Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 . Đặt vấn đề Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh thuộc tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc, nơi phân bố chủ yếu địa hình karst ở Việt Nam với nhiều hang động và các ngọn núi cao mà tiêu biểu là đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương”. Đây cũng là lãnh thổ có địa hình chia cắt với hệ thống sông suối khá phát triển mà tiêu biểu là hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng - Bằng Giang. Đây là những điều kiện và tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch thể thao - mao hiểm vốn đang rất được khách du lịch ưa chuộng. Minh chứng cho tính hấp dẫn của loại hình du lịch này là việc tổ chức thành công chương trình du lịch thể thao - mạo hiểm “Raid Gouloises” năm 2002 trên một lãnh thổ trải dài từ Lào Cai đến Hải Phòng. Mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở khu vực này sẽ được tăng lên khi du khách còn được khám phá những giá trị văn hoá bản địa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Dao, H’Mông, v.v. sinh sống ở đây. Mặc dù có tiềm năng lớn về du lịch thể thao - mạo hiểm, tuy nhiên thời gian qua loại hình du lịch này còn chưa phát triển, các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chưa rõ nét, đơn điệu và thiếu hấp dẫn. Khách du lịch hiện nay đến với vùng núi phía Bắc chủ yếu là để tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hoá của một số dân tộc thiểu số, tham quan cảnh quan ở một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Bể, Hoàng Liên, v.v. Tiềm năng du lịch đặc sắc của khu vực này cho đến nay còn để ngỏ. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là cho đến nay chưa có được cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) làm cơ sở cho việc đẩy mạnh sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc này. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc, góp phần tích cực khắc phục một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam và thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ sở học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc” là rất cần thiết và mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận mà sẽ còn có giá trị thực tiễn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển loại hình du lịch đặc thù và hấp dẫn của vùng núi phía Bắc Việt Nam. 1.2 Mục tiêu, nội dung, quan điểm, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu * Mục tiêu tổng quan: Góp phần làm phong phú và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; gắn phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch song còn nhiều khó khăn. * Mục tiêu cụ thể: Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) để phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm - thế mạnh đặc thù của vùng núi phía Bắc, góp phần nâng cao sức hấp dẫn du lịch của lãnh thổ. 1.2.2. Các nội dung nghiên cứu chính ƒTổng quan những vấn đề lý luận về du lịch thể thao - mạo hiểm, về sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, bao gồm cả việc xây dựng một số tiêu chí cơ bản của sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm. ƒTổng quan kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ƒTiềm năng tài nguyên du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒĐánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒXác định các nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ƒXác lập những định hướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒKiến nghị một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung. 1.2.3 Các quan điểm nghiên cứu chính * Quan điểm hệ thống lãnh thổ Hoạt động phát triển nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng, ở bất kỳ cấp phân vùng lãnh thổ nào cũng không tách rời trong hệ thống lãnh thổ chung ở cấp cao hơn. Hơn nữa, do đặc tính của hoạt động du lịch là có tính liên vùng và xã hội hoá cao nên nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch không thể tách rời khỏi quan điểm hệ thống lãnh thổ. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các yếu tố tài nguyên và môi trường do mối liên hệ liên vùng trong quản lý và đánh giá các tác động ảnh hưởng. * Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của nghiên cứu tự nhiên nói chung và nghiên cứu về tài nguyên, môi trường nói riêng. Các vấn đề được xét dưới những góc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng, các yếu tố kinh tế - xã hội, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần. - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của vùng lãnh thổ nghiên cứu. - Nghiên cứu toàn diện mối quan hệ tương tác giữa phát triển du lịch nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung trong vùng lãnh thổ nghiên cứu. * Quan điểm môi trường - sinh thái Du lịch là một ngành kinh tế, vì vậy trong hoạt động phát triển phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường sinh thái. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển du lịch bởi sự tồn tại của du lịch phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm du lịch, trong đó điều gây cảm nhận rõ nhất cho du khách là tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường. 1.2.4 Phạm vi nghiên cứu ƒVề lãnh thổ : Nghiên cứu được tiến hành trên lãnh thổ đất liền vùng trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm các tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (địa bàn các địa phương : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình và Quảng Ninh ). ƒVề thời gian: các số liệu, tài liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là những tư liệu đã công bố trong vòng 5 năm trở lại đây (2000 - 2005). ƒĐối tượng: tài nguyên du lịch, sản phẩm và điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm 1.2.5 Các phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.2.5.1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu * Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về phát triển du lịch có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài này. * Phương pháp điều tra thực địa Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc định hướng phát triển du lịch thể thao mạo hiểm ở những điểm được lựa chọn * Phương pháp thống kê Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động tự nhiên, kinh tế - xã hội với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. * Phương pháp chuyên gia Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan. * Phương pháp sơ đồ, bản đồ và GIS Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ có liên quan đến tổ chức lãnh thổ nào. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích minh hoạ về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS) sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ thuận lợi của hoạt động phát triển du lịch thể thao mạo hiểm đứng trên cơ sở tổng hợp các điều kiện và tài nguyên du lịch có liên quan. Kháiquátvề Hệ thông tin địa lý - GIS: Ngày nay, khái niệm về hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) còn chưa được hoàn toàn thống nhất từ những góc độ nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Có thể nêu ra một số thí dụ: ƒGIS là một hệ thống thông tin bao gồm một số phụ hệ (subsystem) có khả năng đổi dữ liệu địa lý thành các thông tin có ích (Calkins and Tomlinson 1977; Marble 1984; Star and Estes 1990). ƒGIS là một hệ thống có chức năng xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lãnh vực chuyên môn nhất định. (Pavlidis 1982). ƒGIS là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức tạp dựa vào khả năng máy tính và các bài toán xử lý thông tin không gian. (Tomlinson and Boy 1981). ƒGIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý. (Goodchild 1985; Peuquet 1985). ƒGIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. (National Centrer for Geographic Information and Analysis 1988). ƒGIS là một hệ thống bao gồm bốn khả năng xử lý dữ liệu là: 1) Nhập dữ liệu; 2) Quản lý dữ liệu (lưu trữ và truy xuất); 3) Hiệu chỉnh và phân tích dữ liệu; 4) Xuất dữ liệu. (Stan Aronoff 1993). Mặc dù còn có sự chưa thống nhất về “chữ nghĩa”, song đa số ý kiến đều cho rằng: “Hệ thông tin địa lý (GIS) là tập hợp phần cứng và phần mềm máy tính để lưu trữ, phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data) cho mục đích nào đó”. GIS