Đề tài Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài: Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và còn tiếp tục diễn ra trong năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mặc dù Việt Nam đã chuyển hướng chính sách để đối phó với khủng hoảng, tuy độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao nhưng còn chịu tác động bất lợi trên cả 3 bình diện: thương mại, đầu tư và tài chính nên sẽ đứng trước nhiều thách thức. Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với Trung Quốc, chỉ thặng dư với Hoa Kỳ và EU. Như vậy, muốn duy trì tăng trưởng, Việt Nam cần kiểm soát các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách này đến các chỉ tiêu kinh tế, đối phó với cuộc khủng hoảng. Và vì thế, chúng em đã quyết định chọn đề tài: “CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được tập trung nghiên cứu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua, nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tỷ giá hối đoái trong xây dựng và phát triển kinh tế của một số nước trên thế giới đồng thời đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở này, nhằm đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu. * Phân tích định tính: xem xét diễn biến xu hướng tỷ giá, xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại qua các giai đoạn từ năm 1999 đến 2009. * Phân tích định lượng: xem xét tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại thông qua các phương trình hồi quy, qua đó đánh giá mối quan hệ giữa các đại lượng này. Vì vấn đề về chính sách tỷ giá của một quốc gia là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm theo từng biến động của thị trường nên nội dung của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tỷ giá xoay quanh việc đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại và Chính sách điều hành tỷ giá trong giai đoạn hiện nay. Kết cấu của đề tài: Chương 1: Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại. Chương 2: Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại. Chương 3: Chính sách điều hành tỷ giá hướng tới cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kỳ năm 2007. Trong khi 5 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu đạt 37,81 tỷ USD, tăng 67,0% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu đạt mức quá cao (14,4 tỷ USD), cao hơn mức nhập siêu cả năm 2007 (14 tỷ USD).Nửa đầu năm 2008 lạm phát và nhập siêu gia tăng đã khiến nhiều người dân và doanh nghiệp chuyển tài sản từ VND sang USD. Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do có lúc đã lên đến mức 19.000 VND/USD, thậm chí 20.000VNĐ, trong khi đó giá USD trong các ngân hàng thương mại vẫn là trong khoảng 16.000 – 17.000 VND. Việc VNĐ được giao dịch trong biên độ hẹp đã làm mất tính thanh khoản của thị trường.Do đó nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái là hoàn toàn phù hợp. Trong năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh biên độ tỷ giá, một thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử. Với mục đích điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt giúp cho các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng thích nghi tốt hơn với những biến động của kinh tế thế giới. Trong nửa cuối của năm 2008, khi lạm phát đang có xu hướng giảm cùng với giá cả hàng hoá trên thế giới và dẫn đến giảm tình trạng đầu cơ tích trữ nguyên vật liệu và nhập siêu thì nền kinh tế Việt Nam lại phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác - nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế do tác động của suy thoái toàn cầu dẫn đến giảm xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nới lỏng tiền tệ đã khởi động lại làn sóng tích trữ USD và tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng trở lại, có lúc đạt mức 17.400 VND/USD. Do mức giảm lãi suất và điều chỉnh tỷ giá chưa đạt đến kỳ vọng của thị trường (xuất 26 phát từ việc VND bị mất giá mạnh trong những năm qua và nguồn cung ngoại tệ có nguy cơ bị giảm sút do suy thoái kinh tế toàn cầu), tâm lý chờ đợi vẫn phổ biến trên thị trường tiền tệ - tín dụng trong những tháng cuối năm. Nhu cầu nắm giữ USD vẫn cao và các doanh nghiệp vẫn chần chừ trong việc vay vốn cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó các ngân hàng cũng chưa thật mặn mà với việc cho vay, bởi đầu tư vào trái phiếu có thể mang lại một khoản lợi nhuận lớn, nhanh chóng và ít rủi ro trong bối cảnh lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm. Với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá trong năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế, trước nhất là hoạt động xuất nhập khẩu, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối và những tác động gián tiếp. Hình 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2007-2009 Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2007-2009 0.00 5000.00 10000.00 15000.00 20000.00 25000.00 30000.00 Q1 /20 07 Q2 /20 07 Q3 /20 07 Q4 /20 07 Q1 /20 08 Q2 /20 08 Q3 /20 08 Q4 /20 08 Q1 /20 09 Q2 /20 09 Q3 /20 09 Q4 /20 09 XK VN NK VN (Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%. Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. 27 Có doanh nghiệp nhập khẩu cho biết đầu tháng vay USD của ngân hàng để nhập nguyên liệu được tính tỷ giá 16.243 đồng/USD, cuối tháng, doanh nghiệp mua USD để trả nợ vay chỉ với tỷ giá 16.015 đồng/USD, nhờ tỷ giá giảm doanh nghiệp được lãi. Trong khi đó, có doanh nghiệp xuất khẩu thu về 100.000 USD, nếu doanh nghiệp thu tiền xuất khẩu trong tháng 8/2007 thì sẽ được chuyển ra VND với tỷ giá 16.245 đồng/USD, nhưng xuất khẩu tại thời điểm tháng 1/2008 thì chỉ còn 15.599 đồng/USD, doanh nghiệp sẽ thất thu 26 triệu đồng. 24/3/2009 Ngân hàng Nhà nước đưa ra 1 biên độ mới là +/-5% Hình 2.3: Biến động tỷ giá từ năm 2006-2009 ( Nguồn:IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế) Ngày 10/02/2010, Ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời án định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tại 28 điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định nên kinh tế vĩ mô. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên nền tảng cơ chế tỷ giá đã lựa chọn, việc điều hành chính sách tỷ giá phải theo hướng ngày càng linh hoạt hơn. NHNN đang thực thi lộ trình linh hoạt hóa tỷ giá kể từ năm 2004 qua nhiều bước. Trước hết là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất (tháng 5-2004). Tiếp đến là thừa nhận tính tự do chuyển đổi của các ngoại tệ mạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ không cần chứng từ, chính thức áp dụng quyền chọn ngoại tệ (tháng 11-2004).Các ngân hàng thương mại tiến hành thí điểm quyền chọn USD và tiền đồng trong điều kiện được tự do thỏa thuận phí quyền chọn (tháng 6-2005). Bỏ biên độ giao dịch USD tiền mặt, cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận (tháng 7-2006). Những bước đi này có dụng ý để thị trường tự điều chỉnh tỷ giá chừng nào mà Việt Nam chưa thể áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn (independent floating ).Rõ ràng trong điều hành chính sách tỷ giá, NHNN luôn coi trọng tính thị trường, đã cung ứng cho thị trường nhiều công cụ để xác lập tỷ giá cân bằng. 2.2. Phân tích ảnh hƣởng của biến động tỷ giá lên cán cân thƣơng mại Việt Nam. 2.2.1 Tác động của tỷ giá thƣơng mại song phƣơng lên cán cân thƣơng mại của Việt Nam: 2.2.1.1 Tỷ giá thƣơng mại song phƣơng (RER) Tỷ giá thực song phương là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở ngoài nước, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Trong thực tế để theo dõi và phân tích sự biến động của tỷ giá thực, người ta sử dụng công thức tỷ giá thực dạng chỉ số như sau: ERi = ei x (CPIi * / CPIi ) 29 Trong đó: ER là tỷ giá thực, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa, CPI * là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài, CPI là chí số giá tiêu dùng trong nước, i là số thứ tự kỳ tính toán. Tỷ giá thực có ý nghĩa quan trọng bời vì: a) Xét ở trạng thái tĩnh: - Nếu ER > 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp và ngoại tệ được coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là: i) nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ ra ngoại tệ ta chỉ mua được ít hàng hóa hơn ở nước ngoài so với ở trong nước; và ii) nếu chuyển đổi mỗi đồng ngoại tệ ra đồng nội tệ ta sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở trong nước so với ở nước ngoài. Do đó, khi tỷ giá thực lớn hơn 1 sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại. - Nếu ER < 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và ngoại tệ được coi là định giá thực quá thấp. Khi tỷ giá thực nhỏ hơn 1 sẽ tác động làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi. - Nếu ER = 1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của hai đồng tiền là như nhau, tức hai đồng tiền là ngang giá sức mua, do đó, tác động làm cho cán cân thương mại cân bằng. b) Xét ở trạng thái động: - Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai. - Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm cho cán cân thương mại trở nên xấu hơn. - Nếu tỷ giá thực không đổi, thì trạng thái cán cân thương mại cân bằng. Vì giá cả hàng hóa ít thay đổi trong ngắn hạn, do đó phá giá, tức chỉ số e tăng làm cho tỷ giá thực tăng, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thương mại. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tỷ giá được nhiều nước áp dụng thành công. 30 2.2.1.2 Tác động của tỷ giá thực song phƣơng lên cán cân thƣơng mại: Hình 2.4: Ảnh hưởng của RER lên cán cân thương mại Việt Nam Ảnh hưởng của RER lên cán cân thương mại Việt Nam 0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 RER Tỷ lệ X/N (Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB) Trong các năm từ 1999 đến 2006, tỷ giá thực RER luôn lớn hơn 1 đơn vị, sau đó bắt đầu giảm dần. Tỷ giá thực thấp làm suy yếu vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam, điều này thể hiện là tỷ lệ “xuất khẩu/nhập khẩu” của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 luôn thấp hơn 1 đơn vị (đường thẳng X/N luôn nằm phía dưới 1 đơn vị). Từ năm 1999 đến năm 2006, tỷ giá thực luôn lớn hơn 1 đơn vị. Về mặt lý thuyết, tỷ giá thực tăng sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại, nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Trong giai đoạn 1999-2001, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thương mại với tỷ lệ X/N luôn nằm trên mức 1. Nguyên nhân làm cho tỷ giá thực tăng trong thời gian này chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (thể hiện ở chỉ số giá tiêu dùng CPI) thấp hơn so với Mỹ, đồng thời tỷ giá cũng được điều chỉnh tăng lên nhưng mức độ giảm giá trị của Việt Nam đồng vẫn còn thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực nên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn tốc 31 độ tăng trưởng xuất khẩu làm cho tăng dần mức thâm hụt trong cán cân thương mại. Sang những năm 2001-2007, mặc dù tỷ giá thực vẫn xấp xỉ nằm trên mức 1, nhưng cán cân thương mại của nền kinh tế vẫn bị thâm hụt. Bởi vì do các nguyên nhân sau: - Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định, khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong mấy năm đầu của giai đoạn 2001- 2006, sau đó giảm dần. Sở dĩ có sự tụt giảm đó là do các mỏ dầu cạn kiệt trong việc thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không mấy tiến triển. - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản thì chịu nhiều tác động của thị trường thế giới những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. - Giá trị gia tăng xuất khẩu của nhóm hàng chế biến này chưa cao. - Trong giai đoạn này, tình trạng nhập siêu xảy ra liên tục. Ngoại trừ năm 2005, nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại nhập siêu liên tục. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhập siêu tăng mạnh trước hết do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế. Nhưng đáng lo ngại là một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày và mới đây là thủy sản, điều…, muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Trong khi, VN hoàn toàn có khả năng để sản xuất, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được. - Về sâu xa, nhập siêu tăng cao cũng có nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ nhập khẩu. Trong khi nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và đầu tư phát triển tăng cao thì khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực lại có xu hướng giảm, các nhóm hàng công nghiệp chế tạo được kỳ vọng lại chưa có sự tăng trưởng bức phá. Điều này thể hiện một thực tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. 