Lời mở đầu
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã chuyển được 736,33ha ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi tròng thuỷ sản kết hợp với chuyển đổi từ mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng, góp phần đưa diện tích đất nuôi tròng thuỷ sản tăng từ 2.515,09ha năm 2000 lên 4.981,74ha năm 2005. Cũng trong thời gian này toàn tỉnh đã chuyển đổi 154,15ha đất trồng lúa sang trồng hoa cây cảnh và đồng cỏ chăn nuôi đạt 77,08% so với quy hoạch được duyệt. Đồng thời với mở rộng diện tích, toàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là 13 vùng sản xuất lúa hàng hoá với quy mô mỗi vùng là 50-100ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5-2 lần lúa thường, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một sô vùng sản xuất hoa cây cảnh. Trong đó, nhiều vùng cho giá trị sản xuất cao, điển hình là vùng sản xuất hành tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh (Lương Tài) đạt 20-30 triệu đồng/ha/vụ; vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt doanh thu từ 45-55 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng chuyên rau ở Hoà Đình (Võ Cường - thị xã Bắc Ninh) cho doanh thu 160-170 triệu đồng/ha/năm; vùng cà chua ở Yên Phong cho thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng hoa cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm; mô hình hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao ở Đình Bảng - Từ Sơn cho doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị ở tỉnh Bắc Ninh: tình hình những năm qua và hướng giải quyết các năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương sẽ phải thu hồi hết diện tích sản xuất nông nghiệp). Do vậy, vấn đề tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư các địa phương đang là vấn đề có tính chất thời sự và có tầm quan trọng cấp bách cần được nghiên cứu và có biện pháp giải quyết.
Quán triệt chủ trương của Đảng về CNH, vào điều kiện Bắc Ninh. Tỉnh uỷ Bắc Ninh ra NQ số 02-NQ-TU ngày 4/5/2001 về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tháng 12/2000 tỉnh cho khởi công xây dựng khu công nghiệp Tiên Sơn. Đến cuối năm 2005 Bắc Ninh có 3 khu công nghiệp tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập. 03 KCN nữa (Yên Phong, Quế Võ II và mở rộng KCN Quế Võ) đang được quy hoạch, xúc tiến các thủ tục thành lập; dự kiến những năm tới sẽ phát triển thêm 2-3 khu, nâng tổng số các KCN tập trung đến 2010 khoảng 7-9 khu, với diện tích quy hoạch hơn 3.000ha. Đồng thời, 23 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề cũng được quy hoạch và xây dựng, diện tích quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề khoảng 500ha.
Đến hết tháng 11/2005, các KCN Bắc Ninh đã có 157 Dự án được cấp giấy phép đầu tư (có hiệu lực), với tổng vốn đăng ký 583,02 triệu USD, trong đó có 123 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 6582,61 tỷ đồng (tương đương 414,26 triệu USD) và 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn 168,76 triệu USD, diện tích đất cho thuê 450ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân chung các KCN đạt 55% (450/817ha) đất nông nghiệp cho thuê.
Riêng 11 tháng năm 2005, trong các KCN tập trung đã thu hút hơn 44 dự án cấp phép mới và 35 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đạt 236,9 triệu USD bằng 68% (236,9 triệu USD/346,03 triệu USD) của tất cả các năm trước cộng lại (2001-2004), chiếm 40,62% (236,9 triệu USD/583,02 triệu USD) tổng số vốn đầu tư đã thu hút đến nay. Các KCN đã xúc tiến đầu tư đón nhận một số dự án lớn, công nghệ cao có tác động dẫn dắt thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, vệ tinh phát triển như: Dự án Canon, dự án Mitac, Sentec vào KCN Quế Võ kéo theo một loạt các dự án đầu tư nước ngoài vệ tinh cùng vào. KCN Tiên Sơn đã kêu gọi được dự án lớn về chế biến nông sản công nghệ cao có tác động mạnh đến kinh tế địa phương như dự án Công ty Bia Việt Hà (đã khởi công ngày 2/12/2005), dự án nhà máy chế biến sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam khởi công cuối tháng 12/2005 và hiện nay đang đón nhạn nhiều nhà đầu tư lớn của Nhật Bản đến tìm hiểu như: Tập doàn Sumitomo, Yamaha, Mitsustar… KCN Yên Phong động thổ tháng 12/2005 cùng với 2 dự án lớn (Dự án nhà máy rượu liên doanh giữa Thái Lan với Công ty Rượu Hà Nội 40 triệu USD; Dự án nhà máy gạch ốp lát của Công ty gạch ốp lát Thăng Long 15 triệu USD). Các KCN Bắc Ninh ngày càng hội tụ thêm nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế và quốc tịch khác nhau.
Đến nay, đã có 55 dự án đi vào hoạt động, phát huy được khoảng 45% năng lực thiết kế, (bằng 1/3 số dự án được cấp phép), có sản phẩm đưa ra thị trường; tuyển dụng gần 8.500 lao động trong đó 52,3% là lao động địa phương; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 ước đạt 1.800 tỷ đồng, gấp 2,74 lần so với năm 2004.
Các KCN được quy hoạch, đầu tư phát triển cùng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã tạo cho Bắc Ninh một diện mạo mới về công nghiệp - đô thị; đồng thời tạo ra sự phân bố 2 vùng kinh tế rõ rệt. Các huyện phía Bắc phát triển công nghiệp, các huyện phía Nam phát triển nông nghiệp. Việc hoạch định chính sách để phát triển cân đối, phát huy lợi thế cả 2 vùng đang là vấn đề lớn đặt ra đối với các ngành, các cấp tỉnh Bắc Ninh.
Các KCN và cụm công nghiệp, làng nghề đã góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2001, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng cơ bản 37,6%, nông nghiệp 34,2%, dịch vụ 28% thì năm 2005 cơ cấu kinh tế là: CN-XDCB 47,2%, dịch vụ 27,8%, nông nghiệp 25,0%; mức tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, bình quân trong 5 năm qua là 13,9%.
Các KCN đã và đang ngày trở thành nhân tố tích cực, là một trong những giải pháp hàng đầu và động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh.
Từ năm 2001 đến hết tháng 9 năm 2005, toàn tỉnh và thực hiện giao đất, cho thuê vào mục đích chuyên dùng và đất ở được 3.154,39ha, đạt 84,11% so với KHSDĐ 5 năm được duyệt, trong đó đất chuyên dùng thực hiện được 2.657,3ha đạt 84,23%, đất ở thực hiện được 497,09 ha, đạt 83,48% kế hoạch.
