Đề tài CLB Thanh Niên Hà Nội

Lớp trẻ ,đặc biệt là thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng ,là chủ nhân tương lai của đất nước ,là nhân tố quyết định vận mệnh của mỗi dân tộc. Ngày nay trong cuộc cách mạng khoa học ,kỹ thuật hiện đại với những tiến bộ kỳ diệu trong các lĩnh vực tin học ,công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước .Chưa bao giờ nhân tố con người ,tài năng đặc biệt là tài năng trẻ lại trở nên quan trọng đến vậy đối với sự phát triển xã hội nhằm đưa nước ta tiíen lên ngang tầm thời đại .Việc tạo ra các cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hoá ,vui chơi ,giải trí vừa giúp thanh niên có được sân chơi lành mạnh ,vừa có thể kiểm soát được hành động của thanh niên ,từ đó giảm các tệ nạn xã hội . Đó cũng là sự cần thiết phải có các mô hình NVH-CLB Thanh niên hoàn thiện và hiệu quả ,mang dấu ấn bản sắc Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài CLB Thanh Niên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Một xã hội tiến bộ không chỉ là một xã hội có mức phát triển cao về vật chất mà còn phải có một nền văn hoá tiên tiến,giàu bản sắc.Công cuộc đổi mới ở nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng ,kinh tế phát triển mạnh ,đời sống nhân dân được nâng lên ,nhu cầu sinh hoạt văn hoá cũng vì thế mà ngày càng lớn.Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cùng với những hạn chế của nó đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như lối sống thực dụng ,các tệ nạn mại dâm ,ma tuý ,cờ bạc...trở thành nỗi lo cho toàn xã hội cần phải giải quyết.Vì thế tổ chức hoạt động văn hoá thông qua mô hình các công trình văn hoá như câu lạc bộ là một vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong đó có đào tạo và giáo dục lớp trẻ ,trở thành mối quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.Nhà trường quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức ,nâng cao trình độ ,kỹ năng nghề nghiệp Bên cạnh đó ,thông qua các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí lành mạnh trong các câu lạc bộ sẽ giúp cho thanh niên hoàn thiện bản thân,có nhân sinh quan đúng đắn ,có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội ,tránh xa những thói hư tật xấu ,có ý thức yêu thương đồng bào ,giữ gìn bản sắc dân tộc ,truyền thống văn hoá ,yêu quê hương đất nước ,từ đó hình thành nhân cách ,lối sống góp phần xây dựng đất nước. I./ Đánh giá tình hình và xu hướng phát triển các thể loại nhà văn hoá -câu lạc bộ trên thế giới : 1./ Sơ lược lịch sử phát triển: ở phương tây ,hình thức câu lạc bộ đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 16 ở nước Anh rồi lan sang các nước khác cùng với nền sản xuất tư bản.Với sự phát triển của xã hội và của khoa học kỹ thuật,các câu lạc bộ ngày cáng mang tính tổng hợp ,phát triển thành những thiết chế mang tính giao lưu hoàn thiện hơn,có khả năng thích ứng với mọi nhóm trong xã hội và được phát triển tương đối phổ biến trên thế giới dưới những tên gọi khác nhau theo quan niệm riêng của mỗi nước. 2. Khái quát về câu lạc bộ - nhà văn hoá của một số nước trên thế giới: Theo số liệu chưa đầy đủ thì trên thế giới có hơn 20 nước có thiết chế "câu lạc bộ" là các nước trong khối SNG,Rumani,Hungari,Trung quốc,Việt Nam,Tiệp khắc,Pháp,Tanzania,Tyunizi và 7 nước có thiết chế "trung tâm văn hoá" là Philipin,Ixtaen,Gana,Kenia,Thái lan .ở Nhật Bản có các thiết chế văn hoá gọi là "công dân quán","công hội đường". Tại Pháp ngưòi ta coi nhà văn hoá,câu lạc bộ là một trong những thiết chế văn hoá lớn nhất.Mục tiêu của các nhá văn hoá câu lạc bộ này là thực hiện các công việc nhằm phổ biến ,sáng tạo và thúc đẩy hoạt động văn hoá. Tại Nhật bản có quy định các viẹc phải làm và được làm trong "công dân quán" như sau: - Tổ chức các lớp học ngoại ngữ ngoài giờ cho thanh niên. - Tổ chức các buổi diễn thuyết thường kỳ và bất thường. - Tổ chức các buổi toạ đàm,triển lãm,ca nhạc. - Tổ chức các phòng đọc sách báo,tạp chí . - Tổ chức các hoạt động TDTT và các hoạt động văn hoá. - Giúp đỡ các cơ quan đoàn thể khác hoạt động văn hoá. - Làm nơi tập hợp công cộng cho quần chúng. Như vậy ,nhà văn hoá ,câu lạc bộ là thiết chế tương đối phổ biến ở nhiều nước. Tuy có những sự khác biệt nhưng điều quan trọng và cốt lõi gần như tương đồng giữa chúng là đều được tổ chức ra để phục vụ nhu cầu về giao lưu văn hoá,truyền bá kiến thức,sáng tạo văn hoá,vui chơi giải trí...cho các đối tưọng trong cộng đồng dân cư vào thời gian rảnh rỗi của họ. 3.Khái quát tình hình hoạt động và thực trạng các loại hình câu lạc bộ ở Hà Nội giai đoạn hiện nay: -Thành phố Hà nội có khoảng 1.063.587 thanh thiếu niên từ 12 tới 26 tuổi chiếm 24,78% dân số .Nếu cộng thêm số lượng thanh thiếu niên toàn miền Bắc thì sẽ lớn hơn nhiều , nhưng các công trình câu lạc bộ văn hoá không nhiều và không đáp ứng được nhu cầu.. Hà Nội đang gặp phải khó khăn trong việc tạo các công trình sinh hoạt văn hoá đủ sức đáp ứng nhu cầu và lôi cuốn giới trẻ . -Hầu hết các câu lạc bộ,nhà văn hoá đều ra đời trong điều kiện