MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
a. Chính sách tỷ giá hối đoái là gì? 3
b. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái: 3
c. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế: 4
2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong quá trình cải cách và chuyển đổi: 7
1. Thời kì chuyển từ tỷ giá cố định sang thả nổi theo sát với những diễn biến của tỷ giá thị trường: (1981-1993) 7
2. Thời kì phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ và thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng Nhân dân tệ có khả năng chuyển đổi: (1994-1997) 8
3. Chính sách tỷ giá duy trì ổn định đồng NDT yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế cao và giảm những cú sốc từ bên ngoài (1997-2005). 9
4. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay 10
3. Phân tích tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đến thương mại toàn cầu: 17
1. Mỹ: 17
2. EU: 26
3. NHẬT 32
4. ASEAN 40
4. Các rủi ro và thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong việc theo đuổi chính sách tỷ giá: 53
1. Rủi ro và thách thức: 53
2. Nhận định chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm tới : 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua 3 trụ cột kinh tế chính đang phục hồi chậm chạp đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh, nhất là trên lĩnh vực thương mại. Sự thành công đó một phần là nhờ vào việc hoạch định và điều hành các chính sách của chính phủ Trung Quốc khá sát với tình hình đất nước và trên thế giới.
Với chính sách tỷ giá hiện nay của mình, Trung Quốc đang dần trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Điều này đã khiến cho các nền kinh tế lớn lo ngại và trở thành đề tài chính trong các cuộc thương thảo về thương mại hiện nay. Trong năm 2010 những khái niệm như thâm hụt thương mại,chiến tranh tiền tệ là những chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn thương mại thế giới,trong đó một trong những vấn đề được tranh cãi nhiều nhất đó là vấn đề về chính sách tỷ giá của Trung Quốc.Vậy để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề trên chúng em đã lựa chọn đề tài: "Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Toàn cầu".
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ quan điểm này cho rằng, nếu tỷ giá Nhân dân tệ gia tăng, thì đó có thể là cách để tạo thêm khoảng nửa triệu việc làm nữa cho người Mỹ trong vòng 2 năm tới, mà không làm gia tăng nợ công hay thâm hụt ngân sách của Mỹ, đồng thời sẽ làm giảm thâm hụt thương mại Mỹ và bình ổn hệ thống kinh tế quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc gần đây đã tăng cường sự linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ và tỷ giá đồng tiền này so với USD cũng diễn biến theo chiều hướng tăng, Washington vẫn gia tăng sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá.
Thượng nghị sĩ bang New York Charles Schumer đe dọa nếu như đồng nhân dân tệ không tăng giá, thì tất cả hàng hóa của Trung Quốc đi vào thị trường Mỹ đều phải nộp thêm khoản thuế tỷ giá là 27,5% và Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những đòn trả đũa mang tính chính sách của Mỹ.
Ngoài ra, cũng trong tháng 3/2010, Mỹ ban bố "quốc sách xuất khẩu". Thay vì, mở rộng thị trường để nhập khẩu từ các nước và dùng đó làm lợi thế ngoại giao và an ninh, ngày nay Mỹ phải hạn chế nhập khẩu và đẩy bộ máy công quyền vào hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng này, chính phủ Trung Quốc phản đối Chính phủ Mỹ lợi dụng tỷ giá đồng đôla Mỹ làm công cụ chiến lược đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra thông tin có khả năng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ không tham dự “Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân” lần thứ nhất tại Oasinhton.
Trong bối cảnh này, ngày 3-4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geiner bất ngờ đưa ra tuyên bố đối ngoại: trì hoãn việc công bố “Báo cáo tình hình chính sách tỷ giá ngoại hối”, vốn có kế hoạch công bố vào ngày 15/4/2010. Thế nhưng, một điều chắc chắn rằng xu thế chung Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ không thay đổi.
Về vấn đề Mỹ nóng vội như vậy trong việc gây sức ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, hầu hết các học giả kinh tế Trung Quốc cho rằng ít nhất có bốn lý do lớn:
Thứ nhất, nhìn từ mục tiêu ngắn hạn, Trung Quốc chỉ cần liên hệ đến kế hoạch của Mỹ do Chính quyền Obama đưa ra là tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới, cũng như sự phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu trong quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ, thì đã có thể thấy việc các chính khách quan trọng của Mỹ gây sức ép với Trung Quốc, thị trường nhiều khả năng trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Mỹ, yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ là rất rõ ràng.
Thứ hai, cùng với suy thoái của kinh tế toàn cầu, con số thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nước Mỹ, khiến rất nhiều người Mỹ lo ngại về khoản trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc có trong tay. Một mặt người Mỹ lo ngại Trung Quốc bất ngờ giảm bớt lượng nắm giữ trái phiếu sẽ tạo ra đòn tấn công rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Mặt khác cũng lo ngại sự gia tăng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ trong tay sẽ khiến cho sự phụ thuộc tài chính của Mỹ vào Trung Quốc gia tăng. Vậy là gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá, khiến cho giá trị trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc có trong tay thu hẹp ở mức độ lớn, trở thành biện pháp chiến lược quan trọng để Mỹ giảm bớt nợ nần.
Thứ ba, đồng nhân dân tệ đang tiến theo phương hướng thực hiện tự do chuyển đổi và trở thành đồng tiền quốc tế quan trọng, điều này không chỉ khiến cho nhu cầu của quốc tế đối với đồng đôla Mỹ giảm mạnh, mà khá nhiều nước có kim ngạch mậu dịch lớn với Trung Quốc, trong đó bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga do ngày càng nhiều giao dịch thương mại được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cho nên giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng đôla Mỹ, từ đó khiến cho địa vị quốc tế của đồng đôla Mỹ, thực tế cũng chính là địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ chịu sự đe dọa nghiêm trọng. Vì thế, đối mặt với Trung Quốc ngày càng trỗi dây, kiên trì vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, gây sức ép đốivới đồng nhân dân tệ, bảo vệ địa vị đồng tiền quốc tế của đồng đôla Mỹ, có thể nói là sự lựa chọn tất yếu của Mỹ.
Thứ tư, giống như chuyên gia kinh tế nổi tiếng thế giới, Chủ tịch Morgan Stanley (Công ty dịch vụ tài chính toàn cầu, có trụ sở tại New York) khu vực châu Á Stephen S.Roach từng nói Bộ Tài chính Mỹ sở dĩ đưa ra “Báo cáo tỷ giá quốc tế” chủ yếu nhằm vào đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chính là muốn để cho Mỹ có một công cụ thoái thác trách nhiệm. Chức năng lớn nhất của báo cáo này là khiến cho Mỹ có thể tiếp tục phủ nhận vai trò chủ yếu của Mỹ gây ra sự mất cân bằng trong toàn cầu. Không ít chuyên gia kinh tế quốc tế bao gồm cả Stephen S.Roach đều chỉ rõ tỷ lệ dự trữ quá thấp của Mỹ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất cân bằng kinh tế toàn cầu, nhất là cả nước Mỹ căn bản không có dự trữ. Năm 2009, chỉ tiêu chủ yếu đánh giá dự trữ trong nước của Mỹ: tỷ lệ tịnh dự trữ quốc dân (so sánh tịnh kim ngạch dự trữ quốc dân với thu nhập quốc dân), giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, âm 2,5%.