khác với hệ thống đồ hoạ máy tính đơn thuần. Hệ thống đồ hoạ máy tính không quan tâm nhiều tới thuộc tính không đồ hoạ, cái mà một thực thể nhận thấy được có thể có hoặc không, trong khi đó các thuộc tính này rất có ích trong việc phân tích dữ liệu cho một mục tiêu nghiên cứu cụ thể nào đó. Một hệ thống đồ hoạ tốt là cấu phần cơ bản quan trọng của GIS, tuy nhiên chỉ với hệ thống đó vẫn chưa đủ vì hệ thống này mới chỉ là một phần cơ sở tốt cho việc phát triển GIS. GIS cũng khác với hệ thống trợ giúp thiết kế bằng máy vi tính (CAD - Computer Aided Design) dùng để vẽ các đối tượng kỹ thuật. Sự khác nhau chủ yếu giữa GIS và CAD là dung lượng và tính đa dạng của GIS lớn hơn nhiều và cách thức phân tích dữ liệu của GIS là tự nhiên hơn. Hệ GIS coi mô hình tiếp cận lãnh thổ như một loại các lớp bản đồ trùng phủ (Overlay) lên nhau mà mỗi lớp bản đồ riêng rẽ là một biến số. Thông tin thể hiện trên các bản đồ này có thể được tổ chức theo một trong hai cách : raster hoặc vector. Mô hình Raster sử dụng lưới điểm để thực hiện và lưu trữ thông tin, thể hiện trực tiếp cho phần bên trong của vùng và gián tiếp cho đường bao. Mô hình Vector thể hiện toàn bộ thụng tin thành điểm, đường hoặc vùng, thể hiện trực tiếp cho đường bao và gián tiếp cho phần bên trong của vùng. Năng lực của một hệ GIS dù theo cấu trúc Raster hay Vector thể hiện ở các chức năng xử lý và hiển thị các thông tin không gian của hệ ấy, bao gồm : ƒTruy nhập dữ liệu; ƒTạo và biến đổi các bản đồ; ƒTạo, chồng xếp, gộp các vùng; ƒCác phép đo, biến đổi toán học; ƒChồng xếp (overlay) và gộp (combine) các vùng; ƒXử lý Raster; ƒPhân tích không gian 3 chiều (3D analysis) Các mô hình xử lý chủ yếu có thể được mô tả như sau : + Mô hình quản lý dữ liệu bản đồ nhiều cấp: Mụ hỡnh này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý một số lượng lớn các đối tượng phân bố trên một phạm vi lónh thổ rộng mà mỗi đối tượng lại là một cơ sở dữ liệu - bản đồ hoàn chỉnh với nhiều lớp bản đồ cùng với các dữ liệu đi kèm. + Mô hình tạo bản đồ hệ thống các vùng (polygon) từ thuộc tính dữ liệu đã có, tạo bản đồ hệ thống các điểm (point) từ tập dữ liệu có gắn tọa độ quốc gia: mô hình này đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu xây dựng bản đồ chủ đề vùng, điểm rất phổ biến trong công tác nghiên cứu, tổ chức lãnh thổ. Mô hình này được thực hiện rất thuận tiện nhờ kỹ thuật GIS. + Mô hình thống kê diện tích, chu vi cũng như khoảng cách của các đối tượng trên một hoặc nhiều lớp bản đồ: đây là một khâu cơ bản trong GIS, trong hệ này, việc thống kê diện tích, chu vi và khoảng cách được đề xuất theo 2 cách : thống kê qua việc phân tích đường bao và thống kê qua việc đếm số pixel trong cấu trúc raster. + Mô hình chồng xếp và xây dựng một bản đồ chủ đề mới từ các lớp bản đồ đã có theo qui tắc bảng tra xếp cấp (area cross tabulation) hoặc theo mô hình toán học (Model): Hệ GIS giải quyết bài toán hay thông qua mô hình chồng xếp raster (matrix template) và kỹ thuật phân tích lớp (class analysis). + Mô hình phân tích địa hình, tính độ dốc, mật độ chia cắt: Hệ GIS giải quyết bài toán này một cách tự động và đưa ra các bản đồ tương ứng. Trong ứng dụng GIS để giải quyết các bài toán quản lý, đánh giá tài nguyên, xác định không gian thuận lợi cho một mục đích nào đó, v.v., có nhiều phương pháp (thuật toán) khác nhau như phương pháp phân tích lớp (class analysis); phương pháp nội suy không gian (spatial interpolation); phương pháp mô hình hóa 3 chiều (3-dimension model); v.v Tuy nhiên phương pháp đơn giản song khá hiệu quả thường được ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tế là phương pháp phân tích chồng xếp (Overlay Analysis) . Trong khuôn khổ phương pháp này, các số liệu không bị biến đổi mà chỉ phối hợp với nhau theo các phương pháp chồng xếp, tách chọn hoặc gộp nhóm. Công cụ toán học cơ bản được sử dụng nhiều nhất là đại số tập hợp (Boolean Algebra). Các phép toán cơ bản của đại số tập hợp là AND, OR, XOR NOT. Khi các số liệu thông tin địa lý đã được lưu trữ và có thể được truy nhập bằng các phương thức khác nhau, việc tái phân loại, ghép nhóm là những thao tác đầu tiên hay được thực hiện. Tư liệu được ghép nhóm theo các yêu cầu cho trước và sau đó được thể hiện trên màn hình. Các thuật toán chồng xếp chủ yếu áp dụng cho cấu trúc dữ liệu raster. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng cho các bản đồ vector. Đương nhiên khi chồng xếp các bản đồ vectơ với nhau, rất nhiều các vùng đa giác được tạo thành. Có những vùng thực sự có ý nghĩa và có những vùng hoàn toàn xuất hiện do sự không nhất quán giữa các bản đồ chuyên đề tạo thành. Đương nhiên với kiến thức chuyên ngành người ta có thể hiệu đính hoặc loại bỏ hoặc gộp các vùng lại với nhau. Kỹ thuật chồng xếp thường được đề xuất theo 2 cách : Qua bảng tra xếp cấp và qua mô hình toán học. + Qua bảng tra xếp cấp, ví dụ từ bản đồ nham và bản đồ kiểu địa hình có thể đưa ra bản đồ dạng đất (Land Form) qua bảng tra: Loại nham + Kiểu địa hình => Dạng đất + Qua mô hình toán học, ví dụ như : XM=A*Dt1*Lt2*pt3*Tt4 trong đó XM là bản đồ tiềm năng xói mòn, “A“ là bản đồ nhóm đất, “D“ là bản đồ độ dốc, “L“ là bản đồ chiều dài sườn, “p” là bản đồ cường độ mưa và “T“ là bản đồ thời gian mưa. Các yếu tố ở từng bản đồ thành phần nêu trên đều thể hiện qua trị số, định lượng tương ứng cho từng điểm của bản đồ raster. Bản đồ thành quả có thể xây dựng theo hai cách : ƒTừ bản đồ raster kết quả, trực tiếp đưa ra bản đồ chính thức; ƒTừ bản đồ raster thống kê phối hợp với một bản đồ đơn vị tự nhiên cơ sở, tiến hành phân loại các đơn vị tự nhiên cơ sở. Bản đồ thành quả chính thức sẽ được tạo ra từ bản đồ phân loại các đơn vị tự nhiên cơ sở. Như vậy, việc nghiên cứu phân vùng lãnh thổ có thể đưa về việc phân loại các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Và cũng do vậy, kỹ thuật phân loại lãnh thổ là một trong các phương pháp rất thường dùng. Trong trường hợp cụ thể của nghiên cứu này, phương pháp GIS được ứng dụng để xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc trên cơ sở mô hình „chồng ghép“ các bản đồ đánh giá các yếu tố thành phần chính bao gồm: địa hình (độ dốc, sự tập trung các đỉnh núi cao, các hang động); hệ thống thuỷ văn (các dòng sông, con suối và hồ nước) – kết hợp sự tập trung các làng/bản dân tộc nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị sinh học (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) – kết hợp các giá trị cảnh quan. 1.2.5.2 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài được bao gồm các bước cơ bản sau: * Xác lập mục tiêu và nội dung nghiên cứu Đây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc thực hiện đề tài. Các mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn nghiên cứu của đề tài sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể căn cứ vào ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học và các chuyên gia trong và ngoài ngành . * Thu thập tư liệu và tiến hành phân tích sơ bộ trong phòng Các nội dung cần thu thập phân tích xử lý tư liệu bao gồm: ƒVề hiện trạng tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng ở vùng núi phía Bắc; ƒVề hiện trạng phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch thể thao mạo hiểm, bao gồm lượng khách du lịch, doanh thu, đầu tư, lực lượng lao động . ở vùng núi phía Bắc; ƒVề các điều kiện có liên quan khác đến phát triển du lịch thể thao mạo hiểm như các vấn đề về kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống các chính sách có liên quan, . ƒVề hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường cho phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch thể thao mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc. ƒTham khảo, lựa chọn các vấn đề cần quan tâm về phát triển du lịch thể thao mạo hiểm. * Thực địa nhằm bổ sung chỉnh lý các tư liệu Các số liệu, tư liệu sau khi được thu thập và phân tích sơ bộ được đối chiếu để chỉnh lý và bổ sung bằng công tác thực địa . * Phân tích xử lý tư liệu Từ cơ sở dữ liệu, các tư liệu cần thiết sẽ được sử dụng để phân tích xử lý bằng các chuyên gia. Kết quả của quá trình này sẽ là những yếu tố cấu thành hợp phần làm cơ sở để xây dựng định hướng phát triển du lịch thể thao mạo hiểm trong mối quan hệ với phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Bắc. Dự thảo báo cáo của đề tài sẽ được hình thành trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này. * Xây dựng báo cáo cuối cùng Căn cứ vào kết quả hội thảo với những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, báo cáo dự thảo sẽ được chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện để trở thành báo cáo cuối cùng chính thức của đề tài trình Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu.