chưa hoàn chỉnh , chưa có hệ thống lý luận đầy đủ , chưa có mô hình chuẩn xác , phải vừa hoạt động vừa tự hoàn thiện. Theo Ủy ban Thanh niên TP Hà Nội, trờn địa bàn thành phố cú hơn 1.700 điểm vui chơi cấp phường xó. Nhưng phần lớn chưa được xõy dựng hoàn chỉnh, cú nơi chỉ đơn thuần là một bói trống . -Cung văn hoá thanh niên Tăng Bạt Hổ xây dựng trên khu đất 2,5 ha với công trình tiêu biểu là câu lạc bộ khiêu vũ 2.200 m2,3 tầng.Công trình cũng có được một số thành công nhất định tuy nhiên còn tồn tại nhiều nhược điểm như hình khối kiến trúc còn nặng nề,không gian chưa linh hoạt và rời rạc,chưa có không gian dành cho sinh hoạt nhóm câu lạc bộ ,chưa chú ý tới không gian sinh hoạt ngoài trời => chưa đầy đủ chức năng hoạt động của một CLB dành cho thanh niên Hà nội. -Nhà văn hoá thanh niên quận Đống Đa xây dựng trên khu đát vuông vắn nhưng hẹp trên đường vào khu tập thể Nam Đồng , ba mặt có công trình , chỉ có mặt duy nhất tiếp giáp với đường => bố cục hình khối cũng như chức năng hoạt động bị hạn chế , thiếu không gian sinh hoạt ngoài trời,hình thức hoạt động thiếu phong phú. -Câu lạc bộ thanh niên Hà Nội xây dựng nằm trên hòn đảo trên hồ Thuyền Quang . Lối vào chính từ phố Trần Nhân Tông qua cầu dân vào khoảng sân vườn , xung quanh là mặt nước .Diện tích chật hẹp nên việc tổ chức vui chơi cho thanh thiếu niên bị nhiều hạn chế. 4.Một số khuynh hướng kiến trúc của các công trình văn hoá tham khảo ở nước ngoài và một số ví dụ liên hệ ở Việt Nam: Những công trình trung tâm văn hoá theo khuynh hướng sáng tạo từ thiên nhiên. Những công trình có khuynh hướng sáng tạo từ thiên nhiên lá nhưng công trình mang tính hoà nhập với phong cảnh, địa điểm nơi mà nó sinh ra. Nó là sự tổng hoà giữa công trình và hình thể cảnh quan bao quanh nó tạo sự hoà nhập và liên tưởng hơn cho công trình. Công trình mang khuynh hướng này thường được lấy cảm hứng ngay từ những sự vật có sẵn trong tự nhiên, vốn đã là một phần của tự nhiên và khi ta xây công trình mang âm hưởng đấy thì ta cũng phải cố gắng truyền tải hết những ý tưởng đó vào công trình đạt được như vậy thì công trình của chúng ta mới đạt đến độ thành công. Nó chính là kiến trúc hữu cơ nơi thông nhất giữa hình thức và thiên nhiên. Frank Lloyd Wight khẳng đinh "không có gì có thể sống thiếu thực thể, kiến trúc phải mô phỏng thiên nhiên, đề cao tính tự nhiên, tính nguyên thuỷ tính địa phương và sự đa dạng hoá không ngừng" hoặc " thánh kinh của tôi là thiên nhiên". Tuy nhiên ông cũng cho rằng kiến trúc là một cái gì đó biết nói và những gì nó nói nên thành lời phải " hài hoà với những quy luật cơ bản"tự nhiên sâu sắc hơn thị hiếu nhiều. Trong nhiều kiệt tác kiến trúc hiện đại về TTVH nổi lên một số công trình đi theo khuynh hướng này ,đạt được sự thành công và mang lại nhiều dấu ấn nhất là: Trung tâm văn hoá Jean-Marie Tjibanou (Noumea, Tân Calêđôni.) Đảo quốc Tân Calêđôni, nam thái bình dương vốn là thuộc địa của pháp. Trong xu thế toàn cầu hoá, các nước nhỏ và nghèo luôn giữ gìn bản sắc văn hoá bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội. Trung tâm văn hoá được coi như một tượng đài, một biểu tượng của tinh thần dân tộc và là tâm điểm hoà nhập của các nền văn hoá cũng như thiên nhiên bao nó. Kts Renzo Piano lấy ý tưởng xuất phát ban đầu từ những hàng thông thân thẳng đặc biệt nơi đây. Kết hợp với hình dáng ngôi nhà cổ của người Kanak. Công trình TTVH của ông là những ngôi nhà lều chóp tròn cao ngất mọc lên hai bên đường lẫn trong rừng thông thân thẳng cao vút tụ lại trên triền núi hay ven biển thành xóm thành làng là hình ảnh đặc trưng trên các đảo ở Noumea. TTVH J.M.Tjibanou của Renzo Piano chứa đựng hình ảnh thân quen đó nhưng được hiện đại hoá. Mười công trình của TTVH được tổ chức thành ba làng cho các hoạt động: triển lãm, biểu diễn, hội thảo giao lưu VH, dịch vụ và hành chính... các nhà lều đó được nối với nhau bằng một hành lang có mái lợp kiến trúc tạo hình đương hành lang truyền thống, không gian giao lưu gặp gỡ quen thuộc của người Kanak, những chủ nhân của Noumea, TânCalêđôni. Sáng tạo kiến trúc đặc sắc nhất mà R.Piano thể hiện ở đây có lẽ phải là sáng tạo về kết cấu vách tường hai lớp bằng gỗ liên kết với nhau bằng các thanh hãm kim loại và các dây căng chéo góc. Các vách mẫu rộng 2,50m ghép lại có dạng cong vút lên như những cánh buồm, như những cây thông hay dáng nhà lều truyền thống. Các vách này không đều, chỉ gợi dáng mà không giống hình , vách cao lên đến 40m. các mặt trong và ngoài của vách được ghép bởi các khung chớp di động bằng gỗ hay kính, thưa dày khác nhau, có thể thay đổi vị trí cho nhau tuỳ nhu cầu sử dụng hay thay đổi thời tiết. Cấu trúc này vừa có thể chống được sức gió 240 km/giờ của những cơn bão đại dương, vừa có thể điều tiết gió trong phòng khi gió mạnh yếu hay đổi chiều. Thiên nhiên đã tạo cho con người những bài học đáng quý và chúng ta cần học ở đó rất nhiều. Biết rút ra những cái hay chính nó là sự thích nghi của chúng ta với thiên nhiên. Đó mới là kiến trúc bền vững mà ngày nay người ta hay nhắc