Tháng 6/2010, Bắc Kinh đã tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá, nhưng từ đó tới nay, tỷ giá Nhân dân tệ mới tăng khoảng 1% so với USD. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner cho rằng, sự tăng giá như vậy là quá chậm và quá muộn.
Năm 2011
Vẫn còn nhiều bất đồng chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc.
Lãnh đaọ 2 nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương, hướng tới quan hệ đối tác tích cực trên sự tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của 2 nước nói riêng và vì lợi ích của cả thế giới.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu tại buổi họp báo nhân kết thúc hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Washington ngày 13/4, ông Obama, nói: ”Về vấn đề tiền tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có sự trao đổi thẳng thắn. Tôi đã nêu rõ, tôi nhận thấy đồng nhân dân tệ đã bị định giá thấp hơn giá trị thực, và rằng Trung Quốc đã đúng đắn khi trong mấy năm trước có bước đi hướng tới một chinh sách tỷ giá mang tính thị trường hơn”.
Theo thống kê mới nhất, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong 2 tháng vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 1 năm, trong khi vào tháng 3, Trung Quốc đã lần đầu có thâm hụt trong gần 6 năm.
Giơí phân tích cho rằng, những thống kê này có thể được Trung Quốc sử dụng để bảo vệ chính sách tỷ giá của họ, và sự điều chỉnh, nếu có, sẽ chỉ ở mức hạn chế.
Ngân hàng HSBC nhận định Trung Quốc sẽ tăng tỷ giá Nhân dân tệ trong quý 2 năm nay, nhưng đồng thời cũng cảnh báo, nếu Trung Quốc không điều chỉnh tỷ giá trong quý 2 thì “chu kỳ chính trị và kinh tế có thể khiến việc điều chỉnh này khó xảy ra trong năm nay”.
Mô hình hồi quy tuyến tính mẫu biễu diễn mối quan hệ hệ của tỷ giá thực đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Trung Quốc – Mỹ:
Kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá thực Trung Quốc đến cán cân thương mại của Mỹ:
Dùng phương pháp OLS :
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY
Y là cán cân thương mại của Trung Quốc và Mỹ ( đơn vị:Tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -189.9274 + 2.35544 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -189.9274 không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 2.325544 xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì cán cân thương mại của Trung Quốc và Mỹ tăng lên 2.35544 tỷ USD.
= 0.108102 như vậy tỷ giá thực giải thích được 10.8102% sự thay đổi cán cân thương mại của Trung Quốc và Mỹ.
Kiểm đinh p:
= 0.2690 > 0.05.Tức bác bỏ giả thuyết Ho: = 0, chấp nhận giả thuyết 0, tỷ giá thực ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trung Quốc và Mỹ.
Kiểm định Durbin Watson:
Ta có d = 0.154715 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.
Kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá thực Trung Quốc đến nhập khẩu của Mỹ:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY
Y là nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ ( đơn vị:Tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -67.29057+ 0.935232X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -67.29057, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
0.935232 , xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ tăng lên 0.935232 tỷ USD.
= 0.116845. Như vậy tỷ giá thực giải thích được 11.6845% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ.
Kiểm đinh p:
= 0.3077 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho: 0, chấp nhận giả thuyết 0. Tỷ giá thực ảnh hưởng đến nhập khẩu Trung Quốc từ Mỹ.
Kiểm định Durbin Watson:
Ta có d = 0.167526 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.
Kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá thực Trung Quốc đến xuất khẩu của Mỹ:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY
Y là xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ ( đơn vị:Tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -259.3676+ 3.277118X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -259.3676, không có ý nghĩa kinh tế bời vì trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
3.277118, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng lên 3.277118 tỷ USD.
= 0.111014, như vậy tỷ giá thực giải thích được 11.1014% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ .
Kiểm đinh p:
= 0.2767 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho 0, chấp nhận giả thuyết H1 :0, tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Kiểm định Durbin Watson:
Ta có d = 0.148564 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.
EU:
Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Theo thống kê từ Tổng cục thống kê Trung Quốc năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Trung Quốc là 479.7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang EU đạt 311.2 tỷ USD tăng 31.69% so với năm 2009 qua đó đã đẩy mức thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU lên mức 142.7 tỷ USD tăng 31.52 % so với năm 2009. Có thể nói chính sách tỷ giá hối đoái định giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã góp phần không nhỏ vào mức thâm hụt này.
Cũng như Mỹ các nước EU cũng chỉ trích gay gắt vấn đề định giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Tại hội nghị thương đỉnh G20 diễn ra vào trung tuần tháng 11 năm 2010 diễn ra tại Hàn Quốc các nhà lãnh đạo EU đã lên tiếng cáo buộc về việc Trung Quốc định giá thấp đồng nhân dân tệ tạo ra sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.Trung Quốc đã phản ứng một cách mạnh mẽ đối với những nhận định này .
Trên đây là biểu đồ về quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và EU từ năm 2003-2010 số liệu được lấy từ tổng cục thống kê Trung Quốc. Biểu đồ trên trong khoảng thời gian từ năm 2003-2010 thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với EU ngày càng tăng và mức thặng dư đã đạt đỉnh điểm vào năm 2008 với mức thặng dư lên tới 160.2 tỷ USD.Trong năm 2008 thương mại song phương hai chiều giữa EU và Trung Quốc là 425.6 tỷ USD qua đó đưa EU chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Nếu so sánh với biểu đồ tỷ giá thực chúng ta có thể thấy rằng tỷ giá thực sau khi trở về mốc 100 (có nghĩa là tỷ giá thực đi sát với tỷ giá danh nghĩa) vào năm 2005 đã có xu hướng tăng mạnh trở lại đã làm cho thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU tăng mạnh và đạt đỉnh điểm vào năm 2008 như đã nói ở trên.
Trong năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu đã làm cho ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đối với thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với EU giảm xuống mặc dù theo số liệu thống kê từ IMF tỷ giá thực năm 2009 đã tăng khoảng 3.18 lên mức 119.57. Theo số liệu thống kê từ tổng cục thống kê Trung Quốc trong năm 2009 thương mại song phương giữa Trung Quốc với EU là 364.1 tỷ USD giảm 14.45% so với năm 2008. Qua đó đã làm cho thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU giảm xuống còn 108.5 tỷ USD so với mức 160.2 tỷ USD của năm 2009.
