Do những tác động nêu trên, chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách phát triển toàn bộ nền kinh tế. Điều chắc chắn là chính sách ngoại thương tác động đến hoạt động ngoại thương của một nước, song nó còn tác động lên sự phân bổ tài nguyên, nhân lực và đầu tư, cũng như mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa ngoại thương và các lĩnh vực kinh tế quan trọng khác làm cho khi tác động vào chính sách ngoại thương cũng làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế khác. Vì vậy, khi nghiên cứu vai trò của chính sách ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế cần phải nghiên cứu vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế quốc dân và vai trò tác động của các công cụ, biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương.
2.1 Vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
79 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách ngoại thương nhật bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.8
28.8
37
Trung Đông
9.4
12
31.3
13.9
11.3
Tây Âu
8.8
10.2
7.9
18
14.7
Trung Đông Âu
2.4
3.1
1.5
1.7
1.5
Bắc Mỹ
39.1
34.4
20.7
23.9
25.3
Mỹ
34.4
29.4
17.4
22.3
22.3
Trung Cận Đông
6.9
7.3
4.1
4.2
3.9
Châu Phi
3.6
5.8
3.2
1.7
1.9
Châu Đại Dương
9
9.6
6
6.3
5.3
Nguồn: trang 692. " Bảng cáo bạch thông thương" NXB Bộ Công thương nghiệp Nhật Bản năm 1998
(3) Đẩy mạnh nhập khẩu nhất là những mặt hàng chế tạo
Để nâng cao mức sinh hoạt của dân chúng, thực hiện chiến lược mở rộng nhu cầu trong nước và cũng để tăng cường nhập khẩu nhằm hạn chế dư thừa trong cán cân ngoại thương với các nước khác theo các thoả thuận đã kí với các nước đó. Nhật đã thi hành chính sách tăng cường nhập khẩu.
Trong thời kì này nhập khẩu nguyên liệu có su hướng giảm trong khi đó nhập khẩu hàng thành phẩm có xu hướng tăng trong thời kì này. (Bảng 1)
(4) Tái nhập khẩu các sản phẩm sản xuất từ cơ sở nước ngoài
Như đã phân tích, Nhật Bản tăng cường đầu tư ở nước ngoài, thực hiện chính sách xuất khẩu tại chỗ. Bước vào thời kì này, do sự tăng giá của đồng Yên, Nhật Bản tiến hành tái nhập khẩu những sản phẩm mà các công ty Nhật Bản sản xuất ở nước ngoài, nhất là từ các nước NICS và ASEAN. Chính vì thế, nhập khẩu từ các nước châu á liên tục tăng từ năm 1985. (Bảng 2)
2.2. Các biện pháp đối với xuất khẩu
2.2.1. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu
(1) Tăng cường quản lí xuất khẩu
Chính sách của Nhật Bản là đẩy mạnh xuất khẩu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, ổn định nhập khẩu cho nên Nhật Bản luôn hoàn thiện những cơ sở: thể chế xuất khẩu tạo điều kiện cho các công ty hoạt động xuất khẩu. Năm 1997, chính phủ quyết định sửa đổi luật ngoại thương và quản lí ngoại hối, tiến hành xử phạt nặng đối với các trường hợp xuất khẩu bất chính.
Nhật Bản xem trọng vấn đề kiểm tra chất lượng xuất khẩu để duy trì và nâng cao uy tín hàng Nhật Bản trên thị trường quôc tế. Năm 1988, Nhật Bản thành lập phòng kiểm tra xuất nhập khẩu những mặt hàng chiến lược, tăng nhân viên quản lí xuất khẩu, tăng cường thể chế quản lí xuất khẩu. Như vậy, Nhật Bản quyết định xác lập một cơ cấu quản lí xuất khẩu có hiệu quả và đạt hiệu suất cao.
(2) Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu
Cơ sở để duy trì trật tự xuất khẩu của Nhật Bản là các hiệp định có liên quan đến xuất khẩu trên cơ sở giao dịch xuất nhập khẩu . Số lượng hiệp định này tương đối nhiều. Đến tháng 1 năm 91 đã có 9 hiệp định bị huỷ bỏ như hiệp định có liên quan đến phương thức thanh toán sản phẩm dệt, hiệp định có liên quan đến số lượng bán trong nước sản phẩm sắt thép hướng sang thị trường EC. Và kết quả là đến thời điểm này chỉ còn hơn 30 hiệp định trên cơ sở luật xuất nhập khẩu. Năm 1992, để nới lỏng các quy chế xuất khẩu, tăng cường chính sách chống độc quyền, đơn giản hoá các thủ tục, chính phủ nới lỏng quy chế đối với việc xuất khẩu máy móc và kết quả là đến tháng 1 năm 1993 thì số hiệp định xuất khẩu trên cơ sở luật xuất khẩu là 29. Trong năm 1994, 8 hiệp định về hàng dệt bị huỷ bỏ. Đến tháng 1 năm 1995 còn lại 11 hiệp định; đến tháng 1 năm 1996 thì còn 8 hiệp định, năm 1997 còn 4; đến tháng 1 năm 1998 thì còn 1 hiệp định thuộc hiệp hội xuất khẩu.
Và cũng để tăng cường quản lí xuất khẩu của chính phủ, nhà nước cũng quy định những mặt hàng phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và thương mại , đó là những mặt hàng: thuốclá, gốm sứ, dụng cụ nhà bếp bằng kim loại, ngọc trai, máy móc công tác, thép đặc thù, nguyên liệu thép, sản phẩm thép... Đến năm 1995, chỉ còn 3 mặt hàng là cần giấy phép của Bộ trương Bộ thương công nghiệp và thương mại, đó là : thuốc lá, gốm sứ, ngọc trai.
Luật kiểu dáng ra đời năm 59 được xem là một biên pháp đảm bảo an toàn mẫu mã của hàng xuất khẩu Nhật Bản và luật này đã đóng vai trò quan trọng góp phần tăng lượng hàng xuất khẩu . Đến giai đoạn này, ý thức về mẫu mã của người Nhật đã tăng lên cho nên chính phủ cũng thấy cần huỷ bỏ luật này. Tháng 4 năm 1997, Nhật Bản quyết định huỷ bỏ luật kiểu dáng hàng xuất khẩu.
Nhờ những biện pháp đó, thị trường xuất khẩu được mở của rộng hơn, tỷ lệ hàng xuất khẩu trong tổng sản phẩm làm ra càng cao thêm, đặc biệt là những sản phẩm được xoá bỏ hiệp định như là hàng dệt, máy công tác... Hàng dệt tự nhiên, năm 1986, tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 22,5%, năm 90 là 25,4% và đến năm 97 đã tăng lên 35,3%. Mạng IC, năm 1986 tỷ lệ xuất khẩu chỉ đạt 22,8% nhưng đến năm 1997 đạt 73,7%...
Tỷ lệ xuất khẩu tăng lên tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp đó phát triển góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng.