tới và hướng tới. ở Việt Nam các công trình thể loại này vẫn còn rất hạn chế . Tuy vẫn có thể đưa ra một số công trình mới cũng thuộc thể loại này song nó mới chỉ đạt được một yếu tố nào đó rất nhỏ bé để thể hiện theo khuynh hướng sáng tạo từ thiên nhiên. Gần đây ở một số thành phố lớn như tp Hồ Chí Minh và Hà Nội xuất hiện thể loại mới đó là tổ hợp trung tâm vui chơi giải chí kết hợp công viên nước. (Suối tiên, đầm sen, hồ tây...) các công viên này được xây dựng với ý tưởng tái tạo lại hình ảnh các khu rừng nhiệt đới với các hệ cây cổ thụ nghìn năm, với hệ thảm động thực vật phong phú. các hình ảnh được tái tạo lại như đàn voi đang tắm, bầy hươu đang lang thang gặm cỏ...nhưng cũng phải nói sự sáng tạo của các trung tâm văn hoá này chưa cao cả về hình thức và công năng. Tuy nhiên những yếu tố này trong hoàn cảnh nhất định cũng đã đóng góp một phần của mình trong thời điểm các công viên trung tâm văn hoá còn khan hiếm. Nó cũng giúp cho lớp trẻ hiểu biết thêm về thiên nhiên môi trường. Biết giữ gìn lá phổi xanh của thế giới. Những công trình TTVH theo khuynh hướng khai thác kiến trúc dân tộc. Quá khứ đã cho ta truyền thống cộng đồng tính dân tộc, tính bản sắc riêng đã tồn tại trong tâm hồn chúng ta từ thủa còn thơ cho tới khi về già. Chính vì vậy để tái hiện và nâng cao những hình ảnh của quá khứ với những đường nét và hình khối đã in sâu trong ký ức. Các thế hệ kiến trúc sư luôn tìm tòi và không ít những công trình đã thành công. Hình thức kiến trúc TTVH thường cố gắng biểu hiện bản sắc văn hóa của vùng đất, con người xã hội nơi mà nó được XD. Nó hàm chứa tinh thần văn hoá của ngôn ngư nghệ thuật của thời đại. Chúng ta đi vào phân tích một số công trình để thấy rõ được tinh thần đó: Đầu tiên ta phải nói đến: Trung tâm VH Trung Đông ở Mitaka, Tokyo, Nhật Bản(1979-1989). Do kts Shin'lchi Okada thiết kế. Nhằm phất huy ảnh hưởng văn hoá, người ta xây dựng trung tâm văn hoá của nước mình ở nước khác. Ngược lại khi cần nghiên cứu văn hoá của một quốc gia khác, một nền văn hoá khác người ta lại xây dựng trung tâm văn hoá của quốc gia đó tại nước mình. Trung tâm VH trung đông ở Mitaka, Tokyo được đầu tư xây dựng nhằm nghiên cứu và trưng bày văn hoá vùng Trung Đông. Trung tâm XD trên khu đất có diện tích 2524 m2, chia làm hai giai đoạn đầu tư. Công trình cao 2 tầng bao gồm các không gian: sảnh, các phòng trưng bày, phòng thông tin hướng dẫn, thư viện, phòng nghiên cứu khoa học và nghệ thuật, phòng hội nghị hội thảo, nhà hàng sân vườn...Hình khối công trình đơn giản, chỉ là các khối lập phương chồng xếp và trượt cạnh nhau. Vẻ ngoài phẳng đặc, kin kín như gợi lại kiến trúc Arập Hồi giáo. Đặc biệt gạch gốm dùng ở mặt tường trong và ngoài được chế tạo theo nguyên mẫu Trung Đông, mầu vàng đất Lưỡng Hà. Không có cái hoàn toàn mới trong ngôn ngữ biểu hiện và thủ pháp kiến trúc, những cái tình khéo và khúc triết thì được hiện rõ ở mọi nơi, mọi góc nhìn. Vẫn là không gian gợi mở các lớp trước sau kiểu Mies van der Rohe; vẫn là lối giao nhập không gian trong ngoài qua các tường kính lớn kiểu F. Lloy Wright, Richard Neutra. Nhưng cách ông dùng các đà ngang tường kép không chỉ làm cho sự giao nhập này càng mạnh hơn mà các yếu tố cấu thành không gian trong và ngoài như tường, trần, nền, ánh sáng...thật sự tan quyện trong nhau. Okada đã rong ruổi vùng Cận Đông, xuyên Teheran, Isfahan và Batda hay đi dọc sông Hằng, vùng Samara xa xôi. Ký ức trong ông đọng lại là màu vàng đất cô lại trên các viên gạch gốm được dùng nhiều trong các thánh đường Hồi giáo. Ông tái tạo lại theo nguyên mẫu, dùng phổ biến ở các đà ngang, tường kép. Công trình TTVH Trung Đông đã tạo nên nét tinh tế và sự nổi bật của văn hoá Trung Đông ở Nhật Bản. Đối với nước ta hiện nay thể loại các công trình đi theo khuynh hướng kiểu này là rất nhiều. Tuy nhiên do tính "Dân tộc trong kiến trúc Việt Nam" chưa dõ cho nên ta chỉ dám nói đến thể loại kiến trúc truyền thống á Đông. Thể loại này thì hầu như khá phổ biến đối với nước ta và thậm chí nó còn trở nên hơi thái quá. Chúng ta thường thấy hình ảnh âm dương qua hình tượng bố cục vuông tròn, đặc rỗng rất tinh tế của kiến trúc á đông, mà ảnh hưởng lớn từ thuyết tam tài về các quan điểm tư duy, cách nghĩ về thế giới quan về nhân sinh quan. Để đưa ra các quy chuẩn thiết kế công trình. Từ nền, sàn, thân, mái và các cấu kiện trong công trình cũng phảỉ tuân theo quy chuẩn đó. Ta có thể phân tích một công trình VH tiêu biểu ở Hà Nội để nhận thấy được dõ nét về khuynh hướng này. Đó là: Trung tâm văn hoá quận Hai Bà Trưng HN do kts Hoàng Minh Phái, Phạm Thanh Phúc, Nguyễn Nga Hương thiết kế 1991-1997. Nền và sàn nhà là một trong ba yếu tố cơ bản của kiến trúc á Đông. Tượng trưng cho ngôi địa. Biểu tượng của đất mẹ nó phải là nơi vững chắc. ở đây công trình được thiết kế là hình vuông tượng trưng cho sự ổ định vững vàng, mỗi bậc thềm, mỗi cấp nâng cao tượng trưng cho vị thế và là yếu tố nhấn mạnh trong mặt tiền của công trình. ở phần thân của trung tâm VH quận Hai Bà Trưng được thiết kế với mảng kính