Sang năm 2010 sau khi kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục trở lại đã làm cho thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và EU có sự hồi phục mạnh mẽ trở lại. Bên cạnh đó tỷ giá thực của Trung Quốc từ năm 2009-2010 cũng có sự gia tăng đáng kể. Hai yếu tố này tác động với nhau đã làm cho thặng dư thương mại giữa Trung Quốc và EU tăng mạnh trở lại. Theo thông kê thì thặng dư thương mại của Trung Quốc và EU năm 2010 là 142.7 tỷ USD tăng 31.52% so với năm 2009.
Tuy nhiên so với Mỹ thì phản ứng của EU đối với vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc là không đáng kể lắm chủ yếu chỉ dừng lại ở việc kêu gọi Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ,mang tính chất ngoại giao là chính. Chúng ta có thể giải thích vấn đề này do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của EU và ngược lại,hai bên đều có một sự ràng buộc trong quan hệ thương mại với nhau do đó các biện pháp trừng phạt thương mại chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của hai nước mà thôi.
Thứ hai, vấn đề thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc không lớn như Mỹ. Theo thống kê thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2010 là 252.3 tỷ USD trong khi con số này của EU chỉ là 142.7 tỷ USD.
Mô hình hồi qui mẫu biểu diễn mối tương quan của tỷ giá thực đồng nhân dân tệ tác động tới cán cân xuất nhập khẩu Trung Quốc- EU:
XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC-EU
Ta có:
X là tỷ thực USD/CNY
Y là cán cân thương mại Trung Quốc và EU (tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -383.5337+ 4.414758 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -383.5337, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 4.414758, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì cán cân thương mại của Trung Quốc và EU tăng lên 4.414758 tỷ USD.
R2 = 0.479278 như vậy tỷ giá thực giải thích được 47.9278% sự thay đổi cán cân thương mại của Trung Quốc và EU.
Kiểm đinh p:
= 0.1427 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho hay chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy tỷ giá thực ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trung Quốc và EU.
Kiểm định Durbin Watson:
Ta có d = 0.088166 vì d < dl = 1,2. Kết luận mô hình xảy ra hiện tượng tương quan.
NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC EU
X tỷ giá thực USB/CNY
Y là xuất khẩu của Trung Quốc sang EU (đơn vị: tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -649.6804 +7.782454X
Ý nghĩa của hệ số hồi quy:
= -649.6804, không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 7.782454, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc sang EU tăng lên 7.782454 tỷ USD.
R2 = 0,599409. Như vậy tỷ giá thực giải thích được 59,9409% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc sang EU.
Kiểm định F
Ta thấy F = 7.481551 < F0,05(1,18) = 4,41, Tức chấp nhận giả thiết H0: = 0 hay
bác bỏ giả thuyết H1 , vậy tỷ giá thực không ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc sang EU.
Kiểm định p:
= 0.0864 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho = 0 hay chấp nhận giả thuyết H1 : 0. Như tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu của Trung Quốc sang EU.
Kiểm định Durbin Watson :
Ta có d = 0.834585 vì d < d1=1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY
Y là nhập khẩu của Trung Quốc từ EU ( đơn vị:Tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -266.1467+ 3,367695X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -266.1467, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao
giờ bằng 0
= 3,367695, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực
tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc từ EU tăng lên 0.935232 tỷ USD
R2 = 0.768357 . Như vậy tỷ giá thực giải thích được 76,8367% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc từ EU.
Kiểm định F:
Ta thấy F = 16,58494 < F0,05(1,18) = 4.41, tức bác bỏ giả thuyết Ho: = 0, hay chấp nhận giả thuyết H1 vậy tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc từ EU.
Kiểm đinh p:
= 0.3000 > 0.05 bác bỏ giả thuyết Ho: = 0 chấp nhận giả thuyết H1: 0. Như vậy tỷ
giá thực ảnh hưởng đến nhập khẩu Trung Quốc từ EU.
Kiểm định Durbin Watson:
Ta có d = 0.872371 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.
NHẬT
Sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Nhật hơn một thập kỷ qua đã buộc chính phủ nước này cần can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối, cố gắng duy trì đồng yên yếu để tăng trưởng xuất khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế. Chỉ chiếm 15% GDP của Nhật, nhưng xuất khẩu hiện là nguồn động lực tăng trưởng lớn nhất hiện nay. Ngoài ra, một đồng yên yếu còn giúp đẩy giá hàng hoá nhập khẩu lên cao, đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc, nhờ đó trợ giúp được các nhà sản xuất trong nước và đẩy chỉ số giá cả lên cao. Cho nên chính sách của Trung Quốc hiện nay có thể làm tổn hại tới xuất khẩu của Nhật Bản.
Trước hết, để đối phó với thâm hụt thương mại ngày càng lớn một phần là do thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, chính phủ Mỹ đã theo đuổi chính sách đồng USD yếu. Điều này đã khiến cho đồng Yên Nhật tăng giá chóng mặt so với đồng USD làm cho hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn, cản trở sự phục hối yếu ớt của nền kinh tế Nhật Bản. Đồng thời với đồng NDT yếu, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập các thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá Nhật đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật.
Ngày 1-1-1994, đồng NDT chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD. Đồng thời kết hợp với việc ban hành một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối đã nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế, trong đó có cả thị trường nhật.
Trong giai đoạn 1996-1998, mặc dù cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997nhưng trung quốc quyết định không phá giá đồng nhân dân tệ , tỷ giá vẫn giữ ở mức 8,3 NDT/USD đã làm cán cân thương mại của trung quốc với nhật bị thâm hụt trong giai đoạn này.
Năm 1998 để bảo vệ nền kinh tế từ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, Trung quốc đã quay lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối và kiềm giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp khoảng 8,3 NDT/USD cho tới năm 2005. Cùng với lợi thế về tài nguyên và nhân lực đã giúp trung quốc cải thiện cán cân thương mại từ thâm hụt dần chuyển sang thặng dư.
Từ năm 2005 đến nay tỷ giá thực có xu hướng tăng trở lại. Xem biểu đồ tỷ giá danh nghĩa cho thấy từ năm 2005 đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng do trung quốc gia nhập WTO nên phải điều chỉnh lại tỷ giá. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn cố ghìm giá đồng nhân dân tệ dưới giá thực tế để hổ trợ xuất khẩu, thể hiện qua giá trị thặng dư cũng như kim ngạch thương mại với Nhật liên tục tăng qua các năm. Thặng dư thương mại đạt đỉnh là 24 tỷ USD năm 2006, kim ngạch thương mại là 250 tỷ USD năm 2008. Năm 2009 kim ngạch bị sụt giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 nhưng đã hồi phục vào năm 2010. Cụ thể theo báo cáo của Cơ quan chấn hưng mậu dịch Nhật Bản cho biết kim ngạch buôn bán hai chiều Nhật Bản-Trung Quốc năm 2010 đạt 301,8 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2009, đạt mức cao kỉ lục trong lịch sử về cả ba chỉ tiêu là xuất khẩu, nhập khẩu và tổng ngạch.Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 149 tỉ USD tăng 36% so với năm 2009, nhập khẩu đạt 152, tăng 7 tỉ USD. Tỉ trọng buôn bán Nhật-Trung hiện chiếm tới 20,7% trong tổng kim ngạch buôn bán của Nhật Bản với các nước.
