Đề tài: Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia (90 Trang)
MỤC LỤC
I/ Nhận thức về chuyển giá dưới gốc độ nhà đầu tư và chính phủ
1. Nhà đầu tư (MNCs)
2. Chính phủ
2.1. Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư
2.2. Quốc gia xuất khẩu đầu t
II/ Nguyên tắc giá thị trường (ALP)
III/ Một số vấn đề về chuyển giá tài chính
1. Dự báo lãi suất cho khoản vay giữa các công ty liên kết
2. Hướng dẫn định giá chuyển giao cho các khoản vay giữa các bên liên
3. Lãi suất trên khoản vay trả chậm (Interest on certain deferred payments)
4. Định giá bảo lãnh (Pricing Guarantees)
IV/ Xu hướng chuyển giá tại các lĩnh vực và các nước
1. Xu hướng chuyển giá thông qua một nghiên
2. Chuyển giá trong ngành dược
3. Case study – Chuyển giá ở một số công ty
3.1. Công ty Alpha
3.2. Công ty Delta
3.3. Công ty Bravo
V/ Chuyển giá ở Việt Nam
1. Một số trường hợp chuyển giá
2. Khảo sát việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2. Phương thức trốn thuế qua chuyển giá -Việt Nam nhận diện và xủ lý vấn đề này
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài. Như vậy công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Quyết định chịu lỗ liên tiếp trong 2 năm liền liệu có xứng đáng? Hiện nay P&G đã có được những vị trí như thế tại Việt Nam?
Sau 10 năm, P&G đã đầu tư khoảng 82 triệu USD vớiba nhà máy ở KCN Đồng An- Bình Dương cho ra đời các sản phẩm như : Dầu gội Pantene, Rejoice, Heat & Shoulders, bột giặt Tide, nước xả Downy, xà bông Camay, Safeguard..., được thị trường tin tưởng, tiếp nhận. Cty đã liên tục có tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Doanh số trong 10 năm qua của Cty đã đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 450 tỷ đồng, thu hút 500 lao động trực tiếp và 2.000 lao động gián tiếp... điều này càng chứng tỏ bước đi khôn ngoan của các nhà lãnh đạo P&G trong kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, ngày nay đi đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra hàng hóa của họ đang tràn ngập thị trường với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh, có thể khẳng định công ty đa quốc gia và cơn lốc “Việt Nam hóa” sản phẩm đang là mối lo ngại đối với các doanh nghiệp trong nước. trong khi đối thủ mà P&G phải “chạy đua” lại là Unilever, một công đa quốc gia chứ không phải doang nghiệp nội địa..
Theo báo cáo của Unilever Việt Nam, những năm qua doanh nghiệp này luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2 con số mỗi năm và đạt tổng doanh thu gần bằng 1% GDP của Việt nam năm 2009, với hơn 100 doanh nghiệp vệ tinh, cung cấp nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm… Hiện nay Unilever có 1.500 nhân viên và gián tiếp tạo việc làm cho 7.000 lao động. Sở hữu các nhãn hiệu nổi tiếng và chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, như OMO, Sunsilk, P/S, Lipton, Sunlight ... mỗi ngày trung bình có tới gần 5 triệu sản phẩm của công ty được tiêu thụ.
Từ năm 1995 tới năm 2009, Công ty đã phát triển và đưa ra thị trường hơn 540 sản phẩm mới dựa trên nghiên cứu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng.
Mạng lưới phân phối và bán hàng của Công ty được nhiều doanh nghiệp đối tác đánh giá cao, bởi mạng lưới bán lẻ đến 100% tại các thôn xã, thị trấn và thành phố thông qua gần 180 nhà phân phối trong cả nước và sự hợp tác kinh doanh với tất cả các chuỗi kênh phân phối hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, thu nhập khác nhau của người tiêu dùng Việt Nam.
Khảo sát việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: TS. Hà Nam Khánh và PGS.TS. Bùi Lê Hà Đăng trên Tạp chí phát triển kinh tế số 225, tháng 7, 2009.
Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc hội nhập vào kinh tế quốc tế, đồng thời cũng đem đến một số những thách thức nhất định trong quản lý kinh tế; trong đó có việc định giá chuyển nhượng giữa các bên liên kết trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc khảo sát 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và phỏng vấn một số chuyên gia định giá chuyển nhượng về thực trạng thực thi Thông tư 117/2005/TT-BTC cho thấy rằng các doanh nghiệp, nhìn chung, đã thực hiện việc kê khai các giao dịch liên kết với cơ quan thuế theo quy định. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp còn chưa chủ động trong việc chuẩn bị trước hồ sơ chứng minh giá thị trường của giao dịch liên kết, một số khác vẫn trong trạng thái “chờ và rút kinh nghiệm”.
1. Phần mở đầu
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng cao, hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia cũng ngày càng mở rộng, các giao dịch xuyên biên giới có giá trị lớn giữa các công ty thành viên diễn ra thường xuyên. Việc hoạch định thuế và tuân thủ theo các quy định hiện hành tùy thuộc rất lớn vào mức độ chính xác của việc định giá các “giao dịch được kiểm soát” này. Để đánh giá và quản trị các rủi ro về thuế, các công ty phải xác định giá chuyển nhượng (“transfer price”) trong năm dựa trên những chính sách rõ ràng và thống nhất với những quy định hiện hành về định giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác lập và thực thi một chính sách định giá chuyển nhượng thỏa mãn cả hai mục tiêu thuế và kinh doanh là một điều hoàn toàn không dễ dàng.
Ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 117/2005/TT-BTC (“Thông tư”) hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Đối tượng áp dụng là các cơ sở kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có thực hiện giao dịch với bên liên kết. Thông tư sử dụng bốn tiêu chuẩn phân tích để phân tích so sánh, chấp nhận năm phương pháp để định giá thị trường và nêu ra một số yêu cầu vềlưu trữ hồ sơ. Các quy định trong Thông tư, nhìn chung, tương đồng với các hướng dẫn của OECD về định giá chuyển nhượng.
Nhằm vào việc có một cái nhìn khái quát và khách quan về việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng nêu trong Thông tư, các tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, phỏng vấn một số chuyên gia trong lãnh vực định giá chuyển nhượng, kết hợp với sử dụng các tư liệu thứ cấp, sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích việc tuân thủ các quy định vềđịnh giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Một số lý luận cơ bản về định giá chuyển nhượng
2.1 Các khái niệm cơ bản về giá chuyển nhượng
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (“Organisation of Economic Co-operation and Development- OECD”) hướng dẫn về việc xác định giá chuyển nhượng: “Giá chuyển nhượng là giá áp dụng cho mục đích ghi sổ, dùng để định giá giao dịch giữa các công ty thành viên, được thống nhất quản lý với mức giá ảo cao hay thấp nhằm tác động vào các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn giữa các công ty thành viên này”.
Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia cũng đã xác lập nhiều quy định nhằm kiểm soát hoạt động định giá chuyển nhượng. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra “nguyên tắc giá thị trường” (“arm’s length principle”) cho việc định giá chuyển nhượng. Nói một cách đơn giản, nguyên tắc giá thị trường là nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng tuân thủ theo điều kiện khách quan của thị trường cạnh tranh, như thể các giao dịch này được thực hiện giữa các đơn vị độc lập. Các quy định về định giá chuyển nhượng trên thế giới đều hướng đến việc kiểm soát giá giao dịch của các doanh nghiệp có quan hệ liên kết với nhau. Về nguyên tắc chung, hai công ty có quan hệ liên kết với nhau khi một công ty có thể kiểm soát hay có ảnh hưởng trọng yếu lên những quyết định kinh doanh, và việc điều hành hoạt động của công ty kia hoặc cả hai công ty đều dưới quyền kiểm soát của một công ty khác. Thông thường, hai công ty được coi là có quan hệ liên kết với nhau khi công ty này nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp tối thiểu 20% quyền biểu quyết của công ty kia.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định giá chuyển nhượng do không thống nhất được với cơ quan thuế về giá chuyển nhượng phù hợp. Vì vậy, cơ quan thuế và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau nhằm giải quyết những bất đồng nêu trên. Sự thỏa thuận đó tạm dịch là “thỏa thuận xác định giá trước” (“Advance Pricing Arrangements”). Theo định nghĩa của OECD về Hướng dẫn định giá chuyển nhượng, thỏa thuận xác định giá trước là một thỏa thuận giữa bên nộp thuế, gồm một hay một số doanh nghiệp liên kết, với một hay một số cơ quan thuế nhằm xác định trước một loạt những tiêu chuẩn như phương pháp định giá, các giả định kinh tế, các dự báo của các giao dịch về định giá chuyển nhượng trong một khoảng thời gian cố định.
2.2. Cơ chế kiểm soát việc định giá chuyển nhượng trong hoạt động đầu tư của Bộ Tài chính
Cơ chế kiểm soát việc định giá chuyển nhượng trong hoạt động đầu tư của Bộ Tài chính được thể hiện trong Thông tư số 117/2005/TT-BTC (“Thông tư”) ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 1 năm 2006, Thông tư số 37/QD-BTC ban hành ngày 4 tháng 1 năm 2006, Thông tư 115/2005/TT-BTC (16/12/2005), và Thông tư 119/2003/TT-BTC (12/12/2003).
Đối tượng áp dụng của Thông tư là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây được gọi chung là các cơ sở kinh doanh) thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Phạm vi áp dụng của Thông tư là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết. Bên có quan hệ liên kết được định nghĩa trong Thông tư được áp dụng luật 20% quyền sở hữu, nghĩa là một cơ sở kinh doanh nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của cơ sở kinh doanh kia.
Yêu cầu chung của các văn bản này là các giao dịch liên kết phải được so sánh với giá thị trường. Việc này thực hiện thông qua so sánh giá, hoặc gián tiếp thông qua so sánh lợi nhuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm chứng minh các giao dịch liên kết của mình được thực hiện theo giá thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp phải lập lưu trữ hồ sơ xác định giá tại thời điểm giao dịch. Hồ sơ này khác với hồ sơ tạo lập trong giao dịch thông thường, được sử dụng nhằm xác định giá của giao dịch như hóa đơn, hợp đồng,… Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ xác định giá, cơ quan thuế có quyền ấn định giá và việc này có thể gây ra những hậu quả xấu ngoài dự kiến, liên quan đến nghĩa vụ thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Khảo sát tình hình tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2006 đến giữa năm 2008
3.1. Khảo sát qua bảng câu hỏi
Để tìm hiểu thực trạng tuân thủ các quy định trên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các tác giả đã thực hiện một khảo sát các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi và bảng phỏng vấn các chuyên gia tư vấn về giá chuyển nhượng.
§ Phạm vi và quy mô của mẫu khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện trên 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, và Bình Dương. Quốc gia đầu tư của các doanh nghiệp trong mẫu bao gồm một số nước Châu Á như Đài Loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, …, Châu Âu gồm Đức, Anh, Pháp, Châu Mỹ có Hoa Kỳ và một số cùng ưu đãi thuế quan như các quần đảo British Virgin, Cayman, và Samoa. Lĩnh vực đầu tư của mẫu khảo sát bao gồm cả hàng tiêu dùng, điện tử, thực phẩm và thức uống, hàng công nghiệp, ôtô xe máy, dịch vụ và đầu tư – kinh doanh bất động sản. Phạm vi khảo sát là hoạt động tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng từ năm 2006 đến giữa năm 2008.
§ Kết quả khảo sát:
Bảng 1: Mức độ can thiệp của Ban Giám đốc vào việc tuân thủ Thông tư
Tham gia vào quá trình hoạch định và triển khai các bước tuân thủ
Mức độ
Số lượng
Tỷ trọng so với mẫu
50 DN
Chỉ nắm những nội dung tóm tắt của Thông tư
32
64%
Trực tiếp tìm hiểu hay tham gia các buổi hội thảo của cơ quan Thuế/công ty tư vấn
18
36%
Tham gia vào quá trình hoạch định và triển khai các bước tuân thủ
8
16%
Kiểm tra định kỳ việc tuân thủ
1
2%
Tổng cộng
59*
*: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nội dung trong câu hỏi này
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Bảng 1 cho thấy, mặc dù Thông tư về giá chuyển nhượng là một trong những nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ thuế và các khoản phạt thuế của doanh nghiệp lẫn của cả tập đoàn, nhưng có đến 64% doanh nghiệp được khảo sát cho biết Ban Giám đốc chỉ nắm những nội dung chính của Thông tư do người dưới quyền báo cáo lại, 36% Ban Giám đốc trực tiếp tìm hiểu hoặc tham gia các buổi hội thảo của cơ quan Thuế hay công ty tư vấn.
Mẫu khảo sát cũng cho thấy chỉ có 16% Ban Giám đốc thực sự tham gia vào quá trình hoạch định và triển khai các bước để tuân thủ luật, và 2% doanh nghiệp được khảo sát có Ban Giám đốc trực tiếp kiểm tra quá trình tuân thủ.
