Công ty AIG Việt Nam thuộc tập Đoàn quốc tế mỹ AIG - tập đoàn hàng đầu thế giới về bảo hiểm & các dịch vụ tài chính có mạng lưới trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ cho nên có rất nhiều thuận lợi trong việc giám định, bồi thường các tổn thất. Sử dụng sản phẩm bảo hiểm của AIG sẽ cạnh tranh hơn các hãng bảo hiểm khác bởi vì: chỉ số tài chính của AIG đạt AA++ nên năng lực thanh toán bảo hiểm tốt. AIG có hệ thống mạng lưới toàn cầu về phòng chống tổn thất và giải quyết bồi thường. Đặc biệt các chuyên gia về phòng chống tổn thất của AIG có thể giúp các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam lựa chọn những hãng tàu vận chuyển cũng như phương thức đóng gói hàng hoá cho phù hợp đảm bảo hàng hoá vận chuyển đến đích an toàn, vì đấy là điều mà nhà xuất nhập khẩu mong muốn. Bên cạnh đó, ưu thế về kinh nghiệm và hệ thống toàn cầu của AIG cũng có thể giúp được cho các nhà xuất nhập khẩu phòng chống rủi ro và quản trị rủi ro của mình khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Qua phân tích trên chúng ta đã thấy được ưu điểm của từng công ty, với mục tiêu đảm bảo an toàn và lợi nhuận doanh nghiệp nên chọn công ty AIG bởi nó có ưu thế hơn hẳn về năng lực thanh toán bảo hiểm, mạng lưới rộng khắp toàn cầu cùng với bề dày kinh nghiệm về bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình quản trị rủi ro cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu Long An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được kết quả khả quan hơn. Từ năm 2006 trở đi, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng vọt do thị trường của Công ty được mở rộng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới như UAE, EU tăng trưởng tốt. Mặt khác nhà máy của Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra vì vậy Công ty có thể giảm được đáng kể chi phí vận chuyển so với sản xuất ở nơi khác. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp phải một số khó khăn như: thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng… đồng thời yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe hơn. Thêm vào đó là giá cá tra nguyên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của Công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
PHẦN II: NHẬN DẠNG RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO.
Các loại rủi ro liên quan đến tài sản
Chương trình quản trị rủi ro đề đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng là rất quan trọng và cần thiết, nó góp phần quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì quy mô hoạt động, sản xuất của công ty được trải dài trên diện rộng (13.669 m2) cho nên cũng có rất nhiều loại rủi ro tiềm tàng xảy ra. Cụ thể:
- Các rủi ro về cháy, nổ liên quan đến các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc trong công ty. Tòa kiến trúc của công ty bao gồm 2 phần chính: tòa nhà khối văn phòng và nhà máy chế biến, đối với mỗi loại thì rủi ro xảy ra và mức rủi ro xảy ra là khác nhau, cụ thể:
Đối với tòa nhà văn phòng: được xây dựng trên diện tích 650m2, 3 tầng với chất liệu bê tông rất chắc chắn, khó bắt lửa và khả năng chịu lửa tốt. Hơn nữa tòa nhà cũng mới được xây dựng vào năm 2003 nên mức độ rủi ro về cháy là không cao.
Đối với nhà máy chế biến: được xây dựng năm 2003 với chất liệu công trình chủ yếu là bê tông, được xây 1 tầng trên diện tích là 11.700m2. Máy móc, biết bị trong nhà máy chủ yếu là hệ thống cấp đông, hệ thống kho lạnh, hệ thống máy nén, giàn ngưng, thiết bị lạnh…, các máy móc này được nhập mới chủ yếu từ Thụ Điển, Hà Lan, Đan Mạch và được đưa vào sử dụng từ năm 2005 nên độ an toàn cao. Tuy nhiên rủi ro về cháy nổ là có thể xảy ra và khi các rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại lớn cho công ty bởi giá trị của máy móc là rất lớn.
Một số máy móc thiết bị chính của Công ty (tại thời điểm 30/06/2007):
Tên tài sản
Đơn vị tính
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Trích khấu hao
Giá trị còn lại
Máy phát điện dự phòng V-Trac
Bộ
29/04/2005
1.550.319.274
335.902.504
1.214.416.770
Kho lạnh 700 Tấn
Bộ
31/07/2005
1.133.102.365
217.177.941
915.924.424
Thiết bị lạnh Grasso
Bộ
30/09/2005
10.046.406.409
1.758.121.114
8.288.285.295
Hệ thống lạnh Grasso (kho lạnh 2 )
Bộ
30/06/2006
2.250.551.500
225.055.140
2.025.496.360
Băng chuyền IQF
Bộ
31/01/2007
4.233.675.000
252.004.465
3.981.670.535
- Các rủi ro mất trộm, mất cắp tài sản như tiền, trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất, thành phẩm…
- Các rủi ro đối với phương tiện vận chuyển (ô tô) như: đâm va, lật đổ hay mất cắp toàn bộ. Doanh nghiệp có 6 xe tải chuyên vận chuyển hàng hóa, trọng tải từ 2 đến 4,5 tấn và 1 xe Toyota 4 chỗ phục vụ cho GĐ và phó GĐ. Việc rủi ro xảy ra với các phương tiện vận chuyển này cũng ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu như xe vận chuyển hàng hóa đâm va gây tai nạn và hư hỏng hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ mất đi số háng hóa đó, phải trả chi phí cho người thứ 3 và chi phí cho một số trách nhiệm phát sinh khác.
- Rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường bộ và đường biển: Đối với hàng hóa thành phẩm trong công ty ngoài việc gặp phải các rủi ro trên còn gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển như rủi ro trong khi vận chuyển từ kho đến cảng; rủi ro trong quá trình vận chuyển đường biển. Tuy quá trình vận chuyển đường bộ ngắn nhưng cũng gặp phải những rủi ro ( mất trộm, mất cắp, tai nạn) gây tổn thất cho công ty. Quá trình vận chuyển đường biển là chủ yếu và gặp nhiều rủi ro hơn, gây tổn thất và ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Hàng hóa cảu công ty được vận chuyển bằng đường biến đến các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, UAE và các nước Châu Á là chủ yếu. Các rủi ro gặp phải như:
Nhóm rủi ro thông thường được bảo hiểm:
a. Rủi ro chính: thường là hiểm hoạ chủ yếu của biển, gây ra những tổn thất lớn, được bảo hiểm trong mọi điều kiện bảo hiểm, bồi thường tổn thất được quy là hợp lý. Các rủi ro này bao gồm: mắc cạn; chìm đắm; đâm va; cháy nổ; mất tích; vất khỏi tàu.
b. Rủi ro phụ là những rủi ro chủ yếu phát sinh với hàng hoá, chỉ được bảo hiểm trong điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, mua bảo hiểm phụ kèm điều kiện bảo hiểm hẹp hơn, cụ thể:
- Hấp hơi: không khí trong hầm hàng có độ ẩm quá cao ngưng đọng lại thành nước làm hỏng hàng.