Kết quả được phân theo các năm như sau:
Năm 2001 226,68ha, đạt 77,38% kế hoạch năm
Năm 2002 264,66ha, đạt 56,77% kế hoạch năm
Năm 2003 755,00ha, đạt 75,22% kế hoạch năm
Năm 2004 1.388,92ha, đạt 131,5% kế hoạch năm
Đến 30/9/2005 519,04ha, đạt 55,7% kế hoạch năm
Trong đó, đã giao đất cho các tổ chức kinh tế đầu tư kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất được 1.257,94ha, đạt 93,3% so với kế hoạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp của tỉnh như: Khu công nghiệp Tiên Sơn đã thu hồi được 291ha cho 62 tổ chức thuê đất; Khu Công nghiệp Quế Võ và khu liền kề đã thu hồi được 314,39ha, giải phóng mặt bằng được 211,73ha, có 35 tổ chức được cấp phép đầu tư. Khu Công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn đã cho 25 tổ chức thuê đất với diện tích 149,09ha; khu công nghiệp công nghệ thông tin 54,53ha. Đối với các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề theo quy hoạch được duyệt là 39 khu với diện tích 715ha, đến nay UBND tỉnh đã quyết định thu hồi đất cho 17 khu với diện tích 361,28ha. Cho 196 tổ chức và cho 503 hộ thuê đất để sản xuất kinh doanh. Trong đó:
Khu công nghiệp làng nghề Châu Khê 22,78ha, khu công nghiệp Mả Ông 4,8ha, khu công nghiệp Lỗ Xung 9,7ha; KCN làng nghề Đồng Quang 12,6ha; KCN làng nghề Đồng Quang đạt chuẩn môi trường 29,6 ha; khu công nghiệp Tân Hồng - Đồng Quang 12,00ha; khu công nghiệp Đồng Nguyên - Đồng Quang 49,66ha; khu Công nghiệp làng nghề công nghệ cao Tam Sơn 13,3ha, khu công nghiệp Phú Lâm 21,73ha; khu công nghiệp Phong Khê 12,6ha, khu công nghiệp Võ Cường 6,8ha; khu công nghiệp Khắc Niệm 56,28ha; khu công nghiệp Phương Liễu - Nhân Hoà 13,63ha; khu công nghiệp Xuân Lâm - Thuận Thành 23,17ha; khu công nghiệp Chờ - Yên Phong 57,5ha; khu công nghiệp làng nghề Quảng Bố 9,6ha; khu công nghiệp làng nghề Đại Bái 5,5ha và một số khu nhỏ khác.
Đã thực hiện được 150,99ha, đạt 101,7% chủ yếu để xây dựng các khu du lịch sinh thái, trụ sở giao dịch của các ngân hàng, kinh doanh dịch vụ thương mại… Trong đó có các công trình đáng chú ý như Công ty Him Lam 23,3ha, Công ty Nam Hồng 7,55ha, Công ty Anh Trí 4,5ha, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đông Đô 26,4ha, Công ty xây lắp điện Hà Nội 8,36ha, Công ty Tường Thuỷ 123ha…
Đã thực hiện giao 342,25 ha đất đạt 82,65% kế hoạch cho các nhu cầu xây dựng nhà ở để bán tại thị xã Bắc Ninh và các thị trấn trong toàn tỉnh.
Một số dự án giao đất ở lớn như khu đô thị mới Phúc Ninh 49,7ha; đất tạo vốn Vũ Ninh - Kinh Bắc 9,7ha; khu đô thị mới Nam Võ Cường 18,5ha; khu giãn dân Khả Lễ 2,4ha; khu nhà ở đường Bình Than 1,4ha; đường Ngọc Hân Công Chúa 1,4ha; khu giãn dân Xuân Ổ A và B: 3ha; khu nhà ở tạo vốn Ban quản lý dự án xây dựng thị xã 10,9ha; khu nhà ở đường Hồ Ngọc Lân 2,43ha. Ở các thị trấn huyện có khu đô thị mới Châu Khê (Từ Sơn) 4,2ha; đất ở tạo vốn xã Đình Bảng (Từ Sơn) 2,9ha; đất ở tạo vốn xã Tân Hồng, Đồng Nguyên (Từ Sơn) 14,8ha; đất ở tạo vốn Công ty nông sản xã Tân Chi (Tiên Du) 2,0ha; xã Hoàn Sơn (Tiên Du) 10,13ha; khu nhà ở tạo vốn thị trấn Hồ (Thuận Thành) 5,2ha; khu nhà ở xã Vân Dương 2,92ha; khu đô thị mới Phượng Mao 23,3ha; thị trấn Phố Mới 2,2ha; khu nhà ở tạo vốn Trung Nghĩa (Yên Phong) 7,7ha; Đông Thọ (Yên Phong) 3,55ha; nhà ở đấu giá thị trấn Gia Bình 4,94ha. Tổng số trên địa bàn tỉnh đã có 21 dự án giao đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích đất đã thu hồi là 243,4ha, trong đó diện tích đất ở 106,5ha.
Đã bàn giao 42,73 ha cho nhu cầu xây dựng trụ sở cơ quan: 133,97ha xây trường học; 8,57hach xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế; 54,33ha cho xây dựng các khu thể thao trong các đô thị…
Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ nông nghiệp cùng sự biến động mang theo hướng hình thành nên nông nghiệp phục vụ đô thị và các khu công nghiệp tập trung.
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã chuyển được 736,33ha ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi tròng thuỷ sản kết hợp với chuyển đổi từ mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng, góp phần đưa diện tích đất nuôi tròng thuỷ sản tăng từ 2.515,09ha năm 2000 lên 4.981,74ha năm 2005. Cũng trong thời gian này toàn tỉnh đã chuyển đổi 154,15ha đất trồng lúa sang trồng hoa cây cảnh và đồng cỏ chăn nuôi đạt 77,08% so với quy hoạch được duyệt. Đồng thời với mở rộng diện tích, toàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là 13 vùng sản xuất lúa hàng hoá với quy mô mỗi vùng là 50-100ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5-2 lần lúa thường, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một sô vùng sản xuất hoa cây cảnh. Trong đó, nhiều vùng cho giá trị sản xuất cao, điển hình là vùng sản xuất hành tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh (Lương Tài) đạt 20-30 triệu đồng/ha/vụ; vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt doanh thu từ 45-55 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng chuyên rau ở Hoà Đình (Võ Cường - thị xã Bắc Ninh) cho doanh thu 160-170 triệu đồng/ha/năm; vùng cà chua ở Yên Phong cho thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng hoa cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm; mô hình hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao ở Đình Bảng - Từ Sơn cho doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.
