Đề tài Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu tiểu luận. 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP 4 BIÊN TẬPCHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH. 4 1.1. Khái niệm. 4 1.2. Căn cứ biên tập chương trình Phát thanh. 6 1.2.1. Tính chính trị 6 1.2.2. Tính thời sự 7 1.2.3. Tính chính xác. 7 1.2.4. Tính cụ thể. 8 1.2.5. Tính ngắn gọn. 8 1.2.6. Tính đại chúng. 8 1.2.7. Tính định lượng. 8 1.2.8. Tính bình giá. 9 1.2.9. Tính khuôn mẫu. 9 1.3. Biên tập chương trình Phát thanh. 10 1.3.1. Biên tập nội dung. 10 1.3.2. Biên tập về hình thức. 10 1.3.3. Biên tập kỹ thuật chương trình phát thanh. 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH. KHẢO SÁT TẠI ĐÀI TRUYỀN THANH – TRUYỀN HÌNH ĐỨC THỌ. 12 2.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của Đài Truyền thanh – Thanh hình Đức Thọ. 12 2.2. Thực trạng phương pháp biên tập chương trình Phát thanh tại Đài Đức Thọ. 13 2.2.1. Biên tập nội dung chương trình Phát thanh. 13 Ưu điểm: 13 2.2.2. Biên tập hình thức chương trình Phát thanh. 14 - Ưu điểm: 14 2.3. Nguyên nhân thực trạng phương pháp biên tập chương trình Phát thanh tại Đài Đức Thọ. 16 2.3.1. Nguyên nhân khách quan. 16 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 17 2.4. Một số giải pháp nâng cao phương pháp biên tập chương trình Phát thanh tại Đài Đức Thọ. 17 2.4.1. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật. 17 2.4.2. Bồi dưỡng công tác chính trị. 18 2.4.3. Nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ báo chí. 19 2.4.4. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ phóng viên. 19 KẾT LUẬN 21

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu Lý do chọn đề tài : Hiện nay báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí to lớn của mình trong công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Nó được xem là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong từng lĩnh vực, báo chí có những cách thức riêng để phản ánh, nhìn nhận, qua đó đưa ra cái nhìn toàn diện, mới mẻ, sinh động nhất và hiện thực. Một trong tính chất quan trọng của báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí đã tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Tuỳ thuộc vào quy mô vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ ngành đã thiết kế bộ máy toà soạn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và của chính toà soạn đó. Mặc dù, ra đời chậm so với các hình thái xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi năng lực phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn luôn phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ văn minh của nhân loại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển là động lực mạnh mẽ cho báo chí ngày càng vươn cao, vươn xa hơn, thông tin được quảng bá rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Hệ thống báo chí nước ta ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo trực tuyến. Mỗi loại hình báo chí nói chung và cơ quan báo chí nói riêng cần lựa chọn cho mình một hình thức phát triển phù hợp và năng động nhất. Tính đến ngày 21/6/2009, cả nước có 839 cơ quan báo chí, 63 Đài tỉnh thành phố, 4 Đài cấp Trung ương, và gần 4000 Đài huyện. Đồng thời ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có cơ quan báo chí. Với con số thống kê đó đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của cơ quan báo chí, trong đó nổi bật là hệ thống báo in của Trung ương và địa phương. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Vì vậy, để hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, mỗi cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức hoạt động của mình. Do đó, tôi đã chọn đề tài “cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí” (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình). 2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này giúp tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động báo chí nói chung và cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình nói riêng . Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới để Báo hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ cấu tổ chức hoạt động thông tin của cơ quan báo chí . Phạm vi nghiên cứu là tập trung khảo sát tại Báo tỉnh Quảng Bình năm 2009-2010. Do đó trong tiểu luận này tôi sẽ đi sâu vào một số vấn đề như cách bố trí nhân lực tại cơ quan, cách thức lãnh đạo, cách thức lựa chọn thông tin…Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin của cơ quan báo chí, giúp công chúng trong khâu xử lí và chọn lọc thông tin ngày càng tốt hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu : Trên cơ sở lý luận, quan điểm định hướng phát triển của báo chí cách mạng của nước ta, với phương pháp nghiên cứu chung là: Tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét về cơ cấu tổ chức hoạt động của một cơ quan báo chí, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan. Từ đó khảo sát, đánh giá về thực trạng mô hình cơ cấu của Báo tỉnh Quảng Bình. 5. Kết cấu của tiểu luận : Ngoài phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của toà soạn. Chương 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình Nội Dung Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí 1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí 1.1. Một số quan niệm về cơ quan báo chí. Cơ quan báo chí trước đây có tên là toà soạn và mang hai ý nghĩa chính : Toà soạn tức là biên tập tu chỉnh, gọt dũa. Toà soạn còn là sự sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ. Từ hai ý nghĩa trên tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể ta hiểu một cách đúng đắn nhất. Thông thường từ ý nghĩa thứ nhất, có thể hiểu rằng: Toà soạn dùng để làm công tác biên tập chỉnh sửa bài vở. Và nghĩa thứ hai để chỉ các cơ quan thông tin đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình… Ngoài ra còn một số quan niệm khác nhau về cơ quan (toà soạn) báo chí: Ở một số nước tư bản cho rằng : Toà soạn báo chí cũng như các cơ quan, xí nghiệp tức là mọi thông tin mà cơ quan báo chí ngoài mục đích tuyên truyền thì yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó mang lại phải ngang bằng nhau. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa thì lại cho rằng: Toà soạn báo chí phải phục vụ lợi ích của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. V.I Lênin đã khái quát về toà soạn báo chí như sau “Toà soạn báo chí phải là những người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ chức tập thể…” và ông ví toà soạn không khác gì là một giàn nhạc giao hưởng, còn số báo là chính bản nhạc do giàn nhạc giao hưởng đó chơi. Còn trong luật sửa đổi bổ sung một số điều luật về Luật Báo Chí của nước ta tháng 6/1999 thì ghi rõ: “Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, các cơ quan phát thanh-truyền hình tại Trung ương và địa phương…” Một số tác giả lại cho rằng: Toà soạn có công việc chính là biên tập, tổ chức trang báo (đối với báo in, báo điện tử) và sắp xếp chương trình (đối với Phát thanh- Truyền hình). Nhưng một số kiến khác cho rằng : Toà soạn, toà báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều có ý nghĩa như nhau về phương thức hoạt động mà chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin. Từ các quan niệm đó, cũng như tình hình riêng biệt của báo chí nước ta, có thể đưa ra một khái niệm chung và bao quát về cơ quan báo chí như sau: Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật. Nó có nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đó đặt ra. 1.2. Điều kiện thành lập cơ quan báo chí Việc thành lập cơ quan báo chí phải tuân theo các điều kiện do luật báo chí quy định : Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại điều 13 của luật này. Các chức danh chủ yếu: Tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải tuân thủ theo đúng các quy định về người làm báo chí. Xác định đúng tên gọi của cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mỗi loại hình báo chí, phạm vi phát hành chủ yếu, kì hạn xuất bản, khuôn khổ số trang, số lượng, nơi in (đối với báo in), công suất hoạt động, thời gian phát sóng, phạm vi hoạt động, thời gian phát sóng, phạm vi toả sóng ...( với phát thanh-truyền hình ). Phải phù hợp với quy hoạch và sự phát triển chung của báo chí. Có trụ sở chính thức, cũng như cơ sở kĩ thuật để phục vụ cho hoạt động báo chí. Đối với những Đài phát thanh-truyền hình ngoài các điều kiện trên thì việc sử dụng máy phát công suất, thời gian, phạm vi toả sóng, tần số vô tuyến điện thì bắt buộc phải có giấy phép do nhà nước cấp. Đối với hệ thống báo đài tại địa phương muốn thành lập một cơ quan báo chí thì phải có giấy phép của chính quyền sở tại. 1.3. Điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí Để cơ quan báo chí hoạt động liên tục và hiệu quả thì cần có những điều kiện sau : Cơ quan báo chí phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước cũng như tuân thủ mọi hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, luật báo chí, tôn chỉ mục đích của cơ quan chủ quản, đồng thời phải có cơ chế cũng như chủ trương hoạt động một cách hợp lí, khuyến khích hoạt động và thúc đẩy báo chí phát triển cho đúng định hướng . Có đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo các trang thiết bị phụ trợ dùng trong khi tác nghiệp. Đây là một trong yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của một cơ quan báo chí. Phải có nguồn thông tin thường xuyên, liên tục mới mẻ, phong phú. Luôn quan tâm đến diễn biến thay đổi của xã hội. Phải đi sâu sát vào từng loại thông tin có liên quan đến các vấn đề chính trị qua đó truyền tải một cách hiệu quả nhất. Có sự tương tác giữa cơ quan báo chí với các đối tượng xã hội. Cũng như sự phối hợp giữa các yếu tố trong toà soạn phải hài hoà tức là : + Các phòng ban, từ Tổng biên tập cho đến các cán bộ phóng viên, biên tập viên, công nhân viên chức trong toà soạn phải hoạt động một cách đồng bộ nhịp nhàng có trách nhiệm cao. + Đảm bảo lưu thông trao đổi thông tin trong toà soạn tuỳ theo mức độ thông tin. Qua đó tạo thành một kênh thông tin đồng bộ từ Tổng biên tập tới phóng viên, biên tập viên một cách nhanh nhất. + Đảm bảo đời sống vật, tài chính phương tiện đi lại, phương tiện tác nghiệp, môi trường làm việc cho đội ngũ trong toà soạn một cách tốt nhất qua đó khuyến khích và đề cao trách nhiệm của mỗi người và của cả cơ quan báo chí. Cơ cấu tổ chức hoạt động các bộ phận trong một toà soạn báo chí Tuỳ thuộc vào từng quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ, ngành và tổ chức đoàn thể xã hội để thiết kế bộ máy toà soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và chính toà soạn đó 2.1. Mô hình chung bộ máy toà soạn báo in: Bộ (ban) biên tập Tổng biên tập Các phó tổng biên tập Thư ký toà soạn - Các uỷ viên Bộ phận hành chính-dịch vụ Văn phòng Thư viện Tổ chức cán bộ Trung tâm vi tính Nhà in tại chỗ Tổ điện, nước Tổ bảo vệ Đội xe Phòng làm ảnh Quảng cáo và phát hành Tài vụ - Quản trị, thiết bị Bộ phận ngoài toà soạn Nhà in Văn phòng đại diện Phân xã thường trú - Phóng viên thường trú Các ban (phòng) chuyên môn Ban xây dựng Đảng Ban nội chính Ban kinh tế Ban quố tế Ban khoa giáo Ban văn hoá-xã hội Ban thể tao Ban bạn đọc Ban thư ký - Ban quản lý phóng viên 2.2. Bộ (ban) biên tập Một số cơ quan báo chí lớn của nước ta như báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam...được gọi là Bộ biên tập. Đa số các báo, tạp chí còn lại của Trung ương, Bộ, ban, ngành và các tỉnh thành phố như báo Quân đội Nhân dân, Lao động, Tiền Phong, Tuổi trẻ...được gọi là ban biên tập. Một số báo, tạp chí nhỏ, định kỳ xuất bản ít không lập Bộ (ban) biên tập. Như vậy, tên gọi Bộ hay Ban biên tập về mặt khái niệm và chức năng không khác nhau nhưng về quy mô, vị trí, mức độ có khác nhau. Đây là đầu não của toà soạn, là bộ phận lãnh đạo và quản lý toà soạn do cơ quan chủ quản và toà soạn lập ra để bàn bạc quyết định những vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động xuất bản các ấn phẩm báo chí của toà soạn đó. Bộ (ban) biên tập gồm: Tổng biên tập, các phó tổng biên tập, các trưởng ban (phòng) quan trọng, thư kí toà soạn và một số nhà báo có uy tín. Bộ (ban) biên tập với các thành viên trên, thể hiện trí tuệ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, ca nhân phụ trách nhưng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của báo chí Cách mạng. Chúng ta lần lượt tìm hiểu các chức danh đó: Tổng Biên tập (Tổng giám đốc) Tổng biên tập là người đứng đầu cơ quan báo chí do cơ quan chủ quản bổ nhiệm, trực tiếp lãnh đạo và tổ chức giáo dục của toà soạn, chăm lo củng cố khối đại đoàn kết nội bộ xây dựng mối quan hệ với quần chúng. Tổng biên tập chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung chính trị và hình thức thể hiện của tờ báo, cụ thể: Là chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật, trước bạn đọc và nhân dân, chịu trách nhiệm trước toà soạn của mình. Đó là bốn trách nhiệm nặng nề của tổng biên tập. Về vai trò của tổng giám đốc Các Mác đã xem như là “linh hồn chính trị” của đài. Còn Lê-Nin xem là ngọn cờ của đài. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xác định “là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng”. Như vậy tổng biên tập (tổng giám đốc) của báo, đài là hết sức quan trọng, họ có trách nhiệm vị trí cực lớn, không gì thay thế được. Mọi hoạt động lớn mạnh, đúng sai của cơ quan báo, đài là do tổng biên tập (tổng giám đốc) quyết định. Tổng giám đốc là người như thế nào thì quan điểm chính trị và tư tưởng trong đạo đức nghề nghiệp của cả đội ngũ toà soạn được hình thành theo hướng đó. Đảng ta đã khẳng định: Báo chí là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Như thế có nghĩa với vị trí chức năng vai trò của mình – Tổng biên tập (tổng giám đốc) đã được Đảng giao phó vũ khí sắc bén để nói lên tiếng nói của Đảng, Nhân dân để từ đó góp phần phụng sự sự nghiệp xây dựng đát nước đồng thời chống lại các thế lực thù địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì nhứng việc khác mới đúng được. Cho nên báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí của ta cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội”. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó đồi hỏi người đúng đầu cơ quan báo chí phải có phẩm chất năng lực nhất định, đó là: -Tổng biên tập phải là người có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng -Tổng biên tập phải là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế -Tổng biên tập là một nhà tổ chức, quản lý điều hành giỏi -Tổng biên tập là người có mối quan hệ xã hội rộng rãi với tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản. b) Phó tổng biên tập (Phó giám đốc) Phó tổng biên tập (Phó giám đốc) là nhân vật quan trọng số hai trong toà soạn. Số lượng các phó tổng biên tập nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, vị trí và trách nhiệm của từng tờ báo. Ví dụ như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân có từ 3 đến 4 phó tổng biên tập. Còn các báo đài khác từ Trung ương đến địa phương có thể bổ nhiệm từ 2 đến 3 phó tổng biên tập. Phó tổng biên tập do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trên cơ sở đề bạt của tổng biên tập và được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan chỉ đạo và quản lý Nhà nước về báo chí. Nhiệm vụ của phó tổng biên tập là giúp việc cho tổng biên tập. Thông thường, tổng biên tập phụ trách chung, đối ngoại, tổ chức và phân công các phó tổng biên tập từng mảng trong công việc của toà soạn và chịu trách nhiệm trước tổng biên tập về công việc đó. Các phó tổng biên tập là hàng ngũ lãnh đạo của toà soạn, có vai trò trách nhiệm lớn. Vì vậy, ngoài việc tham gia điều hành chung bộ máy của toà soạn, còn trực tiếp viết bài, duyệt bài, trực ban, trực các số báo, điều hành các cuộc họp, tiếp khách...(phân công hoặc uỷ quyền của tổng biên tập). Tóm lại, các phó tổng biên tập có vai trò lãnh đạo và là trợ thủ đắc lực của tổng biên tập. Và đương nhiên các phó tổng biên tập cũng phải có những phẩm chất tương tự như tổng biên tập. 2.3. Các phòng ban chuyên môn của toà soạn Ban (phòng) về chức năng, nhiệm vụ là như nhau nhưng có khác về mức độ. Thông thường những cơ quan báo chí lớn lập các Ban còn các cơ quan báo chí nhỏ hơn, bộ phận này có thể là Phòng, tiểu ban hoặc chuyên trang nhóm phụ trách. Ví dụ Đài truyền hình Việt Nam hay báo Nhân dân... có thành lập các tiểu ban, phòng. Như vậy, Ban (phòng) là tên gọi tương đối, tuỳ thuộc vào quy mô, vị trí, nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí cụ thể. Số lượng tên gọi Ban (phòng) nhiều hay ít là do tổng biên tập và Bộ biên tập quyết định, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chính