- Nóng: do tính chất riêng của nó, do lây sang từ hàng hoặc vật khác,hay do máy lạnh của tàu bị hỏng.
- Lây hại: do xếp chung với hàng có tính chất lý hoá trái ngược hoặc do ký sinh trùng từ hàng này sang hàng khác.
- Lây bẩn: bị bẩn do sơn, phẩm dầu mỡ ngấm qua bao bì.
- Hư hại do móc cẩu: trong quá trình bốc dỡ do móc cần cẩu làm đứt dây,đai hoặc rách vỡ bao bì
- Bẹp, gãy, nát.
- Giao thiếu hoặc không giao hàng: Một phần hoặc toàn bộ lô hàng không được giao tại cảng đến mà không có dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất.
- Nước mưa
- Hành vi phi pháp của thuyền bộ
- Cướp biển; trộm cắp
Nhóm rủi ro phải bảo hiểm riêng chỉ được bảo hiểm khi có thoả thuận giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: chiến tranh, đình công.
Nhóm rủi ro loại trừ:
- Lỗi cố ý của người tham gia bảo hiểm.
- Nội tỳ: Hư hỏng mang tính bản chất của đối tượng bảo hiểm.
- Ẩn tỳ: Khuyết tật bị che dấu của đối tượng bảo hiểm mà bằng khả năng thông thường con người không thể phát hiện được.
- Tàu không đủ khả năng đi biển; tàu đi chệch hướng.
- Bao bì không đầy đủ hoặc đóng gói không thích hợp.
- Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách: Phải tuân theo quy định, quy trình kĩ thuật nhất định.
Mức độ tổn thất được xác định tuỳ từng chuyến hàng phụ thuộc vào số lượng hàng hoá vận chuyển trên tàu, chủng loại hàng hoá vận chuyển… và còn phụ thuộc vào từng loại rủi ro xảy ra. Ví dụ: đối với rủi ro mất tích thì sẽ mất toàn bộ số hàng vận chuyển, đối với rủi ro vứt hàng xuống biển thì chỉ gây ra tổn thất là 1 bộ phận hàng hoá vận chuyển.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu Long An Giang, mỗi chuyến hàng thường trị giá hàng tỷ đồng, nếu xảy ra rủi ro có thể sẽ sinh ra nhưng tổn thất lớn, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể đưa ra một trường hợp cụ thể như sau:
Ví dụ như với một hợp đồng xuất khẩu thủy sản cho công ty Singapore Food Industries Limited với giá trị hợp đồng là 157.500$ ( tỷ giá là 16.110VNĐ/$). Công ty đã ký kết hợp đồng với đội tàu Bến Nghé để vận chuyển sang Singapore. Giả sử trong quá trình vận chuyển tàu đâm va phải đá ngầm làm đắm tàu, số hàng trên tàu bị hư hỏng toàn bộ. Công ty phải chịu thiệt hại toàn bộ số hàng trên, ước tính là 2.537.325.000VNĐ, chưa kể các chi phí liên quan khác.
Trong chương trình quản trị rủi ro, chúng tôi chỉ đề cập đến các loại rủi ro thật sự quan trọng, mà các tổn thất tiềm năng cho các loại tài sản đủ lớn để đe dọa đến hoạt động kinh doanh hay sự tồn tại của doanh nghiệp. Cụ thể được phân tích qua bảng dưới đây:
Bảng phân tích rủi ro
Đơn vị tính: đồng
Tổn thất lớn nhất có thể
Các loại tổn thất
Giá trị tiền mặt thực tế
Chi phí thay mới
Tổn thất về tài sản:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Nguyên vật liệu
- Thành phẩm
- Máy móc, thiết bị
- Thiết bị, dụng cụ quản lý
- Phương tiện vận tải
Xe công vụ (1 xe)
Xe tải chở hàng (6 xe)
- Tiền mặt
- Tiền gửi ngân hàng
17.119.000.000
222.871.000
24.025.719.000
22.312.000.000
609.922.000
571.496.000
1.143.000.000
246.709.000
966.934.000
19.032.000.000
222.871.000
24.025.719.000
28.274.000.000
861.209.000
750.000.000
1.850.000.000
246.709.000
966.934.000
Tổn thất trong quá trình vận chuyển
Tùy thuộc vào giá trị của mỗi chuyến hàng trong từng hợp đồng vận chuyển
II. Các rủi ro liên quan đến con người
Do đặc điểm của sản xuất chế biển thủy sản, người lao động làm việc tại bộ phận thành phẩm và bộ phận kho được chia làm 02ca/ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Đối với khối văn phòng và các bộ phận khác chỉ làm việc 01ca/ngày. Công ty tổ chức làm việc từ thứ hai đến thứ bảy, nghỉ ngày chủ nhật. Với những bộ phận làm việc khác nhau thì mức độ rủi ro gặp phải cũng khác nhau.
Đối với lao động tại bộ phận thành phẩm sản xuất sản phẩm đông lạnh, do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nên họ có nguy cơ dễ mắc các bệnh nghề nghiệp như bệnh về đường hô hấp, da liễu… Mặc dù những lao động thủ công này doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm mới, nhưng việc một lao động nghỉ việc (vì bất cứ lý do gì) cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng cho công ty. Ngoài lợi nhuân doanh nghiệp thu được bị mất đi, doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí để tìm kiếm và đào tạo người thay thế.
Đối với những người phụ trách chuyên môn kỹ thuật, họ lại có nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình sản xuất như tai nạn lao động. Giả sử trường hợp trưởng phòng kỹ thuật (chuyên trách về máy móc, dây chuyền sản xuất) nghỉ việc sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty, ngoài ra công ty sẽ phải chịu thêm phần chi phí trong quá trình tìm kiếm và đào tạo người thay thế vị trí đó. .
Đối với cán bộ chủ chốt, bao gồm các thành viên trong HĐQT và BGĐ, khi họ chuyển đổi công tác, họ sẽ gây thiệt hại cho công ty trên các mặt: gián đoạn hoạt động, chi phí tìm mới, mất bạn hàng, và các thiệt hại khác… trong đó thiệt hai do mất khách hàng là rất đáng được quan tâm bởi với hầu hết các hợp đồng của công ty đều có giá trị trên 1 tỷ đồng. Do đó, thiệt hại từ việc mất bạn hàng là một trong những thiệt hại rất lớn của công ty.
Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ điều hành và Phó Tổng GĐ kinh doanh là những cán bộ chủ chốt của công ty có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt đông của công ty. Khi những người này không may bi tai nạn ốm đau ,bệnh tật phải nghỉ việc dù với thời gian ngắn hay dài cũng đều gây ra cho công ty những thiệt hại nhất định. Chẳng hạn như nếu Phó Tổng GĐ kinh doanh vì một lý do nào đó qua đời chắc chắn sẽ làm xáo trộn hoạt động của công ty bởi Phó Tổng GĐ có nhiệm vụ phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh của công ty như xác định chiến lươc kinh doanh; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh; phê duyệt các kế hoạch đặt hàng và giao hàng để nhà máy sản xuất thực hiện, quản lý thưc hiên các dự án mới. Để bù đắp chỗ trống này, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tìm kiếm người thay thế, đồng thời công ty cũng có thể mất đi những hợp đồng kinh tế có thể ký kết được nhờ các mối quan hệ của Phó Tổng GĐ tiền nhiệm. Trong trường hợp Phó Tổng GĐ kinh doanh nghỉ việc để tìm chỗ làm khác thích hợp hơn, họ có thể mang theo những bí mât kinh doanh của công ty và tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh. Hậu quả của điều này có thể gây khó khăn cho hoạt động của công ty, thậm chí dẫn đến sự phá sản. Tất cả những phân tích trên cho thấy những cán bộ chủ chốt có một vai trò rất quan trọng và công ty cần có những giải pháp để giữ “chân” họ.
Theo chúng tôi, người mà công ty cần quan tâm ưu đãi chính là những nhân viên thuộc phòng công nghệ (gồm 3 bộ phận chức năng: bộ phận QC, bộ phận kiểm nghiệm và bộ phận ISO, HACCP) . Do đặc điểm hoạt động của công ty là chế biến và xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản, những sản phẩm mà yêu cầu để đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm thường rất cao, đặc biệt khi bạn hàng chủ yếu là Nhật Bản và Hoa Kỳ, UAE. Nếu trong quá trình sản xuất không đảm bảo được các yêu cầu này thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bạn hàng có thể từ chối nhận hàng và công ty phải chịu toàn bộ chi phí của lô hàng, thậm chí còn phải chịu bồi thường do không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng, xa hơn là đối tác có thể chấm dứt quan hệ kinh doanh, điều mà không doanh nghiệp nào không muốn. Do đó có thể nói những nhân viên thuộc phòng công nghệ có vai trò lớn quyết định sự thành công của công ty. Những nhân viên này phải là những người có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Khi những người này gặp rủi ro công ty phải bỏ chi phí tìm kiếm người thay thế, đào tạo cho họ làm quen với công việc…
Các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh
1. Rủi ro về nguồn nguyên, vật liệu
Trong quá trình sản xuất ngoài sử dụng nguyên liệu chính là cá tra, Công ty còn sử dụng các một số phụ liệu khác để đóng gói sản phẩm như: Thùng carton, bao bì PE, PA ..., cụ thể:
- Cá nguyên liệu chủ yếu được Công ty thu mua từ các hộ gia đình nuôi cá tra thuộc địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...
- Thùng carton, bao bì PE, PA... chủ yếu được nhập từ các công ty trong nước.
Nguồn nguyên liệu chính của Công ty chủ yếu là cá tra được thu mua từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vài năm trở lại đây, diện tích nuôi cá tra và sản lượng cá tra thu hoạch tại các tỉnh này không ngừng tăng cao. Theo Bộ Thủy sản, diện tích nuôi cá tra, ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long đến cuối năm 2006 đã trên 5.000ha. Từ đầu năm 2007 đến nay, diện tích ao cá đào mới tại các tỉnh trong vùng tăng lên thêm gần 2.000 ha, trong đó nhiều nhất là An Giang, Ðồng Tháp.
Cũng theo Bộ Thuỷ Sản, năm 2005 sản lượng cá tra sau thu hoạch ở khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt khoảng 373 nghìn tấn, đến năm 2006 sản lượng tăng đột biến lên 825 nghìn tấn (tăng tới 2,2 lần so với năm trước đó), trong đó An Giang và Ðồng Tháp là hai tỉnh dẫn đầu về sản lượng cá tra nuôi, đạt gần 400 nghìn tấn.
Như vậy, việc nhà máy Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra là tỉnh An giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là một lợi thế rất lớn, do đó nguồn cung ứng nguyên liệu cá tra của Công ty rất ổn định. Tuy nhiên trước sự thay đổi và biến động của nguồn nguyên liệu cũng gây một số khó khăn cho công ty, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Về nguồn nguyên liệu có các rủi ro chính sau:
Rủi ro từ nguồn cung cấp nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính của công ty chủ yếu là cá tra được thu mua từ các tỉnh đồng bằng sông cửu Long. Hiện nay diện tích nuôi cá tra, ba sa không ngừng được tăng lên tuy nhiên nhà nước vẫn chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể nghề nuôi và chế biến cá tra, ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự tăng lên số lượng hộ nuôi cá không theo quy hoạch rất dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước làm giảm sản lượng cá. Mặt khác, những yếu tố khách quan về thiên tai bão lụt cũng ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cung ứng.
Rủi ro trong quá trình bảo quản nguyên liệu: trong quá trình bảo quản nguyên liệu trong kho công ty có thể gặp phải các rủi ro như cháy, nổ làm giảm lượng nguyên liệu đưa vào chế biến.
Rủi ro về giá nguyên liệu: Các công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác. Sự biến động về nguồn nguyên liệu ắt hẳn sẽ gây ra sự tăng giá nguyên liệu và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của Công ty nếu Công ty không có chính sách dự trữ hợp lý. Thực tế do cá tra fillet thành phẩm có thể bảo quản trong thời gian dài mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên hoạt động sản xuất chế biến có thể tách biệt với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tuỳ từng thời điểm giá xuất khẩu của công ty luôn được điều chỉnh phù hợp theo biến động giá nguyên vật liệu đầu vào nên nhìn chung biến động giá cả thị trường nguyên vật liệu đầu vào cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty song không đáng kể.
Rủi ro về chất lượng nguyên liệu: Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản do sự gia tăng nhanh số hộ dân nuôi trồng cá một cách không theo quy hoạch trong khi môi trường nước không được bảo vệ có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Mặt khác các hộ nuôi trồng luôn muốn tăng lợi nhuận của họ lên nên đã cho nhiều loại khoáng chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Việc sử dụng khoáng chất, kháng sinh một cách không khoa học và hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng cá nuôi không đủ các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn thực phẩm và các yêu cấu của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
Nếu doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu cào cung ứng thì sẽ phải đối mặt với những thiệt hại rất lớn mà quan trọng nhất đó chính là uy tín, danh tiếng của công ty tên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Rủi ro trong quy trình chế biến nguyên liệu
Quy trình chế biến là khâu quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quy trình sản xuât doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như:
Môi trường tiếp xúc xung quanh bao gồm:
- Nước sử dụng trong chế biến sản phẩm, làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm có thể bị nhiễm vi sinh vật.