Sự phát triển của các khu công nghiệp đô thị đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh. 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 66.500 lao động. trong đó, các khu công nghiệp tập trung là 15.800 lao động, các cụm công nghiệp làng nghề là 5.200ld, ngành thương mại dịch vụ 29.700 lao động, xuất khẩu khoảng 8000 lao động.
Lao động các vùng bị thu hồi đất được chuyển đổi nghề nghiệp khoảng 27000 lao động.
2. Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm của dân cư bị thu hồi đất ở Bắc Ninh
Vì chưa có một cuộc điều tra tổng thể nào, nên để nắm được tình hình chúng tôi tổ chức điều tra quy mô nhỏ 150 hộ bị thu hồi đất ở quanh thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, Quế Võ và có các nhận xét sau đây:
· Ở các vùng bị thu hồi đất cơ cấu thu nhập thay đổi đáng kể: số hộ thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp giảm từ 84,77% xuống 20.53%; số hộ thu nhập từ các công việc hưởng lương tăng từ 39% lên 17.22%, từ buôn bán dịch vụ tăng từ 15.23% lên 64.9%. Như vậy, người lao động ở các vùng điều tra có xu hướng tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động tự do, thu nhập bấp bênh hơn. Thực tế đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn.
· Hướng chuyển đổi nghề nghiệp có tính tự phát, số lượng người lao động có nghề mới với mức thu nhập tốt hơn chưa nhiều, qua phỏng vấn trực tiếp và bằng phiếu hỏi thì có các hướng chuyển nghề sau:
+ Một số đang trong độ tuổi lao động đã tham gia làm việc, học nghề tại một số làng nghề: Đồng Kỵ, giấy Phong Khê, gỗ Phù Khê… với mức thu nhập khá ổn định, trung bình là 500.000đ/người/tháng.
+ Một số chuyển sang làm dịch vụ quanh khu vực KCN, Khu đô thị (mở hàng kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng tạp hoá, nhà hàng Karaoke, tin học, máy tính, các phòng chat… với mức thu nhập khá cao khoảng 1.500.000đ/ người/tháng nhưng mức thu nhập này cũng không ổn định mà lên xuống thất thường.
+ Một số lao động chuyển sang làm phu hồ, thợ xây…quanh khu vực KCN, Khu đô thị với mức thu nhập 20.000đ/ngày (khoảng 600.000đ/tháng) và thu nhập chỉ mang tính thời vụ.
+ Một số lao động có tay nghề được tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp KCN, mức thu nhập bình quân 600.000đ/tháng. Tuy nhiên con số này rất nhỏ bởi người nông dân chỉ quanh năm với nghề trồng lúa, không có tay nghề nên số lao động được tuyển dụng rất ít, hoặc người lao động bị gò ép về thời gian làm việc, không chủ động được thời gian, mặt khác tác phong làm việc, việc chấp hành kỷ luật làm việc cũng còn nhiều hạn chế nên không muốn làm việc nhiều tại các doanh nghiệp KCN.
+ Một số lao động được đào tạo nghề theo hình thức tự học hoặc tham gia vào các lớp do Nhà nước, địa phương đài thọ…
+ Một số đã dùng kinh phí được bồi dưỡng lo phát triển kinh tế nông nghiệp tại gia đình: làm kinh tế VAC (chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng cây ăn quả…) hoặc dùng tiền để làm ăn buôn bán.
+ Số còn lại đang trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động do chưa định hướng nghề nghiệp và chưa có kế hoạch ổn định cuộc sống lâu dài đã dùng tiền được đền bù để mua sắm tài sản, ăn chơi tiêu sài phung phí, trong số đó có một số dính vào các tệ nạn xã hội, không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn thất nghiệp, đói nghèo do mất đất nông nghiệp và không có việc làm.
Tổng số lao động cần chuyển đổi khoảng 53.000 người, mới chiếm được khoảng 27.000 người đạt 58%, số được đào tạo khoảng 16.000 người đạt tỷ lệ 51%.
· Trách nhiệm của Nhà nước đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm được thể hiện
Theo quy định tại điều 29, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì "hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ lao động cụ thể và lao động cụ thể do UBND tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề, thi hành QĐ trên UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các lao động bị thu hồi đất là 14.700đ/m2 tại Quyết định số 226/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004.
Tại điều 14, Quyết định 60/QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho người lao động của địa phương được tuyển dụng vào DN mức tốid da không quá 1 triệu đồng cho 1 lao động;
Mặt khác, lao động được tuyển dụng vào làm tại các KCN, các doanh nghiệp đã tự bỏ kinh phí đào tạo nghề cho công nhân của họ mà không thu bất kỳ khoản phí nào. Như vậy, người lao động nếu làm việc tại doanh nghiệp KCN thì vừa được hưởng khoản hỗ trợ tại Quyết định số 226/2004/QĐ-UB ngày 31/2/2004 của UBND tỉnh, vừa được doanh nghiệp tuyển dụng đài thọ kinh phí đào tạo.
Như vậy, trách nhiệm của Nhà nước mới dừng laị ở việc hỗ trợ bằng tiền để dân tự lo chuyển đổi nghề nghiệp. Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, các đô thị chưa đi liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng. Có thể nói, các dự án phát triển mới tính đến sự phát triển trong hàng rào của các dự án, mà chưa tính đến tác động của dự án đến đời sống của dân cư trong vùng. Người dân giao đất, không được tiếp tục nghề nông nhưng chưa biết sẽ phải làm nghề gì để thay thế nghề nông. Vai trò của các cấp chính quyền trong việc tổ chức lại cuộc sống dân cư bị thu hồi đất là mờ nhạt.
· Các hình thức đào tạo việc làm còn chưa phù hợp. Trong chính sách Nhà nước đã quan tâm đến việc đào tạo ở các Trường dạy nghề, thậm chí còn dự định không hỗ trợ trực tiếp mà chuyển kinh phí cho các trường, dân cư vùng thu hồi đất có nhu cầu học tập tự đến trường học nghề. Thực tế dân cư các vùng bị thu hồi đất gặp nhiều trở ngại không phải ai cũng tới trường học tập được. Các khó khăn đó là kinh phí thiếu (với số tiền hỗ trợ ít hỏi không đủ kinh phí học tập tại trường); trình độ văn hoá thấp không đủ tiêu chuẩn vào trường; tuổi tác cao không thể đến trường…
Rõ ràng việc quy định phải đến các trường dạy nghề học tập là có dụng ý tốt, bài bản nhưng mới chỉ phù hợp với một bộ phận dân cư, nó chưa bao quát được tất cả các đối tượng, các hoàn cảnh dân cư bị thu hồi đất. Nhất là hiện nay chỉ khi bị thu hồi đất, vấn đề đào tạo, chuyển nghề mới được đặt ra.
