Sau Đại hội VI của Đảng, đất nước ta đã xoá bỏ chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kể từ đó, hình thức cổ phần hoá bắt đầu được hình thành và phát triển cho tới ngày nay.
Công ty cổ phần so với hầu hết các nước tư bản thì nó đã có thâm niên cả vài ba thế kỷ nhưng đối với nước ta thì nó còn là khá mới mẻ, đang đi những bước đi đầu tiên của mình. Đây là một hình thức lâu đời, tồn tại phổ biến nhất hiện nay. Việc hình thành Công ty cổ phần có thể loại trừ được rất nhiều những rủi ro mà cơ chế thị trường đem lại. Nó cho phép phát huy cao nhất nguồn vốn của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà hình thức này đã và đang tồn tại phát triển rất mạnh mẽ ở tất cả các nước trên thế giới cho tới ngày nay.
21 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : Lời nói đầu
Trong xu thế “nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới”, cụm từ “Công ty cổ phần” không còn gì mới mẻ. Hình thức cổ phần hoá DNNN đã và đang càng phát triển sâu rộng trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Đối với nước ta, từ sau Đại hội Đảng VI, chuyển từ chế độ “tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”.
Từ đó đã hình thành nên nhiều thành phần, tổ chức kinh tế mới trợ giúp đắc lực cho sự chuyển mình của đất nước. Trong đó, ta không thể không nói đến sự đóng góp to lớn của hình thức cổ phần hoá DNNN.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhằm đa dạng hoá sở hữu tạo động lực cho người có vốn cổ phần và người lao động trong doanh nghiệp hăng say lao động vì lợi ích chính đáng, đồng thời phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta.
Chúng ta biết rằng, vào ngày 21/12/1990 thì văn bản luật về hình thành tổ chức Công ty mới ra đời, điều này là còn khá mới mẻ đối với chúng ta. Bởi lẽ đó, em muốn đi sâu vào đó để khám phá và tổng kết những vai trò, trở ngại cũng như những biện pháp phát triển của hình thức này.
Với đề tài : “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới” em xin trình bày những vấn đề cơ bản sau :
- Lý luận chung về sự hình thành các loại CTCP.
- Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành các Công ty cổ phần và nâng cao hiệu quả của CTCP trong phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới.
Được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa QLDN cùng với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành được tiểu luận này song không thể thiếu những sai sót .Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô .
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội ,tháng 12 năm 2002.
Phần II : Nội dung
Chương I : Lý luận chung về sự hình thành các loại Công ty cổ phần (CTCP)
i. Khái niệm về CTCP.
Từ khi ra đời CTCP đến nay đã có rất nhiều khái niệm bao quát về CTCP : “CTCP là một xí nghiệp lớn TBCN, mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều nguồn thông qua phát hành cổ phiếu”
. Đây là theo quan điểm KTCT học Mác - xít, còn có những quan điểm khác : “CTCP là hình thức tổ chức phát triển của sở hữu hỗn hợp, từ hình thức sở hữu vốn của một chủ sang hình thức sở hữu của nhiều chủ diễn ra trên phạm vi Công ty”. Nó là sản phẩm tất yếu của xã hội hoá về mặt kinh tế - xã hội (mặt sở hữu) và cũng là sản phẩm tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất của nền sản xuất lớn hiện đại. Các Mác và Ph. Ăng ghen đã xem hình thức sở hữu vốn cổ phần là “điểm quá độ” từ tư hữu tài sản sang sở hữu xã hội về tài sản trong khuôn khổ của CNTB.
Tại điều 51 chương 4 của luật đoanh nghiệp được quốc hội nước ta thông qua ngày 12/6/1999 và ngày 1/7/1999 Chủ Tịch Nước đã ký lệnh số 05/LCTN công bố luật doanh nghiệp và luật này có hiệu lục từ ngày 1/1/2000. Trong đó công ty cổ phần được định nghĩa như sau :
a. Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong dó ;
+ Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
+ Cổ đông là người nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong pham vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác ,trừ trơừng hợp quy định tại khoản 3 điều 55 và khoản 1 điều 58 của luật này
+ Cổ đông có thể là tổ chứ , cá nhân , số lượng cổ đông tối thiẻu là 3 người và tối đa là không hạn chế
b. Công ty cổ phần cố quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy đinh của pháp luật về thị trương chưng khoán
c. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh .
Tóm lại , hình thành công ty cổ phần là quá trình kinh tế khách quan ,do đòi hỏi nền kinh tế thị trường .Qúa trình hình thành và phát triển công ty cổ phần cho thấy chế độ tín dụng ngân hàng là đòn bẩy trong quá trình sở hữu và tạo điều kiện ran đời công ty cổ phần
Theo luật thương mại Anh Quốc, thì có 2 loại Công ty cổ phần :
- Công ty công cộng, loại Công ty mà cổ phiếu của nó được mua bán, trao đổi đem trên thị trường chứng khoán. Loại Công ty này tương đương với Công ty vô danh của Pháp.
- Công ty riêng, tương đương với Công ty TNHH ở Pháp Logic và lịch sử cho thấy, có ba con đường để hình thành Công ty cổ phần :
+ Hình thành theo con đường truyền thống. Điều đó có nghĩa việc hình thành đi từ Công ty một chủ sang Công ty nhiều chủ từ thấp đến cao, theo trật tự tự nhiên.
+ Hình thành do liên doanh liên kết giữa Nhà nước với kinh tế - TBTN trong nước và ngoài nước.
ii. Một số đặc điểm, vai trò công ty cổ phần với sự phát triển kinh tế
+ Những nét cơ bản về công ty cổ phần
Các giai đoạn phát triển của công ty cổ phần được chia ra làm bốn giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất : đó là giai đoạn phát sinh công ty cổ phần trên thế giới.
Trong giai đoạn này, sự xuất hiện CTCP đầu tiên có các tên Công ty Đông ấn, do thương nhân Anh thành lập. Năm 1779 tại Luân Đôn hình thù đầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán ra đời vào năm 1801 chính thức được thành lập. Thị trường giao dịch chứng khoán của Mĩ ra đời vào năm 1790.
Giai đoạn thứ hai : Đó là giai đoạn hình thành trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu là nửa đầu thế kỷ XIX, các Công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hình thức tổ chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII đầu XIX, Công ty cổ phần đã xuất hiện trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sông và đường sắt, đến năm 1837 số Công ty cổ phần đã là 46 Công ty.
Giai đoạn thứ ba : Giai đoạn hình thành sau những năm 70 của thế kỷ XIX, giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh, phổ biến ở tất cả các nước, các ngành phát triển có quy mô rộng và tập trung tư bản diễn ra với tốc độ cao : Các ten, xanh đi ca, Tơ rớt. Cho tới năm 1930, số Công ty cổ phần ở Anh là 86.000 và 90% tư bản Anh đều chịu sự khống chế của Công ty cổ phần. Tại Mĩ, vào năm 1909 có đến 262.000CTCT. Tới năm 1939, số Công ty cổ phần ở Mĩ chiếm 51,7% trong các xí nghiệp công nghiệp.
Giai đoạn thứ tư : Giai đoạn này chính là giai đoạn trưởng thành sau thế chiếu thứ II, CTCP ngày càng trở nên hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và phát triển mạnh mẽ có quy mô to lớn.
Như vậy, Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở xã hội hoá cao, phân công lao động xã hội, tập trung hoá về nguồn vốn, quan hệ sản xuất phát triển ở trình độ ngày càng cao. Công ty cổ phần phát triển dần hoàn thiện hơn, phát triển trên bề rộng và chiều sâu. Nó phát triển ở hầu hết các nước có quan hệ sản xuất TBCN, sau này là các nước XHCN, điển hình như nước ta. CTCP tăng dần về quy mô, lĩnh vực khác nhau, đa ngành, đa quốc gia.
+ Những đặc điểm chung của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân, các cổ đông chịu trách nhiệm pháp lý riêng, hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, giá trị mỗi cổ phiếu được gọi là mệnh giá cổ phiếu, trong đó cổ phiếu là một thức chứng khoán có giá trị ghi nhận quyền sở hữu cổ phần. Đồng thời bảo đảm cho người chủ sở hữu có quyền lĩnh một phần thu nhập của Công ty tương ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu. Số cổ phiếu được phát hành là hữu hạn, cổ phiếu chứng minh được tư cách thành viên người góp vốn vào công ty cổ phần. Công đông nắm được số cổ phiếu khống chế thì có quyền chi phối hoạt động của Công ty.