trị và phù hợp với tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ của cơ quan báo chí. Thực tế các ban (phòng) đều mang tính chuyên ngành, chuyên môn như: Ban xây dựng Đảng, ban kinh tế, ban văn hoá...Cơ cấu như vậy để chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực, bao quát được các vấn đề trên mặt báo. Thành viên của các ban (phòng) gồm : Trưởng, phó ban, các phóng viên, biên tập viên chuyên đề. Số lượng phóng viên, biên tập viên tuỳ thuộc vào công việc và nhu cầu của ban đó. Có thể nói đến một, hai nhân viên phụ giúp đánh máy, chuyển tải thư từ tài liệu... Tóm lại, các ban phòng là mắt xích quan trọng trong sự cấu thành bộ máy toà soạn và không thể tách rời nhau vì hoạt động chung của sự nghiệp báo chí. Vì vậy, việc củng cố xây dựng các ban phòng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi toà soạn. * Ban thư ký: Có thể nói ban thư ký đóng vai trò quan trọng thứ hai sau Bộ (ban) biên tập, nó được ví như trung tâm của một tờ báo. Đó là sự kết nối các tờ báo khác, là nơi thể hiện rõ nhất ý đố của Bộ ( ban) biên tập. Vì vậy mối quan hệ giữa Bộ với ban thư ký luôn có sự hài hoà thống nhất trong công việc. Nhiệm vụ của ban thư kí là giúp lãnh đạo toà soạn xây dựng kế hoạch, chọn lọc, xử lý,, biên tập tin bài, ảnh của cộng tác viên, thông tin viên để trở thành một toà báp hoàn chỉnh. Do đặc thù công việc nên thành phần ban thư ký gồm: Trưởng ban thư ký, phó ban thư ký, các biên tập viên chuyên đề và nhân viên các tổ, nhóm công việc. Hầu hết những người làm công việc này đều phải trải quan thời kì làm phóng viên, biên tập viên và còn phải là một nhà báo giỏi có kinh nghiệm. * Thư ký toà soạn: Đây là nhân vật số một của ban thư kí, có thể gọi thư ký toà soạn, trưởng ban thư ký, hay tổng thư ký toà soạn tuỳ theo mỗi báo nhưng thư ký toà soạn thường là uỷ viên của Bộ (ban) biên tập. Tài liệu báo chí Pháp cho rằng: Thư ký toà soạn là cánh tay phải của tổng biên tập, tức là tổng biên tập có thể thông qua thư ký toà soạn để kiểm soát tờ báo của mình. Chính vì lẽ đó thư ký toà soạn phải là người có chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm, nhạy cảm về chính trị, có khả năg thẩm định cũng như đánh giá tin bài...Họ còn được coi là bậc thầy trong sử dụng kéo tức là cắt, gọt dũa tin bài. 2.4. Các ban (phòng) hành chính trị sự Đây là bộ phận hành chính, giúp việc cho bộ máy toà soạn hoạy động có hiệu quả. Đó là phòng, tổ, trị sự, tài vụ quảng cáo, quản trị, phát hành...Các cán bộ nhân viên hoạt động ở đây được tuyển ở nhiều nguồn khác nhau phù hợp với công việc thường trực và có thể không làm báo hoặc vẫn làm báo. 2.5. Bộ phận ngoài toà soạn Gồm: Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trong và ngoài nước... đây là bộ phận thuộc ngoài toà soạn nhưng được đặt ở các địa điểm khác nhau trong và ngoài nước nên được dọi là ngoài toà soạn. Ví dụ như Thông tấn xã Việt Nam có 61 phân xã thường trú trong nước và hàng chục phóng viên ở ngoài nước. Chương 2 : Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo tỉnh Quảng Bình 1. Một vài nét về tỉnh Quảng Bình 1.1. Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Bình thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với hai tỉnh thành: Hà Tĩnh và Quảng Trị. Với diện tích tự nhiên 8.065 km2, Quảng Bình có 116,04 km đường bờ biển ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây. Quảng Bình có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện với Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài của tỉnh và các thỉnh lộ 12, 20,16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh. Quảng Bình có cảng hàng không sân bay Đồng Hới khai thác hai tuyến bay là: Quảng Bình – Hà Nội và Quảng Bình – TP Hồ Chí Minh. Phía Bắc tỉnh có cảng Hòn La với tiềm năng kinh tế lớn. Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia thành hai mùa rỏ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2000 – 2300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 độ C – 25 độ C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là 6, 7 và 8. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau màu. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển 1.2. Cơ sở hạ tầng: Quảng Bình có hệ thống giao thông thuận lợi là điều kiện phát triển kinh tế trong nước và quốc tế. Hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không đảm bảo liên kết Quảng Bình tới mọi tỉnh thành khác trong cả nước. Quảng Bình có sân bay Đồng Hới, có cảng biển Hòn La bảo đảm tàu tải trọng 3-5 vạn ra vào; Có đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh với 2 nhánh Đông và Tây chạy suốt chiều dài của tỉnh. Trên hành lang giao thông Đông - Tây có Quốc lộ 12A kết nối Biển Đông Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với Lào, Thái Lan, Myanmar và được xác định là con đường ngắn nhất với điều kiện giao thông thuận lợi; có Ga Tân Ấp trong thời gian tới là ga trung chuyển đường sắt Xuyên Á. Mối quan hệ thông thương trao đổi ngày càng được mở rộng trên nhiều mặt: Du lịch, thương mại, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, khoáng sản... Trong  khuôn khổ Tiểu vùng Sông Mê Kông, Quảng Bình là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây sẽ trở thành tỉnh có đầu mối quan trọng thông thương ra khu vực và thế giới về giao lưu buôn bán, hợp tác  phát triển và là cửa ngõ kinh tế phía Đông của cả vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma - một vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện nay, hệ thống bệnh viện, trường học, bưu chính viễn thông.... đều được xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân địa phương, các chuyên gia nước ngoài và đáp ứng yêu cầu của cư dân ngoài địa bàn. Hệ thống điện 220KV và 110KV đảm bảo cung ứng năng lượng cho các khu công nghiệp, đô thị. Hệ thống cấp thoát nước theo tiêu chuẩn quốc gia được lắp đặt tới tường rào các dự án và các khu công nghiệp. Là một vùng đất có truyền thống hiếu học, quê hương của các danh nhân, Quảng Bình có một nguồn nhân lực dồi dào, thỏa mãn nhu cầu về nhân lực cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng sân số năm 2009 là 861.00 người; số lao động: 457.821 người; lao động đã qua đào tạo: 164.815 người; số lao động bổ sung hàng năm khoảng 21.000 người. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề kinh tế: Công nghiệp, xây dựng: 14,5%; Thương mại dịch vụ: 21,2%; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: 64,3%. 1.3. Dân số - Lao động: Dân số Quảng Bình năm 2010 có 847.956 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 85,5% sống ở vùng nông thôn và 14,5% sống ở thành thị. 2. Giới thiệu về báo Quảng Bình 2.1. Vài nét về hoạt động của báo chí cách mạng ở Quảng Bình trước khi báo Quảng Bình mới ra đời : Ngày 27 tháng 3 - 1963, tại Đồng Hới tờ Tin Quảng Bình, là tờ Báo Cách mạng đầu tiên trên đất Quảng Bình ra đời. Do Nhà Báo Đặng Gia Tất làm chủ nhiệm và Nhà Báo Bùi Ngải làm tổng biên tập. Trong thờ điểm đó , báo gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực, cả tòa soạn ngoài Nhà báo Đặng Gia Tất và Bùi Ngải thì có thêm 5 phóng viên, biên tập viên và nhân viên hành chính. Tờ báo nêu lên nỗi khổ cực của nhân, vạch trần tội ác của thực dân Pháp và bọn quan lại phong kiến và kêu gọi đoàn kết đấu tranh. Tờ báo có đủ các thể loại: xã luận, kể chuyện, thơ ca...Báo in xong được truyền bá khắp vùng Bình Trị Thiên. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Mỹ, nhiều tờ báo của của tỉnh ta liên tiếp ra đời, phát hành khá đều kỳ và rộng khắp trong toàn tỉnh. Nội dung các tờ báo đều tập trung tuyên truyền đường lối kháng chiến, những nhiệm vụ cụ thể trong sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân trong tỉnh. Đó là tờ Dân Muốn của đảng bộ tỉnh, tờ Tất Thắng của uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, tờ nội san Liên Minh của Ty Thông tin... Tờ Dân muốn tờ báo đầu tiên của Tỉnh uỷ Quảng Bình ra đời khoảng tháng 4 – 1967, ngay sau đó đã gây được uy tín và tiếng vang lớn. Năm 1948, hai tờ báo Dân Muốn được Bác Hồ khen vì nội dung tuyên truyền tốt, nêu được những tấm gương chiến đấu mưu trí, dũng cảm có sức cổ vũ lớn. Để phù hợp với từng hoàn cảnh của cách mạng Báo Quảng Bình đã trải qua nhiều lần đổi tên, từ Tin Quảng Bình, Dân Muốn, Tất Thắng, Liên Minh,...Đến Ngày 14 – 4 – 1989, Bộ Chính trị TW Đảng ra quyết định 87QĐ – TW tách Tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Tri và Thừa Thiên Huế. Cho đến ngày 14 – 6 – 1989, thường vụ Tỉnh Ủy ra quyết định số 02NQ – TU về việc bắt đầu lấy tên là Báo Quảng Bình và Xuất bản tờ báo quảng Bình đầu tiên. Ngày 23 – 6 1989, bổ nhiệm đồng chí Đỗ Quý Doãn làm Tổng biên tập. Ngày 13 – 7 – 1989, số báo Quảng Bình đầu tiên được phát hành, khổ 25,5cm x 38cm, in ốp-sét hai mặt, phát hành mổi tuần ba kỳ, mười số đầu tiên phải in ở Đà nẵng. 2.2. Người xây nền móng báo Quảng Bình Các thế hệ báo Quảng Bình gần 50 năm qua đều khẳng định: Nhà báo Đặng Gia Tất là người xây nền đắp móng cho báo tỉnh nhà. Nhiều anh em trưởng thành từ báo Quảng Bình cũng đều thừa nhận ít nhiều chịu ảnh hưởng cách làm báo của nhà báo Đặng Gia Tất. Nghiệp báo "ám ảnh" người thanh niên học sinh trung học Đặng Gia Tất, ngay từ ngày đầu tiếp cận với cách mạng. Ấy là vào đầu mùa xuân năm 1945, tốt nghiệp Trường Quốc Học Huế, anh thanh niên Đặng Gia Tất trở về Đồng hới quê anh gây dựng cơ sơ cách mạng. Anh bắt đầu tập tành viết, sợn thảo một số tài liệu của Đảng, Của Việt Minh. Cách mạng tháng 8 thành công, Đặng Gia Tất tiếp tục hoạt động thông tin, bình dân học vụ, thanh niên công binh xưởng, Nhưng rồi như duyên nghiệp, năm 1951, anh trở về làm trưởng phòng thông tin, rồi sau đó làm công tác thời sự-báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Bình. Hòa bình lập lại, với cương vị ủy viên Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, anh được giao chủ nhiệm phòng thông tin và tờ Tin Quảng Bình cùng với Bùi Ngải được giao làm tổng Biên tập. Lúc đầu, Tin Quảng Bình ra nửa tháng một kỳ, rồi 10 ngày một kỳ và sau này xuất bản mỗi tuần hai kỳ. Chỉ với 2 trang in-ti-pô khổ 27x42 cm, Tin Quảng Bình không chỉ có tin mà kỳ nào cũng cũng có bài chỉ đạo từng mặt công tác của lãnh đạo tỉnh, phóng sự, điều tra và nhiều chuyên mục khác sinh động, hấp dẫn. Anh say sưa làm mọi việc: lấy tài liệu, viết, sửa bài của anh em, trình bày báo, phối hợp với bưu chính phát hành. Từ một tờ tin lên thành một tờ báo của Đảng bộ tỉnh là một bước nhảy vọt, cho nên việc làm báo không ít khó khăn. Vừa làm vừa học, anh lao vào xây dựng đội ngũ cộng tác viên, cuốn hút cán bộ chủ chốt tịch, các ngành, các huyện viết tin, bài cho báo; đồng thời tìm tuyển phóng viên, tổ chức tòa soạn, chỉ dẫn tỉ mỉ công việc cho từng người. Tâm huyết, trách nhiệm và chu đáo Đặng Gia Tất nhanh chóng tạo ra diện mạo cho báo Quảng Bình Mới: tin, bài ngắn gọn, súc tích, phong phú, sinh động. Báo Quảng Bình mới được Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tín nhiệm, thường được ban Tuyên huấn TW biểu dương và nhiều báo tỉnh bạn đến nghiên cứu học tập.Không chỉ là người quản lý tờ báo chắc tay