Để đóng góp cho sự phát triển đất nước và tương lai dân tộc, thanh niên và sinh viên phải có hoài bão và lý tưởng, có tri thức và kĩ năng, phải “học,học nữa học mãi”.Sinh viên Việt Nam cần phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc, xây dựng xã hội Việt Nam thành một “xã hội học tập”, thành một “xã hội sáng tạo”, đưa dân tộc ta trở thành “dân tộc thông thái”,chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại trong thế kỉ 21 và thiên niên kỉ thứ 3.Nước ta bước vào công nghiệp hoá hiện đại hoá với điểm xuất phát rất thấp trong khi các nước tiên tiến đã bước vào nền kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ. Trong kỉ nguyên của nền văn minh trí tuệ, sự phát triển tri thức của nhân loại sẽ tăng lên theo hàm mũ. Bởi vậy, thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh độc lập tự chủ, nghị lực sáng tạo và tinh thần đổi mới, tiếp thu và làm chủ những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, những tri thức quản lý và kinh doanh hiện đại của nhân loại,trong khi đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đai hoá, sớm đưa nước ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Bên cạnh đó phải luôn tu luyện đạo đức, hình thành cho bản thân một ý thức học tập và làm việc tốt để ngày càng hoàn thiện mình xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước.
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Con người và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao.Ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế xã hội với sự phát triển ngày càng đi lên cuả con người. Ngày nay,không thể nói đến phát triển nếu như không chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nó tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cực. Là một lĩnh vực đặc trưng cho nhân tính,vấn đề đạo đức là một vấn đề rất nhạy cảm trước tác động của nền kinh tế thị trường. Nó trở thành vấn đề cấp bách gây ra mối quan tâm không chỉ trên bình diện lý luận mà cả trên bình diện thực tiễn nữa.
Việt Nam ngày nay đang trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, mở cửa, giao lưu hội nhập mạnh mẽ với các nước trong khu vực và trên thế giới.Và thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.Trong đó việc làm rõ vị trí của con người, nhân cách con người đòi hỏi cấp thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn quản lý đất nước cũng như công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Do vậy, vấn đề “con người và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới” là vấn đề cần được sự quan tâm đặc biệt để tìm ra những giải pháp thích hợp.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tiểu luận triết học.Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa triết học đã giúp em hiểu thêm về thế giới quan cũng như quá trình viết đề tài này.
Phần A: Mở Đầu
Con người được xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực cho nên phát triển người hoặc phát triển nguồn lực con ngươi trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như vật lực, tài lực, nhân lực trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm. Trong các tác phẩm kinh điển của mình Các Mác và Ănghen cho rằng con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội.Các ông đã nghiên cứu con người trong các mối quan hệ thống nhất giữa tự nhiên và xã hội.
Trong sự thống nhất biện chứng ấy con người vừa là điểm xuất phát vừa là khâu trung gian,là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, nên con người luôn luôn đóng vai trò của sự vận động và phát triển của lịch sử.Mỗi bước ngoặt lịch sử,mỗi bước tiến của nhân loại đều tạo ra cho xã hội một thế hệ người thích ứng với sự biến đổi đó. Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì mẫu người cũ cũng thay đổi, hình thành nên con người mới năng động, sáng tạo và tài giỏi hơn. Nhưng nếu nhữngcon người này chỉ có tài mà không có “đức”, không có văn hoá thì cũng không phục vụ được cho xã hội.Trái lại họ sẽ làm cho xã hội bị suy thoái, đạo đức bị tha hoá. Do đó để xã hội chúng ta phát triển kịp theo các nước tiên tiến trên thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc của con người Việt Nam là mục tiêu, ý nguyện thiêng liêng, cao đẹp mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Do vậy theo em nhân cách của con người đặc biệt là nhân cách con người trong cơ chế thị trường là vấn đề cần được nghiên cứu để có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng và tạo nên những con người của cơ chế mới, có đầy đủ cả đức và tài ,có nhân cách tốt.
Do nhân cách và con người là một lĩnh vực rộng lớn đặc biệt là con người trong cơ chế thị trường nên trong bài viết của em đã sử dụng các phương pháp:phép duy vật biện chứng của Mác – Ănghen, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với yếu tố lý luận và vận dụng thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
Phần B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I/ Lý luận chung về con người và nhân cách con người trong thời đại mới:
1.Cơ sở lý luận :
a.Con người là gì?Nhân cách con người là gì?
