Đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long

I. Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế : Trong 3 tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được xem như là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất , là dấu hiệu đánh giá ,so sánh các giai đoạn phát triển của nền kinh tế . Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như : cơ cấu ngành kinh tế , cơ cấu vùng kinh tế , cơ cấu thành phần kinh tế , cơ cấu khu vực thể chế v.v . Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất . Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chính là 1 nội dung quan trọng của quán trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống : cơ cấu ngành của 1 nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Có nhiều cách phân loại ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành . Song cho đến nay chính thức tồn tại 2 hệ thống phân ngành kinh tế : phân ngành kinh tế theo hệ thống sản xuất vật chất (MPS) và phân ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Theo hệ thống sản xuất vật chất , các ngành kinh tế được phân thành 2 khu vực : sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất .Khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất được phân thành các ngành cấp I như: Công nghiệp , Nông nghiệp Các ngành cấp I lại được phân thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như: điện năng , nhiên liệu Đặc biệt trong các ngành công nghiệp người ta còn phân ra thành nhóm A và nhóm B. Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội , biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ . Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp: khu vực I bao gồm các ngành nông –lâm- ngư nghiệp ; khu vực II là các ngành công nghiệp và xấy dựng ; khu vực III gồm các ngành Dịch vụ . Theo hệ thống tài khoản quốc gia,các ngành kinh tế được phân thành 3 nhóm ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp , xây dựng và dịch vụ. Ba ngành gộp này bao gồm 20 ngành cấp I như: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, khai mỏ khai khoáng, Các ngành cấp I lại được phân nhỏ thành các ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành các ngành sản phẩm. Có nhiều mức phân ngành khác nhau , tuỳ theo mức độ gộp hay chi tiết hoá đến chừng nào đó mà có được tập hợp các ngành tương ứng . Với một cách phân ngành hợp lí và một giá trị đại lượng được chọn thống nhất có thể xác định được các chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt cơ cấu ngành ,đó là tỉ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế . Loại chỉ tiêu định lượng thứ nhất này được sử dụng để nghiên cứu liên quan đến phát triển cơ cấu ngành của nền kinh tế . Chỉ tiêu định lượng thứ hai có thể mô tả được phần nào mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế , đó chính là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành ( hệ MPS) hay bản I/O của hệ thống SNA. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau . Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất lượng . Mặt số lượng thể hiện ở tỉ trọng ( tính theo GDP, lao động , vốn). Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20- 30% .Khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí , tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều hoặc ngược chiều , còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1 ,2,3 v.v .Nói chung mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế . . Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế : Trong 3 tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được xem như là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất , là dấu hiệu đánh giá ,so sánh các giai đoạn phát triển của nền kinh tế . Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như : cơ cấu ngành kinh tế , cơ cấu vùng kinh tế , cơ cấu thành phần kinh tế , cơ cấu khu vực thể chế v.v …. Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất . Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chính là 1 nội dung quan trọng của quán trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống : cơ cấu ngành của 1 nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Có nhiều cách phân loại ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành . Song cho đến nay chính thức tồn tại 2 hệ thống phân ngành kinh tế : phân ngành kinh tế theo hệ thống sản xuất vật chất (MPS) và phân ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Theo hệ thống sản xuất vật chất , các ngành kinh tế được phân thành 2 khu vực : sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất .Khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất được phân thành các ngành cấp I như: Công nghiệp , Nông nghiệp ..Các ngành cấp I lại được phân thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như: điện năng , nhiên liệu .. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp người ta còn phân ra thành nhóm A và nhóm B. Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội , biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ . Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp: khu vực I bao gồm các ngành nông –lâm- ngư nghiệp ; khu vực II là các ngành công nghiệp và xấy dựng ; khu vực III gồm các ngành Dịch vụ . Theo hệ thống tài khoản quốc gia,các ngành kinh tế được phân thành 3 nhóm ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp , xây dựng và dịch vụ. Ba ngành gộp này bao gồm 20 ngành cấp I như: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, khai mỏ khai khoáng,…Các ngành cấp I lại được phân nhỏ thành các ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành các ngành sản phẩm. Có nhiều mức phân ngành khác nhau , tuỳ theo mức độ gộp hay chi tiết hoá đến chừng nào đó mà có được tập hợp các ngành tương ứng . Với một cách phân ngành hợp lí và một giá trị đại lượng được chọn thống nhất có thể xác định được các chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt cơ cấu ngành ,đó là tỉ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế . Loại chỉ tiêu định lượng thứ nhất này được sử dụng để nghiên cứu liên quan đến phát triển cơ cấu ngành của nền kinh tế . Chỉ tiêu định lượng thứ hai có thể mô tả được phần nào mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế , đó chính là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành ( hệ MPS) hay bản I/O của hệ thống SNA. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau . Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất lượng . Mặt số lượng thể hiện ở tỉ trọng ( tính theo GDP, lao động , vốn). Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20- 30% .Khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí , tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều hoặc ngược chiều , còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1 ,2,3 v.v….Nói chung mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế . . Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau. 1.1.2 Cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế: Cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế là tỉ trong các ngành cấp II trong các ngành công nghiệp nông nghiệp , dịch vụ mà chủ yếu là tỉ trọng trong tổng sản lượng của ngành , VD trong Công nghiệp thì tỉ trọng nhũng ngành dệt may, da giầy, cơ khí , đóng tàu v.v… trong ngành Nông nghiệp là ngành trông cây lương thực , trồng lúa , chăn nuôi thâm canh tăng vụ .Mỗi ngành đều có đặc thù riêng tuy vậy cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế là rất liên quan mật thiết với nhau ,có tác động tương hỗ với nhau và thể hiện thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm . Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu kinh tế là một phạm trù rộng , nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kì phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định . Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đấy . Theo định nghĩa này , điều chỉnh cơ cấu ngành chỉ diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định vì nó là một quá trình và sự phát triển của các ngành phải dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng ( ở thời điểm trước đó ). Trên thực tế , sự thay đổi này là kết quả của quá trình : Xuất hiện thêm một số ngành mới hay mất đi một số ngành đã có , tức là có sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế . Tăng trưởng về qui mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn đến thay đổi cơ cấu . Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu ngành là kết quả của sự phát triển không đồng đều của các ngành sau mỗi giai đoạn . Chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tương quan giữa các ngành kinh tế thường dùng là nhịp độ tăng trưởng ngành : Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành . Sự thay đổi này trước hết biểu thị bằng số ngành có liên quan . Mức độ tác động qua lại của ngành này với các ngành khác qua qui mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận từ các ngành đó . Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế . Cho nên , chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển . Đó là qui luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế . Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ : sự chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra theo xu hướng nào , tốc độ nhanh chậm ra sao , có những qui luật gì ? Có rất nhiều nền kinh tế đã đạt được thành công trong sự phát triển nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể . Việc tìm ra một xu hướng hay giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam không đơn thuần là áp dụng kinh nghiệm có được mà là sự phát triển đặc thù của đất nước , của môi trường trong nước và thế giới hiện nay để làm thích ứng những bài học đã có cho hoàn cảnh Việt Nam . 1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành là tăng tỉ trọng vốn đầu tư , thay đổi về đóng góp của các ngành cấp II trong nội bộ ngành kinh tế ,về tỉ trọng ngành đó trong tổng sán lượng toàn ngành , ngành nào có khả năng tác động vào sản lượng chung toàn ngành cao , đóng hóp vào điểm % thay đổi của tổng sản phẩm cao thì nên gia tăng dung lượng vốn đầu tư và các chính sách ưu đãi cho những ngành đó. Tập trung vao những ngành phù hợp với địa hình địa chất , khí hậu , con người, đặc điểm sản xuất để có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành phù hợp . 1.3. Các mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1.3.1 Mô hình 2 khu vực của Lewis: A.Lewis là nhà kinh tế người Mỹ gốc Jamaica và , trong tác phẩm “ Lí thuyết về phát triển kinh tế “ đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, gọi là “Mô hình hai khu vực cổ điển “. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực. Sự phát triển công nghiệp quyết định tăng trưởng kinh tế phụ thuộc khả năng thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp , phụ thuộc vào tích luỹ vốn. Mô hình Lewis trên một mức độ nhất định còn giải thích nguồn gốc của những hậu quả xã hội, sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế . Cơ sở nghiên cứu của mô hinh Lewis là từ Ricardo. Trong nghiên cứu của mình , Ricardo đã đưa ra hai vấn đề : một là , khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo qui mô và tiến tới bằng không ( nguyên nhân của hiện tượng này là do qui mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên đòi hỏi phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn , dẫn đến chi phí sản xuất tăng dần khi sản xuất một tấn lương thực , với mức tăng cho trước ở đầu vào dẫn đến các mức tăng liên tục nhỏ hơn ở đầu ra .Ông cho rằng lao động dư thừa ở nông thôn về hình thức khác với lao động dư thừa ở thành thị . Ở thành thị , lao động được coi là dư thừa khi họ có khả năng lao động , có mong muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm . Còn ở nông thôn thì không phải như vậy , hiện tượng phổ biến ở đây là mọi người đều có việc làm nhưng với năng suất lao động ngày càng thấp , các thành viên trong gia đình phải chia việc ra để làm . Sản phẩm biên của lao động giảm dần và tiến tới bằng không . Hiện nay các nhà kinh tế gọi là thất nghiệp trá hình ( vô hình hoặc bán thất nghiệp). Do đó khu vực nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối , cần phải giảm dần qui mô và tỉ trọng đầu tư . Cần xây dựng công nghiệp để thu hút lao động Tpm3(K3) TPM2(K2) TPM1(K1) TPA A1 A2 A3 TPM1 LA LA1 LA2 TPM3 TPM2 M1 M2 M3 0 0 LM1 LM2 LM3 TPM LM ADL,MDL MDL ADL A LA2 WM WM1 WM D1 D2 D3 D4 D5 E1 E2 E3 E4 E5 SLM LM1 LM2 LM3 LM4 LM LA O O Hàm sản xuất với các yếu tố L, K,T Sản phẩm biên nông nghiệp giảm dần và =0 ( khai thác hết đất và lao động tiếp tục đưa vào ) Nguyên tắc là tiền lương bằng với sản phẩm biên. Khi sản phẩm biên bằng 0 thì tiền lương bằng sản phẩm trung bình. Trong điều kiện dư thừa lao động thì tiền lương trong nông nghiệp chỉ ở mức tối thiểu Khu vực công nghiệp trả cao hơn 30% để thu hút lao động Hết lao động dư thừa thì tiền lương mới tăng ( đường cung lao động dốc lên ) Khi lao động vẫn còn thừa , đường cầu lao động càng lớn thì lợi nhuận cho nhà tư bản càng lớn ; cơ sở của sự tích luỹ và phân hoá xã hội Khi hết dư thừa , tiền lương tăng làm lợi nhuận công nghiệp giảm , bất binhg đẳng giảm Cần đầu tư lại vào nông nghiệp để giảm cầu lao động ở khu vực nông nghiệp Tóm lại : Mô hình Lewis giải quyết mối quan hệ giữa hai khu vực trong qua trình tăng trưởng . Khi nông nghiệp có dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khả năng tích luỹ và đầu tư của khu vực Công nghiệp .Chỉ ra được những hệ quả về mặt xã hội , lí giải được mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng xã hội trong mô hình chữ U ngược (Kuznet) Tuy nhiên còn một vài giả định không thực tế : -Tỉ lệ lao động thu hút sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỉ lệ vốn tích luỹ ở khu vực này ( thâm dụng vốn hoặc đầu tư nơi khác ). Thành thị không có thất nghiệp. Nông thôn có thể giải quyết được việc làm mà không cần phải chuyển ra thành phố . Tiền lương công nghiệp không tăng ( thực tế vẫn tăng do nhu cầu về lao động tay nghề và công đoàn ). 1.3.2 Mô hình 2 khu vực của trường phái tân cổ điển: Một trong những điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh tế của trường phái tân cổ điển là đặt khoa học công nghệ ( T là một yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế . Khu vực nông nghiệp : Con người có thể cải tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất . Với lập luận đó , đường biểu diễn hàm sản xuất trong nông nghiệp với yếu tố lao động biến đổi TPA=F(LA) của trường phái tân cổ điển sẽ luôn có xu thế dốc lên , thể hiện ở sơ đồ sau: TPA TPA=f(LA) LA Đường hàm sản xuất trong nông nghiệp tân cổ điển Qua sơ đồ ta thấy mặc dù đường biểu diễn hàm sản xuất trong nông nghiệp không có phần nằm ngang nhưng độ dốc cũng có xu thế giảm dần , tức là với một số lượng lao động tăng lên bằng nhau , càng về sau thì mức tăng lên của tổng sản phẩm ngày càng giảm đi . Biểu hiện trì trệ này được giải thích bởi qui luật lợi nhuận biên giảm dần theo qui mô, cho dù có sự tác động của khoa học công nghệ nhưng đất đai trong nông nghiệp vẫn có dấu hiệu giảm đi về số và chất lượng , nên sản phẩm biên của lao động không bằng không nhưng có chiều hướng giảm dần . Sản phẩm biên trong nông nghiệp luôn dương nên tiền công được trả theo mức lao động cận biên . Đường cung lao động trong nông nghiệp vì thế không có đoạn nằm ngang ( hơi dốc lên ) .Tân cổ điển coi công nghệ (T) là yếu tố trực tiếp quyết định tăng trưởng LA W SLA Đường cung lao động nông nghiệp * Khu vực công nghiệp : Sản phẩm biên của lao động khu vực nông nghiệp luôn dương , khi chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng liên tục sản phẩm cận biên của lao động còn lại trong nông nghiệp , cho nên khu vực công nghiệp phải trả mức tiền công ngày càng cao hơn cho số người lao động chuyển từ nông nghiệp ngày càng nhiều . Khi lao động chuyển khỏi nông nghiệp làm cho đầu ra( tổng sản phẩm ) của nông nghiệp giảm xuống và kết quả là giá cả nông sản ngày càng cao, tạo ra áp lực phải tăng lương cho người lao động khu vực công