lớn, ở giữa được khoét lõm vào trong nhằm tạo sự nổi bật, nhấn thêm vẻ mỹ miều cho khu sảnh chính đây cũng là thủ pháp âm dương trong thuyết tam tài mà kiến trúc phương Đông hay áp dụng. Tổng thể công trình là sự đối xứng tuyệt đối có hệ mái dốc đặc trưng. Nội thất tác giả cũng đưa hình ảnh các phù điêu VH dân tộc làm tâm điểm cho không gian nội thất. Hiện nay các công trình kiểu này là rất phổ biến bởi nó thể hiện cho một thời đời sống và XH còn khó khăn như thế các TTVH trong thời kỳ này lấy tâm điểm là phòng khán giả đa năng và các không gian như CLB, giao lưu... chỉ là những bộ phận nhỏ bao quanh tận dụng những không gian thừa của phòng khán giả. Khuynh hướng về kiến trúc dân tộc là khuynh hướng không bao giờ lạc hậu, chẳng qua ta đã tìm ra vẻ đẹp đích thực của nó hay chưa mà thôi. Đối với VN cũng vậy việc đi vào tìm tòi để ra một cái riêng, thật riêng mà chỉ VN mới có được còn là điều rất khó mà chính tôi và các bạn là những người đi tiếp con đường sáng tạo này phải tìm ra cho bằng được. Những công trình VH theo khuynh hướng kỹ thuật: Nói đến khuynh hướng kỹ thuật hay còn gọi là Tecno là nói đến vật liệu và cách sử dụng mang đậm chất kỹ thuật đương thời mà trước hết là thép và kính. Thể loại này đang phát triển rất mạnh ở các nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Còn ở VN thì có thể chưa có ai dám đặt chân đến lĩnh vực này, tất nhiên yếu tố này cũng chịu sự tác động của VH á đông cũng như nền sản xuất công nghiệp chưa vươn tới và cả khí hậu không ưa dùng vật liệu đó. Nên trong khuynh hướng này tôi chỉ đưa ra một số công trình ở các nước châu âu. Công trình đầu tiên mà tôi muốn đưa đến cho các bạn là: TTVH Georges Pompidon 1976 . Là bản tuyên ngôn bài xích lại phong cách hàn lâm "Beaux Arts" vốn ngự trị trong kiến trúc ở đây từ lâu đời. Tác giả là hai kiến trúc sư người Anh gốc Italia là Renzo Piano và Richard Rogers, Tên tuổi hai ông được coi là những thủ lĩnh trong trào lưu "High-Tech " (công nghệ cao) công trình biểu hiện vẻ đẹp của công nghệ mới, bộc lộ các loại cấu trúc thang máy, đường ống ra ngoài, hình thành một vẻ đẹp khoẻ mạnh. TTVH của hai ông là sự quan liệm về trung tâm cuộc sống, trung tâm đào luyện trí thức, một kiểu đại học trên đường phố. Do vậy các ông lựa chọn hình thức không gian lớn và linh hoạt với kết cấu thép cho phép thể hiện rõ ý tưởng. TTVH Pompidon như một nhà máy sản xuất các sản phẩm văn hóa. Với 10 vạn m2 TT Pompidon có thư viện, các trung tâm thiết kế, các gian triển lãm, phòng trưng bày mỹ thuật, không gian điện ảnh, các studio âm nhạc...các hoạt động văn hoá trong và ngoài nhà đan nhau tấp lập. Hàng ngày có khoảng 25000 người tham gia. Giữa trái tim thủ đo Paris cổ kính, gần nhà thờ đức bà Paris mọc lên một công trình kiến trúc hiện đại khổng lồ với màu tươi nguyên, các lồng kính trong suốt bao các thang tự hành và thang bộ. Các cấu kiện cấu trúc trưng bày, không gian kiến trúc đa năng và uyển chuyển, công trình hiện dõ vẻ đẹp công nghiệp. Khoẻ khoắn tinh gọn, chính xác và luôn thôi thúc khám phá. Để cho cái đẹp của kỹ thuật thăng hoa, để cho XH chấp nhận một quan niệm và hình ảnh mới lạ về cái đẹp cần đến cả tài năng và lòng dũng cảm. Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy nhiều công trình khác cũng áp dụng theo khuynh hướng này VD như: TTVH Espoo Phần Lan do kts Arto Sipinen thiết kế: Trung tâm văn hoá Espoo là một phần của công viên Tapiona. Công trình nằm bên một hồ nước vuông, quanh hồ có nhà hát kịch, khách sạn, thư viện. Tổ hợp công trình tưởng như khô cứng nhưng lại là điểm nhấn đầy ấn tượng trong cảnh quan thiên nhiên rộng lớn. Khuôn viên của trung tâm rộng 12900 m2. Công trình có hai phòng hoà nhạc, sảnh tiếp đón, phòng triển lãm, thư viện, viện nghiên cứu âm nhạc, các phòng hội thảo... Kiến trúc TTVH Espoo mang đậm phong cách kiến trúc Phần Lan hiện đại. Với đường nét hình học, tạo hình trong sáng và hoà lẫn trong thiên nhiên. Các khối hình chồng xếp, những tường kính lớn mở ra rừng cây hay hồ nước, mầu trắng bàng bạc gợi cảm giác cái lạnh se se của tuyết phương bắc là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. TTVH Rotterdam Hà Lan, 1988-1992: do kts Rem Koolhaas. Hà Lan được coi là quốc gia xây nhiều công trình văn hoá nổi tiếng. Chúng như minh chứng của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của Hà Lan. TTVH Rotterdam mang đặc thù của phong cách Rem Koolhaas. Đó là một kiến trúc đa năng, rộng 3300 m2 có thể tiếp nhận 25 triển lãm mỗi năm và có thể tổ chức đồng thời 5 hoặc 6 cuộc triển lãm. Các không gian nghe nhìn, trình diễn, trưng bày, nghiên cứu và dịch vụ đan chông nhau, liên thông nhau, giữa nội thất và ngoại cảnh. Một đường giao thông đô thi xuyên qua công trình, Koolhaas không né tránh giao thông, các hành lang, cầu dần, cầu thang được ông kéo dài và liên kết mở với các không gian trình diễn và trưng bày, tận dụng chúng như không gian trưng bày, không gian giao tiếp và nghỉ ngơi. Giao thông được ông dùng như một cái cớ để tạo hình và nhấn mạnh hơn tính "phi lý siêu