Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là giải pháp quan trọng được khẳng định trong khuôn khổ cuộc cải cách cơ bản nhất- cải cách doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp này tạo động lực nội tại mới trong các doanh nghiệp thông qua sự thay đổi hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức. Giải pháp này tạo ra hiệu suất quản lý doanh nghiệp tốt hơn hình thức doanh nghiệp trước cổ phần hoá, nhờ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường. Thực tiễn cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong chương trình cổ phần hoá những năm vừa qua càng chứng tỏ tính đúng đắn của giải pháp. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đi kèm với sự thành lập nhiều công ty cổ phần mới sẽ đóng vai trò quan trọng xác lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Tuy nhiên không chỉ có những kết qủa tốt đẹp mà chúng ta gặp không ít những thất bại vướng mắc. Cùng với sự lãnh đại của đảng, chính phủ và lòng lòng quyết tâm, sụ ủng hộ của toàn dân thì quá trình cổ phần hoá nhất định sẽ thành công, hệ thống doanh nghiệp nhà nước sẽ khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thì trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lêi nãi ®Çu Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước thể hiện ở chỗ nắm giữ nhưng huyết mạch chủ yếu của nền kinh tế và dịch vụ xã hội, tạo ra và quản lí một lực lượng vật chất đủ mạnh để có thể điều tiết được thị trường, làm nòng cốt trong việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và công nghệ hiện đại, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách hỗ trợ sáp xếp lại các tổ chức doanh nghiệp nhà nước. Nhờ vậy số doanh nghiệp giảm từ 12.000 xuống còn khoảng 5.000, quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp từ 3 tỉ đồng lên hơn 12 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng của DNNN cao hơn tốc độ tăng của nền kinh tế, nộp ngân sách khoảng 50% ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của DNNN mấy năm gần đây đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Số DNNN làm ăn thua lỗ tăng lên, chiếm khoảng 1/3, có địa phương chiếm tới 50%. Biên chế quản lí DNNN nhiều gấp 2-3 lần doanh nghiệp tư nhân và số lao động nhiều tới gấp 10 lần doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có cùng một tài sản cố định. Hơn nữa nửa số DNNN đạt tỉ suất lời trên tổng vốn thấp hơn lãi suất tiết kiệm. không ít DNNN trở thành gánh nặng cho nhà nước trên nhiều phương diện. Nhiều công ty lâm vào tình trạng mất đoàn kết liên miên, cán bộ chủ chốt lo đối phó lẫn nhau, sao nhãng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đầu tư chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Có công ty quản lí lỏng lẻo, để diễn ra tế tham nhũngnghiêm trọng làm thiệt hại cho nhà nước hàng trăm tỉ đồng, gây mất lòng tin đối với ngưòi lao động. Chính vì vậy cho nên trong đại hội đảng lần thứ 6, 7,8 đảng và nhà nước ta chủ trương tiếp tục sắp xếp tổ chức lại các DNNN, trong đó cổ phần hoá là khâu có tính quyết định nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.trên cơ sở cổ phần hoá các DNNN mới làm hình thành nhanh thị trường chứng khoán. đồng thời với cổ phần hoá chúng ta đang hoàn chỉnh mô hình công ty mẹ - công ty con để tiến tới xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh đư sức cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới va chuẩn bị sãn sàng cho sự kiện gia nhập sắp tới. Đề tài “cổ phần hoá DNNN” là một đề tài thiết thực và thú vị. Em vinh dự và vui mừng khi được nhận đề tài này. Nó sẽ giúp rất nhiều cho em trong việc bổ trợ kiến thưc kinh tế, góp một phần vào tìm hiểu thi trường và qua trình học tạp các môn kinh tế. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: TH.S Mai Lan Hương đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên với kiến thức về kinh tế còn hạn chế, thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sot trong bài viết, rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn để em học hỏi thêm kiến thức và làm cho đề tài hoàn thiền hơn. môc lôc - Lêi më ®Çu …………………………………………………………… 1 - PhÇn I: Mét sè vÊn ®Ò lÝ luËn chung vÒ cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc ……………… 4 Kh¸i niÖm cæ phÇn ho¸………………………………………………... 4 2. B¶n chÊt cæ phÇn ho¸……………………………………………………4 3. Sù cÇn thiÕt ph¶i ®Èy m¹nh cæ phÇn ho¸ mét bé phËn doanh nghiÖp nhµ n­íc ë ViÖt nam…………………………… 7 3.1. C¬ së lÝ luËn…………………………………………………………………. 7 3.2. C¬ së thùc tiÔn………………………………………………………………. 8 4. Môc tiªu cæ phÇn ho¸……………………………………...................... 9 - PhÇn II: Thùc tr¹ng cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc ë ViÖt Nam……………….... 10 1. TiÕn tr×nh cæ phÇn ho¸………………………………………………… 10 2. Thµnh tùu, h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp Nhµ n­íc ë ViÖt Nam ………………… ……………. 11 2.1. Nh÷ng thµnh tùu ®¹t ®­îc……………………………………………… 11 2.2.H¹nchÕ …………………………………………………………… 12 2.3. C¸c nguyªn nh©n c¬ b¶n…………………………………………… 13 - PhÇn III: §Þnh h­íng vµ gi¶i ph¸p cæ phÇn ho¸ mét bé phËn doanh nghiÖp Nhµ N­íc trong thêi gian tíi … 14 1. C¸c ®Þnh h­íng tr­íc m¾t………………………………………………14 2.Gi¶i ph¸p c¬ b¶n ………………………………………………… 15 - KÕt luËn …………………………………………………………… 17 phÇn I mét sè vÊn ®Ò lÝ luËn chung vÒ cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc 1. Kh¸i niÖm cæ phÇn ho¸ Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo nghi quyết trung ương 3 là tạo ra loại hình doanh nghiệp vốn chỉ có một chủ sở hữu là nhà nước thành ra laọi hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động và tư nhân. Trong doanh nghiệp cổ phần hoá, có cổ phần nhà nước( cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc cổ phần ở mức thấp) đồng thời có cổ phần tư nhân và cổ phần của kinh tế tập thể. Trước đây việc cổ phần hoá thường được tiến hành ở nhưng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ hay kém hiệu quả, do đó ít có sự hấp dẫn nhưng đến hội nghị trung ương 3 khoá 9 đảng ta đã xác địng rõ cổ phàn hoá DNNN phải chuyển sang một giai đoạn nâng cao về chất lượng trên cả ba mặt sau: Một là, từ cổ phần hoá DNNN làm ăn thua lỗ sang cổ phần hoá cả những doanh nghiệp lớn, các công ty, các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Hai là, cổ phần hoá DNNN trong một số lĩnh vực rất hạn chế sang cổ phần hoá các DN ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá. Ba là, từ hình thức cổ phần hoá nội bộ chính quyền sang bán cổ phần ra bên ngoài, kể cả cho các nhà đầu tư nước ngoài. 2. B¶n chÊt cæ phÇn ho¸ Bản chất của cổ phần hoá là thay đổi hình thức sở hưu. Từ cuối thế kỉ 19 trong lòng chủ nghĩa tư bản với chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất đang thống trị đã bất đầu xuất hiện một loại hình xí nghiệp mới – xí nghiệp cổ phần hay công ti cổ phần, mà sở hữu trong đó của các cổ đông. C.Mac và Ăng-ghen đã phân tích sâu sắc về thực chất quá trình hình thành loại hình công ty cổ phần trong lòng chủ nghĩa tư bản (ở tạp 3 của bộ “tư bản”). Trong đó đáng lưu ý là sự tiên đoán về hai khuynh hướng quan trọng của sự xuất hiện các công ty cổ phần trong xã hội tư sản. thứ nhất, dưới chủ nghĩa tư bản C.Mác chỉ ra răng công ty cổ phần ra đời là sự manh nha của một hình thức sản xuất mới, sẽ đưa đến việc lập ra chế độ độc quyền và đưa đến sự can thiệp của nhà nước tư sản. Ăng-ghen có bổ sung thêm một số ý như : Các-ten ra đời xoá bỏ sự cạnh tranh.Trong một số ngành mà trình độ sản xuất cho phép làm được, người ta đi đến tập hợp toàn bộ sản xuất của ngành đó vào một công ty cổ phần lớn duy nhất có một sự lãnh đạo thông nhất (ví dụ, sản xuất amoniac của cả nước Anh rơi vào tay một hãng duy nhất, tư