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay ở vùng núi phía Bắc du lịch chinh phục các đỉnh núi vẫn là sản phẩm du lịch TTMH chính được xây dựng. Các chương trình (tours) du lịch này hiện chủ yếu mới được các công ty du lịch lữ hành xây dựng ở vùng núi Phan Xi Phăng (Sa Pa – Lào Cai) và hiện đang rất thu hút được sự quan tâm của du khách quốc tế và nội địa cũng như của các nhà thể thao chuyên nghiệp khi đến vùng núi phía Bắc. - Du lịch chèo thuyền : đây là loại sản phẩm du lịch TTMH tương đối phổ biến và rất được ưa chuộng trên thế giới. Loại sản phẩm du lịch này gồm 2 loại phổ biến là chèo thuyền chuyên dụng (bằng nhựa tổng hợp hoặc cao su đặc biệt) hoặc thả bè (được ghép bằng tre/luồng hoặc cây gỗ) vượt thác ghềnh (rafting) và chèo thuyền để khám phá thiên nhiên (kayaking/canyoning). Hiện nay sản phẩm du lịch TTMH này còn giới hạn chủ yếu ở khu vực vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Nguyên chủ yếu của tình trạng này là để phát triển loại sản phẩm du lịch TTMH hiểm này đòi hỏi phải đầu tư mua sắm các loại thuyền đặc dụng và cần có huấn luyện viên để hướng dẫn cho khách trước khi sử dụng sản phẩm nay. Hơn thế nữa, du khách khi tham gia loại hình du lịch này cần có bảo hiểm bởi khả năng rủi ro. Do vậy chi phí chung cho việc xây dựng sản phẩm tương đối cao và hiện là chưa phù hợp với các doanh nghiệp lữ hành hiện nay ở Việt Nam. 4.2. Thực trạng thu hút khách đối với những sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm hiện có của vùng Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các sản phẩm du lịch TTMH được xây dựng ở vùng núi phía Bắc hiện mới thu hút được sự quan tâm của một số thị trường sau : Khách du lịch quốc tế : chủ yếu là những du khách đến từ các nước Tây Âu (chiếm tới 86,2% lượng khách được điều tra) bao gồm Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp; khách từ các nước Úc và Bắc Mỹ chiếm có 9,1% và còn lại là từ các thị trường khác. BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 17 Một điều đáng lưu ý là khách du lịch từ thị trường châu Á còn rất ít quan tâm (hoặc có thể chưa được biết đến) các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Chỉ có một lượng nhỏ khách du lịch từ Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia vào tours du lịch chinh phục đỉnh Phan Xi Phăng và đi dã ngoại trên cao nguyên Đồng Văn. Khách du lịch nội địa : chủ yếu là từ Hà Nội (chiếm tới 79,2% lượng khách được điều tra) và TP. Hồ Chí Minh (chiếm 17,6% lượng khách được điều tra); trong đó có tới 80,6% khách du lịch có độ tuổi từ 20 – 35 tuổi; 12,6% ở độ tuổi từ 36- 45. Những sản phẩm mà khách du lịch nội địa quan tâm nhiều là chinh phục núi Phan Xi Phăng, các tuyến du lịch dã ngoại ở các khu bảo tồn tự nhiên hoặc vườn quốc gia; một số tours du lịch bằng xe máy trên các tuyến đường từ Lào Cai sang Hà Giang; 4.3. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc Qua nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có thể thấy một số thuận lợi và khó khăn cơ bản bao gồm : Thuận lợi : ƒ Du lịch TTMH là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa có ý nghĩa giáo dục môi trường và góp phần cho nỗ lực bảo tồn, vì vậy được khuyến khích phát triển ở Việt Nam nói chung và ở vùng núi phía bắc nói riêng. Hơn thế nữa phát triển du lịch TTMH sẽ góp phần tích cực vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần nâng cao tính hấp dẫn và cạnh tranh của du lịch Việt Nam.; ƒ Vùng núi phía Bắc là một lãnh thổ mà ở đó trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, đời sống của cộng đồng người dân, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít người còn nhiều khó khăn. Vì vậy phát triển du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch TTMH gắn với xóa đói giảm nghèo là hướng tiếp cận được khuyến khích phát triển ở vùng núi phía Bắc; ƒ Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có tiềm năng du lịch TTMH khá phong phú và đa dạng; các điều kiện để tổ chức xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở đây là khá thuận lợi. Đặc biệt phát triển du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng được chính quyền và người dân địa phương ủng hộ vì sự phát triển du lịch tạo được nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng; ƒ Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch tự nhiên gắn với văn hóa bản địa nói chung, du lịch TTMH nói riêng ngày càng cao BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 18 Khó khăn : ƒ Hiện chưa có chính sách và chiến lược riêng cho phát triển loại hình du lịch TTMH ở Việt Nam, vì vậy việc phát triển du lịch TTMH ở Việt Nam nói chung và ở vùng núi phía Bắc nói riêng sẽ không được thuận lợi đứng từ góc độ chính sách cụ thể; ƒ Mặc dù vùng núi phía Bắc, bao gồm tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc; tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc đã có định hướng phát triển du lịch chung cho lãnh thổ trong khuôn khổ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên quy hoạch chuyên đề về du lịch TTMH cho lãnh thổ này cho đến nay chưa được thực hiện. Đây là khó khăn về pháp lý và định hướng chiến lược để xây dựng các sản phẩm TTMH cụ thể; ƒ Vùng núi phía Bắc có địa hình chia cắt lại nằm trên 2 đứt gãy địa chất lớn, vì vậy thường chịu ảnh hưởng của các tai biến môi trường như động đất, trượt lở, lũ quét. Đây sẽ là những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng ở vùng lãnh thổ này. Khó khăn này càng trở nên lớn trong bối cảnh diện tích rừng ở vùng này vẫn bị suy giam do tác động của con người. 5. Một số nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm Qua phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch TTMH nói chung và việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có thể thấy một số nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu bao gồm : 5.1 . Các nguyên nhân chủ quan ƒ Mặc dù là loại hình du lịch được khuyến khích phát triển, nhất là trong bối cảnh phát triển ở một lãnh thổ nơi cuộc sống của cộng đồng còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến nay chiến lược/quy hoạch/kế hoạch cụ thể cho việc phát triển những sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc chưa được cụ thể hóa ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương trong vùng. ƒ Các công ty lữ hành hiện còn rất thiếu kinh nghiêm trong tổ chức phát triển loại hình du lịch TTMH, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể. Một trong những khó khăn của vấn đề này là trong cấu thành “dịch vụ” của sản phẩm du lịch TTMH có nhiều loại dịch vụ khác với những dịch vụ như đối với BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 19 những sản phẩm du lịch thông thường khác. Ví dụ như dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ cứu hộ, dịch vụ huấn luyện các kỹ thuật cơ bản; v.v. ƒ Các nhà đầu tư, cụ thể là các công ty lữ hành, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh riêng đối với những sản phẩm du lịch TTMH; chưa mạnh dạn chủ động điều tra khảo sát thị trường và đầu tư xây dựng các sản phẩm TTMH; ƒ Du lịch TTMH đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, tuy nhiên cho đến nay đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. 