thực" của tạo hình kiến trúc. Các công trình theo khuynh hướng điêu khắc và biểu tượng. Các công trình thể loại này được sáng tác trên cơ sở cảm súc về hình khối khi chúng được sắp đặt nhào chộn để đưa ra cho công chúng cái nhìn mới, tạo cảm giác âm hưởng mới mẻ về nghệ thuật. TTVH Equinoxe Do kts Jean Louis Godivier thiết kế và nằm ở Equinõe là một thành phố ở trung tâm nước Pháp, di sản văn hoá không có dấu ấn gì đặc biệt. Trung tâm VH Equinoxe với vẻ tạo hình hiện đại vừa lạ vừa ngộ lại pha chút ngang ngạnh, là một hình ảnh kiến trúc ấn tượng của đô thị Châteauroux. Đó là một công trình kiến trúc nửa thư viện, nửa nhà hát. Gọi là "nửa" vì ngoài chức năng là một thư viện truyền thống, còng có các phòng nghe nhìn hiện đại cho mọi lứa tuổi. Hai khối thư viện và nhà hát nằm hài bên sảnh đón tiếp rộng 700 m2. Đúng hơn đó là một không gian đi bộ lợp mái kính, thông liên hai công trình. Tầng 2 dành cho trẻ em với nhiều phòng họp, nghe nhạc, phòng đọc... J. Godivier là kts người Paris, ông tạo hình cho công trình theo tâm thức trẻ con. Nghĩa là các khối hình, đường nét không tuân thủ các niêm luật tổ hợp cổ đỉên. Không có các dạng hình học; hình khối được tạo ra như các nét vẽ ngây ngô, vô thức. Nhiều mảng nhiều nét phi công năng, chúng như được mọc ra từ cái bậm môi của cậu bé trước khi vẽ xong. Trôi theo cái tâm thức măng tơ ấy ta dễ cảm nhận các hình dạng là lạ, ngồ ngộ của Godivier. Khối nhà hát có dạng cầu, mầu xanh, khối thư viện có dạng hộp giấy xếp màu trắng. Chừng đấy cũng đủ thông tin cho người khác hiểu về chức năng của TTVH này. Chất thơ có được từ cái phi hình lãng đãng đó. Hình khối và đường nét phức tạp, đa hình như kết câu chịu lực và mài thì thông thừơng. Hình ảnh công trình như một khối đồ chơi hay một cục bột nặn của trẻ đặt trong môi trường đô thị không đồng nhất. Tương phản và là lạ ấn tượng tạo hình mạnh có được ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nó như một tác phẩm điêu khắc trìu tượng, mang lại một cảm xúc nào đó cho mỗi con người chiêm ngưỡng nó. TTVH Yumebutai ( Nơi để ước mơ) do Tadao Ando thiết kế. Ông mô tả đó là " một công viên chuyên đề trong không gian" trên đảo Awaji trông ra vịnh Osaka đến Kobe ( thành phố bị động đất năm 1995 tàn phá và cướp đi 6000 nhân mạng). Công trình là một bức tranh điêu khắc hoành tráng ba chiều tượng trưng cho sự tái sinh về cả vật chất và tinh thần. Yumebutai tưởng nhớ đến cái chết và sự tàn phá bằng sự ngợi ca nhứng cái trái ngược với chúng: cuộc sống và cái đẹp. Các du khách sẽ vây quanh đây vì sự phong phú của thiên nhiên và có thể tìm thấy cảm giác hài lòng ở sự tồn tại của họ. Ando nói: " Một thử thách lớn đã được đề xuất để tìm ra cách giới thiệu lại cho các du khách biết các mặt của thiên nhiên mà bình thường họ không để ý đến- nước, ánh sáng, gió bóng râm, bầu trời, ánh sáng mặt trời và biển- làm cho mỗi cá nhân có những phát hiện mới cho chính mình". Vì quy mô quá rộng lớn của mình, Yumebutai không thể được bàn luận như một công trình kiến trúc hoặc quy hoạch riêng lẻ. Đó là sự chồng chéo giữa kiến trúc, thiết kế cảnh quan, quy hoạch sự kiện, chương trình xã hội, trung tâm văn hoá và nghệ thuật môi trường. đây là kiến trúc kể chuyện. Trong đó các hình học đơn giản có tác dụng làm nền hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho du khách có thể thưởng thức được một công trình, một tác phẩm điêu khắc về lịch sử nơi đây. Đối với nước ta tính biểu hiện của khuynh hướng điêu khắc này vẫn chỉ giám ở một phương diện rất nhỏ chưa thể đến tầm một công trình điêu khắc biểu hiện được. Do vậy trong phạm vi bài này tôi không nhắc tới. * Kết luận : Các công trình TTVH đã đóng góp rất lớn cho việc cảm thụ văn hoá và hoạt động văn hoá ở các nơi mà nó được xây dựng. Những bước ngoặt trong lịch sử xây dựng TTVH là một nhân chứng cho sự tìm tòi liên tục các giải pháp mới về tổ chức mặt bằng, mặt đứng, kiểu dáng và ngôn ngữ biểu cảm. Du các công trình lựa trọn theo khunh hướng nào, tự nhiên hay điêu khắc, dân tộc hay hiện đại TTVH phải được coi là bộ mặt mang tính văn hóa tình thần, phải gây ấn tượng, chiếm được thiện cảm cho những người sử dụng chúng. Trong bài viết phân ra các khuynh hướng với mục đích cho ta dễ cảm nhận hơn về công trình và cũng là muốn đi sâu hơn vào một khía cạnh nào đó để thấy được cai hay trong từng thể loại khuynh hướng. Qua quá trình tìm hiểu được tiếp cận với các công trình TTVH trong nước cũng như ngoài nước ta có thể đúc rút ra thế mạnh của các khuynh hướng đem lại. Biết kết hợp giao thoa, biết nhấn mạnh những yếu tố mà công trình muốn hướng tới sẽ giúp cho công trình của các bạn gần đến sự thành công hơn. Giúp cho mọi hoạt động của con người khi hoạt động văn hoá tiếp nhận công trình tốt hơn hiểu ý tưởng mà tác giả muốn nói, muốn xây dựng gì ...Từ đó thấy được vẻ đẹp đích thực của công trình TTVH, công trình mang tên nghệ thuật. -Thực tại các câu lạc bộ , nhà văn hoá ở Hà Nội còn hoạt động phân tán ,dẫm chân lên nhau,chưa phát huy hết khả năng hoạt động tổng hợp của mình . Hà