Đề tài Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của ngành mía đường Việt Nam

Vấn đề cần thiết hiện nay là chúng ta cần nhanh chóng đẩy mạnh các họat động cải cách chính sách pháp luật có liên quan đến xây dựng và phát triển ngành công nghiệp mía đường ở nước ta một cách hiệu quả và phát triển bền vững. Để làm được điều đó chúng ta cần nhanh chóng tập trung đổi mới công nghệ và xây dựng các nhà máy có công suất lớn. Đi đôi với đó là việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu ổn định có khả năng cung ứng cho các nhà máy họat động liên tục. Hơn nữa hiện nay là hoàn thiện công tác quản lý hành chính của nhà nước đối với sự phát triển của ngành cũng như quản lý các doanh nghiệp trong lĩnh vực này

doc31 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của ngành mía đường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn më ®Çu Thế giới ngày nay đang sôi động trong một xu thế tất yếu là toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Sau hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, nước ta đã có một diện mạo mới đặc biệt là nền kinh tế. Chúng ta đã có một nền kinh tế với sự phát triển tương đối ổn định, tốc phát triển cao- đây là tiền đề quan trọng đưa chúng ta tiến những bước tiến vững chắc vào hội nhập nền kinh tế thế giới. Muốn hội nhập có hiệu quả chúng ta phải trở thành một nước công nghiệp. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2010 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiêp. Để thực hiện mục tiêu đó chúng ta đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế và trong đó không thể không nhắc đến vai trò của chương trình mía đường trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn đến năm 2020. Mặc dù vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngành công nghiệp mía đường của nước ta mới chỉ đạt được những thành tựu còn nhỏ bé so với tiềm năng, còn bộc lộ những mặt hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những nhân tố chủ quan của ngành mía đường Việt Nam việc nghiên cứu “Cơ hội và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế của ngành mía đường Việt Nam” là hết sức cần thiết. Từ đó chúng ta sẽ thấy được những cơ hội mở ra, những thách thức gặp phải đồng thời chủ động đưa ra những giải pháp thiết thực để phát huy lợi thế, khắc phục những yếu kém còn tồn tại góp phần đưa ngành mía đường Việt Nam tiến vững chắc trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. PhÇn I Mét sè vÊn ®Ò chung vÒ c«ng nghiÖp mÝa ®­êng ViÖt Nam 1. §Æc ®iÓm cña ngµnh mÝa ®­êng ViÖt Nam 1.1 Quy m« c¸c nhµ m¸y nhá víi c«ng suÊt thÊp Với việc triển khai mạnh việc xây dựng và thành lập các nhà máy đường trên cả nước, cho đến nay trên cả ba miền tổ quốc chúng ta đã xây dựng được các nhà máy đường với quy mô và công suất khác nhau, tuy nhiên hầu hết các nhà máy ở VN đều có quy mô nhỏ hơn 2.000 tấn mía đường/ngày và chỉ có khoảng 5/47 nhà máy có công suất lớn hơn 6.000 tấn mía đường/ngày. So với các nước xuất khẩu đường lớn như Thái Lan. Nam Phi, Trung Quốc, CuBa, Brazil … thì quy mô cũng như công suất hoạt động của các nhà máy đường nước ta là rất thấp. Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Nông nghiệp, hiệu quả sản xuất đường từ mía có thể được tính theo các tiêu chí sau: quy mô nhà máy, hiệu suất thu hồi đường, tỷ lệ tiêu hao mía đường, tỷ lệ tận dụng công suất và yếu tố quyết định là giá thành sản xuất. Trong đó, quy mô của các nhà máy là chỉ số quan trọng về chi phí chế biến đường, bởi vì trong ngành mía đường trên toàn thế giới, tính kinh tế của quy mô nhà máy đường là rất đáng kể. Thông thường, những nước sản xuất đường lớn trên thế giới có quy mô nhà máy bình quân ở mức 7.000 tấn mía/ngày. Thậm chí, ở Australia hay Brazil, Thái Lan, quy mô nhà máy là trên 12.000 tấn. Trong sản xuất công nghiệp, quy mô càng lớn thì giá thành càng thấp. Ở Cuba, bình quân quy mô của mỗi nhà máy là 4.000 tấn mía/ngày, Brazil, Mexico 5.000, Thái Lan 12.000, Australia 10.000 tấn... Thực tế trên trên xuất phát từ định hướng ban đầu của Nhà nước về việc thiết lập chương trình mía đường rộng khắp cả nước, do sự phân tán địa lý của ngành mía đường nước ta cùng với sự khó khăn về vốn đầu tư cho các nhà máy, chúng ta không thể xây dựng những nhà máy có quy mô và công suất lớn. MÆt kh¸c chóng ta ch­a x©y dùng ®­îc nh÷ng vïng nguyªn liÖu cã quy m« lín ®¸p øng c«ng suÊt ho¹t ®éng cña c¸c nhµ m¸y ®­êng do ®ã viÖc x©y dùng c¸c nhµ m¸y cã quy m«, c«ng suÊt nhá lµ ®iÒu dÔ hiÓu. 1.2 C¸c nhµ m¸y ®­êng ®­îc ph©n bè réng trªn c¶ n­íc Với đặc điểm và điều kiện tự nhiên ở nước ta, cây mía có thể trồng được khắp các vùng trên cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành mía đường nói riêng. Với đặc điểm này thì việc đặt nhà máy đường ở đâu trên đất nước là khá dễ dàng. Qua sự phát triển các nhà máy đường nước ta trong những năm qua có thể thấy rõ điều đó H?u h?t cỏc nhà mỏy du?ng m?i xõy d?ng ? trung du, mi?n nỳi, vựng sõu, vựng xa, phõn b? d?u ? c? ba mi?n, thu hỳt dỏng k? v?n d?u tu nu?c ngoài chi?m 40% t?ng cụng su?t ch? bi?n c?a c? nu?c. Cỏc nhà mỏy này khi xây dựng và đưa vào hoạt động góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho các lao động tại các vùng. 1.3 S¶n xuÊt mÝa ®­êng g¾n liÒn víi viÖc b¶o ®¶m nguyªn liÖu So với một số ngành sản xuất khác, ngành sản xuất mía đường với nguyên liệu chủ yếu là cây mía không thể dự trữ và không có nguyên liệu thay thế. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất mía đường. Với đặc điểm này ngành mía đường phải gắn sản xuất với bảo đảm nguyên liệu. Cụ thể là phải đảm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bằng cách bình ổn lượng mía cho các nhà máy. Bảo đảm nguyên liệu không chỉ đơn thuần là bảo đảm về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Đặc điểm này là yếu tố đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người trồng mía. Để làm được điều đó các nhà máy hoặc phải ở gần vùng nguyên liệu hoặc có được những nhà cung cấp đáng tin tưởng với tiềm năng lớn, khả năng ổn định; nhưng để làm được điều đó nhà sản xuất phải gắn liền lợi ích người trồng mía với mình, ràng buộc lợi ích nhà cung ứng với tình hình sản xuất của mình. 1.4 S¶n phÈm ngµnh c«ng nghiÖp mÝa ®­êng lµ s¶n phÈm thiÕt yÕu Ngành mía đường cho ra sản phẩm chủ yếu là đường mía bao gồm đường thô, đường tinh luyện (RE ; RS) và mật mía. Đường và mật mía là nguyên liệu không thể thiếu cho ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo, chế biến hoa quả khô và đóng hộp, sản xuất các chế phẩm từ sữa…đồng thời là sản phẩm sử dụng cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Có thể khẳng định rằng sản phẩm của ngành công nghiệp mía đường là sản phẩm thiết yếu. Từ đó cũng khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến mía đường trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ đặc điểm này ngành mía đường cần đáp ứng được nhu cầu về đường và mật cho sản xuất các ngành chế biến khác đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân. 2. Vai trß cña ngµnh mÝa ®­êng 2.1 Thóc ®Èy chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp Từ khi thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ VIII, sản xuất mía đường ở nước ta phát triển mạnh, đến năm 2000 chương trình đã đạt được những mục tiêu cơ bản: Sản xuất một triệu tấn đường, bảo đảm tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu; mở vùng nguyên liệu mía lên 300 nghìn ha, trong đó có hơn 170 nghìn ha là đất hoang hóa ở vùng sâu, vùng xa. Ðã hình thành ngành công nghiệp chế biến đường gắn với sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm cho hơn một triệu lao động nông nghiệp, hàng chục vạn lao động công nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng. Ðã mở rộng, nâng công suất tám nhà máy, xây dựng mới 34 nhà máy, đưa tổng số nhà máy đường lên 44 nhà máy (nay là 38 nhà máy), đủ năng lực chế biến 12-15 triệu tấn mía, sản xuất 1-1,2 triệu tấn đường/năm trở lên. Bước đầu phát triển một số cơ sở chế biến các sản phẩm cạnh đường và sau đường; doanh thu từ sản phẩm này đạt 2.000 tỷ đồng/năm. Các công ty, nhà máy đường nộp ngân sách khoảng 350 tỷ đồng/năm. Những thành tựu nêu trên là to lớn, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều vùng đất nước. 2.2 §¸p øng nhu cÇu to lín cña thÞ tr­êng trong n­íc Từ năm 2000 trở lại trước, ngành công nghiệp mía đường ở nước ta chưa phát triển nhiều trong khi nhu cầu thị trường gần 80 triệu dân hết sức to lớn trong nước cũng như nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu cũng ngày một cao. Sau Đại hội VIII, chương trình mía đường tại nước ta được triển khai rộng khắp trên cả nước. Chúng ta đã xây dựng được nhiều nhà máy đường, phân bổ rộng trên khắp cả nước. Hiện nay năng lực chế biến tại các nhà máy sản xuất đường trong nước đạt 12-15 triệu tấn mía, sản xuất 1-1,2 triệu tấn đường/năm, năm năm trở lại đây sản lượng đường đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của cả nước với trên 1 triệu tấn đường/năm, chấm dứt cảnh hằng năm Nhà nước bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. 2.3 N©ng cao ®êi sèng vµ t¹o c«ng ¨n viÖc lµm cho ng­êi d©n TriÓn khai ch­¬ng tr×nh mÝa ®­êng, x©y dùng c¸c nhµ m¸y trªn kh¾p c¶ n­íc tõ trung du ®Õn miÒn nói, vïng s©u, vïng xa, mçi nhµ m¸y ®­êng ®­îc x©y dùng t¹o c«ng ¨n, viÖc lµm cho hµng tr¨m c«ng nh©n t¹i ®Þa ph­¬ng n¬i cã nhµ m¸y x©y dùng. TÝnh ®Õn nay ngµnh c«ng nghiÖp mÝa ®­êng n­íc ta ®· tạo việc làm cho hơn một triệu lao động nông nghiệp, hàng chục vạn lao động công nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh việc xây dựng nhà máy là xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương. Người nông dân được hỗ trợ vốn, phương pháp gieo trồng để chuyển đổi diện tích canh tác sang trồng mía hoặc tận dụng diện tích hoang hoá để trồng mía. Cho đến nay đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong nông nghiệp, hàng chục vạn lao động trong công nghiệp. So với trồng lúa thu nhập của người dân trồng mía cao gấp hai đến ba lần. Đời sống của người dân ngày một được nâng cao, có việc làm và thu nhập ổn định hơn. Thực hiện chủ trương liên minh công nông - trí thức, đây cũng là một trong những mục tiêu của chương trình mía đường mà Đại hội VIII của Đảng đã đề ra. 2.4 Thay thÕ nhËp khÈu, h­íng tíi xuÊt khÈu: Nhu cầu đường nước ta là rất lớn, trung bình hàng năm là. Trước khi chương trình mía đường ở nước ta được triển khai thì hàng năm nhà nước phải bỏ ra hàng trăm triệu đô la để nhập khẩu đường các loại đáp ứng các nhu cầu trong nước. Chương trình mía đường được triển khai, chúng ta từng bước tự cung cấp cho thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiệu thụ trên 1 triệu tấn đường một năm. 3. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn sù ph¸t triÓn ngµnh mÝa ®­êng ViÖt Nam 3.1 ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn ngµnh mÝa ®­êng Tháng 8/1994, trước những yêu cầu về tình hình thực tế trong nước Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã trình Chính phủ chương trình phát triển sản xuất mía đường ở Việt Nam đến năm 2000 với yêu cầu sản xuất từ 1 đến 1,1 triệu tấn đường/ năm và được Chính phủ chấp nhận. Từ năm 1995, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tiếp nhận 42 dự án, trong đó 38 dự án được chấp thuận. Và hiện tại, tính cả số nhà máy cũ lẫn nhà máy mới xây dựng thì cả nước đã có 44 nhà máy đường, với tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày, gấp hơn 8 lần so với năm 1994. Nhiều tỉnh có tới 2 – 3 nhà máy đường cùng hoạt động. Việc xác định chương trình mía đường nước ta lúc bấy giờ là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với những yêu cầu thực tế của đất nước. Với những mục tiêu đưa ra, chính sách phát triển chương trình mía đường của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Chính phủ đã khuyến khích và xây dựng thêm được nhiều nhà máy đường trên khắp cả ba miền tổ quốc. Với ban đầu là 4 nhà máy, hiện nay cả nước có 44 nhà máy, như vậy sau hơn mười năm thực hiện số nhà máy hoạt động trong ngành tăng lên gấp 11 lần. Điều này cho thấy Chính phủ đã có chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mía đường. 