3. Quan điểm, phương hướng và biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi nghề nghiệp đào tạo việc làm của dân cư các vùng bị thu hồi đất phục vụ phát triển các khu CN tập trung và đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới đây
3.1. Dự báo nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm
Theo quy hoạch giai đoạn 2006 - 2010 Bắc Ninh sẽ thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng 6229,56 ha đất. Trong đó đất chuyên dùng là 5200,56 ha tập trung ở Quế Võ: 1375 ha, Tiên Du: 1063,28 ha, Thuận Thành 633.9 ha, Yên Phong 621,65 ha, Thành phố Bắc Ninh 367.77 ha… Đất ở đô thị 539.58 ha, tập trung ở thành phố Bắc Ninh gần 200 ha, Yên phong 89.52 ha, Quế Võ 75,64 ha. Khối lượng đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng là lớn, chủ yếu là từ đất nông nghiệp. Dự báo 5 năm 2006 - 2010 trong số lao động các hộ bị thu hồi đất 89.400 người, trong đó cần phải chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm là 83.000 người.
3.2. Các quan điểm cần quán triệt khi đề xuất phương án và biện pháp
Trước nhu cầu lớn như vậy, cần phải xây dựng các phương án kế hoạch và biện pháp đẩy mạnh công tác chuyển đổi, đào tạo việc làm của dân cư vùng bị thu hồi đất theo các quan điểm sau đây:
Một là, Bảo đảm để đại đa số dân cư các vùng bị thu hồi đất được chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm
Đây là quan điểm xuất phát từ tự phát huy và kế tục trong những hoàn cảnh mới của đường lối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân của Việt Nam. Trước cách mạng Tháng Tám, khẩu hiệu "Người cày có ruộng" đã trở thành một trong những động lực quan trọng có sức hiệu triệu hàng triệu người nông dân tham gia cách mạng, giành chính quyền. Trong cải cách ruộng đất những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ trước, chủ trương "Đưa ruộng đất về cho dân cày" đã tạo điều kiện để hàng chục triệu lao động nông nghiệp được sở hữu một loại tư liệu sản xuất không có gì có thể thay thế đó để tiến hành sản xuất nuôi sống mình và đóng góp cho xã hội. Từ năm 1980 đến nay, Nhà nước thực hiện chính sách giao đất nông nghiệp không thu tiền cho các hộ nông dân mà về thực chất đây là sự bảo đảm quí hơn vàng để nông dân có công ăn việc làm, đời sống ổn định. Đến nay, khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên qui mô lớn. Nhà nước buộc phải thực hiện việc thu hồi đất đã giao cho hộ nông dân tại một số vùng. Đây là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, tính tất yếu này lại làm nảy sinh một tất yếu khác, đó là: người nông dân bị thu hồi đất nhưng không thể để họ bị đẩy tới thất nghiệp, mà được "đền bù" để có công việc mới làm cho cuộc sống được cải thiện hơn từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là điểm khác nhau cơ bản của quá trình công nghiệp hoá Việt Nam hiện nay với quá trình công nghiệp hoá trước đây của các nước phương Tây.
Hai là, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phải được tổ chức và có hình thức thích hợp với trình độ phát triển của nguồn nhân lực này.
Lao động nông nghiệp Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng mặc dù đã tạo ra những thành tựu ấn tượng trong những năm đổi mới vừa qua trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng nguồn lực này đang tồn tại nhiều bất lợi thế trong phát triển nói chung và trong chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm khi bị thu hồi đất nói riêng, cụ thể là:
- Trình độ văn hoá chưa cao. Mặc dù tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2002, nhưng tới năm 2005 tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn.
- Ý thức và kỷ luật lao động thấp. Do sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong lao động của vùng có truyền thống nông nghiệp lâu đời nên phần lớn người lao động của tỉnh Bắc Ninh vẫn đang lưu giữ những nề nếp của nền sản xuất nông nghiệp, trang bị kỹ thuật thấp so với công nghiệp. Những nề nếp này tuy có những ưu điểm đối với sản xuất của hộ nông dân, nhưng sẽ tạo nhiều trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, và càng trở ngại hơn khi phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho những nông dân chuyển sang lao động trong những ngành nghề công nghiệp, nơi lao động tập trung, được trang bị kỹ thuật cao, có sự phân công và hợp tác lao động tỷ mỷ, đòi hỏi phải có ý thức, tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.
- Chậm thích ứng với chuyển đổi. Mặc dù sản xuất nông nghiệp đã và đang là ngành sản xuất đưa lại thu nhập thấp cho nông dân tỉnh Bắc Ninh, nhưng ngoại trừ một tỷ lệ thấp trong số họ đã rời bỏ quê hương, đồng ruộng để đến làm ăn, sinh sống tại các khu vực đô thị trong và ngoài tỉnh, còn phần đông trong tổng dân số của tỉnh tại khu vực nông thôn đều thích ứng nhiều đối với sự ổn định trong nông nghiệp hơn là phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm sang công nghiệp.
- Quan tâm lợi ích ngắn hạn, tại chỗ. Do đời sống hiện tại đang còn ở mức thấp, người nông dân khi bị rủi ro sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng đói nghèo nên quan tâm hàng đầu của họ là sự cải thiện nhanh chóng, trước mắt, tại chỗ đối với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ. Sự quan tâm này trong khi gây ra những trở ngại lớn cho việc chuyển đổi nghề nghiệp là đào tạo việc làm hướng tới những lợi ích dài hạn, nhưng lại rất thích hợp đối với việc thu hút họ vào sự chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm theo phương thức ngắn hạn, tại chỗ, hiệu quả nhanh.
Ba là, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phải được thực hiện với một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.
Việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua mặc dù đã thu được nhiều kết quả tích cực, nhưng so với yêu cầu đặt ra vẫn mới chỉ đạt được ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, trong đó không thể không kể đến nguyên nhân từ cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Việc cải thiện thực trạng này nhanh hay chậm, toàn diện hay phiến diện sẽ phần lớn phụ thuộc vào việc tạo ra một hệ thống cơ chế chính sách có đồng bộ, thiết thực, hiệu quả hay không. Muốn vậy, cần chú ý:
- Tính đồng bộ đòi hỏi hệ thống chính sách này phải được chi phối bởi những qui định thống nhất nhưng không quá tập trung, một mặt tuân thủ những qui định thống nhất của Trung ương, mặt khác được ban hành những cơ chế chính sách để khi triển khai thực hiện có thể chủ động, linh hoạt vận dụng tại tỉnh, trong đó chú ý giải quyết đồng bộ các quan hệ của 4 bên: Nhà nước - Cơ sở đào tạo - Người nông dân bị thu hồi đất là phải chuyển đổi nghề nghiệp - Cơ sở tuyển dụng lao động.