Nội cần có riêng một mô hình CLB hoàn thiện ,tổ chức không gian hợp lý ,đủ sức lôi cuốn thanh thiếu niên tới sinh hoạt => thực sự có điều kiện phát huy hết chức năng của mình. II/ Những điều kiện đặc thù của Hà Nội : - Là thủ đô của cả nước . - Là trung tâm văn hoá ,kinh tế ,chính trị ,ngoại giao quan trọng nhất . - Là thành phố có lịch sử phát triển lâu đời với nền văn hoá phong phú ,giàu bản sắc . III/ Những chức năng hoạt động và phần tử cơ bản của CLBTN Hà nội. 1./ Xây dựng hoạt động chính của CLBTN. Theo quan niệm của CLB, NVH cũng có nghĩa được xem là một nơi chỉ đến đó "học tập", cùng với các hoạt động cứng nhắc, thiếu phong phú chưa phù hợp với thế hệ thanh niên nên đã khiến cho các CLB, nhà văn hoá chưa lôi cuốn được thanh niên đến sinh hoạt. Cần phải xây dựng các hoạt động phog phú, thích hợp với đặc điểm tâm lý của thanh niên hơn. Biến đổi quan niệm cũ về CLB thành CLBTN với hai nội dung chính. - Sinh hoạt giải trí, vui chơi. - Trao đổi, học tập nghiên cứu qua các hoạt động giải trí. Có thể đề xuất hoạt độngcủa CLBTN như sau: a) Hoạt dộng khánh tiết, lễ nghi. Đây là các hoạt động mang tính trang trọng có tính lễ nghi diễn ra không định kỳ, thường xuyên như : - Đón tiếp các đoàn đại biểu, trao nhận huân chương, hoạt động báo cáo trao đổi Trung ương đoàn thanh niên với thế hệ trẻ. - Các buổi sinh hoạt giao lưu gặp gỡ giữa các trung tâm văn hoá khác nhau hoặc với CLBTN khác trong và ngoài nước. b) Các hoạt động vui chơi, biểu diễn, tập trung. - Cần có không gian lớn và khả năng sinh hoạt để đáp ứng cho các hoạt động quy mô lớn như: Chiếu phim, biểu diễn thời trang, biểu diễn ca nhạc, các hoạt động giao lưu, dạ hội, vũ hội các chương trình sinh hoạt thường kỳ cho sinh viên, thanh niên... - Các sinh hoạt trao đổi các trung tâm văn hoá khác hoặc các CLBTN khác trong và ngoài nước trên các mạng, hệ thống kỹ thuật như: Cầu truyền hình, các mạng Internet... c) Các nhóm hoạt động câu lạc bộ. - Hình thành nhiều nhóm, phòng với các chức năng hoạt động riêng để phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khác nhau nâng cao tri thức cho thanh niên như: phòng máy tính, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên... Tại đây thanh niên có thể vừa tìm được những sở thích riêng của mình, đồng thời cũng qua trao đổi có thể bổ xung thêm kiến thức cho chính bản thân. * Các nhóm hoạt động vui chơi, câu lạc bộ. - Các phòng không gian dành riêng cho các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hoá thể thao như bi-a, karaoke... - Đó cũng có thể là các "CLB nhỏ" dành cho một số người như: CLB sưu tầm tem, CLB hâm mộ diễn viên điện ảnh, CLB thời trang... Tất nhiên ở đây chỉ là quy mô nhỏ. * Các hoạt động duy tư nghiên cứu, chuyên đề. - Bao gồm các phòng, lớp học cung cấp các kiến thức về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho các thanh niên. Đây cũng là một trong những vấn đề mà thanh niên ngày nay cũng đang rất quan tâm. - Xây dựng tổ chức các hội thảo, tham luận, toạ đàm, các cuộc thi đấu mà qua đó thanh niên tự cung cấp cho nhau những kiến thức, thông tin mới qua các hoạt động trao đổi, tiếp xúc. - Đặc biệt là nhu cầu đọc, cả đê giải trí lẫn trau dồi kiến thức là điều rất quan trọng. Mấy năm vừa qua tình hình xuất bản, phát hành sách được cải thiện khá tốt, nhiều nhà sách quy mô và khá hiện đại liên tiếp được khai chương. Các phòng thư viện tra cứu hiện đại giúp cung cấp ngay tại chỗ các thông tin cần thiết. Đó là bước phát triển tất yếu để đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ về tinh thần cho nhân dân và thanh niên nói riêng. * Các nhóm vui chơi khoa học ứng dụng. - Bố trí các trung tâm vi tính, các trung tâm giải trí bằng các trò chơi điện tử hiện đại, các phòg Studio với các trang thiết bị tiên tiến để có thể vừa tạo điều kiện cho thanh niên tiếp xúc với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tân tiến vừa tạo sức lôi cuốn hấp dẫn đối với lứa tuổi ưu thích các hình thức hoạt động mới, phong phú. - Hình thành phòng cybercafé, caféNet, Netcafé hoặc là cà phê Iternet với một công thức đơn giản: máy tính + Iternet + giải khát nhẹ. Máy tính iternet café net ca fé Thanh niên đến đây có thể nhâm nhi cà phê cùng với đọc báo, gửi thư, tra cứu tài liệu, chơi gemes... qua máy vi tính nối thẳng với mạng Iternet. * Các hoạt động rèn luyện thể chất trong nhà. - Thanh niên trong giai đoạn phát triển cả trí tuệ lẫn thể lực nên thích các môn thể hiện sức mạnh nên cần hình thành các phòng luyện thể thao với nhiêuè hình thức phong phú khác nhau cho các đối tượng. d) Các hoạt động sinh hoạt ngoài trời. Bao gồm nhiều dạng hoạt động phong phú khác nhau. - Các quán cà phê vườn, trà đạo, giải khát nhỏ với các hình thức kiến trúc hoang sơ, làm từ các vật liệu cổ truyền như tranh, tre, nứa, là gồi... nằm ẩn dưới những rặng cây cũng là hình thức sinh hoạt văn hoá nhẹ nhàng. Tại đây các không gan này phục vụ thường ngày và tự do cho mọi người. Thanh niên có thể đến đây gặp gỡ theo lời hẹn, lời mời và cũng có thể do thói quen đến uống