2.3 Những biện pháp đối với nhập khẩu
Sau vòng đàm phán Tokyo, vòng đàm phán Uruguay do Mỹ khởi xướng.
Vòng đàm phán Uruguay đã diễn ra rất gay go vì có nhiều vấn đề cạnh tranh quyền lợi giữa các nước, nhưng cuối cùng sau 8 năm đàm phán, vòng đàm phán này cũng kết thúc và được các nước kí kết vào tháng 9 năm 1994. Kết quả chủ yếu của vòng đàm phán này là giảm mức thuế quan, hạn chế và làm sáng tỏ các biện pháp phi thuế quan. Vòng đàm phán này là cơ sở để thành lập tổ chức thương mại quốc tế vào năm 1995.
Như Vậy, Nhật Bản vẫn là nước nỗ lực tham gia vào các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định quốc tế và thực hiện những hiệp định đã được kí kết bởi vì cơ sở của chính sách ngoại thương Nhật Bản là tự do thương mại.
2.3.1 Những biện pháp thực hiện chính sách tăng cường nhập khẩu
Chính sách tăng cường nhập khẩu này bao gồm chế độ thuế đẩy mạnh nhập khẩu sản phẩm; giảm mức thuế quan, tăng cường dự toán mở rộng nhập khẩu; chế độ tài chính nhằm đẩy mạnh nhập khẩu, cụ thể:
(1) Biện pháp thuế thúc đẩy nhập khẩu
- Miễn, giảm, hoàn lại thuế đối với các ngành chế tạo; thừa nhân quỹ dự phòng khai thác thị trường sản phẩm nhập khẩu đối với ngành bán buôn, bán lẻ.
- Những mặt hàng đước áp dụng biện pháp này là những mặt hàng được nhà nước khuyến khích đẩy mạnh nhập khẩu trong số những mặt hàng có thuế suất bằng không. Cụ thể đó là những mặt hàng: chủng loại máy, máy điện, sản phẩm công nghiệp hoá học...
Chính phủ thay đổi tỷ lệ giảm thuế hàng năm, đặc biệt năm 1995, đồng Yên lên giá mạnh, chính phủ tăng giới hạn trên của việc nhập khẩu từ 10% đến 30%.
- Những mặt hàng được áp dụng biện pháp trên đây là những mặt hàng được nhà nước khuyến khích nhập khẩu, sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu, nhất là trong điều kiện đồng Yên tăng giá, tiền lương công nhân trong nước lại cao thì việc đầu tư sản xuất tại nước ngoài rồi nhập khẩu lại thị trường Nhật Bản là có lợi hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng cán cân ngoại thương chính phủ bên cạnh áp dụng các biện pháp thúc đẩy nhập khẩu nhưng cũng giới hạn tỷ lệ trên khoảng 5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm toàn quốc. Biện pháp này đóng vai trò lớn trong việc chuyển dịch sản xuất, tận dụng những lợi thế so sánh mà Nhật Bản có được, đồng thời góp phần giúp đỡ những ngành sản xuất đang suy yếu có thời gian và sức lực để chuyển đổi sản xuất, góp phần đưa nền kinh tế Nhật Bản đi lên.
(2) Biện pháp xoá bỏ thuế quan
- Thực hiện giảm, xoá bỏ thuế quan đối với những sản phẩm công nghiệp để mở cửa thị trường.
- Hoàn lại thuế đối với các hàng hoá tái xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu. Như vậy, tuy áp dụng chính sách mở rộng nhập khẩu nhưng Nhật Bản vẫn đặt xuất khẩu lên hàng đầu vì đó mới là nguồn động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng cường thế mạnh kinh tế trên trường quốc tế.
(3) Biện pháp tăng cường dự toán mở rộng nhập khẩu
Tăng chi phí nhằm mở rộng nhập khẩu hàng năm.
- Những chi phí này nhằm để trang bị những thiết bị thông tin mới phục vụ cho việc cung cấp những thông tin nhập khẩu đến người tiêu dùng, chi phí gửi những nhà chuyên môn sang nước ngoài khia thác thị trường, chi phí mời các nhà kinh tế Âu Mỹ về nước mình...
Nhật Bản là đất nước phát triển được dựa vào bên ngoài, cụ thể ở đây;à nhờ vào xuất nhập khẩu. Việc tìm kiếm những nguồn nhiên liệu, sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng là rất quan trọng. Đồng thời Nhật Bản cũng xem trọng việc cung cấp những thông tin về hàng nhập khẩu, hướng dẫn người tiêu dùng trong nước sử dụng có hiệu quả những sản phẩm nhập khẩu tránh lãng phí ngoại tệ. Biện pháp này được đề ra nhằm thực hiện những ý tưởng trên, điều tiết nhập khẩu phát triển đúng hướng.
(4) Chính sách tài chính xúc tiến nhập khẩu
Thành lập và nâng cao hiệu quả của các nguồn tài chính xúc tiến nhập khẩu. Đó là các nguồn:
- “Nguồn tài chính nhập khẩu sản phẩm” do ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản cung cấp cho những pháp nhân nước ngoài và những nhà nhập khẩu sản phẩm.
- “Chế độ tài chính lãi suất thấp đối với các thiết bị có liên quan đến mở rộng nhập khẩu ” và “chế độ tài chính lãi xuất thấp với đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài” của ngân hàng phát triển.
- Chế độ cho các công ty vừa và nhỏ bán hàng nhập khẩu vay của quỹ tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, và quỹ tài chính quốc gia để những công ty này bán hàng nhập khẩu được thuận lợi.
...
(5) Các biện pháp khác
Ngoài ra chính phủ còn áp dụng những biện pháp khác như thực hiện kế hoạch xúc tiến nhập khẩu những sản phẩm nước ngoài đặc biệt từ tháng 4 năm 1984, viện trợ cho những triển lãm sản phẩm ở nước ngoài.
2.3.2 Về chế độ thuế
Từ năm 1986, chính phủ tiếp tục thực hiện giảm thuế đối với các mặt hàng, đặc biệt là sau vòng đam phán Uruguay, mức thuế càng giảm và Nhật Bản chuyển sang quản lý nhập khẩu bằng quota sang chế độ quản lý bằng thuế đối với các mặt hàng huỷ bỏ hạn chế số lượng theo các hiệp định đã kí kết. Riêng ngành công nghiệp khai khoáng tỷ lệ giảm thuế thuế là 61% (cao nhất thế giới).
Bảng 11: Tỷ lệ thuế quan của ngành công nghiệp khai khoáng của các nước trước và sau vòng đàm phán Uruguay
Nước
Trước Uruguay - Sau Uruguay
Tỷ lệ giảm
Nhật
3,8 - 1,5
61%
Mỹ
5,4 - 3,5
35%
EC
5,7 - 3,6
37%
Canada
9,0 - 4,9
46%
Nguồn: trang 653 "Bảng cáo bạch thông thương" NXB Bộ Công thương nghiệp Nhật Bản năm 1998
2.3.3. Về biện pháp hạn chế số lượng
Trong giai đoạn này, Nhật Bản tiếp tục xoá bỏ hạn chế số lượng đối với những mặt hàng còn lại.
