Đề tài Cổ phần hóa Xí nghiệp sản xuất - Chế biến suất ăn Nội Bài

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, kinh tế Nhà nước và DNNN có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN, phát triển và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vì vậy, DNNN phải không ngừng được sắp xếp, đổi mới, phát triển, có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao hiệu quả. Trên cơ sở đó, thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu DNNN, chuyển các DNNN sang thực sự kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hợp tác với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Quá trình tổ chức lại DNNN phải bao hàm cả vấn đề phát triển xây dựng mới các DNNN ở những ngành, lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế nhưng không hấp dẫn khu vực tư nhân, hoặc khu vực tư nhân không có khả năng đầu tư, vì đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. Nhà nước phải đầu tư mang tính chất mở đường và đến khi các ngành này đủ sức thu hút sự đầu tư của khu vực tư nhân, thì Nhà nước có thể cổ phần hóa, rút vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực mang tính chất "mở đường" khi quá trình phát triển kinh tế có những đòi hỏi mới. Quá trình trên sẽ xẩy ra liên tục và khu vực kinh tế Nhà nước luôn luôn là người đi tiên phong, dựa vào tiềm lực kinh tế của Nhà nước để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển cao hơn. Với hướng phát triển này, dù với số vốn hữu hạn, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn có thể thực sự đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển đối với toàn bộ nền kinh tế. Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, trong đó có cổ phần hóa DNNN là vấn đề rất hệ trọng trong đường lối phát triển kinh tế, đồng thời rất nhạy cảm về chính trị, liên quan tới sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Quá trình thực hiện có nhiều vấn đề mới đặt ra. Do đó vừa phải tiến hành đồng bộ, khẩn trương nhưng phải vững chắc, có bước đi phù hợp, vừa làm vừa tìm tòi rút kinh nghiệm, đảm bảo ổn định và phát triển. Coi trọng việc bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp giỏi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao; chú trọng chăm sóc đời sống công nhân, quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra, không đẻ khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp.

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hóa Xí nghiệp sản xuất - Chế biến suất ăn Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng để giải quyết vấn đề vốn. Quan điểm này là không toàn diện. Đành rằng ngân hàng có vai trò to lớn trong việc tập trung vốn (gom vốn gián tiếp) để giúp doanh nghiệp, nhưng quyết không thể thay thế việc tập trung vốn theo hình thức cổ phần (gom vốn trực tiếp). Vì các lý do sau: * Đối với người có tiền thì ở đâu lợi tức cao thì họ đầu tư vào đó. Nói chung, gửi tiền vào ngân hàng không lãi bằng mua cổ phần, do vậy mà tại hầu hết các nước tư bản, ngân hàng tuy nhiều nhưng không thể thay thế được công ty cổ phần. Ngược lại, xu thế thực tế là cả hai đều ngày càng phát triển. * Đại đa số ngân hàng cũng là doanh nghiệp cổ phần, một phần khá lớn vốn của ngân hàng cũng gom được từ cổ phần, thậm chí có ngân hàng còn gom vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Năm là, hình thức công ty cổ phần giúp cho việc khơi thông nguồn vốn xuyên khu vực, kết hợp các yếu tố sản xuất xuyên khu vực. Điều này gắn chặt với xây dựng và mở rộng thị trường vốn. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa khiến cho các yếu tố sản xuất không ngừng được tổ chức lại, có tính chất xuyên khu vực; lực lượng sản xuất phát triển từ vùng tập trung sang vùng mỏng yếu, vốn cũng chuyển từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển. Việc phân phối tài nguyên được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường tài chính và là một trong những phương thức thực hiện ấy là giao dịch thị trường chứng khoán. Xu thế cơ bản của nền sản xuất xã hội hóa là kết hợp phân công chuyên môn hóa sâu sắc với hiệp tác, liên kết, liên hợp và phối hợp rộng rãi, cho nên phải liên hợp (theo chiều dọc) giữa các nghề khác nhau trong cùng một ngành, thực hiện hệ thống hóa, phải liên hợp giữa các ngành khác nhau (theo chiều ngang) thực hiện đồng bộ hóa và thâm nhập vào nhau, có trường hợp phải kinh doanh hỗn hợp (lấy một ngành là chính, nhưng kinh doanh nhiều ngành). Sự liên hợp đan chéo nhau giữa chiều dọc và chiều ngang này diễn ra xuyên khu vực, thậm chí diễn ra trên phạm vi thế giới, do vậy doanh nghiệp do một người đầu tư vốn không đủ sức đảm đương. Sự phân bố của kết cấu mạng tất nhiên khiến cho tư bản đan xen vào nhau, thâm nhập vào nhau từ mọi phía, các quần thể doanh nghiệp và mạng lưới doanh nghiệp ra đời thông qua sự liên hợp tư bản. Một công ty mẹ - nhiều công ty con - một số lượng nhiều hơn nữa các công ty cháu khác, phân bổ ở các vùng và các quốc gia khác, quan hệ giữa họ với nhau chủ yếu là sự thâm nhập bằng cổ phần, phụ thuộc vào nhau về sản xuất và kinh doanh, về lợi ích thì được cùng được, mất cùng mất, vừa sử dụng được lợi thế riêng vừa có thể liên hiệp lại với nhau thành một lực lượng hiệp tác có hệ thống. Từ đó khiến nền sản xuất xã hội hóa phát triển. Sáu là, chế độ cổ phần còn giúp ích vào việc mở cửa thị trường, thu hút vốn nước ngoài. Tóm lại, chế độ cổ phần thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội hóa, giúp vào việc hình thành hệ thống kết cấu mạng của doanh nghiệp, cấu trúc lực lượng sản xuất theo chiều dọc và chiều ngang. Quan hệ sản xuất phải thích ứng với đặc tính của lực lượng sản xuất, đó là nguyên lý phổ biến và khách quan. Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo chế độ cổ phần đã thu được những kết quả rõ rệt, rất đáng khích lệ. Các doanh nghiệp cổ phần của các nước trong thế giới hiện đại phát triển rộng rãi và đan xen vào nhau như thế, suy cho cùng là do đặc điểm của nền sản xuất xã hội hóa quyết định. Muốn có hình thức thực hiện chế độ sở hữu tốt thì cũng phải áp dụng hình thức phổ biến theo đòi hỏi của quy luật của nền sản xuất xã hội hóa hiện đại. 3. Quan hệ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi áp dụng chế độ cổ phần Với chế độ cổ phần, quyền sở hữu nhà nước được phân giải, có nghĩa là từ quyền sở hữu đơn nhất được tách ra thành quyền sở hữu pháp nhân và quyền sở hữu cổ phần, tức là “quyền sở hữu thể nhân”. Một mặt, với chế độ cổ phần, doanh nghiệp có quyền sở hữu pháp nhân; do đó nó có hầu như toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi và quyền xử lý đối với tài sản do Nhà nước và các cổ đông khác góp vào doanh nghiệp. Đồng thời, chế độ cổ phần lại thừa nhận người đầu tư tài sản của Nhà nước vào doanh nghiệp là Nhà nước. Nhà nước vẫn là người sở hữu ban đầu hoặc là người sở hữu cuối cùng của số tài sản ấy. Song, quyền sở hữu ấy của Nhà nước đã yếu đi, hầu như toàn bộ quyền sở hữu với ý nghĩa vốn có đã được nhượng cho pháp nhân, quyền sở hữu của Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư chuyển thành quyền sở hữu cổ phần. Tuy quyền sở hữu cổ phần vẫn là một hình thức biểu hiện quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng là cổ đông, Nhà nước không còn quyền trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp nhà nước nữa, cũng không có quyền xử lý tài sản pháp nhân - tài sản của doanh nghiệp nữa. Vì rằng, một khi quyền tài sản pháp nhân đã hình thành trên cơ sở quyền tài sản ban đầu thì tài sản của Nhà nước là tài sản của cổ đông sẽ mặc nhiên chuyển hóa thành tài sản của pháp nhân là doanh nghiệp cổ phần, do doanh nghiệp có quyền sở hữu pháp nhân xử lý. Nhưng lợi ích của Nhà nước sẽ được phản ánh thông qua đại hội cổ đông, thông qua việc tham gia hội đồng quản trị để gián tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp và chế ước phù hợp với mục đích bảo toàn, tăng giá trị tài sản Nhà nước, đồng thời Nhà nước dựa vào quyền sở hữu cổ phần để thu lợi hoặc có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần. Mặt khác, với chế độ cổ phần, sự phân giải của bản thân quyền sở hữu nhà nước lại biểu hiện ra sự phân giải thành quyền sở hữu hiện vật và quyền sở hữu giá trị. Tài sản hiện vật là tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu hoàn toàn đối với chúng. Còn tài sản với hình thái giá trị - cổ phiếu (hoặc giấy chứng nhận sở hữu tài sản khác) thì thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước dựa vào cổ phiếu để thu lãi, cổ phiếu có thể được chuyển nhượng. Rõ ràng là với chế độ cổ phần, quyền sở hữu tài sản hiện vật là quyền sở hữu pháp nhân, quyền sở hữu tài sản dưới hình thức giá trị là quyền sở hữu cổ phần. Như vậy, doanh nghiệp cổ phần còn có đặc trưng là “lưỡng quyền thống nhất”. Là pháp nhân, doanh nghiệp không những có quyền sở hữu pháp nhân đối với mọi tài sản của doanh nghiệp mà còn có quyền kinh doanh đối với mọi tài sản ấy, do đó thật sự thực hiện được sự thống nhất hữu cơ giữa quyền sở hữu pháp nhân và quyền kinh doanh. Sau khi cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể, tùy từng doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước mà các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục tham gia cổ phần, nắm giữ cổ phần khống chế, hình thành chuỗi công ty mẹ - công ty con – công ty cháu. Đặc biệt là công ty đầu tư tài chính nhà nước có thực lực hùng hậu là công ty mẹ của một số công ty lớn (hoặc của một số doanh nghiệp cổ phần). Bằng cách nắm giữ quyền sở hữu cổ phần chủ yếu, nó kiểm soát các công ty lớn. Các công ty lớn cũng dùng phương thức ấy để kiểm soát các công ty con, công ty cháu. Do công ty đầu tư, công ty lớn hoặc doanh nghiệp cổ phần đều là pháp nhân độc lập, cho nên quan hệ giữa chúng với nhau không có màu sắc quan hệ hành chính, mà là quan hệ kinh tế thuần túy giữa các pháp nhân bình đẳng, là quan hệ kiểm soát cổ phần giữa công ty mẹ và công ty con. Với chế độ cổ phần, chuỗi công ty mẹ - công ty con – công ty cháu và các công ty khác có liên quan hình thành kết cấu kim tự tháp do công ty nhà nước nắm giữ cổ phần khống chế chi phối từ trên xuống dưới, do vậy tính chất nhà nước của doanh nghiệp được nhân lên nhiều lần. 4. Hình thức kết cấu doanh nghiệp cổ phần Các nước phát triển thường áp dụng các hình thức công ty cổ phần hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty lưỡng hợp và công ty cổ phần lưỡng hợp. Công ty cổ phần hữu hạn là một hình thức tổ chức doanh nghiệp trong đó toàn bộ tư bản được chia thành các cổ phần bằng nhau và phát hành cổ phiếu công khai. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tương đối với cổ phần đã mua; công ty phải dùng toàn bộ tài sản để bảo đảm nợ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức doanh nghiệp do những người góp vốn đứng ra thành lập; mỗi người góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với công ty tương ứng với phần vốn đã góp, công ty phải dùng toàn bộ tài sản để đảm bảo nợ của công ty. Trong các công ty loại này, số cổ đông ít, không phát hành cổ phiếu. Công ty trách nhiệm vô hạn là công ty do hai cổ đông trở lên tổ chức ra, chịu trách nhiệm liên đới vô hạn đối với việc trả nợ của công ty. Công ty lưỡng hợp là công ty do các cổ đông có trách nhiệm vô hạn và các cổ đông có trách nhiệm hữu hạn cùng lập ra. Công ty cổ phần lưỡng hợp là một trong các loại công ty lưỡng hợp, chỉ có bộ phận tư bản có trách nhiệm hữu hạn được chia thành các cổ phần bằng nhau, được phát hành cổ phiếu. Ưu điểm của công ty lưỡng hợp là vừa có thể thông qua các cổ đông có trách nhiệm vô hạn để làm tăng uy tín đói với bên ngoài công ty, vừa có thể thông qua trách nhiệm hữu hạn mà thu hút được nhiều vốn. Các địa phương, các ngành đều có đặc điểm riêng của mình. Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển lực lượng sản xuất giữa các doanh nghiệp, sự đa nguyên hóa lợi ích kinh tế và sự đa dạng hóa nhiệm vụ, trách nhiệm là những nhân tố quyết định hình thức tổ chức doanh nghiệp phải đa dạng hóa. Do vậy, các doanh nghiệp nhà nước phải căn cứ tình hình cụ thể để linh hoạt áp dụng các hình thức doanh nghiệp cổ phần khác nhau, có thể áp dụng các hình thức doanh nghiệp tương đối chuẩn mực, cũng có thể áp dụng hình thức không chuẩn mực, như: 1) Hình thức tăng lượng cổ phần. Tức là chỉ tính lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp thành cổ phần chứ không bán cổ phần. Còn phần vốn cần cho tái sản xuất mở rộng thì thu gom bằng cách phát hành cổ phiếu ra ngoài doanh nghiệp. 