Ngành công nghiệp đang trên đà phát triển đã góp phần đáng kể cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng tương đối khá.
Về định hướng phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL, phải dựa trên nền tảng phát triển tổng thể và đồng bộ về kinh tế - xã hội toàn vùng, trước hết là:
- Tập trung phát triển hạ tầng cơ sở, Đẩy mạnh lĩnh vực khoa học công nghệ, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chú trọng bồi dưỡng cán bộ khoa học công nghệ và công nhân có tay nghề cao.
- Liên kết đầu tư phát triển vùng, phát triển mạnh những ngành, lĩnh vực mà các tỉnh, thành có lợi thế trên cơ sở Quy hoạch đồng bộ từ phát triển kinh tế - xã hội đến các quy hoạch ngành, các sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương. Có sự phân công, phối hợp giữa các địa phương như: Cần Thơ phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, Hậu Giang phát triển sản xuất các sản phẩm từ mía; Kiên Giang và Vĩnh Long, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng; Tiền Giang phát triển sản xuất sản phẩm từ rau quả; Bến Tre phát triển sản xuất sản phẩm từ dừa
- Từng bước xây dựng tiền đề phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, công nghệ sạch và có giá trị tăng thêm lớn, trước hết tại trung tâm của vùng là Cần Thơ.
- Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ
Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ
Lớp Tài chính doanh nghiệp tiếng Pháp K50
Những người thực hiện
Cao Việt Linh
Trần Thùy Linh
Vũ Thùy Linh
Nguyễn Thị Thùy Dung
Tống Thu Hiền
Lê Cẩm Vân
Nguyễn Thị Mai Quỳnh
Nguyễn Thị Hằng
Đinh Thị Thanh Hương
Đỗ Thị Phương Loan
Vùng 2
1.Là 1 trong 2 vùng công nghiệp trọng điểm gồm:10 tỉnh đồng bằng sông hồng ( Vĩnh Phúc,Hà Nội,Bắc Ninh,Hà Nam,Hưng Yên,Hải Dương,Hải Phòng,Thái Bình,Nam Định,Ninh Bình) Quảng Ninh và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ ( Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh)
2 Các thế mạnh để phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng.
- Tài nguyên khoáng sản trong vùng khá dồi dào, trong đó có giá trị hơn cả là đá vôi,xi măng chiếm trên 22% trữ lượng cả nước (chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh,Hải Dương),sét cao lanh chiếm hơn 41% (Sóc Sơn) than chiếm 98% (chủ yếu ở Quảng Ninh), đất sét,cát thủy tinh…-> phát triển ngành luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…Rồi than bùn (Hà Nội,Bắc Ninh)->phát triển công nghiệp hóa chất như phân bón,
- Tài nguyên nước: trong vùng phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đảm bảo cung cấp đủ nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Có nền tảng là ngành nông nghiệp và thủy hải sản phát triển ->công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động: là vùng tập trung dân cư vào loại bậc nhất ở nước ta,vùng có nguồn lao động dồi dào và trình độ tay nghề cao, đảm bảo cung cấp nguồn nhân công cho các nhà máy, các xí nghiệp…số lao động có trình độ cao đẳng đại học và trên đại học chiếm 32% .
- Thị trường: với dân số 27,8 triệu người, chiếm 32,33 % dân số cả nước, là vùng có thị trường phong phú và đa dạng-> đặc biệt thuận lợi phát triển các nghành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như dệt,da,may mặc...
- Cơ sở hạ tầng: vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước, hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch như:1, 2, 3, 5, 6, 10...được nâng cấp và hoàn thiện. Mạng lưới đường sắt, đường thủy, đường hành không phát triển mạnh, tạo điều kiện cho việc buôn bán, thông thương cũng như vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu. Khả năng cung cấp điện nước cho sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển khá hoàn thiện và đồng bộ, có nhiêu nhà máy, xí nghiệp có năng lực đáng kể, với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hình thành nên các khu công nghiệp, các trung tâm công nghiệp lớn.
- Vị trí địa lí: ĐBSH có một vị trí đặc biệt thuận lợi, có Hà Nội là thủ đô của cả nước cùng với mạng lưới nhiều đô thi lớn và hiện đại.
- Đường lối, chính sách: Cơ cấu kinh tế của vùng đang phát triển theo định hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các nghành công nghiệp.
+ Vùng cũng có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành công nghiệp, tăng cường hợp tác, giao lưu, nhờ đó khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng để phát triển công nghiệp.