bản lưu dộng được đưa ra mời công chúng góp). Chính trong quá trình này sẽ phát sinh ra một loại ăn bám mới,- quý tộc tài chính mới và cả một hế thống lừa đảo và bịp bợm về việc sáng lập, phát hành và buôn bán cổ phiếu. Sụ xuất hiện công ty cổ phần lần đầu tiên trong lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách rời với chức năng của tư bản trong quá trình sản xuất thực tế. Tiền công lao động cửa người quản lí cộng với lợi nhuận của doanh nhiệp về tay nhà tư bản cổ phần, tức là các cổ đông, được thu về dưới dạng lợi tức cổ phần. Thực chất đay là tiền thù lao trả cho quyền sở hưu tư ban, biến những người sở hữu tư bản thành những người sở hữu thuần tuý, nghĩa là những nhà tư bản- tiền tệ thuần tuý. Những đặc điểm cổ điển của nhà tư bản đã được biến đổi thành một người chỉ giản đơn điều khiển và quản lý tư bản của những người khác. Thứ hai, xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư bản với tư cách sỡ hưu tư nhân ở ngay trong nhưng giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hưu tư bản đơn giản thành những chức năng của những người sản xuất liên hiệp, tức là thành những chức năng của cả hội. Công ty cổ phần ra đời là sự thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đó, xuất hiện mâu thuẫn tự nó lại thủ tiêu nó và đây chính là giai đoạn quá độ sang một phương thức mới :”một phương thức sản xuất mới phải nảy ra và phát triển trên cơ sở một phương thức sản xuất cũ. Theo C.mac, chính bản thân những công ty cổ phần của công nhân như là một nhà máy hợp tác, và đây chính là lỗ thủng đầu tiên trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sụ đối kháng giữa lao động làm thuê và chủ tư bảnđã được xoá bỏ bằng cách biến những người lao động liên hiệp thành những “nhà tư bản” với chính bản thân mình, nghĩa là cho họ “có thể dùng tư liệu sản xuất để bóc lột lao đông của chính họ”. Thục chất của quá trìng hình thành các công ty cổ phần là sản xuất tư nhân không còn có sự kiểm soátcủa quyền sở hữu tư nhân. Những tư liệu sản xuất này sẽ không còn là tư kiệu và sản phẩm của nền sản xuất tư nhân nữa, mà sẽ chỉ có thể là tư liệu sản xuẩt trong tay những người sản xuất liên hiệp, tức là chỉ có thể là sở hữu xã hội của họ, cũng như chúng là sản xuất xã hội của họ. Cả hai khuynh hướng trên, tức là những xí nghiệp cổ phần tư bản chư nghĩa, cũng như nhà máy hợp tác, theo C.Mac đều phải được coi là những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thúc sản xuất tập thể. Những điểm khác nhau căn bản giữa hai khuynh hướng trên là :” trong xí nghiệp cổ phần tư bản nghĩa mâu thuẫn được giải quyết một cách tiêu cực, còn trong nhưng nhà máy hợp tác, mâu thuẫn được giải quyết một cách tích cực. Thời đó C.Mac cũng đề cập đến các xí nghiệp của các nhà nước tư sản cũng có thế trở thành công ty cổ phần để tăng thêm quy mô sản xuất cho chúng. Vì rằng công ty cổ phần ra đời đã làm cho quy mô sản xuất có thể được tăng lên, mở rộng một cách to lớn, đến nỗi những nhà tư bản riêng lẻ không thể làm nổi. Ngay cả nhưng xí nghiệp của nhà nước cũng được tổ chức thành công ty cổ phần, tham gia vào công ty cổ phần. Trong các tác phẩm của Lê Nin. Lê Nin đã bàn về chế độ hợp tác xã, và các hình thức hợp tác xã :”dưới chủ nghĩa tư bản tư nhân , xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, cũng như xí nghiệp tập thể khác với xí nghiệp tư nhân. dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản nhà nước, trước hết ở chỗ nó là xí nghiệp tư nhân, sau nữa ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể. Dưới chế độ hiện nay của chúng ta, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản tư nhân, ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể, nhưng nó không khác xí nghiệp xã hội chũ nghĩa, nếu miếng đất trên đó nó được xây dựng và những tư liệu sản xuất đều thuộc về nhà nước, nghĩa