32 Hình 2.5: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1999-2006 Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2006 0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 Q1 /19 99 Q3 /19 99 Q1 /20 00 Q3 /20 00 Q1 /20 01 Q3 /20 01 Q1 /20 02 Q3 /20 02 Q1 /20 03 Q3 /20 03 Q1 /20 04 Q3 /20 04 Q1 /20 05 Q3 /20 05 Q1 /20 06 Q3 /20 06 XK VN NK VN (Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB) Năm 2007 đến năm 2009, tỷ giá thực giảm liên tục dưới trị số 1 đơn vị, đạt giá trị thấp nhất là 0.803 vào năm 2009. Tỷ giá thực thấp và giảm liên tục làm cho tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu cũng giảm mạnh trong thời gian này. Nguyên nhân làm cho tỷ giá thực thấp trong thời gian này chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao, biên độ giao động tỷ giá liên tục tăng và đạt trần +/- 5% vào ngày 24/03/2009. Mặt khác, do biến động của nền kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. - Năm 2007, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, gạo… đều có mức tăng trưởng không cao. Lượng hàng xuất khẩu tăng khá, nhưng chưa có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản và thực phẩm chưa thực sự ổn định, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả lại. - Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. 33 - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 90,06 tỷ USD, giảm 20,05% so với cùng kỳ năm trước (113,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu là 41,60 tỷ USD, giảm 14,6%; nhập khẩu là 48,47 tỷ USD, giảm 25%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 6,86 tỷ USD, bằng 16,5% kim ngạch xuất khẩu. Tóm lại, cho dù mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương với cán cân thương mại không hoàn toàn khăng khít với nhau, nhưng những gì phân tích ở trên và đã được chỉ ra trên đồ thị cho thấy rằng tỷ giá thực có tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại. 2.2.2Tác động của tỷ giá thƣơng mại đa phƣơng lên cán cân thƣơng mại Việt Nam 2.2.2.1 Tỷ giá thƣơng mại đa phƣơng (REER) Tỷ giá danh nghĩa đa biên (NEER) Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ gọi là tỷ giá song phương. Đối với mỗi sự thay đổi song phương, ta đều biết được chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá. Vấn đề phức tạp đặt ra là, tại một thời điểm nhất định, một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia, vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế người ta dùng khái niệm tỷ giá danh nghĩa đa biên (NEER). NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền đặt trưng) và được biểu diễn dưới dạng chỉ số; do đó, phương pháp NEER cũng tương tự như phương pháp xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI. Hiện nay, có tới 150 tỷ giá song phương, do đó, nếu ta bao gồm tất cả các tỷ giá song phương để tình tỷ giá đa biên thì rất phức tạp và không cần thiết. Chính vì thế, trong thực tế, khi tính NEER người ta tiến hành theo một số bước như sau: Bƣớc 1: Chọn một số các đồng tiền đặc trưng đã vào trong rổ. Đồng tiền đặc trưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu; ví dụ đối với 34 Việt Nam có thể là USD, EUR, CNY, JPY... Tùy theo mục đích và mức độ chính xác cần thiết có thể mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ. Bƣớc 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại với từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọng thương mại càng lớn thì tỷ trọng song phương cũng càng lớn. Bƣớc 3: Tính NEER tương tự như tính CPI như sau:   n 1J jiji weNEER . Trong đó: NEER là tỷ giá danh nghĩa đa biên, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w là tỷ trọng của tỷ giá song phương, j là số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là kỳ thanh toán. Cách tính cụ thể xem trường hợp của Việt Nam. Tỷ giá thực đa biên (REER) Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, cho nên NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, tức là không đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại, do đó, khi NEER thay đổi không nhất thiết phải tác động đến cán cân thương mại. Chính vì vậy, để biết được tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại ta phải dùng đến khái niệm tỷ giá thực đa biên (REER). REER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. Để tính được REER ta tiến hành một số bước sau: Bƣớc 1: Tính tỷ giá NEER Bƣớc 2: Tính chỉ số lạm phát của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng GDP của mỗi nước. Bƣớc 3: Tính REER theo công thức VN i w i ii CPI CPI NEERREER  35 Trong đó, CPIi w là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các đối tác thương mại với Việt Nam qua các thời kỳ, CPI VN là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, i là kỳ tính toán. Về ý nghĩa của REER tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng tương tự như tỷ giá thực song phương, nhưng REER thể hiện tương quan sức mua của đồng nội tệ với tất cả các đồng tiền trong rổ, do đó, nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại; trong khi đó, tỷ giá thực song phương, đơn thuần chỉ đề cập đến vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế giữa hai quốc gia mà thôi. 2.2.2.2 Tác động của tỷ giá thực đa phƣơng lên cán cân thƣơng mại Xu hướng biến động của tỷ giá thực song phương VND/USD không phản ánh hoàn toàn xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương; trong khi tỷ giá thực song phương có xu hướng tăng thì xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương lại giảm chút ít; tuy nhiên trong dài hạn thì xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương chịu tác động bởi tỷ giá thực song phương VND/USD, điều này phản ánh tại năm 2002, hai tỷ giá này có xu hướng xích lại gần nhau. Hình 2.6: Ảnh hưởng của REER lên cán cân thương mại Việt Nam Ảnh hưởng của REER lên cán cân thương mại Việt Nam 0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 REER Tỷ lệ X/N Tỷ giá USD/VND (Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB) 36 Đồ thị cũng chỉ ra rằng, động thái của tỷ giá thực đa phương phản ánh trạng thái cán cân thương mại tốt hơn tỷ giá thực song phương VND/USD. Điều này được thể hiện ở chỗ tuyến REER bám sát tuyến X/N hơn là tuyến tỷ giá thực VND/USD. Căn cứ vào đồ thị, cho thấy trong suốt giai đoạn từ 1999-2006, tuyến tỷ giá song phương VND/USD luôn nằm trên tuyến tỷ giá thực đa phương. Tuy nhiên, vào những năm 2007-2009, thì điều này lại ngược lại. Nguyên nhân của sự khác biệt này là: - Năm 2007, xuất hiện những thông tin đáng lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, bắt nguồn từ thị trường cho vay thế chấp bất động sản sẽ lan rộng ra thế giới. Đồng USD bị mất giá nhiều nhất trong số các đồng tiền chủ chốt khi giá dầu cao. Điều này do Mỹ là nước sử dụng nhiều dầu hơn so với