3.2 Vïng nguyªn liÖu cho ph¸t triÓn ngµnh mÝa ®­êng Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất mía đường đó là quá trình sản xuất gắn liền với việc bảo đảm nguyên liệu, đây là đặc điểm quan trọng căn cứ vào đó để tiến hành sản xuất được liên tục. Với đặc điểm này chúng ta có thể thấy vấn đề bảo đảm nguyên liệu là hết sức quan trọng để ngành mía đường có thể tồn tại và phát triển. Việc phát triển các nhà máy sản xuất phải được tiến hành song song với việc phát triển nguyên liệu trên địa bàn địa phương nơi đặt nhà máy. Mía là nguyên liệu chính để sản xuất đường ở nước ta. Với những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiênM, cây mía có thể trồng khắp trên toàn lãnh thổ nước ta. Diện tích cũng như sản lượng mía hàng năm tăng lên đáp ứng từng bước nhu cầu cho ngành sản xuất mía đường. Đây là điều kiện thuận lợi riêng của chúng ta. Tuy nhiên hiện nay vấn đề bảo đảm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vẫn là một vấn đề nan giải và cần được quan tâm nhiều hơn nếu chúng ta muốn tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh. 3.3 Tr×nh ®é cña c¸c nhµ qu¶n lý t¹i c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt mÝa ®­êng Với những chính sách khuyến khích cho ngành mía đường phát triển, trong những năm qua chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của ngành mía đường. Bên cạnh những vấn đề về quản lý vĩ mô, trình độ các nhà quản lý tại các doanh nghiệp mía đường cũng là một trong những vấn đề góp phần vào sự thành công hay không của các doanh nghiệp này. Với đặc điểm hầu hết các doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhà nước, do đó thường ỷ lại, trông chờ vào sự bảo hộ của các cơ quan nhà nước, vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế xin – cho, mong chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước do đó các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng bị động, làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ lớn nhưng lại không muốn bị đóng cửa nhà máy. Sự bị động và mong chờ vào sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước cho thấy cho thấy sự yếu kém về mặt năng lực cũng như tổ chức của ban giám đốc của doanh nghiệp. Có thể nói hiện nay trình độ các nhà quản lý tại các doanh nghiệp mía đường nhà nước hiện nay chưa thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. 3.4 Vèn ®Çu t­ cho s¶n xuÊt c¸c nhµ m¸y ®­êng Mía đường là một trong những ngành có vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư máy móc khá lớn. Đây là ngành hiện nay không còn mới ở nước ta tuy nhiên đây được coi là ngành khá mạo hiểm đối với các nhà đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu về vốn. Chính vì vậy khi phát triển chương trình mía đường ở nước ta, Chính phủ và các cấp có liên quan đã tìm cách huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Trong đó chủ yếu là vốn tín dụng Nhà nước, vốn ODA, vốn vay từ các tổ chức nước ngoài khác. Sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy cũng như quy hoạch là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của nhà máy bởi vì nó liên quan đến lãi suất phải trả của nguồn vốn. Doanh nghiệp căn cứ vào đó để sử dụng có hiệu quảS, áp dụng các phương pháp tạo đòn bẩy sử dụng vốn, định mức khấu hao để tính toán chi phí trong giá thành sản phẩm. Trong các nguồn vốn thì vốn vay từ các tổ chức nước ngoài chiếm một phần rất lớn, đây là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp mía đường Việt Nam vì nó làm cho chi phí tăng lên đáng kể, trong khi hội nhập kinh tế chúng ta phải giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng trong đó có mặt hàng đường xuống mức 0% - 5%. PhÇn II. Thùc tr¹ng Ph¸t triÓn ngµnh mÝa ®­êng n­íc ta 1.Thµnh phÇn c¸c doanh nghiÖp mÝa ®­êng chñ yÕu lµ c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc. Chương trình mía đường do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Chính Phủ phê duyệt, chương trình được bắt đầu thực hiện bằng việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của ngành đường đòi hỏi một lượng vốn lớn trong khi các doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa đáp ứng được. Chính vì vậy việc Chính phủ quyết định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành mía đường là đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Hiện nay cả nước có khoảng 44 doanh nghiệp mía đường, trong đó có 3 doanh nghiệp nước ngoài. Trong số đó, doanh nghiệp nhà nước là 35; 15 doanh nghiệp thuộc 2 Tổng công ty, và 20 doanh nghiệp do địa phương quản lý. Chính vì là doanh nghiệp nhà nước do đó các doanh nghiệp thường ỷ lại, chông trờ vào sự bảo hộ của nhà nước. Tình trạng này tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp mía đường trong cả nước, tạo nên một sự bị động của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nhiều năm liên tiếp, mong chờ nhà nước xoá nợ … là những vấn đề bất cập nhất trong các doanh nghiệp mía đường hiện nay. Vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay đó là đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ, cần thể có thể phá sản doanh nghiệp. 