* Bản chất con người:
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, chứa đựng lẫn nhau.
Con người trong quá trình tồn tại có quan hệ với nhau tạo nên bản chất người, làm cho con người khác với con vật. « Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
Về bản chất, con người muốn tồn tại với tư cách là thành viên của xã hội nên bao giờ cũng tuân theo một cơ chế xã hội mà anh ta đang sống. Nói cách khác chính con người tạo ra cơ chế, hoạt động xã hội nhưng không phải tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan mà bị quy định bởi những quy định phát triển khách quan của xã hội.Và sự hiểu biết về trải độ, hành vi, phong thái, cách xử sự…..đối với những vấn đề của xã hội chính là nhân cách của con người.
Nhân cách con người:
Nghiên cứu về nhân cách và tính quy luật của sự hình thành nhân cách chúng ta thấy rằng: Con người khi mới sinh ra chưa phải là một nhân cách, ở đó nó chỉ mang tiềm năng của một con người, của một cá nhân để hình thành nên một nhân cách.Còn nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động xã hội, trong mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình xã hội.Vậy nhân cách là gì?
Nhân cách được hiểu toàn diện là đạo đức và tài năng, năng lực thể chất và năng lực tinh thần. Đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân với mặt xã hội ở trong mỗi con người – cá nhân - cụ thể là phẩm chất, xu hướng, khả năng, phong thái, hành vi…bên trong, riêng biệt của mỗi cá nhân nói lên sự khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác” không có cá nhân nào hoàn toàn giống cá nhân nào”.Nhân cách được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố:
Thứ nhất: nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học.
Thứ hai: môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gia đình,trường học và xã hội, môi trường này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội là quan hệ biện chứng.
Thứ ba: hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân bao gồm toàn bộ quan điểm,lý luận, niềm tin…
b/Cơ chế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?
Thị trường là sự phát triển kinh tế - xã hội.Vậy cơ chế thị trường là cơ cấu, chế độ, hình thức xã hội của các tổ chức và hoạt động kinh tế,trong đó các mối quan hệ giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán trao đổi.
Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
2) Cơ sở thực tiễn :
a) Việc hình thành nhân cách con người trong thời đại ngày nay - thời đại cơ chế thị trường:
Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với đạo đức là một hiện tượng hết sức phức tạp. Sự chuyển biến nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến những tác động to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức, nhân cách con người. Cùng với quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường và tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, quan niệm về đạo đức ngày càng có những biến động trở nên rõ nét. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến nhân cách và có thể được chia làm hai loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất xuất phát từ một thực tế khách quan là các hiện tượng tiêu cực như: hàng rởm, lừa đảo, mại dâm, hối lộ, lãng phí của công và các tệ nạn xã hội phát triển. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị xói mòn, nhiều giá trị mới chưa được kiểm nghiệm đã được đề cao quá đáng” như tính năng động”, “sự khôn ngoan”,” tính sáng tạo cá nhân”…Bên cạnh đó nhiều giá trị cũ đã tỏ ra lạc hậu vẫn được duy trì như thước đo “phẩm chất” của con người. Đối với xu hướng quan điểm này,kinh tế thị trường về bản chất là xung khắc,bài xích đạo đức. Sự phát triển kinh tế thị trường luôn được trả giá bằng cái ác của sự suy đồi luân lý đạo đức. Theo họ “kinh tế thị trường” với tư cách là một trong những hình thức trao đổi vật chất của con người,đã ném con người vào một thứ quan hệ cờ bạc…hợp tác thủ đoạn, cạnh tranh là mục đích…” “kinh tế thị trường và đạo đức bài xích nhau” và việc chuyển sang kinh tế thị trường đã gây ra sự trượt dốc về luân lý đạo đức xã hội, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở những hiện tượng tiêu cực xã hội.
Loại ý kiến thứ hai: nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của cơ chế thị trường đối với đạo đức.Theo họ, cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao công lợi xã hội,tạo điều kiện cho sự phát triển con người. Họ cho rằng: về tổng thể, việc xây dựng kinh tế thị trường có xu hướng nâng cao trình độ luân lý đạo đức xã hội,biểu hiện: con người tham gia thị trường về nhân cách đựoc độc lập, tự do, có quyền bình đẳng trong cạnh tranh, phải giữ chữ “tín” trong trao đổi và việc quan tâm phát triển lợi ích chung của toàn xã hội. Còn những hiện tượng tiêu cực chỉ là những trạng thái, hành vi đi kèm với sự vô trật tự trong buổi đầu của kinh tế thị trường, là hậu quả của một cơ chế đang hình thành còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Khi cơ chế thị trường được kiện toàn, hoàn thiện thì những khiếm khuyết về đạo đức sẽ được khắc phục hoàn toàn.