- Tính thiết thực của hệ thống cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm trong lĩnh vực này trước hết tập trung vào việc giải quyết các điều kiện cần thiết để người nông dân bị thu hồi đất, cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng lao động đều thực hiện được các mục tiêu riêng trong khi cùng tiến hành mục tiêu chung của cơ chế chính sách.
- Tính hiệu quả của hệ thống cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với dân cư cùng bị thu hồi đất không chỉ được đánh giá bằng tỷ lệ giữa số nông dân được chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo tạo việc làm trong tổng số lao động nông nghiệp thuộc các hộ bị thu hồi đất mà còn bằng sự tăng lên về năng suất lao động nông nghiệp của tỉnh do lao động nông nghiệp giảm đi, bằng gia tăng sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ do thu hút được những lao động nông nghiệp chuyển qua để bổ sung nguồn nhân lực cho mình.
3.3. Một số phương án đặt ra
3.3.1. Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất đối với những hộ nông dân bị thu hồi hầu hết diện tích canh tác của gia đình.
Đối với những hộ nông dân thuộc phương án này, đất canh tác của gia đình về cơ bản không còn nữa. Họ có hai phương án lựa chọn: phương án 1, tiếp tục làm nông nghiệp; phương án 2, chấm dứt làm nông nghiệp, chuyển sang làm phi nông nghiệp.
* Phương án 1 (tiếp tục làm nông nghiệp): Những hộ này phải thực hiện việc mua quyền sử dụng đất nông nghiệp trên thị trường quyền sử dụng đất. Sự lựa chọn này đòi hỏi phải có sự thông thoáng trong thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, theo đó người mua và người bán quyền này không gặp phải những trở ngại nào về điều kiện, thủ tục, hộ khẩu, cư trú… Những hộ sử dụng sự lựa chọn này sẽ làm giảm nhẹ nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đối với vùng Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trên bình diện tổng thể về thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp thì thấy rằng: trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản… của Nhà nước cho mỗi hộ gia đình không quá 3 ha đối với mỗi loại đất thì việc hộ này "mua đất" của hộ kia cũng đồng nghĩa với việc đẩy hộ "bán đất" tới chỗ phải thu hẹp hoặc chấm dứt các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Và ở đây lại xuất hiện nhu cầu phải chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho những hộ "bán đất" này mặc dù việc đó diễn ra ngoài vùng Nhà nước thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
* Phương án 2 (chấm dứt làm nông nghiệp, chuyển sang làm phi nông nghiệp)
Những hộ này buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp và thực hiện đào tạo việc làm để chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Sự lựa chọn này có thể diễn ra theo 2 xu hướng: một là làm chủ; hai là làm thuê.
Theo xu hướng làm chủ, những hộ bị thu hồi hầu hết đất canh tác sẽ chuyển sang làm kinh tế cá thể, tiểu chủ với các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tại tỉnh Bắc Ninh, xu hướng này có nhiều khả năng hiện thực bởi tỉnh có nhiều truyền thống phát triển tiểu, thủ công nghiệp và đang khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ để đạt tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu kinh tế tỉnh. Các hộ lựa chọn xu hướng này cần có được những chính sách phù hợp, đặc biệt là các chính sách dành cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và cực nhỏ, trong đó nổi lên là chính sách thị trường vốn và chính sách sử dụng đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Những hộ lựa chọn xu hướng này thường chủ động trong việc tự chuyển đổi nghề nghiệp và tự tìm cách đào tạo việc làm cho chính mình. Nhìn trên tổng thể, khi số doanh nghiệp tính theo đầu người của Việt Nam còn quá thấp so với mức bình quân trong khu vực và trên thế giới, trong đó Bắc Ninh cũng không phải là ngoại lệ, thì xu hướng thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ hợc cực nhỏ đối với những hộ bị thu hồi hầu hết đất canh tác là một xu hướng tích cực cần được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và chính sách kinh tế.
Theo xu hướng làm thuê, lao động nông nghiệp tại các hộ bị thu hồi hầu hết đất canh tác buộc phải xin việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong tỉnh, và trong những hoàn cảnh nhất định, phải chấp nhận làm thuê ngoài tỉnh, nhất là tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Nhu cầu xin việc làm trong xu hướng này thường dễ được giải quyết đối với các cơ sở cần tuyển lao động phổ thông. Tuy nhiên, trong hoạt động của các ngành công nghiệp, dịch vụ thì lao động phổ thông chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, trong khi phần lớn lại đòi hỏi phải có tay nghề, phải có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn thích hợ. Để có thể được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, những lao động nông nghiệp thuộc các hộ bị thu hồi đất nhất thiết phải được đào tạo việc làm. Tính nhất thiết ở đây không chỉ được đặt ra đối với người cần đào tạo mà còn đặt ra đối với các cơ sở đào tạo và cơ chế chính sách của Nhà nước đối với tất cả các bên tham gia sự nghiệp đào tạo này.
3.3.2. Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất đối với những hộ nông dân bị thu hồi một phần diện tích canh tác của gia đình
Những hộ nông dân thuộc diện này tuy bị thu hồi đất, nhưng gia đình vẫn còn đất canh tác mặc dù đã bị giảm đi khá nhiều. Những hộ này có 3 phương án lựa chọn: a) Một bộ phận nhân lực của gia đình tiếp tục làm nông nghiệp, số còn lại chuyển sang làm phi nông nghiệp; b) Mua thêm đất nông nghiệp trên thị trường quyền sử dụng đất để cả gia đình tiếp tục làm nông nghiệp; c) Bán nốt phần đất nông nghiệp (chưa bị Nhà nước thu hồi) trên thị trường quyền sử dụng đất để gia đình chuyển sang làm phi nông nghiệp.
- Trong 3 sự lựa chọn trên, sự lựa chọn b (mua thêm đất nông nghiệp) và sự lựa chọn c (bán nốt diện tích đất canh tác còn lại) sẽ dẫn các gia đình trong 2 sự lựa chọn đó đến các vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm tương tự như phương án một.
- Đối với sự lựa chọn a (một bộ phận nhân lực tiếp tục làm nông nghiệp, số còn lại chuyển sang làm phi nông nghiệp), các gia đình đứng trước 2 xu hướng về tiếp tục làm nông nghiệp, trong đó: Một là, làm nông nghiệp như cũ, hai là, đổi mới cách làm nông nghiệp.