Bảng 2: Đơn vị đảm trách về giá chuyển nhượng tại Việt Nam
Đơn vị đảm trách
Số lượng
Tỷ trọng
Lập phòng/bổ nhiệm chuyên gia định giá chuyển nhượng
1
2%
Phòng kế toán/tài chính kiêm nhiệm
45
90%
Phòng kế toán/tài chính kiêm nhiệm và sử dụng một số dịch vụ hỗ trợ của các công ty tư vấn
4
8%
Tổng cộng
50
100%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Theo bảng 2, trong hai năm đầu thực hiện các quy định của Thông tư, xét về cơ cấu tổ chức, 90% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cử phòng kế toán/tài chính kiêm nhiệm việc tuân thủ các quy định về giá chuyển nêu trong Thông tư. Vì không có phòng ban chuyên trách, hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, các phòng kế toán/tài chính này chỉ mới dừng lại ở việc kê khai theo quy định các giao dịch với bên liên kết.
Để khắc phục tình trạng trên, có 8% doanh nghiệp được khảo sát đã thuê dịch vụ của các công ty tư vấn để hỗ trợ quá trình thực hiện. Chỉ có một doanh nghiệp có chuyên gia giá chuyển nhượng nội bộ được điều từ công ty mẹ sang; tuy nhiên, cần xem xét đến mức độ am hiểu địa phương của chuyên gia nước ngoài.
Bảng 3: Thời điểm doanh nghiệp quan tâm đến giá chuyển nhượng trong vòng đời dự án
Giai đoạn
Số lượng
Tỷ trọng
Giai đoạn đưa ra ý tưởng về dự án
10
20%
Giai đoạn hoạch định dự án
16
32%
Giai đoạn thực hiện dự án
18
36%
Giai đoạn hoàn tất dự án
6
12%
Tổng cộng
50
100%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Xét về thời điểm doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến vấn đề giá chuyển nhượng, cũng như hồ sơ liên quan, bảng 3 cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tập trung vào giai đoạn hoạch định và thực hiện dự án (chiếm 68% doanh nghiệp trong mẫu). Chỉ có 20% doanh nghiệp được khảo sát quan tâm đến vấn đề giá chuyển nhượng ngay từ khi mới đưa ra ý tưởng về dự án. Việc tính toán giá chuyển nhượng càng sớm sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định và tuân thủ tốt hơn các quy định của luật.
Bảng 4: Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các nội dung của Thông tư
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Theo bảng 4, phần lớn doanh nghiệp cho rằng họ thông hiểu Thông tư ở mức trên trung bình; chỉ có phương pháp xác định giá thị trường và những yêu cầu về lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá thị trường thì nhiều doanh nghiệp còn gặp lúng túng. Cho đến nay, do nguồn dữ liệu được cơ quan thuế chấp nhận làm cơ sở so sánh giá còn rất hạn chế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh các giao dịch thực hiện theo giá thị trường. Thêm vào đó, số lượng hồ sơ cần thiết lưu trữ cho mỗi giao dịch cũng là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, vì đa phần các hồ sơ liên quan đều được công ty mẹ hay tập đoàn lưu trữ ở nước ngoài.
Bảng 5: Những công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện để tuân thủ theo thông tư
Công việc đã thực hiện
Số lượng
Tỷ trọng
Kê khai và nộp mẫu 01-2006 cho cơ quan thuế về giao dịch với bên liên kết thực hiện trong năm theo quy định
50
100%
Tìm hiểu thông tin về các quy định định giá chuyển nhượng và so sánh với các quy định tương tự tại các quốc gia của bên liên kết
4
8%
Đánh giá các rủi ro có thể có của các giao dịch với bên liên kết.
2
4%
Thực hiện các phân tích về chức năng của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến thuế
4
8%
Nghiên cứu, soát xét lại quy trình định giá chuyển nhượng của doanh nghiệp.
3
6%
Xem xét lại toàn bộ giao dịch liên kết và xác định lại các quan hệ liên kết theo luật định
4
8%
Xây dựng chính sách định giá rõ ràng cho mỗi giao dịch và kiểm tra tính nhất quán giữa việc định giá trên cơ sở thuế và cơ sở hoạt động kinh doanh.
2
4%
Lựa chọn phương pháp định giá chuyển nhượng phù hợp
3
6%
Chuẩn bị và lưu trữ hồ sơ định giá chuyển nhượng của từng giao dịch với bên liên kết
5
10%
Lập và lưu trữ thỏa thuận tổng quát với bên liên kết để xác định vai trò, trách nhiệm mỗi bên và cơ sở định giá chuyển nhượng
10
20%
Bổ nhiệm chuyên viên kiểm tra quá trình xây dựng và thực hiện những chính sách trên để kịp thời giải quyết khó khăn và bất cập
1
2%
Kiểm tra định kỳ hoạt động chuyển giá
1
2%
Tổng cộng
89*
*: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nội dung trong câu hỏi này
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, mặc dù toàn bộ doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đều đã kê khai các giao dịch liên kết trong năm theo quy định, tuy nhiên, lại có rất ít doanh nghiệp (ít hơn 10%) thực hiện những bước cần thiết để có một kê khai xác đáng như phân tích chức năng doanh nghiệp, lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp, soát xét lại quy trình định giá và lưu trữ hồ sơ liên quan, v.v… Việc làm này có thể dẫn đến những rủi ro phạt thuế sau này khi cơ quan thuế thực sự kiểm tra mức độ tuân thủ của doanh nghiệp về giá chuyển nhượng, đặc biệt đối với những trường hợp chưa có chuẩn bị về hồ sơ xác định giá thị trường cũng như hồ sơ về hợp đồng với bên liên kết.
Bên cạnh đó, chỉ có một doanh nghiệp trong mẫu khảo sát (tức 2%) có bổ nhiệm chuyên gia định giá chuyển nhượng để đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách tuân thủ. Cũng chỉ duy nhất một doanh nghiệp có soát xét, kiểm tra định kỳ việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng, nhằm kịp thời xác định và khắc phục những hạn chế/khó khăn khi thực hiện. Đây là con số quá khiêm tốn, trong khi quy định về định giá chuyển nhượng đã chính thức có hiệu lực thi hành trong hai năm và rủi ro sai sót về xác định giá chuyển nhượng là khá cao.
Bảng 6: Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ xác định giá thị trường
Thời điểm và cách thức chuẩn bị
Số lượng
Tỷ trọng
Chuẩn bị cùng lúc trên phạm vi toàn cầu cho toàn tập đoàn
3
6%
Chuẩn bị riêng lẻ theo từng quốc gia và điều chỉnh theo luật địa phương
2
4%
Chỉ chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ theo từng quốc gia
16
32%
Không chuẩn bị trước
29
58%
Tổng cộng
50
100%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Nếu xét về thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ xác định giá thị trường, bảng 6 cho thấy 58% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát không chuẩn bị trước hồ sơ xác định giá thị trường. Điều này một phần là do cho tới nay, cơ quan thuế chưa có hướng dẫn chi tiết về cách thức xác định giá thị trường cũng như các nguồn dữ liệu dùng so sánh còn rất hạn chế.
32% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho rằng họ sẽ chuẩn bị hồ sơ định giá khi cần thiết và chuẩn bị riêng lẻ cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm khảo sát, doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị bất kỳ hồ sơ gì liên quan đến các giao dịch liên kết và cho rằng công ty mẹ sẽ hỗ trợ khi cần thiết. Cách làm này thực sự rủi ro vì doanh nghiệp chỉ có 30 ngày để chuẩn bị thông tin khi được cơ quan thuế yêu cầu, mà theo kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn thì 30 ngày sẽ không đủ nếu doanh nghiệp cần tìm kiếm dữ liệu ở những nguồn khác nhau, đặc biệt đối với những giao dịch diễn ra từ nhiều năm về trước.
Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát cũng có 6% doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cùng lúc trên phạm vi toàn cầu cho cả tập đoàn. Đây là một cách làm hiệu quả, nhất quán và giúp giảm chi phí, thời gian nhưng vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần tìm hiểu những khác biệt trong các quy định về định giá chuyển nhượng trên phạm vi quốc tế và Việt Nam để có những điều chỉnh thích hợp.
Bên cạnh đó, có 4%, tức 2 trong số 50 doanh nghiệp trong mẫu cho biết họ đã chuẩn bị hồ sơ riêng lẻ tại Việt Nam và cũng đã có những điều chỉnh về giá cho phù hợp với những quy định hiện hành. Đây là hai doanh nghiệp lớn và hoạt động tại nhiều nước trên thế giới nên đã có kinh nghiệm về xác định giá chuyển nhượng một cách hợp lý. Để đảm bảo mức độ tuân thủ, hai doanh nghiệp này đã thuê dịch vụ tư vấn để hỗ trợ trong buổi đầu áp dụng các quy định trên.
Bảng 7: Đánh giá về chính sách định giá chuyển nhượng
Thời điểm và cách thức chuẩn bị
Số lượng
Tỷ trọng
Chuẩn bị cùng lúc trên phạm vi toàn cầu cho toàn tập đoàn
3
6%
Chuẩn bị riêng lẻ theo từng quốc gia và điều chỉnh theo luật địa phương
2
4%
Chỉ chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ theo từng quốc gia
16
32%
Không chuẩn bị trước
29
58%
Tổng cộng
50
100%
*: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nội dung trong câu hỏi này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Theo kết quả khảo sát trình bày ở bảng 7, tất cả các giao dịch trong mẫu đều có thỏa thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, đa số văn bản được lập khá sơ sài, chủ yếu tập trung vào quy cách hàng hóa/bản chất của dịch vụ, giá, số lượng, và thời gian giao hàng. Theo các chuyên gia về định giá chuyển nhượng, điều khoản quyền và trách nhiệm là căn cứ để phân tích chức năng của mỗi bên trong giao dịch liên kết, từ đó xác định giá thị trường hợp lý của giao dịch.
Chỉ có 1 doanh nghiệp (2%) trong mẫu có chính sách rõ ràng nhằm tính toán giá giao dịch liên kết, trong khi đây được xem là một trong những tài liệu quan trọng trong hồ sơ xác định giá thị trường. Chỉ có 12% trong mẫu khảo sát tổ chức soát xét lại quá trình định giá chuyển nhượng và ghi nhận những khác biệt về cơ sở tính thuế và cơ sở định giá trong kinh doanh, từ đó ghi nhận những khác biệt cần điều chỉnh vào sổ sách kế toán.
Điều đáng chú ý là có đến 58% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho biết giá chuyển nhượng do công ty mẹ quy định. Đa số doanh nghiệp chỉ áp dụng mức giá trên và hoàn toàn không biết đến cơ sở định giá cũng như những hồ sơ liên quan. Hạn chế này dễ dẫn đến hậu quả là giá được định tuân theo những quy định về định giá chuyển nhượng nơi công ty mẹ đặt trụ sở và không phù hợp với luật Việt Nam.
3.2 Khảo sát bằng phỏng vấn chuyên gia
§ Phạm vi và quy mô phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện với một số trưởng phòng cao cấp, trưởng nhóm chuyên trách về dịch vụ tư vấn định giá chuyển nhượng và một số trưởng phòng, trưởng nhóm kiểm toán của một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ tư vấn về định giá chuyển nhượng. Phạm vi khảo sát là hoạt động thực thi các quy định về định giá chuyển nhượng từ năm 2006 đến giữa năm 2008, căn cứ trên số hợp đồng. Số liệu phần trăm trong các bảng 8, 9, 10 là trung bình cộng của ý kiến các chuyên gia.
§ Nhận định về mức độ tuân thủ theo Thông tư của các doanh nghiệp
Việc kê khai các giao dịch liên kết là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá rủi ro về định giá chuyển nhượng không hợp lý của doanh nghiệp. Do đó, việc kê khai đầy đủ, xác đáng có thể giảm bớt rủi ro nghi vấn từ phía cơ quan thuế. Các công ty đa quốc gia thường tiến hành phân tích xác định giá thị trường toàn cầu, và áp dụng cho các doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần lưu ý rằng những việc này không thay thế công việc tuân thủ về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết tại Việt Nam.
Các kiểm toán viên cho biết có chưa đến 10% doanh nghiệp thực sự chú trọng việc tuân thủ các quy định của Thông tư bằng cách lập hồ sơ giá thị trường, đánh giá rủi ro giá chuyển nhượng, thực hiện phân tích chức năng doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu, soát xét lại quy trình xác định giá chuyển nhượng. Đa số doanh nghiệp thuê dịch vụ của các công ty tư vấn để thực hiện những công việc trên.
Bảng 8: Một số dịch vụ chính mà công ty tư vấn đã cung cấp 2006 – 2008
Dịch vụ
Tỷ trọng
Lập hồ sơ xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết
35%
Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động định giá chuyển nhượng của doanh nghiệp
28%
Nghiên cứu/soát xét lại quy trình định giá chuyển nhượng
15%
Kê khai mẫu 01-2006 cho cơ quan thuế về các giao dịch với bên liên kết trong năm
11%
Tư vấn các quy định về định giá chuyển nhượng tại Việt Nam và các vấn đề liên quan
3%
Phân tích chức năng và tư vấn các vấn đề thuế liên quan
2%
Tư vấn các quy định về bên liên kết
2%
Quản lý thuế toàn cầu
2%
Tìm hiểu thông tin chung
2%
Tổng cộng
100%
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của các chuyên gia được phỏng vấn
Bảng 8 cho thấy, hơn một phần ba trong số các doanh nghiệp tìm đến chuyên gia tư vấn để thuê dịch vụ lập hồ sơ xác định giá thị trường, đây là một hồ sơ quan trọng và là bằng chứng của giao dịch theo giá thị trường. Do Thông tư mới có hiệu lực thi hành, các hướng dẫn thực hiện của cơ quan thuế chưa rõ ràng, vì vậy, dù đã có kinh nghiệm về giá chuyển nhượng ở những thị trường khác, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng và tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.
Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng cũng được chú trọng và chiếm 28% trong tổng số các “đơn đặt hàng”. Theo các chuyên gia, đánh giá rủi ro cũng là một việc quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mức độ rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận, từ đó xây dựng chiến lược hồ sơ định giá thị trường hiệu quả.
Bảng 9: Quốc gia đầu tư của các dự án có thuê tư vấn về định giá chuyển nhượng
Quốc gia
Tỷ trọng
Hoa Kỳ
44%
Nhật
33%
Đài Loan
7%
Đức
4%
Hàn Quốc
4%
Thụy Sĩ
4%
Việt Nam
4%
Tổng cộng
100%
Quốc gia
Tỷ trọng
Hoa Kỳ
44%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn
Mức độ tuân thủ Thông tư về xác định giá chuyển nhượng tại Việt Nam của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào kinh nghiệm tuân thủ những quy định tương tự của tập đoàn. Những doanh nghiệp xuất xứ từ những quốc gia mà các quy định về xác định giá chuyển nhượng đã đi vào khuôn khổ có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến việc tuân thủ các quy định mới tại Việt Nam. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp thuê dịch vụ của chuyên gia, có đến 44% đến từ Mỹ, quốc gia xây dựng và phát triển những quy định về định giá chuyển nhượng sớm nhất trên thế giới, mặc dù đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 chỉ đứng thứ 8; tiếp đó là Nhật Bản (33%) (bảng 9).
Bảng 10: Tỷ trọng theo ngành đầu tư của các dự án có thuê chuyên gia tư vấn
Quốc gia
Tỷ trọng
Hoa Kỳ
44%
Nhật
33%
Đài Loan
7%
Đức
4%
Hàn Quốc
4%
Thụy Sĩ
4%
Việt Nam
4%
Tổng cộng
100%
Quốc gia
Tỷ trọng
Hoa Kỳ
44%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn
Ở những quốc gia mà các quy định về giá chuyển nhượng đã được thực thi trong một thời gian dài, cơ quan thuế có xu hướng tập trung kiểm soát những giao dịch phức tạp và các giao dịch vô hình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ tập trung kiểm tra trước tiên những giao dịch hữu hình như giá chuyển nhượng tài sản cố định, nguyên vật liệu và thành phẩm ở giai đoạn đầu áp dụng các quy định này (Bảng 10). Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ thực sự chưa quan tâm nhiều đến những quy định trên, dù tồn tại rủi ro về định giá chuyển nhượng trong ngành này dưới dạng các hợp đồng tư vấn, giám sát, hay quản lý, v.v…
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kiến nghị
Qua kết quả khảo sát, các tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
- Doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng là tiền đề để xây dựng một chính sách định giá hiệu quả
- Doanh nghiệp cần xác định, tìm hiểu sự khác biệt giữa việc định giá theo cơ sở thuế với việc định giá cho mục đích quản lý hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ quan thực thi cũng như doanh nghiệp cần nắm rõ những khác biệt giữa các quy định về định giá chuyển nhượng của Việt Nam với một số quy định hiện hành trên thế giới, và có giải pháp giải quyết các khác biệt
- Cơ quan thực thi cũng như doanh nghiệp cần hiểu thấu đáo các mối quan hệ liên kết trong tập đoàn theo quy định hiện hành, và xác định rõ cách thức ghi nhận và định giá của các giao dịch liên kết
- Doanh nghiệp cần xác lập chính sách định giá cho mỗi giao dịch và kiểm tra tính nhất quán giữa mục đích thuế và mục đích kinh doanh
- Doanh nghiệp cần lập và lưu trữ hồ sơ về hợp đồng với bên liên kết một cách linh hoạt
4.2. Kết luận
Định giá chuyển nhượng là một hoạt động phổ biến trong các tập đoàn đa quốc gia, là một công cụ để các tập đoàn đa quốc gia tính toán lợi nhuận, kiểm soát vốn ở từng quốc gia, tối thiểu hóa thuế phải nộp cho Nhà nước và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Thực chất, hoạt động định giá chuyển nhượng là một “con sóng ngầm” trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, có tác động mạnh mẽ đến nguồn thu ngân sách của nước nhận đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cạnh tranh.
Thông tư 117/2005/TT-BTC ban hành vào cuối năm 2005, và có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 1 năm 2006 thể hiện nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc kiểm soát hoạt động định giá chuyển nhượng, chống thất thu thuế. Trong giai đoạn đầu áp dụng, các quy định này còn một số tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế trong quá trình tuân thủ và kiểm soát. Việc thực thi chỉ dừng ở mức đối phó, kê khai những giao dịch với bên liên kết, và rất ít doanh nghiệp chuẩn bị một hồ sơ toàn diện chứng minh giá thị trường của giao dịch.
Để giảm thiểu rủi ro về giá chuyển nhượng, cả các cơ quan thực thi thông tư và các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc định giá chuyển nhượng phù hợp, tìm hiểu những khác biệt về luật giữa các nước và cơ sở tính thuế với cơ sở hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, việc xác định chiến lược hồ sơ giá thị trường hợp lý, và có kiểm tra định kỳ quá trình thực thi, và giải quyết kịp thời những khó khăn gặp phải là những giải pháp doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
3. Phương thức trốn thuế qua chuyển giá – Việt Nam nhận diện và xủ lý vấn đề này
Trốn thuế qua chuyển giá có thể được thực hiện một cách bài bản ngay từ giai đoạn đầu tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương hiệu... (vốn vô hình) cao. Phần vốn góp cao lên cùng tỉ lệ góp vốn cao, làm cho tỷ lệ lợi nhuận được chia cao hơn nhiều so với vốn thực. Chuyển giá còn được thực hiện bằng cách tăng chi phí khấu hao (nghĩa là lợi nhuận giảm).
Ví dụ: Khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thấp thu 25 USD. Đến giai đoạn hoạt động, việc nâng giá vật tư, phụ tùng đầu vào cũng kéo theo ngân sách bị thấp thu rất nhiều loại thuế. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nâng giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng thuế GTGT nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công ty con, phải nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại, được khấu trừ khi bán sản phẩm.