các nước phát triển khác, do đó chi phí năng lượng cao đã làm ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tăng trưởng kinh tế và theo đó là đồng USD. Mức giảm giá đồng USD còn khiêm tốn vào những tháng đầu năm nhưng bắt đầu giảm rất mạnh vào tháng 8,9,10 và 11; riêng tháng 11, USD giảm tới 12,14% so với EURO. - Đồng thời, chỉ số lạm phát tháng 11-2007 tại Mỹ tăng 4,31%, liên minh Châu Âu (EU) tăng 3,06%, Trung Quốc tăng 6,9%... Cộng thêm vào đó là một độ lệch pha giữa tỷ giá thực đa phương và chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu: ngay năm chỉ số REER tăng thì chỉ số X/N giảm, sau một khoảng thời gian nhất định, do tác động của REER tăng, chỉ số này mới tăng. Ngược lại, vào năm REER giảm thì ngay năm đó chỉ số X/N không giảm tương ứng mà có khi còn tăng. Vậy có thể thấy rằng tỷ giá thực đa phương tăng hay giảm sẽ không có tác động ngay lên cán cân thương mại trong năm đó mà có tác dụng chậm hơn. Cụ thể trong trường hợp này, hai năm sau kể từ lúc REER tăng, cán cân thương mại mới được cải thiện. Năm 2003, REER tăng so với năm 2002 (115,557 so với 109,763) thì đến năm 2005, tỷ số X/N mới tăng so với năm 2003 37 ( 93% so với 88%). Ngoài ra, cũng có hiện tượng khi REER giảm từ 109,896 (năm 2004) xuống 99,768 (năm 2005) thì phải đến năm 2007,2008 (hai năm sau khi REER giảm) ta mới thấy tác động xấu lên cán cân thương mại (tỷ số X/N giảm chỉ còn 82% (năm 2007), 78% (năm 2008)). Ngoài ra, với nền kinh tế Việt Nam, một nước đang phát triển, nhiều mặt hàng trong nước chưa thể sản xuất được hay nếu có sản xuất được đi chăng nữa thì thường có chất lượng thấp, giá thành cao, tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, tỷ lệ nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cao… làm cho khối lượng hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, khối lượng hàng nhập khẩu giảm chậm hơn. Tất cả những điều này hàm ý rằng tại Việt Nam, cái gọi là thời gian cán cân thương mại bị xấu đi trong thời gian ngắn hạn khi phá giá tiền tệ sẽ có thể kéo dài hơn và mức độ thâm hụt cán cân thương mại cũng cao hơn so với các nước phát triển. Ngoài ra, đó còn là do sự bất cập mang tính cơ cấu dẫn đến sự mất cân đối thương mại của Việt Nam, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. Nguyên nhân là do đầu tư quá ít vào các linh vực hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây chuyền sản xuất trong nước. Thực tế cho thấy Việt Nam chỉ là nơi thực hiện lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia, chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Và do chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết thoản thuận thương mại khu vực và quốc tế. Một thực tế là, tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ là một trong những yếu tố quan trọng. Ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố này sẽ quyết định xu hướng biến động của cán cân thương mại Việt Nam. Như vậy, để cải thiện cán cân thương mại, ngoài yếu tố tỷ giá, ta cần quan tâm phân tích đến các yếu tố phi tỷ giá khác có liên quan. 2.2.3 Mối quan hệ định lƣợng giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại. 2.2.3.1 Tác động của tỷ giá VND/USD đối với hoạt động xuất – nhập khẩu. 38 Để tiến hành đánh giá những tác động của tỷ giá đối với xuất nhập khẩu, trước tiên nhóm nghiên cứu tập hợp dữ kiệu tỷ giá VND/USD, trị giá xuất – nhập khẩu lấy theo quý từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2009. Theo lý thuyết, xuất khẩu (EM) có xu hướng tăng khi tỷ giá tăng, nên hệ số hồi quy sẽ mang dấu dương. Mô hình hồi quy có dạng: Y = a0+ a1 X Trong đó EM: trị giá xuất khẩu (triệu USD) IM: trị giá nhập khẩu (triệu USD) RATE: tỷ giá (VND/USD) Số kỳ quan sát: 44 kỳ Bằng việc xử lý số liệu bằng Excel và kiểm định Eview, ta có kết quả hồi quy xuất khẩu, nhập khẩu theo tỷ giá như sau: EX = -54.243+ 3,9819*RATE (2.1) (-9,4358) (10,821) R 2 = 0,736 IM = - 71.428 + 5,1598*RATE (2.2) (-8,2528) (9,313) R 2 = 0,674 Từ kết quả hồi quy của mô hình (2.1) và (2.2): - R 2 của mô hình (2.1) bằng 0,736 có ý nghĩa là 73,6% sự biến thiên của Y(xuất khẩu) được giải thích bởi sự phụ thuộc vào biến số X (tỷ giá). - R 2 của mô hình (2.2) bằng 0,674 có ý nghĩa là 67,4 % sự biến thiên của nhập khẩu được giải thích bởi sự phụ thuộc vào biến số tỷ giá. Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Giả thuyết: H0: a = 0 (Y và X không có quan hệ tuyến tính) 39 H1: a # 0 (Y và X có quan hệ tuyến tính) Bác bỏ H0 nếu │t-stat│> tn-2,α/2 Từ kết quả mô hình, ta có: (2.1): │t-stat│= 10,821 > tn-2,α/2 = 2,3246 (n=44, mức ý nghĩa α = 5%) (2.2): │t-stat│= 9,313 > tn-2,α/2 = 2,3246 (n=44, mức ý nghĩa α = 5%) Vì vậy, ta bác bỏ giả thuyết H0 tức là tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tuyến tính với xuất khẩu và nhập khẩu trong nước. Giải thích mô hình nhƣ sau: - Tỷ giá có mối quan hệ tỷ lệ thuận với xuất nhập khẩu. - Khi tỷ giá tăng 1 đồng thì xuất khẩu sẽ tăng 3,9819 triệu USD - Khi tỷ giá tăng 1 đồng thì nhập khẩu sẽ tăng 5,1598 triệu USD Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua liên tục tăng nhưng cán cân thương mại vẫn thâm hụt là vì khi tỷ giá tăng, xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, nhưng xuất khẩu tăng ít hơn nhập khẩu Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá đến xuất khẩu y = 3.9819x - 54243 R2 = 0.736 0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 16000.00 18000.00 20000.00 0 5000 10000 15000 20000 XK VN Linear (XK VN) (Nguồn: Nhóm tác giả) 40 Đồ thị trên cho thấy sự biến động của xuất khẩu và tỷ giá có quan hệ đồng biến. Khi tỷ giá tăng 1 đồng, xuất khẩu tăng 3,9819 triệu USD. Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá đến nhập khẩu y = 5.1598x - 71428 R2 = 0.6738 0.00 5000.00 10000.00 1500 .00 20000.00 25000.00 30000.00 0 5000 10000 15000 20000 NK VN Linear (NK VN) (Nguồn: Nhóm tác giả) 2.2.3.2 Tác động của tỷ giá thực đối với tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu a/ Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực song phƣơng đối với xuất nhập khẩu: Mô hình hồi quy: (X/N)t = a0 + a1 * GDPt + a2 * RERt + a3 * D Trong đó: - X/N : tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu - GDP : tổng sản phẩm thu nhập quốc dân trong nước - RER: tỷ giá thực song phương - D : biến giả (=1: trong giai đoạn khủng hoảng; =0: trước và sau giai đoạn khủng hoảng) Sau khi hồi quy chuỗi số liệu từ năm 1999 đến năm 2009 theo quý với chỉ số GDP và tỷ giá thực. Ta có kết quả hồi quy tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu 41 theo tỷ giá thực song phương VND/USD và chỉ số GDP bằng phần mềm EVIEW, cho kết quả sau: (X/N)t = -2,2956 – 0,3182 * GDPt + 3,5845 * RERt – 0.0542 * D (1*) (-3,1952) (-4,7059) (4,7986) (-1.2403) R 2 = 0.5572 Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Giả thuyết: H0: R 2 = 0 H1: R 2 > 0 Bác bỏ H0 nếu F0 > Fα(k-1, n-k) Từ kết quả mô hình cho thấy: F0 = 16,778 > Fα(k-1, n-k) = 3,226 (với n=44, k=3, mức ý nghĩa α = 5%) Vì vậy, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình có ý nghĩa thống kê. Giải thích mô hình nhƣ sau: Mô hình giải thích được 55,72% sự phụ thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào sự biến động của tỷ giá thực VND/USD và tỷ lệ tăng trong tổng sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam. Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu đồng biến với tỷ giá thực và nghịch biến với chỉ số GDP trong nước. Khi RER tăng 1% thì tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu sẽ tăng 3,58%. Khi chỉ số GDP trong nước tăng 1%, tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu giảm 0,32%. Và trong mô hình, ta cũng đề cập đến biến giả D. Với kết quả có được cho thấy, dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động làm giảm tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt. Tuy nhiên, với con số 0,054%, vẫn chưa bộc lộ rõ được sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến cán cân thương mại. Lý do có thể nhận thấy là chuỗi số liệu được lấy từ năm 42 1999 đến 2009, trong khi cuộc khủng hoảng diễn ra vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 nên mức độ giải thích thấp. Kết luận: Khi tỷ giá thực tăng đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, nhưng mức độ tác động thấp (chỉ khoảng 3,58%). Trong khi đó, một sự gia tăng của GDP trong nước đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu gây ra thâm hụt cán cân thương mại nhiều hơn. Lý do được đưa ra để giải thích cho việc chỉ số GDP trong nước tăng làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu là GDP gia tăng đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất trong nước tăng lên. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết tài chính quốc tế. b/ Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phƣơng đối với xuất nhập khẩu: Mô hình hồi quy: (X/N)t = a0 + a1 * GDPt+ a2 * REERt + a3 * D Trong đó: - REER: tỷ giá thực đa phương Sau khi hồi quy chuỗi số liệu từ năm 1999 đến năm 2009 theo quý với chỉ số GDP và tỷ giá thực. Ta có kết quả hồi quy tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu theo tỷ giá thực đa phương và chỉ số GDP bằng phần mềm EVIEW, cho kết quả sau: (X/N)t = 0,0619 – 0,1485 * GDPt + 1,0507 * REERt – 0.1522 * D (2*) (0,1264) (-2,0478) (2,2247) (-3,4059) R 2 = 0.3791 Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Giả thuyết: H0: R 2 = 0 H1: R 2 > 0 Bác bỏ H0 nếu F0 > Fα(k-1, n-k) Từ kết quả mô hình cho thấy: F0 = 8,142 > Fα(k-1, n-k) = 3,226 (với n=44, k=3, mức ý nghĩa α = 5%) 43 Vì vậy, ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình có ý nghĩa thống kê. Giải thích mô hình nhƣ sau: Mô hình giải thích được 37,91% sự phụ thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào sự biến động của tỷ giá thực đa phương và tỷ lệ tăng trong tổng sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam. Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu đồng biến với tỷ giá thực và nghịch biến với chỉ số GDP trong nước. Khi REER tăng 1% thì tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu sẽ tăng 1,05%. Khi chỉ số GDP trong nước tăng 1%, tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu giảm 0,15%. Với mô hình này (2*), ta thấy được tác động của cuộc khủng hoảng đến cán cân thương mại cao hơn so với mô hình (1*). Tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu giảm 0,15% do ảnh hưởng của khủng hoảng. Kết luận: Kết quả mô hình cho thấy sự biến động của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực song phương và đa phương và sự tác động này nhỏ. Hay nói cách khác, sự giảm giá thực của tiền đồng so với đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thể hiện qua việc tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, do hệ số xác định của mô hình nhỏ cho thấy rằng ngoài tỷ giá thực, xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động rất lớn từ các nhân tố khác. 44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Nội dung Chương 2 được tác giả đi sâu vào phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn từ 1999 đến 2009 và những tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại. Trong Chương 2, vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn hướng tới là phân tích tác động của tỷ giá thực song phương RER và tỷ giá thực đa phương REER lên cán cân thương mại Việt Nam. Bằng việc phân tích định tính và định lượng các yếu tố như tỷ giá, xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại được thể hiện qua các phương trình hồi quy, tác giả đã cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại không hoàn toàn khăng khít với nhau, nhưng qua những kết quả đạt được cho thấy tỷ giá thực có tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại. Động thái của tỷ giá thực đa phương phản ánh trạng thái cán cân thương mại tốt hơn tỷ giá thực song phương VND/USD. Đồng thời, các hệ số xác định của mô hình nhỏ cho thấy rằng ngoài tỷ giá thực, xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động rất lớn từ các nhân tố khác như : khả năng tăng lượng hàng xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, kim ngạch xuất khẩu, tâm lý tiêu dùng, hàng thay thế và hàng bổ sung, hàng thông thường và hàng cao cấp, các nguyên liệu và máy móc đặc chủng trong nước chưa sản xuất được… 45 CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 3.1 Triển vọng nền kinh tế Việt Nam năm 2010 Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn dù còn nhiều khó khăn và thách thức. Xuất khẩu sẽ tăng trưởng trở lại và trở thành một trong những động lức chính giúp nền kinh tế tăng trưởng. Năm 2009, năm đầu tiên sau nhiều năm cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh (xuất khẩu giảm 10% và nhập khẩu giảm 15%), điều đó thể hiện rõ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm nền kinh tế toàn cầu đến cán cân thương mại trong nước. Nhưng đáng mừng là xuất khẩu có tốc độ giảm chậm hơn so với nhập khẩu nên thâm hụt thương mại năm 2009 cũng giảm bớt so với