Đề tài Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và hội nhập bằng con đường chất lượng

Công ty có 5 trại, 1 khu kho lớn, 1 văn phòng, 1 chợ giống cây trồng, nhiều cửa hàng kinh doanh . Việc xây dựng nhiều nhóm chất lượng tại các điểm nói trên hoạt động quản lý chất lượng trên tinh thần tự nguyện là rất quan trọng. Công ty sẽ từng bước xây dựng những nhóm này. Nhóm chất lượng thường xuyên gặp gỡ để trao đổi một chủ đề có ảnh hưởng đến công việc và nơi làm việc của họ để làm tốt công việc được giao, cải thiện điều kiện làm việc. Nhóm chất lượng đưa ra những lợi thế của Công ty trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, tài năng, sức mạnh của mọi người. Nhiều ý kiến cải tiến của những nhóm chất lượng góp phần làm cho Công ty có nhiều thông tin, nhiều đề xuất để sàng lọc, chọn ra những cải tiến khôn ngoan nhất làm tăng chất lượng sản phẩm, làm giàu cho Công ty, cho người lao động, lại thỏa mãn được nhu cầu khách hàng. Việc xây dựng những nhóm chất lượng cũng giúp cho việc phổ biến những nội dung về áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 được tốt hơn. Cũng giúp cho việc hình thành thói quen tìm hiểu nguyên nhân, thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục. Nhóm chất lượng với các hoạt động tự giác về chất lượng cũng tạo ra tình đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mỗi nhóm chất lượng có từ 3 đến 10 người (có 1 nhóm trưởng). Cách hoạt động : - Thường xuyên gặp gỡ trao đổi về những vấn đề liên quan đến công việc Công ty giao mà từng người không giải quyết được. - Phát huy sức mạnh của tập thể trong việc cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và hội nhập bằng con đường chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o luận về giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường tuyển chọn hàng năm (từ 1996) trên cơ sở 7 tiêu chí phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp, chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn tiếp thị khởi xướng từ 1997... các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trên thế giới hiện nay. Cuối cùng mọi người thống nhất xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Tháng 2 năm 2002 Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa có chỉ đạo hướng dẫn một số doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng ISO. Vì đã có chủ trương từ trước, lãnh đạo Công ty đã trình bày nguyện vọng, được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh, Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tư vấn, Công ty đã xây dựng đề cương và được phê duyệt đề cương. Công ty đã thu nhập các tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn : - Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Giới thiệu chung về ISO 9000 - Cẩm nang về ISO 9000 - Diễn đàn chất lượng về ISO - Các tiêu chuẩn Việt Nam về ISO - Quản lý chất lượng toàn diện. - Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản. - Tài liệu đào tạo : Đánh giá chất lượng nội bộ - Đánh giá hệ thống chất lượng. - Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam. - Bộ tiêu chuẩn về quản lý và đảm bảo chất lượng. 5- Đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu : Để đào tạo nhận thức chung về ISO 9001 cho cán bộ công nhân toàn Công ty, Công ty đã tổ chức tập huấn : Chuyên gia đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001 do cán bộ Trung tâm QUACERT giảng. Chuẩn bị xây dựng hệ thống tài liệu. 6- Lập kế hoạch thực hiện chi tiết : Công ty lập kế hoạch thực hiện trên cơ sở đề cương đã được phê duyệt. Lãnh đạo Công ty quyết định bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng, quyết định thành lập Ban chỉ đạo ISO bao gồm các thành viên trong Ban Giám đốc và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc. Giai đoạn 2 : Viết các tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng - Viết tài liệu : Cán bộ của chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa và Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT đã đào tạo cách thức xây dựng văn bản cho các thành viên được Ban chỉ đạo phân công làm nhiệm vụ này. Đây là hoạt động mất thời gian và công sức nhất. Sau gần 3 tháng làm việc với nhiều lần soạn thảo, góp ý, bổ sung, sửa chữa, cuối cùng lãnh đạo Công ty đã họp với Ban soạn thảo để thông qua các điều trong hệ thống văn bản. - Hệ thống tài liệu văn bản : Hệ thống tài liệu văn bản của Công ty gồm 5 tầng tài liệu : Tầng 1 : Sổ tay chất lượng Tầng 2 : Các qui trình, thủ tục (10 thủ tục) Tầng 3 : Các chỉ dẫn công việc Tầng 4 : Các biểu mẫu, biên bản, hồ sơ, báo cáo. Tầng 5 : Các văn bản tài liệu khác } Tầng 2 đ Tầng 1 đ Sơ đồ cấu trúc hệ thống văn bản quản lý chất lượng của Công ty Tầng 3 đ Tầng 4đ Tầng 5 đ * Khái quát : Tầng 1 : Sổ tay chất lượng : Xác định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các biện pháp để thực hiện chính sách và mục tiêu chất lượng. Phân công trách nhiệm, quyền hạn của từng lãnh đạo, nhân viên. Từ đó dẫn tới sự thể hiện chi tiết hơn các văn bản tại tầng 2. Tầng 2 : Các qui trình, thủ tục : Trình bày các biện pháp kiểm soát chất lượng, những hoạt động liên quan đến các yếu tố thuộc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tầng 3 : Các hướng dẫn công việc, các hướng dẫn này chi tiết hóa những văn bản ở tầng 2. Tầng 4 : Các biểu mẫu, biên bản, hồ sơ, báo cáo : Cũng cụ thể hóa một số tài liệu ở tầng 2 dưới dạng bảng biểu, biên bản. Tầng 5 : Các văn bản khác : Các văn bản liên quan đến công tác giống, các văn bản quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng... * Chi tiết : Tầng 1 : Sổ tay chất lượng Mục đích : - Đưa ra cam kết của Công ty về chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu mong muốn của khách hàng, qua đó tạo sự thỏa mãn cho khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. - Xác định các bộ phận trong Công ty trực thuộc hệ thống chất lượng. - Xác định nhiệm vụ và quyền hạn của từng cán bộ. - Đưa ra những chính sách đối với các yếu tố của hệ thống chất lượng. Nội dung : Sổ tay chất lượng bao gồm - Giới thiệu về Công ty - Giới thiệu hệ thống văn bản - Giới thiệu mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và các biện pháp thực hiện. - Giới thiệu bộ máy của Công ty, chức năng trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ chủ chốt. - Giới thiệu các thủ tục, các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Giới thiệu về chính sách chất lượng của Công ty : Giám đốc Công ty là người đề ra chính sách chất lượng : "Chính sách chất lượng