Vai trò của Công ty cổ phần : Công ty cổ phần có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, công ty cổ phần hiện nay nắm đại đa số thị phần trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia.Nó có khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, mặt khác nó làm cho sự rủi ro trong kinh doanh được hạn chế, tách quyền sở hữu và quyền sử dụng, tranh thủ nhận đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, công ty cổ phần làm cho nền kinh tế trở nên có quy mô hơn, tính năng động của nền kinh tế cao hơn
iii. Sự cần thiết phải CPH dnnn hiện nay
1. Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay
ở nước ta , khu vực kinh tế nhà nước cũng được phát triển một cách nhanh chóng ,rộng khắp trong các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế ,bất kể hiệu quả mà nó mang lại .Sau chính sách đỏi mới (như khu vực xương sống của nền kinh tế ) đã biểu hiện nhiều nhược điểm ,kém hiệu quả thậm chí có nhiều đoanh nghiệp có nguy cơ phá sản điều đó thể hiện trong 3 yếu tố sau :
- Về vốn hoạt động và phat triển : Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu thốn dẫn dến ngưng sản xuất .Trong khi đó hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp ,nguy cơ thất thoát vốn gia tăng ,số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tăng nhanh trong vòng vài nam trở lại đây
- Công nghệ lạc hậu ,hệ thống máy móc thiết bị cũ nát chưa được thay thế
- Trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn thấp không theo kịp sự đi lên của nền kinh tế ,đặc biệt là khu vưc kinh tế ngoài quốc doanh .Đi cùng vơi nó là một đội ngũ lao đông đông đảo về số lượng nhưng bất cập về chất lượng
Như vậy việc cải tổ DNNN tại thời điểm này là hết sức cần thiết nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cũng là tạo ra sự bình đảng hơn trong kinh doanh các thành phần kinh tế khác .
2. Sự cần thiết phải CPH của DNNN và những tác động của công ty cổ phần với sự phát triển kinh tế .
+ Sự cần thiết phải CPH : Từ thực trạng hoạt động của DNNN đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp để cải cách giải quyết 3 yếu tố : Vốn – Công nghệ – Quản lý .CPH DNNN là một trong những giải pháp ,chủ trương hết sức cần thiết và đúng đắn của đảng và Nhà nước ta nhằm đổi mới ,nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này .
+ Tác động của Công ty cổ phần đối với sự phát triển kinh tế. Vai trò của nó đối với một nền kinh tế thật to lớn, mang tính chất quyết định chọ phồn thịnh của một quốc gia, một khu vực và tính năng động của nền kinh tế đó. Như Cac - Mac đã đánh giá : “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một nhà TB riêng lẻ lớn đến mức có thể đảm đương việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại, qua CTCP, sự tập trung đã thực hiện được điều đó trong nháy mắt”. Như vậy, sự tập trung vốn quả là có một sức mạnh kỳ diệu, tưởng không làm được mà lại có thể dễ dàng thực hiện.
Tác động mạnh nhất của CTCP là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Một là : Trách nhiệm của các cổ đông trong Công ty theo tỷ lệ cổ phần đóng góp quyền sở hữu phần vốn của mình của các cổ đông đã tạo ra năng lực, quyền hạn quản trị nguồn vốn trong việc tạo lợi nhuận cho công ty và chia lợi tức cổ phần. Sức ép của việc duy trì trị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khiến các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hai là : Huy động vốn nhàn rỗi vào từ nhiều kênh khác nhau trong xã hội cho các lĩnh vực có năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận cao, làm cho vốn được phân bổ và sử dụng có hiệu quả hơn trong nền kinh tế. Bởi lẽ, nhiều người tuy có tiền nhưng không tìm ra định hướng kinh doanh của mình khi có CTCP thì họ sẽ lựa chọn một cách tối ưu nhất để tham gia kinh doanh trên đồng vốn của mình.
Ba là : Hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh, trong trường hợp công ty lâm vào khủng hoảng. Khi khủng hoảng xảy ra thì các cổ đông không chịu hoàn toàn rủi ro, mà nó chia đều theo tỷ lệ sở hữu cổ phần. Một cá nhân có thể là thành viên, cổ đông của nhiều công ty cổ phần khác nhau. Do vậy, rủi ro là có thể tránh khỏi.
Việc phát hành chứng khoán của CTCP cùng với việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho ra đời thị trường chứng khoán. Sự hình thành thị trường chứng khoán có thể khai thác được nguồn tài trợ cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, khai thác được những nguồn tiết kiệm trong dân chúng đến các nhà đầu tư. Nó là cơ chế phân bổ nguồn vốn đầu tư phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và còn là cơ sở quan trọng để nhà nước thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu đã lựa chọn.