2. Quy m« vµ tèc ®é ph¸t triÓn cña c¸c nhµ m¸y ®­êng nh÷ng n¨m gÇn ®©y. 2.1 Quy m«: Hầu hết các nhà máy ở VN đều có quy mô nhỏ hơn 2.000 tấn mía đường/ngày và chỉ có khoảng 5/47 nhà máy có công suất lớn hơn 6.000 tấn mía đường/ngày. Theo các chuyên gia, với quy mô như vậy, chi phí sản xuất đường của Việt Nam sẽ luôn cao hơn nhiều so với các nước, ít nhất là 50%. Đơn cử, trong khi giá thành sản xuất của Thái Lan chỉ vào 205 USD/tấn, thì ở Việt Nam là 337 USD/tấn. Thậm chí, ông Philippe Lombard, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mía đường Bourbon Tây Ninh, dẫn chứng, một số nước châu Âu đã đóng cửa các nhà máy đường kém hiệu quả và chỉ tập trung sản xuất cho các nhà máy lớn. Hiện EU chỉ tồn tại những nhà máy củ cải đường có công suất trên 10.000 tấn/ngày, công suất trung bình khoảng 15.000 tấn. Cã thÓ thÊy, víi quy m« hiÖn nay t¹i c¸c nhµ m¸y ®­êng n­íc ta th× khi gia nhËp nÒn kinh tÕ chóng ta sÏ thÊt b¹i, ngay c¶ khi trªn s©n nhµ còng vËy. ChÝnh v× vËy vÊn ®Ò ®Æt ra cho chóng ta ®ã lµ viÖc tËp trung x©y dùng c¸c nhµ m¸y cã quy m«, c«ng suÊt lín ®Ó tiÕn tíi gi¶m gi¸ thµnh s¶n phÈm, Ýt nhÊt lµ h¹ gi¸ thµnh b»ng víi møc trung b×nh trªn thÕ giíi nh­ vËy c«ng nghiÖp mÝa ®­êng n­íc ta míi cã thÓ tån t¹i vµ ph¸t triÓn trong tiÕn tr×nh héi nhËp nÒn kinh tÕ thÕ giíi. 2.2 Tèc ®é ph¸t triÓn: Theo các chuyên gia ngành mía đường trong nước và quốc tế nhận định, trong giai đoạn 2006 – 2010, mức tiêu dùng đường của thế giới dự báo sẽ tăng bình quân 1,7%/năm. Đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 22 kg đường/người/năm. ở n­íc ta tốc độ tăng sản lượng đường vµo khoảng 34%/năm, nhu cầu tiêu dùng tăng trung bình khoảng 5%/năm và dự báo đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 2 triệu tấn đường. Mặt khác chúng ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế mà trước mắt là khu vực mậu dịch ASEAN, chúng ta sẽ có thêm thị trường tiêu thụ nếu chúng ta tạo được sức mạnh trong cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ tănglên bụôc phải mở rộng quy mô và công suất các nhà máy hiện nay. Đây đang là vấn đề hết sức khó khăn đặt ra cho chúng ta hiện nay trên con đường hội nhập. 3. Vïng nguyªn liÖu cho s¶n xuÊt 3.1 Quy ho¹ch vïng nguyªn liÖu Đã có rất nhiều phân tích về hiện tượng quy hoạch treo gây lãng phí về nguồn lực cũng như về cơ hội. Tuy nhiên còn một hiện tượng nữa cũng gây lãng phí không kém, đó là sự vỡ vụn của quy hoạch mà thường được nhìn nhận bằng một thuật ngữ nhẹ nhàng hơn là “quy hoạch thiếu đồng bộ”. Điều này thể hiện rất rõ trong ngành mía đường của nước ta hiện nay. Bảng diện tích mía của các vùng trong cả nước trong các năm: Đơn vị: Nghìn ha Năm Vùng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Cả nước 224,8 237,0 257,0 283,0 344,2 302,3 290,7 320,0 313,2 287,0 ĐB Sông Hồng 4,0 4,5 4,1 3,8 3,2 3,0 2,9 2,7 2,9 2,8 Đông Bắc Bộ 8,7 10,2 12,2 13,7 17,2 17,9 15,0 16,2 16,0 13,9 Tây Bắc Bộ 6,2 7,5 9,8 10,2 12,2 10,5 10,6 12,3 12,2 10,9 Bắc Trung Bộ 10,6 15,5 21,7 32,5 50,1 53,4 50,6 58,6 62,7 56,2 Duyên hải NTB 42,0 47,4 48,5 55,3 62,0 57,2 53,0 56,8 55,4 52,8 Tây Nguyên 14,5 20,1 22,4 20,3 31,0 25,5 27,2 31,6 31,6 30,1 Đông Nam Bộ 40,8 39,8 49,5 54,3 65,9 53,7 55,0 61,5 57,7 55,3 ĐB S.Cửu Long 98,0 92,0 88,8 92,9 102,6 81,1 76,4 80,3 74,7 65,0 (Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê) Bảng sản lượng mía của các vùng trong cả nước Đơn vị: Nghìn tấn Năm Vùng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Cả nước 10711 11430 11920 13843 17760 15044 14656 17120 16854 15879 ĐB Sông Hồng 198,4 190,4 159,8 148,9 140,3 137,5 130,1 139,5 144,4 142,7 Đông Bắc Bộ 239,3 352,4 446,6 488,3 681,4 703,0 593,6 685,5 687,3 608,1 Tây Bắc Bộ 239,1 330,2 441,5 395,1 555,7 481,0 508,0 596,0 606,3 547,7 Bắc Trung Bộ 566,2 790,3 1220,1 1529,5 2648,0 2743,0 2693,5 3175,6 3221,4 3164,0 Duyên hải NTB 1711,3 2081,9 2075,2 2451,0 2865,5 2496,9 2345,0 2407,7 2354,7 2408,6 Tây Nguyên 606,5 946,6 918,3 820,0 1530,7 1091,8 1190,8 1339,4 1534,1 1485,4 Đông Nam Bộ 1754,6 1680,3 2231,5 2472,1 3009,6 2432,4 2765,9 3217,4 3106,2 3007,6 ĐB S.Cửu Long 5395,7 5058,2 4427,9 5538,6 6329,1 4958,7 4430,0 5558,9 5200,3 4515,5 (Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê) Nguyên nhân lớn nhất làm cho sản xuất mía đường kém hiệu quả là do nhiều nhà máy không đủ mía cho sản xuất. Điều bất hợp lý rõ nhất là sự phát triển nhà máy đường không gắn với vùng nguyên liệu, yếu kém trong khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, và sự thiếu gắn kết giữa nhà nông và doanh nghiệp trong vấn đề bao tiêu sản phẩm, nên nhìn chung mía cũng như nhiều loại nông sản khác đều rơi vào tình trạng "mất mùa mới được giá". 3.2 C¸c chÝnh s¸ch ®¶m b¶o nguyªn liÖu 3.2.1 Thµnh lËp c¸c n«ng tr­êng, c«ng ty cung øng nguyªn liÖu Ngay từ khi bắt đầu xây dựng các nhà máy đường, việc xây dựng và phát triển các khu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chưa được tiến hành song song cũng như quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định. Chính vì lý do trên mà hiện nay hầu hết các nhà máy đường trên cả nước không đủ nguyên liệu cho công suất hoạt động của máy móc. Nguyên nhân sâu sa của tình trạng trên đó là việc quy hoạch vùng nguyên liệu là do địa phương quản lý chứ không phải Trung ương quản lý. Chưa thực sự coi trọng phát triển và tạo sự ổn định vùng nguyên liệu cho địa phương của mình thể hiện sự nhỏ lẻ, phân tán trong các vùng nguyên liệu; năng suất mía rất thấp. Mặc dù một số vùng tỷ lệ người dân tham gia trồng mía cung cấp cho nhà máy tại địa phương tuy nhiên sản lượng cũng như số lượng cung cấp cho nhà máy là rất thấp, không đủ cho công suất hiệu quả của máy móc. Từ những tình hình thực tế trên, hiệp hội mía đường Việt Nam đã có chủ trương thành lập một số công ty, nông trường lớn cung cấp nguyên liệu mía cho nhà máy tuy nhiên chỉ trong vòng bán kính 50 km. Mặc dù vậy thì tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn xảy ra ở các nhà máy, các nhà máy hoạt động không hết công suất, thời gian nghỉ máy dài làm cho các chi phí như: chi phí quản lý, lương công nhân trực tiếp, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao … Bên cạnh đó có tình trạng tranh nhau mua nguyên liệu của người dân làm tăng giá nguyên liệu đầu vào làm cho giá thành sản phẩm đã cao nay tăng lên nhiều hơn nữa. Điều nay đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường nước ta. Trước những tình hình trên thì việc xúc tiến nhanh việc thành lập các công ty, nông trường lớn chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành mía đường là hết sức khẩn trương và cần thiết để bình ổn giá nguyên liệu, cung cấp ổn định cho các nhà máy hoạt động. 3.2.2 ChÝnh s¸ch hç trî n«ng d©n trång mÝa Nông sản là hàng hóa đang được kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, quốc tế vẫn xếp vào loại nhạy cảm đụng chạm mạnh đến lợi ích của nông dân là những người sản xuất nhỏ có vị thế quá yếu cần được bảo vệ. Vì vậy, Chính phủ các nước đều có chính sách trợ cấp, ưu đãi và nhiều hình thức hỗ trợ nhằm giảm nhẹ rủi ro cho nông dân. Tuy nhiên ở nước ta thì việc quy hoạch nguyên liệu là do địa phương quản lý và tình trạng buông lỏng quản lý này thể hiện ở những vùng nguyên liệu nhỏ lẻ phân tán. Người dân trồng mía theo các hợp đồng của các nhà máy sản xuất đường hay do thấy được nguồn thu cao hơn trồng mía. Tuy số lượng người dân trồng mía nhiều nhưng khối lượng mía cung cấp cho nhà máy lại rất thấp và không đủ do năng suất trồng mía là rất thấp, bên cạnh đó khi được mùa thì lại mất giá, khi xẩy ra mất mùa, thiên tai thì không được sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp sản xuất mía đường. Trước tình trạng đó nhiều người dân đã chặt cây mía trồng cao su, cà phê, bạch đàn … chính vì nguyên nhân này mà các nhà máy thường thiếu nguyên liệu để sản xuất. 4. Tr×nh ®é trang bÞ c«ng nghÖ t¹i c¸c nhµ m¸y Trong khi không đủ mía cho sản xuất thì một thực trạng khác cũng rất nan giải là phần lớn các nhà máy đường có công nghệ rất lạc hậu. Theo Cục Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện nay, thiết bị công nghệ sản xuất mía đường của VN còn lạc hậu, khả năng thu hồi đường thấp, tỷ lệ phế phẩm cao. Theo thống kê, cả nước hiện có 37 nhà máy đường nhưng chỉ có 6 nhà máy từ nguồn vốn FDI, có công suất khoảng 6 ngàn tấn mía đường/ngày là đủ năng lực cạnh tranh. Phần còn lại, chủ yếu dùng các thiết bị của Trung Quốc, chỉ có công suất từ 1 đến 2 nghìn tấn mía/ngày, chất lượng sản phẩm thấp. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là không có một quy chuẩn kỹ thuật tối thiểu hay tối đa nào cho các nhà máy sản xuất đường. 5. YÕu kÐm trong qu¶n lý Đặc điểm kỹ thuật và kinh tế xã hội của ngành mía đường đòi hỏi phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà máy và người sản xuất mía. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Phải nhìn nhận rằng, đường là thực phẩm nhạy cảm trong an ninh thực phẩm. Các chính phủ đều nắm chặt chỉ đạo và định hướng chặt chẽ. Do vậy, mọi liên kết đều phải đặt dưới sự chỉ đạo, định hướng của Nhà nước, bao gồm các bộ, ngành kế hoạch, khoa học, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa tạo ra được sự liên kết giữa các ban ngành, kết hợp giữa các cơ quan quản lý. Nổi cộm lên là vấn đề buông lỏng quản lý, đã làm cho chương trình mía đường mang tính chất phong trào, và đây cũng là cơ hội mưu lợi cho một số cá nhân có quyền lực trong chương trình. Đơn cử như nhà máy đường ở Thừa Thiên - Huế được xây dựng do đây là quê hương của một cán bộ chủ chốt Tổng công ty mía đường II, hay nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh) cũng trong trường hợp tương tự như vậy. Chính sách điều hành vĩ mô cân đối cung cầu đường còn bị động: thiếu thì nhập khẩu và được bổ sung bằng nhập lậu. Thừa thì nông dân thay mía bằng lúa, ngô hay trồng cây khác, cơ quan chức năng luôn tỏ ra yếu thế trong chống buôn lậu. Nghiêm trọng hơn là việc xác định tổng mức đầu tư không chính xác, dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh tăng trong quá trình thực hiện đầu tư, tăng suất đầu tư. Thực tế, rất nhiều nhà máy phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đến 3 lần (Quảng Nam, Bia rượu Viger, Sơn La, 333…), thậm chí ở Công ty mía đường Quảng Nam, tổng mức đầu tư lên tới 78.199 triệu đồng (tăng 179%), Xí nghiệp Vị Thanh - Công ty Mía đường Cần Thơ) con số thực là 92.308 triệu (tăng 213%)… Theo nhận định chung, hầu hết các nhà máy không thẩm định lại dự án trước khi phê duyệt, có nơi không cần ý kiến của Bộ KH&ĐT mà đã duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lần 2 vượt quá tổng mức đầu tư đã được thoả thuận. Đánh giá chuyện "lộng quyền" và "xuê xoa" trong "phong trào xây dựng nhà máy đường", một quan chức Kiểm toán Nhà nước khẳng định: "Việc quản lý, giám sát của chủ đầu tư ở hầu hết các dự án thiếu chặt chẽ, khiến giá trị thanh toán cho nhà thầu lớn hơn giá trị thi công. Nghiệm thu không đúng thủ tục" và cho ví dụ: Dự án Công ty đường Bến Tre, chủ đầu tư nghiệm thu cả khi đơn vị thi công tự ý thay đổi nguyên vật liệu, mác bê tông sử dụng làm công trình mà không cần ý kiến tư vấn giám sát. Qua kiểm tra 34/44 nhà máy đường được sinh ra từ "phong trào mía đường", ngành chức năng còn phát hiện một số dự án không có quyết định giao đất hoặc thuê đất, nhưng vẫn được thi công, công tác khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán nhiều sai sót, gây lãng phí… Tìm hiểu tại Công ty mía đường Trà Vinh, ngành chức năng phát hiện Dự án không thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán. Như vậy chúng ta có thể thấy việc buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ban ngành có liên quan tạo điều kiện cho những cá nhân mưu lợi cho riêng mình, gây ra những dư luận xấu trong nhân dân và làm cho chương trình mía đường trở thành “ phong trào” mà trong đó không coi trọng phát triển chiều sâu và lâu dài. 6. Vèn ®Çu t­ x©y dùng c¸c nhµ m¸y Theo nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), chi phí nhà máy trong giá thành đường (bao gồm chi phí khấu hao) ở Việt Nam cao hơn gấp 3,05 lần so với Thái Lan, 1,86 lần so với Ấn Độ và 2,89 lần so với Australia. Chúng ta xây dựng chương trình mía đường bên cạnh vốn đầu tư của nhà nước, chúng ta đã tìm kiếm các nguồn vốn vay từ nước ngoài. Do phải vay vốn đầu tư, vốn lưu động từ nhiều nguồn trong và ngoài nước với lãi suất thương mại càng làm cho chi phí đầu tư chồng chất lên các nhà máy. Nhược điểm lớn nhất của