Mô hình hồi qui mẫu biểu diễn mối tương quan của tỷ giá thực đồng nhân dân tệ tác động tới cán cân xuất nhập khẩu Trung Quốc- Nhật:
KIỂM ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY
Y là cán cân thương mại Trung Quốc và Nhật Bản (tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= 3.219969+ 0.035553 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= 3.21996, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 0.035553, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì cán cân thương mại của Trung Quốc và Nhật tăng lên 0.035553 tỷ USD.
= 0.001172, như vậy tỷ giá thực giải thích được 1.172% sự thay đổi cán cân thương mại của Trung Quốc và Nhật
Kiểm định F
Ta thấy, F = 0.021129 < F0,05(1,18) = 4.41. Tức chấp nhận giả thuyết : = 0, hay bác bỏ giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực không ảnh hưởng cán cân thương mại Trung Quốc và Nhật.
Kiểm định p
= 0.9023 > 0.05, bác bỏ giả thuyết = 0, chấp nhận giả thuyết : 0. Tỷ giá thực ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trung Quốc và Nhật.
Kiểm định Durbin Watson
Ta có:
d = 0.154715. Vì d < = 1,2
=> kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.
KIỂM ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC VÀ NHẬP KHẨU:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY
Y là nhập khẩu Trung Quốc từ Nhật Bản (tỷ USD)
Hàm hồi quy có phương trình:
= -77.32501 + 1.202365X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
= -77.32501, không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 1.202365 xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật tăng lên 1.202365 tỷ USD
= 0.095874, như vậy tỷ giá thực giải thích được 9.5874% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật.
Kiểm định F
Ta thấy, F = 1.908732 < F0,05(1,18) = 4.41. Tức chấp nhận giả thuyết : = 0 hay bác bỏ giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực không ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc từ Nhật.
Kiểm định p
= 0.9023 > 0.05, bác bỏ giả thuyết : = 0, chấp nhận giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trung Quốc và Nhật.
Kiểm định Durbin Watson
Ta có:
d = 0.148407. Vì d < dl = 1,2.
=> Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.KIỂM ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC VÀ XUẤT KHẨU:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY.
Y là xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản (tỷ USD).
Hàm hồi quy có phương trình:
= -74.10504+ 1.237919 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -74.10504, không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 1.237919, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật tăng lên 1.237919 tỷ USD.
= 0.066946 như vậy tỷ giá thực giải thích được 6.6946% sự thay đổi xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật.
Kiểm định F
Ta thấy, F = 1.291494 < F0,05 (1,18) = 4.41, tức chấp nhận giả thuyết : = 0 hay bác bỏ giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực không ảnh hưởng xuất khẩu Trung Quốc sang Nhật.
Kiểm đinh p
= 0.5282 > 0.05, bác bỏ giả thuyết : = 0, chấp nhận giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực ảnh hưởng đến xuất khẩu Trung Quốc sang Nhật.
Kiểm định Durbin Watson
Ta có:
d = 0.128742. Vì d < dl = 1,2.
=> Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan.
ASEAN
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRUNG QUỐC ĐẾN ASEAN:
Mối quan hệ đối thoại về kinh tế giữa Trung Quốc – Asean chính thức bắt đầu khi ông Qian Qichen, bộ trưởng bộ ngoại giao nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tham dự phiên khai mạc của Hội Nghị Bộ Trưởng ASEAN lần thứ 24 vào tháng 7 năm 1991 tại Kuala Lumpur, với tư cách là khách mời của chính phủ Malaysia. Trung Quốc bày tỏ mối quan tâm của mình đến mối quan hệ hợp tác với Asean để hai bên cùng có lợi.
Thương mại và quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc đã được phát triển nhanh chóng trong những năm qua, đặc biệt là sau khi ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 10 năm 2002 để thành lập ASEAN-Trung Quốc Khu vực Thương mại Tự do (ACFTA).
Đơn vị: tỷ USD
Hình 1: Biểu đồ giá trị xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc với Asean
Theo hình trên ta nhận thấy, Trung Quốc luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của các nước trong khu vực Asean. Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc với khu vực Asean luôn cao hơn giá trị xuất khẩu qua các năm từ 2003 đến 2010.
Đến năm 2008, Trung Quốc đã nổi lên là đối tác lớn nhất của ASEAN, kim ngạch xuất nhập khẩu Asean-Trung Quốc chiếm 11,6% tổng kim ngạch của ASEAN. Theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu với Asean năm 2008 đạt 231,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 114,1 tỷ USD tăng 20,7% so với năm 2007, nhập khẩu đạt 117 tỷ USD tăng 7,9% so với năm 2007.
Trong năm 2009, 3 đồng tiền châu Á được xem là có tỷ giá ổn định nhất so với USD là đồng won của Hàn Quốc,đồng rupiah của Indonesia và đồng rupee của Ấn Độ. Năm 2010, có thêm 2 đồng tiền khác gia nhập vào danh sách này là ringgit của Malaysia và baht của Thái Lan. Tuy nhiên, khi NDT giảm giá so với USD, nền kinh tế các nước này lập tức gặp khó khăn do đồng tiền của họ tăng giá so với Nhân dân tệ gây khó khăn cho xuất khẩu. Đặc biệt là các nước ASEAN bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù ngân hàng Trung Ương các nước ASEAN đã tung tiền ra mua lượng dự trữ lớn USD nhưng tình thế hầu như không thay đổi khi giá USD và NDT vẫn giảm so với giá trị của các đồng tiền như ringgit, baht, rupiah hoặc xa hơn nữa là won.
Hình 2: Biểu đồ tỷ giá USD/CNY từ 2007 - 2011
Dựa vào biểu đồ tỷ giá USD/CNY ta thấy rõ, đầu năm 2008 tỷ giá ở khoảng 1USD ăn 7,27 CNY. Sau đó CNY liên tục giảm giá, đến tháng 7 năm 2009 tỷ giá khoảng 1USD ăn 6,82 CNY. Từ đó mức tỷ giá này vẫn giữ với biên độ thấp và hầu như giữ nguyên cho đến tháng 6 năm 2010. Điều này có nghĩa là hàng hóa sản xuất ở các nước ASEAN sẽ đắt hơn hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc, khiến nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào ASEAN tăng. Theo hình 1 ta dễ dàng nhận thấy, từ năm 2003 đến 2010 giá trị nhập khẩu của Trung Quốc với Asean luôn tăng. Nhưng năm 2009, giá trị nhập khẩu giảm đột ngột và có thể nói giá trị nhập khẩu gần bằng với giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Asean.