Như vậy, vấn đề đạo đức, nhân cách con người trong thời đại cơ chế thị trường đã và đang diễn ra rất phức tạp có sự đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống: sống có ý tưởng lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá,ích kỷ,ăn bám chạy theo đồng tiền.Những khía cạnh tiêu cực có cái đang phát huy tác dụng,có cái đang ở dạng khả năng.Đạo đức mới phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác,vừa phải đấu tranh tự đổi mới,tự khẳng định mình trong điều kiện đổi mới.Đó là tình huống đặt ra đối với nhân cách đạo đức hiện nay.
b)Sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa:
Sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội là nhân tố quy định nhân cách đạo đức sâu nhất, là đặc điểm nổi bật của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong XHCN.
XHCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân. Ănghen viết: “việc chuyển tư liệu sản xuất thành sở hữu xã hội” và “Nhờ sự sản xuất có tính chất xã hội, khả năng đảm bảo cho mọi thành viên xã hội một đời sống không những là hoàn toàn đầy đủ về phương diện vật chất và ngày càng dồi dào thêm lên, mà còn đảm bảo cho họ phát triển tự do, đầy đủ và vận dụng được tự do, đầy đủ các năng khiếu về thể lực và trí tuệ của họ”. Đồng thời xã hội lại có những yêu cầu nhất định đối với cá nhân, giao trách nhiệm cho mỗi cá nhân. Cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì CNXH càng được củng cố, phát triển và bảo vệ vững chắc. Ngược lại CNXH càng được củng cố phát triển thì quyền tự do, năng khiếu về thể lực và trí lực của mỗi cá nhân được đảm bảo. Đó là mối quan hệ thống nhất lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội trong XHCN có mặt khách quan và mặt chủ quan.
Mặt khách quan được biểu hiện ở trình độ đạt được của nền sản xuất xã hội ở mức độ tăng năng suất lao động xã hội cho phép thoả mãn nhu cầu hợp lý ngày càng tăng lên của mọi thành viên trong xã hội.
Mặt chủ quan được biểu hiện ở mặt nhận thức và vận dụng quy luật về sự kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội - một động lực phát triển của XHCN.
Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội không có nghĩa là lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội không còn mâu thuẫn nhất định.Trong khi lựa chọn một vấn đề gì có liên quan đến lợi ích cá nhân thì phải đặt nó vào trong bối cảnh thực tế của xã hội trong nền kinh tế hàng hoá.
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Những tác động của cơ chế thị trường đến con người và nhân cách con người:
Đối với những nước mới bước vào nền kinh tế thị trường như nước ta sự đụng độ giữa kinh tế thị trường với các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc trở thành một vấn đề nan giải.Kinh tế thị trường tác động đến đời sống đạo đức có hai mặt cả tích cực và tiêu cực. Bên cạnh sức giải phóng to lớn đối với kinh tế, kỹ thuật và con người, cơ chế thị trường cũng gây ra hàng loạt hiện tượng tiêu cực đối với tiến bộ xã hội.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đang có sự chuyển biến sâu sắc và tác động đến đời sống tinh thần,trong đó các nhân tố tác động chủ yếu đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam ngày nay là:
Nước ta chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới, mở cửa giao lưu với thế giới, tiếp cận những yếu tố tích cực của cách mạng khoa học công nghệ,lối sống hiện đại là điều kiện cơ bản của sự biến đổi thang giá trị đạo đức hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngày nay, kinh tế xã hội nước ta có bước phát triển đáng kể, song do xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, trải qua 30 năm chiến tranh, cơ chế bao cấp kéo dài nhiều năm, nước ta vẫn ở trong nhóm các nước nghèo. Cuộc tiến công của các thế lực thù địch với âm mưu”diễn biến hoà bình” luôn diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, đạo đức nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này đã tác động hết sức mạnh mẽ tới sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Một thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam khi bước vào cơ chế thị trường đó là sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực và tiêu cực, thái quá thậm chí có đảo lộn,sự biến động diễn ra nhiều chiều chưa ổn định.Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai chiều hướng tác động của kinh tế thị trường đến sự hình thành nhân cách con người trong thời đại mới thể hiện ở mặt tích cực và tiêu cực:
Hướng tích cực:
Nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa,ngay từ trong bản chất của nó đã chứa đựng yếu tố luân lý,đạo đức.Kinh tế thị trường đề cao trách nhiệm cá nhân,nhất là trách nhiệm về mặt vật chất của người cán bộ quản lý.Một mặt khắc phục được cách xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của người cán bộ quản lý một cách chung chung trừu tượng, mặt khác làm cho “đức” và ”tài” gắn bó với nhau,hoà quyện vào nhau,đòi hỏi có nhau.Nếu không có đủ cả “đức” và “tài” thì sớm muộn cũng bị kinh tế thị trường đào thải.Vì vậy, kinh tế thị trường làm cho động cơ và hiệu quả quản lý gắn liền với nhau.