năm trước. Tuy nhiên nếu nhìn vào số liệu của từng tháng thì thâm hụt có chiều hướng tăng dần vào cuối năm. Loại trừ ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng trong 3 tháng đầu năm thì thâm hụt đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 2, có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tình trạng này: - Thứ nhất, tác động của gói kích cầu đã khiến tiêu dùng trong nước tăng mạnh, trong khi hàng hóa trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thì nhập khẩu sẽ tăng lên. - Thứ hai, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, sản xuất tăng dần, từ đó nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng tăng theo. Mặt khác, xuất khẩu hồi phục có phần chậm hơn nhập khẩu do độ lệch tăng trưởng của Việt Nam so với tình hình chung của nền kinh tế thế giới. Theo IMF, kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 1,4% trong năm 2009, trong khi Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 5,32%. 46 Bước sang năm 2010, nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường. Bên cạnh đó, với những kỳ vọng từ sự phục hồi của thị trường thế giới, xuất khẩu sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng năm 2010. Nếu như năm 2009, xuất khẩu giảm 10% so với năm trước thì trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng sẽ đạt mức 6% so với năm 2009 do giá cả và sản lượng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cao su, may mặc đã khôi phục đà tăng trong nửa cuối năm 2009. Song song với xuất khẩu, nhập khẩu cũng sẽ tăng trở lại sau năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng của nhập khẩu được dự báo sẽ chậm hơn xuất khẩu và đạt mức 5% cả năm. GDP sẽ tăng khoảng 6,5% so với năm 2009 (GDP theo giá trị thực tế khoảng 1.931,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 106 tỷ USD, bình quân đầu người trên 1.200USD). Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.456,4 nghìn tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà nước 581,9 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 6,5% GDP. CPI tăng khoảng 10%. Một trong những thách thức kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm nay chính là lạm phát. Nhiều khả năng lạm phát sẽ quay trở lại do mặt bằng của các yếu tố chi phí trong cả nước có xu hướng tăng. Thực tế đến cuối năm 2009, mặc dù tăng trưởng CPI theo năm vẫn đang trên đà giảm nhưng CPI hàng tháng lại biểu hiện xu hướng tăng. Các số liệu thống kê cho thấy cung tiền đã tăng đáng kể trong một thời gian ngắn, tăng 27% trong năm 2009, trong khi đó con số này chỉ là 20% trong năm 2008. Thêm vào đó, lạm phát có thể được tiếp sức bởi chiều hướng gia tăng của các yếu tố chi phí trong năm 2010 do giá dầu và các nguyên liệu cơ bản đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất và phải phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam nguyên vật liệu đã chiếm đến 60% còn lại là nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho phát triển sản xuất nên xu hướng tăng của giá cả nguyên vật liệu thế giới sẽ làm tăng rủi ro lạm phát. 3.2 Dự báo cán cân thƣơng mại năm 2010: 3.2.1 Mô hình dự báo tỷ giá thực song phƣơng và tỷ giá thực đa phƣơng 47 Phương pháp dự báo được sử dụng là mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá. Theo đó, tỷ giá hối đoái được xem như một biến phụ thuộc có thể được giải thích bằng các biến kinh tế vĩ mô cơ bản như: tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá thực, lý thuyết PPP… Và trên cơ sở những dữ liệu, và quá trình phân tích, nhóm nghiên cứu chọn biến lạm phát thể hiện qua chỉ số CPI để chạy mô hình kinh tế lượng và dự báo tỷ giá. 3.2.1.1 Mô hình hồi quy tỷ giá thực song phƣơng RERt = a0 + a1 * CPIt Mỹ + a2 * CPIt VN Sau khi hồi quy chuỗi số liệu từ năm 1999 đến năm 2009 theo quý với chỉ số CPI của Mỹ và Việt Nam. Ta có kết quả hồi quy bằng phần mềm EVIEW: RERt = 63.91497055 - 0.6442629916*CPI VN + 1.067405959*CPI Mỹ (3*) (5,048) (-12,9432) (6,8662) R 2 = 0,88 Dấu của hệ số hồi quy phù hợp với lý thuyết ngang giá sức mua. RER đồng biến với lạm phát của Mỹ và nghịch biến với lạm phát trong nước, nghĩa là lạm phát của Mỹ tăng thì RER tăng, lạm phát trong nước tăng RER giảm. Prob gần bằng 0, mô hình có độ tin cậy gần bằng 100%. Kết quả của mô hình cho thấy mức ý nghĩa của mô hình khá cao, giải thích được 88% sự phụ thuộc của tỷ giá thực song phương vào sự biến động của chỉ số CPI. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy Giả thuyết: H0: a = 0 (Y và X không có quan hệ tuyến tính) H1: a # 0 (Y và X có quan hệ tuyến tính) Bác bỏ H0 nếu │t-stat│> tn-2,α/2 Từ kết quả mô hình, ta có: (3*): │t-stat│= 12,94 > tn-2,α/2 (n=44, mức ý nghĩa α = 5%) (3*): │t-stat│= 6,86 > tn-2,α/2 (n=44, mức ý nghĩa α = 5%) 48 Vì vậy, ta bác bỏ giả thuyết H0 tức là RER có quan hệ tuyến tính với lạm phát của Mỹ và lạm phát trong nước. Giải thích mô hình nhƣ sau: Khi lạm phát của Mỹ tăng 1 đơn vị thì RER tăng 1,067 đơn vị, khi lạm phát trong nước tăng 1 RER giảm 0,644. 3.2.1.2 Mô hình hồi quy tỷ giá thực đa phƣơng. REERt = a0 + a1 * CPI VN + a2 * CPI Mỹ + a3 * CPI Pháp + a4 * CPI TQ + a5 * CPI Nhật Sau khi hồi quy chuỗi số liệu từ năm 1999 đến năm 2009 theo quý với chỉ số CPI của Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật và Việt Nam bằng phần mềm Eview cho kết quả sau: REERt = 226,1707 – 0,1419 * CPI VN – 2,1342 * CPIMỹ + 2,6812 * CPIPháp – 0,2224 * CPI TQ - 1,5485 * CPI Nhật R 2 = 0,8560 Kết quả hồi quy cho thấy 2 biến số CPI của Trung Quốc và Nhật Bản không có ý nghĩa thống kê (xem phụ lục 6.1). Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nước giao thương lớn của Việt Nam, với tỷ trọng thương mại cao. Do vậy, việc đưa hai biến này vào mô hình là vẫn phù hợp. Và mô hình giải thích được 85,60% sự phụ thuộc của tỷ giá thực đa phương vào sự biến đổi của các biến số CPI. 3.2.2 Dự báo tỷ giá thực song phƣơng, tỷ giá thực đa phƣơng và tác động đến cán cân thƣơng mại : Năm 2009, Việt Nam là nước có tốc độ phát triển đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đã thành công khi khống chế lạm phát ở 1 con số. Năm 2010, theo dự báo của nhiều tổ chức kinh tế có uy tín như Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ tiền tệ thế giới IMF nhiều khả năng kinh tế thế giới sẽ có những biến chuyển tích cực hơn. 49 Kinh tế thế giới phục hồi sẽ làm cho nhu cầu các loại nguyên nhiên liệu, vật liệu tăng dần. Thêm vào đó, sang năm 2010, nhiều nước đã quyết định tiếp tục duy trì gói kích thích kinh tế, lượng tiền tiếp tục được bơm thêm ra lưu thông sẽ tạo sức ép khá mạnh đến lạm phát. IMF dự báo mức lạm phát của Việt Nam năm 2010 sẽ là khoảng 10%. Theo IMF dự báo ( Chapter 2 Country and Regional Perspectives (World Economic Outlook (WEO), Rebalancing Growth April 2010, ©2010 International Monetary Fund) % CPI năm 2010 của Mỹ là 2.1%, của Pháp là 1.2%, của Trung Quốc là 3.1%, của Nhật là -1.4%, chúng ta có thể tính toán số liệu CPI của 4 quốc gia chính so với cùng kỳ năm trước . Bảng số liệu chỉ số CPI dự báo năm 2010 so với cùng kỳ năm ngoái: (%) Mỹ Pháp TQ Nhật VN Q1/2009 2.8 0.7 3.2 1.2 4.9 Q2/2009 2.3 1.2 3.1 0.8 4.5 Q3/2009 2.5 1.1 2.8 0.3 4 Q4/2009 2.1 1 2.9 0.3 4.2 Dựa vào Exel chúng ta có kết quả như sau: Qúi 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Việt nam 197.9512 215.6521 226.4326 225.7741 Mĩ 125.3803 128.1328 129.6231 125.9565 Pháp 117.7964 119.4334 119.6333 119.0244 TQ 125.7676 125.5342 122.6236 119.3629 Nhật bản 95.79339 96.61781 97.56862 96.87058 Để phù hợp với việc tính toán chúng tôi tính toán CPI hiệu chỉnh (so với 1999) cho phù hợp với kết quả, kết quả như sau : Việt nam 179.396 194.693 203.447 203.246 Mĩ 132.068 134.311 136.139 131.772 Pháp 118.7375 120.9854 121.0682 120.332836 TQ 110.333 110.021 107.158 104.410 50 Nhật bản 97.715 98.166 98.640 97.935 3.2.2.1 Dự báo tỷ giá thực song phƣơng và tác động đến cán cân thƣơng mại: Ta đưa tất cả các số liệu được dự báo ở trên vào kết quả hồi quy, chúng ta có được kết quả RER năm 2010 như sau: RERt = 63.91497055 - 0.6442629916*CPI VN + 1.067405959*CPI Mỹ RER 80.52416136 72.56322 67.50693 63.82296 2010 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Với kết quả chúng ta đạt được chúng ta có thể dùng nó để dự báo cán cân thương mại năm 2010 như sau. Do mô hình nhóm ở hồi quy ở phía trên đạt được kết quả như sau : (X/N)t = -2,2956 – 0,3182 * GDPt + 3,5845 * RERt – 0.0542 * D (1*) Số liệu GDP được tổng cục thống kê dự báo là tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy chúng ta có thể tính được GDP của Việt Nam năm 2010 như sau: GDP thực Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 19488.88 19533.71 20241.45 24423.31 Thế tất cả dữ liệu vào mô hình của cán cân thương mại ta được kết quả như sau: X/N 1.008400077 0.625788 0.560863 0.32191 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 51 3.2.2.2 Dự báo tỷ giá thực đa phƣơng và tác động đến cán cân thƣơng mại: Thế tất cả các số liệu được dự báo ở trên vào kết quả hồi quy chúng ta có được kết quả REER năm 2010 như sau: REERt = 226.1707155 - 0.1418768175*CPI VN - 2.134175934*CPI Mỹ + 2.681183766*CPI Pháp - 0.02242374694*CPI TQ - 1.548524978*CPI Nhật REER 83.43170719 81.80982 76.21863 84.75026 2010 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Với kết quả chúng ta đạt được chúng ta có thể dự báo cán cân thương mại năm 2010 như sau. Sử dụng kết quả hồi quy ở Chương 2 về mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương REER và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu, từ đó chúng ta có được kết quả dự báo như sau: (X/N)t = 0,0619 – 0,1485 * GDPt + 1,0507 * REERt – 0.1522 * D (2*) Và kết quả đạt được là: X/N 0.974325481 0.932625 0.857905 0.938932 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Như vậy theo kết quả dự báo cho thấy xu hướng cán cân thương mại sẽ thâm hụt vào năm 2010 . Tỉ giá thực đa phương giải thích chính xác hơn tỉ giá thực song phương về sự biến động của cán cân thương mại. Theo tổng cục thống kê, trong quý 1 năm 2010 cán cân thương mại thâm hụt nhưng trong mô hình dự báo cán cân thương mại tác động bởi chỉ số RER thì không thể hiện được điều đó. Nhưng mô hình cán cân thương mại bị tác động bởi REER thì thể hiện rõ rệt điều này. Vì vậy, chúng ta khẳng định rằng tỉ giá hối đoái thực đa phương có ý nghĩa phân tích hơn . Kết luận: Kết quả mô hình dự báo cho thấy xu hướng thâm hụt cán cân thương mại vào năm 2010 sẽ còn tiếp diễn trước sự biến động của thị trường. Mô hình 52 chỉ có thể cho thấy sự giảm giá thực của tiền đồng so với đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thể hiện trên tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu. Tuy nhiên, trước sự biến động của nền kinh tế Mỹ, tỷ giá thực song phương VND/USD không có ý nghĩa trong dự báo. Mặc dù, tỷ giá thực đa phương có thể giải thích được mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và cán cân thương mại tốt hơn, nhưng kết quả dự báo vẫn còn nhiều hạn chế: - Trước tiên, đó là việc lựa chọn năm gốc. Như đã xác định trong phần lựa chọn năm gốc cho việc tính REER, khi chọn năm gốc khác nhau sẽ cho kết quả tính REER khác nhau. - Thứ hai, vấn đề lựa chọn chỉ số giá (có thể chọn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất hay lấy mẫu giá…) mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác nhau. - Thứ ba, trọng số thương mại. Số lượng các đối tác thương mại khác nhau sẽ cũng cho REER khác nhau. - Thứ tư, là rổ hàng hóa tính chỉ số giá ở các nước cũng có sự khác nhau làm ảnh hưởng tới REER. - Thứ năm, vấn đề chất lượng nguồn dữ liệu, sự khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu … có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này. - Và cuối cùng, ý định chủ quan của người nghiên cứu cũng tác động đến kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ giá, vấn đề cán cân thương mại còn tùy thuộc nhiều yếu tố như: khả năng tăng lượng hàng xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, kim ngạch xuất khẩu, tâm lý tiêu dùng, hàng thay thế và hàng bổ sung, hàng thông thường và hàng cao cấp, các nguyên liệu và máy móc đặc chủng trong nước chưa sản xuất được… Như vậy, giữa điều kiện và khả năng cũng như cơ hội để Việt Nam thu hẹp khoảng cách cán cân thương mại không hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ giá. Vấn đề 53 cốt lõi vẫn nằm ở tiềm lực của nhà sản xuất, cơ cầu hàng xuất – nhập khẩu, hiệu lực định hướng của Nhà nước trong thị hiếu tiêu dùng… hiện nay và tương lai. 3.3 Chính sách điều hành tỷ giá hƣớng tới cải thiện cán cân thƣơng mại Việt Nam trong năm 2010: Chính sách tỷ giá cần đặt trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, từ chính sách tài khóa, tiền tệ đến các tác động từ bên ngoài. Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách giá cả, tiền tệ và tài khóa, tập trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế. Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp và một môi trường thuận lợi để tỷ giá vận động theo các quy luật kinh tế để nó có thể phản ánh tín hiệu của thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn và hoàn thiện cơ chế tỷ giá và có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối là công việc chính phủ nên triển khai sớm. Thứ nhất, vấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá thích hợp không có một công thức chung cho tất cả các quốc gia. Xét trong điều kiện Việt Nam là nước có thu nhập thấp, thị trường kém phát triển, và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vẫn còn lớn nên thả nổi hoàn toàn tỷ giá là không thực tế. Tuy nhiên, tỷ giá quá cố định, hay neo chặt vào USD có thể kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997). Vì vậy, ở đâu đó giữ cố định hay thả nổi vẫn là lựa chọn hợp lý cho cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Cho nên, vấn đề cần đánh giá là giữa nồng độ thả nổi và can thiệp cái nào đang trội hơn và trong tương lai thì nên tăng tỷ trọng của cái nào. Thứ hai, do sự bất ổn ngày càng cao của thị trường tài chính, cho nên đối với việc thực thi chính sách tỷ giá có thể NHNN sẽ nghiên về mục tiêu ổn định giá cả hơn so với mục tiêu duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Suy cho cùng, cơ chế tỷ giá chỉ thành công nếu nó góp phần tạo ra nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cần thiết cho kinh tế phát triển chứ không nhất 54 thiết chỉ nhằm vào mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa quốc nội. Thứ ba, trong điều kiện cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ, thả nổi hoàn toàn tỷ giá, để giá cả tiền tệ do thị trường tự điều tiết, thật sự là một nhân tố gây bất ổn rất lớn cho nền kinh tế. Tại Việt Nam, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng còn rất sơ khai. Vì lẽ đó, NHNN Việt Nam phải “tạo” ra một thị trường tiền tệ và mang một trách nhiệm nặng nề trong việc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc NHNN nên giảm bớt dần việc kiểm soát và thả nổi tỷ giá thêm để nó vận hành ngày càng theo sát thị trƣờng. Bởi vì những nguyên nhân sau: - Cố định tỷ giá làm tăng nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Ổn định tỷ giá không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với ổn định kinh tế. Đồng nội tệ bị “ổn định” quá lâu, trong khi lạm phát trong nước tăng cao hơn đã làm cho tiền đồng ngày càng bị định giá cao, tỷ giá không phản ánh các quan điểm của thị trường. Đến một lúc nào đó, nó có thể bị tấn công toàn diện bởi hoạt động đầu cơ. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cho một bài học kinh nghiệm quý giá về việc cố định tỷ giá. - Thả nổi thêm tỷ giá chính là để cho thị trường tham gia vào quá tình hình thành tỷ giá mục tiêu, và cái neo “quản lý của NHNN” với sợi dây buộc dài hơn giúp cho tỷ giá linh hoạt giao động nhiều hơn nhưng không thể chệch khỏi quá xa tỷ giá trung tâm. - Quản lý tỷ giá là nhằm bình ổn tỷ giá, tạo ra không gian rộng rãi hơn cho tỷ giá có dịp thể hiện đúng bản chất và hoạt động theo các quy luật kinh tế vốn có của nó và không can thiệp quá sâu vào các quy luật vận động của thị trường. NHNN nên tăng nồng độ thả nổi (chứ không phải là thả nổi hoàn toàn), để thị trường tham gia vào quá trình xác định tỷ giá cân bằng. 55 - Việc tăng nồng độ thả nổi tỷ giá nhằm tăng hiệu lực của chính sách tỷ giá tiền tệ. Tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi so với trước đây, xu hướng liên kết giữa các nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các tổ chức như khu vực mậu dịch tự do ASEAN, liên minh Châu Âu EU (với 27 nước thành viên từ năm 2007), tổ chức thương mại thế giới WTO… Và Việt Nam hiện tại là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn chắc chắn phải tuân thủ các quy định và thông lệ quốc tế như giảm thuế quan, tự do thương mại, đầu tư… Nói chung, kinh tế Việt Nam có độ mở khá rộng nên việc kiểm soát vốn rất là khó khăn. Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, để cho chính sách tiền tệ độc lập hơn và dồn sức cho kiểm soát lạm phát thì NHNN cần thả nổi hơn nữa tỷ giá hối đoái. Tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực của NHNN trong vấn đề đối phó với dòng vốn chảy vào hay chảy ra, giảm bớt nguy cơ xung đột chính sách theo kiểu bộ ba bất khả thi. Tuy nhiên, việc giảm giá tiền đồng phải nên tiến hành từ từ, phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Nó sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu đôi chút, bằng cách làm giá các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn. Động thái tích cực này sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại trong thời gian ngắn. Chúng ta cũng nên nhớ rằng Việt Nam cũng là một nước nhập khẩu rất nhiều hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm hóa dầu, thép, nhựa, máy móc và giá của những hàng hóa này cũng sẽ giâ tăng, nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ tăng thêm. Vì vậy, giải quyết vấn đề mất cân đối cán cân thương mại có thể là vấn đề dài hạn, mất nhiều năm mới thực hiện được. Biên độ và tỷ giá tham chiếu quan trọng nhƣng không phải là yếu tố quyết định hàng đầu trong điều hành tỷ giá. Quan trọng nhất là phƣơng thức điều hành. Nhưng cách điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước từ xưa đến nay hơi bảo thủ, cứng nhắc. Tóm lại, linh hoạt tỷ giá nhằm giảm bớt sự xuất hiện của NHNN trên thị trường, hạn chế sự can thiệp gây méo mó các chức năng cơ bản của thị trường, giảm nguy cơ gây khủng hoảng tiền tệ. 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trong Chương 3, tác giả đề cập đến triển vọng nền kinh tế Việt Nam năm 2010. Và tác giả cũng tiến hành dự báo tỷ giá thực song phương RER và tỷ giá thực đa phương REER trên cơ sở số liệu dự báo CPI của các nước có mối quan hệ thương mại với Việt Nam như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Pháp. Sử dụng mô hình hồi quy trong Chương 2 về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, tác giả đã dự báo xu hướng của cán cân thương mại Việt Nam sẽ thâm hụt vào năm 2010. Tuy nhiên, trước sự biến động của nền kinh tế Mỹ, tỷ giá thực song phương không có ý nghĩa trong dự báo. Mặc dù, tỷ giá thực đa phương có thể giải thích được mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và cán cân thương mại tốt hơn, nhưng kết quả dự báo vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp trong chính sách quản lý và điều hành tỷ giá hướng tới cải thiện cán cân thương mại trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai luan van hoan thanh.pdf