- Nước đá tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm không đảm bảo chất lượng
- Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm như: Bao tay, yếm, ủng và dụng cụ sản xuất: thau, rổ, dao, thớt, liếc, bàn, bồn chứa, thùng rửa, khuôn, cân, PE xếp khuôn… và các bề mặt tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm như trần, tường, nền nhà, đèn, cửa kính, các máy móc thiết bị, cống rãnh…
- Lây nhiễm chéo từ các vật thể mất vệ sinh sang thực phẩm, công nhân ở khu vực không sạch sang khu vực sạch, vật liệu bao gói, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bao gồm: dụng cụ, bao tay, bảo hộ lao động, môi trường không sạch sang môi trường sạch… và từ động vật gây hại sang thực phẩm
- Vật liệu chứa đựng, bao gói hàng thuỷ sản như: thùng carton, bao bì PE, PA
- Sức khoẻ công nhân có thể là nguồn lây nhiễm vi sinh vật cho thực phẩm, vật liệu bao gói và bề mặt tiếp xúc thực phẩm
- Động vật gây hại và côn trùng trong phân xưởng sản xuất, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Chất thải làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong phân xưởng sản xuất, gây nhiễm cho sản phẩm
- Vệ sinh cá nhân của công nhân tham gia trực tiếp trong phân xưởng sản xuất.
Nhiệt độ: nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất tăng lên ngoài phạm vi cho phép (20 ¸ 240C) do sự cố về điện, về máy móc thiết bị hay nhiệt độ bên ngoài phân xưởng quá cao
Máy móc ngừng hoạt động: như vậy sẽ không đảm bảo công suất, làm gián đoạn quy trình sản x ất và không đảm bảo chất lượng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
3. Rủi ro về đối tác và thị trường
Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang là một trong những công ty có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2006 Công ty là một trong 15 Công ty có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, sang năm 2007 vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đã có thay đổi đáng kể, Công ty đã vượt lên đứng hàng thứ 5 trong các Công ty có kim ngạch xuất xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam: Năm 2006, Nhật Bản chiếm 25,1%. EU chiếm 21,6%, Mỹ 19,8%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 14,7%, còn lại là các thị trường khác. Đến quý II/2007, giá trị xuất khẩu vào thị trường EU đã tăng lên đáng kể chiếm 28,52%, Mỹ còn 14,10%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 19,02%, Nhật Bản 14,89%, còn lại là các thị trường khác. Cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và tổng giá trị xuất khẩu vào từng thị trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam được giảm thiểu, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống.
Hoạt động của công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khấu nhiều loại hình sản phẩm từ cá tra như: cá tra fillet các loại, cá tra nguyên con, cá tra lăn bột các loại cấp đông… Sản phẩm của công ty đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau (màu sắc, kích cỡ, trọng lượng…) tùy theo yêu cầu của khác hàng và thị trường xuất khẩu. Việc tạo uy tín với khách hàng, đặc biệt với các khách hàng chiến lược và khách hàng lớn là rất quan trọng, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường thế giới., mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số khách hàng có giá trị hợp đồng lớn năm 2007:
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP SẢN PHẨM
STT
KHÁCH HÀNG
SỐ HỢP ĐỒNG
NGÀY KÝ
THỜI HẠN GIAO HÀNG
SẢN PHẨM
GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG (USD)
1
Abramczyk Ltd
CL-ABR-02/07
04/01/2007
01/02/2007
Cá tra fillet đông lạnh
786.240
2
Saudi Pan Gulf Trading Co. Ltd
CL-SPF-03/07
10/01/2007
01/04/2007
Cá tra fillet đông lạnh
637.000
3
Pomona Terreazur
CL-PTA-01/07
20/01/2007
01/03/2007
Cá tra fillet đông lạnh
329.280
4
Pasapesca S.A
CL-PSA-01/07
27/01/2007
01/03/2007
Cá tra fillet đông lạnh
385.625
5
Sanan & Al Sayer Foodstuff Co
CL-SA-02/07
03/03/2007
01/04/2007
Cá tra fillet đông lạnh
155.000
6
Singapore Food Industries Limited
CL-SFI-01/07
05/03/2007
01/04/2007
Cá tra fillet đông lạnh
157.500
7
Royal Crown Fisheries Factory
CL-RF-01/07
15/03/2007
01/04/2007
Cá tra fillet đông lạnh
151.000
8
Seville Products Ltd
CL-SE-01/07
22/03/2007
01/04/2007
Cá tra fillet đông lạnh
157.500
9
Quwat Albahr For Trading
CL-QA-01/07
06/04/2007
01/05/2007
Cá tra fillet đông lạnh
195.000
10
The Deep Seafood Co.L.L.C
CL-DSF-05/07
09/04/2007
01/05/2007
Cá tra fillet đông lạnh
283.000
Thị trường xuất khẩu cá tra của công ty là rất lớn nên công ty có thể gặp phải các loại rủi ro về thị trương như:
Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu
- Sự thay đổi về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Thị trường các nước nhập khẩu sản phẩm của ACL luôn quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Những tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, thường là bổ sung hoá chất cấm sử dụng hoặc quy định mức tối thiểu về dư lượng chất kháng sinh. Các doanh nghiệp phải được Cục an toàn quản lý chất lượng vệ sinh và thú y thủy sản ( thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) kiểm tra và cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường. Ví dụ đối với thị trường Nhật Bản : chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm của Bộ Thuỷ sản mới được phép xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản, doanh nghiệp này phải thực hiện kiểm tra chứng nhận nhà nước về dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu và sản phẩm phối chế từ các loại nguyên liệu thuỷ sản nêu trên trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
- Rủi ro về các vụ kiện chống phá giá: Với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong những năm gần đây và việc chúng ta càng ngày càng phải đối mặt với nhiều vụ kiện thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu điển hình là thuỷ sản trên các thị trường lớn (Mỹ, EU). Các vụ kiện xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bình diện quốc tế. Bên cạnh đó, các vụ kiện này cũng có những tác động tiêu cực rất lớn đến những vấn đề xã hội như: việc làm, thu nhập cho người lao động.... Từ vụ kiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam của Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) cho thấy các vụ kiện chống bán phá giá sẽ còn tiếp tục diễn ra, cho nên doanh nghiệp Xuất nhập khẩu thuy sản Cửu Long An Giang tiềm ẩn nguy cơ có thể phải đối đầu với những vụ kiện này. Riêng tại thị trường lớn nhất của Công ty hiện nay là Châu Âu, các vụ kiện chống bán phá giá về sản phẩm cá tra, basa không có nguy cơ xảy ra. Nguyên nhân là do khu vực này có khí hậu lạnh, không thích hợp với điều kiện nuôi thả và phát triển loài cá này. Cho nên, trường hợp xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá để bảo hộ là không có khả năng xảy ra.
Rủi ro về đối tác: Khi đối tác gặp phải những rủi ro khiến doanh nghiệp phá sản hay đối tác hủy bỏ hợp đồng, hủy bỏ đáo hạn hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4. Rủi ro về tỉ giá hối đoái
Sản lượng xuất khẩu của Công ty Xuất Nhập Khẩu Cửu Long An Giang chiếm tới 2,4% tổng kim ngạnh xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước Châu Á ( không kể Nhật Bản)… Do hiện nay 95% doanh thu của Công ty là doanh thu xuất khẩu nên các biến động tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và các ngoại tệ khác có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty. Sản lượng xuất khẩu vào các nước EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nên đồng USD là phương tiện thanh toán chính. Chính vì vậy mà trước sự biến động mạnh của đồng USD trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng mua bán của công ty, đặc biệt là khi đồng USD mất giá trong thời gian dài làm giảm một phần doanh thu.
