Đề tài Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay

Vấn đề CNH – HĐH đất nước là một vấn đề to lớn, có quyết định đối với nền kinh tế của đất nước. Sự thành công của quá trình này là sự bnảo đảm công bằng xã hội, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kinh tế chậm phát triển như hiện nay. Ap dụng các thành tựu KHKT vào các nhành công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng . Nhằm tăng năng xuất lao động. Xây dựng một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sản xuất những mặt hang phục vụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông, cơ sở y tế, giáo dục ở khắp mọi nơi, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa. Đưa ánh sáng của tri thức tới mỗi con người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh. Xây dựng nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đưa dất nước ta trở thành một nước đại công nghiệp vào năm 2020, bứơc tiếp con đường CNXH

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Cơ cấu kinh tế mang nặng đặc trưng của một nước nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 80%). Mặt khác cơ sở vật chất, kỹ thuật thấp kém, lại phải chịu hậu quả của chiến tranh để lại. Bên cạnh đó chúng ta đã mắc phải sai lầm trong cơ chế điều hành nền kinh tế trong thời kỳ quan liêu bao cấp tập chung Chính vì vậy, nền kinh tế của đất nước ta đã bộc lộ rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết Đảng đã nắm vững, phân tích tình hình và đã đưa ra những giải pháp rất kịp thời và đã đưa nền kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển thoát khỏi tình trạng khó khăn. Điều đó đã được thể hiện thông qua kết quả của các kỳ Đại Hội VI, VII, VIII. Trong đó Đảng đặc biệt quan tâm tới việc phát triển công nghiệp hoá (CNH) – hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Đưa nước ta thopát khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 về cơ bản đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Do đó CNH-HĐH hiện nay không những là mục tiêu chiến lược của đất nước ta hiện nay. Mà nó còn là vấn đề quan trọng và là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích ở trên cho thấy: “ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở đất nước đất nước ta hiện nay ’’. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Quá trình nghiên cứu nó phải xuít phát từ thực tế của đất nước, dựa trên những hiểu biết, những văn kiện Đại hội của Đảng lần VI, VII, VIII, IX và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mac- Lê Nin. Với những hiểu biết đang còn hạn chế và trong phạm vi đề tài cho phép em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy cô trong quá trình làm bài. Em xin chân thành cảm ơn. Phần nội dung CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đất nước ta hiện nay 1 /Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời kỳ hiện nay ở nước ta /Quan điểm của đảng về công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Từ thực tiễn của công nghiệp hoá- hiện đại hoá trên thế giới đã đạt được. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã họp và đưa ra những quan điểm chỉ đạo việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở đất nước ta như sau: - Vấn đề cơ bản là công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. - Xây dựng một nền kinh tế vững chắc hội nhập quốc tế và khu vực. Phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu - Công nghiệp hoá hiện đại hoá phaỉ lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển của kinh tế. Đây là vấn đề của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo - Đẩy mạnh khoa học kỹ thuật làm động lực của công nghiệp hoá hiện đại hoá kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để tranh thủ thời gian đưa nền kinh tế tiến nhanh, mạnh, vững chắc - Lấy kết quả kinh tế xã hội làm thước đo cho sự phát triển kinh tế đất nước. Con đường công nghiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt. Theo con đường này cần làm những việc sau: + Phát huy lưọi thế của đất nước từng bước tiếp cận kinh tế tri thức + Tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, Đặc biệt là công nghệ thông tin. + Phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của người Việt Nam Thông qua phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ. + Phát triển một số ngành công nghiệp nặng then chốt, đồng thời coi trọng công nghiệp hoá hiện đaị hoá nông nghiệp nông thôn Vâỵ công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời đại hiện nay là một vấn đề cần thiết đối với một nền kinh tế chậm phát triển như đất nước ta hiện nay 1. 2/ Khái niệm về công nghiệp hoá hiện đại hoá. Từ quan điểm mới về công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng có thể định nghĩa công nghiệp hoá hiện đại hoá khái quát như sau: Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính xang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động cao. 2/ công nghiệp hoá với mục đích gì? Đất nước ta là một nước mà nền kinh tế phụ thuộc nặng lề vào nông nghiệp (80%). Vì vậy vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước không những đưa nền kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Mà “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Mục tiêu này gắn liền với mục tiêu kết thúc thời kỳ quá độ nên chủi nghĩa xã hội ở nước ta nhằm đưa kinh tế nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đưa đất nước thoát khỏi tình trạng thấp kém lạc hậu 2. 