Cơ chế thị trường tạo điều kiện cần thiết cho con người vươn lên, đòi hỏi mỗi người phải học tập rèn luyện bản thân, rèn luyện tay nghề để đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại, nền kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những sự trì trệ, bảo thủ, sự lạc hậu, lỗi thời của những con người và những sản phẩm kinh tế kém mang tính chất cổ hủ cả về nội dung cũng như hình thức.
b)Hướng tiêu cực:
Khi nói đến mặt trái của nền kinh tế thị trường C.Mác đã chỉ ra rằng: “Đó là một thứ tự do mậu dịch không có lương tâm”, nó làm cho quan hệ giữa con người “chìm ngập trong băng giá của sự tính toán lợi kỷ” bởi vì “ngoài quan hệ lợi hại trần truồng, ngoài sự giao dịch tiền mặt lạnh lùng vô tình thì sẽ chẳng còn mối quan hệ nào khác”
Tuy có nhiều mặt tiến bộ song lĩnh vực văn hoá tinh thần còn nhiều điều đáng lo ngại,lối sống chạy theo đồng tiền,hủ tục, mê tín, tệ nạn xã hội gia tăng.Cơ chế thị trường làm cho con người sùng bái đồng tiền quá mức.Lấy đồng tiền làm thước đo quan hệ đạo đức giữa người với người, làm tha hoá phong cách, lối sống của người cán bộ, nô lệ của đồng tiền,đặt đồng tiền lên trên hết,sống tha hoá đồi bại, coi đồng tiền là giá trị thực duy nhất để đo giá trị của bản thân và của người khác.Tiền thâm nhập vào mối quan hệ của đạo đức xã hội, thậm chí trở thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người.Từ đó tạo ra, khoét sâu thêm những mâu thuẫn xã hội, những tệ nạn như tham nhũng,tội phạm,bạo lực …Đó là kết quả của sự kích thích chủ nghĩa lợi kỷ,chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan,lối sống chạy theo đồng tiền,coi trọng giá trị thực dụng,tôn sùng đồng tiền.
Theo số liệu thống kê cho thấy ở Việt Nam hiện nay các tệ nạn xã hội như:tham nhũng, hối lộ, sử dụng của công …đang lên đến đỉnh điểm.Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tệ nạn tham nhũng, đục khoét tiền của nhà nước đúng trong top đầu thế giới. Một đất nước trải qua hàng ngàn năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm và đã chiến thắng biết bao thế lực hùng mạnh trên thế giới, một dân tộc hào hùng,anh dũng…thế mà ngày nay lại được xếp vào trong top những nước có tệ tham nhũng phát triển ghê gớm nhất. Đồng tiền đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống khiến nhân cách con người bị lu mờ,tha hoá. Đó chẳng phải là một hậu quả của cơ chế thị trường đó sao?
Sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội không thể không có sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức, vấn đề đặt ra là chuyển đổi theo xu hướng nào, tiến bộ hay thoái hoá, thăng hoa hay sa đoạ. Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? phải chăng quan niệm hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
Như vậy, kinh tế thị trường cùng với những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực với sự phát triển của nhân cách, cá tính con người một cách phiến diện vì hoạt động của con người bị định hướng vào mục tiêu làm giàu bất chính. Tính thực dụng sẽ cản trở thậm chí loại trừ những giá trị văn hoá, những giá trị đạo đức của dân tộc nói riêng bị phá huỷ.
2. Vai trò của con người và nhân cách con người trong thời đại mới:
Vai trò của đạo đức với sự phát triển kinh tế đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên hiện nay nó mang tính thời sự cấp bách,gây ra nhiều cuộc bàn cãi tranh luận trong và ngoài nước.