Từ tháng 4 năm 1986, chính phủ xoá bỏ hạn chế số lượng đối với giầy da và da thuộc. Từ tháng 4 năm 1992, xoá bỏ quota đối với than đá. Như vậy đến thời điểm tháng 4 năm 1993 còn 12 mặt hàng nông nghiệp phải chịu quota.
Tháng 7 năm 1988, Nhật Bản kí kết với Mỹ về thời điểm, các biện pháp xử lý tự do hoá 12 mặt hàng này giữa 2 nước. Theo thoả thuận giữa Nhật và Mỹ thì việc nhập khẩu thịt bò và cam đã được giải quyết giữa hai nước. Trong 12 mặt hàng này, 8 mặt hàng (trừ sản phẩm sữa và tinh bột) đã được huỷ bỏ chế độ quota theo kế hoạch tự do hoá nhập khẩu cho đến năm 1992.
Tháng 4 năm 1994, sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, Nhật Bản quyết định huỷ bỏ quota đối với những mặt hàng nông sản còn lại (trừ gạo), chuyển sang quản lý bằng thuế quan.
Kết quả là còn 5 mặt hàng áp dụng chế độ quota nhập khẩu (cho đến tháng 2 năm 1998).
Chính sách bảo hộ nông nghiệp là chính sách mang tính chất chính trị nội bộ của các quốc gia và phần lớn các nước trên thế giới đều áp dụng biên pháp bảo hộ sản phẩm nông nghiệp. Nhật Bản vốn dĩ là một nước nông nghiệp nên việc bảo hộ là tất nhiên, nhưng trước ngưỡng cửa của vòng đàm phán Uruguay. Nhật Bản phải mở cửa thị trường nông sản, xoá bỏ chế độ quota đối với hàng nông sản. Đây là một hy sinh lớn của Nhật Bản, nhưng đứng về phương diện kinh tế, điều đấy tạo điều kiện đổi lấy những điều kiện có lợi hơn trong thương mại quốc tế, giúp cho xuất khẩu những sản phẩm công nghiệp, những sản phẩm vốn dĩ là ưu thế của Nhật Bản, giúp cho ngành công nghiệp trong nước phát triển.
Như vậy, có thể nói, trong mỗi thời kì, chính sách ngoại thương có những đặc điểm khác nhau.
Thời kì 1956 ~ 1973 là thời kì tăng trưởng kinh tế cao độ. Chính sách ngoại thương trong thời kì này là đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, tăng cường khả năng đầu tư trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước phát triển nhằm nâng cao uy tín của hàng Nhật Bản trên thị trường quốc tế, xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng đạt giá trị kinh tế cao như hàng chế tạo, thúc đẩy tự do hoá thương mại, ... Để thực hiện những chính sách đó, Nhật Bản đã áp dụng một loạt các biện pháp đạt hiệu quả cao như cải tiến lại hệ thống thuế, chuyển dần sang hình thức quản lí ngoại thương bằng hệ thống thuế, hỗ trợ tài chính xuất nhập khẩu, thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất nhập khẩu.
Đến thời kì 1974 ~ 1984, nền kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 cuộc khủng hoảng dầu lưả, đương dầu với các vấn đề về nhiên liệu. Do vậy, chính sách ngoại thương thời kì này gắn với các vấn đề về nguyên nhiên liệu, Nhật Bản tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tự do hoá, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Từ năm 1985 về sau, nền kinh tế Nhật Bản phát triển chững lại, không đạt được sự phát triển thần kì như những giai đoạn trước. Là một nước có cán cân thương mại dư thừa, Nhật Bản buộc phải thi hành một chính sách ngoại thương nhằm hạn chế những xung đột ngoại thương với các nước khác, tiếp tục nâng cao cơ cấu xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của dân chúng Nhật Bản.
Trong mỗi giai đoạn, chính sách ngoại thương của Nhật Bản mang những đặc trưng riêng nhưng nói chung có những đặc điểm sau:
- Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với bảo hộ sản xuất trong nước.
- Chính sách ngoại thương qua các thời kì có liên quan chặt chẽ đến chính sách kinh tế khác của Nhật Bản và các hiệp định của các vòng đàm phán của tổ chức GATT và WTO.
- Thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có trình độ công nghệ cao.
- Đa dạng hoá mặt hàng và đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu.
- Thực hiện chính sách ngoại thương với cơ cấu xuất nhập khẩu phục vụ và phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu xản xuất.
Nhờ thực hiện chính sách ngoại thương hợp lý, phù hợp với từng thời kì kinh tế nên ngoại thương Nhật Bản đã thực sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong nước, nâng cao uy tín của hàng hoá Nhật Bản trên trường quốc tế, giúp Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới làm cho cả thế giới phải kinh ngạc và học hỏi.
Chương III
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
I. Những tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản
Trong chương II đã nghiên cứu những đặc điểm chính sách ngoại thương của Nhật Bản và vai trò của nó đối với sự phát triển nền kinh tế. Vậy Việt Nam có thể vận dụng chính sách ngoại thương của Nhật Bản vào điều kiện của Việt Nam và có thể đạt được những tăng trưởng thần kỳ như Nhật Bản được hay không? Để trả lời những câu hỏi đó, trong phần này sẽ nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Về điều kiện tự nhiên, dân số
Nhật Bản là một quần đảo rộng lớn, nằm ở phía đông lục địa Châu á; gồm bốn đảo chính và khoảng 3900 đảo nhỏ khác nằm trên biển Thái Bình Dương. Tổng diện tích của nước Nhật là 377815 km2, lớn hơn diện tích của Việt Nam (392465 km2) chừng 15%. Dân số Nhật Bản theo thống kê năm 1996 là 125,9 triệu dân, đứng hàng thứ sáu trên thế giới, gấp hai lần dân số Việt Nam. Cũng như Việt Nam, đồi núi chiếm 2/3 diện tích nước Nhật. Vì thế, đại đa số dân cư đều sinh sống ở đồng bằng, và mật độ dân số ở đó còn cao hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Và một đặc thù của Nhật Bản là 49% dân số sống tập trung ở Tokyo, Nagoya, osaka và những thành phố lớn xung quanh đó.
Mặc dù đất đai trồng trọt chỉ chiếm khoảng 19% diện tích tất cả và rất nghèo chất hữu cơ, song nền kinh tế nông nghiệp vẫn có vai trò đặc biệt trong đời sống dân cư Nhật Bản cho đến đầu thế kỷ XX. Nói cách khác, cũng như Việt Nam, Nhật Bản rất coi trọng sản xuất nông nghiệp. Giống như Việt Nam, lúa là nông sản chủ yếu, sản lượng lúa vào đầu năm 1996 là 10,33 triệu tấn, tuy sản lượng không nhiều như Việt Nam, dư thừa để xuất khẩu nhưng sản lượng lúa của Nhật Bản cũng chiếm 1/3 tổng giá trị nông sản.