mà nhà báo Đặng Gia Tất còn là một cây bút xuất sắc. Anh ham viết và viết nhiều thể loại. Nhưng thế mạnh nhất của anh chính luận. Những bài xã luận của anh về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội thường ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cuốn hút người đọc. Trong đời thường, nhà báo Đặng Gia Tất là người rất nghiêm túc. Nghiêm túc với cả chính mình, với mọi người. Chính tác phong ấy đã được nhiều anh em kính trọng. Đặng Gia Tất xứng đáng là nhà báo hàng đầu của tỉnh nhà. 2.3. Hoạt động của báo Quảng Bình Cách đây hơn 30 năm, ngày 14 – 6 – 1989, báo Quảng Bình mới (nay là báo Quảng Bình) – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chính thức ra mắt cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Bước vào thời kỳ đổi mới, báo Quảng Bình chủ động đổi mới tư duy, đổi mới phong cách làm báo theo hướng giữ vững định hướng chính trị, chủ động thông tin kịp thời, nhanh nhạy, sinh động đa dạng, tăng cường tính chiến đấu, tính phát hiện của thông tin. Cuối những năm 80, đầu những năm 90, là thời kỳ báo có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng nhất. Năm 1989, báo nâng từ 4 trang lên 8 trang. Năm 1991, công nghệ in chuyển từ ti-pô sang ốp-xét. Sau 32 năm ra mỗi tuần hai kỳ, khổ nhỏ, năm 1993, báo nâng lên 3 kỳ/ tuần. Năm 1995, báo Quảng Bình tiếp tục cải tiến và ra khổ lớn, đồng thời ra thêm tờ phụ san cuối tháng khổ 19 x 27 cm dày 32 trang, in 4 màu. Diện tích phản ánh của tờ báo rộng hơn thông tin phong phú, nhiều chiều với nhiều chuyên mục hấp dẫn. Hình thức tờ báo căn bản thay đổi. Những ngày đầu tái lập,trong điều kiện phải san sẻ lực lượng, giúp đỡ các báo anh em, báo Quảng Bình không những giữ vững được nguyên kỳ xuất bản và chất lượng tuyên truyền, mà còn tiếp tục đổi mới cả về nội dung và hình thức. Cả ba kỳ báo hằng tuần và tờ phụ san cuối tháng, nội dung phong phú hơn, hình thức đẹp hơn, số lượng phát hành tương đương với thời kỳ chưa tách tỉnh. Năm 1998, báo Quảng Bình tiếp tục được cải tiến khá toàn diện từ chi tiết đến tổng thể, nâng cao chất lượng nội dung, mở thêm nhiều chuyên mục mới, tổ chức thành phong trào thi đua viết phóng sự, điều tra, đồng thời mở các cuộc thi viết, thi ảnh, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo...với những chủ đề thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua đó tranh thủ sự phối hợp của các cấp, các ngành, thu hút đông đảo đối tượng bạn đọc tham gia, góp phần đưa tờ báo của Đảng bộ tỉnh lên một vị thế mới. Phạm vi thông tin của báo cũng được mở rộng, trong đó tăng lượng thông tin trong nước và quốc tế trên mỗi số báo, đáp ứng nhu cầu các đối tượng bạn đọc ít có điều kiện tiếp xúc với các báo trung ương. Bên cạnh việc làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, báo còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội: Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm lo đời sống các gia đình chính sách; quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt; lập quỹ trợ cấp cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn, khe thưởng trẻ em dũng cảm...Hằng năm báo tổ chức giải bóng bàn dành cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, tổ chức giải chạy việt dã quy mô lớn góp phần phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng trong toàn tỉnh. Mấy năm lại đây, báo còn tổ chức phối hợp các cuộc bình chọn các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Bình được người tiêu dùng ưa thích nhằm góp phần bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không khí đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, sống có nghĩa, có tình luôn được quan tâm giữu gìn trong nội bộ cơ quan báo. Sau nhiều giai đoạn đầy khó khăn, giờ đây báo Quảng bình đã có một cơ sở hạ tầng khang trang, trụ sở 4 tầng sạch đẹp, gồm các phòng: phòng tổng biên tập, hai phòng phó tổng biên tập, phòng hành chính, phòng biên tập của từng mảng riêng, phòng phát hành...và rất nhiều phòng ban khác. Trang bị đầy đủ các thiết bị vụ yêu cầu riêng của tưng phòng ban cũng như cá nhân trong quá trình tác nhiệp. Trong cả tòa saonj có 44 cán bộtrong đó có 2/3 có bằng đại học chuyên ngành báo chí phát thanh truyền hình, họ đều là những người năng động, nhạy bén, có trình độ nghiệp vụ và sử dụng trang thiết bị thành thạo. Sau 47 năm thành lập Báo Quảng Bình đã không ngừng vươn lênluoon hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vinh dự được nhiều giấy khen, bằng khen, cờ thi đua của Tỉnh Quảng Bình và Chính Phủ. Báo Quảng Bình được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động mạnh của khu vực. Hiện nay, báo duy trì mổi tuần ra 5 kỳ huy đọng nguồng tin, bài của các phóng viên và hơn 200 cộng tác viên, với mục tiêu phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương, không ngừng đỏi mới nâng cao chất lượng tin bài, tạo sự hấp dẫn chú ý theo giỏi thường xuyên của độc giả. 3. Mô hình về cơ cấu tổ chức của báo Quảng Bình: Báo Quảng Bình Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Quảng Bình ĐC: Đường Trần Quang Khải, TP Đồng Hới, Quảng Bình) E-mail : toasoaqb@gmail.com Ban Lãnh Đạo Tổng Biên Tập Phó Tổng Biên Tập Ban điện tử Ban thư ký Ban kinh tế Ban hành chính trị sự Ban chính trị - xã hội Ban bạn đọc Phòng phát hành quảng cáo Báo Quảng Bình hiện có 44 cán bộ, phóng viên, nhân viên (thuộc khu vực ngoài tòa soạn) Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo tỉnh Quảng Bình Trong những năm qua, báo Quảng Bình đã đạt được những thành tựu trong công tác tuyên truyền quản lý, giám sát xã hội, luôn bám sát