của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa là cung cấp các giống cây trồng chất lượng tốt thông qua việc liên tục cải tiến và đổi mới nhằm không ngừng nâng cao sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan. Việc tạo ra các giống cây trồng chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty". Cam kết của lãnh đạo : Chúng tôi cam kết luôn cung cấp các loại giống cây trồng đạt và vượt các tiêu chuẩn chất lượng cho Nhà nước - Ngành ban hành cho sản phẩm, và bảo hành sản phẩm cho khách hàng 1 vụ sản xuất. Để đạt được cam kết chất lượng nói trên, chúng tôi sẽ : - Trong hoạt động luôn luôn quan hệ chặt chẽ với kháchhàng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng. - áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Hệ thống này được lập kế hoạch và phát triển bởi sự hợp tác của mọi người. - Có đủ nguồn lực nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc thuận lợi để đạt được các yêu cầu đặt ra. Tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề của mọi thành viên để họ không ngừng cải tiến công việc của mình. - Giới thiệu về tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống chất lượng. Giám đốc : Phụ trách chung - Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng, ban hành việc thực hiện hệ thống chất lượng. Phó Giám đốc : Phụ trách sản xuất, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động có liên quan đến sản xuất và quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm. Là đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR) Trưởng phòng tổ chức hành chính : Phụ trách nhân sự, đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường làm việc. Trưởng phòng kỹ thuật, chất lượng : - Quản lý hệ thống quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất. - Quản lý thiết bị tiêu chuẩn, đo lường, kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng, cải tiến chất lượng, kiểm soát lưu kho. Trưởng phòng đầu tư - phát triển kinh doanh : - Lập kế hoạch sản xuất, cung ứng, điều tra thị trường, phân tích dự báo thị trường. - Mua hàng, bán hàng, lưu kho. Trưởng phòng tài chính kế toán : Quản lý tài chínhdn Các trại sản xuất : - Thực hiện sản xuất, hướng dẫn kiểm tra qui trình sản xuất - Bảo dưỡng máy móc, bảo quản sản phẩm Sổ tay chất lượng còn qui định trách nhiệm, quyền hạn của kỹ sư, cán bộ kiểm nghiệm, nhân viên bán hàng, thủ kho v.v... Sơ đồ tổ chức hệ thống chất lượng : Giám đốc Công ty Đại diện LĐ về chất lượng QMR Phòng TC hành chính Phòng ĐT kinh doanh Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng tài chính Các trại sản xuất Tầng 2 : Các qui trình của hệ thống Gồm 10 thủ tục, là các văn bản nêu trình tự các bước cần làm để tiến hành một công việc hoặc một quá trình. Kiểm soát tài liệu Kiểm soát hồ sơ Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Xem xét của lãnh đạo Đánh giá nội bộ Hành động khắc phục phòng ngừa Quản lý nguồn lực Các quá trình liên quan đến khách hàng Tạo sản phẩm Đo lường, phân tích, cải tiến. Tầng 3 : Các hướng dẫn Hướng dẫn công việc chi tiết : Là sự chi tiết hóa những qui trình ở tầng 2 giúp cho người thi hành thực hiện tốt hơn. Hướng dẫn soạn thảo văn bản, giải quyết khiếu nại của khách hàng, vận hành máy tưới phun cho ngô, đóng hộp ngô, nhuộm ngô giống, bảo quản mẫu đối chứng, tem nhãn hàng hóa, sử dụng máy làm đất, vận hành máy sàng phân loại hạt, bảo dưỡng thiết bị... hướng dẫn kiểm tra, thử nghiệm, kiểm soát thiết bị đo lường, kiểm soát tài sản của khách hàng, xác định giá trị sử dụng ... hướng dẫn mua hàng, nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm v.v... Tầng 4 : Các biểu mẫu, biên bản, hồ sơ, báo cáo. Biểu mẫu ghi lại kết quả thực hiện các quá trình. Biên bản, hồ sơ, báo cáo là bằng chứng khách quan việc thực hiện chất lượng ở Công ty. Tầng 5 : Các văn bản tài liệu khác không phải do Công ty soạn thảo nhưng liên quan đến nghề làm giống cây, liên quan đến pháp luật sản xuất hàng hóa, đến chất lượng hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng... Hàng tuần Ban thường trực ISC đã tổ chức kiểm tra, đánh giá, các đơn vị thực hiện công tác triển khai áp dụng văn bản vào thực tế. 6 tháng/lần chuyên gia của QUACERT tiến hành đánh giá sơ bộ. Lần 1 có 31điểm cầm lưu ý. Lần 2 có 16 điểm cần lưu ý. Đầu tháng 10 năm 2002 Công ty đã tiến hành đánh giá nội bộ nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống. Tháng 11 năm 2002 Công ty được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. Qua kiểm tra nhiều lần, đến nay Công ty vẫn được chứng nhận như trên. Những khó khăn khi áp dụng ISO 9001 Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng nông nghiệp, các trại ở cách xa Công ty vài chục cây số, xa nhất 80 cây số. Các đơn vị liên kết ở khắp 4vùng trong một tỉnh rộng lớn. Rồi có mặt hàng phải sang nước bạn xa hàng nghìn cây số để tìm hiểu, lựa chọn... lực lượng cán bộ nhân viên vì thế phải hoạt động phân tán. Trong khoảng thời gian xây dựng hệ thống, triển khai áp dụng ISO cán bộ nhân viên Công ty chưa được phổ biến kỹ càng. Đây là một khó khăn không phải khắc phục được ngay trong một thời gian. Hệ thống văn bản tài liệu qui trình thủ tục hướng dẫn nhiều, đã được xây dựng hoàn chỉnh, công phu, nhưng khi áp dụng vào thực tế, lúc đầu còn mang tính chất đối phó. Phải trải qua thời gian, từng bước kiểm tra, nâng cấp, mọi người mới có thể tự giác chấp hành. Mục đích thực hiện ISO thì tốt, nhưng làm theo là phải nỗ lực, trách nhiệm ai cũng rõ ràng, nên còn có người từng lúc, từng nơi ngại đổi mới, làm qua loa. Những kết quả bước đầu khi thực hiện ISO 9001 : 2000 1- Về nhận thức : a- Nội bộ : Mọi người trong Công ty ngày càng thấy rõ : Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến. Việc quản lý chất lượng sản phẩm không phải là việc của một người, một nhóm người, mà của mọi thành viên trong Công ty. Phương pháp quản lý chất lượng phải mang tính hệ thống, hướng vào khách hàng, hướng vào quá trình, vào phòng ngừa, kiểm soát các hoạt động khắc phục phòng ngừa. áp dụng ISO phải đảm bỏ 8 nguyên tắc cơ bản. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO phải thể hiện bằng hệ thống văn bản tài liệu xác định chính sách, mục tiêu chất lượng lâu dài, phân công cụ thể, có các qui trình thủ tục rõ ràng, các hướng dẫn biểu mẫu chi tiết. Nhờ đó trong Công ty ai cũng rõ phần việc của mình và của nhau. Quan hệ với khách hàng, trong nội bộ đều minh bạch, có ghi chép cụ thể, có biện pháp khắc phục phòng ngừa kịp thời. Để thực hiện những cam kết của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm, lãnh đạo Công ty phải quản lý tốt nguồn lực (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài chính) quản lý tốt quá trình tạo sản phẩm và làm tốt việc đo lường, phân tích, cải tiến. Rõ ràng là lời cam kết đi đôi với việc làm cụ thể. Sau hơn 2 năm thực hiện ISO 9001 : 2000, mọi người nói : áp dụng ISO là làm việc theo tác phong khoa học, tạo điều kiện cải tiến chất lượng không ngừng. Cần chống mọi tùy tiện của lối làm việc sản xuất nhỏ, manh mún, kém hiệu quả, kém chất lượng. áp dụng ISO, ai cũng phải cố gắng, sáng tạo, cải tiến. Ngay việc xây dựng văn bản tài liệu cũng dầy công. Nhắc đến áp dụng ISO là nhắc đến những bộ sổ, những lần giao ban, những lần ký hồ sơ, biểu mẫu... Lúc đầu có người ngại khó, cho rằng làm dự án ISO có vẻ "hành chính" quá. Nhưng càng làm càng thấy quen dần, càng làm Công ty làm ăn càng khấm khá, đời sống người lao động tăng dần nên việc áp dụng đã có tính tự giác, có ý thức hơn. áp dụng ISO các đơn vị trong Công ty yên tâm bảo lãnh sản phẩm cho khách hàng một vụ sản xuất. Phía khách hàng : Sau khi được trao sổ tay chất lượng của Công ty, qua tìm hiểu, theo dõi quá trình áp dụng ISO của Công ty, nhiều người đã không còn phân vân khi mua hàng của Công ty như trước. Thị truờng của Công ty ngày càng được mở rộng. 2- Hoạt động : - Hàng tuần lãnh đạo của Công ty và Ban thường trực ISO giao ban kịp thời giải quyết các vướng mắc xung quanh vấn đề chất lượng. - Hàng tháng các trại báo về thực hiện chất lượng sản phẩm về Công ty. Ban Thường trực ISO, các phòng của Công ty luôn bám sát cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh. - 6 tháng/lần : Định kỳ kiểm tra thực hiện áp dụng ISO một cách toàn diện của Công ty với các đơn vị trực thuộc. - 6 tháng/lần Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT kiểm tra thực hiện ISO toàn Công ty. 3- Đã gắn được quyền lợi trách nhiệm của từng người với từng công việc cụ thể trong việc tạo ra các chỉ tiêu chất lượng. - Các hướng dẫn công việc đã giúp người lao động thực hiện của mình tốt hơn, góp phần tăng năng suất lao động. - Môi trường làm việc của người lao động được cải thiện đáng kể. - Trình độ quản lý chất lượng được nâng lên một bước. Kết quả cụ thể về chất lượng sản phẩm sau khi áp dụng ISO lúa thuần : Biểu 8 : Chất lượng giống lúa thuần sản xuất tại các trại của Công ty S SL Lượng Lượng % so Lượng giống không bán được giống giống giống S SL Vì không phù hợp Vì kém chất lượng Năm SX ra (tấn) bán được không bán được giống (Tấn) % (Tấn) % 2001 357 290 67 18,7 52,2 14,6 14,8 4,1 2002 401 355 46 11,4 32,0 7,9 14,0 3,5 2003 389 365 24 6,1 17,4 4,4 6,6 1,7 2004 504 481 23 4,5 16,5 3,2 6,5 1,3 So sánh 04/01 141% 165% 34% 31% 43% Qua 4 năm : - Số lượng giống lúa thuần tăng so năng suất tăng. - Lượng giống lúa thuần bán được không ngừng tăng. - Lượng giống không bán được giảm liên tục (chứng tỏ chất lượng giống không ngừng tăng). Trong đó : Lượng giống không phù hợp khách hàng giảm Lượng giống kém chất lượng giảm. - Chất lượng giống lúa lai F1 do Công ty sản xuất và liên kết sản xuất. Biểu 9 : Tình hình chất lượng lúa lai F1 do Công ty sản xuất Năm S sản lượng Bán được Kém chất lượng (tấn) (tấn) (Tấn) % 2001 60,4 58 2,4 4,0 2002 61,0 59,6 1,4 2,2 2003 121,4 119,5 1,9 1,5 So sánh 03/01 200% 206% 79% - Sản xuất lúa lai F1 qua các năm không ngừng tăng. - Chất lượng lúa lai F1 liên tục tăng : Thể hiện lượng giống lúa lai F1 bán được tăng, lượng kém chất lượng giảm. - Chất lượng giống ngô lai. Biểu 10 : Ngô lai F1 sản xuất tại các trại của Công ty Năm S sản lượng Bán được Kém chất lượng (tấn) (tấn) (Tấn) % 2001 111 32 79 79,1 2002 115 56,5 58,5 51,1 2003 80 38,6 41,4 51,7 2004 120 120 0 0 Chất lượng ngô lai F1 do Công ty sản xuất tiến bộ rõ rệt nhất. Trước khi thực hiện ISO, Trại sản xuất ngô giống Cẩm Thủy thất bại liên tục vì không bán được giống ngô. Phần vì chất lượng ngô kém. Phần vì giốngngô không phù hợp yêu cầu của nông dân trong tỉnh. Cũng có thể coi đó là giống ngô không đảm bảo chất lượng theo nhu cầu khách hàng. Từ sau khi áp dụng ISO trại không ngừng cải tiến chất lượng. Năm 2004 chất lượng ngô tốt, ngô giống sản xuất ra bán sạch kho, mọi người rất phấn khởi. Kết quả sản xuất kinh doanh trước và sau thực hiện ISO Biểu 11 : So sánh kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 1. Sản xuất tại các Trại : - Giống lúa thuần - Giống ngô lai F1 tấn tấn 290 3,2 355 56,5 365 38,6 481 120 2. Tiêu thụ trong năm - Giống lúa lai - Giống lúa thuần - Giống ngô lai tấn tấn tấn 1.300 2.200 250 1.350 2.500 350 1.040 2.030 365 1.894 1.594 354 3- Doanh thu, chi phí, thu nhập T.đồng - Doanh thu - Chi phí - Thu nhập doanh nghiệp - Thu nhập người lao động T.đồng T.đồng T.đồng 1.000đ 22.860 23.288 - 428 490 25.416 25.416 0 620 34.824 34.733 91 710 63.714 63.286 428 950 So sánh kết quả quả sản xuất, kinh doanh của Công ty trước và sau khi thực hiện ISo, thấy rất rõ ràng : - Chất lượng sản phẩm liên tục tăng. - Sản xuất tại Công ty, tại các điểm liên kết luôn phát triển. - Sản lượng giống bán được ngày càng nhiều, thị trường rộng mở. - Thu nhập doanh nghiệp từ lỗ đến không lỗ và tiến lên có lãi. - Thu nhập bình quân/tháng của người lao động tăng gần 2 lần. Khách quan mà nói : Sự đi lên của Công ty sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 có lý do chính, lý do bên trong là sự tăng cường chất lượng quản lý của lãnh đạo Công ty, sự cố gắng của mọi thành viên. Bên cạnh đó phải kể đến một số nguyên nhân bên ngoài: Thời tiết tương đối thuận hòa, phong trào gieo cấy giống mới của nông dân rất sôi nổi, tỉnh lại chuyển Công ty thành Công ty cổ phần, đổi mới nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ và tâm huyết hơn với sự nghiệp của doanh nghiệp. 2.3- Những tồn tại của tình hình chất lượng tại Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty hơn 2 năm qua đã có tiến bộ, do Công ty đã bước đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên tình hình chất lượng của Công ty vẫn còn tồn tại. 2.3.1- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều : Giống lúa thuần, giống ngô lai F1 có chất lượng tốt hơn, giống lúa lai F1. Trong cùng một loại giống, giống sản xuất tại các trại của Công ty có chất lượng cao hơn giống sản xuất tại các điểm liên kết. Trong nội bộ Công ty, chất lượng giống ở các trại giống cũng chưa đồng đều. Tại các điểm liên kết chất lượng giống giữa cácđiểm cũng còn chênh lệch nhiều. 