Về tài nguyên thiên nhiên, khác với Việt Nam luôn tự hào có “Rừng vàng biển bạc” thì Nhật Bản ngoài đá vôi và khí Sunfua có rất ít tài nguyên khoáng sản, và đó là một nhược điểm tự nhiên căn bản không thể khác được của nền kinh tế Nhật Bản. Nhật tuy có mỏ than ở Hokkaido và Kyushu nhưng chất lượng không được tốt lắm và chỉ cung cấp được khoảng 15% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Do đó, hầu hết nguồn nguyên liệu chất lượng cần thiết cho sự phát triển kinh tế đều phải nhập khẩu và Nhật Bản là đất nước phụ thuộc vào bên ngoài khá lớn.
Nhưng cũng như Việt Nam, là một quần đảo cho nên Nhật Bản rất giàu tài nguyên biển. Và hải sản từ xưa đã trở thành nguồn cung cấp chất đạm chính cho người Nhật. Mặc dầu sản lượng hải sản đánh bắt được của Nhật Bản rất lớn nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu, cho nên Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu hải sản lớn trên thế giới.
Về kinh tế, xã hội
Khác với Việt Nam theo chế độ chủ nghĩa xã hội thì Nhật Bản lại theo chế độ quân chủ, có vua và bộ máy chính phủ. Vua tuy không có thẩm quyền đối với chính phủ mà chỉ đảm nhiệm những hoạt động nhà nước do hiến pháp quy định. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan lập pháp duy nhất ở Nhật Bản. Quốc hội gồm thượng nghị viện và hạ nghị viện. Quyền hành pháp thuộc về nội các, gồm có thủ tướng và không quá 20 bộ trưởng, chịu trách nhiệm tập thể trước quốc hội.
Cũng như Việt Nam, Nhật Bản trước đây là một quốc gia phong kiến và chế độ phong kiến này bị sụp đổ vào năm 1945 khi quân đồng minh thắng trận trên khắp các mặt trận. Tuy nhiên từ năm 1945 chế độ chính trị Nhật Bản rất ổn định trong khi đó Việt Nam phải mất thêm 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, về khởi điểm xây dựng kinh tế thì có thể nói rằng Việt Nam là một nước đã phát triển chậm hơn Nhật Bản 30 năm. Sau những năm dài cách mạng Nhật Bản là một nước bại trận thì Việt Nam là một nước thắng lợi vẻ vang trước hai cường quốc lớn là Pháp và Mỹ. Sau chiến tranh chống Mỹ mọi người dân Việt Nam cũng như trên thế giới đều hy vọng vào một nền hoà bình cho nhân dân Việt Nam, và chính phủ và nhân dân các dân tộc trên thế giới đều có thái độ tích cực giúp Việt Nam khắc phục lại những hậu quả của chiến tranh. Nhưng xung quanh vấn đề xung đột với chính quyền Polpot ở Campuchia, Việt Nam hoàn toàn bị cô lập trên thế giới. Hoàn cảnh này giống với Nhật Bản những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhật Bản cũng mất gần hơn 10 năm để khôi phục nền kinh tế và bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Việt Nam cũng vậy, sau chiến tranh là một người chiến thắng, nhưng về mặt kinh tế, Việt Nam lạc hậu hơn so với các nước xung quanh. Việt Nam đã nhận thức được vấn đề đó và thực hiện chính sách đổi mới và điều này được thực hiện sau chiến tranh kết thúc 10 năm. Việt Nam, một mặt tích cực giải quyết vấn đề Campuchia và mặt khác tích cực áp dụng nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa. Năm 1991 vấn đề Campuchia được giải quyết và Việt Nam thoát khỏi sự cô lập kinh tế quốc tế, bắt đầu xây dựng phát triển nền kinh tế thuận lợi hơn. Như vậy có thể cho rằng kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1956 thì Việt Nam là năm 1991, khi Việt Nam bắt đầu thoát khỏi sự cô lập của thế giới.
Về kinh tế
Kinh tế Nhật Bản liên tục phát triển nhanh từ những năm 50 đến những năm 60. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thực tế đạt 11% trong những năm 60. Như đã đề cập trong chương hai, các chính sách kinh tế thời đó nhằm khuyến khích xuất khẩu. Nhật Bản đã được lợi nhờ môi trường kinh tế thế giới mở rộng và việc cung cấp dồi dào nguồn năng lượng tương đối rẻ từ nước ngoài trong suốt thời kỳ này. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, nhưng trong thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản không hề gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nguyên liệu. Khác với bây giờ, vấn đề nguyên vật liệu gắn liền với những vấn đề môi trường chính sách phát triển của các quốc gia trên thế giới và giá cả nguyên vật liệu cũng có xu hướng leo thang. Như thế có nghĩa là môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản và Việt Nam là khác nhau.
Trong những năm 50, 60 môi trường kinh tế thế giới được mở rộng nhưng chỉ giới hạn ở các quốc gia phát triển phương tây, và thời kỳ đó là thời kỳ hoàng kim của phương tây. Nhật Bản là một nước Châu á cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của mình, chịu nhiều thiệt thòi trong buôn bán quốc tế. Nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đang chuyển sang phía đông Châu á, và Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhật Bản chỉ hoàn toàn nhận viện trợ của Mỹ để khắc phục kinh tế và phát triển nhanh nền kinh tế dựa vào những quan hệ mật thiết với Mỹ. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể phát triển nền kinh tế của mình thông qua sư giúp đỡ viện trợ của các tổ chức, chính sách, các quốc gia trên thế giới. Môi trường thế giới đã mở rộng hơn nhiều cho Việt Nam để phát triển nền kinh tế của mình.
Nhật Bản trong những năm 50 là đất nước Nhật đang đứng trước ngưỡng cửa phải gia hội nhập vào tổ chức GATT và các tổ chức thế giới khác. Và hiện nay Việt Nam cũng đang phấn đấu tích cực để tham gia vào các tổ chức của khu vực, thế giới nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, Nhật Bản đã nhận thức được là Nhật Bản sẽ không thể phát triển nền kinh tế của mình nếu không dựa vào bên ngoài. Trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới cũng đã thay đổi rất nhiều, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang được mở rộng, một quốc gia không thể tồn tại được và phát triển nếu chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Chính vì thế, xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới là một điều tất nhiên, không thể tránh khỏi. Như vậy nhu cầu tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới của Nhật trong những năm 50 và Việt Nam trong những năm 90 tương đối giống nhau, nhưng xuất phát điểm lại khác nhau, do môi trường quốc tế khác nhau. Động lực cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao trước hết là nhu cầu trong nước. Nhật Bản tăng cường đầu tư trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước để thảo mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh là kết quả đóng góp rất lớn của các công ty vừa và nhỏ. Chính những công ty này đã thích ứng rất nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường. kịp thời thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. Việt Nam vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nằm trong tay các công ty quốc doanh và hiện nay thì cũng bắt đầu cổ phần hoá các công ty quốc doanh, những vấn đề đó hiện vấn đang ở giai đoạn ban đầu.