1/ Tính chất của công nghiệp hoá hiện đại hoá Công nghiệp hoá đối với mỗi nước là cả một vấn đề to lớn. Nó phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng…. . Đây là một vấn đề phức tạp rộng lớn đòi hỏi phải có thời gian, không được nóng vội chủ quan để không mắc phải những sai phạm trong quản lý lãnh đạo. Nhưng bản chất của công nghiệp hoá hiện đại hoá được thể hiện qua một số yếu tố sau: Công nghiệp háo là quá trình trang bị công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân trước hết là những nghàng chủ chốt. Trong điều kiện cách mạng khao học kỹ thuật ngày nay thì việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình giúp nền kinh tế của chúng ta hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam á. Công nghiệp hoá là cả một quá trình dài không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà nó còn bao chùm nên tất cả các nghành các lĩnh vực của một đất nước. Đó là lẽ tất yếu bởi nền kinh tế mỗi nước là sự thống nhất của các ngành kinh tế có liên quan mật thiết với nhau, của các hoạt động xã hội. Bởi vậy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải gắn niền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu nền kinh tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia có thể chia ra làm ba loại chủ yếu sau: + Công nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong giai đoạn đầu là hoạt động kinh tế cơ bản nhất tạo ra những mặt hàng tiêu dùng mang tính thiết yếu và là nhân tố cơ bản, là điều kiện để kinh tế phát triển. + Công nghiệp là nghành quan trọng ở các quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay thì vấn đề luôn được yêu tiên và phát triển là sản xuất hàng tiêu dùng giản đơn và khai thác những sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên đem lại. + Dịch vụ là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân cũng như dân trí. Không thể có quá trình công nghiệp hoá bằng hệ thống dịch vụ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, nhưng cũng không thể thiếu quá trình dịch vụ bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mỗi bước trong quá trình công nghiệp hoá xẽ trải qua hai giai đoạn cơ bản. Từ cơ cấu: nông- công- dịch vụ sang cơ cấu: công – nông- dịch vụ. Trong bất kỳ giai đoạn nào của công nghiệp hoá cũng đều là quá trình kinh tế xã hội việc thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá xẽ thủ tiêu tình trạng lạc hậu, nghèo làn về kinh tế để đưa đất nước tiến bộ hơn nâng cao mức sống nâng cao dân trí của dân cư Ngoài ra công nghiệp hoá còn là quá trình mở rộng mối quan hệ hợp tác giưuã các nước vì trong điều kiện như hiẹn nay vấn đề mở rộng quan hệ quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới cần phải đặt sự phát triển kinh tế của đất nước mình trong nền kinh tế của quốc tế. Tăng cường quan hệ thương mại quốc tế tham gia tích cực vào quá trình cạnh tranh và liên kết kinh tế quốc dân Vậy quá trình công nghiệp hoá xẽ đưa nền kinh tế đất nước phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ vững chắc tạo cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước đảm bảo tiến độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định 2. 2/Tính cấp thiết của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở đất nước ta CácMác đã chỉ rằng: “ nếu văn minh được phát triển một cách tự phát không có lý dẫn một cách có khoa học thì xẽ để lại sau nó là một hoang mạc” cũng tương tự như vậy công cuộc xây dựng một xã hội mới phải được tiến hành một cách toàn diện trên các mặt của phương thức sản xuất là quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là con đường và là bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất cho nền sản xuất lớn hiện đại. Trên con đường đi nên xã hội chủ nghĩa đất nước ta đã bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên hậu quả đẻ lại là một nền kinh tế với cơ sở vật chất thô sơ lạc hậu nên tất yếu phải xây dựng nền kinh tế có coe sở vật chất hiện đại. Mà để có cơ xở vật chất hiện đại chỉ có thể là nền kinh tế cơ khí hoá cân đối và hiện đại dựa vào trình đọ khoa họcc côg nghệ ngày càng phát triển cao. Mặt khác nó phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý có tiến độ xã hội hoá sản xuất và khả năng lao động cao. Xây dựng một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan và chỉ thực hiện được thông qua công nghiệp hoá hiện đại hoá mà thôi . Đây là quy luật tất yếu phổ biến đối với tất cả các nước, tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xuất phát điểm cxủa từng nước để tiến hành công nghiệp hoá sao cho phù hợp. Đối với một nền kinh tế chậm phát triển như nước ta, nền sản xúât nhỏ, kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Thì công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sanr xuất lớn hiện đại hơn mặt khác để đi nên xã hội chủ nghĩa đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật phải cao hơn chủ nghĩa tư bản trên hai mặt + Trình