Con người được xem như một tài nguyên, một nguồn lực cho nên phát triển con người trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như: vật lực, tài lực, nhân lực trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trọng tâm.Trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN thì công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Trong những chính sách, đường lối về công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Đảng ta luôn chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế đất nước.Để đẩy nhanh, mạnh quá trình công nghiệp hoá, chúng ta phải có một nguồn lực có đầy đủ sức mạnh cả về thể lực lẫn trí lực.Nguồn nhân lực là yếu tố, điều kiện đầu vào quyết định nhất vì nguồn nhân lực quyết định phương hướng đầu tư, nội dung, bước đi và biện pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó cần chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực – con người cả về số lượng lẫn chất lượng, năng lực và trình độ. Đây chính là vấn đề cấp bách, lâu dài và cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Song vấn đề đặt ra là: Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Các nguyên tắc đạo đức can thiệp vào kinh tế có cản trở sự tăng trưởng kinh tế?... Vậy, thực chất vai trò của đạo đức con người trong thời đại ngày nay như thế nào đòi hỏi chúng ta phải xem xét một số khía cạnh sau:
- Đạo đức góp phần định hướng mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Nước ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế lạc hậu.
- Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ngay từ trong bản chất của nó đã chứa đựng những yêu cầu,đòi hỏi yếu tố luân lý,đạo đức thể hiện: kinh tế thị trường làm tăng cường tinh thần trách nhiệm xã hội,bảo đảm chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi và lợi ích tiêu dùng là biểu hiện các quan niệm giá trị đạo đức: tiết kiệm,cần kiệm, lao động trung thực.Ngày nay, thước đo đánh giá hoạt động của chủ thể sản xuất – kinh doanh không hoàn toàn là hiệu quả kinh tế mà còn là tình cảm, trách nhiệm và danh dự xã hội.
Các tiêu chuẩn đạo đức và quan niệm giá trị biểu hiện hình thái ý thức kết cấu thành tiền đề nhân văn trong hoạt động của chủ thể kinh tế.Thực tiễn cho thấy, động lực của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những nhân tố kinh tế còn có cả nhân tố phi kinh tế, kể cả những nhân tố tinh thần nhân đạo.
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu xuất phát từ bản thân nền kinh tế thị trường.Cơ chế thị trường tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.Cạnh tranh làm nảy sinh nhiều vấn đề: có cạnh tranh lành mạnh nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện những thủ đoạn lừa đảo,luồn lách pháp luật nhằm đạt mục đích thắng lợi trong cạnh tranh,đó cũng là mọt mặt trái nữa của cơ chế thị trường.Vấn đề có tính quy luật chung phổ biến trong cạnh tranh hiện nay là mọi thứ gian dối, tầm thường, mọi thủ đoạn sẽ dần dần bị lọc bỏ và cuối cùng thắng lợi chủ yếu thuộc về những con người ngay thẳng,làm ăn chính đáng.
Nhân cách con người góp phần điều tiết các quan hệ lợi ích trong kinh tế thị trường định hướng XHCN.Các chuẩn mực đạo đức duy trì trật tự chung trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, điều hoà quan hệ lợi ích giữa con người với con người. Trong quan hệ giữa nhà sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng, yêu cầu đạo đức phải thực hiện đúng các quy phạm đạo đức nghề nghiệp, hàng hoá phải hợp quy cách, đúng chất lượng, mẫu mã, bảo đảm “hàng thực, giá đúng”
Như vậy,đạo đức có vai trò hết sức quan trọng và là yếu tố bên trong của chính nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Đạo đức ngề nghiệp trong kinh tế là bộ phận hợp thành quan trọng của đạo đức xã hội chủ nghĩa, là điểm kết hợp tốt nhất cơ sở để xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần.Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến sự chuyển đổi hệ giá trị xã hội và giá trị con người:Con người từ phục tùng chuyển sang tự chủ, sáng tạo, từ dựa trên tình nghĩa chuyển sang dựa trên lý trí và dân chủ, từ cách hoà đồng chuyển sang tôn trọng cả cá tính và bản lĩnh riêng…Các chuẩn mực con người mới đòi hỏi không chỉ phát triển từng mặt riêng lẻ mà phải là cá nhân phát triển hài hoà thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ… khắc phục lối sống thụ động, hạn hẹp làm cơ sở hình thành lối sống tích cực, phát triển ý thức, luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới, xuất hiện những nhân cách mới.