Nếu làm nông nghiệp như cũ thì thu nhập của gia đình trong lĩnh vực này sẽ thấp hơn so với khi chưa bị thu hồi đất (do diện tích canh tác đã bị giảm). Xu hướng này do vậy sẽ ít có gia đình chấp thuận, nhất là trong dài hạn. Xu hướng thứ hai là đổi mới cách làm nông nghiệp, theo đó các gia đình phải chọn các ngành nghề, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến phù hợp với nhu cầu mới của quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị tại các vùng Nhà nước thu hồi đất, trong đó có đất của gia đình mình (nông nghiệp theo cách làm mới này có thể đặt tên là Nông nghiệp đô thị như đã được đề cập tới tại luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thế Thảo).
- Chọn theo hướng Nông nghiệp đô thị - gọi là phương án 3 mặc dù vẫn là làm nông nghiệp nhưng các gia đình vẫn phải thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp và cần được đào tạo theo các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của Nông nghiệp đô thị. Vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các gia đình mà còn đòi hỏi phải được dẫn dắt và tạo điều kiện của cơ chế chính sách Nhà nước.
3.4. Đề xuất mô hình
Từ các phân tích trên đây, việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất, phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới cần được nghiên cứu xây dựng theo 3 mô hình sau đây:
- Mô hình 1, tiếp tục làm nông nghiệp truyền thống. Các hộ bị thu hồi đất (từ ít đến nhiều) không chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, thực hiện việc mua đất nông nghiệp trên thị trường quyền sử dụng đất để bù lại phần đất canh tác đã bị thu hồi, tiếp tục làm nông nghiệp theo truyền thống.
- Mô hình 2, chuyển đổi sang làm phi nông nghiệp. Các hộ bị thu hồi đất (từ ít đến nhiều) không tiếp tục làm nông nghiệp, bán nốt diện tích canh tác chưa bị thu hồi để chuyển hẳn sang làm phi nông nghiệp.
- Mô hình 3, chuyển sang làm phi nông nghiệp và nông nghiệp đô thị. Các hộ tuy bị thu hồi đất nhưng vẫn còn một số diện tích canh tác đáng kể, muốn chuyển một bộ phận nhân lực của gia đình sang làm phi nông nghiệp, số còn lại chuyển sang làm nông nghiệp đô thị.
3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị
Mặc dù giá áp dụng cho việc bồi thường trên đây là điều kiện quan trọng về tài chính để các hộ nông dân bị thu hồi đất thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, nhưng việc chuyển đổi và đào tạo này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tài chính mà còn vào nhiều yếu tố khác và đòi hỏi phải có cơ chế chính sách của Nhà nước.
Một là, Nhà nước định hướng cho sự chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với dân cư các vùng bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị.
Việc phát triển khu công nghiệp, đô thị là việc được hoạch định trong qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.Trong qui hoạch, kế hoạch này, việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được xác định rất cụ thể, tuy nhiên còn thiếu vắng việc định hướng cho sự chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với dân cư các vùng bị thu hồi đất. Sự thiếu vắng đó không chỉ gây ra tình trạng tự phát trong chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ bị thu hồi đất mà còn gây bị động cho các cấp chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề chuyển đổi tự phát này.
Sự thiếu vắng trên đây cần được bổ khuyết trong thời gian tới, theo đó, khi trình để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nào thì tổ chức chủ trì phải trình luôn cả định hướng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ bị thu hồi đất tại các vùng này. Định hướng này khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để không chỉ có các hộ bị thu hồi đất mà tất cả các tổ chức Nhà nước, ngoài Nhà nước đều cùng thống nhất thực hiện. Sự thống nhất đó đảm bảo cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm của các hộ bị thu hồi đất được triển khai nhanh chóng, thuận lợi và có hiệu quả.
Hai là, Nhà nước tạo điều kiện khởi nghiệp cho các hộ nông dân bị thu hồi đất thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.
Hầu hết các tổ chức, cá nhân khi khởi nghiệp đều gặp những khó khăn, trở ngại phải vượt qua. Đối với hộ nông dân bị thu hồi đất, khi khởi nghiệp để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp thì tình trạng này càng gay gắt, nặng nề hơn. Để trợ giúp họ trong khởi nghiệp, việc tạo điều kiện từ phía Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó nổi lên một số sự trợ giúp sau:
* Lập vườn ươm cho sự khởi nghiệp. Đây là sự trợ giúp thiết thực cho những hộ nông dân bị thu hồi đất có thể chuyển đổi nghề nghiệp bằng việc xác lập một cơ sở có qui mô nhỏ trong những ngành nghề phi nông nghiệp. Mô hình vườn ươm này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã được quảng bá tại Việt Nam. Với tỉnh Bắc Ninh, tại mỗi khu công nghiệp tập trung và khu đô thị mới, Nhà nước cần dành ra một diện tích (một vài ha) để lập vườn ươm này, trong đó tại khu công nghiệp là vườn ươm cho các hộ khởi nghiệp bằng các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp; tại các khu đô thị là vườn ươm cho các hộ khởi nghiệp bằng các ngành nghề dịch vụ.
* Bổ xung đối tượng thụ hưởng chính sách của ngân hàng chính sách xx hội
Việc khởi nghiệp đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất sẽ dựa chủ yếu vào nguồn tài chính từ việc bồi thường của Nhà nước như đã trình bày tại mục trên. Tuy nhiên các hộ này vẫn rất cần được sự hỗ trợ của thị trường vốn. Đối với các tổ chức, đơn vị kinh tế đã hoạt động trên thương trường thì việc nông dân bị thu hồi đất đã bắt đầu lập nghiệp mới. Do vậy cần có một tổ chức tín dụng đặc biệt để các hộ này có thể tiếp cận, và đó chính là Ngân hàng chính sách xã hội. Mặc dù các hộ nông dân bị thu hồi đất đến Ngân hàng này để vay vốn lập nghiệp, vay vốn kinh doanh, nhưng sự lập nghiệp, kinh doanh ở đây không chỉ đơn thuần là những vấn đề kinh tế mà còn là những vấn đề chính trị xã hội.
Nhằm khai thông việc này, chính quyền địa phương cần có sự can thiệp đối với hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội để các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện khởi nghiệp trong chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thụ hưởng các chính sách của ngân hàng này.
Ba là, Nhà nước ban hành chính sách đồng bộ cho loại hình "Kinh tế hộ"
Trong hệ thống chính sách dành cho các loại hình tổ chức kinh doanh hiện nay, Nhà nước đã có chính sách cho Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Doanh nghiệp khu vực tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệ theo đó hình thành loại hình "hộ kinh doanh" phi nông nghiệp hoặc nông nghiệp đô thị với qui mô "cực nhỏ", thì điều kiện để thụ hưởng các chính sách của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại ở ngoài tầm đối với các hộ kinh doanh này. Sự thiếu vắng chính sách cho các hộ kinh doanh nói chung và cho các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất tại các vùng Nhà nước phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nói riêng cần được bù đắp trong thời gian tới trong đó nổi lên là:
- Ban hành văn bản Luật về loại hình "kinh tế hộ", tạo căn cứ pháp lý cho sự phát triển không chỉ đối với các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực thành thị, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà cả với hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện chyển đổi nghề.