Bên cạnh đó, năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Do đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các nước Asean với Trung Quốc có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 231,1 tỷ USD đến năm 2009 giảm 7,83%, còn 213 tỷ USD.
Sang năm 2010 sau khi kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục trở lại đã làm cho thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Asean có sự hồi phục mạnh mẽ trở lại . Theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, tổng kim ngạch đạt 292,8 tỷ USD tăng 37,46% so với năm 2009. Trong đó, nhập khẩu đạt 154,6 tỷ USD tăng 44,8%; xuất khẩu đạt 138,2 tỷ USD tăng 30,1%.
Nhưng khó khăn cho các nước Asean trong việc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ có thể càng nghiêm trọng hơn khi Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
FTA Trung Quốc – ASEAN, theo đó sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với 90% loại hàng hóa trao đổi, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại song phương hơn nữa. Trên thực tế, ASEAN và Trung Quốc đã từng bước giảm thuế trong nhiều năm trở lại đây. Theo thỏa thuận thương mại tự do ký năm 2002, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Brunei sẽ phải dỡ bỏ mọi loại thuế vào năm 2010. Các thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar sẽ từng bước giảm thuế trong những năm tiếp theo và sẽ phải miễn thuế hoàn toàn vào năm 2015. Như vậy, hầu như mọi loại hàng hóa sẽ được miễn thuế từ tháng 1/2010, trong đó có các sản phẩm chế biến vốn đang chịu mức thuế nhập khẩu khoảng 5%. Một số sản phẩm nông nghiệp, động cơ ô tô và máy công nghiệp sẽ vẫn phải chịu thuế và sẽ được giảm dần dần.
FTA Trung Quốc - ASEAN sẽ chỉ xếp sau Khu kinh tế liên minh châu Âu (EEA) và Khu vực Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) về kim ngạch trao đổi thương mại. Cùng nhau, Trung Quốc và ASEAN tạo ra một thị trường với 1,9 tỷ dân, vì vậy việc FTA chính thức có hiệu lực sẽ giúp các quốc gia châu Á đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt đối với những loại hàng hóa mà một nước đói năng lượng như Trung Quốc đang cần.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong ASEAN đều thấy FTA với Trung Quốc là một “món lời”. Do đồng Nhân Dân Tệ được định giá thấp nên những khó khăn bước đầu Asean có thể gặp phải:
Sự cạnh tranh của hàng lậu đến từ Trung Quốc:
Từ nhiều năm nay, tình trạng hàng lậu Trung Quốc xuất hiện tràn lan đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam là một ví dụ. Khoảng 70-80% cửa hàng giày dép ở đây bán hàng lậu từ Trung Quốc, gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất giày dép trong nước.
Đối với trường hợp của Philippines, báo cáo gần đây của tổ chức Liên minh Tự do Thương mại cho rằng, ngành sản xuất giày dép của nước này cũng chịu tác động lớn do hàng lậu Trung Quốc. Hàng lậu không chỉ dừng lại ở mặt hàng giày dép mà còn lan rộng ra hầu hết các mặt hàng khác trong đời sống như thép, giấy, xi măng, nhựa… Nhiều công ty của Philippines đã phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất và nhân công do tình trạng hàng lậu.
Nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng, CAFTA có thể hợp pháp hóa số hàng lậu này và khiến cho ngành công nghiệp của ASEAN trở nên tệ hại hơn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp
Chương trình Thu hoạch sớm thực hiện cắt giảm thuế từ năm 2004 đến 2006 đối với các thành viên cũ của ASEAN và từ năm 2004 đến 2008 đối với Việt Nam (Lào, Mianma đến năm 2009 và Campuchia đến năm 2010).
Khi áp dụng chương trình Thu hoạch sớm có hiệu lực, do đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được định giá thấp nên hàng nông sản Trung Quốc có giá rẻ hơn hàng nông sản ở các nước trong khu vực Asean tham gia chương trình Thu hoạch sớm. Dẫn đến tình trạng các nước tham gia chương Trình thu hoạch sớm trong khu vực Asean khó cạnh tranh với Trung Quốc, hàng nông sản Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa, nghiêm trọng hơn có thể xóa sổ các nhà sản xuất nông sản ở nội địa.
Tỉnh Benquet vẫn được xem là khu vực sản xuất rau và hoa quả chính của Philippines cũng đang khốn đốn vì tình trạng tràn lan của hàng hóa Trung Quốc. Thống đốc tỉnh này cho rằng, CAFTA đã gây sốc với nhiều nông dân ở đây, bởi vì hầu hết người dân không biết rằng chính phủ Philippines đã ký thỏa thuận gia nhập CAFTA từ năm 2002. Khi chưa có thỏa thuận tự do thương mại, Philippines đã thâm hụt thương mại 370 triệu USD với Trung Quốc. Dự kiến con số này không chỉ dừng lại ở đây sau khi CAFTA có hiệu lực.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Thái Lan, nơi mà tác động của Chương trình “thu hoạch sớm” Thái Lan-Trung Quốc, một phần trong CAFTA, đã quá rõ ràng. Theo thỏa thuận, Thái Lan và Trung Quốc nhất trí lập tức xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với trên 200 nhóm hàng hóa rau quả. Thái Lan sẽ xuất khẩu hoa quả nhiệt đới sang Trung Quốc, trong khi hoa quả ôn đới của Trung Quốc sẽ vào Thái Lan với thuế suất bằng 0. Tuy nhiên, hy vọng về thỏa thuận sẽ mang lại lợi ích chung cho hai nước đã nhanh chóng chấm dứt sau đó vài tháng. Còn Thái Lan gần như trắng tay với thỏa thuận này.
Chương trình “thu hoạch sớm” đã xóa sổ toàn bộ các nhà sản xuất tỏi và hành ở khu vực phía bắc Thái Lan, đồng thời làm tê liệt các dự án bán hoa quả của nước này. Báo chí Thái Lan đã chỉ trích Trung Quốc là không chịu giảm cắt giảm thuế như trong thỏa thuận song phương trong khi chính phủ Thái Lan thực hiện quá nghiêm túc việc này.
Bài học từ chương trình “thu hoạch sớm” của Thái lan đã tạo ra tâm lý lo sợ không chỉ ở Thái Lan mà còn trong khu vực Đông Nam Á.
Cạnh tranh gay gắt hơn
Các chuyên gia cho rằng, FTA giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ khiến một số ngành công nghiệp của Đông Nam Á chịu sự cạnh tranh lớn từ Trung Quốc. Một số nhà sản xuất lo ngại hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có thể ngập tràn thị trường nước mình một khi thuế nhập khẩu được dỡ bỏ. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho chính quyền địa phương trong việc duy trì hoặc tăng cường thị phần của mình.