nghiệp . LM W WM1 WM2 DLM1 SLM Đường cung cầu lao động khu vực công nghiệp Tân cổ điển cho rằng để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà tân cổ điển cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay từ đầu chứ không phải chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp. Việc đầu tư cho nông nghiệp phải được thực hiện theo hướng nâng cao năng suất lao động ở khu vực này để mặc dù rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực , thực phẩm , giá nông sản không tăng , giảm áp lực tăng giá tiền công lao động công nghiệp . Mặt khác để giảm bớt áp lực , khu vực công nghiệp một mặt , cần đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao động ; mặt khác , khu vực này cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu để đổi lấy lương thực , thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về . Tuy khu vực nông nghiệp không có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối so với công nghiệp tức là với một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nhau nhưng mức tổng sản phẩm gia tăng có xu hướng ngày càng giảm , vì vậy nên giảm tỉ trọng đầu tư khu vực nông nghiệp . 1.3.3 Mô hình 2 khu vực của Oshima: Harry T. Oshima là nhà kinh tế người Nhật bản , ông nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước chấu Á so với các nước Âu- Mỹ , đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Tỏng tác phẩm “ tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á gió mùa “ Oshima đã đưa ra quan điểm mới về mô hình phát triển và mối quan hệ công – nông nghiệp dựa trên những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế châu Á. Theo Oshima, dư thừa lao động khu vực nông nghiệp không phải lúc nào cũng xảy ra nên mô hình Lewis không thik hợp với đặc điểm Châu Á, nhất là những vùng lúa nước. Oshima cho rằng về mặt lí thuyết thì trường phái tân cổ điển hoan toàn đúng khi họ đặt vấn đề phải đầu tư từ đầu cho Nông nghiệp và công nghiệp hay quan điểm của Ricardo là mô hình phát triển phải bắt đầu từ khả năng xuất khẩu Công nghiệp để nhập khẩu lương thực , tuy nhiên hai quan điểm này là thiếu thực tế trong điều kiện các nước đang phát triển ( thiếu nguồn lực vốn đầu tư , lao động , kĩ năng quản lí và quan hệ quốc tế ). Oshima : đầu tư phát triển nền kinh tế theo 3 giai đoạn với mục tiêu và nội dung khác nhau . Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng : Tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp . Phù hợp với khả năng vốn , trình độ kĩ thuật của nông thôn trong giai đoạn đầu . Biện pháp : - Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp , xen canh , tăng vụ trồng thêm rau quả , cây lấy củ , mở rộng chăn nuôi , trông cây lâm nghiệp . Hỗ trợ của nhà nước để nâng cao năng suất : hệ thống tưới , vận tải nông thôn , giáo dục và điện khí hoá nông thôn . Cải tiến các tổ chức : tổ chức dịch vụ, tổ chức tín dụng Tăng xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ ( nhập khẩu máy móc cho công nghiệp nhiều lao động ) Kết thúc khi nông nghiệp có qui mô lớn . * Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp ( theo chiều rộng ) Biện pháp : -Tiếp tục đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp . -Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá . -Phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp (nông cụ cải tiến ). -Phát triển ngành sản xuất phân bón , giống , các yếu tố đầu vào . -Hoạt động đồng bộ từ sản xuất , vận chuyển ,bán hàng , tín dụng. Phát triển nông nghiệp tạo nhu cầu tăng qui mô công nghiệp và dịch vụ. Kết thúc khi tăng trưởng việc làm nhanh hơn tăng trưởng lao động , tiền lương thực tế tăng . * Giai đoạn ba: Phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động Công nghiệp trong nước bắt đầu vươn ra nước ngoài . Dịch vụ phát triển phục vụ công nông nghiệp tăng mạnh làm thiếu lao động . Biện pháp: -Nông nghiệp cần sủ dụng máy móc để thay thế lao động , áp dụng công nghệ sinh học để tăng sản lượng ( Lewis model). -Công nghiệp hướng xuất khẩu cũng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm . Kết thúc khi nền kinh tế đã phát triển đến giai đoạn cao nhất . Oshima: tăng trưởng nhanh dẫn đến phân hoá xã hội và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập . 1.4. Ý nghĩa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân , có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta . Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là tổng thể của kinh tế bao gồm mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sau khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải được những khả năng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn , tạo cho nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn góp phần từng bước chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá .Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung đã và đang có sự khởi sắc , sản xuất phát triển đời sống nhân dân được cải thiện . Mặt khác , việc chuyển dịch cơ cấu ngành , theo vùng , lãnh thổ , theo các thành phần kinh tế , theo cơ cấu kĩ thuật công nghệ hường tới nền sản xuất hàng hoá và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Thế nhưng trong phạm vi của từng vùng trong nước thì không hẳn thế. Do có sự phát triển không đều giữa các vùng trong nước, quá trình đó diễn ra ở các vùng không giống nhau: ở vùng kinh tế phát triển, quá trình đó diễn ra theo trình tự chung còn ở vùng kinh tế kém phát triển, quá trình đó có thể bắt đầu từ việc phá thế độc canh hoá chuyển sang đa canh lúa, màu phát triển chăn nuôi và bước tiếp theo là phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là: tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm và tỉ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn còn phải có sự quan hệ rất nhiều tới các ngành khác như phát triển nông nghiệp hàng hoá phải chịu sự tác động mạnh mẽ của Công nghiệp và nông nghiệp không thể tự đi lên nếu không có sự tác động trực tiếp của một nền công nghiệp phát triển và được các ngành nghề mới trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp và nông thôn, đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn là sự phân công lao động cũng được diễn ra . Từ lao động trồng lúa chuyển sang lao động trồng hoa màu chăn nuôi , làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ,nó không chỉ phụ thuộc vào phục vụ cho cả nhu cầu phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp , thương nghiệp và các ngành doanh nghiệp khác . Từ thế kỉ 20 đã chứng minh và xác định khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển và đổi mới như vũ bão , tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 1 nước không thể tách rời với sự phát triển kinh tế của cộng đồng quốc tế hay cũng như không tách rời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn với cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế chung của cả nước. Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo ở nông nghiệp và nông thôn không thể tránh khỏi , nó diễn ra theo hướng : khi sản xuất hàng hoá kém phát triển thì khoảng cách đó tương đối doãng ra , khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao thì khoảng cách đó thu hẹp lại và có thể trở lại khoảng cách ban đầu ( nhưng ở trình độ cao hơn ). Điều đó chứng tỏ sự phân hoá giàu nghèo vừa là kết quả, vừa là động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thêm vào đó, ở đâu có trình độ dân trí thấp thì ở đó việc xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đương nhiên là gặp nhiều khó khăn và khó tránh khỏi sai lầm . Điều này cũng chứng tỏ rằng với trình độ dân trí hay mặt bằng trong giáo dục có chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn . Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long 2.1. Thực trạng về các ngành nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 2.1.1. Sản lượng về nuôi trông thuỷ sản : *Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (nghìn ha) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 621,3 658,5 680,2 691,2 723,8 752,2 *Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: ( tấn ) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 634798 773293 1002805 1166775 1526557 1838638 *Sản lượng tôm nuôi theo địa phương: (tấn) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 182221 222643 265761 286837 309531 307070 2.1.2. Sản lượng 1 số ngành nông nghiệp nông thôn ĐBSCL: * Số hợp tác xã : 2003 2004 2005 2006 2007 2008 656 698 758 567 775 753 * Diện tích lúa cả năm : (nghìn ha) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 3787,3 3815,7 3826,3 3773,9 3683,1 3858,9 *Sản lượng lúa cả năm ( nghìn tấn): 2003 2004 2005 2006 2007 2008 17528 18567,2 19298,5 18229,2 18678,9 20681,6 2.2.Những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL 2.2.1.Những kết quả và thành tựu đạt được Đối với gạo - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, với phương châm “muốn đẩy mạnh xuất khẩu gạo trước hết phải có giống tốt”, trong những năm gần đây, công nghệ hạt giống được quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều tiến bộ. Sản lượng và chất lượng gạo của Việt Nam, vì thế, đã có những bước cải tiến đáng kể. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trong những năm gần đây mỗi năm một giảm (trung bình mỗi năm giảm khoảng 40 ngàn - 50 ngàn ha) do chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và đất nông nghiệp được thu hồi để làm đường, làm nhà... phục vụ công nghiệp, nhưng sản lượng lúa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng đều qua từng năm, mỗi năm sản lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn - 700 ngàn tấn. Việc nghiên cứu tạo nhiều giống lúa lai ngắn ngày, phù hợp với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mang lại năng suất, chất lượng cao. Chiến lược thành công nhất của ĐBSCL trong 20 năm qua là tạo được giống lúa cực sớm nên đã “bội thu” nhờ diện tích lúa vụ hè - thu tăng lên 1,4 triệu - 1,5 triệu ha và năng suất tăng từ 2 tấn lên 10 tấn. Nông nghiệp ĐBSCL đã đóng góp 50% sản lượng cho an ninh lương thực quốc gia và chiếm tới 80% sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Tiêu chí chất lượng gạo cũng ngày càng được chú trọng. Đây là một thành công trong xuất khẩu gạo của năm 2007. Trước đây, mỗi tấn gạo xuất khẩu cùng cấp hạng của Việt Nam thấp hơn Thái Lan 20 USD - 40 USD, làm thiệt cho chúng ta khoảng 80 triệu USD, nhưng nay, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào chọn tạo giống, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra được những giống lúa chất lượng cao, giảm sự chênh lệch này xuống còn 2 USD - 5 USD, thậm chí có thời điểm bằng 0. Điều này thể hiện những bước tiến vượt bậc trong công nghệ hạt giống. Gạo xuất