2) Hình thức cổ phần nội bộ. Hình thức này không phát hành cổ phiếu công khai, cũng không được tự do chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần, cổ phần trong doanh nghiệp có cổ phần nhà nước, cổ phần của tập thể công nhân viên chức, cổ phần của cá nhân các công nhân viên chức. 3) Hình thức liên hiệp đầu tư tham gia cổ phần. Tức là từng bước áp dụng hình thức liên hiệp tài sản theo chiều ngang. Các thành viên trong tập đoàn doanh nghiệp không đem toàn bộ tài sản đầu tư làm cổ phần, mà chỉ dùng một phần tài sản của họ làm cổ phần đầu tư vào doanh nghiệp của nhau, hoặc đầu tư bằng tiền, hoặc đầu tư bằng thiết bị, qua đó sự liên hiệp ngang càng trở nên gắn bó. 4) Hình thức hợp tác cổ phần. Đây là hình thức doanh nghiệp trong đó hình thức cổ phần và hình thức hợp tác đan xen vào nhau. Đặc điểm của nó là tự nguyện, hợp tác bình đẳng, quản lý dân chủ, cùng có lợi,... Doanh nghiệp nhà nước áp dụng hình thức cổ phần chẳng những làm thay đổi hình thức quyền tài sản trong khu vực kinh tế sở hữu toàn dân, mà còn làm thay đổi quan hệ giữa thành phần kinh tế ấy với các thành phần kinh tế khác. Vì rằng trong doanh nghiệp cổ phần không chỉ có cổ phần thuộc các nguồn tài sản khác nhau của Nhà nước, mà còn thu hút cổ phần của các thành phần kinh tế khác, như cổ phần tập thể, cổ phần cá nhân, cổ phần nước ngoài,... Nếu nói rằng, trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa xã hội, kết cấu thành phần kinh tế trong toàn xã hội là nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chính, thì chế độ cổ phần đã du nhập hình thái ấy vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp trở thành thể hỗn hợp lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chính, xen lẫn các thành phần kinh tế khác, tương tự như kết cấu bê tông, có cốt thép, có xi măng, có cát vàng, có sỏi đá, được nhào trộn thành một khối, tăng sức kết tụ của doanh nghiệp nhà nước, tăng sức sống của doanh nghiệp nhà nước. Kết cấu “bê tông” này không làm thay đổi tính chất kinh tế nhà nước, mà chỉ làm thay đổi hình thức thực hiện để thích ứng với yêu cầu xã hội hóa sản xuất và của nền kinh tế thị trường. Tóm lại, kết cấu “hỗn hợp” kinh tế nhà nước xen lẫn nhiều thành phần kinh tế khác - doanh nghiệp cổ phần, là bức tranh muôn màu muôn vẻ, đa nguyên, đan xen. Chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng. Theo Nghị quyết Trung ương III thì đây là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước. Do xác định rõ ràng về sở hữu và tách bạch được quyền sở hữu và quyền quản lý trong chế độ cổ phần nên hạn chế được việc thiếu trách nhiệm trong quản lý tài sản dẫn đến thất thoát vốn, tài sản. Ưu điểm của cổ phần hóa là tất cả các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần đều không sa thải người lao động, đồng thời một bộ phận người lao động đã trở thành các cổ đông nên quyền lợi của họ được gắn chặt với công ty; vì vậy, họ có trách nhiệm hơn không chỉ trong công việc trực tiếp của mình mà còn đề xuất nhiều kiến nghị yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc điều hành công ty có hiệu quả hơn. Cổ phần hóa đã thu hút thêm lượng vốn khá lớn của các cá nhân, pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế khác để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định lại rõ ràng, minh bạch hơn, được đánh giá đúng hơn nên đã tăng hơn so với sổ sách kế toán. Sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp không những bảo toàn mà còn tăng đáng kể được vốn, các chỉ tiêu tài chính đều tăng, người lao động tiếp tục có việc làm và tăng thu nhập cho thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cải cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động. Chương II: Tổng quan về Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài I. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài được thành lập theo quyết định số 444/CAAV ngày 01/06/1993 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, hiện nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Trên thực tế, dịch vụ cung ứng suất ăn hàng không tại Nội Bài đã có từ hơn 20 năm nay, kể từ khi sân bay Nội Bài bắt đầu khai thác dịch vụ bay thương mại. Thời kỳ mới thành lập, cơ sở chế biến suất ăn tại Nội Bài chỉ là một cửa hàng ăn uống, sau đó được sửa chữa, cơi nới nhiều lần để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Từ năm 1993, với thay đổi về cơ cấu của hàng không dân dụng Việt Nam, Xí nghiệp suất ăn Nội Bài chính thức được thành lập trên cơ sở đội suất ăn của Xí nghiệp thương nghiệp Hàng không cũ. Hiện nay, Xí nghiệp chủ yếu cung cấp suất ăn hàng không cho Vietnam Airlines, ngoài ra còn phục vụ cho hai hãng hàng không khác là Pacific Airlines và Aeroflot. Từ những năm 1994-1995, Vietnam Airlines đã nghiên cứu một dự án liên doanh với Công ty suất ăn SERVIAR (Pháp) để thành lập Công ty liên doanh cung ứng suất ăn Nội Bài, một cơ sở chế biến và cung ứng suất ăn hiện đại có công suất khoảng 7.000 suất ăn/ngày với thời hạn liên doanh 20 năm. Dự án đã được cấp giấy phép đầu tư số 1248/GP ngày 23/05/1995. Kể từ đó đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (như thủ tục chậm trễ và phức tạp, thay đổi đối tác liên doanh, thay đổi nhân sự trong các bên liên doanh,...), việc triển khai dự án gặp khó khăn và bị kéo dài. Điều này cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã khiến cho dự kiến ban đầu như về quy mô xây dựng (2.000 m2), nhu cầu vốn đầu tư (ban đầu là 3.180.000 USD, sau được điều chỉnh lên 5.147.574 USD), dự báo mức tăng trưởng sản lượng, chính sách giá,.... không còn phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Do không thống nhất được phương án giải quyết, tháng 6 năm 1998, các bên liên doanh phải nhất trí đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép giải thể liên doanh trước thời hạn, khi mà công việc triển khai dự án mới chỉ được một số công việc như: xin cấp phép quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hạ tầng cơ sở, cấp phép xây dựng và đấu thầu,... Ngày 30/07/1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định số 331/BKH-QLDA giải thể trước thời hạn Công ty liên doanh cung ứng suất ăn Nội Bài. Sau khi liên doanh giải thể, vị trí cũng như tư cách pháp nhân của doanh nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài chưa được xác định rõ ràng. Tóm lại, cơ sở sản xuất hiện nay chật hẹp về diện tích, phân tán về địa điểm, chất lượng xây dựng và thiết kế không đạt yêu cầu của một cơ sở sản xuất - chế biến suất ăn hàng không cùng với các trang thiết bị sản xuất thô sơ lạc hậu, khó có thể đáp ứng tốt các yêu cầu nghiêm ngặt của ngành dịch vụ này. II. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 1. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp Là một doanh nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn hàng không nên tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm có sự đòi hỏi khắt khe và là rất quan trọng, đặc biệt là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Xí nghiệp phải phục vụ suất ăn cho nhiều chủng loại khách từ các vùng địa lý khác nhau; điều này đòi hỏi phải có sự phong phú về thực đơn các món ăn. Do đó, nguồn nguyên liệu là hết sức quan trọng, nó quyết định không nhỏ đến chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Ngoài ra, lao động nữ chiếm một phần lớn trong tổng số lao động của Xí nghiệp nên vấn đề chính sách cho lao động cũng cần có sự ưu đãi. Xí nghiệp cũng cần thuê chuyên gia nước ngoài cố vấn trong thời gian ngắn (khoảng 2 năm) để quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ người Việt thay thế khi hết nhiệm kỳ. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng chất lượng phục vụ của Vietnam Airlines, Xí nghiệp cần được đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2. Quan hệ với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Do hiện nay là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nên các chính sách, chiến lược phát triển phải được sự phê duyệt, chấp thuận của Tổng Công ty mới có thể thực hiện được. Doanh nghiệp không có được sự chủ động trong việc đầu tư, định hướng phát triển để thực hiện được nhịp độ phát triển chung của hàng không dân dụng Việt Nam. Doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Tổng Công ty để có thể mở rộng hợp tác kinh doanh nhằm tăng thêm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện để Xí nghiệp có thể được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và lập kho bảo thuế cho những mặt hàng phục vụ các chuyến bay quốc tế. Mặc dù quy mô của Xí nghiệp không lớn so với các đơn vị thành viên khác của Tổng Công ty, nhưng Xí nghiệp đóng góp trực tiếp một phần không nhỏ trong việc hoàn thiện chất lượng phục vụ hành khách của Tổng Công ty. III. Hiện trạng và triển vọng của dịch vụ cung ứng suất ăn hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài 1. Cơ sở vật chất hiện tại của Xí nghiệp Tình trạng của cơ sở chế biến suất ăn hiện tại cũ nát, lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng. Do không có sự quy hoạch từ đầu nên trong quá trình phát triển, mặt bằng của Xí nghiệp không thể mở rộng. Xí nghiệp phải thuê địa điểm sản xuất bánh cách khu nhà xưởng chính 500 mét và văn phòng tại khách sạn Nội Bài. Cơ sở bị phân tán có ảnh hưởng xấu tới dây chuyền sản xuất và công tác điều hành quản lý. Do được xây dựng từ lâu, thiết kế khu nhà xưởng hiện tại không phù hợp với các yêu cầu của một cơ sở chế biến suất ăn hàng không về mặt kết cấu, chất lượng cũng như bố trí các khu sản xuất. Do có dự án liên doanh với Công ty Servair (Pháp), những năm gần đây, Xí nghiệp không được đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để chờ chuyển sang liên doanh. Trừ các xe đặc chủng nâng suất ăn lên máy bay, các trang thiết bị sản xuất, còn lại đều thô sơ, cũ nát và lạc hậu. Cơ sở sản xuất hiện nay có địa điểm phân tán, chất lượng xây dựng và thiết kế không đạt yêu cầu, trang thiết bị sản xuất thô sơ và lạc hậu, mặt bằng không thể phát triển mở rộng,... Xí nghiệp khó có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của ngành dịch vụ cung ứng suất ăn hàng không. Đặc biệt hiện nay, khi mà Công ty liên doanh suất ăn Nội Bài đã giải thể, nếu không có biện pháp giải quyết sớm thì việc cung ứng suất ăn cho hàng không Việt Nam tại Nội Bài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trang thiết bị hiện có Khoản mục Nguyên giá Giá trị còn lại VND USD VND USD 1. Công cụ, dụng cụ 2. Tài sản cố định - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải - Phương tiện dụng cụ 3. Cộng 426.850.000 7.773.402.323 33.438.875 6.306.170.019 1.433.793.429 8.200.252.323 30.489 555.243 2.388 450.441 102.414 585.723 213.425.000 2.891.358.198 0 2.733.557.299 157.800.899 3.104.783.198 15.245 206.526 0 195.254 11.271 221.770 2. Nguồn nhân lực hiện có Hiện Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài có tổng cộng 185 cán bộ công nhân viên với cơ cấu như sau: Về trình độ chia ra: Đại học: 25 người; sơ cấp: 134 người; trung cấp: 25 người; lao động phổ thông: 10 người. Tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên là 34 tuổi. Số lao động nữ: 105 người. Những năm gần đây, đội ngũ nhân lực của Xí nghiệp luôn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ, nhưng do điều kiện lao động thủ công với những công cụ thô sơ nên trình độ còn nhiều hạn chế. Để đảm nhiệm tốt công việc của một cơ sở chế biến suất ăn hiện đại, cung ứng dịch vụ suất ăn cho các hãng hàng không quốc tế thì đội ngũ nhân viên hiện nay cần được đào tạo lại và bổ sung thêm những nhân viên có khả năng và trình độ chuyên môn cao, đặc biệt trong các lĩnh vực nấu nướng, vệ sinh thực phẩm, tiếp thị và phục vụ khách hàng, kỹ thuật, ngoại ngữ, quản lý,... 3. Chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện tại Với mục tiêu vệ sinh, an toàn, chính xác, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên, Xí nghiệp suất ăn Nội Bài cùng sự tham gia của các chuyên gia tư vấn APAVE, Xí nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh, đưa vào áp dụng 18 quy trình, 15 hướng dẫn, 5 quy định theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 từ tháng 7/2001. Ngày 29/05/2002, tại Hà Nội, Xí nghiệp đã tổ chức lễ đón nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, tổng số ý kiến phản ánh của khách hàng đã giảm đáng kể: năm 2001 giảm 53% so với năm 2000, 4 tháng đầu năm 2002 giảm 32% so với năm 2001. Mặc dù với sự cố gắng cải tiến của Xí nghiệp trong những năm qua, chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được cải thiện song chỉ đạt được những giới hạn nhất định do: - Cơ sở sản xuất, trang thiết bị lạc hậu. - Trình độ chuyên môn và tay nghề của công nhân còn hạn chế. - Nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm còn hạn chế (do thị trường nội địa chưa đáp ứng tốt được các loại nguyên liệu thực phẩm chất lượng cao trong khi Xí nghiệp chưa trực tiếp khai thác được nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài vì chưa có giấy phép nhập khẩu trực tiếp). - Uy tín doanh nghiệp chưa cao trên thị trường suất ăn quốc tế. 4. Thị trường hiện tại và triển vọng của thị trường cung ứng suất ăn hàng không Nội Bài 4.1. Thị trường cung ứng suất ăn hiện tại của Xí nghiệp Xí nghiệp cung ứng suất ăn hàng không Nội Bài hiện chủ yếu cung cấp suất ăn và dịch vụ cho Vietnam Airlines. Ngoài ra, Xí nghiệp còn hợp đồng phục vụ cho các hãng Pacific Airlines với tần suất 1 chuyến/tuần và Hàng không Nga Aeroflot với tần suất 2 chuyến/tuần. Còn các hãng hàng không nước ngoài khác (trừ các chuyến bay charter) thường nạp suất ăn từ các sân bay gốc hoặc các sân bay lân cận cho chặng bay lượt về xuất phát từ Nội Bài. Sản lượng suất ăn cung ứng của Xí nghiệp trong những năm gần đây 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng (suất ăn) 574.882 755.200 893.901 970.175 1.002.429 937.492 954.187 Công suất (suất ăn/ngày) 1.575 2.069 2.449 2.658 2.746 2.568 2.614 Chỉ số tăng trưởng(%) 31,4 18,4 8,5 3,3 -6,5 1,8 Lượng cung ứng suất ăn từ năm 2000 cho tới năm 2002 đã tăng gần gấp đôi. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn này là 9,4%/năm. Tỷ lệ suất ăn phục vụ cho các đối tượng trong tổng sản lượng như sau: VNA nội địa: 68% tổng sản lượng; VNA quốc tế: 24% tổng sản lượng; các hãng khác: 8% tổng sản lượng. 4.2. Tiềm năng và triển vọng của thị trường cung ứng suất ăn hàng không Nội Bài Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường suất ăn hàng không ở phần trên ta thấy: - Lưu lượng khách qua đường hàng không trong những năm qua tăng rất nhanh. Tuy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực (năm 1998) và vụ khủng bố bằng máy bay ở New York ảnh hưởng, khiến tốc độ tăng giảm xuống, nhưng tới năm 2007 và 2012 sẽ phục hồi và phát triển. Theo dự báo, lượng khách vận tải hàng không tại Việt Nam năm 2007 tăng bình quân 7%/năm; năm 2012 là 10%/năm. - Vietnam Airlines hiện là đối tượng phục vụ chủ yếu của Xí nghiệp suất ăn hàng không Nội Bài. Khi cơ sở chế biến suất ăn hàng không mới được thành lập và đi vào hoạt động, Công ty sẽ cung ứng toàn bộ nhu cầu suất ăn hàng không của Vietnam Airlines tại Nội Bài. Theo dự báo, lượng khách vận tải hàng không của Vietnam Airlines sẽ tăng trong giai đoạn 2002-2007 khoảng 5-7%/năm, giai đoạn 2007-2012 khoảng 7-9%/năm. - Nội bài là sân bay quốc tế của thủ đô, cửa ngõ hàng không phía Bắc của Việt Nam, hiện đang được nâng cấp và mở rộng để trở thành sân bay hiện đại tiêu chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh lượng khách vận tải hàng không ngày càng tăng, sân bay được mở rộng nâng cấp, các tuyến đường bay đi/đến Nội Bài sẽ mở rộng, sẽ có thêm nhiều hãng hàng không nước ngoài tới Nội Bài, và lưu lượng khách qua sân bay Nội Bài sẽ tăng đáng kể. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho thị trường cung ứng suất ăn hàng không và dịch vụ tại Nội Bài. - Hiện nay do những hạn chế về chủ quan, thị phần của Xí nghiệp suất ăn Nội Bài còn khá thấp. Đối tượng phục vụ chủ yếu vẫn là Vietnam Airlines. Với tư cách là một đơn vị phục vụ nội bộ, Xí nghiệp hiện đáp ứng 100% nhu cầu về cung ứng suất ăn và dịch vụ chuyến bay của Vietnam Airlines đi từ Nội Bài (riêng các chuyến bay từ Nội Bài tới các sân bay lẻ phía Bắc như Điện Biên, Xí nghiệp cung cấp suất ăn cho cả hai chiều). Thị phần đối với các hãng nước ngoài của Xí nghiệp rất thấp. Trong tương lai, cơ sở mới sẽ đáp ứng cho toàn bộ thị phần mà Xí nghiệp hiện đang phục vụ. Nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ nâng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, với giá cả cạnh tranh, Công ty sẽ mở rộng được thị phần, có thêm nhiều khách hàng mới là các hãng hàng không nước ngoài. Dự báo sản lượng suất ăn và dịch vụ cung ứng của Công ty chế biến suất ăn hàng không Nội Bài được lập dựa trên các yếu tố và giả thiết sau: - Số liệu về lượt khách và chuyến bay đi/đến sân bay Nội Bài của VNA và các hãng khác thời điểm năm 2002. - Sản lượng suất ăn và dịch vụ chuyến bay của Xí nghiệp suất ăn Nội Bài năm 2002. * Dự báo mức thấp: - Giai đoạn 2002-2007: căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, vận tải hàng không của cả nước, của khu vực, căn cứ vào chất lượng dịch vụ về suất ăn được nâng cao, dự kiến mức tăng sản lượng hàng năm của cơ sở suất ăn bình quân là 6%/năm đối với phục vụ VNA và 8%/năm đối với phục vụ các hãng quốc tế. - Giai đoạn 2007-2012: kinh tế khu vực vượt qua khủng hoảng, nhà ga hàng không Nội Bài được mở rộng, cơ sở suất ăn hoạt động ổn định, dự kiến mức tăng sản lượng hàng năm của cơ sở suất ăn là 9%/năm đối với phục vụ VNA và 10%/năm đối với phục vụ các hãng quốc tế. Công suất bình quân năm 2012 đạt 5.200 suất ăn/ngày, lúc cao điểm tăng gấp 1,5 lần là 7.800 suất ăn/ngày. * Dự báo mức cao: - Giai đoạn 2002-2007: mức tăng sản lượng đạt 8%/năm cho cả VNA và các hãng khác. - Giai đoạn 2007-2012: mức tăng sản lượng đạt 9%/năm đối với phục vụ VNA; 10%/năm đối với phục vụ các hãng khác. Công suất bình quân năm 2012 đạt 6.000 suất ăn/ngày, lúc cao điểm tăng gấp 1,5 lần là 9.000 suất ăn/ngày. 4.3. Đánh giá Qua kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường, ta có thể thấy: - Thị trường vận tải hàng không ngày càng phát triển, trong đó có cả hoạt động vận tải của VNA; do đó nhu cầu cung ứng suất ăn hàng không ngày càng tăng. - Lưu lượng khách qua sân bay Nội Bài ngày càng nhiều. Sẽ có thêm nhiều tuyến đường bay mới và các hãng hàng không nước ngoài bay tới Nội Bài. - Với điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, dây chuyền sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý kém, vệ sinh sản phẩm không đạt tiêu chuẩn quốc tế, Xí nghiệp suất ăn Nội Bài sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp trước hết tới VNA. - Việc đầu tư xây dựng một cơ sở chế biến suất ăn hàng không hiện đại tại Nội Bài là hết sức cần thiết và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở sẽ giúp cho nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của hàng không Việt Nam, đồng thời mở rộng thị trường và thu hút thêm nhiều khách hàng nước ngoài. 4.4. Việc chuyển đổi Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài thành công ty cổ phần là tất yếu khách quan Tận dụng đất đai, tài sản vật chất và lao động sẵn có tạo ra tiềm lực kinh tế mới thông qua cơ chế hoạt động mới - công ty cổ phần, và thu hút thêm vốn đầu tư tiến hành xây dựng một cơ sở chế biến suất ăn hiện đại tại sân bay quốc tế Nội Bài thông qua việc cổ phần hóa Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài theo cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên các chuyến bay quốc tế và nội địa của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hàng không Việt Nam trên thị trường vận tải hàng không quốc tế, mở rộng thị trường cung ứng suất ăn cho các hãng hàng không nước ngoài có các chuyến bay tới sân bay quốc tế Nội Bài. Đồng thời Công ty có thể thoát ra để thực hiện một cơ chế quản lý mới năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao sự chuyên môn hóa trong ngành hàng không, để Vietnam Airlines thực hiện chức năng vận tải là chính, tập trung vào việc phát triển đội máy bay, đội ngũ phi công, đội ngũ tiếp viên, bảo dưỡng kỹ thuật để trở thành một hãng hàng không lớn trong khu vực. Điều đó sẽ góp phần vào sự phát triển chung của hàng không dân dụng Việt Nam cũng như thúc đẩy các hoạt động hàng không dân dụng quốc tế tại cảng hàng không Nội Bài, mang lại các nguồn lợi kinh tế cho đất nước. Chương III: Phương án cổ phần hóa Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài I. Mục tiêu và hình thức cổ phần hóa 1. Mục tiêu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường giám sát xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. 