5.2 . Các nguyên nhân khách quan ƒ Thiếu sự phối hợp giữa các ngành có liên quan (du lịch, biên phòng, an ninh, thông tin liên lạc); giữa ngành với chính quyền các địa phương trong vùng trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình (tours) du lịch TTMH trên địa bàn; ƒ Chưa có quy định cụ thể ở Việt Nam đối với hoạt động cứu hộ trong hoạt động du lịch nói chung và đặc biệt là hoạt động du lịch TTMH. Điều này làm các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi đưa ra quyết định xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt đối với những sản phẩm, mặc dù rất hấp dẫn, những có độ rủi ro cao (đứng từ góc độ an toàn) như du lịch vượt thác ghềnh, du lịch leo vách núi, du lịch tàu lượn, v.v. 6. Xác lập những định hướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng núi phía Bắc 6.1. Không gian/khu vực thuận lợi để phát triển du lịch TTMH 6.1.1 Ứng dụng GIS xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch TTMH - Các lớp thông tin về các bản đồ yếu tố thành phần chính: ƒ Lớp thông tin chính của bản đồ thành phần địa hình được sử dụng trong đánh giá sẽ là độ dốc với mô hình tính tự động với các cấp độ dốc được đưa ra. Trên nền thông tin chính này, có bổ sung các thông tin về các “đỉnh cao” và “hang động” thông qua mật độ các “đỉnh cao” và “hang động”; ƒ Lớp thông tin chính của bản đồ hệ thống thủy văn được sử dụng trong đánh giá sẽ là hệ thống sông, suối, và hồ trên đó có bổ sung thông tin về độ dốc lòng sông, sự hiện diện của thác, ghềnh dọc các sông, suối chính; và sự hiện diện và phân bố của các làng/bản dân tộc (nơi còn bảo tồn, lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống chủ yếu như sinh hoạt truyền thống, nghề truyền thống, kiến trúc truyền thống, lễ hội truyền thống) thông qua mật độ tập trung các bản/làng; các giá trị cảnh quan đặc biệt (hồ nước, thác, v.v.) ; BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 20 ƒ Các lớp thông tin chính của bản đồ lớp phủ thực vật – giá trị đa dạng sinh học (trong đó các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò đặc biệt) và cảnh quan đẹp, hấp dẫn (thác nước, đèo, v.v.); Các cấp độ đánh giá : Dựa trên phân tích về ý nghĩa, vai trò và mức độ quan trọng của các yếu tố thành phần cũng như các yếu tố cụ thể trong từng thành phần đối với phát triển du lịch TTMH nói chung và các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng, cấp độ đánh giá đối với các yếu tố thành phần cũng như nhứng yếu tố cụ thể được xác định như sau : - Thành phần về địa hình : là thành phần quan trọng nhất đứng từ góc độ tài nguyên để phát triển du lịch TTMH vì vậy sẽ có Hệ số 3 trong thang điểm đánh giá chung đối với các thành phần chủ yếu tham gia vào phát triển du lịch TTMH (Bảng 2): Bảng 2 : Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH từ góc độ địa hình Tiêu chí đánh giá Tiêu chí chính (độ dốc) Tiêu chí phụ (đỉnh cao và hang động) Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Hệ số đánh giá Núi đá vôi Không có sự hiện diện Không thuận lợi 1 3 Dưới 8o Rất ít có sự hiện diện Ít thuận lợi 2 3 Từ 8o – 25o. Có sự hiện diện Thuận lợi 3 3 Trên 25o Có nhiều sự hiện diện Rất thuận lợi 4 3 (Ghi chú : đây là một bài toán mô hình khá phức tạp và sẽ chỉ thuận lợi khi áp dụng cho một lãnh thổ nhỏ cần có những đánh giá chi tiết. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, bước đầu để có đánh giá tổng thể trên phạm vi toàn lãnh thổ vùng núi phía Bắc với sự “phân dị” tương đối rõ giữa các không gian có mức độ thuận lợi khác nhau, việc đưa yếu tố phụ (mật độ các đỉnh cao và hang động) tạm dừng ở mức độ được đưa ra trong Bảng) - Thành phần về thủy văn, các giá trị văn hóa bản địa và cảnh quan đặc biệt: là thành phần có mức độ quan trọng thứ hai đứng từ góc độ tài nguyên để phát triển du lịch TTMH vì vậy sẽ có Hệ số 2 trong thang điểm đánh giá chung đối với các thành phần chủ yếu tham gia vào phát triển du lịch TTMH (Bảng 3): Bảng 3 : Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH từ góc độ thủy văn, các giá trị văn hóa bản địa và cảnh quan đặc biệt Tiêu chí đánh giá Tiêu chí chính (độ dốc các sông/suối lớn) Tiêu chí phụ ( thác/ghềnh, hồ nước và cảnh quan) Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Hệ số đánh giá Dưới 10% Không có sự hiện diện Không thuận lợi 1 2 BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 21 Từ 10% đến 20% Rất ít có sự hiện diện Ít thuận lợi 2 2 Từ 21.đến 30%. Có sự hiện diện Thuận lợi 3 2 Trên 30%. Có nhiều sự hiện diện Rất thuận lợi 4 2 (Ghi chú : đối với việc xem xét các yếu tố phụ như trong Bảng trên cũng giống như trong trường hợp đối với Địa hình) - Thành phần về lớp phủ thực vật – đa dạng sinh học và cảnh quan: là thành phần có mức độ quan trọng thứ ba đứng từ góc độ tài nguyên để phát triển du lịch TTMH vì vậy sẽ có Hệ số 1 trong thang điểm đánh giá chung đối với các thành phần chủ yếu tham gia vào phát triển du lịch TTMH (Bảng 4): Bảng 4 : Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH từ góc độ lớp phủ thực vật – đa dạng sinh học và cảnh quan Tiêu chí đánh giá Tiêu chí chính (Thảm rừng, VQG/khu BTTN) Tiêu chí phụ (cảnh quan) Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Hệ số đánh giá Thảm cây bụi trên núi đá Không có hiện diện của cảnh quan đẹp Không thuận lợi 1 1 Rừng tre, đất trống - cây bụi Rất ít có sự hiện diện của cảnh quan đẹp Ít thuận lợi 2 1 Rừng rụng lá, rừng hỗ giao Có sự hiện diện cảnh quan đẹp Thuận lợi 3 1 Rừng đặc dụng (rừng thường xanh, lá kim) Có sự hiện diện nhiều cảnh quan đẹp Rất thuận lợi 4 1 (Ghi chú : đối với việc xem xét các yếu tố phụ như trong Bảng trên cũng giống như trong trường hợp đối với Địa hình) Do các tiêu chí đánh giá được đề xuất còn mang nhiều tính định tính, vì vậy phương pháp đánh giá cho điểm chủ yếu là phương pháp chuyên gia. Phương pháp đánh giá : Việc đánh giá xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH vùng núi phía Bắc được tiến hành trên cơ sở ứng dụng hệ thông tin địa (GIS) bằng phương pháp „chồng xếp“ (Overlay) các bản đồ thành phần. 6.1.2 Kết quả đánh giá xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc Trên cơ sở phương pháp đánh giá cho điểm như đã nêu, mức độ thuận lợi của từng không gian sẽ có số điểm tổng hợp tương ứng là (Bảng 5) : BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 22 Bảng 5 : Điểm đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH phía Bắc Mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH Điểm tổng hợp Không thuận lợi < 6 điểm Ít thuận lợi 6 – 12 điểm Thuận lợi 13 – 18 điểm Rất thuận lợi > 18 điểm Kết quả đánh giá tổng hợp xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc được đưa ra trên Bản đồ 4. Ở mức độ tổng quan chung, kết quả trên cho thấy những không gian thuận lợi nhất đối với phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc trên địa phận các địa phương Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và và giảm dần theo hướng Đông Nam xuống các địa phương Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh. 6.2. Định hướng các sản phẩm du lịch TTMH Trên cơ sở kết quả đánh giá xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH và những đánh giá về tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc, có thể đưa ra một số định hướng chủ yếu đối với xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cho vùng lãnh thổ này bao gồm : 6.2.1. Nhóm sản phẩm du lịch dã ngoại (Tracking) Đây là nhóm các sản phẩm du lịch thuộc loại du lịch TTMH “nhẹ” (Soft Adventure) khá phổ biến hiện nay và có thể xây dựng ở các không gian có mức độ thuận lợi từ “Ít thuận lợi” cho đến “Rất thuận lợi”. Nói một cách khác loại sản phẩm du lịch TTMH này dễ được xây dựng phát triển ở hầu hết những nơi nào mà cảnh quan tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn và thêm vào đó là sự hiện diện của một số làng bản dân tộc nơi còn lưu giữ được phần nào những giá trị văn hóa truyền thống mà du khách có thể khám phá. Các dịch vụ cần thiết trong cấu thành sản phẩm du lịch dã ngoại không đòi hỏi quá “khắt khe”. Các dịch vụ chủ yếu bao gồm : ƒ Dịch vụ lưu trú : có thể sử dụng lều chuyên dụng (sử dụng để cắm trại) hoặc lưu trú tại nhà dân trên tuyến dã ngoại; ƒ Dịch vụ ăn uống : sử dụng dịch vụ địa phương, do cộng đồng cung cấp. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng thức ăn (ưu tiên các món ăn địa phương) và nước uống đảm bảo vệ sinh; BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 23 ƒ Dịch vụ hướng dẫn : không đòi hỏi quá cao, vì vậy với kỹ năng của hướng dẫn viên hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của dịch vụ này. Trong nhiều trường hợp có thể sử dụng hướng dẫn viên là người địa phương để tăng thêm tính hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế; ƒ Dịch vụ cứu hộ : chỉ cần một số phương tiên, thuốc sơ cứu đơn giản, không cần các phương tiên cứu hộ khẩn cấp hiện đại (máy bay trực thăng, ô tô cấp cứu chuyên dụng) bởi có thể sử dụng các tuyến y tế địa phương trên tuyên dã ngoại; ƒ Dịch vụ thông tin liên lạc : các tuyến du lịch dã ngoại thường được thiết kế theo các tuyên đường mòn ở những khu vực có khả năng liên lac bằng di động hoặc phương tiện thông tin liên lạc công cộng; ƒ Dịch vụ bảo hiểm : đây là dịch vụ rất cần thiết, bắt buộc được đưa vào cấu thành sản phẩm du lịch TTMH. Tuy nhiên đối với sản phẩm du lịch dã ngoại dịch vụ này là không quá cao. Ngoài các dịch vụ trên, cộng đồng địa phương có thể cung cấp cho du khách các dịch vụ như biểu diễn văn nghệ truyền thống; trình diễn hoạt động sản xuất và bán các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống; v.v. Tuy nhiên đây là những dịch vụ bổ sung không nằm trong cấu thành “cứng” của sản phẩm du lịch dã ngoại. Xét từ những yêu cầu đối với sản phẩm, hầu hết các địa phương thuộc lãnh thổ vùng núi phía Bắc đều có thể xây dựng các sản phẩm du lịch dã ngoại và thời gian để tổ chức hoạt động du lịch dã ngoại ở vùng lãnh thổ này có thể là quanh năm. 6.2.2. Nhóm sản phẩm du lịch khám phá vùng núi phía Bắc bằng xe mô tô/xe đạp Về cơ bản nội dung của sản phẩm du lịch khám phá bằng các phương tiện xe đạp/xe mô tô không khác nhiều so với nội dung sản phẩm du lịch dã ngoại. Những điểm khác chủ yếu giữa sản phẩm du lịch khám phá bằng xe đạp/xe mô tô và du lịch dã ngoại bao gồm : (i) Chiều dài hành trình du lịch lớn hơn; (ii) Di chuyển chủ yếu bằng phương tiện thay vì đi bộ; (iii) Khả năng xảy ra bất trắc trên tuyến hành trình do hỏng phương tiện hoặc tai nạn giao thông là lớn hơn; (iv) Có thể sử dụng dịch vụ lưu trú ở một số trung tâm du lịch/đô thị trên tuyến hành trình như TP. Hòa Bình (Hòa Bình); TX. Mộc Châu, TP. Sơn La (Sơn La); TP. Điện Biên (Điện Biên); v.v.. Với những khác biệt này (dù không lớn), một số dịch vụ cơ bản trong cấu thành sản phẩm du lịch khám phá bằng xe đạp/xe mô tô cần được thực hiện với yêu cầu cao hơn : (i) Dịch vụ lưu trú; (ii) Dịch vụ hướng dẫn; (iii) Dịch vụ cứu hộ; (iv) Dịch vụ bảo hiểm; và (v) Dịch vụ bảo hiểm. Ngoài ra trong cấu thành sản phẩm du lịch khám phá sẽ còn có thêm dịch vụ thuê phương tiện di chuyển (xe đạp, xe mô tô), trong đó bao gồm cả bảo hành kỹ thuật đối với phương tiện trong quá trình sử dụng trên tuyến hành trình. Do yêu cầu đối với loại sản phẩm TTMH này cũng không quá cao, trong đó các tài nguyên du lịch chủ yếu là các giá trị cảnh quan, sinh thái dọc tuyến hành trình và có BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 24 bổ sung những giá trị nhân văn (chủ yếu tại các làng bản dân tộc, các phiên chợ, các lễ hội được tổ chức trong thời gian thực hiện chuyến hành trình), vì vậy hầu hết các địa phương trong vùng núi phía Bắc đều có thể xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù địa phương. Ví dụ : tuyến du lịch khám phá bằng xe đạp từ TP. Hòa Bình - Mai Châu (Hòa Bình - Xà Lĩnh - Hang Kia - bản Vặn - bản Vạn Mai - bản Poom Coọng); v.v tuyến du lịch khám phá bằng xe mô tô từ TX. Bắc Giang - khu BTTN Tây Yên Tử, tuyến Song Khủa - Đà Bắc (Hòa Bình); tuyến đường mòn Xuân Nha (Sơn La); tuyến Du Già - Mậu Duệ hay đường xuyên Tây Côn Lĩnh I và Tây Côn Lĩnh II (Hà Giang); v.v. Một điều cần lưu ý là tùy thuộc vào trạng thái đường giao thông để quyết định loại phương tiện nào được sử dụng. Trong một số trường hợp có thể kết hợp cả 2 loại phương tiện này cùng một số phương tiện vận chuyển truyền thống của địa phương (xe bò, xe ngựa, xe trâu, thuyền, v.v.) để tăng thêm sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch được tạo ra, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế. Khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức hoạt động du lịch TTMH bằng xe đạp/xe mô tô là vào khoảng thời gian các mùa Thu – Đông – Xuân (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau). Tuy nhiên tính “mạo hiểm” sẽ được tăng lên nhiều khi hoạt động du lịch này được tổ chức vào mùa mưa. Đây là vấn đề cần được đặt ra để các nhà xây dựng tours du lịch khám phá bằng xe đạp/xe mô tô cân nhắc để phù hợp với yêu cầu của khách, đồng thời giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thực hiện. 6.2.3 Nhóm sản phẩm du lịch leo núi (rock climbing and moutain climbing) Các sản phẩm du lịch leo núi (moutain climbing) với mục tiêu chinh phục đỉnh cao có thể tổ chức ở những khu vực có đỉnh núi cao trên 1.000m so với mặt nước biển. Như vậy ở vùng núi phía Bắc sẽ có tới hàng chục ngọn núi có độ cao từ trên 1.000 m - 3.143m như Phan Xi Phăng (3.143m), Pusilung (3.076m), Puluông (2.893m), Phu Hoạt (2.452m), Tây Côn Lĩnh (2.419m), Kiều Liên (2.403m), Puthaca (2.274m), Pusan (2.218m), Phuxpan (2.079m), v.v. có thể được khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch leo núi. Tuy nhiên những đỉnh núi cao chủ yếu của vùng phân bố trên dãy Hoàng Liên Sơn, cánh cung Ngân Sơn thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, v.v. So với các sản phẩm du lịch TTMH thuộc 2 nhóm trên, các sản phẩm du lịch TTMH thuộc nhóm leo núi được xây dựng công phu hơn. Tùy thuộc vào độ cao cần chinh phục mà yêu cầu đối với các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cứu hộ, dịch vụ thông tin liên lạc, cần được chú trọng. Ngoài những dịch vụ cơ bản như đối với các sản phẩm du lịch TTMH thuộc nhóm sản phẩm du lịch dã ngoại và du lịch khám phá bằng xe đạp/xe mô tô, một số dịch vụ khác cần được cơ cấu trong cấu thành sản phẩm du lịch leo núi bao gồm : BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 25 ƒ Dịch vụ mang vác và dẫn đường : đây là loại dịch vụ cần thiết, đặc biệt đối với đối tượng khách du lịch là phụ nữ và người có tuổi, sức khỏe hạn chế. Dịch vụ này thường được cộng đồng người dân địa phương cung cấp; ƒ Dịch vụ huấn luyện : đây cũng là loại dịch vụ cần thiết, đặc biệt trong trường hợp phải chinh phục những ngọn núi có đỉnh cao lớn và hiểm trở. Dịch vụ này cung cấp cho du khách những kỹ năng đi núi cơ bản; kỹ năng xử lý một số tình huống tai biến nảy sinh trong quá trình leo núi như lở đất, lũ quét, v.v.; kỹ năng tự cứu hộ trong trường hợp bị côn trùng, rắn, v.v. tấn công; v.v. Trong nhóm các sản phẩm du lịch leo núi, các sản phẩm leo vách núi (Rock climbing) thuộc loại sản phẩm “cực kỳ nguy hiểm” (Extreme tourism or Shock tourism), mang tính thể thao cao vì vậy khách du lịch tham gia hoạt động du lịch này thường là các vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người ưa thích mạo hiểm và đã được huấn luyện kỹ. Hiện nay các sản phẩm du lịch này còn chưa phát triển nhiều ở Việt Nam nói chung và vùng núi phía Bắc nói riêng. Việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch leo vách núi ở vùng núi phía Bắc rất thuận lợi ở các khu vực có địa hình núi đá vôi, tiêu biểu là ở khu vực Na Hang (Tuyên Quang) – Ba Bể (Bắc Kạn); lưu vực sông Chảy trên địa bàn huyện Lục Yên, Lục Bình (Yên Bái); cao nguyên đá vôi Đồng Văn (Hà Giang), vùng đảo đá trong vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); v.v. Đối với các sản phẩm du lịch leo vách núi, ngoài các dịch vụ cơ bản như sản phẩm du lịch leo núi, dịch vụ huấn luyện, dịch vụ cứu hộ và dịch vụ bảo hiểm là những dịch vụ rất quan trọng cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp.Chính vì vậy cho đến nay, các Công ty du lịch lữ hành Việt Nam chưa xây dựng được một sản phẩm du lịch TTMH nào thuộc nhóm các sản phẩm này. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều tiềm năng to lớn về du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc còn chưa được khai thác. Các sản phẩm du lịch leo núi ở vùng núi phía Bắc được tổ chức thuận lợi vào mùa thu và đông (khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) khi thời tiết khô ráo và không nóng. Đây là điều kiện thời tiết phù hợp cho hoạt động này. 6.2.4. Nhóm các sản phẩm du lịch chèo thuyền/thả bè Chèo thuyền vượt thác ghềnh (Rafting) hoặc thả bè/mảng dọc theo các dòng sông/suối để khám phá các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa vùng lưu vực sông/suối là những sản phẩm du lịch TTMH thu hút được sự quan tâm rất lớn của khách du lịch và có nhiều điều kiện để phát triển ở vùng núi phía Bắc. Những dòng sông có độ dốc khá cao với địa hình khá phức tạp có thể được khai thác để phát triển những sản phẩm du lịch TTMH loại này bao gồm : sông Đà, sông Hồng, sông Thao và sông Lô. Trên các dòng sông này, các đoạn sông ở khu vực phía Bắc nơi có địa hình chia cắt sẽ phù hợp hơn để tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể. BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 26 Ngoài các dòng sông/suối, các hồ lớn ở vùng núi phía Bắc như hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), vịnh Hạ Long, đặc biệt là trong các tùng, áng (Quảng Ninh); và trong tương lai gần là các hồ Sơn La (Sơn La), hồ Na Hang (Tuyên Quang) cũng sẽ là những tiềm năng đặc sắc để phát triển các sản phẩm du lịch khám phá bằng thuyền chèo (Kayaking), vốn khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh sản phẩm du lịch TTMH vượt thác ghềnh dọc theo các dòng sông, hoặc du lịch khám phá bằng thuyền chèo, một loại sản sản du lịch nữa thuộc nhóm sản phẩm này có thể phát triển thuận lợi ở vùng núi phía Bắc là du lịch thả mảng/bè dọc theo các dòng sông như đã nêu ở trên. Đối với những sản phẩm du lịch này, các phương tiện vận chuyển đơn giản hơn và chủ yếu là sử dụng các nguyên liệu địa phương như tre/nứa hoặc cây gỗ để kết nối thành mảng/bè. Tuy nhiên việc điều khiển những bè mảng này đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Vì vậy du khách tham gia loại hình du lịch này cần được huấn luyện khá bài bản trước khi tiến hành hoạt động khám phá dọc các dòng sông. Trong nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện sẽ là người địa phương có kinh nghiệm sông nước. Một số chương trình du lịch thả mảng cụ thể có thể tổ chức dọc suối Sia ( Mai Châu – Hòa Bình); suối Lao Chải (Túng Sán – Hà Giang); v.v. Thời gian phù hợp để tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch chèo thuyền/thả bè ở vùng núi phía Bắc là vào thời kỳ mùa mưa (từ tháng 6- tháng 8) bởi lúc này tốc độ dòng chảy của các con sông chính trong vùng sẽ tăng lên và tính “mạo hiểm” trên các dòng sông/suối thậm trí trong khu vực các lòng hồ lớn của vùng cũng sẽ tăng lên, thỏa mãn được những kỳ vọng khám phá và chinh phục của du khách. 6.2.5. Nhóm các sản phẩm du lịch dù lượn Những sản phẩm du lịch TTMH này thường được xây dựng phát triển ở những khu vực lòng chảo với địa hình núi cao bao quanh, nơi có cảnh quan đẹp, hấp dẫn. Điều kiện này đảm bảo cho du khách không chỉ được trải nghiệm những cảm xúc “mạo hiểm” mà còn được khám phá, cảm nhận những giá trị cảnh quan nơi họ thụ hưởng những sản phẩm du lịch này. Những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH loại này ở vùng núi phía Bắc là những cao nguyên chính của vùng bao gồm cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La (Sơn La); vùng lòng chảo Điện Biên Phủ (Điện Biên); cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang); v.v. Các dịch vụ chủ yếu cần được đưa vào cấu thành sản phẩm loại này cũng tương tự như đối với các loại sản phẩm du lịch thuộc nhóm các sản phẩm du lịch chèo thuyền/thả mảng. BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 27 Các du khách tham gia du lịch dù lượn đều phải trải qua tập huấn để đảm bảo về khả năng điều khiển phương tiện dù và có kỹ năng xử lý những tình huống bất lợi nảy sinh trong quá trình bay lượn trên không. Điều này đòi hỏi dịch vụ huấn luyện phải được chú trọng trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch này. Ngoài ra, phương tiện dù lượn (có thể có động cơ hoặc không có động cơ) là những phương tiện chuyên dụng cần được mua để trang bị cho khách du lịch. Thời gian thuận lợi để tổ chức loại hình du lịch này ở vùng núi phía Bắc là vào mùa thu (khoảng từ tháng 8 - tháng 10) khi thời tiết thuận lợi và tầm quan sát tốt. 6.2.6. Nhóm các sản phẩm du lịch thám hiểm hang động Với tiềm năng hang động phong phú, vùng núi phía Bắc là nơi thuận lợi để tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch thám hiểm hang động. Ở các mức độ khác nhau, hầu hết các địa phương trong vùng đều có hang động, tuy nhiên những hang, động sâu với cấu trúc phức tạp thường được chọn để xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH thám hiểm. Đứng từ góc độ này một số các hang động như động Puông, động Ba Cửa, động Thẩm Kít, động Nà Phòong (Bắc Kạn); động Nam Sơn, động Hoa Tiên (Hòa Bình); hang Phượng Hoàng (Thái Nguyên); hang Thẩm Tét Toòng (Sơn La); hang động Tiên Sơn (Lai Châu); v.v. Phần lớn những hang này đều có chiều sâu hàng trăm mét và có cấu trúc khá phức tạp, vì vậy ngoài việc cảm nhận giá trị cảnh quan địa chất, du khách sẽ có được cảm xúc “mạo hiểm” khi đi sâu, thám hiểm toàn bộ chiều sâu của các hang. Du lịch thám hiểm hang động có thể được tổ chức quanh năm ở vùng núi phía phía Bắc, tuy nhiên thời gian thuận lợi để tổ chức hoạt động du lịch này là vào mùa thu và mùa đông (từ khoảng tháng 10 – tháng 4 năm sau) khi thời tiết tương đối khô ráo, những rủi ro về sạt lở trần hang, ngập hang do lũ được hạn chế hơn. 6.2.7. Nhóm sản phẩm du lịch lặn biển Đối với vùng núi phía Bắc thì du lịch lặn biển hình như không phải là sản phẩm du lịch phù hợp. Tuy nhiên do đặc điểm lãnh thổ, khi vùng núi phía Bắc bao gồm cả Quảng Ninh – nơi có di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, sản phẩm du lịch lặn biển cũng phải được nhìn nhận như một sản phẩm du lịch TTMH của vùng. Sản phẩm này được xây dựng dựa trên hoạt động khám phá các giá trị sinh thái dưới biển, trong đó hệ sinh thái san hô, cỏ biển được xem là quan trọng hơn cả. Ngoài ra ở những vùng biển có các dạng địa chất đá vôi (karst) như ở vịnh Hạ Long thì du khách sẽ còn có cơ hội khám phá các giá trị địa chất ngầm sâu trong lòng biển như cấu trúc đặc biệt “tùng”, “áng” (thực chất là cấu trúc phễu karst) với các hang động ngầm. Du lịch lặn biển thường đòi hỏi kỹ năng lặn với trang bị lặn chuyên dụng, vì vậy mọi khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch này đều phải qua lớp huấn luyên BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 28 ngắn để đảm bảo là du khách có khả năng sử dụng được các thiết bị lặn cũng như xử lý được những tình huống đột xuất nảy sinh trong quá trình lặn dưới biển. Thời gian thuận lợi để tổ chức du lịch lặn biển là vào mùa hè (khoảng từ tháng 6 – tháng 9) khi thời tiết ấm áp. 6.2.8. Các sản phẩm du lịch TTMH tổng hợp (các chương trình/tours du lịch TTMH tổng hợp) Các sản phẩm du lịch thuộc nhóm này thực chất là sự kết hợp của nhiều sản phẩm du lịch TTMH chuyên đề khác nhau trong một chương trình (tours) tổng hợp trên một hành trình trải dài qua nhiều “lát cắt” địa hình với những cảnh quan khác nhau từ vùng núi cao đến vùng cao nguyên, vùng đồi chuyển tiếp và tới vùng biển. Như vậy việc xây dựng những sản phẩm du lịch TTMH này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bởi trong cấu thành sản phẩm (chương trình) phải bao quát được nhiều vấn đề về kỹ thuật, nhiều dịch vụ đảm bảo an toàn cho khách trong khi phải thỏa mãn được nhiều nhất nhu cầu khám phá với những cảm xúc “mạo hiểm” mà du khách kỳ vọng. Một số “lát cắt” có thể được tham khảo để xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH có tính tổng hợp ở vùng núi phía Bắc bao gồm : ƒ Hòa Bình (dã ngoại) – Mộc Châu (dù lượn, khám phá giá trị văn hóa) – Sơn La (hang động) – Điện Biên (khám phá các giá trị sinh thái khu BTTN) – Lai Châu (dã ngoại) – xuôi sông Đà qua hồ Sơn La (chèo thuyền/thả mảng) về hồ Hòa Bình (chèo thuyền vượt thác ghềnh, khám phá hang động); ƒ Điện Biên (khám phá các giá trị sinh thái khu BTTN) – Lai Châu – Lào Cai (leo núi) – xuôi sông Hồng về hồ Thác Bà (chèo thuyền vượt thác ghềnh, khám phá hang động) – Tuyên Quang (khám phá các giá trị sinh thái ở khu bảo tồn) – Bắc Giang (chèo thuyền); ƒ Hòa Bình (dã ngoại) - Sơn La (hang động) – Lào Cai (leo núi)– Yên Bái (khám phá các giá trị văn hóa bản địa) – Phú Thọ (dã ngoại, chèo thuyền) - Hòa Bình (chèo thuyền, thám hiểm hang động); ƒ Lào Cai (leo núi) – Đồng Văn (khám phá các giá trị tự nhiên, cảnh quan, leo núi) - Cao Bằng (thám hiểm hang động)– Lạng Sơn (khám phá các giá trị văn hóa, thám hiểm hang động) – vịnh Hạ Long (khám phá các giá trị cảnh quan, chèo thuyền, lặn biển); ƒ Thái Nguyên (thám hiểm hang động)– Tuyên Quang (khám hiểm văn hóa) - Bắc Kạn (khám phá các giá trị cảnh quan, leo núi, chèo thuyền) – Cao Bằng (thám hiểm hang động) – Lạng Sơn (khám phá các giá trị cảnh quan) – Quảng Ninh (chèo thuyền, lặn biển, các giá trị cảnh quan); 6.3. Định hướng thị trường Tổng hợp kết quả nghiên cứu một số tài liệu có liên quan cho thấy có sự khác nhau