Tại Indonesia, ngành công nghiệp dệt may và thép tỏ ra đặc biệt lo ngại về việc dỡ bỏ thuế quan, khiến chính phủ nước này từng nêu vấn đề có thể sẽ đề nghị hoãn áp dụng miễn thuế đối với một số sản phẩm.
? Ngay từ bây giờ, để giảm bớt tác động của giá NDT lên xuất khẩu, các nước ASEAN không còn cách nào khác ngoài việc tăng năng lực cạnh tranh nền kinh tế của các nước thành viên thông qua việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm… Có như thế, ASEAN mới có thể từng bước nâng quan hệ thương mại ngày càng bình đẳng hơn với các đối tác.
TRUNG QUỐC – ASEAN
KIỂM ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI:
Ta có:
X là tỷ gái thực USD/CNY.
Y là cán cân thương mại Trung Quốc và Asian (tỷ USD).
Hàm hồi quy có phương trình:
= -121.7120 + 1.015244 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -121.7120 không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 1.015244, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì cán cân thương mại của Trung Quốc và Aian tăng lên 1.015244 tỷ USD.
= 0.991290, như vậy tỷ giá thực giải thích được 99.129% sự thay đổi cán cân thương mại của Trung Quốc và Asian.
Kiểm định F
Ta thấy, F = 569.0269 >> F0,05 (1,5) = 5.34, tức bác bỏ giả thuyết : = 0 hay chấp nhận giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực ảnh hưởng cán cân thương mại Trung Quốc và Asian.
Kiểm định Durbin Watson
Ta có:
d = 2.405334. Vì du = 3 > d > dl=1,2.
=> Kết luận mô hình ko xảy ra hiện tượng tương quan.
KIỂM ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC VÀ XUẤT KHẨU:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY.
Y là xuất khẩu Trung Quốc sang Asian (tỷ USD).
Hàm hồi quy có phương trình:
= -296.6353 + 3.458671 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= -296.6353, không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 3.458671, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì xuất khẩu của Trung Quốc sang Aian tăng lên 3.458671 tỷ USD.
= 0.735673, như vậy tỷ giá thực giải thích được 73.5673% sự thay đổi xuất khẩu của Trung Quốc sang Asian.
Kiểm định F
Ta thấy, F = 13.98056 >> F0,05 (1,5) = 5.34, tức bác bỏ giả thuyết : = 0 hay chấp nhận giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực ảnh hưởng xuất khẩu Trung Quốc sang Asian.
Kiểm định Durbin Watson
Ta có:
d = 0.721573. Vì d 1,2.
=> Kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng tương quan.
KIỂM ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC VÀ NHẬP KHẨU:
Ta có:
X là tỷ giá thực USD/CNY.
Y là nhập khẩu Trung Quốc từ Asian (tỷ USD).
Hàm hồi quy có phương trình:
= - 184.8382 + 2.445035 X
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= - 184.8382, không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0.
= 2.445035, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc từ Aian tăng lên 3 tỷ USD.
= 0.560621, như vậy tỷ giá thực giải thích được 56.0621% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc từ Asian.
Kiểm định F
Ta thấy, F = 6.379698 > F0,05 (1,5) = 5.34, tức bác bỏ giả thuyết : = 0 hay chấp nhận giả thuyết : 0. Vậy tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc từ Asian.
Kiểm định Durbin Watson
Ta có:
d = 0.730997. Vì d 1,2.
=> Kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng tương quan.
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM:
Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua.Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, năm 2010 đạt 27,328 tỷ USD và quý I/2011 đạt 4,4 tỷ USD tăng 33,74% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về giá trị, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, năm 2010 là 12,71 tỷ USD và quý I/2011 là 1,8 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam).
Mặt khác nhập siêu từ Trung Quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt nam, theo số liệu của bộ công thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên Phó Văn phòng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung quốc so với nhập siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %, năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và năm 2010 là 89,5%. Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất siêu với các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung quốc ngày một tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có.
Ta có thể tóm tắt tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc theo bảng sau:
Bảng 1:
Đơn vị: tỷ USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Nhập siêu
Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với nhập siêu cả nước
2008
4,536
15,652
11,116
69,8%
2009
4,909
16,441
11,532
97,1%
2010
7,309
20,019
12,71
89,5%
Quý I/2011
1,3
3,1
1,8
58,1%
Hình 3: thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2010
Để thấy rõ hơn cán cân thương mại Trung Quốc thặng dư so với Việt Nam, ta có thể quan sát biểu đồ sau:
Hình 4: Cán cân thương mại giữa Trung Quốc – Việt Nam
Dựa trên biểu đồ tỷ giá USD/CNY năm 2007-2011(hình 2) ta thấy, tỷ giá USD/CNY năm 2009 thấp hơn năm 2008 nhưng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn tăng 0,41 tỷ. Biến động tỷ giá trong năm 2010 và 2009, ta nhận thấy rằng đến giữa tháng 5/2010 thi tỷ giá USD/CNY giảm nhưng theo (Bảng 1) thì nhập siêu từ Trung Quốc 2010 tăng 1,178 tỷ USD. Tỷ giá quý I/2011 trung bình khoảng 6,6CNY ăn 1USD thấp hơn so với tỷ giá quý I/2010 trung bình 6,8CNY ăn 1USD. Nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tăng 25%.
Qua đó ta nhận thấy rằng vấn đề nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc không xuất phát từ tỷ giá và do đó không được giải quyết bằng con đường tỷ giá. Nhập siêu từ Trung Quốc có nguyên nhân chính trị, kinh tế, và không gian. Các sức ép chính trị khiến chúng ta lựa chọn đối tác Trung Quốc. Sự gần gũi về mặt không gian và thị hiếu hàng hoá khiến chúng ta lựa chọn sử dụng nhiều hàng hoá Trung Quốc.
Nhưng dưới sức ép tăng giá đồng Nhân Dân Tệ từ Mỹ và các nước EU, thì việc tăng giá đồng Nhân Dân Tệ trong tương lai sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng giá so với hàng hóa Việt Nam, giúp Việt Nam giảm áp lực nhập siêu từ Trung Quốc so với hiện tại.
Các rủi ro và thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong việc theo đuổi chính sách tỷ giá:
Rủi ro và thách thức:
Chính sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc bóp méo nền kinh tế của chính mình và thế giới
Tỷ giá ngoại hối của một nước không thể chỉ là mối quan tâm của riêng nước đó, bởi nó còn ảnh hưởng tới các đối tác thương mại khác. Điều này lại đặc biệt đúng với trường hợp các nền kinh tế lớn. Vì thế, dù muốn hay không, thì chế độ tỷ giá bị quản lý nặng nề của Trung Quốc vẫn là mối quan tâm thích đáng của các đối tác thương mại. Xuất khẩu của Trung Quốc giờ đã lớn hơn bất kỳ nước nào.