thực tiễn của từng huyện, xã trong toàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng duy trì và phát huy có hiệu quả các chuyên mục, chuyên đề hiện có. Đổi mới nâng cao chất lượng tin, bài luôn là mục tiêu hướng tới của báo. Đổi mới về cách thức lãnh đạo tại báo tỉnh Quảng Bình Có thể khẳng định rằng ban lãnh đạo chính là cơ quan đầu não của mỗi cơ quan báo, đài. Chính vì thế, ban lãnh đạo của báo Quảng Bình luôn phải là những người đi đàu trong mọi hoạt động của cơ quan. Do đó, làm thế nào để lãnh đạo cơ quan hoạt động một cách hiệu quả luôn là mục tiêu của ban lãnh đạo, đặc biệt là những người đứng đầu cơ quan cơ quan đó chính là Tổng biện tập và phó tổng biên tập. Để lãnh đạo cơ quan thì bao giừo ban lãnh đạo cũng phải nắm được số lượng phóng viên, biên tập viên, công nhân viên chức làm việc trong cơ quan, biết được tâm tư tình cảm, hoàn cảnh gia đình họ kịp thời động viên khích lệ tinh thần hăng say trong công việc, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên làm việc trong cơ quan. Tiến hành họp giao ban trong đơn vị, nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong tuần, triển khai công tác trong tuần, đồng thời đua ra những giải pháp khắc phục. Trực tiếp tổ chức phân công điều hành công nhân viên chức đặc biệt là lãnh đạo các phòng toà soạn.. Hàng tuần ban lãnh đạo tiến hành họp: lãnh đạo chủ chốt, thành phần gồm ban lãnh đạo, trưởng, phó các phòng ban với mục đích nắm bắt rõ hơn các hoạt động trong tuần, đề ra chỉ tiêu hoàn thành. Tổ chức trang báo, phục vụ lợi ích tuyên truyền của cơ quan, thông thường bao giờ ban lãnh đạo cơ quan cũng đưa ra phương án thực hiện trước 15 ngày. Ví dụ: Trong tháng 3, có những ngày kỉ niệm như: ngày quốc tế phụ nữ (8/3), ngày khí tượng quốc tế (23/3), ngày thành lập đoàn (26/3), ngay từ đầu tháng ban lãnh đạo báo Quảng Bình đã vạch ra đề cương và phương án hoạt động của cơ quan... Thường xuyên tổ chức, đánh giá kết quả công tác chỉ tiêu thực hiện của mỗi phòng, ban thực hiện trong tháng, trong tuần, xếp loại hoạt động, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, xây dựng, quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ lợi ích cho cơ quan. Tổ chức giao lưu các hoạt động ngoại khoá của cơ quan như tổ chức các giải thể thao trong cơ quan nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh thắt chặt tình đoàn kết giữa cán bộ và công nhân viên, phóng viên trong cơ quan. Đổi mới trong sáng tác chủ thể (công tác tổ chức phóng viên, biên tập viên) a) Đổi mới trong công tác tổ chức phóng viên Đối với bất kỳ một cơ quan báo chí nào thì phóng viên luôn là những người đem lại thông tin cho công chúng. Hay đúng hơn cơ quan báo chí muốn tồn tại thì không thể thiếu các chủ thể sáng tạo. Vì lý do đó mà báo Quảng Bình trong thời gian gần đây có đổi mới khá tích cực trong công tác đào tạo chủ thể sáng tạo. Trong tổng số 41 người làm việc trong cơ quan thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên là 34 người, họ đều là những người có trình độ Đại học và được phân theo phòng tuỳ theo năng lực của mỗi phóng viên. Mỗi phóng viên trong cơ quan đều phải tuân theo điều lệ của cơ quan mà ban lãnh đạo đề ra cũng như chấp hành theo đúng chủ trương, pháp lệnh nhà nước và Luật báo chí quy định. Phân công bố trí người viết bài một cách hài hoà không chồng chéo nội dung thông tin. Tức là mỗi phóng viên trong cơ quan có thể làm một trang riêng phù hợp với mục đích tuyên truyền mà cơ quan báo chí đã đề ra từ các buổi giao ban. Khuyến khích phóng viên hoạt động một cách độc lập không bị lệ thuộc, cũng như khích lệ khả năng tìm tòi sáng tạo của đội ngũ phóng viên. Đổi mới trong cách thức tổ chức Biên tập viên Nếu như phóng viên là người đầu nguồn trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí thì biên tập viên là người sáng tạo lại những tác phẩm đó. Nghĩa là các tác phẩm báo chí sẽ được tu chỉnh, biên soạn lại, xâu chuỗi một cách khéo léo, tạo nên khả năng tiếp nhận đầy đủ, sâu sắc cho người nghe. “Đây là khâu cuối cùng hoàn chỉnh tác phẩm báo chí, nâng cao chất lượng lên mức tối đa nhưng vẫn đảm bảo được nội dung và hình thức của bản thảo”. Một thực tế cho thấy: Cơ quan báo chí nào cung cấp thông tin phong phú, sinh động thì tờ báo đó được độc giả tiếp nhận. Để làm được điều đó thì cần phải có bàn tay của người biên tập. Sự sáng tạo, nhạy bén và hiểu biết xã hội cũng như khả năng chuyên sâu của nghiệp vụ, người biên tập cũng phải có khả năng phát hiện những gì tiêu biểu, bản chất của sự vật hiện tượng, chủ động kịp thời khi cần thiết. Nắm được tầm quan trọng đó vì thế công tác biên tập của báo Quảng Bình luôn được ban lãnh đạo trong cơ quan, quan tâm một cách khá cụ thể như giao công việc, uốn nắn một cách thường xuyên. Đổi mới trong cách thức lựa chọn thông tin và phát hành báo chí Thực hiện vai trò là cơ quan ngôn luận, là công cụ chỉ đạo điều hành và tuyên truyền đắc lực của Tỉnh uỷ, chính quyền, thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình, ban tuyên giáo của tỉnh. Báo có chức năg thông tin phổ biến kiến thức, các chủ trương đuờng lối chính sách của Đảng vfa nhà nước, các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị tai địa phương...Bám sát yêu cầu đó báo Quảng Bình luôn phân công cho mỗi phóng viên trong cơ quan đi xuống cơ sở để theo dõi và nắm bát tin tức, tổng hợp số liệu để viết tin bài. Do vậy số lượng tin bài của báo Quảng Bình phản ánh khá toàn diện, chân thật những sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh. Ở lĩnh vực phản ánh có: các bài viết liên quan đến lĩnh vực kinh tế, văn hoá chính trị, an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục...Phân theo giới có những bài viết liên quan đến thanh niên, phụ nữ, nhi đồng. Theo nhu cầu của độc giả có những bài viết liên quan như: muôn cách làm giàu, chân dung nghệ sĩ, hương vị quê hương... Với sự trình bày tách biệt từng chuyên mục và theo chủ đề vì thế thông tin ở đây cũng phải bám sát chủ đề tuyên truyền. Nó phù hợp theo từng nhóm đối tượng của công chúng đó là nhu cầu thông tin. Ngoài việc sử dụng tin bài của phóng viên thì báo Quảng Bình còn sử dụng khoảng 20% tin, bài của cộng tác viên cho mỗi số báo. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo Quảng Bình Để tờ báo ngày càng chất lượng hơn thì việc đầu tiên là phải đổi mới con người, lối làm việc, đội ngũ quản lý và phóng viên, cần tiếp tục đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không nên làm kiêm nghiệm. Phân công cụ thể trong mọi mọi công việc của toà soạn như phụ trách từng mảng tuyên truyền không chồng chéo đan xen. Nâng cao đội ngũ phóng viên, biên tập viên, qua quá trình nghiên cứu, khảo sát ở báo Quảng Bình cho thấy: mặc dù 100% phóng viên tại đây đều tốt nghiệp Đại học nhưng tốt nghiệp chuyên ngành báo chí là 70%, còn 30% không phải chuyen ngành báo chí. Từ tình hình thực tế của báo Quảng Bình và các loại hình báo chí của địa phương như phát thanh, truyền hình, qua đó cho thấy thực trạng hoạt động cũng như hiệu quả của các phóng viên trong công tác nghiệp vụ chưa thực sự bám sát vào thực tiễn. Hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuất trong khi tác nghiệp. giữa phóng viên và biên tập viên phải có sự phối hợp nhịp nhàng bởi trong bất cứ một hoạt động nào thì sự đồng nhất giữa phóng viên và biên tập viên luôn đem lại hiệu quả cao trong công tác tìm kiếm thông tin và đăng tải báo chí. Tiếp đến, là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho phóng viên những phương tiện kỹ thuật một cách tốt nhất để dùng trong khi tác nghiệp. Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan và bạn đọc, cùng với việc mở các chuyên mục hộp thư bạn đọc, ý kiến bạn đọc thì báo Quảng Bình cần có công tác điều tra đọc giả, luôn lắng nghe xem họ cần gì và như thế nào. Bởi lẽ công chúng là người đánh giá thẩm định cuối cùng mọi thông tin của tờ báo xem nó hay hay là dở. Cũng qua công chúng mà ta có thể nắm bắt được những thôn thông tin đã, đang và sẽ xảy ra. Kết luận Nhìn chung, vấn đề tổ chức cơ cấu trong cơ quan báo là một yếu tố rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong hoạt động báo chí của bất kỳ một cơ quan nào. Chính vì vậy, việc tổ chức và sắp xếp cơ cấu một cách hợp lý sẽ tạo ra động lực, tiền đề cho cơ quan hoạt động có hiệu quả, cán bộ công nhân viên, phóng viên, biên tập viên sẽ có một sự thống nhất, hài hoà trong công việc xuất bản các tác phẩm báo chí. Và ngược lại nếu đơn vị nào không có được một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh thì không thể nào hoạt động có hiệu quả được. Tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể, điều kiện vật chất, trình độ khả năng của người tiếp nhận, mục đích tuyên truyền và cơ quan chủ quản của mỗi tờ báo mà mỗi cơ quan có thể đưa ra cơ cấu tổ chức hoạt động riêng cho đơn vị mình. Ví dụ: Như cơ cấu tổ chức của báo Quảng Bình không thể giống cơ cấu của Đài phát thanh - truyền hình Quảng Bình mặc dù hai cơ quan đều là cơ quan báo chí, đều phục vụ công chúng Quảng Bình nhưng hình thức thể hiện lại khác nhau để phù hợp với từng loại hình và chức năng mà đơn vị tuyên truyền. Đồng thời xuất phát từ thực thế cơ cấu tổ chức của cơ quan mang tính lịch sử nên lãnh đạo cũng như những người quản lý toà soạn phải hết sức lưu ý và tỉnh táo trong việc sắp xếp nhân tố trong cơ quan. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa của một cơ quan báo chí đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các cơ quan báo chí. Vì vậy qua nghiên cứu về đề tài: Cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình) đã giúp cho tôi có một tầm nhìn mới, cũng như kinh nghiệm nhất định về cơ cấu tổ chức của một cơ quan báo chí. Là một loại hình báo chí tại địa phương, báo Quảng Bình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Bình. Thời gian qua cùng với sự thay đổi của đất nước cũng như sự thay đổi đáng kể trong vai trò nhận thức thông tin của công chúng. Vì vậy, báo Quảng Bình cũng đang vận động và phát triển theo xu hướng đó nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn về khả năng truyền đạt thông tin. Nhưng để hoàn thành nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức mới hơn phù hợp với thực tế, vì thế trong những năm gần đây báo Quảng Bình đã có sự đôỉ mới đáng kể về cơ cấu tổ chức như: đổi mới về cách thức lãnh đạo, đổi mới trong chủ thể sang tạo (công tác tổ chức phóng viên, biên tập viên) và đổi mới trong cách thức lựa chọn thông tin và phát hành báo chí. Với những gì đạt được, báo Quảng Bình đã chứng tỏ vai trò to lớn trong tiến trình phát triển xã hội của tỉnh, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, sự phát triển giàu mạnh của toàn tỉnh, góp phần khẳng định vai trò, vị trí trong cơ cấu hoạt động của mình. Tóm lại, trong phần tiểu luận tôi đã phác thảo một cách khái quát về cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Quảng Bình, chỉ là một góc nhìn phản ánh hoạt động thực tiễn của báo. Tôi chưa nói rõ hết được mọi hoạt động của tổ chức báo-nơi tôi thực tập trong thời gian qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbo co chu7849n c7911a D7909ng.doc