường đã bị ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái. 6-Về công bằng xã hội. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, sự kết hợp hai mặt đó vấp phải những khó khăn không dễ vượt qua. Một mặt, chủ nghĩa bao cấp vừa bình quân, vừa đặc quyền còn để lại nhiều di chứng, không những trong đời sống vật chất mà cả trong ý thức con người. Mặt khác, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường,bên cạnh những yếu tố tích cực còn chứa không ít yếu tố độc quyền, lũng đoạn, vô chính phủ, tự phát, làm cho kinh tế thị trường tuy có kích thích tính năng động của con người trong hoạt động kinh tế, nhưng cũng tạo nên một tâm lý xã hội của lối sống hãnh tiến, chạy theo đồng tiền một cách mù quáng và vô sỉ: “tiền là tiên là phật, là sức bật tuổi trẻ” “...tiền là tất cả....” Chúng ta cần có kinh tế thị trường như một môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, nhưng đó phải là một nền kinh tế thị trường văn minh, với những hoạt động sinh lợi thật sự và được pháp luật kiểm soát chặt chẽ, có lợi cho quốc kế dân sinh. Hơn nữa, bản thân kinh tế thị trường không tự động bảo đảm cho công bằng xã hội. Phải có những điều tiết của xã hội thông qua nhà nước để phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội ở mức cần thiết tối thiểu.ở nước ta, những sự điều tiết như vậy do nhiều nguyên nhân chưa đủ mạnh. Không thể đồng ý với quan niệm cho rằng nếu coi trọng công bằng xã hội thì khó lòng tập trung các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Đứng về ngắn hạn thì như vậy, nhưng nếu xét theo triển vọng lâu dài thì quan niệm này rất có hại. Hãy lấy một ví dụ: vấn đề đầu tư. Tất nhiên, trước mắt cần tập trung phần lớn các nguồn lực rót vào giáo dục, y tế, trợ cấp xã hội. Nhưng, nếu ngày nay không đầu tư thích đáng cho những lĩnh vực này thì liệu trong vòng 10 – 15 năm nữa, chúng ta có thể đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự phát triển kinh tế không? Hay lúc đó, nhân lực dồi dào của nước ta sẽ trở thành một gánh nặng, vì thế học vấn, thiếu trình độ nghề nghiệp, và không đủ sức khoẻ. Đó là chưa nói với thực trạng đó, đất nước sẽ không thể phát triển nhanh, mạnh, đủ sức tham gia sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực và trên thế giới trong một sự hòa mang tính năng động mạnh mẽ, nhưng cũng đầy thách thức đối với nước nào hụt hơi trong cuộc chạy đua đường dài. Theo tư duy kinh tế mới, đầu tư cho các lĩnh vực xã hội cũng là trực tiếp đầu tư cho kinh tế, nhất là xét theo triển vọng dài hạn. Đầu tư cho cấu trúc hạ tầng không thể chỉ bó hẹp vào những cấu trúc hạ tầng kinh tế mà phải mở rộng ra những cấu trúc hạ tầng xã hội mà cốt lõi của nó không có gì khác hơn là con người Phần C Kết luận Đổi mới tư duy kinh tế, trau rồi chủ nghĩa Mỏc-Lờnin ,tư tưởng Hồ Chớ Minh là vấn đề quan trọng.Bài học kinh nghiệm sương mỏu của việc tiến hành “cụng nghiệp hoỏ xó hội chủ nghĩa” trong nhiều năm trước cho ta thấy rừ điều đú Việc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trước hết xuất phát từ mục tiêu, con đường đi tới chủ nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn. Việc thiết kế thi công và thực hiện thành công mô hình chủ nghĩa xã hội ở VN là một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ nhưng nhất định phải làm. Nó đòi hỏi toàn đảng toàn dân ta đồng tâm hiệp lực, có đường đi nước bước rõ ràng, có ý chí và bản lĩnh vững vàng để sẵng sàng tạo lập, nắm bắt và vận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước vượt lên “sánh vaivới các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã nói “công nghiệp hoá hiện đại hoá là mơ ước ngàn đời của ông cha ta, là sự giao phó của lịch sử VN hàng ngàn năm văn hiến và hiển hách chiến công cho thế hệ hôm nay tiếp nối thực hiện bằng được”, đây cũng là khát vọng của nhân dân ta hiện nay, mong muốn đất nước ta có tiềm lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc,tự do cho toàn dân, xã hội công bằng văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc , hội nhập với cộng đồng quốc tế Thành công trong quá trình đổi mới ở VN những năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của những bước đầu tiên và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho phát triển. Tuy nhiên, vì là một nước có điểm xuất phát thấp, vẫn còn là nước nghèo và môi trường sinh thái cũng ở ngưỡng suy thoái, VN nhất thiết phải theo đuổi chiến lược : tăng trưởng nhanh về kinh tế kết hợp với bền vững xã hội, bảo vệ môi sinh, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh thận lợi về vị trí địa lý ,một phần về tài nguyên thiên nhiên thì nguồn lực con người VN là yếu tố quan trọng nhất cho phát triển. Nếu có một chiến lược dài hạn đúng đắn cùng những chính sách, biện pháp hữu hiệu thì chính nguồn lực này sẽ đưa VN bắt kịp nhịp điệu phát triển của vùng Châu á - Thái bình dương, và sẽ trở thành một nước công nghiệp mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc tiên tiến ở vùng này vào những năm 2002. Với chính sách kinh tế mới của Lê nin chắc chắn nước ta sẽ vững bước vượt qua thời kỳ quá độ và tiến vào thiên niên kỷ mới với một nền kinh tế phồn thịnh !!! Tài liệu tham khảo 1.Các mác- Anghen toàn tập 2.Sách triết học Mác-Lê nin tập I-II 3.Đảng cộng sản VN- văn kiện hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương khoá VIII. 4.Về kinh tế thị trường -Đinh nguyên khiêm-tạp trí trao đổi 5.Giáo trình kinh tế chính trị học 6.Lịch sử các học thuyết kinh tế 7.Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa-Mã hồng nhà xuất bản quốc gia 8.Xây dựng nền khoa học tiên tiến trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá-Đặng hữu. 9.Công bằng xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá -Bùi Đình Thanh. 10.Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước- Vũ Hiền. 11.Về phạm trù công nghiệp hoá-Mai Hữu Trực. 12.Các thời báo kinh tế VN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11237.doc
Tài liệu liên quan