chương trình mía đường khi đầu tư cho các nhà máy là nhà hoạch định chính sách không tính đến lãi suất vay ngân hàng cao gấp 3 lần bình thường và thời hạn thanh toán ngắn (chỉ 7-10 năm thay vì 15-20 năm). Tại thời điểm vay vốn đầu tư chương trình mía đường, lãi suất của các tổ chức tài chính quốc tế là 2,5%, trong khi đó, các nhà máy đường phải vay ngân hàng với lãi suất hơn 9%/năm. Ngoài ra, do chênh lệch tỷ giá tiền vay giữa USD và tiền đồng Việt Nam, từ 10.500-11.000 đồng/USD lên trên 16.000 đồng/USD nên nợ vay ngân hàng càng nhiều hơn. Một công ty đường ở vùng Đông Nam Bộ vay 300 tỷ đồng để xây dựng nhà máy, phải trả trong 3 năm (1999-2001) là 121 tỷ đồng (hơn 30% vốn cố định), rốt cuộc sản xuất chỉ để lo trả nợ. Đại diện Nhà máy Đường Quảng Nam cho rằng, vốn vay xây dựng một nhà máy đường, sau 3 năm, cả tiền lãi vay và gốc phình to ra bằng 3 nhà máy mới Có thể thấy ngành mía đường còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Sự yếu kém do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó có nguyên nhân bất cập về cơ chế tài chính trong đầu tư, vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay, tỷ giá ngoại tệ thay đổi, bất lợi, lãi suất tiền vay cho đầu tư quá cao, thời hạn vay vốn ngắn, phải khấu hao nhanh, phát sinh nhiều khó khăn. Mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ và các ngành có nhiều giải pháp tháo gỡ những tồn tại về tài chính, tổ chức, xóa bỏ những bất hợp lý, nhưng ngành mía đường vẫn chưa thoát khỏi khó khăn PhÇn III C¬ héi vµ th¸ch thøc - gi¶i ph¸p ph¸t triÓn trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ I. C¬ héi cho c¸c doanh nghiÖp mÝa ®­êng trong n­íc 1. C¸c ®iÒu kiÖn vÒ nguån lùc trong n­íc 1.1 §iÒu kiÖn tù nhiªn Mía là loại cây trồng nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thời tiết ở Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi nào cũng trồng được mía, nhưng không phải nơi nào cũng có thể xây dựng vùng nguyên liệu mía, nuôi sống được các nhà máy đường hiện đại. Trong các văn bản, kế hoạch, quy hoạch đều đề cập đầy đủ mục tiêu năng suất, chất lượng mía, tiến độ thay đổi giống mới, thủy lợi hóa, tiến độ cung cấp nguyên liệu đều đạt mức cao. 1.2 ThÞ tr­êng tiªu thô trong n­íc réng lín Nước ta là một nước có dân số lớn trên tám mươi triệu dân, nhu cầu về đường hàng năm là rất lớn. Nhu cầu tiêu dùng trong nước hàng năm tăng, mức tiêu thụ hàng năm khoảng trên một triệu tấn. Nếu các doanh nghiệp khai thác được thị trường trong nước thì đây là một thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển. Hơn nữa nền kinh tế nước ta ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu là một trong những ngành phát triển khá nhanh, nhiều ngành có nhu cầu rất lớn về lượng đường để chế biến. Khai thác được các thị trường này vừa hạn chế được nhập khẩu, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. 2. C¸c c¬ héi tõ sù héi nhËp nÒn kinh tÕ quèc tÕ: 2.1 TiÕp thu c«ng nghÖ míi tõ c¸c n­íc ph¸t triÓn Khi chúng ta thực hiện hội nhập nền kinh tế quốc tế, tự do kinh tế xoá dào cản biên giới các quốc gia. Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt hơn. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp tiến hành liên doanh liên kết với nhau. Thông qua hình thức liên doanh, liên kết này các doanh nghiệp ở nước ta nói chung và các doanh nghiệp mía đường nói riêng tận dụng các cơ để có thể tiếp thu, khai thác và sử dụng các công nghệ mới từ liên doanh, liên kết. Từ đó từng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mình. 2.2 TiÕp thu kinh nghiÖm qu¶n lý Tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài nhiều năm liên tiếp thể hiện ở sự bị động, thiếu linh hoạt ở người quản lý doanh nghiệp do luôn luôn mong chờ sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Khi trình độ của các quản trị gia doanh nghiệp chưa được nâng cao, thiếu sự nhạy bén trong quá trình kinh doanh đặc biệt là trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế thì sự phát triển của doanh nghiệp là rất khó khăn. Khi hội nhập nền kinh tế, các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước sẽ được tiếp xúc với nhiều các quản trị gia đến từ các nước khác nhau. 2.3 Më réng thÞ tr­êng tiªu thô khi tham gia nhËp khu vùc mËu dÞch AFTA vµ WTO ASEAN là thị trường lớn có số dân 520 triệu; tổng thu nhập khối (GDP) năm 2002 khoảng 570 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 712 tỷ USD (năm 2001), trong đó thương mại nội khối năm 2001 là 160 tỷ USD. Đây là khu vực mậu dịch tự do đầu tiên Việt Nam tham gia, là thị trường rộng lớn rộng lớn có tiềm năng phát triển mạnh, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ta nói chung và các doanh nghiệp mía đường nói riêng. Bên cạnh đó chúng ta đang tiến hành đàm phán ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sắp tới nếu như chúng ta ra nhập thị trường này chúng ta sẽ có những thuận lợi nhất định về mặt thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên có rất nhiều việc phải làm nếu như các doanh nghiệp mía đường muốn tồn tại và phát triển trong tiến trình hội nhập. II. Th¸ch thøc cho c¸c doanh nghiÖp mÝa ®­êng trong n­íc 1. Chñ quan 1.1 Tr×nh ®é nhµ qu¶n lý cßn yÕu kÐm Hầu hết các giám đốc doanh nghiệp mía đường là do Nhà nước bổ nhiệm, họ là những người đã có kinh nghiệm trong quản lý hành chính. Tuy nhiên một thực tế là kiến thức về kinh doanh trong cơ chế thị trường, trình độ chuyên môn trong ngành, sự nắm bắt khoa học kỹ thuật … còn rất thấp. Những hạn chế này thể hiện rõ khi các doanh nghiệp mía đường lâm vào tình trạng khó khăn, họ thường chờ đợi sự giúp đỡ từ Nhà nước.. Nếu không có được sự giúp đỡ thì hầu như các doanh nghiệp này lâm vào tình trạng lỗ kéo dài liên tiếp nhiều năm hoặc đi tới phá sản, di dời nhà máy sản xuất. Sự yếu kém thể hiện ở trong nhiều mặt, từ quy hoạch nguyên liệu đến lựa chọn công nghệ hiện đại của các nhà quản lý. Một thực tế là nhiều giám đốc đi đàm phán mua công nghệ từ nước