trà, cà phê, đàm đạo hay vì một lý do sở thích nào đó mà đến. Chính vì vậy mà không gian ở đây cởi mở và thoáng để có thể tiếp đón được nhiều người. Tạo các quán cà phê vườn, cafe nhạc, quán trà đạo, quán thanh niên, sinh viên... mang các nội dung chủ đề. Đây cũng là một hình thức sinh hoạt mà thanh niên ưu thích. Đến những nơi như vậy ngoài việc thưởng thức, giải khát, thanh niên có thể tìm thấy cho mình những sở thích riêng. Nếu có được các hình thức tổ chức hợp lý đây cũng là không gian mà qua đó có thể giáo dục, giải đáp các thắc măc của thanh niên một cách nhẹ nhàng tế nhị (mà gần như là cafe aids trong Tp. Hồ Chí Minh). - Tổ chức các hình thức hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài trời như: Đêm lửa trại, đêm mơ, hội diễn ngoài trời, biểu diễn ca nhạc ngoài trời, đêm sinh viên... Các hoạt động có thể diễn ra trên khu, sân khấu ngoài trời hoặc các khoảng đất rộng. Đây cũng là hoạt động sôi nổi và vui vẻ. - Các hoạt động TDTT ngoài trời như sân bãi bóng rổ, bóng chuyền, tennit, bể bơi... cũng được gắn vào các khung cảnh thiên nhiên. Điều đó khiến cho các hoạt động thể lực nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn. Tham khảo một số nguyện vọng về các hoạt động vui chơi thanh niên (bằng phương pháp phỏng vấn): Bảng 1: Phân bó các nhóm hoạt động vui chơi (tỷ lệ % so với tổng số hoạt động vui chơi). Giới tính Nam Nữ Chung Các hoạt động theo nhóm Thể lực Khéo léo Trí tuệ Thể lực Khéo léo Trí tuệ Thể lực Khéo léo Trí tuệ Tỷ lệ % 83,6 10,3 6,1 74,2 20,5 5,3 78,9 5,4 5,7 Bảng 2: Tỷ lệc các em tham gia các hoạt dộngd giải trí. (%) Các hoạt động Tính chung Nam Nữ Đọc sách báo 91,5 91,5 91,5 Sinh hoạt văn nghệ 29,8 21,1 36,7 Xem phim 75,3 78,0 73,1 Bảng 3: Nguyện vọng về các công trình Công trình Trò chơi văn nghệ Thư viện Sân chơi TDTT Bóng đá Bểbơi Nam 64,9 72,5 83,9 91,9 82 Nữ 77,5 87,1 75,9 43,4 73,9 2./ Các bộ phận chính: a) Khối hạt nhân trung tâm: Đây chính là nơi diễn ra các hoạt động chính sôi nổi nhất của CLB cuốn hút giới trẻ .Khối này bao gồm : -Không gian đón tiếp -Không gian hoạt động biểu diễn ,sinh hoạt tập thể b) Khối hoạt động câu lạc bộ theo nhóm : - Các câu lạc bộ thể thao - Các câu lạc bộ nghệ thuật - Các câu lạc bộ khoa học tự nhiên c) Khối vui chơi ,rèn luyện thể chất ngoài trời : - Không gian chơi ngoài trời - Không gian rèn luyện thể chất ngoài trời d) Khối hành chính quản trị và kỹ thuật phục vụ : - Khối hành chính quản trị - Khối kỹ thuật phục vụ 3./ Những nguyên tắc chung để thiết kế CLB thanh thiếu niên Hà Nội : 3.1./ Một số yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cho CLB TTN : a) Không gian tập trung cho sinh hoạt tập thể ,giao lưu : - Phòng biểu diễn phải có quy mô phù hợp ,không gian linh hoạt ,có khả năng biến đổi khi cần thiết ,có tính gắn bó cao giữa khán giả và sân khấu . - Có thể tổ chức không gian biểu diễn ngoài trời ,khai thác các đặc điểm của sân khấu dân gian vì nó rất phù hợp . b) Tổ chức các không gian riêng cho hoạt động câu lạc bộ : - Các phòng sinh hoạt riêng có các trung tâm cục bộ tập trung xung quanh một diện tích chung ,các không gian này không phải lúc nào cũng là không gian cố định .Các không gian sử dụng chuyên đề có thể sử dụng một các linh hoạt, mềm dẻo thông qua việc phân loại nhóm các khu chức năng hoạt động gần giống nhau và các phương pháp phân chia linh hoạt sao cho các cá nhân và nhóm nhỏ có thể giữ được cảm giác về cá tính của mình trong một cộng đồng lớn. Các khối được tổ chức với nhau theo quan hệ hữu cơ. Chúng được liên kết với nhau bằng các bức tường và các vật liệu xây dụng có kích thước tương tự nhưng vẫn giữ được sự độc lập bởi hình dáng, kích thước và các chi tiết của mình . - Các Ca-bin-net dành cho các nhóm hoạt động mang tính tư duy, nghiên cứu như : cabinnet về khoa học kỹ thuật, cabinnet về nghệ thuật, cabinnet thực hành...Các cabinnet này có thể tạo ra những không gian nhỏ hoạt động độc lập với các trang thiết bị hiện đại và tổ chức mặt bằng mềm dẻo .Đây là các không gian đảm nhiệm chức năng học mà chơi ,chơi mà học cảu một câu lạc bộ .Tuỳ theo các hình thức sinh hoạt mà mỗi cabinnet cần có các không gian phụ trợ trực tiếp kèm theo (như phòng đạo cụ ,kho chứa ,thay quần áo...). -Phòng đọc nhỏ : sử dụng với quy mô vưà phải trong CLB .Cùng với sự phát triển của KHKT đã làm thay đổi bộ mặt thư viện .Việc gia tăng những phương tiện thông tin mới như tivi ,video, máy vi tính ,máy fax ,rồi gần dây là mạng Internet ... cho phép người đọc có thể tìm và tập hợp các vấn đề cần quan tâm từ các trung tâm khác dễ dàng ngay từ CLB .Các thông tin được lưu trữ trong máy tính được nối hàng ngàn dữ liệu sách để lấy thông tin một cách nhanh chóng khiến cho hình thức hoạt động của các CLB trở nên sinh động hơn ,phong phú hơn ,lôi cuốn thanh niên tới thư viện . -Không gian cho các hoạt động thể dục thể thao : bao gồm các hoạt động trong nhà và ngoài trời .Các sinh hoạt trong nhà cũng có thể dùng các giải pháp không gian mềm dẻo để tạo ra các sinh hoạt riêng rẽ ,độc lập trongmột không gian lớn .Khi cần thiết có thể thống nhất các hoạt động trong một không gian chủ thể .Các không gian vận động trong và ngoài nhà có liên hệ gắn bó vơí nhau tạo ra không gían hoạt động TDTT liên tục . c) Không gian sinh hoạt ngoài trời : - Không gian này bao gồm khu vườn cảnh ,vườn dạo gắn liền với thiên nhiên cảnh quan xung quanh ,các hoạt động sinh hoạt học tập ,vui chơi ,giải trí triển lãm ,TDTT...