giữa các thị trường đối với những sản phẩm du lịch TTMH khác nhau (Bảng 8) BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 29 B¶ng 8 : Định hướng thị trường du lịch TTMH vùng núi phía Bắc Sản phẩm du lịch TTMH Định hướng một số thị trường quốc tế chủ yếu D u lịc h dã n go ại D u lịc h k há m p há bằ ng x e m ô tô , x e đạ p D u lịc h le o nú i (m ou ta in c lim bi ng ) D u lịc h le o nú i ( ro ck cl im bi ng ) D u lịc h ch èo th uy ền D u lịc h th ả m ản g/ bè D u lịc h th ể th ao d ù lư ợn D u lịc h th ám h iể m ha ng đ ộn g D u lịc h lặ n bi ển C ác C hư ơn g trì nh TT M H ( to ur s) tổ ng hợ p Ph¸p λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Anh λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ §øc λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Bỉ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Hµ Lan λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Châu Âu §an M¹ch λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ NhËt λ λ λ λ λ - λ - λ λ §µi Loan λ λ - - - - λ - λ - Trung Quèc λ λ - - λ λ - - λ - Úc λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ ASEAN (*) λ λ λ λ λ λ - - λ λ Châu Á - TBD Hµn Quèc λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Mü λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Bắc Mỹ Canada λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Rất quan tâm λ Quan tâm Chó thÝch λ Ít quan tâm Trong số các sản phẩm du lịch TTMH có thể xây dựng ở vùng núi phía Bắc, du lịch dã ngoại là loại sản phẩm chiếm được sự quan tâm của khách du lịch từ phần lớn các thị trường; tiếp đến là du lịch khám phá bằng phương tiện xe đạp hoặc xe mô tô và du lịch leo núi (chinh phục các đỉnh cao). Các sản phẩm du lịch thám hiểm hang động; du lịch thả mảng/bè theo các dòng dòng sông hiện chưa có được sự quan tâm đáng kể của khách du lịch từ hầu hết các thị trường. Trong số các thị trường trọng điểm được nghiên cứu, thị trường Tây Âu, Úc và Bắc Mỹ vẫn là những thị trường có sự quan tâm đáng kể đến hầu hết các sản phẩm du lịch TTMH có khả năng phát triển ở vùng núi phía Bắc. Trong các nước từ thị trường Châu Á, khách du lịch Nhật Bản và Hàn Quốc là có sự quan tâm hơn cả đến các sản phẩm du lịch TTMH, nhất là sản phẩm du lịch dã ngoại, du lịch khám phá bằng xe đạp, xe mô tô, và du lịch lặn biển. Đối với khách du lịch nội địa, sự quan tâm đến các sản phẩm du lịch TTMH ngày một tăng, đặc biệt trong lứa tuổi từ 20 - 35. Các thị trường du lịch nội địa chính BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 30 hiện nay đối với các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc vẫn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chính của tình trạng TP. Hồ Chí Minh là thị trường nội địa quan trọng thứ 2 sau Hà Nội được cho là khoảng cách. Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá thành của cùng một loại sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc được các công ty lữ hành chào bán tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và ở khu vực phía Nam nói chung. 7. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc Để có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc, đẩy mạnh việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH, góp phần tích cực vào phát triển du lịch và kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ, một số nhóm các giải pháp chủ yếu sau cần được xem xét thực hiện bao gồm : 7.1 . Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách Du lịch TTMH là một loại hình du lịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, thường được tổ chức ở vùng sâu, vùng xa, nơi thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, đời sống cộng đồng còn nhiều khó khăn, vì vậy để có thể khuyến khích phát triển du lịch TTMH nói chung, các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng ở Việt Nam, trong đó có vùng núi phía Bắc, một số chính sách quan trọng cần xem xét xây dựng và ban hành bao gồm : ƒ Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH trên cơ sở giảm thuế nhập khẩu đối với các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ đặc thù; thuế thu nhập doanh nghiệp do phải hoạt động ở vùng sâu, vùng xa; ƒ Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài có kinh nghiệm được đầu tư với số vốn không hạn chế, liên doanh với các doanh nghiệp du lịch trong nước nhằm nhanh chóng có được sự chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH; ƒ Chính sách khuyến khích cộng đồng đại phương tham gia tích cực vòa hoạt động du lịch TTMH thông qua việc cung cấp các dịch vụ mà cộng đồng có thể đảm nhiệm như cung cấp thực phẩm, mang vác và hướng dẫn, đón khách ngủ tại nhà, v.v. theo đó giảm thuế thu nhập đối với những dịch vụ đó, đồng thời có chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng tham gia của công đồng đối với việc cung cấp dịch vụ du lịch; ƒ Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với những dịch vụ công như hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp phép đến những khu vực “nhạy cảm” về an ninh quốc gia BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 31 song hấp dẫn đối với các hoạt động du lịch TTMH, hỗ trợ về ứng cứu khi xảy ra sự cố, hỗ trợ về đảm bảo an ninh, an toàn cho khách; ƒ Chính sách tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch khả thi xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước không chỉ đối với việc phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa nơi còn nhiều khó khăn mà còn là thể hiện cụ thể để cộng đồng có được cơ hội có thêm việc làm và tăng thu nhập thông qua cơ hội cung cấp các dịch liên quan khi du lịch TTMH phát triển trên địa bàn mình. Điều này là phù hợp với chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. 7.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch Trên cơ sở chiến lược và hệ thống các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam ở quy mô toàn quốc và vùng du lịch Bắc Bộ; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNBB cũng như các nghiên cứu, quy hoạch chuyên ngành có liên quan khác cần nhanh chóng xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể đối với phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Căn cứ vào quy hoạch này, các doanh nghiệp lữ hành sẽ xây dựng riêng cho cho mình những chiến lược riêng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH phù hợp với năng lực cũng như đặc điểm riêng của doanh nghiệp. Trong quá trình lập chiến lươc/quy hoạch phát triển du lịch TTMH riêng, các doanh nghiệp cần phối hợp và có sự tư vấn với các cơ quan nghiên cứu/quy hoạch chuyên ngành để đảm bảo chiến lược/quy hoạch của mình phù hợp với quy hoạch chung phát triển du lịch ở vùng núi phía Bắc để có được sự hỗ trợ phù hợp từ phía nhà nước việc tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể. 7.3. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng sản phẩm Để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có hiệu quả, cần thiết phải có sự hướng dẫn, hỗ trợ thông tin đối với các doanh nghiệp/các nhà đầu tư từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cũng như các địa phương trong vùng. Những hướng dẫn này là cần thiết để các doanh nghiệp du lịch có thể có được các thông tin đầy đủ nhất từ các chính sách hiện hành liên quan đến đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch TTMH nói riêng; những thông tin liên quan đến những tiềm năng cụ thể trong vùng có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH; Du lịch TTMH khác với nhiều loại hình du lịch khác là nhu cầu đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn. Tuy nhiên trong nhiều trường BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 32 hợp, để hoạt động đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH có hiệu quả, chính quyền địa phương trong vùng cần có những quan tâm và tạo điều kiện thỏa đáng để các nhà đầu tư có được quỹ đất phù hợp cũng như có được quyền quản lý những tài nguyên có liên quan (ví dụ một cái hang, một quả đồi, v.v.) trong khuôn khổ của pháp luật. Một nội dung cụ thể khác của giải pháp này cần có những cam kết thỏa đáng để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở một lãnh thổ còn nhiều khó khăn như vùng núi phía Bắc. Cam kết này từ phía các nhà quản lý có thể việc đầu tư xây dựng những hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, v.v.), tạo tiền đề cho phát triển các sản phẩm du lịch cụ thể. 7.4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng bá Để thông tin về các sản phẩm du lịch TTMH vùng núi phía Bắc đến được với du khách hoạt động tuyên truyền quản bá có vai trò rất quan trọng. Đứng từ góc độ này, nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ ngành du lịch nói chung, du lịch vùng núi phía Bắc nói riêng có được hình ảnh trên các thị trường trọng điểm đã xác định. Ngoài ra Nhà nước cũng cần quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch có được thông tin về đặc điểm những thị trường có nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch TTMH cũng như thiết lập những quan hệ cần thiết thông qua các kênh chính thức của Chính phủ. Về phần mình, các doanh nghiệp cũng phải có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho việc quảng bá các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể của doanh nghiệp mình đến với du khách. Việc xây dựng hình thức quảng bá (trang WEB riêng, Internet, tờ rơi, tập gấp, v.v.) sản phẩm cần có sự tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn để sao cho thông tin đến được với khách hàng nhanh và đầy đủ nhất đồng thời phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng thị trường. 7.5. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực Du lịch TTMH là loại hình du lịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, vì vậy để có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch TTMH đảm bảo chất lượng, hấp dẫn và phù hợp với yêu cầu của du khách, cần thiết phải có được đội ngũ cán bộ, từ nghiên cứu đến quản lý cũng như người lao động trong từng vị trí cụ thể đáp ứng được yêu cầu về tính chuyên nghiệp đó. Đứng từ góc độ này, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách đào tạo, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chiến lược/kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý. Do đặc thù của du lịch TTMH, hướng dẫn viên du lịch TTMH và người huấn luyện viên là những đối tượng cần được quan tâm đào tạo có bài bản nhất. Ngoài ra những lao động trong lĩnh vực bảo hiểm, cứu hộ là những lao động rất đặc thù trong hoạt động du lịch TTMH cũng cần được đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch này. BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 33 7.6. Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Cũng xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của du lịch TTMH, sự phát triển của loại hình du lịch này đòi hỏi phải có những ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt đối với các phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng. Trước mắt, khi quy mô của loại hình du lịch TTMH chưa phát triển lớn ở Việt Nam thì các doanh nghiệp phải nhập khẩu những phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng này, tuy nhiên trong tương lai, khi loại hình du lịch này phát triển mạnh ở Việt Nam, cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao công nghệ để du lịch Việt nam nói chung, các doanh nghiệp du lịch Việt nam nói riêng có thể chủ động trong việc trang bị những phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng. PHẦN KẾT LUẬN Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau : 1. Du lịch TTMH là một loại hình du lịch đặc thù đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao đang rất phát triển trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm phát triển du lịch TTMH ở một số nước trên thế giới, đặc biệt ở Thái Lan đã được đề cập. Đây là cơ sở kinh nghiệm thực tiễn có giá trị cho các định hướng phát triển du lịch TTMH ở Việt Nam, trong đó có vùng núi phía Bắc. Sự phát triển của loại hình du lịch này với những sản phẩm du lịch TTMH cụ thể không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, làm tăng tính hấp dẫn du lịch của lãnh thổ mà còn có những đóng góp cụ thể vào bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa thông qua việc mở mang hiểu biết và sự tôn trọng của du khách khi tham gia loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch TTMH ở vùng sâu, vùng xa còn có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực còn khó khăn, góp phần tạo cơ hội cho công đồng vốn còn nghèo ở những khu vực này có thêm được việc làm và tăng thu nhập. 2. Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có nhiều tiềm năng du lịch TTMH. Đặc điểm địa hình núi cao, chia cắt; hệ thống thủy văn (sông, suối, các hồ chứa) phát triển; các giá trị sinh thái, đặc biệt là các giá trị đa dạng sinh học thể hiện tập trung ở hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các giá trị văn hóa bản địa thể hiện qua các sinh hoạt truyền thống, các nghề truyên thống, các kiến trúc truyền thống, các lễ hội sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng 32 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 34 này là những tài nguyên chủ yếu để có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể như du lịch dã ngoại, du lịch khám phá bằng xe đap/xe máy, du lịch leo núi, du lịch dù lượn, du lịch vượt thác ghềnh, du lịch thám hiểm hang động, v.v. 3. Hiện nay du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc còn chưa phát triển, các sản phẩm du lịch TTMH ở lãnh thổ này còn nghèo nàn, mới chỉ giới hạn ở những sản phẩm tương đối đơn giản như du lịch dã ngoại, du lịch khám phá thiên nhiên bằng xe đạp/xe máy. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cho đến nay chưa có một chiến lược/quy hoạch cụ thể nào làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở lãnh thổ này. Những sản phẩm trên mới chỉ mang tính tự phát và dựa trên kinh nghiệm chủ quan, vì thế chưa thật sự hấp dẫn thu hút được khách du lịch. Bên cạnh đó năng lực để xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH của các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, đặc biệt liên quan đến tính chuyên nghiệp của sản phẩm. 4. Để tạo cơ sở cho việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc, đề tài đã áp dụng công nghệ hệ thông tin địa lý GIS để phân tích tổng hợp các yếu tố tài nguyên chủ yếu là địa hình (độ dốc), đặc điểm thủy văn (hệ thống sông/suối, hồ chứa) cùng các giá trị văn hóa bản địa, giá trị sinh học (đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) cùng các giá trị cảnh quan để xây dựng và đưa ra bản đồ đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Đây là lần đầu tiên một bản đồ về tổng hợp tiềm năng du lịch TTMH được xây dựng ở Việt Nam và là cơ sở rất quan trọng cho phát triển du lịch TTMH nói chung và xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng ở vùngnúi phía Bắc. 5. Trên cơ sở những phân tích về lý luận; kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch TTMH của một số nước trên thế giới; đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch TTMH nói chung, xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc nói riêng, đề tài đã đề xuất nội dung xây dựng phát triển một số nhóm sản phẩm du lịch TTMH cụ thể phù hợp với đặc điểm đặc thù ở vùng núi phía Bắc và kèm theo đó là một số giải pháp thực hiện cụ thể. Đây được xem là đóng góp thực tiễn của đề tài đối với việc phát triển một loại hình du lịch còn mới những đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam nói chung, ở vùng núi phía Bắc nói riêng. Kiến nghị : kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài là những kết quả đầu tiên có tính hệ thống theo hướng nghiên cứu còn rất mới này. Những kết quả này được xem là BÁO CÁO TÓM TẮT CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 35 cơ sở khoa học bước đầu cho phát triển du lịch TTMH nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng. Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, nhiều vần đề như ứng dụng GIS xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH; xây dựng các tuyến (chương trình) du lịch TTMH tổng hợp; v.v. mới được giải quyết ở mức chung và có tính định hướng. Để khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu này được cao hơn, trên cơ sở những kết quả đạt được của đề tài, cần thiết phải tiếp tục những nghiên cứu chi tiết hơn, đi vào giải quyết từng vấn đề cụ; xây dựng những sản phẩm du lịch TTMH cụ thể. ------------* -----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7030R.pdf
Tài liệu liên quan