độ kinh tế + Cơ cấu sản xuất gắn liền với thamnhf tựu công nghệ khoa học và công nghệ hiện đại Do vậy, có thể hiểu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp lý có trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ tiên tiéen được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị nền kinh tế quốc dân. Đất nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà xuất phát điểm là một nền kinh tế thấp kém, chậm phát triển so với các nước trong khu vực và quốc tế vì vậy việc xây dựng một cơ cấu kinh tế mới thông qua việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một quy luật tất yếu. Đó là điều kiện quan trọng nhất, quyết định nhất có liên quan tới sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội, đó cũng là thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh Chính vì thế Đảng ta đề ra đường nối phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm tạo ra một nền đại công nghiệp cơ khí và tránh được tình trạng tụt hậu xo với các nước trong khu vực và trên thế giới 3- Công nghiệp hoá hiện đại – hiện đại hoá để làm gì? Các mặt của nền kinh tế xẽ phát triển mạnh một khi chúng ta thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá một cách bài bản theo đúng chủ chương chính xách đã đề ra. Việc phát triển công nghiệp hoá đất nước xẽ đem đến cho đất nước ta một nền kinh tế phát triển đặc biệt đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Công ngjiệp hoá - hiện đại hoá no0í một cách chung nhất đó là một cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tăng năng xuất lao động tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ căo góp phần vào việc ổn định và ngày càng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Mặt khác nó còn thúc đẩy các hoạt động xã hội như văn hoá, giáo dục, quốc phòng. … ngày càng phát triển. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo điều kiện để biến đổi về chất lượng sản xuất tạo cơ sở vật chất cho việc củng coó tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm nhờ đó tăng mọi hoạt động kinh tế của con người- nhân tố chung tâm của nền sản xuất xã hội Tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ sức để chống lại các thế lực chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa trong vqà ngoài nước Tạo tiền đề để mở rộng phân công lao động tro9ng các ngành nghề mới làm cho nền kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập rự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công về hợp tác quốc tế Chương II Công nghiệp hoá hện đại hoá đất nước ta hiện nay II-Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2.1- Hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2. 1.1. Những quan niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Như chúng ta đã nêu phần trên về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta thấy sức ép và nhu cầu của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi phải thay thế, thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành. Sau đây là một số quan niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: a) Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế: Là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác, hợp lý hơn và hiệu quả hơn. b) Chuyển dịch cơ cấu ngành phải được coi là điểm trọng yếu một nội dung cơ bản lâu dài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu xác định phương hướng, giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát triển. Ngược lại sẽ phải trả giá đắt cho những sự phát triển về sau. c) Trong sự phát triển thời đại ngày nay, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ở các nước đều đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành. Riêng ở các nước đang phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành phải luôn luôn gắn liền với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tạo lập cơ cấu ngành phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Yêu cầu đặt ra là phải định vị được một cơ cấu các ngành kinh tế, xác định hợp lý các ngành mũi nhọn, trọng điểm cho phù hợp với mỗi giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào khâu quyết định chủ trương chính sách chuyển dịch và tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã xác định. ở đây nhà nước có vai trò quyết định trong việc hoạch định chủ trương và chính sách kinh tế vĩ mô, còn các doanh nghiệp thì có vai trò quyết định việc thực thi phương hướng nhiệm vụ chuyển dịch. 2. 1.2. Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như chúng ta biết chuyển đổi cơ cấu là một đặc trưng vốn có của quá trình phát triển kinh tế dài hạn. Việc lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu quyết định sự thành công hay thất bại của sự phát triển kinh tế. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét một số mô hình chuyển dịch cơ cấu trên thế giới. a) Chuyển dịch cơ cấu theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Mô hình chung nhất của hầu hết các nước trên thế giới là một nền kinh tế năng động công nghiệp hoá cùng với sự phát triển cân đối giữa các ngành; phát triển hệ thống tài chính tăng cường các mối quan hệ tài chính nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao. Vai trò quan trọng của chính phủ trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh, có khả năng đối phó với những biến động bất thường của trong nước cũng như ngoài nước. * Thứ nhất: Công nghiệp hoá cùng với sự phát triển cân đối các ngành: Mô hình này không ủng hộ chiến lược phát triển một ngành duy nhất. Nó khẳng định đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định phát triển. Nó có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động bất thường và dễ hoà nhập với quốc tế. * Thứ hai: Phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì hệ thống tài chính tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với GDP và của cải. Tuy nhiên mối quan hệ nhân quả không phải một chiều và sự phát triển của khu vực tài chính đã đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của các khu vực khác trong nền kinh tế về dịch vụ tài chính. Như vậy sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tư với tỷ suất lợi nhuận khả quan nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Nó có thể khuyến khích tính linh hoạt kinh tế bằng cách tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cân đối. Tăng khả năng điều chỉnh nhu cầu về tiền tệ thông qua chính sách lãi suất và các chính sách khác, cải thiện cơ sở, thể chế kiểm soát cung ứng tiền tệ thông qua các giao dịch trên thị trường mở. * Thứ ba: Vai trò nhiệm vụ của nhà nước. Trong mô hình này Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nếu nhà nước hoạt động có hiệu quả sẽ tạo ra những thành phần có tính chất sống còn cho sự phát triển. Thị trường phải được phát triển trong sự vận hành của nhà nước với một nền móng của sự hợp pháp và một môi trường chính sách lành mạnh và ổn định cộng thêm một số dịch vụ xã hội cơ bản. chính phủ điều tiết, tự do hoá và có những chính sách công nghiệp để khuyến khích thị trường và xã hội, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển … Nhà nước phải làm những nhiệm vụ sau trong quá trình chuyển dịch cơ cấu. - Bảo đảm những nguyên tắc cơ bản về kinh tế xã hội. Để có sự phát triển bền vững cần xây dựng một nền móng cho hệ thống phát luật hoàn chỉnh. Duy trì môi trường chính sách ôn hoà và ổn định. Đầu tư vào dân chúng và cơ cấu hạ tầng. Bảo vệ mọi người dân bằng nhiều chính sách xã hội. - Xây dựng các thể chế cho các khu vực nhà nước có năng lực. Các thể chế bền vững được xây dựng dựa trên những biện pháp kiểm tra và cân đối gắn liền với các thể chế nhà nước nòng cốt. Đó là nền tảng của một khu vực nhà nước có hiệu quả. Nhà nước cần phải có khả năng cao về xây dựng và phối hợp chính sách. - Kiềm chế sự chuyên quyền độc đoán của Nhà nước trong hành động và bài trừ tham nhũng. Nhà nước muốn làm việc có hiệu quả cao thì cần phải thiết lập nuôi dưỡng những cơ chế mang lại cho cơ quan nhà nước sự mềm dẻo và sự hoạt động vì lợi ích chung, kiềm chế hành vi độc đoán tham nhũng trong những cách cư xử với doanh nghiệp và người dân. - Đưa nhà nước tới gần dân hơn. Tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động tập thể quốc tế nhằm phát triển nhu cầu hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư đưa nền kinh tế phát triển. - Nhà nước trong mô hình này phải có chiến lược của chính sách điều chỉnh. Trước hết là sự lựa chọn chính sách quyết định sự cân đối giữa chính sách đóng cửa và mở cửa tạo ra sự thay đổ rõ rệt đối với chính quá trình chuyển đổi về cơ cấu. Tiếp theo là sự xem xét môi trường và chính sách, thể hiện vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng ngoại: Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng phát triển nhiều hơn, có thể thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trường trong nước hay thị trường ngoài nước tạo ra khả năng sinh lãi cao hơn trong việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Có hai loại hình của chiến lược kinh tế mở cửa đó là: * Thứ nhất: Tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hướng có lợi cho xuất khẩu. * Thứ hai: Tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường trong nước và ngoài nước. Tức là chuyển các khuyến khích theo hướng có lợi cho sự mở cửa. Đặc điểm của chính sách hướng ngoại ban đầu ở các nước đang phát triển là hướng vào xuất khẩu những hàng nông sản truyền thống (ngành nông nghiệp) và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho chính phủ, nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hình này được thục hiện với các chính sách thương mại thiên về ủng hộ sự thay thế nhập khẩu, tạo một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần bảo hộ mạnh mẽ. Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu của việc thay thế nhập khẩu các nước phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy (ngành công nghiệp). Cách tốt nhất là quan tâm đến việc cung cấp các đầu vào cho các nhà xuất khẩu trong khi cơ sơ hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ. Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại rất có ý nghĩa đối với thuế quan và các hình thức khác của chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý kinh tế vĩ mô trong nước. Ưu tiên của mô hình này là thúc đẩy quá trình đổi mới, tăng năng suất lao động nhanh, tạo ta khả năng thích nghi cho nền kinh tế, tác động tốt đến quá trình phát triển dài hạn, có tác dụng tốt với tăng GDP. Tuy nhiên chiến lược này mang lại cho chính phủ nước sử dụng ít có khả năng hành động theo ý mình hơn, có tác dụng xấu đối với công nghệ trong nước do phải dựa vào tư liệu sản xuất và công nghệ nhập khẩu đặc biệt đối với các nước nhỏ có thu nhập thấp mà kinh tế nước họ có vị thế không thuận lợi. Khi điều kiện quốc tế không thuận lợi sẽ đem lại ảnh hưởng xấu cho kinh tế xã hội trong nước. c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội. Với mục tiêu là phát huy tính chủ động của chính phủ trong quản lý kinh tế, đảm bảo và duy trì sự phát triển của các ngành sản xuất truyền thống dân tộc, nhiều nước đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng nội. Mô hình hướng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực và có thể cả các mặt hàng phi mậu dịch. Ban đầu chính phủ sẽ lựa chọn chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản, khoáng sản mà không được nhập khẩu. Các biểu thuế nhập khẩu, quota nhập khẩu lương thực được thực hiện, chính phủ cũng đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu. Các chính sách trên sẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành nông nghiệp nhỏ với sự trợ cấp thích hợp, dần dần khuyến khích nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách hỗ trợ chung họ còn thực hiện hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Mô hình này thực hiện núp sau bức tường bảo hộ mậu dịch do đó tạo ra sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu sản xuất ít nhạy bén hơn, gây sự trì trệ cho phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong mô hình này là không mạnh mẽ. 2.2 - Những yếu tố ảnh hướng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đối với cơ cấu kinh tế thì nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhóm nhân tố, có thể kể ra đây gồm những nhóm như: - Nhóm những nhân tố chính trị xã hội. - Nhóm những nhân tố mang tích chất xu hướng vận động của các nền kinh tế. - Nhóm những nhân tố thuộc về kinh nghiệm trong nước, quốc tế. - Nhóm những nhân tố thuộc về những điều kiện thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế. - Nhóm những nhân tố thuộc về những thực trạng chính sách cơ cấu kinh tế. Chính vì thế việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng phải chịu tác động của nhiều yếu tố từ các nhóm nhân tố trên: Thị trường tiến bộ khoa học công nghệ, các nguồn lực, định hướng phát triển của chính phủ, kinh tế đối ngoại, điều kiện, môi trường lịch sử xã hội của sự phát triển kinh tế. v. v. ở đây, xin được nhấn mạnh những yếu tố sau: a) Thị trường, đặc biệt là nhu cầu tình hình cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành của nền kinh tế. Chính nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của chúng đặt ra những mục tiêu cần vươn lên để thoả mãn, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của phương án cơ cấu ngành của nền kinh tế. b) Những định hướng chiến lược và vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu ngành. Trong trường hợp phó mặc cho sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành mong muốn sẽ quá chậm, nhất là những ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận hoặc mức lãi thấp. Ngược lại, những định hướng thiếu cơ sở khách quan hoặc sự can thiệp quá sâu của nhà nước trong quá trình thực hiện đều dẫn tới chỗ hình thành cơ cấu ngành kém hiệu quả. c) Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng nhiều mặt đến cơ cấu ngành của nền kinh tế. ở nước ta, yếu tố này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển một số ngành như dầu khí, điện tử, làm thay đổi quy mô, tốc độ phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ. d) Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững, có hiệu quả. 1/ Thành tựư Sau khi đất nước ta thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ta đã đạt được những thành tự to lớn sau: Bước đầu đã tạo được xự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành một cách hợp lý cơ cấu ngành nông nghiệp đã được thay đổi theo hướng toàn diện đa dạng hoá sản xuất xoá bỏ được vùng độc canh thuần nông xây dựng được các vùng chuyên canh lớn kết hợp với phát triển tổng hợp đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nươc và xuất khẩu ra thế giới. Một số ngành đã được áp ụng khoa học kỹ thuật hiện đại đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng lkhoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong các ngành trồng chọt chăn nuôi…. Từng bưỡc hoá, thuỷ lợi hoá vào nông ngjhiệp nông thôn, năng xuất lao động và hiệu xuất cây trồng tăng nên rõ rệt, sau lượng lương thực quy ra thóc tăng nên liên tục năn sau cao hơn năm trước. (năm 1995 là 27, 5 triệu tấn năm 1997 là 30, 561 triệu tấn năm 1999 là 33, 8 trieưeụ tấn. Bên cạnh đó công nghiệp cũng có bộ mặt mới sự chuyển dịch bước đầu theo hướng hợp lý đã tạo cho nghành công nghuệp đạt hiệu quả hơn sản lượng công nghiuệp tăng dõ dệt khoa học kỹ thuật cũng được áp dụng vào các ngành công nghiệp then chốt như thuỷ điện, giao thông công, nghiệp nặng Công nghiệp hoá còn mang lại cho đất nước ta một xã hội mới xã hoioị công bằng dân