Trước hết, dù cho Trung Quốc có cảm thấy như thế nào, thì mức độ bảo hộ nhằm vào sản phẩm xuất khẩu của họ là rất nhỏ, xét về độ sâu của cuộc suy thoái.
Thứ hai, chính sách giữ tỷ giá hối đoái thấp cũng tương tự như trợ cấp xuất khẩu và thuế quan - hay nói cách khác là chủ nghĩa bảo hộ.
Thứ ba, tích lũy được 2.85 tỷ USD dự trữ ngoại tệ cho đến tháng 1/2011, Trung Quốc lại giữ tỷ giá thấp ở mức chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới. Cuối cùng, kết quả là, Trung Quốc làm méo mó chính nền kinh tế của mình, nước này không hề cao hơn đầu năm 1998 và đã giảm 12% trong 7 tháng qua, mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và thăng dư tài khoản vãng lai cũng lớn nhất.
Một số thông tin liên quan đến đồng NDT
Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng nếu Trung Quốc nhanh chóng kết thúc biện pháp gắn chặt tỷ giá USD/NDT cũng sẽ giúp ích cho chính Trung Quốc cũng như thế giới.
Một đồng tiền mạnh hơn và có tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giúp Trung Quốc dễ kiểm soát lạm phát và tình trạng bong bóng bất động sản. Một đồng tiền mạnh hơn cũng sẽ giúp Trung Quốc cân bằng nền kinh tế theo hướng kích thích tiêu dùng nội địa thông qua kích thích sức mua của người tiêu dùng. NDT mạnh lên thì nó cũng đẩy nhiều đồng tiền khác ở châu Á mạnh lên, càng tăng thêm uy tín của Trung Quốc trong việc chống bảo hộ.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để thực hiện điều này thật không dễ dàng đối với Chính phủ Trung Quốc. Để cân bằng hơn cán cân thương mại của Trung Quốc đòi hỏi phải cải cách lớn cấu trúc nền kinh tế, từ chính sách thuế tới sự điều hành của các tập đoàn.
Vấn đề tỷ gía đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc lâu nay đã gây ra cuộc tranh cải khá gay gắt trên thế giới. Áp lực của của các nước đối với đồng Nhân dân tệ
Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) luôn lên tiếng yêu cầu Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT lên cho sát với thị trường để không ảnh hưởng tới cán cân thương mại toàn cầu, tác động trực tiếp đến Mỹ và EU, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận.
Quốc hội Mỹ cũng ban hành dự luật trừng phạt Trung Quốc về xung quanh tỷ giá đồng NDT. Nhà Trắng đã có bản báo cáo đánh giá về tỷ giá đồng NDT. EU cũng đã có nhưng biện pháp thích ứng để đối phó với tỷ giá đồng NDT đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế của khối này
Ngày 1-11-2010, Mỹ cũng tuyên bố không mong đợi Trung Quốc sẽ nhượng bộ trước sức ép nhằm vào đồng NDT của nước này tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11-2010 tới ở Hàn Quốc, song Washington sẽ duy trì áp lực nhằm cải thiện tình trạng thiếu cân bằng kinh tế toàn cầu. Phát biểu trước báo giới, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Michael Froman cho hay Washington không hy vọng vấn đề tiền tệ của Trung Quốc hay tất cả những vấn đề thiếu cân bằng sẽ được giải quyết một lúc tại hội nghị lần sắp tới ở Seoul .
Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tỷ giá ,trong khi Bắc Kinh khẳng định họ sẽ không ảnh hưởng từ bên ngoài mà nâng giá trị đồng nhân dân tệ. ông Obama nói: “Về vấn đề tiền tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có sự trao đổi thẳng thắn. Tôi đã nêu rõ, tôi nhận thấy đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực, và rằng Trung Quốc đã đúng đắn khi trong mấy năm trước có bước đi hướng tới một chính sách tỷ giá mang tính thị trường hơn”.
Trung Quốc đang đương đầu với áp lực ngày một lớn từ nhóm nước đang phát triển về việc nâng giá đồng nhân dân tệ. Như vậy phía Mỹ đã có thêm hỗ trợ về quan điểm với chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Phát biểu trước thềm cuộc họp của Bộ trưởng tài chính và đại diện ngân hàng trung ương nhóm nước G20, chủ tịch ngân hàng trung ương Ấn Độ và Braxin đã đưa ra những tuyên bố hết sức mạnh mẽ về quan điểm của hai nước này với vấn đề đồng Nhân dân tệ.
Ông Henrique Meirelles, chủ tịch ngân hàng trung ương Braxin, cho rằng đồng Nhân dân tệ mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sự cân bằng của kinh tế thế giới. Ông cho rằng đã có một số yếu tố bị bóp méo trên thị trường thế giới, trong đó bao gồm sự thiếu tăng trưởng và chính sách tỷ giá Trung Quốc
Ông Duvuri Subbarao, thống đốc ngân hàng dự trữ Ấn Độ, cho rằng đồng Nhân dân tệ bị định giá quá thấp đang tạo ra nhiều vấn đề cho các nước, trong đó có Ấn Độ.Ông nói: “nếu Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ, ảnh hưởng đối với chúng tôi sẽ hết sức tích cực. nếu một số nước kiểm soát tỷ giá hối đoái và duy trì đồng nội tệ của nước đó ở mức quá thấp, gánh nặng điều chỉnh đối với một số nước là quá lớn
Ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore, cho rằng việc trung quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ là cần thiết.Ông Sebastian mallaby, chuyên gia tại hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ, nhận định: “tiếng nói từ phía các nước phát triển có ý nghĩa không nhỏ. nếu nhóm chính phủ các nước giàu và nước đang phát triển hợp tác với nhau trong việc yêu cầu Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ, sẽ khó hơn cho Trung Quốc nếu nước này muốn lờ đi yêu cầu đó”
Những bình luận trên cũng cho thấy nhiều nền kinh tế đang phát triển cũng chia sẻ quan điểm rằng chế độ neo tỷ giá đồng nhân dân tệ khiến chi phí nhập khẩu hàng hóa của nước họ cao hơn.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 17-3 đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc xem xét nâng giá trị NDT. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn nói trước Nghị viện châu Âu tại Brussels: “Trong vài trường hợp, không thể tránh khỏi việc thay đổi tỷ giá. NDT của Trung Quốc hiện ở mức quá thấp vì thế cần định giá lại để giúp cân bằng cán cân thanh toán”.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã thúc giục Trung Quốc nâng giá trị NDT để giảm lạm phát và giảm sức nóng của nền kinh tế mà tổ chức này dự báo năm nay sẽ đạt mức 9,5%. Hồi tháng 1-2010, WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2010 là 9%. Mức dự báo 9,5% cũng cao hơn mức dự báo của Chính phủ Trung Quốc là 8% và của LHQ là 8,8%. Cũng theo WB, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu bất động sản gia tăng, có thể dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản.