Danh sách khu công nghiệp của vùng công nghiệp 2(37 cái)
-Vĩnh Phúc:Quang Minh,Kim Hòa,Khải Quang
-Hà Nội :Sài Đồng B,Nội Bài,Hà Nội- Đài Tư,Thăng Long,Nam Thăng Long,North Phú Cát,Lương Sơn.
-Bắc Ninh Tiên Sơn.Quế Võ, Đại Đồng-Hoàn Sơn,Yên Phong
-Hà Nam Đồng Văn
-Hưng Yên:Phố Nối A,Phố Nối B,Thăng Long II
-Hải Dương Đại An,Nam Sách,Phúc Điền,Tân Trường,Việt Hoa-Kenmark
-Hải Phòng Nomura, Đỗ Sơn, Đình Vũ
-Thái Bình Phúc Khánh,Nguyễn Đức Cảnh
-Nam Định Hòa Xá,Mỹ Trung
-Ninh Bình Ninh Phúc
-Quảng Ninh Cái Lân,Việt Hưng,Hải Yến
-Thanh Hoá Lễ Môn
-Nghệ An Bắc Vinh,Nam Cấm
3.Khó khăn
- Thời tiết thất thường,thường có thiên tai bão lũ
-Dân cư quá đông gây nhiều sức ép
-Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập
-Ứng dụng trình độ khoa học-kĩ thuật còn kém
Vùng 3
Vùng 3 gồm 10 tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin.
1. điều kiện và thực trạng công nghiệp của vùng
-lãnh thổ hẹp theo chiều Đông-Tây, kéo dài theo chiều bắc-nam → trục đường quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các thành phố, thị xã nằm dọc theo trục đường này trở thành trục kinh tế xương sống của vùng.
-duyên hải Nam Trung Bộ có trữ lượng lớn cát làm thuỷ tinh, oxit titan; đất xét, cao lanh, đá vôi làm xi măng. Ngoài ra còn có một số mỏ đá quý.
Tài nguyên lâm nghiệp của toàn vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên cả về diện tích và trữ lượng. Độ che phủ của rừng là 34%.→phù hợp với phát triển công nghiệp khai thác gỗ. Lâm sản khai thác chủ yếu được đưa về các cơ sở chế biến lâm sản ở Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn để chế biến nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
-Duyên hải miền Trung (nhất là Nam Trung Bộ) là khu vực thuận lợi nhất của nước ta để xây dựng các cảng nước sâu. Đây là lợi thế của vùng để phát triển nền kinh tế mở. Hiện nay, hệ thống cảng biển trong vùng đang được nâng cấp, trong đó có các cảng quốc tế Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
Nằm giữa hai vùng đồng bằng phì nhiêu của đất nước, duyên hải miền Trung khá khiêm tốn với diện tích nhỏ và hẹp, gồm nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm phá. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của vùng không thuận lợi: địa hình hẹp và dốc, điều kiện thời tiết khí hậu lại tương đối khắc nghiệt, hạn hán bão lũ luôn là những mối đe dọa to lớn đối với duyên hải miền Trung. Những điều này gây khó khăn cho người dân sinh sống và sản xuất.
-Do hạn chế về điều kiện kỹ thuật và vốn nên nhiều tài nguyên khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômit, thiếc…) -Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như các hoạt động kinh tế khác của vùng. Vấn đề này đang được giải quyết theo hướng sử dụng điện của nhà máy điện Hoà Bình qua đường dây 500 kV, xây dựng ở Nam Trung Bộ một số nhà máy thuỷ điện với quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), hoặc tương đối lớn như Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận)
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) đang được chú trọng đầu tư, đặc biệt với việc xây dựng cảng nước sâu Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 ở khu công nghiệp Dung Quất, công nghiệp của vùng sẽ có những bước phát triển rõ nét trong thập kỉ tới. -Trong bối cảnh đó,Chính phủ đã và đang có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế khu vực. Một văn bản nổi bật nhất là Quyết định số 61/2008/QĐ-Ttg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, trong đó mục tiêu chung là xây dựng dải ven biển miền Trung trở thành vùng kinh tế phát triển cửa ngõ phía Đông.
3.Đề xuất hướng phát triển
-Tất cả các tỉnh trong cùng đều có đường biển→phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp đóng tàu, có chính sách phát triển cụ thể đối với những làng muối.