là về giai cấp công nhân”. Như vậy, chứng tỏ sự xuất hiện công ty cổ phần về mặt lịch sử là bước tiến từ sỡ hữu tư nhân lên sở hữu tập thể của các cổ đông. Còn ở nước ta, việc thiết lập mới các công ti cổ phần hay cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước hiện nay không phải là tư nhân hoá, mà là sự hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro thị trường và cùng hưởng lợi trong điều kiện có đảng cộng sản lãnh đạo, nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lí. 3. Sù cÇn thiÕt ph¶i ®¶y m¹nh cæ phÇn ho¸ mét bé phËn doanh nghiÖp nhµ n­íc ë ViÖt nam 3.1. C¬ së lÝ luËn Trong thời kì đổi mới, ở nước ta cũng như các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, chế độ sở hữu dường như đã được giải quyết. đó là chúng ta đã xây dựng xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Cùng với chế độ công hữu mô hình, kế hoạch hoá tập trung ra đời và thống trị trong suốt quá trình xây dựng xã hội chử nghĩa ở việt nam. Chủ nghĩa xã hội dựa trên cở sở công hữu, lúc đầu đã phát huy tương đối tốt trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ an ninh, chủ quyền đất nước. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi tình hình thế giới và trong nước chế độ công hữu với mô hình cũ đã tỏ ra không phù hợp, gây nên sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, nên chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới. Trong suốt quá trình đổi mới, việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chư nghĩa đang đặt ra nhiều vấn đề về sở hữu. nếu không có cách nhìn và cách giải quyết đúng đắn về sở hữu thì khó có thể thực hiện được những mục tiêu mà công cuộc đổi mới đặt ra. Việc xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu là một chử trương đúng đắn. Từ thực tiễn phát triển của thế giới thời gian qua, có thể khẳng định rằng : Đa dạng hoá các hình thức sở hữu là một tất yếu khách quan, là quy luật tất yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thời đại hiện nay. điều này không chỉ đúng với các nước xã hội chư nghĩa đang tiến hành đổi mới mà còn cả ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ở các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành công cuộc đổi mới cải cách, sự kém hiệu quả của sở hữu công cộng khi mà lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, đặt ra yêu cầu phải thay đổi hình thức công hữu đã có bằng sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu. đa dạng hoá các hình thức sở hữu thành một quyết sách có hiệu quả để phát triển lức lượng sản xuất, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. để thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu có nhiều cách thức khác nhau, với mỗi loại hình kinh tế, mỗi nước lại có những biện pháp khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, có thể khẳng định rằng: cổ phần hoá là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu. 3.2. C¬ së thùc tiÔn Kinh tế nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong nên kinh tế quôc dân. Nó đóng góp một phần khá lớn vào ngân sách nhà nước do đó phát triển doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề cần được quan tâm một cách đúng mức. Trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới các DNNN ta đã bộc lộ những nhược điểm của nó. số DNNN làm ăn thua lỗ tăng lên, chiếm khoảng 1/3, có địa phương chiếm tới 50%. Biên chế quản lí DNNN nhiều gấp 2-3 lần doanh nghiệp tư nhân và số lao động nhiều tới gấp 10 lần doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có cùng một tài sản cố định. Hơn nữa nửa số DNNN đạt tỉ suất lời trên tổng vốn thấp hơn lãi suất tiết kiệm. không ít DNNN trở thành gánh nặng cho nhà nước trên nhiều phương diện. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ tổ chưc quản lí, thu hút vốn đầu tư…….thì việc cổ phần hoá để DNNN là một tất yếu tự nhiên. Nếu làm tốt cổ phần hoá sẽ tháo gỡ DNNN sẽ tháo gỡ được 3 vướng mắc đó là: - Thực trạng “cha chung không ai khóc” đối với tài sản thuộc sở hữu của nhà nước các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, hay lĩnh vực hoạt động của chúng không thuộc diện nhà nước phải nắm dữ 100%. - Về phương thức quản trị kinh doanh và về cơ chế quản lí doanh nghiệp; vai trò, vị trí của hội đồng quản trị và quan hệ giữa quản trị với hội đồng giám đốc điều hành, phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động và cổ đông…. - Vấn đề động lực phát triển cho hai loại doanh nghiệp mới – doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó có thể có sở hữu nhà nước dưới dạng cổ phần chi phối hoặc không chi phối. Bên cạnh đó nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức gia nhập WTO trong thời gian sắp tới thì cổ hoá DNNN sẽ giúp doanh nghiep và nền kinh tế của chúng ta có sức cạnh tranh đứng vững trên thị trường theo kịp các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. 4. Môc tiªu cæ phÇn ho¸ mục tiêu của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được đảng ta xác định : Đây là phương tiện để vừa đạt được mục tiêu phấn đấu , vừa khẳng định chức năng nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của DNNN, cụ thể như: Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp làm sao để hiệu quả hoạt động cao hơn, có tính cạnh tranh cao hơn, có tăng trưởng phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp nhà nước phải góp phần quan trọng đảm bảo sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh và phúc lợi xã hội. Thu hồi lại vốn nhà nước để phân bổ nguồn lực hợp lí hơn Huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhờ đó người lao động có thêm thu nhập cao hơn, có cơ hội làm giàu theo phương châm “dân giàu nước mạnh”. phÇn II thùc tr¹ng cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc ë viÖt nam 1. TiÕn tr×nh cæ phÇn ho¸ Tiến trình cổ phần hoá DNNN đã được đảng và nhà nước ta quan tâm và đặc biệt coi trọng, điều đó thể hiện rõ qua các kì đại hội của đảng. Đại hội VI (năm 1986) của Đảng ta đã chủ trương phát triển nhất quán kinh tế nhiều thành phần, coi đó là đặc trưng của thời kỳ quá độ, đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đặt vấn đề làm cho kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác, chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông. Tiếp tục quan điển đó, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII (11-1991), Đảng chủ trương: "Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp". Cũng trong thời gian đó, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10 (12-1991) đã đưa cổ phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 1991-1995: "thí điểm việc cổ phần hoá một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển". Đại hội VIII (năm 1996) Đại hội chủ trương "triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tăng thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối Đại hội IX (năm 2001) đã đề ra mục tiêu trong 5 năm (2001 - 2005) phải cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (tháng 1 năm 2004) quyết định "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa". Về chỉ đạo, Trung ương đã quyết định "Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa, kể cả một số công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm. ". Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương ba (khóa IX), việc sắp xếp doanhnghiệp nhà nước phải cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2005. Nếu thực hiện thành công tất cả 104 đề án đã được Thủ tướng phê duyệt, thì đến cuối năm 2005 cả nước chỉ còn khoảng 1.900 doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế chúng ta đã làm tiến hành chậm hơn dự kiến đề ra. Theo thông tin mới nhất thì nếu tập trung cao độ thì phải đến năm 2009 thì chúng ta mới hoàn thành xong việc cổ phần hoá DNNN. 2.Thµnh tùu, h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp Nhµ n­íc ë ViÖt Nam 2.1. Nh÷ng thµnh tùu ®¹t ®­îc Chính nhờ sự quan tâm chỉ đạo đó chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới DNNN. Đến nay, đã huy động được khoảng 12.400 tỷ đồng của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội vào doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, đồng thời Nhà nước cũng thu lại được 10.169 tỷ đồng về đầu tư vào các doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác. Đặc biệt, cổ phần hóa đã mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, thích nghi với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. Từ năm 2001 đến tháng 12/2005, cả nước đã sắp xếp lại 2.881 doanh nghiệp nhà nước trong tổng số 5.655 doanh nghiệp nhà nước (có vào đầu năm 2001). với các hình thức thích hợp. Trong đó đã cổ phần hóa 1.826 doanh nghiệp nhà nước; giao, bán 245 doanh nghiệp nhà nước; sáp nhập, hợp nhất 408 doanh nghiệp nhà nước; giải thể, phá sản 164 doanh nghiệp nhà nước. Số doanh nghiệp nhà nước còn lại (238) có quy mô nhỏ, Nhà nước không cần nắm giữ, không đủ điều kiện cổ phần hóa… thực hiện khoán kinh doanh, cho thuê, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, chuyển cơ quan quản lý hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời, đã thành lập mới 65 doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là sản xuất các sản phẩm quan trọng và cung ứng các dịch vụ công ích thiết yếu. Kết quả sắp xếp trên đã làm giảm mạnh các doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ và thuộc các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, góp phần quan trọng vào việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, từ chỗ dàn trải phân tán đã tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế và cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích. Vốn bình quân của doanh nghiệp nhà nước cũng tăng lên 63,6 tỷ đồng so với 24 tỷ đồng năm 2001. Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, năm 2005 sẽ có 384 doanh nghiệp cần thực hiện cổ phần hóa. Nếu cộng dồn số doanh nghiệp Nhà nước đã được phê duyệt mà chưa thực hiện, tổng số doanh nghiệp cần cổ phần hóa trong năm nay là 724 doanh nghiệp. Nhưng, trong 6 tháng đầu năm mới có 129 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Như vậy, có thực hiện đúng kế hoạch đó hay không, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn của các bộ, ngành và các địa phương. 2.2. H¹n chÕ Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình cổ phần hóa trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng so với yêu cầu đổi mới vẫn còn hạn chế, mới đạt 79% kế hoạch các đề án mà thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Việc đa. dạng hóa trong sở hữu còn hạn chế, việc thu hút các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp mới đạt 15,5% vốn điều lệ, các cổ đông chiến lược không có cơ hội để trở thành chủ doanh nghiệp và không có vai trò nhất định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa khép kín trong nội bộ, không cho các cổ đông bên ngoài tham gia mua cổ phần, trong đó có tới 38,4% số doanh nghiệp cổ phần hóa không bán cổ phần ra ngoài. Vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa còn quá nhỏ, việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hóa chưa nhiều. Số vốn huy động ngoài xã hội trong vốn điều lệ mới chiếm 53,4% và đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa có quy mô nhỏ. Số doanh nghiệp lớn cổ phần hóa cũng có nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói về những hạn chế trong cổ phần hóa, tiến sỹ Đặng Quyết Thắng, Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: “Doanh nghiệp cổ phẩn hóa