3) Một số vấn đề tồn tại trong công cuộc đào tạo con người ở Việt Nam hiện nay:
Mặc dù nền Giáo dục của nước ta được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước,nhưng nó vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây, khoảng 70% người có trình độ đại học,cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã làm đúng ngành nghề được đào tạo, nhưng phát huy tác dụng rất hạn chế, do tỉ lệ cơ cấu trình độ không hợp lý (1 ĐH/ 1,75 THCN/ 2,3 CN), do họ được sử dụng dưới trình độ đào tạo, ít được bồi dưỡng và nói chung họ thiếu động lực vươn lên.Hiện nay cả nước có 96 trường đại học và cao đẳng, 436 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, số lượng cán bộ có trình độ cao ngày càng nhiều, với hơn 400 người có bằng thạc sỹ và hàng trăm nghìn cán bộ có trình độ đại học và trung học.Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung đã được cải thiện nhiều nhưng cung về chất lượng vẫn không thể đáp ứng được cầu về mặt thể lực, trí lực và trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, nguồn nhân lực của Việt Nam.
Chất lượng thì như vậy, lại thêm việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực bất cập, thiếu đồng bộ càng làm tăng thêm mâu thuẫn về nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thừa lao động giản đơn nhưng lại thiếu trầm trọng lao động có trình độ gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển nhiều mặt ở vùng này.Trong khi đó ở những thành phố lớn lại tập trung nhiều lao động có trình độ,gây ra sự lãng phí lớn ở những nơi này nhưng lại thiếu hụt ở những nơi khác.
III/ GIẢI PHÁP:
Để khắc phục những mâu thuẫn của sự hình thành và phát triển con người,nhân cách con người trong cơ chế thị trường chúng ta cần phải áp dụng một số biện pháp quan trọng.
Thấy được sự ảnh hưởng của nền kinh tế đến nhân cách của mỗi cá nhân, Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định và chủ trương kịp thời, như văn kiện hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành TW khoá VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Từ nay đến năm 2000 chúng ta đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng,đạo đức lối sống lành mạnh trong xã hội trước hết trong các tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Phải tạo cho được một sự chuyển bién mạnh mẽ về tư tưởng đạo đức lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống văn hoá dân tộc. Đồng chí Đỗ Mười đã khẳng định:”trong khi chăm lo phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta nhận thức sâu sắc vấn đề này: động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu dài của một quốc gia không chỉ đơn thuần là vấn đề đầu tư công nghệ tiên tiến và tài nguyên thiên nhiên giàu có mặc dù điều đó là quan trọng mà chủ yếu là trí tuệ con người do khả năng sáng tạo của toàn dân tộc được hình thành từ truyền thống văn hoá Việt Nam. Đó là kho tàng tri thức tâm hồn, đạo
lý, tính cách, lối sống, trình độ thẩm mỹ của từng người cộng đồng dân tộc”
Thống nhất giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, chú trọng đầu tư phát triển con người nhất là đầu tư cho giáo dục, nâng cao dân trí, phải làm tốt việc quản lý lĩnh vực tư tưởng.Nhìn rõ được thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta để chúng ta phát huy những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu đồng thời đưa ra những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.Một mặt phải trực tiếp giải quyết vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực,về trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kĩ thuật đồng thời phải xây dựng một hình mẫu nhân cách hoàn chỉnh. Cụ thể là phải xây dựng cho được ở mỗi người một thế giới quan khoa học, một ý thức đạo đức mới.Trong trình tự giải quyết phải đi tuần tự từ tiếp tục xoá mù chữ, phổ cập tiểu học,trang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo nghề từ sơ cấp đến các bậc cao hơn đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục nhân cách từ nhỏ. Sự hình thành nhân cách bị quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội và bởi một hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định.Tuy vậy để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó có những biện pháp khả thi:
Nhân cách khi hình thành một cách tự nhiên thì bao giờ cũng chưa hoàn thiện. Vì vậy giáo dục và giáo dục đạo đức là một trong những phương thức giải pháp quan trọng nhất, trực tiếp quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách đạo đức.