2. Hình thức cổ phần hóa Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn và triển vọng, tôi đề xuất bán toàn bộ giá trị doanh nghiệp (thuộc vốn Nhà nước). Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là công ty mẹ, giữ cổ phần chi phối (51%). Giá trị doanh nghiệp: 11.104,8 triệu VND, trong đó: Vốn cố định: 6.104,8 triệu đồng; vốn lưu động: 5.000 triệu đồng Trừ đi: Giá trị bán ưu đãi cho người lao động: 2.376,5 triệu đồng; giá trị bán trả chậm cho người lao động nghèo: 594,125 triệu đồng; chi phí cổ phần hóa (dự kiến): 229,237 triệu đồng. Còn lại 7.904,938 triệu đồng sẽ nộp vào quỹ cổ phần hóa của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Số vốn cần huy động thêm để đầu tư phát triển: 59.334,938 triệu VND. Vốn điều lệ Công ty cổ phần: 62.534 triệu VND. Dự kiến bán hết cổ phần trong một đợt. Động viên cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp mua cổ phần. Số còn lại bán cho các cổ đông ngoài doanh nghiệp. Sau 5 năm hoạt động, bán tiếp cổ phần đợt hai (dự kiến trị giá 10.000 triệu đồng) để đầu tư bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất như phương án phát triển đã trình bày ở trên. II. Cổ phiếu 1. Mệnh giá cổ phiếu 100.000 VND. 2. Các loại cổ phiếu sẽ phát hành Cổ phiếu của Công ty cổ phần được chia thành hai loại: - Cổ phiếu ghi tên là cổ phiếu của Nhà nước; của các thành viên hội đồng quản trị, của người lao động nghèo mua trả chậm. - Cổ phiếu không ghi tên là cổ phiếu của các cổ đông khác. 3. Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông trong doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa TT Các đơn vị cá nhân mua cổ phiếu Tỷ lệ % giá trị DN Thành tiền (triệu VND) Số cổ phiếu 1 Số CP thuộc sở hữu Nhà nước 51% 31.892,34 318.923,4 2 Số CP bán ưu đãi cho người LĐ 3,8% 2.376,5 23.765 3 Số CP bán ưu đãi cho người nghèo 0,95% 594,125 5.941,25 4 Số CP bán ra theo nguyên giá: trong đó: - Bán cho người LĐ - Bán ra ngoài: 44,25% 14,25% 30% 27.671,295 8.911,095 18.760,2 276.712,95 89.110,95 187.602 4. Thời gian và cơ quan bán cổ phiếu Doanh nghiệp tự bán. III. Một số nội dung dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần cung ứng suất ăn Nội Bài 1. Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong Công ty cổ phần - Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,... trong Công ty hoạt động theo đúng quy định của các tổ chức này và theo Hiến pháp và Pháp luật. - Công ty tôn trọng và tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động bình thường. 2. Quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty Vốn của Nhà nước trong Công ty do Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cử. Người quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty thực hiện quyền của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. 3. Đại hội đồng cổ đông 3.1. Thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của Công ty cổ phần cung ứng suất ăn Nội Bài. 3.2. Các loại đại hội đồng 3.2.1. Đại hội đồng thành lập: Là phiên họp đầu tiên của đại hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định các thủ tục thành lập; - Kiểm tra tư cách cổ đông; - Thảo luận thông qua điều lệ, phương án kinh doanh; - Bầu HĐQT và Ban kiểm soát. Đại hội đồng thành lập phải là cổ đông đại diện cho ít nhất 3/4 vốn điều lệ của Công ty và biểu quyết theo đa số quá bán. 3.2.2. Đại hội đồng thường kỳ: Được triệu tập vào cuối mỗi năm tài chính và cũng phải có cổ đông đại diện cho ít nhất 3/4 vốn điều lệ của Công ty tham dự mới có giá trị. Đại hội đồng thường kỳ giải quyết các vấn đề sau: - Sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty (nếu có); - Quyết định phương hướng phát triển và phương án đầu tư; - Quyết định phương án kinh doanh hàng năm của Công ty; - Thông qua các bản tổng kết năm tài chính; - Quyết định số lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần và số lợi nhuận để trích lập các quỹ, phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra trong kinh doanh; - Bầu, bãi miễn các thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ấn định mức thù lao hoặc tiền lương, tiền thưởng cho các thành viên HĐQT và ban kiểm soát; - Quyết định việc tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu mới. 3.2.3. Đại hội cổ đồng đông bất thường - Đại hội đồng cổ đông bất thường triệu tập để: Quyết định các vấn đề khẩn cấp ảnh hưởng đến sự tồn tại của Công ty; quyết định đến các vấn đề thay đổi, bổ sung, bãi nhiệm thành viên HĐQT, ban kiểm soát vì lý do khẩn cấp. - Đại hội đồng cổ đông bất thường do Chủ tịch HĐQT triệu tập theo đề nghị của 2/3 thành viên HĐQT hoặc của nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất 3/4 vốn điều lệ của Công ty hoặc trưởng ban kiểm soát. Trong trường hợp đã thông báo triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường đến lần thứ 3 mà số cổ đông tham dự chỉ đại diện cho 2/3 số vốn điều lệ thì đại hội vẫn được coi là hợp pháp. Các quyết định của đại hội này chỉ cần số cổ đông đại diện cho trên 50% vốn điều lệ chấp nhận là có giá trị. 3.3. Biểu quyết - Các nghị quyết của đại hội đồng được thông qua bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Riêng việc bầu và bãi nhiệm thành viên HĐQT và ban kiểm soát phải thực hiện bằng bỏ phiếu kín. - Số phiếu biểu quyết được tính bằng số cổ phần sở hữu hoặc cổ phần đại diện. - Mọi khiếu nại về kết quả biểu quyết chỉ được xem xét tại đại hội đồng, không được phản đối tính hợp lệ trong bất cứ lúc nào. - Mọi nghị quyết, quyết định của đại hội đồng là những văn bản hợp pháp của Công ty, mọi cổ đông phải nghiêm chỉnh chấp hành. 4. Hội đồng quản trị và ban kiểm soát 4.1. Cơ cấu của hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cấp có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần cung ứng suất ăn hàng không Nội Bài giữa hai kì đại hội. Nhiệm kỳ của HĐQT là ba năm. - HĐQT của công ty có từ 5-7 người, gồm chủ tịch, phó chủ tịch và thành viên. - Thành viên HĐQT phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: + Có năng lực điều hành, có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng kinh doanh của Công ty, có kiến thức về kinh tế thị trường, có bằng đại học. + Có uy tín và phẩm chất tốt. + Có sở hữu cổ phần từ 1% vốn điều lệ trở lên. Không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Doanh nghiệp. 