ngoài đã mang về nước những công nghệ từ những năm 70 – 80, thậm chí từ những năm 30 của thể kỷ trước. VÝ dô nh­ ë c«ng ty mÝa ®­êng §¨knong, không hiểu vô tình hay hữu ý, mà người ta nhập thiếu một số thiết bị trị giá 100.000 USD. Mỏi mồm đàm phán lại, nhà cung cấp chỉ bồi thường 40.000 USD, số thiệt hại là 60.000 USD (814 triệu đồng). Đã vậy, một số thiết bị nhập về bị kém chất lượng, phải thay thế, bổ sung với tổng trị giá 2.229 triệu đồng, nhưng lãnh đạo không tính đến chuyện đàm phán đòi bồi thường. Trước xu thế hội nhập nền kinh tế mà trước mắt là AFTA và sau đó là WTO thì những hạn chế trên nếu không được khắc phục thì ngành mía đường Việt Nam sớm hay muộn cũng đi tới phá sản. 1.2 Tr×nh ®é c«ng nghÖ l¹c hËu Hầu hết những thiết bị công nghệ tại các nhà máy hiện nay ở nước ta ở trình độ rất lạc hậu so với công nghệ ở các nước trên thế giới. Hiện nay hầ hết thiết bị và công nghệ nhập từ Trung Quốc; năng suất, hiệu quả thấp, giá thành cao. Doanh nghiệp nhà máy đường trong nước có công suất nhỏ hơn 1.500 tấn mía/ngày, chiếm tới 54% tổng công suất các nhà máy đường hiện nay. Điều này chứng tỏ mức độ lạc hậu của ngành mía đường nước ta. Với công nghệ như vậy thì việc cạnh tranh trên thì trường của các doanh nghiệp trong nước là rất thấp. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được máy móc có công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới hiện nay để tăng năng suất, mức hiệu quả, cũng như hạ giá thành sản phẩm mới mong cạnh tranh được khi hội nhập nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. 1.3 Vïng, nguån nguyªn liÖu kh«ng æn ®Þnh Điều bất hợp lý rõ nhất là sự phát triển nhà máy đường không gắn với vùng nguyên liệu, yếu kém trong khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, và sự thiếu gắn kết giữa nhà nông và doanh nghiệp trong vấn đề bao tiêu sản phẩm, nên nhìn chung mía cũng như nhiều loại nông sản khác đều rơi vào tình trạng "mất mùa mới được giá". Chính vì vậy mà tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động là tình trạng thường xuyên xảy ra dẫn đến sự tranh mua nguyên liệu của một số nhà máy, đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành đường lên cao, giá đường lên cao nhiều nhà máy xảy ra ứ đọng đường không tiêu thụ được do giá cao. Có thể thấy khi doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho máy hoạt động, doanh nghiệp thường lâm vào tình trạng chờ nguyên liệu để hoạt động, giá thành sản phẩm đã cao từ đây lại càng tăng lên làm cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh nổi. Có thể nói yêu cầu việc đảm bảo nguyên liệu ổn định là hết sức cấp bách hiện nay cho ngành công nghiệp mía đường. 2. Kh¸ch quan 2.1 Chi phÝ tiÒn vay cao Đa số các nhà máy đường thời gian qua đều bị lỗ do dầu tư bằng vốn vay nên chi phí khấu hao và lãi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, vì vậy, giá thành sản phẩm cao. Rõ nét nhất ở đây là mức lãi suất tín dụng quá cao, thời gian cho vay ngắn và khấu hao chỉ trong 10 năm khiến giá thành đường sản xuất không thể thấp hơn. Như trong mức khấu khao, thông thường với các nhà máy mía đường có mức đầu tư lớn, thời gian khấu hao hợp lý phải trong khoảng 18-20 năm. Có thể nói điều này đã làm chi phí sản xuất ở nước ta cao hơn rất nhiều so với một số nước sản xuất đường trong khu vực như Thái Lan , Trung Quốc … 2.2 Møc thuÕ cña ®­êng nhËp khÈu tõ n­íc ngoµi gi¶m vµ tiÕn tíi kh«ng ®Æt ra th¸ch thøc lín cho c¸c doanh nghiÖp mÝa ®­êng trong n­íc. Để bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, chúng ta đã đánh thuế nhập khẩu một số mặt hàng rất cao, với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước khối ASEAN là 30%. Tuy nhiên theo như hiệp định CEPT khi chúng ta tham gia vào vào bắt đầu có hiệu lực, kể từ đầu năm 2006 chúng ta sẽ phải giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng trong đó có đường xuống còn 0 – 5%. Đây là một thách thức vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp nước ta nói chung và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất mía đường nói riêng. Nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết nếu như chúng ta muốn tồn tại và phát triển ngành công nghiệp còn non yếu này. 3. Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ngµnh mÝa ®­êng ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ 3.1 Quy ho¹ch vïng nguyªn liÖu Việc xây dựng các nhà máy có công suất lớn phải gắn liền với việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất. Từ trước đến nay các nhà máy đường sử dụng các nguồn nguyên liệu từ các hộ nông dân trồng mía, do đó tình trạng nguyên liệu không ổn định là chuyện thường xuyên xẩy ra. Vấn đề hiện nay cần làm là quy hoạch rõ ràng vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Song song với đó là việc thành lập các công ty chuyên cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đường. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được ngành công nghiệp mía đường hiện đại đủ sức cạnh tranh với các nước sản xuất đường khác. 3.2 §µo t¹o, ph¸t triÓn ®éi ngò qu¶n lý doanh nghiÖp nãi chung vµ ®éi ngò qu¶n lý doanh nghiÖp trong ngµnh mÝa ®­êng nãi riªng. Hầu hết khi tiến hành thành lập các doanh nghiệp sản xuất mía đường, việc phân bổ người đứng đầu doanh nghiệp thường là do cơ quan thành lập tiến hành. Tuy nhiên một thực tế là người lãnh đạo doanh nghiệp không am hiểu nhiều các vấn đề về mía đường như: nguyên liệu, công nghệ sản xuất… chính vì vậy mà khi gặp khó khăn các doanh nghiệp luôn mong đợi sự giúp đỡ từ phía nhà nước. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho đội ngũ quản lý hiện nay là phải tự nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của mình để đáp ứng với những nhu cầu, đòi hỏi của tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Hơn nữa việc phân bổ chức vụ quản lý phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. 