chưa thực sự đổi mới trong quản lý, phương pháp quản lý, lề lối làm việc vẫn duy trì như khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, tình trạng này diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước giữ cổ phần lớn và dạng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối" 2.3. C¸c nguyªn nh©n c¬ b¶n Quá trình cổ phần hoá một bộ phận DNNN ở nước ta đã bị chậm so với tiến độ và gặp nhưng hạn chế trên là do những lí do chủ yếu sau: Việc bán cổ phần thiếu sự công khai, minh bạch còn khép kín trong nội bộ doanh nghiêp ở một số trường hơp đã dẫn đến những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần và chậm được khắc phục. chần chừ không muốn cổ phần hoá để trì hoãn sự tồn tại của DNNN với mục đích đeo bám lấy “ bầu sữa ” của bao cấp, không dám nghĩ, dám làm, mặc dù hiệu quả thấp, kéo dài trong nhiều năm. Không ít cán bộ sợ mất quyền quản lý đối với doanh nghiệp trực thuộc, vì gắn với nó là lợi ích cá nhân, cục bộ. Tìm cách đánh giá sai, thiếu công tâm, khách quan giá trị thực của số tài khoản hiện có đối vói DNNN thuộc diện cổ phần hoá theo hướng có lợi cho một số cá nhân. Khi tiến hành cổ phân hoá xong, tìm mọi cách để thôn tính dần dần số cổ phiếu của cổ đông là nhà nước, mua gom số cổ phiếu khác dưới nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm thâu tóm quyền lực, thao túng công ty cổ phần dưới nhiều hình thức. Lo ngại rằng sau khi công nhân được bán ưu đãi cổ phiếu sẽ đem bán cho người đầu cơ cổ phiếu. Lo sợ các công ty, các nhà tư bản nước ngoài đầu cơ cổ phiếu để thao túng doanh nghiệp cổ phần hoá mà không hiểu rằng, chỉ có một số DNNN nước khi được đưa vào thục hiện cổ phần hoá, thì trong đó cũng đã quy định một lượng cổ phiếu nhất định được bán ra bên ngoài và khống chế tỉ lệ phần trăm cổ phiếu tối đa của một cổ đông được quyền nắm dữ vói mục đích là huy động thêm vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lí sản xuất, kinh doanh, thị trường. phÇn III ®Þnh h­íng vµ gi¶i ph¸p cæ phÇn ho¸ mét bé phËn doanh nghiÖp nhµ n­íc trong thêi gian tíi 1. C¸c ®Þnh h­íng tr­íc m¾t Trước đây việc cổ phần hoá thường được tiến hành ở nhưng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ hay kém hiệu quả, do đó ít có sự hấp dẫn nhưng đến hội nghị trung ương 3 khoá 9 đảng ta đã xác định rõ cổ phàn hoá DNNN phải chuyển sang một giai đoạn nâng cao về chất lượng trên cả ba mặt sau: Một là, từ cổ phần hoá DNNN làm ăn thua lỗ sang cổ phần hoá cả những doanh nghiệp lớn, các công ty, các doang nghiệp làm ăn có lãi. Hai là, cổ phần hoá DNNN trong một số lĩnh vực rất hạn chế sang cổ phần hoá các DN ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá. Ba là, từ hình thức cổ phần hoá nội bộ chính quyền sang bán cổ phần ra bên ngoài, kể cả cho các nhà đầu tư nước ngoài. Lộ trình hội nhập đang tạo áp lực mạnh mẽ đối với việc cổ phần hoá nói riêng và chuyển đổi DNNN nói chung. Chúng ta phải chuyển đổi một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đây là yêu cầu bắt buộc theo luật chơi của WTO. Nếu tập trung cao độ thì phải đến năm 2009 mới xong. Cũng có ý kiến nói rằng chỉ mất ba năm, đến khoảng cuối năm 2008. Nhưng cuối cùng quyết định lựa chọn mốc 2009. Cũng có nhiều ý kiến nghi ngại về tiến độ, nhưng tôi cho rằng tình hình sẽ cải thiện nhiều vì đứng trước nhiều áp lực từ quá trình hội nhập buộc phải quyết tâm làm. Hơn nữa, trước đây doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, nay thì rất tập trung, chủ yếu là các tổng công ty lớn. 2.Gi¶i ph¸p c¬ b¶n Để cổ phần hoá DNNN thành công không phải là một việc làm đơn giản không phải nói là có thể dễ dàng làm được làm được mà cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình cổ phần hoá DNNN đảng và nhà nước đã có những giải pháp cụ thể: Phải đây mạnh việc thực hiện cổ phần hoá đối với DNNN, nhất