- Ngoài ra vùng còn có mỏ cát, nhất là cát trắng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp kính và pha lê.
- Rừng có nhiều loại gỗ quý và cây làm thuốc có giá trị kinh tế cao, như quế, hồi, thông, trầm, sâm.Phát triển thêm về công nghiệp gỗ như đóng các vật dụng trong gia đình ,công ti như bàn ghế ,tủ…
-Trong lòng đất thì có khoáng sản có vàng, titan, wonfram, thiếc, kaolanh....với trữ lượng lớn.→ phat triển khai khoáng với công nghệ hiện đại nhằm giảm hao hụt trong quá trình khai thác,bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Vùng 4
I/ Vị trí địa lí:
Ở Nam Trung Bộ Việt Nam có một hệ thống cao nguyên ở phía Tây dãy núi Trường Sơn được gọi là Tây Nguyên rộng gần 51.800 km vuông. Ở đây có những đỉnh núi lởm chởm, những khu rừng rộng và đất đai phì nhiêu. Tổng cộng diện tích năm vùng cao nguyên phẳng đất bazan trải dải qua các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, lên tới 16% diện tích đất canh tác và 22% diện tích rừng cả nước.
Thuận lợi: Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít.
Khó khăn: Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất ở VN không tiếp giáp biển. Nên mùa khô thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.
II/ Thực trạng ngành CN, khu CN ở Tây Nguyên:
Công nghiệp tăng nhanh cả về sản lượng và số lượng doanh nghiệp. Giá trị sản xuất đạt 3.640 tỉ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh đều cao hơn cùng kỳ các năm trước, nhờ các sản phẩm chủ lực đều tăng mạnh. Hàng trăm dự án công nghiệp đi vào hoạt động (Đắc Lắc 49, Lâm Đồng 38, Gia Lai 32, Đắc Nông 11, Kon Tum 8).
Các tỉnh đang xúc tiến nhanh việc hình thành, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư, với nhiều chính sách ưu đãi, nên công nghiệp Tây Nguyên đã có sự chuyển động nhanh, thoát ra khỏi tình trạng ỳ ạch cố hữu của nhiều năm.
Sản xuất công nghiệp đang được chú trọng phát triển, đi dần vào khai thác các thế mạnh trong vùng về thủy điện, khai khoáng và chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Năng lực sản xuất ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ở một số lĩnh vực đã tăng thêm, nhưng sản phẩm sơ chế là chủ yếu, công nghiệp cơ khí có quy mô nhỏ chủ yếu là phục vụ sửa chữa. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16.210 tỉ đồng bằng 95% kế hoạch của năm 2008 tăng 24% so với năm 2007.
Hiện nay đang khởi công xây dựng một số nhà máy Alumin nhôm tại tỉnh Đắk Nông, nơi có trữ lượng lớn về quặng bôxit. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012.
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên sông [[Serepôk]. Mới đây, công trình thủy điện Ya ly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông.
Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư, các tỉnh trong vùng đều có chỉ số năng lực cạnh tranh nằm ở nhóm từ trung bình đến thấp.
Sản xuất công nghiệp trong khu vực tăng trưởng khá, đã thu hút thêm hàng trăm dự án mới với tổng vốn thực hiện gần 3.940 tỷ đồng trong năm 2009. Cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh, tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 85-90%.
Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông có gần một triệu ha đất đỏ ba-dan rất thích hợp với nhiều loại cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Đó là cây cao su, cà phê, tiêu, chè, điều... Đó còn là các loại cây công nghiệp theo mùa vụ như cây bông, ngô lai, đậu đỗ, sắn, mía...
Nhưng thời gian qua, mới có khoảng 85% diện tích được trồng cây công nghiệp; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến còn ở mức hạn chế, chưa đạt yêu cầu đặt ra, chưa tương ứng với tiềm năng của Tây Nguyên. Thực tế cho thấy, công nghiệp chế biến ở các tỉnh, vùng Tây Nguyên theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, tuy có phát triển, nhưng chỉ mới sơ chế tại chỗ là chính; sản phẩm làm ra kém sức cạnh tranh. Công tác xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng chế biến ở Tây Nguyên còn hạn chế. Công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng cây nguyên liệu chưa được triển khai kịp thời, còn chắp vá. Một số loại cây công nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là khi gặp hạn hán nghiêm trọng, kéo dài, gây tổn thất lớn cho người trồng cây công nghiệp. Kéo theo đó cơ sở công nghiệp chế biến cũng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Đáng chú ý là, giá một số loại nông sản chủ yếu chịu sự tác động của giá thế giới, gây biến động lớn, nhất là cà phê, cao su... làm thiệt hại cho người sản xuất.