Bốn là : Tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh, làm cho các công ty có khả năng sử dụng những người có năng lực tham gia quản trị công ty một cách có hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh được quá trình phân công lao động xã hội, thực hiện tốt nguyên tắc chuyên môn hoá theo năng lực, tay nghề của từng cá nhân, làm cho mọi người sử dụng được khả năng của mình trong công việc.
Năm là : Công ty cổ phần mở ra một lợi thế là tạo được nguồn vốn từ bên ngoài, đôi khi sử dụng được khả năng kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của hình thức công ty cổ phần. Điều đáng nói là, mô hình này rất thuận lợi tạo đà cho các nước đang phát triển, còn thiếu nguồn vốn để khai thác tiềm lực của đất nước. Khi có sự tham gia của các thành viên bên ngoài thì họ không chỉ nhận được nguồn vốn là tiền mặt, mà còn có thể thu hút được khả năng về công nghệ cũng như trình độ quản lý hiện đại, tiên tiến hơn để thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế đất nước.
iv. Về tiến trình hoạt động CPH các DNNN những năm qua
Phải thấy rằng từ khi có những chính sách phù hợp hơn so với thực tế ,trên phạm vi cả nước ,tiến độ cổ phần hoá các DNNN đã có những bước nhảy vọt khá tốt .Chỉ riêng năm 1998 , là năm ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP ,đã có 90 DNNN được cổ phần ,nghĩa là gấp 3 lần so với 7 năm trước đó ; và trong năm 1999 ,đã có thêm 250 DNNN được cổ phần hoá ,nâng tổng số các DNNN được cổ phần hoá lên 370 đoanh nghiệp .Năm 2000 ,tổng số DNNN được CPH đã nâng lên trên số 525 đoanh nghiệp và đến tháng 6 năm 2001 là 700 .
Riêng thành phố Hồ Chí Minh , tính đến thêm 6 tháng đầu năm 2001 tổng số DNNN được cổ phần hoá dã đạt xấp xỉ 90 DN
Tuy kết quả khá khả quan như vậy ,nhưng nhìn chung thì việc thực hiện CPH vẫn bị đánh giá là chậm so với kế hoạch và sự mong đợi .Nguyên nhân thì chắc đã rõ có nhiều nguyên nhân ,như chính sách chưa đủ sưc khuyến khích ,thủ tục xác định pháp định pháp lý về quyền sở hữu còn rườm rà , các khoản tồn tại về nợ khó đòi ,các khoản lồ chậm luân chuyển ..v..v..việc tuyên truyền giới thiệu về ý nghĩa tác dụng chủ trương CPH DNNN chưa đủ liều lượng cho nên chưa có sự tích cực hưởng ứng .
Tuy nhiên bên cạnh vướng mác về tài chính thì nổi lên là vương mắc làm chưng lại tiến trình đó là cái nhìn chưa thống nhất đối với cổ phần hoá .Dường như có sự ngộ nhận ,hoặc là chưa nhất quán trong quan điểm CPH DNNN như có cái gì đó trùng lẫn với bán DNNN theo tôi thì trong CPH việc xác định giá trị doanh nghiệp chỉ là cơ sở để xây dựng phương án mời gọi xã hội tham gia cổ phẩn trong đó có chuyển đổi cơ cấu vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp lẫn việc huy động thêm vốn để phát triển quy mô doanh nghiệp. Suy cho cùng yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của phương án CPH là chiến lược và kế hoạch làm ăn trong tương lai. Người mua cổ phần là người góp vốn vào doanh nghiệp vì họ nhất trí với phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trứ không phaỉ họ mua tài sản kinh doanh của doanh nghiệp.
Lâu nay chúng ta vẫn nghe nói đến việc định giá đắt rẻ khi CPH trong đó về giá trị bất động sản thì không tính đến giá trị đất nên người ta đua nhau tranh mua cổ phần của các DNNN CPH bất kể và cũng không cần biết tình hình tài chính của DN đó ra sao ,chỉ cần nó là DN có tên tuổi quen thuộc .
+ Do vậy , hiện nay khi đánh giá doanh nghiệp nhà nước mỗi người ,mỗi tổ chức tuỳ teo hiểu biết ,nhận thức góc nhìn , có sự đánh giá khác nhau về kết quả và giá trị thực tiễn của nó ,đã tạo nên khá nhiều tác động ,ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hoá DNNN.