3.3 Quy ho¹ch x©y dùng tËp trung c¸c nhµ m¸y ®­êng cã c«ng suÊt lín Trong tình hình hiện nay của nước ta vấn đề không phải là cần nhiều nhà máy để sản xuất đường mà vấn đề là việc cung cấp đủ nguyên liệu cho công suất hoạt động của máy móc. Việc xây dựng nhà máy một cách tràn lan không có quy hoạch, hơn nữa các nhà máy này quy mô nhỏ, công suất thấp đã kéo theo hình thành các vùng nguyên liệu nhỏ lẻ, phân tán. Các nhà máy công suất nhỏ làm cho chi phí trong giá thành tăng lên, giá đường trong nước cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới. Giá thành cao, các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh ngay cả trên sân nhà. Chính vì vậy chúng ta cần tập trung xây dựng những nhà máy có công suất lớn, áp dụng công nghệ hiện đại chứ không phải xây dựng nhiều nhà máy nhưng công suất thấp, trình độ công nghệ lạc hậu 3.4 §æi míi c«ng nghÖ trong c¸c nhµ m¸y Hầu hết công nghệ trong các nhà máy hiện nay là công nghệ của Trung Quốc đã khá lạc hậu so với thế giới, hơn nữa công suất thấp làm cho chi phí tăng lên cao. Nếu vẫn sử dụng những công nghệ trên thì khó mà cạnh tranh với các nước sản xuất đường khác. Do vậy chúng ta tập trung đổi mới công nghệ hiện đại trong các nhà máy. Các nhà máy có công nghệ quá lạc hậu không đủ sức cạnh tranh có thể cho phá sản, giải thể hoặc bán lại. Cần thiết xây dựng và áp dụng các quy định tiêu chuẩn về quy trình, công nghệ trong ngành sản xuất đường tránh tình trạng các nhà máy nhập khẩu những công nghệ đã quá lạc hậu. Điều này là cần thiết nếu như chúng ta muốn phát triển ngành công nghiệp đường. 3.5 Xo¸ bá sù b¶o hé cña nhµ n­íc ®èi víi c¸c nhµ m¸y s¶n xuÊt ®­êng Các doanh nghiệp mía đường hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước, do vậy các doanh nghiệp này được sự ưu ái của nhà nước trong các chính sách hỗ trợ phát triển như giảm, miễn thuế những năm đầu; xoá, giảm nợ … với những chính sách ưu đãi như vậy các doanh nghiệp này thường ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước. Họ thường bị động trước những khó khăn khi gặp phải và trông mong từ phía nhà nước. Để bảo hộ các doanh nghiệp mía đường nhà nước quy định mức thuế đối với đường nhập khẩu từ các nước là 30%. Mặc dù vậy thì hiện nay tình hình ngành mía đường vẫn không sáng sủa hơn. Chúng ta cần xoá bỏ sự bảo hộ của nhà nước đối với các ngành nói chung và ngành công nghiệp mía đường nói riêng. Thay thế sự bảo hộ bằng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển. Có như vậy thì ngành mía đường mới có cơ hội phát triển, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. 3.6 TiÕn hµnh cæ phÇn ho¸ c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc. Quyết định cổ phần hoá là giải pháp tốt nhất và kịp thời đối với các nhà máy đường hiện nay. Cổ phần hoá là cách mà chi phí nhà nước phải trả thấp hơn nhiều so với việc rao bán. Song không phải nhà máy nào cũng thực hiện được cổ phần hoá và chúng ta phải chấp nhận giải thể một số nhà máy. Sau khi xử lý giải quyết các vấn đề tài chính xong, chúng ta cần chọn lựa một bài toán thích hợp đối với từng nhà máy với các tiêu chí như nguyên liệu thế nào, dây chuyền chế biến có khả năng nâng công suất lên hay không. PhÇn KÕt luËn Ngành sản xuất mía đường nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp.Bên cạnh những kết quả to lớn đó ngành sản xuất mía đường nước ta đang đứng trước những thách thức hết sức to lớn trong tiến trình hội nhập. Vấn đề cần thiết hiện nay là chúng ta cần nhanh chóng đẩy mạnh các họat động cải cách chính sách pháp luật có liên quan đến xây dựng và phát triển ngành công nghiệp mía đường ở nước ta một cách hiệu quả và phát triển bền vững. Để làm được điều đó chúng ta cần nhanh chóng tập trung đổi mới công nghệ và xây dựng các nhà máy có công suất lớn. Đi đôi với đó là việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu ổn định có khả năng cung ứng cho các nhà máy họat động liên tục. Hơn nữa hiện nay là hoàn thiện công tác quản lý hành chính của nhà nước đối với sự phát triển của ngành cũng như quản lý các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam đã đến và quá trình hội nhập WTO đang đến gần, đó là thách thức cũng như cơ hội lớn để ngành mía đường nước ta vươn lên phát triển ổn định và lâu dài. Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, với chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, đề nghị Đảng và Nhà nước trong những năm tới cần quan tâm hơn nữa cho phát triển ngành mía đường, đặc biệt trong các lĩnh vực: - Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. - Đầu tư cho công nghệ chế biến, Nhà nước cần ban hành một tiêu chuẩn nhà máy sản xuất mía đường, qua đó chỉ cho phép nhập công nghệ và thiết bị chế biến tiên tiến, hiện đại. - Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng mía như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện... để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào miền núi và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế. Tµi liÖu tham kh¶o Thực trạng doanh nghiệp và kết quả điều tra 2001 – 2003 - NXB Thống kê – 2004 Thực trạng doanh nghiệp và kết quả điều tra 2002 – 2004 - NXB Thống kê – 2005 Đối thoại và hợp tác - Cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp trong và nước – NXB Thống kê 2004 Việt Nam: Hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - Vấn đề và giải pháp – NXB Chính trị Quốc gia 2004 Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - NXB Chính trị quốc gia 2004 Báo cáo mặt hàng đường năm 2003 - Nguồn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Báo cáo mặt hàng đường năm 2004 - Nguồn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tạp chí Kinh tế nông nghiệp các số 1- 5/ 2004 ; 3- 5/ 2005 ; 6- 8/2005 ; 1-3 / 2006 Thông tin, bài viết trên các trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn … một số trang khác có liên quan. Niên giám thống kê 2004N, 2005 – NXB Thống kê Số liệu từ Tổng Cục Thống KêS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0161.doc
Tài liệu liên quan