- Bổ sung chính sách đất đai trong đó không chỉ chú trọng tới nhu cầu đất làm mặt bằng kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ mà cả với loại hình "cực nhỏ" tránh duy trì tình trạng các hộ này phải sử dụng đất ở, nhà ở vào mục đích kinh doanh, gây những bất lợi cho bảo vệ môi trường và sự phát triển mở rộng kinh doanh của các hộ này.
- Tạo điều kiện để các hộ kinh doanh nói chung và các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất nói riêng được tham gia vào thị trường tài chính, tín dụng bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.
3.6. Hoàn thiện tổ chức đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị
Như trên đã phân tích, người lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp. Khu đô thị sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó có người trở thành chủ nhân của hộ kinh doanh phi nông nghiệp, hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị, có người trở thành lao động làm thuê cho các đơn vị kinh doanh trong Khu công nghiệp, Khu đô thị nơi họ vừa bị thu hồi đất, có người phải rời quê hương để làm chủ hoặc làm thuê tại các địa phương khác. Mặc cho tất cả các sự khác nhau đó, họ đều cần được đào tạo việc làm dù nó là làm chủ hay làm thuê, dù đó là làm tại quê hương mình hay tại các địa phương khác. Tổ chức đào tạo việc làm cho các đối tượng này hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu trên và rất cần được hoàn thiện trong thời gian tới.
a) Về tài chính cho người được đào tạo việc làm
Trong chính sách tài chính hỗ trợ cho hộ nông dân bị thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo việc làm được gộp chung lại với mức 14,7 nghìn đồng/m2 đất bị thu hồi, tính ra mức hỗ trợ này đã bằng 35,8% so với giá đất trồng cây hàng năm loại 1 bị thu hồi (14,7/41 nghìn đồng/m2). Với mức này, một gia đình bị thu hồi đất bình quân 600m2 sẽ được hỗ trợ 8,62 triệu đồng. Về thực chất đây là số tiền được trả thêm cho giá bồi thường đất quá thấp, và không có mấy ý nghĩa cho việc đào tạo việc làm. Vấn đề tài chính cho người được đào tạo việc làm cần được hoàn thiện như đã trình bày tại mục 2 bên trên.
b) Về tổ chức cơ sở đào tạo việc làm
Do nhu cầu đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất khá đa dạng, trong đó có nhu cầu cấp bách trước mắt, có nhu cầu cơ bản lâu dài, có nhu cầu đào tạo tại chỗ, có nhu cầu đào tạo tại các trung tâm của huyện, của tỉnh, của quốc gia… Mặt khác, cho dù nhu cầu đào tạo việc làm cho các đối tượng này là rất lớn, nhưng cũng không phải vì thế mà nhất thiết phải tổ chức ra những trường, lớp đào tạo riêng cho các đối tượng này. Đây là những vấn đề tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực và lợi ích của cơ sở đào tạo, không thể đơn thuần chỉ được tổ chức theo mệnh lệnh hành chính. Trong thời gian tới, việc tổ chức cơ sở đào tạo việc làm cho dân cư các Vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị tỉnh Bắc Ninh cần được hoàn thiện theo các hướng sau:
- Đối với những hộ có nhu cầu đào tạo cơ bản, lâu dài, Tỉnh có chính sách khuyến khích cụ thể, trong đó xem xét việc cấp học bổng toàn phần hoặc một phần cho những người theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
- Đối với những hộ có nhu cầu đào tạo ngắn ngày theo những ngành nghề thông dụng kể cả trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, Tỉnh khuyến khích các trường, các trung tâm sẵn có tại tỉnh mở rộng thêm qui mô, mở thêm các ngành nghề đào tạo để đáp ứng tối đa các nhu cầu của họ. Việc tổ chức thêm các trường mới, trung tâm mới cần được xem xét và quyết định một cách tổng thể, trong đó việc đào tạo cho lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất chỉ là bộ phận cần được ưu tiên.
- Đối với những hộ có nhu cầu đào tạo tại chỗ. Tỉnh có chính sách giao cho cấp Huyện, Thị xã thực hiện, theo đó hình thành các tổ chức đào tạo thích hợp, đặc biệt là đối với yêu cầu ngắn ngày, tại chỗ, ngành nghề và công nghệ dễ dàng chuyển giao.
- Đối với những Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu đô thị thực hiện cam kết tuyển dụng lao động từ các hộ bị thu hồi đất, Tỉnh tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức đào tạo việc làm cho số lao động này, nhất là khi việc đào tạo được tiến hành trước khi Doanh nghiệp đi vào hoạt động.
- Sự thành công trong hoàn thiện tổ chức đào tạo việc làm trên đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về khả năng thanh toán chi phí đào tạo cho các cơ sở của các hộ nông dân bị thu hồi đất. Việc thực thi các chính sách bồi thường cho hộ nông dân bị thu hồi đất hiện nay nếu được sửa đổi, bổ sung như trình bày tại mục sau sẽ cho phép các hộ này hoàn toàn có được khả năng trên.
c) Về chính sách đối với cơ sở đào tạo
Ngoài những chính sách đã có đối với các cơ sở đào tạo nói chung, cần có chính sách riêng đối với các cơ sở đảm nhiệm việc đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị, trong đó nổi lên là:
- Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo thực hiện việc mở rộng diện tích trường sở theo chính sách giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- Tiếp tục củng cố, phát triển cơ sở đào tạo công lập, đồng thời chú trọng phát triển cơ sở đào tạo tư nhân, kể cả việc khuyến khích cơ sở đào tạo tư nhân của thàh phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác mở chi nhánh hoặc trường sở chính tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đối với việc đào tạo những ngành nghề mới (nông nghiệp đô thị, cơ khí điện tử, dịch vụ Khu công nghiệp…) mà các cơ sở chưa có truyền thống đào tạo, Tỉnh có sự tác động toàn diện hơn để các cơ sở này sớm hình thành và đưa vào hoạt động các trung tâm, khoa, lớp… loại này vào hoạt động. Sự tác động toàn diện này bao gồm cả những chính sách đầu tư từ ngân sách tỉnh, chính sách thu hút nhân tài tăng cường cho các cơ sở đào tạo.