Chương II
Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành các công ty cổ phần và nâng cao hiệu quả của CTCP trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới
i. những đóng góp của CTCP cho phát triển kinh tế Việt Nam
Với việc thay đổi phương thức quản lý, chế độ bình bầu chọn giám đốc, hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo doanh nghiệp đã làm cho đội ngũ này có trách nhiệm cao hơn do quyền lợi và nghĩa vụ gắn chặt với nhau. Một ví dụ điển hình tại công ty cổ phần Phú Gia (Hà Nội) sau cổ phần hoá, hàng tháng tiết kiệm được hơn 50% tiền điện và 30% chi phí hành chính khác.
Sau khi cổ phần hoá thì hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt, các chỉ tiêu vốn, lợi nhuận bình quân đều tăng đáng kể. Thấy như doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được cổ phần hoá là đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, năm 1993, ở thời điểm cổ phần chỉ có 6,2 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động số vốn tăng gấp hơn 6 lần (đạt 37,8 tỷ đồng), lợi tức so với vốn tăng 150%. Xí nghiệp cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm hoạt động vốn lên gấp 10 lần, lao động tăng 4 lần, doanh thu tăng 10 lần…
Bắt đầu từ cuối năm 1991 quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đi vào thực hiện, nhưng chậm chạp. Cho tới năm 1994 mới chỉ có 5 doanh nghiệp được cổ phần hoá chính thức. Cho tới 1/1/1998 chỉ có 18 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá mà trong đó có 4 công ty thuộc bộ phận giao thông vận tải, một doanh nghiệp chế biến nông sản, 3 doanh nghiệp dịch vụ.
Công ty cổ phần làm cho quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng được thuận tiện nhờ có sự tích góp vốn từ nhiều người khác nhau, khai thác vốn có hiệu quả mở rộng quy mô nền kinh tế. Không chỉ vậy mà nó còn đồng thời tham gia thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ phát huy tính sáng tạo của thị trường, cơ chế mới. Tiến trình cổ phần hoá đã đạt được những bước chuyển biến đáng kể, đánh dấu tromg nghị định 44/1998/NĐCP ngày 29/6/1998, chỉ trong 6 tháng cuối năm 1998, sau khi nghị định 44/CP ra đời đã có 90 doanh nghiệp cổ phần hoá lên tới 120 công ty. Điểm đột phá là có 250 doanh nghiệp được cổ phần hoá chỉ từ năm 1998 – 1999.
Những điểm đạt được từ cổ phiếu hoá là hết sức to lớn tạo đà cho chuyên môn hoá, phân công lao động xã hội. Các công ty cổ phần ở nước ta đang trên đà phát triển với doanh thu tăng binh quân từ 30 đến 35% thậm chí có doanh nghiệp tăng được tới 50%, số lượng lao động hàng năm tăng 10%.
Một trong những kết quả quan trọng của quá trình cổ phần hoá đó là làm cho thu nhập quốc dân tăng mạnh. Trong số đó, ta thấy có một số mặt điển hình : thu nhập quốc dân tăng bình quân từ 5 – 10%/năm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện từ chỗ thiếu ăn tới đủ ăn và dần dần có nhu cầu cao hơn và các loại sản phẩm cao cấp. Đời sống kinh tế sôi động, hài hoá, đất nước phồn vinh và văn minh hơn rất nhiều.
Để chứng minh cho những thành tựu đó ta lấy ra một vài ví dụ như : Công ty chế biến xuất khẩu Long An, Công ty cổ phần cơ điện lạnh, Công ty cổ phần đại lý Liên hợp Giao thông vận tải tăng trên 20%. Thu nhập bình quân hàng năm tăng 20%. Lợi nhuận trước thuế hàng năm tăng bình quân trên 26%, hơn thế có công ty đạt lợi nhuận gấu từ 2 đến 3 lần trước cổ phần. Phần dành cho ngân sách cũng tăng trên 30%.
Thực trạng quá trình cổ phần hoá vẫn còn diễn ra chậm chạp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Tới năm 1999, chúng ta đặt ra chỉ tiêu là cổ phần hoá 400 doanh nghiệp nhà nước, nhưng thực tế chỉ có 370 doanh nghiệp được cổ phần hoá, chiếm 6,8% số doanh nghiệp do địa phương quản lý và khoảng 36% tổng số doanh nghiệp cần cổ phần hoá tại địa phương. Do đó, vấn đề cổ phần hoá vẫn còn tiến triển chậm, quy mô vừa và nhỏ.