Năm 2007 Nhà Nước mới ban hành quy định cho phép biên độ dao động của tỷ giá đã đặt. Cụ thể, biên độ tỷ giá sẽ được nới rộng từ +/-0,5% lên +/-0,75%. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đó hai lần thực hiện mở rộng biên độ tỷ giá: ngày 1/7/2002, mở rộng biên độ từ +0,1% lên +/-0,25%; ngày 31/12/2006, mở rộng biên độ từ +/-0,25% lên +/-0,5%. Tháng 3/2008, nhà nước quy định biên tỷ giá mua, tỷ giá đối với Đô la Mỹ là không được vượt quá biên độ ±1% (quy định trước đây: không được vượt quá biên độ ±0,75%) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Trước sự biến động liên tục của đồng đôla đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta bởi lẽ : tăng biên độ dao động của tỷ giá làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh của họ. Khi tỷ giá giảm làm đồng nội tệ lên giá dẫn đến giảm xuất khẩu làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Khi tỷ giá tăng làm cho đồng nội tệ mất giá làm tăng xuất khẩu nhưng doanh thu giảm do nội tệ mất giá.
Năm 2006 lãi do chênh lệch tỷ giá là 98.178.256VNĐ. Nhưng do sự biến động của tỷ giá mạnh vào năm 2007 (nhất là sự mất giá của đồng USD) khiến lợi nhuận của công ty giảm đi 572.795.409 VNĐ, chiếm 0.028% trong tổng doanh thu bán hàng của công ty 204.936.064.400VNĐ và chiếm 0.9% lợi nhuận trước thuế của công ty.
Do kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái đồng USD mất giá, lạm phát lên cao kéo theo là tình hình lạm phát diễn ra trên toàn cầu, đẩy chi phí xản xuất hàng hoá tăng, trong khi đó sức mua của người dân giảm, lạm phát củaViệt Nam trong vài năm gần đây đều trên 8% đặc biệt là năm 2007 là 11,6% đến 3 tháng đầu năm 2008 lạm phát là 12,6%. Chính vì lạm phát liên tục tăng cao khiến doanh nghiệp xuất nhâp khẩu gặp nhiều khó khăn bởi những hợp đồng đã ký trước đó, như : Công ty có 7 hợp đồng đã ký năm 2007 xuất đầu năm 2008 trị giá 1.400.000 USD (250 tấn), nếu tính theo giá giao hàng năm 2007 thì 1 kg cá fillet thành phẩm là 5.6$, do lạm phát và do giá xăng dầu tăng cao, nguyên vật liệu đều tăng lên dể sản xuất được 1 kg cá thành phẩm vào năm 2008 thì giá phải là 6.1$. Như vậy mỗi 1 kg cá fillet thành phẩm sẽ thiệt 0.5$ và tồng thiệt hại của 15 hợp đồng đó là 125.000$.
Chính vì những rủi ro trên ta thấy tổn thất của nó gây lên cho doanh nghiệp là không nhỏ, thậm chí có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, giảm doanh thu bán hàng và giảm lợi nhuận, cho nên công ty cần có các biện pháp kiểm soát rủi ro làm giảm rủi ro và hạn chế tổn thất.
PHẦN III: LỰA CHỌN CÔNG CỤ KIỂM SOÁT RỦI RO
Các công cụ kiểm soát rủi ro được lựa chọn là:
Lắp đặt hệ thống chữa cháy để bảo vệ cho tòa nhà văn phòng và nhà máy sản xuất. Trang bị phương tiện chữa cháy như: hệ thống dập cháy bằng Co2; hệ thống tự động dập tắt tia lửa điện cho nhà máy sản xuất, chế biến.
Trang bị cho công nhân kỹ thuật, lao động sản xuất trực tiếp các trang thiết bị bảo hộ, đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình sản xuât.
Đối với hàng hóa vận chuyển cần lựa chọn doanh nghiệp vận tải có uy tín, có kinh nghiệm, có khả năng xử lý tốt những rủi ro để hạn chế tối đa tổn thất. Sau khi đã kí hợp đồng với nhà vận chuyển cần kiểm tra tiêu chuẩn của tàu được lựa chọn. ta có thể lựa chọn một số doanh nghiệp vận tải có uy tín như: các đội tàu của tổng công ty hàng hải Việt Nam( Vinalines) như:
- Đội tàu Vosco: đội tàu của VOSCO gồm 22 tàu chở hàng khô và 4 tàu chở dầu thành phẩm với tổng trọng tải là 421.730 DWT. Trong số này, lớn nhất là tàu chở dầu Đại Nam với trọng tải 47.102 DWT. Năm 2006, đội tàu này của VOSCO đã chuyên chở được khoảng 5 triệu tấn hàng. Các tàu của VOSCO được các Hội đăng kiểm đáng tin cậy như NK đăng kiểm Nhật Bản) , GL (đăng kiểm Ðức), LR (đăng kiểm Anh), DNV (đăng kiểm Nauy), VR (đăng kiểm Việt Nam) và ABS( Đăng kiểm Mỹ) phân cấp.
- Công ty Vận tải biển Vinaship: được thành lập từ năm 1984, công ty chủ yếu vận chuyển hàng hóa giữa các cảng trong nước và khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Hiện Công ty có đội tàu 17 chiếc với tổng trọng tải 159.445 DWT, trong đó có 1 tàu 12.500 DWT mới nhận đầu năm 2008 sau khi đưa vào khai thác 1 tàu 12.367 DWT vào cuối tháng 8/2007.
Ngoài ra cần thực hiện tốt quy trình xử lý kỹ thuật để tạo ra sản phẩm tốt, bao bì đầy đủ và đóng gói thích hợp, giảm thiểu tổn thất của rủi ro do nội tì, ẩn tì của sản phẩm gây nên. Tránh tình trạng xếp hàng quá tải và sai quy cách, phải có thông báo cho nhà vận chuyển đầy đủ về tính chất lý hoá của sản phẩm.
Đối với nguồn nguyên liệu: Doanh nghiệp có thể tự giảm thiểu độ rủi ro về nguồn nguyên liệu bằng các giải pháp như:
- Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, đảm bảo hệ thống cung cấp nước sạch an toàn, thực hiện nuôi cá theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; giảm dần các yếu tố tự phát trong quá trình sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; đầu tư tăng năng lực chế biến mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Thực hiện phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu sau chế biến. Điều này đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu.
- Cần nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả… trên cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi.
Để giảm thiểu rủi ro về thị trường và đối tác doanh nghiệp cần phải có các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường: Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất giúp giá cả phù hợp với giá cả cạnh tranh cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng kế hoạch tiếp thị quảng cáo nhằm nâng cao thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới.
- Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường chất lượng cao thông qua hội chợ thủy sản quốc tế hay qua cập nhật thông tin trên internet. Thông qua đối tác, khách hàng thân thuộc ở các thị trường để lập kênh phân phối độc quyền. Hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng như: hỗ trợ giá ưu đãi cho khách hàng mới, hỗ trợ về phương thức thanh toán ưu đãi cho khách hàng truyền thống, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm bảo đảm chính xác theo hợp đồng.
PHẦN IV: LỰA CHỌN CÔNG CỤ TÀI TRỢ
I. Lập quỹ dự phòng
Doanh nghiệp đã lập ra một số loại quỹ dự phòng để dự phòng các khoản phát sinh khi xảy ra một số rủi ro hoặc biến cố. Quỹ này lập ra dựa trên doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của từng loại.
Quỹ dự phòng tổn thất: dùng để dự phòng trong các trường hợp không nằm trong phạm vi bảo hiểm ( tổn thất loại trừ); trong trường hợp vượt quá phạm vi bảo hiểm ( đối với bảo hiểm tài sản giá trị lớn thường chỉ bảo hiểm 70- 80% giá trị tài sản) hay những tổn thất dưới mức khấu trừ.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc với số tiền 105.072.200 VNĐ, dùng để thể bù đắp những tổn thất xảy ra khi người lao động nghỉ việc, một mặt giúp họ trang trải những chi phí lúc ốm đau, thôi việc, khi về già không còn khả năng lao động, mặt khác giúp công ty giảm gánh nặng ngân sách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng lao động đôi với người lao động
Quỹ dự phòng tài chính: dùng để chi trả khác khoản nợ quá hạn cho doanh nghiệp.
Quỹ dự phòng các khoản thu khách hàng: dùng để bù đắp tổn thất trong trường hợp khách hàng trả tiền chậm so với thời hạn.
Quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho: được ghi nhận khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc và quỹ dự phòng được lập vào cuối năm tài chính.
Ta có bảng chi tiết sau: Đơn vị tính: đồng
Quỹ dự phòng
Cơ sở trích lập
Số tiền
Dự phòng các khoản thu khách hàng
Dự phòng phải thu khó đòi = số nợ phải thu khó đòi x tỷ lệ có khả năng mất.
Việc xác định tỷ lệ có khả năng mất dựa vào đánh giá về khả năng thu hồi của từng khoản nợ.
3.800.000
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo công thức:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho = lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài nhính x (giá gốc hàng hóa ghi trên sổ kế toán – giá trị vật tư, hàng hóa trên thị trường)
107.739.830
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc. Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3 % quỹ lương.
105.072.200
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
1.937.735.898
Quỹ dự phòng tổn thất
Chiếm 0,5% doanh thu của doanh nghiệp
796.263.226
Tổng trích lập quỹ
2.950.611.154
II. Bảo hiểm.
1. Tài sản.
Đối với tài sản ta có các loại hình bảo hiểm sau:
Bảo hiểm cháy, nổ: đối tượng được bảo hiểm là các tài sản trong công ty như: rủi ro xảy ra đối với các tòa nhà; máy móc và đồ đạc; hàng hóa trong kho của người sản xuất. Khi tổn thất xảy ra nhà bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí như: thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản và những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy. Mức độ bồi thường được xác định bằng giá trị của tài sản vào ngày và tại nơi xảy ra tổn thất.
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh: dùng để bồi thường cho người được bảo hiểm đối với trường hợp mất lợi nhuận kinh doanh và các chi phí để tiếp tục kinh doanh. Những tổn thất này thường xuất hiện sau một khiếu nại thiệt hại về một vụ cháy hay sau những tổn thất được bảo hiểm khác. Thông thường bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thường đi kèm trong hợp đồng bảo hiểm cháy, kỹ thuật.
Bảo hiểm trộm cướp: bảo hiểm trong các trường hợp tài sản bị mất hay tổn hại do trộm đột nhập, trộm cướp có kèm theo các hành động bạo lực đối với Người được bảo hiểm, người bảo vệ hay người đọc giao quản lý tài sản của Người được bảo hiểm... Phí bảo hiểm được tính bằng tỷ lệ phí (%) x Giá trị tài sản được bảo hiểm. Tỷ lệ phí phụ thuộc vào: Vị trí của tài sản, tính hấp dẫn của tài sản, nguy cơ trộm cướp trong khu vực, các biện pháp bảo vệ được áp dụng,...
Bảo hiểm máy móc và thiêt bị: Một số máy móc trong công ty có giá trị lớn nên cần mua bảo hiểm, giúp cho doanh nghiệp chi trả các khoản mua sắm máy móc thay thế, hay chi phí sửa chữa trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Bảo hiểm ô tô và trách nhiệm ô tô: Doanh nghiệp có 6 xe tải và 1 xe công vụ nên ngoài bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cớ giới là bắt buộc thì có thêm bảo hiểm vật chất thân xe.
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: Loại hình bảo hiểm này bồi thường cho trách nhiệm pháp lý của Người được bảo hiểm về những thiệt hại tài sản và thương tật thân thể của một bên thứ ba gây ra do hàng hoá, sản phẩm được bán, cung cấp, phục vụ bởi Người được bảo hiểm trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Loại hình bảo hiểm này bồi thường trong các trường hợp sau:
Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường.
Những tổn thất bất ngờ về người thương tật hoặc ốm đau, những tổn thất bất ngờ về tài sản gây nên bởi hàng hoá do Người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay đổi, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ qui định
Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng: bên nguyên đơn chống lại Người được bảo hiểm, được đòi lại Người được bảo hiểm .
Trường hợp Người được bảo hiểm chết thì đối với những trách nhiệm mà Người được bảo hiểm phải gánh chịu, sẽ bồi hoàn cho đại diện của Người được bảo hiểm theo các điều kiện và các hạn mức quy định trong Đơn bảo hiểm này, với điều kiện là người đại diện đó phải tuân thủ, thực hiện đầy đủ các điều khoản, các điểm loại trừ, các hạn mức trách nhiệm, và các điều kiện của Đơn bảo hiểm này như thể chính họ là Người được bảo hiểm.
Bảo hiểm vận chuyển đường biển: hàng hoá trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng bằng đường thuỷ. Bảo hiểm trong các trường hợp: Cháy, nổ; Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp; Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh; Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước; Dỡ hàng tại cảng lánh nạn; Động đất, núi lửa phun, sét đánh; Hy sinh tổn thất chung; Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi; Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển, thùng chứa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng; Tổn thất toàn bộ của bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn, rơi mất trong khi xếp, dỡ, chuyển tải; Thời tiết xấu; Hành động sai trái; Cướp biển; Các rủi ro đặc biệt;. Phí bảo hiểm :Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Giá trị bảo hiểm (theo giá CIF hoặc 110 % CIF)
2. Con người
BHXH, BHYT cho người lao động và cán bộ công nhận viên trong công ty theo quy định của Bộ luật lao động với mức đóng góp vào quỹ BHXH bằng 5% mức lương /người/tháng.
Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ điều hành và Phó Tổng GĐ kinh doanh là những cán bộ chủ chốt của công ty có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt đông của công ty cho nên ngoài việc mua BHXH, BHYT theo quy định của luật lao động, công ty có thể mua thêm những sản phẩm BH bổ sung như là:Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo; Phú hỗ trợ viện phí và phẫu thuật… của tập đoàn Bảo hiểm Prudential. Theo sản phẩm Phú hỗ trợ viện phí và phẫu thuật, khi những người được bảo hiểm không may gặp rủi ro phải nằm viện thì nhà bảo hiểm sẽ :
Trợ cấp viện phí: khách hàng được chi trả 100% STBH cho mỗi ngày nằm viện .Tổng số ngày chi trả trợ cấp viện phí tối đa cho cùng một lần nằm viện là 365 ngày.
Trợ cấp săn sóc dặc biệt :trong thời gian nằm viện , ngoài trợ cấp viện phí nếu phải điều trị tai khoa săn sóc đặc biệt, KH còn được chi tra thêm một khoản tiền tương ứng với 100% STBH trong mỗi ngay năm viện trong thời gian săn sóc đặc biệt . Tổng số ngày chi trả trợ cấp săn sóc đặc biệt tối đa cùng một lần nằm viện la 30 ngày
Trợ cấp phẫu thuật : trong thời gian nằm viện nếu trải qua phẫu thuật ,KH được chi trả gấp 5 lần STBH
Trợ cấp đại phẫu :ngoài trợ cấp phẫu thuật nêu trên nếu trải qua đại phẫu( tim hở,sọ não…) KH sẽ được chi trả gấp 10 lần STBH
Như vậy , đối với cán bộ chủ chốt việc họ được công ty mua BH toàn diện sẽ có thể giữ chân họ gắn bó lâu dài với công ty. Tuy nhiên, mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào đèu hướng tới tối ưu hoá lợi nhuận . Cho nên việc mua bao nhiêu hợp đồng BH và STBH của mỗi hợp đồng cũng cần phải được cân nhắc kỹ. Ở công ty CP XNK Cửu Long An Giang là một công ty tư nhân do các thành viên trong một gia đình sang lập ra,các chức vụ quan trọng trong công ty đều do các thành viên trong gia đình nắm giữ do vậy quyền lợi của họ gắn liền, gắn chặt với công ty .Công ty có lợi nhuận càng cao thì thu nhập của họ cũng vì thế mà tăng lên .Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận họ sẽ tìm cách để giảm chi phí mà điều đầu tiên mà họ có thể làm là giới hạn số lượng loai hình BH cũng như STBH cho những người này bằng tiền công ty ( số tiền này suy cho cùng cũng chính là số tiền trích từ thu nhập của họ ). Nên họ cũng có thể chỉ cần mua BHXH, BHYT theo quy định )
Để góp phần tạo dựng sự yên tâm cho đội ngũ kỹ thuật viên của công ty, bên cạnh các loại hình bảo hiểm bắt buộc của nhà nước (BHYT, BHXH), doanh nghiệp có thể mua thêm sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp, kết hợp giữa BHNT có kỳ hạn và bảo hiểm hỗ trợ viện phí và phẫu thuật; bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. Là sản phẩm được thiết kế mang tính bảo vệ cao, giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn nếu không may có rủi ro xảy ra và góp phần mang lại sự an tâm, thanh thản trong chính cuộc sống hiện tại.
Từ kết quả phân tích trên ta có chương trình quản trị rủi ro sau:
A. Các biện pháp kiểm soát và hạn chế tổn thất: bao gồm lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy để bảo vệ ngôi nhà, máy móc, trang thiết bị nhà xưởng;
B. Giữ lại tổn thất ( nhấp nhận rủi ro):
C. Bảo hiểm: Các hình thức bảo hiểm theo thứ tự ưu tiên.
1. Ưu tiên đầu tiên.
a. Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế.
b. Bảo hiểm cháy nổ;
c. Bảo hiểm trách nhiện của chủ xe cơ giới.
d. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
2. Ưu tiên thứ 2.
a. Bảo hiểm mất trộm, mất cắp.
b. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
c. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
d. Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm mất khả năng lao động.
e. Bảo hiểm máy móc, kỹ thuật
PHẦN V: LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM.
1. Bảo hiểm cháy nổ và gián đoạn kinh doanh; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Đây là các loại hình bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc của nhà nước ta và hầu hết các công ty bảo hiểm đều triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm này. Công ty nên lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm nào có chi nhánh trên địa bàn để giảm chi phí giao dịch.
2. Bảo hiểm trộm cắp.
Các công ty bảo hiểm đều triển khai loại hình bảo hiểm này với phạm vi và đối tượng tương đối giống nhau. Do đó, công ty nên lựa chọn doanh nghiếp bảo hiểm trên địa bàn để có chi phí giao dịch thấp, nhanh chóng khắc phục hậu quả trong trường hợp rủỉ ro xảy ra.
Công ty AAA tuy mới thành lập 28/2/2005, xong trong thời gian hoạt động đã có được uy tín và vị trí nhất định trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. AAA cũng đã xây dựng chi nhánh tại An Giang. Một công ty bảo hiểm mới của Việt Nam, với mức phí cạnh tranh, có chi nhánh hoạt động tại địa bàn của doanh nghiệp sẽ là một sự lựa chọn hiệu quả cho doanh nghiệp. Mặt khác, công ty cổ phần XNK Thuỷ Sản Cửu Long nổ và An Giang đã từng tham gia bảo hiểm tai AAA nên công ty có thể tham gia các loại hình bảo hiểm: cháy gián đoạn kinh doanh, trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm trộm cắp tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA. Điều này sẽ giúp công ty giảm được chi phí quản lý và có thê được giảm phí khi tham gia nhiều loại hình bảo hiểm cụ thể.
Bảo hiểm con người
Sản phẩm của Prudential:
Ưu điểm:
+ Số tiền bảo hiểm không giới hạn với người trên 15 tuổi và tối đa 750 triệu với trẻ em dưới 15 tuổi
+ Có sản phẩm bảo hiểm trọn gói hoặc kết hợp một sản phẩm chính với nhiều loại sản phẩm bổ trợ kèm theo. Tuy nhiên số tiền bảo hiểm này không được vượt quá số tiền bảo hiểm của sản phẩm chính khác
+ Có số tiền bảo hiểm bằng với tổng số phí của sản phẩm chính cộng với phí của các sản phẩm bổ trợ/ sản phẩm kèm theo ngoại trừ phí của các sản phẩm bảo hiểm từ bỏ thu phí khác (nếu có).
+ Tham gia bảo hiểm càng sớm, mức phí bảo hiểm càng thấp.
+ Phí bảo hiểm tối thiểu (được quy ra năm) của một sản phẩm chính là 1 - 1,5 triệu đồng/năm, tùy loại sản phẩm
Sản phẩm của AAA:
+ Chưa có sản phẩm trọn gói hoặc bảo hiểm hỗn hợp.
+ Số tiền bảo hiểm tối đa không quá 100 triệu.
