Đề tài Chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước và sự thành công của công ty Cổ phần Bao bì Bia- Rượu - Nước giải khát

- Sản xuất, kinh doanh các loại vật tư chuyên dùng cho ngành thuỷ tinh; - Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát và các nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị cho ngành bia, rượu, nước giải khát; - Dịch vụ cho thuê kho bãi; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 4: Công ty cổ phần Bao bì - Bia - Rượu - Nước giải khát là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh; được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chứuc hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp. Điều 5: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo Công ty thuỷ tinh Hải Phòng tiến hành CPH và tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu công ty cổ phần theo đúng quy định hiện hành. Giám đốc và kế toán trưởng Công ty thuỷ tinh Hải Phòng có trách nhiệm điều hành công việc của công ty cho đến khi bàn giao toàn bộ vốn, tài sản, lao động, đất đai cho Hội đồng quản trị và giám đốc công ty cổ phần. Điều 6: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày.

doc14 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước và sự thành công của công ty Cổ phần Bao bì Bia- Rượu - Nước giải khát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung I. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá 1. Khái niệm cổ phần hoá Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 11% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phẩn làm chủ thực sự doanh nghiệp. Huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế. 2. Các loại hình doanh nghiệp Nhà nước được lựa chọn cổ phần hoá * Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hoá: - Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Khi cổ phần hoá những doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Nếu dưới 10 tỷ đồng do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. - Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh: vật liệu nổ, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế. * Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành CPH: - Doanh nghiệp hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng - Khai thác quặng quí hiếm - Khai thác khoáng sản quy mô lớn. - Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về khai thác dầu khí - Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và hoá dược - Sản xuất kim loại màu và kim loại quý hiếm quy mô lớn - Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện - Sửa chữa phương tiện bay - Dịch vụ khai thác bưu chính viễn thông - Vận tải đường sắt, hàng không, viễn thông - In, xuất bản, sản xuất rượu, bia, thuốc lá có quy mô lớn. - Nhà nước đầu tư, Nhà nước cho người nghèo - Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn * Các loại doanh nghiệp nhà nước hiện có còn lại đều có thể thực hiện CPH và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác trong đó Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. II. Quá trình CPH 1. Các bước CPH Bước 1: Chuẩn bị CPH 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là các Bộ), các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là UBND tỉnh), các Tổng công ty 91. Dựa vào phương án phân loại và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ và bảng danh mục doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn CPH ban hành kèm theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ban hành kèm theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998: Lập danh sách doanh nghiệp nhà nước CPH từng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho doanh nghiệp để thực hiện. Riêng các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91, sau khi có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện CPH. 2. Các doanh nghiệp nhà nước trong danh sách CPH báo cáo các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 dự kiến doanh thu danh sách các thành viên trong Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. 3. Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng Công ty 91: Quyết định từng doanh nghiệp CPH trong từng năm và quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp, thành phần gồm: Giám đốc (hoặc phó giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng uỷ viên thường trực, các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật là uỷ viên và mời đồng chí bí thư Đảng uỷ (hoặc Chi bộ), Chủ tịch công đoàn tham gia gọi là uỷ viên ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và các cán bộ chủ chốt tại các doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá. 5. Ban trao đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích về chủ trương, chính sách cho người lao động 6. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu về: - Hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp - Công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc, đang quản lý - Vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất đề ra hướng giải quyết. - Danh sách người lao động của doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần hoá, năm công tác từng người - Dự toán chi phí cổ phần hoá đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần thứ nhất Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá 7. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức kiểm kê tài sản tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp. Căn cứ số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết vướng mắc tài chính, đề nghị giá trị thực tế của doanh nghiệp, và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 8. Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 thống nhất với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về giá trị thực tế của doanh nghiệp, ra văn bản thoả thuận với Bộ tài chính mức giá này 9. Quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp - Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán tại thời điểm cổ phần hoá trên 10 tỷ đồng - Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 giá vốn ghi trên sổ sách tại thời điểm cổ phần hoá từ 10 tỷ đồng trở xuống. Thời hạn việc xác nhận giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày. 10. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. - Có thể tổ chức Đại hội công nhân viên chức lấy ý kiến về dự thảo phương án. - Phổ biến hoặc niêm yết công khai dự kiến nêu trên cùng thảo luận. - Hoàn thiện phương án trình lên cơ quan thẩm quyền phê duyệt. * Bước 3. Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá. 11. Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 - Đối với doanh nghiệp Nhà nước có giá trị thuộc vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định. - Các Bộ, UBND tỉnh phê duyệt và quyết định đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã quy định từ 10 tỷ đồng trở xuống. - Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91 có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống do Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt 12. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp - Mở rộng đăng ký mua cổ phần của các công ty cổ đông. Đăng ký mua tờ cổ phiếu tại kho bạc Nhà nước. - Công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đến thời điểm cổ phần hoá - Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần, bán cổ phần của doanh nghiệp cho cổ đông. 13. Trưởng ban đổi mới quản lý doanh nghiệp triệu tập đại hội cổ đông lần thức nhất để bầu hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. * Bước 4. Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh 14. Giám đốc, kế toán trưởng với sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: lao động, tiền vốn, tài sản. danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp. - Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp bàn giao công việc còn lại (nếu có) cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải thể từ ngày ký biên bản bàn giao. 15. Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại. - Xin khắc con dấu công ty cổ phần, nộp lại con dấu cũ (nếu có) - Lập bảng kê đề nghị kho bạc tỉnh, thành phố cung cấp cho các cổ đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của các cổ đông. - Tổ chức ra mắt công ty cồ phần: theo các hình thức - Đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điều 19 nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ. 2. Cổ phần hoá chỉ tiến không lùi Bộ kiên quyết không để các doanh nghiệp cũng như các Tổng công ty xin lùi tiến độ cổ phần hoá là 1 trong những biện pháp quan trọng nhất của Bộ trong kế hoạch đẩy mạnh nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nước do Bộ quản lý. Biện pháp này xuất phát từ thực tế là có một số doanh nghiệp trong kế hoạch cổ phần hoá vẫn thể hiện né tránh, chần chừ, một số doanh nghiệp chưa có quyết tâm cao, chưa coi công tác cổ phần hoá là quan trọng, có doanh nghiệp đã đấu thầu kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhưng vẫn xin lùi thời hạn xác định doanh nghiệp như năm 2003 có công ty Que hàn Việt Đức, công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp hay có công ty đã xác định giá trị doanh nghiệp nhưng vẫn chậm làm phương án để trình Bộ xét duyệt chuyển sang công ty cổ phần như công ty may Đông Phương, công ty máy và thiết bị hoá chất. Theo đánh giá của Bộ thì nguyên nhân do vướng mắc thực hiện nghị định 64/CP là chủ yếu ngoài ra xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần mất nhiều thời gian, rườm rà Về phía doanh nghiệp như đang đầu tư, xây dựng dở dang, giải phóng mặt bằng sẽ gặp khó khăn và tiếp tục cản trở. Đặc biệt tư tưởng không muốn cổ phần hoá do Nhà nước nắm cổ phần chi phối sợ mất vị trí, địa vị khi chuyển sang công ty cổ p hần vẫn đè nặng các doanh nghiệp Chính vì vậy Bộ đã triển khai biện pháp "tăng tốc" để đạt mục tiêu cổ phần hoá 107 cụ thể theo 3 hướng bao gồm đấu thầu kiểm toán để xác định giá trị giao một sổ cho Tổng công ty 91 và thành lập hội đồng. Việc đấu thầu chọn tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, một cách làm mới của Bộ nhằm giải quyết một trong những khâu quan trọng khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp III. Vì sao Nhà nước chủ trương tiến hành cổ phần hoá, một số kết quả có ý nghĩa đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 1. vì sao Nhà nước chủ trương tiến hành cổ phần hoá Thứ nhất: Nhà nước muốn tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, có đông đảo người lao động tham gia. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự. Thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tặng tài sản của Nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Thứ hai: Cổ phần hoá nhằm huy động vốn của toàn xã hội, tận dụng nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. 2. Một số kết quả đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp * Về sản xuất kinh doanh Một cách toàn diện, các doanh nghiệp Nhà nước từ sau cổ phần hoá đều làm ăn có hiệu quả. Doanh thu lợi nhuận nộp ngân sách, tích luỹ vốn đều tăng (ví dụ công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cổ phần hoá năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng mà sang năm 2004 tăng xấp xỉ 60 tỷ đồng) * Về việc làm cho người lao động Đây là vấn đề khiến người lao động ngheo lo lắng vì nghĩ khi cổ phần hoá công ty có chủ mới sẽ sa thải họ. Nhưng thực tế, từ khi CPH đến nay chưa công ty nào có thái độ ngược đãi, sa thải người lao động không những thế việc làm và thu nhập của người lao động được đảm bảo ổn định và có chiều hướng tăng. Điều đó là do khi CPH công ty mở rộng sản xuất, số người lao động tăng lên. Người lao động làm việc trong môi trường mới, cơ chế mới, người lao động thực sự là chủ nhân của doanh nghiệp. * Về huy động vốn Tại thời điểm CPH 370 doanh nghiệp Nhà nước CPH có giá trị phần vốn Nhà nước là 1349 tỷ đồng, qua CPH đã thu thêm được 1432 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các công ty cổ phần, đồng thời Nhà nước đã thu được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước khác và giải quyết những chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước thực hiện CPH. khi xác định lại phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH thì nhìn chung đều tăng lên từ 10 - 15 % so với giá trị trên sổ sách. như vậy, khi thực hiện CPH vốn Nhà nước không mất đi mà lại được tăng lên, thêm vào đó lại thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. IV. Sự thành công của công ty cổ phần Bao bì - bia - rượu - nước giải khát Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Hải Phòng ngày 8-12-2004 công ty Thuỷ tinh Hải phòng được tiến hành chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần với tên gọi: Công ty cổ phần bao bì - bia - rượu - nước giải khát theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 166/2004/QĐ-BCN. Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. - Xét đề nghị của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (tờ trình 457/TTr-HĐQT ngày 03 tháng 12 năm 2004), phương án cổ phần hoá công ty Thuỷ tinh Hải Phòng và Biên bản thẩm định phương án của Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp Bộ ngày 07 tháng 12 năm 2004. Tiến trình CPH tại doanh nghiệp theo các điều: Điều 1: phê duyệt phương án CPH Công ty thuỷ tinh Hải Phòng (công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội) gồm những điểm chính sau: 1. Cơ cấu vốn điều lệ Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 20 tỷ đồng. Trong đó: - Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 54,00% - Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 41,30% - Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Công ty: 7,70% Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng. 2. Giá trị thực tế của Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng tại thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 2004 để CPH (Quyết định số3165/QĐ-TCKT ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 10.757.296.590 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 7.172.741.165 đồng. Vốn bổ sung của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội cho Công ty là 13 tỷ đồng (Quyết định số 48/2004/QĐ-HĐQT ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội). 3. Ưu đãi cho người lao động trong Công ty Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 216 lao động trong Công ty là 46.700 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 1.401.000.000 đồng. 4. Về chi phí CPH, đào tạo lại lao động và giải quyết lao động dôi dư, công ty làm thủ tục, báo cáo Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành. Điều 2: Chuyển Công ty thuỷ tinh Hải Phòng thành Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát - Tên giao dịch quốc tế: Beer - Albohol - Beveragt Packaging Joint Stock Company. - Tên viết tắc: BALPAC - Trụ sở chính: 47 đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Điều 3: Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề. - Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì cho ngành bia, rượu, nước giải khát; - Sản xuất, kinh doanh các loại vật tư chuyên dùng cho ngành thuỷ tinh; - Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát và các nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị cho ngành bia, rượu, nước giải khát; - Dịch vụ cho thuê kho bãi; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 4: Công ty cổ phần Bao bì - Bia - Rượu - Nước giải khát là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh; được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chứuc hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp. Điều 5: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo Công ty thuỷ tinh Hải Phòng tiến hành CPH và tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu công ty cổ phần theo đúng quy định hiện hành. Giám đốc và kế toán trưởng Công ty thuỷ tinh Hải Phòng có trách nhiệm điều hành công việc của công ty cho đến khi bàn giao toàn bộ vốn, tài sản, lao động, đất đai cho Hội đồng quản trị và giám đốc công ty cổ phần. Điều 6: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày. Sau khi tiến hành CPH xong thì việc đưa ra đóng góp cho công ty những đường lối đúng đắn sẽ góp phần cho công ty đi lên và phát triển. Đến nay, sau gần 2 quý cổ phần hoá hướng đi của công ty quyết định chú trọng khai thác nhiều lợi thế về sản xuất kinh doanh các loại bao bì cho ngành bia, rượu, nước giải khát và khai thác thị trường tiêu thụ. Đến bây giờ cong ty đã đạt được mức tăng trưởng cao từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cố gắng đến cuối năm 2005 đạt 26,25 tỷ đồng. Ngoài việc, nâng cao chất lượng bao bì, công ty còn giảm giá thành phẩm để thu hút khách hàng nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trong nước cũng như nước ngoài. Từ thực tế CPH Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng cho thấy CPH doanh nghiệp nhà nước đã tạo điều kiện thay đổi phương thức quản lý tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Qua đây cũng thấy được rằng CPH DNNN là một sự lựa chọn lâu dài và đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ việc CPH Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng nói trên em thấy: Công ty đã CPH đúng theo Nghị định của Bộ Công nghiệp tại thời điểm Công ty tiến hành CPH. Kết luận Đứng trước thực trạng phát triển của doanh nghiệp hiện nay vấn đề tạo ra nguồn vốn đủ để phát triển kinh tế - xã hội là một việc nóng bỏng cần được giải quyết. Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư và đổi mới doanh nghiệp, tạo thêm việc làm cho nhân dân, hạn chế những doanh nghiệp làm ăn không có lãi và thúc đẩy những DNNN làm ăn có hiệu quả hơn. CHP DNNN không làm suy yếu nền kinh tế nhà nước, mà là một trong các giải pháp quan trọng để kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo thực sự trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quá trình CPH bước đầu đã tạo nên một nét mới cho nền kinh tế qua việc kinh doanh có hiệu quả, nó sẽ là một đòn bảy quan trọng trong sự phát triển của thị trường vốn. Đẩy mạnh CPH mang lại nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Những bài học kinh nghiệm thu được là rất quý giá, khẳng định một chủ trương đúng cho phép chúng ta đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới đất nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập và để nền kinh tế nước ta có thể phát triển mạnh hội nhập với khu vực và thế giới. mục lục Lời nói đầu nội dung 1 I. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá 1 1. Khái niệm cổ phần hoá 1 2. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn cổ phần hoá 1 II. Quá trình cổ phần hoá 2 1. Các bước cổ phần hoá 2 2. cổ phần hoá chỉ tiến không lùi 5 III. vì sao nhà nước chủ trương tiến hành cổ phần hoá, một số kết quả có ý nghĩa đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 6 1. vì sao nhà nước chủ trương tiến hành cổ phần hoá 6 2. Một số kết quả đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp 6 IV. sự thành công của công ty cổ phần bao bì bia - rượu - nước giải khát 7 kết luận 11 lời nói đầu ở Việt Nam cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước là một tiến trình đòi hỏi phải có thời gian. Năm 1992, là năm bắt đầu thí điểm cổ phần hoá ở nước ta. Với những chủ trương đổi mới của Đảng, cùng việc thực hiện những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. Nền kinh tế nước ta đã có những thành tựu nhất định, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, nạn lạm phát đẩy lùi, đời sống của nhân dân được cải thiện. Để giúp doanh nghiệp huy động được các nguồn lực trong xã hội và phát huy cao hơn vai trò làm chủ của người lao động hài hoà lợi ích các bên. Nhà nước ta thúc đẩy việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nâng cao tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Do nhu cầu về vốn của nhà nước có hạn, không thể đáp ứng được vốn cho những doanh nghiệp làm ăn không có lãi mà trong khi đó vốn của doanh nghiệp là một nhu cầu cấp thiết, liên quan tới sự tồn tại của doanh nghiệp và cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Một nguồn vốn to lớn nằm ngay trong dân mà các tổ chức kinh tế xã hội lại chưa khai thác và tận dụng được triệt để. thị trường vốn và thu hút vốn của Việt Nam phát triển chậm. Vì vậy, việc cổ phần hoá doanh nghiệp là tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư nhiều thành phần kinh tế, thông qua bán cổ phần. Từ thực tiến trên em rút ra đề tài: "Chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước và sự thành công của công ty cổ phần Bao bì Bia- Rượu - Nước giải khát"

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7096.doc
Tài liệu liên quan