Đóng góp cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế Nhật Bản cũng phải kể đến sự tiết kiệm của dân chúng. Tiết kiệm của Nhật Bản vào hàng năm lớn nhất trên thế giới. Ngân hàng Nhật Bản đã huy động tốt nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân cho các doanh nghiệp vay để phát triển và mở rộng sản xuất, đẩy nhanh xuất khẩu và thu được ngoại tệ. Cho nên bên cạnh nguồn vốn vay nước ngoài, Nhật Bản vẫn chủ yếu sử dụng những nguồn vốn xuất phát từ trong nước. Còn Việt Nam hiện nay vẫn chưa huy động được hết các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà vẫn phải chủ yếu dựa vào nguồn vay viện trợ, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển sản xuất. Và đặc điểm này cũng là đặc điểm chung của các nước Đông Nam á, và bài học kinh nghiệm của các nước Đông Nam á sau cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng rất bổ ích cho chúng ta học tập.
Trình độ khoa học kỹ thuật bây giờ và 30 năm trước là hoàn toàn khác nhau. Nhật Bản đã phát triển nhanh nền kinh tế của mình nhờ vào đầu tư mạnh mẽ của tư nhân, vào nhà máy và thiết bị mới tạo ra, đầu tư vào những ngành sản xuất mới lúc bấy giờ như ngành điện tử. Có thể nói nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh là do các ngành công nghiệp ứng dụng phát triển mạnh mẽ và Nhật Bản đã nâng cao được uy tín của các sản phẩm những ngành đó trên thị trường quốc tế thông qua ngoại thương, xuất khẩu những mặt hàng đó. Vậy thực trạng của Việt Nam là gì? Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là những sản phẩm thuộc ngành Nông – Lâm – Hải sản, công nghiệp nhẹ và chủ yếu trên hình thức gia công. Thế thì liệu Việt Nam có khả năng đạt được sự tăng trưởng như Nhật Bản dược hay không?
Chính sách ngoại thương của Việt Nam và Nhật Bản đều hướng về xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ. Nhưng xét về cơ cấu xuất khẩu thì lại khác. Là một nước tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam tập trung sản xuất những sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, trong khi đó Nhật Bản lại đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm của ngành công nghiệp, nhất là ngành chế tạo. Về nhập khẩu thì Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu phúc vụ cho sản xuất trong nước, còn Việt Nam thì là nhập khẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại hóa các ngành sản xuất trong nước.
Một nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao là Nhật Bản sẵn có một lực lượng lao động dồi dào có trình độ giáo dục cao. Điều này rất giống với Việt Nam. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản hàng năm cũng có một lực lượng lớn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động, và cũng có nhiều công dân nông nghiệp di chuyển từ các vùng quê kiếm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố lớn. Nhưng sự thật là so với người Việt Nam thì có thể nói người Nhật lao động chăm chỉ và tỷ mỷ hơn. Họ cần mẫn và lặng lẽ như một con ong làm mật và làm việc hết mình, không chỉ cho riêng bản thân, mà là cho “nhóm của mình” tức là cho gia đình, cho công ty của mình. Nhất là họ rất phấn đấu cho sự lớn mạnh của công ty mà họ gắn bó suốt đời với nó thông qua chế độ làm việc suốt đời.
Trong những năm 50, 60 là những năm của thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản đã biết tận dụng được lợi thế so sánh về nhân công. Trong những năm này, tiền lương của người lao động thấp hơn nhiều so với các nước khác, nên các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Như đã đề cập trong chương hai, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu những năm 50 và đầu những năm 60. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã ban đầu phát triển những ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Và Việt Nam hiện nay cũng có được sự đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công. Nhưng hiện nay khác với Nhật Bản chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan về lợi thế nhân công này.
Hiện nay Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới cho nên điều kiện phát triển kinh tế là khác xa với Việt Nam của chúng ta về mọi mặt, nhưng trong môi trường quốc tế hoá, những vấn đề quốc tế đều mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, thì những bài học của Nhật Bản vẫn còn có ích lợi đối với Việt Nam.
II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản
1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế.
Ngay sau khi giành được chính quyền tự chủ về kinh tế, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống về ngoại thương, như “Luật quản lý ngoại thương và chế độ ngoại hối”, “Pháp lệnh quản lý việc chi trả đối ngoại và nhập khẩu”, “Pháp lệnh về quản lý xuất khẩu” đảm bảo môi trường pháp lý tốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoat động tốt.
Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong giai đoạn ban đầu hoàn chỉnh các hệ thống luật. Hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn chỉnh và nhất quán. Luật ngoại thương chỉ mới được ra đời và năm 1997. Ngoài ra nhiều bộ luật được ban hành và có hiệu lực trong thời gian dài mới có các văn bản thực hiện, nhưng nhiều khi văn bản này chưa được cụ thể, chi tiết, hay giữa chúng lại có sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Do vậy, có rất nhiều kẽ hở để những kẻ làm ăn phi pháp trong và ngoài nước lợi dụng. Mặt khác, hệ thống luật bây giờ lại không đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương hoạt động được tốt, hạn chế phần nào hiệu quả kinh doanh ngoại thương.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật hiện nay là việc tham gia và ban hành luật phải kèm theo các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật với mức độ cụ thể, chi tiết để có thể thi hành được phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng quốc tế hóa đang được diễn ra rất mạnh mẽ, hoạt động ngoại thương không chỉ diễn ra trên phạm vi một quốc gia mà là một quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đến nhiều nước khác nhau trên thế giới. Và hiện nay những buôn bán quốc tế được diễn ra trên cơ sở những thông lệ quốc tế và luật quốc tế. Cho nên hệ thống luật pháp, nhất là những luật pháp có liên quan đến ngoại thương phải phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế và những thông lệ quốc tế, đồng thời cũng phải thể hiện được những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng ta, thể hiện được những đặc thù riêng có của Việt Nam.
2. Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, kết hợp với chính sách bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý và linh hoạt
Như trong chương hai đã phân tích, Nhật Bản đã thực hiện chính sách tự do hoá thương mại một cách rất hợp lý, đồng thời cũng tiến hành bảo hộ những ngành sản xuất trong nước đang còn yếu kém đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách hài hoà và hợp lý trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh.
Chúng ta đang trong giai đoạn tham gia và hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới cho nên việc áp dụng chính sách tự do hoá thương mại là điều tất nhiên không thể tránh khỏi. Chính sách tự do hóa thương mại thông thường chỉ có thể áp dụng thành công ở những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ cao, ít chịu tác động của bên ngoài, Đối với nước ta, chưa thoả mãn điều kiện trên, nếu áp dụng hoàn toàn tự do hoá thương mại thì sẽ dẫn đến những hiện tượng khó khăn như nợ nước ngoài sẽ tăng do không kiềm chế được nhập khẩu tràn lan, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi để xuất khẩu.