Thực hiện cơ chế thị trường là thừa nhận tính hợp lý của việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.Với tư cách là mục tiêu, sự phát triển của con người phải là thước đo của những chính sách kinh tế và xã hội theo định hướng “Tất cả vì mọi người”.Tuy nhiên, cơ chế thị trường với sự khuyến khích lợi ích cá nhân, tự nó bao chứa khả năng và trên thực tế đã dẫn đến sự phát triển nhân cách rõ rệt nhất. Bởi vậy để khắc phục nghịch lý của sự phát triển nhân cách, tạo điều kiện cho nhân cách đạo đức phát triển, việc hoàn thiện cơ chế thị trường có sự điều tiết theo định hướng XHCN là tất yếu và cần thiết.Có như vậy chúng ta mới phát huy được những tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, yêu cầu đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo rất cần thiết để bổ sung, cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực nhằm khắc phục những bất hợp lý về việc phân bổ nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả của đầu tư cho giáo dục đào tạo để phục vụ cho nhu cầu phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp, chúng ta cần phải kết hợp một cách khoa học giữa kế hoạch phát triển toàn diện với chính sách sử dụng sau đào tạo hợp lý để giảm lãng phí về chi phí giáo dục đào tạo của xã hội và của gia đình.
Phần C: KẾT LUẬN:
Kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi cho việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, hình thành tính tích cực tự giác của cá nhân người lao động,giải phóng cá nhân người lao động, giải phóng cá nhân hoạt động kinh tế khỏi phụ thuộc vào kế hoạch độc đoán, lôi cuốn họ vào thị trường trao đổi và trở thành chủ thể của sự vận hành kinh tế. Chúng ta chủ động chuyển sang nền kinh tế mở cửa, giao lưu với nước ngoài và đó là một trong những định hướng cơ bản để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Muốn thế thì chúng ta phải chủ động tiếp thu cái gì có lợi cho đất nước và loại bỏ những gì không phù hợp với truyền thống dân tộc. Điều cơ bản là trong quá trình tiếp thu cái mới, chúng ta đừng tự quay lưng với cội rễ của mình, đừng từ bỏ những gì mà cha ông ta đã tạo dựng nên. Bởi vì: “đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời giá trị truyền thống sẽ mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình,trở thành cái bóng mờ của người khác ”. Như vậy con người muốn tồn tại trong cơ chế thị trường phải tập trung đầy đủ cả “đức” và “tài”.
Song cơ chế thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực tác động đến con người và nhân cách con người. Nó làm cho con người thoát khỏi sự ràng buộc chậm chạp của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhưng nó cũng làm suy thoái nhân cách của không ít những người bị vòng xoáy của lợi ích, ma lực của đồng tiền cuốn đi mà quên đi tất cả, chà đạp lên tất cả.
Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên có thể rút ra cho mình từ kinh nghiệm thực tế của những nước khác về giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức nhân cách, giữa truyền thống và hiện đại, giữa phát triển kinh tế và xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh… Về mặt này, có thể nói rằng chúng ta vẫn còn chưa muộn, muốn có phương hướng và giải pháp đúng đắn, đảm bảo nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
*Ý kiến của riêng em:
Ông cha ta có câu “tiên học lễ, hậu học văn” tức là luôn phải đặt lễ nghĩa, đạo đức lên hàng đầu sau đó mới xét đến tri thức, văn hoá.Bác Hồ cũng đã từng nói:”người có tài mà không có đức là người vô dụng, kẻ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Song theo em người có tài mà không có đức thì không chỉ vô dụng mà có thể còn trở thành mối hiểm hoạ cho xã hội nếu họ dùng tài của mình vào những việc bất lương,gây tổn hại cho xã hội còn những người có đức mà không có tài thì họ có thể tu luyện thành tài vì “có công mài sắt có ngày nên kim” do đó chúng ta phải luôn tu dưỡng đạo đức,hình thành một ý thức đạo đức hoàn chỉnh,một khi đã có nền tảng ý thức tốt thì ắt sẽ ý thức được vai trò của mình đối với gia đình và xã hội từ đó mà tự bản thân sẽ cố gắng vươn lên học tập,bồi dưỡng thêm kiến thức để có thể giúp ích cho xã hội.
Việt Nam ta đang đứng trước những thách thức lớn, văn minh trí tuệ phát triển từng giây, từng phút, nếu không nhanh chóng đi tới sẽ kéo theo cùng tụt hậu, dũng cảm thông minh mấy cũng sẽ thất bại.
Vận mệnh, tiền đồ đất nước phụ thuộc một phần vào thế hệ trẻ, thanh niên và sinh viên phải vươn lên cùng với cha anh làm chủ đất nước ngay từ bây giờ.