=> chứa đựng nhiều nội dung hoạt động phong phú rất phù hợp với tính cách á đông và tuổi trẻ . 3.2./ Không gian hạt nhân và các quan hệ liên kết với các không gian chức năng khác : a) Khả năng kỹ thuật và tương lai của các trung tâm giao lưu : - Các không gian trung tâm giao lưu sẽ là bộ phận hạt nhân của CLB trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật .Bản thân nó ngoài yêu cầu về không gian kiến trúc còn phải được trang bị như các Studio hiện đại - Nơi đây diễn ra các hoạt động biểu diễn bình thường của một phòng khán giả như chiếu phim ,hoà nhạc ,các festivan ,biểu diễn thời trang ,dạ hội dancing...Nhưng ngoài ra còn được trang bị những máy móc kỹ thuật đặc biệt ,hiện đại để có thể đáp ứng các hoạt động phong phú khác trong thời đại ngày nay như : phim trường ,chụp ảnh ,các buổi sinh hoạt theo yêu cầu truyền hình, các cuộc hoạt động hội thảo ,thảo luận trên mạng Internet...Không gian đa chức năng đòi hỏi phải có trang bị cơ động ,các vách ngăn chia linh hoạt để có thể thay đổi không gian khi cần thiết . - Mỗi phòng Studio bao gồm có : + Một không gian sử dụng linh hoạt thay cho phòng khán giả cũ + Các nhóm nghe nhìn ,thảo luận ,cacbinnets . + Một sân khấu quay + Trung tâm máy tính truyền thông + Cacbin chiếu + Phòng tối + Kho chứa dữ liệu ,sách báo ,micrôfilm + Kho tàng thiết bị ,đạo cụ + Phòng bảo quản ,sửa chữa Các hệ thống Radio , Tivi Studio ,computer và đặc biệt là mạng Internet có thể được nhập vào trung tâm này . b) Mối quan hệ giữa không gian hạt nhân và các không gian chức năng khác - Từ không gian trung tâm sẽ chi phối hoạt động của các sing hoạt khác xung quanh ,nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập sinh hoạt của các không gian này .Trung tâm máy tính truyền thông được nối mạng với các không gian hoạt động khác xung quanh .Các hình thức sinh hoạt sẽ tuỳ theo nhu cầu mà diển ra theo các nhóm riêng biệt mà không ảnh hưởng đến nhau .Các máy tính tại các không gian nhóm này sẽ được cung cấp các dữ liệu thông tin cần thiết ,chỉ cần lựa chọn các vấn đề thích hợp rồi theo dõi các article ,thậm chí tham gia các hoạt động trao đổi thảo luận ,tranh luận ...hoặc theo dõi các hoạt động của các diễn đàn từ xa.Trường hợp cần thiết có thể có những nhóm nhỏ tách ra để trao đổi e-mail hình thành nên các penpal nối vài mạng với nhau . 3.3./ Không gian liên hệ trong và ngoài nhà : a) Các không gian đón tiếp đầu tiên : - Các lối vào và lối ra đóng vai trò rất quan trọng cùng với ý nghĩa văn hoá xã hội của công trình .Đây sẽ là không gian cảm nhận đầu tiên của người đến công trình. Con người từ một môi trường "đường phố " với sự ồn ào ,phức tạp bước vào một môi trường thue giãn với các hoạt động vuui chơi ,giải trí .Nó sẽ gây ấn tượng đầu tiên về một công trình tốt hay xấu . -Sảnh là nơi đón tiếp và liên hệ với các không gian hoạt động chức năng khác. Sảnh thường được thiết kế tập trung trên tầng chính là trung tâm tiếp nhận ,thoát nhười và nghỉ ngơi chung .Có thể tính diện tích sảnh theo tiêu chuẩn 0,6m2/ ng . Với quy mô lớn có thể bố trí sảnh ở cả hai tầng hay theo nhiều cấp khác nhau và có sự liên hệ với không gian ngoài trời . b) Các dạng không gian sinh hoạt ngoài trời : - Vườn cảnh ,vườn dạo với các tiểu cảnh kiến trúc ,thiên nhiên nhỏ ,các bụi cây , mặt nước ,tảng đá ...sẽ mang lại cho người dạo bước trên đón những cảm nhận thư thái và thanh thản ,từ đó giúp con người tiếp cận công trình một các nhẹ nhàng . - Với quan hệ mở ra môi trường ,thiên nhiên bên ngoài tạo ra một không gian uyển chuển liên tục từ ngoài vào trong thông qua hàng hiên ,không tạo ra những cảm giác chia cắt do cách tạo cây cảnh ,mặt nước luồn vào không gian bên trong . IV./ Kết luận Lớp trẻ ,đặc biệt là thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng ,là chủ nhân tương lai của đất nước ,là nhân tố quyết định vận mệnh của mỗi dân tộc. Ngày nay trong cuộc cách mạng khoa học ,kỹ thuật hiện đại với những tiến bộ kỳ diệu trong các lĩnh vực tin học ,công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước .Chưa bao giờ nhân tố con người ,tài năng đặc biệt là tài năng trẻ lại trở nên quan trọng đến vậy đối với sự phát triển xã hội nhằm đưa nước ta tiíen lên ngang tầm thời đại .Việc tạo ra các cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hoá ,vui chơi ,giải trí vừa giúp thanh niên có được sân chơi lành mạnh ,vừa có thể kiểm soát được hành động của thanh niên ,từ đó giảm các tệ nạn xã hội . Đó cũng là sự cần thiết phải có các mô hình NVH-CLB Thanh niên hoàn thiện và hiệu quả ,mang dấu ấn bản sắc Việt Nam. HếT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV330.doc