chủ văn minh: đời sống nhân dân được cải thiện thu nhập bimnhf quân theo đầu người tăng cao tỷ lệ thất nghiệp giảm hơn xo với năm trước. . tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng, chung học ngày một tăng Văn hoá giáo dục của đất nước ta đã có những khởi xắc đáng mừng. Hỗu hết các xã vùng sâu vùng xa vùng nopong thôn, đã có điện, chạm y tế, trường học, đường xá được nâng cấp giupó cho việc phát triển kinh tế xây dựng một cuộc sống ấm lo và hạnh phúc giảm tỷ lệ mù chữ trên toàn quốc Nhịp độ tăng dân số giảm 1, 58% tỷ lệ trẻ em xuy dinh dưỡng xuống còn 40% hầu hết người dân kế hoạch hoá gia đình Trong tình hình mới Đảng có nhưnmgx bioện pháp chính xách nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước dưói nhiều hình thức b\như liên doanh liên kết An ninh quốc phòng. Trật tự xã hội được bảo đảm việc trang bị cho vấn đề này đã có đống góp không nhỏ của công nghiệp hoá - hiện đại hoá mang lại ==) Qua đó ta thấy công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đã đảt được rất nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả kịnh tế, trính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng… đem lại cho đất nước một bộ mặt mới để chúng ta bước tiếp trên con đường giàu manh tiếp trên con đường xã hội giàu mạnh, văn minh đó là xã hội chủ nghĩa 2, Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được. Chúng ta còn mắc phải một số hạn chế trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như: +) Sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành còn chậm đặc biệt là xự chuyển dịch trong cơ cấu nông thôn bởi vì chưa theo được thị hiếu của khách hàng bởi xản xuất cũ lạc hậu, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là thâm canh phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. một số nghành công nghiệp còn sử dụng máy móc thô sơ cũ kỹ chính vì vây mà năng suất lao động không cao, vấn đề sức khoẻ của ncông nhân không được đảm bảo, mức độ ô nhiễm cao do các nhà máy thải ra. -vấn đề huy động vốn còn ở mức thấp số vốn huy động được ở trong và ngoài nước còn ít nên việc mở thêm cacs công ty liên doanh, các doanh nghiệp còn ở mức hạn chế Trong quá trình quản lý, điều hành đó bộc lộ sự yếu kém, còn nhiều các kẽ hở để lũ “ sâu bọ” lợi dụng kẽ hở để đục khoét của nhà nước một số cans bộ suy thoái về phẩm chất đạo đức vẫn còn nàm trong hang ngũ của Đảng + Mặc dù đất nước ta dồi dào về nguồn lao động nhưng số lao động có tay nghề còn ít, số còn lại tập chung chủ yếu ở vùng nông thôn. Mặt khác số người có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp còn hạn chế nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật còn chậm Một số nghành như nông nghiệp, công nghiệp vẫn chưa áp dung khoa học kỹ thuật hiện đại nên năng xuất lao động còn thấp. hang năm tỷ lệh hang xuất khẩu còn thấp hơn nhiều xo với nhập khẩu đặc biệt là sản phẩm của một ó nghành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, dầu mỏ… + Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội vẫn còn tồn tại tỷ lệ trênh lệch thu nhập giưuã thành thị so nông thôn còn cao, vấn đề đưa thành thị về nông thôn còn chậm + Kết cấu hạ tầng phục vụ sẩn xuất và đời sống của một số vùng đặc biệt là vùng xâu vùng xa, vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp các vùng nông thôn cao hệ thống đường- trường – trạm còn chưa tới một số vùng miền núi. + Tuy ý thức về kế hoạch hoá gia đình còn tiến bộ rõ rệt nhưng một số vùng miền núi thì vấn đề trên còn hết sức hạn chế hạn chế vì vẫn tồn tại những quan điểm cổ hủ lạc hậu Vậy bên cạnh vấn đề chúng ta đã đạt được thì còn rất nhiều nững vấn đề chúng ta cần giải quyết ngay. Để từng bước chúng ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển như hiện nay. 3/ Một số những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước 3. 1/ Thuật lợi Trải qua nhiều năm khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo xáng xuốt của Đảng chúng ta đã từng bước tạo ra những cần thiết và quan trọng ddể tiếp tục quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Tiền đề đó không phải là đội ngủ cán bộ khia học – kỹ thuật, cán bộ quản lý mà là công nhân kỹ thuật cơ sở vật chất trong các ngành kinh tế quốc dân, sự ổn định chính trị ngoài ra chúng ta còn một số thuận lưọi sau: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giươí đã và đang thực hiện được một thành tự đáng kể trên thực tế ngày càng có nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới xuất hiện và đưẹc ứng dụng trong sản xuất, các lĩnh vựckhoa họic công nghệ mũi nhọn như công nghiệp thông tin, công nghệ thông tin điện tử, công nghệ và…. đang có những hướng đưa nền kinh tế thế giươí theo định hướng mới. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy những nước chậm phát triển như nước ta cần phải tiếp thu những thành quả của khioa học kỹ thuật hiện đại hiện đại mới có thể tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá Việc hội nhập giữa nước ta với các nước trong khu vực, quốc tế đã tạo cho chúng ta những bước tiến mới, đây là xu hướng tất yếu của thời đại. Vì mỗi quốc gia là một bộ phận của thị trường thế giưoí, cần phải tham gia vào sự phân công lao động của khu vực và quốc tế, mặc dù trước đây lớn hay nhỏ. Hơn nữa chúng việc chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế như ASEAM, EM… xẽ làm cho chúng ta có điều kiện hơn để tiếp cận với kinh tế quốc dân và khu vực. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiuên phong phú, nguồn lao động rồi dào đặc biệt có nền chính trị ổn định đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Viết Nam, đối với chúng ta nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài có vai trò hết sức quan trọng mặc dù chúng ta vẫn xác định là dựa vào nguồn lực trong nước là chủ yếu. Đảng đã có những chính xách đổi mới trong việc xoá bỏ tự lực cánh sinh lỗi thoiưì lạc hậu thay vào đó là mở rộng quan hệ hiựp tác quốc tế, mở rộng thông thương, với mục đích đưa kinh tế chúng ta tiếp lập với nền kinh tểti thức, công nghệ tin học. Tiềm năng năng lượng nước ta đa dạng phong phú như than đá, dầu khí, thuỷ điện…. là điều kiện chúng ta phát triển một số ngành công nghiệp nặng, công nghệ then chốt. Con người Việt Nam với tính chất cần cù, sáng tạo có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật một cách nhạy bén. 3. 2/ Khó khăn Xuất phát điểm của chúng ta là một nước nông nghiệp nghèo làn lạc hậu nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 80% dân số cả nước). Lực luợng lao động trong nông nghiệp kiến thức xã hội còn thấp nên việc áp dungkj khoa học kỹ thuật tiên tiên vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế mặt khác sản xuất nông nghiệp còn tồn tại tập quán canh tá phụ thuộc nhiều vào diều kiện tự nhiên. Hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ đã để lại cho chúng ta một tổn hao cả về người và của coư sở vật chất bị tàn phá, máy móc bị bom, mìn phá hỏng, không sử dụng được cho nên chính phủ để khắc phục chiến tranh để làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế, làm cho nền kinh tế nbước ta đã ngèo lại nghèo thêm Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giưoí, thay thiết bị sản xuất hầu hết cũ kỹ một số không thể sử dụng được, một số thì chắp vá nên sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được thị yếu của khách hang và đối với cả thị trường trong và ngoài nước - Vấn đề với hạn chế mà lại phải nghĩ đó là việc làm đó là việc làm sao cho snả phẩm làm ra có khả năng cạnh tranh với cá nước công nghiệp khác Tình hình chính trị trong và ngaòi khu vực có những biến động thất thường nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều tiết nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên. Vượt nên trên tất cả là những lỗ lực đã đạt được của Đảng, sự lãnh đạoh sáng xuốt của Đảng đã dưa nền công nghiuệp của chuíng ta thoát khỏi những klhó khăn như hiện nay, và việc phát huy ngững thuận lưọi vào cách mạng để đưa đất nước ta ngày càng giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc kinh tế trong và ngoài khi vực. Chương III Một số giải pháp cho nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải nhằm xây dựng nền kinh tế, độc lập tự chủ- trước hết phải là độc lập tự chủ về dường nối chính trị, chính xách, thẻ chế, mô hình phát triển kinh tế. Đồng thời có tiềm lực đủ mạnh +/ Có tích luỹ khá từ nội bộ nền kinh tế +/ Có cơ cấu kinh tế hợp lý đối với tất cả các ngành +/ Có sức cạnh tranh với các nước trong và ngoài khu vực +/ Có năng lực về nội sinh về khioa học và công nghệ +/ Giữ ổn định kinh tế- tài chính vĩ mô +/ Có một số vật chất đảm bảo an toàn và điều kiện cơ bản cho phát triển và độc lập tự chủ kinh tế như an ninh lương thực, an toàn năng lượng, dự chữ ngoại tệ, an toàn tài chính, an toàn môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và một số ngành công nghuệp then chts Muồn làm được việc này chúng ta cần phải làm một số việc sau: 1/ Tạo nguồn vốn tích luỹ và sử dụng vốn có hiệu quả Vốn là một yếu tố quan trọng đối với quá trình công nghuệm hoá - hiện đại hoá ở nước ta nó bao gồm nguồn vốn huy động ở nước ta, nó bao gồmg nguồn vốn huy động được trong và ngoài nước muốn vậy chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: + Nguồn gốc tích luỹ vốn là do lao động thặng dư của nólao động trên cơ sở tăng năng xuất lao động xã hội, muốn vậy chúng ta phải sử dụng những gì mà chúng ta đã có như đát nước ta có thế mạnh về lực lượng lao động dồi dào, đất đai phì nhiêu, phải tiến hành phân bổ, xắp xếp sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả nguồn lao động có khả năng tăng năng xuất lao động khả năng tích luỹ vốn. Thực hiện chính xách tiết kiệm là quốc sách, chính sách này phải đước quán triệt trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng trong cả khu vực nhà nước, Mở rộng thị trường trong nước khuyến khích phát triển các nghề chuyền thống phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo thêm thu nhập quốc nội Đẩy mạnh các hình thức hợp tác quốc tế tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế thực hiện chính xách mở cửa để thu hút vốn ngoài nước đầu tư vào Việt Nam. Để phát triển các công ty liên doanh tạo điều kiện công ăn việc làm cho lực lượng sản xuất dư thừa ở nước ta. Xây dựng một hệ thống giao thông, một mạng lưới quản lý phù hợp để thu hút tối đa các nhà tư bản hợp tacs liên doanh với ta. Bên cạnh đó