Sau khi thực hiện tiến trình cổ phần hoá trong các doanh nghiệp thì chúng ta đồng thời mở rộng được phạm vi quan hệ kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế hợp tác quốc tế là một bước rất quan trọng trong định hướng phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này rất khả quan, khả quan trong việc kết hợp phát huy nguồn nội lực và ngoại lực để vực dậy nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, phát triển theo hướng cổ phần hoá trong nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước. Hiện nay, chúng ta quan hệ với hầu hết các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa với phương châm lành mạnh quan hệ hữu nghị đôi bên cùng có lợi. Trong một số lĩnh vực, chúng ta cho phép các Công ty được thành lập không hạn chế cổ phần của vốn đầu tư nước ngoài.
ii. Những nguyên nhân cơ bản cản trở qúa trình cổ phần hoá ở nước ta
Thời gian gần đây tốc độ cổ phần hoá diễn ra có nhanh so với trước. Tính riêng 8 tháng đầu năm 1999 đã cổ phần hoá được 98 doanh nghiệp, trong khi hơn 7 năm trước (từ tháng 5/1990) đến hết 1998) chỉ cổ phần hoá được 108 doanh nghiệp. Có thể nói đây là sự tiến bộ vượt bậc về cổ phần hoá. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu mà chính phủ đề ra cho năm 199 là 400 doanh nghiệp thì mới đạt 24,5%. Như vậy, tiến độ cổ phần hoá vẫn còn rất chậm.
Về phía khách quan, chúng ta tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện những bước quá độ từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó, các điều kiện khách quan cần thiết cho việc triển khai cổ phần hoá còn nhiều bất cập.
Thứ nhất : Trình độ xã hội hoá chưa chín muồi
Từ một nền sản xuất nhỏ, cái thiếu lớn nhất của ta là các “cốt vật chất” của một nền kinh tế phát triển. Ngoài một số ít lĩnh vực và cơ sở kinh tế được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, còn phần lớn là thủ công (hiện có 54,3% số doanh nghiệp nhà nước trung ương và 94% doanh nghiệp nhà nước địa phương ở trình độ thủ công). Vì thế năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới (mỗi ngày một người dân Việt Nam chỉ thu nhập khoảng 1 USD, trong khi Trung Quốc là 2,3 USD, Malaixia 9,5USD, Philippin 2,5 USD, Thái Lan 5,6 USD, Inđônêxia 2,9 USD, Singapo 84USD, Hàn Quốc 16USD, Đài Loan 35USD.
Trình độ phân công lao động xã hội thấp kém, năm 1998 công nghiệp 32,7%, dịch vụ 42%. Nền kinh tế đó phản ánh tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất đang ở trình độ rất thấp. Theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì ở nước ta chưa thật sự có điểm bịch chín muồi để các hình thức tổ chức kinh doanh mang tính chất xã hội hoá rộng rãi như công ty cổ phần ra đời và phát triển. Nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành.
Hiện nay, ta có hơn 40.000 doanh nghiệp và công ty, song hoạt động của chúng chưa thực sự được thương mại hoá tính dều hết tháng 8/1999, mới có khoảng 400 công ty cổ phần. Như vậy số công ty cổ phần mới chiếm khoảng 1% trong tổng số doanh nghiệp hiện có của nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ CTCP chưa phải là phổ biến ở nước ta.
Thứ hai : Sự thiếu vắng thị trường chứng khoán cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Các loại thị trường phát triển chưa đồng bộ, hiện tại ta có thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường các yếu tố sản xuất khác như lao động, vốn…đang ở trình độ sơ khai, thị trường chứng khoán chưa được hình thành theo lôgíc của sự phát triển thì công ty cổ phần là thành phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và của nền kinh tế thị trường. Nhưng ở nước ta, nền sản xuất đang trong giai đoạn đầu của xã hội hoá, nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành. Vì vậy, các điều kiện kinh tế liên quan trực tiếp đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của Công ty cổ phần, cũng như việc triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta chưa phải đã hình thành đầy đủ và đồng bộ như ở các nước đã có nền kinh tế phát triển.
Thứ ba : Hệ thống pháp luật ở nước ta là vấn đề luôn luôn được đem ra bàn bạc, vì lẽ, nó còn thiếu khả thi. Đây là một tác động chủ quan vào sự phát triển kinh tế.