3.7. Tổ chức và biện pháp thực hiện các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị tỉnh Bắc Ninh.
Các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách trên cần được thực hiện với những giải pháp về tổ chức và những biện pháp cụ thể sau đây:
a) Về tổ chức thực hiện
Việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị có liên quan tới nhiều cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội. Chỉ cần thiếu sự tham gia và phối hợp của một trong các cơ quan đó thì chẳng những các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách cho các đối tượng này không hoặc chậm được thể chế hoá mà ngay cả khi đã được thể chế hoá thì cũng khó bảo đảm được chất lượng của chính sách ban hành, đồng thời khó đưa vào cuộc sống. Bởi vậy, về mặt tổ chức, cần có sự phân công hợp lý để huy động sự tham gia và phối hợp đúng và đủ của tất cả các cơ quan chức năng trên, theo đó:
- Trong 6 cơ quan trên, chọn một cơ quan đứng ra đảm nhiệm vai trò chung (tổng hợp). Cơ quan tổng hợp này có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định một lộ trình hợp lý cho việc thể chế hoá các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách được trình bày trong đề tài này. Cơ quan tổng hợp cũng đồng thời là tổ chức giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách đã được ban hành.
- Phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện việc xây dựng các đề án chính sách để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền của cấp tỉnh. Đây là những chính sách tỉnh Bắc Ninh hoàn toàn có thể chủ động trong việc ban hành và tổ chức thực hiện.
- Phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện việc xây dựng các Đề án chính sách để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành và thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh. Kinh nghiệm từ nhiều tỉnh và thành phố được Trung ương cho phép áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù, hoặc thí điểm hoặc làm trước tại các địa phương này đã chỉ rõ rằng trong khi Trung ương chưa kịp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách chung cho cả nước thì việc cấp tỉnh xây dựng Đề án chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là cho phép ban hành và thực hiện thí điểm tại tỉnh và rất hữu hiệu, trong đó nổi lên là:
· Dự án Chính sách mua và bán quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm tại vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị.
· Dự án Chính sách bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất thay thế chính sách bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất cho các hộ này theo cơ chế chính sách hiện hành.
· Dự án "Kiến nghị về Luật Kinh tế hộ" để Đại biểu thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh trình ra Quốc hội theo điều 87 Hiến pháp hiện hành.
b) Về biện pháp thực hiện
Một là, cần thống nhất nhận thức.
Mặc dù thu hồi đất để phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung, của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, nhưng đối với thu hồi đất nông nghiệp từ hộ nông dân thì việc sử dụng các giải pháp bồi thường để hỗ trợ như hiện nay cần được sửa đổi, bổ sung để chuyển thành bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho những hộ này. Nhận thức này giúp cho việc nghiên cứu, xây dựng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm đối với dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp, Đô thị tỉnh Bắc Ninh được tiến hành đồng bộ, toàn diện, vừa giải quyết được các vấn đề cấp bách trước mắt, vừa đáp ứng được các đòi hỏi cơ bản, lâu dài về lĩnh vực này.
Hai là, về chi ngân sách
Việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tỉnh Bắc Ninh là công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ nhiều nguồn, trong đó ngoài nguồn được bồi thường của người bị thu hồi đất ra thì nguồn từ ngân sách tỉnh có vai trò và vị trí quan trọng. Việc chuyển đổi và đào tạo này vừa đòi hỏi phải thực hiện hàng năm, vừa đòi hỏi phải duy trì liên tục trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh từ nay đến 2010 và 2015, 2020 nên việc chi ngân sách cho lĩnh vực này cần trở thành một khoảng mục trong chi thường xuyên của Ngân sách tỉnh trên cơ sở vận dụng quy định theo khoảng 2 của điều 33 Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Khoản chi thường xuyên này là biện pháp tác động trực tiếp của chính quyền tỉnh tới quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu Công nghiệp và đô thị tỉnh Bắc Ninh.
Ba là, khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư, tạo việc làm và thu hút lao động.
Kết quả của việc chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tuỳ thuộc một phần lớn vào việc số lao động được đào tạo có nhận được việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không. Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào không tạo ra được những việc làm mới thì lao động dù được đào tạo cũng phải dời đến địa phương khác để tìm kiếm việc làm mặc dù phải chịu nhiều rủi ro (do không có nhà ở, không được nhập hộ khẩu, con cái khi đi học hoặc khám chữa bệnh phải nộp kinh phí trái luồng, tuyến…). Do tầm quan trọng của việc tạo ra việc làm mới nên các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh cần được vận dụng tối đa, đặc biệt là:
- Thực hiện việc "Trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư" theo mô hình của tỉnh Bình Dương.
- Thực hiện xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp theo mô hình "cuốn chiếu" của nhiều tỉnh, thành phố trong đó có kinh nghiệm của Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc của tỉnh Quảng Nam.
Bốn là, thực hiện thí điểm
Trong khi chờ đợi các cấp thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách mới thì biện pháp tích cực, chủ động là tự quyết định hoặc xin cấp trên cho được làm thí điểm theo phương hướng và mục tiêu cơ chế chính sách mới. Trong lĩnh vực chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tỉnh Bắc Ninh cũng đã và đang xuất hiện những yêu cầu của việc ban hành hàng loạt cơ chế chính sách mới so với hiện tại. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ thực tiễn của công cuộc đổi mới những năm qua cho thấy từ khi xuất hiện yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách cho đến khi cơ chế chính sách mới được ban hành thường phải mất một khoảng thời gian từ 7 đến 10 năm. Nếu phải chờ đợi như vậy tỉnh Bắc Ninh sẽ khó có thể thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển các Khu công nghiệp, Khu đô thị cũng như cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng này từ nay đến 2010, 2015 và 2020. Biện pháp cần thiết ngay từ bây giờ là Tỉnh xem xét và quyết định theo thẩm quyền và đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện một số cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực này, mà nổi lên là:
- Thí điểm việc giao cho Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh xây dựng Trường Đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên viên giỏi của các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp có thể tham gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
- Thí điểm việc giao cho tổ chức khuyến công thực hiện việc thành lập và đưa vào vận hành một (Vườn ươm công nghiệp) để phục vụ việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho những hộ nông dân bị lấy đất cần lập nghiệp bằng các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Tương tự như vậy, tiến hành thí điểm việc giao cho tổ chức khuyến nông thực hiện việc thành lập và đưa vào vận hành một "Vườn ươm" về phát triển nông nghiệp đô thị.
- Thí điểm thực hiện cơ chế chính sách bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thay cho chính sách bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất tại một vùng (được lựa chọn cụ thể của tỉnh Bắc Ninh) Nhà nước thu hồi đất để phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tinh Bac Ninh.docx