Ví dụ như về nghiệp vụ bảo hiểm hỗ trợ viện phí và phẫu thuật :
- Prudential: trợ cấp viện phí khách hàng được chi trả 100% STBH cho mỗi ngày nằm viện, và tổng số ngày chi trả cho một lần nằm viện tối đa 365 ngày. Trong khi đó, sản phẩm cùng loại cùng loại của AAA là tối đa không quá 60ngày/năm và số tiền chi trả 0.3% STBH/ngày
Từ những phân tích trên, có thể thấy sản phẩm BHCN của Prudential ưu điểm hơn. Do đó, với mục đích tạo dựng sự yên tâm và giữ chân đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, công ty nên lựa chọn sản phẩm của Prudential, quyền lợi của khách hàng rộng hơn, và khi được mua bảo hiểm tại một công ty Bảo hiểm nước ngoài, có danh tiếng, người được bảo hiểm sẽ cảm thấy an tâm, được công ty coi trọng.
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
Sản phẩm của doanh nghiệp được xuất đi rất nhiều nước trên thế giới cho nên doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình. Khi doanh nghiệp mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cũng giúp tạo lòng tin cho khách hàng. Một số công ty đang cung cấp sản phẩm trên thị trường Việt Nam như:
Công ty bảo hiểm AAA: trong nghiệp vụ này công ty có những ưu thế: Công ty có đội ngũ cán bộ rất mạnh về nhóm nghiệp vụ này, họ được đào tạo một cách chuyên sâu ở tất cả các khía cạnh kỹ thuật nghiệp vụ: thiết kế sản phẩm, tính toán mức phí bảo hiểm, đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất, có khả năng tính toán thiệt hại và lượng hóa tổn thất nhanh chóng. Phí bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ phí (%) nhân với tổng doanh thu hàng năm (tỷ lệ phí phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, khả năng quản lý sản xuất của người được bảo hiểm, phạm vi xét xử pháp lý).
Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt: đã triển khai nghiệp vụ này từ khá lâu (1999) cho nên có kinh nghiệm nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác trong việc cung cấp sản phẩm. Mức phí của doanh nghiệp xác định dựa trên hạn mức trách nhiệm của hợp đồng trên cơ sở lợi nhuận thu được của công ty. Mặt khác, Bảo Việt có các công ty tái bảo hiểm đỡ đầu cho nên có thể đưa ra hạn mức trách nhiệm cao hơn so với các công ty khác đang cung cấp nghiệp vụ này trên thị trường, do vậy mà quy trình bồi thường sẽ nhanh hơn. Vì vậy mà Bảo Việt là sự lựa chọn hàng đầu cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
Bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển
Do quá trình vận chuyển trên đường biển có thể xảy ra rất nhiều rủi ro đối với hàng hóa nên bảo hiểm hàng hóa đường biển là rất cần thiết. Việc lựa chọn cho công ty những sản phẩm bảo hiểm phù hợp hay doanh nghiệp có uy tín trên thị trường bảo hiểm góp một phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rủi ro cũng như hỗ trợ chi phí khi rủi ro xảy ra, đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh. Một số doanh nghiệp bảo hiểm điển hình cung cấp sản phẩm vận chuyển bằng đường biển:
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO): sản phẩm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bảo hiểm cho các rủi ro điều kiện A, B, C tùy theo yêu cầu của từng hợp đồng với các rủi ro: cháy, nổ; tàu, thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật; đâm, va của tàu… Sản phẩm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển của Pjico có những ưu thế:
- Giao dịch trực tiếp, đơn giản nhanh chóng (có thể qua điện thoại, FAX).
- PJICO sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn điều kiện bảo hiểm có lợi nhất theo tính chất mặt hàng và bao bì đóng gói.
- Phí bảo hiểm của PJICO có sức cạnh tranh, khách hàng có thể đóng phí bằng tiền hoặc ngoại tệ.
- Khi xảy ra tổn thất, được giúp đỡ làm các thủ tục và bồi thường nhanh hơn vì PJICO có các công ty trực thuộc, mạng lưới giám định tại tất cả cảng biển, cảng sông trong cả nước, PJICO có quan hệ đại lý giám định, xét bồi thường với trên 100 công ty bảo hiểm quốc gia tại khắp các Châu lục. Thời gian trả lời khiếu nại không chậm quá 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
- Điều kiện và điều khoản bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế, khả năng tài chính vững chắc, kỹ thuật và quan hệ tái bảo hiểm với thị trường bảo hiểm quốc tế cho phép PJICO luôn đảm bảo tối đa lợi ích của khách hàng.
Bảo Việt: Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu với điều kiện giá CIF, tỷ lệ phí từ 0.45% - 0.5% đối với hàng đóng container, điều kiện bảo hiểm A. Khi ký kết hợp đồng, công ty sẽ cung cấp danh sách các đại lý của mình tại các Tỉnh và Thành Phố trong toàn quốc và cung cấp danh sách các đại lý của LLOY’D tại các nước, để doanh nghiệp thông báo cho nhà nhập khẩu yên tâm. Nếu có tổn thất xẩy ra, đại lý của LLOY’D tại các nước sở tại sẽ cử giám định viên đến giám định tổn thất, Bảo Việt sẽ làm thủ tục bồi thường tổn thất rất nhanh chóng.
Công ty AIG Việt Nam thuộc tập Đoàn quốc tế mỹ AIG - tập đoàn hàng đầu thế giới về bảo hiểm & các dịch vụ tài chính có mạng lưới trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ cho nên có rất nhiều thuận lợi trong việc giám định, bồi thường các tổn thất. Sử dụng sản phẩm bảo hiểm của AIG sẽ cạnh tranh hơn các hãng bảo hiểm khác bởi vì: chỉ số tài chính của AIG đạt AA++ nên năng lực thanh toán bảo hiểm tốt. AIG có hệ thống mạng lưới toàn cầu về phòng chống tổn thất và giải quyết bồi thường. Đặc biệt các chuyên gia về phòng chống tổn thất của AIG có thể giúp các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam lựa chọn những hãng tàu vận chuyển cũng như phương thức đóng gói hàng hoá cho phù hợp đảm bảo hàng hoá vận chuyển đến đích an toàn, vì đấy là điều mà nhà xuất nhập khẩu mong muốn. Bên cạnh đó, ưu thế về kinh nghiệm và hệ thống toàn cầu của AIG cũng có thể giúp được cho các nhà xuất nhập khẩu phòng chống rủi ro và quản trị rủi ro của mình khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Qua phân tích trên chúng ta đã thấy được ưu điểm của từng công ty, với mục tiêu đảm bảo an toàn và lợi nhuận doanh nghiệp nên chọn công ty AIG bởi nó có ưu thế hơn hẳn về năng lực thanh toán bảo hiểm, mạng lưới rộng khắp toàn cầu cùng với bề dày kinh nghiệm về bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa.
Tính đến cuối năm 2000, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 4,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 23,26% kim ngạch hàng nhập khẩu. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, trong khi đó, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ Đôla Mỹ. Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB . Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12791.doc