So với cả nước, Tây Nguyên là vùng chậm phát triển, nhất là vùng bà con dân tộc ít người sinh sống. Nguyên nhân được xác định là do điểm xuất phát thấp (hệ thống hạ tầng thiếu và không đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng thấp, nguồn nội lực và đầu tư còn hạn chế,...).
III/ Mục tiêu phát triển của vùng:
Việc phát triển kinh tế theo hướng khai thác các loại quặng khoáng sản với quy mô & sản lượng lớn, trên diện tích rộng sẽ làm tăng nguy cơ hủy hoại rừng đầu nguồn, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước vốn ít ỏi ở Tây Nguyên, làm biến mất nhanh chóng nhiều chủng loại động vật quý hiếm còn lại. => Do đó cần khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường nơi đây.
Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến là thế mạnh của Tây Nguyên.
Tập trung phát triển công nghiệp điện để tăng công suất phát điện phục vụ đời sống và sản xuất.
Vùng 5
1. Các tỉnh:
Bao gồm 8 tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
2. Thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển công nghiệp:
A. Thuận lợi:
a) Vị trí địa lí Đông Nam Bộ có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ. Bằng đường bộ còn có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên; bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn (đường không và đường biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài. b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất badan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá…) trên quy mô lớn. ->phát triển công nghiệp thực phẩmVùng Đông Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và như trường Minh Hải – Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ. ->Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.Tài nguyên lâm nghiệp của vùng không thật lớn, nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, và là nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai .
Tài nguyên khoáng sản của vùng nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông(Bà Rịa –Vũng Tàu). Ngoài ra là đất sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ. Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh. Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn. c) Điều kiện kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. Sự phát triển kinh tế năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước. Ở vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Trong 5 năm tới, mục tiêu ngành CN ĐNB đề ra là phát triển ổn định, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2006-2010 của ĐNB đạt 17,8%/năm, so với 5 năm trước đó là 17,25%. Trong phân công phát triển, vùng ĐNB quan tâm đến việc hỗ trợ nhau để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương sẽ tỷ lệ thuận với phát triển chung của toàn vùng. Trong khi các tỉnh, thành trong tứ giác động lực sẽ giảm dần các dự án có công nghệ trung bình, sử dụng đông lao động phổ thông, thì các tỉnh vùng vành đai của tứ giác động lực có thể phát triển đón nhận những dự án này để sử dụng hợp lý nguồn lao động có sẵn và chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng CN lên nhanh hơn.
B.Khó khăn:
Vấn đề nổi cộm nhất của vùng kinh tế ĐNB là thiếu một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các tỉnh, thành trong khu vực, để tạo ra sự liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch từng địa phương với quy hoạch chung của vùng. Theo ông Nguyễn Bá Ân, Viện phó Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch- Đầu tư), ĐNB là vùng kinh tế duy nhất hiện nay, hội đủ các điều kiện và lợi thế để tăng tốc trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên, do thiếu cơ chế phối hợp cụ thể, sự phát triển ở khu vực này đã bộc lộ nhiều hạn chế, còn manh mún, chồng chéo trong quy hoạch. Mục tiêu và định hướng phát triển của các tỉnh trong vùng tương tự nhau, chưa có sự phân công theo chức năng và lợi thế của từng địa phương. Hơn nữa, do thiếu thông tin đã dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán hoặc trùng lắp, gây lãng phí. Đáng chú ý là trong thời gian qua, các KCN vùng ĐNB đã phát triển tự phát ở mỗi địa phương, không theo quy hoạch tổng thể vùng, không gian phát triển bị cắt khúc, phân đoạn bởi địa giới hành chính, dẫn đến những trường hợp 2 KCN sát nhau, chính sách thuê đất, thuế, giá nhân công khác nhau… tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn thất chung trong kêu gọi đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Mặt khác, do sự phân công, phân cấp trong quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn còn có sự chồng chéo, nên xảy ra tình trạng ngành công nghiệp ở các địa phương không nắm được hiện trạng, thực lực ngành nghề sản xuất trong các KCX-KCN…