chúng ta phải xớm hoàn thiện hệ thống luật đổi mới thủ tục hành chính giảm bớt thiêtj hại Nói tóm lại nguồn vốn tích luỹ có hai nguồn tích luỹ tro9ng nước, đây là nguopòn vốn chủ yếu tích luỹ vốn từ nguồn bên ngoài, đây là nguồn vốn quan trọng không thể thiếu được trong thời kỳ quá độ khi nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp vấn đề cơ bản nhất là việc sử dụng nguồn vốn phù hợp và có hiệu quả để tránh tình trạng lãng phí 2/ Coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Sự phát triển của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là cơ sở quan trọng nhất để chúng ta tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Bởi lực lượng sản xuất phục vụ cho nông nghiệp là rất lớn chính vì vậy phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn chính là phát triển lực lượng sản xuất phục vụ cho nông nghiệp. Muốn vậy chúng ta phải coi trọng phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ khí hoá, sinh học hoá, phát triển công nghiệp chế biến nông – nông thuỷ sản với công nghjiẹp ngày càng cao gắn nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp đô thị phát triển làng nghề dịch vụ, xqây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hình thành nông thôn mới văn hoá hiện đại. Quan trọng Đảng và nhà nước phải tạo điều kiện để sản phẩm làm ra từ các nguồn nói trên phải có nơi tiuêu thụ có thế thì người dân mới an tâm sản xuất, kinh tế mới phát triển 3/ Phát triển công nghiệp Với thế mạnh của một nnước nông nghiệp vì vậy chúng ta có đủ điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hang tiêu dùng, hang xuất khẩu cần phải yêu tiên các ngành đó, ngoài ra chúng ta cần phải phát triển công nghiệp điện tử và công nghiệp thông tin nhằm đưa kinh tế của nước ta tiếp cận với kinh tế tri thức Phát triển một số ngành công nghiệp nặng như năng lưượng- nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ khí chế tạo, đóng và xủa chữa tàu thuyền, luyện kim hoá chất khai khoáng…. 4/ Xây dựng một kết cấu hạ tầng vững chắc Kết cấu hạ tầng là một yếu tố hết sức quan trọng nó là cơ sở để hình thành nên kiến trúc thượng taàng vì vậy việc xây dựng một kết cấu hạ tầng vững chắc là vô cùng quan trọng muốn vậy chúng ta cần theo hướng sau + Khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông vận tải, nâng cấp, khôi phục và mở rộng một số tuyến giao thông trọng yếu, nâng cấp một số bến cảng xân bay, nhà ga… + Tiếp tục hiện đại hoá mạng lưói thông tin liên lạc + Phát triển nguồn diện, cải tiến việc cấp thoát nước tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội 5/ Phát triển một số nghành khác Phát triển nhanh một số dịch vụ hang không, hang hải, thương mại tài chính ngân hang, bảo hiểm, thông tin và một số ngành dịch vụ khác Phát triển du lịch biển, đền chùa trong nước Ngoài ra chúng ta còn mở rộng nâng cao hiệu quả của kinh tế đói ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, yêu tỉên nhập khẩu để phục vụ cho xuất khẩu 6 / Đẩy mạnh và nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật Quá trình CNH-HĐH ở nước ta xác định khoa học như một “quốc sách” hang đầu là động lực để thúc đẩy tốcđộ CNH-HĐH đưa đất nước ta tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra cần đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân lành nghề vào quá trình ứng dụng KHKTvào CNH-HĐH ở nước ta sao cho có hiệu quả một cách cao nhất, đạt kết quả to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. 7/ Thực hiện tốt vai trò quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp CNH-HĐH sao cho có hiệu quả. Vai trò của nhà nước trong tiến trình thực hiện CNH-HĐH đất nước là vô cùng to lớn. Chính vì vậy sự lãnh đạo và quản lý của nhà nướccần phải khắt pkao hơn, cương quyết loại bỏ những thành phần xấu ra khỏi hang ngũ lãnh đạo của đảng, của nhà nước. Thẳng tay trừng trị những kẻ “ăn bám” vào kinh tế đất nước. Đục khoét của công làm lợi cho riêng mình. Kết luận Vấn đề CNH – HĐH đất nước là một vấn đề to lớn, có quyết định đối với nền kinh tế của đất nước. Sự thành công của quá trình này là sự bnảo đảm công bằng xã hội, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kinh tế chậm phát triển như hiện nay. Ap dụng các thành tựu KHKT vào các nhành công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng …. Nhằm tăng năng xuất lao động. Xây dựng một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sản xuất những mặt hang phục vụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông, cơ sở y tế, giáo dục ở khắp mọi nơi, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa. Đưa ánh sáng của tri thức tới mỗi con người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh. Xây dựng nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đưa dất nước ta trở thành một nước đại công nghiệp vào năm 2020, bứơc tiếp con đường CNXH Tài liệu tham khảo 1/ Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lê Nin tập II Đại học kinh té quốc dân – NXB giáo dục 2/ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 3/ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 4/Triết học Mac- Lê Nin – Tập II NXB giáo dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10596.doc
Tài liệu liên quan