Do vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải hoàn thiện chính sách ngoại thương trên cơ sở của mô hình chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch để nâng cao khả năng tham gia vào hội nhập quốc tế của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế khu vực, đồng thời vẫn bảo vệ được thị trường trong nước phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.
Nhật Bản cũng đã rất thành công trong việc kết hợp hai mô hình này. Cũng như Nhật Bản, chúng ta muốn áp dụng thành công thì trước hết phải lập một chường trình hoạt động tự do hoá thương mại dài hạn và thực hiện trên cơ sở chương trình này. Chương trình này có thể là kế hoạch trong 5 năm hoặc 10 năm. Có như vậy các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương và các nhà sản xuất trong nước khỏi bị động trong kinh doanh, Hiện nay, có một hiện tượng là nhà nước bất ngờ thay đổi chính sách làm cho các doanh nghiệp không kịp chuẩn bị tư tưởng dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Cụ thể của chương trình này như sau:
- áp dụng chính sách tự do hoá thương mại đối với những mặt hàng được phán đoán là không thể sản xuất được trong nước hiện tại và trong thời gian trước mắt.
- Đối với những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh hay trong nước sản xuất được có khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài thì tiến hành tự do hoá trước.
- Đối với những mặt hàng chúng ta có khả năng sản xuất được và có khả năng cạnh tranh trong tương lai thì để một thời gian cho các doanh nghiệp tự khẳng định lại mình, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được thì sẽ bị thị trường đào thải ra khỏi ngành sản xuất đó và chuyển sang ngành khác mà mình có lợi thế hơn.
- áp dụng chính sách bảo hộ đối với những ngành sản xuất mang tính chất chiến lược có liên quan đến an ninh quốc gia và những ngành sản xuất được xem là sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nếu áp dụng chính sách tự do hoá thương mại.
- Chuyển sang hình thức quản lý bằng thuế thay cho hình thức quản lý bằng hạn ngạch đối với các mặt hàng đang và sẽ áp dụng chính sách tự do hoá thương mại.
3. Kết hợp hài hòa giữa chính sách ngoại thương và chính sách thay đổi cơ cấu sản xuất
Chúng ta biết rằng, Nhật Bản đã từng bước thay đổi cơ cấu sản xuất của mình, và chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra rất thuận lợi và nhanh chóng. Chính sách ngoại thương đóng góp rất quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất diễn ra rất thuận lợi và nhanh chóng. Chính sách ngoại thương đóng góp rất quan trọng trong việc thay đổi cho phù hợp cơ cấu sản xuất đó, tác động tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất, làm cho quá trình này diễn ra tốt đẹp hơn. Quá trình chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam diễn ra quá chậm chạp, Việt Nam chúng ta không thể cứ vẫn là một nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp mà thôi. Nhật Bản cũng vốn là một nước nông nghiệp, sau chiến tranh nền kinh tế ở gần mức không. Nhật Bản đã biết vận dụng một cách linh hoạt các nhân tố bên ngoài mà cụ thể là dựa vào ngoại thương để thay đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế của mình. Đó cũng chính là một bài học quan trọng đối với Việt Nam. Chúng ta cần thực hiện một chính sách ngoại thương như thế nào để có thể cải tổ được cơ cấu sản xuất như hiện nay và phục vụ được chính cơ cấu sản xuất đó. Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và gia công lắp ráp. Cơ cấu sản xuất này đã tồn tại mấy chục năm và rõ ràng là chúng ta không thể tiếp tục như thế này mãi. Chúng ta cần phải phát triển những ngành sản xuất khác có trình độ cao hơn, từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, ví dụ như không phải lắp ráp mà có thể sản xuất những chi tiết của sản phẩm đó ngay tại Việt Nam. Rõ ràng muốn thực hiện được điều đó cần phải có sự đóng góp của ngoại thương, tức là nhập khẩu những công nghệ kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển những ngành sản xuất đó, sản xuất các mặt hàng phục vụ cho trước hết là nhu cầu trong nước rồi tiến xuất khẩu ta thị trường ngoài nước.
Chính sách ngoại thương phải khuyến khích xuất nhập khẩu trong những ngành nghề mới, có tác dụng làm thay đổi cơ cấu sản xuất. Trước hết đó là những mặt hàng thuộc ngành điện tử, công nghiệp hoá dầu, ngành công nghiệp chế biến ở mức độ cao, ngành công nghiệp thời trang.
4. Đẩy mạnh các mối quan hệ thương mại trên cơ sở độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác.
Nhật Bản là một nước công nghiệp mạnh, nhưng ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 Nhật Bản đã nhận thức được rằng Nhật Bản không thể tồn tại nếu như tách rời các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Nhất là sau cuộc khủng hoảng dầu lửa, Nhật Bản phải thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại trên cơ sở cân nhắc các vấn đề quốc tế. Bước vào thập kỷ 90 thì thực hiện chính sách ngoại thương trong trạng thái hạn chế những xung đột về thương mại. Đây thực sự là vấn đề hết sức khó khăn đối với Nhật Bản nhưng Nhật Bản đã vượt qua được và đã thành công trong việc cải thiện mối quan hệ với các nước phát triển cũng như với cả các nước đang phát triển hay chậm phát triển. Việt Nam chúng ta hiện nay chưa gặp phải tình trạng xung đột với các bạn hàng như Nhật Bản trước đây. Thế nhưng, những bài học của Nhật Bản vẫn còn đó, và chúng ta cũng cần phải tránh những trường hợp như vậy nhất là trong thời đại hiện nay, cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trong lĩnh vực kinh tế đang trở nên gay gắt.
Do vậy, chính sách ngoại thương của Việt Nam là phải tăng cường sự hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở độc lập chủ quyền quốc gia.
Thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu:
Trong suốt quá trình phát triển kinh tế của mình, Nhật vẫn coi đẩy mạnh xuất khẩu là trọng tâm trong chính sách ngoại thương của họ. Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, Nhật Bản đã từ một nước luôn thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế thành một nước dư thừa cán cân thanh toán quốc tế, trở thành chủ nợ trên thế giới. Không chỉ riêng Nhật Bản, các quốc gia khác cũng đều xem đẩy mạnh xuất khẩu là một mô hình chính sách ngoại thương rất quan trọng. Việt Nam trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế, cần thiết phải có nhiều ngoại tệ để phát triển sản xuất trong nước thì việc tăng cường xuất khẩu là rất cần thiết.
Từ bài học của Nhật Bản, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
áp dụng chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu.
Việc này chúng ta đã và đang tiến hành. Chúng ta vẫn áp dụng mức thuế quan thấp hoặc bằng 0 đối với hàng xuất khẩu.