Theo nghị quyết 44/1998/NĐ - CP, các doanh nghiệp cổ phần hoá được hưởng một số ưu đãi, tuy nhiên vẫn chưa bình đẳng so với các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng ưu đãi hơn về mức vay, khoanh nợ, xoá nợ tại ngân hàng thương mại, lại chưa phải nộp thuế đất. Các doanh nghiệp nhà nước được vay vốn bằng tín chấp của cơ quan nhà nước, còn các doanh nghiệp cổ phần hoá phải thể chấp mới được vay…Thực tế đó đã làm kéo dài sự trì trệ trong cổ phần hoá.
Không chỉ vậy, các thủ tục còn rườm rà, bất cập, chưa đi vào thực tế. Các thủ tục phải trải qua rất nhiều các cơ quan khác nhau gây phiền nhiễu thao túng cổ phần hoá.
Thứ tư : Tâm lý xã hội còn mang nặng tính bao cấp, trông chờ. Điều này do bị ảnh hưởng tư tưởng của xã hội cổ truyền và những năm bao cấp nhân dân ta còn mang nặng tâm lý “đồng tiền đi liền khúc ruột”, chưa quen với đầu tư tiền vào mua cổ phiếu. Theo điều tra, ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê, nguồn vốn trong dân hiện có từ 6 – 8 tỷ USD, trong đó 44% để dành mua vàng, ngoại tệ, 20% mua nhà, đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, 17% gửi tiết kiệm, chủ yếu loại ngắn hạn, chỉ có 19% dùng trực tiếp vào các dự án, đầu tư, nhưng chủ yếu là đầu tư ngắn hạn.
Những hiện tượng như chụp giật, chiếm dụng vốn của nhau, lừa đảo, tham nhũng, coi thường kỷ cương phép nước…đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý đầu tư vào cổ phiếu của người có vốn. Thực tế, vốn trong dân có nhiều nhưng do môi trường pháp lý chưa thực sự đảm bảo nên họ không dám đầu tư.
Thứ năm : Đây là khó khăn phản ánh sự thiếu đồng nhất giữa việc hô hào và thực tế. Điều đó được thể hiện ở chỗ : Chưa có văn bản pháp lý hay pháp luật có tính khả thi cao về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, do vậy các doanh nghiệp nhà nước hầu như không muốn cổ phần hoá. Hiện nay, chưa có một tổ chức tinh giản gọn nhẹ hướng dẫn và thực hiện cổ phần hoá. Do vậy, việc cổ phần hóa còn diễn ra khá chậm. Người dân còn mung lung, chưa hiểu rõ thế nào là cổ phần hoá, Công ty cổ phần, ngay cả khi họ tham gia.
iii. Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá
Như phần trước, chúng ta đã đề cập tới những khó khăn bất cập, tác động cả về khách quan và chủ quan tới sự hình thành, phát triển của Công ty cổ phần. Điều đó là do trình độ xã hội hoá, phân công lao động còn thấp, thị trường chứng khoán chưa phát triển, hệ thống pháp luật còn khá rườm rà, nhân dân thiếu hiểu biết về cổ phần hoá và những trở ngại thuộc về bên trong bộ máy nhà nước quản lý.
ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét và tìm ra hướng đi đúng đắn, cập nhật hơn để cho quá trình cổ phần hoá được diễn ra thuận lợi, theo kịp tiến trình phát triển và xu thế thế giới.
Thứ nhất : Ta phải nói tới yếu tố khách quan của sự phát triển xã hội, lượng lượng sản xuất chưa theo kịp quan hệ sản xuất. Trước hết, muốn nâng cao trình độ xã hội hoá thì cần phải áp dụng đưa khoa học công nghệ vào đời sống kinh tế, theo đó là đào tạo đội ngũ có đủ năng lực chuyên môn để có thể quản lý công nghệ đó. Điều này trong nền kinh tế nhiều thành phần thì ta cần thiết chú trọng, thúc đẩy nó. Đồng thời, Nhà nước phải hỗ trợ vốn, mở rộng hình thức cho vay dài hạn, tạo hành lang cho phát triển kinh tế. Nhà nước nên đào tạo có chủ trương phù hợp với thực tại nền kinh tế, không có tình trạng chỗ thừa vẫn thừa và chỗ thiếu vẫn thiếu, hay nói cách khác đó là thừa giả tạo.