là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. đây được xem là một trong những nhiệm vụ trong quá trình đổi mới nền kinh tế - từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chư nghĩa. Trong điều kiện mở của hội nhập, chúng ta không thể chậm trễ hơn trong việc phát triển cổ phần hoá một bộ phận DNNN. Việc thực hiện cổ phần hoá phải đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không được biến quá trình cổ phần hoá DNNN thành quá trình tư nhân hoa DNNN. Phải tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lí của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đât nước nói chung, đối với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nứơc nối riêng. Quá trình cổ phần hoá không thể tách rời bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp này, một mắt là động lực cho sự phát triển kinh tế đất nước, nhưng cũng là nhân tố dẫn đến sự phát triển tự phát sang chủ nghĩa tư bản. chính vì vậy, cung với sự quản lí, điều tiết doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá cũng hết sức quan trọng. Song sự quản lý, điều tiết các doang ghiệp không đơn giản, mà điều quan trọng bậc nhất là phải đảm bảo lợi ích của chủ doanh nghiệp. Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật vừa làm chỗ dựa cho doanh nghiệp phát triển, vùa đảm bảo cho sự phát triển không đi chệch con đường mà chúng ta đã lựa chọn. Trong quá trình cổ phần hoá chúng ta phải cố gắng khắc phục tối đa những hạn chế đã nêu ở trên. có như vậy chúng ta mới sớm hoàn thành được kế hoạch mà đảng và nhà nước đã đề ra cho cổ phần hoá DNNN. kÕt luËn Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là giải pháp quan trọng được khẳng định trong khuôn khổ cuộc cải cách cơ bản nhất- cải cách doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp này tạo động lực nội tại mới trong các doanh nghiệp thông qua sự thay đổi hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức. Giải pháp này tạo ra hiệu suất quản lý doanh nghiệp tốt hơn hình thức doanh nghiệp trước cổ phần hoá, nhờ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường. Thực tiễn cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong chương trình cổ phần hoá những năm vừa qua càng chứng tỏ tính đúng đắn của giải pháp. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đi kèm với sự thành lập nhiều công ty cổ phần mới sẽ đóng vai trò quan trọng xác lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Tuy nhiên không chỉ có những kết qủa tốt đẹp mà chúng ta gặp không ít những thất bại vướng mắc. Cùng với sự lãnh đại của đảng, chính phủ và lòng lòng quyết tâm, sụ ủng hộ của toàn dân thì quá trình cổ phần hoá nhất định sẽ thành công, hệ thống doanh nghiệp nhà nước sẽ khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thì trường định hướng xã hội chủ nghĩa. tµi liÖu tham kh¶o Cæ phÇn ho¸ - mét ph­¬ng tiÖn quan träng ®Ó thùc hiÖn ®a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc së h÷u ( t¹p chÝ céng s¶n 6/27/2005) Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ cæ phÇn ho¸ ( b¸o ®iÖn tö: ®¶ng céng s¶n viÖt nam). Cñng cè vµ ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhµ n­íc (lª hßng tiÕn). LÝ luËn vÒ cæ phÇn ho¸ mét bé phËn doanh nghiÖp nhµ n­íc ë ViÖt nam (nguyªn v¨n tµi). Sè doanh nghiÖp nhµ n­íc míi chiÕm ®­îc 12% vèn ( Cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc: “ph¶i më réng ra bªn ngoµi”. ( Quan điểm của Đảng và c¸c quy định của Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ( b¸o ®iÖn tö cña bé th­¬ng m¹i). 10 n¨m cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc kÕt qua vµ tån t¹i ( Chñ tr­¬ng cña ®¶ng vµ cac quy ®Þnh cuaw nhµ n­íc vÒ cæ phÇn ho¸ dong nghiÖp nhµ n­íc. (b¸o ®iÖn tö ®¶ng c«ng s¶n) Gi¸o tr×nh kinh tÕ chÝnh trÞ…..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0626.doc
Tài liệu liên quan