Miễn giảm các loại thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu. Việc miễn giảm này không phải cần thiết áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và tất cả các ngành nghề với cùng một mức như nhau. Mức miễn giảm này có thể thay đổi trong từng giai đoạn một để phù hợp với tình hình cụ thể của từng thời kỳ.
Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ cần miễn giảm hơn nữa đối với:
+ Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng sau đây: Hàng có trình độ gia công chế biến cao, sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, hàng cơ khí điện tử.
+ Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng trên và có khả năng tổ chức xuất khẩu tốt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường cho mình.
+ Những doanh nghiệp nói trên trong thời kỳ đầu tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đó.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu Nhật Bản đã rất thành công trong việc áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu nhất là trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao. Bài học này không chỉ riêng của Nhật Bản mà tất cả các nước áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu đều áp dụng. Việt Nam chúng ta cũng đã và đang áp dụng chính sách này: cho vay với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này thuận lợi trong việc vay vốn thu mua và mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng vấn đề đặt ra là phải tổ chức cho vay như thế nào để tránh tổng hợp.không có hiệu quả như hiện nay.
Thành lập và phát huy hiệu quả của các cơ quan chức năng để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
- Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhật Bản thành lập rất nhiều cơ quan chức năng như là: Hội mậu dịch với các quốc gia khác, JETRO, hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quỹ tài chính, cơ quan kiểm tra xuất khẩu nhập khẩu cơ quan này của Nhật Bản hoạt động có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
Việt Nam cũng có nhiều cơ quan chức năng như thế này nhưng phần lớn những cơ quan này vẫn chưa hoạt động có hiệu quả, mang tính chất hình thức nhiều hơn. Cho nên chính sách ngoại thương của Chính phủ cần quan tâm đến các cơ quan này hơn nữa, giúp đỡ các cơ quan này hoạt động có hiệu quả hơn, để các cơ quan này có thể xúc tiến giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Một trong những cơ quan chức năng rất quan trọng là các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, Nhật Bản đánh giá cao chất lượng hàng hoá cho nên thành lập nhiều cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, áp dụng biện pháp kiểm tra rất ngặt nghèo nhờ vậy mà uy tín của hàng hoá Nhật Bản trên thị trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Hiện nay, chúng ta đã có công ty VinaControl, nhưng trên thực tế thì hoạt động kiểm tra hàng xuất khẩu chưa được chặt chẽ, cho nên hàng kém phẩm chất vẫn xuất hiện nhiều. Hàng Việt Nam muốn có uy tín trên thị trường quốc tế thì Nhà nước phải không ngừng tăng cường kiểm tra hàng xuất khẩu và tiến hành xử lý phạt nặng đối với các trường hợp sai trái như của Nhật Bản.
Bên cạnh đó phải tăng cường vai trò và hoạt động của các tổ chức cung cấp thông tin thị trường và tiếp thị cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tổ chức xúc tiến mậu dịch JETRO của Nhật Bản thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ nhiều cho hoạt động của các công ty Nhật Bản. Tổ chức này có trụ sở ở hầu hết các nước trên thế giới, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Nhật Bản về thị trường của các nước này, tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu hàng Nhật Bản tại nước ngoài Việt nam có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và chúng ta cũng phải tăng cường hoạt động của các tổ chức này hơn nữa, nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức này như tổ chức triển lãm ở nước ngoài, giới thiệu hàng Việt Nam, cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài một cách đầy đủ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đúng hướng, đạt hiệu quả kinh tế cao, tìm kiếm thị trường ngoài nước
Đơn giản thủ tục xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu được nhanh chóng.
Vấn đề đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu là vấn đề được bàn bạc từ trước đến nay và được các cơ quan, bộ, ngành từng bước tổ chức một cách hợp lý hơn. Nhưng so với Nhật Bản và các quốc gia khác thì vẫn phức tạp, hiện tượng cửa quyền vẫn xảy ra, gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung. Những thủ tục rườm rà như thế này thực tế đã làm mất thời gian và tiền của các doanh nghiệp, dẫn đến chi phí hiệu quả kinh doanh ngoại thương giảm đi, không khuyến khích được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đa dạng hoá thị trường, tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn.
Ngay trong thời kỳ đầu phát triển nền kinh tế của mình, Nhật Bản đã xem trọng các thị trường lớn có mức sống cao là trọng tâm. Người Nhật Bản đã nghĩ rằng có thâm nhập được vào những thị trường như vậy mới tăng uy tín của hàng Nhật Bản trên quốc tế, mới góp phần làm thay đổi được cơ cấu sản xuất trong nước. Chính vì vậy Nhật Bản đã xem trọng các mối quan hệ với thị trường âu - Mỹ. Do vậy, cần phải đầu tư để có thể xâm nhập được vào các thị trường âu – Mỹ, hơn nữa xem đó là động lực của sự tăng trưởng kinh tế trong nước.
Nhưng một bài học của Nhật Bản là chỉ vì tập trung vào một số thị trường lớn cho nên mẫu thuẫn giữa Nhật Bản và các nước này càng gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều đàm phán thương lượng giữa hai chính phủ về mậu dịch, buộc Nhật Bản phải nhượng bộ, hy sinh một vài quyền lợi của mình. Chính vì vậy, một mặt Nhật Bản phải tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để tránh những sức ép đàm phán song phương một mặt đa phương hoá thị trường, tăng cường xuất khẩu sang các nước Châu á và các nước khác. Và Việt Nam cũng như thế, cần phải đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế ngoại thương, đang phương hoá thị trường, nhưng cũng cần phải hướng đến các thị trường lớn để nhằm nâng cao chất lượng góp phần xúc tiến việc cải tổ cơ cấu sản xuất hiện nay.
6. Đa dạng hóa các mặt hàng, tập trung xuất khẩu các mặt hàng đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với trình độ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng đạt trình độ khoa học kỹ thuật cao. Chính sách cơ cấu xuất khẩu của Nhật Bản xuyên suốt trong các thời kỳ là đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Đây là một chính sách hợp lý mà không chỉ Nhật Bản mà cả Việt Nam hiện nay cũng đã và đang áp dụng. Thế nhưng thành công của Nhật Bản là ở chỗ xác định mặt hàng xuất khẩu chủ đạo đạt hiệu quả kinh tế cao dựa trên cơ cấu sản xuất trong nước và phù hợp với thị trường quốc tế. Vì vậy, những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nhật Bản chỉ tạm thời đứng vững, lên ngôi trong một thời gian ngắn rồi sau đó lại bị thất thế bởi các mặt hàng mang tính chất hiện đại hơn: hàng dệt hoá học thay thế cho hàng dệt tự nhiên, rồi chính nó lại thay thế bởi các sản phẩm hoá dầu, rồi đến hàng cơ khí công nghiệp nặng và hàng đầu tư
Từ bài học của Nhật Bản, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu như sau:
- Đa dạng hoá các mặt hàng. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của ta tập trung vào một số mặt hàng nông hải sản và dầu thô, nhưng mặt hàng này lại chịu ảnh hưởng nhiều của biến động giá cả trên thế giới và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cho nên chúng ta cần phải mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn nữa.
- Khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng đạt trình độ kỹ thuật cao,
hiệu quả kinh tế ngoại thương cao phù hợp với xu hướng của thời đại, góp phần vào việc nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản xuất hiện nay. Đó là sản phẩm của các ngành điện tử, thông tin, cơ khí, máy móc.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt chất lượng quốc tế ở trình độ cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế.
5. Chính sách nhập khẩu
1)Kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu đảm bảo cân bằng trong thanh toán quốc tế.
Biện pháp này có vẻ mang đậm tính chất bảo hộ, hạn chế nhập khẩu nhiều trong giai đoạn trước mắt, chúng ta cũng cần phải áp dụng biện pháp này để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nhất là trong giai đoạn chúng ta cần nhập khẩu nguyên liệu và máy móc để phát triển sản xuất trong nước. Và Nhật Bản cũng chỉ áp dụng biện pháp này trong thời gian ngắn, thực hiện kết hợp nhập nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm trong giai đoạn điều chỉnh để tự do hóa hoàn toàn.
Hiện nay, Việt Nam có hiện tượng nhập khẩu máy móc rất lãng phí, máy móc cũ không đủ tiêu chuẩn hoặc quá hiện đại không sử dụng hết hiệu suất, tính năng của máy trong khi đó thì thị trường đầu ra lại gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu đổi mới thiết bị là cần thiết nhưng Nhà nước cần phải có chính sách hướng cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị một cách hợp lý hơn. Mặt khác, như trong chương II đã phân tích, Nhật Bản cũng phải mất tương đối nhiều thời gian để điều chỉnh lại việc đổi mới thiết bị dẫn đến nhập khẩu tăng. Do vậy việc can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực này là rất cần thiết, điều chỉnh để cán cân thanh toán được cân bằng.
2)Thực hiện cơ cấu nhập khẩu phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Trong thời kỳ đầu phát triển nền kinh tế của mình, Nhật Bản rất coi trọng nhu cầu đổi mới thiết bị, nhập khẩu công nghệ, máy móc và nguyên liệu để phát triển sản xuất trong nước, thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước.
Vì vậy, cán cân thanh toán quốc tế trong thời kỳ này luôn luôn bị thâm hụt. Nhưng thực tế chứng minh được rằng chính sách đó là hoàn toàn hợp lý, đã giúp Nhật Bản trở thành một cường quốc phát triển công nghiệp trên thế giới. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm về cơ cấu nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay như sau:
Khuyến khích nhập công nghệ máy móc kỹ thuật, nguyên liệu phục vụ quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước.
Hạn chế tối đa hàng tiêu dùng mà trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ phẩm nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Kết luận
Trong quá trình xây dựng và phát triểnkinh tế của một nước ngoại thương đóng một vai trò quan trọng làm cầu nối liên kết kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, giúp nền kinh tế trong nước hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Trên thế giới có nhiều xu hướng phát triển ngoại thương khác nhau, theo những mục tiêu, đường nối khác nhau. Nhật Bản là một trong những nước đã thực hiện Chính sách ngoại thương hợp lý đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Khoá luận đã phân tích quá trình phát triển kinh tế và việc thực hiện các chính sách ngoại thương của Nhật Bản.Cụ thể khoá luận đã phân tích những tình hình phát triển ngoại thương, đặc điểm của Chính sách ngoại thương và các biện pháp áp dụng chính sách ngoại thương trong ba thời kỳ từ năm 1956 đến nay.
Thời kỳ 1956 đến 1973 là thời kỳ phát triển kinh tế cao độ của Nhật Bản.
Thời kỳ 1974 đến 1984 là thời kỳ nền kinh tế Nhật Bản Chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng dầu lửa.
Thời kỳ 1985 đến nay thời kỳ Nhật Bản với cán cân thương mại dư thừa.
Như vậy, trong mỗi giai đoạn chính sách ngoại thương Nhật Bản mang những đặc trưng riêng nhưng nó có chung những điểm sau.
-Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.
- Chính sách ngoại thương qua các thời kỳ có liên quan chặt chẽ với các chính sách kinh tế khác của Chính Phủ Nhật Bản và các Hiệp định của các vòng đàm phán của Tổ chức GATT và WTO.
- Thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng đạt trình độ công nghệ cao.
- Đa dạng hoá mặt hàng và đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu.
- Thực hiện chính sách ngoại thương với cơ cấu phục vụ và phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Từ việc phân tích chính sách ngoại thương của Nhật Bản, Tôi đã so sánh, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế.
2. Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với chính sách bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý.
3. Kết hợp hài hoà giữa chính sách ngoại thương và chính sách thay đổi cơ cấu sản xuất.
4. Đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế thương mại trên cơ sở độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác.
5. Đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu để đảm bảo cân bằng thanh toán quốc tế.
6. Thực hiện chế độ thuế, tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả
của các cơ quan chức năng, đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu.
Do khuôn khổ khoá luận và trình độ người viết có hạn nên kháo luận chưa thực sự hoàn thiện, mong được sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô và bạn đọc để khoá luận ngày càng được hoàn thiện hơn
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
GS.PTS Tô Xuân Dân, “Chính sách kinh tế đối ngoại”, NXB Thống kê năm 1998.
“giáo trình kinh tế đối ngoại”, nhiều tác giả, Hà Nội năm 1993
GS.PTS Bùi Xuân Lưu, “Giáo trình kinh tế ngoại thương”, NXB Giáo Dục năm 1995.
Marakami Y. Patrick.H.T chủ biên, “kinh tế chính trị học Nhật Bản”, NXB khoa học xã hội, năm 1994.
Nakamura.T., “Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh; sự phát triển và cơ cấu” Viện kinh tế thế giới, Năm 1988.
“Nhật Bản ngày nay”, NXB Hiệp hội quốc tế về thông tin giáo dục, Tokyo năm 1993.
“Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản”, số 1, 2, 3 năm 1998, NXB Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản.
Lưu Ngọc Trịnh, “Kinh tế Nhật Bản, những bước thăng trầm trong lịch sử” NXB Thống kê năm 1998
Tài liệu tham khảo
Tiếng Nhật
9. 藤井茂、“貿易政策”、NXB 千倉書房、Tokyo ― 1986
10.杉本昭一、“日本貿易読本”NXB 東洋経済新報社、Tokyo - 1992
11.勝ヌ、“戦後50年の日本の経済”、NXB 東洋経済新報社、
Tokyo - 1995
12. 中村隆英 “昭和経済史”、NXB 岩波セミナーブックス、
Tokyo - 1998
13. 平野拓也、“日本貿易の革命”、NXB 白本逃、Tokyo - 1996
14. “経済白書”NXB 経済計画庁、Xuất bản hàng năm
15. “通商白書”NXB 通産省、
Xuất bản năm 1991,1993,1995,1996,1997,1998
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh sach ngoai thuong.doc