Thứ hai : Một trong những điểm cần thúc đẩy đó là phải phát triển thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một điều kiện để cho các Công ty cổ phần hoạt động và phát triển. Theo nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nước ta có hai trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (quyết định 127/1998/QĐ - TTg). Trong tình hình thực tế thì hai trung tâm này hoạt động vẫn không đạt hiệu quả. Điều này một phần do chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn về hoạt động của thị trường chứng khoán. Do đó, chính phủ phải ban hành các văn bản hướng dẫn cập nhật cùng với việc “Nhà nước phải đi trước một bước” xây dựng ra những khu trung tâm giao dịch này. Chỉ có vậy mới thúc đẩy được quá trình hình thành và phát triển của các Công ty cổ phần.
Thứ ba : như trên ta đã đề cập tới các văn bản hướng dẫn hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán. Nói rộng hơn, chúng ta cần chú trọng phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách về cổ phần hoá. Chỉ có vậy, với chính sách hợp lý, hành lang pháp luật vững chắc thì mới làm cho các cá nhân tham gia vào Công ty cổ phần cảm thấy có lợi và yên tâm bỏ vốn vào đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Như chúng ta biết, vấn đề cổ phần hoá còn rất mới mẻ cho nên chúng ta phải hợp thời ban hành những văn bản pháp luật và từng bước sửa đổi cho nó ngày càng phù hợp với thực tế phát triển của quá trình cổ phần hoá.
Thứ tư : Nhà nước ta phải tạo một số điều kiện khuyến khích cho việc ra đời CTCP.
Tạo chính sách thông thoáng, tin tưởng từ phía người lao động. Ta biết rằng, sau khi cổ phần hoá thì sẽ có một phần lao động không có khả năng, tức là thừa ra trong thành phần quản lý của Công ty. Những đối tượng này nên được chắt lọc và đào tạo lại, nâng cao tay nghề hay chuyển họ về bộ phận hợp lý.
Phần III : Kết luận
Sau Đại hội VI của Đảng, đất nước ta đã xoá bỏ chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kể từ đó, hình thức cổ phần hoá bắt đầu được hình thành và phát triển cho tới ngày nay.
Công ty cổ phần so với hầu hết các nước tư bản thì nó đã có thâm niên cả vài ba thế kỷ nhưng đối với nước ta thì nó còn là khá mới mẻ, đang đi những bước đi đầu tiên của mình. Đây là một hình thức lâu đời, tồn tại phổ biến nhất hiện nay. Việc hình thành Công ty cổ phần có thể loại trừ được rất nhiều những rủi ro mà cơ chế thị trường đem lại. Nó cho phép phát huy cao nhất nguồn vốn của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà hình thức này đã và đang tồn tại phát triển rất mạnh mẽ ở tất cả các nước trên thế giới cho tới ngày nay.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình KTCT, tập I, trường Đại học KTQD -1998 - chương VI.
2. Nhà xuất bản sự thật - Tìm hiểu Công ty cổ phần và cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội - 1992.
3. Ngô Xuân Lộc - ủy viên TW Đảng - Phó thủ tướng Chính phủ (phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội VIII của Đảng).
4. Nguyễn Sơn - Về một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Thị trường tài chính tiền tệ 6/1998.
5. Nguyễn Thị Hà (Học viện hành chính Quốc gia) - Cổ phần hoá DNNN 10 năm nhìn lại KT - DB 8/2000.
6.KS.THS Phạm Quang Lê (Giáo trình Tổ chức quản lý Trường ĐHQLKD HN)
Mục lục
Phần I : Lời nói đầu 1
Phần II : Nội dung 2
Chương I : Lý luận chung về sự hình thành các loại
Công ty cổ phần (CTCP) 2
i. Khái niệm về CTCP. 2
II. Một số đặc điểm, vai trò công ty cổ phần với sự phát triển kinh tế 3
iii.Sự cần thiết phải CPH dnnn hiện nay 5
1.Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay 5
2. Sự cần thiết phải CPH của DNNN và những tác động của công ty
cổ phần với sự phát triển kinh tế . 6
iv. Về tiến trình hoạt động CPH các dnNn … 8
Chương II : Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh
quá trình hình thành các công ty cổ phần và nâng cao hiệu quả của CTCP trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới 10
i. những đóng góp của CTCP cho phát triển kinh tế Việt Nam 10
ii. Những nguyên nhân cơ bản cản trở qúa trình cổ phần hoá
ở nước ta 12
iii. Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá 15
Phần III : Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34552.doc