Để đóng góp cho sự phát triển đất nước và tương lai dân tộc, thanh niên và sinh viên phải có hoài bão và lý tưởng, có tri thức và kĩ năng, phải “học,học nữa học mãi”.Sinh viên Việt Nam cần phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc, xây dựng xã hội Việt Nam thành một “xã hội học tập”, thành một “xã hội sáng tạo”, đưa dân tộc ta trở thành “dân tộc thông thái”,chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại trong thế kỉ 21 và thiên niên kỉ thứ 3.Nước ta bước vào công nghiệp hoá hiện đại hoá với điểm xuất phát rất thấp trong khi các nước tiên tiến đã bước vào nền kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ. Trong kỉ nguyên của nền văn minh trí tuệ, sự phát triển tri thức của nhân loại sẽ tăng lên theo hàm mũ. Bởi vậy, thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh độc lập tự chủ, nghị lực sáng tạo và tinh thần đổi mới, tiếp thu và làm chủ những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, những tri thức quản lý và kinh doanh hiện đại của nhân loại,trong khi đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đai hoá, sớm đưa nước ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Bên cạnh đó phải luôn tu luyện đạo đức, hình thành cho bản thân một ý thức học tập và làm việc tốt để ngày càng hoàn thiện mình xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Trước dòng thác lũ ào ạt của thời đại thông tin đại chúng, vẫn còn tình trạng “chìm trong thông tin nhưng có thể đói về kiến thức”, nhiều sinh viên, học sinh vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc học, họ xem việc học là nghĩa vụ chứ chưa thấy đó là quyền lợi của mỗi người. Đó phải chăng một phần là do lỗ hổng trong nhân cách, là sự thiếu hoàn chỉnh ý thức?
Theo em, để xây dựng được một xã hội văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời vẫn hoà theo dòng chảy văn hoá hiện đại của thế giới thì chúng ta phải đề ra những biện pháp giáo dục thích hợp từ nhỏ. Phải giáo dục nhân cách trẻ thơ cả ở trường lẫn ở nhà. Ở tuổi thanh thiếu niên, các em thường rất tò mò, muốn khám phá những thứ mới mẻ,tập làm người lớn. Trong thời buổi thông tin đại chúng ngày nay không thể tránh khỏi sự xuất hiện tràn lan những văn hoá phẩm đồi trụy, một luồng văn hóa mới mà người ta vẫn gọi là “văn hoá game” với những trò chơi không lành mạnh.Tuyệt đối không để trẻ em tiếp cận với các văn hoá đồi trụy, nghiêm ngặt xử lý những người kinh doanh thứ văn hoá “bẩn” đó. Song song với đó Đảng và Nhà nước phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đang còn rất nhiều bất cập của nước ta hiện nay. Bằng nhiều biện pháp kết hợp như: tuyên truyền, tư vấn cho các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ để học có cách dạy dỗ con cái thích hợp. Không chỉ có vậy, nhiều thanh niên Việt Nam có đủ cả tài và đức, bản thân họ rất muốn đóng góp cho đất nước nhưng lại bị hạn chế bởi những thế lực “đen tối ” trong xã hội, đó là những kẻ “mua quyền bằng tiền” cũng lại “bán quyền lấy tiền”. Đây là tình trạng bất cập trong xã hội ta hiện nay, vấn đề “tham nhũng, ăn hối lộ” từ “quan nhỏ đến quan to”, hình thành một thứ văn hoá mới mà người ta vẫn gọi là “văn hoá phong bì”, bất cứ đến đâu cũng phải “phong bì”, nó trở thành một “phép giao tiếp căn bản” trong xã hội. Vấn đề này gây cho học sinh sinh viên một tâm lý e ngại, sợ sệt khi ra trường, đi làm và đi xin việc, đó là một hạn chế rất lớn cho sinh viên, khiến họ dù có đủ “tài và đức” thì cũng khó có thể vượt qua tâm lý bất mãn, không muốn và cũng không thể cống hiến hết mình. Vì vậy Đảng và Nhà nước bằng mọi cách phải ngăn chặn tình trạng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách thực hành triết học.
Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức - Nguyễn Thế Kiệt - Nguyễn Chí Mỹ.
Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bộ giáo dục đào tạo.
Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn hiện nay - Nguyễn Văn Phúc - Tạp chí triết học số 4/1999
Kinh tế chính trị - Bộ giáo dục và đào tạo.
Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay - Nguyễn Văn Phúc - tạp chí triết học số 4/1999
Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
C.Mác – Ănghen toàn tập.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35855.doc