2.3.2- Tình hình thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO : Mới chỉ là bước đầu. Từ nội dung các văn bản tài liệu của hệ thống trở thành hiện thực còn là một quá trình phấn đấu lâu dài. Một số thành viên còn ngại ngần. Biết áp dụng ISO là tốt nhưng lười biếng, không chịu đi sâu thực hiện đúng những qui trình, thủ tục, hướng dẫn... theo tiêu chuẩn qui định, ngại đấu tranh, quay về cách làm tùy tiện cũ. Việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO vì thế cũng không đồng đều giữa các phòng ban, giữa các Trại, các cửa hàng kinh doanh. 2.3.3- Trình độ cán bộ lãnh đạo đã tốt nhưng còn hạn chế, sự phân công giữa cán bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc còn nhiều chỗ chưa hợp lý. ở đây không chỉ nói về trình độ kỹ thuật, kinh doanh của cán bộ chủ chốt cần phải cố gắng, riêng trình độ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cũng cần được nâng cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu. Quan hệ chỉ đạo giữa Công ty và các Trại, các cửa hàng cần được phân công hợp lý. Hoặc Công ty "khoán trắng" cho các trại, các trại phải làm cả sản xuất, kinh doanh ... hoặc các trại chỉ chuyên lo sản xuất, Công ty lo phần kinh doanh, sản xuất chung ? ... Trong điều kiện các trại ở xa nhau, xa Công ty, phân công không rõ ràng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chất lượng. 3- Quản lý các nguồn lực còn nhiều bất cập : 3.1- Nguồn nhân lực : Thiếu cán bộ kỹ thuật và kinh doanh chỉ đạo các điểm liên kết sản xuất. (Các điểm này ở xa Công ty, cơ sở hạ tầng, cán bộ còn khó khăn so với các trại của Công ty). Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên đã có nhưng chưa đáp ứng được so với định hướng của Công ty, nhất là khi áp dụng ISO. Thưởng phạt với cán bộ công nhân viên về vật chất còn cần phải chỉnh sửa nhiều để tạo một sự công bằng, khuyến khích người có công, giáo dục người làm sai. 3.2- Về đất đai và việc lựa chọn các điểm liên kết sản xuất : Cán bộ công nhân viên kêu ca nhiều vì Công ty có quá nhiều điểm liên kết sản xuất (trên 30 điểm). Diện tích liên kết sản xuất ở từng điểm nhỏ, cơ sở hạ tầng khó khăn, chất lượng giống sản xuất tại đây chưa cao. 3.3- Các cơ sở vật chất khác : Tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường, tăng sản phẩm tốt. Cơ sở vật chất của kinh doanh còn yếu hơn của sản xuất. 3.4- Nguồn tài chính : Đã nhỏ lại luôn bị khách hàng nợ nần, chiếm dụng. Vốn kinh doanh chủ yếu vay ngân hàng. 3.5- Quản lý chất lượng trong quá trình cải tạo sản phẩm còn chưa liên tục và còn nhiều sơ hở : Quản lý nguyên liệu đầu vào, quản lý các quá trình tạo sản phẩm, kiểm soát hàng trước khi bán còn chưa chặt chẽ. 3.6- Công tác đo lường, phân tích, cải tiến chưa mạnh. III- Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giống ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa. 1- Phương hướng và chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới : 1.1- Giữ vững thị trường hiện có với những sản phẩm truyền thống có uy tín của Công ty là : Lúa thuần, lúa lai F1, ngô lai F1. Phát triển cả số lượng đi đôi với chất lượng, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp khác. Giống lúa thuần : Phát triển giống trên cơ sở liên kết sản xuất. Riêng năm 2005 kế hoạch sản xuất lúa thuần tăng 43% so thực hiện 2004. Giống lúa lai F1 : Tăng cường sản xuất và liên kết sản xuất trong tỉnh, giảm nhập dần lúa lai F1 của Trung Quốc. Làm như vậy vừa giảm được giá lúa, vừa tăng thu nhập trong tỉnh, vừa chủ động giống, không phụ thuộc vào nước ngoài. Giống ngô lai F1 : Phát triển sản xuất ngô lai F1. Chú trọng những tổ hợp giống thích hợp với vùng trung du miền núi, hướng tới thị trường trong tỉnh và các tỉnh miền núi khác : Sơn La, Đắc Lắc... 1.2- Bước đầu sản xuất và kinh doanh những giống cây trồng khác nông dân trong tỉnh có yêu cầu : Giống lạc, giống đậu tương, giống khoai tây. (Riêng năm 2005 : Lạc giống 150 tấn, đậu tương giống 130 tấn, khoai tây giống (củ) 250 tấn. 1.3- Tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh (80 - 85% như hiện nay) mở rộng thị trường ra tỉnh ngoài (Năm 2005 bán ra tỉnh ngoài 15- 20% sản phẩm). Biểu 11 : Phương hướng và chiến lược của Công ty 2005 Chỉ tiêu Thực hiện 2004 KH 2005 So sánh 05/04 (%) I- Sản xuất tại Trại - Giống lúa thuần - Giống ngô lai 481T 120T 487T 120T 100 100 II- Liên kết sản xuất - Giống lúa thuần - Giống lúa lai sản xuất trong tỉnh (Mua của Trung Quốc) 1.113T 1.894T 1.600T 1.900T 143 100 - Giống ngô lai - Giống lạc - Giống đậu tương - Giống khoai tây 234T 250T 150T 130T 250T 106 III- Thu nhập doanh nghiệp (T.đồng) 428 1.875 438 Thu nhập người lao động (nghìn đồng/người/tháng) 950 1.200 126 2- Phương hướng về chất lượng : Đẻ đảm bảo phương hướng và chiến lược phát triển, Công ty phải nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhất để sản xuất và cung ứng những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong kinh doanh của Công ty. Phương hướng về chất lượng của Công ty trong những năm tới là : 2.1- Tiếp tục quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 : Nhờ sự đổi mới toàn diện của Công ty, trong đó hạt nhân là áp dụng dự án ISO nên từ một doanh nghiệp thua lỗ triền miên, Công ty giống cây trồng Thanh Hóa đã vươn lên có lãi, có uy tín và chiếm được đa số thị phần trong tỉnh. Rõ ràng áp dụng ISO là thực hiện một công cụ quản lý chất lượng tiên tiến. Vì thế trong những năm tới, muốn phát triển, Công ty xác định là phải làm tốt hơn nữa việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Phạm vi áp dụng : Từng bước mở rộng ra toàn bộ cá đơn vị của Công ty. 2.2- Chính sách chất lượng : Tiếp tục thực hiện như trong sổ tay chất lượng. 2.3- Mục tiêu của chất lượng sản phẩm của Công ty : Sản phẩm của Công ty sản xuất và cung ứng trên thị trường phải đảm bảo và vượt các chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước. - Đối với giống lúa thuần : Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1776-2004. - Đối với giống lúa lai 2 dòng : Theo tiêu chuẩn ngành 10TCN-551-2003. - Đối với ngô lai : Theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 312-2003 - Đối với giống đậu tương : Theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 315-2003. - Đối với giống khoai tây củ : Theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 316-2003. 3- Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng : 3.1- Hoàn thiện việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, làm tốt biện pháp tiêu chuẩn hoá: Tiêu chuẩn hoá trong Công ty là cơ sở cho hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc gia, khu vực quốc tế. Tiêu chuẩn hóa trong công ty là nơi để các dự án, các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được áp dụng và đem lại các lợi ích thực tế. Trong mối quan hệ với các sản phẩm trên thị trường, kể cả với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của công ty phải tạo được sự tương thích, hài hoà, tạo điều kiện cho công ty tồn tại và phát triển. Một trong các mục tiêu cơ bản của tiêu chuẩn hoá là tránh lặp lại công việc nghiên cứu, xây dựng. Vì vậy Công ty không cần xây dựng lại tiêu chuẩn mà chỉ chấp nhận tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế đối với từng sản phẩm để trở thành tiêu chuẩn của Công ty. Qua sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, công ty sẽ tham dự vào hoạt động tiêu chuẩn hoá ở cấp quốc gia hay quốc tế. Công ty cần có được các thông tin của các Ban kĩ thuạt cho các sản phẩm mà công ty đang sản xuất và nếu có thể thì đóng góp số liệu kĩ thuật để trợ giúp cho Ban. 3.2- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt : Lãnh đạo có vai trò quyết định trong viẹc nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ sau khi cổ phần hóa, lãnh đạo Công ty do các cổ đông dân chủ lựa chọn ra, đã là những người tiêu biểu có tâm huyết với sự đi lên của Công ty. Tuy nhiên, vốn từ một Công ty Nhà nước được bao cấp trước đây, mới chuyển sang cơ chế thị trường chưa lâu, lại là một doanh nghiệp nông nghiệp nên những tập quán làm ăn cũ kiểu sản xuất, manh mún, ít gắn bó với khách hàng, chậm cải tiến chất lượng... vẫn còn. Hơn 2 năm qua, Công ty thực hiện dự án ISO, cũng đồng thời đổi mới toàn diện công tác quản lý, nên từ thua lỗ kéo dài đã trở nên có lãi, đời sống người lao động được nâng lên một bước. Lãnh đạo Công ty nhận thức rằng : Có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng biện pháp hàng đầu vẫn là vai trò cán bộ chủ chốt. Cụ thể là mọi người trong Công ty phải đi sâu, đi tiếp con đường đã chọn. Hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Việc nâng cao tinh thần hết lòng phấn đấu vì sự phát triển của doanh nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ tinh thần chung chung không đủ. Cán bộ chủ chốt của Công ty còn phải quán triệt một cách tự giác ý nghĩa của công tác chất lượng với sự sống còn của Công ty và quan trọng hơn : Ngày càng phải thành thạo những kiến thức, những công việc mà hệ t hống quản lý chất lượng ISO yêu cầu. - Đào tạo : Công ty chủ trương tiếp tục đào tạo các kiến thức về quản lý chất lượng cho cán bộ chủ chốt. Muốn hành động đúng cần có nhận thức đúng. Nhận thức là một quá trình. Vì thế Công ty chủ trương kiên trì đào tạo. Đúng như một học giả về quản lý chất lượng đã nói "Quản lý chất lượng bắt đầu tư đào tạo và kết thúc bằng đào tạo". Thực tế trình độ tay nghề, lý luận cũng như hiểu biết về quản lý chất lượng, về triết lý cơ bản của hệ thống chất lượng của cán bộ Công ty là không đều. Vì vậy để áp dụng tốt hơn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO, Công ty sẽ thường xuyên định kỳ tổ chức sơ kết tổng kết, tập huấn, cung cấp cập nhật những kiến thức về tiêu chuẩn ISO. Chương trình đào tạo của Công ty chia làm nhiều bước : - Trước hết là chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý chất lượng cho đọi ngũ lãnh đạo Công ty. Trong chương trình có những vấn đề lâu dài như xây dựng phương hướng và chiến lược phát triển của Công ty, các kế hoạch chất lượng, các mục tiêu, chính sách chất lượng, các nguyên lý cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng. Lãnh đạo Công ty có am hiểu những vấn đề trên mới đưa ra được những cam kết cụ thể, những biện pháp thích hợp đảm bảo đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện cam kết trên. Giảng viên của các lớp trên là những chuyên gia về quản lý chất lượng của tỉnh và Trung ương. - Chương trình đào tạo những cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm như cán bộ các phòng, các trại, cửa hàng, giám sát viên... sẽ được trình bày cụ thể hơn từ những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO, từ thực tế áp dụng hệ thống chất lượng tại Công ty cần phải rút kinh nghiệm. Giảng viên những lớp này là những chuyên gia về quản lý chất lượng của tỉnh, của Trung ương. Cũng có thể là lãnh đạo Công ty. Ngoài ra Công ty có thể cử một số người có trình độ đi học chuyên về quản lý chất lượng theo ISO rồi về làm giảng viên cho Công ty. Từ đây cán bộ Công ty, cán bộ chủ chốt nói chung có chương trình đào tạo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Như thế sẽ tạo nên sức mạnh tồng hợp thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm. - Về phân công trách nhiệm lãnh đạo : Lãnh đạo Công ty thấy phải làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Công ty và của các trại sản xuất, tránh chồng chéo, hoặc bỏ sót, tránh manh mún, chia cắt, giao nhiệm vụ không phù hợp. Trước đây tuy toàn Công ty là hạch toán thống nhất, các trại chỉ là hạch toán độc lập, nhưng thực chất hoạt động mỗi trại là một Công ty con. Trại có con dấu riêng, có tài khoản giao dịch với ngân hàng, có sản xuất, có liên kết sản xuất, có thị trường buôn bán... Sinh hoạt Đảng, Đoàn, tại huyện sở tại. Phân công và thực hiện cách này cũng có mặt được là : Trại gần địa bàn, gần huyện, quan hệ với địa bàn gần gũi, gắn bó được sản xuất giống cây và bán giống. Nhưng nhược điểm của cách phân công này là : Trại làm quá sức mình, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trại gồm những cán bộ kỹ thuật, công nhân chuyên sản xuất. Cơ sở hạ tầng của trại cũng chuyên sản xuất. Nay lãnh đạo trại phải làm cả thị trường nên "trái tay", buôn bán không được mà sản xuất lại bị buông lỏng nên vừa không phát triển, vừa không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, Công ty với bộ máy phòng ban lại có phần xa rời sản xuất, mặt buôn bán cũng không cơ bản vì hàng mua vào đa phần là hàng nhập từ ngoài vào tỉnh. Hơn 2 năm qua, vừa áp dụng ISO, vừa sửa triệt để việc phân công trách nhiệm lãnh đạo giữa Công ty và trại. Công ty đã xác định rõ sự phân công này như sau : - Công ty chỉ đạo toàn diện, thống nhất : Sản xuất, liên kết sản xuất, mua nhập hàng, bán hàng, lấy nâng cao chất lượng sản phẩm của các trại, của các điểm liên kết sản xuất là sức mạnh chính. - Các trại chuyên làm sản xuất giống có chất lượng theo định mức khoán của Công ty. Cách phân công này có tác dụng rõ rệt : - Mặt sản xuất của Công ty phát triển tốt, nâng cao được chất lượng sản phẩm. - Mặt kinh doanh của Công ty cũng phát triển tốt, Công ty từ lỗ tiến lên có lãi. - Đời sống công nhân toàn Công ty đều tăng hơn trước. Công ty sẽ duy trì việc phân công trách nhiệm cách này để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục phấn đấu giành thắng lợi. Tuy nhiên Công ty thấy cũng nên bổ sung : - Tại các trại, ngoài trách nhiệm chính là chuyên lo sản xuất giống, vẫn nên phát huy lợi thế gần địa bàn để làm cầu nối giữa Công ty và khách hàng với những yêu cầu khác nhau giúp Công ty cải tiến chất lượng không ngừng. - Tại các trại, Công ty sẽ mở rộng những cửa hàng bán giống cây trồng. Theo định kỳ, Công ty sẽ mở hội nghị khách hàng, những hội thảo tại các trại để giao lưu giữa Công ty với các huyện, với nông dân trong vùng. - Hướng về khách hàng : Là điểm Công ty thấy chưa mạnh, chưa thấm nhuần sâu sắc trong tư tưởng, tỉnh cảm của mọi cán bộ chủ chốt. Mấy năm trước có lúc, có nơi hàng chục tấn giống lúa, giống ngô sản xuất ra không bán được, gây thua lỗ nặng nề cho Công ty. Rõ ràng là thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty phản ánh sự thành công hay thất bại của hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng là hướng vào khách hàng, thỏa mãn tối đa và cao hơn sự mong đợi của khách hàng. Làm thế nào để nắm được thông tin kịp thời của nông dân ? - Có lịch nắm thông tin phản hồi từ khách hàng từ chợ giống của Công ty, các cửa hàng bán giống, các đại lý... - Quan hệ chặt chẽ với hệ thống khuyến nông (từ tỉnh đến cơ sở) với phòng nông nghiệp các huyện để lắng nghe ý kiến của nông dân với sản phẩm của Công ty đã cung ứng. - Qua các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về chất lượng giống cây trồng. - Để nhanh hơn, Công ty công bố số điện thoại của Công ty, của các trại, các cửa hàng để khách hàng có thể điện trực tiếp trao đổi. - Công ty có bộ phận tổng hợp nhanh các thông tin trên chuyển tới lãnh đạo nghiên cứu, giải quyết. Công ty sẽ đào tạo cho các nhân viên trực tiếp nhận điện thoại từ khách hàng các kiến thức về các dòng sản phẩm mới, tư vấn về kỹ thuật và các kinh nghiệm trong việc thông tin qua điện thoại. Yêu cầu là phải bảo đảm thông tin liên tục, tiếp thu được hết các ý kiến của khách hàng. 3.3- Tạo mới và quản lý tốt các nguồn lực : Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải đảm bảo xác định và cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai chiến lược và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho việc vận hành và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, thông tin, người cung ứng, nguồn lực tự nhiên, nguồn tài chính... Căn cứ vào đặc điểm của Công ty, lãnh đạo Công ty cho rằng cần tạo mới và quản lý tốt các nguồn lực nói trên, trong đó chú trọng mấy vấn đề nổi cộm như sau : 3.3.1- Nguồn nhân lực : Để mở rộng sản xuất, tùy yêu cầu cụ thể, cần thiết phải tuyển thêm chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh doanh có trình độ. Hạn chế tối đa tuyển lao động phổ thông. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, điều quan trọng là phải nâng cao trình độ mọi thành viên trong Công ty. Đào tạo liên tục nguồn nhân lực là biện pháp cơ bản. Lãnh đạo Công ty nhận thấy rằng : ở những điểm liên kết sản xuất với Công ty, cán bộ và người lao động của địa phương tuy không phải là thành viên của Công ty, nhưng đã cùng liên kết sản xuất với nhau, cũng cần được nâng cao trình độ để phối hợp tốt, cùng tạo ra chất lượng sản phẩm cao. Từ đó đặt ra : Lãnh đạo Công ty phải phối hợp với lãnh đạo các điểm liên kết, có chương trình đào tạo cho cán bộ, người lao động chuyên sản xuất giống, vì lợi ích chung của cả hai bên nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. * Chính sách khuyến khích vật chất hợp lý của Công ty sẽ được chỉnh sửa, linh hoạt cho phù hợp, công bằng với người lao động, nhóm người lao động, làm việc trong những điều kiện khác nhau, trở thành những đòn bẩy kinh tế mạnh tạo đà cho phong trào thi đua áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. * Xây dựng nhóm chất lượng : Công ty có 5 trại, 1 khu kho lớn, 1 văn phòng, 1 chợ giống cây trồng, nhiều cửa hàng kinh doanh ... Việc xây dựng nhiều nhóm chất lượng tại các điểm nói trên hoạt động quản lý chất lượng trên tinh thần tự nguyện là rất quan trọng. Công ty sẽ từng bước xây dựng những nhóm này. Nhóm chất lượng thường xuyên gặp gỡ để trao đổi một chủ đề có ảnh hưởng đến công việc và nơi làm việc của họ để làm tốt công việc được giao, cải thiện điều kiện làm việc. Nhóm chất lượng đưa ra những lợi thế của Công ty trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, tài năng, sức mạnh của mọi người. Nhiều ý kiến cải tiến của những nhóm chất lượng góp phần làm cho Công ty có nhiều thông tin, nhiều đề xuất để sàng lọc, chọn ra những cải tiến khôn ngoan nhất làm tăng chất lượng sản phẩm, làm giàu cho Công ty, cho người lao động, lại thỏa mãn được nhu cầu khách hàng. Việc xây dựng những nhóm chất lượng cũng giúp cho việc phổ biến những nội dung về áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 được tốt hơn. Cũng giúp cho việc hình thành thói quen tìm hiểu nguyên nhân, thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục. Nhóm chất lượng với các hoạt động tự giác về chất lượng cũng tạo ra tình đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mỗi nhóm chất lượng có từ 3 đến 10 người (có 1 nhóm trưởng). Cách hoạt động : - Thường xuyên gặp gỡ trao đổi về những vấn đề liên quan đến công việc Công ty giao mà từng người không giải quyết được. - Phát huy sức mạnh của tập thể trong việc cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động. - Tăng cường điều tra kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Trao đổi kinh nghiệm giữa những người trong nhóm. Việc khuyến khích vật chất đến nhóm chất lượng (nếu làm tốt công tác chất lượng) sẽ kích thích hoạt động của các nhóm này. 3.3.2- Về đất đai : Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty sẽ đi vào thâm canh, không đặt ra việc xin Nhà nước thêm đất để mở rộng sản xuất. Ngoài việc thâm canh tăng năng suất, tăng chất lượng tại các trại của Công ty, một biện pháp rất quan trọng là làm sao tại diện tích liên kết với các đơn vị sản xuất cũng phải được thâm canh tốt như ở các trại. Riêng năm 2005 kế hoạch liên kết sản xuất là 500 ha (trong đó để sản xuất giống lúa là 400 ha, để sản xuất giống ngô lai là 100 ha). Số diện tích này gấp 5 lần diện tích các trại của Công ty. Xây dựng các điểm lớn để liên kết sản xuất giống : Gần đây Công ty thường liên kết sản xuất với 32 hợp tác xã tiên tiến trong tỉnh thuộc 11 huyện trong tỉnh để sản xuất, tổng diện tích 520 ha, bình quân mỗi điểm 16 ha. Riêng liên két sản xuất lúa lai F1 có 4 hợp tác xã. Để giải bài toán : Nhiều điểm hay ít điểm phải xét từ thực tế. Lấy