Chính sách tỷ giá ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của trung quốc
Với chính sách tỷ giá hối đoái hiện tại, ngân hàng Trung Ương Trung Quốc sẽ phải tiếp tục mua vào lượng ngoại hối đổ vào Trung Quốc mỗi ngày ,điều này sẽ dẫn tới tình trạng cung tiền vượt quá cầu tiền, một vấn đề mà kinh tế Trung Quốc vốn đã và vẫn đang phải đối mặt kể từ năm 2003 tới nay."
Theo nhận định của một chuyên gia tài chính Trung Quốc, chính cơ chế tỷ giá hối đoái mà Trung Quốc đang thực hiện hiện nay mới là căn nguyên làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề kinh tế và do đó, nó cần phải nhận được sự giải quyết một cách hợp lý.
Chuyên gia này nhận định: "Bạn không thể đòi hỏi ngân hàng trung ương chú ý tới cả hai vấn đề bình ổn giá cả thị trường và bình ổn tỷ giá hối đoái. cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai vấn đề."
Ông Zhou cho biết, hành động phát hành đồng nhân dân tệ để mua vào đôla mỹ mà pboc thực hiện đang che giấu đi khoản chi phí thực tế của việc duy trì tỷ giá hối đoái thấp bởi "ngân hàng trung ương trung quốc không chỉ là người cho vay mà còn đóng vai trò người mua vào ngoại hối cuối cùng. vì thế, ngân hàng đang phải trả mức giá cao nhất cho việc duy trì cái gọi là sự bình ổn tỷ giá hối đoái."
Theo ông Zhou, để tránh được sự gia tăng nguồn cung tiền do sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong khi vẫn duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, trung quốc nên sử dụng chính các khoản lợi nhuận tài chính để mua vào lượng ngoại hối đang chảy vào quốc gia này mỗi ngày thay vì in thêm tiền mới. nhờ đó, giá đồng nhân dân tệ trong thị trường nội địa cũng sẽ được đảm bảo.
Nhận định chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm tới :
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế ba thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2011 đó là lạm phát ,nợ chính phủ và bong bóng tài sản. Trong đó thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc đó là lạm phát, theo thống kê lạm phát ở Trung Quốc tháng 2/2011 ở mức là 4.9% cao hơn mục tiêu của chính phủ tháng thứ năm liên tiếp. Theo nhận định của em với tình hình kinh tế như trên trong năm 2011 Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng giá đồng tiền của mình để có thể đối phó với tình hình lạm phát hiện tại, bởi vì với chính sách tỷ giá hiện tại hàng ngày Trung Quốc phải mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn việc này sẽ gián tiếp làm cho cung tiền của Trung Quốc tăng lên tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. Bên cạnh đó việc nâng giá đồng tiền còn giúp Trung Quốc giảm bớt những áp lực từ các đối tác thương mại chính của mình, hạn chế việc các nước này dùng các biện pháp trả đũa thương mại đối với mình.
Xét về dài hạn có thể nói việc Trung Quốc từng bước nâng giá đồng nhân dân tệ của mình ngoài việc giảm bớt áp lực lên lạm phát còn có rất nhiều lợi ích khác đối với kinh tế của Trung Quốc:
Giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài: Có thể nói phía sau bức tranh màu hồng kinh tế của Trung Quốc ít ai biết rằng hiện nay nợ nước ngoài của Trung Quốc là khá lớn. Theo ước tính của Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc (SAFE), dư nợ nước ngoài tại Trung Quốc tính đến hết năm 2010 ở mức 548,9 tỷ USD, con số này không bao gồm dư nợ tại các đặc khu hành chính Hồng Kông, Macao và Đài Loan.Trong tổng dư nợ nước ngoài này, số nợ bên ngoài đã đăng ký chiếm 337,7 tỷ USD, cán cân tín dụng thương mại là 211,1 tỷ USD. Các khoản nợ nước ngoài trung và dài hạn chiếm 31,6% trong tổng số, trong khi đó nợ nước ngoài ngắn hạn chiếm 68,44%. Có thể nói việc nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm tổng nợ nước ngoài bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Tăng giá trị các tài sản bằng đồng nhân tệ qua đó đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới: theo dự báo của Standard Chartered mức độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt 6,9% trong hai thập kỷ tới và cùng với sự tăng giá của đồng nhân dân tệ sẽ đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền mạnh và chủ chốt trong nền kinh tế thế giới: có thể nói việc nâng giá đồng nhân dân tệ đưa đồng nhân dân tệ quay trở về giá trị thực của nó cũng góp phần tích cực vào tiến trình này.
Tuy nhiên theo nhận định của em quá trình nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ không diễn ra nhanh mà sẽ diễn ra theo từng giai đoạn và theo từng bước để không gây ra cú sốc quá lớn đối với nền kinh tế mà câu chuyện của Nhật Bản mà em đã đề cập trong phần đầu là một cảnh báo đối với Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Hiện tượng sụp đổ một hệ thống kinh tế của một nước nào đó kéo theo sự sụp đổ của các nước khác, như cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997 và các cuộc khủng hoảng gần đây ở các nước Châu Mỹ La Tinh, được lý giải từ việc sử dụng các mô hình chính sách tiền tệ không thành công nói chung hay chính sách tỷ giá nói riêng, và mối liên hệ chặt chẽ giữa các hệ thống tài chính tiền tệ của các nước. Ngược lại, hiện tượng này là sự thành công của công cụ chính sách tiền tệ hay cụ thể hơn là chính sách tỷ giá đã đem lại những thành tựu to lớn về mặt kinh tế cho một số quốc gia. Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Mặc dù,Trung Quốc chưa phải là một nước có nền kinh tế thị trường hoàn thiện. Nhưng thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm qua thể hiện có sự phân tích sâu sắc những bài học của nền kinh tế thị trường từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển và vận dụng một cách phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của Trung Quốc. Đặc biệt, khi Trung Quốc hội nhập với thế giới như hiện nay, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế Trung Quốc và các nước càng nhiều thì những tranh cãi về giá trị đồng NDT càng gay gắt. Nhưng các nhà điều hành chính sách của Trung Quốc đã vững vàng và kiên định trong việc bảo vệ giá trị đồng NDT vì những mục tiêu đã định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang web của ngân hàng thế giới: www.worldbank.com
Quỹ tiền tệ quốc tế: www.imf.org
Ngân hàng phát triển Châu Á: www.adb.org
Tổng cục thống kê Trung Quốc: www.customs.gov.cn
Tailieu.vn: chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Trung Quốc và một số nước
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_ty_gia_cua_trung_quoc_4724.doc