Theo lãnh đạo ngành công nghiệp các địa phương vùng ĐNB, mặc dù CN ĐNB đóng vai trò đầu tàu CN của cả nước, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu các ngành CN chủ yếu của vùng chưa có sự đột phá, các ngành CN kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng lớn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Sự phát triển CN còn chưa đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu ở "tứ giác trọng điểm": Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Giá trị SXCN của khu vực "tứ giác trọng điểm" này đã chiếm đến 95% của toàn vùng, 5% còn lại chia cho 4 tỉnh còn lại trong khu vực. Mặt khác, CN ĐNB do phát triển tự phát, không đồng bộ, đã gây nên những bất hợp lý và lãng phí, như công nghiệp dệt may hiện nay tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 75% của cả vùng, trong khi đây là ngành thâm dụng lao động (điểm yếu của thành phố), thành phố đã không khuyến khích phát triển trong mấy năm qua, đang tìm cách chuyển dịch về các địa phương lân cận nhưng chưa được; hoặc ngành CN cơ khí ô tô, trong khi các nhà máy tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh hoạt động chưa tới 30% công suất, thì các địa phương khác trong vùng tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này sẽ dẫn đến lãng phí…
Một vấn đề không kém phần tế nhị nữa là việc phân công, phân cấp trong quản lý Nhà nước về CN trên địa bàn còn có sự chồng chéo, do vậy mới xảy ra tình trạng ngành CN ở các địa phương không nắm được hiện trạng, thực lực, ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều này có nghĩa là, muốn phát triển bền vững, muốn thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước mắt vùng ĐNB vẫn phải thể hiện sự năng động, bản lĩnh, tự vượt lên những khó khăn để giữ vững tốc độ phát triển, đạt hiệu quả về kinh tế cũng như trong quản lý liên kết vùng.
=> BIỆN PHÁP:
Các địa phương trong vùng ĐNB cần có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh, với những yếu tố, đặc điểm lợi thế hiện có, phải là hạt nhân gắn kết các địa phương trong vùng, và trở thành đầu tàu năng động, thu hút và lan tỏa nguồn vốn, khoa học công nghệ, quản lý trong vùng. Sự liên kết là một tất yếu để phát triển bền vững. Các địa phương trong vùng ĐNB cần xác định những tương quan, lợi thế để cùng bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh lẫn nhau; cần giúp nhau chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương sao cho phù hợp với sự phát triển chung của toàn vùng.
Vùng 6
Vị trí địa lý:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam chi ếm 12% di ện t ích c ả n ư ớc có 12 tỉnh và 1 thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ.
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bở biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
2 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển công nghiệp:
Thuận lợi.Nhờ vào lợi thế lao động (LĐ), mặt bằng sản xuất, nguồn nguyên liệu với sản lượng lớn và khá ổn định thuận lợi cho công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản (chế biến gạo, thuỷ sản, mía đường, dầu thực vật…)
Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi
Khó khăn: Thứ nhất, địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, về mùa nước nổi có một diện tích lớn của vùng thường xuyên ngập nước, địa chất công trình với nền đất yếu nên không thuận lợi cho xây dựng nhà máy công nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng nhà máy cao hơn so với các vùng khác.
Thứ hai, sự hạn chế, yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ðiều này thể hiện ở chỗ cả vùng không có hệ thống đường sá trong khi hệ thống giao thông liên vùng và trong từng địa phương kém phát triển, không thuận lợi cho di chuyển bằng đường bộ. Hệ thống truyền tải, cung cấp điện, nước có công suất lớn đáp ứng cho các nhà máy sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa tạo được sự tin tưởng đối với nhà đầu tư...
Thứ ba, toàn vùng không có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể để làm đòn bẩy phát triển các ngành công nghiệp khai thác, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển theo. Dân số vùng tuy đông, đứng thứ hai so với các vùng khác trong cả nước nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao.
3 Thực trạng ngành công nghiệp, khu công nghiệp của vùng:
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu chung của đất nước, ngành công nghiệp (CN) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng trưởng khá mạnh. Nhờ vào lợi thế lao động (LĐ), mặt bằng sản xuất, nguồn nguyên liệu với sản lượng lớn và khá ổn định, v.v nên ngành CN chế biến trở thành ngành CN thuộc thế mạnh của vùng. Ngoài ra, các ngành CN khác cũng hình thành và phát triển như: CN cơ khí, CN hóa chất, CN vật liệu xây dựng, CN hàng tiêu dùng, v.v.