Với thuế nhập khẩu:
Hàng nằm trong diện miễn giảm: số tiền được miễn giảm = số thấp thu của Nhà nước.
Ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm: số tiền nộp thuế cũng đã được đưa vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế = một lượng tương đương.
Giả sử:
Với trị giá hàng hóa được nâng lên là 100.000 USD và thuế suất thuế nhập khẩu là 30% .
Thuế nhập khẩu phải nộp là 30.000 USD (nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 30.000 USD).
Thuế thu nhập doanh nghiệp bị mất là: 30.000 x 25% = 7.500 USD
Thuế suất ở trong nước = nước ngoài:
Công ty mẹ ở nước ngoài tăng thu nhập chịu thuế lên 100.000 USD sẽ phải nộp thuế là 25.000 USD, phần còn lại được coi như thu nhập là 75.000 USD. Công ty con giảm thu nhập chịu thuế 100.000 USD sẽ giảm thuế thu nhập 25.000 USD.
Đây chính là khoản mà Nhà nước ta bị thất thu.
Thuế suất nước ngoài < Việt Nam:
Thuế thu nhập DN ở Đài Loan là 20%
Thuế thu nhập DN ở Việt Nam là 28% (trước đây)
Chi nhánh ở Đài Loan sẽ có thể tăng giá chuyển giao hàng hoá và dịch vụ cho chi nhánh ở Việt Nam.
Nếu khoản nâng giá là 100.000 USD lợi nhuận báo cáo ở Đài Loan sẽ tăng 100.000 USD & thuế nộp cho nước này tăng thêm 20.000 USD. Đồng thời lợi nhuận ở Việt Nam giảm đi 100.000 USD.
Tức số thuế phải đóng ở đây giảm đi 28.000 USD. Như vậy thông qua chuyển giá quốc tế công ty này đã "tiết kiệm" được 8.000 USD.
Chống chuyển giá
Hơn 60% hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá. Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập và làm giảm giá thành sản phẩm, mang lợi ích cho người tiêu dùng, tăng thu nhập cho ngân sách.
Biểu hiện của chuyển giá ở Việt Nam:
Các doanh nghiệp có vốn FDI thường báo cáo chưa có lãi hoặc lỗ vốn. Theo Cục thuế TP.HCM, 60% trong 3.500 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra thuế tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và Khách sạn Metropolitan (liên doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty Saigon Metropolitan Ltd. Thuộc Tập đoàn British Virgin Island – Vương quốc Anh). Tại các cuộc thanh tra này, đã xác định được các khoản trốn thuế và lỗ lên tới hàng chục triệu USD.
Còn theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, tình trạng báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh này rất tồi tệ, khi có đến 104/111 doanh nghiệp có báo cáo lỗ trong năm 2009. (Báo Đầu tư, số báo 83, ra ngày 12/7/2010.
Nguyên nhân:
Về khách quan:
Các chi phí liên quan đến công tác quản lý, tiền lương, các hợp đồng dịch vụ và quản lý với nước ngoài đều ở mức cao.
Bên phía Việt Nam không có khả năng tài chính để “gánh chịu” khoản lỗ lớn để tiếp tục liên doanh nên phải chuyển sang mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phía đối tác.
Sau đó, DN lại tiếp tục tồn tại, phát triển và kinh doanh có lãi.
Về chủ quan:
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh dành chi phí quá lớn cho các chương trình: khuếch trương thương hiệu, các chi phí thuê tư vấn, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu…và bất chấp thua lỗ nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường cho công ty mẹ tại Việt Nam bán với giá thấp hơn giá thành và tăng cường các công tác khuyến mại, quảng cáo để thu hút khách hàng.
Các giải pháp chống chuyển giá:
Thứ nhất:
Định giá trong các giao dịch liên kết theo giá thị trường (ALP).
Thông tư về chống chuyển giá được ban hành.
Đưa ra định nghĩa rất rộng về các nước bên ngoài có quan hệ liên kết (mối quan hệ về vốn, quyền kiểm soát chủ yếu hoặc tỷ lệ về các giao dịch bằng 20% hoặc hơn); được áp dụng cả với giao dịch trong và ngoài nước.
Nghĩa vụ chuẩn bị các tài liệu chứng minh của doanh nghiệp: phải cung cấp các tài liệu chứng minh trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng yêu cầu; không qui định về thoả thuận xác định giá trước…
Thứ hai:
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi trong đó có riêng một phần quy định về chuyển giá quốc tế.
Quy định các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm ''mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường''.
Thứ ba:
Cơ quan thuế được ấn định thuế để chống chuyển giá. Bộ Tài chính đã đồng ý cho cơ quan thuế được:
Ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế.
Ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. (Trong trường hợp cơ sở kinh doanh dựa vào tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lợi áp dụng trong giao dịch liên kết).
Thứ tư:
Thành lập tình báo hải quan. Tình báo hải quan được thành lập trên cơ sở lực lượng trinh sát hải quan, nằm trong Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá thông tin làm cơ sở cho hải quan chống buôn lậu, quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá.
Thứ năm:
Tổng cục Thuế đề nghị:
Xây dựng khung pháp lý về quyền quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan liên kết với các doanh nghiệp FDI. thuế có thẩm quyền xử lý các thông tin liên quan đến các công ty
Xây dựng và áp dụng các biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả.
Tiếp theo: Đề nghị nhà nước xóa bỏ cơ chế góp vốn của bên Việt Nam vào liên doanh bằng quyền sử dụng đất và bất động sản.
Nâng cao trình độ quản lý- kinh doanh của những người có chức trách của phía Việt Nam trong liên doanh.
Gắn trách nhiệm quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho từng cá nhân một cách rõ ràng hơn.
Quy định mới về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết
Ngày 22/4/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết, thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC (có hiệu lực từ 6/6/2010). Quy định mới chủ yếu phục vụ xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư này hướng dẫn nội dung cụ thể, như nguyên tắc giá thị trường; phương pháp xác định giá thị trường; phân tích, so sánh và các vấn đề liên quan việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết...
So với Thông tư 117/2005/TT-BTC, Thông tư 66/2010/TT-BTC có một số sửa đổi quan trọng về kỹ thuật theo hướng thắt chặt quy định. Đơn cử, mức “khác biệt trọng yếu” đã được quy định cụ thể là tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc tăng, giảm ít nhất 0,5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời. Việc lượng hóa “khác biệt trọng yếu” có ý nghĩa quan trọng khi xác định giá thị trường...