thực tế toàn tỉnh chỉ đạo sản xuất hạt giống lúa lai F1, 4 năm qua để rút kinh nghiệm tổ chức điểm. Biểu 12 : Số điểm sản xuất giống lúa lai F1 toàn tỉnh Năm 2001 2002 2003 2004 So sánh 04/01 Số điểm 22 13 10 7 31% Diện tích (ha) 149 160 351 385 258% - Số điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1 qua 4năm giảm 2/3 - Nhưng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 qua 4 năm tăng 2,5 lần. Lại lấy thêm tình hình số điểm có diện tích lớn sản xuất giống lúa lai F1 của tỉnh để xem xét. Biểu 13 : Cơ cấu diện tích, sản lượng của mỗi điểm lớn sản xuất hạt giống lúa lai F1 của tỉnh năm 2004 Diện tích Năng suất Sản lượng F1 Toàn tỉnh 385,8 ha 100% 20,4tạ/ha 787,1 tấn 100% S 3 điểm 316,5 82 20,7 655,5 83 - Định Tường - Thiệu Hưng - Hoàng Quì 146,5 70,0 100,0 19,5 22,1 21,4 286,5 155,0 214,0 Ba điểm lớn, bình quân mỗi điểm 105 ha đã gieo cấy 82% diện tích sản xuất giống lúa lai F1 của tỉnh và thu hoạch 83% tổng sản lượng giống lúa lai F1 toàn tỉnh. Xem xét thực tế trên và thực tế liên kết sản xuất của Công ty, lãnh đạo Công ty thấy rằng : - Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, phải chọn và xây dựng được một số điểm liên kết sản xuất có diện tích lớn, có nhiều điều kiện làm giống thành công. Không nên kéo dài chọn quá nhiều điểm liên kết sản xuất với diện tích nhỏ. Những điểm liên kết sản xuất giống với diện tích lớn nói trên thành công vì : - Sản xuất giống cây trồng là một nghề. Nghề này yêu cầu con người phải có tay nghề, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo mới hành nghề được. - Bản thân những điểm làm giống với diện tích lớn, trình độ cán bộ địa phương đã có kinh nghiệm. Mặt khác trong dân nhà nào cũng làm giống. Sự nghiệp sản xuất giống là lẽ sống còn buộc lãnh đạo và dân phải đi sâu, phải làm tập trung, cố gắng. 3.3.3- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật : Để nâng cao chất lượng giống cây trồng, Công ty đã có nhiều cơ sở hạ tầng khá. Vấn đề quan trọng là quản lý và sử dụng tốt tạo nguồn lực thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài ra Công ty cũng cần tăng cường thêm cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, lúa lai F1, giống lạc, giống đậu tương, giống khoai tây. Tăng cường thêm các thiết bị đo lường hiện đại để kiểm tra chất lượng giống nói chung, nhất là những giống ngoại nhập. Cũng cần tăng cơ sở cho mặt kinh doanh. Công ty đang tiến hành hoàn tất thủ tục, triển khai xây dựng khu chợ giống cây trồng tại Km3 cửa ngõ phía tây thành phố Thanh Hóa. Diện tích chợ được phê duyệt là 1,5 ha. 3.3.4- Tăng nguồn tài chính và làm tốt quản lý tài chính : Cần tăng cường công tác thu hồi vốn, tích cực huy động các nguồn tài chính trong và ngoài Công ty, đảm bảo vốn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh với lãi suất vay càng thấp càng tốt. (Trước mắt lập dự án vay vốn ưu đãi của các tổ chức phi chính phủ cho vay những đơn vị sản xuất kinh doanh giống. Cụ thể : Tổ chức Damda, Jica v.v...) Tập trung thu hồi vốn trong sản xuất, kinh doanh : Tiền bán hàng phải thu về nhanh, tránh để bị chiếm dụng có chính sách khuyến khích việc thu hồi nợ khó đòi. Làm tốt công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Phấn đấu vừa phát triển sản xuất, vừa áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng để sản phẩm có chất lượng cao, nhưng chi phí hợp lý, doanh nghiệp ngày càng có lãi, đời sống công nhân tăng. 3.4- Chú trọng quản lý chất lượng trong quá trình tạo sản phẩm : - Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào : Nguyên liệu đầu vào trong quá trình tạo sản phẩm của Công ty có nhiều và nguyên liệunào cũng quan trọng. Cần chú ý hơn tới việc mua những giống tác giả. Những giống này rất đắt, nhiều khi mua về, nhân ra vẫn không bán được, gây thua lỗ. Chất lượng những giống này cũng rất khó kiểm tra, dễ bị mua phải giống kém, giống xấu. Với phương hướng mở rộng sản phẩm : Thêm giống lạc, giống đậu tương, giống khoai tây củ, mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. Việc chọn tìm những giống tác giả lại cần làm tốt hơn theo qui trình của hệ thống quản lý chất lượng. - Làm tốt công tác xác nhận giá trị sử dụng, xác nhận sản phẩm Giống cây trồng trước khi bán ra thị trường đã được chọn lọc và nhân từ việc siêu nguyên chủng thành nguyên chủng, rồi từ giống nguyên chủng nhân ra thành giống xác nhận (để bán). Riêng với giống lúa lai F1 sản xuất trong tỉnh, phải được gieo cấy hậu kiểm, có kết quả tốt mới đem cung ứng. Quá trình xác nhận giá trị sử dụng, xác nhận sản phẩm nói trên đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, cũng để đảm bảo cơ sở cho thời gian bảo hành của Công ty với sản phẩm là một vụ sản xuất. Kiểm soát tốt hoạt động mua hàng : Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty phải mua vật tư. Hình thức mua hàng nào cũng cần đúng qui trình đảm bảo chất lượng. Cần chú ý khi mua những giống nhập ngoại. Giống nhập cần đủ hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý xác nhận giống đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn. Cần có máy móc hiện đại kiểm tra giống trước khi nhập. Thường xuyên nhận xét, lựa chọn người cung ứng có chất lượng hàng hóa tốt. Muốn vậy phải lập hồ sơ về người cung ứng, sản phẩm cung ứng. Xác nhận đúng giá trị sử dụng quá trình sản xuất ra sản phẩm trước khi bán hàng. Tăng cường bộ phận chuyên môn có tay nghề, được đào tạo chu đáo, có trách nhiệm để làm tốt công tác này. 3.5- Hoàn thiện công tác đo lường, phân tích, cải tiến : Để nâng cao chất lượng sản phẩm không thể nhận xét suy nghĩ một cách chủ quan thiếu căn cứ. Theo yêu cầu khi áp dụng ISO : Những yêu cầu của khách hàng, những đánh giá nội bộ, những đánh giá về sản phẩm đều phải được đo lường cụ thể bằng nhiều cách, trong đó có các kỹ thuật thống kê. Làm tốt công tác đo lường theo dõi để kiểm soát các sản phẩm không phù hợp. Trên cơ sở đó phân tích dữ liệu và đặt cơ sở cho việc cải tiến liên tục. Thực hiện ngay những hành động khắc phục nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp, để ngăn ngừa sự tái diễn. Cần xác định những hành động phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm năng. Biện pháp này còn rất mới đối với Công ty, cần được tăng cường để đảm bảo nâng cao chất lượng giống cây trồng một cách vững chắc. Kết luận Cách đây vài năm, khi lãnh đạo Công ty giống cây trồng Thanh Hóa đưa ra việc nâng cao chất lượng sản phẩm, không ít cán bộ công nhân cho rằng : Công ty đang gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh thua lỗ, chưa phải là lúc bàn về chất