Cơ cấu ngành:tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.
Công nghiệp chế biến: đây là ngành công nghiệp chủ yếu của vùng, đa số các tỉnh đều tập trung phát triển công nghiệp chế biến nhằm khai thác lợi thế so sánh về nguyên liệu dồi dào và nguồn nhân lực khá phong phú; theo đó vốn đầu tư cho ngành này luôn chiếm tỷ lệ rất cao, giai đoạn 2006-2008 đầu tư 28.614 tỷ đồng, chiếm đến 67,2% vốn đầu tư công nghiệp toàn vùng, tập trung chủ yếu tỉnh Long An (7.064 tỷ đồng), tỉnh Tiền Giang 4.379 tỷ đồng); các tỉnh có tỷ lệ vốn đầu tư thấp là An Giang (286 tỷ đồng), Trà Vinh (281 tỷ đồng).
Công nghiệp khai thác: tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp khai thác luôn chiếm tỷ trọng rất thấp, giai đoạn 2006-2008 đầu tư 250 tỷ đồng, chiếm 0,58%/năm trong tổng vốn đầu tư công nghiệp của vùng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh; một số tỉnh cả giai đoạn 2006-2008 không đầu tư như: An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau.
Sản xuất điện, khí đốt, nước: tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008 đạt 13.685 tỷ đồng, chiếm 32,2% trong tổng vốn đầu tư công nghiệp toàn vùng, ngành này có vốn đầu tư tăng đột biến vào năm 2008 (chiếm đến 48,6% vốn đầu tư công nghiệp toàn vùng năm 2008) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư Cụm khí điện đạm Cà Mau, công suất 1.500 MW, vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Những năm gần đây, công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển cao, bình quân tăng 21,8%. Đến đầu năm 2009, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 99.966 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng 15.931 cơ sở so với năm 2005. Trong đó tăng nhiều nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tăng 15.902 cơ sở), chủ yếu là kinh tế cá thể (13.934 cơ sở). Kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,7%/năm nhưng số lượng còn hạn chế (đến cuối năm 2008 có 83 cơ sở). Toàn vùng hiện có 65 Khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 26.511ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư (có 140 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,795 tỷ USD. Tổng số cụm công nghiệp đã được quy hoạch là 206 cụm, diện tích 33.044 ha, trong đó có 67 cụm đang xây dựng với tổng diện tích 9.754 ha. Hiện có 32 cụm đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.816 ha, tổng vốn đầu tư 46.373 tỷ đồng, thu hút 109 dự án trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho 52.400 lao động.
So với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp trong GDP năm 2008 tăng từ 18,1% năm 2005 lên 19,7%. GTSXCN chế biến năm 2001 đạt 21.678,547 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 95,89%, đến năm 2005 GTSXCN chế biến đạt 49.827,588 tỉ đồng, tăng gấp 2,3 lần năm 2000, chiếm tỷ trọng 96,84% GTSXCN toàn ngành .Tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng năm 2008 đạt 92.521 tỷ đồng, đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, và thấp hơn nhiều so với TP.Hồ Chí Minh
4 ý kiến:
Ngành công nghiệp đang trên đà phát triển đã góp phần đáng kể cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng tương đối khá.
Về định hướng phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL, phải dựa trên nền tảng phát triển tổng thể và đồng bộ về kinh tế - xã hội toàn vùng, trước hết là:
- Tập trung phát triển hạ tầng cơ sở, Đẩy mạnh lĩnh vực khoa học công nghệ, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chú trọng bồi dưỡng cán bộ khoa học công nghệ và công nhân có tay nghề cao.
- Liên kết đầu tư phát triển vùng, phát triển mạnh những ngành, lĩnh vực mà các tỉnh, thành có lợi thế trên cơ sở Quy hoạch đồng bộ từ phát triển kinh tế - xã hội đến các quy hoạch ngành, các sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương. Có sự phân công, phối hợp giữa các địa phương như: Cần Thơ phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, Hậu Giang phát triển sản xuất các sản phẩm từ mía; Kiên Giang và Vĩnh Long, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng; Tiền Giang phát triển sản xuất sản phẩm từ rau quả; Bến Tre phát triển sản xuất sản phẩm từ dừa
- Từng bước xây dựng tiền đề phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, công nghệ sạch và có giá trị tăng thêm lớn, trước hết tại trung tâm của vùng là Cần Thơ.
- Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25512.doc