4.2. Thể thức bầu và bãi nhiệm HĐQT - Bầu trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Người được bầu vào HĐQT phải thu được đa số quá bán vốn điều lệ. Trường hợp hai người cuối cùng có số phiếu bằng nhau, sẽ tổ chức bầu lại trong hai người đó để chọn người có số phiếu cao hơn. - Đại hội đồng cổ đông có quyền bãi nhiệm thành viên HĐQT và bầu người thay thế. - Chức danh thành viên HĐQT sẽ kết thúc khi: Hết nhiệm kỳ quy định; Luật pháp hoặc mệnh lệnh của Nhà nước cấm không cho giữ chức vụ này; Mất trí; Xin từ chức được HĐQT chấp nhận; Phạm tội; Không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4.3. Quyền hạn của hội đồng quản trị HĐQT có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Mở rộng hoặc điều chỉnh phương án hoạt động kinh doanh. - Vay tiền đầu tư phát triển. - Phát hành trái phiếu, cổ phiếu theo kế hoạch đã được đại hội đồng chấp thuận và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Quyết định phương án tổ chức bộ máy quản lý điều hành; bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng đại diện chi nhánh. - Xem xét chuẩn y đề nghị của giám đốc về các chức danh trưởng phó phòng ban, cửa hàng. - Quyết định chế độ lương thưởng của các chức danh trên. - Giám sát giám đốc thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông, HĐQT và chấp hành điều lệ của Công ty. - Thẩm định các báo cáo tài chính và các báo cáo trình đại hội đồng. - Thực hiện các quyền hạn khác theo Luật doanh nghiệp. - Thành viên HĐQT có thể kiêm nhiệm các chức danh quản lý. - Chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc điều hành. 4.4. Trách nhiệm và quyền lợi của thành viên HĐQT - Các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty. - Các thành viên HĐQT được hưởng thù lao và tiền thưởng do đại hội đồng cổ đông quyết định. 4.5. Thể thức hoạt động của HĐQT - HĐQT họp định kỳ 3 tháng một lần tại trụ sở Công ty. HĐQT sẽ họp phiên bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 thành viên HĐQT. - Chủ tịch HĐQT triệu tập và chủ tọa các phiên họp của HĐQT. Khi chủ tịch vắng mặt hoặc không đủ tư cách thực hiện chức trách thì phó chủ tịch sẽ thực hiện chức trách này; nếu không có phó chủ tịch thì các thành viên còn lại của HĐQT bầu người chủ tọa. - Phiên họp của HĐQT phải có mặt 2/3 thành viên mới được coi là hợp lệ. Thành viên HĐQT vắng mặt có thể ủy quyền cho đại diện bỏ phiếu thay. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản và gửi đến chủ tịch HĐQT 3 ngày trước khi họp. - HĐQT biểu quyết theo nguyên tắc đa số quá bán. Trường hợp số phiếu ngang nhau, bên nào có phiếu của chủ tọa sẽ được coi là quyết định. - Các phiên họp của HĐQT phải được ghi biên bản và lưu trữ tại Công ty. 4.6. Ban kiểm soát - Ban kiểm soát có 3 thành viên do đại hội đồng bầu, trong đó có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát trùng với nhiệm kỳ của HĐQT. - Thành viên ban kiểm soát phải là cổ đông của Công ty, không được là thành viên của HĐQT, ban điều hành, không phải là vợ chồng hoặc người thân ba đời của thành viên HĐQT, giám đốc và kế toán trưởng của Công ty. 4.7. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban kiểm soát - Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của Công ty và đề nghị triệu tập đại hội đồng cổ đông khi thấy cần thiết. - Trình đại hội đồng kết quả thẩm tra tài chính của Công ty và ý kiến độc lập của mình. Đại hội đồng cổ đông không thông qua quyết toán năm tài chính nếu chưa được ban kiểm soát xem xét và có ý kiến. - Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về sự kiện tài chính bất thường xảy ra. Về ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của giám đốc và HĐQT. - Yêu cầu các nhân viên trong Công ty cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu và các thuyết minh liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty. - Tham gia một số phiên họp của HĐQT nhưng không được quyền biểu quyết. - Được hưởng thù lao, tiền thưởng do đại hội đồng cổ đông quyết định; chịu trách nhiệm trước đại hội đồng về những vi phạm của mình gây thiệt hại cho Công ty. 5. Giám đốc và bộ máy giúp việc 5.1. Giám đốc Công ty - Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do HĐQT tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm. - Giám đốc có thể là người trong Công ty hoặc thuê ngoài. - Giúp việc giám đốc có phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng ban. - Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng; bị cách chức nếu điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Trong trường hợp thuê giám đốc thì chủ tịch HĐQT thay mặt trực tiếp ký hợp đồng lao động. 5.2. Quyền hạn và lợi ích của giám đốc - Đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và trong quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức khác trong và ngoài nước. - Tổ chức quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Công ty có hiệu quả đạt được mục tiêu do đại hội đồng cổ đông và HĐQT đề ra. - Căn cứ vào phương hướng phát triển của Công ty do đại hội đồng đề ra, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để trình đại hội đồng quyết định. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đó, giám đốc chỉ được điều chỉnh sau khi được HĐQT đồng ý. - Điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, có quyền bố trí sản xuất kinh doanh trong Công ty, quyết định những phương án kinh doanh cụ thể. - Lựa chọn và đề nghị HĐQT bổ nhiệm các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ Công ty. - Tuyển dụng, bố trí lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với Luật Lao động. - Xây dựng và trình HĐQT quyết định cơ chế trả lương cho công nhân viên và tổ chức thực hiện. - Có quyền kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc đối với công nhân viên theo đúng Luật Lao động. - Tổ chức công tác thống kê, kế toán tài chính trong Công ty; xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm. - Chịu sự quản lý trực tiếp của HĐQT và chịu sự kiểm tra của ban kiểm soát. - Được hưởng lương, tiền thưởng do HĐQT quyết định. 5.3. Uỷ quyền, ủy nhiệm - Giám đốc có thể ủy nhiệm hoặc ủy quyền cho phó giám đốc hoặc một số người khác trong Công ty thay mặt mình giải quyết một số công việc hoặc thay mặt mình thi hành một số nhiệm vụ của Công ty, nhưng giám đốc phải chịu trách nhiệm pháp lý trước sự ủy nhiệm. - Mọi sự ủy quyền, ủy nhiệm có liên quan đến con dấu của Công ty phải thực hiện bằng văn bản. - Giám đốc điều hành Công ty là người ủy quyền, ủy nhiệm duy nhất về lĩnh vực tài chính của Công ty. 6. Lao động và tiền lương 6.1. Lao động Việc tuyển dụng, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện theo Bộ Luật Lao động và nội dung chế độ hợp đồng lao động đã ký giữa giám đốc và người lao động. 6.2. Tuyển dụng lao động - Giám đốc có quyền tuyển dụng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với Luật Lao động. - Trong quá trình hoạt động, xét thấy cần tuyển dụng bổ sung lao động, Công ty sẽ tuyển dụng những người có năng lực, trình độ và khả năng phù hợp mà Công ty cần. - Ưu tiên tuyển chọn con em của cổ đông của Công ty nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn đề ra. - Nếu có trường hợp thừa kế muốn được thay thế vào làm việc thì người đó cũng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định mới được thay thế. 6.3. Tiền lương - Tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động và theo đúng quy định của pháp luật. - Trong một năm đầu khi chuyển sang công ty cổ phần vẫn áp dụng chế độ lương cũ của Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài. 6.4. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động - Người lao động trong Công ty được hưởng các quyền lợi về phúc lợi xã hội theo quy định của điều lệ Công ty và bản thỏa ước lao động tập thể hợp pháp. - Người lao động được hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Lao động. - Người lao động phải chấp hành đầy đủ điều lệ, nội quy, kỷ luật của Công ty và pháp luật Nhà nước. Ai vi phạm, Công ty có quyền thi hành kỷ luật; quy trách nhiệm về vật chất; phạt tiền, đền bù tài sản hoặc buộc thôi việc tùy theo mức độ vi phạm. 7. Tài chính, kế toán và phân phối lợi nhuận 7.1. Quyết toán và kế hoạch tài chính Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, chậm nhất là 30 ngày đầu của năm tài chính tiếp theo, chủ tịch HĐQT báo cáo đại hội đồng thường kỳ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết toán tài chính cả năm và những dự kiến kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo. 7.2. Thể lệ kế toán Thể lệ kế toán căn cứ vào Pháp lệnh thống kê - kế toán của Việt Nam hiện nay và quy định hiện hành của Bộ Tài chính. 7.3. Phân phối lợi nhuận Tổng số lợi nhuận sau khi trừ thuế và các khoản phải nộp khác là lợi nhuận ròng của Công ty. - Lợi nhuận ròng được phân bổ và sử dụng như sau: + Trích lập quỹ dự trữ bằng 5% lợi nhuận ròng. Quỹ này được bổ sung hàng năm cho đến khi đạt mức 10% vốn điều lệ của Công ty. + Quỹ đầu tư phát triển Công ty tối đa là 10%. + Quỹ khen thưởng phúc lợi tối đa là 5%. + Quỹ trợ cấp mất việc làm tối đa là 3%. Sau khi trích lập các quỹ nói trên, lợi nhuận còn lại được chia cho các cổ đông gọi là cổ tức. - HĐQT có trách nhiệm trình đại hội đồng cổ đông phương án phân phối lợi nhuận hàng năm của Công ty. 7.4. Phân chia lợi tức cổ phần Lợi tức cổ phần được chia định kỳ mỗi năm 2 lần vào đầu quí III và đầu quí I của năm tài chính. 7.5. Xử lý kinh doanh khi thua lỗ Trong những năm tài chính, nếu Công ty thua lỗ, HĐQT trình đại hội đồng cổ đông quyết định trích quỹ dự trữ để bù đắp hoặc chuyển khoản lỗ sang năm tài chính tiếp theo. IV. Những vấn đề kiến nghị giải quyết 1. Vốn, tài sản Số tiền thu về từ bán cổ phiếu cho người lao động nghèo trả chậm, doanh nghiệp sẽ thu và trả cho Nhà nước theo đúng quy định hiện hành. 2. Lao động Đề nghị Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp để đào tạo và đào tạo lại CBCNV, dự kiến 100 người với tổng kinh phí 300 triệu đồng. 3. Thuế 4. Những kiến nghị khác Đề nghị được bán cổ phiếu sau 15 ngày kể từ ngày được các cấp có thẩm quyền quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Thời gian bán cổ phiếu là 2 tháng. Bán cổ phiếu tại trụ sở doanh nghiệp: Sân bay quốc tế Nội Bài. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, kinh tế Nhà nước và DNNN có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN, phát triển và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vì vậy, DNNN phải không ngừng được sắp xếp, đổi mới, phát triển, có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao hiệu quả. Trên cơ sở đó, thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu DNNN, chuyển các DNNN sang thực sự kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hợp tác với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Quá trình tổ chức lại DNNN phải bao hàm cả vấn đề phát triển xây dựng mới các DNNN ở những ngành, lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế nhưng không hấp dẫn khu vực tư nhân, hoặc khu vực tư nhân không có khả năng đầu tư, vì đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. Nhà nước phải đầu tư mang tính chất mở đường và đến khi các ngành này đủ sức thu hút sự đầu tư của khu vực tư nhân, thì Nhà nước có thể cổ phần hóa, rút vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực mang tính chất "mở đường" khi quá trình phát triển kinh tế có những đòi hỏi mới. Quá trình trên sẽ xẩy ra liên tục và khu vực kinh tế Nhà nước luôn luôn là người đi tiên phong, dựa vào tiềm lực kinh tế của Nhà nước để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển cao hơn. Với hướng phát triển này, dù với số vốn hữu hạn, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn có thể thực sự đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển đối với toàn bộ nền kinh tế. Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, trong đó có cổ phần hóa DNNN là vấn đề rất hệ trọng trong đường lối phát triển kinh tế, đồng thời rất nhạy cảm về chính trị, liên quan tới sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Quá trình thực hiện có nhiều vấn đề mới đặt ra. Do đó vừa phải tiến hành đồng bộ, khẩn trương nhưng phải vững chắc, có bước đi phù hợp, vừa làm vừa tìm tòi rút kinh nghiệm, đảm bảo ổn định và phát triển. Coi trọng việc bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp giỏi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao; chú trọng chăm sóc đời sống công nhân, quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra, không đẻ khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tổ chức doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. Hỏi đáp về pháp luật kinh tế Việt Nam - Luật gia Lê Thành Châu, Luật gia Nguyễn Thu Thảo - Nhà Xuất bản Thống kê. Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước - Trương Văn Bân (chủ biên) - Sách tham khảo - Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. Luật Doanh nghiệp - Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. Tạp chí Cộng sản - Số 11, tháng 6/2000. Tạp chí Cộng sản - Số 17, tháng 9/2001. Cổ phần hóa - một giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đề án thành lập Công ty cung ứng suất ăn Hàng không Nội Bài - Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, tháng 5/1999. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư cơ sở chế biến suất ăn hàng không Nội Bài - Ban Kế hoạch Đầu tư - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, tháng 8/1999. Chiến lược phát triển giai đoạn 2000-2010 - Xí nghiệp sản xuất - chế biến suất ăn Nội Bài - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, tháng 1/2000. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37028.doc
Tài liệu liên quan