lượng. - Có người nêu ra : Thu nhập của công nhân đang thấp, nếu nâng cao chất lượng sản phẩm sợ rằng sẽ đòi hỏi chi phí lớn, lợi ích của mọi người sẽ thấp hơn. - Có ý kiến lại ngại ngùng vì nếu nhấn mạnh vào chất lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng một cách gay gắt, sẽ bác bỏ một số lượng lớn sản phẩm, dẫn đến giảm năng suất, Công ty không thể đi lên được. - Có ý kiến khác nói chưa nên đặt vấn đề nâng cao chất lượng vì cải tiến chất lượng đòi hỏi đầu tư lớn, mà Công ty đang còn nghèo... Lãnh đạo Công ty đã nghiên cứu và rút ra : Chính vì sản phẩm chất lượng chưa tốt nên Công ty không phát triển được. Học tập một số doanh nghiệp làm tốt công tác chất lượng ở trong và ngoài tỉnh để thêm kinh nghiệm, niềm tin, lãnh đạo Công ty lại được các cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng Trung ương và tỉnh hướng dẫn, động viên vào cuộc. Từ đó lãnh đạo Công ty quyết tâm thuyết phục mọi thành viên lựa chọn, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Thời gian áp dụng ISO mới hơn 2 năm. Nhờ cố gắng chung của mọi người, kết quả nâng cao chất lượng giống cây trồng đã thể hiện rõ. Lãnh đạo Công ty trên cơ sở định ra phương hướng và chiến lược phát triển, đề ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng đã đưa ra cam kết trước khách hàng : Công ty chỉ bán những giống cây trồng có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn Nhà nước qui định trở lên và bảo hành sản phẩm cho khách hàng một vụ sản xuất. Để thực hiện cam kết nói trên, lãnh đạo Công ty đã quản lý tốt hơn mọi nguồn lực (nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, nguồn tài chính...) làm tốt các quá trình tạo sản phẩm (mua hàng, sản xuất, kiểm tra quá trình...) làm tốt việc đo lường, phân tích, cải tiến, thường xuyên kiểm tra qui trình, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, kịp thời có biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Nhờ đó chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Sản xuất của Công ty phát triển, thị trường được mở rộng. Kết quả kinh doanh của Công ty từ chỗ thua lỗ tiến đến không còn lỗ và hai năm qua bước đầu có lãi. Thu nhập người lao động tăng gần 2 lần so 2001. Tuy nhiên kết quả trên mới chỉ là bước đầu. Tình hình chất lượng của Công ty vẫn còn nhiều tồn tại. Để đứng vững trên thương trường, phát triển hơn nữa, Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa đã đề ra 5 biện pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, tạo mới và quản lý tốt các nguồn lực, làm tốt các quá trình tạo sản phẩm, làm tốt việc đo lường, phân tích, cải tiến, khắc phục, phòng ngừa. Trên đường phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm có nhiều thuận lợi, thời cơ, cũng không ít thách thức. Tất cả đòi hỏi lãnh đạo, công nhân cán bộ Công ty kiên trì con đường đã chọn đi lên. giấy xác nhận thực tập tốt nghiệp Kính gửi : Khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế quốc dân hà nội Được sự giới thiệu của Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa đã đồng ý cho : Sinh viên : Nguyễn Huy Bình Chuyên ngành : Quản trị chất lượng Khóa 43 - Hệ chính qui Được thực tập tốt nghiệp tại Công ty với đề tài : "Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần g iống cây trồng Thanh Hóa". Sau 4 tháng thực tập, sinh viên Nguyễn Huy Bình đã cố gắng đi sâu tìm hiểu những thông tin về Công ty, những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu, đặc biệt khảo sát kỹ tình hình chất lượng sản phẩm, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, những giải pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng. Đề nghị nhà trường hướng dẫn, giúp đỡ để sinh viên Nguyễn Huy Bình hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp./. Thanh Hóa, ngày 30 tháng 4 năm 2005 Giám đốc Công ty Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức. GSTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên) - NXB Giáo dục 2002 2. Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế. TS Lưu Thanh Tâm - NXB Đại học Quốc gia TPHCM 2003 3. ISO 9000 : 2000 - Phó Đức Trà - Phạm Hồng NXB Khoa học và Kỹ thuật 2002 4. Một số văn bản về quản lý giống cây trồng Bộ Nông nghiệp và PTNT - NXB Nông nghiệp 2003 5. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới PGS - TS Trương Đích - NXB Nông nghiệp 2003 6. Kỹ thuật gieo trồng giống lúa lai - Trần Ngọc Trang NXB Nông nghiệp 2003 7. Cây ngô - GS-TS Ngô Hữu Tình - NXB Nghệ An 2003 8. Hệ thống văn bản tài liệu áp dụng ISO 9001 : 2000 Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa 9. Các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh từ năm 2001 - 2004 của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa 10. Báo cáo tổng kết 5 năm (2001 - 2004) về sản xuất giốnglúa lai F1 của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa. Mục lục Nội dung Trang Mở đầu 1 I- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa 4 1. Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Công ty 4 2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 7 - Sản phẩm thị trường - Đặc điểm công nghệ - Đặc điểm đất đai - Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật - Đặc điểm nguyên liệu đầu vào - Đặc điểm lao động - Đặc điểm vốn - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 10 11 12 15 16 17 18 19 II- Thực trạng về chất lượng giống cây trồng ở Công ty 23 1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 23 2- Chất lượng của giống trước khi thực hiện ISO 9001 : 2000 25 Hiệu quả, hiệu quả của chất lượng giống Ưu điểm thời kỳ này Nhược điểm thời kỳ này Nguyên nhân thời kỳ này 25 27 28 29 Nội dung Trang 2.2- Quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 30 Quá trình xây dựng hệ thống Viết các tài liệu về hệ thống QLCL Những khó khăn khi áp dụng ISO Những kết quả bướcđầu khi áp dụng ISO 32 35 41 41 2.3. Những tồn tại của tình hình chất lượng tại Công ty 47 III- Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giống ở Công ty 50 1. Phương hướng và chiến lược phát triển của Công ty 50 2. Phương hướng về chất lượng 52 3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 53 3.1- Hoàn thiện việc áp dụng HTQLCT ISO 9001:2000, làm tốt biện pháp tiêu chuẩn hoá 3.2- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt 3.3- Tạo mới và quản lý tốt các nguồn lực 3.4- Chú trọng QLCL trong quá trình tạo sản phẩm 3.5- Hoàn thiện công tác đo lường, phân tích, cải tiến 53 53 59 65 66 Kết luận 67 Tài liệu tham khảo 70 Mục lục 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0539.DOC
Tài liệu liên quan