Về cơ bản, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết đều phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:
Trước hết, doanh nghiệp phải lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá thị trường làm bằng chứng cho việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Hồ sơ phải tại thời điểm diễn ra giao dịch và được cập nhật trong suốt quá trình diễn ra giao dịch. Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ chủ động cung cấp bằng chứng chứng minh việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường trong các giao dịch của mình với bên liên kết. Theo quy định, cơ quan thuế có thể ấn định thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng các chế tài phạt trong trường hợp doanh nghiệp không có hoặc không thể xuất trình bộ chứng từ trong khung thời gian quy định.
Doanh nghiệp phải nộp tờ khai giao dịch liên kết và các phương pháp xác định giá thị trường hàng năm theo Mẫu số 01/GCN-01/QLT, cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư 66/2010/TT-BTC có đưa ra một số thay đổi trong biểu mẫu, yêu cầu phải kê khai các giao dịch liên kết của mình chi tiết theo bên liên kết, tiêu chí xác định quan hệ liên kết và phương pháp định giá giao dịch liên kết.
Một số vấn đề thực tiễn
Qua thực tế áp dụng quy định xác định giá thị trường của Việt Nam từ năm 2006 tới nay có thể rút ra một số vấn đề sau:
Lỗ kéo dài trong các trường hợp: mở rộng sản xuất - kinh doanh; giá chuyển nhượng bị nghi ngờ là không tuân thủ nguyên tắc giá thị trường trong giao dịch liên quan đến nguyên vật liệu, tài sản cố định, thành phẩm.
Lỗ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở những công ty thực hiện các chức năng thông thường, chịu rủi ro thấp theo dạng sản xuất theo hợp đồng hoặc gia công xuất khẩu. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này nên áp dụng chính sách định giá chuyển nhượng nội bộ hợp lý để có mức lợi nhuận phù hợp cho hoạt động của họ trong giao dịch với các bên liên kết.
Một số khoản chi phí kinh doanh có thể không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở phân chia lại rủi ro hợp lý giữa công ty Việt Nam và các bên liên kết nước ngoài.
Không tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản trả cho bên liên kết về phí dịch vụ, trong trường hợp các khoản chi này không có đủ chứng cứ chứng minh tính hợp lý của dịch vụ và việc xây dựng giá dịch vụ.
Hiện quy định trong nước còn thiếu cụ thể về việc xác định giá thị trường cho dịch vụ giữa các bên liên kết. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp khi phải chứng minh tính hợp lý của các khoản phí phải trả cho dịch vụ cung cấp nội bộ hoặc các khoản hoàn trả phí dịch vụ cho hoạt động quản lý vùng. Thông lệ quốc tế cho thấy, việc có hồ sơ chứng minh lợi ích thu được, các hoạt động cung cấp dịch vụ thực tế được thực hiện, cùng với phương pháp tính phí là cơ sở hỗ trợ việc khấu trừ chi phí đối với các khoản phí dịch vụ trả cho bên liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc sử dụng tài sản vô hình và lợi nhuận kinh doanh còn chưa nhất quán. Doanh nghiệp nên chú ý việc lý giải mức lợi nhuận đạt được với chi phí trả cho bên liên kết, liên quan đến các khoản thanh toán chi phí như tiền bản quyền cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật hoặc nhãn hiệu. Ví dụ, trong giao dịch giữa các bên liên kết tại các nước đang phát triển, cơ quan thuế đặc biệt quan ngại việc doanh nghiệp thanh toán quá nhiều tiền phí bản quyền, nhãn hiệu, trong khi doanh nghiệp cũng chi trả nhiều cho marketing trong nước.
Sự không nhất quán giữa chính sách xác định giá nội bộ đã được ghi chép trong hồ sơ với kết quả kinh doanh thực tế (sau khi đã loại bỏ tác động của những yếu tố bên ngoài đến lợi nhuận). Bên cạnh đó, là tình trạng chính sách định giá không được áp dụng đúng, mặc dù được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ. Ví dụ, trường hợp giá chuyển nhượng không được xác định theo các chính sách định giá nội bộ hoặc doanh nghiệp không điều chỉnh để đạt được mức lợi nhuận đã được hoạch định theo chính sách từ trước đó.
Để tránh hiểu lầm, cần phân biệt rõ trường hợp trên với trường hợp kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được theo định hướng trong chính sách định giá nội bộ, dù đã tuân thủ chính sách định giá nội bộ một các nghiêm ngặt. Khi đó, các yếu tố về kinh tế và ngành kinh doanh cũng nên được xem xét trong bộ hồ sơ xác định giá thị trường. Trong trường hợp đó, việc lập hồ sơ xác định giá thị trường đặc biệt hữu ích khi lợi nhuận doanh nghiệp bị sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chứng minh giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 tại Điều 11 Chương III quy định: “các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm mua bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá thị trường”. Mới đây, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 117/2005/TT- BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường. Nhưng điều quan trọng đặt ra là chứng minh cho được đó là giá giao dịch theo nguyên tắc độc lập. Vì thế, việc các công ty lập và lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định giá chuyển nhượng trong các giao dịch liên kết sẽ rất cần thiết, làm giảm rủi ro bị thanh tra. Rõ ràng, điều này đem lại lợi ích cho cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế (ĐTNT).
Liên quan đến xác định giá chuyển nhượng của từng giao dịch liên kết phụ thuộc vào dữ liệu thực tế và từng tình huống. Mặc dù các quy định quá cụ thể về các tài liệu cần thiết để chứng minh giá chuyển nhượng theo nguyên tắc giao dịch độc lập có thể không phù hợp cho tất cả các trường hợp phát sinh, nhưng thực tế cho thấy, việc ban hành quy định hướng dẫn ĐTNT về các tài liệu cần chuẩn bị để chứng minh, buộc ĐTNT phải luôn cân nhắc và rà soát giá chuyển nhượng của mình có được xác định theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập hay không, nếu xem xét từ giác độ thuế. Đồng thời, yêu cầu này cũng tạo thuận lợi hơn cho các công ty trong việc thực thi luật thuế, vì biết chắc cơ quan thuế sẽ yêu cầu họ xuất trình những loại thông tin nào. Suy cho cùng, đây cũng chính là điều mà cơ quan thuế mong đợi nhất trong quản lý thuế.