khẩu của ĐBSCL chủ yếu là loại 15% - 25% tấm; loại 5% tấm không nhiều và gạo thơm thì 2 năm 2006 - 2007 chỉ xuất vài trăm ngàn tấn. Tình hình xuất khẩu tôm sú hiện đang khó khăn vì vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của con tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL năm 2008 đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa đóng góp 2% GDP của cả nước và khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản. Thời gian qua, nuôi tôm sú trở thành một trong những ngành chủ lực, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ĐBSCL nhưng cũng đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi, gây bất lợi cho hệ sinh thái nước lợ. Tình trạng buông lỏng quản lý con giống tại ĐBSCL dẫn đến nhiều đàn tôm sú giống kém chất lượng, thậm chí nhiễm bệnh đã được nhập vào đây, dẫn đến hàng trăm ngàn ha nuôi không hiệu quả. Trong năm 2008 có 148.000 ha tôm tại đây bị chết, tập trung tại Cà Mau với 57.789 ha, Kiên Giang 40.000 ha, Sóc Trăng 28.000 ha, Bạc Liêu 19.000 ha. Tỉ lệ tôm chết từ 20 – 75% làm người nuôi thiệt hại 165 tỉ đồng. Chỉ có khoảng 45% số hộ nuôi tôm sú ở ĐBSCL có lãi. Số còn lại hòa vốn hoặc lỗ. Sức mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL đã đem lại “luồng gió mới” cho nghề nuôi thủy sản. Nhiều người nuôi tôm sú, cá tra, cá ba sa giàu lên nhanh chóng. Nhưng, người giàu nhờ nuôi tôm sú, cá tra, cá ba sa đa phần là các “đại gia”. Họ không phải là nông dân mà là doanh nghiệp, có vốn, biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT), năm 2009, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đưa diện tích nuôi tôm sú lên 566.000, tăng 27.000 ha so năm 2008, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre . Để bảo đảm thắng lợi, các tỉnh qui hoạch phát triển các vùng nuôi phù hợp với môi trường; hoàn thiện thêm một bước hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; tăng cường lành mạnh hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi; phổ biến rộng hơn kỹ thuật nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh đến tận cơ sở. Đặc biệt khuyến khích nông dân mở rộng áp dụng mô hình “nuôi tôm cộng đồng”.(Tất cả các thành viên trong tổ, nhóm nuôi cùng thả một loại tôm giống, ngày thả, vệ sinh ao nuôi... nên hạn chế được dịch bênh. Nếu dịch bệnh xảy ra thì cộng đồng thông tin cho nhau để cùng thống nhất cách phòng trừ kịp thời...) và mô hình “nuôi tôm sinh thái”. (Không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2,5con/m2/vụ); sử dụng thức ăn tự nhiên; sử dụng ít phân hữu cơ để tạo màu trong nước nên không làm ô nhiễm môi trường, do đó, không cần xử lý nước thải. Chi phí rất thấp nhưng năng suất ổn định 200kg/ha). 2.2.2.Những hạn chế, thách thức và nguyên nhân Diện tích lúa canh tác mỗi năm mỗi giảm, trong khi năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn ít thay đổi. Nông nghiệp chiếm 68% tỷ trọng kinh tế nông thôn, đóng góp 79% cơ cấu kinh tế hộ nông dân, trong đó trồng trọt chiếm 50%. Quá trình chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng diễn ra rất chậm. Mức đầu tư cho nông nghiệp hằng năm đạt chưa tới 10% ngân sách nhà nước. Đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo, nhưng nông dân trồng lúa vẫn là những người nghèo cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn một triệu tấn, nhưng thu nhập của người trồng lúa thì vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Năm 2005, mức tiêu dùng của người phi nông nghiệp so với của nông dân cách nhau 2,6 lần. Vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu dù đã được kiểm soát nhưng vẫn còn trong tình trạng bơm tạp chất (như rau câu) vào tôm xuất khẩu. Việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm cá vẫn còn ở mức báo động. Bằng chứng là gần đây nhiều lô hàng tôm xuất khẩu bị trả lại. Tôm, cá ở ĐBSCL xuất khẩu chủ yếu ở dạng đông lạnh nguyên con hoặc phi lê. Sản phẩm chế biến chất lượng cao, ăn liền chỉ khoảng 10%. Cái cảnh “ùn ùn làm theo” cũng không ngoại lệ với nông dân nuôi thủy sản. Theo các nhà khoa học địa phương, việc mở rộng diện tích nuôi thủy sản nóng vội, tự phát, không theo quy hoạch đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… năm nào tôm nuôi cũng chết hàng loạt. Có nhiều nguyên nhân: giống kém chất lượng, thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi; thiếu vốn; đặc biệt là hệ thống thủy lợi nội đồng yếu, xuống cấp trầm trọng. Cùng một con kênh, người nuôi tôm chết, thải nước ra, người khác lấy vào nuôi, lại tiếp tục thiệt hại theo kiểu “dây chuyền” mà địa phương nào ở các vùng ven biển cũng gặp phải. Tuy ngân hàng chỉ đáp ứng 10% số vốn vay cho người nuôi thủy sản nhưng hiện nông dân bị thất tôm ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, không có khả năng chi trả vốn lãi ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4-2008, người nuôi cá tra, cá ba sa đang “gặp nạn”. Đó là giá cá rớt thê thảm, nhiều người nuôi phá sản. Nguyên nhân chính là ngân hàng tạm ngưng cho người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến cá vay vốn. Giá đầu vào cá tra trên 15.500 đồng/kg, nhưng bán ra chỉ 13.000 đồng và lại bán rất khó. Cá tới kỳ thu hoạch, nhiều hộ không còn tiền mua thức ăn cho cá, đành “năn nỉ” doanh nghiệp bán giá rẻ, chịu lỗ rồi “treo hầm”. Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là diện tích nuôi cá tra, cá ba sa tăng lên chóng mặt, mạnh ai nấy làm, thiếu sự gắn kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến. Vì thế, khi cá có giá, người nuôi “làm mình, làm mẩy”; khi cá mất giá “dội chợ”, doanh nghiệp “chê ỏng, chê eo”; âu cũng là lẽ thường tình. Một vấn đề khác là diện tích cá tra, cá ba sa phát triển tràn lan đã làm nhiều vùng nuôi trở nên ô nhiễm (có hộ cá chết cả trăm tấn) vì thức ăn thừa thải ra các sông rạch. Nhiều nhà khoa học trong vùng lo ngại về tình hình nuôi cá tràn lan không kiểm soát được, tương lai không xa, sông Hậu, sông Tiền và các nhánh kênh rạch “vệ tinh” xung quanh sẽ trở thành “bãi rác”. Việc thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân ở mức rất thấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá cả nông sản, thực phẩm còn bấp bênh. Ví như, vào chính vụ thì giá mía, tôm, cá tra, cá ba sa chựng lại hoặc tụt xuống; cuối vụ khan hàng thì giá leo thang. Việt Nam đã gia nhập WTO. Vì thế, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản ở ĐBSCL sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh vì phải mở cửa thị trường. Nông sản ĐBSCL chỉ có thế mạnh về giá nhưng yếu về chất lượng nên khó vào được thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Công nghệ sau thu hoạch và chế biến tuy có những bước đổi mới nhưng vẫn còn lạc hậu. Tình trạng tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản vẫn xảy ra, gây tổn thất cho người sản xuất và lợi ích chung của quốc gia. Với phương thức kinh doanh lạc hậu, các doanh nghiệp ĐBSCL khó duy trì thị phần trên “sân nhà”, vì thị trường Việt Nam mở cửa đón các doanh nghiệp nước ngoài Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng DBSCL: 3.1. Định hướng phát triển các ngành nông nghiệp nông thôn Vùng DBSCL Vị trí địa lý của ĐBSCL có nhiều thuận lợi để phát triển theo hướng kinh tế mở: kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp và kinh tế biển. Chú ý phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực; đồng thời bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động sống chung với lũ. Phát triển công nghiệp (chủ yếu là chế biến) phải gắn với vùng nguyên liệu và thị trường. Xây dựng vùng lúa xuất khẩu, vùng trái cây tập trung và vùng nuôi thủy sản (nước mặn và nước ngọt) quy mô lớn. Chú trọng vai trò kinh tế hộ, trong đó chuyển từ kinh tế hộ tiểu nông sang kinh tế hộ trang trại gắn với hợp tác xã. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh những doanh nghiệp lớn mạnh, với đội ngũ doanh nhân tầm cỡ làm đầu tàu. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ đưa ra 5 giải pháp thúc đẩy phát triển là: cơ sở hạ tầng (chủ yếu là giao thông), nguồn nhân lực, đô thị hóa, an ninh lương thực và hợp tác với TPHCM. Từ lâu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đô thị hóa là 3 điểm yếu cơ bản làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Vì thế cần phải làm quyết liệt. Cần chú ý đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông ở nông thôn để thu hút các nhà đầu tư. Các tỉnh, thành ở ĐBSCL hiện nay hầu hết đã có trường đại học. Tuy nhiên, phải mở nhiều hơn nữa các trường dạy nghề, đặc biệt cho nông dân; về lâu dài sẽ “biến” họ thành công nhân nông nghiệp. Phải đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, từ đó quy hoạch vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Các tỉnh ĐBSCL cần kết hợp lại, thiết lập trật tự cho vùng nuôi tôm sú; vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Từng vùng phải có quy hoạch cụ thể. Nuôi tập trung mới áp dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho năng suất cao, xử lý được môi trường, giảm dịch bệnh, tăng chất lượng hàng hóa; thu hoạch và tiêu thụ thuận lợi. Chuyển dịch mạnh để tiến tới xóa bỏ độc canh cây lúa, đa dạng hóa các sản phẩm. Sắp tới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở hội nghị lần thứ 7 để bàn về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. ĐBSCL trên tinh thần phát huy nội lực nhưng rất cần sự đầu tư của Trung ương và các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển. 3.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá các ngành nông nghiệp nông thôn vùng DBSCL: Một trong những giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành hàng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL là tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản xuất với yêu cầu của thị trường. Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu thuỷ sản chế biến và tiêu dùng đạt mức hợp lí tránh tình trạng cung vượt cầu, khắc phục tình trạng khủng hoảng nguyên liệu. Người nuôi phải tổ chức lại sản xuất theo hướng quản lý cộng đồng thông qua việc thành lập các hợp tác xã cùng liên kết với nhau trong việc ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến (GAP, CoC…) để sản phẩm đảm bảo chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu thị trường với giá thành hợp lý. Tại Vĩnh Long, ngành nông nghiệp đã thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát trỉên thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó chú trọng đến đối tượng cá tra nuôi ao. Tỉnh khuyến khích nhân rộng các mô hình hợp tác xã, hội nghề cá..., qua đó hình thành và quản lí chặt chẽ chuỗi cung ứng sản phẩm thuỷ sản làm đầu mối hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến, đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao và giá cả hợp lí nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL có thế mạnh thủy sản cần gắn kết xây dựng cơ sở hạ tầng chế biến xuất khẩu thuỷ sản với tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lí và đội ngũ kĩ thuật đảm bảo phát triển ngành thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tận dụng các gói kích cầu của Chính phủ để đầu tư các dự án nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường trang thiết bị chế biến thủy sản theo hướng hiện đại để thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại Vĩnh Long, dự kiến năm nay, một số dự án trọng điểm sẽ hoàn thành đi vào họat động như Nhà máy chế biến thủy sản An Phước công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm, Nhà máy chế biến thủy sản Hiệp Thanh V công suất 10.000 tấn thành phẩm/năm... góp phần nâng cao năng lực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác thị trường mới như Nga, Ucraina, Ai Cập… đồng thời đa dạng sản phẩm hướng đến thị trường nội địa, chú trọng khâu quảng bá thương hiệu mặt hàng thủy sản đối với người tiêu dùng trong nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản./. Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn không ngừng được nâng lên..., Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch; tổ chức lại sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, địa phương; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ổn định diện tích lúa vừa bảo đảm an ninh lượng thực vừa phục vụ xuất khẩu; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề ở nông thôn gắn với sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng phục vụ phát triển sản xuất, vận chuyển hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khỏe người dân. Trong đó, ưu tiên đầu tư kiên cố hóa hệ thống thủy lợi, thủy lợi kết hợp với hoàn thiện hệ thống giao thông, bố trí dân cư, cung cấp nước sinh hoạt cho nông thôn; nâng cấp, xây mới hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ các cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn; tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống y tế tuyến huyện, thị, xã, phường; bảo đảm trang thiết bị, nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đối với tất cả các trạm y tế xã, phường... Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 6%. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phát triển các phong trào văn hóa, thể thao ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho người dân theo mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, làng nghề và xuất khẩu lao động. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển các loại hình hợp tác sản xuất kinh doanh; xây dựng mô hình doanh nghiệp nông nghiệp thích hợp gắn với liên kết hoặc tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, tạo điều kiện đưa công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp. Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và tiêu thụ nông sản; khuyến khích mở rộng các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đối với các sản phẩm lúa gạo, cá tra, trái cây; tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là các hợp tác xã, tổ hợp, trang trại. Tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là công tác giống, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ làm khoa học - kỹ thuật có trình độ cao. Thu hút người có năng lực ở trong và ngoài nước về công tác tại địa phương bằng các chính sách phù hợp. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giữ chân và phát huy kiến thức đối với các cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ, năng lực phục vụ địa phương. Thực hiện tốt các chính sách để khai thác các nguồn lực phát triển nhanh kinh tế - xã hội nông thôn. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Trung ương, đồng thời xây dựng một số chính sách của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng đầu tư từ ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cân đối nguồn thu từ xổ số kiến thiết để hỗ trợ một phần cho đầu tư xây dựng giao thông nông thôn; chú trọng lồng ghép các chương trình mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy mạnh thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là Hội Nông dân trong thực hiện các dự án nâng cao đời sống, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông nghiệp cấp huyện, xã; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường; thực hiện tốt chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên cơ sở; tiếp tục cải cách hành chính và thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở.. **Kết luận: Trên đây đề án đã một phần nào thể hiện được xu hướng và những giải pháp thích hợp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để góp phần làm phát triển các ngành nông nghiệp ở vùng này, một vùng kinh tế trọng điểm của cả nước . Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của em còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong muốn khắc phục được những hạn chế và khiếm khuyết này trong thời gian tới . . * Danh mục tài liệu tham khảo : -Giáo trình kinh tế phát triển ( trường đại học kinh tế quốc dân ) -Trang web của tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn -Trang web tailieu.vn. -Niên giám thống kê. - MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110924.doc
Tài liệu liên quan