Tiêu thức để xác định “các doanh nghiệp có quan hệ liên kết” được đề cập rất cụ thể và chi tiết, điều này được coi là nền tảng để trên cơ sở đó doanh nghiệp dễ dàng tham chiếu và cơ quan thuế sẽ xác lập và khoanh vùng đối tượng chịu tác động, nhằm xem xét, kiểm tra khi cần thiết. Thông thường, hai cơ sở kinh doanh (CSKD) sẽ được coi là có quan hệ liên kết trong một kỳ tính thuế nếu trong kỳ đó:
- Một CSKD nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của CSKD kia;
- Cả hai CSKD đều có ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản do một CSKD hoặc bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Một CSKD là cổ đông lớn nhất nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần có giá trị ít nhất 10% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của một CSKD khác;
- Một CSKD bảo lãnh hoặc cho một CSKD khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của CSKD đi vay;
- Một CSKD chỉ định thành viên lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một CSKD khác với điều kiện số lượng các thành viên được CSKD thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành, hoặc kiểm soát của CSKD thứ hai; hoặc một thành viên được CSKD thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của CSKD thứ hai;
- Hai CSKD cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động KD được chỉ định bởi một bên thứ ba; hoặc
- Hai CSKD được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân cùng là thành viên của một gia đình trong các mối quan hệ giữa vợ và chồng; bố, mẹ và các con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi); ông, bà và cháu có quan hệ huyết thống; cô, chú, bác, cậu, dì và cháu có quan hệ huyết thống với nhau;
- Hai CSKD có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Một CSKD sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một CSKD khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm;
- Một CSKD cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra có liên quan của một CSKD khác;
- Một CSKD kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một CSKD khác;
- Hai CSKD có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
Kinh nghiệm thế giới
Nguyên tắc xem xét trên cơ sở không quen biết (Arm’s Length Consideration) là nguyên tắc cơ bản nhất và là nguyên tắc mở đầu trong hệ thống các quy định về nguyên tắc xác định giá thị trường của các nước. Có thể thấy rõ điều này qua quy định của một số quốc gia sau.
Điều 136AA(3)(d) Luật thuế Thu nhập của Australia:
Tham chiếu giá thị trường tự do đối với việc nhận được tài sản là tham chiếu những kết quả hợp lý được mong đợi hay đã được thực hiện nếu tài sản này được trao đổi theo một thỏa thuận giữa các bên độc lập giao dịch với nhau trên cơ sở không quen biết.
Điều 13 Luật thuế Thu nhập đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc:
Việc nhận hay trả các khoản tiền và phí trong các nghiệp vụ giao dịch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập hay cư trú tại Trung Quốc và các doanh nghiệp liên kết khác phải được thực hiện theo cách thức mà các doanh nghiệp độc lập khác thu hay chi trả. Nếu việc thu hay chi trả các khoản tiền và phí này không được thực hiện theo đúng cách thức mà các doanh nghiệp độc lập thực hiện và dẫn đến kết quả là làm giảm thu nhập chịu thuế, cơ quan thuế có quyền thực hiện các điều chỉnh hợp lý.
Điều 18(3) Luật thuế Thu nhập số 10/1994 của Indonesia:
Nhằm mục đích tính toán thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt với một doanh nghiệp khác, cơ quan thuế được quyền xác định trước tổng số thu nhập và các khoản giảm trừ nợ phù hợp với các thông lệ kinh doanh hợp lý thông thường không bị tác động bởi các mối quan hệ đặc biệt.
Điều 65(4) trong mẫu Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Thái Lan:
Trong trường hợp chuyển giao tài sản, cung cấp dịch vụ mà không có các cơ sở pháp lý; hoặc tiền vay mà không trả lãi, hay các phí dịch vụ, hoặc có trả nhưng ở mức thấp hơn giá trị thị trường thì cơ quan chức năng có quyền áp đặt các khoản chi trả theo giá thị trường vào ngày tài sản được chuyển giao, dịch vụ được thực hiện và tiền được cho vay.
Các cơ quan thuế hàng đầu trên thế giới thậm chí còn tiến xa hơn. Không chỉ dừng lại ở quy định đơn lẻ của từng nước, tháng 3/2003, các thành viên của PATA (Hiệp hội các nhà quản lý thuế Thái Bình Dương), bao gồm úc, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ hoàn thành Bộ hồ sơ chứng minh giá chuyển nhượng, trong đó thống nhất các nguyên tắc cho ĐTNT khi lập hồ sơ, nhằm giảm bớt gánh nặng về quy định pháp lý, chi phí cho các công ty đa quốc gia và tạo nên tính chắc chắn về việc ĐTNT sẽ không bị phạt, nếu lập được hồ sơ đáp ứng các nguyên tắc của bộ hồ sơ này khi thực hiện các giao dịch qua biên giới và các bên liên kết.
Cơ quan thuế của các nước có nhiệm vụ kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra các phán quyết cuối cùng sau khi đã tranh luận với công ty trả thuế. Tại điểm này, yêu cầu về việc lưu trữ và xuất trình tài liệu chứng minh của công ty trả thuế một lần nữa cho thấy có vai trò rất quan trọng. Trong trường hợp công ty trả thuế bị phát hiện sử dụng giá chuyển nhượng nhằm giảm số thuế phải nộp, cơ quan thuế sẽ tiến hành truy thu số thuế chênh lệch (là kết quả của việc lấy số thuế thực tế phải nộp do cơ quan thuế tính toán trừ số thuế do công ty trả thuế khai báo). Bên cạnh đó, công ty trả thuế sẽ còn phải chịu các khoản nộp phạt sau đây (Quy định về xử phạt đối với vấn đề giá chuyển nhượng tại các nước Châu á - Thái Bình Dương):
Australia: Số tiền phạt sẽ là 50% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng với mục đích chính hay duy nhất là giảm thiểu số thuế phải nộp. Số tiền phạt là 25% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm các mục đích khác.
Trung Quốc: Trường hợp công ty trả thuế không khai báo về giá chuyển nhượng đúng hạn, thì cơ quan thuế sẽ ấn định khoản tiền phạt lên đến 2.000RMB và có thể lên đến 10.000RMB trong trường hợp nghiêm trọng.
Ấn Độ: Cơ quan thuế địa phương có thể ấn định mức phạt lên đến 300% so với mức chênh lệch về số thuế phải nộp (giữa số thuế do công ty trả thuế khai báo và số thuế do cơ quan thuế tính lại).
Các công ty trả thuế được yêu cầu tính trước thu nhập chịu thuế trong một năm và có nghĩa vụ phải nộp thuế trước. Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ này thì khoản chậm nộp phải chịu lãi suất 18%/năm.
Hàn Quốc: Số tiền phạt sẽ được ấn định từ 10% đến 30% đối với số chênh lệch thuế thu nhập, ngoài ra công ty còn phải chịu lãi suất đối với khoản nộp bổ sung (được coi như chậm nộp) là 18,25%/năm.
Nếu công ty trả thuế không trình ra được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu thì có thể bị phạt đến 30 triệu Won (23.000USD).
Philippines: Công ty trả thuế sẽ bị phạt với số tiền tương đương 25% - 50% so với số thuế chênh lệch. Ngoài ra, số thuế chênh lệch này bị coi như là một khoản chậm nộp và phải chịu lãi suất 20%/năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctv1220.doc